Đề tài Phân tíchtình hình tài chính, tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Tài liệu Đề tài Phân tíchtình hình tài chính, tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á: LỜI MỞ ĐẦU: Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, lĩnh vực ngân hàng được xem là lĩnh vực chứa đựng nhiều tiềm năng và thử thách, bởi nếu các ngân hàng có chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng đến với các dịch vụ tại ngân hàng, mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng, đem hình ảnh của ngân hàng đến với nhiều khu vực nhằm mở rộng hơn nữa thị phần của ngân hàng trong nền kinh tế. Và sẽ trở thành thử thách cho ngân hàng nếu họ không có một chính sách phù hợp thu hút khách hàng. Và một trong những nguồn thu quan trọng và chiếm phần lớn thu nhập tại ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần và các hoạt động tín dụng. Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nên kinh tế. Với tư cách là trung gian tài chính, NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh dặc thù vì kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ. Tự xác định chỗ đứng cho mình...

doc108 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tíchtình hình tài chính, tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, lĩnh vực ngân hàng được xem là lĩnh vực chứa đựng nhiều tiềm năng và thử thách, bởi nếu các ngân hàng có chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút được nhiều khách hàng đến với các dịch vụ tại ngân hàng, mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng, góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh của ngân hàng, đem hình ảnh của ngân hàng đến với nhiều khu vực nhằm mở rộng hơn nữa thị phần của ngân hàng trong nền kinh tế. Và sẽ trở thành thử thách cho ngân hàng nếu họ không có một chính sách phù hợp thu hút khách hàng. Và một trong những nguồn thu quan trọng và chiếm phần lớn thu nhập tại ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần và các hoạt động tín dụng. Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nên kinh tế. Với tư cách là trung gian tài chính, NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh dặc thù vì kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ. Tự xác định chỗ đứng cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng đều nỗ lực để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng. Đó có lẽ là một trong những lí do khiến cho phân tích tài chính đối với NHTM đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên là việc làm không thể thiếu đối với bất kì ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng phân tích tài chính đối với NHTM chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của chính ngân hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể có định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Thông qua hoạt động tín dụng này, Ngân hàng sẽ cung cấp cho nền kinh tế những nguồn vốn kịp thời để tham gia vào thị trường, để tận dụng những cơ hội sản xuất kinh doanh hay nhằm cung cấp thêm vốn cho nhu cầu cải thiện cuộc sống của người lao động. Mà trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay, nhu cầu về cuộc sống càng cao vì vậy người dân cũng cần có thêm một nguồn vốn đúng lúc và phù hợp để trang trải cho cuộc sống: mua nhà, sửa chữa nhà cửa, mua sắm thêm đồ dùng gia đình,…Hay những người muốn kinh doanh sẽ có được một khoảng vốn để đầu tư sản xuất hay mở rộng hơn nữa việc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong khi đó người nông dân thì họ cần có thêm nguồn vốn để trang bị thêm phương tiện, máy móc để phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp,… từ đó nâng cao được mức sống cũng là đem lại lợi thế cho nền kinh tế của đất nước. Có rất nhiều mô hình đánh giá tài chính trong NHTM nhưng sử dụng mô hình nào là có hiệu quả nhất và phù hợp nhất với các NHTM Việt Nam? Đó là câu hỏi cần được nhiều nhà phân tích tài chính nói chung và những nhà phân tích tài chính quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Vì lí do này, nhóm em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính,tín dụng đối với Ngân Hàng Thương Mại CỔ PHẦN ĐÔNG Á” Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng đến các mục tiêu sau: Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động tín dụng cũng như các báo cáo tài chính của ngân hàng (từ năm 2006 đến năm 2009) Từ đó có những nhận xét và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu qua sách báo, thông tin trên Internet để thu thập thêm thông tin sơ bộ về tình trạng tín dụng chung của các ngân hàng và của ngân hàng TMCP ĐÔNG Á Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á, trên cơ sở đó thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài từ năm 2006 đến 2009 như các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của Ngân Hàng TMCP ĐÔNG Á Phạm vi nghiên cứu Phân tích tình hình hoạt động bên trong và bên ngoài của công ty thông qua các báo cáo tài chính và tìm hiểu về hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại cồ phần Đông Á từ năm 2006 đến 2009 . NỘI DUNG: Cơ sở lí luận Phân tích tài chính Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong thời kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng.) Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và những dự đoán cho tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp, các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Bản chất của báo cáo tài chính Báo cáo kế toán quản trị cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, nó tồn tại vì lợi ích của nhà quản lý. Nói một cách tổng quát, nó cung cấp những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý và chủ yếu mang tính định hướng cho tương lai. Báo cáo kế toán quản trị được lập ra theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp, không mang tính pháp lệnh. Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý của Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và đầu tư tiềm năng, các chủ nợ, các nhà kiểm toán viên độc lập... Nội dung của báo cáo tài chính Theo quy định hiện hành (theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000) báo cáo tài chính quy định bắt buộc cho các doanh nghiệp gồm 4 biểu mẫu sau: - Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Outcome Statement) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows) - Thuyết minh báo cáo tài chính (Explaination of Financial Statements) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng nhất để đánh giá ,nghiên cứu một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, các khoản phải nộp khác . Căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng thông tin có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình và kết quả kinh doanh cuả doanh nghiệp cũng như tình hình thanh toán các khoản với nhà nước.Thông qua việc phân tích số liệu trên báo cáo này, ta có thể biết được xu hướng phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kỳ này so với kỳ trước. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa trình bày một cách rõ ràng và cụ thể được. Phân tích tín dụng 2.1.2.1 Khái niệm về tín dụng: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn. Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc điểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa: + Một, có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. + Hai, sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. + Ba, khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức Các nguyên tắc tín dụng: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.2.2 Phân loại tín dụng: Theo thời hạn cho vay: Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại: - Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các doanh nghiệp, và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới hoặc cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn. Theo mục đích của tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: - Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp - Cho vay tiêu dùng cá nhân. - Cho vay bất động sản. - Cho vay nông nghiệp. - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng: Theo tiêu thức này, cho vay có thể được phân thành các loại sau: Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ ba nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất. Theo phương thức cho vay: Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại sau: - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng 2.1.2.3 Chức năng và vai trò của tín dụng: Chức năng của tín dụng: - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. - Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. Vai trò của tín dụng: - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. - Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. 2.1.2.4 Đối tượng khách hàng Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, ở trong nước và nước ngoài. Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.2.5 Điều kiện cho vay: Khách hàng muốn đựơc xem xét cho vay phải hội đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân Việt Nam: - Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. - Cá nhân; chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên công ty hợp danh; đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài: phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc Điều Ước Quốc tế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật, và có kế hoạch vay vốn, trả nợ. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. - Các trường hợp cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm có quy định riêng. 2.1.2.6 Các phương thức cho vay: Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay vốn về việc áp dụng các phương thức cho vay như sau: - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.1.2.7 Bảo đảm tín dụng: Khái niệm: Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các phương pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Cho nên đây là phuơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng có một nguồn vốn khác để hoàn trả hoặc bảo chi nếu công việc cho vay bị phá sản. Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi: - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và thị trường tiêu thụ). - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng: Ä Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay: - Thế chấp bất động sản. - Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất. Ä Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản, thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa…. - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ. - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…. Ä Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của ngân hàng. Bảo đảm tín dụng bằng TS hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng TS hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Ä Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh Bảo lãnh là bên thứ ba cam kết đối với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn ma người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. 2.1.2.8 Quy trình tín dụng: Khái niệm Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Các bước cơ bản trong quy trình tín dụng Bước 1: Tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết dùng thuyết minh cho việc vay vốn. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Thẩm định tín dụng Sau khi tiếp nhận những hồ sơ do khách hàng cung cấp, nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích, thẩm định những thông tin đó. Ngoài ra, nhân viên tín dụng cập nhật thêm thông tin thực tế, thông tin thị trường bên ngoài của ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh để nhằm phục vụ cho công tác thẩm định thêm chính xác. Bước 3: Xét duyệt cho vay Nhân viên tín dụng trình báo cáo thẩm định và hồ sơ vay cho trưởng phòng tín dụng xem xét, kiểm tra, đánh giá lại, sau đó tiến hành thủ tục trình Hội Đồng Tín Dụng xem xét và ra quyết định có cho vay hay không. Bước 4: Tiến hành thủ tục công chứng và ký hợp đồng tín dụng Sau khi HĐTD có quyết định cho vay, NVTD thực hiện các công việc: - Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tiến hành thủ tục công chứng về việc thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh đảm bảo nợ vay theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có). - Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên vào các giấy tờ có liên quan trong hợp đồng. Bước 5: Giải ngân và kiểm tra hồ sơ vay vốn Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, phòng ngân quỹ căn cứ vào đó để tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng Bước 6: Thu nợ - Tính lãi – Thu lãi Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu tính và thu lãi cho khách hàng. Trước khi đến hạn thu nợ, nhân viên tín dụng cần làm việc với khách hàng, nhắc nhở trả nợ đúng hạn, xem xét tìm hiểu khách hàng có khả năng trả hết nợ vay nữa hay không, để có thể tìm ra giải pháp kịp thời thu hồi nợ vay hoặc gia hạn nợ vay. Bước 7: Thanh lý HĐTD, lưu trữ hồ sơ tín dụng Sau khi thanh lý HĐTD (khách hàng trả hết vốn vay và lãi phát sinh), nhân tín dụng kiểm tra lại số nợ còn thiếu trước khi thanh lý, tránh có sai sót. NVTD trình lãnh đạo ký thanh lý HĐTD, đồng thời thực hiện thủ tục giải chấp tài sản cho khách hàng theo đúng quy định của ngân hàng (nếu có). 2.1.2.9 Rủi ro tín dụng: Rủi ro trong hoạt động tín dụng thường xuyên xảy ra và dẫn đến những tổn thất lớn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro về tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán, không trả được nợ gốc hoặc vốn và lãi đầy đủ, đúng hạn. Rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu biểu nhất, dễ xảy ra nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên phương diện quản lý, thì rủi ro tín dụng được chia làm hai loại: rủi ro kiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được. Các ngân hàng thường tập trung ngăn chặn những rủi ro có thể kiểm soát được, nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, điển hình là một số loại rủi ro sau: Không thu được lãi đến hạn dẫn đến phải thiếu lãi, nghĩa là đến kỳ hạn trả lãi mà doanh nghiệp không thể trả được nên ngân hàng phải hoãn lại để chờ thu vào kỳ sau. Không thu đựơc nợ gốc đến hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, điền này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, gây thâm hụt vốn. Không thu đủ lãi đến hạn dẫn đến lãi đóng băng, thậm chí phải giảm miễn lãi. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng từ thu lãi cho vay, mà đây lại là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Không thu đủ nợ gốc đến hạn dẫn đến nợ gốc không có khả năng thu hồi và có thể là xóa nợ, đây là rủi ro lớn nhất của ngân hàng . Ngân hàng vừa bị mất vốn, vừa mất luôn phần lợi nhuận. 2.1.2.10 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: Khái niệm: Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổnghợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường quan tâm: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dưnợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra, để đánh giá định tính về chất lượng tín dụng, người ta còn quan tâm đến: Cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trongtương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó như: bất động sản,cổ phiếu. Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN. Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng: Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ:  Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nềnkinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn vàdài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khảnăng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viênthấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càngcao vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loạihình nào để cân đối với thực lực ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồnhuy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình nào là nhiều nhất. Tình hình nợ xấu: Nợ xấu Tình hình nợ xấu Tổng dư nợ = Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. Lãi từ hoạtđộng tín dụng Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập = Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Ta thấy rằng, nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì 1 tỷ lệ nợ xấu thấp mà không tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Hiệu suất sử dụng vốn Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Tổng dư nợ Hiệu suất sử dụng vốn Tổng vốn huy động = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ = Phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập dự phòng cho những khoản tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Khả năng bù đắp rủi ro: Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng Nợ xấu = Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Thực trạng 2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP ĐÔNG Á SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á Ngân hàng TMCP Đông Á tên viết tắt là EAB (Eastern Asia Commercial Bank), được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 01/07/1992, với trụ sở đầu tiên đặt tại 60 – 62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Ngân hàng hoạt động khởi đầu với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, và hơn 56 nhân viên. Hoạt động theo phương châm “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng - Đại chúng hoá công nghệ ngân hàng”, hướng đến một ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ tài chính vững mạnh. Ra đời vào ngày 01 tháng 7 năm 1992, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) tự hào vì đã có một chặng đường hơn 18 năm hoạt động ổn định và phát triển vững chắc. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, DongA Bank đã lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp với những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Đến nay, sau hơn 18 năm, có thể thấy những thành tựu vượt bật của DongA Bank qua những con số ấn tượng như sau: Vốn điều lệ tăng 22.500%, từ 20 tỷ đồng lên 4.500 tỷ đồng. Tổng tài sản đến cuối năm 2010 là 55.873 tỷ đồng. Từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh lên 32 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 224 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Nhân sự tăng 7.596%, từ 56 người lên 4.254 người. Sở hữu 5 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1992: ngày 01/07/1992 đánh dấu sự ra đời của DongA Bank với 56 cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở đầu tiên, số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Phú Nhuận, TP.HCM (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Năm 1993: DongA Bank thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang (TP.HCM) và Hà Nội, chính thức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh và chi lương hộ. Năm 1994: vốn điều lệ DongA Bank tăng 30 tỷ đồng sau 2 năm hoạt động. Ngân hàng thành lập Chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên. Năm 1995: vốn điều lệ DongA Bank tiếp tục tăng lên thành 49,6 tỷ đồng. DongA Bank trở thành đối tác duy nhất nhận vốn ủy thác từ Tổ chức Hợp tác quốc tế của Thụy Điển (SIDA), tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Năm 1998: DongA Bank là một trong hai Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận vốn tài trợ từ Quỹ Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới. Năm 2000: vốn điều lệ DongA Bank tăng lên 97,4 tỷ đồng. Tháng 9/2000, DongA Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu (SWIFT). Năm 2001: công ty thành viên của DongA Bank - Công ty Kiều hối Đông Á được thành lập. DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động. Năm 2002: sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DongA Bank tăng lên gấp 10 lần - với tổng vốn là 200 tỷ đồng. DongA Bank là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm này, DongA Bank thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàngĐông Á, phát hành thẻ Đông Á. Năm 2004: vốn điều lệ DongA Bank là 350 tỷ đồng. DongA Bank chính thức triển khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM. Tổng số cán bộ, nhân viên làm việc cho ngân hàng là 824 người. Năm 2005: DongA Bank thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng, hợp tác thành công với Tập đoàn China Union Pay (Trung Quốc) và ký kết hợp đồng nguyên tắc liên kết kinh doanh tại Việt Nam và Đài Loan giữa DongA Bank – Công ty cổ phần Mai Linh – Tập đoàn Jampoo (Đài Loan). Năm 2006: cùng với mạng lưới 69 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, DongA Bank khánh thành toà nhà hội sở tại 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. DongA Bank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về tốc độ phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Việt Nam. Ngân hàng triển khai thêm hai kênh giao dịch - Ngân hàng Đông Á Tự Động và Ngân hàng Đông Á Điện Tử và chuyển đổi thành công sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống. Năm 2007: kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng hệ thống nhận diện thương hiệu. Ngân hàng khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều trụ sở hiện đại theo mô hình chuẩn của tòa nhà hội sở, mở rộng mạng lưới hoạt động với 107 chi nhánh, phòng giao dịch trên 40 tỉnh, thành. Thẻ ATM thế kỷ 21 của DongA Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận - gửi tiền trực tiếp và thu đổi ngoại tệ. Năm 2008: DongA Bank có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước với 148 điểm giao dịch và hơn 800 máy ATM. Ngày 8/8/2008, DongA Bank chính thức phát hành thẻ tín dụng, đánh dấu việc kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua Visa. Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. Vốn điều lệ tăng lên là 2880 tỷ đồng. Năm 2009: DongA Bank đã tăng vốn điều lệ lên 16.900% đạt 3.400 tỷ đồng; từ 3 phòng ban nghiệp vụ lên 37 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4 công ty thành viên và 205 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc. Về nhân sự, từ con số khiêm tốn 56 người vào những ngày đầu thành lập đến một đội ngũ gồm hơn 4.000 người hiện nay. Các cổ đông lớn Văn phòng Thành ủy TP.HCM và các đơn vị thuộc Thành ủy Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận Tổng Công ty May Việt Tiến Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)  Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) Mạng lưới hoạt động Bên cạnh mạng lưới bao phủ rộng khắp gồm Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 200 chi nhánh và PGD, DongA Bank còn mở rộng các kênh giao dịch ngân hàng tự động với hệ thống hơn 1.300 máy ATM, 800 máy POS, cùng nhiều tiện ích của ngân hàng Điện tử với các dịch vụ Internet banking, Mobile banking, phone banking, SMS banking đem đến sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cho Khách hàng. Với phương thức giao dịch đa dạng, DongA Bank đem dịch vụ ngân hàng tới gần Khách hàng hơn, sẵn sàng phục vụ nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Công ty thành viên Công ty Kiều hối Đông Á (DonggA Money Tranfer) Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital) Công ty Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.) Phương châm hoạt dộng: Thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng Logo – Thương hiệu của ngân hàng Đông Á 7/7/2007, Ngân hàng Đông Á tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, đồng thời chính thức ra mắt Logo mới. Đây được coi là một bước chuyển mình có ý nghĩa chiến lược của Đông Á, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới rất quan trọng của ngân hàng theo định hướng xây dựng Đông Á thành một tập đoàn tài chính mạnh trên thị trường VN. Ba chữ A cách điệu lồng ghép thành thể hiện mục tiêu đạt hệ số tín nhiệm 3 chữ A (AAA). Ba giá trị đó là: “Không ngừng sáng tạo”, “Thân thiện” và “Đáng tin cậy”. Đây là hệ số tín nhiệm cao nhất đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hình tượng này cũng biểu trưng cho vầng ánh dương màu cam mọc từ phía Đông, một hình ảnh của thành công nhưng vẫn không thiếu sự ấm áp, gần gũi. Với 3 chữ A cách điệu lồng vào nhau thành hình tượng mặt trời cùng nét chữ với các góc cong hài hòa, logo của DongA Bank thể hiện định hướng đa dạng hóa hoạt động, chủ động hội nhập và cam kết xây dựng một ngân hàng đa năng – một tập đoàn tài chính vững mạnh với tập thể cán bộ nhân viên không ngừng sáng tạo nhằm mang lại những giá trị thiết thực cho cuộc sống Nét chữ  với các góc cong hài hoà thể hiện sự linh hoạt, uyển chuyển, thích nghi với thời đại trên nền tảng vững chắc của chữ , làm nên một DongA Bank hoàn hảo trong hoạt động. Sự phối hợp giữa màu xanh dương đậm - kế thừa từ màu xanh truyền thống của DongA Bank và màu cam mang đến niềm tin, sự thân thiện, cởi mở và tràn đầy sức sống.   Chức năng kinh doanh N gay từ những ngày đầu thành lập và phát triển, DongA Bank đã sớm định hướng rõ rệt trong việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất trên nền tảng của sự an toàn và bảo mật tối đa, vì DongA Bank hiểu rằng ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt cần phải áp dụng Công nghệ thông tin tiên tiến để khách hàng trao gửi niềm tin tài chính của mình. Được xem là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, trong suốt thời gian qua, thế mạnh công nghệ thông tin DongA Bank chính là khả năng kết nối ổn định trong mạng lưới nhằm đảm bảo thực hiện các giao dịch trên hệ thống thông qua chương trình Core banking (Chương trình Lõi) và đảm bảo tối đa các giao dịch online trên máy ATM được kết nối trực tiếp với hệ thống máy chủ của DongA Bank. Đồng thời dựa trên nền tảng tiến bộ công nghệ hiện đại, năm 2009 Smartlink và VNBC đã hoàn thành việc kết nối hệ thống ATM cho 3ngân hàng đầu tiên là DongA Bank, Vietcombank và Techcombank. Nhờ đó các khách hàng của 3 ngân hàng có thể giao dịch trên các máy ATM của 3 hệ thống. Đây cũng là nền tảng để phát triển các dịch vụ thanh toán trên kênh giao dịch điện tử như POS, internet và mobile cho các ngân hàng, cũng như những tiện ích giá trị gia tăng khác trên máy ATM. Đặc biệt, dựa trên thế mạnh cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin của DongA Bank hiện có để làm cơ sở phát triển Ngân Hàng Đông Á Điện tử với: SMS Banking, Mobile Banking, Internet Banking, Phone Banking với hình thức xác nhận mã xác thực thông qua tin nhắn điện thoại di động (One time password). Ngoài ra, Ngân hàng Đông Á Điện tử cũng đang hoàn thiện hơn nữa về hệ thống bảo mật tối ưu nhất cho khách hàng khi sử dụng Ngân hàng Điện Tử: Thẻ xác thực – Token card (theo hình thức sử dụng ma trận số). Có thể nói rằng, năm 2009 là năm thành công rực rỡ của Ngân hàng Đông Á Điện tử trong việc ký kết với hàng loạt đối tác triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến; đưa ra hàng loạt dịch vụ mới trên các kênh SMS Banking/ Mobile Banking/Internet Banking đồng thời là Ngân hàng đầu tiên triển khai các dịch vụ ưu việt như: Ứng dụng DongA Mobile Internet Banking hỗ trợ Internet Banking bằng điện thoại di động; ứng dụng DongA Mobile Internet dành cho điện thoại Iphone/ có chức năng kết nối GPRS/Wifi… Chính nhờ những nỗ lực đó mà năm 2009 Ngân hàng Đông Á Điện Tử đã đạt được những con số ấn tượng: số lượng khách hàng tăng 173%, số giao dịch tăng 105% so với năm 2008 và đạt được nhiều giải thưởng có giá trị như giải thưởng Website thương mại điện tử mô hình B2C các ngành khác được ưa thích nhất và giải thưởng Ví điện tử, cổng thanh toán được ưa thích nhất dành cho website trong chương trình bình chọn “Website và Dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất” năm 2009 do Sở Công Thương TP. HCM và Văn phòng Phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phối hợp tổ chức. Ngoài kênh Ngân hàng Đông Á Điện tử, trong năm 2009, DongA Bank cũng đã triển khai cluster trên nền công nghệ Oracle cho toàn bộ các hệ thống ứng dụng nhằm đảm bảo vận hành xuyên suốt. Đặc biệt, cùng với việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy trình quản lý công nghệ thông tin bằng cách áp dụng giải pháp quản lý dịch vụ thì DongA Bank cũng đã tập trung xây dựng và phát triển ứng dụng theo quy trình tự động hóa nhằm đem lại cho khách hàng những dịch vụ tiện ích hơn nữa trong thời gian sớm nhất. Với những thành tích và sự nỗ lực không ngừng, năm 2009 cũng là năm DongA Bank đạt được nhiều giải thưởng uy tín về công nghệ. Đây thật sự là một thành quả xứng đáng và là nguồn động viên khích lệ để DongA Bank tiếp tục phấn đấu phát triển mạnh về công nghệ hơn nữa và khẳng định vị thế tiên phong trên thị trường Việt Nam. Qua quá trình không ngừng phấn đấu trong hơn 17 năm, Ngân hàng Đông Á đã sẵn sàng cho bước phát triển mới với định hướng tổ chức theo mô hình tập đoàn bao gồm các công ty thành viên là Công ty Chứng khoán Đông Á, Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á, Công ty Kiều hối Đông Á và Công ty Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.). Với Ngân hàng Đông Á giữ vị trí cốt lõi, các công ty thành viên đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp và cộng hưởng, tạo nền tảng vững chắc cho mô hình Tập đoàn Đông Á được hình thành trong một tương lai không xa. Phương hướng hoạt động Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 tiếp tục đạt mức cao 8.17%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17 %. Dịch vụ tăng 8.29%, các ngành dịch vụ phát triển khá, đặc biệt là thương mại bán lẻ. Hoạt động viễn thông không ngừng mở rộng, nhiều sản phẩm - dịch vụ mới, đa dạng, có tính cạnh tranh cao liên tục được tung ra thị trường, đáp ứng nhu cầu liên lạc trong kinh doanh cũng như nhu cầu giải trí trong đời sống của người dân. Hoạt động xuất khẩu duy trì ở mức tăng trưởng cao : 39,6 tỷ USD, tăng 22% so với 2005. Nhập siêu 4,488 tỷ USD, giảm so với năm 2005 cả về giá trị lẫn tỷ lệ. Vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng 19,8% so với năm 2005, vượt mức kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đầu tư trên GDP đạt trên 40%. Vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay: 10,2 tỷ USD. Năm 2006 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật liên quan đến hoạt động đối ngoại. Việc Việt nam gia nhập WTO đã khẳng định sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực và thành tựu đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, và đường lối đối ngoại rộng mở của Việt nam. Đây được xem như một cột mốc lịch sử mở ra một thời kỳ mới cho phát triển kinh tế Việt nam. Bên cạnh đó, sự kiện tổ chức thành công Hội nghị APEC đã gây một tiếng vang lớn, góp phần mở rộng quan hệ và nâng cao vị thế của Việt nam tại diễn đàn hợp tác kinh tế lớn nhất thế giới cũng như trên trường quốc tế.Thị trường tài chính tiền tệ năm 2006 đạt đựợc nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán. Năm 2006 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành ngân hàng Việt Nam. Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam tăng 33% so với cuối năm 2005, lần đầu tiên vượt mức GDP (gần bằng 120% GDP). Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể, nợ xấu các NHTM ở mức 3,2%, riêng khối cổ phần ở khoảng 1%. Hàng loạt sản phẩm ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin được áp dụng vào hoạt động kinh doanh bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, thanh toán tự động .v.v...Hầu hết các ngân hàng đã h oàn thành trang bị hệ thống ngân hàng cốt lõi hiện đại.. Nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ. Một mặt, vừa để đạt con số 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ đến cuối năm 2008 theo quy định của NHNN, mặt khác vừa để mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động. Lợi nhuận của ngành ngân hàng năm 2006 đạt mức cao với tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân từ 17% - 18%. Bên cạnh các kết quả khả quan, năm 2006 cũng có không ít khó khăn và thách thức. Các NHTM Việt Nam, không những phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong nước mà còn với các NHTM nước ngoài và thậm chí là với những đối thủ khác ngành nhưng đang lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng. Trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế tài chính năm 2007 và chiến lược họat động của Ngân hàng Đông Á trong giai đoạn tới, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á đề ra phương hướng họat động cho năm 2007 như sau: 1. Tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 2.000 tỷ đồng 2. Đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3. Mở rộng mạng lưới hoạt động và nâng cấp một số chi nhánh trong hệ thống. 4. Tiếp tục quá trình tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. 5. Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thu hút và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngân hàng. 6. Tiếp tục hoàn chỉnh về công nghệ, nâng cấp hệ thống corebanking, cơ sở hạ tầng mạng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng. 7. Phát huy hoạt động của các kênh giao dịch ngân hàng tự động, ngân hàng điện tử . 8. Xây dựng trung tâm dự phòng, khắc phục thảm họa, đảm bảo hoạt động ngân hàng không bị gián đoạn khi có sự cố xảy ra. 9. Tiếp tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Các chỉ tiêu hoạt động chính Chỉ tiêu 2007 % gia tăng/2006 Vốn huy động bình quân 14.000 tỷ đồng 63% Dư nợ cho vay bình quân 10.000 tỷ đồng 51% Thanh toán quốc tế 1.700 triệu USD 28% Kiều hối 900 triệu USD 20% Thẻ đa năng phát hành mới 1.000.000 thẻ 59,8% Lợi nhuận trước thuế 430 tỷ đồng 115% - Căn cứ công văn số 443/NHNN-HCM02 ngày 30/3/2007 NHNN Tp.HCM về việc chấp thuận cho ngân hàng Đông Á được thay đổi mức vốn Điều lệ lên 1400 tỷ. - Căn cứ nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngân hàng Đông Á ngày 29/12/2006 Về việc tăng vốn điều lệ từ 880 tỷ đồng lên 1400 tỷ đồng ( tăng thêm 520 tỷ đồng ) trong năm 2007. Trong đó : Ý Giai đoạn 1: Phát hành thêm 520 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu cho các cổ đông trong nước để tăng từ 880 tỷ đồng thành 1.400 tỷ đồng, cụ thể như sau: F Phát hành cổ phiếu thưởng với tổng mệnh giá là 415,8 tỷ đồng cho các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông ngân hàng Đông Á kể từ ngày 29/01/2007 trở về trước. Tổng trị giá 415,8 tỷ đồng lấy từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Cụ thể, mỗi cổ đông được thưởng thêm (không phải nộp tiền mua cổ phiếu) 54% tổng mệnh giá cổ phần đang sở hữu. F Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ bao gồm tồn quỹ dự trữ của các năm trước và phần chênh lệch giá bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trong nước, tính đến 31/12/06 là 416,41 tỷ đồng. trích ra 415,8 tỷ đồng làm cổ phiếu thưởng, còn lại 610 triệu đồng, tiếp tục giữ lại trong quỹ F Phát hành thêm 46,2 tỷ đồng mệnh giá với giá 2 triệu đồng /cổ phần cho các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông ngân hàng Đông Á kể từ ngày 29/01/2007 trở về trước. Cụ thể mỗi cổ đông được mua thêm 6% giá trị tổng mệnh giá cổ phần đang sở hữu. F Phát hành thêm 15 tỷ đồng mệnh giá cổ phần cho các cổ đông là cán bộ nhân viên Ngân hàng Đông Á đang sở hữu 30 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu. Cụ thể, mỗi cổ đông được mua thêm 50% tổng mệnh giá cổ phần đang sở hữu đã được mua theo chế độ. F Phát hành thêm 24 tỷ đồng mệnh giá cho các cổ đông chiến lược trong nước đang sở hữu 80 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu. Cụ thể, mỗi cổ đông được mua thêm 30% tổng mệnh giá cổ phần đang sở hữu. F Phát hành 19 tỷ đồng cho các đối tác trong nước để trao đổi, mua bán bất động sản để làm trụ sở cho Ngân hàng, chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Giá bán cổ phần là giá thỏa thuận tại thời điểm phát hành cổ phiếu. Ý Giai đoạn 2: Phát hành thêm 600 tỷ đồng mệnh giá cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài để tăng từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Phần vốn phát hành cho cổ đông nước ngoài sẽ được chia thành nhiều đợt và sẽ hoàn tất trong năm 2007. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông về việc mua cổ phiếu, HĐQT xin thông báo đến các cổ đông về việc làm tròn số lẽ thập phân như sau: Đối với các cổ đông có tỷ lệ mua cổ phiếu mà có số lẽ thập phân thì đợt phát hành này ngân hàng sẽ làm tròn xuống và sẽ hoàn trả bằng tiền mặt phần số lẽ thập phân này. Cụ thể hoàn trả theo giá như sau: F Đối với cổ phiếu thưởng: hoàn trả 26.000.000 đồng/cổ phần . F Đối với cổ phiếu mua bằng tiền mặt : hoàn trả 24.000.000 đồng/cổ phần. Giá này được xác định và ngày 10/01/07 khi ngân hàng Đông Á phải hoàn tất hồ sơ trình ngân hàng Nhà Nước V/v NH Đông Á xin tăng VĐL lên 1400 tỷ đồng. Quy mô hoạt động-tổ chức nhân sự: 2.2.2.1 Chức năng-nhiệm vụ môt số phòng ban: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng; bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Ngân hàng. Hội đồng quản trị :là tổ chức quản lý cao nhất của Ngân hàng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 4 thành viên với nhiệm kỳ 05 (năm) năm. Hội đồng quản trị nhân danh Ngân hàng quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Ngân hàng. Ban kiểm soát : Bao gồm 03 (ba) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm với nhiệm kỳ năm (05) năm; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành của Tổng giám đốc và các Báo cáo tài chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ban Tổng giám đốc: Bao gồm 06 người: 01 Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc, 01 trợ lý Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất  kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc được Tổng giám đốc ủy quyền. Hội đồng Tín dụng  Hội đồng Tín dụng được thành lập từ năm 1995. Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO) được chính thức thành lập vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người là thành viên HĐQT, ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Hội đồng Đầu tư  Hội đồng Đầu tư được chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, Hội đồng có mười người là thành viên HĐQT, Ban điều hành, trưởng Ban pháp chế và giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà Đông Á quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư. Phòng thanh toán quốc tế Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế. Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác. Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ. Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài. Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách. Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác. Phòng nhân sự - đào tạo Bộ phận nhân sự là đại diện cho công ty khi tiếp xúc với các ứng viên. Đây chính là nơi tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng, liên lạc với ứng viên, đưa ra quy trình tuyển dụng, đề kiểm tra đầu vào, sắp xếp lịch phỏng vấn, thỏa thuận lương bổng… Ngoài việc đưa ra kế hoạch tuyển dụng, tổ chức kiểm tra đầu vào, phỏng vấn, bộ phận nhân sự cũng phải kết hợp với các phòng khác để có kế hoạch để training, đào tạo cho nhân viên. Họ chính là người nắm giữ được toàn bộ dữ liệu về các nhân viên có trong công ty, cho dù công ty đó có quy mô lớn tới mức nào. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận nhân sự là:  - Đưa ra quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và hiệu quả  - Quản lý lương và vị trí công việc trong công ty.  - Kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên.  - Lưu lại và quản lý thông tin của các nhân viên, mối quan hệ giữa các nhân viên trong công việc, thông tin về nhân sự trong công ty.  - Cùng với người quản lý đưa ra quyết định thăng tiến hay cắt giảm nhân viên.  - Có kế hoạch tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên mới.  Như vậy, bộ phận nhân sự là bộ phận liên quan trực tiếp tới người lao động và không chỉ ảnh hưởng đến các nhân viên trong công ty mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty đó. Nhất là trong tình hình hiện nay, để tìm được một nhân viên giỏi là một điều rất khó khăn. Phòng kế toán và quỹ Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán. Tiếp nhận, kiểm tra và tổng kết số liệu kế toán phát sinh trong ngày/ tháng/năm của các đơn vị trực thuộc, đề xuất các biện pháp xử lý các trường hợp sai sót. Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo qui định. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hàng tháng, năm của toàn chi nhánh do phòng nghiệp cụ và đơn vị trực thuộc xây dựng; lập kế hoạch tài chính; theo dõi tổng hợp các phận tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ của Chi Nhánh và các đơn vị trực thuộc; thực hiện báo cáo các số liệu hàng thánh/quý/năm theo yêu cầu. Thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Bảo quản, bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. Phòng hành chánh. Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh. Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã được duyệt. Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền,bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh. Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc (mạng, server, các chương trình ứng dụng) Hỗ trợ sử dụng và khai thác tài nguyên công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Cơ cấu tổ chức Phân tích tình hình hoạt động của Ngân Hàng Đông Á: 2.2.3.1 Tình hình hoạt động bên trong: Sản phẩm Dịch vụ chính Dành cho Khách hàng Cá nhân S Các loại thẻ S Tiền gửi tiết kiệm S Thanh toán tự động S Tiền gửi thanh toán S Tín dụng cá nhân S Chuyển tiền – kiều hối S Các dịch vụ khác Dành cho khách hàng Doanh nghiệp S Tín dụng doanh nghiệp S Dịch vụ bão lãnh S Kinh doanh đầu tư S Thanh toán quốc tế S Thu chi hộ S Dịch vụ tài khoản S Các dịch vụ khác Các loại thẻ:một số thẻ của Đông Á S Tài khoản Thẻ Đa Năng S Tài khoản Thẻ Tín dụng DAB S Tài khoản Tiền gửi Cá Nhân Hoạt động tín dụng: Cho vay bổ sung vốn lưu động Thông qua dịch vụ Cho vay bổ sung vốn lưu động, DongA Bank sát cánh cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về vốn. Với tỷ lệ cho vay hấp dẫn, lên tới 95% chứng từ sử dụng vốn và thời gian duyệt hồ sơ nhanh, DongA Bank giúp doanh nghiệp nhanh chóng bổ sung vốn lưu động, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, hoặc cung ứng dịch vụ. F Giới thiệu : Cho vay bổ sung vốn lưu động là sản phẩm vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thanh toán các chi phí trong nước F Tiện ích: Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động, giúp ổn định nguồn vốn, tăng tính chủ động cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh Phương thức vay linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng, có thể vay từng lần hoặc theo hạn mức Vay và trả nợ nhiều lần trong thời gian được cấp tín dụng Thời gian vay linh hoạt Lãi suất hợp lý Thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng F Đối tượng : Quý khách là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam F Đặc điểm : Loại tiền vay: VND, vàng Thời gian vay: Tối đa 12 tháng Phương thức vay: Theo hạn mức tín dụng hoặc theo món từng lần Lãi suất vay: Theo quy định của Dongabank trong từng thời kỳ Tài sản bảo đảm: bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa, tài sản hình thành từ vốn vay… F Điều kiện: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết. Có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi. Tài trợ nhập khẩu   Nếu Quý doanh nghiệp cần bổ sung nguồn vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hãy liên hệ DongA Bank! Với sản phẩm Tài trợ nhập khẩu, DongA Bank sẽ đáp ứng nhu cầu của Quý doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả nhất F Giới thiệu: Tài trợ nhập khẩu là là sản phẩm vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thanh toán tiền hàng nhập khẩu F Tiện ích: Tài trợ cho nhiều phương thức thanh toán (L/C, D/P, D/A, T/T) Có thể đảm bảo khoản vay bằng chính lô hàng nhập khẩu Chính sách phí thanh toán quốc tế và tỷ lệ ký quỹ mở L/C linh hoạt Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trong thanh toán với đối tác nước ngoài Thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng F Đối tượng: Quý khách là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. F Đặc điểm: Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ Thời gian vay: Tối đa 12 tháng Phương thức vay: Từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng Lãi suất vay: Theo quy định của Dongabank trong từng thời kỳ Tài sản bảo đảm: bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng hóa, chính lô hàng nhập khẩu F Điều kiện: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khả năng tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết Có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi Thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu qua DongA Bank Cho vay đầu tư TSCĐ  Nếu Quý doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư dự án mới nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện, hãy liên hệ DongA Bank! Với sản phẩm Cho vay đầu tư tài sản cố định, DongA Bank sẽ đáp ứng nhu cầu của Quý doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả nhất. F Giới thiệu: Cho vay đầu tư tài sản cố định là sản phẩm vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tài sản cố định gồm nhà xưởng, nhà văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.  F Tiện ích: Thời hạn vay trung dài hạn phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư. Được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay Được ân hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ Tỷ lệ tài trợ cao. Lãi suất hợp lý. Thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng. F Đối tượng: Quý khách là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam  F Đặc điểm: Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ Thời gian vay: Căn cứ vào thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư Giải ngân: Theo tiến độ thực hiện dự án Lãi suất vay: Theo quy định của DAB trong từng thời kỳ Tài sản bảo đảm: bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay… F Điều kiện Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khả năng tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết Có dự án đầu tư khả thi, hiệu quả. Tài trợ xây dựng Thông qua sản phẩm Cho vay xây dựng, DongA Bank sát cánh cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về vốn. Với tỷ lệ cho vay hấp dẫn, lên tới 95% chứng từ sử dụng vốn và thời gian duyệt hồ sơ nhanh, sản phẩm này giúp doanh nghiệp nhanh chóng bổ sung vốn lưu động, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để thi công các công trình xây dựng. F Giới thiệu: Cho vay xây dựng là sản phẩm vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng. F Tiện ích: Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để thi công công trình. Được tài trợ không có tài sản bảo đảm trên cơ sở khoản phải thu của chủ đầu tư. Lãi suất hợp lý. Thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng. FĐối tượng: Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. F Đặc điểm: Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ Thời gian vay: Tối đa 12 tháng Giải ngân: Theo tiến độ thực hiện công trình Lãi suất vay: Theo quy định của DAB trong từng thời kỳ Tài sản bảo đảm: Theo quy định của DongA Bank F Điều kiện: Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp Có khả năng tài chính bảo đảm khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết Phương án thi công hiệu quả, khả thi. Có hợp đồng xây dựng, thi công công trình. Nguồn tiền thanh toán của chủ đầu tư chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp mở tại DAB. F Hồ sơ Giấy đề nghị vay vốn Phương án đầu tư Hồ sơ pháp lý (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp..) Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (nếu có) Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay Bản sao giấy tờ tài sản bảo đảm Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng Tài trợ xuất khẩu F Đối tượng Các doanh nghiệp xuất khẩu đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.  FMô tả sản phẩm - Mục đích sử dụng: Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa, chi phí sản xuất để thu mua, sản xuất, chế biến, gia công, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để xuất khẩu. Các ngành xuất khẩu được ưu tiên: gạo; đồ gỗ; dệt may, da giày, cà phê; thủy sản; cao su; thủ công mỹ nghệ. - Phương thức cho vay: cho vay theo từng món riêng lẻ, cho vay theo hạn mức tín dụng.  - Thời hạn cho vay: tối đa 12 tháng. Căn cứ vào:  Chu kỳ sản suất, chế biến, gia công, kinh doanh Quy định thanh toán trong hợp đồng ngoại thương Tín dụng thư (L/C) đã mở (nếu phương thức thanh toán là L/C). -Mức cho vay: Mức cho vay căn cứ vào: Nhu cầu vay vốn thực tế, hợp lý của Khách hàng Giá trị tài sản bảo đảm  Khả năng trả nợ của Khách hàng  Khả năng nguồn vốn của DAB. - Mức cho vay tối đa: không quá 90% giá trị hợp đồng và không quá 95% chi phí thực hiện phương án.  - Loại tiền cho vay: VNĐ, USD, EUR, và các loại ngoại tệ khác được DAB chấp thuận.  - Lãi suất: theo khung lãi suất hiện hành của DAB do TGĐ ban hành.  - Tài sản bảo đảm: tài sản hình thành từ vốn vay, Bất động sản, động sản, giấy tờ có giá, TKTG, các tài sản khác theo các quy định về bảo đảm tiền vay tại DAB. - Điều kiện cho vay: theo quy định hiện hành của DAB quy định tại Quy chế cho vay (xem phu lục 1) và thỏa mãn các điều kiện sau: Thị trường xuất khẩu là các quốc gia không nằm trong danh sách các nước bị cấm vận. Có giấy chứng nhận tiêu chuẩn ngành phù hợp với quy định của ngành hàng và quốc gia nhập khẩu (nếu có).  Bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình tại DAB. -Thời gian giải quyết hồ sơ: trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay của Khách hàng. FLiên hệ: Nếu có thắc mắc hoặc cần được hướng dẫn thêm, Quý khách vui lòng liên hệ: • Sở giao dịch/ Chi nhánh/ Phòng giao dịch/ Trung tâm giao dịch 24h của DongA Bank gần nhất hoặc: • Trung tâm Dịch vụ khách hàng    Hotline: 1900545464    Email: 1900545464@dongabank.com.vn Hoạt động dịch vụ thanh toán: Tiền gửi thanh tóan F Giới thiệu : Mở tài khoản Tiền gửi thanh toán tại DongA Bank, doanh nghiệp vừa có thể linh hoạt sử dụng tài khoản, vừa được hưởng lãi suất trên số dư tài khoản. Các giao dịch ký gửi, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán trong nước và quốc tế của doanh nghiệp sẽ được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả với nhiều loại tiền đa dạng. F Tính năng Ký gửi, rút tiền mặt Chuyển khoản Nhận tiền thanh toán từ Khách hàng, đối tác Thanh toán trong và ngoài nước.   F Tiện ích Đa dạng về loại tiền (VND và các ngoại tệ khác), đa dạng về kỳ hạn. An toàn tài sản. Tiết giảm chi phí quản lý. Sinh lời từ vốn tạm thời nhàn rỗi (không kỳ hạn hoặc kỳ hạn tuần), nhà rỗi trong thời gian dài (kỳ hạn tháng). Thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán nhanh chóng thuận tiện tại hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch của DongA Bank trên toàn quốc. Ngồi tại nhà, văn phòng vẫn chuyển được tiền cho đối tác nhanh chóng bằng dịch vụ DongA ebanking. An toàn, chính xác và bảo mật tuyệt đối. Thủ tục đơn giản, mở tài khoản miễn phí. Hỗ trợ theo dõi quản lý hiệu quả nguồn tiền   F Biểu phí và lãi suất Lãi suất gửi hấp dẫn. Phí giao dịch cạnh tranh.   F Điều khoản sử dụng Số dư tối thiểu duy trì tài khoản là 1.000.000 đ (TK VND), tương đương 100 USD (TK ngoại tệ). Gửi tiền có kỳ hạn, Khách hàng phải có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Việc tái tục đối với tiền gửi thanh toán có kỳ hạn được thực hiện khi ngân hàng nhận được văn bản xác nhận của Khách hàng vào ngày đáo hạn.  Tiền gửi có kỳ hạn F Giới thiệu : Với các mức kỳ hạn đa dạng và linh hoạt, lãi suất thật cạnh tranh, dịch vụ Tiết kiệm có kỳ hạn của DongA đem đến cho Quý doanh nghiệp những nguồn thu nhập hấp dẫn vượt hơn cả sự mong đợi. F Tiện ích: An toàn và bảo mật tuyệt đối. Đa dạng về loại tiền (VNĐ và ngoại tệ các loại) và nhiều kỳ hạn: không kỳ hạn/ có kỳ hạn (lãi cuối kỳ): 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Được cầm cố để vay vốn hoặc bảo lãnh  Chuyển tiền trong nước. FGiới thiệu : Dịch vụ Chuyển tiền trong nước của DongA Bank giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch chuyển tiền nhanh chóng và chính xác. Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng thực hiện giao dịch này qua ebanking - đơn giản hơn và tiện ích hơn.  F Tính năng Chuyển trực tiếp vào tài khoản Chi trả tại quầy DongA Bank  Chuyển tiền ra nước ngoài F Giới thiệu: Doanh nghiệp có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài nay sẽ không còn phải lo lắng về mặt thủ tục hay pháp lý. Mọi vấn đề sẽ được DongA Bank giải quyết hiệu quả với dịch vụ Chuyển tiền ra nước ngoài, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu hoặc bất kỳ các khoản thanh toán nào khác phù hợp với quy định quản lý ngoại hối Việt Nam giúp doanh nghiệp thực hiện thành công việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. FĐặc điểm Chuyển tiền ứng trước: trả tiền trước khi nhận hàng hóa, dịch vụ.  Chuyển tiền trả sau : thực hiện chuyển tiền sau khi đã đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa hoặc đã tiếp nhận các dịch vụ. FTiện ích Nhanh chóng, chính xác, an toàn Mức phí dịch vụ hợp lý Hướng dẫn thủ tục chi tiết, nhiệt tình Được xem xét cho vay thanh toán tiền hàng nhập khẩu Thư tín dụng nhập khẩu F Giới thiệu: Quý doanh nghiệp nhập khẩu ký kết Hợp đồng ngoại thương với phương thức thanh toán L/C, DongA Bank, với kinh nghiệm, uy tín và quan hệ đại lý với hầu hết ngân hàng trên toàn thế giới, cam kết thực hiện vai trò Ngân hàng phát hành thư tín dụng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. FTính năng : Thanh toán bằng phương thức thư tín dụng (L/C) theo yêu cầu của đối tác từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Khách hàng F Tiện ích Tùy theo nhu cầu, DongaBank sẽ phát hành dưới nhiều hình thức L/C khác nhau (L/C xác nhận, L/C chuyển nhượng; L/C tuần hoàn; LC giáp lưng…) L/C do DAB phát hành được chấp thuận ở tất cả ngân hàng trong và ngoài nước. Tỷ lệ ký quỹ thấp Mức phí  phù hợp Tư vấn tận tình, chu đáo để giảm thiểu rủi ro. Chuyển nhượng thư tín dụng (L/C) xuất khẩu FGiới thiệu : Dịch vụ Chuyển nhượng  thư tín dụng xuất khẩu của DongA Bank đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về việc chuyển nhượng an toàn, nhanh chóng và hiệu quả FTính năng: Chuyển nhượng L/C xuất cho người thụ hưởng thứ hai. Thay thế và kiểm tra chứng từ Lập thủ tục đòi tiền, theo dõi và ghi có vào tài khoản khi được thanh toán F Tiện ích DongA Bank làm thủ tục chuyển nhượng nhanh chóng, hiệu quả Được tư vấn chi tiết liên quan đến thủ tục, lập chứng từ để giảm rủi ro và an toàn trong thanh toán Phí dịch vụ thấp. Thu đổi ngoại tệ FGiới thiệu: Khách hàng có nhu cầu thu đổi ngoại tệ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của mình. F Tiện ích Thuận tiện - Nhanh chóng Không cần chứng minh nguồn gốc ngoại tệ. Không bị hạn chế số lượng thu đổi Đối với số lượng lớn được thỏa thuận tỷ giá Tỷ giá thu đổi cạnh tranh Thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Sản phẩm- dịch vụ khác Dịch vụ cho thuê kho bãi F Giới thiệu: DongA Bank đáp ứng mọi nhu cầu về kho bãi của doanh nghiệp với phí thuê hợp lý và chế độ bảo quản hàng hóa tốt nhất. FTiện ích: Phí thuê kho hợp lý Hàng hóa được bảo quản tốt Được tư vấn nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa  Quản lý hộ tài sản F Giới thiệu: Doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về chế độ bảo mật và an toàn khi lựa chọn DongA Bank làm nhà Quản lý hộ tài sản trong một thời gian nhất định. FTiện ích Phí dịch vụ hợp lý Tài sản được quản lý an toàn Được tư vấn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sảN 2.2.3.2 Tình hình hoạt động bên ngoài ª Tín Dụng An Cư Đông Á Thời gian vay: Đến 10 năm. TIỆN ÍCH: - Tư vấn hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, thiết kế, thi công xây dựng. - Giải ngân nhanh chóng. ĐIỀU KIỆN VAY: Đối với cá nhân: Trên 18 tuổi đủ năng lực hành vi dân sự có hộ khẩu thường trú (hoặc KT3) tại TP. Hồ Chí Minh. - Có một phần vốn tham gia vào dự án. -  Có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ. -  Có tài sản thế chấp là chính căn nhà dự định mua – xây dựng – sửa chữa hoặc tài sản khác. Đối với pháp nhân: - Có giấy phép đăng ký kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. -  Có một phần vốn tham gia vào dự án. -  Có phương án, kế hoạch và cơ sở chứng minh nguồn hoàn trả nợ vay. -  Có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Đông Á. -  Có tài sản thế chấp là chính căn nhà dự định mua – xây dựng – sửa chữa hoặc tài sản khác. LOẠI TIỀN VAY: Việt Nam Đồng và vàng. SỐ TIỀN VAY: - Tối đa 70% vốn đầu tư cho dự án mua - xây dựng – sửa chữa nhà, xưởng. Hoặc … - 70% trị giá tài sản thế chấp. Hoặc … - 90% số dư sổ tiết kiệm của Ngân hàng Đông Á. LÃI SUẤT VAY: Lãi suất ưu đãi theo từng thời điểm. PHƯƠNG THỨC TRẢ VỐN VÀ LÃI: - Thời gian vay dưới 12 tháng: khách hàng trả vốn vào cuối kỳ hoặc trả dần từng kỳ. Trả lãi vay hàng tháng. - Thời gian vay trên 12 tháng: khách hàng trả góp hàng tháng hoặc quý, mức góp cố định (bao gồm vốn và lãi vay) được tính trước và thể hiện trong hợp đồng tín dụng. ª Công ty cổ phần địa ốc Đông Á Giới thiệu: Dong A Real Estate là tên giao dịch của Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á, được thành lập vào năm 2003 với cổ đông chính là Ngân hàng Đông Á và Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ. Vốn điều lệ hiện nay: 100 tỷ đồng. Mục tiêu của Dong A Real Estate là trở thành một trong những nhà đầu tư lớn về bất động sản tại Việt Nam, xây dựng và phát triển hệ thống sàn giao dịch bất động sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhằm xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, sáng tạo và đáng tin cậy. Để đạt được các mục tiêu trên, Dong A Real Estate chú trọng đầu tư và tập trung mọi nguồn lực để khai thác các dự án hiện tại và tìm kiếm các dự án đầu tư mới, phát triển và mở rộng hoạt động dịch vụ xây dựng cao cấp, phát triển hệ thống kinh doanh bất động sản và mở rộng hoạt động giao dịch địa ốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động 1. Đầu tư xây dựng dự án     * Đầu tư các dự án xây dựng khu nhà ở, chung cư.     * Hợp tác đầu tư xây dựng các dự án. 2. Giao dịch địa ốc     * Môi giới bất động sản (mua, bán, cho thuê bất động sản).     * Hỗ trợ Thủ tục nhà đất (Chuyển nhượng bất động sản, hợp thức hóa, cấp đổi chủ quyền, thừa kế, xin giấy phép xây dựng, hoàn công).     * Dịch vụ thanh toán mua bán bất động sản qua ngân hàng.     * Định giá bất động sản. 3. Thiết kế xây dựng     * Dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp.     * Tư vấn thiết kế.     * Lập dự án đầu tư. 4. Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp 5. Cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình 6. Cung cấp giải pháp tài chính     * Tín dụng mua bất động sản.     * Tín dụng xây dựng và sửa chữa nhà. ª Công ty Kiều Hối Đông Á (DongA Money Transfer) Ngân Hàng Đông Á đã thực hiện chi trả kiều hối từ ngày đầu thành lập, tạo được uy tín nổi bật trên thị trường và trở thành đơn vị dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng trên cả nước về dịch vụ kiều hối. Với chính sách quản lý thông thoáng và hiệu quả của Ngân hàng Nhà Nước, doanh số chuyển tiền kiều hối về Việt Nam ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng phát triển của dịch vụ, Ngân hàng Đông Á đã thành lập Công ty Kiều Hối Đông Á (DongA Money Transfer) vào ngày 01/11/2001, nhằm tạo sự chuyên biệt về dịch vụ cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Công ty Kiều Hối Đông Á cung cấp các dịch vụ như sau: Chi trả Kiều hồi: chi trả tại quầy, tại nhà, qua thẻ và tài khoản ngân hàng. Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài. è Trong năm 2008, Kiều Hối Đông Á là công ty chuyển tiền duy nhất tại Việt Nam được tập đoàn chuyển tiền quốc tế MoneyGram trao tặng giải thưởng “Best support product launch” – đơn vị hỗ trợ triển khai sản phẩm tốt nhất”. ª Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities)  Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) và Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DAC) được tổ chức theo mô hình nhóm công ty, áp dụng phương pháp quản trị hiện đại đối với các tổ chức tài chính. Tại Việt Nam, DAS hiện là một trong hai công ty chứng khoán có Công ty Quản lý quỹ trực thuộc. Với ưu thế đặc biệt của mô hình nhóm công ty, DAS phối hợp với DAC cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến thị trường vốn ở mức độ hiệu quả cao nhất với quy trình khoa học và linh hoạt nhất. ª Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital) Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) và Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DAC) được tổ chức theo mô hình nhóm công ty, áp dụng phương pháp quản trị hiện đại đối với các tổ chức tài chính. Tại Việt Nam, DAS hiện là một trong hai công ty chứng khoán có Công ty Quản lý quỹ trực thuộc. Với ưu thế đặc biệt của mô hình nhóm công ty, DAS phối hợp với DAC cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến thị trường vốn ở mức độ hiệu quả cao nhất với quy trình khoa học và linh hoạt nhất. ª Công ty Cổ phần Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.) Luôn hướng tới việc trở thành công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, mỗi một sản phẩm V.N.B.C. triển khai cho khách hàng đều là kết tinh của quá trình lao động hết sức nghiêm túc, khoa học và tâm huyết bởi đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, tinh phần phục vụ nhiệt tình với kỹ năng tốt, trẻ trung, nhiều hoài bão, kinh nghiệm dồi dào và khả năng hợp tác quốc tế. Hiện nay Công ty Cổ phần Thẻ Thông minh Vi Na đã có 02 Văn phòng chính và 01 VPĐD tại Hà Nội, và hiện đang có kế hoạch phát triển mạng lưới trên khắp cả nước. Sản phẩm dịch vụ cung cấp: { Cung cấp các thiết bị - sản phẩm cho ngành ngân hàng như: ATM/ Máy Deposit/ POS/ Thiết bị kiểm đếm. Nghiên cứu sản xuất, mua bán máy móc thiết bị của ngành ngân hàng. Công ty Cổ phần Thẻ Thông Minh Vi Na hiện là đơn vị độc quyền cung cấp cũng như thực hiện các dịch vụ bảo trì, bảo hành  cho máy ATM MDS3.000 của tập đoàn MDS. { Công ty Cổ phần Thẻ Thông Minh Vi Na cung cấp dịch vụ bảo trì – bảo dưỡng - chăm sóc máy ATM, và các dịch vụ giá trị gia tăng về ATM khác. Đặc biệt, V.N.B.C. còn giúp hỗ trợ tư vấn, lựa chọn giải pháp tối ưu về mặt kỹ thuật cho sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. { Dịch vụ Cổng thanh toán của VNBC với sự liên kết của các merchan lớn, có uy tín trên thị trường như Ngân Lượng, kaspersky, VietnamAirline, … đã và đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. { Cung cấp các giải pháp ứng dụng công nghệ RFID. Các sản phẩm như: Máy chấm công - ứng dụng công nghệ quét thẻ RFID, phần mền bán hàng – thanh toán thông minh Tick’n Take Card, phù hợp với mọi mô hình kinh doanh lớn – nhỏ khác nhau. è Ngân hàng Đông Á là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Đây là ngân hàng đứng đầu trong việc cung cấp dịch vụ chi trả MoneyGram(Công ty chuyển tiền quốc tế ) trên toàn hệ thống mạng lưới và dịch vụ giao tiền tận nhà đến bất cứ địa điểm theo yêu cầu của khách hàng. 2.2.3.3 Đánh giá hoạt động tài chính: Các báo cáo tài chính 2008-2009: Đánh giá về những chỉ tiêu cũng như những tỷ số ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của ngân hàng trong những năm qua. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG Thuyết minh 2009 2008 So sánh TÀI SẢN Mức độ Tốc độ Tiền mặt, vàng, bạc, đá quý 3 2,615,111 2,036,886 578,225.00 28.39 Tiền gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ("NHNN") 4 1,230,380 770,624 459,756.00 59.66 Tiền, vàng gửi các tổ chức tín dụng ("TCTD") khác và cho vay các TCTD khác 5 939,034 2,764,121 (1,825,087.00) (66.03) Tiền, vàng gửi các TCTD khác 607,097 2,764,121 (2,157,024.00) (78.04) Cho vay các TCTD khác 331,937 331,937.00 Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác Chứng khoán kinh doanh 387 243,934 (243,547.27) (99.84) Chứng khoán kinh doanh 6 429 278,946 (278,517.50) (99.85) Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (41774.00) (35,012.00) (6,762.00) 19.31 Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác Cho vay khách hàng 34,010,811 25,303,892 8,706,919.00 34.41 Cho vay khách hàng 7 34,355,544 25,570,810 8,784,734.00 34.35 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 8 (344733.00) (266,918) (77,815.00) 29.15 Chứng khoán đầu tư 9 359,201 135,801 223,400.00 164.51 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 9.1 350,868 143,549 207,319.00 144.42 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 9.2 8,333 13,383 (5,050.00) (37.73) Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư (21131.00) 21,131.00 (100.00) Góp vốn đầu tư dài hạn 711,110 820,758 (109,648.00) (13.36) Vốn góp liên doanh Đầu tư vào công ty liên kết Đầu tư dài hạn khác 10 740,493 820,758 (80,265.00) (9.78) Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (29,383) (29,383.00) Taì sản cố định 12 793,784 549,467 244,317.00 44.46 Tài sản cố định hữu hình 12.1 574,915 483,844 91,071.00 18.82 Nguyên giá tài sản cố định 868,155 676,169 191,986.00 28.39 Hao mòn tài sản cố định (293,240) (192,325.00) (100,915.00) 52.47 Tài sản cố định thuê taì chính Nguyên giá tài sản cố định Hao mòn taì sản cố định Tài sản cố định vô hình 12.2 218,869 65,623 153,246.00 233.52 Nguyên giá tài sản cố định 237,089 75,723 161,366.00 213.10 Hao mòn tài sản cố định -18,220 (10100.00) (8,120.00) 80.40 Bất động sản đầu tư Nguyên giá bất động sản đầu tư Hao mòn bất động sản đầu tư Tài sản có khác 13 1,474,241 2,087,709 (613,468.00) (29.38) Các khoản phải thu 13.1 582,982 521,342 61,640.00 11.82 Các khoản lãi phí phải thu 13.2 172,133 429,074 (256,941.00) (59.88) Tài sản thuế TNDN hoãn lại 19 10,589 (10,589.00) (100.00) Tài sản có khác 719,126 1,126,704 (407,578.00) (36.17) Trong đó: Lợi thế thương mại Dự phòng rủi ro cho các tài sản có nội bảng khác Tổng tài sản 42,520,402 34,713,192 7,807,210.00 22.49 NỢ PHẢI TRẢ Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 19,000 19,000.00 Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 14 4,767,739 3,611,521 1,156,218.00 32.01 Tiền gửi của các TCTD khác 14 4,545,991 3,611,521 934,470.00 25.87 Vay các TCTD khác 221,748 221,748.00 Tiền gửi của khách hàng 15 27,973,540 23,010,437 4,963,103.00 21.57 Các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ nợ tài chính khác 0.00 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay mà các TCTD chịu rủi ro 17 291,047 203,966 87,081.00 42.69 Phát hành giấy tờ có giá 16 3,682,086 2,970,812 711,274.00 23.94 Các khoản nợ khác 18 1,605,448 1,401,502 203,946.00 14.55 Các khoản lãi, phí phải trả 337,304 602,466 (265,162.00) (44.01) Thuế TCDN hoãn lại phải trả 19 19,131 19,131.00 Các khoản phải trả và công nợ khác 1,249,013 799,036 449,977.00 56.31 Dự phòng cô công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 38,319,879 31,198,238 7,121,641.00 22.83 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn và các quỹ Vốn của TCTD 20 3,400,553 2,880,521 520,032.00 18.05 Vốn điều lệ 20.1 3,400,000 2,880,000 520,000.00 18.06 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Thặng dư vốn cổ phần Cổ phiếu quỹ Cổ phiếu ưu đãi Vố khác 20.1 553 521 32.00 6.14 Quỹ của TCTD 20 199,138 106,848 92,290.00 86.38 Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch đánh giá lại tài sản Lợi nhuận chưa phân phối 20.1 600,832 527,585 73,247.00 13.88 TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,200,523 3,514,954 685,569.00 19.50 LƠI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 42,520,402 34,713,192 7,807,210.00 22.49 CÁC CHỈ TIÊU NGOẠI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 34 2,824,180 2,612,291 211,889.00 8.11 Bảo lãnh vay vốn Cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng 1,986,827 1,872,861 113,966.00 6.09 Bảo lãnh khác 837,353 739,430 97,923.00 13.24 Các cam kết đưa ra Cam kết tài trợ cho khách hàng Cam kết khác Tổng cộng 2,824,180 2,612,291 211,889.00 8.11 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG Thuyết minh 2009 2008 SO SÁNH Mức Độ Tốc độ THU NHẬP HOẠT ĐỘNG Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương t tự 23 3,325,056 3,815,708 (490,652.00) (12.86) Chi phí lãi và các chi phí tương tự 24 2,218,224 2,971,376 (753,152.00) (25.35) Thu nhập lãi thuần 1,106,832 844,332 262,500.00 31.09 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 25 272,571 203,524 69,047.00 33.93 Chi phí hoạt động dịch vụ 25 52,858 52,132 726.00 1.39 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 25 219,712 151,392 68,320.00 45.13 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 26 262,492 333,365 (70,873.00) (21.26) Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh 27 4,916 12,672 (7,756.00) (61.21) Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 28 64691 16,377 48,314.00 295.01 Thu nhập từ hoạt động khác 4,013 113,282 (109,269.00) (96.46) Chi phí hoạt động khác 226 570 (344.00) (60.35) Lãi thuần từ hoạt động khác 29 3,787 112,712 (108,925.00) (96.64) Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1,152 8,221 (7,069.00) (85.99) TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 1,663,581 1,479,071 184,510.00 12.47 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Chi phí tiền lương 280,770 215,987 64,783.00 29.99 Chi phí khấu khao và khấu trừ 110,703 82,288 28,415.00 34.53 Chi phí hoạt động khác 30 337,504 267,435 70,069.00 26.20 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 728,977 565,710 163,267.00 28.86 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 934,604 913,361 21,243.00 2.33 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8 146,848 210,192 (63,344.00) (30.14) TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 785,756 703,169 82,587.00 11.74 Chi phí thuế TNDN hiện hành 19 170,388 175,021 (4,633.00) (2.65) (Chi phí)/ lợi ích thuế TNDN hoãn lại 19 29,720 10,589 19,131.00 180.67 Tổng chi phí thuế TNDN 200,108 164,432 35,676.00 21.70 LỢI NHUẬN THUẦN TRONG NĂM 587,648 538,737 48,911.00 9.08 Phân bổ cho: Lợi nhuận thuộc về cổ đông của Ngân hàng 587,648 538,737 48,911.00 9.08 Lợi ích của cổ đông thiểu số Lãi cơ bản trên phiếu (VNĐ) 21 1,914 1,871 43.00 2.30 Đánh giá các chỉ tiêu: Đánh giá về tình hình hoạt động của ngân hàng Đông Á trong 2 năm 2008 và 2009 Nhóm chỉ tiêu doanh lợi Tổng lợi tức sau thuế trên doanh thu-ROS Năm 2009: 587,648 Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần 1,663,581 ROS = = x 100 = 35.32 % Năm 2008: 538,737 Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần 1,479,071 ROS = = x 100 = 34.424 % => Nhận xét: -Tỷ số ROS phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng. -Tỷ số này càng cao và doanh thu của ngân hàng lớn thì tiềm năng sinh lời càng lớn. -Năm 2009 tỷ số của Ngân hàng Đông á là 35.32% so với năm 2008 là 34.42% ,nên năm 2009 sinh lời hơn năm 2008 là 0.9% Tổng lợi tức sau thuế trên tài sản-ROA Lợi nhuận thuần trong năm Năm 2009: 587,648 Tổng tài sản có 42,520,402 ROA = = x 100 = 1.382 % Năm 2008: Lợi nhuận thuần trong năm 538,737 Tổng tài sản có 34,713,192 ROA = = x 100 = 1.552 % => Nhận xét: -Năm 2009 thấp hơn 2008 là 0.17%. -Tỷ lệ này dùng để so sánh với chi phí vốn: +Nếu lớn hơn thì ngân hàng có lãi. +Nếu thấp hơn thì ngân hàng thua lỗ. Tổng lợi tức sau thuế trên nguồn vốn-ROE Năm 2009:Lợi tức sau thuế 587,648 Nguồn vốn chủ sở hữu 4,200,523 ROE = = x 100 = 13.99 % Năm 2008:Lợi tức sau thuế Lợi tức sau thuế Lợi tức sau thuế 538,737 3,514,954 Nguồn vốn chủ sở hữu ROE = = x 100 = 15.32 % => Nhận xét -Năm 2008 có tổng lợi tức hơn năm 2009 là 1.33%.Việc năm 2009 có tổng lợi tức thấp hơn là do sức hấp dẫn của ngân hàng không còn nhiều đối với các nhà đầu tư. Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ: Nợ phải trả trên tổng tài sản: Năm 2009: 38,319,879 Nợ phải trả Nợ phải trả trên tổng tài sản 42,520,402 Tổng tài sản Có = = x 100 = 90.12 % Năm 2008: 31,198,238 Nợ phải trả Nợ phải trả trên tổng tài sản 34,713,192 Tổng tài sản Có = = x 100 = 89.87 % => Nhận xét: -Năm 2009 cao hơn năm 2008 là 0.25%. -Tỷ lệ năm 2009 cao hơn 2008 cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ thấp đi , mức độ phá sản của ngân hàng cũng tăng lên. Khả năng thanh toán lãi vay : Năm 2009: Lợi nhuận trước thuế và lãi 4,110,812 Tỉ số thanh toán lãi vay 2,218,224 Chi phí lãi vay = = = 1.85 Năm 2008:Lợi nhuận trước thuế và lãi 4,518,877 Tỉ số thanh toán lãi vay 2,971,376 Chi phí lãi vay = = = 1.52 => Nhận xét: -Năm 2009 hơn năm 2008 là 0.33 cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng tăng Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu : Năm 2009:38,319,879 Nợ phải trả Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hưu 4,200,523 Nguồn vốn chủ sở hữu = = = 9.123 Năm 2008:31,198,238 Nợ phải trả Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hưu 3,514,954 Nguồn vốn chủ sở hữu = = = 8.875 => Nhận xét: -Năm 2009 hơn năm 2008 là 0.248 nên mức độ đảm bảo các khoản nợ bằng vốn riêng của ngân hàng cao hơn nhưng nó cũng chứng tỏ mức độ rủi ro đối với chủ nợ càng lớn. Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua: Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đây là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó đã đạt được mục tiêu của mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu để từ đó tìm ra biện pháp khắc những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng thương mại một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra, một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng mình. Trong 3 năm 2007 - 2009, trước những thử thách và cơ hội trong điều kiện môi trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á với sự nổ lực của mình đã đạt được những kết quả khả quan. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau: BẢNG: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 – 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2009 so với 2008 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Thu nhập 853 1.479 1.664 626 73.40 185 12.51 Chi phí 349 566 729 217 62.18 163 28.8 Lợi nhuận trước thuế 454 703 788 249 54.85 85 12.09 Thuế 122 164 200 42 34.43 36 21.95 Lợi nhuận sau thuế 332 539 588 207 62.35 49 9.1 Nhìn lại 3 năm qua, nền kinh tế gặp một số khó khăn do khủng hoảng kinh tế một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng gặp khó khăn về vốn sản xuất, sản xuất nông nghiệp công nghệ lạc hậu, chịu sự cạnh tranh hàng ngoại nhập… Mặc dù vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã có những chính sách tín dụng sát thực, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân tạo điều kiện cho các đối tượng này mở rộng và phát triển sản xuất. Về thu nhập Nguồn thu nhập gồm các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ thanh toán và thu từ hoạt động khác. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Nhìn chung, tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập của năm 2008 so với năm 2007 cao hơn tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2007 đạt 853 tỷ đồng, sang năm 2008 con số này đã tăng lên 1.479 tỷ đồng tương đương tăng 626 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 73% so với năm 2007. Sang năm 2009, tổng thu nhập của Đông Á là 1664 tỷ đồng, tăng 185 tỷ đồng, tương đương 12% so với năm 2008. Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đảm bảo tình hình hoạt động của ngân hàng đạt kết quả tốt và đạt kế hoạch đề ra. Về chi phí: Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2007 tổng chi phí là 349 tỷ đồng, tăng hơn 62% vào năm 2008 là 566 tỷ đồng, và tăng hơn 33 % vào năm 2009 là 729 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi và huy động vốn của ngân hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do tăng lãi suất huy động tăng để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong khoản mục chi phí ngoài lãi thì chi phí điều hành và chi phí lương tăng qua các năm là do công tác quản lý của ngân hàng khá phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung. Về lợi nhuận sau thuế: Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng biến động qua các năm với tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt được 539 tỷ đồng, tăng khoảng 62% so với năm 2007 là 332 tỷ đồng. Bước sang năm 2009 về số tuyệt đối lợi nhuận tăng tương đối thấp so với năm 2008, cụ thể tăng 49 tỷ đồng tương đương tăng khoảng 9%. Nguyên nhân là trong năm 2009 ngân hàng chủ trương hi sinh một phần mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận để chống lạm phát, mục tiêu đã được thay đổi từ tăng tốc nhanh, hiệu quả đến tập trung cao nhất cho mục tiêu an toàn trong các hoạt động: thanh khoản, quản lý rủi ro, …để đảm bảo khả năng tăng trưởng trong dài hạn. Phân tích chất lượng tín dụng: Tình hình hoạt động trong 3 năm 2007-2009: Khái quát hoạt động tín dụng trong 3 năm 2007-2009: Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài hoạt động huy động vốn nhằm chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu mà ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Trong thời gian qua, để hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức cho vay của mình nên đã có những diễn biến tích cực. Điều này được thể hiện qua bảng sau: BẢNG : TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2009 so với 2008 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Tổng tài sản 27.376 34.713 42.520 7.337 26.80 7.807 22.49 Số dư huy động vốn bình quân 11.513 27.543 33.392 16.030 139.23 5.849 21.24 Dư nợ cho vay bình quân 14.007 23.463 29.464 9.456 67.51 6.001 25.58 Lợi nhuận sau thuế 332 539 588 207 62.35 49 9.1 Qua bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm. Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn,nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đông Á vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2008 đạt 27.543 tỷ đồng, tăng 139,23% so với năm 2007, đến năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn song lượng vốn ngân hàng huy động đạt 33.392 tỷ đồng,tăng 21,24% so với năm 2008 và đang được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Nguồn vốn huy động tăng do tiền gửi thanh toán và tiết kiệm tăng chủ yếu từ khu vực dân cư và do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào Đông Á ngày càng cao. Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm2008 đạt 23.463 tỷ đồng, tăng 67,51% so với năm 2007 và đến năm 2009 đạt 29.464 tỷ đồng, tăng 25,58% so với năm 2008 và được kỳ vọng tăng nhanh trong giai đoạn còn lại. Trong đó, cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng Len cụ thể đạt 9.671 tỷ 2009 tăng 24,34% so với 2008, nguyên nhân là do khoản cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng lên 1 phấn do thời gian này các doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động đi vay để đầu tư phát triển sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.Tổng tài sản của ngân hàng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2008 đạt 34.713 tỷ tăng 26,80 % so với 2007 và đến cuối 2009 đạt 42.520 tỷ tăng 22,49% so với năm 2008. Quy mô tổng tài sản hiện nay tăng lên sẽ mang lại lợi thế về vốn hoạt động của Ngân hàng Đông Á so với các ngân hàng thương mại khác. Phân tích hoạt động tín dụng: Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Đây cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô của hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Hầu hết các ngân hàng có dư nợ cao thường là những ngân hàng có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Sau đây là tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của ngân hàng Đông Á: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ NĂM 2007 – 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2009 so với 2008 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Nợ ngắn hạn 13.566 16.148 22.866 2.582 19.03 6.718 41.60 Nợ trung hạn 3.578 7.975 9.162 4.397 122.89 1.187 14.88 Nợ dài hạn 714 1.448 2.328 734 102.80 880 60.77 Tổng cộng 18.858 25.571 34.356 7.713 43.19 8.785 34.36 Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng Đông Á tăng đều qua các năm, cụ thể là vào năm 2007 dư nợ cho vay của Ngân hàng là 17.858 tỷ đồng đến năm 2008 đã tăng lên 25.571 tỷ đồng về mặt giá trị đã tăng lên 7.713 tỷ đồng tức 43,19% so với năm 2007. Qua đến năm 2009 con số này là 34.356 tỷ đồng tăng về giá trị 8.785 tức là tăng 34,36% so với năm 2008. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ NĂM 2007 – 2009 27% 7% 76% 20% 63% 31% 6% 4% 2008 2007 Nợ dài hạn Nợ trung hạn Nợ ngắn hạn 66% 2009 Nhìn chung thì các khoảng nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60%, nhưng từ 2007 tỷ trọng này là gần 76% thì đến năm 2008 tỷ trọng này đã giảm xuống đáng kể 63% nguyên nhân là do trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tỷ lệ lạm phát cao kéo theo lãi suất cho vay cao vì thế nên các khoản vay ngắn hạn ít đem lại lợi ích cho đi vay, mặt khác các doanh nghiệp trong giai đoạn này cần có 1 nguồn vốn cố định trong dài hạn nhằm đầu tư và khắc phục hậu quả qua đợt khủng hoảng vì vậy tỷ trọng các khoảng vay trong trung và dài hạn tăng lên đặc biệt là trung hạn (tăng từ 20% lên 31%). Trên cơ sở đó, đến năm 2009 khi nền kinh tế đã ổn định hơn, thì các khoản vay trong ngắn hạn đã tăng lên về mặt tỷ trọng tuy vẫn chưa đáng kể nhưng đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì các khoản vay trong ngắn hạn thường có thu nhập lãi cao hơn trong cùng thời gian đối với các khoản vay trung và dài hạn mà rủi ro lại thấp hơn. Điều này chứng tỏ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn vì những món vay có thời hạn càng dài thì càng có nhiều rủi ro. Ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế: Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang từng bước vươn lên phát triển mạnh mẽ cùng với nền kinh tế của quốc tế. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á cũng đang có những chiến lược hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình. Nhận thức được sự phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn liền nhu cầu về vốn, do đó Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã và đang cố gắng mở rộng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng cao, ngân hàng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả vốn cho nền kinh tế. Vì vậy từ việc chỉ cho vay đối với một số đối tượng cụ thể, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế. Phân tích tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế của Ngân hàng Đông Á cho thấy những tác động của việc mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh tế khác nhau cũng như những rủi ro mà chúng sẽ mang lại cho hoạt động của ngân hàng. TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2009 so với 2008 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Doanh nghiệp Nhà nước 682 731 848 49 7.18 117 16 Công ty TNHH Nhà nước 138 156 139 18 13.04 -17 -10.9 Công ty TNHH tư nhân 4.731 7.642 10.355 2.911 61.53 2.713 35.5 Công ty cổ phần 4080 8409 11.759 4329 106.10 3350 39.84 Doanh nghiệp tư nhân 668 724 1.415 56 8.36 691 95.44 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 22 24 56 2 9.10 32 133.33 Kinh tế tập thể 82 107 113 25 30.49 6 5.61 Cho vay cá nhân 7.455 7.778 9.671 323 4.33 1.893 24.34 Tổng cộng 17.858 25.571 34.356 7.713 43.19 8.785 34.36 Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2007 của khách hàng cá nhân là 7.455 tỷ đồng và tập thể là 10.403 tỷ đồng nhưng qua các năm thì 2008 và 2009 hai chỉ số này đã chênh lệch nhau khá nhiều, cụ thể là năm 2008 cho vay khách hàng cá nhân là 7.778 tỷ đồng tăng 323 tỷ đồng (tăng 4,33%) so với năm 2007 và cho vay khách hàng tập thể là 17.793 tỷ đồng tăng 7.390 tỷ đồng (tăng 71,04%) so với năm 2007. Trong năm 2007, DongA Bank đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với khách hàng cá nhân: DongA Bank đã đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm: cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và cho vay tiền ứng trước trong việc bán chứng khoán thông qua việc DongA Bank liên kết với các công ty chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua hàng trả góp tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim, cho vay mua xe máy tại công ty PNJ, mua xe máy tại công ty Phát Tiến, công ty Tín Phong, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên, … Đối với khách hàng doanh nghiệp: DongA Bank đặc biệt chú trọng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. DongA Bank đã và đang tiếp tục hợp tác với các Tổ chức tài chính nổi tiếng quốc tế để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Đến năm 2009 cho vay đối với khách hàng cá nhân 9.671 tỷ đồng tăng 1.893 tỷ đồng (tăng 24,34%) và đối với khách hàng tập thể năm 2009 là 24.685 tỷ đồng tăng 6.892 tỷ đồng (tăng 38,73%) so với năm 2008. Ta có thể suy luận rằng do quy mô nền kinh tế nước ta đang lớn dần việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả vì nó thiếu chặt chẽ không có phương hướng rõ ràng, bên cạnh đó trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhiều hơn, các cá nhân nhỏ lẻ dần tập trung thành những doanh nghiệp với phương hướng phát triển cụ thể, bằng việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần có nhiều vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại vì thế các khoản vay của nhóm đối tượng này tăng lên tỷ trọng lẫn giá trị. Đi vào cụ thể các thành phần cho vay tập thể ta thấy rằng do chính sách của nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nên các khoản vay của các công ty nhà nước nói chung giảm hoặc tăng ít. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các khoản tăng đều qua từng năm cho ta thấy rằng Việt Nam đang thu hút các nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài. Ngoài ra chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản vay các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, đây cũng là một trong các thành phần kinh tế lớn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NHÓM NỢ CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ 2007 – 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 17.744 99.36 24.523 95.90 33.663 97.98 Nợ cần chú ý 34 0.19 397 1.55 235 0.68 Nợ dưới tiêu chuẩn 5 0.03 354 1.38 60 0.17 Nợ nghi ngờ 14 0.08 111 0.43 123 0.37 Nợ có khả năng mất vốn 61 0.34 186 0.73 272 0.79 Tồng cộng 17.858 100 25.571 100 34.356 100 Nhìn vào bảng ta thấy rằng trong năm 2007 nợ đủ tiêu chuẩn là 17.744 tỷ đồng đến năm 2008 con số này là 24.523 tỷ đồng tuy đã tăng 38,2% nhưng so với số tăng của tổng dư nợ là 43,19% thì về mặt tỷ trọng nó lại giảm xuống, sang năm 2009 tình hình đã tốt hơn với số dư nợ là 33.663 tỷ đồng thì đã tăng 27,15% cao hơn so với tốc độ tăng của tổng dư. Mặt khác trong năm 2008 tình hình các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đã tăng lên rất nhiều điều này cho ta thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng lên hệ thống các Ngân hàng như thế nào, mà ở đây cụ thể là Ngân hàng Đông Á, cá biệt đối với nhóm nợ nhóm 3 đã tăng 6980% từ 5 tỷ đồng ở năm 2007 đến năm 2008 là 354 tỷ đồng. Các nhóm nợ khác cũng tăng đáng kể tất cả đều tăng trên 200%. Nhờ có các biện pháp khắc phục hữu hiệu đến năm 2009 nợ nhóm 2 và nhóm 3 đã giảm đi rõ rệt đặc biệt nhất vẫn là nhóm nợ nhóm 3 đã giảm xuống còn 60 tỷ tức là giảm 490%, nhưng do hậu quả của năm 2008 mà các nhóm nợ 4, 5 đã tăng lên tuy không đáng kể so với năm 2008 nhưng Ngân hàng Đông Á cần có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng tăng của nhóm nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng. Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu: Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài - Phân tíchtình hình tài chính,tín dụng đối với Ngân Hàng Thương Mại CỔ PHẦN ĐÔNG Á.doc
Tài liệu liên quan