Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam

Tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam: Lời nói đầu Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Nhà nước, là giải pháp quan trọng trong xắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện cổ phần hoá tạo khả năng đa dạng hoá sở hữu trong doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn vào việc đầu tư trang bị lại thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về phương thức quản lý doanh nghiệp từ đó tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Lợi ích của cổ phần hoá là rõ ràng, tuy nhiên trên thực tế việc cổ phần hoá đang diễn ra còn chậm và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nhuyên nhân gây ra tình trạng trên như quan điểm, nhận thức, tâm lý, của các nhà quản lý doanh nghiệp và người lao động còn e dè lo ngại, hay như các văn bản chính sách của Nhà nước còn điểm vướng mắc, chưa thực sự tạo điều kiện hoặc không thực tế để thúc đ...

doc52 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn của Nhà nước, là giải pháp quan trọng trong xắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện cổ phần hoá tạo khả năng đa dạng hoá sở hữu trong doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn vào việc đầu tư trang bị lại thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất, đồng thời tạo ra sự thay đổi cơ bản về phương thức quản lý doanh nghiệp từ đó tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Lợi ích của cổ phần hoá là rõ ràng, tuy nhiên trên thực tế việc cổ phần hoá đang diễn ra còn chậm và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nhuyên nhân gây ra tình trạng trên như quan điểm, nhận thức, tâm lý, của các nhà quản lý doanh nghiệp và người lao động còn e dè lo ngại, hay như các văn bản chính sách của Nhà nước còn điểm vướng mắc, chưa thực sự tạo điều kiện hoặc không thực tế để thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hoá. Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam - VICIMEX là một doanh nghiệp được cổ phần hoá từ một doanh nghiệp Nhà nước. Là một thành viên đi đầu và hoạt động có hiệu quả của Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX - Bộ xây dựng. Công ty VICIMEX bắt đầu thực sự đi vào hoạt động với tên gọi là công ty cổ phần từ 30/6/2000, là một doanh nghiệp Cổ phần non trẻ nhưng qua quá trình hoạt động ngắn Công ty VICIMEX đã thể hiện một số chuyển biến nhất định. Tuy vậy, Công ty VICIMEX vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn và những hạn chế nhất định. Do đó việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động ở công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp này mà nó còn đóng góp vào thành công của công cuộc cổ phần hoá nói chung. Do điều kiện hạn chế về thời gian nên trong đề tài này tôi chỉ đề cập, nghiên cứu đến hiệu quả hoạt động hoạt động của Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam - VICIMEX. Nội dung bài thực tập tốt nghiệp gồm các vấn đề như : + Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận của đề tài. + Phần thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam. + Phần thứ ba: Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty VICIMEX. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý, cám ơn lãnh đạo và các cán bộ Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phần thứ nhất cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần trong nghành xây dựng Căn cứ làm lý luận xuyên suốt đề tài là các văn bản chính sách của Nhà nước bao gồm : Nghị định số 44/1998/CP-CP ngày 29-6-1998 của Chính phủ. Có các nội dung cơ bản sau : Điều 1. đối tượng áp dụng Nghị định này là các doanh gnhiệp ghi tại Điều 1 của Luật doanh nghiệp mà Nhà nuức không cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn đầu tư, được xác định kèm theo Nghị định này. Điều 2. Chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần ( sau đây gọi là cổ phần hoá) nhằm các mụctiêu sau đây : 1.Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trongnước và nước ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. 2.Tạo điều kiện đểngười lao động trong doanh nghiệp có cổ phầnvà những người đã góp vốn được làm chủ thật sự: thay đổi phương thức quản lý tạo động lực doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Điều 3. 1.Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt nam, người Việt nam địnhcư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt nam đều có quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. 2. Việc bán cổ phần cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 4. Quyền sở hữu và mọi quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân mua cổ phần ở doanh nghiệp cổ phần hoá được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. Điều 6. Doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá có trách nhiệm xắp xếp, sử dụng hết số lao động hiện có tại doanh nghiệp. Đối với số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động thì giải quyết theo chế độ hiện hành. Điều 7. Cổ phần hoá được tiến hành theo các hình thức sau đây: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá. Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Điều 8. Quyền được mua cổ phần lần đầu khi tiến hành cổ phần hoá. Loại doanh nghiệp Nhà nước được giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt: Một pháp nhân không được mua quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Một cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Loại Nhà nước không nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt : Một pháp nhân được mua không quá 20% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần : Không hạn chế số lượng cổ phần của mỗi pháp nhân và cá nhân được mua nhưng phải đảm bảo số cổ đông tối thiểu theo đúng quy định của Luật công ty. Phần vốn doanh nghiệp đã vay người lao động trước khi cổ phần hoá nếu người lao động chấp thuận thì chuyển thành cổ phần của công ty Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh chống tham nhũng chỉ được mua cổ phần giá ưu đãi không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông trong doanh nghiệp. Điều 11. Nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp ; Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, bán cổ phiếu đều chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ. Các yếu tố xác định giá trị thực tế của doanh nghệp : Số liệu trong sổ sách kế toáncủa doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá. Giá trị thực tế của tài sản doanh nghiệp xác định trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua tài sản và giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá. Lợi thế kinh doanh của donh nghiệp về vị trí địa lí, uy tín mặt hàng ( nếu có). Lợi thế này thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận thực hiện trưên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi cổ phần hoá. Giá trị lợi thế nói trên chủ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp. Điều 13. Các doanh nghiệp cổ phần được hưởng những ưu đãi như sau : Doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Trường hợp những doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo Luật đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức ( Thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật công ty. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá thành công ty cổ phần. Được tiếp tục vay vốn tại nhân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế và lãi suất như đã áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá theo các chế độ quy đinh như đối với doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hoá. Trước khi cổ phần hoá được chủ động sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi ( bằng tiền) chia cho người lao động đang làm việc ( không phải nộp thuế thu nhập) để mua cổ phần. Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình văn hoá, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu tập thể người lao độngdo công ty cổ phần quản lí với sự tham gia của tổ chức công đoàn. Các khoản chi phí thực tế, hợp lí và cần thiết cho quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần được trừ vào tiền bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước theo mức quy định của Bộ tài chính. Trường hợp cổ phần hoá theo khoản 1, Điều 7 của Nghị định này thì được sử dụng vốn của Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp để trang trải. Điều 14. Người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá được hưởng những ưu đãi sau : Được Nhà nước bán với giá ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tuy theo năm công tác của từng người. Một năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần ( Trị giá 1 cổ phần: 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không vượt quá 20% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên thì tổng giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 30% giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trường hợp cổ phần hoá theo khoản 1 Điều 7 của nghị định này thì giá trị ưu đãi cho người lao động được trừ vào phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Người lao động sở hữu cổ phần nói trên có quyền chuyển nhượng, để thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức hoạt đôngj của công ty cổ phần. Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần theo giá ưu đãi thì được hoãn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả đần tối đa trong 10 nămkhông phải chịu lãi suất. Số cổ phần mua trả dần dành cho người lao động ngheo không vượt quá 20% tổng số cổ phần Nhà nước bán theo giá ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều này. Người sở hữu cổ phần trả dần không được chuyển nhượng khi chưa trả hết tiền cho Nhà nước. Sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo ngững quy định hiện hành của Chính phủ. ... Điều 19. Đăng kí kinh doanh của công ty cổ phần: Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá sẽ hoạt động theo Luật công ty và đưng kí kinh doanh tại Sở kế hoạnh và Đầu tư tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ đưng kí kinh doanh, Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh cho công ty cổ phần. Hồ sơ đăng kí kinh doanh gồm: Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần đã được Đại hội cổ đông thông qua. Biên bản bầu hội đồng quản trị và cử giám đốc điều hành. Giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá (nếu có). Giấy phép kinh doanh những nghành nghề do các Bộ quản lí chuyên nghành cấp nếu còn thời hạn sử dụng thì không phải đổi lại. Điều 20. Người quản lí phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần: Trường hợp chuyển toàn bộ doanh nghiệp độc lập thành công ty cổ phần: Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, hội đồng quản trị tổng công ty 91 thoả thuận với Bộ tài chính việc cử người trực tiếp quản lí phàan vốn Nhà nước tại công ty cổ phần. Trường hợp chuyển một bộ phận doanh nghiệp độc lập ( tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp độc lập có hội đồng quản trị và không có hội đồng quản trị) thành công ty cổ phần: Hội đồng quản trị các doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước độc lập không có hội đồng quản trị cử người trực tiếp quản lí phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần được thành lập từ cổ phần hoá một bộ phận của doanh nghiệp mình. Người trực tiếp quản lí phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 50 và Điều 54 của Luật doanh nghiệp Nhà nước. Cổ tức từ phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần thuộc sở hữu nhà nước và thu nộp về: Ngân sách nhà nước đối với trường hợp nói tại khoản 1, Điều này. Doanh nghiệp quản lí phần vốn nhà nước trong công ty cổ phần đối với trường hợp nói tại khoản 2, Điều này. Danh mục các loại doanh nghiệp Nhà nước để lựa chọn cổ phần hoá: Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hoá: + Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích quy định tại Điều 1 - Nghị định số 56/CP ngày 2-10-1996 của Chính phủ. Trường hợp cổ phần hoá những doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Nừu có mức vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương quyết định. + Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh: vật liệu nổ, hoá chất độc, chất phóng xạ, in bạc và các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế. Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hoá: Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng. Khai thác quặng quý hiếm; Khai thác khoáng sản quy mô lớn; Các hoạt động dịch vụ kĩ thuật về khai thác dầu khí; Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chữa bệnh và hoá dược; Sản xuất kim loại màu và kim loại quý hiếm quy mô lớn; Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện; Sửa chữa phương tiện bay; Dịch vụ khai thác bưu chính - viễn thông; Vận tải đường sắt, hàng không, viễn dương; In, xuất bản, sản xuất rượu, bia, thuốc lá có quy mô lớn; Ngân hàng đầu tư, ngân hàng cho người nghèo; Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn; Các doanh nghiệp nhà nước hiện có còn lại đều có thể thực hiện cổ phần hoá cà áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác trong đó Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. * Ngoài ra còn có các văn bản của các bộ nghành ban hành như: Thông tư số 11/1998/TT-LĐTBXH ngày 21-8-1998 của Bộ lao đọng – Thương binh xã hộihướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Công văn số 02/ĐMDNTW ngày 05-10-1998 của Ban đổi mới doanh nghiệp trung ương trả lời vướng mắc về thực hiện cổ phần hoá. Văn bản số 3138 TC/TCDN ngày 19-8-1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thưch hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chỉ thị số 01/ BXD/TCKT ngày 12-2-1997 của Bộ trưởng Bộ xây dựngvề việc triển khai chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Chỉ thị số 11/BXD/TCKT ngày 15-9-1997 của Bộ xây dựng về việc đẩy mạnh triển khai cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Công văn số 1341/BXD/ĐMDN ngày 25-8-1998 của Ban đổi mới quản lí doanh nghiệp nhà nước Bộ xây dựng hướng dẫn trình tự các công việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Công văn số 343 CĐXD ngày 20-9-1998 của Công đoàn xây dựng Việt nam về việc “ Than gia cổ phần hoá doanh nghiệp “ Luật doanh nghiệp ( áp dụng từ 1.1.2000). Luật lao động. 3. Luật doanh nghiệp quy định về công ty cổ phần : Điều 51. Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: a.Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Điều 52. Các loại cổ phần Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định; Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập đổi thành cổ phần phổ thông. Người được mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Điều 59. Cổ phiếu Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc but toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, trụ sở công ty; Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Số lượng cổ phần và loại cổ phần; Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; Tên cổ đong đối với cổ phiếu ghi tên; Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần; Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty; Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi còn có các nội dung theo quy định tại các điều 55, 56 và 57 của Luật này. Điều 61. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần Hội đồng quản trị quyết định giá chào bán cổ phần. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, trừ những trường hợp sau đây: Cổ phần chào bán lần đầu tiên sau khi đăng ký kinh doanh; Cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty; Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này, giá chào bán cổ phần không được thấp hơn thị trường trừ đi phần hoa hồng dành cho người môi giới và bảo lãnh. Hoa hồng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị cổ phần tại thời điểm chào bán; Cổ phần đã được bán hoặc cổ phần đã được chuyển nhượng khi ghi đúng và đủ những thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 của Luật này vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Sau khi thanh toán đủ cổ phần đăng ký mua, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, cổ đông phải báo ngay cho công ty và có quyền yêu cầu công ty cấp lại cổ phiếu và phải trả phí do công ty quy định. Công ty có thể bán cổ phần mà không có cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại điểm d khoản 1 Điều 60 Luật này được ghi vào sổ cổ đông là đủ để chứng thực quyền sổ hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. Thủ tục và trình tự chào bán cổ phần thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Điều 62. Phát hành trái phiếu Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành. Điều 63. Mua cổ phần, trái phiếu Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần. ...... Điều 69. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc( Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên mười một người phải có Ban kiểm soát. Điều 70. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông của công ty; Quyết định tổ chức lại và qiải thể công ty; Quyết định sửa đổi, bổ xung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đươcj quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty; Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty. Điều 71. Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp: Theo quyết định của Hội đồng quản trị; Theo yêu cầu cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này hoặc của Ban kiểm soát trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 86 của Luật này, Hội đồng quản trị ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao, các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập thì cổ đông, nhóm cổ đông có yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Tất cả chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được công ty hoàn lại. Người triệu tập phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, cung cấp các thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đôn, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi giấy mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này. Điều 72. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông cuả công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất mười ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông. Danh sách có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ tên, địa chỉ thường trú đối với cá nhân; tên, trụ sở đối với tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông. Mỗi cổ đông đều có quyền được cung cấp các thông tin liên quan đến mình được ghi trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều 53 của Luật này có quyền xem danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông có quyền yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ xung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. ....... Điều 80. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định chiến lược phát triển của công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định phương án đầu tư; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tông giá trị tài sản ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc( Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phàng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; .......... Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu bầu; Hội đồng quản trị gồm không quá mười một thành viên. Nhiệm kỳ, số lượng, tiêu chuẩn cụ thể thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định; Điều 81. Chủ tịch hội đồng quản trị Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch hội đồng quản trị trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác; Chủ tịch hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác; Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật này và Điều lệ công ty; Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, thì thành viên được Hội đồng quản trị uỷ quyền sẽ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị. Trong trường hợp không có người được uỷ quyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong số họ tạm thời giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị. .......... Điều 85. Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làm giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật, thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; Giám đốc (Tổng giám đốc) có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Điều 86. Nghĩa vụ của người quản lý công ty Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý khác của công ty trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình có các nghĩa vụ sau đâu: Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được đem tài sản của công ty đem cho người khác, không được tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận; Khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hẹn phải trả, thì: Phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả các chủ nợ biết; Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả cho người quản lý; Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với các chủ nợ do không thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a và b khoản này; Kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty; Các nghĩa vụ khác do pháp luật và Điều lệ công ty quy định; Điều 88. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát Công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát từ ba đến năm thành viên, trong đó phải có ít nhất một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban; trưởng Ban kiểm soát phải là cổ đông. Quyền và nhiệm vụ của trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, trong điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hoọi đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật này; Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông; Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính và các báo cáo khác của công ty, tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; Kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và của Điều lệ công ty. Việc kiểm tra quy định tại các điểm a và b khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; Điều 90. Những người không được làm thành viên Ban kiểm soát Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc); người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), kế toán trưởng của công ty đó; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đang chấp hành hình phát tù hoặc bị Toà án tước quuyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật. Điều 93. Công khai thông tin về công ty cổ phần Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua lên cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phải trả phí. Phần thứ hai Thực trạng hoạt động cửa công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt nam - Vicimex - Thực trạng hiện nay hơn 5800 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động là nền tảng của nền kinh tế quốc gia. Thế nhưng đa phần các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động là kém hiệu quả. Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hầu hết đều thuộc các lĩnh vực mũi nhọn, lĩnh vực mới như dầu khí, Xăng dầu, Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông.... phần còn lại hoạt động rất kém hiệu quả. Theo kết quả của 1 cuộc điều tra để đánh giá : 40% Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ , 30 % hoạt động èo ọt cần phải giải thể , phá sản . Một số Doanh nghiệp hoạt động trên tình trạng danh nghĩa không là Doanh nghiệp Nhà nước nhưng nôị dụng hoạt động là của một số cá nhân. Trong Doanh nghiệp Nhà nước đa số có tâm lý dựa dẫm , thiếu sự năng động trong kinh doanh, không phát huy hết được các khả năng, các nguồn lực sẵn có, làm ăn thua lỗ thì Nhà nước phải gánh chịu. Một mặt khác trong các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng tham ô, tham nhũng , vây cánh để trục lợi đây là một vấn đề nghiêm trọng, nó làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế quốc gia. Trước tình trạng như vậy, một hình thức quản lý DN mới, một hình thức sở hữu DN mới là một yêu cầu khách quan và cấp bách cho sự phát triển của nền kinh tế. Việc chuyển đổi một số doanh nghiệp Nhà nước không thuộc nghành mũi nhọn, không thuộc lĩnh vực quan trọng của quốc gia cần phải được thúc đẩy, tạo điều kiện môi trường để tiến hành nhanh chóng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, Từ đầu năm 1998 đến nay theo đề nghị của các Tổng công ty và công ty trực thuộc Bộ xây dựng quản lý đã lựa chọn một số doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp để đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành cổ phần hoá năm 1998 là 11 đơn vị năm 1999 Bộ xây dựng đã hoàn thành cổ phần hoá 5 doanh nghiệp và 7 bộ phận doanh nghiệp với tổng giá trị cổ phần phát hành lần đầu là : 45.222.220.000 đồng. Giá trị cổ phần do Nhà nước nắm giữ là 22.546.539.000 đồng, Giá trị cổ phần do Nhà nước nắm giữ là 22.546.539.000 đồng, giá trị cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên và lao động trong doanh nghiệp là 12.801.981.220 đồng, giá trị cổ phần bán cho các đơn vị khác là 9.873.679.780 đồng. Tỷ trọng các đối tượng mua cổ phần phát hành lần đầu, Nhà nước chiếm 49,85%, cổ phần của cán bộ CNVC và lao động trong doanh nghiệp là 28,32% , cổ phần bán cho các đối tượng khác chiếm 21,83%. Hiện nay đã có 4 doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hoá là Công ty lắp máy và xây dựng 69, Công ty đầu tư và phát triển đô thị TCT xây dựng số 1 , Công ty khai thác đá và vật liệu xây dựng Hoà an , TCTy vật liệu xây dựng sô 1 , Công ty xây dựng 6 ( TCT VINACONEX ) .Ngoài ra còn 14 bộ phận doanh nghiệp cũng đang tiến hành cổ phần hoá. Trong số này chủ yếu là các Nhà máy , xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng . Đặc biệt là Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX đang nhanh chóng tiến hành cổ phần hoá dần các Công ty con, để tiến đến cổ phần hoá toàn Tổng công ty vào năm 2001 để phấn đấu trở thành một tập đoàn xây dựng đầu tiên ở Việt nam. Nói chung các doanh nghiệp và các bộ phận doanh nghiệp đã cổ phần hoá đều tăng trưởng đáng kể về vôn sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, công việc làm và thu nhập bình quân của người lao động, cổ tức chia cho các cổ đông mua cổ phần đều cao hơn gửi tiền tiết kiệm, nhất là tinh thần trách nhiệm thái độ lao động của các cán bộ viên chức và người lao động trong công ty cổ phần được nâng cao rõ rệt. Việc tiến hành cổ phần hoá đã thu hút được một số đáng kể nguồn vốn trong cán bộ nhân nhân viên trong doanh nghiệp và ngoài xã hội , tạo được động lực trong quản lý và phát huy tốt hơn tính tích cực, sáng tạo của ngưòi lao động đây là điều thay đổi lớn so với thời gian làm việc trong Doanh nghiệp Nhà nước . Trong doanh nghiệp cổ phần hoá, sự dân chủ công bằng mở rộng rãi hơn nhiều, người lao động có quyền đề đạt, giám sát chất vấn với các nhà quản lý doanh nghiệp mà không sợ bị trù úm, đe doạ, sa thải. Nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì giám đốc các thành viên hội đồng quản trị sẽ bị bãi nhiệm nếu các cổ đông không còn tín nhiệm. Cũng chính vì thế mà các vấn đề tiêu cực trong doanh nghiệp cổ phần như các vấn đề tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, bè phái trục lợi ..... chắc chẵn sẽ giảm bớt . Các doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ phải tự chịu trách nhiệm về kết qủa kinh doanh của đơn vị mình. Như vậy Nhà nước sẽ không phải bù đắp các khoản thua lỗ của các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây. Đây là một thay đổi cơ bản trong quản lý, nó bắt buộc các doanh nghiệp cổ phần phải hoạt động có hiệu qủa cao hơn. Do đó các khoản thu của Nhà nước chắc chẵn sẽ tăng. Việc cổ phần hoá Công ty xây dựng trong đợt thí điểm đã đạt thành công bước đầu, các công ty cổ phần đã dần dần đi vào ổn định và từng bước khẳng định vị trí trên thị trường. Sự thành công bước đầu của tiến trình cổ phần hoá đã chứng minh sự đúng đắn trong đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo sát sao của Bộ xây dựng. Đồng thời nó là động lực thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong nghành xây dựng nói riêng và trong cả nước nói chung , góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Một mặt khác, hiện nay Nhà nước đang qui định các doanh nghiệp có vốn pháp định lớn hơn 10 tỷ mới được tham gia thị trường chứng khoán đây là một hạn chế lớn cho các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng do đa số các doanh nghiệp hiện nay có vốn kinh doanh thấp. Đây là một rào cản cho các doanh nghiệp thuộc nghành xây dựng tham gia thị trường chứng khoán Giới thiệu về công ty VICIMex I/ Giới thiệu tổng quát -Tên đơn vị: Công ty Cổ phần xây lắp và Xuất nhập khẩu Việt Nam - VICIMEX. JSC - Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam- VINACONEX - Bộ Xây dựng Quá trình thành lập: + Trước năm 1991: Công ty xây dựng II đóng tại IRAQ. + Ngày 06/8/1991: Thành lập công ty xây dựng 6 (Doanh nghiệp Nhà nước) + Ngày 30/06/2000: Chuyển thành Công ty CPXL và XNK Việt nam. Địa điểm: H10 - Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân Hà Nội Tổng số cán bộ công nhân viên: 920 người Tổng số Đảng viên: 15 người Tổng số KHKT: 85 người Tổng số CN kỹ thuật: 300 người Vốn điều lệ : 6.500.000.000 đ ( Sáu tỷ, năm trăm triệu đồng VN), Trong đó Cổ phần Nhà nước chiếm 20% vốn điều lệ (1.300.000.000 đ VN ), Cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp chiếm 26,85% vốn điều lệ (1.745.700.000 đ VN), Cổ phần bán theo giá ưu đãi, cho người lao động nghèo trả chậm chiếm 3,57% vốn điều lệ ( 332.000.000 đ VN), Cổ phần bán cho các pháp nhân, cá nhân khác ngoài doanh nghiệp chiếm 46,15% vốn điều lệ ( 3.000.000.000 đ VN) II/ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty: 1. Chức năng, nhiệm vụ: Công ty Cổ phần xây lắp và Xuất khẩu Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế VICIMEX, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp ngày 12/06/2000 và theo điều lệ của công ty cổ phần đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, hạch toán kinh doanh độc lập, thuộc Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - VINACONEX - Bộ Xây dựng. Có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt nam, nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, với tổ chức kinh tế trong nước và các tổ chức nước ngoài đóng tại Việt nam; thi công các loại nền móng công trình quy mô lớn, các công trình đường giao thông và cầu đường bộ, các công trình thuỷ lợi đến quy mô vừa (kênh, mương, đê, kè, cống, trạm bơm...), xây dựng đường dây và trạm biến thế 35KV, Lắp đặt kết cấu thép, các thiết bị cơ điện, nước, điều không, thông tin tín hiệu, trang trí nội ngoại thất, Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản, Dịch vụ tư vấn quản lý dự án công trình; Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá; Xuất khẩu lao động; Xuất khẩu xây dựng./. Mọi công việc tiến hành đồng bộ từ xây lắp kết cấu công trình lắp đặt thiết bị cơ điện nước, điều không, thông tin tín hiệu, trang trí nội ngoại thất, tạo kiến trúc cảnh quan công trình, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các mặt hàng khung nhôm kính, khung thép nhà công nghiệp, xây dựng và phát triển nhà... 2. Cơ cấu tổ chức công ty: -Mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tổ chức trực tuyến Công ty đến đội (chủ nhiệm công trình): Công trình dưới 5 tỷ giao khoán trọn đội trưởng chủ nhiệm công trình. Đội trưởng chủ nhiệm công trình hoạt động như một Giám đốc hiều hành dự án công trình chịu trách nhiệm mọi mặt về tiến độ, chất lượng, kinh tế , ATLĐ trên công trình theo pháp lý Nhà nước về quy chế của Tổng Công ty và Công ty. Mặt khác, Công ty vẫn thường xuyên kiểm tra giúp đỡ hỗ trợ mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với chức năng Giám đốc điều hành, các đội trưởng đã chủ động tạo nhiều nguồn vật liệu rẻ, thu nhập lương cao theo năng lực của từng đội trưởng. Công trình trên 5tỷ, Công ty thành lập công trường, tạo điều kiện cho các đội trưởng chủ nhiệm công trình phát huy khả năng, quyền lực, quyền lợi của mình. Tại các công trình lớn như Trung tâm báo chí quốc tế 37 Hùng Vương, hiện nay Láng Hạ thành lập các đội chuyên sâu như đội sắt, mộc, điện nước, hoàn thiện cùng đội ngũ kỹ sư quản lý các mặt. Công ty chỉ đạo, giao ban hàng ngày, hàng tuần, kịp thời giải quyết mọi yêu cầu phục vụ cho tiến độ, phối hợp của nhiều B cùng tham gia. + Hội đồng quản trị gồm 5 người. + Giám đốc công ty: Ông Đỗ Đình Hùng + Phó giám đốc công ty : 2 phó giám đốc có vai trò giúp việc cho giám đốc công ty. + Phòng kế hoạch kỹ thuật và quản lý dự án: Thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các công trình của công ty; lập biện pháp thi công cho các công trình, giúp các đội công trình về tiến độ, biện pháp, kỹ thuật, giám sát chất lượng công trình, các hồ sơ hoàn công nghiệm thu công trình,lập hồ sơ đấu thầu các công trình trong nước và liên doanh với nước ngoài. +Phòng kế toán tài vụ: Có đủ cán bộ kế toán tại các công trình, hệ thống hoá các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh . + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là phòng mới được thành lập (tháng 4/2000) với chức năng tìm kiếm và tổ chức tiến hành công việc xuất nhập khẩu bao gồm xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu lao động, xuất nhập khẩu xây dựng. +Năm 1996, thành lập Ban An toàn Công ty +Phòng Tổ chức hành chính: đã đi vào quản lý tài liệu, hồ sơ, công văn, giấy tờ chặt chẽ, khoa học. Sửa sang, nâng cấp trụ sở làm việc Công ty Xây dựng 6. Các đội thi công gồm có: + Các đội thi công xây lắp có các đội số 1 đến đội số 9. + Thành lập đội điện nước Công ty (1995). + Thành lập đội lắp dựng, vận hành, tháo lắp cẩu Potain. * Chi nhánh công ty tại miền Nam: Công ty chủ động đưa người và thiết bị thi công vào, góp phần tích cực đẩy nhanh tiến độ , bản đảm chất lượng và ATLĐ cho công trình FUJITSU, nhà máy KAO Việt nam - Biên Hoà Đồng Nai, và hiện đang tiếp tục thi công khu nhà xưởng quận Bình Chánh - thành phố Hồ Chí Minh . cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Hội đồng quản trị Giám đốc Điều hành Ban kiểm soát Các phó giám đốc Chi nhánh m.nam p. khkt & QLda p. tchc p. tc - kt p. kd - xnk đội xd số 9 đội điện nước đội xd tại long an Xưởng Cơ khí đội xd số1 .... Đứng đầu bộ máy tổ chức của công ty là Hội đồng quản trị, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được chào bán của từng loại; quyết định huy động vốn theo hình thức khác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc( Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định mức lương và các lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó; ....... Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty là Ông Nguyễn Văn Tuân - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty VINACONEX. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc (trong đó 1 phó giám đốc phụ trách các công trình phía Bắc, 1 phó giám đốc phụ trách các công trình phía Nam) và một kế toán trưởng. Giám đốc điều hành công ty là Ông Đỗ Đình Hùng - Kỹ sư xây dựng, là người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hôị đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Tiếp sau đó gồm 4 phòng nằm tại Công ty, đó là phòng Tổ chức tổng hợp, phòng Kinh doanh XNK, phòng Kế hoạch-Tài vụ và phòng Kế hoạch kỹ thuật và quản lý dự án. Đây là các phòng chức năng chuyên môn có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Các đội xây dựng ( Từ đội số 1 đến đội số 9) có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và thi công xây lắp các công trình ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó còn 1 xưởng gia công cơ khí, 1 đội thi công điện nước phục vụ cho các công trình. Chi nhánh của Công ty tại Miền Nam đặt trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Miền Nam có nhiệm vụ xây dựng và phát triển thị trường xây dựng trong Nam. Chi nhánh hoạt động king doanh hạch toán độc lập. Ngoài cơ cấu công ty còn một thành viên quan trọng là Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có ba thành viên, nhiệm vụ của Ban là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính; Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nhóm cổ đông ( sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng); Báo cáo Đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và việc lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định sửa đổi, bổ xung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; ....... II/ Tình hình, đặc điểm của Công ty Cpxl và Xnk Việt Nam: + Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật, công nhân lành nghề đã từng thi công nhiều công trình lớn trong và ngoài nước. Tiền thân của Công ty Cổ phần xây lắp và Xuất khẩu Việt Nam Công ty Cổ phần xây lắp và Xuất khẩu Việt Nam - VICIMEX Xây dựng II - IRAQ, sau đó là công ty xây dựng 6, với hơn 2000 người đã thi công nhiều công trình quy mô lớn (nhà máy Quốc phòng IRAQ) được sử dụng nhiều trang thiết bị thi công cơ giới hoá hiện đại. Số cán bộ công nhân viên này được tuyển chọn từ nhiều công trình lớn cả nước: Nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, Vinh, Thuỷ điện Thác Bà, Sông Đà, Trị An, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Apatít Lào cai, Super Phốt phát Lâm Thao, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn... Ngoài số công nhân ở IRAQ về Công ty còn thu nạp một số CBCN từ các nước Đông Âu như Liên Xô (cũ), Bugari, Tiệp, Đức, Angeri... Bên cạnh những “cực chiến binh” Công ty sử dụng khá nhiều kỹ sư trẻ ( chiếm khoảng 40%). Đó là những kỹ sư trẻ mới ra trường, họ khá phong phú về kiến thức chuyên môn, khoa học kỹ thuật, nhạy bén với thương trường kinh doanh, cạnh tranh quyết liệt, sử dụng thành thạo máy vi tính và có trình độ ngoại ngữ khá, đáp ứng tốt được yêu cầu của công việc. + Trong quá trình tồn tại, phát triển, Công ty Cổ phần xây lắp và Xuất khẩu Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh công trình trong phạm vi cả nước (15 tỉnh thành phố ) từ phía bắc tỉnh Hà Giang vào phía Nam tỉnh Đồng Nai - thành phố Hồ Chí Minh, từ phía đông tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng sang phía Tây Hoà Bình, Hà Tây. Về chủng loại công trình, đầy đủ các công trình dân dụng và công nghiệp gồm 6 nhà máy , 20 trụ sở, trung tâm lớn nhỏ, 6 trường học, 3 bệnh viện.... Trong số những công trình trên, phải kể đến Tháp tạo hạt Nhà máy Phân đạm Hà Bắc: Tháp BTCT cao 60m, phải tạo dựng 1 sàn công tác di động lên xuống trong lòng tháp f 15m, với tải trọng hàng trăm tấn, bằng hệ thống tời điện đặt dưới chân tháp Nhà máy Xi măng ChinFong Hải Phòng là hợp doanh VINACONEX - TAISEI - Công ty 6 (TV16JO). Công ty Xây dựng 6 đã tham gia hơn 20 hạng mục công trình lớn, phức tạp, cam go mọi mặt, tiến độ thúc ép từng giờ, từng ngày, chất lượng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều hạng mục thi công nguy hiểm như: ép cọc thép F600 - F400 (18500md). Móng sâu 10m của nhà nghiền, trên cao nguy hiểm như ống khói, sô lô v.v... h = 120 - 150m. Các công trình nổi bật như Trụ sở Trung tâm giao dịch quốc tế hiện nay Láng Hạ 14 tầng. Đặc biệt Trung tâm báo trí Quốc tế 37 Hùng Vương, là công trình trọng điểm quốc gia, đây là nơi diễn ra Hội nghị Quốc tế các nguyên thủ Quốc gia đồng Pháp ngũ. Công ty Xây dựng 6 đóng vai trò Tổng B, đã điều hành nhiều đơn vị xây lắp , hoàn thiện, để chìa ”khoá trao tay” đúng tiến độ yêu cầu của Nhà nước, chất lượng, kỹ mỹ thuật quốc tế cao cấp, an toàn lao động. +Những thuận lợi chủ yếu: 1.Sự ổn định tăng trưởng của Công ty; hàng năm giá trị sản xuất kinh doanh đều tăng nhanh hơn so với trước, đặc biệt năm 1997 đã đạt sản lượng hơn 100 tỷ, trở thành thành viên Câu lạc bộ hơn 100 tỷ đồng Tổng công ty, tạo nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống CBCNV. Đó là một trong những nội lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 2.Cơ sở vật chất Công ty tăng nhanh, trước hết là lực lượng kỹ sư kỹ thuật trẻ, cán bộ các phòng ban được bổ sung, có trang bị vi tính, đào tạo được nhiều đội trưởng, chủ nhiệm công trình, các công trình quy mô lớn, hiện đại, trong hoàn cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, tiếp cận với nhiều thiết bị thi công hiện đại tiên tiến tiên tiến như cẩu Potain, giáo thép, côp pha thép v.v... có thể thi thi công thuần thục nhanh các tầng cẩu tháp bằng dây chuyền bê tông thương phẩm từ 10 - 15 ngày/1sàn, thậm chí nhanh hơn. Thi công thành thạo các loại cọc thép + cọc BTCT. 3.Công ty có truyền thống đoàn kết, đồng tâm nhất trí từ lãnh đạo đến các phòng ban các tổ đội công trình. Tư tưởng xuyên suốt trong mọi hành động là “Tất cả vì tiến độ, chất lượng, an toàn lao động cho các công trình và sự ổn định tăng trưởng mạnh của Công ty”. 4.Mối quan hệ tốt các A, trên cơ sở Chữ tín về tiến độ, chất lượng ATLĐ và thoả mãn các chỉ tiêu kinh tế hợp pháp. Luôn luôn có sự giúp đỡ, chỉ đạo có hiệu quả của lãnh đạo Tổng công ty, các phòng ban chức năng Tổng Công ty và Bộ Xây dựng. 5.Về công tác tài chính kế toán: làm tốt các khoản nộp ngân sách Nhà nước hàng năm nộp đầy đủ đúng kỳ hạn, các khoản nợ thanh toán kịp thời, không dây dưa. Năm 1997 cơ quan thuế thành phố nhận xét: ... Sổ sách chứng từ, số liệu rành mạch rõ ràng không sai sót về hạch toán kế toán... . Tiền lương thanh toán kịp thời cho người lao động. Nói chung về kế toán, tài chính trung thực, trong sáng, lành mạnh an toàn góp phần làm Công ty ổn định, yên tâm sản xuất kinh doanh. III/ Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị Như trên đã nêu, Công ty Xây dựng 6 được thành lập ngày 06/08/1991 theo quyết định số 419/BXD - TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trên cơ sở chuyển đổi tên Công ty Xây dựng 6 thành Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế VICIMEX.SJC thuộc Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam - VINACONEX - Bộ Xây dựng. Trụ sở đóng tại H10 Thanh Xuân – Quận Thanh Xuâm - Hà Nội. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm là ông Đỗ Đình Hùng - Kỹ sư xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khoá 1957 - 1963. Những ngày đầu mới thành lập, cán bộ công nhân viên mới tập hợp IRAQ trở về, không có vốn, không có tài sản cố định, không có công trình của Bộ và Tổng công ty giao. Công ty phải tự vật lộn để tồn tại và phát triển, đi vay vốn và tự tìm kiếm công trình trong hoàn cảnh rất khó khăn. Được sự giúp đỡ của Tổng Công ty, với sự năng động, sáng tạo và uy tín vốn có của CBCNV Công ty đã có được một số công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp như Nhà máy phân đạm Hà Bắc, trung tâm Thuỷ nông Bắc bộ với sản lượng khiêm tốn 400 triệu đồng/1991. Nhưng từng năm sau, sản xuất kinh doanh tăng nhanh: Đơn vị: triệu đồng Năm Giá trị sản lượng Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận 1991 400 16,3 0 1992 3.105 938 61.8 60,306 1993 6.186 3.446 220 104,868 1994 8.042 7.733 240,5 1.246,465 1995 30.000 17.168 240,5 1.246,465 1996 51.600 30.000 1.198 1.095.037 1997 102.000 45.926 1.267 1.041,319 1998 110.000 60.500 1.300 1.120,000 1999 54.520 50.850 1.553 890.000 2000 65.785 52.555 Năm 1995 đánh dấu chặng đường Công ty đi qua được 5 năm kể từ ngày thành lập, cũng là năm thực sự tham gia vào hợp doanh TV16JO tại công trình xi măng ChinFong Hải phòng, đầy thử thách cam go về mọi mặt: nhiều hạng mục công trình lớn phải thi công cùng một lúc theo hợp đồng ký kết rất gay gắt về tiến độ hoàn thành chất lượng cao, an toàn lao động... cạnh tranh kinh tế thị trường quyết liệt: không làm tốt bị phạt, không làm được bị đuổi ra đơn vị khác vào thay thế. Nhưng cuối cùng, tại xi măng ChinFong Hải Phòng đã khẳng định vị trí đáng tin cậy của Công ty xây dựng 6 đã ép cọc thép 18.500md F600 -F 400, hoàn thành bàn giao hơn 30 hạng mục công trình đúng tiến độ, chất lượng, an toàn lao động. Tạo được uy tín lớn đối với Tư vấn và chủ đầu tư. Biểu đồ phản ánh sản lượng của DN qua các năm. Năm 1996 Bộ quyết định thành lập Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam trên cơ sở công tác sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty và một số đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng (quyết định số 992/BXD - TCLĐ ngày 20/11/1995). Theo quyết định trên, Công ty Xây dựng số 6 - VINASICO đổi thành Công ty Xây dựng 6 VINACONCO 6. Với Tổng Công ty, là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ mới, theo hướng “đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm” hướng Tổng công ty thành tập đoàn mạnh trong sản xuất kinh doanh trở thành một trong những đơn vị chủ lực của Bộ. Năm 1996 là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty, đã bàn giao nhiều công trình có giá trị: Nhà máy xi măng ChinFong Hải Phòng, nhà máy mía đường Hoà Bình, tháp tạo hạt, phân xưởng điện nhà máy phân đạm Hà Bắc, trụ sở Ban tổ chức Chính phủ 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm Hà Nội, học viện hành chính Quốc gia Hà Nội, Petrolimex Hà Sơn Bình, trường tiểu học Hoàng Đông - Thanh Hoá do Nhật Bản viện trợ, bệnh viện đa khoa Thái nguyên, san nền nhà máy ô tô Ford Hải Hưng .v.v... Năm 1996 cũng là năm Công ty Xây dựng 6 được đảm trách những công trình tầm cỡ quy mô như Trung tâm giao dịch Quốc tế hiện nay Láng Hạ 14 tầng, Trung tâm báo chí 37 Hùng Vương là công trình trọng điểm Quốc gia mang dấu ấn thế kỷ, mà Công ty Xây dựng 6 với chức năng Tổng B phải điều hành các bên xây lắp , hoàn thiện rất căng thẳng hàng ngày, đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt cho Hội nghị Quốc tế các nước nói tiếng Pháp vào tháng 11/1997. Biểu đồ phản ánh doanh thu của DN qua các năm. Bắt đầu từ năm 1998, thực sự là thời gian thử thách đối với công ty. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế khu vực, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đều giảm mạnh, do đó ảnh hưởng trục tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Việc tìm kiếm công việc gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự năng động Công ty đã tồn tại và dần dần khôi phục và phát triển. Đây cũng chính là yếu tố quyết định để Bộ xây dựng, Tổng công ty chọn công ty 6 để cổ phần hoá trong đợt thí điểm đầu tiên trong nghành xây dựng. Công ty xây dựng 6 thực sự trở thành công ty cổ phần bắt đầu từ 30/06/2000 với tên gọi mới là Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt nam - VICIMEX. Đây là bước ngoặt lớn của Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Công ty phải tự vận động, tự lo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, không còn chế độ bao cấp như trước, không còn sự giao việc theo kế hoạch từ trên xuống nữa. Công ty đã sáng suốt và đúng đắn trong việc đưa ra chiến lược mở rộng kinh doanh đa nghành nghề, mở rộng thị trường trên diện rộng. Trong lĩnh vực truyền thống là xây lắp công trình Công ty với một loạt các biện pháp đổi mới công ty đã gặt hái được một số thành công bước đầu. Công ty đã có sự thay đổi lớn trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của các phòng ban qua việc đầu tư đào tạo lại cán bộ, tiếp nhận một số cán bộ mới có năng lực, trình độ, xắp xếp lại cán bộ để họ làm việc có hiệu quả hơn, loại bỏ bớt các cán bộ thiếu năng lực, trình độ đảm nhận công việc. Đầu tư thêm máy móc, phương tiện làm việc hiện đại để tăng hiệu suất công việc. Thay đổi cơ chế tính lương cán bộ để đảm bảo công bằng hơn. Công ty chủ chương khuyến khích và có biện pháp khen thưởng đối với các cán bộ tìm kiếm được công việc. Đối với các đội thi công công ty đưa ra chế độ khoán công trình mới năng động hơn, hợp lý hơn. Công ty cũng xắp các đội thi công cho phù hợp với tình hình công việc. Duy trì cơ chế giao ban hàng tuần để các đội báo cáo tình hình công việc và những khó khăn để công ty có biện pháp giải quyết. Bước đầu gặp khó khăn nhưng với truyền thống và khả năng thực sự của đơn vị, Tình hình sản xuất kinh doanh đã có chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua việc Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng trong thời gian vừa qua. Bên cạnh lĩnh vực truyền thống là xây lắp, Công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh khác như xuất khẩu lao động, và trong lĩnh vực mới mẻ này công ty đã có thành công bước đầu, Công ty đã ký hợp đồng nguyên tắc với đối tác nước ngoài về việc xuất khẩu lao động nữ sang làm việc tại Đài Loan, Hàn Quốc ... và hiện tại từ đầu năm 2000 đến nay đã tổ chức đưa 30 Lao động sang Đài Loan. Trong lĩnh vực phát triển nhà, công ty đang có bước phát triển mới thông qua việc xúc tiến triển khai dự án nhà làm việc của công ty và nhà ở cho cán bộ công nhân viên công ty - E16 Thanh Xuân. Biểu đồ phản ánh Lợi nhuận của DN qua các năm. IV/ các vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu: Thực tế đã chứng minh, từ khi bước sang Doanh nghiệp cổ phần hoá, Công ty VICIMEX đã có bước phát triển tương đối rõ rệt trong việc sản xuất kinh doanh thể hiện qua việc ký kết hợp đồng với một loạt các Chủ đầu tư, việc xuất khẩu lao động cũng tương đối thuận lợi. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh trong vai trò mới Công ty VICIMEX còn bộc lộ một số vấn đề nan giải sau: + Đội ngũ cán bộ, công nhân, hoàn toàn là những cán bộ, công nhân cũ của doanh nghiệp Nhà nước do đó các thói quen, phong cách làm việc thay đổi cho phù hợp với quan hệ sở hữu mới, hình thức quản lý mới không phải có thể làm một sớm một chiều. Đây là một trong các nguyên nhân quan trọng làm cho công ty cổ phần hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn. + Tình hình thực tế cho thấy rằng, trên bình diện chung thì Công ty cổ phần không khác gì công ty Nhà nước, đôi khi còn kém thuận lợi hơn. Đây là vấn đề xuất phát từ tâm lý nói chung của toàn xã hội. + Về lý thuyết Công ty cổ phần hoạt động tuân thủ Điều lệ của công ty đã được đại hội đồng cổ đông thông qua và tuân thủ pháp luật Việt nam; Nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy. Đây là một vấn đề rất tế nhị; Công ty cổ phần thì muốn dựa vào cơ quan quản lý cũ của mình để tạo thế trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đơn vị chủ quản cũng không muốn mất đi các đơn vị thành viên. + Tình hình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị chưa có bước tiến rõ rệt Phần thứ ba Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty VIcimex Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền, giải thích giáo dục thường xuyên, liên tục và có hệ thống ý nghĩa và lợi ích của chủ trương cổ phần hoá, các kinh nghiệm tốt, các điển hình tiên tiến về cổ phần hoá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp để họ nắm vững hơn nữa nghiệp vụ cổ phần hoá. Bộ xây dựng cũng như ban đổi mới doanh nghiệp các tổng công ty phải đánh giá lại một cách nghiêm túc quá trình cổ phần hoá trong nghành cũng như trong đơn vị mình để đúc rút những kinh nghiệm tốt đồng thời phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong việc thực hiện cơ chế tín dụng cũng như các chính sách khác đối với doanh nghiệp cổ phần hoá. Cần có những biện pháp chỉ đạo kiên quyết hơn, các biện pháp tuyên truyền hiệu quả hơn để lãnh đạo, cán bộ cũng như người lao động hiểu rõ lợi ích và trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp cổ phần từ đó để họ có nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp cổ phần. Các doanh nghiệp cổ phần nói chung hoạt động chưa có hiệu quả như mong muốn, một phần do chính bản thân doanh nghiệp, các cán bộ công nhân trong doanh nghiệp cổ phần chưa có kiến thức, hiểu biết đầy đủ về công ty cổ phần. Do đó, doanh nghiệp không phát huy hết tác dụng của lợi thế là công ty cổ phần. Vì vậy, biện pháp giáo dục, tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần nói chung và công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam nói riêng. Trong việc giáo dục, tuyên truyền nói trên, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, các phương tiện thông tin đại chúng thì bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần phải tích cực hơn nữa trong vấn đề này. Thứ hai, Về hình thức quản lý hành chính đối với các công ty cổ phần. Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì các doanh nghiệp cổ phần hoá hoạt động không trực thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước như trước đây nữa mà hoạt động độc lập theo Luật doanh nghiệp. Chẳng hạn, công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây Việt Nam hiện nay sẽ không trực thuộc Tổng công ty VINACONEX nữa mà đứng ra hoạt động độc lập. Tuy nhiên việc các công ty cổ phần hoá hoạt động tách biệt ngay khỏi các cơ quan quản lý cũ sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn, chẳng hạn như vấn đề kinh nghiệm, lượng vốn kinh doanh, ... do đó hạn chế rất nhiều phạm vi, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần. Thực tế hiện nay cho thấy, các công ty đã cổ phần hoá xong để hoạt động thuận lợi họ đều phải dựa vào cơ quan quản lý cũ. Do đó theo tôi, trong hoàn cảnh thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay đa số các công ty cổ phần chưa có đầy đủ năng lực cũng như kinh nghiệm để đứng ra hoạt động độc lập. Nên việc các công ty sau khi cổ phần hoá xong phải dựa vào các công ty quản lý cũ là điều cần thiết phải được chính thức hoá bằng văn bản pháp luật. Đồng thời cũng để tránh việc phải tìm một cơ quan quản lý các công ty cổ phần hoá và để tránh tình trạng lộn xộn trong quản lý hành chính. Thứ ba, Nhà nước phải có các chính sách để tạo ra một sân chơi thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế hiện nay tình hình không diễn ra như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá hoạt động khó khăn hơn trước đây. Các doanh nghiệp cổ phần hoá khó khăn trong việc vay vốn kinh doanh, tiếp thị tìm kiếm thị trường, tìm kiếm công ăn việc làm, tiêu thụ sản phẩm ....Trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại tâm lý coi trọng các doanh nghiệp Nhà nước hơn, coi làm việc với các doanh nghiệp Nhà nước thì yên tâm hơn, có độ tin cậy lớn hơn. Họ coi các doanh nghiệp cổ phần như các công ty tư nhân, không có độ tin cậy. Đặc biệt tâm lý này lại tồn tại trong khá nhiều các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cấp Nhà nước, quản lý các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó để khắc phục tình trạng này, Nhà nước phải có các biện pháp kiên quyết trong việc tuyên truyền, giải thích cụ thể để mọi người có nhận thức đúng đắn về các công ty cổ phần. Mặt khác, để đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh, Nhà nước phải có các chính sách cụ thể hơn để tạo ra một hành lang pháp lý để công ty cổ phần hoạt động thuận lợi. Thứ tư, Nhà nước phải có sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong việc thay đổi cơ chế quản lý, tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh tế lành mạnh để các công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng hoạt động một cách bình đẳng. Hiện nay, trong toàn xã hội nói chung và trong nghành xây dựng nói riêng, đa số các tổng công, công ty mạnh, có nhiều công ăn việc làm chủ yếu là các công ty thuộc trung ương, thuộc các bộ, nghành quản lý. Hoặc các công ty mạnh thường là các công ty có “ mối quan hệ ” rộng. Chính vấn đề này đã không tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc của các doanh nghiệp, hạn chế việc đầu tư chiến lược cho phát triển lâu dài, hạn chế sự năng động, sáng tạo, tự chủ của doanh nghiệp. Để làm được điều này bản thân các nhà Lãnh đạo đất nước phải có sự nhận thức đúng đắn vấn đề, hy sinh lợi ích cá nhân và phải đặt lợi quốc gia lên hàng đầu. Để sự thay đổi cơ chế quản lý diễn ra nhanh chóng, bên cạnh việc thay đổi về quan điểm, tư duy của các nhà Lãnh đạo đất nước thì tất cả bộ máy quản lý nhà nước, toàn xã hội cũng phải có sự thay đổi đồng bộ. Đây là vấn đề không phải một sớm một chiều là giải quyết xong, nó đòi hỏi chúng ta phải có sự quyết tâm, kiên trì, bền bỉ, không được nôn nóng. Thứ năm, Thực tế hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước không thực sự hào hứng với việc cổ phần hoá là do các chính sách của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích họ hoặc chưa rõ ràng. Chẳng hạn trong nghị định 44/CP còn nhiều hạn chế như: Thứ sáu, Đối với riêng công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu Việt Nam phải có sự đổi mới, thay đổi các quan điểm các vấn đề như tổ chức quản lý, quan hệ sở hữu, tiếp thị.... + Về tổ chức - Nhân sự: Công ty phải có sự tổ chức lại công ty một cách triệt để, Nhân sự là một trong các yếu tố quyết định thành công của các công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam phần lớn là những cán bộ (đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo) làm việc lâu năm trong cơ chế kế hoạch, bao cấp. Do đó vấn đề loại bỏ thói quen làm việc cũ là một điều khó khăn và việc thích nghi với cơ chế quản lý mới trong công ty có nhiều trở ngại lớn nên công ty hoạt động chưa thực sự có hiệu quả và công ty chưa đi vào hoạt động theo nề nếp công nghiệp. Để khắc phục tình trạng trên, Hội đồng quản trị, lãnh đạo công ty phải các biện pháp đổi mới triệt để, như: kiên quyết loại bỏ các cán bộ không đủ năng lực, trình độ để đảm nhiệm công việc hiện nay. Bố trí nhân sự một cách hợp lý dựa vào khả năng thực sự của từng cá nhân, tìm hiểu, quan tâm hơn nữa đến nhu cầu sở thích của cán bộ công nhân viên để từ đó có biện pháp quản lý để họ phát huy hết khả năng làm việc của mình để đạt hiệu quả nhất. Tin tưởng vào đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, trình độ. Bổ nhiệm nhừng cán bộ trẻ thực sự có năng lực, trình độ, tâm huyết vào một số vị trí lãnh đạo phù hợp, bởi vì chính lực lượng cán bộ trẻ thường năng động, sáng tạo, họ dễ thích nghi với cái mới hơn, táo bạo hơn, chính họ sẽ là nhân tố tác động rất lớn trong việc thay đổi phong cách làm việc trong công ty. Tiếp nhận các nhân viên mới có năng lực, trình độ chuyên môn để tạo luồng gió mới trong công ty. Đối với các cán cũ của công ty, Công ty phải có biện pháp giáo dục, tuyên truyền khuyến khích để họ thay đổi phong cách làm việc có như vậy công ty mới hoạt động có hiệu quả. + Phải có sự đổi mới cơ cấu quản lý công ty. Trước đây, Giám đốc công ty quản lý trực tiếp mọi công việc đến từng đội thi công (mô hình quản lý trực tuyến). Theo tôi, mô hình quản lý này chỉ phù hợp với các công ty nhỏ, ít công việc, theo mô hình này Giám đốc Công ty có thể nắm bắt công việc rất chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên theo mô hình này có một hạn chế lớn là tầm bao quát chiến lược của lãnh đạo công ty bị hạn chế rất nhiều và nó không phù hợp với công ty trong tình hình phát triển lớn mạnh của công ty như hiện nay. Hiện nay, mô hình quản lý tại công ty cổ phần xây lắp và xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam đã có sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này là chưa đủ, do đó công ty vẫn hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Để thực hiện tôt vấn đề này, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty phải chỉ đạo phân cấp rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm và nghĩa vụ của từng vị trí công tác, của các phòng ban, các bộ phận trong công ty để họ thấy rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ của công ty, tạo cho họ một sự năng động, tự chủ (trong một khuôn khổ quyền hạn và trách nhiệm của mình) đối với công việc được giao. + Về công tác tiếp thị tìm việc: Trong lĩnh vực truyền thống của công ty là xây lắp công trình, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm nhưng trong hoàn cảnh hiện nay có rất nhiều khó khăn như vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng cơ bản giảm rất mạnh đã làm cho thị trường xây dựng trong nước thu hẹp mạnh. Vốn đầu tư trong nước cho xây dựng cơ ban cũng giảm mạnh, do đó sự cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng rất khắc nghiệt, đó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hầu như tất cả các công ty xây dựng đều bị giảm sản lượng xây lắp. Trước tình hình đó công ty phải nghiên cứu và xây dựng một chiến lược tìm kiếm công trình hợp lý và hiệu quả. Theo tôi công ty phải một chiến lược rõ ràng là phải củng cố các hiện có và mở rộng thị trường ra các Tỉnh, Thành trong cả nước, làm được như vậy thì nguồn cung cấp công việc mới dồi dào. Chính sách của công ty khuyến khích mọi cán bộ, các vệ tinh nỗ lực tham gia tìm kiếm công việc. Trước hết, công ty phải củng cố lại phòng đấu thầu, là phòng then chốt của công ty trong việc tìm kiếm công trình. Phòng đấu thầu phải tập hợp những người có trình độ về nhiều mặt, như có kiến thức về chuyên môn, hiểu biết nhiều địa bàn trong cả nước, thông thạo ngoại ngữ, tin học, giao tiếp và có nhiều mối quan hệ với các đối tác. Phòng đấu thầu phải là đầu mối trong việc tổ chức các kênh thông tin về thị trường xây dựng. Có nhiệm vụ tìm kiếm, phân tích và báo cáo lên Giám đốc về các nguồn thông tin liên quan đến việc đầu tư các dự án xây dựng, sau đó tổ chức xúc tiến công việc bám sát các chủ dự án và làm công tác đấu thầu. Trong công tác đấu thầu, phòng phải có các cán bộ am hiểu sâu rộng trong chuyên môn như các vấn đề về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và đặc biệt là giá cả các loại vật tư, thiết bị. Phòng đấu thầu phải tổ chức các kênh thông tin về giá cả thị trường để đảm bảo giá dự thầu chính xác. Ngoài ra, một trong những nơi cung cấp công việc cho công ty là các đội thi công. Do đó, Công ty phải có sự cơ cấu lại các đội thi công, giữ lại các đội năng động, tìm kiếm được và thi công tốt các công trình. Công ty nên giải tán hoặc thay thế các lãnh đạo đội luôn ỉ lại trông chờ vào công ty giao việc, có như vậy mới khuyến khích họ năng động tự chủ trong việc tìm kiếm công việc. Một nguồn cung cấp công việc nữa là các “vệ tinh” - là những người không thuộc biên chế của công ty nhưng lại tìm kiếm được công trình và đưa công trình vào công ty để đấu thầu. Tuy môi trường các “vệ tinh” rất phức tạp, thể hiện trong thời gian vừa qua nhiều công ty gặp khó khăn thông qua việc các vệ tinh làm ăn không uy tín, do đó công ty nên có sự sàng lọc để lựa chọn các vệ tinh để làm việc. Bởi vì, thông thường các vệ tinh thực sự thường có kênh tìm việc tương đối chắc chắn , an toàn. Để thu hút các đối tượng này, chính sách của công ty đối với các vệ tinh theo tôi nên có chính sách mềm dẻo hơn, chẳng hạn, thu phí quản lý, lãi ít hơn các công trình của công ty thực hiện, do đối với các công trình này công ty không phải chi phí đấu thầu, chi phí quản lý, thi công công trình ít hơn, có các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ họ trong việc thực hiện dự án. + Về quản lý thi công : Hiện nay, đây là nhiệm vụ của phòng KHKT & QLDA, tuy nhiên do nhiều lý do nên nhiệm vụ này chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Thực hiện tốt vấn đề này tức là công ty tự khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường xây dựng, đó là một biện pháp quảng cáo hiệu quả nhất cho sản phẩm của công ty. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Phòng KHKT &QLDA phải biên chế riêng một tổ quản lý dự án. Tổ này có nhiệm vụ bám sát các công trình mà công ty đang thi công để kiểm tra, nắm tình hình thi công, giám sát chất lượng, các vấn đè liên quan đến kỹ thuật, tiến độ thi công. Đồng thời cùng với đội lập kế hoạch tổ chức thi công, tư vấn cho đội các vấn đề về kỹ thuật, biện pháp thi công, cách thu vốn có hiệu quả. Lập báo cáo thường kỳ về tình hình của các công trình cho lãnh đạo công ty, tư vấn và đề xuất các giải pháp để xử lý vấn đề nảy sinh. Để tổ quản lý dự án hoàn thành tốt nhiệm vụ công ty phải trang bị thêm cho tổ các phương tiện, dụng cụ thí nghiệm, kiểm tra, máy tính, máy in... Thứ bảy, trong hoàn cảnh hiện nay ở Việt nam đã có thị trường chứng khoán tại Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp cổ phần được tham gia đứng trước một thử thách cũng như một cơ hội kinh doanh mới mẻ trên thị trường vốn. Thử thách đó là : thị trường chứng khoán là nơi giao dịch , trao đổi, mua bán cổ phiếu, đây là một điều cực kỳ mới mẻ mà chưa một doanh nghiệp Nhà nước nào từng gặp phải. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán phải được chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia. Phải được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm hoạt động trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, thị trường chứng khoán cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cổ phần có thể hội nhập và mở rộng thị trường của mình. Nếu biết đánh giá và tận dụng thời cơ thì doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của mình. Vì đây là một lĩnh vực mới mẻ nên Nhà nước, các Bộ, nghành liên quan phải tiến hành hướng dẫn, tập huấn và trang bị các kiến thức, kinh nghiệm để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Nhà nước nên xem xét lại điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp hơn tham gia thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, mức quy định các doanh nghiệp có vốn pháp định lơn hơn 10 tỷ đồng VN mới được tham gia thị trường chứng khoán, như hiện nay Nhà nước chỉ nên khống chế ở mức 5 tỷ đồng VN. kết luận Cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong hoàn cảnh nền kinh tế Việt nam hiện nay. Cổ phần hoá sẽ giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn như hiện nay, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn, dần dần thay đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, làm thay đổi về quan niệm sở hữu tài sản trên một số lĩnh vực mà trước đây Nhà nước phải nắm giữ toàn bộ. Do đó, các công ty cổ phần hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích tiến trình cổ phần hoá nói chung, giải thoát một bộ phận lớn các doanh nghiệp Nhà nước thoát khỏi tình trạng làm ăn không có hiệu quả, tăng thu nhập cho Nhà nước, đồng thời nó còn tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp này. Trong phạm vi Báo cáo thực tập tốt nghiệp, tôi đã nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần nói chung trong tình hiện nay, với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự thành công của tiến trình cổ phần hoá do Đảng ,Nhà nước phát động./. Tài liệu tham khảo Nghị định 44/1998/NĐ-Cp ngày 26-9-1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. “Thông báo xây dựng cơ bản” ( Số 10/1999 ). “Thời báo kinh tế Việt nam”. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp ( Số 8,11,12 - 1999). Báo Đầu tư. Công văn số 02/ĐMDNTW ngày 05-10-1998 của Ban đổi mới doanh nghiệp trung ương trả lời vướng mắc về thực hiện cổ phần hoá. Văn bản số 3138 TC/TCDN ngày 19-8-1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thưch hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Công văn số 1341/BXD/ĐMDN ngày 25-8-1998 của Ban đổi mới quản lí doanh nghiệp nhà nước Bộ xây dựng hướng dẫn trình tự các công việc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Công văn số 343 CĐXD ngày 20-9-1998 của Công đoàn xây dựng Việt nam về việc “Tham gia cổ phần hoá doanh nghiệp ” Luật doanh nghiệp ( áp dụng từ 1.1.2000). Luật lao động. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Phần I: Cơ sở lí luận của vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty CPXL và XNK VN 2 Phần II: Thực trạng tình hình 8 Phần III: Những ý kiến đề xuất 16 Kết luận 23 Tài liệu tham khảo 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24005.DOC
Tài liệu liên quan