Đề tài Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần đầu tư công nghệ trí tuệ trẻ

Tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần đầu tư công nghệ trí tuệ trẻ: ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----µ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CPĐTCN TRÍ TUỆ TRẺ GVHD: TH.S HÀ NGỌC MINH SVTH: PHẠM THỊ NGỌC NY MSSV: 08B4010051 LỚP: 08HQT1 TP.HCM –NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Tác giả (Ký tên) Phạm Thị Ngọc Ny LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa kiến thức về lý thuyết trong ngành Quản trị kinh doanh mà em đã được học suốt 4,5 năm tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ kết hợp với các kiến thức thực tế tại Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Sự hoàn thành này ngoài nỗ lực của b...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của công ty cổ phần đầu tư công nghệ trí tuệ trẻ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----µ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CPĐTCN TRÍ TUỆ TRẺ GVHD: TH.S HÀ NGỌC MINH SVTH: PHẠM THỊ NGỌC NY MSSV: 08B4010051 LỚP: 08HQT1 TP.HCM –NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Tác giả (Ký tên) Phạm Thị Ngọc Ny LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa kiến thức về lý thuyết trong ngành Quản trị kinh doanh mà em đã được học suốt 4,5 năm tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ kết hợp với các kiến thức thực tế tại Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Sự hoàn thành này ngoài nỗ lực của bản thân còn là sự giúp đỡ phần lớn của các thầy cô tại trường ĐH KTCN và bộ phận kế toán tại công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Qua trang viết này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các thầy cô tại trường ĐH KTCN đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức bổ ích nhất cho em trong suốt 4,5 năm học qua. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn em đó là Th.S Hà Ngọc Minh đã hướng dẫn tận tình cho em trong quá trình soạn thảo đề cương, gợi ý đề tài, cho ý kiến và đánh giá để em hoàn thành chuyên đề này. Kế đến em cũng vô cùng cảm ơn ban Giám đốc và các anh chị ở bộ phận kế toán và kinh doanh Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ đã hết lòng chỉ bảo, cung cấp số liệu, hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ cho em qua thời gian 03 tháng để hoàn thành đề tài này. Do thời gian và tài liệu nghiên cứu có giới hạn nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi sự thiếu sót. Kính mong quý thầy cô thông cảm và cho ý kiến đánh giá khách quan để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Kính chúc Quý thầy cô tại trường ĐH KTCN luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác. Em xin trân trọng cảm ơn. TP HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2010. Phạm Thị Ngọc Ny CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY Họ và tên sinh viên : ………………………………………………………….. MSSV : ………………………………………………………... Khoá : ………………………………………………………… Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………... Đại diện công ty CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1 I. Sự cần thiết và vai trò của kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân 1 1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1 2. Khái niệm và vai trò của kinh doanh nhập khẩu đối với DN 2 2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu 2 2.2. Vai trò của kinh doanh nhập khẩu 3 II. Giới thiệu các khâu cơ bản trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa 5 Xác định nhu cầu cụ thể về hang hóa cần nhập khẩu 5 Nghiên cứu thị trường nước ngoài, chọn đối tác kinh doanh 7 Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hang hóa 8 3.1. Giao dịch, đàm phán kinh doanh 8 3.2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 9 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 11 4.1. Xin giấy phép nhập khẩu 11 4.2. Mở L/C 11 4.3. Thuê phương tiện vận chuyển 12 4.4. Mua bảo hiểm hàng hóa 12 4.5. Làm thủ tục hải quan 13 4.6. Nhận hàng 13 4.7. Kiểm tra hàng hóa 13 4.8. Giao hàng cho đơn vị tiêu thụ 14 4.9. Làm thủ tục thanh toán 14 4.10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 14 4.11. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 14 5. Đánh giá kết quả của hoạt động nhập khẩu và tiếp tục hoạt động buôn bán. 15 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15 1. Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế 16 1.1. Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu 16 1.2 Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế 17 2. Tỉ giá hối đoái 17 3. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài 17 4. Nền sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 18 5. Hệ thống tài chính ngân hàng 19 6. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 19 7. Hệ thống giao thông vận tải và liên lạc 19 IV. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa 20 Các công thức xác định lợi nhuận 20 1.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 20 1.2 Tỷ suất lợi nhuận 20 1.3 Doanh lợi nhập khẩu 21 1.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 21 1.5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22 2. Ý nghĩa của việc xác định lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa 22 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ TRẺ 23 I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 23 1. Sơ lược về Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 23 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trí Tuệ Trẻ 23 II. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 25 III. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm 26 IV. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm 26 V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 27 VI. Chíến lược và phương hướng phát triển của Trí Tuệ Trẻ trong tương lai 28 Mục tiêu và chiến lược 28 Kế hoạch Doanh số 29 Kế hoạch nhân sự 30 CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CPĐTCN TRÍ TUỆ TRẺ 31 I. Quy trình nhập khẩu và các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 31 1. Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 31 2. Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty 32 3. Các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Cty Trí Tuệ Trẻ 32 II. Quy trình bán hàng và phân phối sản phẩm của Công ty Trí Tuệ Trẻ 33 Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ 33 Quy trình phân phối sản phẩm cho đại lý (đối tác) 35 III. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ 36 Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu 36 1.1. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm 36 1.2. Phương thức nhập khẩu hàng hóa 37 1.3 Thị trường nhập khẩu hàng hóa 39 1.4. Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu 41 1.5. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu 42 Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa cuả Công ty Trí Tuệ Trẻ 43 2.1. Kết quả chung về tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 43 2.2. Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 44 2.3 Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu thị trường tiêu thụ hàng hóa 45 Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu qua các năm 47 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 47 4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 47 4.2 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 49 4.3 Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu 49 4.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 50 IV. Kết quả của hoạt động nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ 51 Những kết quả đạt được 50 Những tồn tại và hạn chế 51 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TRÍ TUỆ TRẺ 53 I. Phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức đối với Công ty Trí Tụê Trẻ 53 Cơ hội 53 Thách thức 53 Những tồn tại và hạn chế 54 II. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 55 Giải pháp về tạo nguồn hàng nhập khẩu 55 Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 57 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 60 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62 Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 64 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu 65 Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử 67 Tăng cường nguồn ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu bằng cách thực hiện hoạt động xuất khẩu 69 Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự 70 9.1. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức 70 9.2 Các giải pháp phát triển yếu tố con người trong công ty 72 Một số kiến nghị 74 Kết luận 75 Tài liệu tham khảo 76 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT CPĐTCN: Cổ phần Đầu tư Công nghệ. XHCN: Xã hội chủ nghĩa. L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng. VND: Việt Nam Đồng. Sở KH&ĐT: Sở kế hoạch và đầu tư. HĐQT: Hội đồng quản trị. ĐKKD: Đăng ký kinh doanh. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. POS (Point Of Sales): Máy tính tiền cảm ứng. EziRes: Phần mềm quản lý nhà hàng. ERP: Phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể. Quick ERP: Giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể (Danh từ riêng). QLNH: Quản lý nhà hàng. EziRetail: Phần mềm bán lẻ Ezi. EXPO: Hội chợ về công nghệ và ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống R&D: Nghiên cứu và phát triển. PM: Phần mềm. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty. Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006 – 2009. Bảng 3: Các phương thức nhập khẩu hàng hóa năm 2007-2008-2009 Bảng 4: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường. Bảng 5: Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu năm 2008-2009. Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu từ năm 2007-2009. Bảng 7: Tổng kết kết quả kinh doanh của công ty từ 2006-2009. Bảng 8: Tổng kết doanh thu và cơ cấu từng loại hàng hóa. Bảng 9: Báo cáo doanh thu theo khu vực thị trường 2008-2009. Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh nhập khẩu qua các năm. Bảng 11: Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Bảng 12: Kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa từ năm 2007-2009. Bảng 13: Doanh thu và TSLN kinh doanh nhập khẩu. Bảng 14: Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu năm 2008 – 2009 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Sơ đồ 2: Quy trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Sơ đồ 3: Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ. Sơ đồ 4: Quy trình phân phối sản phẩm cho các đại lý (đối tác). LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Hiện nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy hết những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hóa của văn hóa nhân loại. Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản xuất hiện đại. Với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, Nhà nước đã cho phép các loại hình doanh nghiệp kể cả quốc doanh, liên doanh, hợp doanh và tư nhân tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gia công sản phẩm và kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số vốn tương đối lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua công ty đã không ngừng vươn lên hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và là bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế nào, Công CPĐTCN Trí Tụê Trẻ cũng rất quan tâm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty và thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Tập hợp những kiến thức về lý thuyết để phân tích đề tài về phương diện lý luận. Phân tích tình hình nhập khẩu để tại Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ để thấy được những ưu và khuyết điểm trong công tác kinh doanh nhập khẩu của công ty. Đề ra giải pháp, đồng thời là cơ sở để doanh nghiệp góp phần giảm chi phí trong quá trình nhập khẩu, tìm kiếm được nhiều sản phẩm mới với chi phí thấp, chất lượng tốt để mở rộng thị trường và nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh. Đề tài được thực hiện nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng và khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế tại công ty vừa và nhỏ, tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực tế diễn ra như thế nào, cách thức sử dụng các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và so sánh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Bộ phận kinh doanh, kế toán và bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu của bài đề tài này bao gồm những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, thực tế hoạt động của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ và một số tham khảo về thực trạng kinh doanh nhập khẩu tại Việt Nam trên các báo và tạp chí. + Giới hạn không gian: Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. + Giới hạn thời gian: phân tích số liệu qua các năm 2007, 2008, 2009. Giới thiệu về kết cấu của đề tài: - Lời mở đầu . - Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. - Chương II: Giới thiệu về Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. - Chương III: Phân tích hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. - Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Trí Tuệ Trẻ. Do thời gian thực hiện khóa luận và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Sự cần thiết và vai trò của kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân: Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: Bất cứ quốc gia nào có hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế hoạt động mạnh thì những quốc gia đó có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên vấn đề này không phải lúc nào Chính Phủ quan tâm đúng mức cần thiết vai trò của nó. Nước ta và một số nước khác trước đây cũng đã có lúc xem xét độc lập kinh tế như một đòi hỏi phải xây dựng một nền kinh tế độc lập hoàn chỉnh, tức là mang tính hoàn toàn tự cung tự cấp. Thực tế đã chứng minh rằng, ngày nay không có một quốc gia nào dù to lớn như Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc có đủ sức xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp vì nó vô cùng tốn kém về vật chất và thời gian. Việt Nam và một số nước Đông Âu trước đây đã thực hiện nền kinh tế đóng dẫn đến tình trạng kinh tế lạc hậu, đình đốn. Ngược lại, các nước theo đuổi chính sách tự do như Hàn Quốc và các nước khác thuộc khối ASEAN đã có một bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế chỉ với một thời gian ngắn, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã thực hiện xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung cứng nhắc sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách mở cửa. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn giúp nước ta tham gia vào phân công lao động quốc tế và thị trường thế giới. Với mục tiêu thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc trong khi chúng ta còn tương đối lạc hậu về kinh tế, thấp kém về kỹ thuật công nghệ thì việc làm đó không thể ngày một ngày hai được, nước ta không chỉ dựa vào nguồn lực sẵn có trong nước mà cần phải biết tận dụng một cách có hiệu quả tất cả các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới của thế giới. Nền kinh tế nước ta đòi hỏi phải có sự biến động sâu sắc về cơ cấu kinh tế xã hội. Muốn vậy việc thay đổi chiến lược kinh tế từ “đóng cửa” sang “mở cửa” là vô cùng quan trọng. Nền kinh tế mở sẽ tạo ra những bước phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế, tiềm năng sẵn có của nước ta nhằm sử dụng chúng trong phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất. Thương mại quốc tế chỉ ra và xác định cho một nước biết được đâu là lợi thế của mình, chỉ ra đúng đắn nên đầu tư vào đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất. Nhập khẩu sẽ là nhân tố giúp cho chúng ta tháo bỏ những vướng mắc mà các nước nghèo thường mắc phải, phương châm đó là vay mượn công nghệ nước ngoài trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Thực chất ở đây, nhập khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất và tiêu dùng với nhau. Xu thế nhập khẩu bổ sung để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cũng là một tất yếu, thông qua đó nước ta có thể từng bước thay đổi, hoàn thiện cơ cấu tiêu dùng của người dân trong nước theo hướng hiện đại hoá. Điều đó cũng đồng thời dẫn đến việc nâng cao kỹ thuật công nghệ sản xuất trong nước. Do vậy, Nhà nước ta đã đề ra chính sách nhập khẩu chặt chẽ, có chọn lọc, nhất là nhập khẩu vật tư thiết bị, máy móc, kỹ thuật công nghệ để tăng cường tiếp thu công nghệ nước ngoài, từ đó phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khái niệm và vai trò của kinh doanh nhập khẩu: Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu: Kinh doanh thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Kinh doanh thương mại quốc tế bao gồm hai lĩnh vực chính là kinh doanh nhập khẩu và kinh doanh xuất khẩu. Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là hoạt động đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào việc nhập khẩu hàng hóa để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sang nước khác, đầu tư kinh doanh… với mục tiêu lợi nhuận. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mục đích của việc nhập khẩu hàng hóa có thể là để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sang nước khác, đầu tư phát triển sản xuất… và sản phẩm nhập khẩu có thể là hàng hóa hay dịch vụ, các sản phẩm trí tuệ, hàng hóa vô hình. Tại bài viết này, xin đề cập đến lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa mà trong đó hàng hóa nhập khẩu được dùng để đáp ứng thị trường trong nước. Vai trò của kinh doanh nhập khẩu: Nhập khẩu là một trong 2 hoạt động cấu thành nên nghiệp vụ xuất nhập khẩu, là một bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia. Nó tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống, thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới. Nó tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia về sức lao động, vốn cơ sở sản xuất, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Đặc biệt trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, các nước không ngừng thống nhất, mở rộng buôn bán quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ quốc tế ngày càng lớn mạnh, việc hình thành những trung tâm thương mại, khối mậu dịch tự do đã chứng tỏ việc lưu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia không ngừng được hoàn thiện và nâng cao. Khi đó vai trò của hoạt động nhập khẩu ngày càng có ý nghĩa lớn đến việc ổn định và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trong khu vực, cụ thể biểu hiện ở những điểm sau: Nhập khẩu hàng hoá là cơ sở để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra nhập khẩu còn làm đa dạng hoá các loại hàng hoá về chủng loại và quy cách nhằm làm thoả mãn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tạo ra những năng lực mới trong sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo thu nhập cho người dân nhằm mục đích ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Nhập khẩu tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độ xã hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh trong nước, phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia và cạnh tranh trên thương trường trong khu vực cũng như trên thế giới. Nhập khẩu tạo ra sự liên đới giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào là việc sử dụng có hiệu quả ngoại tệ tiết kiệm để nhập khẩu vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát huy hết vai trò của nhập khẩu còn phụ thuộc vào đường lối, phương hướng, quan điểm của mỗi quốc gia. Ở nước ta, quan hệ kinh tế quốc tế trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chỉ thu hẹp trong phạm vi một vài nước XHCN trên các khoản viện trợ và mua bán theo nghị định đã làm thui chột hoạt động nhập khẩu. Sự quản lý quá sâu của Nhà nước đã làm mất đi tính linh hoạt, uyển chuyển của hoạt động nhập khẩu, do đó không phát huy được vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế xã hội. Chủ thể của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế cũ là những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền thụ động, cơ cấu tổ chức cồng kềnh và kém năng động dẫn đến công tác nhập khẩu trì trệ, không đáp ứng được nhu cầu hàng hoá trong nước. Trong hoàn cảnh đó Đại hội Đảng VI là bước đột phá đưa đến sự chuyển mình của nước ta thoát khỏi nền kinh tế cứng nhắc. Chuyển sang nền kinh tế mới với xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hoạt động nhập khẩu đã phát huy lớn mạnh được vai trò của nó. Nhập khẩu tác động đến nền kinh tế nước ta ở những điểm sau: Nhập khẩu góp phần phát triển sản xuất, chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với định hướng phát triển nền kinh tế xã hội của Đảng, chính sách kinh tế đối ngoại nói chung, nhập khẩu nói riêng phải luôn là một giải pháp có tầm cỡ chiến lược nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách nhập khẩu phải tranh thủ cao nhất nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến cũng như sự đổi mới đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý nhằm thúc đẩy hàng hoá của nước ta phát triển. Nhập khẩu đã tác động tích cực đến hoạt động giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, không ngừng ổn định kinh tế xã hội. Thông qua hoạt động nhập khẩu đã đáp ứng kịp thời tư liệu sản xuất cũng như trang thiết bị phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy để thu hút hàng triệu lao động hàng năm không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó nhập khẩu cũng tạo điều kiện cho các ngành có liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi, ổn định, mở rộng thị trường, khai thác tối đa sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế trong và ngoài khu vực. Nhập khẩu bổ sung những mất cân đối của nền kinh tế, cung cấp bổ sung hàng hoá không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, nhờ đó khai thác tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế trong nước đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị hiếu của nhân dân. Nhập khẩu còn có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng hàng nhập khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá của nước ta xích gần tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó buộc các doanh nghiệp phải hình thành sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường, đồng thời phải hoàn thiện tốt công tác quản lý đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội chung của thị trường nhằm tạo ra nhiều cơ hôi mới trong quan hệ với các đối tác nước ngoài trên cơ sở mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, để phát huy hết vai trò của hoạt động nhập khẩu thì việc tuân thủ các hình thức nhập khẩu cũng như xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và hiểu rõ về các công cụ quản lý nhập khẩu của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh nhập khẩu nhằm đạt được hiệu suất cao nhất. Giới thiệu các khâu cơ bản trong họạt động nhập khẩu hàng hóa: Xác định nhu cầu cụ thể về hàng hóa cần nhập khẩu: Hay nói cách khác là nghiên cứu thị trường trong nước Mục đích của hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước là phải xác định được ba vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh: Bán cái gì? Bán cho ai? Bán ở đâu và với số lượng bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi đó, hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong nước bao gồm các nội dung sau: Nghiên cứu nhu cầu thị trường về hàng hóa nhập khẩu: thông qua các chương trình khảo sát thị trường và người tiêu dùng trong nước để tìm ra nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa, cơ cấu, quy mô cầu, yêu cầu đối với sản phẩm về chủng loại mẫu mã, quy cách chất lượng, giá cả… Đồng thời tìm ra xu hướng biến động của cầu trong một khoảng thời gian. Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu: việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh nhập khẩu được xác định dựa trên các yếu tố : Khả năng sản xuất và tiềm năng tiêu dùng hàng hóa đó ở trong nước: quy mô sản xuất? Quy mô tiêu dùng? Khu vực thị trường chủ yếu của mặt hàng đó? Khả năng cung ứng của các doanh nghiệp nhập khẩu khác đối với loại hàng hóa đó như thế nào? Chu kỳ sống của sản phẩm được lựa chọn: phải xác định được sản phẩm đó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống đối với thị trường trong nước và cả thị trường thế giới. Trong thực tế, có nhiều trường hợp một sản phẩm đang bán rất chạy ở thị trường này nhưng lại không có khả năng tiêu thụ cao ở thị trường khác. Chính sách của Nhà nước đối với mặt hàng đó: xác định hàng hóa đó nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế nhập hay được khuyến khích nhập khẩu, khả năng xin hạn ngạch hay giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa hạn chế nhập, các chính sách thuế, các ưu đãi phi thuế quan hay các chính sách hạn chế, ưu đãi khác của Nhà nước. Nghiên cứu giá cả hàng hóa đó trong nước: trước khi tiến hành nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu, điều tra giá cả hiện hành của loại hàng hóa định nhập, đồng thời xác định xu hướng biến động giá cả trong nước trong thời gian tới. Từ giá cả trong nước, doanh nghiệp phải tiến hành dự toán giá nhập khẩu, chi phí kinh doanh nhập khẩu để có được một mức giá cạnh tranh so với hàng hóa trong nước, tránh hiện tượng nhập hàng với mức giá quá cao, không có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại được bán trong nước. Nghiên cứu khách hàng: doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, tiến hành phân đoạn thị trường khách hàng chính xác. Kết quả nghiên cứu khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: xác định xem đối thủ cạnh tranh trên thị trường là ai và mức độ cạnh tranh của họ như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác, xác định điểm nhấn cho các hoạt động marketing, quảng cáo, chiến lược sản phẩm. Nghiên cứu thị trường nước ngoài, chọn đối tác kinh doanh: Nghiên cứu thị trường nước ngoài phải xác định được: nguồn cung ứng hàng hóa có phù hợp hay không? Giá cả nhập khẩu cao hay thấp? Đối tác nhập khẩu như thế nào? Hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu bao gồm các nội dung chủ yếu sau : Nghiên cứu mức cung của thị trường: xác định khối lượng cung ứng của hàng hóa trên thị trường thế giới, xu hướng biến động trong sản xuất của loại hàng hóa mà doanh nghiệp định kinh doanh, các nước nào có lợi thế trong sản xuất loại hàng hóa này, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín và được ưa chuộng trên thị trường. Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới: giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới phản ánh quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Giá cả được xác định là giá cả quốc tế, phải là giá của những giao địch thương mại thông thường không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Các doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và kinh doanh nhập khẩu nói riêng cần phải cố định mức độ tác động của các nhân tố khác tới giá, từ đó lựa chọn một mức giá nhập khẩu phù hợp nhất. Nhìn chung, khi nghiên cứu giá cả quốc tế cần tập trung vào một số vấn đề: Giá hàng định nhập trên thị trường thế giới, thường được chọn giá ở trung tâm giao dịch truyền thống, ở những nước sản xuất chủ yếu hay ở những hãng sản xuất tập trung. Thông qua các trung tâm giao dịch, doanh nghiệp xác định cho mình một mức giá tối ưu. Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu mục tiêu và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu dự tính của các kế hoạch nhập khẩu. Tỷ suất ngoại tệ đối với hàng nhập khẩu là số lượng bản tệ có thể thu về được khi doanh nghiệp bỏ ra một đồng ngoại tệ để nhập khẩu. Doanh nghiệp tiến hành lựa chọn kế hoạch nhập khẩu hoặc giá nhập khẩu nào có khả năng đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra. Nghiên cứu và lựa chọn bạn hàng nhập khẩu: cần phải xác định xem có bao nhiêu đối tác có thể cung ứng được hàng hóa mà doanh nghiệp yêu cầu, giá cả như thế nào, các điều kiện thanh toán ra sao, khối lượng cung ứng là bao nhiêu, có những điều kiện ưu đãi cũng như ràng buộc như thế nào, có thể cung ứng vào lúc nào? Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà còn ảnh hưởng tới tính liên tục và ổn định của quá trình kinh doanh. Nghiên cứu môi trường chính trị, luật pháp, tập quán buôn bán và hệ thống tài chính tiền tệ của quốc gia mà doanh nghiệp định nhập khẩu. Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: Giao dịch, đàm phán kinh doanh: Giao dịch và đàm phán là một nghệ thuật trong kinh doanh, là bước đầu tiên đưa doanh nghiệp và bạn hàng của mình đến những thỏa thuận chung, nhằm đạt được mục đích của mình trong hoạt động kinh doanh. Kết quả của giai đoạn này là cơ sở cho toàn bộ quá trình thực hiện kinh doanh giữa hai bên. Giao dịch là bước đầu tiên tìm hiểu về điều kiện mua và bán giữa hai bên bao gồm các bước chủ yếu: hỏi giá, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận và xác nhận. Giao dịch là quá trình để hai bên thăm dò, nắm được những đòi hỏi, yêu cầu của đối tác, tạo cơ sở cho quá trình đàm phán thuận lợi. Đàm phán là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một xung đột nhằm đi tới sự thống nhất cách nhận định, quan niệm, thống nhất cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hay nhiều bên. Trong thương mại quốc tế, nội dung của cuộc đàm phán thường xoay quanh những vấn đề: tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì đóng gói, giao hàng, giá cả, bảo hiểm, bảo hành, khiếu nại, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng. Để kết quả đàm phán tốt đẹp, doanh nghiệp cần phải các một kế hoạch cụ thể cho đàm phán như mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu, xác định đầy đủ thông tin về đối tác, chỉ định người đại diện tham gia đàm phán thích hợp… Ký kết hợp đồng nhập khẩu: Phương thức ký kết hợp đồng: Việc kí kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách sau đây: Hai bên ký kết hợp đồng mua – bán (bằng một văn bản). Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán (bằng văn bản). Người bán xác định (bằng văn bản) là người mua đã đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do. Người bán xác định (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trường hợp này hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán. Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa các bên (nêu rõ cá điều khoản đã thỏa thuận). Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp được các bên ký vào hợp đồng. Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ ràng trong hợp đồng. Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là một văn bản có cơ sở pháp lý. Các điều kiện của hợp đồng nhập khẩu: Điều kiện tên hàng: nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. Tên hàng phải đảm bảo chính xác để các bên mua, bán đều hiểu và thống nhất. Do vậy ngoài tên chung còn cần phải gắn với ký hiệu, mã hiệu hoặc địa danh, tên hàng…được cơ quan có trách nhiệm cấp giấy phép giữ bản quyền. Điều kiện phẩm chất: phẩm chất hàng hóa là tổng hợp các chỉ tiêu về tính năng (lý tính, hóa tính, cơ lý tính), công suất, hiệu suất, thẩm mỹ…để phân biệt giữa hàng hóa này với hàng hóa khác. Điều kiện số lượng: nội dung điều kiện số lượng bao gồm: kích thước, dung tích, trọng lượng, chiều dài, đơn vị, đơn vị đóng kiện. Điều kiện bao bì: gồm những vấn đề về yêu cầu chất lượng của bao bì, phương hướng cung cấp bao bì và giá cả của bao bì. Điều kiện cơ sở giao hàng: phản ánh mối quan hệ hàng hóa với điều kiện giao hàng (như nơi, địa điểm giao hàng và các yếu tố cấu thành giá). Điều kiện giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao nhận hàng hóa giữa bên bán với bên mua. Điều kiện giá cả: điều kiện giá cả trong buôn bán quốc tế là điều kiện cơ bản, bao gồm những vấn đề: đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá, điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả và việc giảm giá. Điều kiện giao hàng: nội dung cơ bản là xác định thời hạn, địa điểm, phương thức và việc thông báo giao hàng. Điều kiện thanh toán tiền trả: điều kiện thanh toán tiền trả là điểm rất quan trọng. Có thể nói rằng cách giải quyết vấn đề thanh toán là bộ phận chủ yếu của công việc buôn bán, bao gồm các nội dung: đồng tiền thanh toán (đồng tiền của bên xuất khẩu, bên nhập khẩu hoặc của nước thứ ba), thời hạn trả tiền (trả tiền trước hoặc trả tiền sau), phương thức trả tiền, điều kiện bảo đảm hối đoái. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Xin giấy phép nhập khẩu: Giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Tùy thuộc điều kiện được ghi trong hợp đồng, trách nhiệm xin giấy phép nhập khẩu có thể thuộc về bên mua hoặc bên bán. Theo quy tắc, muốn được cấp giấy phép nhập khẩu, nhà kinh doanh nhập khẩu phải làm theo mẫu in sẵn đính kèm với bản sao hợp đồng nhập khẩu và bản sao của thư tín dụng L/C (nếu có); một phiếu hạn ngạch (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch) hoặc bản trích sao kế hoạch nhập khẩu đã được đăng ký và gửi đến bộ phận cấp giấy phép của Bộ Công Thương. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xin giấy phép của các cơ quan chuyên ngành nếu hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý của bộ, cơ quan chuyên ngành theo quy định của chính phủ. Mở L/C: Nếu trong hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì nhà nhập khẩu phải tiến hành mở L/C, thông thường là khoảng 15 – 20 ngày trước thời hạn giao hàng (nếu trong hợp đồng không quy định rõ ngày mở L/C). Nội dung của thư tín dụng bao gồm: số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C; tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ; số tiền của thư tín dụng; thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng; những nội dung về hàng hóa; những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa; những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình; sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C; những điều khoản đặc biệt khác; chữ ký của ngân hàng mở L/C. Những nội dung được đề cập trong L/C phải phù hợp với hợp đồng nhập khẩu, sẽ là căn cứ thanh toán cho người xuất khẩu. Ngoài phương thức tín dụng chứng từ, hoạt động thanh toán có thể được thực hiện bằng các hình thức khác như: phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu và thời gian thanh toán có thể trả trước, trả sau. Tùy theo điều kiện trong hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp tiến hành thanh toán theo các phương thức và thời gian phù hợp. Thuê phương tiện vận chuyển: Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, việc thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa thường dựa vào các căn cứ : Những điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu. Đặc điểm hàng hóa nhập khẩu. Điều kiện vận tải. Dựa vào những cơ sở trên nhà nhập khẩu sẽ xác định được phương tiện vận chuyển và phương thức thuê cho phù hợp với các điều khoản của hợp đồng và với tính chất hàng hóa chuyên chở. Thông thường, đơn vị nhập khẩu ủy thác việc thuê phương tiện vận chuyển cho một công ty vận tải chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, phần lớn các hợp đồng nhập khẩu đều quy định cơ sở giao hàng là CIF, trong trường hợp này, nhà nhập khẩu không có trách nhiệm thuê phương tiện vận chuyển. Mua bảo hiểm hàng hóa: Tùy thuộc vào các điều khoản được quy định trong hợp đồng nhập khẩu, giá tính hàng nhập khẩu (giá CIF, FOB, CFR…) trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa có thể thuộc về bên mua hoặc bên bán, và mức độ mua bảo hiểm là bao nhiêu. + Giá FOB: là giá trị thị trường tại biên giới hải quan nước xuất khẩu. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu phải trả nếu họ chịu tránh nhiệm chuyên trở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu của nước xuất khẩu. Giá FOB bao gồm: phí vận tải chuyên chở hàng hóa tới biên giới hải quan của nước xuất khẩu, phí bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải ở biên giới và tất cả các loại thuế trừ đi trợ cấp đánh vào sản phẩm tại nước xuất khẩu. Nói cách khác, hàng hóa xuất khẩu đánh giá theo giá FOB là giá sử dụng. + Giá CIF: là giá của hàng hóa nhập khẩu tính tại biên giới hải quan của nước nhập khẩu trước khi đóng bất kỳ loại thuế nhập khẩu hay thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu. Giá CIF của hàng nhập khẩu không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp để chuyên chở hàng nhập khẩu trong phạm vi của nước nhập khẩu. Hàng nhập khẩu tính theo giá CIF bằng hàng nhập khẩu tính theo giá FOB cộng với phí vận tải và phí bảo hiểm giữa biên giới hải quan của nước xuất khẩu và biên giới hải quan của nước nhập khẩu. Thông thường, các doanh nghiệp Việt Nam thường nhập khẩu theo giá CIF và do đó, trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa thuộc về người xuất khẩu. Làm thủ tục hải quan: Khai báo hải quan: chủ hàng phải kê khai chi tiết về hàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung kê khai bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, khối lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện vận tải, nhập khẩu với nước nào. Xuất trình hàng hóa: hàng hóa nhập khẩu phải được xuất trình cho Hải quan để kiểm lượng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Việc kiểm tra có thể được thực hiện tại kho của hải quan, tại cảng bốc dỡ hoặc kho ngoại quan. Thực hiện các quyết định của hải quan: chủ thể phải có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các quyết định do hải quan đưa ra, nếu vi phạm sẽ thuộc vào tội hình sự. Nhận hàng: Theo quy định của Nhà nước, cơ quan vận tải có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa. Do đó, nhiệm vụ của nhà kinh doanh nhập khẩu là: Ký hợp đồng ủy thác với cơ quan vận tải về việc giao nhận hàng. Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hóa. Thông báo cho các đơn vị trong nước dự kiến ngày hàng về. Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản chi phí cần thiết. Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan giao nhận lập biên bản về hàng hóa. Kiểm tra hàng hóa: Theo khoản 2 Điều 29 Luật hải quan, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu phải được các cơ quan chức năng kiểm tra kỹ lưỡng. Đây là một bước quan trọng, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia và là cơ sở làm giấy tờ thông quan cho hàng hóa được phép vào biên giới quốc gia. Điều này có ý nghĩa tích cực đối với công ty, đảm bảo hàng hóa khi nhập vào kho của công ty sẽ đạt đúng tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời chứng minh tính hợp pháp của sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng sẽ có những khiếu nại cần thiết nếu nhà xuất khẩu không tuân thủ những quy định về chất lượng và tính pháp lý của hàng xuất khẩu. Giao hàng cho đơn vị tiêu thụ: Sau khi cơ quan hải quan cho phép giải phóng hàng hóa, các doanh nghiệp phải tiến hành vận chuyển hàng hóa về nơi tiêu thụ. Yêu cầu đối với công tác này là phải tính toán xác định chính xác đầu mối giao hàng, lượng hàng dự trữ, sắp xếp kho chứa khi lập kế hoạch vận chuyển. Làm thủ tục thanh toán: Tùy thuộc vào hình thức thanh toán và thời hạn thanh toán đã được quy định trong hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành thực hiện thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát…thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay. Hồ sơ khiếu nại phải kèm theo những giấy tờ của cơ quan chức năng xác nhận việc tổn thất hàng hóa, vận đơn, chứng từ hải quan và các chứng từ khác. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, hai bên có thể kiện lên hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hoặc tòa án. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu: Ngay sau khi tiếp nhận hàng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến hành vặn chuyển hàng hóa về nơi tiêu thụ. Việc giải phóng hàng hóa nhanh sẽ góp phần làm giảm chi phí bảo quản, lưu kho. Doanh nghiệp dựa vào kế hoạch tiêu thụ đã đặt ra để thực hiện các nghiệp vụ phân phối, bán hàng và các hoạt động marketing khác (các hoạt động quảng bá về sản phẩm phải được thực hiện trước khi đưa hàng hóa vào tiêu thụ). Kết quả của hoạt động tiêu thụ là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Đánh giá kết quả của hoạt động nhập khẩu và tiếp tục hoạt động buôn bán: Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là bước cuối cùng và quan trọng. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là phần lợi ích tài chính thu được thông qua hiệu suất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp bằng việc so sánh trực tiếp kết quả với chi phí. Thông qua đánh giá hiệu quả doanh nghiệp có thể tìm ra được những ưu, nhược điểm trong quá trình kinh doanh nhập khẩu và những nguyên nhân của nó, từ đó tìm biện pháp phát huy thế mạnh và hạn chế những nhược điểm. Đánh giá hiệu quả là một hoạt động tất yếu để doanh nghiệp có thể hoàn thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp được thực hiện dựa vào một số chỉ tiêu sau: doanh thu nhập khẩu, chi phí nhập khẩu hàng hóa, chi phí tiêu thụ hàng nhập khẩu, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, tỷ suất doanh thu… Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu: Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Dựa vào tính chất khách quan của các yếu tố, có thể chia thành hai nhóm yếu tố chủ yếu là: nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (yếu tố khách quan), nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp (yếu tố chủ quan). Tùy thuộc vào đó là yếu tố nào mà doanh nghiệp có cách thức ứng phó phù hợp: thay đổi các yếu tố đó hay tự mình làm cho phù hợp với những đòi hỏi của nó. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa được hình thành từ việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu với toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do đó, mọi yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu hay chi phí nhập khẩu hàng hóa, chi phí tiêu thụ hàng hóa đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Các chế độ chính sách trong nước và quốc tế: Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu: Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu. Theo nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành vào ngày 23/01/2006 của chính phủ quy định ba nhóm hàng nhập khẩu như sau: Một là, hàng hóa cấm nhập khẩu: danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm 11 nhóm hàng chính, như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, hóa chất độc, sản phẩm văn hóa đồi trụy, pháo các loại… Toàn bộ các hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đều được áp dụng từ năm 2006. Hai là, hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương: đối với loại hàng hóa này các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương. Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý của bộ thương mại được cắt giảm dần theo lộ trình quy định, chỉ có loại hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và hàng hóa là đường tinh luyện, đường thô được quản lý trong suốt thời kỳ từ năm 2001. Ba là, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành: nhóm hàng hóa này chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên ngành về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh … Một loại hàng hóa có thể chịu sự quản lý của hai hay nhiều bộ, cơ quan chuyên ngành khác nhau. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện nhập khẩu khi có giấy phép và đáp ứng được các yêu cầu do cơ quan chuyên ngành đề ra. Đối với các loại hàng hóa được phép nhập khẩu cũng có những chế độ ưu đãi, hạn chế khác nhau của Nhà nước, thông qua mức thuế nhập khẩu, hạn ngạch…và các chế độ ưu đãi thuế quan, phi thuế quan khác. Sự thông thoáng, mở cửa của Nhà nước đối với một loại hàng hóa nào đó không chỉ ảnh hưởng đến cách thức nhập khẩu của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của loại hàng hóa đó trên thị trường trong nước, từ đó ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hay hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa đó của mỗi doanh nghiệp. Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế: Sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh thương mại quốc tế nói chung, kinh doanh nhập khẩu nói riêng là sự tác động của luật pháp nước ngoài, các công ước quốc tế. Hợp đồng kinh doanh nhập khẩu và các hoạt động nhập khẩu phải tuân theo luật pháp của nước xuất khẩu, luật pháp của nước thứ ba (nếu được quy định trong hợp đồng nhập khẩu), tập quán kinh doanh quốc tế và các công ước, hiệp ước quốc tế mà nước ta tham gia. Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình nhập khẩu của doanh nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Do đó, trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ về luật pháp trong nước và quốc tế. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng tác động đến giá cả nhập khẩu hay giá thành sản phẩm nhập khẩu, và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu cũng tăng lên tương đối và do đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm về giá, đồng thời giảm khả năng tiêu thụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá thành của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu giảm đi tương đối, và do đó làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng sản lượng tiêu thụ và tăng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài: Cũng như các loại hình kinh doanh khác, kinh doanh nhập khẩu chịu sự chi phối của thị trường hàng hóa đầu vào và thị trường hàng hóa đầu ra. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, thị trường đầu vào là thị trường quốc tế, tức là chịu sự chi phối của những biến động xảy ra trên thị trường thế giới như sự biến động về giá cả, sản lượng hàng hóa bán ra, chất lượng sản phẩm có trên thị trường… Khi giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng thì giá thành của hàng nhập khẩu cũng tăng lên tương đối làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường trong nước, giảm sản lượng tiêu thụ và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các sản phẩm mà doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhập khẩu phải đáp ứng được nhu cầu trên thị trường nội địa, cùng những biến động của nó, ví dụ như giá cả nhập khẩu, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… phải đảm bảo tính cạnh tranh so với hàng hóa được bán trên thị trường nội địa. Nền sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Sự phát triển của nền sản xuất, của những doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với hàng nhập ngoại, tạo ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu làm giảm hẳn nhu cầu về hàng nhập khẩu. Mặt khác, nền sản xuất trong nước kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật chưa đạt đến một trình độ nhất định thì không thể sản xuất những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu sản xuất hoặc nếu sản xuất được thì chất lượng lại không đạt yêu cầu...lúc đó nhu cầu về hàng nhập ngoại tăng lên. Nói tóm lại, nếu sản xuất trong nước dù phát triển hay không cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. Trong khi đó, sự phát triển của nền sản xuất ở nước ngoài sẽ tạo ra những sản phẩm mới và hiện đại, sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên không phải lúc nào sản xuất trong nước phát triển thì hoạt động nhập khẩu bị thu hẹp mà nhiều khi để tránh độc quyền và tạo ra sự cạnh tranh hoạt động nhập khẩu lại được khuyến khích phát triển. Còn để đảm bảo quyền sản xuất trong nước khi nền sản xuất ở nước ngoài phát triển thì hoạt động nhập khẩu sẽ bị hạn chế và bị kiểm soát nghiêm ngặt. Hệ thống tài chính ngân hàng: Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng phát triển khá mạnh, nó tác động tới tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù ở thành phần kinh tế nào. Những vai trò to lớn của nó, đó là: đảm bảo cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận lợi nhanh chóng, chính xác cho các doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu sẽ không thực hiện được nếu như không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Dựa trên các mối quan hệ, uy tín nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận tiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu vì sẽ được đảm bảo về mặt lợi ích và trong nhiều trường hợp có uy tín với ngân hàng đứng ra bảo lãnh hay cho vay với lượng vốn lớn, kịp thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được cơ hội kinh doanh. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: Ngoài các nhân tố trên, còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nhập khẩu. Ảnh hưởng của phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của mỗi quốc gia sẽ quyết định đến lượng hàng cũng như hình thức kinh doanh nhập khẩu. Ảnh hưởng của sự phát triển kỹ thuật công nghệ trên thế giới làm đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tạo ra nhiều nhu cầu, do đó cũng đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu. Sự xuất hiện của liên kết kinh tế ở phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn thế giới: khi tham gia vào các khối liên kết kinh tế (WTO, ASEAN, EU, APEC...) thì mọi quốc gia đều giành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thuế quan, các chính sách khuyến khích... do đó sẽ làm cho giá hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn nên hoạt động nhập khẩu sẽ gia tăng. Những nhân tố này là khách quan mà bản thân doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức và có phương hướng kinh doanh cho phù hợp chứ không thể tự mình làm tác động biến đổi chúng. Hệ thống giao thông vận tải và liên lạc: Việc thực hiện hoạt động nhập khẩu không thể tách rời với việc vận chuyển và thông tin liên lạc mà các bên có thể nắm rõ thông tin một cách nhanh nhất để từ đó cũng tiến hành kịp thời các hoạt động giao dịch, việc vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác là công việc của hoạt động nhập khẩu. Do đó, sự hiện đại hoá cũng như áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến vào hệ thống thông tin liên lạc và giao thông là yếu tố quan trọng cho hoạt động nhập khẩu. Thực tế cho thấy sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc như Fax, Telex, Telephone, EMS... đã đơn giản hoá công việc của hoạt động nhập khẩu đi rất nhiều, giảm hàng loạt các chi phí, nâng cao tính kịp thời nhanh gọn và việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản... cũng như đã góp phần làm nhanh chóng, an toàn phát triển của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông, giúp hoạt động nhập khẩu ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa: Các công thức xác định lợi nhuận: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Về mặt lượng, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Công thức chung: P = R – C Trong đó : P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. C: Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu. C = Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa + Chi phí lưu thông, bán hàng + Thuế Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Trong đó : DV: tỷ suất lợi nhuận theo vốn. P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. V: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Trong đó : DR: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. R: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: Trong đó : DC: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí. P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu. C: Tổng chi phí cho hoat động kinh doanh nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần. Doanh lợi nhập khẩu: Trong đó : Dn: Doanh lợi nhập khẩu. R: Doanh thu bán hàng nhập khẩu. Cn: Tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu chuyển ra tiền Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng Việt Nam bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu. Nếu Dn >100%: doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu: Trong đó: DNK: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu. RNK: Tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng bản tệ (VND). CNK : Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa tính bằng ngoại tệ Chỉ tiêu này cho biết số lượng bản tệ mà doanh nghiệp thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ > tỷ giá hối đoái (do ngân hàng Nhà nước quy định), việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp được coi là có hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu suất sinh lợi của vốn: Hiệu suất vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ /Vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tốc độ quay vòng vốn kinh doanh nhập khẩu: Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động: Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động = Số ngày trong kỳ / Số vòng quay của vốn lưu động Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ. Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn. Ý nghĩa của việc xác định lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa: Dựa trên các số liệu tính toán sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được lợi nhuận hoặc các khoản thua lỗ đề từ đó đưa ra được các phương án kinh doanh đúng đắn và hiệu quả hơn. Có những khoản đầu tư hợp lý, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu kém của doanh nghiệp mình. Ngày càng hoàn thiện hơn quy trình nhập khẩu hàng hóa tại chính doanh nghiệp của mình, có các con số dự báo hàng hóa để có chế độ nhập hàng, lưu kho và thực hiện phân phối sản phẩm cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Chương II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ TRÍ TỤÊ TRẺ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ: Sơ lược về Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ : Tên công ty đầy đủ: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Youth Intelligence Investment Technology Corporation. Địa chỉ: 18/3 Phan Văn Trị, Phường 2, Quận 5, TP HCM. Số điện thoại: 08 2 2121 772 – 2 2121 762 Fax: 62912959. Địa chỉ website: www.vnyi.com. Giấy ĐKKD số: 0309460997 do Sở KH&ĐT TPHCM cấp ngày 30 tháng 09 năm 2007. Đại diện: Ông Trần Văn Thương Chức vụ: Tổng Giám đốc. Ông Nguyễn Trọng Đức Chức vụ: Chủ tịch HĐQT. Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép: Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính. Hoạt động thiết kế chuyên dụng: thiết kế trang web. Lập trình máy vi tính, sản xuất phần mềm. Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính. Buôn bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm. Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: máy in, vật tư ngành in, phụ tùng máy in. Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông. Vốn điều lệ: 1.600.000.000đ (Bằng chữ: Một tỉ sáu trăm triệu đồng chẵn). Mệnh giá cổ phần: 10.000đ. Số cổ phần và giá trị cổ phần đã góp: 160.000 cổ phần, giá trị: 1.600.000.000đ. Số cổ phần được quyền chào bán: 0 cổ phần Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 08 năm 2003 theo giấy ĐKKD số 0303037898 với hình thức là Công ty TNHH Trí Tuệ Trẻ. Sau 4 năm không ngừng phấn đấu và phát triển, đến tháng 09 năm 2007, Công ty TNHH Trí Tuệ Trẻ đã thay đổi lớn mạnh bằng việc mở rộng hơn hoạt động sản xuất kinh doanh và tập hợp nhiều cổ đông ưu tú để lập nên Công ty Cổ phần và đặt tên đầy đủ là: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ, theo giấy phép ĐKKD số: 0309460997 do Sở KH&ĐT cấp ngày: 30 tháng 09 năm 2007. Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ có tư cách pháp lý, hạch toán độc lập, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB). Số vốn kinh doanh ban đầu là: 1.600.000.000 VNĐ. Hiện nay, Trí Tuệ Trẻ đang đặt văn phòng hoạt động chính tại: 37/76 Trần Đình Xu, P.Cầu Kho, Q.1, TP HCM. Các sản phẩm kinh doanh chính, bao gồm: Phần mềm Quản lý nhà hàng EziRes: Đây là phần mềm dùng trong quản lý hệ thống các nhà hàng, Quán café, Bar, Vũ trường, Câu lạc bộ Bida… Phần mềm này do Ban giám đốc của Công ty viết ra, hoàn toàn thuần việt và đáp ứng yêu cầu quản lý cho các nhà hàng, Café, Bar, Bida… từ đơn giản đến phức tạp. bên cạnh đó, phần mềm Ezires còn đáp ứng được yêu cầu bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ, siêu thị…. Máy bán hàng cảm ứng (POS), màn hình cảm ứng, máy in nhiệt, đầu đọc thẻ từ, két đựng tiền… dùng trong việc bán hàng và quản lý nhà hàng. Các mặt hàng này được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín như PosBank (Hàn Quốc), Netronix (Đài Loan), Fametech (Đài Loan)… Tư vấn và cung cấp phần mềm quản lý hệ thống sản xuất một cách toàn diện (ERP). Website chuyên về quảng bá các nhà hàng với tên miền hấp dẫn: www.thegioinhahang.com. Bên trong website là cả một kho tàng thông tin về hệ thống các nhà hàng trên toàn quốc, các nhà cung cấp vật dụng, nguyên vật liệu dùng trong nhà hàng…. Bên cạnh đó, ưu điểm lớn nhất là cách thức tìm kiếm thông tin dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn các website hiện đang có trên thị trường. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ: Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ TRẺ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH KẾ TOÁN TRƯỞNG TP LẬP TRÌNH – THIẾT KẾ TP HÀNH CHÁNH – NHÂN SỰ TRƯỞNG PHÒNG HỖ TRỢ KẾ TOÁN CÔNG NỢ NHÂN VIÊN PHÂN TÍCH NHÂN VIÊN LẬP TRÌNH THƯ KÝ KINH DOANH NHÂN VIÊN KINH DOANH 1 NHÂN VIÊN KINH DOANH 2 BỘ PHẬN MUA HÀNG NHÂN VIÊN THIẾT KẾ NHÂN VIÊN TEST CHƯƠNG TRÌNH NV HỖ TRỢ KỸ THUẬT NV ĐÀO TẠO KHÁCH HÀNG NV BẢO HÀNH NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI, CÀI ĐẶT Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay trên thị trường, Công ty hiện đang phải đối đầu với rất nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực. Chính khách hàng là người đánh giá sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ đang là sản phẩm đứng đầu trên thị trường, đáp ứng hầu hết các yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp của nhà hàng. Rất nhiều sản phẩm trên thị trường chất lượng không cao nên giá thành rất thấp. Điều đó đã dẫn đến cuộc chiến về giá cả sản phẩm, “tiền nào của đó” nên Trí Tuệ Trẻ đã lấy chất lượng sản phẩm để chiến đấu lại với các cuộc chiến giá cả thấp – chất lượng thấp trên thị trường. Các đối thủ chính trên thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các công ty cạnh tranh về phần mềm QLNH và máy tính tiền cảm ứng như: Công ty phần mềm Trẻ (Young Company), Công ty phần mềm ATO, Công ty Phần mềm Thành Long… Cạnh tranh về máy tính tiền cảm ứng: Công ty TNHH Lý Phú Vinh, Công ty TNHH Tân Phú Vinh, Công ty POS Thăng Long, Công ty Khai Trí… Các phần mềm nước ngoài cạnh tranh như: Blogic, Rkeeper… Các web về quảng bá nhà hàng như: www.anan.com.vn, www.thienduongcafe.com.vn... Thị trường TP HCM là một thị trường rất rộng lớn và luôn luôn tồn tại sự cạnh tranh hết sức khốc liệt. Chính vì vậy mà Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ luôn lấy phương châm kinh doanh uy tín, chất lượng, bảo hành hỗ trợ hoàn hảo lên hàng đầu để luôn tạo niềm tin nơi khách hàng và có thể cạnh tranh một cách lành mạnh và bền vững trước những đối thủ rất lớn này. IV. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm: Đối với phần mềm: đến trực tiếp đến địa điểm kinh doanh của khách hàng để tư vấn các giải pháp quản lý. Từ đó, cung cấp gói sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu quản lý của từng nhà hàng. Đặc biệt, luôn đáp ứng được các yêu cầu quản lý phức tạp của các nhà hàng có quy mô lớn và cao cấp trên toàn quốc. Đối với các thiết bị phần cứng: Nhập khẩu máy móc và các thiết bị có liên quan. Tư vấn đi kèm với phần mềm vì 2 sản phẩm này luôn có tác dụng hỗ trợ chặt chẽ cho nhau. Bán lẻ cho các khách hàng, đồng thời cũng bán sỉ cho các đơn hàng lớn và các đại lý trong nước. V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây: Nguồn khách hàng trong nước ngày một tăng, lượng khách hàng trải dài từ Nam ra Bắc, uy tín của Công ty trong lĩnh vực này ngày một nâng cao. Nguồn hàng đầu ra và đầu vào luôn ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng luôn được đảm bảo nhằm mục tiêu giữ vững thương hiệu của công ty và sức cạnh tranh trên thị trường. Trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm, mà đặc biệt là phần mềm dùng trong quản lý thực tế các Nhà hàng, Café, Bar…cao cấp thì vấn đề bảo hành hỗ trợ khách hàng là vấn đề cốt lõi hàng đầu để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm và cho công ty. Nếu phần mềm của Doanh nghiệp bạn chất lượng có tốt như thế nào đi nữa nhưng vấn đề hỗ trợ chậm chạp, yếu kém, thiếu nhiệt tình…thì phần mềm của bạn không thể nào kinh doanh vững vàng trên thị trường được. Nắm được yêu cầu khách quan đó, Trí Tuệ Trẻ ngoài việc luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm thì luôn tạo niềm tin của khách hàng trong khâu hỗ trợ, khách hàng luôn có tâm lý an tâm khi sử dụng sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ vì Trí Tuệ Trẻ: Hỗ trợ khách hàng 24/24, cài đặt chương trình tận nơi cho khách hàng sử dụng, đào tạo hướng dẫn nhiệt tình, dễ hiểu, dễ sử dụng… Chính điều này đã tạo một niềm tin lớn cho các khách hàng sử dụng sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ và phần lớn các khách hàng của Trí Tuệ Trẻ là do “khách hàng tin, khách hàng dùng và khách hàng giới thiệu khách hàng”. Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của đơn vị (Thị trường khách nói chung của doanh nghiệp) : Hiện nay, với uy tín sẵn có của mình trong lĩnh vực cung cấp phần mềm quản lý nhà hàng và máy tính tiền cảm ứng (POS), nhiều Công ty và các đơn vị hoạt trong cùng lĩnh vực đã rất tin tưởng và hợp tác trở thành đơn vị đại lý của Trí Tuệ Trẻ, vì thế Hệ thống đại lý của Công ty được mở rộng trên toàn quốc, tiêu biểu như: tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, 4 tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận). Có đơn vị đã thỏa thuận cam kết trở thành đơn vị độc quyền phân phối tại khu vực phụ trách. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trí Tuệ Trẻ trong 3 -5 năm vừa qua nói chung: Trong 3 năm qua (2007, 2008 và 2009), Trí Tuệ Trẻ hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, doanh số và lợi nhuận tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Ban Giám đốc có tầm nhìn xa và đã có các chính sách chèo lái tốt để đưa Công ty Trong 5 tháng đầu năm 2010, Doanh số của Trí Tuệ Trẻ liên tục tăng và có xu hướng tăng cao nhất trong mọi năm. Một mặt là do Trí Tuệ Trẻ biết đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn nhiều năm hoạt động, một mặt là do chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng hoàn hảo và Công ty ngày càng mở rộng được quy mô và tăng cường kinh doanh nhiều sản phẩm có liên quan trong ngành hơn. Tất cả thành công có được là do công cuộc cổ phần hóa mô hình kinh doanh, trọng dụng nhân tài và luôn coi trọng khách hàng. Chíến lược và phương hướng phát triển của Trí Tuệ Trẻ trong tương lai : 1, Mục tiêu và chiến lược: Trở thành nhà cung cấp giải pháp quản lý nhà hàng và bán lẻ số 1 tại Việt Nam. Phát triển phiên bản phần mềm EziRes mới. Phân phối các thiết bị như màn hình cảm ứng, máy POS, máy in nhiệt và in hóa đơn bán hàng. Phát triển hệ thống phân phối phần mềm và phần cứng trên cả nước Hoàn thành sản phẩm Phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện (ERP), phần mềm ERP QuickERP – đây sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu lớn cho công ty trong tương lai. Ngoài ra, cũng phát triển cung cấp 1 số sản phẩm liên quan đến nhà hàng như : Rượu vang cao cấp của Pháp, Sách hướng dẫn du lịch (Traveller’s Guide). Phát triển trang website www.thegioinhahang.com để trở thành website hàng đầu về quảng cáo cho nhà hàng, và các nhà cung cấp cho nhà hàng. Phát triển mảng kinh doanh quảng cáo, tư vấn cho nhà hàng, mảng in ấn, thiết kế cho nhà hàng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân Nhà hàng. Thành lập Quỹ đầu tư nhà hàng. Xây dựng và phát triển thêm website về xây dựng và vật liệu xây dựng. 2, Kế hoạch Doanh số: Tăng số lượng nhân sự: trong năm 2010 này, mục tiêu số lượng nhân sự của Trí Tuệ Trẻ là 35 người. Doanh số dự kiến của Phần mềm QLNH EziRes, Phần mềm bán lẻ EziRetail + Máy bán hàng cảm ứng POS là: 1.000.000 USD. Doanh số của website: www.thegioinhahang.com là: 50.000 USD và 1.000 thành viên chính thức. Doanh số của phần mềm QuickERP là 70.000 USD và 5 khách hàng. Dịch vụ thiết kế in ấn, quảng cáo cho nhà hàng: 40.000 USD. Mục tiêu Tổng lợi nhuận trong năm 2010 là: 610.000 USD. Bên cạnh đó cũng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phần mềm sang các nước ở khu vực Đông Nam Á như: Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore... Tham dự hội chợ EXPO – Hội chợ về Công nghệ ứng dụng trong Kỹ thuật và đời sống được tổ chức vào tháng 07/2010 tại Khu Triển lãm Quốc tế SECC, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7. Hội chợ này sẽ là cơ hội để Trí Tuệ Trẻ quảng bá sản phẩm của mình đến người dùng. Đồng thời cũng giới thiệu các công nghệ và sản phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong quản lý nhà hàng. Bên cạnh đó, Hội chợ cũng là môi trường và cơ hội để Trí Tuệ Trẻ giao lưu với các đối tác và thăm dò các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hoạt động. 3, Kế hoạch nhân sự: Bộ phận Triển khai, đàotạo: 1 Trưởng phòng, 4 Triển nhân viên khai, 1 nhân viên Đào tạo và hỗ trợ, 1 nhân viên hỗ trợ (customize sản phẩm tại văn phòng), 01 nhân viên bảo hành chương trình PM. Bộ phận Nghiên cứu phát triển (R&D): 1 Giám đốc. Bộ phận ERP: 2 Trưởng nhóm, 6 Lập trình, 2 nhân viên tester. Phòng Kinh doanh: 1 Trưởng phòng, 5 nhân viên KD, 1 thư ký. Phòng thiết kế: 1 Trưởngnhóm, 1 nhân viên Thiếtkế. Phòng tài chính, kế toán: 01 kế toán trưởng. Ban giám đốc: 01 Tổng Giám đốc, 01 giám đốc. Tổng cộng: 35 người. Chương III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TRÍ TUỆ TRẺ. Quy trình nhập khẩu và các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ: Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ được thực hiện đồng thời trên cả hai thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong khi tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Bộ phận kinh doanh của công ty cũng đồng thời thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng tại thị trường nội địa. Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty: BẢNG 1: CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH CHÍNH STT Mã SP Tên sản phẩm Xuất xứ 1. RST 150 Màn hình cảm ứng tích hợp bộ vi xử lý RST 150 Netronix – Đài Loan 2. RM 150 Màn hình cảm ứng 15” Netronix – Đài Loan 3. A9- USB Máy in nhiệt dùng cho in hóa đơn bán hàng. Cổng giao tiếp USB. POSBank – H.Quốc 4. A9- Ethernet Máy in nhiệt dùng cho in order bếp. Cổng giao tiếp Ethernet. POSBank – H.Quốc Đây là những mặt hàng thiết bị chính mà Công ty Trí Tuệ Trẻ hiện đang nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam, bên cạnh sản phẩm phần mềm công ty hiện đang gia công và sản xuất trong nước. Những sản phẩm này tại thị trường Việt Nam hiện tại vẫn chưa có đơn vị nào có thể sản xuất được do trình độ kỹ thuật công nghệ còn thấp. Do vậy, việc nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài đang là cách duy nhất để công ty đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của khách hàng trong nước, đồng thời cũng là cách để công ty trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng dần dần công nghệ của các nước để lập kế hoạch tự sản xuất thiết bị sau này. Các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Cty Trí Tuệ Trẻ: Các chi phí chính liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ bao gồm: Tiền hàng. Phí vận chuyển hàng hóa. Phí dịch vụ nhập hàng. Phí lưu kho. Lệ phí hải quan. Phí lao vụ. Phí dịch vụ giao nhận hàng. Phí chuyển tiền (nếu có). Quy trình bán hàng và phân phối sản phẩm của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Việc phân phối sản phẩm của Công ty thông qua 2 kênh phân phối chính đó là: Phân phối cho các khách hàng lẻ và Phân phối cho các đối tác làm đại lý phân phối cho sản phẩm. Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ: Sơ đồ 3: QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHO CÁC KH LẺ Tìm kiếm khách hàng (đi thị trường, giới thiệu, Internet…) (2) Tiếp xúc trực tiếp (Demo sản phẩm) (3) Ký kết hợp đồng mua bán (4) Lên kế hoạch giao hàng (5) Lắp đặt, bảo hành, bảo trì sản phẩm Hẹn gặp Thống nhất Sắp xếp Việc tìm kiếm khách hàng do bộ phận kinh doanh thực hiện và thông qua nhiều cách thức khác nhau, như: tìm kiếm thông tin qua mạng Internet, thông qua việc đi khảo sát thị trường thực tiếp để tìm kiếm thông tin của khách hàng, do các đối tác kinh doanh hoặc do các khách hàng đang sử dụng sản phẩm của Công ty giới thiệu. Hiện nay các phương pháp tìm kiếm khách hàng như trên đều phát huy kết quả tích cực, tuy nhiên phương pháp đạt hiệu quả cao nhất vẫn đang là cách đi khảo sát thị trường trực tiếp và “khách hàng giới thiệu khách hàng”. Tiếp xúc trực tiếp khách hàng để demo sản phẩm: đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình bán hàng, quyết định cho việc lên được hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Giai đoạn này thường mất rất nhiều thời gian. Thông thường, trong lĩnh vực này, khách hàng thường mua trọn gói cả hai sản phẩm phần mềm và phần cứng (máy móc thiết bị), do vậy, các tính năng của chương trình phần mềm có đáp ứng được tối đa các yêu cầu quản lý của khách hàng thì khách hàng rất dễ dàng lựa chọn các sản phẩm phần cứng kèm theo. Quy mô của khách hàng càng lớn, yêu cầu quản lý càng cao thì giá trị của hợp đồng ký được chắc chắn sẽ càng lớn. Ký kết hợp đồng mua bán: sau khi khách hàng đã hải lòng về sản phẩm thì sẽ chuyển sang giai đoạn thảo luận về các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên sẽ thống nhất ký kết hợp đồng về các nội dung như: tổng giá trị hợp đồng, thời gian giao hàng, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian nghiệm thu chương trình… Hợp đồng dựa trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán, đôi bên cùng có lợi”. Lên kế hoạch giao hàng: đây là giai đoạn cũng tương đối quan trọng, thuật ngữ “giao hàng” ở đây chỉ cho cả chương trình phần mềm và phần cứng. Vì phần mềm là sản phẩm trí tuệ và cần cài đặt một cách khoa học lên phần cứng nên kế hoạch để giao hàng và triển khai chương trình phần mềm cần được lên một cách chi tiết cụ thể, đồng thời cũng phải thống nhất thời gian giữa người mua và người bán. Việc giao hàng này phụ thuộc rất nhiều vào sự sắp xếp và thuận tiện của người mua (khách hàng). Lắp đặt, bảo hành, bảo trì sản phẩm: Những gói sản phẩm đặc thù của Trí Tuệ Trẻ cung cấp và thị trường khách hàng ở lĩnh vực này luôn đòi hỏi Trí Tuệ Trẻ cần có khâu lắp đặt chuyên nghiệp, chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất. Do vậy, công tác bảo hành bảo trì sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ ngày càng được hoàn thiện về nhân sự và ngày một chuyên nghiệp hơn. Quy trình phân phối sản phẩm cho đại lý (đối tác): Sơ đồ 4: QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHO ĐẠI LÝ (ĐỐI TÁC) Tìm kiếm đại lý phân phối (hoặc đối tác hợp tác kinh doanh) (2) Trình bày sản phẩm và thương thảo hợp đồng đại lý (3) Ký kết hợp đồng đại lý (4) Phân phối sản phẩm (5) Bảo hành, bảo trì sản phẩm…. Hẹn gặp Thống nhất Sắp xếp Tìm kiếm đại lý phân phối (đối tác kinh doanh): thông qua phương pháp này Trí Tuệ Trẻ có thể nâng cao được doanh số bán thông qua việc đẩy nhanh số lượng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Cách tìm đại lý phân phối sản phẩm, thông thường là thông qua các mối quan hệ, danh tiếng sẵn có của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tìm kiếm qua mạng Internet, qua các đối tác giới thiệu. Việc này thường do Trưởng phòng kinh doanh hoặc Giám đốc, Tổng Giám đốc thiết lập mối quan hệ. Trình bày sản phẩm và thương thảo hợp đồng đại lý: hai bên sẽ cùng trình bày về công ty, sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp mình, diễn giải cho đối tác biết được lợi ích khi hợp tác cùng nhau, trên cơ sở đôi bên hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi. Hoặc đối với những Công ty nhỏ hơn muốn làm đại lý phân phối sản phẩm (độc quyền hoặc không độc quyền) cho Trí Tuệ Trẻ thì Trí Tuệ Trẻ cũng sẽ đưa ra các phương pháp hỗ trợ tốt nhất về mặt tài chính, các chiến dịch Marketing, sản phẩm… để các đối tác có thể thấy được những lợi ích thật sự khi hợp tác với Trí Tuệ Trẻ. Ký kết hợp đồng đại lý: Dựa trên những thỏa thuận đã thống nhất thông qua bàn họp của hai bên, hợp đồng đại lý sẽ được soạn thảo và ký kết. Đại diện pháp luật cao nhất của hai bên sẽ là người đứng ra ký kết hợp đồng đối tác. Bắt đầu từ đây, các hoạt động hợp tác của hai bên sẽ được thực hiện dựa theo những nguyên tắc và điều khoản đã được đề ra và thống nhất. Phân phối sản phẩm: việc phân phối sản phẩm sẽ dựa trên nội dung của những đơn hàng cụ thể, dựa trên giá cả, số lượng, chủng loại, thời gian giao hàng, khách hàng…. Việc phân phối có thể được phân phối tại trụ sở của đại lý cũng có thể giao tận nơi của khách hàng thông qua thỏa thuận của hai bên. Đồng thời, Trí Tuệ Trẻ cũng có tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng cho bộ phận bán hàng của đối tác nắm bắt các tính năng và chủng loại sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác trong khâu bán hàng. Bảo hành, bảo trì sản phẩm: cũng tương tự như khi cung cấp sản phẩm cho các khách hàng lẻ, khi bán hàng cho đối tác, Trí Tuệ Trẻ cũng luôn chú trọng đến khâu bảo hành và bảo trì sản phẩm, hỗ trợ một cách tốt nhất cho đối tác khi các vấn đề liên quan đến sản phẩm xẩy ra. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu: Kim ngạch NK hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm: Kinh doanh nhập khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, đó là kết quả của sự mở rộng ngành hàng kinh doanh, mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài. BẢNG 2: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ NĂM 2006 - 2009 Năm Kim ngạch nhập khẩu thực tế (USD) Mức tăng, giảm so với năm trước Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) 2006 3.381.766 _ _ 2007 3.906.955 525.188 15,53 2008 4.349.222 442.267 11,32 2009 4.942.456 593.234 13,64 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm. Nhận xét: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ luôn có xu hướng tăng trong các năm qua: năm 2007 tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3.906.955 USD (tăng 15,53% so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong bốn năm qua), năm 2008 tăng 442.267 USD tương đương với 11,32% so với năm 2007, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 4.942.456 USD, tăng 593.234 USD (tương đương với 13,64%) so với năm 2008. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 12%/năm. Riêng năm 2007, mức tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn hẳn so với các năm khác do có sự mở rộng ngành hàng kinh doanh và sự gia tăng một số đối tác nước ngoài mới. Năm 2008, mức tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2007 do mức tiêu thụ của các sản phẩm mới không cao, hàng tồn kho của năm 2007 lớn, lạm phát trong nước và thế giới liên tục tăng cao, giá trị đồng USD liên tục tăng cao và biến đổi. Năm 2009, mức tăng trưởng nhập khẩu được phục hồi, một phần do các sản phẩm mới đã có sự phát triển, mở rộng thị phần trong thị trường nội địa, mặt khác, do có sự đầu tư bài bản vào một chiến lược marketing hoàn thiện theo một chương trình thực hiện xuyên suốt một năm đối với tất cả các mặt hàng kinh doanh. Hàng năm, công ty dựa vào sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ trong nước, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường trong nước và thế giới để đề ra kế hoạch nhập khẩu về sản lượng, cơ cấu, thời gian nhập khẩu thích hợp nhất, sản lượng hàng hóa trong một lần nhập… Do đó, sự tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu còn thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước và sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói chung của toàn doanh nghiệp. Phương thức NK hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm: Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới hai hình thức chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu đại lý. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) thỏa thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp (hoặc thông qua thư từ, điện tín…) về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán… Theo hình thức này, người nhập khẩu thường tiến hành giao dịch thỏa thuận theo một hợp đồng hay một lô sản phẩm trong một thời kỳ nhập dài. Nhập khẩu đại lý: là hình thức người nhập khẩu ký hợp đồng với các hãng sản xuất để trở thành đại lý phân phối của hãng tại nước mình. Tuy nhiên, khác với hình thức đại lý phân phối cho các hãng trong nước, các doanh nghiệp nhập khẩu đại lý vẫn phải tiến hành các bước của tiến trình nhập khẩu như bình thường, nhưng điểm khác biệt là các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận trong thời gian dài, nguồn cung cấp hàng khá ổn định, tính rủi ro thấp hơn so với các hình thức nhập khẩu thông thường. Công ty Trí Tuệ Trẻ thực hiện nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức nhập khẩu đại lý với hầu hết các mặt hàng mà công ty kinh doanh, và đều là hình thức đại lý phân phối độc quyền của hãng tại Việt Nam. Với hình thức này, công ty đã tạo ra được một nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động nhập khẩu thấp và được chia sẻ trách nhiệm trong các trường hợp tăng hay giảm giá lớn trên thị trường thế giới, đồng thời không phải cạnh tranh với các công ty nhập khẩu cùng nhãn hiệu khác. Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu bằng hình thức nhập khẩu đại lý đang được công ty coi trọng và là hình thức nhập khẩu chủ đạo. BẢNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2007- 2008 -2009 HÌNH THỨC NHẬP KHẨU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) NK trực tiếp 789.205 20,2% 478.414 11% 504.130 10,2% NK đại lý 3.117.750 79,8% 3.780.807 89% 4.438.325 89,8% TỔNG 3.906.955 100% 4.349.222 100% 4.942.456 100% Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Từ bảng trên có thể thấy, tỷ trọng hàng hóa nhập theo hình thức nhập khẩu trực tiếp giảm từ 20,2% năm 2007 xuống còn 11% năm 2008, đồng thời giảm cả về giá trị tuyệt đối xuống còn 478.414 USD so với 789.205 USD năm 2007. Năm 2009, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức trực tiếp giảm tỷ trọng xuống còn 10,2% nhưng tăng lên về giá trị tuyệt đối đạt 504.130 USD. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu đại lý luôn đạt mức cao nhất tăng từ 79,8% năm 2007 lên 89,8% vào năm 2009. Về mặt giá trị tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu theo phương thức này tăng bình quân khoảng 5 – 6%/năm, từ 3.117.750 USD năm 2007 lên mức 4.438.325 USD vào năm 2009. Sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu theo hình thức nhập cho thấy xu hướng nhập khẩu của công ty là tăng cường nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu đại lý và giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu trực tiếp. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu trực tiếp giảm đáng kể do công ty đã chuyển sang làm đại lý phân phối độc quyền cho hãng POSBank (Hàn Quốc) mà công ty nhập khẩu trực tiếp năm 2007. Trên thực tế, ở hình thức nhập khẩu đại lý, công ty đều nhập với tư cách là đại lý độc quyền trên thị trường Việt Nam. Xu hướng này cho thấy công ty đang tập trung vào những sản phẩm mà công ty có quyền phân phối độc quyền. Với những sản phẩm này, công ty không gặp phải sự cạnh tranh từ các nhà nhập khẩu cùng loại khác, đồng thời đây cũng là những hình thức nhập khẩu mà công ty ít có khả năng gặp rủi ro nhất trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Mặt khác, các sản phẩm độc quyền sẽ gắn liền với tên tuổi của công ty, có khả năng tạo ra danh tiếng cho công ty trên thị trường nội địa. Thị trường nhập khẩu hàng hóa: Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Trí Tuệ Trẻ luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài theo hướng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Khả năng mở rộng nguồn hàng nhập khẩu còn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường thế giới, đặc biệt là đối với các hợp đồng đại lý phân phối độc uyền tại Việt Nam. Hiện nay, thị trường nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp là: Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Các hãng nhập khẩu chính là : • Tại Hàn Quốc: POSBank Co, Ltd. (Trụ sở văn phòng chính tại Seoul). • Tại Đài Loan: Netronix Co. Ltd, LaBau Company. • Tại Trung Quốc: Tisso Company. BẢNG 4: CƠ CẤU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) ĐÀI LOAN 1.217.782 30,5 1.507.449 28 HÀN QUỐC 2.953.122 65,53 3.238.791 67,9 TRUNG QUỐC 178.318 3,97 196.215 4,1 TỔNG 4.439.222 100 4.942.456 100 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Từ bảng trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty trên cả ba khu vực thị trường đều tăng lên: tại thị trường Đài Loan kim ngạch nhập khẩu tăng 289.667 USD (khoảng 23,9%), tại thị trường Hàn Quốc kim ngạch nhập khẩu tăng 285.670 USD (khoảng 9,76%) và tại thị trường Trung Quốc tăng 17.897 USD (khoảng 10,1%). Về khía cạnh tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, ta thấy công ty chủ yếu nhập khẩu từ hai thị trường là Hàn Quốc và Đài Loan, thị trường Trung Quốc chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty. Đứng đầu trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty là thị trường Hàn Quốc, năm 2008, tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là 65,53% và năm 2009 tăng lên 67,9%. Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Đài Loan tuy có sự tăng lên về giá trị song tỷ trọng năm 2009 lại giảm xuống 28% so với 30,5% năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng. Hiện nay, các sản phẩm kinh doanh tại công ty chủ yếu là sản phẩm nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, do đã quen thuộc với khu vực thị trường này nên công ty cũng thường xuyên có sự tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng ngành hàng kinh doanh tại đây, ví dụ như sự gia nhập của sản phẩm Sable trong năm 2008. Tại thị trường Trung Quốc, công ty chỉ thực hiện nhập khẩu đối với mặt hàng két đưng tiền. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu cũng cho thấy công ty có xu hướng quan tâm hơn tới thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam, có khả năng cạnh tranh về giá cao. Với sự tham gia của thị trường Trung Quốc, công ty sẽ có sự mở rộng về đối tượng khách hàng là những nhà hàng, cafe, quán ăn… có quy mô nhỏ và bình dân. Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu: Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành hàng kinh doanh của Công ty Trí Tuệ Trẻ hết sức đa dạng. Trên thực tế, công ty đang thực hiện nhập khẩu hai nhóm hàng chính: Màn hình cảm ứng tích hợp bộ vi xử lý (Máy POS) và máy in nhiệt các loại. BẢNG 5: CƠ CẤU CÁC LOẠI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NĂM 2008 – 2009: TÊN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Máy POS 2.044.134 49% 2.125.256 43% Máy in nhiệt 1.739.689 40% 2.224.105 45% Loại khác 565.399 11% 593.095 12% TỔNG 4.942.456 100 4.349.222 100 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Theo bảng trên, sản phẩm Máy POS và máy in nhiệt chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty. Năm 2008, tỷ trọng nhập khẩu của loại sản phẩm máy POS là 49% và của Máy in nhiệt là 40%. Năm 2009, tỷ trọng nhập khẩu của Máy POS là 43%, đạt giá trị 2.125.256 USD và của Máy in nhiệt là 45%, đạt giá trị 2.224.105 USD. Các sản phẩm khác như két đựng tiền, đầu đọc thẻ, màn hình cảm ứng… chỉ chiếm 12%, đạt giá trị 593.095 USD. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có sự tăng lên về tỷ trọng của sản phẩm máy in nhiệt, tăng từ 40% lên 45% năm 2009, và tỷ trọng của sản phẩm máy POS giảm từ 49% xuống 43%, đồng thời các sản phẩm khác tăng từ 10% lên 12%. Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu là do tình hình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước và được thay đổi theo hướng tăng các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong đó, Máy POS là sản phẩm có giá trị trên một đơn vị sản phẩm cao, nên mặc dù đem lại doanh thu cao hơn so với các sản phẩm khác nhưng sản lượng tiêu thụ lại không cao. Bên cạnh đó, sản phẩm máy in nhiệt có tiềm năng tiêu thụ cao, đồng thời lại có tỷ suất lợi nhuận cao. Mặt khác, máy in nhiệt được doanh nghiệp nhập khẩu từ nhiều nước, phù hợp với những phân đoạn thị trường khác nhau (khách hàng là những nhà hàng có quy mô lớn, quy mô trung bình hoặc nhỏ). Các sản phẩm thuộc loại khác của công ty mới chỉ ở giai đoạn đầu đưa vào kinh doanh và sẽ được tăng tỷ trọng trong các năm tới. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu: Theo quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, hàng năm công ty đều đặt ra kế hoạch nhập khẩu dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu của kỳ trước, tới trước mỗi đợt nhập khẩu, công ty lại tiến hành cụ thể hóa các chỉ tiêu nhập khẩu. Trong những năm gần đây, kế hoạch nhập khẩu của công ty đặt ra luôn được hoàn thành vượt mức đặt ra đầu năm. NĂM KẾ HOẠCH (VNĐ) THỰC HIỆN (VNĐ) %THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2007 3.339.000.000 3.906.955.000 115 2008 3.954.000.000 4.349.222.000 110 2009 4.298.000.000 4.942.456.000 117 BẢNG 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU NĂM 2007-2009 Nguồn: So sánh kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh các năm. Nhận xét: Trong những năm gần đây, công ty luôn thực hiện nhập khẩu cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Năm 2007, công ty thực hiện vượt kế hoạch 15%, năm 2008 thực hiện vựơt so với kế hoạch 10% và năm 2009 là 17%. Trên thực tế, kim ngạch nhập khẩu được thực hiện một phần dựa theo kế hoạch do ban giám đốc đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty dựa vào thực tế tiêu thụ sản phẩm trong kỳ và những biến động diễn ra trên thị trường thế giới để tiến hành nhập khẩu. Khi có những có hội kinh doanh mới, công ty sẽ tiến hành nhập khẩu với mức nhập cao hơn so với mức kế hoạch đề ra hoặc thực hiện nhập khẩu với mức thấp hơn khi có những khó khăn trong quan hệ đối tác với bạn hàng hoặc những lên xuống bất ngờ của giá cả. Nhưng nhìn chung, trong cả ba năm từ 2007 đến năm 2009, kim ngạch nhập khẩu vượt so với kế hoạch chủ yếu là do công ty có chiến lược tăng cường thêm đội ngũ nhân viên kinh doanh để mở rộng thị trường nên kết quả tiêu thụ vượt so với những năm trước. Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Kết quả chung về tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu: Kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và thu nhập doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói trong những năm vừa qua, doanh thu của công ty đạt mức tăng trưởng đều, ổn định. BẢNG 7: TỔNG KẾT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ 2006 - 2009 ĐVT: 1.000 Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần 79.738.978,1 85.400.445,5 91.890.879,4 100.344.840,3 Tổng chi phí 77.019.878,9 82.445.590,1 88.665.509,5 96.742.460,6 Lợi nhuận trước thuế 3.998.675,2 4.345.375,6 4.743.191,0 5.297.617,3 Thuế thu nhập 1.279.576,1 1.390.520,1 1.517.821,2 1.695.273,5 Lợi nhuận sau thuế 2.719.099,2 2.954.855,4 3.225.369,9 3.602.379,8 Lũy kế LN sau thuế 2.719.099,2 5.673.954,6 8.899.324,4 12.501.704,2 TSLN/doanh thu (%) 3,41 3,46 3,51 3,59 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm. Nhận xét: Mức tăng trưởng của doanh thu thuần: năm 2007 doanh thu thuần đạt 85.400.445.500 VND (tăng khoảng 7,1% so với năm 2006), năm 2008 doanh thu thuần đạt 91.890.879.400 VND (tăng 7,9% so với năm 2007), năm 2009 đạt 100.344.840.300 VND (tăng 9,2% so với năm 2008). Như vậy, trong vòng mấy năm từ 2006 đến năm 2009, doanh thu của doanh nghiệp liên tục tăng với mức tăng trưởng bình quân khoảng 8%/năm, tốc độ tăng doanh thu cũng tăng qua các năm. Sự gia tăng doanh thu là kết quả của việc tuyển thêm nhân viên và một loạt các chương trình Marketing, chương trình xúc tiến bán hàng, các dịch vụ bán hàng… và việc mở rộng thị trường với việc thành lập chi nhánh của Công ty tại Hà Nội, Nha Trang… Ngoài ra, với các nhãn hiệu được phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam, công ty có khả năng tăng doanh thu cao khi những nhãn hiệu này đã trở nên quen thuộc với thị trường trong nước. Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa nhập khẩu NĂM 2009: BẢNG 8: TỔNG KẾT DOANH THU VÀ CƠ CẤU TỪNG LOẠI HÀNG HÓA SẢN PHẨM DOANH THU (VND) TỶ LỆ % Máy POS 42.947.591.650 42,8 Máy in nhiệt 48.366.213.000 48,2 Màn hình cảm ứng và két 2.006.896.800 2 Các sản phẩm khác 7.024.138.860 7 TỔNG CỘNG 100.344.840.310 100 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty. Nhận xét: Trong số các sản phẩm của công ty thì sản phẩm máy in nhiệt A9 của hãng POSBank (Hàn Quốc) là công ty độc quyền phân phối, bên cạnh đó các sản phẩm khác như Máy POS là những sản phẩm đạt tỷ lệ doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp. • Sản phẩm Máy POS các loại được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan – đây là những sản phẩm công nghệ tiên tiến được doanh nghiệp đưa vào kinh doanh từ năm 2006. Lúc mới được đưa vào Việt Nam, công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh của các thương hiệu nổi tiếng đã xuất hiện trước đó và đã có những vị trí nhất định trên thị trường như IBM, Toshiba, Casino… Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, sản phẩm của công ty đã có được một thị phần nhất định trên thị trường, doanh thu hàng năm đối với sản phẩm này tăng khoảng 10 – 15%/năm. Tuy nhiên, doanh thu của sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu chủ yếu là do có giá trị cao nhất so với các sản phẩm khác của công ty, thực chất, sản lượng tiêu thụ chưa cao (khoảng 1.474 sản phẩm/năm) • Sản phẩm máy in nhiệt là sản phẩm được sử dụng rất rộng rãi tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị, shop bán lẻ... Đối với sản phẩm này, công ty là đại lý phân phối độc quyền của hãng POSBank (Hàn Quốc). Máy in nhiệt là một trong những sản phẩm đầu tiên được công ty đưa vào sử dụng. Sau 7 năm kinh doanh mặt hàng này, công ty đã tạo được lòng tin của các hãng cung cấp sản phẩm, đồng thời đã thực hiện được một chương trình xây dựng thương hiệu lâu dài cho sản phẩm trên toàn quốc. Doanh thu đối với sản phẩm này là khoảng 7 – 8%/năm. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của sản phẩm này khá lớn (khoảng 5.000 – 6.000 sản phẩm/năm) nhưng do có giá trị nhỏ nên chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp. • Sản phẩm Màn hình cảm ứng và Két đựng tiền là những sản phẩm được nhập khẩu tùy ý từ các nước, song công ty đặc biệt chú ý phát triển sản phẩm của hãng NETRONIX mà công ty là đại lý phân phối. Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu thị trường tiêu thụ hàng hóa: BẢNG 9: BÁO CÁO DOANH THU THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG: 2008-2009 Vùng Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu (VND) Tỷ trọng (%) Doanh thu (VND) Tỷ trọng (%) Miền Nam 59.912.853.370 65,2 64.401.318.500 64,18 Miền Trung 14.812.809.730 16,12 16.396.346.900 16,34 Miền Bắc 17.165.216.000 18,68 19.547.174.920 19,48 TỔNG 91.890.879.300 100 100.344.840.320 100 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty. Nhận xét: Từ bảng báo cáo trên có thể thấy, tại Miền Nam doanh thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2008, doanh thu của miền Nam là 59.912.853.370 VND, chiếm tỷ trọng là 64,2%, trong khi đó miền Trung và miền Bắc chỉ đạt lần lượt là: 14.812.809.730 VND (chiếm 16,25%) và 17.165.216.000 VND (chiếm 18,68%). Năm 2009 thì doanh thu của công ty tăng trên phạm vi cả nước đều tăng, tỷ trọng doanh thu cũng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tại thị trường miền Trung (chiếm 16,34%) và miền Bắc (chiếm 19,48%), nhưng lại giảm tỷ trọng tại miền Nam (chiếm 64,18%). Tại miền Nam, thị trường TP HCM là thành phố lớn bật nhất trong cả nước, lĩnh vực giải trí, nhà hàng rất phát triển, yêu cầu quản lý đạt trình độ cao nên là những thị trường có sức tiêu thụ mạnh nhất. Doanh thu của miền Nam chủ yếu là thu được từ thị trường này. Bên cạnh đó, thị trường Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương cũng là 3 thị trường lớn. Năm 2008, doanh thu của Vũng Tàu đạt mức tăng trưởng 10,69%, sang năm 2009 mức độ tăng trưởng đạt 10,28%, điều này cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường Vũng Tàu, đồng thời đòi hỏi công ty phải có những biện pháp thị trường và một chiến lược cụ thể, phù hợp để có thể khai thác tối đa tại khu vực thị trường có nhiều lợi thế này. Bình Dương năm 2006 cũng đạt được mức tăng trưởng cao: 7,02%, năm 2008, mức tăng trưởng đạt 14,41%, đây được xem là một thành công đối với công ty ở khu vực Bình Dương. Tại Đồng Nai, vì công tác thị trường của Công ty chưa thực sự tốt nên năm 2006 doanh thu đạt mức tăng trưởng 40,09%, thì năm 2008 doanh thu lại giảm 15,2%. Công ty cần có biện pháp khắc phục ngay tình trạng bấp bênh tại thị trường để khôi phục vốn. Các tỉnh khác tại miền Nam cũng tiêu thụ sản phẩm của công ty, tuy nhiên, chưa đóng góp được nhiều doanh thu cho công ty. Điều này ngoài nguyên nhân về sức tiêu thụ của thị trường thì còn có nguyên nhân chủ quan từ phía công ty, do chưa bố trí đủ và ổn định đội ngũ cán bộ thị trường. Khu vực miền Bắc, về diện tích thì khá rộng nhưng kinh tế thì chưa phát triển như hai đầu đất nước. Doanh thu của miền Trung chủ yếu thu về từ Nha Trang và Huế - Đà Nẵng. Năm 2008, Nha Trang mang về cho Công ty 9.611.000.00 VND, doanh thu sang năm 2009 tăng lên 11.434.063.500 VND tăng trưởng 17,85%. Huế - Đà Nẵng và các tỉnh khác của miền Trung cũng đạt mức tăng trưởng đương. Năm 2008, Huế - Đà Nẵng tiếp tục tăng trưởng 8,49% nhưng doanh thu của các tỉnh khác tại miền Trung lại giảm 3,94%. Miền Bắc doanh thu cũng không cao hơn nhiều so với miền Trung và doanh thu chủ yếu cũng vẫn được đem lại từ Thủ đô Hà Nội. Doanh thu tại khu vực thị trường Hà Nội chiếm 85,36% tổng doanh thu của công ty tại khu vực miền Bắc. Trong năm 2008, đạt 14.693.425.000 VND. Năm 2009, doanh thu của công ty tại thị trường Hà Nội giảm về tương đối tỷ trọng trong tổng doanh thu tại miền Bắc, chiếm 80,4%, nhưng tăng về giá trị tuyệt đối,t ổng doanh thu đạt 16.002.029.000VND, tăng 6,14% so với năm 2002 Nhìn tổng quát thì doanh thu của công ty năm 2009 vẫn tăng lên nhưng đó là nhờ doanh thu tại một số thị trường tăng lên đáng kể như TP HCM, Nha Trang, còn lại các thị trường khác tăng ít, chưa thực sự xứng với tiềm năng mà các khu vực thị trường này có thể đem lại, đặc biệt là thị trường Hà Nội, Hải Phòng…, do vậy công ty cần nghiên cứu phân tích cụ thể từng thị trường để đưa ra giải pháp thích hợp. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu qua các năm: BẢNG 10: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KD NHẬP KHẨU Năm Doanh thu kế hoạch (VND) Doanh thu thực hiện (VND) % thực hiện kế hoạch 2007 74.912.670.000 85.400.445.500 114% 2008 88.319.362.000 91.890.879.400 103% 2009 97.620.000.000 100.344.840.320 104% Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty. Nhận xét: Từ năm 2007 đến năm 2009, kết quả tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu của công ty luôn cao hơn mức kế hoạch doanh thu đề ra. Năm 2007, doanh thu thực hiện cao hơn so với kế hoạch 14%, năm 2008, doanh thu thực hiện vượt 3% so với kế hoạch và năm 2009, kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu đạt 4% so với kế hoạch, đạt 100.344.840.320VND. Trên thực tế, hàng năm, Ban Giám Đốc đưa ra kế hoạch tiêu thụ để các nhân viên kinh doanh thực hiện hoạt động tiêu thụ hàng hóa (doanh số mục tiêu). Đồng thời, kế hoạch tiêu thụ (doanh số) cũng là cơ sở để xác định lương, thưởng cho các nhân viên kinh doanh. Do đó, cơ sở để lập kế hoạch tiêu thụ của công ty chủ yếu dựa vào mức tiêu thụ của năm trước và lực lượng nhân viên kinh doanh của năm kế hoạch chứ chưa thực sự dựa vào nhu cầu của thị trường. Vì vậy, những mục tiêu của kế hoạch chưa thực sự phù hợp với thực tế, thường không ở mức thấp hơn so với cầu của thị trường. Mục đích của việc lập kế hoạch không phải là tạo cơ sở cho công tác chuẩn bị các nguồn lực mà chủ yếu là làm chỉ tiêu cho các phòng ban với mục tiêu khuyến khích lao động bằng các mức chỉ tiêu thấp. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được tính chung cho toàn bộ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, kinh doanh nhập khẩu hàng hóa chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp, do đó, hiệu quả sử dụng vốn chung của toàn doanh nghiệp cũng có thể thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. BẢNG 11: CHỈ TIÊU THỂ HIỆN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KD CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 Doanh thu thuần (VND) 130.341.672.900 140.933.764.490 VLĐ bình quân (VND) 27.910.422.460 29.422.497.800 Số vòng quay của vốn (Vòng/năm) 4,67 4,79 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty. Nhận xét: Theo bảng thống kê, năm 2009, doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp tăng 8,12% so với năm 2008 (đạt 140.933.764.490 VND), trong khi đó, vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp tăng 5,42% (đạt 29.422.497.800 VND). Mức tăng trưởng doanh thu thuần cao hơn so với vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ, từ đó, làm cho số vòng quay của vốn trong năm 2009 cao hơn so với năm 2008. Năm 2008, số vòng quay vốn là 4.67 vòng/năm và năm 2009 tăng lên thành 4.79 vòng/năm (tăng 0,12 vòng so với năm 2008). Và do đó, thời gian quay vòng vốn của năm 2009 cũng giảm so với năm 2008 (khoảng 2 ngày) và đạt 75,2 ngày/ 1 vòng quay. Trong tổng mức tăng trưởng doanh thu thuần của toàn doanh nghiệp, mức đóng góp của doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là chủ yếu (năm 2009, doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tăng 9,7% so với năm 2008, so với mức tăng trưởng 8.12% của tổng doanh thu toàn doanh nghiệp). Do đó, mức tăng tốc độ quay vòng vốn chủ yếu là từ sự tăng trưởng doanh thu trong kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tốc độ quay vòng vốn kinh doanh của công ty là không cao, so với tốc độ trung bình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, mức t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep_20102010_Ny08HQT1.doc
Tài liệu liên quan