Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần và phát triển dịch vụ bưu điện Quảng Nam

Tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần và phát triển dịch vụ bưu điện Quảng Nam: ĐỀ TÀI “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ bản thân doanh nghiệp mà kể cả nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng,… Nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức, chịu tác động của qui luật cung cầu, qui luật giá trị và nhất là qui luật cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi, tìm ra cho mình một hướng đi tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Lợi nhuận là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến, thế nhưng không thể lấy nó làm chỉ tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, mà phải xem mức lợi nhuận đó đã tương xứng với qui mô của doanh nghiệp hay chưa? Một đồng doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận? Doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình...

doc33 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần và phát triển dịch vụ bưu điện Quảng Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam” MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của không chỉ bản thân doanh nghiệp mà kể cả nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng,… Nhất là khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức, chịu tác động của qui luật cung cầu, qui luật giá trị và nhất là qui luật cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi, tìm ra cho mình một hướng đi tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Lợi nhuận là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến, thế nhưng không thể lấy nó làm chỉ tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, mà phải xem mức lợi nhuận đó đã tương xứng với qui mô của doanh nghiệp hay chưa? Một đồng doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận? Doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình hay không?... Và đó là những vấn đề mà phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ cho chúng ta câu trả lời. Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta sẽ thấy được năng lực quản lí và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình và có những giải pháp thiết thực. Ngoài ra, nó còn giúp nhà đầu tư có được quyết định chuẩn xác để việc đầu tư mang lại hiệu quả, giúp ngân hàng cân nhắc trong vấn đề cho vay vốn,… Đó là lý do em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…phân tích các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu tài chính để tìm ra những mặt tốt cũng như những mặt hạn chế của doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành so sánh giữa các năm để thấy được xu hướng và tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi. Từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện hợp lí, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,.. và các chỉ số tài chính của công ty. + Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian: Phân tích số liệu từ năm 2009 đến năm 2010 Phạm vi không gian: Báo cáo tài chính tại công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh. - Phương pháp cân đối liên hệ. - Phương pháp phân tích tương quan. - Phương pháp thống kê. 5. Bố cục Bài viết gồm 3 phần Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam Chương 3: Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và đề xuất một số giải pháp Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.1 Một số khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh * Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ. * Phân tích Phân tích là sự phân chia, chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó. * Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Yêu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất. *Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là xem xét ảnh hưởng của chính sách tài trợ đối với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu phổ biến thường được sử dụng là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sỏ hữu (ROE). Tùy theo từng loại hình công ty mà có thể điều chỉnh lại lợi nhuận sau thuế để phân tích. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp Nhân tố vốn: Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. Nhân tố con người: Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong đIều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh...Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết các thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan. 1.2.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Tự nhiên: Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết. Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng như các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn... Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Văn hóa - Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra còn có nhân tố Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội, nguồn nhân lực xã hội, quốc gia, môi trường hội nhập - quốc tế, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, thị trường lao động. 1.3 Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.3.1 Phân tích hiệu quả cá biệt 1.3.1.1 Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh nghiệp. Nếu sử dụng “Giá trị sản xuất” để thể hiện kết quả, ta có chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất Hiệu suất sử dụng = tài sản Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn. Ngoài ra, doanh thu và thu nhập của những họat động khác cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này được thể hiện: Nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì chỉ tính doanh thu thuần trong lĩnh vực kinh doanh để thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này còn gọi là số vòng quay của tài sản. Nó được xem xét trên mối quan hệ giữa tài sản với doanh thu thuần và được tính như sau: Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng phụ thuộc vào trình độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp. Chỉ tiêu trên thể hiện một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu doanh thu và như vậy nó thể hiện khả năng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Chỉ tiêu số vòng quay tài sản không đánh giá tốc độ luân chuyển của các TSCĐ, nó thể hiện một vòng quay không đầy đủ do các loại tài sản khác nhau. Bằng phép so sánh giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh giá cụ thể hơn hiệu suất sử dụng tài sản tại doanh nghiệp để có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cũng tương tự như vậy, nếu thay doanh thu bằng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ... thì ta có những chỉ tiêu phản ảnh khác nhau. 1.3.1.2 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp Đối với các DNSX, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính hiệu suất sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ DTT SXKD Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ Các chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hoặc đồng doanh thu. Trị giá các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao. 1.3.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động hoặc hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động. DTT Số vòng quay = (vòng) bình quân của VLĐ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay một đồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ VLĐ quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giai đoạn công việc. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động (HVLĐ), ta so sánh số vòng quay VLĐ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. êHVLĐ = HVLĐ1 – HVLĐ0 Trong đó : HVLĐ1 là số vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích. HVLĐ0 là số vòng quay vốn lưu động kỳ gốc. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với tốc độ lưu chuyển vốn qua công thức: êHVLĐ = ADT + AVLĐ ADT là mức độ ảnh hưởng của thay đổi doanh thu thuần đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và được tính bằng: ADT = DTT kỳ phân tích DTT kỳ gốc VLĐ bình quân kỳ gốc VLĐ bình quân kỳ gốc AVLĐ là mức độ ảnh hưởng của thay đổi vốn lưu động đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và được tính bằng: DTT kỳ phân tích DTT kỳ phân tích AVLĐ = VLĐ bình quân kỳ phân tích VLĐ bình quân kỳ gốc Việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động cũng cần phải làm rõ số vốn tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển bằng công thức: hoặc với DT1 là doanh thu thuần kỳ phân tích. N1, N0 lần lượt là số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc. 1.3.2 Phân tích hiệu quả tổng hợp 1.3.2.1 Phân tích khả năng sinh lời từ các họat động của doanh nghiệp 1.3.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản xuất, doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Khi sử dụng số liêu từ báo cáo tài chính, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được xác định: 1.3.2.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD Tỷ lệ này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 1.3.2.2 Phân tích khả năng sinh lời tài sản 1.3.2.2.1 Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) Tỷ suất Sinh lời tài sản = = Lợi nhuận trước thuế x 100% Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời tài sản càng lớn. Để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont: 1.3.2.2.2 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) Để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu. Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất. Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam 2.1 Khái quát về công ty Cổ phần xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam là một trong những doanh nghiệp cổ phần sớm nhất của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Công ty được thành lập từ năm 2002 tại Quảng Nam trên cơ sở góp vốn của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các cổ đông pháp nhân và thể nhân khác, là công ty cổ phần với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, trong đó nhà nước chiếm 35% cổ phần. Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam. Tên giao dịch quốc tế: Quangnam Post – Telecoms Construction & Services Coporation Tên viết tắt: QTC Trụ sở chính: Đường Phan Bội Châu, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: (84)510.3811811-3811347 Fax: (84)510.381199 E-mail: qtc@dng.vnn.vn Công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3303070011, đăng ký lần đầu ngày 25/01/2002 do sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận, đăng ký mã số thuế 4000364082 do cục thuế tỉnh Quảng Nam cấp ngày 27/02/2002. Tiểm năng của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam là đa số cán bộ công nhân viên xuất thân từ bưu điện tỉnh Quảng Nam, đến năm 2002 Tổng công ty Viễn thông Việt Nam ra quyết định thành lập công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam nhằm thi công các công trình xây lắp của ngành. Ngày 21/07/2009 công ty được Tổng cục TC – ĐL – CL cấp chứng nhận TCVN ISO 9001:2000 Công ty đã thực hiện niêm yết Cổ phiếu phổ thông tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo Quyết định số 661/QĐ-SGDHN ngày 22/09/2010 của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là QCC. 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh Thi công xây lắp các công trình bưu chính – viễn thông, cơ, điện và điện lạnh, công trình xây lắp dân dụng, giao thông, thủy lợi, các công trình về phát thanh –truyền hình. Tư vấn kỹ thuật, lập dự án đầu tư, thiết kế, th.ẩm định, chuyển giao kỹ thuật công nghệ chuyên ngành bưu chính viễn thông, điện, điện tử, điện lạnh và tin học. Mua bán vật tư, hàng hóa, thiết bị bưu chính - viễn thông, điện tử, tin học, cơ, điện, điện lạnh và các thiết bị tin học. Bảo trì, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học. Kinh doanh phát triển các dịch vụ bưu chính. Cho thuê tài sản hoạt động, cho thuê các sản phẩm, thiết bị bưu chính viễn thông, điện tử, tin học. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ. Kinh doanh dịch vụ khách sạn. Sản xuất sản phẩm cột bê tông ly tâm, cấu kiện bê tông. Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, nhà đất. Cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trên mạng Internet. Kinh doanh dịch vụ đo kiểm viễn thông. 2.1.3 Tổ chức quản lí 2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.1 Hiệu quả cá biệt 2.2.1.1 Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 56.102.905.016 22.576.027.054 13.757.179.083 2. Doanh thu hoạt động tài chính 56.551.686 401.191.563 75.000.843 3. Thu nhập khác 89.218.855 3.259.106.248 168.953.585 4. Tổng tài sản bình quân 62.911.672.131 45.430.189.312 29.943.698.376 5. Hiệu suất sử dụng tài sản (5)=[(1)+(2)+(3)]/(4) 0,894 0,577 0,467 Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm qua 3 năm và giảm mạnh vào năm 2010. Cụ thể hiệu suất sử dụng tài sản năm 2009 là 0,894, sang năm 2010 là 0,577 và ở năm 2011 chỉ còn 0,467. Trung bình trong 3 năm hiệu suất sử dụng tài sản là 0,64397 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tham gia hoạt động SXKD thì tạo ra 0,64397 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do năm 2010 cả doanh thu và tổng tài sản đều giảm, trong đó doanh thu và thu nhập khác giảm so với năm trước đó 53,35% gấp gần hai lần so với tốc độ giảm của tài sản là 27,8%. Do tốc độ giảm của tài sản chậm hơn với tốc độ giảm của doanh thu và thu nhập khác điều này làm cho Hiệu suất sử dụng tài sản giảm mạnh. Năm 2011 doanh thu và thu nhập khác giảm 46,63% ,tài sản tiếp tục giảm 34,1%. Tốc độ giảm của tài sản vẫn thấp hơn so với tốc độ giảm của doanh thu và thu nhập vì vậy hiệu suất sử dụng tài sản năm 2011 vẫn theo chiều hướng giảm. Đi sâu hơn ta có thể thấy, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm là do sự giảm xuống của các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn, hàng tồn kho, đặc biệt là đầu tư tài chính dài hạn, TSCĐ, tài sản dài hạn khác giảm một lượng giá trị lớn.( Năm 2011 TSDH khác có tăng nhưng không đáng kể). Trong năm 2010 và 2011, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải thanh lý TSCĐ, thu hẹp quy mô sản xuất, thu hồi các khoản đầu tư góp vốn ở doanh nghiêp khác để chi trả cho các khoản nợ, giảm áp lực thanh toán, đây là nguyên nhân dẫn đến việc các khoản mục trên giảm xuống. 2.2.1.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 56.102.905.016 22.576.027.054 13.757.179.083 2. Nguyên giá bình quân TSCĐ 15.188.020.543 13.425.330.957 4.087.726.300 3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (3)=(1)/(2) 3,69 1,68 3,365 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp giảm từ năm 2009 đến năm 2010, mức độ giảm chênh lệch 2,01 lần. Nếu như 2009 một đồng đầu tư tài sản cố định tạo ra 3,69 đồng doanh thu thì năm 2010 chỉ tạo ra 1,68 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do DTT và nguyên giá bình quân TSCĐ đếu giảm nhưng tốc độ giảm của DTT nhanh hơn so vơi TSCĐ. Đến năm 2011 hiệu suất sử dụng TSCĐ đã có sự thay đổi chuyển biến tốt hơn, đạt 3,36 lần, tăng vượt bậc so với năm 2010. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty dần ổn định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trung bình trong 3 năm là 2,9137 điều này đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 2,9137 đồng doanh thu, nhưng năm 2011 so với năm 2009 hiệu suất vẫn còn thấp hơn 0,32. Tuy nhiên, cần xem xét đến việc hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2011 tăng lên là do doanh nghiệp đã thanh lý một lượng lớn TSCĐ làm cho TSCĐ giảm hơn 3 lần trong khi doanh thu giảm chưa tới một nửa. Từ đó cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng lên chưa phải là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp sử dụng tốt tài sản của công ty. 2.2.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1.Doanh thu thuần 56.102.905.010 22.576.027.054 13.757.179.083 2.Thuế GTGT đầu ra 5.610.290.501 2.257.602.705 1.375.717.908 3.Giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào và thuế GTGT 47.063.585.341 17.675.657.937 12.274.749.947 4.Giá vốn hàng bán 44.642.886.186 18.498.227.369 11.718.412.143 5.Hàng tồn kho bình quân 5.876.131.667 3.732.503.652 2.238.005.662 6.Phải thu khách hàng bình quân 44.473.072.687 31.684.071.378 19.828.680.375 7.Phải trả người bán bình quân 11.522.662.258 6.273.279.525 3.634.042.311 8.Số vòng quay hàng tồn kho (4)/(5) 7,6 4,96 5,24 9.Số vòng quay phải thu khách hàng=(1)+(2)/(6) 1,39 0,78 0,76 10.Số vòng quay phải trả người bán=(3)/(7) 4,08 2,82 3,38 Số vòng quay hàng tồn kho có sự biến động giảm tăng qua các năm. Cụ thể vào năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho là 7,6 vòng nhưng đến năm 2010 số vòng quay giảm xuống còn 4,96 vòng, nguyên nhân là lượng hàng tồn kho bình quân năm 2010 giảm so với năm 2009 là 36,48%, trong khi đó giá vốn hàng bán giảm xuống với tốc độ nhanh hơn so với hàng tồn kho đạt 58,564%. Từ đó cho thấy doanh nghiệp đã chưa có chính sách HTK tốt để giảm lượng hàng dự trữ đến mức tối thiểu nhất nhằm tiết kiệm chi phí lưu kho. Đến năm 2011 lượng HTK giảm xuống và giảm với tốc độ nhanh hơn so với giá vốn hàng bán, đây chính là nguyên nhân làm cho vòng quay HTK tăng lên 5,24 vòng. Tuy nhiên số vòng quay này vẫn còn chậm so với năm 2009. Số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm, hàng tồn kho bị ứ đọng dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn trong khâu dự trữ làm cho khả năng chuyển thành tiền của vốn lưu động thấp, đây là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của công ty, thể hiện hoạt động quản lý hàng tồn kho của công ty chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần xem xét và đưa ra biện pháp hợp lý để cải thiện tình hình trên. Số vòng quay nợ phải thu khách hàng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2009 số vòng quay nợ phải thu khách hàng là 1,39 vòng nhưng đến năm 2010 giảm xuống còn 0,78 vòng, nguyên nhân là do nợ phải thu khách hàng bình quân năm 2010 giảm so với năm 2009 là 28,76%, trong khi đó doanh thu thuần giảm nhanh hơn xuống 59,76%. Số vòng quay nợ phải thu tiếp tục giảm xuống còn 0,76 vòng vào năm 2011, cho thấy tốc độ lưu chuyển nợ phải thu khách hàng chậm. Trong lúc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp thấp, đây là một trong những khó khăn lớn cho doanh nghiệp nhất là khi đang phải đứng trước áp lực thanh toán lớn. Số vòng quay nợ phải trả người bán có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2009 số vòng quay nợ phải trả người bán là 4,08 vòng nhưng giảm vào năm 2010 còn 2,82 vòng. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua không tốt, nên giá trị hàng mua vào giảm và giảm nhanh hơn so với khoản phải trả người bán. Chỉ tiêu này tăng lên vào năm 2011 là 3,38 vòng do doanh nghiệp đã thanh toán một số khoản nợ phải trả cho người bán, làm cho nợ phải trả người bán giảm 42,1% trong khi giá trị hàng hóa mua vào ( gồm cả thuế GTGT) giảm ít hơn, 30,6%.Ta thấy giá trị khoản phải trả cho người bán thấp hơn nhiều so với giá trị khoản phải thu khách hàng trong khi tốc độ quay của nó lại nhanh hơn tốc độ quay của khoản phải thu, điều này cho thấy dòng vốn của doanh nghiệp đang bị chảy ra bên ngoài. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1. Doanh thu thuần 56.102.905.010 22.576.027.054 13.757.179.083 2. Vốn lưu động bình quân 52.243.224.488 37.554.939.724 25.109.199.601 3. Số vòng quay vốn lưu động (3)= (1)/(2) 1,07 0,6 0,55 Ta thấy số vòng quay vốn lưu động của công ty thấp và giảm dần qua các năm. Cụ thể ở năm 2009 là 1,07 vòng, sau đó giảm mạnh xuống còn 0,6 vòng vào năm 2010 và tiếp tục giảm vào năm 2011 xuống còn 0,55 vòng. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu suất sử dụng vốn lưu động, ta xét các nhân tố sau: + Năm 2010 Chỉ tiêu phân tích: ∆HVLĐ = HVLĐ2010 - HVLĐ2009 = 0,6 – 1,07 = -0,47 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố doanh thu thuần: ∆HVLĐ(DTT) = 0,43 – 1,07 = -0,64 - Nhân tố vốn lưu động bình quân: ∆HVLĐ(VLĐbq) = 0,6 – 0,43 = 0,17 Tổng hợp ảnh hưởng: ∆HVLĐ = ∆HVLĐ(DTT) + ∆HVLĐ(VLĐbq) = -0,64 + 0,17 = -0,47. Nhận xét: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty ở năm 2010 so với năm 2009 giảm 0,47 vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm từ 56.102.905.010 đồng xuống 22.576.027.054 đồng làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động giảm 0,64 vòng và vốn lưu động bình quân giảm từ 52.243.224.488 đồng xuống còn 37.554.939.724 đồng làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,17 vòng. Từ sự phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta có thể xem xét sự ảnh hưởng do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động trong kỳ: ∆V= 37.626.711.757 – 21.099.090.705 = 16.527.621.052 So với năm 2009 công ty đã lãng phí 16.527.621.052 đồng vốn lưu động + Năm 2011: Chỉ tiêu phân tích: ∆HVLĐ = HVLĐ2011 - HVLĐ2010 = 0,55 – 0,6 = -0,05 Các nhân tố ảnh hưởng: - Nhân tố doanh thu thuần: ∆HVLĐ(DTT) = 0,37 – 0,6 = -0,23 - Nhân tố vốn lưu động bình quân: ∆HVLĐ(VLĐbq) = 0,55 – 0,37 = 0,18 Tổng hợp ảnh hưởng: ∆HVLĐ = ∆HVLĐ(DTT) + ∆HVLĐ(VLĐbq) = -0,23 + 0,18 = -0,05 Nhận xét: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty ở năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,05 vòng, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm 8.818.847.971 đồng làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm 0,23 vòng và vốn lưu động bình quân giảm 12.445.740.123 đồng làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,18 vòng. Từ sự phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta có thể xem xét sự ảnh hưởng do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động trong kỳ: ∆V = 25.013.052.878 – 22.928.631.805 = 2.084.421.073 So với năm 2010 công ty đã lãng phí 2.084.421.073 đồng vốn lưu động. Qua đó, ta thấy việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra một số biện pháp để cải thiện tình hình hiện tại. 2.2.2 Hiệu quả tổng hợp 2.2.2.1 Khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp * Tỷ suất lợi nhuận gộp Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. DTT tiêu thụ sản phẩm 56.102.905.016 22.576.027.054 13.757.179.083 2. Tốc độ giảm của DTT 59,8% 39,1% 3. Tốc độ giảm của giá vốn 58,56% 36,7% 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.460.018.824 4.077.799.685 2.038.766.940 3.Tỷ suất lãi gộp (3) = (4)/(1) 20,426 % 18,06 % 14,82 % Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được tỷ suất lãi gộp của danh nghiệp giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể tỷ suất lãi gộp năm 2009 là 20,426% nhưng qua năm 2010 giảm xuống còn 18,06% và đến năm 2011 chỉ còn 14,82%. Qua đó cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm và kém hiệu quả. Cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 20,426 đồng lãi gộp (2009), đây là tỷ suất cao nhất trong 3 năm, đến năm 2010 thì 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 18,06 đồng lãi gộp và sang năm 2011 chỉ còn lại 14,82 đồng lãi gộp. Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm giảm. Doanh thu thuần năm 2009 đạt 56.102.905.016 đồng, đến năm 2010 giảm một hơn một nửa chỉ còn 22.576.027.054 đồng và tiếp tục giảm xuống 13.757.179.083 đồng trong năm 2011. Bên cạnh dó cũng cần xem xét đến nhân tố giá vốn. Ta thấy tốc độ giảm của giá vốn qua các năm chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu, điều này cho thấy cùng với việc giảm xuống của doanh thu, doanh nghiệp vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để giảm bớt chi phí sản xuất, nhất là phần định phí, làm cho lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm, tỷ suất lãi gộp giảm. * Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. DTT tiêu thụ sản phẩm 56.102.905.016 22.576.027.054 13.757.179.083 2. DTHĐTC 56.551.686 401.191.563 75.000.843 3.   LNT SXKD 2.909.629.366 (800.545.857) (2.107.091.156) 4. Tỷ suất LNT trên DT (4) = (3)/[(1)+(2)] 5,181% -3,484% -15,233% Tỷ suât lợi nhuận thuần trên doanh thu của doanh nghiệp ở năm 2009 là 5,181% và giảm xuống đến mức âm ở hai năm tiếp theo. Cụ thể năm 2010 tỷ suất này là -3,484%, năm 2011 là -15,233%. Ta thấy vào năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm và doanh thu hoạt động tài chính tạo ra 5,181 đồng lợi nhuận thuần. Thế nhưng qua năm 2010 và 2011 thì doanh thu thu được từ hai hoạt động này không những không tạo ra lợi nhuận mà còn không đủ bù đắp chi phí bỏ ra. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 và tiếp tục giảm ở năm 2011. Bên cạnh đó, vào năm 2010 doanh nghiệp thu được khoản lãi lớn từ việc đầu tư cổ phiếu làm cho doanh thu hoạt động tài chính tăng lên đáng kể gần 8 lần so với năm 2009, thế nhưng sự tăng lên này cũng không thể bù đắp phần thiếu hụt do doanh thu thuần giảm xuống, làm cho lợi nhuận thuần giảm xuống -800.545.857 đồng. Năm 2011, cả doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính đều giảm mạnh làm cho lợi nhuận thuần giảm đến mức -2.107.091.156 đồng. Bên cạnh đó, do chi phí lãi vay của doanh nghiệp ở mức khá cao, cùng với đó là chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm một tỉ trong lớn, điều này cũng làm cho lợi nhuận thuần của doanh nghiệp giảm và giảm đến mức âm ở các năm. * Tỷ suất LNTT trên DTT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 56.102.905.016 22.576.027.054 13.757.179.083 2. Doanh thu hoạt động tài chính 56.551.686 401.191.563 75.000.843 3. Thu nhập khác 89.218.855 3.259.106.248 168.953.585 4. Lợi nhuận trước thuế 2.856.393.696 (1.459.244.925) (2.051.073.169) 5. Tỷ suất LNTT/DTT (5) = (4)/[(1)+(2)+(3)] 5,078% -5,56% -14,65% Tỷ suất LNTT/DTT của doanh nghiệp năm 2009 đạt 5,078%, đến năm 2010 giảm xuống -5,56% và tiếp tục giảm đến -14,65% ở năm 2011. Nguyên nhân là do sự giảm xuống của doanh thu thuần từ năm 2009 đến năm 2011 trong khi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra quá lớn. Vào năm 2010, ngoài việc tăng lên của doanh thu hoạt động tài chính thì thu nhập khác cũng tăng lên đáng kể do việc thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu nhập từ việc cho thuê đất, mặt bằng, và đặc biệt là khoản tăng lên do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thế nhưng khoản chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra cũng khá lớn, nhất là chi phí chuyển nhượng đất, trong khi thu nhập từ chuyển nhượng là 3.200.000.000 đồng thì chi phí chuyển nhượng mà doanh nghiệp đã bỏ ra là 3.600.340.000 đồng nên dù trong năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng lên đáng kể nhưng LNTT âm. Qua năm 2011, do doanh nghiệp đã thu hồi các khoản đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác trong năm 2010, bên cạnh đó công ty làm ăn thua lỗ nên không có khoản đầu tư tài chính nào thêm làm cho doanh thu tài chính của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể, cho dù chi phí lãi vay đã giảm một lượng lớn nhờ doanh nghiệp đã thanh toán các khoản lãi vay, nhưng khoản trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư dài hạn đã làm tăng chi phí tài chính vượt mức mà doanh thu tài chính có thể bù đắp. Cùng với sự giảm xuống của chi phí khác, thu nhập khác giảm so với năm 2010 thế nhưng thu nhập từ thanh lí nhượng bán TSCĐ lại tăng cao làm cho lợi nhuận khác tăng lên và ở mức dương. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm cho LNTT tăng lên và vượt khỏi ngưỡng âm, vì chi phí quản lý doanh nghiệp quá lớn so với mức doanh thu giảm xuống thấp như vậy. * Nhận xét chung: Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng giảm và kém hiệu quả trong năm 2010 và năm 2011. Nguyên nhân là do các khoản chi phí của doanh nghiệp quá cao, nhất là chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác, từ đó làm cho doanh thu không đủ bù đắp chi phí, làm lợi nhuận giảm và khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở mức âm trong năm 2010 và năm 2011. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty mà còn ảnh hưởng đến cổ phiếu của công ty hiện đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán, và có thể làm cổ phiếu QCC bị đưa vào diện kiểm soát. Nếu doanh nghiệp không có những giải pháp để quản lý tốt, làm giảm chi phí xuống, đồng thời tăng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng lỗ ngày càng nhiều hơn. 2.2.2.2 Khả năng sinh lời của tài sản * Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Lợi nhuận trước thuế 2.856.393.696 (1.459.244.925) (2.051.073.169) 2.Tổng tài sản bình quân 62.911.672.131 45.430.189.312 29.943.698.376 3. ROA (3) = (1)/(2) 4,54% -3,212% -6,85% Ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giảm từ năm 2009 đến năm 2011. Cụ thể ROA năm 2009 là 4,54%, năm 2010 giảm xuống mức -3,212% và đến năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn -6,85%. Tức là cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì tạo ra 4,54 đồng LNTT năm 2009. Nhưng qua năm 2010 và 2011 thì 100 đồng tài sản bỏ ra không những không tạo ra lợi nhuận mà còn không đủ để bù đắp chi phí. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm mạnh từ 2009 đến 2011, mặc dù tài sản có giảm trong 3 năm tuy nhiên tốc độ giảm của nó chậm hơn so với tốc độ giảm của lợi nhuận, làm cho ROA giảm đến mức âm. Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, doanh nghiệp tiến hành thu hẹp qui mô sản xuất để chi trả các khoản nợ, chủ yếu là do sự giảm xuống các khoản mục phải thu ngắn hạn, HTK, đầu tư tài chính dài hạn, đặc biệt là TSCĐ và tài sản dài hạn khác có sự biến động lớn. Nguyên giá TSCĐ năm 2009 là 8.674.643.460 đồng, năm 2010 giảm xuống 4.389.713.053 đồng, sang năm 2011 còn 3.732.539.547 đồng. Giá trị TSDH giảm một lượng lớn từ 138.668.101 đồng (2009) xuống 38.879.263 đồng (2010) và tăng lên 77.485.687 đồng (2011). Đầu tư tài chính dài hạn từ năm 2010 đến 2011 giảm từ 1.479.139.400 đồng xuống 400,924.100 đồng. Trong khi đó lợi nhuạn trước thuế giảm đến mức âm là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm, doanh thu giảm đi một lượng đáng kể không đủ để bù đắp một lượng chi phí quá lớn của doanh nghiệp mad đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay và chi phí khác. * Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Lợi nhuận trước thuế 2.856.393.696 (1.459.244.925) (2.051.073.169) 2. chi phí lãi vay 1.897.951.916 1.075.167.097 399.587.440 3.Tổng tài sản bình quân 62.911.672.131 45.430.189.312 29.943.698.376 4. RE (4) = [(1)+(2)]/(3) 7,557% -0,845% -5,51% Chỉ tiêu RE đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả kinh doanh tổng hợp vì ảnh hưởng của chính sách tài trợ đã loại bỏ trong chỉ tiêu này. Ta thấy tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) của doanh nghiệp trong năm 2009 là 7,557%, điều này có nghĩa rằng cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 7,557 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Nhưng sang năm 2010 và năm 2011 tỷ suất này giảm ở mức -0,845% và -5,51%, cho thấy việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp không những không sinh lời mà còn thiếu hụt trong bù đắp chi phí. Tuy nhiên tỷ suất này lại cao hơn so với ROA nhiều, lí do là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp bỏ ra để chi trả cho chi phí lãi vay lớn làm cho lợi nhuận trước thuế thấp. Nguyên nhân của việc RE giảm liên tục từ 2009 đến năm 2011 là do doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm đến mức âm, trong khi tổng tài sản giảm do việc thu hẹp qui mô sản xuất nhưng tốc độ giảm chậm hơn so vơi lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Cụ thể lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2010 giảm 1,08 lần so với năm 2009, sang năm 2011 giảm xuống 3,3 lần so vơi 2010. Trong khi tổng tài sản chỉ giảm 0,277 lần vào năm 2010 và giảm 0,341 lần vào năm 2011. 2.2.2.3 Phân tích hiệu quả tài chính Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Lợi nhuận sau thuế 2.045.914.508 (1.459.244.925) (2.051.073.169) 2. Vốn CSH bình quân 25.958.098.973 24.481.644.484 21.611.216.901 3. ROE (3) = (1)/(2) 7,88% -5,96% -9,49% Ta thấy ROE của doanh nghiệp năm 2009 là 7,88%, tức là cứ 100 đồng vốn CSH thì tạo ra 7,88 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2010 thì ROE của doanh nghiệp giảm xuống -5,96%. Sang năm 2011 thì ROE tiếp tục giảm ở mức -9,49%, thấp nhất trong ba năm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp làm ăn kém hiểu quả, doanh thu thu về không thể gánh được phần chi phí lớn mà doanh ngiệp phải bỏ ra, từ đó làm cho lợi nhuận sau thuê giảm xuống mức -1.459.244.925 đồng năm 2010 và tiếp tục giảm -2.051.073.169 đồng năm 2011. Cùng với sự giảm xuống của lợi nhuận sau thếu là sự giảm xuống của vốn chủ sở hữu bình quân. Lí do vốn chủ sở hữu giảm xuống là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp giảm xuống và ở mức âm, bên cạnh đó, năm 2010 doanh nghiệp không tiến hành trích lập quỹ đầu tư phát triển do làm ăn thua lỗ. Nhưng do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn so với tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu nên ROE giảm xuống ngưỡng âm, chỉ có năm 2009 là dương, tuy nhiên cần lưu ý rằng vào năm 2009 công ty được nhà nước miễn 30% thuế TNDN phải nộp nên làm cho lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng lên. Chương 3: Đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và đề xuất giải pháp 3.1 Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát Triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam Qua quá trình phân tích trên, ta có thể thấy vào năm 2009 công ty hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, nhưng so với những năm trước đó đã giảm hơn rất nhiều. Tuy nhiên công ty vay nợ quá nhiều tạo ra áp lực thanh toán cao. Sang năm 2010 và 2011, công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán một lượng lớn tài sản, thu hẹp quy mô sản xuất đồng thời thu hồi các khoản nợ để tập trung thanh toán các khoản nợ. Điều này có tác động tích cực đến tình hình của công ty, áp lực thanh toán giảm xuống, đồng thời khoản chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải bỏ ra đã giảm đi rất nhiều ở năm 2011. Doanh nghiệp dần trở về trạng thái cân bằng, tính tự chủ và tính ổn định tăng lên. Tuy nhiên ở 2 năm này hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, doanh thu ngày càng giảm, không đủ để chi trả cho những khoản chi phí của doanh nghiệp, đây chính là vấn đề lớn nhất của công ty làm cho lợi nhuận sau thuế âm. Nguyên nhân là do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nên vào năm 2010 và 2011 công ty đã gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, do chưa thu hồi kịp các khoản công nợ phải thu, với số dư nợ khách hàng quá lớn, cùng với lãi suất vay ngân hàng quá cao thật sự là một gánh nặng đối với công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư của khách hàng truyền thống đã chuyển hướng giảm mạnh, đầu tư đối với một số hạng mục công trình không mang lại hiệu quả cao của VNPT. Cùng với gánh nặng bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao dẫn đến việc mất cân bằng trong cơ cấu doanh thu và chi phí, từ đó dẫn đến thua lỗ trong kết quả sản xuất kinh doanh. Vào năm 2010 cổ phiếu của công ty thực hiện niêm yết cổ phiếu phổ thông trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, thế nhưng cũng bắt đầu từ năm này, lợi nhuận của công ty giảm liên tục xuống mức âm. Công ty không đạt được những kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra, điều này làm cho cổ phiếu của công ty không được đánh giá cao, đây thực sự là một bất lợi lớn, vì đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả thì sử dụng nguồn vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu sẽ tốt hơn rất nhiều. Thế nhưng công ty liên tiếp làm ăn thua lỗ nên việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán thực sự rất khó khăn. Nhìn chung, doanh nghiệp đã có những giải pháp hiệu quả để giảm áp lực thanh toán cũng như nâng cao tính tự chủ và ổn định, làm giảm rủi ro trong kinh doanh. Nhưng vấn đề cốt yếu nhất là làm thế nào để tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí thì doanh nghiệp vẫn chưa có những biện pháp thiết thực để giải quyết, doanh nghiệp vẫn chưa tìm ra được hướng đi cho mình để thoát ra khỏi vòng cuốn của cơn suy thoái kinh tế thế giới, giảm thiểu những tác động của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán giúp doanh nghiệp giảm đi một khoản chi phí lãi vay đáng kể trong tương lai, cùng với tính tự chủ tăng lên sẽ là một điều kiện tốt để doanh nghiệp tập trung vào cải thiện tình hình thua lỗ. Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới, doanh nghiệp vẫn không thể tăng doanh thu hay tối thiểu nhất là làm cho chi phí thấp xuống tương xứng với khoản thu về thì hiệu quả kinh doanh tiếp tục đà đi xuống là điều khó tránh khỏi, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc niêm yết cổ phiếu QCC. Chính vì vậy nhiệm vụ trọng tâm trong tương lai là doanh nghiệp nên có những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình mà cụ thể là gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu việc để dòng vốn chảy ra bên ngoài. Nếu doanh nghiệp 3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả hơn Qua quá trình nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam cũng như những phân tích ở trên, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2.1 Cải thiện doanh thu - Nâng cao chât lượng công trình để tạo uy tín với khách hàng. - Đẩy mạnh xúc tiến mối quan hệ bằng các hình thức như tận dụng trang web của công ty để quảng bá hình ảnh của công ty, nên đưa những thông tin về những công trình mà công ty đã xây dựng, những lĩnh vực thế mạnh nhằm tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Đưa ra những chính sách chiết khấu cho khách hàng, thực hiện bảo hành, bảo trì công trình miễn phí cho khách hàng trong khoản thời gian cố định. - Nên tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí. - Giữ vững một số khách hàng truyền thống và tổ chức tiếp cận các doanh nghiệp khác ngoài VNPT để tăng doanh thu. 3.2.2 Giảm thiểu chi phí - Giảm giá vốn bằng cách giảm chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung,… Thực hiện thay đổi số lượng lao động theo mức cầu để giảm chi phí. Thanh lý những máy móc không cần thiết hoặc đã cũ để giảm chi phí bảo dưỡng và có thêm một khoản thu để đầu tư vào trang thiết bị mới… - Tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp xuống, tiêt kiệm đến mức có thể các loại chi phí văn phòng như chi phí điện nước, chi phí công tác,... - Cố gắng sử dụng vốn chủ sở hữu, tránh đi vả để doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán lớn và giảm thiểu chi phí lãi vay. 3.2.3 Một số giải pháp khác Tập trung quyết liệt đối với công tác thu nợ để giảm khoản vốn bị chiếm dụng Thỏa thuận với khách hàng về việc thanh toán hợp đồng theo tiến độ của công trình để tránh tình trạng gia tăng nợ. - Cần có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn để doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn. Nghiên cứu nhu cầu thị trường để lên dự toán lượng hàng tồn kho cần dùng trong kì, giảm chi phí lưu kho - Phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ là yếu tố yêu cầu bức xúc để nâng cao hiệu quả SXKD, song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi một lượng đầu tư lớn. Đầu tư đúng hay sai sẽ tác động đến hiệu quả lâu dài trong tương lai của doanh nghiệp. - Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động . - Thực hiện tốt công tác phân công và hợp tác lao động, tạo động lực thúc đẩy lao động. Chất lượng của hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo quy trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao, được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và tấn công làm hạn chế các đe dọa của thị trường. KẾT LUẬN Phân tích tình hình tài chính ở các doanh nghiệp nói chung và phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây lắp và phát triển dịch vụ bưu điện tỉnh Quảng Nam nói riêng là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng liên quan khác. Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Xây lắp và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam ta có thể thấy trong thời gian qua, công ty đa thực hiện nhiều biện pháp nhằm đưa doanh nghiệp dần về trạng thái cân bằng, giảm áp lực thanh toán cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng kinh doanh của công ty còn tồn đọng nhiều vấn đề, công ty làm ăn thua lỗ hai năm liên tiếp. Đây cũng là thực trạng chung của những doanh nghiệp không thể thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường cũng như chưa có những giải pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn của thời kỳ suy thoái nền kinh tế. Doanh nghiệp nên tìm ra những hướng đi đúng và tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đưa công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ như hiện nay, bên cạnh đó cần phải hoàn thiện, sắp xếp và tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với tình hình phát triển của Công ty cũng như phù hợp với sự phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GiẢI THÍCH 1 TSCĐ Tài sản cố định 2 DTT Doanh thu thuần 3 DTHĐTC Doanh thu hoạt động tài chính 4 DTT SXKD Doanh thu thuần Snar xuất kinh doanh 5 VLĐ Vốn lưu động 6 LNT Lợi nhuận thuần 7 LNT SXKD Lợi nhuận thuần sản xuất kinh doanh 8 HTK Hàng tồn kho 9 CSH Chủ sở hữu Tài LiỆU THAM KHẢO Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh 2 Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh 2 của tác giả PGS. TS. Trương Bá Thanh và TS. Trần Đình Khôi Nguyên. Trang Web QTC.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐỀ TÀI Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần và Phát triển Dịch vụ Bưu điện Quảng Nam.doc
Tài liệu liên quan