Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cao su Đà Nẵng

Tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cao su Đà Nẵng: PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP I.1 . Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp I.1.1. Khái niệm I.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này, bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả trong hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp. Khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì bản thân mỗi doanh nghiệp có một hướng phát triển riêng trong từng giai đoạn cụ thể của mình. Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận và phát triển lâu dài. Các mục tiêu này luôn găn liền với ...

doc49 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cao su Đà Nẵng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP I.1 . Khái niệm và ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp I.1.1. Khái niệm I.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này, bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả trong hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp. Khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì bản thân mỗi doanh nghiệp có một hướng phát triển riêng trong từng giai đoạn cụ thể của mình. Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là lợi nhuận và phát triển lâu dài. Các mục tiêu này luôn găn liền với mục tiêu thị phần. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả thì hai yếu tố quan trọng cần phải xem xét là doanh thu và chi phí. Theo quan điểm trên thì chỉ tiêu phân tích về hiệu quả cơ bản được tính như sau: Kết quả đầu ra Hiệu quả hoạt động = Chi phí đầu vào Trong đó: + Kết quả đầu ra là các yếu tố liên quan đến Gía trị sản xuất, Doanh thu, Lợi nhuận… + Chi phí đầu vào là các yếu tố như vốn sở hữu, tài sản,các loại tài sản….. Như vậy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng cao khi: đầu vào tăng tương đối so với đầu ra. Chúng ta có thể cải tiến bộ máy quản lý, sử dụng hợp lý hơn các nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất. I.1.1.2. Khái niệm doanh thu Doanh thu bán hàng: là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số thực tế hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu thuần: là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu… I.1.1.3 Khái niệm chi phí Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ. Chi phí thời kỳ (còn gọi là chi phí hoạt động): là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó. Nó bao gồm chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. I.1.1.4 Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận trước thuế: là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động. Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước. Lợi nhuận giữ lại: là phần còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập. Lợi nhuận giữ lại được bổ sung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giữ lại còn gọi là lợi nhuận chưa phân phối. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí I.1.2. Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những vấn đề có ý nghĩa cấp bách.Bởi vì trong hầu hết các doanh nghiệp hiện nay, chi phí chi ra để duy trì hoạt động là rất lớn nhưng kết quả đem lại chưa tương xứng dẫn tới hiệu quả không cao. Xuất phát từ tình hình đó, các nhà lãnh đạo phải tìm mội biện pháp để khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thật sự rất cần thiết và là việc làm được hầu hết các doanh nghiệp thực hiện. Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không những có vai trò quan trọng đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với cả những ngưới bên ngoài quan tâm đến doanh nghiệp. Đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp:Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà lãnh đạo, các nhà quản trị những chỉ tiêu để thấy được nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó tìm các biện pháp khắc phục, và đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, và thông qua kết quả đạt được họ sẽ biết kết quả nào do hoạt động sản xuất mang lại và kết quả nào do hoạt động tài chính mang lại. Đối với những người bên ngoài doanh nghiệp như: nhà đầu tư,ngân hàng….thì phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp họ có những quyết định đúng đắn hơn trong việc đầu tư vào doanh nghiệp. Ví dụ, ngân hàng khi quyết định cho mộy công ty vay thì không những họ quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua cấu trúc tài chính mà họ còn quan tâm đến hiệu quả tài chính đạt được của công ty đó… I.1.3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp * Nhằm đánh giá khả năng tạo ra kết quả, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp được duy trì và tăng trưởng. * Nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tài trợ nội bộ, nhằm tài trợ cho sự tăng trưởng cũng như đáp ứng khả năng vay từ bên ngoài * Nhằm đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài thông qua khả năng sinh lời của vốn * Cung cấp thông tin để đánh giá giá trị của doanh nghiệp I.2. Các tài liệu sử dụng khi phân tích hiệu quả hoạt động Thông thường khi phân tích hiệu quả kinh doanh chúng ta dùng những tài liệu sau: I.2.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức quản lý.Căn cứ vào BCĐKT có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của đơn vi, hình thức vật chất và cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, thông qua đó đánh giá khái quát tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm lập báo cáo. *Kết cấu của bảng cân đối kế toán: BCĐKT gồm hai phần + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản mục trên BCĐKT được sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống. Phần tài sản được chia thành hai loại: Loại A: Tài sản ngắn hạn Loại B: Tài sản dài hạn + Phần nguồn vốn:Phản ánh toàn bộ nguồn tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Xếp theo thứ tự nợ trước, nguồn vốn chủ sở hữu sau (nghĩa là nó được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thanh toán với chủ nợ ) Phần nguồn vốn cũng gồm hai loại: Loại A: Nợ phải trả Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu * Trong bảng CĐKT thì tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. * Ý nghĩa của BCĐKT - Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát về quy mô, kết cấu tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho phép đánh giá một cách tổng quát tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Số liệu của phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu nguồn vốn được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. Qua đó có thể đánh giá một cách khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp. - Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lời. Còn phần nguồn vốn phản ánh phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. I.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) Là một báo cáo tài chính tổng hợp, BCKQHĐKD cho ta biết được tình hình chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời báo cáo này còn cho biết được tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản phí, lệ phí ….trong một kỳ báo cáo. Khác với BCĐKT, BCKQHĐKD phản ánh các tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9 nghĩa là nhóm các tài sản phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. *Mục đích của BCKQHĐKD: * Thông qua số liệu về ác chỉ tiêu trên BCKQHĐKD để kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. * Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà kiểm tra tình hình thực hiện trách triệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. * Thông qua số liệu trên BCKQHĐKD mà đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và trong tương lai. I.2.3. Các nguồn thông tin khác Ngoài hai bảng trên người ta có thể sử dụng một số loại báo cáo khác để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính I.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động I.3.1. Phương pháp sánh Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp so sánh chúng ta phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh. * Tiêu chuẩn so sánh : Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các số gốc sau: + Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. + Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. + Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm. * Điều kiện so sánh: + Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, thông thường nội dung kinh tế của chỉ tiêu có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi trong trường hợp chế độ, chính sách tài chính- kế toán của nhà nước thay đổi, do thay đổi phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Trường hợp có sự thay đổi của nội dung kinh tế, để đảm bảo tính so sánh được, trị số gốc của chỉ tiêu cần so sánh cần phải được tính toán lại theo nội dung quy định mới. + Phải có cùng phương pháp tính toán: trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phương pháp hạch toán tại đơn vị, sự thay đổi chế độ tài chính - kế toán của nhà nước hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán của nhà nước. Do vậy, khi phân tích các chỉ tiêu của doanh nghiệp theo thời gian phải loại trừ các tác động do thay đổi về phương pháp kế toán, hay khi phân tích một chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp với nhau phải xem đến chỉ tiêu đó được tính toán trên cơ sở nào. * Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số tương đối:Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tốc độ phát triển…của chỉ tiêu phân tích. + So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu. Số bình quân biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiền lương bình quân…), hoặc dưới dạng số tương đối (tỷ suất danh lợi bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một tính chất I.3.2. Phương pháp loại trừ I.3.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được sử dụng để xác địng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp phân tích này còn là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định. I.3.2.2. Phương pháp số chênh lệch Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối quan hệ tích số. Ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó nhân với các nhân tố khác đã cố định I.3.3. Phương pháp cân đối liên hệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp có sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như cân đối giữa tổng tài sản với tổng nguồn vốn, giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, giữa nguồn mua sắm vật tư và tình hình sử dụng vật tư…. I.3.4. Phương pháp hồi quy tương quan Đây là phương pháp sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch nhằm dự đoán, dự toán tình hình biến động của thị trường. Từ đó làm cơ sở để ra các mục tiêu kế hoạch trong tương lai. I.4. Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố trong quá trình kinh doanh như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình kinh doanh có hiệu quả.Do đó khi phân tích cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu như hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn… Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thốnh các chỉ tiêu phù hợp. Các chỉ tiêuđó phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung. I.4.1. Phân tích hiệu quả cá biệt Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi như: hiệu suất, năng suất, tỉ suất… I.4.1.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản a. Đối với toàn bộ tài sản Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản bình quân Ý nghĩa của chỉ tiêu này cho ta biết trong một đồng tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu tạo ra càng nhiều và ngược lại. Trong phần mẫu số ta phải lấy số liệu bình quân, có thể là bình quân đầu kỳ và cuối kỳ nếu sự biến động về tình hình tài sản là không lớn, nếu trong doanh nghiệp có sự biến động tài sản liên tục thì để đảm bảo tính chính xác ta nên lấy giá trị trung bình của các tháng hoặc các quý trong năm. Chỉ tiêu doanh thu thuần bao gồm doanh thu của cả ba hoạt động vì tài sản của doanh nghiệp được tạo ra không chỉ được đầu tư bằng kết quả của hoạt động kinh doanh mà có những tài sản được tạo ra từ kết quả của hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Nếu ta loại trừ doanh thu của 2 hoạt động trên thì trong phần tài sản chỉ sử dụng những tài sản có nguồn gốc từ hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản bình quân hoạt động sản xuất kinh doanh được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi phần đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tạm ứng, tài sản thiếu chờ xử lý, quỹ phúc lợi hình thành nên TSCĐ… Nếu trong doanh nghiệp không có các yếu tố loại trừ này thì tổng tài sản bình quân hoạt động sản xuất kinh doanh bằng tổng tài sản bình quân. b. Đối với tài sản cố định Doanh thu thuần SXKD Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần SXKD Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. Trong một số tài liệu người ta có thể chọn mẫu số là giá trị còn lại bởi vì khi sử dụng chỉ tiêu nguyên giá nó có hạn chế là có những tài sản giá trị sử dụng đã gần hết nhưng vẫn có giá trị bằng nguyên giá ban đầu nên không chính xác, nhưng xét một cách toàn diện thì khi sử dụng nguyên giá nó vẫn có nhiều yêu điểm hơn nên người ta thường chọn chỉ tiêu nguyên giá hơn là chỉ tiêu giá trị còn lại. I.4.1.2. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của donh nghiệp hay còn gọi là số vòng quay của vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn lưu động là nhân tố không thể thiếu, nó là điều kiện cần và đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách bình thường. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động, nó là một bộ phận có tốc độ luân chuyển nhanh. Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông, phân phối. Nếu việc quay vốn của doanh ngiệp diễn ra nhanh chóng thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần Số vòng quay b/q của VLĐ (V) = (vòng) VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, hay nói cách khác trong kỳ vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng hoặc luân chuyển được bao nhiêu lần. VLĐ bình quân Số ngày b/q của một vòng quay VLĐ = *360 (ngày/vòng ) Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Hệ số này càng chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang sử dụg vốn lưu động của mình có hiệu quả. Ta nên đi sâu vào phân tích các nguyên nhân và mức độ luân chuyển vốn lưu động để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Phương pháp thường dùng để phân tích là phương pháp thay thế liên hoàn. + Công thức xác định số vòng quay của VLĐ: DTT SXKD V = VLĐ bình quân Đối tượng phân tích : ∆V = V1 - V0 Trong đó : V1 là số vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích V0 là số vòng quay vốn lưu động kỳ gốc Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến số vòng quay của vốn lưu động - Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần SXKD (DTT SXKD) DTT SXKD1 DTT SXKD0 ∆V (DTT) = - VLĐ bq0 VLĐ bq0 Trong đó : DTT1 : DTT kỳ phân tích DTT0 : DTT kỳ gốc VLĐ bq0 : VLĐ bình quân kỳ gốc VLĐ bq1 : VLĐ bình quân kỳ phân tích - Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân ( VLĐ bq ) DTT SXKD1 DTT SXKD1 ∆V ( VLĐ bq ) = + VLĐ bq1 VLĐ bq0 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ∆V = ∆V ( DTT SXKD) + ∆V ( VLĐ bq ) DTT SXKD1 (N1-N0) Số VLĐ tiết kiệm ( ST ) hay lãng phí = 360 Khi phân tích cũng cần làm rõ do thay đổi tốc độ luân chuyển VLĐ sẽ làm cho doanh nghiệp tiết kiệm , hay lãng phí một lượng vốn là bao nhiêu. I.4.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp. Đó chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. I.4.2.1. Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỉ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả. Trong phần này đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động SXKD. a. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Khi sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính thì chỉ tiêu trên được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên DTT = * 100% Tổng DTT Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp. Nó cho ta biết được trong 100 đồng doanh thu thuần về thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Gía trị của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Doanh thu thuần và lợi nhuận trong công thức trên bao gồm doanh thu và lợi nhuận của cả ba hoạt động ( kinh doanh, tài chính, hoạt động khác) b.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh Công thức xác định: Lợi nhuận thuần SXKD Tỷ suất trên doanh thu thuần = *100% hoạt động SXKD Doanh thu thuần BH và CCDV Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lãi của một trăm đồng doanh thu BH và CCDV khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Doanh thu thuần và lợi nhụân trong công thức trên chỉ sử dụng doanh thu và lợi nhuận của hoạt động SXKD. Khi đánh giá chỉ tiêu này càn phải xem xét đến ngành nghề kinh doanh, chiến lược hoạt động và cả chính sách địng giá của doanh nghiệp. Các mục tiêu về thị phần, về lợi nhuận và chính sách định giá đều có thể ảnh hưởng đến kết quả của tỷ suất trên. Do đó các nhà phân tích cần phải tính toán riêng vhỉ tiêu này cho từng nhóm ngành nghề kinh doanh để đánh giá đúng đắn hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. I.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản Đi vào phân tích khả năng sinh lời của tài sản người ta chủ yếu tập trung phân tích hai yếu tố sau: Tỉ suất sinh lời của tài sản và tỉ suất sinh lời kinh tế tài sản. a. Tỉ suất sinh lời của tài sản ( ROA ) ROA biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và nó được xác định như sau: Lợi nhuận trước thuế Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) = * 100% Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này thấp thì khả năng sinh lời của tài sản nhỏ và ngược lại . Lợi nhuận trong chỉ tiêu này là lợi nhuận của cả ba hoạt động ROA là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và được chi tiết qua phương trình Du-pont như sau: LNTT DTT ROA = * DTT Tổng TS bq ROA = Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu * Hiệu suất sử dụng tài sản ROA = H LN/DT * H DT/TS Việc quản lý ROA có liên quan đến hoạt động quản lý tại đơn vị. ROA là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt các yếu tố được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể phân tích rõ ràng hơn về chỉ tiêu ROA ta có thể dùng phương pháp số chêch lệch. Cụ thể là sự chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó là kết quả tổng hợp ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Cách phân tích này chỉ ra phương thức nâng cao sức sinh lời tài sản của doanh nghiệp và được thể hiện qua công thức : ∆ ROA = ∆ H LN/DT * ∆ H DT/TS Các nhân tố ảnh hưởng: - Ảnh hưởng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ∆ H LN/DT = H0(DT/TS) * ( H1(LN/DT) – H0( LN/DT ) ) - Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản ∆ H DT/TS = H1(LN/DT) * ( H1(DT/TS) – H0(DT/TS )) Trong đó : H0,1(DT/TS) : Hiệu suất sử dụng tài sản kỳ gốc, kỳ phân tích H0,1(LN/DT) : Tỷ suất LN/DT kỳ gốc, kỳ phân tích - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆ ROA = ∆ H LN/DT * ∆ H DT/TS Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta có thể xác định nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đề ra những biện pháp thích hợp để tăng cường hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. b. Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu nhiều tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghệp. Nếu hai doanh nghiệp trong cùng ngành có điều kiện gần như giống nhau nhưng do các doanh ngiệp áp dụng chính sáchtài trợ khác nhau thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Do đó khi phân tích muốn thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động SXKD người ta dùng thêm chỉ tiêu RE để loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn. LNTT + CP lãi vay RE = * 100% Tổng tài sản bình quân Đây là một chỉ tiêu quan trọng để doanh nghiệp quyết định nguồn tài trợ nếu RE cao hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên huy động vốn vay từ bên ngoài vì lúc đó nợ sẽ làm tăng thu nhập trên vốn chủ sở hữu lên nhiều lần. Ngược lại thì nên ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Đối với các nhà đầu tư có thể nghiên cứu tỷ số này để biết trước lợi nhuận của doanh nghiệp trên cơ sở đó xem xét nên đầu tư vào doanh nghiệp nào là hiệu quả nhất. I.5. Phân tích hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được các nhà đầu tư quan tâm. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đó tăng trưởng. Để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể phát triển thì doanh nghiệp phải tự đầu tư và tìm kiếm các nguồn đầu tư từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động nguồn nào. Nếu muốn huy động được từ bên ngoài thì doanh nghiệp phải chứng minh được rằng nguồn đầu tư mà doanh nghiệp huy động được phải mang lại lãi cao. Có thể nói hiệu quả tài chính là mục tiêu quan trọng của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng quan tâm đến khả năng sinh lời để chắc chắn số vốn của họ đầu tư được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có và trên số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đó là khả năng sinmh lời vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời vốn kinh doanh. I.5.1. Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản, khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vốn. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp không những trong hiện tại mà còn quyết định kết quả kinh doanh trong tương lai. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định qua công thức sau: LNST ROE = * 100% VCSH bq Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong điều kiện thu hút được vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì khi chỉ tiêu này càng lớn doanh nghiệp sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn mới hơn và ngược lại thì khả năng thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp sẽ khó khăn. Ta có thể tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến ROE cao hay thấp bằng cách phân tích công thức trên ra chi tiết như sau: DTT TS bq LNST ROE = * * * 100% TS bq VCSH bq DTT Sau đó ta có thể dùng các phương pháp phân tích như so sánh, thay thế liên hoàn để xác định từng nhân tố ảnh hưởng để tìm ra nguyên làm thay đổi ROE và biện pháp để nâng cao hiệu quả tài chính. I.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính I.5.2.1. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu ROE ta có thể viết như sau: DTT TS bq LNST ROE = * * * 100% TSbq VCSH bq DTT Trong đó: DTT / TS bq : Hiệu suất sử dụng tài sản TS bq / VCSH bq : Cấu trúc tài chính LNST / DTT : Khả năng sinh lời từ doanh thu Trong công thức trên ta thấy ROE có mối quan hệ với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh là nguồn goóc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính. Tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng cũng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tăng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. I.5.2.2. Khả năng tự chủ về mặt tài chính Khả năng tự chủ về mạt tài chính thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước nếu tỷ suất tự tài trợ càng lớn thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng nhỏ. Có thể xem qua công thức sau: LNTT TS bq ROE = * ( 1-T ) * TS bq VCSH bq I.5.2.3 Độ lớn đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ và tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Thông qua hệ số nợ có thể xác định mức độ góp vốn của chủ sở hữu đối với số nợ vay, nó có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt và được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính, thực chất nó thể hiện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Xét trong mối quan hệ giữa ROE, RE lãi suất vay r, thuế thu nhập doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính ta có công thức sau: ROE ={ RE + ( RE – r ) * ĐBTC } * ( 1- T ) - Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Trong thường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy dương, doanh nghiệp nên vay thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh mà vẫn đảm bảo giữ được hiệu quả như cũ. - Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc vay nợ sẽ làm giảm đi hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này đòn bẩy gọi là đòn bẩy âm, doanh nghiệp hạn chế và không nên đi vay thêm vốn từ bên ngoài, lúc này doanh nghiệp nên xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình có cần tổ chức lại hay chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực khác. I.5.2.4. Khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nguồn để trả là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. Công thức xác định: LNTT + Lãi vay Khả năng thanh toán vay = Lãi vay So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đã vay tới mức độ nào. Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn vay để đảm bảo trã lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tới mức độ nào, đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không. Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả lãi nợ vay và một phần tích luỹ cho doanh nghiệp. Ngược lại hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nợ vay thì việc phân tích này còn có ý nghĩa đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nguồn dùng để trả lãi chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó đánh giá khả năng thanh toán lãi vay được xem như là đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG II.1 . khái quát chung về công ty cổ phần cao su đà nẵng II.1.1. Quá trình hình thành,phát triển và chức năng hoạt động của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng II.1.1.1. Quá trình hình thành: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng thành lập vào ngày 4/12/1975 theo quyết định số 340/PTT của Hội Đồng Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng thuộc Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội . Đến năm 1993, Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng đổi tên thành Công Ty Cao Su Đà Nẵng theo quyết định số 320/QĐ-NSĐT ngày 20/05/1993. - Mã chứng khoán : DRC, Tên đầy đủ: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - Tên giao dịch quốc tế: DANANG RUBBER JOINT - STOCK COMPANY - Tên viết tắt: DRC, Địa chỉ : số 1 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng. - Vốn điều lệ: 307.692.480.000 - Điện thoại: 0511.3847408, Fax : 0511.3836195 - Email : Danarub@dng.vnn.vn, Website : www.drc.com.vn II.1.1.2. Quá trình phát triển Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn I :Từ khi thành lập đến năm 1989: Đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, do đó vốn xản xuất được nhà nước cấp và thực hiện sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, do đó hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp… Giai đoạn II:Từ năm 1989 đến 31/12/2005: Đây là giai đoạn quản lý kinh tế theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Để phù hợp với cơ chế mới, lúc này công ty thực sự quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động…Bước đầu công ty còn nhiều bỡ ngỡ nhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Công ty đã lãnh đạo công ty đứng vững trên thị trường, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được thị trường chấp nhận, đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định và là doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp đánh giá cao trong ngành cao su. Giai đoạn III: Bắt đầu từ ngày 01/01/2006 đến nay: Ngày 01/01/2006 công ty chuyển từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần. Cơ cấu cổ đông của DRC tại thời điểm 04/10/2006 bao gồm 50,5% thuộc sở hữu của Nhà nước, do Tổng Công ty hoá chất Việt Nam nắm giữ; 25,07% sở hữu thuộc CBCNV công ty và 24,43% thuộc sở hữu của các cổ đông ngoài công ty. Hiện Công ty cũng đang nắm giữ 30% vốn điều lệ của Công ty liên doanh Sovitcom (tương đương 716.296.330 đồng). Hiện nay cơ cấu đã có sự thay đổi như sau: Sở hữu nhà nước 50,5% ( 7.769.925 cổ phần, sở hữu ngoài nhà nước 8,12% (1.249.398 cổ phần), sở hữu khác 41,37% (6.365.301 cổ phần). Quá trình tăng vốn điều lệ của công ty: + Vốn điều lệ năm 2006 sau khi cổ phần hóa: 49.000.000.000 đồng. + Tháng 08/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 34.000.000.000 đồng bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 83.000.000.000 đồng. + Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 9.475.000.000 đồng bằng cách tạm ứng cổ tức cho cổ đông nâng vốn điều lệ lên 92.475.000.000 đồng. + Hiện nay vốn điều lệ công ty là: 307.692.480.000 Trong những năm gần đây, công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với nhiều thành tích, được chủ tịch nước khen tặng… KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG VÀI NĂM QUA Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng số vốn 609.246.673.617 785.049.058.825 1.064.193.223.594 Doanh thu thuần 1.290.517.642.994 1.815.041.122.354 2.160.139.221.701 Lợi nhuận trước thuế 51.789.163.866 394.526.859.893 260.947.930.378 II.1.1.1.3. Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của công ty - Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao - Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su - Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp II.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng II.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty BAN KIỂM SOÁT P.T GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P. Tổ chức LĐTL P. Hành chính TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Ban đầu tư XN Cơ khí & NL Đội kiến thiết nội bộ Ban bảo hộ lao động P. KT Cơ năng Ban ISO P. KT Cao su XN Săm lốp xe đạp XM XN Đắp lốp Ô tô XN Cán luỵện P. KCS P. Kế hoạch - Vật tư XN Săm lốp Ô tô P. Dịch vụ sau bán hàng P. Bán hàng CN Miền Bắc CN Miền Nam Trung tâm Miền Trung P. Tài chính Kế toán P.T GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT P.T GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ P.T GIÁM ĐỐC BÁN HÀNG KẾ TOÁN TRƯỞNG II.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có trách nhiệm thảo luận và phê duyệt các chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn về phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên: HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định HĐQT có trách nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời kỳ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát gồm 03 thành viên: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Bộ máy điều hành: tổng giám đốc Công ty, 04 Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và 09 phòng, ban chức năng và 05 xí nghiệp Tổng giám đốc Công ty: Do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, các Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm. Gồm có các phó tổng giám đốc: phó tổng giám đốc sản xuất, phó tổng giám đốc bán hàng, phó tổng giám đốc kĩ thuật, phó tổng giám đốc đầu tư Kế toán trưởng: do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm và chịu sự quản lý của HĐQT. Kế toán trưởng là người giúp việc cho Giám đốc về các hoạt động có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán kinh tế tại Công ty, cụ thể: Các phòng ban - Phòng Tổ chức: Tuyển dụng, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc; quản lý lao động, giải quyết chế độ tiền lương, thưởng; xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương; xây dựng và thực hiện các biện pháp đẻ bảo vệ công ty… - Phòng Hành chính: Quản lý đất đai, nhà làm việc ở Công ty, hai Chi nhánh & Trung tâm Miền Trung. quản lý trạm y tế, nhận, phát hành sao chụp, lưu trữ và hủy bỏ các văn bản, tài liệu quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và các loại con dấu của Công ty. Phòng Kế hoạch & vật tư: Lập kế hoạch về vật tư, nguyên nhiên vật liệu theo kế hoạch sản xuất của Công ty, cung cấp vật tư, nguyên nhiên vật liệu và thiết bị. Tổng hợp báo cáo các số liệu về sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Bán hàng: Làm thủ tục tiêu thụ hàng hóa, lập và thực hiện hợp đồng trong và ngoài nước. Nhận đơn đặt hàng và phân phối. Đàm phán và quan hệ khách hàng trong nước về công tác tiêu thụ. Phụ trách xuất khẩu. Theo dõi tồn kho và cấp phát hàng. Củng cố và mở rộng những vùng thị trường mới. Theo dõi, phân tích công nợ và tiêu thụ, các công tác khác liên quan đến bán hàng. - Phòng Kỹ thuật cơ năng & an toàn: quản lý các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động săn xuất kinh doanh, mặt bằng của công ty; Phối hợp Phòng Kỹ thuật Công nghệ lập định mức tiêu hao năng lượng động lực… - Phòng Tài chính kế toán: : Tiến hành theo dõi ghi chép, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất – kinh doanh bằng các nghiệp vụ, chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán hiện hành; cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ để làm cơ sở cho việc định hướng, tăng cường quản lý cho việc sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch khấu hao tài sản, định mức vốn lưu động và cân đối thu chi, tham gia xây dựng, bảo vệ kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính hằng năm; tiến hành kiểm tra định kỳ các đơn vị trực thuộc. Tham mưu cho cấp trên lĩnh vực kế toán và tài chính. - Phòng Kỹ thuật cao su: Theo dõi, quản lý toàn bộ các quy trình công nghệ, đơn pha chế, thiết kế thi công phục vụ cho sản xuất. Ban hành và quản lý các định mức vật tư, phối hợp các phòng chức năng xây dựng định mức lao động, dụng cụ công nghệ cho sản phẩm ở các xí nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với phòng kỹ thuật Cơ năng, Phòng nghiên cứu thí nghiệm và các đơn vị khác để giải quyết biến động sản xuất cũng như hoàn thiện quy trình sản xuất. Kiểm tra toàn bộ bán thành phẩm luyện, phục vụ cho quá trình sản xuất đảm bảo chính xác kịp thời. - Phòng KCS: : Kiểm tra chất lượng ngoại quan sản phẩm trước khi đóng gói nhập kho; Theo dõi các hiện tượng hư hỏng của sản phẩm, kiến nghị các đơn vị liên quan để giải quyết; Đăng ký mức chất lượng với cơ quan quản lý Nhà nước; Quản lý Hồ sơ tài liệu sản phẩm đổi; Đóng gói, phân lô sản phẩm được phân công; Xem xét khách hàng trả lại sản phẩm hỏng; Tổng hợp, phân tích, thống kê, báo cáo chất lượng sản phẩm. - Ban Đầu tư: xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất của công ty và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Các xí nghiệp: gồm 5 xí nghiệp Xí nghiệp săm lốp ô tô; xí nghiệp săm lốp xe đạp, xe máy; xí nghiệp cán luyện; xí nghiệp đắp lốp ô tô; xí nghiệp cơ khí năng lượng. II.1.3. Tổ chức công tác kế toán ở công ty công ty cổ phần cao su Đà Nẵng II.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Công ty chỉ có một phòng tài chính kế toán tại trụ sở chính (cơ sở 1 ), tại các chi nhánh ở miền Trung, miền Nam , miền Bắc và cơ sở 2 (Quận Liên Chiểu) không tổ chức kế toán riêng. Hàng ngày các phiếu nhập và xuất tại cơ sở 2 được fax về cơ sở 1 để hạch toán, các chứng từ giấy tờ khác như bảng chấm công...thì thường cuối tháng hay khi nào có yêu cầu thì mới chuyển về cơ sở 1. Phòng kế toán tài chính của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Phó phòng kế toán Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi ngân hàng, vay Kế toán vật tư kiêm công nợ phải trả Kế toán tiêu thụ kiêm công nợ phải thu Kế toán giá thành Thống kê tổng hợp Kế toán tiền lương và bhxh Kế toán TSCĐ kiêm tổng hợp Các thống kê xí nghiệp Các thống kê chi nhánh Kế toán các phần hành trong công ty có quan hệ phối hợp với nhau dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng và phó phòng kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của từng phân hành: Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm phụ trách chung phòng kế toán tài vụ, chịu trách nhiệm trước Công ty về công tác hạch toán, điều hành hoạt động chung của phòng đồng thời tham mưu kịp thời cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty, tập hợp sổ sách báo cáo trước hội đồng quản trị về tình hình kinh tế tài chính của Công ty, phải phân tích hoạt động kinh tế góp phần cung cấp nguồn vốn cho các công trình sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư… Phó phòng kế toán: có 2 người, 1 người chuyên về mảng tài chính, 1 người chuyên về kế toán. Phó phòng kế toán: phụ trách khâu tài vụ: lập kế hoạch vay vốn cụ thể cho từng ngân hàng, theo dõi sát tình hình lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, nếu có sự chênh lệch báo cáo, kế toán trưởng có sự chỉ đạo kịp thời,theo dõi cân đối lượng tiền mặt thu chi trong ngày, trong tháng, đôn đốc kiểm tra quỹ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng, hổ trợ vào các chứng từ vay của các ngân hàng, kiểm tra,kiểm soát tài khoản trung gian, kiểm tra đôn đốc việc vào chứng từ tiền hàng, kiểm tra kiểm soát tài khoản trung gian, phụ trách công tác ISO Phó phòng kế toán kiêm kế toán giá thành: phụ trách khâu kế toán, ký hóa đơn bán hàng,theo dõi chế độ thanh toán với khách hàng. Thủ quỹ: thu chi tiền mặt hàng ngày , thu, nộp, rút tiền ngân hàng,báo cáo tồn quỹ hàng ngày. Thống kê tổng hợp: lập báo cáo thống kê tổng hợp hàng ngày ra tổng công ty, tổng hợp sản lượng hàng tháng,lên báo cáo sản lượng theo quy định của tổng cục thống kê cho các đơn vị có liên quan,đi giao dịch hàng ngày với các ngân hàng. Kế toán thanh toán tiền mặt: theo dõi các chứng từ thanh toán tiền mặt với khách hàng và cán bộ công ty, theo dõi và làm biên bản kiểm quỹ về tiền mặt hàng ngày, hàng tháng, quý, năm, theo dõi TK tạm ứng và các vấn đề liên quan đến thu, chi tiền mặt. Kế toán tiền gửi ngân hàng: là kế toán thanh toán, theo dõi các khoản tiền vay, tiền gửi tại các ngân hàng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế toán vật tư kiêm công nợ phải trả: theo dõi khách hàng bán, mua vật liệu, theo dõi nhập xuất vật liệu, phân bổ vật liệu cho từng đối tượng sử dụng, theo dõi và kiểm tra thẻ kho, tổng hợp, kiểm kê kho vật liệu Kế toán tiêu thụ kiêm công nợ phải thu: theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm cho từng khách hàng, cuối tháng tính kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty,tổng hợp, kiểm kê kho thành phẩm,theo dõi công nợ với khách hàng. Kế toán tiền lương – BHXH: theo dõi POST sản lượng nhập kho khi thống kê tổng hợp đi vắng, trực tiếp làm công tác ISO phòng kế toán, theo dõi và làm chứng từ nộp các khoản thuế và các khoản nộp đầu vào ngân sách nhà nước. Ở các chi nhánh thống kê tình hình tiêu thụ và các chi phí khác rồi gởi về cho trụ sở chính hạch toán Kế toán giá thành: theo dõi công tác tiêu thụ sản phẩm, cùng kế toán tiêu thụ làm hóa đơn bán hàng, đối chiếu sản lượng xuất kho TK 155, cùng với kế toán ngân hàng làm các chứng từ ngâ hàng cho từng ngày, từng tháng. Kế toán tổng hợp kiêm tài sản cố định: chịu trách nhiệm tổng hợp và tính toán lãi lỗ cho từng tháng, tính toán phương pháp tính khấu hao hợp lý, chịu trách nhiệm công bố thông tin cho UBCK và các cổ đông. II.1.3.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do bộ tài chính ban hành. Hiện tại công ty đang sử dụng hình thức kế toán máy sử dụng phần mềm oracle, vào sổ theo hình thức sổ nhật ký chung. Vì công ty đang sử dụng phần mềm nên mọi hoạt động hạch toán đều chạy chương trình. Với các chứng từ cần thiết và hợp lệ, kế toán các phần hành tự chịu trách nhiệm về phần hành của mình, nhập số liệu vào máy tính, kiểm tra số liệu mà các phòng ban khác gởi qua, kiểm tra tài khoản rồi cho chạy chương trình. Cuối tháng, theo quy định và yêu cầu quản lý kế toán các phần hành sẽ cho ra các báo cáo thích hợp. Chứng từ gốc Sổ kế toán, BCTC Nhập dữ liệu vào phần mềm Phần mềm máy tính xử lý Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng II.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng II.2.1. Khái quát tình hinh tài chính thông qua bảng cân đối kế toán qua 3 năm (2008-2010) II.2.1.1. Phần tài sản: Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ,năm 2009 so với năm 2008 tăng 117,773,492,928 đồng (tỷ lệ tăng 27,45%) cụ thể tiền gửi ngân hàng tăng 63,363,733000 đồng,hàng tồn kho tăng 49,342,25,346 đồng,còn lại các khoản phải thu khác giảm.Năm 2010 so với năm 2009 tăng 224,660,187,384 đồng (tỷ lệ tăng 41.08%),nguyên nhân chính là do tiền gửi có kỳ hạn tăng 96,300,000,000 đồng,hàng tồn kho tăng gần 110,000,000,000 đồng. Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng đều qua các năm,năm 2009 so với năm 2008 tăng 22.8%,năm 2010 so với năm 2009 tăng 28.4% so.Mặc dù các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác tăng giảm bất thường nhưng nguyên nhân chính làm cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng. Đặc biệt trong năm 2010 chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 57,239 ,647,632 trong đó xây dựng nhà máy sản xuất lốp radial 600.000 lốp/năm hơn 36 tỷ đồng.dự án di dời đầu tư mở rộng xí nhiệp xe đạp xe máy gần 25 tỷ đồng.Ngoài ra công ty cổ phần cao su Đà Nẵng còn góp vốn cùng công ty cổ phần cổ phần công nghiệp cao su miền nam,công ty cổ phần cao su sao vàng,PCBL Netherlans holdings BV thành lập công ty cổ phần philips carbon black Việt Nam,công ty cổ phần cao su Đà nẵng góp 5%vốn điều lệ. Qua đó số liệu cho thấy công ty đã không ngừng chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mình.Hứa hẹn doanh thu thuần sẽ tăng mạnh trong nhưng năm tiếp theo. II.2.1.1. Phần nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2009 so với năm 2008 giảm 41.83%.trong đó nợ ngắn hạn giảm 119,947,913,352 đồng,nợ dài hạn giảm 51,981,922,874 đồng, lý do vì năm 2009 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu.và cũng chưa có đầu tư gì nhiều. Nợ phải trả năm 2010 so với năm 2009 tăng 45.87%.do năm nay doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhiều nên phải huy động vốn từ khoản nợ vay.trong đó nợ ngắn hạn tăng 105,422,341,468 đồng, nợ dài hạn giảm 847,688,460 đồng ,đều đó cho thấy phần lớn tài sản tăng lên la do sự tài trợ của nợ vay ngắn hạn vốn chủ sở hữu năm 2009 so với năm 2008 tăng 342,460,370,805 đồng.Năm 2010 so với năm 2009 tăng 174,569,511,749 đồng.trong đó sự tăng lên chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh,Với số liệu trên cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả,tạo ra lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn của mình. II.2.2. Phân tích chung hoạt đông kinh doanh qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm (2008-2010) II.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. doanh thu hoạt động SXKD Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm,ta thấy công ty vẫn giữ vững thị phần và thị trường biểu hiện qua việc tăng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu qua mỗi năm đều tăng và tăng rất nhanh. Cụ thể là năm 2009 tăng 524,523,379,360 đồng so với năm 2008, về số tương đối 140,64%; năm 2010 tăng 345,098,199,347 đồng so với năm 2009, về số tương đối là 119.01 %. Đây thực sự là một kết quả khả quan, cho thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm được tăng lên. Vì vậy, công ty cứ tiếp tục duy trì kết quả tăng trưởng như thế thì sẽ rất tốt cho công ty. doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính của công ty có được chủ yếu là nhờ lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện,ngoài ra hàng năm công ty luôn thu một khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng do công ty là thu tiền bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi khách hàng thanh toán tiền cho công ty, ngân hàng vẫn tính lãi cho công ty và công ty còn thu được từ góp vốn liên doanh với đơn vị khác và một số ít là đầu tư chứng khoán. Qua 3 năm hoạt động, ta thấy năm 2010 công ty đạt được doanh thu hoạt động tài chính cao nhất và so với năm 2009 tăng 4,912,452,486 đồng . Phân tích thu nhập khác Thu nhập khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ít thay đổi qua các năm.Năm 2009 so với năm 2008 giảm hơn 1 tỷ đồng.năm 2010 thì có su hướng tăng,cụ thể tăng gần 2 tỷ đồng so với năm 2009.Mặc dù vậy nó cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu thuần của công ty. Þ Tổng hợp của các hoạt động chính sau: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Nhìn chung, tổng doanh thu thuần của công ty qua các năm đều tăng,đạt điều này là do công ty đã không ngừng mở rộng thị trường của mình,không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác.Cụ thể, DRC có hơn 75% doanh thu tạo ra từ thị trường nội địa với trên 75 đại lý phân bổ đều khắp trên 64 tỉnh thành. Hầu hết các công trình trọng điểm quốc gia (thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Sông Ba Hạ, Bun Cốp, Blây Krông, Sena Máng 3, Công trình khai thác quặng bô xít ở Lâm Đồng) đều sử dụng các sản phẩm săm lốp ô tô của DRC. Gần 25% doanh thu còn lại được tạo ra từ xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm săm lốp ô tô, đặc biệt tại các thị trường Lào, Campuchia và Singapore. Sản phẩm của DRC được xuất khẩu sang 27 nước như  India, Argentina, Hồng kông, Indonesia, Sinhgapore, Brazil,chile… II.2.2.2. Phân tích biến động chi phí Bảng Biến động chi phí qua 3 năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 2008 2009 2010 Mức % Mức % Giá vốn hàng bán 1,133,436 1,292,759 1,784,356 159,323 14.06 491,597 38.02 Chi phí bán hàng 34,020 45,459 43,260 11,439 33,6 (2,19) (4,8) Chi phí QL DN 19,842 39,743 40,485 19,901 100,2 742 1,86 Chi phí tài chính 65,206 47,393 42,087 (17,813) (27,3) (5,306) (11,19 Chi phí khác 149 356 1,201 207 138 845 237 Tổng chi phí 1,252,653 1,425,710 1,911,389 173,057 13.8 487,878 34.2 Nguồn: Phòng kế toán Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh thì lúc nào chi phí giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.Cụ thể năm 2008 giá vốn chiếm 90.4% tổng chi phí,năm 2009 chiếm 90.6% tổng chi phí và năm 2010 chiếm 93.35% tổng chi phí.Điều đó cho thấy,giá vốn hàng bán là một chi phí quyết định đến lợi nhuận của công ty,do vậy công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ.Trong khi đó tỷ trọng của các chi phí còn lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí.Cho nên sự tăng giảm của các chi phí này sẽ không ảnh hưởng bằng sự tăng giảm của chi phí giá vốn hàng bán đối với lợi nhuận. Chi phí giá vốn hàng bán qua mỗi năm đều tăng,đặc biệt năm 2010 tăng rất cao.Cụ thể Năm 2010 so với năm 2009 tăng 491,597 triệu đồng.Nguyên nhân là do giá cao su tăng trội bởi lượng mưa nhiều tại các nước sản xuất cao su hàng đầu bao gồm Thái Lan và Ấn Độ, sản lượng mùa vụ thấp làm giảm lượng cung, cộng với sản lượng bước vào mùa giảm sút, trong khi tiêu thụ ôtô tăng, đẩy nhu cầu cao su sản xuất lốp xe tăng mạnh. Chi phí bán hàng năm 2009 so với năm 2008 tăng 11,439 triệu đồng nhưng năm 2010 so với năm 2009 giảm 2,19 triệu đồng.Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí về tiền lương tăng và chi phí đi công tác tăng.Doanh thu của công ty đạt được như vậy là nhờ nguồn nhân lực phục vụ cho bán hàng như tìm kiếm thị trường,tìm kiếm đối tác.... Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008 tăng 19,901 triệu đồng,năm 2010 so với năm 2009 tăng 742 triệu đồng.Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là về lương nhân viên tăng,chi phí tiếp khách tăng,và chi phí điện thoại tăng. Chi phí hoạt động tài chính giảm dần qua các năm,năm 2009 so với năm 2008 giảm 17,813 triệu đồng.năm 2010 so với năm 2009 giảm 5,306 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm chi phí tài chính giảm là do doanh nghiệp đã thanh toán dần các khoản nợ vay nên lãi vay giảm. II.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận Bảng Tình hình lợi nhuận qua 3 năm Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 2008 2009 2010 Mức % Mức % LN từ HĐKD 103,289 437,077 292,036 333,788 323.15 (145,041) (33.18) LN từ HĐTC (55,188) (44,944) (34,725) 10,244 (18.56) 10,219 (22.73) LN khác 3,688 2,393 3,636 (1,295) (35.114) 1,243 51.94 Tổng LNTT 51,789 394,526 260,947 342,737 661.7 (133,579) (33.85) Thuế TNDN - 1,252 64,764 1,252 - 63,512 5072.84 LN sau thuế 51,789 393,274 196,193 341,485 659.3 (197,081) (50.11) ĐVT: triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán Tổng mức lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty,nói lên quy mô kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động công ty.Tổng mức lợi nhuận của công ty bao gồm nhiều yếu tố trong đó có 3 hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Qua kết quả trên ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế, hoạt động tài chính chưa mang lại lợi nhuận cho công ty và lợi nhuận khác chỉ chiếm một phần nhỏ. Từ đó chúng ta có thể khẳng định, nguồn thu lợi chủ yếu mà công ty có được là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Qua 3 năm kinh doanh, công ty có tổng lợi nhuận trước thuế cao nhất vào năm 2009 - Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cao là do hoạt động đặc trưng của công ty là sản xuất kinh doanh. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 333,788 triệu đồng (tăng 323.15%) .Lợi nhuận trong năm 2009 tăng là do nhiều nguyên nhân (nhập dự phòng vật tư giá thấp,trị giá nguyên vật liệu tăng trong khi giá tồn kho đã giảm,giảm chi phí tài chính do hưởng lãi vay kích cầu ….)Trong đó có kết quả trực tiếp của việc phát huy những giải pháp marketing đầu vào và đầu ra hiệu quả,kiểm soát nội bộ tốt,tiết kiệm chi phí và giảm giá thành. Năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 145,041 triệu đồng ( giảm 33.18%).Nguyên nhân chính là do giá vốn hàng bán tăng vọt, Năm 2010 so với năm 2009 doanh thu tăng 119.01 % nhưng giá vốn hàng bán tăng 138.03%.Chính điều này đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 giảm đáng kể so với năm 2009.Từ đó cho thấy, công ty đã chưa kiểm soát được giá vốn. - Với hoạt động tài chính, công ty chưa thu được lợi nhuận. Thế nhưng, nó cũng góp phần làm giảm bớt gánh nặng mà chi phí tài chính phải chịu. Năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 10,244 triệu đồng còn năm 2010 so với năm 2009 tăng 10,219 triệu đồng. Công ty có doanh thu từ hoạt động tài chính là do lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện,ngoài ra công ty bán hàng qua chuyển khoản, công ty được hưởng lãi tiền gửi khi khách hàng thanh toán, công ty còn góp vốn liên doanh với đơn vị khác và một số ít là đầu tư chứng khoán. Mặc dù thu được từ những hoạt động trên nhưng vẫn chưa bù đắp được khoản chi phí tài chính mà công ty phải chịu từ nguồn vốn vay bên ngoài. Vì tốc độ tăng của chi phí tài chính quá nhanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính không thể đuổi kịp. Do vậy, công ty cần kinh doanh có hiệu quả các nguồn vốn vay để tạo thêm lợi nhuận cho công ty. - Lợi nhuận khác thì tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng năm mà thu được lợi nhuận từ khoản này.Năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuận khác giảm 1,295 triệu đồng.Năm 2010 so với năm 2009 lợi nhuận khác tăng 1,243 triệu đồng. - Ngoài ra, một khoản mục tác động không nhỏ đến lợi nhuận đó là thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể nói tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nói lên được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo quy định thì lãi suất thuế TNDN công ty phải chịu là 25%.Riêng năm 2008, công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp,Năm 2009 công ty được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.Điều hiển nhiên là lợi nhuận trước thuế cao thì thuế thu nhập doanh nghiệp cao, lợi nhuận trước thuế thấp thì thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Nhưng qua bảng phân tích ta lại thấy, lợi nhuận trước thuế năm 2010 giảm so với năm 2009 là 133,579 triệu đồng nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp lại cao hơn năm 2009 đến 63.512 triệu đồng.Nguyên nhân là do mỗi năm công ty được hưởng mổi chính sách ưu đãi khác nhau. - Qua 3 năm sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng rồi lại giảm. Chỉ có năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng 659.3% còn năm 2010 so với năm 2009 lại giảm 50.11% do việc kinh doanh ngày một khó khăn hơn. Giá cao su tăng mạnh,thuế thu nhập doanh nghiệp tăng do bắt đầu từ năm 2010 công ty không được hưởng ưu đãi miễn thuế,các yếu tố khác như chi phí quản lý doanh nghệp,chi phí khác…tăng cũng làm cho lợi nhuận giảm. II.2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các tỷ số II.2.3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản Đối với hiệu suất sử dụng tài sản người ta thường sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghệp…để phân tích. Dưới đây ta sẽ đi vào xem xét và phân tích từng chỉ tiêu Từ số liệu trên BCĐKT và BCKQKD của công ty qua ba năm 2008, 2009, 2010 ta lập được các bảng phân tích sau: a. Đối với toàn bộ tài sản BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu thuần 1,304,443,902,077 1,820,240,591,165 2,172,339,109,553 2 Tổng tài sản bình quân 599,463,035,060 699,783,791,477 924,621,141,210 3 HS sử dụngTS (3=1/2) 2.176 2.601 2.349 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản tăng rồi lại giảm khác nhau và cao nhất là năm 2009.Năm 2009 tăng 0.425 lần so với năm 2008,còn năm 2010 giảm 0,252 lần so với năm 2009.Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do trong năm 2010 tổng tài sản tăng 22,837,349,733 đồng so với năm 2009 nhưng phần tăng doanh thu lại nhỏ hơn nên hiệu suất sử dụng tài sản giảm,tuy nhiên mức giảm này là không nhiều.Điều này cho thấy công ty đã cố gắng trong việc sử dụng toàn bộ tài sản hiện có của đơn vị không để chênh lệch nhiều.Nhìn chung qua 3 năm cứ một đồng tài sản bỏ ra đều mang lại hơn 2 đồng doanh thu.Đây là một dấu hiệu tốt.Tuy nhiên công ty cần có biện pháp tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sử dụng tài sản Những chỉ tiêu trên chỉ đánh giá khái quát chung về tình hình sử dụng toàn bộ tài sản. Nên để hiểu rõ hơn và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn về hoạt động kinh doanh của công ty. Ta cần đi sâu vào phân tích hiệu suất sử dụng của từng loại tài sản. b Đối với tài sản cố định BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CÔNG TY STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 DTT SXKD 1,290,517,642,994 1,815,041,022,354 2,160,139,221,701 2 NG TSCĐ bq 551,012,456,418 592,828,702,537 647,831,636,114 3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(1/2) 2.176 3.062 3.334 Nguồn: Phòng kế toán Qua số liệu phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty có su hướng tăng dần qua 3 năm.Nếu như trong năm 2009 một đồng đầu tư tài sản cố định tạo ra 3,062 đồng doanh thu thuần thì năm 2010 tạo ra được 3,334 đồng doanh thu. Từ kết quả trên ta thấy công ty đang sử dụng TSCĐ có hiệu quả.Trong 3 năm qua công ty đã không ngừng mở rộng quy mô, gia tăng đầu tư TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mình.Cụ thể trong năm 2010 mua sắm trong kỳ máy móc thiết bị 22,940,000,000 đồng,phương tiện vận tải truyền dẫn 606,050,000 đồng.xây dựng cơ bản hoàn thành 2,693,396,680 đồng Chính những điều này đã làm cho doanh thu hoạt đông sản xuất kinh doanh tăng mạnh trong năm 2010 và hứa hẹn sẽ tạo tiền đề gia tăng doanh doanh thu trong những năm tiếp theo đáp ứng nhu cầu đang gia tăng. c. Đối với tài sản lưu động Hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 DTT SXKD Đồng 1,290,517,642,994 1,815,041,022,354 2,160,139,221,701 2 VLĐ bq Đồng 433,369,625,677 487,933,207,921 659,150,048,077 3 Số vòng quay VLĐ(1/2) Vòng 2.978 3.720 3.277 4 Số ngày trong kỳ Ngày 360 360 360 5 Số ngày 1 vòng quay VLĐ(2/1)*360 Ngày 120.892 96.778 109.851 Nguồn:phòng kế toán Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng hiệu xuất sử dụng vốn lưu động của công ty tăng rồi lại giảm qua 3 năm.Năm 2009 số vòng quay vốn lưu động là 3.720 tăng 0.742 vòng so với năm 2008 làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm 24 ngày.Sang năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 3.277 giảm 0.443 vòng so với năm 2009 làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng 13 ngày.Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả và chưa mang lại kết quả mong muốn.mặc dù trong năm 2010 doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên làm cho số vòng quay vốn lưu động có su hướng giảm trong năm 2010. Để hiểu rỏ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động và đưa ra biện pháp thích hợp ta đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động cũng như xem số vốn lưu động mà công ty đã lãng phí (tiết kiệm)là bao nhiêu. Năm 2009 so với năm 2008 Đối tượng phân tích: ∆V = VVLĐ2009 – VVLĐ2008 = 0.742 Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động: + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: DTT SXKD2009 DTT SXKD 2008 ∆VDTT(2009/2008) = - VLĐbq2008 VLĐ bq 2008 1,815,041,022,354 1,290,517,642,994 = - = 1.210 433,369,625,677 433,369,625,677 + Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bq DTT SXKD2009 DTT SXKD2009 ∆VVLĐbq(2009/2008) = - VLĐbq2009 VLĐbq 2008 1,815,041,022,354 1,815,041,022,354 = - = - 0.46835 487,933,207,921 433,369,625,677 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : 1.210 +(-0.468) = 0.742 Số VLĐ tiết kiệm được năm 2009 DTT SXKD2009(N2009 – N2008) ∆V = 360 = - 121,577,497,814 đồng Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008 cho thấy,Trong điều kiện vốn lưu động không thay đổi tức là chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần sản xuất kinh doanh nhờ nhũng nổ lưc gia tăng doanh thu trong năm 2009 đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động quay nhanh thêm 1.210 vòng.Tuy nhiên trong điều kiện ngược lại khi doanh thu thuần sản xuất kinh doanh không thay đổi do việc quản lý kém hiệu quả VLĐ bq làm số vòng quay vốn lưu động giảm - 0.46835vòng.Mặc dù vậy nhưng nhờ tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn 121,577,497,814 đồng so với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009 Đối tượng phân tích: ∆V = VVLĐ2010 – VVLĐ2009 = 3.277 - 3.720 = - 0.443 Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động: + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: DTT SXKD2010 DTT SXKD 2009 ∆VDTT(2010/2009) = - VLĐbq2009 VLĐ bq 2009 2,160,139,221,701 1,815,041,022,354 = - = 0.70726 487,933,207,921 487,933,207,921 + Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bq DTT SXKD2010 DTT SXKD2010 ∆V VLĐbq(2010/2009) = - VLĐbq2010 VLĐbq 2009 2,160,139,221,701 2,160,139,221,701 = - = -1,14996 659,150,048,077 487,933,207,92 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : 0.70726 – 1.14996 = - 0.443 Số VLĐ lãng phí năm 2010 DTT SXKD2010(N2010 – N2009) ∆V = 360 2,160,139,221,701* (109,851-96,778) = 360 = + 78,444,903,113 (đồng) Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng cho thấy : Trong điều kiện VLĐ không thay đổi tức là chỉ chịu ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần sản xuất kinh doanh thì đã làm cho số vòng quay vốn lưu động quay nhanh thêm 0.70726 vòng.Còn trong điều kiện ngược lại khi doanh thu thuần sản xuất kinh doanh không thay đổi thì nhân tố VLĐ bq làm số vòng quay vốn lưu động chậm -1,14996 vòng. Tổng hợp cả hai nhân tố làm số vòng quay vốn lưu động năm 2010 quay chậm hơn năm 2009 - 0.443 vòng, Dẩn đến lãng phí một số vốn lưu động là 78,444,903,113 (đồng) Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do năm 2010 vốn lưu động bq tăng vọt so với năm 2009.Trong đó đặc biệt là hàng tồn kho tăng gần 72 tỷ đồng.thành phẩm tăng gần 35,000,000,000 đồng.Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh lại thấp hơn so với tốc độ tăng vốn lưu động bình quân.vì thế trong tương lai công ty cần có biện pháp để khắc phục suy giảm do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân và xem xét các vấn đề về dự trữ hàng tồn kho nhằm tích cực đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và tiết kiệm vốn. II.2.3.2. Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh thực chất đó là quá trình tìm kiếm lợi nhuận, kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi lỗ trên báo cáo kết quả kinh doanh. Chính vì thế nên chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó khả năng sinh lời là điều kiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty. Chu kỳ sống của công ty dài hay ngắn phụ thuộc phần lớn vào khả năng sinh lời. Thông thường người ta phân tích khả năng sinh lời trên hai góc độ: Khả năng sinh lời từ các hoạt động của doanh nghiệp Khả năng sinh lời của tài sản a.Phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp luôn mong muốn các khoản thu lớn hơn chi để doanh nghiệp có lãi. Chênh lệch giữa hai khoản này càng lớn thì lãi thu về càng nhiều. So sánh chỉ tiêu kết quả và doanh thu ta có thể biết được khả năng sinh lời từ doanh thu của công ty tăng hay giảm, tốt hay xấu. Người ta thường dùng hai tỷ số sau để phân tích : Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào bảng phân tích đã lập bên dưới ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu: Bảng phân tích khả năng sinh lời từ các hoạt động STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 DTT SXKD 1,290,517,642,994 1,815,041,022,354 2,160,139,221,701 2 Tổng DTT 1,304,443,902,077 1,820,240,591,165 2,172,339,109,553 3 Lợi nhuận thuần SXKD 48,101,104,437 392,133,370,362 257,311,439,533 4 Lợi nhuận trước thuế 51,789,163,866 394,526,859,893 260,947,930,378 5 TỷsuấtLN/DTT 3.970 21.674 12.012 6 Tỷsuất LN/DTTSXKD 3.727 21.605 11.912 Nguồn: Phòng kế toán a.1. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Bảng phân tích trên cho ta thấy khả năng sinh lời chung từ các hoạt động của doanh nghiệp tăng trong năm 2009 rồi lại giảm trong năm 2010.Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu tăng 39.54% trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 661,79% dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần tăng đột biến.Bước sang năm 2010 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần lại giảm mạnh. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau.trong năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 21,674 đồng lợi nhuận trước thuế thì sang năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 12,012 đồng lợi nhuận trước thuế.So với năm 2009 doanh thu thuần tăng 19% trong khi lợi nhuận trước thuế lại giảm 33.86%.Đây là một dấu hiệu xấu,thể hiện hiệu quả hoạt động của công ty giảm. Qua 3 năm hoạt động thì công ty đã cố gắng trong việc kiểm soát những khoản chi phí như:chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.Để có những khoản chi phí như vậy thì công ty đã có tổ chức hệ thống chi phí chặt chẽ.Tuy nhiên do tình hình biến động giá cả trên thị trường nên công ty chưa thể kiểm soát toàn diện được.Thêm vào đó chi phí khác tăng.Nguyên nhân trên góp phần làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đang kể. Tuy nhiên, lợi nhuận để tính chỉ tiêu trên bao gồm lợi nhuận của cả ba hoạt động, trong đó lợi nhuận hoạt động bất thường không đảm bảo cho một sự tích luỹ ổn định, còn lợi nhuận hoạt động tài chính có liên quan đến mức độ huy động vốn của công ty.Do vậy, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ cần xem xét đến hoạt động sản xuất kinh doanh a.2. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh có thể thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh trong năm 2009 rồi lại giảm trong năm 2010.Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu thuần SXKD tăng 40.64% trong khi lợi nhuận thuần tăng đến 715.23 % làm khả năng sinh lời hoạt động SXKD tăng vọt.So với năm 2009 thì năm 2010 doanh thu thuần SXKD tăng 19% ngược lại lợi nhuận thuần lại giảm đến 34.38% làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD giảm mạnh.Đây là kết quả chưa tốt vì doanh thu hoạt động SXKD tăng nhiều nhưng lợi nhuận mang lại trái ngược. Theo dỏi qua 3 năm nguyên nhân chính làm tỷ suât lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD giảm là do giá vốn hàng bán tăng quá cao.Cụ thể năm 2010 giá cao su tăng vọt làm giá vốn hàng bán tăng hơn 490,000,000,000 đồng so với năm 2009,mà như ta biết giá vốn chiếm hơn 90% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.Nếu giá vốn hàng bán giảm xuống thì lợi nhuận thuần sẽ tăng lên rất nhiều.vì vậy để nâng cao lợi nhuận hơn nữa trong những năm tiếp theo công ty nên có những biện kinh doanh thích hợp nhằm hạn chế giá vốn hàng bán giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. b. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản Tài sản là một trong những nguồn lực quan trọng để doanh nghiệp sử dụng nhằm mang lại lợi nhuận. Nếu sử dụng tài sản hiệu quả thì lợi nhuận thu về sẽ lớn và ngược lại. Vì vậy phân tích khả năng sinh lời từ tài sản cũng có thể cho ta biết được công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình hay chưa để từ đó có thể đưa ra những nhận định đúng đắn và những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản. Dựa vào bảng phân tích bên dưới ta đi vào phân tích hai chỉ tiêu chủ yếu đó là tỉ suất sinh lời của tài sản và tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản. Bảng phân tích khả năng sinh lời của tài sản STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Lợi nhuận trước thuế 51,789,163,866 394,526,859,893 260,947,930,378 2 Tài sản bình quân 599,463,035,060 699,783,791,477 924,621,141,210 3 Tỉ suất sinh lời của tài sản ROA (1/2)*100% 8.639 56.378 28.222 4 Chi phí lãi vay 22,105,450,200 44,843,470,443 8,988,281,003 5 LNTT và LV(4+1) 73,894,614,066 439,370,330,336 269,936,211,381 6 Khả năng sinh lời kinh tế RE 12.37 62.787 29.194 Nguồn: Phòng kế toán b.1 Tỉ suất sinh lời của tài sản Xem bảng số liệu trên ta thấy: khả năng sinh lời của tài sản tăng mạnh trong năm 2009 rồi lại giảm trong năm 2010.Nếu trong năm 2009 cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty tạo ra 56,378 đồng lợi nhuận trước thuế thì trong năm 2010 mức lợi nhuận tạo ra chỉ là 28,222 đồng.Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tại sản của mình ngày càng kém hiệu quả.Đây là một dấu hiệu xấu.Tuy nhiên để làm rỏ cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời.Dựa vào phương trình Du-pont ta xác định từng nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2010 so với năm 2009 như sau: LNTT DTT ROA = * DTT TS bq ROA = Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu * Hiệu suất sử dụng tài sản Đối tượng phân tích: ∆ROA = 28.222- 56.378= -28.156 - Các nhân tố ảnh hưởng: + Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản ∆H DT/TS = (H2010 (DT/TS) – H2009(DT/TS)) * H 2009(LN/DT) = ( 2.349 – 2.601 ) * 21.672 = -5.4618 + Ảnh hưởng của nhân tố tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ∆H LN/DT = (H2010 (LN/DT) – H2009(LN/DT)) * H 2010(DT/TS) = ( 12.012 -21.674 ) * 2.349= -22.6960 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ∆ROA = ∆H LN/DT + ∆H DT/TS = -5.4618 - 22.6960 = - 28.156 Kết quả phân tích cho thấy ,khả năng sinh lời của tài sản năm 2010 giảm 28.156 so với năm 2009 đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm khả năng sinh lời của tài sản năm 2010 so với năm 2009 chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đã làm tỷ suất sinh lời tài sản giảm 26.6960 đồng(do năm 2010 doanh thu tăng mà lợi nhuận thì lại giảm mạnh).Đồng thời hiệu suất sử dụng tài sản giảm cũng làm tỷ suất sinh lời tài sản gảm 5.4618 đồng(năm 2010 so với năm 2009 tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tài sản). b.2 .Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản Kết quả về lợi nhuận còn chịu nhiều tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Do các doanh ngiệp áp dụng các chính sách tài trợ khác nhau thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Ta dùng thêm chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản để phân tích. Nhìn trên bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời kinh tế của tài sản của năm 2009 là 62.787 %, trong khi đó năm 2010 giảm xuống chỉ còn 29.194%. Tuy nhiên Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) vẩn lớn hơn nhiều so với lãi suất cho vay nợ hiện nay của các ngân hàng, điều này làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên.Trong trường hợp này, đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bấy dương. Doanh nghiệp nên vay thêm để mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. II.2.2.3 Phân tích hiệu quả tài chính Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Ở trên chúng ta chỉ mới phân tích một phần đó là hoạt động kinh doanh. Chúng ta đi tiếp vào phân tích hiệu quả tài chính để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những biện pháp, chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh cần có một số vốn ban đầu nhất định để mua sắm tài sản cố định, trả lương cho công nhân viên… Trong quá trình hoạt động của mình doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn để mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nên huy động vốn từ bên ngoài hay bên trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể huy động được nguồn vốn từ bên ngoài khi doanh nghiệp đó có hiệu quả tài chính cao. a . Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản, khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi vốn. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp không những trong hiện tại mà còn quyết định kết quả kinh doanh trong tương lai. Dựa vào những số liệu thu thập được tại đơn vị ta có bảng phân tích sau: Bảng phân tích khả năng sinh lời của VCSH STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 LNST 51,789,163,866 393,274,574,190 196,183,679,211 2 VCSH bq 212,280,762,496 386,554,986,085 644,366,609,131 3 Khả năng sinh lời VCSH(1/2)*100% 24.397 101.738 30.446 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng số liệu trên ta thấy khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng rồi lại giảm.Năm 2009 so với năm 2008 tăng 77.341%.Năm 2010 so với năm 2009 giảm 71.292%.Nếu năm 2009 cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại 393,274,574,190 đồng lợi nhuận sau thuế ,trong khi đó năm 2010 chỉ mang lại được 196,183,679,211 đồng.Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn tự có của mình chưa có hiệu quả.Năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm Ta có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ROE suy giảm trong năm 2010 so với năm 2009 bằng cách phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua công thức sau: Công thức áp dụng : LNST Ta có : ROE = * 100% VCSH bq DTT Tổng ts bq LNST Hay ROE = * * * 100% TS bq VCSH bq DTT (A) (B) (C) * Chỉ tiêu phân tích : ROE = A*B*C Đối tượng phân tích : ∆ROE = 30.446 - 101.738 = - 71.292 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE Chỉ tiêu 2009 2010 DTT 1,820,240,591,165 2,172,339,109,553 Tổng TS bq 699,783,791,477 924,621,141,210 LNST 393,274,574,190 196,183,679,211 VCSH bq 386,554,986,085 644,366,609,131 A 2.60 2.349 B 1.81 1.435 C 21.605 9.031 ROE 101.738 30.446 Nguồn: Phòng kế toán - Các nhân tố ảnh hưởng: + Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TS: ∆ROE(A) = (A1-A0) * B0*C0 = (2.349-2.60) *1.81 *21.605= -9.815 + Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính: ∆ROE(B) = (B1-B0) *A1*C0 = (1.435-1.81) *2.349* 21.605= -19.031 + Ảnh hưởng của khả năng sinh lời từ doanh thu: ∆ROE(C) = (C1-C0) *A1*B1 = (9.031-21.605) * 2.349* 1.435= -42.385 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆ROE = ∆ROE(A) + ∆ROE(B) + ∆ROE(C) = (-9.845) + ( -19.052) + ( -42.395) = -71.292 Qua những số liệu tính toán ở trên ta thấy : Do việc sử dụng tài sản kém hiệu quả làm cho khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu giảm -9.815%. Công ty nên cố gắng cải thiện để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp không hợp lý khiến cho khả năng sinh lời từ VCSH giảm đi -19.031%.Trong năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng mạnh so với tốc độ tăng tổng tài sản dẩn đến tỷ suất tự tài trợ tăng so với năm 2009 nên làm cho hiệu quả tài chính sẽ càng giảm,Doanh nghiệp cần điều chỉnh lại cấu trúc tài chính của mình để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm đã làm cho khả năng sinh lời của VCSH giảm - 42.385 %. Trong năm 2010 lợi nhuận sau thuế giảm - 197,090,894,979 đồng.giảm 50.11% so với năm 2009.Nguyên nhân chính là do giá cao su tăng.Ngoài ra thuế thu nhập cũng tăng do từ năm 2010 công ty không được hưởng ưu đãi miễn thuế và các khoản chi phí hoạt động cũng tăng làm cho lợi nhuận sau thuế giảm. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khả năng sinh lời từ VCSH năm 2010 giảm so với năm 2009. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính b.1 tỷ suât nợ và tỷ suất tự tài trợ Bảng phân tích tỷ suất nợ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm2009 Năm2010 1 Tổng số nợ 398,490,405,216 227,967,205,569 332,541,858,589 2 Vốn chủ sở hữu 216,028,118,913 557,081,853,256 731,651,365,005 3 Tống vốn kinh doanh 614,518,524,129 785,049,058,825 1,064,193,223,594 Tỷ suất nợ 64.846 29.039 31.248 Tỷ suất tự tài trợ 35.154 70.961 68.752 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất nợ của doanh nghiệp năm 2009 giảm 35.807% so với năm 2008.Nguyên nhân chính là do tổng số nợ giảm 43.14% ,mà chủ yếu là vay và nợ ngắn hạn giảm 178,611,307,596 đồng, Nợ dài hạn giảm 51,981,922,874 đồng. Nhưng năm 2010 lại tăng so với năm 2009 nhưng mức chênh lệch chỉ là 2.209%.Trong năm 2009 thì cứ 100 đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng có 29.039 đồng được hình thành từ nợ nhưng sang đến năm 2010 thì con số tăng lên 31.248 đồng.Nguyên nhân chính là do vay và nợ ngắn hạn tăng 83,033,377,151đồng ,phải trả người lao động tăng 16,392,009,894 đồng,Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 17,436,692,953 đồng.Qua đó ta thấy hiện tại khả năng tự chủ về tài chính của công ty tốt rất cao.Đây là điều thuận lợi để công ty huy động vốn kinh doanh từ bên ngoài Tuy nhiên để xem xét doanh nghiệp có nên huy động vốn vay nữa hay không ta nên xem xét tiếp chỉ tiêu khả năng trả lãi nợ vay. b.2. Khả năng thanh toán lãi vay Bảng phân tích khả năng trả lãi nợ vay STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 LNTT +Lãi vay 73,894,614,066 439,370,330,336 269,936,211,381 2 Lãi vay 22,105,450,200 13,701,386,883 8,988,281,003 3 Khả năng thanh toán lãi vay (1/2) 2.154 29.794 30.032 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán lãi vay ngày càng được tăng,Nguyên nhân là do chi phí lãi vay giảm dần qua các năm.cụ thể năm 2010 chi phí lãi vay giảm 34,4% so với năm 2009.Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn ngày càng cao,lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh nghiệp.Khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp rất tốt,với khả năng trả lãi như trên thì doanh nghiệp nên vay thêm để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan_tich_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cong_ty_cao_su_da_n_ng_6219.doc
Tài liệu liên quan