Đề tài Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế: Phần 1 MỞ ĐẦU, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần thức ăn hằng ngày. Lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới, sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180-200 kg/người, còn châu Mỹ, châu Âu khoảng 100 kg/người [24]. Trong những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo và đã mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho nghành lương thực phục vụ xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với việc thâm canh tăng vụ. Nhưng chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bùng phát dịch hại, đặc biệt là dịch hại rầy nâu trong những vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước tron...

doc55 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 MỞ ĐẦU, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần thức ăn hằng ngày. Lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới, sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180-200 kg/người, còn châu Mỹ, châu Âu khoảng 100 kg/người [24]. Trong những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo và đã mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho nghành lương thực phục vụ xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với việc thâm canh tăng vụ. Nhưng chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bùng phát dịch hại, đặc biệt là dịch hại rầy nâu trong những vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước trong năm 2006 [25]. Nước ta có diện tích trồng lúa khá lớn và vấn đề dịch hại luôn được quan tâm đúng mức. Ở miền Trung trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế thì việc gieo cấy các giống lúa địa phương vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là ở các vùng trồng lúa có điều kiện khó khăn như vùng trung du miền núi, vùng ven biển đầm phá. Các giống lúa địa phương là một tài sản quý báu của nhân loại, bảo tồn sự đa dạng cây trồng là một nhiệm vụ cấp thiết vì lợi ích mai sau. Bên cạnh công tác bảo tồn nguồn gen quý hiếm, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật để các giống lúa địa phương luôn đạt năng suất ổn định, chất lượng tốt cũng như nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại là rất quan trọng. Đã nhiều năm nay các loài dịch hại luôn là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa, vì vậy việc nghiên cứu thành phần và diễn biến một số sâu bệnh hại chính trên các giống lúa địa phương sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn cho người dân trồng lúa. Trong các loài dịch hại, thì rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) là một trong những đối tượng sâu hại nghiêm trọng nhất cho lúa ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, khi chúng ta sử dụng nhiều các giống lúa cho năng suất cao và tăng cường thâm canh trong sản xuất lúa [14]. Rầy nâu nguy hiểm ở chỗ là không những trực tiếp gây hại bằng cách chích hút dịch nhựa ở thân cây làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém. Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virut vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa, làm giảm năng suất và thoái hóa giống [31]. Những giống lúa địa phương luôn có những ưu điểm nhất định mà những giống lúa khác như giống lai tạo, nhập nội và những giống đang trồng phổ biến không thể có được như về đặc tính kháng sâu bệnh, về tính phù hợp với từng điều kiện canh tác của từng địa phương, về phẩm chất gạo…, vì vậy việc nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại, nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu trên các giống lúa đó là rất quan trọng nhằm phục vụ cho sản xuất và làm vật liệu nghiên cứu tiếp theo để lai tạo ra giống lúa có khả năng kháng rầy Tuy nhiên, hiện nay ở miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu giống địa phương như về đặc điểm nông sinh học, về tình hình sâu bệnh hại, về đặc tính chống chịu sâu bệnh nói chung và rầy nâu nói riêng khi mà hiện nay sâu bệnh và đặc biệt là rầy nâu bùng phát dữ dội và gây ra nhiều trận dịch nghiêm trọng. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách nói trên nên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế.”  1.2 Mục đích của đề tài - Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu bệnh hại chính trên các giống lúa địa phương thu thập từ các tỉnh miền Trung - Đánh giá khả năng kháng rầy nâu của một số giống lúa địa phương thu thập từ các tỉnh miền Trung - Chọn ra giống lúa có khả năng kháng rầy nhằm phục vụ cho sản xuất và làm vật liệu nghiên cứu tiếp theo. 1.3 Yêu cầu: - Nắm vững diễn biến thời tiết khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Đông Xuân 2007-2008. - Nắm rõ thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên cây lúa, xác định được một số sâu bệnh, thiên địch chính. - Nắm rõ đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rầy nâu. - Nắm được tính độc của rầy nâu đối với các giống lúa nghiên cứu. Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam -Trên thế giới Hiện nay cây lúa được trồng ở 113 quốc gia trên thế giới, phân bố chủ yếu ở những nước có vĩ tuyến từ 30-400 vĩ tuyến Nam đến 48-490 vĩ tuyến Bắc. Theo số lượng thống kê năm 2001, diện tích trồng lúa của thê giới đạt khoảng trên 151 triệu ha và sản lượng đạt 595,10 triệu tấn (Bảng 2.1). Năng suất lúa giữa các châu lục chênh lệch nhau khá nhiều. Năng suất cao thường tập trung ở các nước có diện tích ít như châu Âu, châu Úc. Ngoài ra năng suất còn phụ thuộc vào điều kiện khác như thời tiết khí hậu, trình độ thâm canh, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật ... Bảng 2.1: Năng suất và sản lượng lúa của các châu lục qua các năm. STT Chỉ tiêu Châu 1991 2001 DT (triệu ha) NS (tạ/ ha) SL (triệu tấn) DT (triệu ha) NS (tạ/ ha) SL (triệu tấn) 1 Châu Á 130,97 36,60 474,39 136,60 39,60 542,30 2 Châu Mỹ 7,80 33,90 26,48 7,10 44,60 31,70 3 Châu Phi 6,93 20,20 14,01 7,70 21,20 16,30 4 Châu Âu 1,04 55,90 2,26 0,56 55,40 3,10 5 Châu Úc 1,42 81,70 1,16 0,19 89,50 1,70 Thế giới 148,16 45,66 518,30 152,15 50,06 595,10 (Theo: Nguồn thống kê của FAO, 2001 )[40] Diện tích trồng lúa của thế giới rất lớn, khoảng 152.15 triệu ha, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở châu Á, chiếm khoảng 85% diện tích, và 90% sản lượng lương thực thế giới, thấp nhất là châu Đại Dương với diện tích chiếm khoảng 0,03%và 0,02% tổng sản lượng. Châu Á có diện tích trồng lúa lớn là do châu Á có những điều kiện tự nhiên thuận lợi và là cái nôi của trồng lúa nước Mặc dù sản lượng lúa của thế giới không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua nhưng năng suất và chất lượng gạo còn thấp, chưa đảm bảo được an ninh lương thực toàn cầu. Ở châu Phi có rất nhiều nước đang trong tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng. Bên cạnh đó những năm qua diễn biến thời tiết khí hậu có tính chất rất phức tạp như lũ lụt hạn hán .. làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn những giống lúa phù hợp với từng vùng, từng địa phương là rất quan trọng. Ngoài ra, cần chú ý tới các khâu như phân bón cân đối, phòng trừ sâu bệnh tốt, công nghệ sau thu hoạch..để tăng năng suất chất lượng cho các nước sản xuất lúa trên thế giới và đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu. - Ở Việt Nam:  Việt Nam được xem là cái nôi của nền văn minh lúa nước và lúa được trồng hầu hết trên các vùng của đất nước. Ở nước ta, sản xuất lúa gạo giữ vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 50% GDP của nông nghiệp. Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng do năng suất lúa tăng lên nên sản lượng thóc không ngừng tăng lên. Hiện nay, năng suất lúa bình quân của Việt Nam vào khoảng 48,9 tạ /ha xếp thứ hai sau Indonexia. Diện tích gieo trồng lúa Việt Nam là 7326,2 nghìn ha xếp thứ hai sau Trung Quốc [40]. Năm 2006 mặc dù dịch bệnh xảy ra trên diện rộng ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng diện tích lúa cả nước vẫn cao đạt khoảng 7032 triệu ha, năng suất bình quân 48,9 tạ/ha, sản lượng đạt 35,83 triệu tấn, giảm 6,1 triệu tấn so với năm 2005. Lượng gạo xuất khẩu đạt 4,7 triệu tấn, thu về khoảng 1.3 tỷ USD cho đất nước. Năm 2007 với mục tiêu đề ra là tập trung thực hiện thâm canh đồng bộ, mở rộng diện tích ở các tỉnh miền bắc và sử dụng giống lúa chất lượng cao để tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa, tích cực phòng chống dịch bệnh trên cây lúa đặc biệt là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và trong năm qua đất nước ta đã thực hiện được những mục tiêu đã đề ra [33]. Tình hình sản xuất lúa gạo của đất nước ta trong những năm qua được thể hiện qua Bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua Chỉ tiêu Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1991 6302,8 31,1 19621,9 1995 6765,6 36,9 24963,7 2000 7666,3 42,4 32529,5 2005 7339,5 49,5 36341,0 (Nguồn: http//:Faostat.fao) [40]. Trong những năm tiếp theo, nước ta sẽ bước vào thời kì phát triển mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp vẫn là một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt sản xuất lương thực thực phẩm. Định hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến 2010 là : “Nhanh chóng xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng sinh thái bền vững, nông nghiệp sạch và chất lượng cao, kết hợp nông nghiệp-lâm nghiệp và công nghệ chế biến, thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới”[19]. 2.2 Tình hình nghiên cứu lúa địa phương trên Thế giới và ở Việt Nam. 2.2.1 Tình hình nghiên cứu lúa địa phương ở trên Thế giới Để đáp ứng nhu cầu lương thực cho xã hội, trong những năm vừa qua có nhiều quốc gia đã liên tục đưa ra nhiều giống mới có năng suất cao phẩm chất tốt vào sản xuất thâm canh, điều này đã làm mất đi một lượng lớn các giống địa phương, gây ra hiện tượng xói mòn gen, đặc biệt là nguồn gen quý hiếm. Vì vậy hiện nay công tác nghiên cứu giống lúa trên thế giới luôn chú trọng theo hai hướng đó là thu thập, bảo tồn nguồn vật liệu khởi đầu và chọn tạo, khảo nghiệm các đặc tính sinh học của lúa. Đi đầu trong phong trào này là nhà di truyền học chọn giống nổi tiếng của nước nga là ông Vavilov NI và các cộng sự được bắt đầu từ năm 1924, công trình của ông đã chứng minh được sự đa dạng của nguồn gen và tầm quan trọng của nó trong công tác chọn giống. Công trình này được đánh giá là có vai trò quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật của nhân loại [1]. Hiện nay trên thế giới có nhiều trung tâm, viện nghiên cứu tiếp tục thực hiện công việc thu thập và bảo tồn và đánh giá các giống lúa như: Tổ chức nông lương thế giới (FAO), Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã bắt đầu công trình thu thập bảo tồn và đánh giá các giống cổ truyền và các giống lúa dại từ năm 1962, có khoảng 90.000 giống lúa trên thế giới được tồn trữ và bảo quản ở đây [5]. Những nghiên cứu tạo giống lúa trên thế giới đều tập trung chủ yếu theo hai hướng: Nghiên cứu cải thiện phẩm chất gạo là những giống lúa thơm đặc sản có hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận của tự nhiên cũng như sâu bệnh hại và nghiên cứu để tăng năng suất lúa. 2.2.2 Những nghiên cứu về giống lúa địa phương ở Việt Nam Công tác thu thập bảo tồn giống lúa địa phương được xem là vật liệu khởi đầu quý giá cho công tác chọn tạo giống. Ở nước ta, công tác thu thập bảo tồn giống lúa được các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm, nước ta đã bắt đầu chú ý đến công tác bảo tồn giống địa phương từ năm 1910. Trung tâm Thí nghiệm lúa Cần Thơ thành lập năm 1913 đã bảo tồn nhiều giống lúa cổ truyền. Và công việc này vẫn được tiếp tục bởi Bộ Nông Nghiệp tại Trung tâm Thí nghiệm lúa Long Định, Tiền Giang cho đến khi nhiệm vụ của Trung Tâm này được chấm dứt sau năm 1975 [15]. Hiện nay công tác bảo quản nguồn gen vẫn được tiếp tục, nhưng việc tồn trữ các giống lúa địa phương tại Việt Nam còn bị phân tán và rải rác tại các viện như: Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương thực và Thực phẩm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, và Trường Đại học Cần Thơ. Hiện có khoảng 6.000 giống lúa địa phương được lưu giữ tại ngân hàng gen ở Hà Nội với khoảng 167 giống nếp và 108 giống lúa Tám Thơm. Ở Trường Đại học Cần Thơ có hơn 5.000 giống lúa, trong đó có 1.552 giống lúa địa phương và 498 giống lúa rẫy thu thập tại miền Bắc và Tây Nguyên [15]. Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long tồn trữ khoảng 1.836 mẫu giống, trong đó có 219 giống lúa mùa sớm, ít cảm quang và 1.617 giống lúa mùa muộn, có tính cảm quang. Viện đã dùng 134 giống địa phương trong chương trình lai tạo giống [6]. Trong thời gian từ năm 1960-1980, Viện Cây lương thực và Thực phẩm đã thu thập được hơn 3500 mẫu giống địa phương. Nhờ công tác bảo tồn giống mà hiện nay các giống lúa đặc sản vẫn còn được trồng rộng rãi ở các địa phương với chất lượng gạo rất đặc biệt như: Lúa nếp cái, nếp hoa vàng, nếp hạt to, nếp tầm xuân, nếp kỳ lân, nếp suất, nếp hạt cau, nếp hương bầu, nếp ông lão, nếp trân, lúa tám thơm, lúa nàng thơm chợ đào, lúa móng chim, nàng thơm, nếp than, nanh chồn (Bà Rịa), tàu hương, thơm sớm, thơm lùn, lúa huyết rồng (Long An). Ở miền Trung và Tây Nguyên có các giống lúa thơm nổi tiếng như lúa ngự, cúc thơm, thái thơm, nếp than, nếp trắng, bake dẻo, nếp cải hoa vàng [6]. Theo Bùi Huy Đáp (1999), việc mở rộng diện tích lúa được tưới, sử dụng những giống lúa mới thấp cây cùng với việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc hóa học trừ sâu bệnh, cỏ dại .. đã không những làm cho đầu vào tăng lên so với hệ thống trồng lúa cổ truyền mà còn làm cho đa dạng sinh học, đa dạng di truyền ở đồng ruộng bị phá vỡ và có tác động không tốt đến môi trường và xã hội [4]. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Thu Hoài, Đặng Văn Niên (2004) thì tài nguyên di truyền cây lúa ở ba vùng sinh thái phía bắc Việt Nam rất phong phú, được phân bố trên tất cả địa hình đất trồng, các loại đất canh tác và đất ruộng lúa. Nguồn gen lúa địa phương ở vùng Tây Bắc chủ yếu phân bố trên địa hình ruộng bậc thang (50%), và đồi núi (45,4%). Ở Đông Bắc cây lúa địa phương tập trung trên đất đồi núi (48,8%), và ruộng bậc thang (29,6%). Ở Đồng bằng Sông Cửu Long cây lúa chủ yếu gieo cấy trên địa hình ruộng trũng (44,4 %) [27]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Tuân và Trần Văn Minh (2002), canh tác vùng gò đồi hiện nay chủ yếu sử dụng tập trung một số giống mới, giống địa phương hầu như không còn được người dân sử dụng dẫn đến sự rủi ro trong sản xuất [35]. Từ một số nghiên cứu trên chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu về các giống lúa địa phương được rất nhiều nhà khoa học quan tâm vì nó có tầm quan trọng rất lớn đối với nghề trồng lúa và cả trong chọn tạo giống lúa. Nó là nguồn vật liệu khởi đầu quý giá cho việc lai tạo ra các giống lúa vừa có năng suất cao, phẩm chất tốt, vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt và những điều kiện bất lợi khác của môi trường sống, bên cạnh đó còn góp phần giữ được đa dạng di truyền ở trên đồng ruộng lúa. 2.2.3 Đặc điểm sản xuất lúa và lúa địa phương ở Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc dãi đất miền trung với số dân hơn 1,1 triệu người, hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, diện tích đất tự nhiên khoảng 505.453,4 ha, vùng đồi núi chiếm 70% diện tích, vùng đồng bằng chiếm 10%, còn lại là vùng cát và đầm phá ven biển. Trong sản xuất nông nghiệp thì cây lúa có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân. Việc trồng lúa đã cung cấp lương thực cho người dân và cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Tuy nhiên diện tích, sản lượng và năng suất lúa ở Thừa Thiên Huế đều thấp hơn so với trung bình của cả nước. Các vùng trồng lúa của Thừa Thiên Huế thường bị chia cắt, phân tán, manh mún, không tập trung lớn để chuyên canh, đất đai có độ phì thấp. Ngoài ra Thừa Thiên Huế có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa nhưng nhìn chung tình hình sản xuất lúa trong 10 năm trở lại đây cũng có nhiều tiến bộ đáng kể, tình hình sản xuất lúa trong 10 năm qua được thể hiện ở Bảng 2.3: Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Thừa Thiên Huế qua các năm Năm Diện tích ( 1000 ha ) Năng suất ( tạ/ ha ) Sản lượng ( 1000 tấn ) 1996 49,49 37,7 186,91 1997 50,08 39,2 196,58 1998 49,85 37,7 187,76 1999 51,04 42,3 215,97 2000 51,34 38,3 196,60 2001 51,64 39,7 204,84 2002 51,82 40,7 210,82 2003 51,68 45,6 235,75 2004 51,31 48,6 246,49 2005 50,45 46,6 235,02 2006 50,24 49,9 250,56 ( Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2006) [28]. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng trong 10 năm qua năng suất và sản lượng lúa của tỉnh TT Huế tăng lên theo từng năm, năng suất tăng từ 37,7 tạ/ ha, sản lượng từ 186,91 năm 1996 tăng lên 49,9 tạ / ha và sản lượng đạt 205,56 nghìn tấn vào năm 2006. Còn về diện tích thì năm 2006 bị thu hẹp so với những năm trước đó là do nhiều nguyên nhân như do một phần diện tích trồng lúa được chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị. -Thực trạng sản xuất lúa địa phương của một số huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay các giống lúa nếp và lúa tẻ địa phương được bố trí gieo cấy hầu hết trên các chân đất có điều kiện canh tác khó khăn như vùng sâu trũng, đất không chủ động được tưới tiêu, đất bị nhiễm mặn...điều kiện đầu tư thâm canh chăm sóc còn nhiều hạn chế nên năng suất thấp. Bộ giống lúa địa phương được sử dụng giảm dần theo thời gian, các giống hiện đang còn gieo cấy là nếp rằn, hẻo núp, hẻo rằn, hẻo chùm, chùm dâu, nước mặn...Diện tích gieo cấy các giống lúa địa phương năm 2006 của tỉnh Thừa Thiên Huế thể hiện qua Bảng 2.4 Bảng 2.4 Diện tích gieo cấy các giống lúa địa phương năm 2006 của tỉnh Thừa Thiên Huế STT Huyện Diện tích ( ha ) Lúa nước Lúa Rẫy Lúa nếp Lúa tẻ 1 Hương Trà 500 - - 2 Quảng Điền 75 80 - 3 Phú Vang 300 40 - 4 Phú Lộc 50 30 - 5 A Lưới - - 550 6 Nam Đông - - 50 Tổng cộng 925 150 600 ( Nguồn: Phòng kĩ thuật sở Nông Nghiệp tỉnh TT Huế) [26]. 2.3 Đặc điểm chung của các giống lúa địa phương Đặc điểm chung của các giống lúa địa phương là có thời gian sinh trưởng tương đối dài, hầu hết trên 140 ngày, ít chịu phân, cao cây, khả năng chống đỗ kém, năng suất thường thấp, trung bình khoảng 30 tạ/ha. Về chất lượng, ngoài các giống lúa nếp và giống địa phương đặc sản các giống địa phương khác có dạng tròn cơm, chỉ ngon cơm khi lúa mới gặt nhưng sau một thời gian thì cứng cơm, tơi nên không được đánh giá cao. Bên cạnh đó có một số đặc điểm của lúa địa phương được đánh giá là ưu điểm như chống chịu cao với điều kiện tự nhiên như chịu phèn, chịu măn, chịu ngập úng, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp. Về phương thức canh tác lúa địa phương không được phù hợp trong điều kiện hiện nay, hầu hết diện tích đều phải áp dụng phương pháp gieo mạ để cấy trừ các giống lúa rẫy, chăm sóc khó khăn do cao cây, không thu hoạch được bằng máy,dụng cụ thu hoạch chủ yếu là dụng cụ thô. Đối với các giống lúa cạn thì theo nghiên cứu của Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Thị Vân Anh (2005), lúa cạn có các đặc tính quý như khả năng chịu hạn tốt, cứng cây, không lốp đổ, kháng sâu bệnh cao, có thể gieo trồng ở những nơi thiếu nước. Chất lượng gạo ngon, hàm lượng protein cao, cơm dẻo, thơm phù hợp với người tiêu dùng [23]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Công, Nguyễn Thị Mong (2005), các giống lúa tẻ đặc sản Nam Bộ thường cho cơm dẻo đậm và ngon. Nhiều giống lúa còn cho cơm thơm hoặc rất thơm. Tuy nhiên các giống lúa này thuộc loại hình cao cây mềm yếu dễ bị đỗ gãy khi có gió bão hoặc bón phân đạm nhiều [2]. Các giống lúa địa phương thường chịu ảnh hưởng của chọn lọc tự nhiên nên có nhiều ưu thế trong việc chống chịu các điều kiện khó khăn cũng như dịch hại xuất hiện ở các vùng sinh thái mà chúng phát triển. Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp cây lúa tự biến đổi cấu trúc di truyền của mình để có lợi cho sự tồn tại và phát triển của giống nòi, chính vì vậy các giống lúa địa phương được xem như là những thư viện sống cung cấp nguồn gen quý cho công tác cải tiến giống lúa. Tuy nhiên yếu tố chọn lọc của tự nhiên thường không phải là thời gian sinh trưởng, năng suất hay chất lượng gạo mà con người mong muốn nên mặc dù mang nhiều gen quý, các giống lúa địa phương luôn là đối tượng cần được cải thiện và khai thác để cho ra những giống lúa cải tiến hoàn hảo hơn [10]. 2.4 Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại lúa và thiên địch trên cây lúa trong những năm vừa qua. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO) thì hàng năm sâu bệnh làm mất từ 15-30% tổng sản lượng nông nghiệp trên thế giới. Ở nhiều nước tỉ lệ này cao hơn, có trường hợp lên đến trên 50%. Riêng đối với lúa và ngũ cốc, hàng năm trên thế giới thiệt hại do sâu bệnh gây hại đạt đến 100 triệu tấn, số lương thực này đủ để nuôi 450 triệu người ăn trong một năm, sâu hại là một trong những nguyên nhân gây nên thiệt hại trên [11]. -Về sâu hại: Theo PGS. Nguyễn Công Thuật ở phía Bắc qua điều tra cơ bản (1967-1968), đã phát hiện có 88 loài sâu hại lúa, còn ở miền Nam (1977-1979) đã phát hiện được 78 loài, trong đó có 6 loài gây hại chủ yếu như: rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm, bọ xít dài, sâu năn, sâu phao và 15 loài gây hại thứ yếu [22]. Theo kĩ sư Nguyễn Văn Hạ, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung qua điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu đục thân bướm 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao, rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít dài, sâu năn [7]. Theo Ths. Lê Văn Hai qua nghiên cứu điều tra sâu hại lúa vùng đầm phá tại Thừa Thiên Huế đã xác định được 6 loài sâu hại chính đó là: sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu năn, bọ xít dài, châu chấu lúa, b ọ xít xanh, trong đó sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít lúa và sâu năn là phổ biến nhất [34]. Về rầy nâu thì PGS. Nguyễn Công Thuật và Nguyễn Văn Hành đã xác định rầy nâu là sâu hại quan trọng hàng đầu ở khắp các tỉnh trồng lúa trên cả nước, đặc biệt là vùng lúa thâm canh cao. Rầy nâu gây hại nặng cả vụ chiêm xuân vụ mùa và vụ hè thu, từ đồng bằng ven biển trung du cho đến các vùng núi. Rầy chích hút ở bẹ lá lúa làm lúa bị vàng úa hoặc khô trắng gọi là cháy rầy. Ngoài ra rầy còn là môi giới truyền các bệnh như vàng lùn, lùn xoắn lá gây nguy hiểm cho lúa. Tùy theo mức độ bị hại mà năng suất có thể giảm từ 20-30% cho đến thất thu hoàn toàn [18]. Trong những năm gân đây, rầy nâu phát sinh và phá hại với những mức độ khác nhau, lúc thì rải rác, lúc thì xảy ra thành từng đợt dịch lớn, gần đây nhất là những năm 1990-1991, năm 2004-2005 ở ĐB Sông Cửu Long hay năm 1993-1994 ở ĐB Sông Hồng và khu IV cũ cũng gây thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa [29]. -Về bệnh hại: Bệnh hại thực vật ngày càng được quan tâm nhiều bởi vì tác hại nghiêm của bệnh gây ra. Bệnh không chỉ làm giảm năng suất, sản lượng, giá trị dinh dưỡng sản phẩm nông nghiệp mà còn gây hại đến môi trường và nhiễm độc thực phẩm. Theo kết quả điều tra năm 1993-1994 của Phạm quý Hiệp và ctv đã phát hiện có tới 28 loài bệnh hại lúa ở một số tỉnh miền Bắc [13]. Theo kết quả điều tra sâu bệnh hại lúa ở miền Trung từ năm 1984-1988 của kĩ sư Nguyễn Văn Hạ thì bệnh khô vằn đã trở thành nghiêm trọng và phổ biến ở tất cả các vụ [8]. Ở Thừa Thiên Huế, vụ xuân 1994-1995 có 17 nghìn ha bị nhiễm đạo ôn chiếm 56,38% diện tích. Hiện nay các giống lúa trong vụ xuân như IR1749 IR38, nếp, CR203 bị nhiễm đạo ôn khá nặng [34]. Theo Ths. Nguyễn Thị Nguyệt và ctv ở TT Huế giống CR203, IR17494 bị nhiễm nặng nhất với tỷ lệ bệnh 1,02% và chỉ số bệnh 0,11% dối với CR203 và 5,47%,0,77% đối với IR17494 [34]. Về thiên địch: Thành phần thiên địch trên ruộng lúa đã phát hiện khoảng 415 loài thuộc 14 bộ, 58 họ, 241 giống của các lớp côn trùng, nhện, nấm và tuyến trùng. Bộ cánh màng có số lượng loài lớn nhất: 165 loài (chiếm 39,7% tổng số loài thiên địch); thứ hai là bộ cánh cứng: 95 loài (22,8%); thứ 3 là bộ cánh nửa: 70 loài (16,8); đứng thứ 4 về số lượng loài là bộ nhện lớn: 49 loài (11,8%). Còn các bộ khác, mỗi bộ mới ghi nhận được 1 hoặc vài loài là thiên địch trên ruộng lúa. Theo nghiên cứu của Barion et all (1984) cho biết thành phần nhện bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng lúa khá phong phú và ông đã thống kê được 217 loài nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên đồng lúa của 12 nước thuộc vùng Đông và Đông Nam châu Á, trong khi đó ở Nhật Bản có 90 loài, Đài Loan 75 loài, Thái Lan 62 loài, Philippin 51 loài. Riêng ở Trung Quốc đến năm 1991 đã ghi nhận có 295 loài nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên đồng ruộng lúa. [35] Ở Việt Nam theo kết quả nghiên cứu theo dõi số lượng của những nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt chính trên những giống nhiễm rầy nâu (nếp TK 90) và giống kháng rầy nâu CR203 cho thấy: Ở những ruộng cấy giống lúa nhiễm rầy nâu có số lượng nhện ăn thịt cao hơn rõ ràng so với ruộng lúa cấy giống kháng rầy. Sự khác biệt này có ý nghĩa là nơi có nhiều rầy nâu thì sẽ có nhiều nhện lớn ăn thịt, chúng là những thiên địch quan trọng của rầy nâu [35]. 2.5 Những nghiên cứu về rầy nâu và giống chống chịu rầy nâu. Trên cây lúa có rất nhiều loại sâu bệnh hại nhưng rầy nâu là loại nguy hiểm nhất đối với các vùng trồng lúa của nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Rầy nâu hại lúa (N. lugens Stal) là loài côn trùng thuộc họ muội bay (Delphacida), bộ cánh đều (Homoptera). Rầy nâu phân bố rộng ở nhiều nước trồng lúa trên thế giới, ngoài cây lúa nó còn có thể sống trên nhiều loại kí chủ như cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ công viên, cỏ mần trầu, cỏ tranh, cỏ sâu róm, cỏ đuôi chó, cỏ họa mi, cỏ gấu, cỏ bông, cỏ chân nhện [17]. Rầy non và rầy trưởng thành cánh dài hoặc cánh ngắn đều chích hút nhựa cây lúa làm cho cây lúa kém phát triển, bông lép, lá bị vàng úa, cây ngừng tăng trưởng rồi khô héo đi trong vòng 4-5 ngày mà ta thường thấy và gọi là cháy rầy, đồng thời nó tạo vết thương cơ giới cho nấm bệnh xâm nhập làm cho cây lúa bị thối nhũn, đổ rạp và hình thành hiện tượng bông lúa bị lép một nữa hoặc toàn bộ, do đó sản lượng lúa bị giảm rõ rệt. Ngoài ra nó còn là môi giới truyền các bệnh như vàng lùn, lùn xoắn lá gây nguy hiểm cho lúa [31]. Rầy nâu là loại côn trùng biến thái không hoàn toàn, có vòng đời rất ngắn khoảng 20-21 ngày và nếu tính cả thời gian sống của rầy trưởng thành mỗi đợt rầy nâu kéo dài 21-32 ngày. Rầy cái trưởng thành sống lâu hơn, trung bình 16-19 ngày, dài nhất đến 29 ngày, đẻ trung bình 200 trứng, tối đa 612 đến 1000 trứng, vì vậy khả năng tích lũy nhiều và nhanh dễ gây thành dịch lớn khi có điều kiện thích hợp. Quy luật phát sinh và mức độ gây hại liên quan nhiều yếu tố sinh cảnh như nhiệt độ không khí cao, ẩm độ cao, lượng mưa nhiều sau đó trời hửng nắng thì rầy nâu dễ phát sinh thành dịch. Nhiệt độ từ 20-300C, độ ẩm 80-85% là điều kiện thích hợp cho rầy phát triển [30]. Ngưỡng kinh tế để trừ rầy nâu vào ngay sau đỉnh cao quần thể là lúc rầy tuổi 2, tuổi 3 mật độ rầy tăng hơn 3 con trên một dảnh hoặc trên 3.000 con/m2. Hiện nay có rất nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ rầy nâu như thời vụ gieo cấy phải tập trung và thích hợp, kết hợp với việc vệ sinh đồng ruộng hạn chế sự chuyển vụ của rầy cho vụ sau. Có thể tiêu diệt rầy nâu bằng các biện pháp vật lí như dùng bẫy đèn, trồng cây bẫy là những giống lúa nhiễm rầy chín sớm, có thể dùng dầu hỏa, mazut, diezen rải đều trên mặt ruộng. Mật độ gieo trồng lúa, sử dụng phân bón cân đối, hợp lí, điều kiện chế độ nước trên ruộng nước hợp lí luân canh cây lúa. Biện pháp mà hiện nay vẫn đang là biện pháp phổ biến, rất quan trọng trong hệ thống biện pháp phòng chống rầy nâu theo hướng IPM và là phương tiện duy nhất để dập dịch khi rầy nâu bùng phát về số lượng đó là biện pháp hóa học. Thuốc hóa học tiêu diệt rầy nâu nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao nếu sử dụng đúng kĩ thuật [21]. Trong phòng chống rầy nâu theo hướng IPM, thuốc hóa học là thứ vũ khí cuối cùng khi các biện pháp khác đã sử dụng mà không hạn chế được tác hại của rầy nâu. Hiện nay các thuốc dùng để phòng trừ rầy nâu có nhiều chủng loại như các thuốc penalty, oshin, dantotsu, bassa, thuốc thảo mộc azaba và actaza, vv... Tuy nhiên để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chống ô nhiễm môi trường, khi sử dụng thuốc hóa học phòng chống rầy nâu phải thực hiện theo 4 đúng đó là đúng lúc, đúng chỗ, đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ sử dụng và đúng cách [21]. Hiện nay biện pháp sử dụng giống luá kháng rầy nâu là một trong các giải pháp quan trọng và chủ yếu để góp phần phòng dịch rầy nâu và bệnh lúa lùn xoắn lá. Gieo cấy các giống lúa kháng rầy là phương pháp có tiềm năng rất lớn, ít tốn kém và tránh được vấn đề ô nhiễm môi trường. Tùy theo mức độ chống chịu của giống, có thể coi đây là phương pháp phòng chống chính hoặc kết hợp trong hệ thống các biện pháp khống chế sự phát triển của rầy. Khi gieo cấy các giống kháng rầy phải sử lý ít thuốc trừ sâu hơn (chủ yếu để chống những loài sâu hại lúa khác) nên có triển vọng phát triển hệ thiên địch hại sâu hại lúa [12]. Trong tự nhiên, nhiều giống địa phương có nhiều nguồn di truyền kháng rầy nâu với nhiều mức độ khác nhau.Trong thời gian qua nhiều cơ quan nghiên cứu đã thành công trong việc đưa tính kháng rầy vào một số giống lúa có năng suất cao và có phẩm chất tốt. Mỗi giống lúa bị rầy nâu phá hại với mức độ khác nhau tùy theo khả năng thích nghi với rầy của giống đó. Khả năng này phụ thuộc vào phản ứng của rầy với các đặc điểm sinh lí và hóa sinh của giống và diễn ra theo các giai đoạn sau: 1) phản ứng định hướng nhờ đó rầy đến được cây chủ; 2) phản ứng thức ăn quyết định sự lấy thức ăn; 3) việc sử dụng những thức ăn đã ăn vào quyết định dinh dưỡng của rầy; 4) sinh trưởng của rầy non cho đến giai đoạn trưởng thành phụ thuộc vào sự lấy thức ăn cũng như vào dinh dưỡng; 5) sự sống sót của rầy trưởng thành và sản lượng trứng cũng phụ thuộc vào sự lấy thức ăn và dinh dưỡng; 6) quá trình đẻ trứng quyết định số trứng đẻ ra; 7) sự nở của những trứng đã đẻ ra. Bảy phản ứng trên quyết định số lượng rầy nâu tồn tại trong một thời gian nhất định. Bất cứ phản ứng nào bị rối loạn cũng làm cho cây không thích hợp với rầy do đó chống được rầy ở một mức độ nào đó. Những giống kháng rầy cũng như những giống mẫn cảm với rầy đều tỏ ra thích hợp về một số phản ứng khác. Vì vậy tương tác giữa tất cả những phản ứng đó sẽ quyết định mức độ kháng rầy của giống thí nghiệm [12]. 2.6 Cơ sở lí luận và thực tiễn 2.6.1 Cơ sở lí luận: Cây lúa cũng như nhiều cây trồng khác có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại làm thiệt hại đến năng suất và sản lượng lúa. Những kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại lúa và thiên địch của chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở lí luận cho việc phòng chống sâu bệnh có hiệu quả Kinh nghiệm của thực tế hoạt động sản xuất và bảo vệ cây trồng cho thấy năng suất là kết quả hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và vận động của nó, tách ra từng khâu giải quyết từng vấn đề phát sinh tác động lên từng mặt thì không thể thu được những kết quả ổn định [3]. Quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật đã tạo ra nhiều giống cây khác nhau có năng suất, phẩm chất khác nhau đặc biệt có nhiều giống có khả năng kháng sâu bệnh. Tuy nhiên song song với sự phát triển của khoa học thì sâu bệnh hại cũng cũng phát triển dưới một hình thức cao hơn phong phú hơn vì vậy có nhiều giống mới lai tạo đưa ra sản xuất đại trà chỉ sau vài vụ đã bị nhiễm sâu bệnh hại và bị thoái hóa nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự thoái hóa giống có thể là do điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác,và do yếu tố di truyền của giống. Những giống có năng suất cao phẩm chất tốt thì càng dễ thoái hóa vì đây là những giống dễ bị nhiễm sâu bệnh. Quá trình hình thành biotyp của rầy nâu trong những năm gần đây chính là sự thiếu hiểu biết về kĩ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng không phù hợp nhất là những giống kháng rầy được đưa ra sản xuất đại trà và trên toàn bộ diện tích nên làm cho rầy nâu không còn thức ăn. Vì vậy để tồn tại và phát triển chúng tiến hóa dưới một hình thức cao hơn, những con tiến hóa lại thích nghi dưới một hình thức mới và sinh trưởng phát triển. Đây là một loại hình byotip mà hiện nay chúng ta gặp trên nhiều loại dịch hại hiện nay. 2.6.2 Cơ sở thực tiễn Nước ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm cao do đó cây trồng quanh năm luôn tươi tốt vì vậy sâu bệnh phát sinh và gây nhiều thiệt hại cho nghành sản xuất Nông nghiệp. Cây lúa được trồng quanh năm, thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, mặc khác với thực trạng sản xuất mang mún như ở nước ta đã vô tình tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển ngày càng nhiều, có nơi trong cùng một vụ có nhiều trà lúa khác nhau nên đã tạo điều kiện cho sâu bệnh thường xuyên có nơi trú ngụ trong đó có rầy nâu Trong quá trình sản xuất có nhiều giống lúa đã bị thoái hóa như Khang Dân, 13/2..., những giống này trước đây có khả năng kháng bệnh đạo ôn nhưng hiện nay đã bị nhiễm đạo ôn và cần giống để thay thế. Những năm gần đây, ở Thừa Thiên Huế, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, bọ xít dài, rầy nâu, bệnh đạo ôn, đốm nâu, khô vằn...là những đối tượng gây hại chính trên lúa, luôn đe dọa đến năng suất và phẩm chất lúa. Chính vì vậy việc lựa chọn nhưng giống lúa phù hợp với từng điều kiện canh tác của từng địa phương là một công việc vô cùng quan trọng, trong đó những giống lúa địa phương sẽ là một giải pháp không kém quan trọng cho việc lựa chọn trên. Và việc nghiên cứu nắm vững tình hình sâu bệnh, mối quan hệ giữa quá trình phát sinh, phát triển của sâu bệnh đối với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, giữa sâu bệnh với thiên địch của chúng. Việc nắm vững được các thành phần sâu hại, thiên địch và biến động về số lượng của các đối tượng quan trọng chính là cơ sở để có được quyết định đúng đắn trong phòng trừ sâu bệnh hại một cách có hiệu quả. Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế. - Nghiên cứu ngoài đồng ruộng tại Hợp tác xã Hương Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Thời gian nghiên cứu Trong vụ Đông Xuân 2007-2008, từ ngày 30/12/2007 đến ngày 20/5/2008. 3.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu Rầy nâu: Quần thể rầy nâu được thu thập trên ruộng lúa ở Thừa Thiên Huế Giống lúa nghiên cứu: là các giống lúa địa phương thu thập được từ các tỉnh miền Trung được trồng tại Thừa Thiên Huế. (Bảng 3.1) Bảng 3.1: Các giống lúa địa phương nghiên cứu. STT Tên giống Nơi thu thập 1 Kim cương Nghệ An 2 Bắc ưu Quãng Bình 3 Do Linh 1 Quảng Trị 4 Baceeng Quảng Trị 5 Kapachs A Lưới 6 Tây Giang 1 Quảng Nam 7 Côn Tây Giang 2 Quảng Nam 8 Lúa rẫy Bình Định 9 Nàng Hương Bình Định 10 Lúa Đá Phú yên 11 Lúa Leng Kom Tum 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Trong phòng thí nghiệm và nhà lưới - Đánh giá khả năng kháng rầy của các giống lúa địa phương theo các phương pháp của IRRI. - Nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa khác nhau 2.3.2. Ngoài đồng ruộng - Điều tra thành phần, mức độ phổ biến của một số sâu bệnh, thiên địch các giống lúa địa phương nghiên cứu. - Điều tra diễn biến, mức độ gây hại của một sâu bệnh hại chính. - Điều tra diễn biến, mức độ gây hại của rầy nâu đối với các giống lúa nghiên cứu trên đồng ruộng - Điều tra tỷ lệ rầy nâu và rầy lưng trắng trên các giống lúa nghiên cứu. - Điều tra diễn biến mật độ các loại thiên địch bắt mồi ăn thịt của rầy nâu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nhà lưới Rầy nâu được thu thập ngoài đồng ruộng và được nhân nuôi trên giống lúa HT1 trong phòng thí nghiệm để hình thành và duy trì quần thể rầy nâu đủ lớn để phục vụ nghiên cứu. Đánh giá phản ứng của 10 giống lúa địa phương đối với quần thểrầy nâu thu thập được ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp của IRRI Để đánh giá phản ứng của các giống lúa nghiên cứu với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế, chúng tôi sử dụng hai phương pháp của IRRI như sau: + Phương pháp trong ống nghiệm của IRRI: Gieo các giống lúa trên khay, khi cây mạ được 2 lá (khoảng 7 ngày tuổi) nhổ mạ ra khỏi khay, dùng giấy thấm quấn dưới gốc. Sau đó cho một cây mạ vào 1 ống nghiệm để qua 1 đêm rồi thả 3 rầy non tuổi 2 trên 1 cây mạ. Đầu ống nghiệm được che bằng vải mỏng. Sau 5 ngày, 7 ngày tiến hành đánh giá mức độ thiệt hại dựa vào hiện trạng cây mạ và số lượng rầy sống sót. Biểu hiện tác hại của rầy trên cây mạ đuợc phân cấp như sau: -Cấp 1: cây mạ khỏe -Cấp 3: Cây mạ bị biến vàng bộ phận (<50%) -Cấp 5: Hầu hết các bộ phận của cây bị biến vàng (>50%) -Cấp 7: Cây mạ đang héo -Cấp 9: Cây mạ chết + Phương pháp trong hộp mạ của IRRI: Gieo tất cả các giống lúa cần đánh giá vào chung một khay lớn (20 cm x 15cm x 5cm). Một giống được gieo thành một hàng dài 15cm theo chiều rộng của hộp. Trong hộp mỗi hộp các hàng giống được đặt theo ngẫu nhiên. Đến ngày thứ 7 sau khi gieo, tỉa để mỗi giống thí nghiệm còn 10 cây/ hàng, sau đó đặt vào lồng giữ trong cây mức nước 5 cm để tạo độ ẩm cần thiết cho rầy nâu sống và để khỏi phải tưới cây có thể gây rối loạn cho rầy nâu đang sống trên cây đó. Sau đó tiến hành thả rầy nâu vào những cây mạ trong khay lúa với một số lượng lớn rầy nâu tuổi 2 như sau: Lấy từ lồng nuôi rầy nâu, những cây bị hại nặng có mang rầy nâu và vỗ nhẹ những cây này. Việc tiếp rầy nâu lên những dòng giống thí nghiệm phải làm đồng đều. Trung bình 3 con/cây. Số lượng rầy nâu ghi được trên mỗi giống cho thấy tính thích ứng hay không ưa thích đối với giống đó. Sự đánh giá cuối cùng về tính kháng căn cứ vào mức độ thiệt hại ở mỗi giống, mức độ này đánh giá bằng mắt thường theo thang 0- 9 cấp như trên. Số liệu về mức độ thiệt hại cuối cùng lấy vào ngày thứ 5 và thứ 7 sau khi cho rầy vào khay. Nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phương. Rầy được nuôi trên 5 giống lúa khác nhau gồm: 4 giống địa phương (Nàng hương, Do linh, Lúa len và Tây giang), 1 giống lúa đối chứng là giống đang được trồng phổ biến ngoài sản xuất ( Khang dân). Phương pháp xác định thời gian phát dục của rầy nâu như sau: Thời gian phát dục của trứng: Lấy trưởng thành cái từ lồng nuôi rầy, thả vào ống nghiệm có cây mạ 3 lá, ống nghiệm có kích thước 5 x 30 cm. Sau khi thả rầy cái vào ống nghiệm 6-12 giờ bắt trưởng thành cái ra khỏi ống thí nghiệm. Sau đó đặt ống nghiệm vào lại tủ định ôn có nhiệt độ 250C. Sau 5 ngày theo dõi số lượng rầy cám nở ra cho đến ngày thứ 10. Ghi chép lại số lượng rầy nở trong từng ngày và tính trung bình ra được thời gian phát dục của trứng. - Sau khi trứng nở ra, lấy rầy non nuôi trên 5 giống khác nhau trong ống nghiệm 2 cm x 15 cm. Hằng ngày quan sát rầy lột xác. 2 ngày thay thức ăn 1 lần, ghi chép lại thời gian phát dục của từng giai đoạn cho đến khi rầy vũ hoá trưởng thành và chết. 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng - Phương pháp điều tra sâu bệnh:  Theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật, điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên hai đường chéo của mỗi ô. Đối với sâu hại lúa: Điều tra khung 40 cm x 50 cm = 0,2 m2. Đếm số sâu có trong khung. Riêng đối với rệp thì tính 10 dảnh trên một điểm. Đối với các loại rầy thì dùng khay 20cm x 30 cm. Ở đáy khay có tráng một lớp dầu nhờn. Đặt khay nghiêng 450 so với cây lúa, đập nhẹ hai đập, diện tích đập bằng diện tích khay. Sau đó tiến hành phân loại và đếm số lượng rầy có trong khay. Đối với bệnh hại lúa: Bệnh trên thân: điều tra 10 cây ngẫu nhiên trong khung 40 cm-50 cm. Bệnh trên lá: điều tra trên 20 lá ngẫu nhiên tuỳ thuộc vào vị trí gây hại của từng loại bệnh. Đếm số lá bị bệnh và phân cấp gây hại dựa vào bảng phân cấp sau: - Bệnh trên lá (đạo ôn, đốm nâu, tiêm lửa) -Cấp 0: Không bị bệnh -Cấp 1: <1% diện tích lá bị bệnh -Cấp 3: 1-5% diện tích lá bị bệnh -Cấp 5: 5-25% diện tích lá bị bệnh -Cấp 7: 25- 50% diện tích lá bị bệnh -Cấp9: > 50% diện tích lá bị bệnh Đối với thiên địch bắt mồi ăn thịt Điều tra khung 40 cm x 50 cm = 0,2 m2. Đếm số thiên địch có trong khung, sau đó quy ra mật độ con/m2 + Các chỉ tiêu theo dõi: - Đối với sâu hại: Mật độ (con/m2) = Tổng số sâu điều tra/ Tổng số đơn vị điều tra Đối với bệnh hại: Tỷ lệ bệnh (TLB) % = Tổng số dảnh, lá bị bệnh x 100% Tổng số dảnh, lá điều tra Chỉ số bệnh (CSB) % = S(a x b) x 100% N x T Trong đó: a: là số lượng cá thể bị bệnh phân ở mỗi cấp b: trị số cấp bệnh của mỗi cấp tương ứng N: Tổng số toàn bộ cá thể điều tra T: Trị số cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp bệnh Đối với thiên địch bắt mồi ăn thịt Mật độ (con/m2) = Tổng số sâu điều tra/ Tổng số đơn vị điều tra 2.6 Phương pháp xủ lí số liệu. Số liệu được xử lí bằng Excel 2003 và bằng One way ANOVA trong SPSS. Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình diễn biến thời tiết khí hậu tại tỉnh Thừa Thiên Huế Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng cho năng suất của cây trồng. Mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong một điều kiện khí hậu nhất định. Hoạt động của bất kỳ sinh vật nào ở các vùng sinh thái, cũng chịu sự chi phối sâu sắc của điều kiện ngoại cảnh như: chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, gió...Khí hậu thời tiết cũng ảnh hưởng tới sự phát sinh gây hại của các sinh vật gây hại cho cây trồng. Cây lúa sẽ cho năng suất cao, ít sâu bệnh trong điều kiện sinh thái nhấtt định. Sự thay đổi của điều kiện khí hậu thời tiết sẽ ảnh hưởng tới sự phát sinh gây hại của sinh vật hại và năng suất của lúa. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2007-2008 đến sự phát sinh phát triển của sâu bênh hại trên các giống lúa nghiên cứu. Diễn biến của khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2007-2008 ở tỉnh Thừa Thiên Huế dược thể hiện qua Bảng 4.1 Bảng 4.1: Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2007 – 2008 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm không khí (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng T0Min T0TB T0Max UMin UTb Số ngày Lượng mưa 1 16,0 19,7 29,2 58,0 91,7 16 50,5 79 2 13,2 16,2 21,4 83,3 94,0 25 27,73 0 3 13,5 21,8 35,8 57 90 15 80,2 122 4 21,2 25,9 36,3 59 80 2 0,8 63 5 (20 ngày đầu) 21,7 25,1 34,0 57,7 85,0 13 146,7 107 ( Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Thừa Thiên Huế ) Qua số liêu Bảng 4.1, nhìn chung vụ Đông Xuân 2007-2008 nhiệt độ trung bình có sự biến động khá lớn, từ 16,20C đến 25,10C tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5. Ẩm độ trung bình cao nhất vào tháng 2 (94 %) và thấp nhất vào tháng 4 (80 %) Số giờ nắng đạt cao nhất vào tháng 3 (122giờ) Nhiệt độ không khí vào tháng 1 và tháng 2 là rất thấp, nhiệt độ trung bình 19,7 0C vào tháng 1 và 16,2 0C vào tháng 2. Do đó vào các tháng này không khí rất lạnh, giai đoạn này trùng với giai đoạn lúa 3 lá đến bắt đầu đẻ nhánh. Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh này đã làm chậm sinh trưởng và phát triển của cây lúa và làm cho thành phần sâu bệnh hại trên lúa rất ít. Chủ yếu vào giai đoạn này là rệp muội hại lúa. Nhưng từ tháng 3 trở đi, nhiệt độ không khí bắt đầu tăng, từ 16,20C đến 25,1 0C, do đó làm cho mật độ sâu bệnh và thiên địch tăng lên , đặc biệt là rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đốm nâu và một số loài nhện bắt mồi ăn thịt. Vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 nhiệt độ không khí khá cao đạt 25,10C với ẩm độ không khí thấp 80%, số giờ nắng nhiều (108h) nên sâu hại giảm đi đáng kể. Tóm lại, thời tiết vụ Đông Xuân 2007-2008 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế có những biến đổi phức tạp, mưa nắng xen kẻ, chịu sự tác động ccủa nhiều đợt không khí lạnh, đặc biệt là tháng 1 và tháng 2 đã tác động rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa, đồng thời cũng chi phối đến sự phát sinh, gây hại của sâu bệnh. 4.2. Thành phần sâu bệnh và thiên địch trên cây lúa. Việc nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch đóng một vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật. Nó là cơ sở để tiến hành những nghiên cứu tiếp theo. Thành phần sâu bệnh hại và thiên địch trên cây lúa rất đa dạng và phong phú. Trong quá trình sản xuất lúa, nếu ta nắm được thành phần sâu bệnh, thiên địch trên các giống lúa ở các điều kiện canh tác khác nhau, chúng ta sẽ có sơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả trên cơ sở xác định rõ những đối tượng sâu bệnh, thiên địch quan trọng, phổ biến và thường xuyên gây hại trên đồng ruộng. Mặc dù thành phần sâu hại, thiên địch trên lúa đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng thành phần sâu hại, thiên địch là không hoàn toàn giống nhau ở những địa phương khác nhau. Thành phần sâu bệnh và thiên địch trên cây lúa phụ thuộc nhiều vào không gian và thời gian. Tức là, ở những vùng khác nhau, chế độ canh tác khác nhau, ở những mùa vụ khác nhau và kĩ thuật canh tác khác nhau thì thành phần sâu bệnh và thiên địch cũng khác nhau. Chính vì lí do này mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu thành phần sâu bệnh và thiên địch trên các giống lúa địa phương trong vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua điều tra chúng tôi ghi nhận được thành phần sâu bệnh, thiên địch và mức độ phổ biến trên các giống lúa địa phương ở Bảng 4.2 Qua Bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy: Về sâu hại: có 10 loài thuộc 3 bộ côn trùng đó là bộ cánh đều (Homoptera), bộ cánh vảy (Lepidoptera) và bộ cánh nữa (Hemiptera ) thường xuyên xuất hiện và gây hại trên đồng ruộng. Trong 3 bộ này thì bộ cánh vảy chiếm nhiều nhất với 50 % tổng số loài (5 loài trong tổng số 10 loài), bộ cánh đều chiếm 40 % (với 4 loài), sau đó đến bộ cánh nữa chiếm 10% (1 loài trong tổng số 10 loài). Trong 10 loài trên thì rầy nâu (N. lugens Stal), rầy lưng trắng (S. furcifera Horvath) và sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis Gunee ) là phổ biến nhất, thường xuyên xuất hiện và gây hại trên đồng ruộng. Về bệnh hại: Bảng 4.2 cho thấy rằng thành phần bệnh hại có 6 loài, mức độ phổ biến của chúng qua các thời kì sinh trưởng của lúa là khác nhau. Trong 6 loại trên thì có hai loài thường xuất hiện gây hại đó là bệnh đốm nâu (C. lutana) và bệnh khô đầu lá (do sinh lí). Còn những bệnh khác như đạo ôn (P. oryzae Cavet Bri), khô vằn (R. solani Palo), tiêm lửa (H. oryzae Br. Et Haan) xuất hiện và gây hại không đáng kể. Về thiên địch bắt mồi ăn thịt. Việc xác định thành phần thiên địch là cơ sở cho việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của chúng trong biện pháp phòng trừ sinh học, là một biện pháp không thể thiếu trong phòng trừ tổng hợp IPM. Kết quả điều tra thu thập thành phần thiên địch bắt mồi ăn thịt tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế, chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 4.3. Qua Bảng 4.3 cho thấy: Thành phần thiên địch bắt mồi của rầy nâu khá nhiều, theo điều tra chúng tôi xác định được 8 loài, thuộc 4 bộ khác nhau. Trong đó bộ nhện lớn (Aranei) có mức độ phổ biến lớn nhất (chiếm 50% với 4 loài trong tổng 8 loài), bộ cánh cứng (Coleoptera) chiếm 25% (2 loài), bộ cánh nữa (Hemiptera) bằng bộ chuồn chuồn (Odonata) mỗi bộ chiếm 12,5 % (1 loài). Trong 8 loài thiên địch trên thì loài nhện lưới (Argiope catenulata) và nhện chân dài (Atypena formosana) là 2 đối tượng có mất độ phổ biến, thường xuyên có mặt trên đồng ruộng và cũng chính là 2 đối tượng chính góp phần khống chế mật độ rầy nâu và rầy lưng trắng trên đồng ruộng. Bảng 4.2. Thành phần sâu bệnh hại trên các giống lúa địa phương nghiên cứu. STT Tên Việt Nam Tên La Tinh Bộ/họ Mức độ phổ biến THÀNH PHẦN SÂU HẠI I BỘ CÁNH ĐỀU HOMOPTERA +++ 1 Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal Delphacidae +++ 2 Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath Delphacidae + 3 Rệp muội Rhopalosiphum padi Linnaeus Aphidiae + 4 Rầy xanh đuôi đen Nephotettix nigropictus Stat Cicadellidae + II BỘ CÁNH VẢY LEPIDOPTARA 5 Sâu keo Spodopleru mauritia Boisdural Noctuidae + 6 Sâu cắn gié Leuvcania separata Walker Noctuidae + 7 Sâu đo Narangaanescens Mooer Noctuidae + 8 Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Pyralidae ++ 9 Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey Hesperidae + III B Ộ CÁNH NỮA HEMIPTERA 10 Bọ xít dài Leptocorisa varicornisi F. Alydiae + THÀNH PHẦN BỆNH HẠI 1 Bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cavet Bri + 2 Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani Palo + 3 Bệnh đốm nâu Curvularia sp. +++ 4 Bệnh tiêm lửa Helminthosporium oryzae Br. Et Haan + 5 Bệnh lem lép hạt Pseudomonas glumae Kurita + 6 Bệnh khô đầu lá Do sinh lí +++ Bảng 4.3.Thành phần thiên địch bắt mồi ăn thịt trên các giống lúa địa phương nghiên cứu. STT TÊN VIỆT NAM TÊN LATINH Bộ/họ Mức độ phổ biến I BỘ NHỆN LỚN ARANEI 1 Nhên lùn Atypena formosana Lyniphiidae + 2 Nhện chân dài Tetragnatha maxillosa Thonell Lyniphiidae ++ 3 Nhện lycosa Lycosa pseudoannulata Lycosidae + 4 Nhện lưới Argiope catenulata Araneidace ++ II BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA 5 Bọ rùa đỏ Micraspis sp. Coccinellidae + 6 Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Habu Coccinellidae + III BỘ CÁNH NỬA HEMIPTERA 7 Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Miridae + IV BỘ CHUỒN CHUỒN ODONATA 8 Chuồn chuồn kim Agriocnemis sp. Coenagridae + Ghi chú: +: Ít phổ biến ( tần suất xuất hiện <25%) ++: Phổ biến ( tần suất xuất hiện 25-50%) +++: Rất phổ biến (>50%) 4.3 Diễn biến tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh đốm nâu (Curvularia lutana) trên các giống lúa địa phương nghiên cứu Trong thành phần bệnh hại chúng tôi điều tra được thì bệnh đốm nâu (C. lutana) là một trong những bệnh phổ biến nhất và gây hại khá nghiêm trọng. Chính vì vậy, vụ Đông Xuân 2007-2008 chúng tôi tiến hành tìm hiểu diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của đốm nâu trên các giống lúa địa phương tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế. Bệnh đốm nâu do nấm gây ra cho đến nay bệnh đã xuất hiện nhiều trên các giống lúa mới trở thành phổ biến khắp các vùng trồng lúa nước ta. Bệnh làm tăng số lượng hạt lép, làm giảm trọng lượng hạt ảnh hưởng tới năng suất .Nếu bệnh kéo dài tới cuối thời kì sinh trưởng có thể làm cho cây lúa trổ kém hạt bi đem, tỉ lệ hạt lép lên tới 60-70%. Triệu chứng bệnh: Bệnh đốm nâu xuất hiện ngay từ thời kì mạ cho đến lúa trổ và chín. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá thường gặp các dạng vết bệnh khác nhau và thường xem lẫn với bệnh tiêm lửa. Vết bệnh ngắn, màu nâu tím hoặc màu sám. Bệnh phát triển thuận lợi với nhiệt độ từ 20-27 0C, đặc biệt lúc thời tiết có biến động lớn . Qua quá trình điều tra chúng tôi thu được kết quả diễn biến tỷ lệ bệnh chỉ số bệnh đốm nâu trên các giống lúa địa phương được trình bày qua Bảng 4.4 và biểu đồ 1a, 1b. Qua Bảng 4.4 và biểu đồ 1a, 1b chúng ta thấy rằng bệnh đốm nâu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh sau đó tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và đạt đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn kết thúc đẻ nhánh. Vào tháng 2, trùng với giai đoạn từ 3 lá đến bắt đầu đẻ nhánh, bệnh đốm nâu không xuất hiện là do trong khoảng thời gian này, nhiệt độ không khí xuống thấp với nhiệt độ không khí trung bình là 16,2 0C, ẩm độ 94%. Điều kiện khí hậu lạnh giá này không thuận lợi cho bệnh đốm nâu phát triển. Nhưng khi bước sang tháng 3, cây lúa bước sang giai đoạn đẻ nhánh rộ, thì nhiệt độ không khí đã ấm dần lên với nhiệt độ 21,8 0C và ẩm độ không khí là 90%, dinh dưỡng trong cây đã được huy động vào quá trình đẻ nhánh nên giai đoạn cây lúa yếu, thiếu dinh dưỡng do đó tạo điều kiện cho bệnh đốm nâu phát triển mạnh và đạt đỉnh cao thứ nhất tại giai đoạn kết thúc đẻ nhánh. Ở giai đoạn này tỷ lệ bệnh đạt cao nhất ở các giống nàng hương và baceeng với tỷ lệ bệnh là 22,0 % , 18,0 % và chỉ số bệnh tương ứng là 5,7 %, 2,6 %. Sau đó, diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh có giảm xuống, nhưng đến giai đoạn bắt đầu trổ đến chín hoàn toàn thì bệnh tiếp tục tăng qua các kì điều tra và đạt cực đại vào giai đoạn chín hoàn toàn. Sau quá trình đẻ nhánh rộ, để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa đi vào làm đòng được thuận lợi, chúng tôi đã bón thúc đợt 2 cho lúa. Vì vậy sau giai đoạn này tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của đốm nâu có giảm đi. Nhưng từ đoạn trổ hoàn toàn cho đến chín hoàn toàn dinh dưỡng đã được huy động vào quá trình trổ và quá trình tích lũy dinh dưỡng của hạt nên cây lúa thiếu dinh dưỡng, trỡ nên già cỗi, mặc khác giai đoạn này trùng vào tháng 4 có nhiệt độ 25,90C và ẩm độ 80% rất thích hợp cho bệnh phát triển mạnh. Như vậy ta thấy rằng bệnh đốm nâu gây hại trên các giống điều tra có hai cao điểm gây hại đó là giai đoạn kết thúc đẻ nhánh và giai đoạn từ trổ hoàn toàn đến chín hoàn toàn. Bảng 4.4: Diễn biến tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh đốm nâu trên các giống lúa địa phương Đơn vị tính: % STT Giống lúa BĐĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CHT TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB TLB CSB 1 Kim cương Nghệ An 3,3 1,4 7,33 1,0 16,0 3,9 23,3 6,0 24,7 7,04 36,7 15,3 -* - 2 Bắc Ưu Quãng Bình 5,3 2,2 8 2,7 10,7 2,5 14,7 1,0 17,3 4,3 22,0 6,0 43,3 14,6 3 Baceeng Quãng trị 0 0 11,3 1,7 18,0 2,6 10,7 2,2 16,0 3,4 28,0 6,2 55,3 25,4 4 Nàng Hương Bình Định 5,3 1,3 16 1,9 22 5,7 20,0 3,4 24,7 4,7 24,0 5,3 50,0 19,0 5 Lúa Đá Phú Yên 6 1,4 12,7 1,7 13,3 1,5 18,0 6,1 16,7 6,0 54,0 27,0 - - Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh ĐNR: Đẻ nhánh rộ -*: giống chưa chín, đang tiếp tục theo dõi KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh LĐ: Làm đòng BĐT: Bắt đầu trổ THT: Trổ hoàn toàn CHT: Chín hoàn toàn Biểu đồ 1a:Diễn biến tỷ lệ bệnh đốm nâu qua các giai đoạn. Biểu đồ 1b: Diễn biến chỉ số bệnh đốm nâu qua các giai đoạn. 4.4.Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) trên các giống lúa điều tra Trên cây lúa có nhiều loài sâu bệnh hại nhưng rầy nâu và rầy lưng trắng là hai loại nguy hiểm đối với lúa. Rầy nâu (N. lugens Stal) và rầy lưng trắng (S. furcifera Horvath) là loại côn trùng thuộc họ muội bay, bộ cánh đều. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Qua điều tra theo dõi, chúng tôi thấy rằng trong thành phần sâu hại lúa chúng tôi ghi nhận được thì rầy nâu và rầy lưng trắng là hai đối tượng sâu hại quan trọng,thường xuyên có mặt trên đồng ruộng và chúng đã gây nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mặt khác, ở miền Trung trong những năm gần đây, rầy nâu và rầy lưng trắng là hai đối tượng nguy hiểm thường gây ra dịch, làm ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất lúa. Vì vậy, trong vụ Đông Xuân này chúng tôi tiến hành điều tra diễn biến mật độ của rầy nâu và rầy lưng trắng trên các giống lúa nghiên cứu nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về hai đối tượng sâu hại này tại Thừa Thiên Huế. Qua điều tra theo dõi, chúng tôi ghi nhận được diễn biến mật độ rầy nâu thể hiện qua Bảng 4.5; Bảng 4.6; biểu đồ 2 và biểu đồ 3. 4.4.1 Diễn biến mật độ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal trên các giống lúa điều tra Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống được thể hiện ở Bảng 4.5 và biểu đồ 2. Qua Bảng 4.5 và biểu đồ 2 chúng ta thấy rằng: Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa gần như giống nhau. Rầy nâu xuất hiện tương đối muộn so với các loại sâu hại khác. Hầu như tất cả trên các giống, rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn kết thúc đẻ nhánh. Sau đó tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào giai đoạn bắt đầu trổ đến trổ hoàn toàn. Đây là giai đoạn cây lúa tập trung dinh dưỡng để đi vào quá trình dinh dưỡng sinh thực, do đó giai đoạn này dinh dưỡng trong cây đạt cao nhất. Mặt khác, giai đoạn trổ của lúa là vào tháng 4. Lúc này nhiệt độ không khí khá cao 25,90C, ẩm độ không khí cao (80%),do đó tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát nhanh về số lượng. Trong giai đoạn này, mật độ cao nhất trên các giống Bắc ưu, Tây giang và Kim cương với mật độ tương ứng là 93,3 con/m2, 80 con/m2 và 76,7 con/m2. Mật độ rầy nâu thấp nhất trên các giống vào giai đoạn này là Kapachs, Baceeng và Lúa đá với mật độ tương ứng là 16,7 con/m2, 33 con/m2 và 50 con/m2. Sau đợt cao điểm đó, từ giai đoạn trổ hoàn toàn cho đến chín hoàn toàn thì mật độ rầy nâu giảm xuống nhanh chóng với 10 con/m2, 13,3 con/m2, 16,7 con/m2 trên các giống Bắc ưu, Baceeng, Nàng hương. Từ giai đoạn trỗ hoàn toàn đến chín hoàn toàn, mật độ rầy nâu giảm xuống nhanh chóng là do giai đoạn này cây lúa đi vào cuối thời kì sinh trưởng, dinh dưỡng trong cây đã tập trung nuôi hạt nên cây già cỗi không thích hợp cho rầy nâu sinh sống, mặt khác giai đoạn này trời nắng nóng, mật nước trong ruộng khô cạn, hầu như không có, do đó đa số rầy nâu xuất hiện cánh dài và di chuyển đi chỗ khác. Vậy ta thấy rằng rầy nâu bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng là vào giai đoạn đẻ nhánh rộ và đạt đỉnh cao vào giai đọan bắt đầu trỗ cho đến trỗ hoàn toàn. Sau đó mật độ giảm đi nhiều vào giai đoạn chín hoàn toàn. Bảng 4.5: Diễn biến mật độ rầy nâu (N. lugens Stal) trên các giống lúa điều tra Đơn vị:con/m2 STT GĐĐT Giống 3 lá BĐĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CHT 1 Nàng hương 0 0 5 8,3 50 46,7 43,3 13,7 2 Baceeng 0 0 0 10 33,3 40 50 13,3 3 Kim cương 0 0 3,3 25 53,3 76,7 70 - 4 Bắc ưu 1,7 0 0 6,7 63,3 93,3 90 10 5 Tây giang 0 0 0 5 56,7 70 80 - 6 Côn tây giang 0 0 1,7 6,7 106,7 66,7 60 - 7 Lúa đá 0 0 0 10 50 56,7 33,. - 8 Kapachs 0 0 0 6,7 23,3 16,7 13,3 - Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh ĐNR: Đẻ nhánh rộ KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh LĐ: Làm đòng BĐT: Bắt đầu trổ THT: Trổ hoàn toàn CHT: Chín hoàn toàn GĐĐT: Giai đoạn điều tra Biểu đồ 3: Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa điều tra 4.4.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) trên các giống lúa điều tra Rầy lưng trắng (S. furcifera Horvath) cũng được xem là một đối tượng gây hại nguy hiểm cho lúa. Ở nước ta, trong những năm gần đây, rầy lưng trắng có xu hướng gia tăng và đã gây hại, bùng phát thành dịch gây cháy rầy. Qua điều tra theo dõi, chúng tôi ghi nhận được diễn biến mật độ của rầy lưng trắng thể hiện qua Bảng 4.6 và biểu đồ 4 Qua Bảng 4.6 và biểu đồ 4 ta thấy: Rầy lưng trắng xuất hiện sớm, bắt đầu xuất vào giai đoạn 3 lá trên một số giống như: Côn tây giang, Lúa đá và bắt đầu xuất hiện nhiều trên tất cả các giống từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ. Sau đó mật độ tăng nhanh vào giai đoạn làm đòng với mật độ rất cao. Cao nhất ở các giống côn tây giang, kim cương và bắc ưu với mật độ tương ứng là 273,3 con/m2, 193,3 con/m2 và 123,3 con/m2. Sau giai đoạn này mật độ rầy lưng trắng giảm dần và bắt đầu giảm mạnh vào giai đoạn lúa chín sáp đến chín hoàn toàn với mật độ rất thấp khoảng 10 đến 13,3 con/ m2. Bảng 4.6: Diễn biến mật độ rầy lưng trắng (S. furcifera Horvath) trên các giống lúa điều tra Đơn vị tính: con/m2 STT GĐĐT Giống 3 lá BĐ ĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CHT 1 Nàng hương 0 0 13,3 18,3 53,3 70,0 73,3 13,3 2 Baceeng 0 0 13,3 36,7 96,7 73,3 76,7 10,0 3 Kim cương 0 0 41,7 88,3 193,3 73,3 60,0 - 4 Bắc ưu 0 1,7 5,0 83,3 123,3 66,7 80,0 10,0 5 Tây giang 0 3,3 8,3 25,0 60,0 93,3 26,7 -* 6 Côn tây giang 1,7 0 18,3 65,0 273,3 60,0 50,0 - 7 Lúa đá 1,7 0 5,0 38,3 70,0 23,3 6,7 - 8 Kapachs 0 0 11,7 71,7 83,3 20,0 16,7 - Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh ĐNR: Đẻ nhánh rộ KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh LĐ: Làm đòng BĐT: Bắt đầu trổ THT: Trổ hoàn toàn CHT: Chín hoàn toàn -*: giống chưa chín, đang tiếp tục theo dõi Biểu đồ 4: Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa điều tra 4.4.3. Tỷ lệ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng trên ruộng thí nghiệm Trong những năm gần đây, mật độ quần thể rầy lưng trắng có xu hướng gia tăng và lấn át rầy nâu trên đồng ruộng. Để hiểu rõ sâu sắc hơn vấn đề này, cũng như nắm bắt được biến động mật độ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng có tương quan với nhau như thế nào, và giống ảnh hưởng đến tỷ lệ trên không, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng, kết quả được thể hiện ở Bảng 4.7 và biểu đồ 5. Qua Bảng 4.7 và biểu đồ 5 cho thấy: Trên đồng ruộng rầy lưng trắng xuất hiện sớm hơn rầy nâu. Rầy lưng trắng bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn 3 lá, trong khi đó rầy nâu thì bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn đẻ nhánh rộ. Mặt khác, từ giai đoạn 3 lá đến làm đòng, mật độ của rầy lưng trắng trên đồng ruộng luôn luôn lớn hơn rầy nâu, lớn nhất vào giai đoạn đẻ nhánh rộ với tỷ lệ 26,6:1. Giai đoạn bắt đầu trổ thì tỷ lệ này bằng 1:1. Nhưng từ giai đoạn bắt đầu trổ trở về sau thì mật độ rầy nâu lại cao hơn so với rầy lưng trắng. Đến giai đoạn chín hoàn toàn t ỷ lệ này là 0,8:1. Điều này chứng tỏ, đầu vụ mật độ rầy lưng trắng cao hơn rầy nâu nhưng đễn cuối vụ cuối vụ thì mật rầy lưng trắng lại thấp hơn rầy nâu. Bảng 4.7: Tỷ lệ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng trên ruộng thí nghiệm GĐĐT Loại rầy 3 lá BĐĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CHT RN (con/m2) 0,15 0,3 0,61 8,79 56,97 64,35 61,24 13,33 RLT (con/m2) 0,62 0,45 16,21 51,66 108,33 65,23 54,77 11,1 Tỷ lê RN:RLT 1:4,1 1:1,5 1:26,6 1:5,9 1:1,9 1:1 1:0,9 1:0,8 Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh LĐ: Làm đòng ĐNR: Đẻ nhánh rộ BĐT: Bắt đầu trổ KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh THT: Trổ hoàn toàn CHT: Chín hoàn toàn RN: Rầy nâu RLT: Rầy lưng trắng Biểu đồ 5:Tỷ lệ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng qua các kì điều tra 4.4.4. Tỷ lệ các pha phát dục của rầy nâu và rầy lưng trắng trên các giống lúa điều tra. Thực tế qua các kì điều tra, chúng ta có thể bắt gặp gần như tất cả các pha phát triển của một loài nào đó. Vì vậy, trên đồng ruộng luôn luôn tồn tại các pha phát dục khác nhau của rầy nâu và rầy lưng trắng. Tỷ lệ này phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. V ới mục đích xem xét yếu tố giống lúa có ảnh hưởng đến tỷ lệ các pha phát dục hay không, chúng tôi tiến hành điều tra tỷ lệ các pha phát dục của rầy nâu và rầy lưng trắng trên các giống thí nghiệm Qua điều tra trên các giống lúa, chúng tôi thu được tỷ lệ các pha phát dục của rầy nâu và rầy lưng trắng được thể hiện qua bảng 4.8 Qua bảng số liệu 4.8, chúng tôi có một số kết luận như sau: Thứ nhất: Tổng số rầy theo điểm điều tra của rầy lưng trắng luôn luôn lớn hơn rầy nâu trên hầu như tất cả các giống. Tỷ lệ rầy lưng trắng và rầy nâu theo điểm điều tra lớn nhất trên các giống như Kapachs, Lúa rẫy, Kim cương với tỷ lệ tương ứng là 5,8:1; 3,6:1 và 2,0:1. Giống tây giang, do linh và lúa đá thì ngược lại, có số rầy nâu theo điểm điều tra lớn hơn rầy lưng trắng. Tỷ lệ rầy lưng trắng với rầy nâu trên các giống này là 0.5:1; 0,6:1 và 0,7:1. Rõ ràng rằng với các giống khác nhau thì tỷ lệ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng là khác nhau. Điều này có nghĩa là có những giống mẫn cảm với rầy nâu nhưng lại ít mẫn cảm với rầy lưng trắng và ngược lại. Thứ hai, số rầy non theo điểm điều tra rất lớn. Đối với rầy nâu, thì số rầy non gần bằng rầy trưởng thành, nhưng đối với rầy lưng trắng thì có số rầy non lớn hơn so với số lượng rầy trưởng thành.. Thứ ba, tỷ lệ đực cái cánh ngắn rầy nâu trung bình giữa các giống là 1:2,5. Trong đó tỷ lệ này đạt cao nhất ở giống lúa nàng hương với tỷ lệ 1:4,5, thấp nhất ở giống côn tây giang với tỷ lệ 1:1,1. Đối với cánh dài tỷ lệ đực cái trung bình giữa các giống là 1:1,3. Tỷ lệ này dạt cao nhất ở giống kim cương với tỷ lệ là 1:2,2 và thấp nhất ở giống lúa côn tây giang với tỷ lệ 1:0,8. Về rầy lưng trắng: Đối với cánh ngắn: Tỷ lệ đực cái trung bình giữa các giống là 1:2,3, trong đó tỷ lệ này đạt cao nhất ở giống lúa baceeng với tỷ lệ là 1:4,5 thấp nhất ở giống lúa kapachs với tỷ lệ 1:1. Đối với cánh dài: Tỷ lệ đực cái trung bình giữa các giống là:1:1,3, cao nhất là giống bắc ưu, thấp nhất ở giống lúa do linh với tỷ lệ đực cái tương ứng là: 1:1,8 và 1: 0,8 Như vậy tỷ lệ đực cái của cánh ngắn, cánh dài của rầy nâu và rầy lưng trắng là bằng nhau. Bảng 4.8: Tỷ lệ các pha phát dục, tỷ lệ giới tính của rầy nâu và rầy lưng trắng trên các giống lúa điều tra STT Giống Tỷ lệ rầy nâu:rầy lưng trắng Rầy nâu Rầy lưng trắng Tổng số rầy theo điểm Tỷ lệ các pha phát dục ( %) Tổng số rầy theo điểm Tỷ lệ các pha phát dục (%) Rầy non Rầy trưởng thành Rầy non Rầy trưởng thành Cánh ngắn Tỷ lệ giới tính (%) Cánh dài Tỷ lệ giới tính (%) Cánh ngắn Tỷ lệ giới tính (%) Cánh dài Tỷ lệ giới tính (%) Đực Cái Đực Cái Đực Cái Đực Cái 1 NH 1:1,5 26,7 47,9 4,2 18,8 0,18 13,4 15,7 0,46 39,7 51,8 4,2 14,7 0,22 11,2 18,2 0,38 2 BC 1:1,8 28,7 4,7 7,0 22,1 0,24 11,6 18,0 0,39 50,6 64,3 3,3 14,8 0,18 7,7 9,9 0,44 3 BU 1:1,1 44,2 47,8 7,6 15,1 0,33 12,0 17,6 0,41 46,9 46,2 8,1 14,2 0,36 11,7 19,8 0,37 4 KC 1:2,0 45,0 57,0 7,4 14,1 0,34 6,7 14,8 0,31 88,0 74,2 3,4 6,4 0,35 6,1 9,85 0,38 5 TG 1:0,7 52,9 39,4 7,9 19,7 0,29 16,5 16,5 0,50 34,4 52,4 7,3 15,3 0,32 11,3 13,7 0,45 6 DL 1:0,5 35,0 66,7 4,8 11,9 0,29 7,1 9,5 0,43 16,3 82,1 0,0 0,0 0,00 10,3 7,7 0,57 7 LL 1:2,0 36,7 45,5 4,6 18,1 0,20 13,6 18,1 0,43 73,9 57,1 12,0 21,0 0,36 4,5 5,3 0,46 8 LR 1:3,6 16,7 40,0 10,0 20,0 0,33 10,0 20,0 0,33 60,0 86,1 2,8 5,6 0,33 2,8 2,8 0,50 9 CTG 1:1,5 49,3 43,3 16,2 17,6 0,48 12,8 10,1 0,56 74,4 57,1 7,5 12,7 0,37 9,7 13,1 0,43 10 LĐ 1:0,6 38,3 45,7 8,7 14,1 0,38 15,2 16,3 0,48 21,9 59,5 7,6 10,1 0,43 10,1 12,7 0,44 11 KP 1:5,8 15,4 32,4 0,00 21,6 0,00 16,2 29,7 0 89,7 28,6 29,7 29,7 0,50 5,2 6,7 0,44 Trung bình 0,28 0,35 Trung bình 0,31 0,44 Ghi chú: NH: Nàng hương; BC: Baceeng; BU: Bắc ưu; KC: Kim cương; TG: Tây giang; DL: Do linh; LL: Lúa len; LR: Lúa rẫy; CTG: Côn tây giang; LĐ: Lúa đá; KP: Kapachs 4.5 . Diễn biến mật độ của nhóm nhện lớn bắt mồi ăn thịt trên các giống lúa điều tra. Trên ruộng lúa, có rất nhiều loài sinh vật tiêu diệt sâu hại bằng cách ăn thịt, chúng được gọi chung là thiên địch bắt mồi ăn thịt, chúng có vai trò khá lớn trong việc khống chế số lượng của nhiều loài sâu hại trong đó có rầy nâu và rầy lưng trắng. Qua điều tra nghiên cứu trên đồng ruông, chúng tôi nhận thấy các loại nhện đều là thiên địch bắt mồi ăn thịt của rầy nâu. Chúng đều là những loại đa thực, ngoài ăn rầy nâu, chúng còn có thể ăn các loại sâu hại khác như rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, sâu cuốn lá nhỏ, rệp muội hại lúa... Vì vậy để dễ theo dõi diễn biến mật độ của chúng trên các giống lúa, chúng tôi gọi chung là nhện tổng số. Qua điều tra chúng tôi thu được diễn biến mật độ của nhện tổng số qua các kỳ điều tra được thể hiện qua Bảng 4.9 và biểu đồ 6. Qua Bảng 4.9 và biểu đồ 6 ta thấy: Các loài nhện xuất hiện trên đồng ruộng khá muộn, chủ yếu là ở giai đoạn đẻ nhánh rộ. Chỉ có giống lúa kim cương là nhện xuất hiện khá sớm vào giai đoạn 3 lá. Nhện xuất hiện sớm trên giống này là do giống Kim cương này có bộ lá xòe rộng, nhanh khép tán, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nhện cư trú và săn mồi. Từ giai đoạn đẻ nhánh rộ trở về sau, mật độ các loài nhện tăng dần và đạt đỉnh cao vào giai đoạn làm đòng cho đến bắt đầu trổ tùy thuộc vào giống. Trong giai đoạn làm đòng đến trổ, mật độ nhện cao nhất ở giống lúa kim cương và lúa đá với mật độ tương ứng là 26,7 con/m2và 23,3 con/m2. Từ giai đoạn lúa bắt đầu trỗ cho đến giai đoạn lúa chín thì mật độ các loài nhện cũng giảm dần. Điều này được giải thích là do trong giai đoạn này, mật độ sâu hại tức là thức ăn của nhện trên đồng giảm dần làm cho số lượng của nó trong giai đoạn cũng giảm theo. Bảng 4.9: Diễn biến mật độ của nhện tổng số bắt mồi ăn thịt trên các giống lúa điều tra. Số TT GĐĐT Giống 3 lá BĐ ĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CHT 1 Nàng hương 0 0 9 11,7 20 18,3 19,3 13,3 2 Baceeng 0 0 0 8,3 11,7 21,6 20 10 3 Kim cương 1,7 1,7 6,7 8,33 20 26,7 25 -* 4 Bắc ưu 0 0 5,0 8,3 18,3 16,7 21,7 10 5 Lúa đá 0 0 10 11,7 24 21,6 13,3 - Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh LĐ: Làm đòng ĐNR: Đẻ nhánh rộ BĐT: Bắt đầu trổ KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh THT: Trổ hoàn toàn CHT: Chín hoàn toàn -*: giống chưa chín, đang tiếp tục theo dõi Biểu đồ 6: Diễn biến mật độ nhện tổng số qua các kỳ điều tra. 4.6. Tỷ lệ biến động mật độ giữa nhện tổng số với rầy tổng số Để dễ dàng trong việc theo dõi biến động mật độ giữa các loại nhện (nhện tổng số) với rầy nâu và rầy lưng trắng, chúng tôi gọi chung rầy nâu và rầy lưng trắng là rầy tổng số. Qua điều tra chúng tôi thu được tỷ lệ mật độ giữa nhện tổng số với rầy tổng số được thể hiện ở Bảng 4.10 và biểu đồ 7 Qua bảng số liệu này ta thấy rằng các loại nhện có mật độ luôn luôn thấp hơn các loại rầy. Diễn biến mật độ của các loại nhện tăng theo mật độ của các loại rầy. Đỉnh cao mật độ của nhện trùng với đỉnh cao mật độ của các loại rầy. Điều này chứng tỏ, các loại rầy là thức ăn chính của các loại nhện. Giai đoạn 3 lá tỷ lệ giữa nhện và rầy là rất thấp khoảng 1:5. Nhưng sau đó tỷ lệ này cao lên vào giai đoạn đẻ nhánh rộ. Từ giai đoạn đẻ nhánh rộ cho đến trổ hoàn toàn tỷ lệ này giảm dần do các loài rầy bùng phát nhanh về số lượng. Bảng 4.10: Tỷ lệ giữa nhện tổng số với rầy tổng số qua các kỳ điều tra Chỉ tiêu Giai đoạn sinh trưởng 3lá BĐ ĐN ĐNR KTĐN LĐ BĐT THT CHT Nhện tổng số (con/m2) 0,15 0,45 6,87 10,00 21,25 15,14 12,81 3,03 Rầy tổng số(con/m2) 0,77 0,75 16,82 60,45 165,3 129,58 116,01 24,43 Tỷ lệ NTS:RTS 1:5,0 1:1,7 1:2,4 1:6,0 1:7,8 1:8,6 1:9,1 1:8,1 Ghi chú: BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh LĐ: Làm đòng ĐNR: Đẻ nhánh rộ BĐT: Bắt đầu trổ KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh THT: Trổ hoàn toàn CHT: Chín hoàn toàn NTS:RTS: Nhện tổng số:rầy tổng số Biểu đồ 7: Diễn biến mật độ giũă nhện tổng số với rầy tổng số 4.7. Tính độc của quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế đối với các giống lúa địa phương nghiên cứu Tính kháng tự nhiên của cây lúa đã từ lâu được con người quan tâm và sử dụng đến. Tuỳ theo mức độ kháng, những giống này có thể gieo trồng ra đồng ruộng để phòng trừ rầy nâu hoặc là làm vật liệu cho lai tạo giống kháng rầy. Với mục đích xem xét tính kháng của các giống lúa địa phương nghiên cứu với quần thể rầy nâu tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính độc của rầy nâu theo 2 cách đối với các giống lúa và thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.11 và Bảng 4.12. 4.7.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong ống nghiệm của IRRI Qua bảng 4.11 ta thấy: Cấp gây hại, tỷ lệ sống sót và mức độ kháng giữa sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày là có sự khác nhau. Và trên các giống lúa khác nhau, mức gây hại do quần thể rầy nâu gây nên có sự sai khác nhất định. Sau lây nhiễm 5 ngày, cấp gây hại dao động từ 1,8 đến 5,0; mức độ kháng của các giống lúa lá từ kháng đến nhiễm vừa. Tỷ lệ sống sót là 51% - 89%. Trong đó giống có biểu hiện kháng là nàng hương, lúa đá, côn tây giang và kim cương. Nhưng khi sang ngày thứ 7 sau lây nhiễm thì cấp gây hại, mức độ kháng và tỷ lệ sống sót có sự sai khác hoàn toàn. Rầy nâu gây hại hầu hết trên các giống, trong đó gây hại nặng nhất trên giống lúa rẫy với cấp gây hại 7,0 ± 0,42 và tỷ lệ sống là 50%, và chúng tôi kết luận đây là giống nhiễm đối với quần thể rầy nâu tại Thừa Thiên Huế. Quần thể rầy nâu gây hại nhẹ nhất trên giống lúa nàng hương với mức độ kháng nhẹ. Cấp gây hại trung bình là 4,2 ± 0,37 và tỷ lệ sống trên giống này là 52%. Các giống còn lại có mức độ phản ứng với quần thể rầy nâu từ nhiễm vừa đến nhiễm, không có giống nào nhiễm nặng. Bảng 4.11. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong ống nghiệm của IRRI STT Giống SLN 5 SLN 7 Tỷ lệ sống sót Cấp gây hại Mức độ kháng Cấp gây hại Mức độ kháng SLN SLN 7 1 Lúa rẫy 4,8± 0,47 NV 7,0 ± 0,42 N 8 7% 50 % 2 Nàng hương 2,4 ± 0,27 K 4,2 ± 0,37 KV 89 % 52 % 3 Do linh 4,4 ± 0,52 KV 6,7 ± 0,50 N 51 % 8 % 4 Baceeng 3,8 ± 1,02 KV 5,4 ± 0,75 NV 80 % 40 % 5 Lúa đá 1,8 ± 0,49 K 5,4 ± 0,4,9 NV 87 % 67 % 6 Tây giang 4,9 ± 0,42 NV 6,9 ± 0,36 N 75 % 35 % 7 Côn tây giang 2,4 ± 0,6 K 6,0 ± 0,86 N 83 % 57 % 8 Lúa len 5,0 ± 0,31 NV 6,6 ± 0,45 N 93 % 63 % 9 Kim cương 2,5 ± 0,44 K 4,6 ± 0,51 NV 80 % 31 % 10 Bắc ưu 4,8 ± 0,63 NV 5,9 ± 0,18 N 58 % 17 % Ghi chú: SLN5: Sau lây nhiễm 5 ngày K: Kháng KV:Kháng vừa SLN7: Sau lây nhiễm 7 ngày N: Nhiễm NV: Nhiễm vừa Qua thí nghiệm, chúng tôi thấy trong 10 giống nghiên cứu , giống có biểu kháng vừa với rầy nâu là giống Nàng hương, giống nhiễm vừa là những giống Baceeng, Lúa đá và Kim cương. Giống nhiễm là Do linh, Tây giang, Lúa len và Bắc ưu. Không có giống nào tỏ ra kháng và nhiễm nặng đối với quần thể rầy nâu tại Thừa Thiên Huế. 4.7.2. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối vố quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong hộp mạ của IRRI. Với mụch đích kiểm tra lại mức độ kháng của các giống lú nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm này. Kết quả của thí nghiệm này được thể hiện ở Bảng 4.12 Qua Bảng 4.12 chúng tôi có một số nhận xét : Kết quả của phương pháp này khá phù hợp với kết quả ở Bảng 4.11. Đó là giữa sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày có sự khác nhau. Khác nhau về cấp gây hại, về mức độ kháng. Trong 8 giống nghiên cứu, giống lúa nàng hương và kim cương là hai giống có biểu hiện kháng vừa đối với quần thể rầy nâu Thừa Thiên Huế. Giống lúa nàng hương có mức độ kháng sau 5 ngày lây nhiễm, kháng vừa sau 7 ngày lây nhiễm với cấp gây hại là 2,4 ± 0,30 và 4,2 ± 0,35. Giống lúa kim cương cũng tương tự với cấp gây hại 2,5 ± 0,36 và 4,3 ± 0,54 (sau 5,7 ngày lây nhiễm). Trong 8 giống thì có một giống nhiễm đối với quần thể rầy nâu là giống lúa do linh, còn lại có mức độ nhiễm vừa. Bảng 4.12. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối vố quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong hộp mạ của IRRI. STT Giống SLN 5 SLN 7 Cấp gây hại Mức độ kháng Cấp gây hại Mức độ kháng 1 Lúa rẫy 4,1 ± 0,61 KV 5,6 ± 0,44 NV 2 Nàng hương 2,4 ± 0,3 K 4,2 ± 0,35 KV 3 Do linh 3,2 ± 0,46 KV 5,3 ± 0,34 N 4 Lúa đá 1,4 ± 0,4 K 4,6 ± 0,75 NV 5 Tây giang 3,0 ± 0,32 K 4,9 ± 0,37 NV 6 Lúa len 2,9 ± 0,25 K 5,3 ± 0,37 NV 7 Kim cương 2,5 ± 0,36 K 4,3 ± 0,54 KV 8 Bắc ưu 2,9 ± 0,36 K 5,5 ± 0,50 NV Ghi chú: SLN5: Sau lây nhiễm 5 ngày K: Kháng KV:Kháng vừa SLN7: Sau lây nhiễm 7 ngày N: Nhiễm NV: Nhiễm vừa 4.8 Thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phương. Mặc dù việc nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu đã được nhiều nước, nhiều tác giả nghiên cứu. Nhưng việc so sánh thời gian phát dục của rầy nâu trên nhiều giống khác nhau, đặc biệt là giống lúa địa phương thì chưa được nghiên cứu nhiều. Vòng đời, thời gian phát dục của một loại côn trùng nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, thức ăn...Với rầy nâu cũng vậy, thời gian phát dục và vòng đời của nó hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn. Rầy nâu chỉ phát dục tốt trên những giống nhiễm, những giống lúa phù hợp với biotyp của nó. Sự phát dục của rầy nâu sẽ bị rối loạn nếu sống trên những giống kháng. Vì vậy qua việc nghiên cứu vòng đời, thời gian phát dục của rầy trên các giống lúa địa phương sẽ góp phần tìm ra những giống không phù hợp cho rầy nâu, tức là những giống kháng rầy để phục vụ cho sản xuất và cho lai tạo giống. Mặc khác, qua việc nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu trên các giống lúa địa phương sẽ góp phần vào việc xác định chính xác thời gian phát dục của một giai đoạn nào đó để áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật có hiệu quả khi chúng ta đưa những giống địa phương này vào trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phương thể hiện ở Bảng 4.13 Qua Bảng 4.13 chúng tôi nhận thấy: Vòng đời trung bình của rầy nâu trên tất cả các giống ở nhiệt độ 250C là 36,2 ngày, trong đó thấp nhất là giống khang dân với 32,4 ± 0,09 ngày, cao nhất là giống lúa nàng hương với 38,0 ± 2,04 ngày. Về phát dục của trứng trung bình khoảng 8,4 ngày. Sự phát dục của trứng giữa các giống không có sự sai khác nào về mặt thống kê. Tuổi 1: phát dục trong vòng 4,1 ngày, trong có có hai giống mà sự phát dục của tuổi 1 có sự khác nhau với độ tin cậy 95%, đó là giống khang dân (4,5 ± 0.17 ngày) và giống tây giang (3,9 ± 0,13 ngày). Tuổi 2,3,4,5 kéo dài trung bình tương ứng với 2,9; 2,08 và 2,8 ngày. Sự phát dục trong các tuổi này giữa các giống không có sự sai khác về mặt thống kê. Thời gian sống của trưởng thành cái lớn hơn so với trưởng thành đực với số ngày tương ứng là 9,4 và 11,8 ngày. Trong các giống thì thời gian sống của trưởng thành cái cao nhất trên giống nàng hương (15,8 ngày), thấp nhất trên giống khan dân (7,2 ngày). Trưởng thành đực sống lâu nhất trên giống lúa len, thấp nhất trên giống khan dân với số ngày tương ứng là: 13,5 ngày và 7,3 ngày. Rầy nâu hoàn thành thời gian phát dục nhanh nhất trên các giống lúa khang dân (32,4 ngày) và chậm nhất trên giống nàng hương (38,0 ngày) Bảng 4.13. Thời gian phát dục của rầy nâu trên một số giống lúa địa phương. Giai đoạn phát dục Khan dân TB ± SD Nàng hương TB ± SD Do linh TB ± SD Tây giang TB ± SD Lúa len TB ± SD TB Tham số thống kê F df P Trứng 8,5 ± 0,17 8,2 ± 0,07 8,6 ± 0,17 8,4 ± 0,09 8,3 ± 0,11 8,4 2,492 113 0,047 Tuổi1 4,5 ± 0.17* 4,1 ± 0,15 3,9 ± 0,12 3,9 ± 0,13* 4,3 ± 0,13 4,1 3,387 70 0,014 Tuổi 2 2,7 ± 0,16 3,1 ± 0,13 3,1 ± 0,7 3,1 ± 0,16 2,7 ± 0,12 2,9 2,310 67 0,067 Tuổi 3 2,0 ± 0,00 2,2 ± 0,11 2,0 ± 0,10 2,1 ± 0,10 2,1 ± 0,67 2,08 1,150 66 0,341 Tuổi 4 2,9 ± 0,21 2,6 ± 0,31 2,9 ± 0,18 2,9 ± 0,23 2,6 ± 0,19 2,8 0,493 61 0,741 Tuổi 5 4,0 ± 0,24 4,4 ± 0,26 4,0 ± 0,00 3,7 ± 0,22 3,9 ± 0,15 4,0 1,386 53 0,251 Trưởng thành Đực 6,3 ± 0,33 7,3 ± 2,40 11,3 ± 2,21 8,8 ± 1,70 13,5 ± 2,0 9,4 2,2 13 0123 Cái 7,2 ± 1,50* 15,8 ±2,22* 11,9 ± 1,97 11,5 ± 1,57 12,4 ± 1,06 11.8 2,3 33 0,035 Trứng-trưởng thành đực 31,5 ± 0,58 39,9 ±2,67 36,6 ± 2,38 33,9 ± 1,66 38,1 ± 2,14 36,0 1,5 13 0,257 Trứng-trưởng thành cái 32,9 ± 1,40 40,4 ± 2,35 37,5 ± 1,99 36,4 ± 2,44 37,5 ± 1,88 36,9 1,8 34 0,149 Vòng đời TB 32,4 ± 0,09 38,0 ± 2,04 37,2 ± 1,54 35,7 ± 1,19 37,6 ± 0,93 36,2 2,4 52 0,62 ( TB ± SE: Trung bình ± SE. So sánh bằng One Way ANOVA trong SPSS. *:Giá trị chỉ sự sai khác) Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1.Kết luận Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008, tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế.” chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2007-2008 vào giai đoạn đầu vụ không thuận lợi cho cả cây trồng và sâu bệnh hại, nhưng vào giai đoạn giữa và cuối vụ thì khá thuận lợi cho sâu bệnh và cây trồng phát triển. 2. Trong vụ Đông Xuân 2007-2008, trên các giống lúa địa phương có thành phần sâu bệnh hại và thiên địch khá phong phú, Đã xác định có 10 loài sâu hại, 6 loài bệnh hại và 8 loài thiên địch bắt mồi ăn thịt. Trong đó bệnh đốm nâu là bệnh thường xuyên xuất hiện gây hại với tỷ lệ khá cao, rầy nâu và rầy lưng trắng là hai loài sâu hại chính, nhện lớn bắt mồi ăn thịt là nhóm thiên địch chủ yếu. 3. Rầy lưng trắng có mật độ cao hơn so với rầy nâu ở giai đoạn đầu vụ và thấp hơn ở cuối vụ. Ở đầu vụ, rầy lưng trắng xuất hiện trên đồng khá sớm, rầy nâu thì ngược lại, xuất hiện khá muộn. Cuối vụ, mật độ rầy lưng trắng giảm mạnh và thấp hơn so với rầy nâu. 4. Tỷ lệ giữa rầy nâu và rầy lưng trắng có sự khác biệt giữa các giống, trong đó những giống có tỷ lệ này cao nhất là giống Tây giang, Do linh và Lúa đá với tỷ lệ tương ứng là 1:0,7; 1:0,5 và 1:0,6. Giống có tỷ lệ này thấp nhất trên các giống Kapachs, Lúa rẫy và Kim cương với tỷ lệ là 1:5,8; 1:3,6 và 1:2,0. 5. Các loài nhện lớn bắt mồi ăn thịt có số lượng lớn nhất, là tác nhân sinh học chính hạn chế số lượng rầy nâu và rầy lưng trắng trên đồng ruộng. Diễn biến mật độ của chúng có liên quan đến diễn biến mật độ của rầy nâu và rầy lưng trắng trên đồng ruộng. 6. Theo kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thì giống lúa Nàng hương Bình Định có biểu hiện kháng vừa so với quần thể rầy nâu tại Thừa Thiên Huế. Các giống còn lại đều có mức độ từ nhiễm vừa đến nhiễm nặng. 7. Thời gian phát dục của rầy nâu ở nhiệt độ 250C trung bình khoảng 36,2 ngày. Thời gian phát dục ngắn nhất trên giống khang dân (32,4 ± 0,09 ngày), dài nhất trên giống lúa nàng hương (38,0 ± 2,04 ngày). Trong đó, thời gian phát dục trung bình của các giai đoạn như sau: Trứng: 8,4 ngày; tuổi 1: 4,1 ngày; tuổi 2: 2,9 ngày; tuổi 3: 2,08 ngày; tuổi 4: 2,8 ngày; tuổi 5: 4 ngày; thời gian sống của trưởng thành đực: 9,4 ngày; trưởng thành cái: 11,8 ngày. 5.2. Đề nghị 1. Tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu trên nhiều giống lúa địa phương, cũng như nhiều giống lúa khác để tìm ra giống kháng rầy nâu phục vụ cho sản xuất và công tác lai tạo giống kháng rầy. 2. Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về tính độc của rầy nâu để kết luận chính xác hơn, cũng như việc xác định biotype của rầy nâu tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác của miền Trung để phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo. 3. Mật độ rầy lưng trắng trên đồng ruộng lớn hơn nhiều so với rầy nâu, vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn về rầy lưng trắng như về biotyp và giống kháng rầy lưng trắng tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác của miền Trung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1213346622791549_MONGKHOALUAN1.doc
Tài liệu liên quan