Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn là một ngành có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp một lượng lớn thực phẩm với chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu và đời sống của con người. Nguyễn Thanh Sơn (2010) [...] tính tới thời điểm tháng 4 năm 2010 cả nước ta có 27,3 triệu đầu lợn. Trong đó có 4,18 triệu lợn nái. Tổng sản lượng thịt ước tính trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1,77 triệu tấn, tăng hơn cùng kỳ năm 2009 khoảng 3,5%. Kết quả đạt được ở trên là có sự đóng góp lớn của những tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn dinh dưỡng. Sơn La là một tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn thức ăn nguyên liệu cho chăn nuôi đặc biệt là ngô sản lượng ngô đạt 135,8 ngàn tấn /năm, Niên giám thống kê Việt Nam (2007)[2] và cũng là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn các sản phẩm về chăn nuôi nói chung và thịt lợn nói riêng (nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh và cung cấp cho hàng vạn công nhân công trườn...

doc103 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi lợn là một ngành có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở Việt Nam. Đây là nguồn cung cấp một lượng lớn thực phẩm với chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu và đời sống của con người. Nguyễn Thanh Sơn (2010) [...] tính tới thời điểm tháng 4 năm 2010 cả nước ta có 27,3 triệu đầu lợn. Trong đó có 4,18 triệu lợn nái. Tổng sản lượng thịt ước tính trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1,77 triệu tấn, tăng hơn cùng kỳ năm 2009 khoảng 3,5%. Kết quả đạt được ở trên là có sự đóng góp lớn của những tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn dinh dưỡng. Sơn La là một tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn thức ăn nguyên liệu cho chăn nuôi đặc biệt là ngô sản lượng ngô đạt 135,8 ngàn tấn /năm, Niên giám thống kê Việt Nam (2007)[2] và cũng là một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn các sản phẩm về chăn nuôi nói chung và thịt lợn nói riêng (nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh và cung cấp cho hàng vạn công nhân công trường thủy điện Sơn La). Giá thịt lợn tại thị trường Sơn La thường cao hơn so với thị trường Hà Nội cùng thời điểm 10-15%. Tuy nhiên chăn nuôi lợn tại đây phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, nguồn con giống và thịt lợn còn phụ thuộc vào thị trường ngoài… và đây là một trong những trở ngại lớn, nó không chỉ làm tăng giá sản phẩm mà còn là nguy cơ làm lây lan dịch bệnh. Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh đã nhập về một số lượng lớn lợn nái ngoại, lợn nái lai, lợn đực giống ngoại và lợn đực lai như lợn Landrace, Yorkshire, Duroc và lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire), F1 (Pietrain x Duroc)… Để phát huy hết khả năng sản xuất và chất lượng thịt của các giống lợn này, ngoài việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng như: Protein, axít amin, enzyme, vitamin… Ta thường phải sử dụng kháng sinh để phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đồng thời để kích thích sinh trưởng ở lợn thịt. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn sẽ gây tích lũy kháng sinh trong thịt gây ra tình trạng nhờn thuốc, có hại cho sức khoẻ của con người. Hiện nay thế giới cũng như trong nước đang có xu hướng hạn chế dần, tiến tới xoá bỏ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và người ta đi tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh, gồm nhiều loại như: Probiotic, enzym, các axit hữu cơ, để vừa đạt được mục tiêu của chăn nuôi lại vừa an toàn đối với vật nuôi và con người, cải thiện được các chức năng tiêu hóa, phục hồi được tế bào ruột bị tổn hại, ức chế được vi khuẩn gây bệnh, tăng chiều dài của lông tơ biểu mô đến 30% và tăng cường khả năng miễn dịch ở gia súc, không để lại tồn dư và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho con người. Chế phẩm axít hữu cơ: Na butyrate do Công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất đã được khuyến cáo là mang lại hiệu quả kinh tế cao và có ý nghĩa lớn trong việc thay thế kháng sinh. Để khẳng định khả năng thay thế kháng sinh của chế phẩm này trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, trang trại ở Sơn La, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate, tới trạng thái chức năng của đường tiêu hoá theo hướng có lợi làm tăng sức hấp thu dinh dưỡng. - Xác định được ảnh hưởng tốt của việc bổ sung Na butyrate, tới tốc độ sinh trưởng nói riêng, hiệu quả chăn nuôi lợn thịt nói chung. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu được ảnh hưởng của chế phẩm Na butyrate đến trạng thái, chức năng của đường tiêu hoá đến sinh trưởng, sức sản xuất thịt của đàn lợn thịt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Những kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp vào kết quả nghiên cứu về ứng dụng các chế phẩm Na butyrate, trong chăn nuôi lợn thịt hiện nay trên địa bàn, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập của ngành chăn nuôi thú y. Ngoài ra, đây còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm nâng cao khả năng ứng dụng các chế phẩm trong chăn nuôi lợn thịt. *Ý nghĩa thực tiễn trong chăn nuôi lợn của tỉnh Sơn La - Cung cấp chế phẩm Na butyrate, để mở rộng phát triển chăn nuôi lợn thịt hướng nạc trong điều kiện hiện nay trên địa bàn tỉnh, góp phần vào công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi lợn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt theo hướng tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1 Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá của lợn 2.1.1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của lợn Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [3] cho biết dạ dày lợn là dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần như: dạ dày đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị. Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nangvà thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy không có pepsin và HCl. Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [4], ruột non của lợn dài gấp 14 lần chiều dài cơ thể gồm 3 phần: Phần tá tràng, khổng tràng và hồi tràng. Ruột già dài khoảng 4 - 5 m gồm 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Hệ tiêu hoá của lợn thay đổi khối lượng, kích thước và thể tích tuỳ theo giống, thức ăn, phương thức chăn nuôi. Lợn nuôi theo hướng mỡ, chăn thả, quảng canh ăn nhiều thức ăn thô thì bộ máy tiêu hoá to hơn, dài hơn so với lợn hướng nạc. Do đặc điểm cấu tạo tiêu hoá mà lợn có các đặc điểm tạp ăn, chịu đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, nhất là nơi các giống lợn ít được chon lọc. Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già của lợn tồn tại hệ vi kháng sinh vật có khả năng tiêu hoá một phần celluloza. Đặc điểm của hoạt động thần kinh và thể dịch mà lợn có khả năng tiêu hoá thức ăn cao. Để sản xuất ra một khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng hết 4 - 6 kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn hết 8 - 12 kg và dê cừu phải ăn hết 6 - 10 kg. Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn. 2.1.1.2. Sinh lý tiêu hóa của lợn Để nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt, bên cạnh các biện pháp chọn giống, lai tạo giống thì việc tìm hiểu nắm bắt các đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn để tác động các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến thức ăn… là một vấn đề quan trọng. Ta biết rằng lợn là loài gia súc ăn tạp, dạ dày của chúng có cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Trong quá trình phát triển các đặc điểm cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn hoàn thiện dần ngay từ trong bào thai và tiếp tục phát triển cho đến ra ngoài môi trường. Theo A.V.Kvasnhiski (1951), cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác, khi còn ở trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy đủ, song dung tích còn nhỏ bé. Bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: Miệng, hầu, thức quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Ở miệng trong nước bọt tiết ra có men tiêu hóa aminaza để tiêu hóa tinh bột, vì lợn ăn nhanh nuốt liên tục nên tiêu hóa ở miệng rất ít mà chủ yếu là tẩm ướt thức ăn rồi đẩy xuống dạ dày, ruột để tiêu hóa. Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ trơn nhào trộn thức ăn, cùng với đó là các men tiêu hóa thấm vào thức ăn. Men trypsinogen nhờ tác dụng của axit HCL trở thành trypsin hoạt động, men này thủy phân protid thành axit amin và peptid để dạ dày và ruột non hấp thu. Ở dạ dày lợn nhu động yếu nên thức ăn có hiện tượng xếp lớp do vậy những thức ăn bên ngoài được tiêu hóa trước. Hàm lượng HCL trong dịch vị tăng dần để đạt tới sự ổn đinh gắn liền với sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn.Ở lợn con hàm lượng HCl là 0,05-0,15%, lợn 90 ngày tuổi 0,2-0,25 % còn ở lợn trưởng thành hàm lượng HCl là 0,35-0,40 % (Nguyễn Thiện và cs (1998)[5] Ruột non của lợn dài 14-18 m, tiêu hóa ở ruột non là nhờ tác dụng của các dich tiêu hóa như: Dịch tụy, dịch ruột, dịch mật và các dịch tiết từ các cơ quan tiêu hóa phía trên đưa xuống. Lợn có khối lượng 100 kg tiết 8 lít dịch tụy trong một ngày đêm và sự phân tiết này còn phụ thuộc vào các loại thức ăn, cách chế biến và cách cho ăn… Theo A.V.Kvasnhiski (1951) lợn con 20- 30 ngày tuổi, dich tụy phân tiết trong một ngày đêm 150-300 ml và sự phân tiết này tăng dần theo lứa tuổi: 3 tháng tuổi là 3,5 lít và từ 7 tháng tuổi trở lên là 10 lít/ ngày đêm. Sự biến đổi khả năng phân tiết dịch tụy theo tuổi trái với sự biến đổi của dịch vị. Trong thời kỳ thiếu HCl trong dịch vị, hoạt tính của dịch tụy rất cao để bù lại khả năng tiêu hóa kém của dạ dày. Ở lợn trưởng thành dịch vị dạ dày phân tiết có tính liên tục nhưng không đều, khi ăn tiết nhiều, không ăn tiết ít hơn, buổi sáng tiết ít hơn buổi chiều. Các nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm phân tiết các loại dịch tiêu hóa, các nhân tố ảnh hưởng… đã được tiến hành bởi các tác giả: Trần Cừ và cs (1975) [6] và đi tới các nhận xét có ý nghĩa ứng dụng là: Số lượng và chất lượng các loại dịch tiêu hóa ở đường tiêu hóa của lợn thay đổi phụ thuộc vào loại thức ăn, phương pháp cho ăn và nhất là phương pháp chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến tốt sẽ nâng cao được hiệu suất tiêu hóa, tỷ lệ lợi dụng thức ăn từ đó nâng cao khả năng sinh trưởng của lợn. Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4 -5 m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải tạo ra sản phẩm chính là axit lactic có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và các vi sinh vật có hại khác. Ruột già chủ yếu hấp thu nước và chất khoáng. Với protein còn lại trong thức ăn chưa được tiêu hóa hết, đến ruột già được vi khuẩn vật gây thối ở ruột già phân giải thành các chất Crerol, Indon có tính độc, chúng được hấp thu vào máu và được giải độc ở gan. Phần cặn bã đi vào kết tràng, trực tràng và tạo thành phân đưa ra ngoài. 2.1.1.3. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn con có vai trò nâng cao sức sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn. Sự phát triển mạnh của vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) []. Ở dạ dày và ruột của động vật mới sinh ra chưa có vi khuẩn, sau vài giờ thấy một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày, một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó, chúng có thể bị biến đổi ít nhiều nhưng căn bản vẫn sống cho đến khi con vật chết. Thành phần và số lượng của hệ vi sinh vật thay đổi tùy theo loại thức ăn, nếu thức ăn nhiều gluxit thì vi khuẩn tạo axit trong ruột rất phát triển. Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “ vi sinh vật tùy tiện” thay đổi tùy theo loại thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi ngay được với môi trường đường ruột và dạ dày trở thành loại định cư vĩnh viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: Steptococcus, lactic, lactobacterium, acid ophilum, trực khuẩn lactic, E.coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường ruột. Trong đường ruột và dạ dày là một môi trường có độ ẩm, dinh dưỡng thuận tiện cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì trong đường ruột và trong dạ dày có những chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn gây thối như mật, dịch vị và tác động đối kháng của các vi khuẩn khác nhau. * Hệ vi sinh vật ở khoang miệng Khoang miệng là bộ phận đầu tiên của đường tiêu hóa, tiếp xúc với thức ăn, nước uống và môi trường sống bên ngoài, do đó có sự cảm nhiễm vi sinh vật từ các nguồn trên. Trong nước bọt và dịch bài tiết của niêm mạc có men kháng khuẩn lisozyme có tác dụng tiêu diệt một số vi sinh vật. * Hệ vi sinh vật ở dạ dày Trong dạ dày có một lượng axit HCL rất lớn (0,2%). Axit trong dịch vị dạ dày có tác dụng ức chế với nhiều loại vi sinh vật, do vậy phần lớn vi sinh vật từ thức ăn, nước uống đưa vào đều bị tiêu diệt. Số lượng vi khuẩn ở dạ dày rất ít do tác dụng diệt khuẩn của axit dạ dày gồm các vi khuẩn lên men (Saccharomyces minor, vidiumlactic) trực khuẩn lactic (Lacto bacillus beljerincke…). Ngoài ra còn có trực khuẩn phó thương hàn đi qua dạ dày xuống ruột. * Hệ vi sinh vật của ruột non Ruột non chiếm 2/3 đến 3/5 chiều dài ruột nhưng lượng vi khuẩn lại rất ít. Khi dịch vị dạ dày vào ruột non vẫn còn tác dụng sát khuẩn, ngoài ra dịch do niêm mạc bài tiết ra cũng có tác dụng sát khuẩn…, ở ruột non chứa một số ít vi khuẩn có trong dạ dày xuống. Trong ruột non chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha bào, Aerobacter aerogenes. Ở gia súc non có thêm Steptococcus lactic, trực khuẩn lactic Lactobacterium bulgaricum, từ hồi tràng số lượng vi khuẩn bắt đầu tăng lên. * Hệ vi sinh vật của ruột già Số lượng vi sinh vật ở ruột già tăng hơn nhiều so với ruột non do tác dụng khử trùng của ruột đã không còn, mà các điều kiện về dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ lại thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào entrococcus. Gia súc trưởng thành E.coli chiếm 75% trở lên. Trong ruột già của động vật ngoài hệ vi sinh vật hoại sinh còn có hệ vi sinh vật gây bệnh nhưng chưa thể hiện bằng triệu chứng lâm sàng: Vi khuẩn phó thương hàn, vi khuẩn brucella, uốn ván (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980) []. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [] trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa, khi đó phần lớn các vi khuẩn có lợi là vi khuẩn lactic, vi khuẩn này chiếm 90% và hoạt động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ), loại vi khuẩn thường gặp là E.coli và samonella… 2.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 2.1.2.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài. Theo Nguyễn Ân và cs, 1983 [7], 1994 [2]; Trần Đình Miên và cs, (1995)[8]; Nguyễn Văn Thiện và cs 1995 [9] , 1998 [10]: hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da… đều là các tính trạng số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value – P) của tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value – G) và sai lệch môi trường (Environmental deviation – E) quy định. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E. Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene). Các minor gen này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I. Trong đó: A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value) D: là sai lệch trội (Dominance deviation) I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation) A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thấp nhất con đường thực nghiệm. Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E) gồm có 2 loại: - Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu dài. Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc… tác động lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện và cs 1995, 1996 [11], [50, 3 – 798]). - Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên, [12]. Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2 locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es. Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũng như ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Các vật nuôi khác nhau đều nhận được từ bố mẹ chúng một vốn di truyền nhất định. Nhưng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng, đặc biệt là các yếu tố: khí hậu, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý. Vì thế trong công tác giống lợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống lợn địa phương nhằm nâng cao năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến hành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến và tăng cường các biện pháp tác động: thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ… để khai thác tốt tiềm năng di truyền và khả năng sản xuất của mỗi phẩm giống. 2.1.2.2.Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng ở lợn -Khái niệm về sự sinh trưởng Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và cs, 1975, 1992 [13], 48 – 79. Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng…Đàm Văn Tiện và cs (1992) [14]. Chambers, 1990 [15], cũng cho rằng: quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp sự sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ… Về mặt sinh học, sinh trưởng ở lợn được xem là sự tăng cường tổng hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt: Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào. Tăng thể tích của mỗi tế bào. Tăng thể tích giữa các tế bào. Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs, 1975 [16]). Một số tác giả như G.A.Clayton, T.C.Powell, (1979) [17] và A.S.Marco, 1982 cho biết: tốc độ sinh trưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2 = 0,4 – 0,5) và liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng, giống, cá thể. Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về sự sinh trưởng ở lợn cũng như các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại (Trần Đình Miên và cs, 1975 [20]). Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng Trong chăn nuôi lợn và các gia súc, gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước theo thời gian khảo sát Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN, 1977) [18], đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol. Tốc độ sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN, 1977) [19]. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng Hyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc. - Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt Khối lượng sống: là khối lượng giết mổ của lợn sau khi cho nhịn ăn 24 giờ. Khối lượng thịt móc hàm (kg) và tỷ lệ thịt móc hàm (%) Khối lượng thịt móc hàm là khối lượng thịt lợn sau khi đã chọc tiết, cạo lông, mổ lấy hết cơ quan nội tạng. Tỷ lệ móc hàm là tỷ lệ giữa khối lượng móc hàm và khối lượng sống. Khối lượng thịt xẻ (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%) Khối lượng thịt xẻ là khối lượng móc hàm trừ đi khối lượng đầu, 4 chân, đuôi và hai lá mỡ. Tỷ lệ thịt xẻ là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ và khối lượng sống. Tỷ lệ nạc (%) Thịt nạc là thành phần quan trọng nhất có giá trị trong thịt xẻ. Tỷ lệ nạc càng cao thì chất lượng thịt càng cao và ngược lại. Tỷ lệ nạc của các giống cao sản như Yorkshire, Landrace, Pietrain… từ 55 - 64%. Hiện nay chúng ta đang cố gắng nâng cao tỷ lệ nạc của các giống lợn trong nước bằng cách cho lai với các giống lợn cao sản. Tỷ lệ mỡ, tỷ lệ da và tỷ lệ xương (%) Mỡ lợn ít được dùng làm thực phẩm ở những nước phát triển, tuy nhiên ở các nước đang phát triển, mỡ lợn rất cần thiết cho nhu cầu con người vì đó là nguồn cung cấp năng lượng cao. Xu hướng hiện nay người ta đang cố gắng giảm dần tỷ lệ mỡ của lợn xuống do nhu cầu về thịt nạc của người tiêu dùng ngày càng cao. Tỷ lệ xương và da phụ thuộc vào giống lợn. Các giống lợn nội có tỷ lệ xương thấp hơn các giống lợn đã được cải tiến, tỷ lệ xương biến động trong khoảng 9 - 12%. Tỷ lệ lệ hao hụt (%) Tỷ lệ hao hụt của thịt xẻ thể hiện tỷ lệ nước chứa trong thịt cao hay thấp, nói lên chất lượng thân thịt, chế độ nuôi dưỡng và thời tiết khí hậu làm thí nghiệm. Nhìn chung tỷ lệ hao hụt càng nhỏ càng tốt. 2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng 2.1.3.1 Yếu tố bên trong * Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể Trong chăn nuôi gia súc, dòng, giống có thể có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng. Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và truyền lại cho đời sau khả năng sinh trưởng mang tính đặc thù của dòng, giống. Tính di truyền về khả năng sinh trưởng ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi. Ảnh hưởng của dòng, giống đến sự sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên các loại gia súc gia cầm. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [26] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ. Nguyễn Thiện và cs (2005) [27] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống lợn ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg. Trong khi đó các giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire…) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi. *Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH (somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo tác giả Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [28]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormon sinh dục như hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Hormon sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng của lợn. Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ. 2.1.3.2. Yếu tố bên ngoài Trong chăn nuôi lợn ngoài việc cải tiến giống thì thức ăn dinh dưỡng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển. *Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin đối với lợn nuôi thịt. Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [29]: Protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh trưởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng protein không giống nhau. Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 – 35% so với tổng lượng protein trong cơ thể. Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. Nếu trong khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả năng sống kém. Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16- 18%. Trong quá trình chăn nuôi thâm canh người ta đề nghị hàm lượng protein trong khẩu phần là 22- 24%. Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [30] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin. Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân đối các axit amin trong thức ăn, nhưng axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng. Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn. Một thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trưởng cho biết, với yêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thì protein thô cần 11- 12%, nhưng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần 20- 22% protein thô. Trong các loại thức ăn hàm lượng các loại protein rất khác nhau. Một số loại giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng sữa...Một số loại protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [...] cho biết: nói chung lợn con tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau quan trọng. Nhu cầu protein và axit amin cho lợn thịt qua các giai đoạn tuổi Khối lượng(kg) Chỉ tiêu Giai đoạn 10- 35 (kg) Giai đoạn 10- 35 (kg) Giai đoạn 10- 35 (kg) Protein thô (%) 16 14 13 Lizin (%) 0,70 0,61 0,57 Arginine (%) 0,20 0,18 0,16 Izoloxin (%) 0,50 0,44 0,41 Loxin (%) 0,60 0,52 0,48 Methionin (%) 0,45 0,40 0,30 Phenyalanin (%) 0,70 0,61 0,57 Treonin (%) 0,45 0,39 0,37 Triptophan (%) 0,12 0,11 0,10 Valin (%) 0,50 0,44 0,41 *Vai trò và nhu cầu về năng lượng đối với lợn nuôi thịt Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lượng. Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh dưỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất. Năng lượng trong thức ăn được sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào. Chất cung cấp năng lượng chu yếu là gluxit như: Tinh bột, đường, xơ....Hàng ngày gluxit đảm bảo từ 70-80% nhu cầu dinh cầu vềdưỡng của lợn. Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu, còi cọc, chậm lớn. Nhu cầu về năng lượng của lơn thịt Chỉ tiêu Lợn con (10-20) kg Lợn choai (20-25) kg Lợn vỗ béo (50-90) kg Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại Nội Lai Ngoại NLTĐ (Kcalo/kg) 3000 3200 3200 2800 2900 3000 2800 2900 3000 Protein thô (%) 15 17 19 12 15 17 10 12 14 Lyzin (%) 0,9 1,0 1,1 0,6 0,7 0,8 0,5 0,6 0,7 *Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt. Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [32] gia súc non cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lượng cơ thể tăng. Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối lượng xương tăng. Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia súc trưởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và phot pho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ canxi, phot pho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm. Nhìn chung, gia súc non yêu cầu can xi lớn hơn phot pho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu can xi giảm, nhu cầu phot pho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương. Ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia súc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5-2/1). * Vai trò và nhu cầu về vitamin đối với lợn nuôi thịt Vitamin là loại vi chất dinh dưỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọi quá trình trao đổi chất cho sinh trưởng của động vật. Trong các loại Vitamin thì, Vitamin A và Vitamin D là hai loại Vitamin quan trọng nhất cho sinh trưởng.Trong đó Vitamin A xúc tiến quá trình sinh trưởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng giảm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp, gây bệnh bần huyết ở lợn con, xù lông, da khô ở lợn sinh trưởng. Vitamin D cần thiết cho sự trao đổi can xi, phốt pho để phát triển bộ xương. Nhu cầu của lợn thịt về Vitamin A và D theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm 1995 là: tiêu chuẩn của Tây Đức (DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A = 2000 UI/kg thức ăn, vitamin D = 2500 UI, vitamin E = 10- 15mg. Nhu cầu Vitamin của lợn được thỏa mãn từ nguồn rau xanh, ngũ cốc và Vitamin được tổng hợp bổ sung vào thức ăn ở dạng Premix. - Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ nuôi trường xuống thấp (dưới 5,5oC) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29oC. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng lượng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 11oC. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. - Ánh sáng: Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn sinh sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo. Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ thể mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản. - Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa. 2.2. Một số nét chính về tiêu chảy, nguyên nhân gây tiêu chảy 2.2.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn Tiêu chảy là một hội chứng lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của đường tiêu hoá. Hiện tượng lâm sàng xuất phát từ nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh và được gọi với nhiều tên khác nhau. - Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia) - Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng - Bệnh phân sữa (Milk- Scours) Tiêu chảy là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, E.coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, Rotavirus. Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi, xuất hiện ở 3 giai đoạn chính (chia theo lứa tuổi) Giai đoạn 1: sơ sinh tới vài ngày tuổi Giai đoạn 2: lợn con theo mẹ Giai đoạn 3: lợn con sau cai sữa Ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm 2.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn Trong lịch sử nghiên cứu về bệnh tiêu chảy, nhiều tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh được đánh giá cao, làm cơ sở cho việc chữa trị. Tuy nhiên, tiêu chảy là một hội chứng có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, việc phát hiện nguyên nhân gây tiêu chảy ở từng nơi và từng giai đoạn khác nhau cũng thu được những kết quả khác nhau. Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (1999) [35] có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy như: vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, độc tố thức ăn gây nên các bệnh khác nhau đều dẫn đến tiêu chảy. Những nguyên nhân chính: - Ảnh hưởng của môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng: Thời tiết thay đổi đột ngột, chuồng trại không đảm bảo thông thoáng, không đảm bảo vệ sinh… - Do virus Kết quả nghiên cứu của một số tác giả đã khẳng định, có nhiều loại virus là tác nhân gây ra tiêu chảy. Ở lợn người ta thống kê được hơn 10 loại vius gây tiêu chảy: Adenovirus typ IV, Enterovirus…Các virus này tác động làm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm ruột ỉa chảy (Khootenghuat, 1995) [36] (Bohl E.H và cs, 1979) [.37] nghiên cứu bệnh viêm ruột, ỉa chảy ở lợn con cũng tim thấy rotavirus. Cũng vào thời gian này, người ta còn tìm thấy nguyên nhân gây tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn là một loại virus giống như coronavirus. Dùng virus phân lập được gây bệnh thực nghiệm thấy virus không chỉ gây bệnh cho lợn con mà cả lợn nuôi thịt và cũng từ đó virus này được gọi là virus gây tiêu chảy truyền nhiễm của lợn là (PEDV), (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [38.] - Do vi khuẩn Đa số các tác giả đều cho rằng một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn là vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli và Salmonella. Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu chảy thường gặp, người ta đã chứng minh vai trò của E.coli trong bệnh lợn con phân trắng. Vai trò gây bệnh của E.coli gồm các Serotype: 08; 0139; 0141; 0145; 0147; 0149 (Glawisching E và cs, 1992) [39].Vi khuẩn Salmonella choleraresuis và Saltyphymurium là 2 tác nhân gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa bắt đầu vỗ béo (LavaA, 1997) [40]. (Hồ Văn Nam và cs, 1996) [41] khi nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột nhận thấy: Vi khuẩn E.coli không chỉ là vi khuẩn có mặt thường xuyên trong ruột lợn đang bú sữa và bội nhiễm khi ỉa phân trắng, mà nó còn được tìm thấy trong 100% mẫu phân lợn ở những lứa tuổi lớn hơn. Ngay ở lợn khoẻ mạnh vi khuẩn E.coli cũng bội nhiễm theo lứa tuổi: Trong 1g phân lợn ở 1- 21 ngày tuổi, số lượng E.coli là 55,4 triệu con. Con số đó tăng dần theo lứa tuổi, ở lợn 22- 60 ngày tuổi là 90,9 triệu con và 150 triệu vi khuẩn trong 1g phân lợn nái. Khi lợn viêm ruột ỉa chảy, kết quả nghiên cứu cho thấy, E.coli không chỉ bội nhiễm ở 2 tháng tuổi, mà ở lợn lớn hơn và cả ở lợn nái cũng có tình trạng tương tự. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu tương tự của (Cù Hữu Phú và cs (1999) [42]. Các tác giả này cho thấy 70 mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lứa tuổi khác nhau, đã phân lập được 60 chủng E.coli, chiếm 85,75% và Salmonella chiếm 80%. Từ kết quả này đã khẳng định, hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đóng vai trò chính gây chứng tiêu chảy. - Do ký sinh trùng Khi nghiên cứu về vai trò của ký sinh trùng, (Đào Trọng Đạt và cs, 1995) [.43] cho thấy giun tròn, sán lá ruột… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn các lứa tuổi. - Do thức ăn kém chất lượng hoặc thức ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo, do sữa mẹ…. - Do độc tố - Do dinh dưỡng: Thiếu vitamin, thiếu sắt… Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định rằng: Trong chăn nuôi bệnh tiêu chảy là bệnh nan giải và là bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn nhất. * Một số phương pháp hạn chế tiêu chảy ở lợn Trong đường ruột của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo trạng thái thăng bằng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật cân bằng thì những vi sinh vật có lợi, phần lớn là vi khuẩn lactic, chiếm 90% sẽ hoạt động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển, gây rối loạn đường tiêu hóa gây tiêu chảy. Xuất phát từ cơ sở trên, nhiều nhà nghiên cứu đã chế chế phẩm thuộc các dạng khác nhau từ vi khuẩn hữu ích để đưa vào đường ruột tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng đã được công bố. Nguyễn Như Viên (1976) đã sản xuất thành công chế phẩm Bacillus subtilis bằng cách cấy vi khuẩn Baccillus subtilis vào môi trường đậu tương, nước cám gạo, thậm chí trong cả nước râu ngô. Theo tác giả, trong đó hàm lượng subtilis có thể hạn chế được vi khuẩn gram âm và gram dương. Có thể dùng chế phẩm để điều trị viêm ruột, ỉa chảy ở lợn các lứa tuổi khác nhau. (Chu Đức Thắng, 1997) [44]. Năm 1981, Vũ Văn Ngữ, Lê kim Thao đã áp dụng chế phẩm vi sinh vật subcolac đưa vào đường ruột là một hỗn hợp của loại vi khuẩn sống Baccilus subtilis, Coli bacterium và Lacto baccilus, chế phẩm này một mặt cung cấp một số men cần thiết, một mặt lập lại sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột để góp phần khắc phục rối loạn tiêu hóa ở đường ruột (Chu Đức Thắng, 1997) [45]. Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [46] đã khẳng định kết quả phòng trị bệnh đường ruột và tác dụng điều tiết kích thích sinh trưởng của chế phẩm Biolactyl rất tốt. Nguyễn Thị Thạnh, (1995) [47] dùng Biolactyl để chống bệnh tiêu chảy ở lợn con. Theo Vũ Văn Quang (1999) [48] dùng chế phẩm vi sinh vật Lactobaccilus acidophilus bổ sung cho lợn con thì tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy giảm từ 58,33% xuống còn 25%. Đồng thời chế phẩm vi sinh vật này có tác dụng làm cho vi khuẩn Salmonella và E.coli giảm đi như sau: Lô ĐC E.coli 68,24 triệu vi khuẩn/1gam phân, salmonella 27,75 triệu vi khuẩn/1gam phân. Còn lô TN E.coli 61,18 triệu vi khuẩn/1gam phân, Salmonella 26,17 triệu vi khuẩn/1gam phân. Đến năm 1977, Phan Thanh Phượng và cs [49] khống chế bệnh lợn con ỉa phân trắng trong chế phẩm kháng sinh do vi sinh vật tiết ra có tác dụng tốt đối với gia súc, gia cầm như những sinh vật sản sinh ra penicillin thuộc giống nấm mốc penicillin và aspergillus. Theo Phan Thanh Phượng (1998) [50] tại chi cục Thú y Hà Nội đã dùng chế phẩm sữa chua lên men lactic để điều trị bệnh tiêu chảy của lợn con đạt kết quả tốt. 2.3.Vai trò của thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt Kháng sinh (antibiotics) là những chất được tạo ra bởi các sinh vật sống (nấm men, nấm mốc, vi khuẩn và một số loài thực vật) có đặc tính diệt vi khuẩn hoặc làm kìm hãm sự phát triển của chúng (Ensmurger, 1990) []. Năm 1909 nhà vật lý người Đức (Paul Ehrich) đã tạo ra một chất đặt tên là Salvarsan dùng điều trị bệnh giang mai rất hiệu quả. Năm 1928 Alexander Fleming một nhà vi trùng học người đã phát hiện ra penicillin. Bốn năm sau (1932) Gerhard Domagk (nhà vật lý học người Đức) đã phát hiện ra sulfanilamide. Năm 1944 Wakenman tìm ra Streptomycine…Việc phát hiện ra kháng sinh và các đặc tính của nó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học và cứu loài người thoát khỏi những thảm dịch do vi trùng gây ra. Trần Quốc Việt, (2007) [] Kháng sinh có tác dụng làm cho thành ruột mỏng hơn, dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn; Tiêu diệt được vi khuẩn gram (-) các vi khuẩn này tranh giành các chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa vì vậy thuốc kháng sinh đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm; Giảm vi khuẩn là tác nhân gây bệnh; giảm các độc tố của vi khuẩn gây bệnh; Tăng plasmid, IgA. Dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học kết hợp với công nghệ tế bào làm cho thị trường thuốc phong phú về cả số lượng và chất lượng. Ngày nay, trong chăn nuôi, thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi với các mục đích: - Điều trị bệnh và phòng bệnh: thuốc kháng sinh trước hết được sử dụng để phòng và trị bệnh, rộng hơn nữa khi dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì thuốc kháng sinh được điều trị dự phòng. Ngoài ra, còn sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh khi con vật bị stress… - Dùng như chất kích thích sinh trưởng Tuỳ theo mục đích sử dụng mà liều lượng và phương thức sử dụng kháng sinh khác nhau. Việc sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn như chất kích thích sinh trưởng mang lại nhiều lợi ích như: + Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm. + Tăng hiệu quả sử dụng TA, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần thức ăn. + Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ mỡ, tăng tỷ lệ nạc, làm cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh) + Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn xảy ra những dịch bệnh do vi trùng + Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Theo Vũ Duy Giảng, khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng ức chế và loại bỏ sự hoạt động của vi khuẩn bệnh, đặc biệt vi khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp trên động vật non nhờ vậy làm cho chúng khỏe mạnh, sinh trưởng tốt (cải thiện 4- 16% tốc độ sinh trưởng và 2- 7% hiệu suất lợi dụng thức ăn). 2.4. Hiện tượng kháng kháng sinh và tác hại của nó 2.4.1. Hiện tượng kháng kháng sinh Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh, chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra thế hệ con cháu không có tính cảm ứng với một hay một số loại kháng sinh nào đó. Theo thông báo của WHO năm 1999 về mức độ kháng kháng sinh của Salmonella ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cho thấy, nhìn chung các chủng S. typhi đã xuất hiện tăng mức độ kháng các kháng sinh thông dụng như ampicillin, chloramphenicol. Tỷ lệ kháng fluorquiolon đã có trong khu vực là đáng báo động vì nếu sử dụng thuốc này quá rộng rãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc mắc phải, do các vi khuẩn kháng thuốc truyền cho nhau. Cũng theo thông báo của WHO về độ kháng kháng sinh ở các chủng Acinetobacter và Shigella flexneri tại các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cho thấy, đối với Acinetobacter tại Hàn Quốc và Singapo các kháng sinh hầu hết có tỷ lệ kháng cao. Một số thuốc được kiểm tra như gentamycin kháng 10% ở Brunei tăng lên 78% ở Hàn Quốc, fluoroquinolon kháng 4,5% ở Nhật Bản tăng 64% ở Hàn Quốc. Đối với Shigella flexneri mức độ kháng kháng sinh cũng rất cao, với Ampicillin tỷ lệ kháng từ 59- 96% trong đó tỷ lệ kháng ở Việt Nam là 87,3%, Cloramphenicol kháng 54- 90,1% và ở Việt Nam là 85,7%. Ở Việt Nam, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh rất phổ biến phù hợp với nhận định rằng, tình trạng kháng kháng sinh ở các nước đang phát triển thường nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng trong khi các nước phát triển mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn tại bệnh viện và cộng đồng lại có xu thế giảm dần. Mối nguy hiểm là tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn không chỉ có ở những người đang điều trị bệnh mà còn có mặt trong cơ thể người khoẻ mạnh trong cộng đồng. Lê Đăng Hà và cs cho biết tỷ lệ mang vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở người khoẻ mạnh là 40,15% tại Hà Nội, 16,7% tại Huế, 30,9% tại thành phố Hồ chí Minh với Streptococcus pneumononiae; 40,1% tại Hà Nội, 21,7% tại Huế, 30,9% tại thành phố Hồ Chí Minh, với Heamophilus influenzae ở đường hô hấp; 16,8% tại Hà Nội, 27,3% tại Huế, 43,1% tại thành phố Hồ Chí Minh với Staphylococus aureus ở họng người khoẻ mạnh. Phạm Văn Tất, 1999) [51] Trong đó tỷ lệ A.pneumoniae kháng erythromycin là 45,1%, kháng chloramphenicol là 24,8%, kháng norfloxacin là 2,6%. Tỷ lệ H. influenzae kháng ampicillin 47,3%, chloramphenicol là 34%, gentamycin là 1,3%, norfloxacin là 0,7%. Tỷ lệ kháng của E. coli phân lập từ phân người khoẻ mạnh là kháng ampicillin 41,3%, choramphenicol 23,3%, gentamycin và norfloxacin là 2%. Các chủng S. aureus kháng rất cao với penicillin G (80%), erythromycin (56,8%). Phạm Văn Tất, (1999) [52], kháng sinh dùng trong chăn nuôi mặc dù liều thấp nhưng thời gian dài, do đó, kháng sinh tích luỹ trong ống tiêu hoá. Kháng sinh đào thải ra ngoài theo chất bài tiết, vào đất còn tiếp tục gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất. Một số kết quả nghiên cứu ở Mỹ năm 1992 (Robyn, 2002) cho thấy, một số loại kháng sinh dùng trong chăn nuôi hiện có rất ít tác dụng điều trị một số bệnh nhiễm trùng ở vật nuôi. Trước năm 1995, ở Đan Mạch và một số nước châu Âu, avoparcin được sử dụng rất rộng rãi đã dẫn đến hiện tượng kháng vancomycin ở vi khuẩn. Khi phát hiện ra hiện tượng này, năm 1995 Đan Mạch, 1996 Đức và năm 1997 tất cả các nước EU đã cấm sử dụng Avoparcin như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Tính nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc càng được ý thức hơn khi người ta tìm thấy rằng những vi khuẩn kháng thuốc gây ra các bệnh chết người còn lớn hơn cả AID. 2.4.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng kháng thuốc Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng kháng kháng sinh như sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi, không đứng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian điều trị. Ngoài ra là vấn đề lạm dụng thuốc trong chăn nuôi - thú y Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng kháng kháng sinh đó là do sử dụng kháng sinh liều thấp trong chăn nuôi (sử dụng không đúng cách trong điều trị bệnh, phòng bệnh và dùng trong chăn nuôi như một chất kích thích sinh trưởng) dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đó là làm tăng hiện tượng kháng kháng sinh của các loài gây bệnh trên người và vật nuôi. 2.4.3.Cơ chế của sự kháng thuốc Mỗi vật nuôi và mỗi con người trong chúng ta đều là vật chủ của hàng triệu vi khuẩn với rất nhiều loài khác nhau. Một số loài có ích, thậm chí sự cộng sinh của chúng là rất cần thiết, ngược lại một số loài là tác nhân gây bệnh. Nếu kháng sinh luôn được sử dụng với liều không đủ để giết chết vi khuẩn thì chính những vi khuẩn ấy sẽ trở nên kháng thuốc. Sự kháng kháng sinh ở vi khuẩn diễn ra theo nhiều cách khác nhau như vô hoạt kháng sinh (vi khuẩn kháng Pennicillin và Chloramphenicol), loại bỏ kháng sinh và vận chuyển chúng ra khỏi tế bào (vi khuẩn kháng Tetracyclin), thay đổi điểm tác động của kháng sinh theo chiều hướng không có hại đối với vi khuẩn Sự phát triển khả năng đề kháng được thực hiện thông qua hai quá trình di truyền: Do đột biến tự phát và chủ yếu là do thu nhận các gene từ nguồn gốc bên ngoài thông qua hiện tượng chuyển gene theo chiều ngang. Hiện tượng chuyển gene theo chiều ngang xuất hiện khi các yếu tố di truyền được chuyển từ một cá thể này đến cá thể khác cùng loài hoặc khác loài. Một số kháng sinh nhất định như: Penicilline chỉ tác dụng lên lớp vỏ tế bào nên không có hiệu quả đối với những vi sinh vật không có vỏ tế bào (Mycoplasma không có lớp vỏ tế bào đặc trưng). Những vi sinh vật không cho một số kháng sinh nhất định ngấm vào bên trong do vậy làm mất tác dụng của kháng sinh đó, một số vi khuẩn Gram (-) không cho phép Penicilline ngấm vào bên trong trong. Vì vậy chúng có khả năng kháng Penicilline. Một số vi khuẩn có khả năng làm biến đổi chất kháng sinh làm cho nó mất hoạt tính, vi khuẩn Staphylococcus sinh β-Lactam, làm gẫy vòng β-Lactam của hầu hết Penicilline và làm cho chúng mất hoạt tính. Các vi sinh vật có thể đào thải một loại kháng sinh ra khỏi tế bào, do vậy nó có khả năng kháng loại kháng sinh đó. Hình thức kháng thuốc do đột biến các gene nhiễm sắc thể. Tần số xuất hiện loại đột biến này là rất thấp và xuất hiện khi vi khuẩn chịu một hàm lượng kháng sinh nhỏ hơn mức kháng sinh tiêu diệt được chúng. Hình kháng thuốc tương tự có thể xảy ra trong môi trường thủy sinh khi vi khuẩn chịu một lượng kháng sinh nhỏ hơn mức có thể tiêu diệt chúng do điều kiện sử dụng kháng sinh không đúng cách và những kháng sinh bị tan ra từ những thức ăn có trộn thuốc. Từ những điều kiện trên sự kháng thuốc được hình thành là do sự thay đổi hoạt tính ban đầu của thuốc hoặc làm giảm sự hình thành các enzym chủ chốt, do vậy đã làm giảm tác dụng của thuốc. Sự kháng kháng sinh được hình thành gián tiếp qua các gen nhiễm sắc thể của vi sinh vật không dễ dàng được di truyền lại. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn có được nhờ sự hình thành một nhân tố di truyền độc lập gọi là Plasmid trong chuỗi ADN khi chúng tồn tại trong môi trường có kháng sinh ở liều không đủ để tổn hại đến chúng và các vi khuẩn kháng kháng sinh có khả năng truyền bá tính kháng thuốc giữa các loài khác, thậm chí giữa các loài khác nhau rất xa về di truyền thông qua sự luân chuyển các Plasmid. Hình thức kháng thuốc thông qua plasmid có khả năng di truyền cho đời sau (Hoàng Thanh Phúc, 2006)[53] Ngoài ra, thay đổi vật chất di truyền đưa đến hiện tượng đề kháng cũng được gây nên bởi đột biến tự phát. Ví dụ một đột biến làm thay đổi vị trí gắng kháng sinh có thể làm giảm độ nhạy cảm kháng sinh đó và làm gia tăng đề kháng thuốc. Đặc biệt, M tuberculosis, tác nhân gây bệnh lao, vẫn là mối đe dọa cho sức khỏe loài người vì vi khuẩn này có khả năng đa đề kháng, bao gồm đề kháng với isoniazid và streptomycin. Đề kháng với streptomycin là do vi khuẩn có các đột biến làm thay đổi các đích của kháng sinh này. 2.4.4. Hậu quả của sự kháng kháng sinh ở vi sinh vật Việc phát minh ra kháng sinh đã làm thay đổi mang tính cách mạng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong những thập kỷ vừa qua đã dẫn đến sự xuất hiện rất nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh và tạo nên một mối nguy cơ toàn cầu trầm trọng đe dọa nền y học hiện đại cũng như ngành chăn nuôi. Cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm đều có khả năng đề kháng lại các thuốc điều trị vi sinh vật. Các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh (một số lớn trong đó có khả năng đa đề kháng) xuất hiện gần đây và là nguyên nhân của những mối lo ngại gồm: Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy như Shigella, Salmonella, E coli và Enterococcus faecium; các tác nhân gây bệnh đường hô hấp như Klebsiella pneumoniae và P aeruginosa; gây bệnh đường tiết niệu như E coli, M tuberculosis. Theo hội Y học Mỹ, (2007)[54], cho biết hơn 100 ngàn ca bệnh gây ra bởi Staphylococcus aureus kháng lại Methicillin (MRSA: Methicillin resisnt staphylococcus aureus) đã làm 18.600 người bị chết. Trong đó, cũng năm đó những người bị chết do HIV/AID chỉ là 17.000 người. Hậu quả của sự kháng kháng sinh ở vi khuẩn về kinh tế là rất lớn. Theo dẫn liệu của Robyn (2002), chi phí điều trị một bệnh nhân mắc bệnh lao ở Mỹ tăng từ 12000 USD (thông thường trước đây) lên 180000 USD cho những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc. Tuy nhiên, những thệt hại về kinh tế không phải là chính yếu mà vấn đề đáng lo ngại là không chỉ vật nuôi mà cả con người đang đứng trước những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. đứng trước thảm hoạ xảy ra các thảm dịch do những loài vi khuẩn kháng thuốc gây ra mà không thể kiểm soát được. Để hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, toàn bộ các nhà nước trong cộng đồng châu Âu đã cấm sử dụng kháng sinh với vai trò là chất kích thích sinh trưởng từ 1/1/2006. Ở nước ta, từ 2002, Bộ NN và PTNT cũng có quyết định cấm sử dụng một số kháng sinh bổ sung vào TA chăn nuôi như: Cloramphenicol, dimetridazole, metronidazole, furazolidor và các dẫn suất của nhóm nitrofuran. Trong thời gian tới một số kháng sinh khác cũng sẽ bị cấm và tiến tới cấm hoàn toàn các loại kháng sinh bổ sung vào TA chăn nuôi. Việc sử dụng kháng sinh trong TA chăn nuôi đã đem lại lợi ích rất lớn. Theo một báo cáo của uỷ ban sử dụng dược phẩm trong thức ăn chăn nuôi trực thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC) (Mỹ) đã thống kê thiệt hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có thể lên tới 2,5 tỷ USD mỗi năm. Một trong những lợi ích khác của việc cho phép sử dụng kháng sinh liều thấp là thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm và khuyến khích nghiên cứu, sản xuất các dược phẩm mới phục vụ cho việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ vật nuôi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tác hại của việc sử dụng kháng sinh liều thấp cũng rất lớn. Khả năng lan tràn của các vi khuẩn đề kháng kháng sinh là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Sự lây lan này có thể xảy ra giữa động vật với động vật do thức ăn bị nhiễm chất thải hoặc từ động vật lây cho người do ăn phải các thức ăn nhiễm bẩn, do xuất nhập khẩu động vật sống hoặc các sản phẩm của chúng và lây từ người sang người, đặc biệt là trong các cơ sở chăm sóc y tế. Nguy cơ tạo thành dịch hoặc đại dịch là nguy cơ có thể xảy ra và nó đặt ra một thách thức lớn cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng trên bình diện toàn cầu. Do vậy cần phải có các nghiên cứu phát triển các thuốc mới hiệu quả trong việc kiểm soát và ngừa sự lan tràn này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo hiểm hoạ mà loài người có thể phải đối mặt do sự kháng kháng sinh của vi khuẩn gây ra và WHO đang thúc đẩy một chương trình khuyến cáo tất cả các nước tiến tới cấm hoàn toàn việc sử dụng kháng sinh như một chất kích thích sinh trưởng mà phải nghiên cứu sử dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi an toàn với vật nuôi và con người ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho gia súc cải thiện được chức năng tiêu hoá của vật nuôi không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2.4.5. Giải pháp thay thế kháng sinh Khi kháng sinh đang dần dần bị cấm sử dụng hoàn toàn thì đòi hỏi chúng ta cần có các giải pháp thay thế kháng sinh. Chính vì vậy, đã có nhiều các công trình nghiên cứu thành công các chế phẩm sinh học để bổ sung vào trong khẩu phần cho thức ăn gia súc, nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Nguyễn Hồng Dung và cs (2006) [5] Một số giải pháp thay thế kháng sinh hiện đang được sử dụng phổ biến là: 2.4.5.1 Chế phẩm trợ sinh gồm 2 dạng chính - Chế phẩm probiotic là dạng sản phẩm được sản xuất bằng cách lấy vi khuẩn khoẻ trong đường ruột của gia súc khoẻ mạnh, nhận dạng, phân lập và nhân lên. - Chế phẩm prebiotic các chất được vi khuẩn trong đường tiêu hóa sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Đây là thức ăn không tiêu hóa ở ruột non mà phân giải ở ruột già để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi. 2.4.5.2.Enzym Enzym là chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự trao đổi chất trong cơ thể động vật. Mặc dù chúng tham gia vào sự phân chia và tổng hợp của nhiều chất hữu cơ nhưng chúng không có sự thay đổi. Enzym được bổ sung trong khẩu phần thức ăn với tác dụng: - Phân giải cơ chất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển (tác động gián tiếp). - Gia súc non sẽ rất tốt khi bổ sung enzym vì hệ tiêu hóa chưa phát triển tốt. - Thủy phân một số cơ chất có hại cho cơ thể. - Thủy phân xơ. Khi bổ sung enzym vào khẩu phần thức ăn cần chú ý đến hoạt tính của enzym, tính ổn định, chịu nhiệt. Vì khi ép viên thức ăn phải mất 20- 25 phút ở giai đoạn nóng 60- 900 do đó sau gai đoạn này mới phun enzym bổ sung vào. Ngoài ra bản thân enzym là một protein nên có thể gây hiện tượng dị ứng và enzym được sản xuất từ vi khuẩn mà vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. 2.4.5.3. Các chế phẩm cung cấp kháng thể Như bột huyết tương, bột trứng gà… chứa các kháng thể có thể loại bỏ vi khuẩn bệnh đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Lợn con mới đẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi không thể tự sản sinh kháng thể để chống bệnh mà phải chông cậy vào nguồn kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên, nguồn kháng thể này không đáp ứng được nhu cầu và như vậy việc bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể là cần thiết, nhất là khi kháng sinh không được đưa vào thức ăn (Vũ Duy Giảng, 2009) [7] 2.4.5.4. Kháng sinh thảo dược Theo Vũ Duy Giảng (2009) [7] Một biện pháp thay thế kháng sinh hiệu quả và không tốn kém là sử dụng kháng sinh thảo dược. Chế phẩm kháng sinh thảo dược thường gồm các hợp chất được chiết rút từ những loại thảo dược. Các hoạt chất trong các cây thảo dược này hoạt động như các chất kháng thể và chất chống oxy hóa. Nó có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả những vi khuẩn đã kháng với nhiều loại kháng sinh. Nó có thể thay thế nhiều loại kháng sinh như Tylosin, chlotetracycline, Sulfametazine, penicillin… bổ sung vào thức ăn. Chế phẩm còn có đặc điểm là không ức chế vi khuẩn có ích trong đường ruột và còn có tác dụng kích thích thèm ăn, tăng sự tiết dịch tiêu hóa, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. 2.4.5.5. Acid hữu cơ Việc bổ sung các acid hữu cơ vào khẩu phần thức ăn đã được sử dụng cách đây 10 năm, nó có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật có hại trong đường ruột, làm tăng tỷ lệ vi khuẩn có ích. Tác động chủ yếu của acid hữu cơ là trên hai loại vi khuẩn Salmonella và E.coli, làm biến đổi tế bào vi khuẩn vì vậy không gây hại cho vật nuôi. Khi bổ sung 1- 2% acid hữu cơ vào trong thức ăn dưới dạng muối có tác dụng làm tăng tiêu hóa protein, cung cấp năng lượng tốt hơn, giảm pH, bản thân acid hữu cơ cũng là nguồn cung cấp năng lượng. Khi sử dụng acid hữu cơ, không làm tăng thu nhận thức ăn, kích thích tăng trưởng, giảm đáng kể bệnh ỉa chảy (Nguyễn Thị Nga và cs) [20]. * Vai trò của Acid hữu cơ Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề sử dụng các acid hữu cơ như một giải pháp thay thế kháng sinh đạt những kết quả hết sức khả quan. Vai trò của các acid hữu cơ trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với ngành chăn nuôi là không thể phủ nhận. Nguyễn Hưng Quang (2007) [28], acid hữu cơ gồm nhiều loại acid formic, acid lactic, acid propionic, acid fumaric, acid malic, acid citric, acid succinic... Sử dụng acid hữu cơ có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện tiêu hoá, bảo vệ nhung mao, acid hoá đường ruột (Acidifer). * Tác dụng của acid hữu cơ Giảm độ pH, có ảnh hưởng kháng khuẩn. Những acid có khả năng đi xuyên qua màng tế bào vi khuẩn mà không bị phân giải. (Ostling Y Lindgre, 1993). Do acid hữu cơ hạ pH đường ruột nên ảnh hưởng tốt đến tiêu hoá và trao đổi chất, có thể như là yếu tố cải thiện hấp thu các chất dinh dưỡng. Cơ chế hoạt động của nó trên cơ sở làm cho tiêu hoá, hấp thu tốt hơn đối với khoáng, protein, năng lượng. Bản thân acid hữu cơ cung cấp nguồn năng lượng dễ tiêu cho cơ thể. (Nguyễn Hưng Quang, 2007) [28]. * Hiệu quả sử dụng của acid hữu cơ Ảnh hưởng trên dạ dày HCL tiết ra trong dạ dày động vật lúc cai sữa không đủ để hoạt động tiêu hoá thức ăn. Phản ứng pepsinogen biến thành pepsin xảy ra dưới ảnh hưởng của chất tiết dạ dày, nó có chứa acid HCL để hạ pH xuống còn 3. Nếu protein không được tiêu hoá tốt ở dạ dày thì nó sẽ tạo ra chất nền tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển tốt ở ruột non và cả ruột già. pH thấp giúp cho hoà tan chất khoáng đa, vi lượng tốt hơn, từ đó giúp cho việc hấp thu khoáng tốt hơn. Sự acid hoá đường ruột tạo ra hàng rào cản chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào ống tiêu hoá. Sự acid hoá đường ruột làm hạ pH, còn có tác dụng giải phóng ra hormone “secretin”, thúc đẩy tuyến tụy giải phóng ra chất bicarbonate và gan tiết ra nhiều dịch mật (biliary) tăng cường tiêu hoá chất béo của TA. Sự acid hoá đường ruột (acidification) không có ảnh hưởng gì đến sự sản xuất acid clohidric của những tế bào sinh acid của dạ dày, trái lại nó còn tiết kiệm được lượng HCL, trung hoà chất kiềm trong thức ăn. Trích theo Nguyễn Hưng Quang, (2007) [28]. * Cơ chế kháng khuẩn của acid hữu cơ Kháng vi khuẩn ở dạ dày: kiểm soát và khống chế sự phát triển vi khuẩn ở dạ dày, ruột. Sự kiểm soát thực hiện theo 2 cơ chế hoạt động sau: 1. Làm giảm độ pH một cách vừa phải. 2. Có khả năng đi xuyên qua màng tế bào vào trong citoplasma của vi khuẩn. Những acid hữu cơ có phân tử trọng nhỏ thì có khả năng đi xuyên qua màng tốt hơn loại có phân tử trọng lớn. 3. Khi vào bên trong tế bào vi khuẩn thì acid hữu cơ hoạt động theo 2 cơ chế: - Proton (H+) làm giảm độ pH nguyên sinh chất, bắt buộc vi khuẩn sử dụng năng lượng bản thân nó để trung hoà H+ (Salmond et al., 1984). - Anion (A-) ảnh hưởng lên sự tổng hợp DNA làm cản trở sự phân chia của tế bào vi sinh vật (Garland, 1994) (Nguyễn Hưng Quang, 2007) [28]. 2.5. Axit hữu cơ Na - butyrate một giải pháp thay thế kháng sinh 2.5.1. Công thức hoá học và cơ chế tác động Sản phẩm Na- butyrate của công ty Hồng Triển là loại bột mịn từ màu trắng cho đến màu trắng nhạt, có tính chất hút ẩm và mùi đặc trưng, không bị phân huỷ dưới ánh sáng và sức nóng. Na- butyrate có công thức phân tử: C4H7O2Na Nguyên chất: Tối thiểu 98% Trọng lượng phân tử: 110.09 Tác dụng của Na- butyrate như một chất bổ sung, là loại phụ gia mới của thức ăn Theo quảng cáo của công ty TNHH Hồng Triển thì Na- butyrate có các giá trị sau: - Phục hồi tế bào biểu bì ruột bị tổn hại. - Diệt khuẩn, ức chế vi khuẩn có hại. - Nguồn cung cấp năng lượng trực tiếp của tế bào biểu bì ruột. - Tăng lượng ăn đến 10%. - Tăng trưởng chiều dài của lông tơ biểu mô đến 30%. 2.5.2. Tác dụng của Na - butyrate đối với vật nuôi Trích theo Nguyễn Hưng Quang (2007) [28] Na- butyrate nâng cao sự phục hồi lớp tế bào niêm mạc ruột. (Galfi & Bokori, 1990). Na- butyrate kích thích tiết ra men tiêu hoá tuyến tụy như là amylase (Katoh & Studo, 1984). Na- butyrate đưa qua đường miệng làm tăng nồng độ acid trong ruột non (Galfi et al, 1993). Butyric acid làm tăng số lượng nhung mao và độ dài. Lactic acid làm tăng vi khuẩn, lên men lactic. Na- butyrate có ảnh hưởng tới sự tái tạo lớp tế bào niêm mạc ruột non như sau: Sự đổi mới lớp tế bào nhung mao: lớp tế bào nhung mao được đổi mới khoảng 5- 7 ngày một lần. Na- butyrate có khả năng thúc đẩy sự tái tạo lớp tế bào niêm mạc ruột non, làm tăng lên bề mặt hấp thu dưỡng chất. Là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho các tổ chức khác nhau. Là yếu tố dinh dưỡng trung gian trong quá trình chuyển hoá thức ăn. Na-Butyrate và những acid béo bay hơi khác có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu các chất điện giải trong ruột già và nó có tầm quan trọng trong phòng chống bệnh tiêu chảy. Trong ruột kết của người, butyrate còn có vai trò là yếu tố ngăn ngừa ung thư đại tràng. 2.5.3. Hiệu quả kinh tế mà Na- butyate mang lại Chế phẩm Na- butyate khi bổ sung vào khẩu phần ăn làm tăng tính ngon miệng, tăng lượng thức ăn ăn vào, giúp cho lợn sinh trưởng phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy nên sử dụng Na- butyrate như một chất kích thích sinh trưởng thay thế kháng sinh an toàn cho vật nuôi và sức khỏe con người. 2.5.4. Liều sử dụng Phương pháp sử dụng: trộn đều trong thức ăn, liều lượng theo chỉ định (kg/tấn). Heo Heo con Heo nhỏ Heo vừa Heo lớn Heo giống 1.0- 1.5 0.5- 1.0 0.25- 0.5 0.25- 0.5 0.5- 1.0 Gia cầm Gà thịt con Gà thịt vừa Gà thịt lớn Gà đẻ Gà giống 0.5 0.25 0.15 0.25- 0.5 0.5 Các loại khác Thỏ Cá các loại Bò con 1.5 2.0- 3.0 1.5- 2.0 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các sản phẩm thay thế kháng sinh 2.6.1. Tình hình nghiên cứu về các sản phẩm thay thế kháng sinh ở trong nước Từ việc ý thức được tác hại của tồn dư kháng sinh đến sức khỏe của con người, cùng với xu hướng chung của thế giới là hạn chế và dần dần tiến tới bãi bỏ việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Chúng ta cũng đã từng bước hạn chế và dần bãi bỏ sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Hàng năm cơ quan quản lý đều có văn bản hướng dẫn danh mục kháng sinh hạn chế và cấm sử dụng trong chăn nuôi. Tuy nhiên trong điều kiện chăn nuôi của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp, vệ sinh thú y và quản lý dịch bệnh còn nhiều bất cập nên sự hội nhập kinh tế toàn cầu trong lĩnh vực chăn nuôi của ta còn rất nhiều hạn chế. Sản phẩm chăn nuôi của ta còn hạn chế về năng lực cạnh tranh trên thị trường do giá thành còn cao và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để khắc phục những bất cập trên, những năm đây chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các sản phẩm để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Cao Thị Hoa (1999) [62] dùng EM bổ sung vào thức ăn cho lợn con thấy: EM có tác dụng làm giảm tiêu chảy ở lợn con, hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Lô thí nghiệm tăng 0,2- 0,3 kg so với lô đối chứng, với mức sai khác rõ rệt là p < 0,001. Đỗ Trung Cứ, Nguyễn Quang Tuyên, (2002) [61] dùng EM với tỷ lệ 0,2% bổ sung cho lợn con trước và sau cai sữa thì vi khuẩn như E. coli và Salmonella giảm đi rõ rệt, từ 20,92 triệu vi khuẩn/gam phân trước thí nghiệm và 16,99 triệu vi khuẩn/gam phân sau khi kết thúc thí nghiệm. Trần Quốc Việt và cs (2006)[56] đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm probiotic từ các loài vi khuẩn phân lập dược từ đường tiêu hoá, đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất và đề nghị đưa vào sản xuất thử một số sản phẩm probiotic. Trong 2 năm 2005 và 2006, (Trần Quốc Việt và cs) [30] đã thử nghiệm chế phẩm probiotic trên các đối tượng lợn và gà kết quả cho thấy chế phẩm làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn cao hơn 3,4-6% ở lợn con so với đối chứng, tốc độ sinh trưởng cao hơn 11,9%, tiêu tốn thức ăn giảm 5,3%, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 35,6%. Trên lợn thịt giai đoạn 20-50 kg bổ sung sản phẩm probiotic vào khẩu phần làm tiêu tốn thức ăn giảm 6,4%, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 30% nhưng hiệu quả với tăng trọng chưa rõ. Cao Đình Tuấn, (2006) [60] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzym Avizyme 1502 trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau đến năng suất của gà Lương phượng nuôi thịt. Theo ông: “Bổ sung 0,05% enzyme Avizyme 1502 trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau đã cải thiện được năng suất, tăng khối lượng của gà thí nghiệm 4,78- 8,69%, làm giảm tiêu tốn thức ăn 2,82- 6,37%, giảm chi phí thức ăn 1,12- 4,78%”. Phạm Duy Phẩm, (2006) [58] sử dụng các chế phẩm axit hữu cơ bổ sung vào khẩu phần lợn con với liều 0,1% Na butyrate, so sánh với lô bổ sung kháng sinh Colistine 10% với liều 0,1% trong thức ăn. Kết quả cho thấy ở lô bổ sung axit hữu cơ cho kết quả các chỉ tiêu nghiên cứu cao hơn với lô bổ sung kháng sinh. Hạn chế được số lượng E.Coli và loại trừ được vi khuẩn Salmonella trong đường ruột lợn con, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 11,4%, tốc độ sinh trưởng cao hơn 8,3%, tăng thu nhập/đầu lợn con giống 13,21% so với đối chứng. Tuy nhiên tác giả mới chỉ bổ sung một mức Na Butyrate mà chưa nghiên cứu mức bổ sung rộng hơn. Trần Quốc Việt và cs [64] sử dụng chế phẩm probiotic cho cho gà lương phượng có hiệu quả rõ rệt cả về khả năng tiêu hoá thức ăn (tỷ lệ tiêu hóa tăng từ 3,0- 7,0%); tốc độ sinh trưởng (tăng 4,7%), hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng tăng lên (giảm tiêu tốn thức ăn 7,6%). Trần Quốc Việt và cs (2007)[65]. Về kết quả nghiên cứu sử dụng chế phẩm Enzyme bổ sung trong khẩu phần lợn con, (Trần Văn Phùng và cs, (2009) [59] đã kết luận: chế phẩm enzyme protease và amylase bổ sung vào khẩu phần lợn con tác động làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn, nâng cao mức tăng trọng và hiệu quả chăn nuôi lợn con sau cai sữa. Một trong những chế phẩm đã được thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng ở Việt Nam đạt nhiều kết quả khả quan đó là chế phẩm EM. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia đã có một số đề tài nghiên cứu về các sản phẩm thay thế kháng sinh. Trong đó có đề tài của ông Phạm Duy Phẩm ở trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, bổ sung Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry trong thức ăn lợn con. (Phạm Duy Phẩm, 2006)[63] Kết quả cho thấy bổ sung chế phẩm axít hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate vào thức ăn đã cho kết quả tốt trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho lợn con giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi. - Bổ sung các chế phẩm axít hữu cơ: Adimix Butyrate và Ultracid Lac Dry vào thức ăn cho lợn con cai sữa đến 60 ngày tuổi cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn cao hơn khi sử dụng kháng sinh Colistine 10% với mức bổ sung 0,1%. - Sử dụng chế phẩm axít hữu cơ 0,1% Adimix Butyrate bổ sung vào thức ăn nuôi lợn con cho kết quả tốt nhất, so với bổ sung 0,1% kháng sinh Colistine 10%: Đã cải thiện rõ rệt pH dạ dày lợn con (đạt 3,37), hạn chế được số lượng vi khuẩn E.coli và loại trừ vi khuẩn Salmonella trong chất chứa đường ruột, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể 11,4%, nâng cao tốc độ sinh trưởng 8,3%, tăng thu nhập/1 đầu lợn con giống 13,21% (65.435, 0 đồng). Từ bã khoai mì các chuyên gia thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã tạo ra thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi kể cả thủy sản. ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp.với tỷ lệ 1 lít EM-S/25kg bã (1ml chứa 1010 tế bào vi sinh vật hữu ích). Sau ba ngày ủ làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Kết quả thử nghiệm sơ bộ trên 15-20 con lợn 1 tháng tuổi cho thấy sau ba tháng được ăn hai chế phẩm trên, lợn tăng trọng nhanh hơn 1,1-1,3kg so với những con đối chứng (chỉ ăn thức ăn bình thường). Võ Thị Hạnh với chế phẩm Probiotic Bio I và Bio II gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và enzyme tiêu hóa dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã nhận được giải thưởng WIPO dành cho nhà khoa học nữ xuất sắc nhất. Trong thủy sản, công ty công nghệ hóa sinh Việt Nam đã sản xuất những sản phẩm phục vụ công tác cải thiện môi trường nuôi tôm, cá đạt hiệu quả: BIO-DW - làm sạch nước, nền đáy ao nuôi; ngăn chặn dịch bệnh, tăng sản lượng tôm, cá. Ta thấy những kết quả nghiên cứu về sản phẩm thay thế kháng sinh ở trên là những đóng góp rất quan trọng cho ngành chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm thay thế kháng sinh nhiều hơn nữa cho ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, góp phần xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn. 2.6.2. Tình hình nghiên cứu về các sản phẩm thay thế kháng sinh ở ngoài nước Theo báo cáo của Uỷ ban sử dụng dược phẩm trong thức ăn chăn nuôi trực thuộc Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (NRC) thì thiệt hại do lệnh cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi có thể lên tới 2,5 tỷ USD mỗi năm (Donna.U. Vogt, (1999)[67] bởi vậy việc tìm kiếm các sản phẩm thay thế trở thành nhu cầu cấp bách. Trong hơn 50 năm qua, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như một chất kích thích sinh trưởng ở gia súc, gia cầm khi dùng ở liều nhỏ.Việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn với liều thấp được khẳng định là cải thiện một số chỉ tiêu trong chăn nuôi: Làm tăng lượng thức ăn thu nhận 2-6%, nâng cao mức tăng trọng 4-15%. (Morz, 2003) [38]. Tuy nhiên trong những năm gần đây có nhiều tài liệu đề cập tới việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đi liền với cảnh báo về sự mất an toàn thực phẩm, với sự hình thành đặc tính kháng kháng sinh ngày càng tăng ở vi khuẩn liên quan tới vật nuôi và con người. Trước tác động xấu của kháng sinh thế giới đã đang từng bước bãi bỏ, nghiêm cấm sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nói chung, lợn nói riêng. Trước mắt, việc bãi bỏ này gây tổn thất lớn cho chăn nuôi. Để chuẩn bị cho việc này, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu các giải pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Các giải pháp thay thế được nghiên cứu và thương mại hoá là sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme, axit hữu cơ... Các công ty, doanh nghiệp dược phẩm, thức ăn chăn nuôi rất nhanh nhạy nắm bắt và nhanh chóng làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm thay thế kháng sinh để giới thiệu trên thị trường. Ưu thế của các dòng sản phẩm này là các đặc tính ưu việt mà chúng mang lại: An toàn với vật nuôi và con người, ức chế được vi khuẩn gây bệnh và tăng cường khả năng miễn dịch cho gia súc cải thiện được chức năng tiêu hoá của vật nuôi, không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Lợn lai thương phẩm (♂ Duroc x ♀ Yorkshire) 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại trại chăn nuôi lợn thịt của hộ gia đình ở thị trấn Hát Lót - Huyện Mai Sơn - Tỉnh Sơn La. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu sự biến đổi tổ chức học niêm mạc ruột non, thông qua làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non để đánh giá sự phát triển của lông nhung. - Thí nghiệm trên đàn lợn thịt với các mức bổ sung Na butyrate khác nhau vào khẩu phần thức ăn để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm tới sự sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên đàn lợn thịt - Mổ khảo sát đánh giá khả năng sản suất và chất lượng thịt của lợn thí nghiệm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non lợn thí nghiệm * Cách lấy mẫu: Mẫu vật làm tiêu bản lấy trước 6 giờ tính từ khi giết lợn, cắt mẫu tại vị trí hỗng tràng cách tá tràng khoảng 50cm, kích thước mẫu thống nhất khoảng 3cm x 3 cm để cố định. * Cố định ngay trong dung dịch thuốc cố định Bouin trong 48 giờ * Chạy nước đến khi sạch dung dịch cố định (48 giờ) * Chuyển cồn và xylon để rút nước, rút cồn, làm trong mẫu mô * Vùi nến * Cắt lát mỏng bằng máy cắt lát vi thể: Độ dày mỗi lát cắt 4µm * Tẩy nến bằng xylon, tẩy xylon * Nhuộm tiêu bản: Sử dụng phương pháp nhuộm H.E: thuốc nhuộm Hematoxylin - Eosin. * Lên kính * Dán la men * Đọc tiêu bản dưới kính hiển vi quang học 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm bổ sung Na-Butyrate - Thí nghiệm theo phương pháp chia lô so sánh được lặp lại 2 lần đồng thời trong cùng thời gian theo sơ đồ ở bảng 3.1: Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Diễn giải ĐVT Đ/C TN1 TN2 TN3 Giống lợn lợn thương phẩm là con lai giữa (♂ Duroc x ♀ Yorkshire) Thời gian TN tháng Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 08 năm 2010 Số lượng lợn TN con 10 x 2 10 x 2 10 x 2 10 x 2 Tuổi bắt đầu TN Tháng 3 3 3 3 KL bắt đầu TN Kg/con 15,16±0,25 14,98± 0,31 14,80±0,15 14,90±0,78 Tỷ lệ ♂/♀ (%) 1/1 1/1 1/1 1/1 Yếu tố TN (%) KPCS KPCS+0,1 (%) Colistin KPCS+ 0, 25( %) Na-butyrate KPCS + 0,5 (%) Na-butyrate Thí nghiệm trên tổng số 80 lợn lai thương phẩm là con lai giữa (♂ Duroc x ♀ Yorkshire) Lợn thí nghiệm được chia làm 4 lô, mỗi lô 10 con có nhắc lại đồng thời 2 lần trên cùng một thời gian. Lô đối chứng sử dụng khẩu phần cơ sở, lô thí nghiệm 1 đươc bổ sung thêm 0,1 % colistin vào khẩu phần cơ sở, lô thí nghiệm 2 bổ sung thêm 0,25 % Na-- butyrate vào khẩu phần, lô thí nghiệm 3 bổ sung thêm 0, 5 % Na- butyrate vào khẩu phần cơ sở. 2.4.3. Thức ăn cho lợn thí nghiệm Chúng tôi sử dụng các nguyên liệu thức ăn sẵn có trên thị trường để phối trộn với thức ăn đậm đặc 115 của hãng AF Hoa Kỳ. Thức ăn nguyên liệu được ổn định trong thời gian thí nghiệm, công thức phối trộn theo hướng dẫn của công ty thức ăn gia súc Hoa Kỳ AF. Trước khi phối hợp, thức ăn nguyên liệu được phân tích thành phần hoá học để tính toán giá trị dinh dưỡng của khẩu phần * Thành phần hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn như sau: Bảng 2.2.Thành phần hoá học của thức ăn hỗn hợp nuôi lợn thí nghiệm Loại thức ăn NLTĐ (ME) Kcal/kg Protein thô (%) Ca (%) P (%) Xơ (%) Ngô 3338 9,02 2,50 3,60 14 Đậm đặc115 2900 43,00 5,00 2,50 16 Nguồn: + Sách tham khảo: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam của Nguyễn văn Thưởng (1992)[...] + Thông báo về thông số kỹ thuật thức ăn của hãng AF Hoa Kỳ. Các nguyên liệu và thức ăn đậm đặc được trộn theo tỷ lệ thích hợp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt theo hướng dẫn của hãng AF Hoa Kỳ. Kết quả phối hợp khẩu phần cơ sở (KPCS) từ thức ăn đậm đặc và ngô được trình bày ở bảng sau: Bảng 2.3. Thành phần và giá trị dinh dưỡng khẩu phần thức ăn của lợn thí nghiệm Loại nguyên liệu ĐVT Giai đoạn 15 – 25kg Giai đoạn 36 –50kg Giai đoạn >50 kg Ngô nghiền % 71,5 77 83,5 Đậm đặc 115 % 28,5 23 16.5 Tổng 100 100 100 100 Giá trị dinh dưỡng của 1kg thức ăn NLTĐ (ME) % 2900 3100 3200 Protein thô % 200 190 180 Canxi % 2,8 2,5 2,2 Phốt pho % 0, 8 0,6 0,4 2.4.4. Phương pháp chế biến thức ăn cho lợn thí nghiệm - Lô đối chứng: Không bổ sung chế phẩm Na butyrate cho ăn, trộn kháng sinh theo tỷ lệ đã xác định - Lô thí nghiệm: Sử dụng chế phẩm Na butyrate cho ăn với nồng độ 0,25-0,5 % so với tổng thức ăn hỗn hợp cho ăn (cám ngô ) trộn với đậm đặc theo tỷ lệ hướng dẫn của hãng cám AF. 2.4.5. Các bước tiến hành thí nghiệm - Giai đoạn chuẩn bị thí nghiệm: Giai đoạn này kéo dài trong một tuần, lợn con nuôi thịt hai tháng tuổi được cân khối lượng và phân vào các lô thí nghiệm để quen đàn và các điều kiện thí nghiệm khác. Lợn được tẩy giun và tiêm phòng vacxin đầy đủ, đây cũng là giai đoạn điều chỉnh để đảm bảo độ đồng đều giữa các lô. - Giai đoạn thí nghiệm chính thức: Lợn được ăn khẩu phần thí nghiệm đã tương ứng với mỗi lô đã chỉ ra ở sơ đồ nghiên cứu và được nuôi dưỡng chăm sóc theo quy trình lợn thịt, được ăn 3 bữa / ngày với chế độ ăn tự do, uống nước sạch đầy đủ. 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 2.5.1. Mật độ và độ dài lông nhung ruột non Xác định bằng phương pháp đếm số lượng lông nhung /mm2 niêm mạc, độ dài lông nhung được đo bằng đơn vị µm (micromet) trên trắc vị thị kính, tiêu bản được chụp bằng máy ảnh tự động Canon chuyên dùng cho chụp ảnh trên kính hiển vi điện tử Jeica của Đức sản xuất. 2.5.2. Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn - Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy (%) -Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy (%) = Số lợn mắc bệnh/lô x 100 Số lợn thí nghiệm/lô - Thời gian lợn mắc tiêu chảy (ngày/đầu lợn) Để biết được thời gian lợn mắc tiêu chảy chính xác, hàng ngày chúng tôi theo dõi và ghi chép lại đầy đủ từ đó có cơ sở để xác định thời gian lợn mắc tiêu chảy trong thời gian nào, kéo dài trong bao nhiêu ngày sau đó tính toán có được số liệu về thời gian lợn mắc bệnh tiêu chảy. - Thời gian an toàn (ngày/đầu lợn) Dựa vào các số liệu theo dõi về thời gian lại đầy đủ từ về tình hình mắc bệnh, thời gian mắt từ đó có cơ sở để xác định thời gian an toàn . - Số lượng vi khuẩn hiếu khí trong ruột. Chúng tôi tiến hành lấy phân 2 lần, lần 1: trước khi thí nghiệm; lần 2 là thời gian khi kết thúc thí nghiệm. Lấy phân lợn vào buổi sáng, lấy ở trực tràng và đưa vào xét nghiệm ở phòng thí nghiệm vi sinh của Viện khoa học sự sống Đại Học Thái Nguyên. 2.5.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn thí nghiệm Ảnh hưởng của chế phẩm Na butyrate đến sinh trưởng của lợn thịt được tiến hành theo dõi thông qua các chỉ tiêu sau: - Sinh trưởng tích lũy: Cân khối lượng lợn tại thời điểm kiểm tra (Tháng thí nghiệm thứ 1, tháng thí nghiệm thứ 2, tháng thí nghiệm thứ 3 và xuất chuồng). Cân lợn được đưa vào lồng sắt chuyên dụng để cân trên cân đĩa trên cùng một chiếc cân và một người cân, cân vào buổi sáng, trước lúc cho ăn. - Sinh trưởng tuyệt đối: + Khối lượng lợn qua các kỳ cân: Cân định kỳ một tháng cân một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn, sinh trưởng tuyệt đối được tinh theo công thức sau: Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày) = W1-Wo T Wo: Là khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Là khối lượng kết thúc lúc theo dõi (g) A: Là độ sinh trưởng tuyệt đối g/con/ngày To: Là thời điểm bắt đầu theo dõi (ngày) T1:Là thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) - Sinh trưởng tương đối: + Tăng khối lượng tương đối là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát, sinh trưởng tương đối (%) được xác định theo công thức: W1- W0 R (%) = x 100 W1 + W0 2 W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi R: Sinh trưởng tương đối 2.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi về thức ăn - Tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng trọng lợn Tổng khối lượng thịt tăng = Khối lượng cuối kỳ - khối lượng đầu kỳ Tiêu tốn thức ăn cho 1kg khối lượng = Tổng khối lượng thức ăn/Tổng khối lượng thịt tăng. - Khả năng sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm Số thức ăn lợn ăn được / con / ngày. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 Kg tăng khối lượng Tiêu tốn ME/kg tăng KL (Kcal) = Mức ME/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg) Tổng KL sống tăng trong kỳ (kg) Tiêu tốn Protein cho 1 kg tăng khối lượng Tiêu tốn CP/kg tăng KL (g) = Mức CP (g)/kgTĂ x Tổng TĂ tiêu thụ (kg) Tổng KL sống tăng trong kỳ (kg) 2.5.5. Các chỉ tiêu mổ khảo sát đánh giá năng suất thịt của lợn thí nghiệm Lợn được mổ khảo sát theo tiêu chuẩn Việt Nam như sau: - Lợn mổ khảo sát không cho ăn 24 giờ, cho uống nước bình thường - Cân khối lượng sống từng con - Chọc tiết để chảy hết tiết, sau đó cạo lông rửa sạch, tiến hành mổ để xác định chỉ tiêu. Sau khi mổ phanh lấy hết phủ tạng ra ngoài, để lại hai lá mỡ, hai quả thận, rửa sạch để cho ráo nước, sau đó cân để xác định khối lượng thịt móc hàm. Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg) x100 khối lượng sống (kg) + Xác định khối lượng thịt xẻ bằng công thức: Pthịt xẻ = Pmóc hàm - (P đầu + P4 chân) + Xác định tỷ lệ thịt xẻ bằng cách: Cắt đầu vị trí sát gốc tai, cắt 4 chân tại khớp cổ chân. Cân khối lượng thịt xẻ (trừ đầu, 2 lá mỡ, 2 quả thận). Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) x 100 Khối lượng hơi sống (kg) Tỷ lệ thịt nạc (%) = Khối lượng thịt nạc x 100 Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ thịt mỡ (%) = Khối lượng thịt mỡ x 100 Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ xương (%) = Khối lượng xương x 100 Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ da (%) = Khối lượng da x 100 Khối lượng thịt xẻ Tỷ lệ hao hụt (%) =  KL thịt xẻ- (KL nạc+KL mỡ+KL da+KL xương) x100 KL xẻ (kg) Dài thân thịt: Dùng thước dây kéo thẳng, đo từ đốt sống ngực thứ nhất (xương sườn đầu tiên) đến mấu xương khum. Diện tích cơ thăn: Chính là diện tích cơ dài lưng được đo tị vị trí xương sườn cuối. Đo diện tích cơ dài lưng bằng cách dùng giấy kẻ ô ly đặt lên vùng diện tích cơ dài lưng rồi đếm số ô vuông trên diện tích ấy. 2.5.6.Các chỉ tiêu chất lượng thịt - Tỷ lệ vật chất khô trong thịt lợn thí nghiệm - Tỷ lệ protein trong thịt (%) Các chỉ tiêu chất lượng thịt, tỷ lệ vật chất khô được phân tích ở phòng thí nghiệm sinh hoá của Viện Khoa Học Sự Sống theo các TCVN tương ứng. 2.5.7. Các chỉ tiêu về kinh tế 2.5.7.1. Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp (đồng/kg) Chi phí trực tiếp = Tổng chi phí trực tiếp (đồng) Tổng khối lượng lợn xuất chuồng (Kg) + Tổng chi phí trực tiếp bao gồm: Chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, Na butyrat, các chi phí khác... + Tổng thu: Là tổng khối lượng lợn xuất bán x giá tiền/1kg lợn 2.5.8. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Minitab 14.0 của Mỹ, ngoài ra một số tham số được tính toán theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, (2004 ) [...] Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu sự biến đổi trạng thái đường tiêu hóa của lợn TN được bổ sung Na- butyrate Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Na- butyrate đến trạng thái chức năng đường tiêu hoá của lợn, chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lấy mẫu làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non để quan sát, đánh giá và đo độ dài nhung mao ruột non. 3.1.1. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của chế phẩm Sodium- butyrate đến sự phát triển độ cao của nhung mao ruột non Nhung mao (lông nhung) là một phần cấu tạo của ruột non nằm trên bề mặt lớp niêm mạc ở mặt trong của ruột non, đây là phần có cấu trúc đặc biệt, có tác dụng làm tăng bề mặt tiếp xúc của ruột non với thức ăn. Nhung mao phân bố với mật độ dày đặc, số lượng khoảng 20-40 cái/mm2, mỗi nhung mao là một phần lồi lên trên niêm mạc như một ngón tay, độ dài, ngắn khong cố định và được bao phủ bằng một lớp biểu mô trụ. Trong nhung mao co mạng lưới mao mạch và mạch bạch huyết. Mỗi nhung mao lại được bao phủ mặt ngoài bằng vô số vi nhung. Kết quả của cấu trúc trên đã làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của niêm mạc ruột non lên hàng trăm lần (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2006) [32]. Để nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi tiến hành mổ giết mỗi lô 3 lợn con có khối lượng/con tương đương với khối lượng trung bình/con trong lô ở thời điểm kết thúc thí nghiệm. Lợn được mổ vào buổi sang sớm khi còn đói, các mẫu không tràng (là phần ruột non có chức năng hấp thu tốt nhất) đã được thu và bảo quản trong dịch Boui theo yêu cầu của phương pháp tổ chức học làm tiêu bản ruột non. Mẫu sau khi thu, được đưa về phòng thí nghiệm mô phôi để tiến hành các khâu xử lý kỹ thuật trước khi cắt lát tiêu bản bằng máy microton. Sau các công đoạn: Chạy nước đến khi sạch dung dịch cố định (48 giờ) Chuyển cồn và xylon để rút nước, rút cồn, làm trong mẫu mô Vùi nến Cắt lát mỏng bằng máy cắt lát vi thể: độ dày mỗi lát cắt 4µm Tẩy nến bằng xylon, tẩy xylon lát cắt tiêu bản được đưa lên phiến kính để nhuộm và dán la men. Các tiêu bản lát cắt ruột non của lợn thí nghiệm sau đó được đưa lên kính hiển vi quang học ở độ phóng đại (10x20) để soi và lựa chọn những tiêu bản đạt yêu cầu chuyên môn. Nhung mao ruột non trên tiêu bản đựơc đo bằng trắc vi thị kính với số mẫu đo (n=30/lô) để lấy giá trị trung bình. Kết quả xác định độ cao trung bình của nhung mao ruột non trên các lô lợn thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.1. Bảng 3.1: Kết quả xác định độ dài của nhung mao ruột (Đơn vị tính micromet - µ) LôTN Thông số Đ/C (n=20) TN1 (n=20) TN2 (n=20) TN3 (n=20) ± m 6,28a±0,82 6,32a±0,76 7,54b±0,81 7,62b±0,73 So sánh (%) 100,00 100,64 120,06 121,34 Ghi chú: các chữ cái trên đầu số chỉ độ dài nhung mao thể hiện sự sai khác rõ rệt có ý nghĩa thống kê với (P<0,001) Kết quả làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non của lợn thí nghiệm được thể hiện rõ ở các hình minh hoạ. Hình 3.1: Lát cắt tiêu bản lô ĐC Hình 3.2: Lát cắt tiêu bản lô TN1 Hình 3.3: Lát cắt tiêu bản lô TN2 Hình 3.4: Lát cắt tiêu bản lô TN3 Kết quả đo được ở bảng 3.1 và tiêu bản đã được chụp ảnh minh hoạ cho thấy nhung mao ở ruột non phát triển rất mạnh ở cả ba lô lợn thí nghiệm, trong đó các lô thí nghiệm 2, lô thí nghiệm 3 có bổ sung Na-Butyrate 2,5% và 5% có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ruột non, làm cho hệ thống nhung mao ruột non phát triển cao hơn lô ĐC, cao hơn lô thí nghiệm 1 dùng kháng sinh có chất kích thích sinh trưởng. Độ dài nhung mao ruột đạt cao nhất ở lô TN3 (bổ sung 5% Na-butyrate) là 7,62µ, sau đó đến lô TN2 (bổ sung 2,5% Na-butyrate) là 7,54 µ và lô thí nghiệm 1 sử dụng 0,1 % colistin là 6,32 µ còn lô ĐC không bổ sung gì chỉ đạt 6,28µ chênh lệch nhau khá lớn. Nếu so sánh độ dài lông nhung ruột non của lô TN2, lô TN3 với lô ĐC thì chênh lệch độ dài lần lượt là 1,26µ và 1,34 µ tương ứng cao hơn 20,06% và 21,34%. Còn ở lô TN1 (bổ sung 0,1% colistin) độ cao nhung mao đạt 6,32µ cao hơn lô ĐC 0,04µ tương ứng cao hơn 0,64%, kém hơn không đáng kể so với lô TN2 với kết quả là 0,42µ với p>0,05. Giải thích về sự sai khác này, tác giả Nguyễn Hưng Quang (2007) [29] đã cho biết, axit hữu cơ nói chung, Na-butyrate nói riêng là chế phẩm probiotic thay thế kháng sinh có tác động tốt tới hệ nhung mao ruột. Na-butyrate là nguồn năng lượng trực tiếp cho lông nhung, nó kích thích mạnh sự phát triển và tái tạo hệ thống nhung mao. Kết quả nghiên cứu về tổ chức học nhung mao ruột non thu được ở trên là một bằng chứng thực nghiệm để giải thích sự tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng ở ruột non của lợn được bổ sung Na-butyrate và chính sự tăng cường hấp thu này đã làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn, từ đó làm tăng tốc độ sinh trưởng của lợn. 3.2. Tình hình chung về tiêu chảy trên đàn lợn 3.2.1. Tình hình lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy Lợn con giai đoạn sau cai sữa và chuyển sang giai đoạn nuôi thịt thường hay bị bị rối loạn tiêu hóa, một trong những nguyên nhân gây nên là lợn chưa quen với thức ăn mới về thành phần các chất dinh dưỡng. Chúng tôi tiến hành theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn nuôi thịt để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn thí nghiệm đến sức khỏe của của lợn thịt. Số liệu theo dõi về số lượng lợn mắc tiêu chảy được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Tình hình mắc tiêu chảy trên đàn lợn Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Đ/C TN1 TN2 TN3 Số lợn con theo dõi (con) 20 20 20 20 Thời gian theo dõi lợn (ngày) 121 121 121 121 Số lợn mắc tiêu chảy (con) 5 4 4 3,5 Thời gian lợn mắc bệnh (ngày) 15 12 11 10 Thời gian an toàn (ngày) 106 107 110 112 Tỷ lệ mắc bệnh (%) 25 20 20 15 Số liệu thu được cho thấy ở tất cả các lô thí nghiệm đều có lợn bị rối loạn tiêu hóa với tỷ lệ tương đối cao, lô đối chứng có 5 con mắc chiếm tỷ lệ 25%, lô thí nghiệm 1 có 4 con mắc chiếm tỷ lệ 20%, lô thí nghiệm 2 có 4 con mắc chiếm tỷ lệ 20%, lô thí nghiệm 3 có 3,5 con mắc chiếm tỷ lệ 17,5%. Ta thấy thời gian mắc tiêu chảy ở lô đối chứng là cao nhất là 15 ngày mắc bệnh, thời gian mắc tiêu chảy ở lô thí nghiệm 1 cao thứ 2 với 12 ngày mắc, thời gian mắc tiêu chảy ở hai lô thí nghiệm 2 và 3 tương đương nhau là 11;10 ngày mắc. Thời gian an toàn không mắc tiêu chảy cao nhất ở lô thí nghiệm 3 là 112 ngày, thời gian an toàn cao thứ 2 là lô thí nghiệm 2 là 110 ngày, thời gian an toàn ở lô thí nhiệm 1 và lô đối chứng là 107; 106 ngày. So sánh giữa các lô chúng tôi thấy lợn bị rối loạn tiêu hóa giữa các lô chênh lệch nhau không lớn, hiện tượng này theo chúng tôi là do ảnh hưởng của việc chuyển đổi thức ăn từ giai đoạn cai sữa sang giai đoạn nuôi thịt nên tiêu hóa của lợn chưa thich nghi với thức ăn đó chứ không phải do yếu tố thí nhiệm gây ra, sau khi được điều trị tất cả số lợn bị tiêu chảy đều khỏi bệnh. Để giải thích lý do lợn thí nghiệm mắc tiêu chảy thấp và thời gian an toàn cao so với lô đối chứng ở cả ba lô thí nghiệm 1, 2, 3, theo chúng tôi là do bổ sung chế phẩm Na- butyrate vào trong thức ăn của lợn thí nghiệm.Chế phẩm Na- butyrate là một loại acid hữu cơ, khi bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn, có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện tiêu hóa, bảo vệ và kích thích lớp nhung mao đường ruột phát triển, hạ pH đường ruột nên có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại như E.coli và Salmonella... làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tăng khả năng sinh trưởng. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu về số lượng vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn thí nghiệm Cơ thể gia súc tiêu hóa tốt hay không tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố vi sinh vật trong đường tiêu hóa là là một yếu tố quan trọng, nó giúp cho quá trình tiêu hóa tốt, dẫn đến quá trình sinh trưởng phát triển tốt. Nếu vì một lý do nào đó làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi lợn. Để biết được số lượng vi khuẩn hiếu khí ở thời gian trước và sau khi thí nghiệm chúng tôi đã lấy phân lợn 2 lần vào giai đoạn trước và kết thúc thí nghiệm để xác định ở phòng thí nghiệm Viện Khoa Học Sự Sống Đại Học Thái Nguyên. Kết quả về số lượng vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Số lượng vi khuẩn vi khuẩn hiếu khí trong phân của lợn thí nghiệm (Triệu /g phân) Lô TN Thời gian Đ/C TN1 TN2 TN3 Đầu kỳ TN 37,67 42,0 46,0 57,67 Cuối kỳ TN 42,11 2,26 2,43 3,56 Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy: Trước khi thí nghiệm số lượng vi khuẩn hiếu khí ở 4 lô thi nghiệm là tương đương nhau, 37, 67 triệu vi khuẩn / 1g phân ở lô đối chứng, 42 triệu/ 1g phân ở lô thí nghiệm 1, 46 triệu / 1g phân ở lô thí nghiệm 2; 57,67 triệu / 1g phân ở lô thí nghiệm 3. Nhưng sau khi thí nghiệm số lượng vi khuẩn hiếu khí ở bốn lô khác nhau, ở lô thí nghiệm 1, lô thí nhiệm 2, lô thí nghiệm 3 giảm xuống rất thấp so với số liệu trước khi thí nghiệm, lô thí nghiệm 1 số lượng vi khuẩn giảm xuống thấp nhất chỉ còn lại là 2,26 triệu / 1g phân, lô thí nghiệm 2 giảm xuống còn là 2,43 triệu / 1g phân, lô thí nghiệm 3 là 3,567 triệu / 1g phân, riêng lô đối chứng số lượng vi khuẩn tăng lên 37,67 triệu/ 1g phân, tăng lên 4,44 triệu /1g phân so với số liệu trước khi thí nghiệm. Từ kết quả trên chúng tôi cho rằng ở lô thí nghiệm 1 có bổ sung 0,1% colistin, ở lô thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 bổ sung muối Na-butyrate 0,25%;0,5% vào khẩu phần ăn cho lợn chế phẩm này có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật có hại, thúc đẩy các quá trình đồng hóa và dị hóa, vì vậy vi sinh vật hiếu khí ở đường ruột giảm xuống thấp như kết quả trên. Kết quả nghiên cứu về số lượng vi khuẩn hiếu khí ở lô đối chứng của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của đặng khánh vân, Tạ Thị Minh và cs [..] cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí của lợn từ 41%-100 % số lượng vi khuẩn tăng dần theo lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu ở lô thí nghiệm 2 và lô thí nghiệm 3 của chúng tôi cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thơm, Nguyễn Quang Tuyên […..] Khi sử dụng chế phẩm EM bổ sung vào thức ăn cho lợn thịt tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli giảm xuống từ 50, 89 triệu/g phân ở đầu thí nghiệm xuống còn 39, 85 triệu /g phân ở sau thí nghiệm, vi khuẩn Sallmonella giảm xuống từ 28,23 triệu/g phân ở đầu thí nghiệm xuống còn 18,89 triệu/g phân ở sau thí nghiệm. 3.3. Kết quả theo dõi về ảnh hưởng của chế phẩm Na butyrate đến sinh trưởng của lợn thịt. 3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là thời điểm thực hiện các phép đo.Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của vật nuôi. Để theo dõi sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn từng tháng kết quả theo được trình bày ở bảng sau. Bảng 3.4.Sinh trưởng tích luỹ của lợn thí nghiệm (kg/con) (n=10 con) Diễn giải ĐC TN 1 TN 2 TN 3 ± m ± m ± m ± m Bắt đầu TN 15,16±0,25 14,98± 0,31 14,80±0,15 14,90±0,78 Tháng TN 1 31,22±0,62 31,74±0,80 33,18±0,75 33,86±0,79 Tháng TN 2 50,50±0,79 51,90± 1,12 54,78±0,80 56,98±0.29 Tháng TN 3 80,94 ± 1,32 82,10± 1,13 85,64 ±1,55 89,66 ±0.65 Tháng TN 4 108,16± 1,97 114,08± 1,92 117.02 ± 2,35 124,10±0.55 Toàn kỳ 93,28 a ±2,00 99,28 ab ± 1,84 102,32b ± 2,30 109,36 bc ±0 ,568 So sánh (%) 100 106,43 109,69 117,23 s Ghi chú : Các chữ cái a,b, c trên đầu số liệu chỉ kí hiệu của lợn thí nghiệm, thể hiện có sai khác thống kê tin cậy ở mức (P<0,001) Qua bảng 3.4.chúng ta thấy: Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau (P>0,05), khối lượng lợn trung bình của lô đối chứng 15,16 kg, lô TN1 là 14,98 kg, lô TN2 là 14,8 kg, lô TN3 là 14,9 kg. Trong giai đoạn đầu mặc dù lợn được ăn khẩu phần ăn khác nhau, lô TN1 có bổ sung 0,1 % colistin, lô TN2 bổ sung 2,5% và lô TN2 bổ sung 5% Na Butyrate, nhưng do lượng thức ăn tiêu thụ chưa nhiều cho nên ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm đến sinh trưởng của lợn TN chưa rõ rệt. Sau một tháng thí nghiệm cả bốn lô đã có sự sai khác về khối lượng tuy nhiên sai khác là chưa nhiều, khối lượng lúc một tháng tuổi lô đối chứng đạt khối lượng là 31,22 kg/con, lô thí nghiệm 1 là 31.74 kg/con, lô thí nghiệm 2 đạt 33.18 kg/con, lô thí nghiệm 3 là 33.86 kg/con. Từ tháng thí nghiệm thứ 2 trở đi lợn ăn được nhiều hơn nên khả năng tăng trọng nhanh hơn và tốc độ tăng trọng tương đối đều cho đến tháng TN4 sự sai khác về khối lượng giữa các lô rất rõ rệt, khối lượng trung bình lô đối chứng đạt 108.16 kg/con, khối lượng trung bình lô thí nghiệm 1 đạt 114.08 kg/con, khối lượng trung bình lô thí nghiệm 2 đạt 117.02 kg/con, khối lượng trung bình lô thí nghiệm 3 đạt 124.10 kg/con. So sánh sự chênh lệch khối lượng trung bình giữa lô ĐC với các lô TN ta thấy lô đối chứng khả năng tăng trọng bình quân/con/đợt thí nghiệm thấp nhất, thấp hơn lô thí nghiệm 1 là 1.50 kg/con, thấp hơn lô thí nghiệm 2 là 2.26 kg/con, thấp hơn lô thí nghiệm 3 là 4.02 kg/con. Tính chung cả giai đoạn thí nghiệm thì sinh trưởng tích lũy toàn kỳ của lợn con lô ĐC là 93,28 kg/con/kỳ, lô TN1 là 99,28/con/kỳ, lô TN2 là 102,32/con/kỳ, lô TN3 là 109,36 /con/kỳ, so với lô ĐC thì lô TN1 tăng trọng cao hơn là 6kg/con, lô TN2 cao hơn 9kg/con, lô TN3 cao hơn 16,1kg tương ứng cao hơn 6,43% lô TN1, 9,69% ở lô TN2, 17,23% ở lô TN3. Kết quả trên cho thấy rõ hiệu quả của việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt và kết hợp với bổ sung chế phẩm Na Butyrate vào khẩu phần ăn.Theo Nguyễn Hưng Quang (2007) [...] đã cho biết, axit hữu cơ nói chung, Na-butyrate nói riêng là chế phẩm probiotic thay thế kháng sinh có tác động tốt tới hệ nhung mao ruột. Na-butyrate là nguồn năng lượng trực tiếp cho lông nhung, nó kích thích mạnh sự phát triển và tái tạo hệ thống nhung mao Na-butyrate là chế phẩm probiotic thay thế kháng sinh có tác động tốt tới hệ nhung mao ruột. Na-butyrate là nguồn năng lượng trực tiếp cho lông nhung, nó kích thích mạnh sự phát triển và tái tạo hệ thống nhung mao lợn. vì vậy các lô thí nghiệm đã tăng trọng cao hơn lô ĐC. Những biến động về khả năng sinh trưởng tích luỹ của lợn thịt được còn được minh hoạ bằng đồ thị sinh trương như sau: Hình 3.5: Biểu đồ Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Biểu đồ 3.3 cho thấy: Khối lượng của lợn thí nghiệm tăng lên khá đều đặn qua các tháng tuổi. Ở tháng thí nghiệm thứ nhất đường biểu diễn tăng khối lượng cơ thể của 4 lô luôn theo sát nhau, vì trong tháng này khối lượng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng chênh lệch nhau không đáng kể. Nhưng đến tháng thứ 3, tháng thứ 4 đường biểu diễn khối lượng của lợn thí nghiệm ở 4 lô cách xa nhau hẳn, từ đó cho thấy sinh trưởng tích luỹ của các lô thí nghiệm cao hơn hẳn lô đối chứng, điều đó chứng tỏ rằng hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm Na Butyrate tác động vào lợn thí nghiệm là rất đáng kể. 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm Dựa trên cơ sở số liệu về khối lượng cơ thể cân theo tháng tuổi chúng tôi đã tính toán kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm. Đây là những chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện tốc độ sinh trưởng bình quân trên một đơn vị khảo sát. Nó thể hiện quy luật sinh trưởng của lợn, sự ổn định về điều kiện chăn nuôi nói chung và sức khoẻ của lợn nói riêng. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) tính bình quân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần ăn để cải thiện trạng thái chức năng của đường tiêu hoá và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt ở Hát Lót - Mai Sơn - Sơn La.doc
Tài liệu liên quan