Đề tài Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang

Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang: Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó đã trở thành một lãnh vực kinh doanh phổ biến ở tất cả các nền kinh tế. Đặc biệt, ở Việt Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn định để bảo hiểm phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở ...

pdf78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Ngày nay, nó đã trở thành một lãnh vực kinh doanh phổ biến ở tất cả các nền kinh tế. Đặc biệt, ở Việt Nam sau khi luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã tạo nên hành lang pháp lý ổn định để bảo hiểm phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện xảy ra. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động hết sức phức tạp nhất là trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường ngày càng nhiều, sức ép cạnh tranh ngày một lớn và gay gắt thì sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có các chiến lược và biện pháp thích hợp để kinh doanh có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra. Với những lý do nêu trên nên em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang” làm luận văn tốt nghiệp II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Trọng tâm của đề tài: - Đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Minh An Giang. - Đánh giá hiệu quả của một số loại hình bảo hiểm do Bảo Minh An Giang triển khai trên địa bàn hoạt động. - Đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả & giảm thiểu rủi ro. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra cần tiến hành một số nội dung sau: - Đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo Minh An Giang thông qua các khoản mục trong báo cáo kết quả: doanh thu, chi phí, lợi nhuận để có cái nhìn khái quát về hiệu quả trong quá khứ - Tiến hành phân tích tình hình doanh thu, chi bồi thường của một số nghiệp vụ, từ đó rút ra môt số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hay không hiệu quả để có phương hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Đề ra các giải pháp giúp Bảo Minh An Giang nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thu thập số liệu - Trực tiếp xin số liệu ở chi nhánh. - Thu thập các số liệu trên báo chí, internet cùng các kiến thức đã học 2. Phương pháp phân tích số liệu Trong quá trình phân tích phương pháp sử dụng chủ yếu là so sánh. Đây là phương pháp dùng để so sánh giữa thời kỳ này với thời kỳ khác, từ đó thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bảo Minh An Giang hoạt động trong lãnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Vì vậy muốn đánh giá chính xác hiệu quả nhằm đề ra các biện pháp nâng cao hiệu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải có quá trình nghiên cứu lâu dài về mọi mặt và am tường tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm. Tuy nhiên do khả năng có hạn, em chỉ nghiên cứu khái quát thông qua các số liệu thu thập được tại chi nhánh và chỉ tập trung vào một số nghiệp vụ chủ yếu. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương KẾT LUẬN Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nói chung, Bảo Minh An Giang nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn nhất là chi nhánh chỉ mới thành lập 6 năm trở lại đây nhưng đơn vị dần đi vào hoạt động ổn định, quy mô đang được mở rộng, không ngừng cải thiện và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của tập thể nhân viên trong chi nhánh trong chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tạo thêm uy tín đối với khách hàng gần xa khi đến với chi nhánh bằng cách tăng cường công tác giám định giải quyết bồi thường nhanh chóng. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh đang từ bước nâng cao, trong khi các rủi ro thì từng bước giảm thiểu, tình hình tài chính đang được cải thiện theo chiều hướng tốt Tuy nhiên, Bảo Minh An Giang còn một số hạn chế trong công tác quản lý công nợ, nợ quá hạn dây dưa kéo dài, chi phí, tình hình bồi thường còn khá cao ở một số loại hình truyền thống. Vì thế chi nhánh nên sớm có biện pháp khắc phục tình trạng này Chi nhánh luôn được sự hổ trợ giúp đỡ của các sở ban ngành trong tỉnh nên Bảo Minh An Giang nổ lực cố gắng để xứng đáng với sự quan tâm đó. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM I. CÁC KHÁI NIỆM 1. Tổn thất 1.1 Định nghĩa Tổn thất là sự hư hỏng mất mát hoặc thiệt hại một đối tượng nào đó ngoài ý muốn của chủ sở hữu. 1.2 Phân loại tổn thất ™ Căn cứ vào mức độ thiệt hại: tổn thất được chia làm 2 loại: + Tổn thất bộ phận: hư hỏng, mất mát một phần giá trị tài sản. + Tổn thất toàn bộ: mất toàn bộ giá trị sử dụng, mất toàn bộ giá trị. ™ Căn cứ vào khả năng lượng hóa của tổn thất: + Tổn thất xác định được: là loại tổn thất tài chính có thể quy đổi ra tiền tệ. + Tổn thất không thể xác định được: là loại tổn thất mà khi nó xảy ra người ta không thể lượng hóa quy đổi ra tiền được. ™ Căn cứ vào mối quan hệ giữa tổn thất và các loại quyền lợi đang có: + Tổn thất riêng: tổn thất xảy ra liên quan đến một quyền lợi. + Tổn thất chung: liên quan đến tất cả các quyền lợi và mỗi quyền lợi phải gánh chịu một phần tổn thất. 2. Rủi ro 2.1 Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên theo nhiều tác giả: “ Rủi ro là một biến cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống lại điều đó người ta có thể yêu cầu bảo hiểm”. 2.2 Nguồn gốc rủi ro ™ Nguồn gốc tự nhiên: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 1 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Do con người chưa nhận thức được hết các quy luật của tự nhiên hoặc không đủ khả năng chế ngự hết những tác động của tự nhiên dù đã nhận biết được quy luật. ™ Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển với việc phát minh ra các máy móc, các phương tiện tinh vi, hiện đại. Và cũng chính những thành tựu đó làm nảy sinh các rủi ro đe dọa đời sống con người khi có sự mất khả năng kiểm soát, chế ngự nhất thời. Bên cạnh đó, xã hội phát triển cùng với các mối quan hệ nảy sinh càng ngày càng nhiều, càng phức tạp và không phải lúc nào cũng diễn một cách thuận lợi. Các mâu thuẩn tất yếu sẽ phát sinh dẫn đến phá vỡ các mối quan hệ xã hội, trở thành một trong những nguyên nhân làm phát sinh các rủi ro dẫn đến các hậu quả tổn thất. 2.3 Nguyên nhân rủi ro ™ Khách quan: là những rủi ro xảy ra nằm ngoài hoạt động của con người. ™ Chủ quan: do con người tạo ra. 2.4 Phân loại rủi ro ™ Căn cứ vào khả năng tính toán: - Rủi ro đo được: tính được xác suất xảy ra. - Rủi ro không đo được: không tính được xác suất xảy ra. ™ Căn cứ ảnh hưởng của rủi ro với các cộng đồng trong nền kinh tế. - Rủi ro riêng: là những rủi ro tác động đến một hoặc một nhóm người. - Rủi ro chung: là những rủi ro tác động đến tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế. ™ Căn cứ vào tính chất của rủi ro. - Rủi ro cơ bản. - Rủi ro đầu cơ… SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 2 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 3. Nguy cơ: là một thuật ngữ dùng để báo động rủi ro sắp xảy ra hoặc rủi ro gần kề. 4. Hiểm họa: thuật ngữ hiểm họa thường được dùng trong các đơn bảo hiềm “mọi rủi ro”. Nó biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc sự cố không chắc chắn nào đó có ảnh hưởng đến nhiều người khác nhau với tư cách khác nhau. 5. Bảo hiểm Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm 5.1 Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động bảo hiểm: bảo hiểm là sự cộng đồng hóa rủi ro, lấy số đông bù cho số ít. 5.2 Căn cứ vào mối quan hệ pháp lý: bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một người (được bảo hiểm) tự cam đoan đóng một số tiền (phí bảo hiểm) cho mình hoặc người thứ 3 trong trường hợp rủi ro xảy ra (sự cố bất ngờ và gây thiệt hại) sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường từ một bên khác (nhà bảo hiểm). Nhà bảo hiểm sẽ nhận trách nhiệm với toàn bộ rủi ro và bồi thường thiệt hại dựa theo các quy luật thống kê. 5.3 Căn cứ vào nghiệp đoàn bảo hiểm Lloyd’s: bảo hiểm là sự đóng góp của số đông người vào sự bất hạnh của số ít người. 5.4 Căn cứ vào mục đích hoạt động của bảo hiểm: bảo hiểm là sự dự trữ chất từ số đông người nhằm bù đắp, khắc phục hậu quả tổn thất xảy ra cho một số ít người trong đám đông đó đảm bảo cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của cả cộng đồng được thường xuyên và liên tục. II. MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM BẢO MINH AN GIANG KHAI THÁC 1. Bảo hiểm thân tàu biển ™ Mục đích bảo hiểm thân tàu biển khôi phục tình trạng thân tàu khi tổn thất xảy ra nhằm giúp chủ tàu tiếp tục vận chuyển kinh doanh. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 3 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Đối tượng bảo hiểm: tàu biển các loại chạy tuyến trong và ngoài nước. ™ Phạm vi bảo hiểm: Tổn hại và tổn thất của thân tàu do hiểm họa trên biển, trách nhiệm đâm va tàu khác, tổn thất chung và cứu hộ, chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất 2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển ™ Đối tượng bảo hiểm: các chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không phải thuê tàu chuyến). ™ Phạm vi bảo hiểm: - Trách nhiệm theo luật định đối với thuyền viên, hành khách, công nhân bốc xếp, những người thứ ba khác về ốm đau, thương tật, thiệt mạng. - Trách nhiệm đâm va tàu khác, phần trách nhiệm vượt quá trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm đối với con người trên cả 2 tàu. -Trách nhiệm đâm va cầu cảng, các công trình tài sản trên bờ hay dưới nước. - Trách nhiệm ô nhiễm dầu, chi phí tẩy rửa, tiền phạt. - Trách nhiệm vớt xác tàu, các chi phí thấp sáng, trục vớt, di chuyển, phá hủy. - Trách nhiệm tiền phạt trong các trường hợp vi phạm hợp đồng về an toàn lao động, luật hải quan, nhập cảnh. - Chi phí tố tụng và các chi phí khác. 3. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa ™ Đối tượng bảo hiểm: mọi hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy trong lãnh thổ Việt Nam (các hàng hóa đi và về ở các nước lân cận cũng có thể được bảo hiểm) ™ Phạm vi bảo hiểm: Tổn thất và tổn hại của hàng hóa trong quá trình chuyên chở bị gây ra bởi cháy nổ, động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét hay SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 4 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương phương tiện vận chuyển bị đâm, lật, rơi, mắc cạn, dâm va, trật bánh, cây đổ, cầu đường bị sập, phương tiện chở hàng mất tích. 4. Bảo hiểm xuất nhập khẩu ™ Hàng hóa xuất nhập khẩu thường gặp rất nhiều rủi ro gây ra những hư hỏng, mất mát. Vì vậy để bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong trường hợp có tổn thất và tạo tâm lý an toàn trong kinh doanh cần thiết phải có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. ™ Đối tượng bảo hiểm: hàng hóa xuất khẩu bao gồm cả lãi dự tính (cao nhất 10%), phí bảo hiểm và cước vận chuyển cùng các tổn thất khác. ™ Điều kiện bảo hiểm: - Theo quy tắc về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển do bộ tài chính ban hành năm 2000. -Theo điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển hoặc đường hàng không ICC 01/01/1982 của hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn. 5. Bảo hiểm tai nạn con người ™ Đối tượng bảo hiểm: mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 – 65 đều có thể tham gia bảo hiểm. ™ Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho mọi tai nạn bất ngờ gây thương tích hay thiệt mạng trong suốt 24/24 giờ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 6. Bảo hiểm học sinh ™ Đối tượng bảo hiểm: học sinh đang học tại các trường mẫu giáo, nhà trẻ, tiểu học, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học. ™ Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm mọi tai nạn bất ngờ dẫn đến thương tật hoặc chết. 7. Bảo hiểm xe cơ giới SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 5 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 7.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ™ Đối tượng bảo hiểm: đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo nghị định 115/CP ngày 17/12/1997 của chính phủ áp dụng cho tất cả các loại xe cơ giới trên đường giao thông công cộng. ™ Phạm vi bảo hiểm: những thiệt mạng do lỗi của chủ xe gây ra về người và tài sản. 7.2 Bảo hiểm lái, phụ xe, chổ ngồi trên xe, tai nạn hành khách 7.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe 7.4 Bảo hiểm vật chất xe: tai nạn do xe đâm va, lật đổ, chảy nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cấp toàn bộ xe và các tai nạn bất ngờ khác. 8. Bảo hiểm hỏa hoạn & rủi ro đặc biệt khác ™ Đối tượng bảo hiểm: mọi tài sản của công ty, xí nghiệp sản xuất thương mại hay dịch vụ. ™ Phạm vi bảo hiểm: Tổn thất và tổn hại do hoả hoạn, sét, cháy, nổ hoặc do các rủi ro khác như: bão lụt, động đất, bạo động, đình công, ống hay bồn nước bị bể… Ngoài ra, có thể bảo hiểm thêm cho rủi ro tài chính, gián đoạn kinh doanh sau khi xảy ra tổn thất 9. Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt ™ Người được bảo hiển: các nhà đầu tư, các nhà thầu tiến hành xây dựng các công trình, bao gồm cả các nhà thầu phụ, các đối tác liên quan đến công trình. ™ Đối tượng bảo hiểm: + Các công trình xây dựng: nhà ở, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, nhà hát, nhà máy, đường giao thông bộ, sân bay, cầu, cảng,cống, đập, đường hầm, công trình cấp nước và một số công trình khác. + Các công trình lắp đặt, máy móc SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 6 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Phạm vi bảo hiểm: + Tổn thất vật chất: cháy, sét, nổ, máy bay rơi, lũ lụt, mưa, tuyết, lỡ, sóng thần, bão, động đất, tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, các sự cố bất ngờ.. + Trách nhiệm đối với người thứ 3 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 7 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BẢO MINH AN GIANG Bảo Minh An Giang là một trong những chi nhánh trực thuộc Công ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Vài nét về công ty Bảo Hiểm TP.Hồ Chí Minh Năm 1995 với sự ra đời của công ty Bảo Hiểm TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh) đã phá vỡ thế độc quyền của tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) tại thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 1965. Bảo Minh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ tài chính, được thành lập theo quyết định ngày 28/11/1994 của Bộ trưởng bộ tài chính, với số vốn điệu lệ 45 tỷ đồng, được phép kinh doanh mọi dịch vụ bảo hiểm trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay Bảo Minh đã thiết kế mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc: • Hội sở chính (Văn phòng công ty) đặt tại: 26 Tôn Thất Đạm - Quận I – TP. Hồ Chí Minh. • Sáu phòng Bảo Hiểm Khu vực tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh • 35 chi nhánh tại các địa phương, 12 văn phòng đại diện, hơn 20 đại lý chuyên nghiệp tại các tỉnh và hàng ngàn cộng tác viên. Đến nay, Bảo Minh đã đạt được tốc độ tăng trưởng +28%/ năm, thị trường bảo hiểm liên tục tăng và có tính ổn định: + Năm 1997: 21,15% + Năm 1998: 24% + Năm 1999: 24,5% + Năm 2000: 25,1% + Năm 2001: 27% SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 8 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương +Năm 2002: 28,08% Trong quá trình hoạt động Bảo Minh đã có mối quan hệ rộng rãi với các nhà môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm; có mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý giám định, xét bồi thường, thông tin viên của các công ty, hội bảo hiểm nước ngoài Về hợp tác mở rộng, Bảo Minh đã liên doanh bảo hiểm trong cả 2 lĩnh vực: nhân thọ và phi nhân thọ: • Công ty Bảo Minh liên hiệp (UIC) là liên doanh bảo hiểm phi nhân thọ giữa Bảo Minh và hai công ty hàng đầu của Nhật Bản (YSUDA và MITSUI) với tổng số vốn đầu tư là 4.000.000 USD, trong đó Bảo Minh góp 51% vốn. • Công ty Bảo Minh CMG là liên doanh bảo hiểm nhân thọ giữa Bảo Minh và công ty hàng đầu của Úc, với tổng vốn đầu tư là 6.000.000 USD, trong đó Bảo Minh góp 50% vốn. • Bảo Minh tham gia góp 10% vốn cổ phần thành lập công ty Bảo Hiểm Cổ Phần Bưu Điện. • Ngoài ra, Bảo Minh còn có các hình thức đầu tư kinh doanh khác: khách sạn, tài chính... Ngày nay, Bảo Minh đã khẳng định là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam và ngày càng thể hiện uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới. 2. Thành lập chi nhánh Bảo Minh An Giang Chi nhánh Bảo Minh An Giang được thành lập theo quyết định số 206 BHQĐ/ TCCB ngày 03/09/1997 của giám đốc công ty Bảo Hiểm TP. HCM được phép kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài tỉnh An Giang • Văn phòng chính của chi nhánh đặt tại: 90. Trần Hưng Đạo – TP.Long Xuyên- An Giang. • Tên chi nhánh: Bảo Minh An Giang. • Điện thoại: (076)852093 - 856655 • Fax: (076) 857223 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 9 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Tuy mới thành lập và hoạt động trên 6 năm chi nhánh đã thành lập được hơn 11 phòng bảo hiểm ở các huyện thị trong tỉnh cùng đông đảo mạng lưới đại lý và cộng tác viên hoạt động xuống tận xã, phường trong tỉnh 3. Thị phần Bảng 1: THỊ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP THEO MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHÍNH TRONG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Tên doanh nghiệp Các nghiệp vụ Bảo Việt Bảo Minh Các doanh nghiệp bảo hiểm khác BH sức khỏe & TNCN 75,00% 14,60% 10,40% BH tài sản & BH thiệt hại 3,56% 8,16% 88,28% BH hàng hóa vận chuyển 42,04% 25,00% 32,96% BH hàng không 0,36% 99,64% 0,00% BH xe cơ giới 54,96% 29,45% 15,59% BH cháy nổ 46,39% 25,09% 28,52% BH thân tàu &TNDS chủ tàu 43,04% 24,51% 32,45% (Nguồn: Bản tin Bảo Hiểm – Bảo Minh ) Nhận xét: - Bảo Minh dẫn đầu về thị phần đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng không (99,64%). Hiện nay Bảo Minh đang có chính sách tập trung giữ vững và phát triển thị phần hàng đầu về bảo hiểm hàng không bằng cách kêu gọi Vietnam Airline tham gia vào công ty cổ phần trong tương lai khi bảo Minh tiến hành cổ phần hóa vào năm 2004. Đối với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại thì Bảo Minh đang chiếm thị phần rất thấp (8,16%), công ty đang có chiến lược phát triển loại hình này ở một số thị trường trọng điểm như: TP.HCM, Hà nội, Đồng Nai, Sông Bé, Vũng Tàu bằng cách tăng cường công tác quảng cáo, tuyên truyền, thành lập một số đơn vị chuyên kinh doanh các nghiệp vụ đòi hỏi kỹ thuật cao này. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 10 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương II. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA BẢO MINH AN GIANG 1. Chức Năng - Được trực tiếp giao dịch, ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động bảo hiểm. - Thành lập quỹ bảo hiểm thông qua việc khai thác và xét nhận bảo hiểm theo phân cấp đối với các nghiệp vụ bảo hiểm được công ty cho phép triển khai. - Thu xếp giám định các tổn thất và các nghiệp vụ bảo hiểm. - Trực tiếp xét và giải quyết bồi thương theo phân cấp. - Được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng. 2. Nhiệm vụ - Làm đầy đủ các thủ tục kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của nhà nước và công ty. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và công ty - Thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài chính, lao động tiền lương… đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. - Thiết kế bộ máy quản lý và hoạt động của chi nhánh, bao gồm: thành lập, sáp nhập, giải thể các phòng ban hoặc bộ phận trực thuộc ban giám đốc, các văn phòng đại diện và đại lý. - Chủ động xây dựng các kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch. - Thực hiện công tác đề phòng, hạn chế tổn thất. - Mở rộng mối quan hệ với các ngành hữu quan nhằm từng bước khai thác hết các tiềm năng sẵn có của tỉnh, để tạo ra doanh thu ngày càng lớn đạt kế hoạch công ty giao. - Bằng nhiều biện pháp giúp mọi nguời hiểu tầm quan trọng của bảo hiểm để tránh tình trạng gián đoạn hoạt động của các đơn vị kinh tế qua việc giải quyết SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 11 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương bồi thường nhanh chóng cho các đơn vị tham gia bảo hiểm nhằm tăng uy tín cho Bảo Minh. 3. Quyền hạn -Được quyền kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm công ty cho phép. - Được quyết định độc lập các hoạt động kinh doanh của đơn vị, trực tiếp ký kết hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Được quyền mở rộng và phát triển mô hình hoạt động kinh doanh của đơn vị hay thu hẹp nếu cần. - Được tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ bảo hiểm của mình trong và ngoài nước theo quy định. III. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 1. Cơ cấu tổ chức 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Mặc dù đi vào hoạt động không lâu nhưng chi nhánh có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo dầy dặn kinh nghiệm trong kinh doanh, các khai thác viên có trình độ nghiệp vụ cao, có chí cầu tiến và khả năng tiếp nhận công việc nhanh chóng đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh luôn trôi chảy trên tinh thần xây dựng bộ máy tổ chức hết sức gọn nhẹ theo cơ cấu chức năng: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 12 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Sơ đồ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Giám Đốc P. Giám Đốc P. Nghiệp vụ P. Tổng hợp Các văn phòng đại diện Văn phòng chi nhánh: ¾ Ban giám đốc: - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước công ty và nhà nước. - Phó giám đốc: quản lý và chỉ đạo khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm, chỉ đạo công tác bồi thường, giám định, tổ chức các hoạt động trong chi nhánh, có quyền thay mặt giám đốc điều hành công việc khi giám đốc vắng mặt. ¾ Phòng nghiệp vụ: gồm các bộ phận khai thác, giám định, bồi thường. ¾ Phòng tổng hợp: gồm các bộ phận kế toán thống kê và tổ chức hành chánh. ¾ Văn phòng đại diện: một văn phòng đại diện tại Châu Đốc và các phòng bảo hiểm tại tất cả các huyện trong tỉnh. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức 1.2.1 Phòng nghiệp vụ SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 13 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Vị trí - Chức năng: - Khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm. - Giám định các tổn thất. - Xét và giải quyết bồi thường cho các đối tượng bảo hiểm. ™ Nhiệm vụ - Quyền hạn: - Tổ chức việc khai thác, thu xếp giám định, xét giải quyết bồi thường theo phân cấp. - xây dựng mạng lưới các đại lý, cộng tác viên, phòng bảo hiểm huyện. - Được sử dụng các khoản chi hoa hồng, chi phí đi lại và hạn chế tổn thất. - Chủ động điều khiển công việc, phân công nhiệm vụ và đề xuất đào tạo, khen thưởng, kỷ luật đối với các bộ phận trong phòng. - Phối hợp với phòng tổng hợp xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương hướng hoạt động của chi nhánh. - Tham mưu nghiệp vụ cho giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động của các văn phòng đại diện, phòng bảo hiểm huyện và các đại lý. 1.2.2 Phòng tổng hợp ™ Vi trí - Chức năng: - Tổ chức quản lý tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn tài sản, kết quả hoạt động, tính toán và cung ứng kịp thời, chính xác số liệu liên quan đến tình hình thu chi cho ban giám đốc, công ty và cơ quan quản lý nhà nước. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê và báo cáo thống kê theo quy định. - Thực hiện công tác thư ký, văn thư tổng hợp, bảo vệ… ™ Nhiệm vụ - Quyền hạn: - Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán của nhà nước - Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn: sử dụng vốn và tài sản theo chế độ nhà nước và quy định của công ty. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 14 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương - Quản lý theo dõi tình hình trích lập lương, tình hình chi quản lý, tình hình công nợ phí bảo hiểm và tạm ứng trong toàn chi nhánh. - Thiết kế bộ máy và mạng lưới hoạt động của chi nhánh, dự thảo các văn bản về mối quan hệ làm việc nội bộ, nội quy quy định, phân công phân cấp tổ chức, nhân sự, tiền luơng, khen thưởng, kỹ luật. - Tham mưu cho giám đốc về việc thu nhận tuyển dụng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí sử dụng và điều động nhân sự…. 2. Cơ cấu nhân sự Cơ cấu nhân sự trong chi nhánh bao gồm 14 người, trong đó gián tiếp là 8 người và trực tiếp là 6 người. Đội ngũ nhân sự là những người gắn bó với chi nhánh, nhiệt tình và đầy tâm quyết. IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ Chi nhánh hoạch toán phụ thuộc vào công ty và áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ 1. Sơ đồ công tác kế toán Sơ đồ 2: Công tác kế toán Kế toán trưởng K.T tổng hợp KT.Thanh toán KT. ấn chỉ&công nợ Thủ quỷ Một số quy định trong công tác kế toán: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 15 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Hiện nay, theo quy định của công ty, chi nhánh áp dụng hai loại tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam ™ Quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước công bố theo từng thời điểm (tỷ giá liên ngân hàng) đây là quy định bắt buộc của nhà nước - Quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá kế hoạch do công ty quy định hàng năm để phục vụ công tác quản lý nội bộ ™ Niên độ kế toán, kỳ kế toán: - Niên độ kế toán tính theo năm dương lịch, từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 - Kỳ kế toán trong niên độ kế toán: + Tháng: Một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. + Quý: Một năm chia làm 4 quý, mỗi quý tính từ ngày 01 của tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý. 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán phụ thuộc đơn vị Bảo Minh An Giang 2.1 Chức năng - Tổ chức thực hiện công tác kế toán, hạch toán kế toán tại đơn vị theo đúng các quy định của nhà nước và của công ty. - Tổ chức hạch toán, theo dõi, quản lý tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vật tư, tài sản của công ty tại đơn vị. - Nghiên cứu thực hiện đúng các chế độ, chính sách, quy định của nhà nước và của công ty trong lãnh vực tài chính - kế toán. - Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị và cho công ty trong lĩnh vực tài chính - kế toán của đơn vị. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 16 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương - Phân tích tình hình tài chính của đơn vị thông qua số liệu kế toán để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị trong điều hành hoạt động kinh doanh. 2.2 Nhiệm vụ - Tổ chức công tác kế toán, hoạch toán kế toán thu chi… của đơn vị. Tiến hành tính toán hiệu quả hoạt động kinh doanh theo quy ước của đơn vị và quyết toán với công ty kết quả này. - Hướng dẫn các phòng ban, bộ phận trong đơn vị thực hiện đúng chế độ, ghi chép, luân chuyển các chứng từ, hồ sơ, sổ theo dõi, kỹ thuật thu nộp, thanh toán… liên quan tới quản lý tài chính - kế toán theo quy định của nhà nước và công ty. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán, ghi chép, sổ sách; kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của nhà nước và của công ty tại đơn vị. - Quản lý, lưu trữ chứng từ, hồ sơ, tài liệu kế toán của đơn vị theo quy định của nhà nước và của công ty. - Quản lý chặt chẽ tình hình luân chuyển, mua sắm, sửa chữa, sử dụng vật tư, ấn chỉ, hóa đơn, tài sản của đơn vị. - Quản lý, theo dõi tình hình sử dụng và trích các quỹ tiền lương, hoa hồng, quản lý, khen thưởng, phúc lợi của đơn vị theo đúng quy định của nhà nước, công ty trên cơ sở định mức công ty giao. - Theo dõi chặt chẽ tình hình nợ phí bảo hiểm, tạm ứng, các khoản thu, các khoản thu chi hộ… của đơn vị. Thanh toán kịp thời các khoản chi bồi thường, chi hoa hồng… cho khách hàng theo phân cấp của công ty. - Theo dõi, phản ánh, tính toán, phân tích và cung ứng kịp thời, trung thực, chính xác, đầy đủ các số liệu, báo cáo liên quan tới tình hình kinh doanh của đơn vị cho lãnh đạo đơn vị, công ty, cơ quan quản lý nhà nước có chức năng theo chế độ định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 17 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương - Tính toán, thanh toán đúng và kịp thời các khoản thuế, lệ phí cho nhà nước tại đơn vị theo quy định. - Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ của kế toán đơn vị. 2.3 Quyền hạn - Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, bộ phận kế toán hoàn toàn có quyền chủ động liên hệ công tác, hướng dẫn thực hiện đúng các chế độ quản lý tài chính - kế toán của nhà nước và của công ty đối với các phòng ban, bộ phận khác trong đơn vị; có quyền chủ động liên hệ công tác về mặt nghiệp vụ với các cơ quan quản lý cấp trên. - Có quyền độc lập về nghiệp vụ theo quy định của nhà nước. V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO MINH AN GIANG 1. Thuận lợi - Thương mại An Giang ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo hiểm từng bước theo kịp với xu thế phát triển chung của cả nước. - Đội ngũ cán bộ nòng cốt có năng lực, có kiến thức nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm, có khả năng thích ứng với yêu cầu của công việc, năng nổ, có chí cầu tiến. - Cùng với sự chỉ đạo của công ty, chi nhánh được sự chỉ đạo trực tiếp của tỉnh Ủy An Giang, sự hỗ trợ đắc lực của các sở ban ngành trong tỉnh. 2. Khó khăn Bên cạnh đó, Bảo Minh An Giang cũng gặp không ít khó khăn,cụ thể: -Nền kinh tế cả nước nói chung và An Giang nói riêng tuy có bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây nhưng đa số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 18 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương -Tình hình kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng phần lớn sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, kéo theo hàng loạt các hoạt động khác. Các doanh nghiệp không tìm được đầu ra trong xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Các cơ sở chế biến ngừng sản xuất hàng loạt. hàng hóa vận chuyển nội địa ít… Tình hình thời tiết lại không thuận lợi, giông bão, lũ lụt đạt ở đỉnh cao ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và hoạt động kinh tế của tỉnh, các đơn vị bạn cạnh tranh gay gắt như: giảm phí, tăng hoa hồng, tài trợ tuyên truyền, quảng cáo… khách hàng dựa vào đó đòi hỏi nhiều khoản chi rất lớn. Các khách hàng nợ phí nhiều hoặc thanh quyết toán từng đợt, làm cho các khoản nợ phí tăng. Việc bảo hiểm cho giáo viên, học sinh còn bị nhiều sức ép của địa phường và ngành, nguồn thu từ xe tốc hành không đạt hiệu quả… - Tổ chức bộ máy hoạt động theo hướng dẫn của công ty nên chưa chủ động trong bố trí sắp xếp lao động và phủ kín địa bàn - Nhận thức về sự cần thiết của bảo hiểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt và đời sống của các cơ quan, đơn vị, ban ngành chưa đầy đủ nên hạn chế việc phát triển một số loại hình bảo hiểm. 3. Phương hướng phát triển Từ những khó khăn thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, Bảo Minh An Giang cố gắng cải thiện công việc ngày càng hiệu quả và đã xác định phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới: - Về công tác khai thác: giữ vững khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, liên kết với các đoàn thể vận động tuyên truyền, khai thác khách hàng tiềm năng, khách hàng nhỏ nhưng có số lượng lớn như con người, xe 2 bánh ở nông thôn… Mở rộng mạng lưới bán hàng tận xã, ấp, tổ dân phố… thông qua các đại lý cộng tác viên ở địa phương. Có chính sách thiết thực đối với khách hàng. - Phân công cụ thể đến nhóm và khai thác viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, gắn bó, phát huy khả năng và động viên nỗ lực của từng cá nhân, có chế độ khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng với công lao của các khai thác SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 19 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương viên. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ… để các nhân viên trong chi nhánh có đủ trình độ, kiến thức, nắm bắt kịp thời, linh hoạt trong kinh doanh, vận dụng những sản phẩm bảo hiểm thích nghi để có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, chẳng hạn: bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây lúa - Có thái độ ân cần, lịch sự phục vụ khách hàng, nhất là trong công tác giám định, bồi thường, đây là khâu then chốt trong kinh doanh bảo hiểm. Có chế độ, chính sách, chăm lo khách hàng trong những dịp lễ, tết… hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho các đối tượng khai thác có hoàn cảnh khó khăn, tạo được tín nhiệm đối với khách hàng. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 20 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO MINH AN GIANG TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA I. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO MINH AN GIANG NĂM 2000-2001-2002 1. Về kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, của Bảo Minh An Giang nói riêng được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu: doanh thu và lợi nhuân. Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng qua các năm, đảm bảo khả năng chi trả bảo hiểm, quy mô hoạt động ngày một mở rộng. Có được kết quả trên là do những nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài chi nhánh. * Nguyên nhân bên trong: chi nhánh đã đẩy mạnh sắp xếp lại mạng lưới đại lý, đội ngũ cộng tác viên nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chú tâm khai thác các loại hình mang lại doanh thu cao. * Nguyên nhân bên ngoài: do chi nhánh có quan hệ tốt với các nhà máy, xí nghiệp, các phòng giáo dục huyện thị, các trường học từ đó xúc tiến được nhiều hợp đồng bảo hiểm làm tăng doanh thu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là các hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục là công tác chi quản lý chưa thật hiệu quả, nợ quá hạn tồn động nhiều. Nguyên nhân của các mặt hạn chế: - Chi nhánh chưa kiên quyết cắt bỏ các khoản chi phí không cần thiết. - Công tác đôn đốc thu hồi nợ không thường xuyên. - Bảo hiểm học sinh chưa thu phí dứt điểm trong năm, bảo hiểm thuộc diện chính sách chia theo các đợt trả lương. - Việc khai thác qua các ngân hàng quyết toán phân kỳ. Từ đây, ta có bức tranh tổng thể về kết quả đạt được của Bảo Minh An Giang như sau: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 21 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảng 2: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả Bảo Minh An Giang) Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu thuần HĐ KDBH 6.442.331.272 6.538.800.031 8.696.039.981 2. Tổng chi trực tiếpHĐ KDBH 4.752.100.929 4.565.437.249 6.118.984.970 3. Lợi tức gộp hoạt động KDBH 1.690.230.343 1.973.362.782 2.577.055.011 4. Chi phí quản lý kinh doanh 1.297.990.620 1.325.461.559 2.041.936.329 5. Chi phí chung 154.835.522 185.191.835 250.989.696 6. Lợi nhuận thuần HĐ KDBH 237.404.201 462.709.388 284.128.986 225.305.187 94,90 -178.580.402 -38,59 7. Lợi nhuận HĐ bất thường -1.791.673 244.127.259 8. Tổng lợi nhuận 235.612.528 462.709.388 528.256.245 227.096.860 96,39 65.546.857 14,17 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 22 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 1: Tổng lợi nhuận Tổng lợi nhuận 0 100 200 300 400 500 600 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Tổng lợi nhuận Tổng lợi nhuận của chi nhánh được hình thành chủ yếu từ các nguồn: lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm và lợi nhuận bất thường. Năm 2000 do khó khăn trong kinh doanh nên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh chỉ đạt 235.612.528 đồng, trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 237.404.201 đồng, lỗ từ lợi nhuận bất thường là 1.791.673 đồng. Năm 2001 do kinh doanh đi vào ổn định, thị trường bảo hiểm trở nên sôi động nên lợi nhuận từ hoạt động thuần kinh doanh bảo hiểm đạt 462.709.388 đồng tăng 227.096.860 đồng tương đương 96,39% so năm trước. So với cùng kỳ năm trước, năm nay không phát sinh khoản lợi nhuận bất thường nên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng chính là tổng lợi nhuận trước thuế. Năm 2002 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 528.256.245 đồng hơn năm 2001 tăng 65.546.857 đồng hay 14,17% .Trong đó thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 284.128.986 đồng, thu nhập từ lợi nhuận bất thường là 244.127.259 đồng. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 23 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Thu nhập từ hoạt động bảo hiểm giảm so với năm 2001 là 178.580.402 đồng hay 38,59%. Nguyên nhân giảm là do chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng vượt mức chỉ tiêu quy định. Tuy nhiên thu nhập từ hoạt động bất thường phát sinh tăng đáng kể. Qua đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh nhận thấy tổng lợi nhuận trước thuế đều tăng liên tục qua 3 năm chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng quy mô và có hiệu quả hơn. Để hiểu rõ thêm kết quả thu hoạt động kinh doanh ta đi vào phân tích tình hình doanh thu tại chi nhánh trong những năm qua vì doanh thu là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 2. Phân tích tình hình doanh thu qua 3 năm 2000-2001-2002 Ta có bảng phân tích tình hình doanh thu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 24 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU QUA 3 NĂM Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả - Bảo Minh An Giang) Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % 1. Thu phí bảo hiểm 7.823.522.574 8.284.134.742 10.360.278.844 460.612.168 5,89 2.076.144.102 25,06 2. Các khoản giảm trừ 1.194.162.759 695.638.548 998.095.300 -498.524.211 -41,75 302.456.752 43,48 - Chuyển phí nhượng tái 1.112.416.302 463.322.737 677.404.308 -649.093.565 -58,35 214.081.571 46,21 - Hoàn phí 81.746.457 232.315.811 320.690.992 150.569.354 184,19 88.375.181 38,04 3. Tăng giảm dự phòng phí 446.993.401 1.124.847.247 734.995.128 677.853.846 151,65 -389.852.119 -34,66 4. Thu khác HĐKDBH 259.964.858 75.151.084 68.851.565 -184.813.774 -71,09 -6.299.519 -8,38 - Thu nhượng tái BH 259.964.858 75.151.084 68.851.565 -184.813.774 -71,09 -6.299.519 -8,38 5. DT thuần HĐKDBH 6.442.331.272 6.538.800.031 8.696.039.981 96.468.759 1,50 2.157.239.950 32,99 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 25 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 2: Phân tích doanh thu Đồ thị phân tích doanh thu 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 2000 2001 2002 năm Triệuđông DT Phí BH DT Thuần KDBH Doanh thu là một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh thu phí bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt đối với tình hình hoạt đông kinh doanh. ™ Từ bảng trên, doanh thu phí bảo hiểm năm 2000 là 7.823.522.574 đồng, đây là bước phát triển cao nhất của chi nhánh từ khi thành lập đến thời điểm này. Có được sự tăng trưởng như vậy là nhờ Bảo Minh An Giang triển khai khai thác các loại hình bảo hiểm có doanh thu cao như: bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, hàng hóa vận chuyển nội bộ, bảo hiểm học sinh và bảo hiểm các đối tượng thương binh, liệt sĩ. Ngoài ra do giải quyết bồi thường nhanh chóng kịp thời nên chi nhánh ngày càng nâng cao uy tín, được khách hàng gần xa ủng hộ. Đây là nguyên nhân làm tăng doanh thu phí bảo hiểm. Các khoản giảm trừ năm 2000 là 1.194.162.759 đồng bao gồm chuyển phí nhượng tái đạt 1.112.416.302 đồng và hoàn phí là 81.746.457 đồng. Tăng giảm dự phòng phí là 446.933.401 đồng. Thu nhượng tái bảo hiểm là 259.964.858 đồng Từ các số liệu trên đưa đến doanh thu thuần năm 2000 đạt 6.442.331.272 đồng. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 26 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương ™ Năm 2001 doanh thu phí bảo hiểm gốc là 8.284.134.742 đồng tăng so với năm trước 460.612.168 đồng tương đương 5,89%, các khoản giảm trừ là 659.638.548 đồng giảm so với năm trước 498.524.211 đồng tương đương 41,75%. Doanh thu phí bảo hiểm chủ yếu tăng trong các nghiệp vụ: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội bộ, bảo hiểm tàu sông, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người. Nguyên nhân tăng là do kinh tế, thương mại tỉnh đã và đang phát triển gần đây nên người dân cũng có ý thức được sự cần thiết của việc mua bảo hiểm, nhu cầu mua bảo hiểm tăng. Giảm thiểu các khoản giảm trừ do sức mạnh tài chính của Bảo Minh An Giang đang từng bước lớn mạnh nên giữ lại nhiều hợp đồng bảo hiểm gốc chỉ tái một phần với phí nhượng tái 463.322.737 đồng giảm 649.093.565 đồng tương đương với -58,35%. Tuy nhiên việc hoàn phí bảo hiểm năm này cao đạt 232.315.811 đồng tăng 150.569.354 đồng hay 184,19% do một số hợp đồng bảo hiểm bị hủy. Mặc dù việc hoàn phí có tăng so với năm trước nhưng số tăng này không đáng kể so với số giảm phí chuyển nhượng. Ngoài ra, trích dự phòng phí năm 2001 là 1.124.847.247 đồng tăng 677.853.846 đồng đạt 151,65%. Việc trích dự phòng phí là do sự chỉ đạo của công ty đưa xuống. Việc thu nhượng tái bảo hiểm từ các công ty Bảo Hiểm gốc khác là 75.151.084 đồng giảm 184.813.774 đồng tương đương 71,09%. Từ việc tăng doanh thu, giảm các khoản giảm trừ, tăng trích dự phòng phí, giảm thu nhượng tái bảo hiểm, kết quả là doanh thu thuần năm 2001 đạt 6.538.800.031 đồng tăng không nhiều so với năm 2000 là 96.468.759 đồng tương đương 1,5%. Bảo Minh An Giang phát triển mạnh ở năm 2002, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 10.360.278.844 đồng cao hơn năm 2001 là 2.076.144.102 đồng tương đương 25,06%. Doanh thu tăng trong các dịch vụ: + Bảo hiểm xe gắn máy đạt 23.000 chiếc tăng gấp 5 lần so năm trước. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 27 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương + Bảo hiểm hàng hóa tăng 10% so cùng kỳ năm trước. + Bảo hiểm tàu sông chiếm 10,52% doanh thu bảo hiểm toàn đơn vị. Nguyên nhân tăng vì tại địa bàn tỉnh An Giang, thị trường bảo hiểm có bước chuyển biến mạnh, một số công ty bảo hiểm mới khai trương, được xây dựng với tầm cỡ qui mô làm sôi động thị trường bảo hiểm. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với chi nhanh. Và với đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, khai thác viên có trình độ nghiệp vụ cao nên Bảo Minh An Giang đã nhanh chóng biến sự chuyển biến trên thành cơ hội nhằm tăng doanh thu. Bên cạnh đó Bảo Minh An Giang chú trọng và chuyển hướng tập trung khai thác bảo hiểm về xây dựng thông qua các ban quản lý dự án, qũy hỗ trợ và hệ thống bán hàng có bước tiến bộ nên doanh thu nghiệp vụ này tăng gấp 4,8 lần so với năm trước. Các khoản giảm trừ có xu hướng gia tăng, năm 2002 đạt 998.095.300 đồng tăng 302.456.752 đồng tương đương 43,48%. Trong đó phí nhượng tái là 677.404.308 đồng tăng 214.081.571 đồng tương đương 46,21% vì các hợp đồng năm trước chưa tái dứt điểm phải chuyển sang năm 2002. Chỉ tiêu hoàn phí 320.690.992 đồng tăng 88.375.181 đồng tương đương 38,04% nguy cơ hủy hợp đồng càng lúc càng gia tăng. Ngoài ra trích dự phòng phí 734.995.128 đồng giảm 389.852.119 đồng tương đương 34,66%. Việc thu nhượng tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc đạt 68.851.565 đồng giảm 6.299.519 tương đương 8, 38%. Từ những phân tích trên đưa đến kết quả là doanh thu thuần năm 2002 đạt 8.696.039.981 đồng tăng 2.157.239.950 đồng tương đương tăng 32,99%. Tóm lại, doanh thu hoạt đông kinh doanh qua 3 năm đều có xu hướng tăng. Đặc biệt tăng trưởng mạnh ở năm 2002 tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. ™ Có thể nói có được sự thành công trên do ban lãnh đạo Bảo Minh An Giang đã xác định được thế mạnh của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh, tiềm năng khai thác trên địa bàn, quan hệ tốt với các chính quyền các sở ban ngành, SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 28 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương bám sát các mục tiêu kinh tế xã hội tại địa phương; do sự đoàn kết, phát huy hết khả năng, nỗ lực của từng cá nhân trong chi nhánh. Trong tương lai để chi nhánh tiếp tục tăng trưởng và phát triển, Bảo Minh An Giang cần xem xét triển khai có hiệu quả các loại hình bảo hiểm đạt doanh thu cao và phải đề ra các kế hoạch cụ thể. Đánh giá hoạt động thu phí trong kỳ: Để đánh giá công tác hoạt động thu phí trong kỳ ta xét chỉ tiêu hệ số thu đủ phí bảo hiểm là tỷ số giữa lượng thực thu phí trong kỳ với lượng phí phải thu trong kỳ. Bảng 4: HỆ SỐ THU ĐỦ PHÍ BẢO HIỂM Năm 2000 2001 2002 Hệ số thu đủ phí BH 0,995 0,83 0,96 Năm 2000, phí đã thu từ các hoạt động ký kết nhiều, hệ số thu đủ phí bảo hiểm là 0,995. Do khâu thu phí bảo hiểm được chi nhánh quản lý chặt chẽ, tiến hành đôn đốc công tác thu phí, kịp thời gởi thông báo đến cho khách hàng nếu đến thời hạn đóng phí. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,83 vào năm 2001 do các phòng giáo dục huyện thị không thanh toán dứt điểm phí bảo hiểm học sinh. Chi nhánh cần có những biện pháp mềm dẻo để tận thu. Năm 2002 chỉ tiêu này có xu hướng tăng trở lại, đạt ở mức 0,96 do chi nhánh tích cực xúc tiến công tác thu phí và quản lý công nợ tốt. Tóm lại, công tác thu phí bảo hiểm tại chi nhánh tương đối tốt vào các năm 2000, 2002, vào năm 2001 thì công tác này không mấy hiệu quả. 3. Phân tích các khoản chi chủ yếu Các khoản chi phí là yếu tố quan trọng đưa đến rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, Bảo Minh An Giang nói riêng đặc biệt là các khoản chi bồi thường. Cho nên để hạn chế rủi ro cần đi vào phân tích các khoản phải chi SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 29 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương nhằm tìm các biện pháp khắc phụ tình trạng quản lý rủi ro từ đó giảm các khoản chi. 3.1 Chi bồi thường Ta có bảng phân tích các khoản chi bồi thường của chi nhánh các năm qua: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 30 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI BỒI THƯỜNG Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Bảng Báo Cáo Kết Quả Bảo Minh An Giang) Chênh lệch 2001/2000 2002/2001 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % 1.Chi BT bảo hiểm gốc 3.955.870.717 3.727.800.000 4.762.349.878 -228.070.717 -5,77 1.034.549.878 27,75 2.Các khoản giảm trừ 35.712.260 103.368.433 57.178.539 67.656.173 189,45 -46.189.894 -44,68 -Thu BT nhượng TBH 35.712.260 83.318.433 57.178.539 47.606.173 133,30 -26.139.894 -31,37 -TĐNT3, hàng XL 100% 20.050.000 3. BT thuộc TNGL 3.920.158.457 3.624.431.567 4.705.171.339 -295.726.890 -7,54 1.080.739.772 29,82 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 31 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 3: Chi bồi thường CHI BỒI THƯỜNG 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Chi BT BHG Chi BT TTNGL Chi bồi thường là khoản chi rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong kinh doanh bảo hiểm, Bảo Minh An Giang đã quán triệt việc khai thác, hạn chế các loại hình bảo hiểm có rủi ro cao: bảo hiểm các loại xe tốc hành, xe vận tải. Song do nhiều nguyên nhân khách quan như lượng xe mô tô của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường với số lượng lớn đã gây ra nhiều tai nạn giao thông, lũ lụt lớn làm thiệt hại về tài sản, con người, đường giao thông, tàu, bè cá…Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc năm 2000, đạt 3.955.870.717 đồng chiếm tỷ lệ 50,56% doanh thu phí bảo hiểm gốc, các khoản giảm trừ là thu bồi thường nhượng tái chỉ đạt 35.712.260 đồng tương đương 0,91% doanh thu bảo hiểm gốc, tỷ lệ này rất thấp so với khoản phí chuyển nhượng. Dẫn đến kết quả mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp hơn không nhiều so với bồi thương bảo hiểm gốc là 3.920.158.475 đồng tương đương 50,11% doanh thu phí bảo hiểm gốc. Tổng số phát sinh bồi thường năm 2001 là 3.727.800.000 đồng chiếm 45% doanh thu phí bảo hiểm gốc, giảm 228.070.717 hay 5,77% so phát sinh bồi SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 32 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương thường năm 2000 do Bảo Minh An Giang đã dùng biện pháp khắc phục tình hình bồi thường cao của năm trước, cụ thể: tính toán hiệu quả trong khai thác, hạn chế bán bảo hiểm các loại hình có rủi ro cao: bảo hiểm xe tốc hành, bảo hiểm con người thuộc diện chính sách tuy nhiên số giảm này không nhiều và hầu hết các tổn thất phải bồi thường rơi vào các nghiệp vụ: tai nạn con người hỗn hợp (các đối tượng về hưu), chiếm 136.4730.000 đồng tương đương 35% tổng số bồi thường; Bảo hiểm thân xe ô tô đạt 969.228.000 đồng chiếm 26% tổng số bồi thương. Các khoản giảm trừ bồi thường là 103.368.433 đồng gồm thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm, thu đòi người thứ 3 & hàng xử lý 100% chiếm tỷ lệ 1,24% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 67.656.173 hay 189,45% do thu bồi thường nhượng tái cao hơn năm trước, đồng thời phát sinh thêm khoản thu đòi người thứ 3, hàng xử lý 100%. Từ việc giảm bồi thường bảo hiểm gốc, tăng các khoản giảm trừ làm cho bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 3.624.431.567 đồng giảm 295.726.890 đồng tương đương 7,54% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 43,75% doanh thu phí bảo hiểm gốc. Bồi thường phí bảo hiểm gốc năm 2002 là 4.762.349.878 đồng tương đương 45,97% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 1.034.549.878 đồng hay 27,75% so cùng kỳ năm trước do từ đầu năm địa bàn tỉnh An Giang xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, cụ thể: tổn thất lớn hàng trăm triệu đồng vượt phân cấp tàu dầu tỉnh đội, các vụ xe cơ giới với tỷ lệ bồi thường cao. Đặc biệt các nghiệp vụ con người thuộc diện chính sách của những hợp đồng năm trước còn tồn đọng đến tháng 8/2002 mới dứt điểm nâng tỷ lệ bồi thường con người chiếm 60% tổng bồi thường cả năm. Các khoản giảm trừ năm 2002 là 57.178.539 đồng giảm 46.189.894 đồng hay 44,68% so với năm trước do thu bồi thường nhượng tái giảm, không phát sinh thêm khoản thu đòi người thứ 3, hàng xử lý 100%. Từ đó, ta có mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 4.705.171.339 đồng tương đương 45,41% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 1.080.739.772 đồng SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 33 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương hay 29,82% so cùng kỳ năm trước. Mức bồi thường năm nay vẫn ở mức cao và có nhiều biến động so với năm trước. Qua phân tích tình hình bồi thường nhận thấy: Đồ thị 4: Tình hình biến động bồi thường Tình hình biến động bồi thường 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Chi BT TTNGL Năm 2001 mức bồi thường giữ lại có giảm so với năm 2000 (-7,54%). Tuy nhiên năm 2002 có xu hướng gia tăng (+27,75%). Tình hình bồi thường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, với xu hướng chi bồi thường tăng 27,75% cho thấy chi nhánh đang gặp rủi ro. Vì vậy , Bảo Minh An Giang cần có biện pháp chấn chỉnh, xem xét lại tình hình bồi thường các vụ tổn thất, cụ thể: + Cần phải xây dựng lại quy trình quản lý rủi ro cho từng loại nghiệp vụ, từng sản phẩm bảo hiểm vì công tác đánh giá rủi ro ban đầu là cơ sở để ký kết hợp đồng bảo hiểm hay không; kịp thời phát hiện những trường hợp có ý định trục lợi bảo hiểm. + Tăng cường công tác quản lý, giám định bồi thường, đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực tránh để khách hàng trục lợi bảo hiểm. + Phải có biện pháp tránh trục lợi bảo hiểm một cách hiệu quả như: quản lý hồ sơ khách hàng, hồ sơ bồi thường một cách chặt chẽ, cần ứng dụng các công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý. + Cán bộ khai thác, giám định hay giải quyết bồi thường phải được đào tạo giỏi cả về chuyên môn và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. + Hưóng dẫn cho các đối tượng mua bảo hiểm phòng tránh tổn thất SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 34 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 3.2 Chi hoa hồng: Bảng 6: TÌNH HÌNH CHI HOA HỒNG BỒI THƯONG BẢO HIỂM GỐC Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Năm 2000 2001 2002 01/00 % 02/01 % Chi hoa hồng BHG 491.416.536 450.190.591 884.161.320 -8,39 96,40 (Nguồn: Bảng Báo Cáo Kết Quả - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 5: Phân tích tình hình chi hoa hồng bảo hiểm gốc Phân tích tình hình chi hoa hồng BHG 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1.000 2000 2001 2002 Năm Triệuđồng Chi hoa hồng BHG Năm 2000 đơn vị chi hoa hồng 491.416.536 đồng chiếm tỷ lệ 6,28% tổng doanh thu phí bảo hiểm, chỉ tiêu này năm 2001 là 450.190.591 đồng chiếm 5,43% doanh thu phí bảo hiểm giảm 41.225.945 đồng tương đương 8,39% so cùng kỳ năm trước do số chi hoa hồng cho bảo hiểm xe gắn máy và bảo hiểm học sinh của năm này chưa quyết toán xong phải chuyển sang năm 2002. Chi hoa hồng 2002 là 884.161.320 đồng chiếm 8,53% doanh thu phát sinh tăng 43.399.072 đồng tương đương 96,4% so cùng kỳ năm trước. Đơn vị bán bảo hiểm chủ yếu thông qua các đại lý, cộng tác viên, và tiền hoa hồng hưởng trên phần trăm doanh thu phát sinh, mà năm 2002 doanh thu phát sinh tăng vì vậy dẫn đến số chi hoa hồng tăng là tất yếu. Mặt khác, Chi nhánh áp dụng chính sách thu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 35 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương hút khách hàng là tăng tỷ lệ hoa hồng và số chi hoa hồng do năm trước chuyển sang. Tình hình chi hoa hồng qua 3 năm nhận thấy năm 2001 số chi hoa hồng giảm so với năm trước, đặc biệt năm 2002 có sự biến động lớn ở chỉ tiêu này do số chi hoa hồng tăng đáng kể. Tuy chúng ta có thể tăng hoa hồng để tăng năng suất khai thác nhưng không thể tăng vượt quá mức giới hạn cho phép sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, chi nhánh cần lựa chọn hình thức trả hoa hồng phù hợp, tăng số lượng hợp đồng mới nhưng vẫn đảm bảo việc chi trả hoa hồng khai thác. Chính vì vậy bên cạnh việc quản lý chặt chẽ chi bồi thường, chi trả bảo hiểm, chi nhánh cần chú trọng việc quản lý hoa hồng vì đây là khoản chi rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bảo hiểm nói chung và Bảo Minh An Giang nói riêng. 3.3 Tình hình chi quản Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI QUẢN LÝ Đơn vị tính: đồng ( Nguồn: Báo Cáo Kết Quả Bảo Minh An Giang) Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 01/00 % 02/01 % CP QuảnLý 1.297.990.620 1.325.461.559 2.041.936.329 2,12 54,05 SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 36 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 6: Phân tích chi phí quản lý Phân tích chi phí quản lý 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Chi phí quản lý Theo quy định của công ty định mức chi quản lý chiếm 17% doanh thu phát sinh. Từ sơ đồ ta thấy chi phí quản lý năm 2000 là 1.297.990.620 đồng chiếm tỷ trọng 16,5% doanh thu, đơn vị đã cố gắng tiết kiệm, hạn chế không vượt quá định mức mặc dù năm 2000 chi nhánh đã mở thêm nhiều phòng bảo hiểm ở các huyện thị trong tỉnh. Năm 2001 chi cho quản lý tiếp tục không vượt định mức đạt 1.325.461.559 đồng chiếm 16% doanh thu, tăng 2.742.597 đồng hay 2,12% so cùng kỳ năm trước mặc dù chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển thêm các phòng bảo hiểm huyện thị. Chi quản lý không vượt định mức là do chi nhánh tổ chức hiệu quả công tác quản lý. Chỉ tiêu chi quản lý có nhiều biến động trong năm 2002 đạt 2.041.936.329 đồng chiếm 19,71% doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 54,05% so cùng kỳ năm trước do công ty thực hiện chính sách không định mức cho từng nhóm nghiệp vụ như trước mà từng đơn vị trực thuộc phải tự cân đối chi quản lý sao cho hiệu quả và trong năm các khoản chi điện, nước, điện thoại của Bảo Minh An Giang tăng vượt mức. Ngoài ra số chi cho khấu hao cũng tăng nhiều. Phân tích tình hình chi quản lý qua 3 năm nhận thấy năm 2001 có tăng nhưng không vượt định mức, đến năm 2002 số chi quản lý tăng mạnh. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 37 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Chi quản lý là khoản chi đáng kể trong cơ cấu chi phí phải có biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí. Cần phải duy trì chính sách định mức cụ thể cho từng nghiệp vụ, không nên cho đơn vị tự cân đối. Khoản nào không cần thiết thì kiên quyết cắt bỏ, cụ thể: + Chi điện thoại, điện, nước, văn phòng sẽ đưa vào chế độ chi khoán cho từng phòng để ACE có ý thức và tự chủ động trong tiết kiệm. + Chi giao dịch, tiếp khách, công tác phí khoán vào lương theo doanh thu, đồng thời làm đoàn bẩy để ACE tích cực trong phục vụ khách hàng. + Cần phải tổ chức bộ máy hoạt động chi nhánh vừa tập trung vừa phân tán với trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác quản lý hữu hiệu vì đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí quản lý của chi nhánh. Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý bao gồm cả tổ chức mạng lưới đại lý, môi giới hay cộng tác viên sẽ giúp chi nhánh tiết kiệm chi phí của mình. 3.4 Các chi phí khác Các chỉ tiêu như: tăng giảm dự phòng bồi thường, số trích dự phòng giao động lớn trong năm, chi khác, chi phí chung… Hàng năm công ty sẽ quy định định mức của các chỉ tiêu này cho chi nhánh thực hiện. Các chỉ tiêu này qua 3 năm: Bảng 8: CÁC CHI PHÍ KHÁC Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Báo Cáo Kết quả- Bảo Minh An Giang) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tăng giảm dự phòng bồi thường 102.022.000 162.215.000 Số trích dự phòng dao động lớn 331.467.991 379.424.810 344.781.833 Chi khác (giám định, đại lý…) 9.057.945 9.368.281 22.655.478 Chi phí chung 154.835.522 185.191.835 250.989.696 4. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 38 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đánh giá hoạt động của chi nhánh thông qua tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận, đó chỉ là những chỉ tiêu “bề nổi”. Các chỉ tiêu này không thể hiện được hiệu quả kinh tế của chi nhánh, vì tốc độ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh. Do đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của Bảo Minh An Giang phải sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu và lợi nhuận. Bởi vì doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng nếu chi phí tăng nhanh hơn và sử dụng lãng phí thì về lâu dài tốc độ tăng doanh thu không có ý nghĩa và hoàn toàn không hiệu quả. Việc phản ánh tình hình sử dụng các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh là thước đo hiệu quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Xét trên góc độ kinh tế hiệu quả kinh doanh của Bảo Minh An Giang được đo bằng tỷ số của doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ. Bảng 9: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Bảng Báo Cáo Kết Quả Bảo Minh An Giang) Năm Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 1. DT thuần hoạt động KDBH 6.442.331.272 6.538.800.031 8.696.039.981 2. Tổng chi trực HĐ KDBH 4.752.100.929 4.565.437.249 6.118.984.970 3. Chi phí quản lý kinh doanh 1.297.990.620 1.325.461.559 2.041.936.329 4. Chi phí chung 154.835.522 185.191.835 250.989.696 5. Tổng chi phí 6.204.927.071 6.076.090.643 8.411.910.995 6. Tổng lợi nhuận 235.612.528 462.709.388 528.256.245 Hiệu quả KD tính theo DT 1,04 1,08 1,03 Hiệu quả KD tính theo LN 0,04 0,08 0,06 4.1 Hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu Với một đồng chi phí bỏ ra vào năm 2000 sẽ thu lại 1,04 đồng doanh thu . Năm 2001 hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu đang nâng cao cũng với 1 đồng chi phí bỏ ra nhưng thu lại đến 1,08 đồng doanh thu cao hơn năm 2000 là 0,4 đồng (1,08-1,04). Điều này cho thấy cùng với mức chi phí nhất định nhưng doanh thu ngày càng tăng. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 39 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Năm 2002 chỉ tiêu này là 1,03, cùng một mức chi phí nhưng doanh thu thấp hơn năm trước 0,5 đồng (1,08-1,03). Hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu của chi nhánh có khuynh hướng giảm xuống .Mặc dù doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm có tăng nhưng chi phí phát sinh tăng nhiều hơn. 4.2 Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận Đây cũng là một một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận năm 2000 (0,04 đồng) thấp hơn năm 2001 (0,08 đồng). Việc tăng này là do trong khi lợi nhuận có khuynh hướng tăng nhưng chi phí lại giảm rõ rệt. Do đó hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận tăng. Hiệu quả kinh doanh tính theo lợi nhuận năm 2002 giảm xuống 1,06 đồng thấp hơn năm 2001 là 0,02 đồng(1,08-1,06). Nguyên nhân là do, mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng chi phí phát sinh nhiều hơn việc tăng lợi nhuận. Nhìn chung, chi nhánh làm ăn hiệu quả thu luôn luôn lớn hơn chi. Tuy nhiên năm 2002 hiệu quả kinh doanh tính theo doanh thu và lợi nhuận có khuynh hướng giảm. Điều này không tốt nhưng thu vẫn vượt chi và trong tương lai chi nhánh sẽ có biện pháp khắc phục tình trạng này. II. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM 1. Bảo hiểm kết hợp con người 1.1 Quy trình tiến hành bảo hợp đồng hiểm kết hợp con người Khi có yêu cầu về bảo hiểm kết hợp con người, khách hàng đến Bảo Minh liên hệ mua bảo hiểm. Khai thác viên tiếp nhận các yêu cầu khách hàng, giới thiệu các loại hình bảo hiểm, chào phí. Phí bảo hiểm/người/năm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn số tiền bảo hiểm trong phạm vi từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/người SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 40 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảng 10: TỶ LỆ PHÍ BẢO HIỂM Tuổi Phạm vi bảo hiểm 18 - 40 41 – 60 61 - 65 Pham vi bảo hiểm A 0,34% 1,30% 1,85% Pham vi bảo hiểm B 0,23% 0,23% 0,23% Phạm vi bảo hiểm c 0,40% 0,63% 1,00% Phí bảo hiểm ngắn hạn (áp dụng cho những trường hợp dưới một năm) Đến 3 tháng 30%phí cả năm Đến 6 tháng 60% phí cả năm Đến 9 tháng 85% phí cả năm, Trên 9 tháng 100% phí cả năm Sau khi tham khảo phí bảo hiểm nếu không đồng ý thì kết thúc hợp đồng. Còn ngược lại, khai thác viên thảo hợp đồng bảo hiểm, thông thường loại hợp đồng này là hợp đồng bảo hiểm nhóm kèm theo danh sách các cá nhân được bảo hiểm, trong trường hợp có yêu cầu, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi cá nhân tham gia hợp đồng bảo hiểm , trong trường hợp có sửa đổi bổ sung lại giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc phụ lục sửa đổi bổ sung (nếu có) quy định những điểm khác với quy tắc này thì 2 bên phải tuân thủ theo những điều ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm và/hoặc phụ lục sửa đổi bổ sung (nếu có) nếu chúng không trái với quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam. Hợp đồng thường được lập thành 2 bản. Sau khi lập hợp đồng khai thác viên phải trình duyệt hợp đồng cho giám đốc. Nếu giám đốc không chấp nhận thì kết thúc hợp đồng. Còn nếu chấp nhận thì khai thác viên lập hợp đồng. Sau đó cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng và nộp hợp đồng cho bộ phận kế toán theo dõi. Khi hợp đồng bảo hiểm phát sinh, kế toán nhập phát sinh doanh thu ngay. Nếu khách hàng nào chưa thanh toán hết thì kế toán ghi nhận theo dõi công nợ. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 41 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Nếu khách hàng thanh toán ngay thì kế toán ra hoá đơn và phiếu thu mà khách hàng thanh toán. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản. 1.2 Doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người Bảng 11: DOANH THU BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 1.225.359.985 1.694.603.370 985.561.193 (Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 7: Doanh thu bảo hiểm kết hợp con người Doanh thu BHKHCN 0 500 1.000 1.500 2.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Doanh thu Doanh thu kế hoạch năm 2000 đối với loại bảo hiểm này là 158.000.000 đồng, tuy nhiên doanh thu phát sinh là 1.225.359.985 đồng đạt tỷ lệ 675,54% so kế hoạch, Doanh thu tăng đáng kể so kế hoạch, đây là bước phát triển cao trong loại hình này của chi nhánh từ trước đến nay. Có được sư tăng trưởng này là do chi nhánh đã áp dụng hình thức giảm phí cho khách hàng tái tục hợp đồng nhiều lần và ít xảy ra tổn thất. Hơn nữa đây là loại hình bảo hiểm kết hợp 3 loại hình: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiệm trợ cấp nằm viện, phẩu thuật, bảo hiểm sinh mạng con người. Nếu tham gia bảo hiểm này sẽ tiết kiệm được khoản phí khi khách hàng tham gia cả 3 loại hình trên mà mức bồi thường là như nhau. Loại hình bảo hiểm này tiếp tục tăng trưởng vào năm 2001. Căn cứ vào doanh thu năm 2001 chi nhánh đề ra doanh thu kế hoạch là 600.000.000 đồng tăng 279,75% so với năm trước. Doanh thu phát sinh là 1.694.603.370 đồng đạt SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 42 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 282,43 % so kế hoạch và tăng 469.243.385 đồng hay 38,29 % so cùng kỳ năm trước. Đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy là do chi nhánh một mặt vẫn tiếp tục giảm phí. Mặt khác xúc tiến bồi thường nhanh chóng cho những rủi ro khách hàng tạo uy tín thu hút nhiều khách hàng mới. Ngoài ra thương mại – kính tế đang trên đà phát triển, thu nhập người dân tăng lên kích thích nhu cầu bảo hiểm về thương tật cũng như sinh mạng con người. Loại hình này có xu hướng chuyển biến theo chiều huớng xấu đi vào năm 2002. Dựa vào kết quả năm 2001 chi nhánh đề ra doanh thu kế hoạch là 1.000.000.000 đồng tăng 66,67% so với năm trước nhưng doanh thu thực tế đạt được là 985.561.193 đồng đạt 98,55% kế hoạch, giảm 709.042.177 đồng hay 41,84% so doanh thu phát sinh cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là vì tình hình thị trường bảo hiểm chuyển biến mạnh trên địa bàn tỉnh An Giang , một số công ty bảo hiểm ra đời với quy mô lớn và có những chính sách hợp lý trong khai thác loại hình bảo hiểm này tạo nên một sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Trong khi Bảo Minh An Giang chỉ chú tâm khai thác loại hình bảo hiểm xe gắn máy. Tóm lại doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người có xu hướng tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên lại rơi vào tình trạng xấu năm 2002. Chi nhánh cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời vì đây là một trong những loại hình bảo hiểm chủ lực của công ty. 1.3 Quy trình tiến hành bồi thường bảo hiểm kết hợp con người Trong vòng 30 ngày kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải thông báo cho chi nhánh bằng văn bản. Quá thời hạn trên, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ bị từ chối một phần hay toàn bộ số tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng. Trong vòng một năm kể từ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm hay người thừa kế hợp pháp phải gửi đến công ty bảo hiểm hồ sơ yêu cầu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 43 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương trả tiền bảo hiểm. Quá thời hạn trên. Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ mất quyền yêu cầu trả tiền bảo hiểm trừ trường hợp bất khả kháng. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm các chứng từ sau đây: 1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của công ty. 2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm ( bản sao). 3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi Người được bảo hiểm bị nạn. 4. Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị ( trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường hợp phẩu thuật)… do người có thẩm quyền của cơ sở y tế ký, đóng dấu. 5. Giấy chứng tử ( trường hợp người được bảo hiểm chết). 6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp( trường hợp người được bảo hiểm chết). Trường hợp người được bảo hiểm uỷ quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, phải có giấy uỷ quyền hợp pháp. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ chi nhánh có trách nhiệm giải quyết và tiến hành thanh toán tiền bảo hiểm. Tiền bảo hiểm được trả cho người được bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm uỷ quyền. Trong trường hợp người được bảo hiểm bị chết thì người thừa kế hợp pháp được nhận số tiền đó. Mọi tranh chấp nếu không thoả thuận được bằng thương lượng thì một trong hai bên được quyền đưa ra giải quyết tại cơ quan pháp luật 1.4 Chi bồi thường bảo hiểm kết hợp con người Bảng 12: BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI Năm 2000 2001 2002 Bồi thường (đồng) 1.023.239.600 1.087.339.800 512.954.900 (Nguồn: Báo cáo bồi thường – Bảo Minh An Giang) SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 44 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 8: Bồi thường bảo hiểm kết hợp con người Bồi Thường BHKHCN 0 200 400 600 800 1.000 1.200 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng BT Năm 2000 chi bồi thường bảo hiểm kết hợp con người tưong đối cao đạt 1.023.239.600 đồng chiếm 83,51% doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người do vào năm này giông bão, lũ lụt đạt ở đỉnh cao trong vòng 40 năm nay phát sinh nhiều rủi ro dẫn đến làm thương tật hoặc thiệt hại đến tính mạng con người. Tình hình này tiếp tục gia tăng đến năm 2001 đạt 1.087.339.800 đồng chiếm tỷ lệ 64,16% doanh thu phát sinh. Mặc dù, tỷ lệ bồi thường tăng không nhiều chỉ 64.100.200 hay 6,26% so với năm trước tuy nhiên vẫn ở mức cao do lượng xe gắn máy của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường với số lượng lớn đã gây ra nhiều tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Mặt khác bảo hiểm con người cho các đối tượng về hưu cũng gặp không ít rủi ro. Năm 2002 chi cho bồi thường giảm đáng kể còn 512.954.900 đồng chiếm 52,05% so doanh thu, giảm 574.384.900 hay 52,84% so cùng kỳ năm trước. Do chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục tình trạng bồi thường cao: hạn chế bán bảo hiểm con người cho các đối tượng thuộc diện chính sách, về hưu, có nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng. Nhìn chung tình hình bồi thường ở mức cao từ năm từ năm 2000, 2001. Nhưng có xu hướng giảm vào năm 2002 do Bảo Minh An Giang có những biện pháp hạn chế rủi ro kịp thời. 2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 45 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Bảo hiểm hàng hoá là một trong những nghiệp vụ truyền thống và lâu đời nhất đối với các nước trên thế giới và Việt Nam. Loại hình bảo hiểm này đã trở thành một tập quán thương mại chung buộc người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuân thủ khi tham gia bảo hiểm. Tuy được coi là nghiệp vụ lâu đời nhưng bảo hiểm hàng hóa cũng chính là loại bảo hiểm phức tạp và gây nhiều tranh chấp khi hàng hoá bị hư hỏng. 2.1 Quy trình tiến hành hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu trong đó ghi rõ: a. Tên người bảo hiểm. b. Tên hàng hóa, loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hoá được bảo hiểm. c. Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm. d. Hành trình vận chuyển ( nơi đi – nơi đến và nơi chuyển tải nếu có). e. Tên chủ phương tiện, loại phương tiện và số đăng ký của các phương tiện vận tải đó. f. Ngày, tháng phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến. Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp “ Giấy chứng nhận bảo hiểm”. Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm, bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã nộp phí bảo hiểm. Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về những thông tin đã cung cấp liên quan đến hàng được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm biết ngay khi họ biết được sự thay đổi đó. Khi nhận được thông báo này, người bảo hiểm sẽ cung cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 46 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Nếu người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điều đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi sẽ được thông báo cho người bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau Giấy chứng nhận bảo hiểm. 2.2 Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa Bảng 13: DOANH THU BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 273.203.186 376.737.528 418.501.462 (Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 9: Doanh thu bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa Doanh thu BHHH 0 100 200 300 400 500 2000 2001 2002 Năm Triệu đông Doanh thu Năm 2000 doanh thu kế hoạch đối với hàng hoá vận chuyển nội bộ là 400.000.000 đồng nhưng thực tế doanh thu phát sinh là 273.203.186 đồng đạt 68,30 % doanh thu kế hoạch do tình hình kinh tế của tỉnh phần lớn sản xuất nông nghiệp nên khi ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng bởi lũ lụt, giông bão kéo theo hàng loạt hoạt động khác, hàng hoá vận chuyển nội địa ít đi. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 47 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Xuất phát từ thực tế trên nên 2001 doanh thu kế hoạch là 300.000.000 đồng giảm 25% so kế hoạch năm trước. Tuy nhiên doanh thu phát sinh lại tăng đáng kể 376.737.528 đồng đạt 125,58% so kế hoạch đề ra, tăng 103.534.342 đồng 37,90% so cùng kỳ năm trước.Do tình hình kinh tế xã hội An Giang đã đi vào ổn định sau mùa lũ kỷ lục năm 2000 nên thị trường hàng hoá hoạt động sôi động trở lại, hàng hoá vận chuyển cũng tăng lên, từ đó xuất hiện nhu cầu bảo đảm an toàn cho hàng hoá. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa tiếp tục tăng trưởng vào năm 2002. Doanh thu kế hoạch cho loại nghiệp vụ này là 350.000.000 đồng tăng 16,67% so kế hoạch năm 2001, doanh thu phát sinh đạt 418.501.462 đồng đạt 119,57 % so kế hoạch, tăng 41.763.934 đồng hay 11,09% so cùng kỳ năm trước. Do xuất phát từ nhu cầu thực tế doanh thu không ngừng tăng qua các năm nên chi nhánh đã có các kế hoạch để phát triển loại hình này xúc tiến tích cực bán hàng, giải quyết bồi thường nhanh chóng cho chủ hàng phục hồi tình trạng kinh doanh như trước kia vì thế không những giữ được khách hàng cũ mà còn lôi kéo thêm khách hàng mới. Nhìn chung, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa tuy không vượt kế hoạch năm 2000 nhưng các năm khác luôn vượt kế hoạch doanh thu công ty giao và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Vì thế chi nhánh cần có những sách lược để mở rộng loại hình bảo hiểm này. 2.3 Quy trình giải quyết bồi thường Trường hợp xảy ra tổn thất cho khách hàng thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ hoặc đại diện của họ phải: a. Khai báo ngay cho cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành. b. Thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 48 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương c. Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá nhằm hạn chế tổn thất d. Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền bồi thường đối với người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hoá trong tai nạn ấy. Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường hay một phần toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên. Khi khiếu nại người bảo hiểm về những mất mát hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiềm, người được bảo hiểm cần nộp đầy đủ những giấy tờ chứng minh: 1. Bản chính “giấy chứng nhận bảo hiểm”. 2. Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hoá do chủ phương tiện cấp. 3. Hoá đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng hoá. 4. Biên bản giám định hàng tổn thất ghi rõ mức độ tổn thất. 5. Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương. 6. Văn bản khiếu nại, người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra. 7. Thư đòi bồi thường. Khi hàng hoá bị tổn thất thì số tiền bồi thường sẽ được tính trên cơ sở mức độ tổn thất với số tiền bảo hiểm. Mức độ tổn thất sẽ được xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại cảng dỡ hàng. Trách nhiệm người bảo hiểm chỉ giới hạn ở số tiền bảo hiểm. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 49 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương 2.4 Chi bồi thường bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa Bảng 14: CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA Đơn vị tính: đồng (Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường – Bảo Minh An Giang Năm 2000 2001 2002 Bồi Thường 0 638.253 7.900.000 Đồ thị 10: Bồi thường bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa Bồi thường BHHH 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Bồi thường Mặc dù năm 2000 doanh thu phát sinh không hoàn thành kế hoạch được giao tuy nhiên lại không phát sinh các vụ rủi ro dẫn đến tổn thất phải bồi thương. Vì Bảo Minh An Giang đã bảo hiểm cho các loại hàng hoá ít rủi ro. Sang năm 2001 phát sinh bồi thường là 638.253 đồng chiếm 0,17% doanh thu, tuy nhiên số phát sinh này không cao. Tình hình tổn thất lại tăng mạnh ở năm 2002 đạt 7.900.000 đồng chiếm 1,89% do từ đầu năm xảy ra nhiều tai nạn dẫn đến lật xe hư hỏng hàng hoá vì con đường QL91 chưa thi công hoàn tất. Đây là loại hình bảo hiểm ít xảy ra tổn thất nhưng doanh số bán ra cao cần phát huy hơn nữa để mở rộng loại hình bảo hiểm này. 3. Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 3.1 Quy trình tiến hành bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 50 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Khi có yêu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu đến chi nhánh yêu cầu mua loại hình bảo hiểm này. Khai thác viên sẽ giới thiệu loại hình này và mức phí cho người yêu cầu. Nếu khách hàng không đồng ý mức phí thì chấm dứt hợp đồng, nếu khách hàng đồng ý thì khai thác viên sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm và danh mục tài sản, đây được coi là hợp đồng bảo hiểm và tại bất cứ vị trí nào trong chứng từ này, từ hay cụm từ nào được gán một ý nghĩa đặc biệt nào đó thì ý nghĩa đặc biệt đó được duy trì cho dù chúng xuất hiện ở bất kỳ đâu trong quy tắc bảo hiểm, giấy chứng nhận hay bảng danh mục tài sản. Hủy hợp đồng bảo hiểm: công ty hay chi nhánh có thể hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm này trong trường hợp người được bảo hiểm khai báo hoặc mô tả sai lệch, cung cấp những thông tin không đúng hoặc không khai báo những thông tin quan trọng có liên quan đến rủi ro được bảo hiểm. 3.2 Doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Bảng 15 :DOANH THU BẢO HIỂM CHÁY & CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 648.089.207 796.496.415 686.837.986 ( Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 11: Doanh thu bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt Doanh thu BH Cháy & rủi ro đặc biệt 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Doanh thu SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 51 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Năm 2000 doanh thu kế hoạch của bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là 650.000.000 đồng và doanh thu phát sinh là 648.089.207 đồng đạt 99,71% so kế hoạch. Sang năm 2001 doanh thu kế hoạch giảm 600.000.000 đồng giảm 16,67% so kế hoạch. Tuy nhiên doanh thu phát sinh lại tăng đáng kể 796.496.415 đồng tăng 148.407.208 hay 22,90 % so với năm trước do trong năm này chi nhánh đã thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo cho loại bảo hiểm này. Sang năm 2002 doanh thu kế hoạch là 750.000.000 đồng tăng 25% so kế hoạch năm trước. Tuy nhiên doanh thu thực tế phát sinh lại giảm chỉ đạt 686.837.986 đồng giảm 109.658.429 hay 13,77% so cùng kỳ năm trước do một số khách hàng không tiếp tái tục khi hợp đồng hết hạn. Nhìn chung, doanh thu phí bảo hiểm của loại hình này đạt khá cao. Tuy nhiên lại giảm xuống vào năm 2002. 3.3 Quy trình bồi thường bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Khi có tổn thất xảy ra, ngay lập tức: Thực hiện các bước nhằm giảm thiểu tổn thất hay tổn hại và lấy lại các tài sản bị mất mát. Thông báo bằng văn bản cho công ty. Báo công an trong trường hợp tổn hại do hành động cố ý phá hoại. Trong vòng 30 ngày hay lâu hơn nếu công ty, chi nhánh đồng ý bằng văn bản, người được bảo hiểm phải cung cấp: - Các tài sản bị tổn thất hay tổn hại càng chi tiết càng tốt, tất cả các khoản mục tài sản bị tổn thất hay tổn hại và tổng số tiền tổn thất căn cứ vào giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. - Chi tiết về các hợp đồng bảo hiểm khác nếu có. Khi có tổn thất xảy ra và có khiếu nại bồi thường công ty bảo hiểm hay người đại diện có quyền : - Đến hiện trường để niêm phong ngôi nhà xảy ra tổn thất. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 52 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương - Niêm phong hoặc yêu cầu người được bảo hiểm giao các tài sản được bảo hiểm cho công ty xử lý theo cách thức và mục đích hợp lý. Người được bảo hiểm không có quyền từ bỏ tài sản của mình cho công ty cho dù tài sản đó được công ty bảo hiểm giữ hay không. Công ty bảo hiểm, tùy theo sự lựa chọn của mình,có thể sửa chữa hay thay thế toàn bộ một phần tài sản bị tổn hại thay vì trả tiền bồi thường tổn thất hoặc có thể cộng tác với các công ty khác để thực hiện những việc đó. Công ty không có trách nhiệm buộc phải sửa chữa tài sản một cách hoàn toàn chính xác như cũ mà chỉ phục hồi với mức độ hợp lý mà hoàn cảnh thực tế cho phép, trong bất kỳ trường hợp nào công ty sẽ không chi cho việc phục hồi một số tiền lớn hơn chi phí cần thiết để khôi phục tình trạng trở lại như trước lúc xảy ra tổn thất hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm của tài sản đó. Nếu công ty lựa chọn phương án sửa chữa thay thế đối với tài sản bị thiệt hại thì người được bảo hiểm bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho công ty bảo hiểm các bản vẽ, các tài liệu, phương án kỹ thuật, số lượng máy móc và tất cả các thông tin cần thiết có liên quan đến công ty yêu cầu. Nếu trong mọi trường hợp công ty không thể thực hiện việc thay thế hay sửa chữa tài sản được bảo hiểm do các quy định của chính quyền địa phương về việc bảo vệ cảnh quan thành phố hay kiến trúc các toà nhà hay các quy hoạch xây dựng khác thì công ty bảo hiểm sẽ chỉ có trách nhiệm chi trả một khoản tiền tương ứng với chi phí phải bỏ ra để thay thế hay sửa chữa tài sản đó tương tự như nó được sửa chữa một cách hợp pháp theo tình trạng cũ. 3.4 Chi trả bồi thường bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt Bảng 16: CHI BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CHÁY & RỦI RO ĐẶC BIỆT Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Bồi thường 4.970.400 17.295.100 33.940.500 (Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường - Bảo Minh An Giang) SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 53 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 12: Bồi thường bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt Bồi thường BH Cháy & rủi ro đặc biệt 0 5 10 15 20 25 30 35 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Bồi thường Năm 2000 phát sinh bồi thường 4.970.400 đồng chiếm 0,77% doanh thu phí bảo hiểm chiếm tỷ lệ khá thấp so doanh thu. Năm 2001 chi bồi thương là 17.295.100 đồng chiếm 2,17% doanh thu phí bảo hiểm, có sự biến động so năm trước tăng 12.324.700 hay 247,96% do phát sinh bồi thường vào cuối năm trước chưa quyết toán hết phải chuyển sang đầu năm sau. Năm 2002 chi cho bồi thường là 33.940.500 đồng chiếm 4,94 % doanh thu phí bảo hiểm gốc, tăng 16.645.400 hay 96,24% so với năm trước do trên địa bàn tỉnh An Giang phát sinh nhiều tài nạn bất ngờ, nhiều vụ hỏa hoạn. Tóm lại, tỷ lệ bồi thường không ngừng gia tăng qua các năm. 4. Bảo hiểm thân xe ôtô 4.1 Quy trình tiến hành hợp đồng bảo hiểm thân xe ô tô Khi có yêu cầu về bảo hiểm, người có yêu cầu đến Bảo Minh mua bảo hiểm. Nếu đồng ý bảo hiểm chi nhánh sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đó được coi là hợp đồng bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ xe được coi là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 54 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm được áp dụng theo biểu phí Bảo Minh ban hành đối với các loại hình bảo hiểm được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo minh chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm. Thời hạn hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc bảo hiểm. 4.2 Doanh thu phí bảo thânt xe ô tô Bảng 17:DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM THÂN XE Ô TÔ Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 1.078.666.168 1.715.000.167 1.687.115.528 (Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 13: Doanh thu bảo hiểm thân xe ô tô Doanh thu BH Thân xe ô tô 0 500 1.000 1.500 2.000 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Doanh thu Doanh thu kế hoạch năm 2000 là 750.000.000 đồng. Doanh thu phát sinh 1.078.666.168 đồng đạt 143,82% so với doanh thu kế hoạch vì bắt đầu từ đầu năm 2000 công ty đã chú trọng khai thác loại hình bảo hiểm xe cơ giới nên đã tích cực làm công tác tuyên truyền, quảng cáo. Năm 2001 doanh thu kế hoạch là 1.000.000.000 đồng tăng 33,33% so kế hoạch năm trước. Doanh thu phát sinh là 1.715.000.167 đồng đạt 171,50% so doanh thu kế hoạch, tăng 636.333.999 hay 58,99 % so cùng kỳ năm trước do chi nhánh tiếp tục chú tâm vào xây dựng loại hình này. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 55 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Năm 2002 doanh thu kế hoạch 1.000.000.000 đồng. Doanh thu phát sinh là 1.687.115.528 đồng đạt 168,71% so kế hoạch, tuy nhiên có giảm so doanh thu phát sinh năm trước (giảm 27.884.639 hay 1,63%) nhưng không nhiều. 4.3 Quy trình bồi thường bảo hiểm thân xe ô tô Khi xảy ra tổn thất dẫn đến bồi thường. Hồ sơ bồi thường gồm các phần sau: Bảo Minh tiến hành xem xét và bồi thường trong vòng 15 ngày. 1.Thông báo tai nạn: Giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới có ghi chi tiết số tiền đòi bồi thường. 2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên bảo Minh các giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Giấy phép lái xe. - Giấy chứng nhận đăng ký xe. - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường. - Giấy phép đăng ký kinh doanh vận chuyển hành khách trong trường hợp yêu cầu bồi thương hành khách bị thiệt hại về tính mạng và sức khoẻ. 3. Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của công an nơi thụ lý tai nạn) bao gồm: - Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông. - Biên bản khám nghiệm hiện trường. - Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn giao thông. - Biên bản giải quyết tai nạn giao thông. - Quyết định của toà án (nếu có). - Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có) . - Biên bản giám định thiệt hại. Thời hạn yêu cầu bồi thường là 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 56 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Thời hạn khiếu nại và quyết định bồi thường của Bảo Minh là 3 tháng kể từ khi chủ xe nhận được thông báo bồi thường của Bảo Minh. Quá thời hạn này mọi khiếu nại không còn giá trị. Phạm vi bồi thường: - Tai nạn do va đâm, lật đổ. - Cháy, nổ, bão lụt, sét đánh, động đất, mưa đá. - Mất cắp toàn bộ xe. - Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây ra. Ngoài ra Bảo Minh còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý khi có sự chấp nhận của Bảo Minh trong khi xử lý tai nạn nhằm: - Ngăn ngừa tổn thất phát sinh thêm khi xe bị tai nạn. - Kéo xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất hoặc đảm bảo an toàn cho xe. - Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường của Bảo Minh (Bao gồm cả chi phí) không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. 4.4 Bồi thường bảo hiểm thân xe ô tô Bảng 18: CHI TRẢ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM THÂN XE Ô TÔ Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Bồi thường 581.842.262 1.184.884.529 881.452.544 (Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường - Bảo Minh An Giang) SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 57 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 14: Bồi thường bảo hiểm thân xe ô tô Bồi Thường BH Thân Xe Ô Tô 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Bồi thường Năm 2000 là 581.842.262 đồng chiếm 53,94% so doanh thu, mức bồi thường này khá cao do năm 2000 tình hình lũ lụt không ổn định xảy ra nhiều tai nạn giao thông. Năm 2001 là 1.184.884.529 đồng chiếm 69,09 % so doanh thu, tăng 603.042.267 hay 103,64% so cùng kỳ năm trước do lượng xe lưu thông nhiều đặc biệt là xe Trung Quốc đã dẫn đến nhiều tai nạn. Năm 2002 là 881.452.544 đồng chiếm 52,25% doanh thu, giảm 303.431.985 hay 25,61% so cùng kỳ năm trước do với tình hình bồi thường cao như năm trước nên chi nhánh đã có những biện pháp tư vấn khách hàng, hạn chế bán bảo hiểm cho các loại xe vận tải. 5. Bảo hiểm toàn diện học sinh 5.1 Quy trình tiến hành hợp đồng bảo hiểm toàn diện học sinh Khi có yêu cầu về bảo hiểm toàn diện học sinh các phòng giáo dục, các trường học sẽ liên hệ Bảo Minh. Khai thác viên tiếp nhận các yêu cầu khách hàng, giới thiệu các loại hình bảo hiểm, chào phí. Có 3 mức điều kiện khi tham gia loại hình bảo hiểm này, có thể tham gia 2 trong 3 điều kiện: SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 58 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Điều kiện A: Chết do ốm đau bệnh tật. Điều kiện B: Thương tật thân thể hoặc chết do tai nạn. Điều kiện C: Trợ cấp nằm viện do đau ốm, bệnh tật, trợ cấp phẩu thuật do ốm đau bệnh tật. Phí bảo hiểm/người/năm = Số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm từ 1 – 10 triệu đồng áp dụng cho 3 điều kiện bảo hiểm Phí bảo hiểm: + Đối với điều kiện A: 0,49% số tiền bảo hiểm + Đối với điều kiện B: 0,15% số tiền bảo hiểm + Đối với điều kiện C: 0,35% số tiền bảo hiểm 5.2 Doanh thu phí bảo hiểm toàn diện học sinh Bảng 19: DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 849.300.000 824.914.000 1.513.991.000 (Nguồn: Báo Cáo Doanh Thu - Bảo Minh An Giang) Đồ thị 15: Doanh thu bảo hiểm toàn diện học sinh Doanh thu BH Học Sinh 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Doanh thu Năm 2000 doanh thu kế hoạch là 800.000.000 đồng, doanh thu phát sinh là 849.300.000 đồng đạt 106,16% SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 59 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Năm 2001 doanh thu kế hoạch là 800.000.000 đồng, doanh thu phát sinh là 824.914.000 đồng đạt 103,11% giảm không nhiều so với năm trước (giảm 24.386.000 hay 2,87%) do ở một số trường học số học sinh không tham gia hết loại hình bảo hiểm này. Năm 2002 doanh thu kế hoạch là 1.000.000.000 đồng, doanh thu phát sinh là 1.513.991.000 đồng đạt 152,40% tăng 689.077.000 hay 83,53% do chi nhánh xúc tiến quan hệ tốt với các phòng giáo dục huyện thị, các trường học nên phát sinh nhiều hợp đồng mới. 5.3 Quy trình tiến hành bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm các chứng từ sau đây: 1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của công ty. 2. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm ( bản sao). 3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị nạn. 4. Các chứng từ y tế: giấy ra viện, phiếu điều trị ( trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường hợp phẩu thuật)… do người có thẩm quyền của cơ sở y tế ký, đóng dấu. 5. Giấy chứng tử ( trường hợp người được bảo hiểm chết). 6. Chứng từ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người được bảo hiểm chết). Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ chi nhánh có trách nhiệm giải quyết và tiến hành thanh toán tiền bảo hiểm. 5.4 Chi bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh Bảng 20: BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM TOÀN DIỆN HỌC SINH Đơn vị tính: đồng Năm 2000 2001 2002 Bồi thường 468.828.800 572.867.200 694.334.500 (Nguồn: Báo Cáo Bồi Thường - Bảo Minh An Giang) SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 60 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương Đồ thị 16: Bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh Bồi thường BH Học Sinh 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2000 2001 2002 Năm Triệu đồng Bồi thường Năm 2000 là 468.828.800 đồng chiếm 52,20% doanh thu phát sinh số bồi thường khá cao do An Giang do tình hình lũ lụt học sinh đi học trong điều kiện không được an toàn. Năm 2001 là 572.867.200 đồng chiếm 69,45% doanh thu phát sinh, tăng 104.038.400 hay 22,19% do một số hợp đồng bồi thường năm trước chuyển sang năm nay mới quyết toán xong. Năm 2002 là 694.334.500 đồng chiếm 45,86% doanh thu phát sinh, tăng 121.467.300 hay 21,20% so cùng kỳ năm trước do các hợp đồng phát sinh thêm xảy ra rủi ro. Nhìn chung chi bồi thường bảo hiểm toàn diện học sinh không ngừng gia tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ khá cao so với doanh thu của nghiệp vụ này. III. ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ CÁC MẶT HẠN CHẾ TRONG THỜI GIAN QUA 1. Đánh giá chung 1.1 Các mặt đạt được Tuy gặp không ít khó khăn, chủ yếu là điều kiện thời tiết xấu đạt đến đỉnh cao trong những năm gần đây nhưng Bảo Minh An Giang đã vượt qua khó khăn SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 61 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch công ty giao, sánh ngang tầm cùng các đơn vị Bảo Minh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng theo chiều hướng tốt, lập đầy đủ các khoản dự phòng, đảm bảo khả năng chi trả bảo hiểm. Quy mô hoạt động của công ty ngày một mở rộng. 1.2 Các mặt hạn chế Tuy nhiên, tình hình chi bồi thường có xu hướng gia tăng qua các năm chứng tỏ công tác quản lý rủi ro chưa thật hiệu quả. Công tác quản lý chi phí chưa thật hiệu quả, trong quá trình hoạt động chi nhánh chưa tiết kiệm được các khoản chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, chưa kiên quyết cắt bỏ các khoản chi phí không cần thiết. Vấn đề nợ phí còn khá cao, phí năm trước còn đọng lại sang năm sau nhiều, nợ quá hạn nhiều. Đây là những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến hiệu quả của chi nhánh nên cần phải khắc phục triệt để tình trạng này. 2. Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của một số loại hình * Đối với bảo hiểm kết hợp con người: Doanh thu phí bảo hiểm có xu hướng tăng qua các năm 2000, 2001 .Tuy nhiên chi bồi thường cũng tăng từ năm 2000 sang năm 2001 và chiếm tỷ lệ khá cao so với doanh thu. Doanh thu phí bảo hiểm tuy có xu hướng giảm vào năm 2002, tình hình chi bồi thường cũng giảm đáng kể nhưng vẫn còn ở mức tỷ lệ cao. Từ đó cho thấy mặc dù doanh thu phí bảo hiểm có tăng và vượt kế hoạch định mức nhưng mức bồi thường lại chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng doanh thu phí bảo hiểm kết hợp con người. Đây là xu hướng không tốt chi nhánh cần có biện pháp hữu hiệu trong quản lý rủi ro. * Đối với bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa: Tuy doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa có xu hướng tăng qua các năm nhưng tình hình bồi thường lại xấu đi. Vào năm 2000 không SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 62 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương phát sinh bồi thường, sang năm 2001 phát sinh bồi thường và tăng mạnh vào năm 2002 tuy nhiên mức bồi thường chiếm tỷ lệ thấp so với doanh thu phát sinh. * Đối bảo hiểm vật chất thân xe ô tô Doanh thu phí bảo hiểm tăng từ năm 2000, 2001. Song lại có xu hướng giảm 2002, tuy nhiên số giảm này không nhiều. Chi bồi thường bảo hiểm tăng mạnh vào năm 2001. Sang năm 2002 lại giảm xuống. * Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt: Doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh vào năm 2001, nhưng sang năm 2002 lại giảm xuống. Trong khi đó chi bồi thường không ngừng gia tăng qua các năm và năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, tuy nhiên tỷ lệ bồi thường này chiếm tỷ lệ thấp so với doanh thu phát sinh. * Bảo hiểm tai nạn hỗn hợp học sinh: Doanh thu phí bảo hiểm nói chung có xu hướng tăng. Song mức chi bồi thường cũng tăng qua các năm và số chi này chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng doanh thu được từ loại hình nghiệp vụ này. Nhìn chung, qua việc phân tích tình hình thu phí bảo hiểm và chi bồi thường một số nghiệp vụ tại Bảo Minh An Giang nhận thấy doanh thu phí bảo hiểm có tăng qua các năm nhưng tình hình bồi thường chiếm tỷ lệ khá cao so doanh thu phát sinh và có xu hướng gia tăng. Vì vây, chi nhánh cần có biện pháp quản lý tình hình rủi ro. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 63 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương CHƯƠNG IV. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA BẢO MINH AN GIANG I. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC MẶT HẠN CHẾ Nguyên nhân việc bồi thương cao do tại địa bàn tỉnh An Giang xảy ra nhiều vụ tổn thất lớn, ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả của đơn vị như bồi thường con đường tỉnh lộ, bồi thường trách nhiệm dân sự về hàng hóa. Ngoài ra đáng kể nhất là các tai nạn về xe đã bồi thường với những vụ tổn thất gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Việc nợ phí cao do các nguyên nhân: việc khai thác qua các ngân hàng quyết toán phân kỳ, bảo hiểm thuộc diện chính sách chia theo đợt trả lương, bảo hiểm học sinh chưa thu phí dứt điểm. Không quản lý tốt chi phí do chi quá nhiều cho các hoạt động không cần thiết… II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA BẢO MINH AN GIANG Trong tương lai để chi nhánh tiếp tục tăng trưởng và phát triển, Bảo Minh An Giang cần xem xét triển khai có hiệu quả các loại hình bảo hiểm đạt doanh thu cao và phải đề ra các kế hoạch cụ thể như: - Đối với bảo hiểm kết hợp con người cần phải cân đối hiệu quả của từng hợp đồng và không bán bảo hiểm cho các đối tượng thuộc diện chính sách. - Về bảo hiểm học sinh và giáo viên tiếp tục phát triển trên cơ sở cân nhắc hợp lý giữa việc giữ vững thị phần và hướng kinh doanh. - Bảo hiểm về xe cơ giới, đây là loại hình bảo hiểm truyền thống của đơn vị nên cần phải duy trì và phát triển mạnh đối với các xe ô tô của cơ quan, ban ngành. Hạn chế nhận bảo hiểm xe tốc hành, và trước khi cấp đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm phải biết rõ từng đối tượng tham gia bảo hiểm, đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả. SVTH: Trương Lê Thùy Dung – DH1TC3 64 Nâng cao hiệu quả & hạn chế rủi ro GVHD: Trần Thị Thanh Phương - Chú trọng khai thác bảo hiểm xây dựng. - Đồng thời, tiếp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNANG CAO HIEU QUA VA HAN CHE RUI RO TRONG HOAT DONG KINH DOANH BAO HIEM CUA BAO MINH HAN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan