Đề tài Một số giải pháp tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Thái Bình

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Thái Bình: Mục lục Lời nói đầu Chương I những lý luận chung về doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.1Đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.2Bản chất của doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.3Nội dung doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.3.1 Nội dung doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.3.2 Nội dung doanh thu từ hoạt động đầu tư và tài chính 1.3.3 Nội dung doanh thu từ thu nhập hoạt động bất thường 1.4Tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm và nâng cao hiệu quả kinh doanh Chương II thực trạng doanh thu kinh doanh Bảo hiểm tại công ty bảo hiểm phi nhân thọ thái bình 2.1Đặc điểm tình hình chung công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình. Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình Chức năng của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Nhiệm vụ của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình 2.2 Tình hình kinh doanh của công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình trong 3 năm 1999, 2000, 2001 2.2...

doc37 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu Chương I những lý luận chung về doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.1Đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.2Bản chất của doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.3Nội dung doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.3.1 Nội dung doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 1.3.2 Nội dung doanh thu từ hoạt động đầu tư và tài chính 1.3.3 Nội dung doanh thu từ thu nhập hoạt động bất thường 1.4Tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm và nâng cao hiệu quả kinh doanh Chương II thực trạng doanh thu kinh doanh Bảo hiểm tại công ty bảo hiểm phi nhân thọ thái bình 2.1Đặc điểm tình hình chung công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình. Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình Chức năng của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Nhiệm vụ của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình 2.2 Tình hình kinh doanh của công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình trong 3 năm 1999, 2000, 2001 2.2.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm 2.2.2 Doanh thu từ hoạt động đầu tư và tài chính 2.2.3 Doanh thu từ thu nhập hoạt động bất thường 2.3Khả năng tăng doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình 2.3.1Thực tế kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình 2.3.2 Đánh giá chung về tình hình doanh thu của công ty Chương III Phương hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao doanh thu kinh doanh BảO HIểM tạI công ty bảo việt phi nhân thọ tháI bình 3.1 Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của công ty từ nay đến năm 2005. 3.1.1 Hoàn thành các nhiệm vụ được giao 3.1.2 Đổi mới các nghiệp vụ bảo hiểm nâng cao năng lực kinh doanh 3.1.3 Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí. 3.2 Một số giải pháp nâng cao doanh thu kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình. 3.2.1 Thúc đẩy khai thác bảo hiểm. 3.2.1.1 Giữ thị phần. 3.2.1.2 Mở rộng thị phần. 3.2.2 Triển khai các nghiệp vụ mới. 3.2.3 Xây dựng kế hoạch tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm. 3.2.4 Hoàn thiện công tác doanh thu kinh doanh bảo hiểm. Kết luận. Lời nói đầu Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tiến trình toàn cầu hoá, nhất thể hoá kinh tế diễn ra nhanh chóng. Các tổ chức, các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia... luôn tìm cách tận dụng mọi tiềm năng sẵn có xâm nhập vào các thị trường để tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy cho các nền kinh tế phát triển. Quá trình toàn cầu hoá, nhất thể hoá kinh tế thế giới cũng là để cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tìm kiếm lợi nhuận trên những thị trường mới. Trong bối cảnh quốc tế đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần hội nhập với thế giới trên từng lĩnh vực. Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra một trang mới cho hoạt đông bảo hiểm Việt Nam. Nghị định 100/CP đã tạo ra một “luồng gió mới” thổi vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, đem đến nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong điều kiện cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có một chiến lược riêng để tìm kiếm lợi nhuận, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tìm cách quản lý và đẩy mạnh doanh thu, nhằm đạt mức lợi nhuận tối đa. Giải pháp tăng doanh thu luôn là một yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Song, giải pháp tăng doanh thu như thế nào để có hiệu quả còn phụ thuộc vào mỗi nhà kinh doanh, mỗi doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với nhịp đọ phát triển kinh tế, nhu cầu bảo hiểm trong nước ngày càng tăng cao. Từ thực tế đó, công ty Bảo Việt Thái Bình đã xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, đưa công ty ngày càng phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bằng những kiến thức đã học, kết hợp với những kinh nghiệm thưc tế thu được trong suốt thời gian thực tập tại công ty Bảo Việt Thái Bình, đặc biệt được sự tận tình chỉ bảo của thầy giáo Hoàng Trần Hậu tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề: “Một số giải pháp tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt Thái Bình”. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những lý luận chung về doanh thu kinh doanh bảo hiểm Chương II: Thực trạng doanh thu kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Chương III: Phương hướng phát triển và một số giải pháp nâng cao doanh thu kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Hoàn thành bài viết này là sự cố gắng của bản thân, song do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thực tế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn cũng như những ai có quan tâm tới chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Trịnh Thị Bình Chương I Những lý luận chung về doanh thu kinh doanh bảo hiểm 1.1Đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Kinh doanh Bảo Hiểm là hoạt động của doanh nghiệp Bảo Hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro của con người được bảo hiểm. Trên cơ sở bên mua Bảo Hiểm đồng phí Bảo Hiểm để doanh nghiệp Bảo Hiểm trả tiền Bảo Hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được Bảo Hiểm khi xảy ra sự kiện Bảo Hiểm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xác định tầm xa mức doanh thu như tất cả các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên Bảo Hiểm là một ngành kinh tế đặc biệt, một loại hình kinh tế bổ xung cho chính sách xã hội, với nhiệm vụ lập quỹ Bảo Hiểm từ nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, do đó doanh thu Bảo Hiểm mang những nét đặc trưng rất riêng, có tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm. Đặc trưng doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm được thể hiện trên những khía cạnh sau: Thứ nhất: xuất phát từ nguyên tắc hoạt động của Bảo Hiểm: hoạt động trên cơ sở quy luật số lớn, nguyên tắc sàng lọc, nguyên tắc phân chia phân tán rủi ro: Doanh nghiệp bảo hiểm phải kinh doanh nhiều loại dịch vụ bảo hiểm với nhiều đối tượng khac nhau, nên doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm được chi tiết cho từng loại nghiệp vụ, từng loại đối tượng. Doanh nghiệp Bảo Hiểm phải tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh: kinh doanh Bảo Hiểm gốc, kinh doanh nhượng tái Bảo Hiểm, kinh doanh nhận tái Bảo Hiểm,... Do đó doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm gồm có: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập hoạt động khác. Phạm vi hoạt động của Bảo Hiểm rất rộng ( kinh doanh trên địa bàn rộng, với nhiều dịch vụ khác nhau, cho nhiều đối tượng ) nên hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm thường gắn liền với các nguồn thu từ Bảo Hiểm gốc. Từ đó xác định nên một khoản bồi thường đền bù khách hàng khi xảy ra rủi ro, đó là nguồn thu chính của hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm. Thứ hai: Do chu trình sản xuất kinh doanh Bảo Hiểm là chu trình sản xuất ngược, doanh thu được thành trước, chi phí xác định sau. Doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm xác định các hợp đồng Bảo Hiểm, do đó hình thành nên thu nhập khác như: thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, thu tiền phạt vi phạm HĐ, thu khác theo quy định của pháp luật. Thứ ba: Do tính chất của sản phẩm Bảo Hiểm là: sản phẩm không định hình vào thời điểm bán, sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp Bảo Hiểm cung cấp ra thị trường chỉ là lời hứa, lời cam kết bồi thường hay trả tiền Bảo Hiểm cho khách hàng khi xảy ra sự cố Bảo Hiểm. Cho nên doanh nghiệp có thêm nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính, đó chính là số tiền phải thu phát sinh trong năm tài chính như: tiền gưỉ không kỳ hạn, thu cho thuê tài sản, thu khác theo quy định của pháp luật,... 1.2 Bản chất của doanh thu kinh doanh bảo hiểm Doanh thu kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã thu được để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Thực chất, doanh thu kinh doanh là nền tảng của sự chuyển dịch giá trị của yếu tố sản xuất (tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động ) vài đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên do Bảo Hiểm là một dịch vụ đặc biệt, giá cả sản phẩm Bảo Hiểm ( phí Bảo Hiểm) không phải hình thành trên cơ sở những doanh thu mà doanh nghiệp Bảo Hiểm đã thu được để cấu tạo nên sản phẩm mà được xác định trên cơ sở tính toán tần suất tổn thất và doanh thu trung bình. Khác với doanh nghiệp khác, doanh thu Bảo Hiểm không phải được sử dụng trực tiếp để tính giá thành sản phẩm, mà dựa trên cơ sở những doanh thu khin doanh Bảo Hiểm thực tế trong nhiều năm trong quá khứ, kết hợp với số lượng rủi ro đã xảy ra, doanh nghiệp sử dụng để tính toán mức thu, và chi phí trung bình/ một tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Lấy đó làm căn cứ để tính giả cả sản phẩm Bảo Hiểm. Mặt khác doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bảo Hiểm, doanh thu cao hay thấp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy việc xác định tăng doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm không những giúp cho việc tính toán giá cả sản phẩm Bảo Hiểm hợp lý mà còn giúp cho việc xác định hiệu quả kinh doanh được chính xác, trên cơ sở đó doanh nghiệp Bảo Hiểm có các biện pháp quản lý doanh thu để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong kinh doanh. 1.3 Nội dung doanh thu kinh doanh Bảo hiểm Có nhiều cách phân loại doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh, doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm được chia thành: • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm: là số tiền phát sinh trong kỳ(thu được từ các loại sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh,..., thu khác theo quy định của pháp luật ) • Doanh thu từ hoạt động đầu tư và tài chính: là số tiền phát sinh trong năm tài chính. • Doanh thu từ thu nhập hoạt động bất thường : Là số tiền phát sinh thu được ngoài những khoản thu trên. 1.3.1 Nội dung doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm Nội dung doanh thu từ hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm bao gồm: - Doanh nghiệp Bảo Hiểm hạch toán khoản thu phí Bảo Hiểm gốc vào thu nhập khi phát sinh trách nhiệm Bảo Hiểm của doanh nghiệp Bảo Hiểm đối với bên mua Bảo Hiểm tại điều 15 luật kinh doanh Bảo Hiểm. Doanh nghiệp còn có những khoản thu từ phí nhận tái Bảo Hiểmlà những khoản doanh thu trong quá trình công ty bảo việt nhận lạI một phần trách nhiệm mà công ty bảo hiểm khác, đã chấp nhận với người được bảo hiểm trên cơ sở nhận một phần doanh thu qua hợp đồng táI bảo hiểm. Doanh thu từ thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm khác như thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm: giám định tổn thất, xét giả quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%; thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp Bảo Hiểm hạch toán độc lập trừ đi các khoản chi để giảm thu như: hoàn phí Bảo Hiểm, giảm phí Bảo Hiểm, phí nhượng tái Bảo Hiểm, hoàn phí nhận tái Bảo Hiểm, hoàn hoa hồng nhượng tái Bảo Hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái Bảo Hiểm (áp dụng điều 19 nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm và doanh nghiệp môi giới Bảo Hiểm). 1.3.2 Nội dung doanh thu từ hoạt động đầu tư và tài chính kinh doanh bảo hiểm Là những khoản thu do hoạt động từ đầu tư tàI chính mang lại.Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại mục 3 chương II nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm và doanh ngiệp môi giới Bảo Hiểm bao gồm: • Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán • Thu lãi từ tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay • Thu cho thuê tài sản • Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán • Thu khác theo quy định của pháp luật 1.3.3 Nội dung doanh thu từ hoạt động bất thường. Doanh thu từ thu nhập hoạt động khác không mang tính chất thường xuyên của công ty. Cụ thể ngành kinh doanh Bảo Hiểm nội dung thu nhập hoạt động khác bao gồm: Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được Thu tiền phạt vi phạm HĐ Thu khác theo quy định của pháp luật. 1.4 Tăng doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm và nâng cao hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, phản ánh chất lượng kinh doanh, trình độ quản lý và khả năng của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn phải tìm mọi cách để nâng cao hiệu qủa kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp bổ xung thêm nguồn vốn kinh doanh, trích lập các quỹ trong doanh nghiệp, từ đó có thể mở rộng tái sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm, lợi nhuận còn giúp doanh nghiệp củng cố khả năng tài chính, là nguồn đảm bảo khả năng thanh toán các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền lợi của khách hàng (lợi nhuận các năm chưa sử dụng ). Lợi nhuận kinh doanh Bảo Hiểm được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu kinh doanh Bảo Hiểm và tổng chi kinh doanh Bảo Hiểm: Tổng thu kinh doanh Bảo Hiểm gồm có: Thu phí Bảo Hiểm gốc Thu phí nhận tái Bảo Hiểm Các khoản giảm trừ: + Chuyển phí nhượng tái Bảo Hiểm + Giảm phí + Hoàn phí Tăng (- ) giảm ( + ) dự phòng phí Bảo Hiểm: là số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí phải trích năm báo cáo với dự phòng phí năm trước chuyển sang. Thu khác hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm: + Thu nhận tái Bảo Hiểm: doanh thu khác của hoạt động tái Bảo Hiểm + Thu nhượng tái Bảo Hiểm: doanh thu khác của hoạt động nhượng tái Bảo Hiểm sau khi trừ đi khoản hoa hồng nhượng tái Bảo Hiểm + Thu khác: Doanh thu khác của hoạt động như: giám định, đại lý,... sau khi trừ đi các khoản giám trừ. Tổng chi hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm gồm có: Chi bồi thường Bảo Hiểm gốc Chi bồi thường nhận tái Bảo Hiểm Các khoản giảm trừ: + Thu hồi bồi thường nhận tái Bảo Hiểm + Thu đòi người thứ ba Chi bồi thường từ quỹ dự phòng dao động lớn: Số chi bồi thường Bảo Hiểm gốc và bồi thường nhận tái Bảo Hiểm trong năm được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn theo quy định của Bộ tài chính. Tăng ( + ) giảm (-) dự phòng bồi thường: là số chênh lệch giữa số dự phòng phải trích trong năm tài chính với dự phòng năm trước chuyển sang Số trích dự phòng dao động lớn trong năm: là số tiền dự phòng cho những giao động lớn về tổn thất thuộc trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. Chi khác hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm: + Chi hoa hồng Bảo Hiểm gốc + Chi hoa hồng nhận tái Bảo Hiểm + Chi nhượng tái Bảo Hiểm: Chi khác về hoạt động nhượng tái BH + Chi khác ( giám định, đại lý,...) - Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận cần phải tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không phải là chỉ tiêu duy nhất. Để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh doanh Bảo Hiểm ngoài chỉ tiêu tuyệt đối là lợi nhuận, còn phải sử dụng đến các chỉ tiêu: tỷ lệ chi phí trên doanh thu,... Tăng doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm là rất cần thiết. Doanh nghiệp Bảo Hiểm muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn phải biết tăng doanh thu Bảo Hiểm như thế nào mà vưag giảm thiểu được chi phí. Tăng doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm không có nghĩa là tăng giá thành các loại hình Bảo Hiểm mà giảm chi phí đến mức tối đa, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất là bán được nhiều sản phẩm. Đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm, công tác làm tăng doanh thu càng trở nên quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm là doanh thu được hình thành trước, chi phí xác định sau đó, vì vậy tăng doanh thu Bảo Hiểm càng tốt thì càng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công tác tăng doanh thu Bảo Hiểm nhiều khi còntác dụng ngược trở lại làm chi phí thay đổi. Do đó các nhà quản lý doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt được phương pháp làm tăng doanh thu nhiều nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Kết luận: Để phản ánh lý luận chung về doanh thu bảo hiểm em xin phân tích thực trạng doanh thu bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm phi nhân thọ Thái Bình. Chương II Thực trạng doanh thu kinh doanh bảo hiểm tạI bảo việt phi nhân thọ thái bình 2.1Đặc điểm tình hình chung công ty bảo hiểm phi nhân thọ Thái Bình (Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình) 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và sự phát triển của Công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình. Trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta, những năm vừa qua, ngành bảo hiểm là một trong những ngành mũi nhọn đã và đang góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của đất nước. Công ty BVTB là một công ty thành viên trực thuộc tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam được thành lập theo QĐ ngày 14/02/1981 BTC. Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, công ty BVTB đã trưởng thành nhanh chóng, lớn mạnh trên tất cả các mặt hoạt động. Là một ngành kinh tế đặc biệt, 1 loại hình dịch vụ tài chính bổ xung cho ngân sách xã hội, với nhiệm vụ lập quỹ bảo hiểm từ nguồn đống góp qua các tổ chức và cá nhân, giải quyết bồi thường để giúp dân nhanh chóng ổn định sản xuất-đời sống là 1 trong những biện pháp quan trọng tăng cường tích kiệm trong nhân dân, tăng cường đề phòng và hạn chế tổn thất đối với con người và tài sản... ý thức sâu sắc vai trò là lá chắn của sự phát triển KT-XH của địa phương và với phương châm: “Con người là vốn quý nhất, tất cả vì con người, cho con người”, hoạt động BVTB đã vươn ra khắp các địa phương, địa bàn trong toàn tỉnh. Từ 2 nghiệp vụ ban đầu: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới và Bảo hiểm tai nạn hành khách. Đến nay, BVTB đã đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm, cung cấp gần 40 sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trên hai lĩnh vực: Bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ. Tháng 2/2001 theo quyết định của bộ TC số 197/2000/QĐ-BTC ngày 8/12/2000 về việc thành lập 27 công ty Bảo Hiểm nhân thọ, trong đó có công ty Bảo Hiểm phi nhân thọ tỉnh Thái Bình, được tách ra từ công ty Bảo Hiểm TháI Bình. Trong phạm vi đề tài luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng doanh thu kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo việt phi nhân thọ TháI Bình. 2.1.2Cơ cấu tổ chức của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Căn cứ vào chức năng quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức bộ máy của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình được uỷ quyền và hoạt động như sau: Ban giám đốc: Gồm 2 người: 1 Giám đốc 1 Phó giám đốc Có 4 phòng ban chức năng: Phòng tổng hợp –TCKT: Gồm 4 người: 1 Kế toán trưởng 3 Nhân viên Phòng Bảo Hiểm phương tiện tài sản: Gồm 6 người: 2 Lãnh đạo phòng 4 Nhân viên Phòng Bảo Hiểm con người: Gồm 6 người: 2 Lãnh đạo phòng 4 Nhân viên Phòng Bảo Hiểm khu vực: Gồm 10 người: 2 Lãnh đạo phòng 8 Nhân viên Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình như sau: BAN giám đốc Phòng TH-TCKT Phòng BH phương tiện tài sản Phòng BH con người Phòng BH khu vực Các đại lý cơ sở Các đại lý Cơ sở Các đại lý Cơ sở Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Nhận xét: Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy tổ chức của công ty theo cơ cấu trực tuyến chức năng, cơ cấu này có ưu điểm thực hiện chế độ một thủ trưởng, sử dụng được các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực bảo hiểm, tăng cường tính dân chủ trong quản lý, tạo khung thành hành chính vững chắc cho tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiệu lực đảm bảo thể chế quản lý phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh ổn định, các ngành đòi hỏi có chuyên môn hoá phù hợp trên địa bàn hoạt động hẹp. 2.1.3 Chức năng của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Các chức năng cơ bản sau: Lập quỹ bảo hiểm với nguồn đóng góp (phí Bảo Hiểm) của các tổ chức đơn vị sản xuất kinh doanh và cá nhân để bồi thường tổn thất cho người tham gia Bảo Hiểm không may bị thiệt hại, giúp các tổ chức, cá nhân này mau chóng ổn định sản xuất và đời sống, giúp cho ngân sách nhà nước ổn định không phải chi những khoản chi bất thường. Mở rộng và hoàn thiện, phát triển các loại hình Bảo Hiểm nhằm bổ sung cho các chính sách xã hội và chế độ Bảo Hiểm xã hội. Cùng các cơ quan hữu quan tham gia công tác đề phòng, hạn chế tổn thất đối với con người và tài sản. 2.1.4 Nhiệm vụ của công ty Công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình là công ty thành viên của tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán báo sổ, có tài sản và trụ sở riêng. Nhiệm vị chính của công ty là tổ chức hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Công ty có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ Bảo Hiểm thuộc lĩnh vực Bảo Hiểm nhân thọ. Hiện nay công ty triển khai gần 30 sản phẩm Bảo Hiểm khác nhau, bao gồm: Bảo Hiểm hàng hoá nhập khẩu, Bảo Hiểm toàn diện học sinh, Bảo Hiểm thân tàu biển... 2.2 Tình hình kinh doanh của công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình trong 3 năm 1999, 2000, 2001. Do đặc đIểm riêng của ngành kinh doanh bảo hiểm, giá thành sản phẩm do tổng công ty quy định nên tỷ lệ doanh thu tăng hay giảm tỷ lệ thuận với khoản chi phí. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty phảI đẩy mạnh công tác làm tăng doanh thu bảo hiểm. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 2.2.1a Doanh thu từ bảo hiểm gốc. Tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong 3 năm 1999, 2000, 2001 tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình thể hiện qua bảng 2.1số liệu sau: Bảng 2.1: Thực tế thu hoạt động kinh doanh tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình từ năm 1999 đến 2001 Đơn vị 1000đ Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng số Tỷlệ/ Tổng doanh thu Tổng số Tỷlệ/ Tổng doanh thu Tổng số Tỷ lệ/ Tổng doanh thu Thu hoạt động kinh doanh BảoHiểm 6.250.000 0,993 7.780.684 0,991 9.219.927 0,996 Tỷ lệ thu hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm của 3 năm 1999, 2000, 2001 là tương đối cao, trung bình là 0,993%. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của đơn vị là có hiệu quả. Đây là một thành tích lớn của công ty trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm Nhìn vào số tuyệt đối, thu kinh doanh Bảo Hiểm đã tăng dần lên qua các năm. Năm 1999 là 6.250.000 triệu đồng, năm 2000 là 7780.684 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là : 1530.684 triệu đồng. Việc tăng thu hoạt động kinh doanh Bảo Hiểm như vậy là do doanh nghiệp đã đa dạng hoá các loại hình sản phẩm phù hợp với quyền lợi của khách hàng và phương hướng hoạt động kinh doanh đúng đắn của công ty . Tình hình doanh thu hạot động kinh doanh bảo hiểm của từng loại nghiệp vụ được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2 " Tổng hợp thu hoạt động kinh doanh BH 3 năm 1999, 2000, 2001 tại công ty BVTB " Đơn vị: 1000 STT Các nghiệp vụ 1999 2000 2001 Thực thu Thực chi Chi/thu% Thực thu Thực chi Chi/thu% Thực thu Thực chi Chi/thu% Bảo hiểm gốc 1 Bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu 18000 228876 6099 2 Bảo hiển hàng hóa xuất khẩu 2400 1235 7205 3 Bảo hiểm VCNĐ 10760 8063 4141 4 Bảo hiểm thân tàu biển 12350 4960 40.16 16431 6940 42.42 118141 5 Bảo hiểm trách nhiệm tàu biển 870 360 41.37 2648 33403 1940 5.81 6 Bảo hiểm thân tàu sông 5490 2972 54.13 73514 37693 51.27 124569 7 Bảo hiểm trách nhiệm tàu sông 6200 8150 15151 8 Bảo hiểm thân tàu cá 200150 42.341 21.15 200358 58959 29.43 20.3568 42.687 20.97 9 Bảo hiểm trách nhiệm tàu cá 1900 286 14.37 2288 466 10 Bảo hiểm trách nhiệm với bên thứ 3 trong KT 47077 11 Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 346090 213.276 61.62 533718 477208 930350 194.96 12 Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt 42050 14240 33.86 48792 63917 13 Bảo hiểm vật chất ô tô 1150242 401120 34.87 1.175879 405674 34.50 1.167562 281.256 24.09 14 Bảo hiểm TNDS chủ xe đối với hành khách 8.540 10396 27328 15 Bảo hiểm TN chủ xe đối với hàng hóa vật chất trên xe 3200 39970 124.90 4973 48835 9820 32835 27.328 83.23 16 Bảo hiểm TNDS chủ xe ô tô đối với người thứ 3 244070 223.056 91.39 297.716 241767 81.21 318444 228.378 71.72 17 Bảo hiểm TNDS chủ xe mô tô đốivới người thứ 3 105.000 64283 61.22 187489 24152 12.88 394870 10746 2.72 18 Bảo hiểm du lịch 3150 870 27.61 4109 160 3.89 19 Bảo hiểm tai nạn hành khách 15.400 8232 53.45 175930 17000 9.66 110605 20 Bảo hiểm toàn diện học sinh 1.980.642 1021.937 51.59 2602319 961423 36.94 2869795 1121770 39.09 21 Bảo hiểm kết hợp con người 765421 321233 41.96 805548 360852 44.80 713567 35.3217 49.50 22 Bảo hiểm cho người đình sản 20413 9270 45.41 25912 8210 31.68 18624 3075 16.51 23 Bảo hiểm sinh mạng cá nhân 1.031.988 721432 69.90 1141593 777026 68.07 2304856 1717504 74.51 24 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi 243.210 902216 370.96 137142 87820 64.04 225547 22400 09.93 25 Bảo hiểm tai nạn thủy thủ 40914 29406 71.87 6153 800 13.00 9349 1000 10.70 Khác 26 Thu phí giám định 350 27 Thu bán hàng đã xử lý bồi thường 100% Chi khác 870 Chi khác Tổng 1880931 700 Chi khác 1921732 29 Thu giám đ ịnh nội bộ ........ Cộng 6240350 4030870 64.49 7780584 4928640 63.34 9220627 6663.383 72.26 (Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 1999, 2000, 2001 tại Công ty Bảo Việt Thái Bình 2.2.1a1 Nhóm nghiệp vụ hàng hoá: Gồm có Bảo Hiểm hàng hoá nhập khẩu, Bảo Hiểm hàng hoá xuất khẩu, Bảo Hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa. Đây là nhóm nghiệp vụ ít cảy ra tổn thất, nhưng khi xảy ra tổn thất thì thiệt hại phải bồi thường rất lớn. Trong 3 năm 1999, 2000, 2001 không có trường hợp bồi thường nào, đặc biệt năm 2000 công ty thu phí Bảo Hiểm hàng hoá nhập khẩu cũng tương đối lớn 228,876 triệu đồng. Nguyên nhân nhóm nghiệp vụ này ít có tổn thất phải bồi thường còn do công ty quản lý rủi ro một cách chặt chẽ. Công tác đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn Bảo Hiểm, công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giám định và trả tiền bồi thường được công ty thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy trình nghiệp vụ. 2.2.1a2 Nhóm nghiệp vụ Bảo Hiểm tàu sông, tàu kéo, tàu đẩy: Gồm có Bảo Hiểm thân tàu, Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Khác với nhóm Bảo Hiểm hàng hoá, nhóm nghiệp vụ này xảy ra tổn thất và chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đặc biệt năm 1999 tổn thất trung bình 34,24%, năm 2001 thấp nhất 12,89%. Với mức chi bồi thường như vậy ta thấy doanh nghiệp chưa quản lý chặt rủi ro nghiệp vụ nàyvà doanh thu của loại hình sản phẩm không cao. 2.2.1a3 Nhóm nghhiệp vụ Bảo Hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt: Qua số liệu thưc tế cho ta thấy doanh thu về nghiệp vụ này đã tăng năm 2000 so với 1999 là: 6,745 triệu đồng, năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 15,122 triệu đồng. Nhưng riêng năm 1999 công ty đã phải bồi thường 14,240 triệu đồng. Do vậy càng thúc đẩy tăng doanh thu nghiệp vụ này và quản lý rủi ro một cách hiệu lực hơn. 2.2.1a4 Nhóm nghiệp vụ Bảo Hiểm xây dựng lắp đặt: Trong 3 năm qua, công ty phải bồi thường số lượng tài chính rất lớn trong lĩnh vực này. Mặc dù số công trình tham gia Bảo Hiểm này nhiều vì đây là nghiệp vụ Bảo Hiểm Nhà nước quy định tham gia bắt buộc. Nên số Bảo Hiểm thu được năm 1999 là 346,090 triệu đồng, năm 2000 là 533,718 triệu đồng, năm 2001 là 477,208 triệu đồng. Đặc biệt năm 2000 có mức thu cao nhất trong 3 năm, đồng thời năm này công ty không phải bồi thường một vụ nào. Điều này chứng tỏ năm 2000 công ty hoạt động tốt. Năm 2001, mức thu giảm so với năm 2000 là 56,510 triệu đồng, nhưng lại phải đền bồi thường cho khách hàng lớn: 930,350 triệu đồng, mức bồi thường này tăng gấp 4 lần so với bồi thương năm 1999. Vì mức rủi ro ở nghiệp vụ này rất lớn nên công tác tuyên truyền cho nghiệp vụ còn chưa nhiều, khách hàng hầu như chưa hiểu mà còn trốn tránh tham gia. Nên công ty cần phải có biện pháp khắc phục để quản lý ngiệp vụ này tốt hơn. 2.2.1a5 Bảo hiểm xe cơ giới: • Nghiệp vụ Bảo Hiểm vật chất ô tô: Đây là nghiệp vụ có số doanh thu cao nhất trong nhóm này và đây cũng là nghiệp vụ mà hiện tượng trục lợi là nhiều hơn cả. Doanh thu Bảo Hiểm vật chất ô tô năm 1999 là: 1150,242 triệu đồng; năm 2000 mức thu là: 1175,879 triệu đồng, tăng hơn năm1999 là 25,637 triệu đồng; năm 2001 mức thu là: 1167,562 triệu đồng, giảm hơn năm 2000 là 8,317 triệu đồng. Nhưng trong năm nay công ty chi trả Bảo Hiểm thấp nhất. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu giảm đi là do: Công ty chưa giúp khách hàng của mình hiểu sâu sắc về sản phẩm này, để khai thác triệt để tốt. • Nghiệp vụ Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô đối với người thứ ba: Doanh thu của nghiệp vụ này tăng dần qua các năm cả về số tương đối và tuyệt đối. Năm 1999 doanh thu là: 244,070 triệu đồng tỷ lệ doanh thu là: 91,39%, năm 2000 doanh thu là 297,716 triệu đồng, tỷ lệ doanh thu là 81,21%. Năm 2001 là 318,444 triệu đồng tỷ lệ là 0,033,74%. Năm 2000 tăng so vơi1999 là 53,647 triệu đồng. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 20,728 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng lên về doanh thu cho nghiệp vụ này là do công ty đã có phương hướng hoạt động kinh doanh tốt. • Nghiệp vụ trách nhiệm dân sự chủ xe mô tô đối với người thứ ba: ở nghiệp vụ này công ty có mức doanh thu tăng đáng kể, năm 1999 thu 105,000 triệu đồng, năm 2000 là 187,489 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 82,489 triệu đồng; năm 2001 thu là 394,870 triệu đồng, tăng so với năm 2000 là 207,381 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến doanh thu năm 2001 tăng cao như vậy, mặc dù chi bồi thường năm 2001 không có một vụ nào, đó là: Công ty công tác tốt quản lý rủi ro và kinh doanh hiệu quả. • Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành khách trên xe: Doanh thu của nghiệp vụ này 3 năm vừa qua không có. Đó là do doanh nghiệp mở rộng thị trương chưa tốt, chưa chú trọng công tác tuyên truyền để khách hàng hiểu rõ lợi ích của nghiệp vụ Bảo Hiểm • Bảo Hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe: Ba năm1999, 2000, 2001 nghiệp vụ này hầu như không phát triển cao. Năm 1999 là 3,200 triệu đồng, năm 2000 là 4,973 triệu đồng, năm 2001 là 32,835 triệu đồng. Ta thấy năm 2001 tăng hơn cả. Qua phân tích ta thấy công ty cần phải phối hợp tốt với khách hàng hơn nữa. 2.2.1a6 Nhóm Bảo Hiểm con người: Đây cũng là nhóm Bảo Hiểm có tỷ lệ doanh thu Bảo Hiểm khá cao. Bảo Hiểm kết hợp con người 3 điều kiện: Loại nghiệp vụ này doanh thu chiếm tỷ lệ tương đối cho công ty. Năm 1999 doanh thu là 765,421 triệu đồng, năm 2000 là 805,548 triệu đồng tăng hơn năm1999 là 40,127 triệu đồng. Đến năm 2001 công ty chỉ thu được 713,567 triệu đồng, giảm so với năm 2000 là 91,981 triệu đồng. Nhìn chung, nghiệp vụ này có tỷ lệ doanh thu cao, nếu tỷ lệ còn tăng nữa sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Bảo hiểm toàn diện học sinh: Đây là nghiệp vụ có số doanh thu bảo hiểm cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ đang triển khai và mức chi trả bảo hiểm thấp. Năm 1999, doanh thu bảo hiểm là 1980,642 triệu đồng, năm 2000 doanh thu bảo hiểm là: 2.602,319 triệu đồng tăng là 621,677 triệu đồng so với năm 1999. Năm 2001 số doanh thu là: 2869,795 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 267,476 triệu đồng. Nhìn vào số liệu ta thấy nghiệp vụ này có tỷ lệ doanh thu bảo hiểm cao trong khi mức chi trả bảo hiểm thấp. Vì vậy nếu doanh thu bảo hiểm càng tăng kết hợp với việc quản lý các rủi ro tốt thì lợi nhuận kinh doanh cao. Mặc dù đây là nghiệp vụ thường hay bị khách hàng trục lợi bằng cách lập các hồ sơ giả, khai tăng số ngày nằm viện điều trị, tai nạn nhẹ khai báo nặng, hoặc ốm đau, tai nạn rồi mới muam bảo hiểm... Vì vậy công ty cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn. Bảo hiểm sinh mạng cá nhân: Loại nghiệp vu này có doanh thu bảo hiểm lớn thứ hai trong nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh của công ty. Hai nghiệp vụ chỉ triển khai cho đối tượng hưu trí, chính sách hưởng lương, trợ cấp từ NSNN. Đối tượng mua bảo hiểm này thường từ 55 tuổi trở lên cho nên xác suất ốm đau bệnh tật, tai nạn, tử vong, là lớn do đó số người tham gia cao. Vì vậy mức doanh thu ở nghiệp vụ này cũng tăng. Năm 1999 doanh thu từ bảo hiểm sinh mạng cá nhân là: 1031,988 triệu đồng, năm 2000 là 1141,593 triệu đồng tăng so với năm 1999 là 109,605 triệu đồng. Năm 2001 doanh thu bảo hiểm là: 2304,856 triệu đồng với số tiền cao hơn năm 2000 là 1163,263 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã có phương pháp bảo hiểm của nghiệp vụ này rất tốt. • Các nghiệp vụ còn lại: Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm tai nạn thuỷ thủ thyền viên , bảo hiểm con người đình sản, bảo hiểm du lịch. Nhìn chung các nghiệp vụ này công ty triển khai chưa nhiều, do đó mức doanh thu của các nghiệp vụ thấp, tỷ lệ doanh thu bảo hiểm không ổn định. Tóm lại tỷ lệ doanh thu của tất cả các nghiệp vụ tương đối cao, một trong những công ty có tỷ lệ doanh thu cao, kinh doanh có hiệu quả. Đó là do công ty có đường lối kinh doanh tốt. 2.2.1b Doanh thu từ thu nhập hoạt động khác Tình hình doanh thu từ thu nhập hoạt động khác tại công ty BVTB trong 3 năm: 1999, 2000, 2001được thể hiện qua bảng 2.3 như sau. Bảng 2.3: Thực tế doanh thu từ thu nhập hoạt động khác tại công ty BVTB trong 3 năm 1999, 2000, 2001 Nội dung 1999 2000 2001 Chênh lệch 2000 so với 1999 Chênh lệch 2001 so với 2000 - Phí giám định - Thu bán hàng đã xử lý BT 100% ............ 350 X X 700 Cộng (-) 350 (+) 700 Trong 3 năm, doanh thu từ hoạt động khác ta thấy năm 2001 có mức doanh thu lớn nhất với 700.000đ năm 1999 là 350.000đ, năm 2000 không thu được đồng nào. Do đặc đIúm riêng của ngành bảo hiểm là công ty bảo hiểm thành viên không được phép đầu tư tàI chính chỉ đầu tư tập trung vào hội sở cho nên nguông doang thu của công ty là rất thấp. Doanh thu từ hoạt động đầu tư và tài chính kinh doanh bảo hiểm Kết quả doanh thu từ hoạt động tài chính kinh doanh bảo hiểm từ năm 1999 đến năm 2001được thể hiện qua bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4: Thực tế thu hoạt động tài chính kinh doanh Bảo Hiểm tại công ty BVTB trong 3 năm 1999, 2000, 2001: Đơn vị :1000đ Nội dung 1999199 2000 2001 Chênh lệch 2000 so với 1999 Chênh lệch 2001 so với 2000 Tiền gửi không kỳ hạn 27400 29480 31775 (+) 2008 (+) 2367 Qua phân tích số liệu thực tế trên cho ta thấy doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính tăng đần, cụ thể: năm 1999 doanh thu đạt 27,400 triệu đồng, năm 2000 doanh thu là: 29,408 triệu đồng và tăng so với năm 1999 là 2,008 triệu đồng. Năm 2001, công ty có mức doanh thu là: 31,775 triệu đồng, cao hơn so với năm 2000 là 2,367 triệu đồng. Chứng tỏ nguồn thu này chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu và thu nhập của Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình 2.2.3 Doanh thu từ hoạt động bất thường Làhoat Thu nhập từ các hoạt động ngoài các hoạt động trên, là những khoản thu nhập không mang tính chất thường xuyên như: Thu về nhượng bán TSCĐ, thu các khoản bất thường khác... Tình hình thực tế thu từ các hoạt động bất thường được thể hiện qua bảng 2.4 như sau: Bảng 2.4: Hoạt động bất thường từ 1999 đến 2001: Đơn vị: 1000đ Nội dung 1999 2000 2001 Chênh lệch 2000 với 1999 Chênh lệch 2001 với 2000 - Thu về nhượng bán TSCĐ - Thu các khoản bất thường khác 15000 35520 950 +20520 -34570 Trong 3 năm, năm 2000 là doanh thu nhiều nhất với số tiền 35520 triệu đồng. Đó là do trong năm công ty nhượng bán TSCĐ lớn, và các khoản thu bất thường khác. Năm 2000, tăng so với 1999 là 20.520.000đ. Năm 2001 thu có 950.000đ, giảm 34.570.000đ so với năm 2000. Nhận xét: Doang thu từ nguồn này của công ty giảm dần vì nguồn thu này là khoản thu nhập rất bất thường. 2.3 Khả năng tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình 2.3.1 Thực tế kinh doanh Bảo Hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình 2.3.1.1 Về khách quan: Sau khi luật kinh doanh Bảo Hiểm có hiệu lực từ ngày 9/12/2000 Chín phủ đã ra nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm và doanh nghiệp môi giới Bảo Hiểm đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh Bảo Hiểm. ở một tỉnh mà mà nông nghiệp và ngư nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, từ những năm 1986-1990 Bảo Việt Thái Bình đã triển khai bảo hiểm con vật nuôi: lợn nái và đàn trâu bò cày kéo; thực hiện chương trình kinh tế biển. BVTB nhận Bảo Hiểm cho các phương tiện vận tải sông biển và đánh bắt thuỷ hải sản cũng như với các thuỷ thủ, thuyền viên. Cùng với các loại hình Bảo Hiểm trên, các loại Bảo Hiểm khác như: Bảo Hiểm hoả hoạn, Bảo Hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo Hiểm xây dựng lắp đặt... cũng đã đựơc triển khai rộng rãi theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội địa phương. 2.3.1.2 Về chủ quan: Trong năm năm từ 1995-2000 công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình đã có những chiến lược kinh doanh đứng dắn,linh hoạt, đạt được những thành tựu to lớn, giúp công ty phát triển ngày càng vững chắc. đó là những tiền đề thuận lợi cho việc phát triển của công ty về sau này, giúp công ty hoàn thành được mục tiêu kế hoạch đề ra đến năm 2010: ý thức sâu sắc vai trò là lá chắn của sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và với phương châm: con người là vốn quý nhất, tất cả vì con người, cho con người, hoạt động của bảo việt phi nhân thọ TháI Bình đã vươn ra khắp các địa phương, địa bàn trên toàn tỉnh. Công ty đã có phương hướng kinh doanh tốt làm tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm liên tục, bình quân tăng 2 tỷ/m\năm. Về phát triển nguồn nhân lực : Hiện nay công ty có 26 cán bộ trình độ ĐạI học và đội ngũ đạI lý đông đảo. Để nâng cao nghiệp vụ mỗi cán bộ ngoàI việc tự trau dồi kiến thức, đúc rút kinh nghiệm còn được công ty thường xuyên bồi dưỡng học các lớp nghiệp vụ để có khả năng xử lí linh hoạt trước mọi tình huống, đặc biệt là những cán bộ khai thác, giám định bồi thường tăng doanh thu tránh hiện tượng trục lợi của khách hàng. 2.3.2 Đánh giá chung về tình doanh thu của Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình Như đã biết, công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam hoạt động công ích trong lĩnh vực bảo hiểm. Do đó kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc chủ yếu vào tổng công ty bảo hiểm. Với sự quan tâm của chính phủ, sự chỉ đạo sát sao của tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam, các bộ ban ngành Trung Ương cùng với phong troà thi đua yêu nước sôI nổi của cán bộ công nhân viên, công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình không những đã hoàn thành các kế hoạch đặt ra của nhà nước và tổng công ty mà còn đặt chỉ tiêu kế hoạch với mức tằn trưởng rất cao. Năm 2001 đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng giảI quyết công ăn việc làm cho nhiều cán bộ công nhân viên. có được kết quả khả quan đó là do công ty đã quán triệt mối quan hệ hữu cơ giữa việc tồn tại và phát triển của công ty với việc không ngừng cải thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài việc nâng cao tăng doanh thu lãnh đạo công ty đã bàn bạc khai thác triệt để sản phẩm bảo hiểm phù hợp với đời sống kinh tế thị trường. Mặc dù vậy công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình vẫn còn một số nhược đIểm : Công tác tiếp thị và nghiên cứu thị trường còn yếu chưa trú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặc dù doanh thu của công ty đã đạt được một mức nhất định song vẫn còn thấp so với yêu cầu của xã hội. Công ty chưa khai thác được hết nguồn lợi từ các loạI hình sản phẩm. Đó là những tồn tại và yêu cầu làm tăng doanh thu bảo hiểm đòi hỏi công ty phải có cách nhìn mới, hướng đI đúng đắn phù hợp với yêu cầu kinh doanh của công ty và cơ chế thị trường. Đến nay công ty đã phần nào giải quyết được hai vấn đề trên. Từ thực tế tình hình doanh thu của Công ty Bảo việt phi nhân thọ Thái Bình để nâng cao hiệu quả kinh tế ta có thể thực thi một số giải pháp nâng cao tình hình kinh doanh bảo hiểm. Chương III Phương hướng phát triển & Một số giải pháp nâng cao doanh thu kinh doanh bảo hiểm tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình 3.1 Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của công ty đến năm 2005 Năm 2002 là năm cả nước phấn đấu phát huy nội lực từng bướ đưa nghị quyết đại hội Đang lần thứ IX vào cuộc sống, phát triển kinh tế, tích cực hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu theo định hướng XHCN, Kết hợp chặt chẽ giưã chiến lược phát triển toàn ngành với các mục tiêu kinh tế xã hội ở địa phương. Phương hướng, nhiệm vụ mà công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình đề ra trong thời gian tới là: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cụ thể là: Hoàn thành các nhiệm vụ tăng doanh thu bảo hiểm, dự định sẽ thực hiện từ nay đến năm2005 tăng doanh thu lên 15 tỷ đồng, trong đó: + Tăng doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2002 là 14 tỷ đồng + Tăng doanh thu từ hoạt động tài chính kinh doanh bảo hiểm là 400.000 triệu đồng + Tăng doanh thu từ thu nhập hoạt động khác là 600.000 triệu đồng. Công ty Bảo Việt phi nhân thọ Thái Bình đang tập trung nguồn lực, vốn để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. 3.1.2 Đổi mới các nghiệp vụ bảo hiểm, nâng cao năng lực kinh doanh: Tiếp tục đổi mới các nghiệp vụ Bảo Hiểm đáp ứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ kinh doanh vừa vững chuyên môn vừa giỏi tin học để có thể bổ xung các phần mềm đáp ứng nhu cầu tăng doanh thu. Kết hợp với các công ty tin học trong nước xây dựng các phần mềm mới cho ngành và cho công ty phù hợp với điều kiện kinh doanh ở Việt Nam. Để chuẩn bị cho hội nhập với các nước khác trong khu vực, công ty sẽ cử các đoàn đi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh ở nước ngoài, đồng thời cử các cán bộ kinh doanh giỏi đi thực tập , hoc tập ở các nước. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Trích một phần kinh phí thoả đáng cho công tác đào tạo và đào tạo nâng cao, nắm bắt sản phẩm mới. 3.1.3 Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý: Bố trí sắp xếp lực lượng kinh doanh phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty, giữa các phòng ban chức năng và các đơn vị khác. Chú trọng công tác đào tạo quy hoạch cán bộ từ tổ trưởng từng phòng trở lên để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, công tác, giáo dục ý thức tự hào và thái độ lao động mới theo nội dung nghị quyết của đại hội IX. Một số giảI pháp nâng cao doanh thu kinh doanh bảo hiểm tạI công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình . 3.2.1 Thúc đẩy khai thác bảo hiểm. 3.2.1.1Giữ thị phần: Công ty BVTB luôn cải tiến và làm tốt công tác phục vụ, coi trọng phương châm “phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển” vừa là yêu cầu vừa là yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của Bảo Việt, đảm bảo cho sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Thúc đẩy tính ưu việt của các loại hình bảo hiểm, do chất lượng phục vụ và do mức phí mức trách nhiệm phù hợp với khả năng tài chính của người tham gia Bảo Hiểm tại BVTB ngày một đông. Đó là điểm cốt yếu công ty BVTB giữ quan hệ làm ăn tốt với khách hàng lâu dài. 3.2.1.2 Mở rộng thị phần: Bảo Việt phối hợp với các ngành, các cấp, các đoàn thể, đặc biệt với ngành công an, ngành giao thông, giáo dục, y tế, tổ chức lao động TBXH và các cơ quan thông tin đài, báo... góp phần làm tốt các công tác tuyên truyền vận động xây dựng quỹ Bảo Hiểm và chủ động ngăn ngừa, đề phòng hạn chế tổn thất, nhanh chóng khắc phục hậu quả ổn định sản xuất và đời sống kinh tế, xã hội Công ty thực hiện phát triển và mở rộng Bảo Hiểm con người trong dân cư là tiềm năng to lớn chưa khai thác hết. Công ty phải có sự chuyển biến về tổ chức, năng động trong chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ, phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhận thức cho mỗi cán bộ, Đảng viên, phải không ngừng học tập nâng cao về chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường xây dựng về cơ sở vật chất, trang bị công cụ quản lý hiện đại... đảm bảo thực thi và hoàn thành mọi nhiệm vụ 3.2.2 Triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới Là một doanh nghiệp kinh doanh Bảo Hiểm, công ty hiểu rõ ý nghĩa của Bảo Hiểm. Để ổn định việc kinh doanh của mình, việc Bảo Hiểm cho các phương tiện vận tải, sông biển và đánh bắt thuỷ hải sản, cũng như các thuỷ thủ, thuyền viên. Cùng với các loại hình Bảo Hiểm trên, các loại hình Bảo Hiểm khác như: Bảo Hiểm hoả hoạn, Bảo Hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo Hiểm xây dựng lắp đặt... Với con người, đối tượng mà BVTB quan tâm đó là từ trẻ thơ tới người già, từ lúc cắp sách tới trường cũng như khi lâm bệnh, qua đời,...Để đáp ứng xu thế phát triển kinh tế xã hội , cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, công ty nên Bảo Hiểm thêm một số tài sản kản khác như: nhà cửa, máy móc thiết bị,... đáp ứng đúng quyền lợi của người dân và đạt hiệu quả kinh doanh của công ty Bảo Việt Thái Bình. 3.2.3 Xây dựng kế hoạch tăng doanh thu kinh doanh bảo hiểm Để quản lý chặt chẽ, hiệu quả, công ty cần phải xây dựng được các kế toán tăng doanh thu một cách khoa học và sát thực tế. Kế hoạch tăng daonh thu sẽ là định hướng cho việc giám sát doanh thu của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh như mục tiêu công ty đề ra. Đòi hỏi công ty phải có cách nhìn mới, hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu kinh doanh của công ty và phu hợp với cơ chế thị trường. Công ty có thể lập kế hoạch doanh thu theo mẫu sau: Mẫu kế hoạch doanh thu ước bảo hiểm gốc Đơn vị tính:1000đ Stt Nghiệp vụ D/thu năm thực tế D/thu năm k/hoạch ước số thu năm ttế ước số thu năm k/hoạch Tổng cộng ước số thu năm kế hoạch dự kiến thu năm sau kế hoạch Tổng cộng 1 2 3 ... Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm con người Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán Thủ trưởng đơn vị 3.2.4 Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu kinh doanh bảo hiểm Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý kinh tế tài chính. Để quản lý tốt doanh thu kinh doanh Bảo Hiểm cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán doanh thu Bảo Hiểm. Công tác kế toán doanh thu Bảo Hiểm phải phản ánh nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ chính xác tình hình thu kinh doanh Bảo Hiểm. Từ đó doanh nghiệp mới nhanh chóng đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc điều hành quản lý hoạt động của đơn vị theo những mục tiêu và kế hoạch đặt ra. Hoàn thiện công tác kế toán, ngoài việc thực hiên. theo đúng điều lệ tổ chức công tác kế toán của Nhà nước đã quy định và theo chế độ quản lý tài chính kế toán do Tổng công ty ban hành, công ty còn phải trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, hoàn thiện các chương trình phần mềm kế toán, sử dụng có hiệu quả các chương trình này njằm bảo đảm cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ. Kết luận BVTB với hơn 20 năm hoạt động đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tăng doanh thu nhằm nâng coa hiệu quả kinh doanh Bảo Hiểm. Tuy nhiên, nền kình tế thị trường đầy biến động đã đặt ra không ít khó khăn cho BVBT để có giải pháp tăng doanh thu thích hợp. Giải pháp tăng doanh thu Bảo Hiểm như thế nào để có “hiệu quả” kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo phát triển luôn là mục tiêu đặt ra không chỉ đối với Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình mà còn là mục tiêu chung của tất cả các công ty Bảo Hiểm nhân thọ trong hệ thống Bảo Việt. Trong những năm qua, giải pháp tăng doanh thu Bảo Hiểm của Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình luôn bám sát mục tiêu này và đã đạt được những thành tích rất đáng kể. Bước sang thiên niên kỷ mới với rất nhiều thách thức đặt ra, công tác tăng doanh thu tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình cũng cần được hoàn thiện hơn nữa nhằm thích ứng với tình hình mới. Qua nghiên cứu đề tài “Một số giảI pháp tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình ” trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tế tại công ty. Để thành công trong giải pháp tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp Bảo Hiểm nói chung và Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình nói riêng phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. • Với sự cố găng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên, công ty đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, đạt được nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao thu nhập cho người lao động. • Trong thời gian thực tập tại công ty Bảo Việt phi nhân thọ TháI Bình được sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú trong phòng tài chính kế toán, và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàng Trần Hậu, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp vụ của mình. Với những hiểu biết thực tế còn hạn chế, chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ đạo tận tình để bài viết được hoàn thiện hơn. Hy vọng rằng trong tương lai doanh thu Bảo Hiểm sẽ tăng cao hơn. • Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Trần Hậu và các cô chú trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp của mình Hà Nội 15/04/2002 Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Bình Tài liệu tham khảo 1. Nghị định của chính phủ Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm và doanh nghiệp môi giới Bảo Hiểm. Số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 2. Thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính phủ Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp Bảo Hiểm và doanh nghiệp môi giới Bảo Hiểm 3. Giáo trình “Bảo Hiểm” – Trường ĐH Tài Chính Kế Toán Hà Nội - 1999 4. Giáo trình “Bảo Hiểm” Trường ĐH Quản Lý Kinh Doanh Hà nội - 2001 5. Giáo trình “Kế toán doanh nghiệp Bảo Hiểm” Trường ĐH Tài Chính Kế Toán HN- 2000 6. Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Bảo Hiểm - Bộ tài chính 1997 7. Kế toán tài chính doanh nghiệp Bảo Hiểm trường ĐH Kinh Tế 2000 8. Báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết năm 1999, 2000, 2001 - Công ty BVTB 9. Một số tài liệu khác...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8386.DOC