Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn: Lời mở đầu Đất nước ta với hơn 4000 năm lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước, ông cha ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Điều đó thể hiện qua câu nói nổi tiếng được lưu lại tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên của nước ta: “ Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí có sức mạnh thì đất nước mới vững, vì vậy không có vị vua nào là không quan tâm chăm lo đến hiền tài của đất nước”. Sau này, Bác Hồ vị lãnh tụ của chúng ta đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Qua đây khẳng định được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo. Thực vậy, chỉ khi có con người với đủ tài và đức mới là tài sản quý nhất của mỗi quốc gia trong mọi thời đại. Chúng ta đang bước sang nhưng năm đầu của TK 21, mong muốn của toàn Đảng , toàn dân ta là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trước mắt là sớm hoàn thành CNH-HĐH đất nước, trong công cuộc này đòi hỏi cần có: “ Con người phát tr...

doc56 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đất nước ta với hơn 4000 năm lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước, ông cha ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Điều đó thể hiện qua câu nói nổi tiếng được lưu lại tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên của nước ta: “ Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí có sức mạnh thì đất nước mới vững, vì vậy không có vị vua nào là không quan tâm chăm lo đến hiền tài của đất nước”. Sau này, Bác Hồ vị lãnh tụ của chúng ta đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Qua đây khẳng định được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo. Thực vậy, chỉ khi có con người với đủ tài và đức mới là tài sản quý nhất của mỗi quốc gia trong mọi thời đại. Chúng ta đang bước sang nhưng năm đầu của TK 21, mong muốn của toàn Đảng , toàn dân ta là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trước mắt là sớm hoàn thành CNH-HĐH đất nước, trong công cuộc này đòi hỏi cần có: “ Con người phát triển cao về trí tụê, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là đông lực của xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Chính vì thế nguồn lực con người luôn được coi trọng và quyết định nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia . Bởi vậy những năm gần đây chúng ta đã coi “ GD là quốc sách” Đảng và nhà nước ta mở rộng thực hiện “ xã hội hoáGD”. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đòi hỏi phải có những con người có trình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm. Đó là kết quả của một nền giáo dục toàn diện. Những năm gần đây tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi NSNN. Trên thực tế sự nghiệp GD đã đạt được những thành tích đáng kể, xong bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế , trong đó đáng chú ý là hiệu quả sử dụng nguồn lực từ NSNN còn thấp. Để khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN đòi hỏi phải xây dựng những biện pháp quản lý chặt chẽ , hiệu quả và phù hợp với tình hình KT-XH đất nước . Đặc biệt là riêng đối với Lạng sơn một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, thì việc chi và quản lý chi cho GD là một vấn đề cần quan tâm. Do điều kiện hạn chế không thể nghiên cứu được toàn bộ vấn đề chi và quản lý NSNN Cho GD -ĐT trong cả nước. Nên em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm tang cường quản lý chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh LS trong thời gian tới chương 1 Giáo dục trung học phổ thông và chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông 1.1- Khái niệm, vị trí và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông 1.1.1- Khái niêm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể KT - XH trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhăm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. * Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT là sự thể hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị được thực hiện từ quỹ NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu, nhằm duy trì, phát triển hệ thống giáo dục THPT theo những định hướng chung của Nhà nước. 1.1.2- Vị trí và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông; Chi ngân sách cho nhà nước cho giáo dục THPT chiếm mot vị tri rất quan trọng trong cơ cấu chi ngân sách của nhà nước vì giáo duc THPT đóng một vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Giáo dục là nền tảng văn hoá của một quốc gia, là nguồn sức mạnh trong tương lai của một dân tộc, là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn vậy, mỗi quốc gia phải thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản là nâng cao hiệu quả sự nghiệp giáo dục. ở nước ta từ thời phong kiến các vị vua đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, quan tâm đến hiền tài của đất nước vì hiền tài là nguyên khí của đất nước. Giáo dục càng quan tâm sâu rộng hơn khi đất nước ta bước vào thời kỳ mới, khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời. Nhân ngày khai trường đầu tiên của một nứơc Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã gửi thư nhắn nhủ học sinh cả nước cố gắng học tập để rạng danh đất nước, con người Việt Nam: "Non sông Việt Nam có được trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Trong thời đại ngày nay, thời đại của CNH - HĐH, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Quốc gia nào càng có nền giáo dục hiện đại và phát triển thì đồng nghĩa với việc quốc gia đó có tầng lớp trí đông đảo , tạo điều kiện thuận lợi để tiến sâu vào nền khoa học kỹ thuật đang phát triển của thế giới, không ngừng đưa nền kinh tế phát triển. Đánh giá sự tiến bộ về văn hoá xã hội và sự phát triển kinh tế của một quốc gia, ngày nay người ta không chỉ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn dựa trên ba chỉ tiêu cơ bản là: Thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ và trình độ giáo dục. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải có những con người có trình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm. Đó là kết quả của một nền giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, để Giáo dục - Đào tạo có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội không phải chỉ dừng lại ở mức duy trì hệ thống giáo dục mà phải xây dựng được chiến lược đầu tư phát triển ngành giáo dục ngang tầm với những nhiệm vụ đặt ra. Bởi vì hệ thống giáo dục nước ta về cơ bản có tính logic. Giai đoạn đào tạo sau là sự kế thừa và nâng cao kiến thức giai đoạn đào tạo trước đó. Điều nay có nghĩa là mỗi giai đoạn đào tạo đều đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục trung học phổ thông (THPT) không năm ngoài ngoại lệ đó. Sự nghiệp giáo dục phổ thông là cả quá trình kéo dài 12 năm, bao gồm 3 cấp là tiểu học, phổ thông cơ sở và THPT. Như vậy giáo dục THPT là giai đoạn cuối cùng của giáo dục phổ thông là giai đoạn không thể thiếu được để đưa con người từ giáo dục sang đào tạo. Nếu không qua giáo dục THPT thì cả quá trình giáo dục phổ thông bị bỏ dở, gây lãng phí cho Nhà nước. Bởi vì, phạm vi ngân sách nhà nươc (NSNN) rất rộng, đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu phân bổ NSNN nhiều cho lĩnh vực giáo dục thì sẽ làm giảm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khác. Hơn nữa, số lượng người được đào tạo đại học hoặc được đào tạo nghề phụ thuộc vào số học sinh tốt nghiệp THPT. Còn chất lượng nguồn lao động lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng quá trình đào tạo. Vì thế, nếu không qua giáo dục THPT sẽ không tạo ra nguồn nhân lực có trí tuệ, có tay nghề, có trình độ cho đất nứơc. Lẽ dĩ nhiên, với sự đổi mới công nghệ, sự xuất hiện những công nghệ mới tự động hoá, sử dụng ít lao động nhưng đòi hỏi lao động phải có trình độ cao thì họ sẽ bị loại ra khỏi dây chuyền sản xuất, trở thành gánh nặng xã hội cho đất nước nếu không qua đào tạo. Ngược lại nếu qua đào tạo chu đáo, đầy đủ thì họ sẽ trở thành nguồn nhân lực lành nghề có tác động trự tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có thể nói, giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình hình thành và hoàn thành nhân cách con người, trong quá trình đào tạo nguồn lao động cho đất nước. Vì thế đầu tư giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp GD nói chung, GD THPT nói riêng, với phương châm " GD là quốc sách hàng đầu" và GD được coi là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, đặc biệt trong thời đại KH-KT phát triển như vũ bão ngày nay thì không thể không quan tâm tới nền GD nước nhà. GD là sự nghiệp của toàn dân, mọi người trong cộng đồng đều phải có trách nhiệm với nền GD. Trong những năm gần đây chúng ta đã huy động được nhiều nguồn vốn để đầu tư cho sự nghiệp GD, ngành GD đã dành được sự quan tâm rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp GD cũng rất đa dạng bao gồm các nguồn vốn sau: + Nguồn vốn từ NSNN + Nguồn vốn đóng góp, bao gồm: tiền học phí của học sinh do nhân dân đóng góp, tiền do nhân dân đóng góp để xây dựng trường lớp, mua trang thiết bị, đồ dùng học tập. + Nguồn vốn tài trợ, bao gồm: Tiền đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Tiền viện trợ của các tổ chức phi Chính Phủ và các Chính Phủ nước ngoài; Các khoản được biếu tặng cho các trường bằng hiện vật như: sách giáo khoa, máy vi tính, mô hình giảng dạy... của các tổ chức đoàn thể. Mặc dù GD, cũng như GD THPT được sự quan tâm rất lớn của cả cộng đồng, tất cả các thành phần kinh tế, mọi công dân trong xã hội. Xong trên thực tế trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho GD THPT thì nguồn vốn từ NSNN luôn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho cho GD THPT. Do vậy quy mô và chất lưọng của GD THPT phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ NSNN. Vai trò của nó được thể hiện cụ thể : Trước hết: NSNN là nguồn tài chính cơ bản và ổn định để duy trì sự phát triển của hệ thống GD, GD THPT theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà Nước. Đảng và Nhà Nước ta coi GD là quốc sách hàng đầu và cần phải đầu tư xứng đáng với vai trò to lớn của GD. Những năm gần đây chúng ta đã đẩy mạnh xã hội hoá GD nhưng xét đến tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng số vốn đầu tư cho GD thì nguồn vốn ngoài ngân sách chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó hệ thống trường công lập còn rất lớn, vấn đề xã hội hoá đa dạng các loại hình trường lớp chưa thật sự phổ biến, việc thu hút các nguồn lực khác cho GD ccòn rất khó khăn. Đó là lý do tại sao nguồn NSNN phải đảm đương phần lớn trách nhiệm đầu tư vốn cho GD, cìn các nguồn khác chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ xung cho sự phát triển của GD. NSNN là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và là nguồn kinh phí chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy... Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho sự nghiệp GD sẽ tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức KT-XH... đóng góp xây dựng trường học, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá GD. Thứ ba: Chi NSNN giúp điều phối cơ cấu toàn ngành. Nhà nước có thể định hướng, sắp xếp lại cơ cấu các lớp học, mạng lưới các trường học, điều chỉnh sự phát triển đồng đều giữa các vùng đồng bằng, trung du, miền núi và hải đảo thông qua cơ cấu và nội dung chi NSNN. Cần tăng cường, phát triển ở khu vực nào, cấp GD nào thì Nhà Nước sẽ tăng cường đầu tư ở cấp đó, khu vực đó. Sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách GD ở tất cả các vùng, nâng cao trình độ dân trí cho toàn thể nhân dân. Tóm lại NSNN luôn chiếm vị trí hàng đầu trong tổng số các nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục. NSNN vững mạnh kết hợp với chủ trương phát triển giáo dục đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống và ngược lại. 1.2- Chi ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông: 1.2.1- Nội dung chi ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông: Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơ chế quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT trong mỗi giai đoạn lịch sử. Dựa vào mục lục NSNN, dựa vào những đặc điểm hoạt động của ngành giáo dục - đào tạo, nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT đựơc chia thành 4 nhóm. * Chi cho con người. Đây là một khoản chi lớn nó bao gồm về chi lương, phụ cấp lương, BHXH, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường. Khoản chi này là khoản chi cho con người, do vậy nó giúp cho người lao động bù đắp được sức lực đã bỏ ra và đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sức lao động của họ, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra một cách bình thường. Trong giáo dục chi cho con người chủ yếu là chi kinh phí cho giáo viên, cán bộ công nhân viên ngành giáo dục. Khoản chi này hàng năm được xác định dựa vào số giáo viên, cán bộ công nhân viên dự kiến có mặt kỳ kế hoạch. Cụ thể số chi có được thể hiện qua công thức: ccn = ồ (mcni x Scni) n i = 1 Trong đó: Ccn: Số chi kinh phí giáo viên kế hoạch. Mcni: Mức chi bình quân 1 giáo viên dự kiến kế hoạch. Scni: Số giáo viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạc. (Mcn: thường đựơc xác định dựa vào mức chi thực tế của kỳ báo cáo, có tính đến những thay đổi của nhà nước có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp và một số khoản khác). Scni = (Số giáo viên có mặt cuối năm báo cáo) + (Số giáo viên dự kiến tăng bình quân năm kế hoạch) - (Số giáo viên dự kiến giảm bình quân năm kế hoạch). (Số giáo viên dự kiến tuyển dụng) x Số tháng làm việc = 12 Số giáo viên dự kiến Tăng BQ năm KH (Số giáo viên dự kiến tuyển dụng) x Số tháng làm việc = 12 Số giáo viên dự kiến Giảm BQ năm KH * Chi phí quản lý hành chính: Đây là khoản chi mang tính chất tiêu dùng tuy nó không lớn nhưng khoản chi này mang lại lợi ích cho việc quản lý hoạt động bình thường gồm: Công tác phí, hội nghị phí, công vụ phí, khoản chi này đối với ngành giáo dục được xác định qua công thức: cql = ồ (mqli x Scni) i = 1 n Trong đó: CQl: Số chi quản lý hành chính kỳ kế hoạch. MQL: Mức chi quản lý hành chính BQ 1 giáo viên dự kiến kỳ KH. SCni: Số giáo viên BQ dự kiến có mặt trong năm kế hoạch. * Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: Bao gồm các khoản chi mua sắm sách giáo khoa, đồ thí nghiệm, các mô hình, đồ dùng cho hoạt động giảng dạy như: Phấn viết, bảng đen, thước kẻ… Đây là khoản chi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục vì vậy cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng. * Chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ. cms = ồ (ngi x Ti) Đây là khoản chi không diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng tháng, do vậy khi có nhu cầu thì khoản chi thường rất lớn. Khoản chi này thường diễn ra hàng năm do trong quá trình sử dụng bàn ghế, bảng, trường lớp xuống cấp, hỏng hóc, vì vậy cần có một khoản kinh phí đảm bảo cho việc tu bổ xây dựng mới, nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Mức chi cho công tác sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ được thiết lập dựa trên tình hình tài sản, khả năng tài chính và khâu dự tính mức chi cho mua sắm, sửa chửa lớn và xây dựng nhỏ. Cụ thể: n i = 1 Trong đó: CMS: Số chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ của NSNN dự kiến kỳ kế hoạch. NGi: Nguyên giá tài sản cố định hiện có của ngành. Ti: Tỷ lệ phần trăm được áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi cho mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ của ngành. Các nhóm chi kể trên phát sinh thường xuyên và tương đối ổn định nên các định mức chi được xây dựng khá khoa học và có tính thực tiễn. Ngoài những nội dung chi kể trên, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục còn có những khoản chi ngoài định mức, đó là những khoản chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia mà NSTƯ cấp phát kinh phí uỷ quyền cho Sở Tài Chính. Nhũng khoản chi này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện nhưng phát sinh không thường xuyên nên việc quản lý các khoản này tương đối phức tạp,dễ gây lãng phí, thất thoát. 1.2.2- Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông: Trong nhóm các khoản chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn - xã thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là một trong những khoản chi thường xuyên vì vậy nó mang đầy đủ đặc điểm của chi thường xuyên: Thứ nhất, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi cơ bản có tình ổn định khá rõ nét. Tính ổn định ở đây được hiểu theo nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, giai đoạn phát triển nào của lịch sử thì Nhà nước cũng luôn phải chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và trình độ khoa học kỹ thuật cho mọi người. Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT mang tính chất tiêu dùng xã hội. Kết quả của hoạt động giáo dục không tạo ra của cải vật chất tuy nhiên nó có mục đích đầu tư cho con người, tạo ra được những con người có đủ năng lực làm việc và trình độ để tiếp thu, ứng dụng va sáng chế ra những phát minh mới, luôn tự hoàn thiện bản thân. Vì thế cũng có thể coi chi cho GD - ĐT mang tính chất tích luỹ đặc biệt. Thứ ba, phần lớn các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của các địa chỉ cụ thể nêu đều được hoàn lại dưới hình thức chi NSNN cho giáo dục THPT. Các khoản cấp phát từ NSNN cho các trường không phải lo hoàn trả mà coi như một khoản tài trợ hay bao cấp của Nhà nước. Thứ tư, chi NSNN cho giáo dục THPT là khoản chi mang tính chất tích luỹ đặc biệt. Xét theo từng niên độ của việc cấp phát NSNN thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dụcTHPT nói riêng là khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó. Nhưng xét về tác dụng lâu dài, chi NSNN cho giáo dục nói chung và giáo dụcTHPT nói riêng lại là khoản chi có tính tích luỹ đặc biệt. Bởi vì khoản chi này là nhân tố quyết định đến việc làm, tăng trưởng nền kinh tế trong tương lai. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật trở thành yếu tố trực tiếp cua sản xuất, mọi của cải làm ra, tỷ lệ chất xám chứa đựng trong giá trị của chúng ngày càng lớn. Có được khoa học, có được chất xám là nhờ đầu tư tiền của cho hoạt động giáo dục - đào tạo. Ngoài những đặc điểm trên chi NSNN cho giáo dục THPT còn có một số các đặc điểm khác như chi NSNN cho giáo dục THPT gắn với quyền lực Nhà nước, chi NSNN cho giáo dục THPT vừa mang tính ngang giá lại vừa mang tính chất không ngang giá… 1.3.- Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông: Quản lý chi NSNN là việc làm cần thiết gắn với việc chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện đúng với mục đích sử dụng và đạt hiệu quả cao. Nội dung quản lý NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục THPT nói riêng bao gồm 3 khâu: - Lập dự toán. - Chấp hành dự toán. - Quyết toán chi NSNN 1..3.1- Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông: Do tính phức tạp của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT, đòi hỏi dự tính các khoản chi trong quá trình lập dự toán, mọi khoản chi phải được bố trí trong dự toán và dự toán phải được cơ quan quyền lực nhà nứơc xét duyệt. Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT, dựa vào các căn cứ sau: Thứ nhất: Dựa vào định hướng phát triển KT - XH trung hạn và dài hạn và hàng năm của các nước. Những chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển giáo dục THPT. Thứ hai: Dựa vào khả năng nguồn kinh phí để đáp ứng được nhiệm vụ được giao và nội dung hoạt động của sự nghiệp giáo dục THPT. Thứ ba: Dựa vào các loại tiêu chuẩn định mức, các chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục THPT. Thứ tư: Căn cứ vào quy mô giáo dục, số giáo viên, cán bộ, số học sinh. Cơ quan tài chính giao số kiểm tra cho các đơn vị giáo dục. Căn cứ vào dự toán sơ bộ và thu chi NSNN kỳ kế hoạch, cơ quan tài chính xác định mức chi tổng hợp dự kiến phân bổ cho mỗi đối tượng và trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị này lập dự toán kinh phí. Dựa vào số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của đơn vị mình. Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên được cơ quan quyền lực Nhà Nước xét duyệt, cơ quan tài chính sau khi xem xét lại cho phù hợp sẽ chính thức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho mỗi đơn vị cơ sở. Dự toán ngân sách của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 1.3.2- Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung họcphổ thông: Tổ chức chấp hành kế hoạch chi là khâu thứ hai của chu trình quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT. Thời gian tổ chức chấp hành ở nước ta tính từ ngày 1/1 - 31/12 dương lịch. Trong qúa trình tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT phải dựa trên các căn cứ sau: Thứ nhất: Dựa vào chỉ tiêu trong dự toán đã được duyệt. Thứ hai: Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán. Thứ ba: Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi cho giáo dục THPT trong mỗi thời kỳ. Thứ tư dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN cho giáo dục THPT hiện hành. Hình thức cấp phát: Đối với sự nghiệp giáo dục THPT cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí. Căn cứ vào dự toán điều hành ngân sách quý, Sở Tài chính thông báo hạn mức chi cho các trường THPT, đồng gửi KBNN nơi giao dịch để làm cơ sở kiểm soát, thanh toán và chi trả. Hạn mức chi ngân sách quý (Có chi ra tháng) được phân phối là hạn mức cao nhất mà các trường phổ thông được chi cho quý đó. Hạn mức chi ngân sách nếu sử dụng không hết thì được chuyển sang tháng sau, quý sau nhưng đến ngày 31/12 vẫn không hết thì xoá bỏ. Trình tự chấp hành dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT. Căn cứ dự toán ngân sách được giao, các trường THPT lập dự toán chi hàng quý gửi Sở Tài Chính xét duyệt kinh phí. Sở Tài chính tiến hành thẩm tra dự toán ngân sách giáo dục nếu thâý phù hợp thì xét duyệt và ra thông báo gửi cho các đơn vị , đồng thời gửi KBNN nơi giao dịch. Căn cứ vào hạn mức chi được phân phối, Hiệu trưởng các trường THPT ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ gửi KBNN nơi giao dịch. KBNN nơi giao dịch căn cứ vào hạn mức chi được Sở Tài chính phân phối cho các trường, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán và lệnh chuẩn chi của Hiệu trưởng trường THPT thực hiện việc cấp phát, thanh toán. 1.3.3- Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dụcTrung họcphổ thông: Quyết toán là khâu công việc cuối cùng trong quy trình quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT. Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại số liệu đã được phản ánh sau một kỳ hạch toán và tình hình chấp hành dự toán chi nhằm phân tích đánh giá kết quả thực hiện dự toán chi để rút ra kinh nghiệm, bài học cần thiết cho việc thực hiện chi và quản lý chi ở kỳ sau. Nội dung: - Kiểm tra việc chấp hành định mức chi. Cụ thể kiểm tra tính hiện thực của định mức chi và tính hợp pháp của các khoản chi so với định mức. - Kiểm tra xác định đối tượng thụ hưởng. Cụ thể kiểm tra cách tính toán của các trường THPT và kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, hồ sơ thanh toán, lệnh chuẩn chi của Hiệu trưởng các trường THPT so với chính sách chế độ quy định. Trình tự quyết toán chi NSNN cho giáo dục THPT: Hết kỳ kế toán 31/12 các trường THPT tiến hành khoá sổ sách và đối chiếu với KBNN nơi giao dịch, sau đó lập báo cáo quyết toán năm gửi Sở Tài chính xét duyệt báo cáo của các trường THPT, đồng thời tổng hợp lập quyết toán ngân sách của ngành giáo dục trình UBND và HĐND tỉnh phê duyệt. Chương 2 Thực trạng đầu tư và quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. 2.1.Vài nét về đặc điểm tự nhiên, Kinh tế -Xã hội tỉnh Lạng Sơn: Lạng Sơn là một tỉnh , vùng cao biên giới ở phía Bắc của tổ quốc. Lạng Sơn có diện tích tự nhiên 8.325 km2, chiếm 2,5% diện tích cả nước. Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố trong đó có 135/226 xã phường là xã vùng cao, trong đó có 50 xã là xã thuộc vùng III chiếm 35,6% nên còn gặp khó khăn trong công tác giáo dục ở các vùng xâu, vùng xa. Lạng Sơn với dân số 786.456 người, trong đó dân tộc Nùng chiếm khoảng 43,8%, dân tộc Tày chiếm khoảng 35,9%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,3% còn lại 5% là các dân tộc khác như : Dao, Sán Chay, Hoa ,Mông ,Thái, Mường...Địa bàn Lạng Sơn tương đối phức tạp đồi núi chập trùng hiểm trở tuy nhiên giao thông đi lại tương đối dễ dàng, nằm ở vị trí có các trục đường quốc lộ 1A, 1B, 4A , 4B và 3B nối liền với các tỉnh phía Bắc nên thuận lợi cho việc buôn bán , trao đổi hàng hoá không chỉ trong nội vùng, liên vùng mà còn là một thị trường trung chuyển giữa nước ta với Trung Quốc, Châu á Thái Bình Dương, các nước SNG và Đông Âu. Tuy nhiên giao thông liên huyện còn rất khó khăn, đặc biệt giao thông giữa các xã vùng sâu, vùng cao. Khí hậu Lạng Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 20-22 c so với cả nước nhiệt độ ở Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn từ 1-3 C Trong vài năm trở lại đây kinh tế Lạng Sơn tương đối phát triển qua kế hoạch phát triển KT-XH năm 1996-2000 tỉnh đã đạt được những kết quả sau: Tổng sản phẩm quốc nội(GNP) bình quân tăng 9,25% là mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Nông ,Lâm nghiệp là 5,4%; Công nghiệp và xây dựng tăng 18,09%; Dịch vụ tăng 13,7%; Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tương đối tích cực, giá trị ngành Nông, Lâm nghiệp tăng khá, song tỷ trọng giảm từ 62,1% năm 1995 xuống còn 42% vào năm 2002. tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây Dựng tăng từ 9% lên 13,7%; các ngành Dịch vụ tăng từ 28,89% lên 37,2%.Công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã phát triển đúng hướng và có tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị ngành Công nghiệp bình quân hàng năm tăng21,5% cao hơn mức tăng chung của cả nước. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã quan tâm đầu tư phát triển chiếu sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,ổn định sản xuất và kinh doanh hiêu quả như: Nhà máy Xi măng, xí nghiệp gạch Hợp Thành , công ty Cơ khí cơ điện... Các ngành Dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, hoạt động thương mại sôi động ở khu vực đô thị, khu vưc cửa khẩu biên giới. Tỉnh đã quan tâm xây dựng các chợ, cửa hàng thương mại ở Thành Phố,thị trấn, môt số trung tâm cụm xã.Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 16,02%/năm. Doanh thu từ du lịch tăng 11,7%/năm. Có sự chuyển biến tích cực trong phát huy nội lực cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH . Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 1996-2000 là 3.565 tỷ đồng,gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-1995. Thu NSNN trên địa bàn tỉnh bình quân hàng năm tăng vân tăng trưởng đều, do vậy có thêm điều kiện để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Quan hệ sản xuất mới được củng cố hoàn thiện, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có bước phát triển. Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố, sắp xếp lại với sự hỗ trợ của Nhà Nước về vốn, tín dụng,hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nên đang từng bước phát triển bền vững. Trong 5 năm qua đã chuyển đổi 22 hợp tác xã, thành lập mới gần 30 hợp tác xã kiểu mới, kinh tế tư nhân ngày càng được mở rộng và phát triển. Năn 2004 nền kinh tế Lạng Sơn có nhiều bứơc tiến rõ rệt kinh tế phát triển ổn định, đặc biệt là ngành du lịch đã thu hút đựơc số lượng du khách đến đông là do tỉnh Lạng Sơn có một chiến lược văn hoá du lịch một cách hợp lý 2.2.Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Nhận thức được tầm quan trọng của giao dục trong sự nghiệp đổi mới mọi mặt nền KT-XH Lạng Sơn, mặc dù còn rất nhiều khó khăn xong được sự quan tâm của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các Ban,Ngành, Đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh, đặc biệt sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý,giáo viên và học sinh, sự nghiệp giáo dục đào tạo THPT tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng. Mạng lưới trường lớp được mở rộng, các loại hình đào tạo đã được đa dạng hoá, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Năm học 2001-2002 có 20 trường THPT (trong đó có 18 trường quốc lập ,1 trường bán công, 1trường dân lập) và 331 lớp học (trong đó có 241 học sinh bán công trên tổng số 4 lớp và334 học sinh thuộc trường dân lập) đến năm học 2002-2003 có 21 trường THPT ,số trường THPT quốc lập tăng thêm 1 trường, tổng số hoc sinh thuộc khối THPT cũng tăng lên là 20111 học sinh, tăng 5137 học sinh so với năm học 2001-2002. Đến năm học 2003 - 2004 số học sinh PTTH đã tăng lên đáng do một số trường mở rộng thêm quy mô và lớp học, cụ thể số lớp học ở trường quốc lập tăng thêm 35 lớp so với năm 2002-2003, số lớp học ở trường dân lập tăng thêm 04 lớp, do vậy số học sing cũng tăng theo theo, dự đoán số học sinh THPT trong 5 năm trở lại đây mỗi năm tăng trung bình 1800 em tương ứng với tỷ lệ 16%/năm. Có thể khái quát sự gia tăng về số trường lớp qua bảng sau: Bảng 1: Thống kê trường, lớp, số học sinh THPT Năm học 2001-2002 2002-2003 2003 -2004 Tổng số trường quốc lập 18 19 19 +Tổng số lớp quốc lập 361 425 460 +Tổng số học sinh quốc lập 16467 19469 20765 Tổng số trường bán công 1 1 1 +Tổng số lớp bán công 4 6 6 +Tổng số học sinh bán công 241 217 223 Tổng số trường dân lập 1 1 1 +Tổng số lớp dân lập 7 10 14 +Tổng số học sinh dân lập 334 425 524 (Nguồn: Sở Giáo dục-Đào Tạo) Bên cạnh việc tăng lên về số lượng học sinh, số lượng cán bộ giáo viên cũng tăng lên về số lượng và chất lượng, cụ thể năm 2002-2003 co 641 giáo viên THPT đã tăng hơn năm 2001-2002 là 324 giáo viên. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên luôn được coi trọng.Giáo viên toàn tỉnh phần lớn đã được đào tạo tạm chuẩn theo quy định, một bộ phận đang được đào tạo ở trình độ cao hơn. Nhiều giáo viên được công nhân là giáo viên dạy giỏi, có thành tích xuất sắc, tận tuỵ với nghề. Đi đôi với việc phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục THPT cũng ngày càng được nâng cao. Năm học vừa qua tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt chiếm hơn 80% ở tất cả các trường, tỷ lệ học sinh yếu kém đã giảm bớt đi. Tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm ít đi, ít số học sinh bị kỷ luật buộc thôi học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ngay càng cao, trong những năm gần đây trung bình gần 90%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng ,đại học ngày càng tăng lên: Bảng 2. Tỷ lệ xếp loại học lực của học sinh THPT. Đơn vị tính: % Năm học Ngành học 2001 - 2002 2002 - 2003 2003- 2004 + Học lực giỏi 0,89 0,71 0,8 + Học lực khá 22,81 21,56 22,1 + Học lực TB 69,63 70,64 69,6 + Học lực yếu 6,67 7,04 7,47 + Học lực kém 0,01 0,02 0,03 + Tỷ lệ lưu ban 0,61 0,3 0,4 + Tỷ lệ tốt nghiệp 90,75 85,1 87 + Hiệu quả đào tạo 88,1 79,49 83 (Nguồn Sở giáo dục Lạng Sơn) Số học sinh giỏi được công nhận ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã đi vào chiều sâu. Nhiều kỳ thi học sinh giỏi các khối lớp và quốc gia đã được tổ chức. Bảng 3: Kết quả thi Học sinh giỏi khối THPT năm 2003-2004 Bậc học cấp thi Tổng số giải Trong đó Ghi chú Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải K.K I. Cấp tỉnh - THPT 540 1 45 181 313 - Lớp 10 145 0 5 54 86 - Lớp 11 191 1 24 55 111 - Lớp 12 204 0 16 72 116 II. Cấp Quốc gia Lớp 12 35 0 1 13 21 . (Nguồn: Sở giáo dục-Đào tạo Lạng Sơn) Thành tích học sinh giỏi tăng lên đã khẳng định chất lượng giáo dục mũi nhọn đang từng bước phát triển vững chắc. Có được những biến đổi tích cực trên là nhờ vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh và việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên trong các trường THPT Bên cạnh những mặt đạt được thì giáo dục THPT còn có những mặt hạn chế sau: Chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở các vùng miền, nhất là vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh cần được quan tâm chú trọng nhiều hơn; cơ sở vật chất trường học một số nơi còn thiếu nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dậy và học tập. Số đầu sách còn hạn chế. Số máy vi tính hiện có là gần 200 máy nhưng phần lớn đã quá cũ, lại phân phối không đêu ở các trường THPT trên địa bàn toàn Tỉnh…. Công tác xã hội hoá giáo dục còn có nhiều hạn chế, đó là nhận thức về công tác này có lúc, có nơi còn nhiều phiến diện, đơn giản, ví dụ như quan niệm xã hội hoá là huy động xã hội đóng góp tiền xây dựng trường lớp, đóng góp học phí. Nếu chỉ như vậy là thu hẹp hoat động, làm lệch lạc mục tiêu cơ bản, lớn lao của xã hội hoá giáo dục hoặc coi xã hội hoá chỉ là một giai pháp tình thế, cần phải khắc phục ngay trong mỗi cán bộ, giáo viên và người dân. Tệ nạn ma tuý đang thâm nhập vào một số trường THPT gây băn khoăn lo lắng trong nhân dân. Hiện tượng thiếu nghiêm túc trong thi cử, vi phạm quy chế tuyển sinh, đặt ra những khoản thu không hợp lý đối với học sinh vẫn còn tồn tại, hoạt động dậy thêm, học thêm ở một số trường chưa được quản lý chặt chẽ. 2.3. Thực trạng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở Lạng Sơn : 2.3.1. Tổng quan về chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông: Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đường lối phát triển kinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến cơ bản, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN. Đổi mới đương lối kinh tế đã có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống KT-XH nói chung và sự nghiệp GD nói riêng. Trong những năm gần đây nền kinh tế Lạng Sơn đã có những chuyển biến cơ bản, từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường. Sự phát triển đa dạng của các loại hình kinh tế trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế. Công tác quản lý NSNN ở Lạng Sơn trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi, kế hoạch thu, chi NSNN nhiều năm liền đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch, điều đó tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế của tất cả các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Bảng 4: Tình hình thu- chi Ngân Sách tinh Lạng Sơn. Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 1 Thu NSNN 1.044.000 652.000 895.000 2 Chi NSNN 1.034.269 550.570 984.322 (Nguồn: phòng quản lý Ngân Sách-Sở Tài Chính) Nhìn vào bảng trên ta thấy số thu, chi NSNN hằng năm vẫn tăng lên đáng kể năm 2004 số thu tăng lên so với năm 2003là 243.000 triệu đồng, Số thu ngân sách tăng lên phản ánh được sự phát triển kinh tế của Tỉnh và điều đó cũng chứng tỏ các chính sách quản lý tài chính đang áp dụng là phù hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh, các biện pháp nhằm huy động các nguồn thu được thực hiện khá hiệu quả. Tương ứng với sự tăng lên của thu NSNN thì chi NSNN cũng tăng lên năm 2004 tăng so với năm 2003 là 433.752 triệu đồng. Do nguồn thu tăng lên nên đã góp phần điều chỉnh một số khoản chi mang tíng trọng điểm, nhằm tạo ra sự hài hoà cho các đối tượng chi để phát triển một cách toàn diện về tất cả các mặt trong đó có các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp GD của Tỉnh đặc biệt là chi cho giáo dục PTTH. Trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh, Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND Tỉnh đã quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp GD của Tỉnh , thể hiện trong việc cố gắng nhanh chóng cụ thể hoá các Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Nhà Nước trên địa bàn, các kế hoạch trung hạn , dài hạn, kế hoạch hàng năm, có chiến lược cụ thể hoá để đưa sự nghiêp GD của Tỉnh có những bước chuyển biến mới. Trong điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, nhưng tỷ lệ chi ngân sách Tỉnh cho GD và GD THPT không ngừng tăng lên trong các năm qua. Bảng 5: Chi NSNN, chi cho sự nghiệp GD, và chi cho GD THPT. Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2002 2003 Tổng chi NSNN 1.034.269 727.056 Chi TX 544.665 520.431 Chi cho GD-ĐT 212.580 262.342 Chi cho GD THPT 14.991 16.895 Ta thấy chi NSNN cho GD THPT trong những năm qua tăng khá nhanh . cụ thể năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.904 triệu đồng và năm 2003 chi cho GD THPT chiếm 6,44% trong tổng số chi cho GD-ĐT, năm 2002 con số nay là 7,05% và chi NSNN cho GD năm 2003 chiếm hơn 30% trong tổng số chi, năm 2002 là 20,6 % .Điều này cho thấy trong nhưng năm qua Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lạng Sơn dã tăng cường đầu tư quan tâm tới GD. Nhưng vấn đề đặt ra là mức đầu tư gia tăng , hiệu quả đầu tư tới đâu? Mỗi cấp học trong đó có cấp THPT đầu tư được bao nhiêu và đầu tư như vậy có phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH không? Để trả lời cho câu hỏi đó ta đi xem xét đánh giá cụ thể từng nội dung chi chi NSNN cho GD THPT. 2.3.2. Đánh giá cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục Trung học phổ thông: Nhìn chung, các khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp GD THPT đã phát huy được hiệu quả ở một mức độ nhất định, thể hiện ở những thành tựu to lớn mà GD THPT đạt được trong những năm qua. Các khoản chi cho GD THPT bao gồm 4 nhóm sau: + Nhóm chi cho con người ( chi CN) +Nhóm chi Quản lý hành chính ( chi QLHC) + Nhóm chi Nghiệp vụ chuyên môn ( chi NVCM) + Nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ (chi MS) Mỗi nhóm chi ảnh hưởng tới tổng số chi NSNN cho GD THPT ở mỗi thời kỳ khác nhau. Trong mỗi nhóm chi lại có từng đối tượng riêng biệt để tính toán, xây dựng định mức cụ thể, nên yêu cầu cách thức quản lý cũng rát khác nhau. Để phan tích một cách cụ thể và sâu sắc hơn ta đi phân tiach tình hình thực hiện các nhóm chi đó trong chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh Lạng Sơn thời gian qua. Từ đó thấy được khoản chi nào hợp lý và khoản chi nào bất hợp lý để có biện pháp quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả của việc sử dụng NSNN là cao nhất. Trước hết ta xem xét phân tích bảng số liệu sau: Bảng 6: Cơ cấu chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh Lang Sơn: Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyêt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Số tương đối(%) Tổng chi 14.991 100% 16.895 100% 1.904 127 Chi CN 11.248 75 12.894 76 1.646 146 Chi NVCM 1.366 10 1.520 9 154 111 Chi QLHC 1.339 9 1.461 9 122 109 Chi MS 938 6 1.028 6 90 110 Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số chi cho GD THPT năm 2003 tăng so với năm 2002 là 1.904 triêu đồng, tương ứng với 127% ; trong đó đặc biệt chú ý là chi CN và chi cho NVCM đã tăng lên tương ứng là 1.646 và 154 triêụ đồng, trong đó nhóm chi cho QLHC cũng tăng 112 triệu đồng điều này chứng tỏ chinh sách quản lý tài chính ở các đơn vị này vẫn còn phải tích cực cải cách hành chính để giảm bớt khoản chi này. nhưng trong bảng trên thì cơ cấu chi vẫn chưa thật sự hợp lý, nhóm chi cho con người qua các năm đã tăng, nhưng xét về tỷ trọng trong cơ cấu chi của từng năm thì còn thấp do đó cần phải tăng chi cho con người để đảm bảo chất lượng dạy và học, Bên canh đó cần tăng cường đầu tư cho nghiệp vụ chuyên môn và mức chi cho mua sắm sửa chữa , nâng cao thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Bên cạnh đó nhóm chi QLHC còn cao năm 2002 còn sắp sỷ bằng với tỷ trọng chi cho NVCM, trong nhưng năm tới cần triệt để tiết kiệm cá khoản chi QLHC. Đây là số liệu tổng hợp về cơ cấu chi cho GD THPT, để nắm bắt được thấu đáo thực trạng chi và quản lý chi từng nhóm cụ thể ta đi sâu phân tích từng nhóm cụ thể: Nhóm chi cho con người: Chi lương là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự nghiệp GD THPT , thực tế chiếm tới hơn 70% tổng số chi NSNN cho GD THPT . Nội dung của khoản chi này bao gồm : Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác. Nhóm chi này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đội ngũ giáo viên, học sinh mà họ là những người quyết định đến chất lượng GD. Do vậy để nâng cao chất lượng GD thì trước hết phải nâng cao đời sống của giáo viên, đảm bảo cho họ cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần , từ đó họ sẽ chuyên tâm công tác, đem hết khả năng tâm huyết của mình ra để truyền thụ kiến thức cho học sinh Để biết được cụ thể tình hình chi NSNN cho con người ta đi phân tích số liệu trong bảng sau: Bảng 7 Chỉ tiêu Năm 2002 Tỷ lệ(%) Năm 2003 Tỷ lệ(%) Tổng 11.248 12.894 Chi lương 4.479 39,8 6.125 47,5 Chi phụ cấp 3.993 35,5 4.120 32 Thưởng 101 0,9 193 1,5 Phúc lợi 56 0,5 51 0,4 Chi khác 2619 23,3 2.405 18,6 (Nguồn Phòng ngân sách - STC) Qua số liệu trên ta thấy chi cho CN nhìn chung là tăng đáng kể năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.904 triệu đồng, tương ứng với 27%, sở dĩ có được sự tăng trên là do trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có những chính sách đúng đắn đến đời sống của giáo viên như :Nghị Định 35/2001/ NĐ-CP, quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Chính Phủ. Thông tư hương dẫn số 147/1998/TT-LT-TCCP-TC-LĐTBXH-GD ĐT ngày 5/3/1998 về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang triếp giảng dạy ở các trường công lập của Nhà Nước. Đối với giáo viên công tác tại các trường khu vực III theo Quyết định 42/UBDT MN của Uỷ ban Dân Tộc và Miền núi còn được hưởng chế độ trợ cấp thêm theo QĐ số 1498/UB-QĐ ngày 25/9/1998 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc trợ cấp thêm cho giáo viên. Năm 2000 Nhà nước đã quyết định tăng mức lương cơ bản từ 180.000đ/ tháng, lên 210.000 đ/ tháng, và sau đó lại tăng lên 290.000/tháng điều đó góp phần ổn định đời sống của giáo viên. Trong tổng số chi CN thì chi lương chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 40% và tăng đều đặn qua các năm, cụ thể năm 2003 so với năm 2002 tăng 1646 triệu đồng, tương ứng 46%. Chi lương bao gồm theo ngạch bậc, theo quỹ lương được duyệt, lương tập sự và lương hợp đồng dài hạn. Khoản đáng kể thứ 2 phải kể đến là phụ cấp lương, bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp giảng dạy tại vùng III, vùng đặc biệt khó khăn... Các khoản phụ cấp cũng tăng cùng với tốc độ tăng lương, năm 2003 là 4.120 triệu đồng, năm 2002 là 3993 triệu đồng, tăng 127 triệu đồng, khoản phụ cấp lương luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 30% trong tổng số chi CN. Sở dĩ như vậy là do: tiền lương bình quân chưa đủ đảm bảo đời sống thì số phụ cấp tăng lên sẽ góp phần hỗ trợ đời sống của giáo viên. Mặt khác, chế độ phụ cấp cao như vậy là nhằm để thu hút giáo viên lên công tác ở các vùng khó khăn. Xét về lâu dài thì Nhà Nước nên có chính sách tăng lương cho gioá viên để đảm bảo đời sống của họ. Tiền thưởng: khoản tiền này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi CN, năm 2002 chiếm 0,9%, năm 2003 chiém 1,5 % .Tuy vậy nó góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng GD, khuyến khích đội ngũ giáo viên thực hiên tốt nhiêm vụ giảng dạy. Phúc lợi tập thể: khoản chi này chủ yếu là chi trợ cấp khó khăn cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa còn gặp hoàn cảnh khó khăn. Mục chi này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số chi cho con người, năm 2002 là 0,5%, năm 2003 là 0,4%, Các khoản đóng góp khác: các khoản đóng góp này luôn chiếm một tỷ trọng ổn định khoảng 20%. Tương ứng vơí sự tăng lên của quỹ lương các khoản này cũng tăng lên đáng kể 173 triệu đồng, tương ứng là 21%. Nhìn chung qua đánh giá chi tiết tình hình chi cho từng mục thì thấy cơ cấu chi CN tương đối hợp lý. Đảm bảo được yêu cầu chi đúng, chi đủ, chi kịp thời theo chế độ Nhà nước ban hành. Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn (chi NVCM): Đây là nhóm chi quan trọng thứ hai sau nhóm chi cho con người, nó đáp ứng kinh phí cho việc mua tư liệu, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, mô hình giảng dạy…khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDTHPT, nó đáp ứng phương tiện cho việc giảng dạy, giúp thầy cô truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, mạng lưới trường THPT ngày càng được mở rộng nên số lượng học sinh và giáo viên ngày càng tăng. Chủ trương đổi mới GD đã đưa vào giảng dạy nhiều môn học và sách giáo khoa mới, tăng cường đầu tư dạy và học 2 môn Ngoại ngữ và Tin Học. Nhưng trên thực tế cho thấy các khoản chi này còn thấp nên tình trạng học chay, thiếu sách tham khảo, thiếu đồ dùng giảng dạy.. vẫn còn xảy ra ở nhiều trường THPT. Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là học đi đôi với hành, tăng cường dạy nghề, dạy ngoại ngữ và tin học cho học sinh THPT, thì Sở Tài Chính Lạng Sơn , Sở Giáo Dục và Đào Tạo và các Ban ngành liên quan cần có biện pháp hữu hiệu để tăng tỷ trọng chi NVCM. Để biết được tình hình thực tế khoản chi này ta đi nghiên cứu số liệu sau (bảng 7): Chỉ tiêu Năm 2002 Tỷ lệ (%) Năm2003 Tỷ lệ Tổng 1366 1520 Mua vật tư 134 9,8 210 13,8 Mua trang thiết bị 83 6 88 5,7 Mua sách, tài liệu chuyên môn 224 16,4 234 15,5 Chi khác 925 67,8 988 65 (Nguồn Sở giáo dục Lạng Sơn) Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy năm 2003 chi NVCM đã đạt được 1.520 triệu đồng, tăng 154 triệu đồng so với năm 2002, tương ứng với 11% . Trong cơ cấu các khoản chi NVCM thì chi vật tư, sách, tài liệu chuyên môn , chi trang thiết bị kĩ thuật là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi NVCM. Chi mua sắm vật tư năm 2003 đạt 210 triệu đồng , chiếm 13,8%, tăng so với năm 2002 là 76 triệu đồng. Mặc dù có sự tăng lên giữa các năm nhưng tỷ trọng chi của mục này vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế ở các trường THPT, nhất là ở những trường ở vùng sâu, vùng xa. Thực tế đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tư hơn cho nhóm chi này để nâng cao chất lượng giáo dục. Chi mua sắm trang thiết bị kĩ thuật là một khoản chi trong việc thực hiên công tác chuyên môn của ngành, nhằm trang bị những giáo cụ trực quan, đồ dùng thí nghiệm, máy vi tính…phục vụ cho công tác chuyên môn nhưng không phải là TSCĐ. Nhưng năm 2003 tỷ trong nhóm chi này là 5,7 tương ứng với 88 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 5 triệu đồng, như vậy ngành giáo dục Lạng Sơn đã có sự quan tâm cần thiết tới lĩnh vục này tuy vân còn rất khiên tốn và chưa thích đáng cho lắm. Chi cho sách, tài liệu chuyên môn : Trong nhóm chi cho NVCM thì nhóm chi này có vai trò đặc biệt quan trọng, sách giáo kgoa và tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng GD THPT. Trong năm 2003 tuy số tiền dành cho mua sách và tài liệu chuyên môn đã tăng lên 234 triệu đồng , so với năm 2002 đã tăng lên 10 triệu đồng nhưng về tỷ trọng. Trong tổng số chi NVCM thì chỉ chiếm 15,5% tỷ lệ này vẫn còn nhỏ. Trong những năm tới cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho nhóm, mục chi này nhằm đáp ứng nhu cấu tối thiểu về sách giáo khoa và tài liệu cho giáo viên và học sinh. Khoản chi lớn nữa cần kể đến là chi phí khác : Trên thực tế các khoản chi này thường được dùng để chi cho các hội thi như: thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi.... những khoản chi này là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay NSNN còn eo hẹp , trong khi khoản chi này tương đối lớn năm 2003 khoản chi này là 988 triệu đồng, chiếm tới 65%, tăng hơn so với năm 2002 là 63 triệu đồng, như vậy thiết nghĩ chi phí như vậy là vẫn còn lớn và không hợp lý. Cần phải có biện pháp quản lý sao cho tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả. Ngoài ra còn các khoản chi khác như : chi in ấn chỉ, chi đồng phục , trang phục....Các khoản chi này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, xong trong những năm qua các mục chi này đã được thực hiên tương đối hợp lý. Cụ thể số chi cho in ấn chỉ năm 2003 là 2 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2002 là 3 triệu đồng, và các khoản thanh toán bên ngoài cũng tiết kiệm được 12 tiệu đồng so với năm 2002 và số chi năm 2003 là 4 triệu đồng. Mức chi cho đồng phục, trang phục tăng lên do trong những năm gần đây tỉnh Lạng Sơn thực hiện đồng phục cho giáo viên và học sinh, nên mục chi này tăng lên trong những năm qua. Chi cho NVCM trong những năm qua đã được chú trọng và tăng cường đáng kể, ngoài nguồn vốn NSNN cấp hàng năm các trường còn được giữ lại một phần học phí... tuy nhiên các khoản chi này chưa đáp ứng được nhu cầu cho GD THPT, trong thời gian tới phải tiếp tục nâng cao tỷ trọng các khoản chi này nhằm phục vụ cho hoạt động chuyên môn được tốt hơn. Nhóm chi cho quản lý hành chính: Nhóm chi QLHC nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động của Nhà trường, bao gồm : chi về công tác phí, công vụ phí, hội nghị phí , chi thanh toán dịch vụ công cộng.... Các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ. chi kịp thời và phải tiết kiệm được một cách tối đa. Đặc điểm của nhóm chi này là khó định mức được và không cụ thể, do đó phải quản lý chặt chẽ, chống thất thoát, lãng phí cho NSNN. Chi QLHC năm 2003 tăng 122 triệu đồng so với năm 2002 (1461 triệu đồng so với 1339 triệu đồng), về tương đối tăng 9%, về số chi cụ thể năm 2003 là 1461 triệu đồng, như vậy khoản chi này vẫn còn tăng, đay là một điều không tốt và ảnh hưởng tới sụ đầu tư cho việc nâng cao chất lương chuyên môn thiết nghĩ ngành giáo dục Lạng Sơn cần giản khoản chi này đi nữa và đề ra một phương pháp thật hiệu quả. Thực tế để thấy được một cách chi tiết hơn tình hình chi ngân sách cho QLHC cần đi sâu nghiên cứu từng mục chi cụ thể: Chi thanh toán dịch vụ công cộng: Khoản chi này bao gồm tiền điện, tiền nước, vệ sinh môi trường...Do thực hiện khoán số điện, nước sử dụng trong các trường học nên khoản chi này được lập tương đối sát với thực tế. Nhưng trên thực tế khoản chi này vẫn tăng so với năm 2002, cụ thể năm 2003 là 282 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 50 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,82%. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu điện nước phục vụ cho công tác giảng dạy tăng do số học sinh tăng, mặt khác giá điện, giá nước trong những năm gần đây cũng tăng lên. Tuy vậy cũng không thể loại trừ lý do các trường THPT chưa thực hiện tiết kiệm một cách triệt để dẫn tới lãng phí và làm cho số chi cho khoản này tăng lên 2.4 .Thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông: Chu trình quản lý NSNN là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm 3 khâu: - Lập dự toán NSNN. - Chấp hành quyết toán NSNN. - Quyết toán NSNN. Quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT cũng không nằm ngoài khuôn khổ của chu trình này, đảm bảo cho các khoản chi là đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả. Hầu hết các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã áp dụng cơ chế quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính Phủ áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu, cụ thể chu trình quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT được thực hiện như sau: 2.4.1. Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn: Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý, nó là nền tảng, cơ sở cho các khâu tiếp theo. Nếu khâu dự toán được thực hiện chính xác và có cơ sở khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếo theo thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là khâu chấp hành dự toán. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch; Căn cứ vào định mức , chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà Nước quy định; Kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên của năm trước liền kề được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch: + Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên : Để làm căn cứ xác định mức bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên và mức kinh phí NSNN hỗ trợ hoạt động thường xuyên. Căn cứ để lập dự toán chi: - Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương: tính theo lưong cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp theo lương quy định hiện hành đối với đơn vị. -Chi hoạt động nghiệp vụ: Căn cứ vào chế độ và khối lưọng hoạt động nghiệp vụ. - Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí... theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan Nhà Nước quy định -Các khoản chi khác theo quy định của Nhà Nước và thực hiện của năm trước; khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng cho các cơ quan Nhà Nước. +Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ, nghành; chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị ...đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành. Dự toán thu, chi cử đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo nội dung thu, chi và mục lục NSNN gửi Sở Tài chính và theo biểu mẫu đính kèm. * Giao dự toán: căn cứ vào dự toán thu, chi NSNN được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị lập; cơ quan chủ quản thẩm tra xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào đề nghị của Sở Giáo Dục và Sở Tài Chính ra dự toán thu chi NSNN cho các trường THPT , trong đó có mức chi NSNN bảo đảm cho hoạt động thường xuyên. Dự toán 2 năm tiếp theo thời kì ổn định: - Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên. Bộ Tài Chính thông báo mức NSNN được Thủ Tướng Chính phủ quyết định tăng thêm hàng năm đối với từng lĩnh vực. Căn cứ vào mức NSNN được tăng và dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên được UBND tỉnh giao năm đầu, các năm tiếp theo đơn vị lập dự toán thu, chi theo nhiệm vụ và tiến độ hoạt động hàng năm gửi Sở tài Chính và KBNN nơi giao dịch để theo dõi, kiểm soát chi theo dự toán của đơn vị. Cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính không duyệt lại dự oán 2 năm tiếp theo thời kỳ ổn định. -Dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí tinh giản biên chế; vốn đầu tư, mua sắm trang thiết bị...hàng năm đơn vị lập dự toán theo tiến độ hoạt động và quy định hiện hành. Trình tự lập dự toàn như vậy có những ưu điểm sau: Về cơ bản việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT ở tỉnh Lạng Sơn đã đảm bảo các quy định của Nhà Nước, đảm bảo được sự kết hợp nhiệm vụ chi và nhiệm vụ phát triển giáo dục của ngành. Các trường học chủ động trong khâu lập kế hoạch, do đó kế hoạch được lập sát đúng với yêu cầu, nhiệm vụ chi của từng trường. Tạo điều kiện tốt cho khâu chấp hành, quyết toán sau này. Việc lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT dựa trên hướng dẫn của cơ quan cấp trên , đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong khâu lập kế hoạch, kết hợp được sự quản lý theo ngành, vùng lãnh thổ, đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường và bảo đảm được sự cân đối chi ngân sách toàn tỉnh. Tuy nhiên việc lập dự toán còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục: Các đơn vị dự toán thường có xu hướng lập dự toán cao hơn so với thực tế cần sử dụng nhằm mục đích khi cơ quan Tài Chính, cơ quan chủ quản cấp trên xem xét cắt giảm đi là vừa. Một số trường công tác lập kế hoạch còn mang tính ước lệ. Dự toán chưa thực sự sát sao với nhiệm vụ chi thực tế của từng trường, dự toán chưa được lập chi tiết đến từng nhóm chi cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh dự toán gây mất thời gian, lãng phí , gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực. Do năm ngân sách không trùng với năm học, vào thời điểm lập dự toán các trường chưa bắt đầu năm học mới nên cơ sở để xây dựng dự toán như: số học sinh, số giáo viên có thể biến động vào đầu năm học. 2.4.2. Chấp hành dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn: Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý ngân sách giáo dục THPT, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực, việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí của hệ thống giáo dục trong toàn tỉnh. Sau khi đựoc UBND tỉnh giao kế hoạch ngân sấch năm, căn cứ vào số kế hoạch giao cho các trường THPT,các trường tiến hành phân bổ ngân sách bảo đảm đúng với dự toán cả về tổng mức và chi tiết. Gửi kết quả phân bổ cho Sở Tài Chính, đồng gửi KBNN nơi giao dịch. Sở Tài Chính xem xét , kiểm tra nếu có vấn đề không phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh lại và gưỉ lại cho các đơn vị. Căn cứ vào dự toán được giao, các trường THPT lập dự toán chi hàng quý ( chia từng tháng ) gửi Sở Tài Chính. Cơ quan Tài chính xem xét, căn cứ vài dự toán ngân sách đã được duyệt cho các trường THPT gửi Thông báo hạn mức cho các đơn vị, đồng gửi KBNN nơi giao dịch. Căn cứ vào hạn mức chi được phân phối, Hiệu trưởng trường THPT ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch. KBNN nơi giao dịch căn cứ vào thông báo hạn mức chi được Sở Tài Chính phân phối cho các trường THPT kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và lệnh chuẩn chi của hiệu trưởng, thực hiện cấp phát và thanh toán. Sở Tài Chính phối hợp cùng với KBNN tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành chế độ chi tiêu thông qua việc kiểm tra xét duyệt hàng tháng, quý để kịp thời điều chỉnh những sai lệch, thiếu sót phát sinh trong quá trình sử dụng kinh phí nhằm đảm bảo cho các khoản chi là đúng mục đích, chế độ và hiệu quả. Như vậy việc cấp phát kinh phí đã đảm bảo được tính đầy đủ, đúng mục đích, đúng đối tượng và theo đúng dự toán đã được duyệt. Các khoản chi được phân bổ đến từng nội dung chi theo mục lục ngân sách và được kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ theo đúng quy định của Luật NSNN hiện hành. Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn tại một só nhược điểm cần khắc phục như: Do điều kiện còn hạn chế nên chưa đủ điều kiện để thực hiện triệt để nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN, nên các đơn vị dự toán thường rút kinh phí từ KBNN và trực tiếp chi trả cho các đối tượng liên quan, dẫn đến tình trạng các đơn vị tìm cách chi tiêu hết số kinh phí đã rút gây lãng phí cho NSNN và đôi khi sử dụng không đúng mục đích, đối tượng. Do trình đọ quản lý yếu kém nên việc chấp hành các chính sách, chế độ trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán còn một số hạn chế. 2.4.3. Quyết toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn: Quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình quản lý Ngân Sách, nó là quá trình kiểm tra đối chiếu, chỉnh lý số liệu đã được phản ánh sau một kỳ hạch toán và tình hình chấp hành dự toán nhằm phân tích đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của cả năm ngân sách. Căn cứ vào báo cáo quyết toán giúp cho cơ quan Tài Chính và cơ quan chủ quản cấp trên kiểm tra, trên cơ sở đó tăng cường kỷ luật Tài Chính, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chính sách chế độ kế toán, đồng thời giúp cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Tài Chính tổng hợp quyết toán NSNN hàng năm được đầy đủ và chính xác. Để theo dõi và đánh giá việc sử dụng kinh phí đã cấp phát, vào ngày 15 cuối quý, Sở Giáo Dục và Đào Tạo phối hợp với Sở Tài Chính- Vật Giá kiểm tra tình hình thực hiện trong quý. Khi kết thúc năm Ngân sách đơn vị thụ hưỏng Ngân sách có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán chi gửi Sở Tài Chính và đồng gửi Sở Giáo Dục và Đào Tạo. Các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán năm theo đúng biểu mẫu báo cáo kế toán để làm cơ sở giúp cơ quan cấp trên kiểm tra, nội dung của công tác quyết toán bao gồm các công việc sau: . Kiểm tra việc chấp hành các chính sách chế độ, định mức chi của Nhà nước. Kiểm tra tính khoa học và thực tiễn của định mức chi, tính hợp pháp của các khoản chi. . Kiểm tra đối tượng thụ hưởng về cách tính toán của các đối tượng xem có chính xác và kiểm tra tính hợp pháp của các đối tượng so với chính sách,chế độ. Nhìn chung quả trình quyết toán NSNN được thực hiện theo Luật định, đúng trình tự công việc, thời gian và đã phat huy được hiệu quả. Bên cạnh đó còn tồn tại nhược điểm là việc kiểm tra một cách thường xuyên tình hình sử dụng kinh phí ở các đơn vị dự toán thực hiện chưa tốt, chủ yếu tập trung vào lúc quyết toán. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới . 3.1. Chủ trương phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới: Giáo dục được xác định là" quốc sách hàng đầu" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát triển hiệu quả. Phương hướng chung phát triển giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, đào tạo nên những con người có đủ trí-dũng-thể -mỹ, có đủ năng lực và nhân cách để đưa đất nước phát triển ngày càng đi lên, bên cạnh đó khắc phục những mặt còn tồn tại của gioá dục. Phương hướng phát triển giáo dục đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hoá trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX trên những khía cạnh sau : - Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". -Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội. -Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng nhiều hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập". -Tăng NSNN cho Giáo dục-Đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế -Trong nhưng năm trước mắt, nhanh chóng giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, sửa chương trình đào tạo, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng " Thương mại hoá" giáo dục. Để thực hiện tốt các mục tiêu mà nhà nước đặt ra cho sự nghiệp giáo dục của cả nước, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra nhiều kế hoạch phát triển cho sự nghiệp GD tỉnh nói chung và cho từng cấp bậc nói riêng, nhằm đưa chất lượng GD của tỉnh ngày càng được nâng lên. Kế hoạch phát triển giáo dục THPT tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau: Về nhận thức: Cần tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức cá nhân hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức và có trách nhiệm chăm lo phát triển cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêng. Về tăng cường cơ sở vật chất cho các trường THPT: Đây là điều kiện quan trọng không thể thiếu được cho phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tiếp tục củng cố, xây dựng mới và hiện đại hoá hệ thống trường lớp , theo phương châm Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Tăng cuờng thêm trang thiết bị, đồ dùng dậy học và thí nghiệm cho tất cả các trường, đặc biệt là trang bị hệ thống máy vi tính và phòng học ngoại ngữ cho các trường THPT.Đến năm 2008 tất cả các trường cần phải có thư viện và các đồ dùng dậy học thiết yếu, các trường đều phải có sân chơi, bãi tập cho học sinh. Về hoạt động giảng dạy và học tập: +Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nghiêm túc thực hiện các quy định về giảng dạy và quản lý trong nhà trường đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá thi cử. +Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhất là chất lượng đạo đức của học sinh, tiếp tục duy trì và phát triển những thành tích đạt được. Đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt chú ý đến việc thí điểm dạy học theo phòng từng bộ môn. + Rà soát lại đội ngũ giáo viên, nắm chắc số lưọng giáo viên thừa thiếu nói chung. Sắp sếp phân công lại giáo viên, đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên phù hợp cơ cấu các môn học vào đầu năm. Quan tâm bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên, đa dạng hoá các loại hình bồi dưỡng, tạo điều kiện cho hầu hết giáo viên đều được học tập và nâng cao trình độ, tổ chức hôị thảo và phổ biến kinh nghiệm các giáo viên giỏi ở các bộ môn cơ bản. Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi cấp tỉnh đến năm 2008 đạt tỷ lệ 5% giáo viên THPT. Triển khai kế hoạch bồi dưỡng chu kỳ 2000-2008 cho giáo viên theo chương trình của Bộ GD-ĐT. +Thực hiện công bằng trong giáo dục, đẩy mạnh việc phát triển ở địa bàn KT-XH còn gặp nhiều khó khăn, phấn đấu giảm bớt chênh lệch giáo dục ở các vùng miền. Về tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho GD-ĐT: Để tăng cưòng công tác đầu tư NSNN cho giáo dục cần: Hàng năm tỉnh phải cấp đủ nguồn kinh phí thường xuyên cho GD-ĐT theo kế hoạch phân bổ hàng năm của TƯ. Tỉnh cần nâng cao tỷ lệ đầu tư NS cho xây dưng cơ bản. Ngoài ra trong những năm tới cần huy động học sinh, nhân dân và các cơ quan đoàn thể,các đơn vị KT-XH trong và ngoài quốc doanh đóng góp xây dựng nhằm hỗ trợ để giảm học phí cho học sinh hệ bán công dân lập, tăng cường tranh thủ các nguồn viện trợ, các nguồn kinh phí của Bộ, TƯ và các tổ chức nước ngoài. Về mở rộng xã hội hoá GD- ĐT: Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, sức manh của GD-ĐT là ở xã hội hoá giáo dục. Do đó cần: củng cố và mở rộng các hoạt động xã hội hoá giáo dục như chăm lo động viên học sinh đi giúp học sinh nghèo, khuyến khích học sinh giỏi, xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất trường khang trang sạch đẹp. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm về thành lập, hoạt động và nâng cao hiệu quả của các cơ sở GD-ĐT ngoài quốc lập cần có các biện pháp hỗ trợ về tài chính , đất đai cho các cơ sở này. Về công tác quản lý: +Kiện toàn bộ máy quản lý, đổi mới cơ cấu tổ chức và tác phong công tác. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đảm bảo chức năng quản lý Nhà Nước. +Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và những hiểu biết cần thiết của người lãnh đạo giáo dục hiện nay. +Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà Nước về giáo dục. 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn : 3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn định mức chi cho giáo dục Trung học phổ thông hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng: Định mức chi cho sự nghiệp giáo dục THPT là căn cứ để lập kế hoạch chi, thực hiện cấp phát và cũng là căn cứ để kiểm tra việc cấp phát, quyết toán chi. Xây dựng định mức chi chính xác, phù hợp với các đối tượng thụ hưởng ngân sách sẽ làm cho quá trình cấp phát chính xác, hiệu quả, đồng thời cũng đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Phương thức phân bổ ngân sách cho giáo dục THPT theo đầu học sinh, biên chế cán bộ, giáo viên đã hướng tới việc đảm bảo cấp đủ kinh phí cho các trường hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên định mức chi này lại bị nhược điểm lớn là làm tăng khoảng cách chênh lệch giữa các vùng . Bởi vì đối với vùng giáo dục chậm phát triển, số lượng học sinh,cán bộ, giáo viên ít thì kinh phí đầu tư cho vùng đó sẽ càng ít, do đó giáo dục vùng này lại càng kém phát triển so với các vùng có điều kiện, số lượng học sinh, cán bộ, giáo viên đông. Để việc phân bổ NSNN cho giáo dục THPT vùa đảm bảo nhu cầu tối thiểu cần thiết phải chi cho mỗi trường, vùa khắc phục tình trạng mất công giữa các vùng. Lạng sơn cần phải xây dựng tiêu chuẩn định mức chi tiêu trên cơ sở kết hợp những chỉ tiêu KT-XH cụ thể : Số lượng học sinh, biên chế cán bộ, giáo viên, cơ sở trường lớp, chế độ của Nhà Nước và đặc điểm KT-XH của từng vùng. 3.2.2. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục Trung học phổ thông Lạng Sơn: Chi NSNN bao gồm nhiều nội dung chi liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chi NSNN cho giáo dục THPT chỉ là một phần trong tổng chi nói chung, nhưng nó lại chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH cuả tỉnh. Vì vậy việc tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục THPT là rất cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi quy mô trường, lớp mở rộng, số lượnghọc sinh đông thì nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ... phục vụ cho giáo dục ngày càng lớn. Để giải quyết vấn đề này Lạng Sơn cần phải có giải pháp đồng bộ và đầy đủ cụ thể như sau: Một là: đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bằng cách đa dạng hoá các loại hình giáo dục; phát triển các trường bán công, dân lập. Cần có chính sách khuyến khích để từng bước chuyển một số đủ lớn các trường, lớp sang bán công, dân lập. Các giáo viên từ trường công chuyển sang bán công vẫn thuộc biên chế Nhà Nước và được hưởng mọi quyền lợi về phúc lợi công cộng, bảo hiểm xã hội. Hai là: Khoản thu học phí của học sinh được phép giữ lại trường coi như là một khoản kinh phí Nhà Nước cấp cho các trường THPT để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động giáo dục. Ngoài các khoản miễn giảm học phí đối với các đối tượng thuộc diện chính sách, thì Lạng Sơn cần phải từng bước nâng dần mức học phí cho phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội. Ba là: Thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục. Khuyến khích các tổ chức và các cá nhân lập các quỹ khuyến học, quỹ tài năng, quỹ học đường. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước đóng góp cho sự phát triển của giáo dục. Phần tài trợ cho giáo dục sẽ được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập. Các công trình giáo dục được xây dựng bằng tiền ủng hộ của các cá nhân và tổ chức được Nhà Nước ghi nhận bằng hình thức phù hợp theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức tài trợ. Bốn là:Tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, các nước hợp tác để xây dựng nền giáo dục toàn diện, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ các nước, các tổ chức quốc tế để bổ sung chi cho giáo dục-đào tạo nói chung và THPT nói riêng. Năm là: Cần tiếp tục phát huy truyền thống hiéu học và tự học của dân tộc, tạo được một phong trào quần chúng làm cho mọi tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng, mọi người, mọi gia đình đều tích cực tham gia đóng góp về nhân tài, nhân lực và vật lực cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ. 3.2.3. Tiếp tục tăng cường tự quản lý chi cho giáo dụcTrung học phổ thông hơn nữa để tạo điều kiện cho các đơn vị này ngày càng nâng cao được tính tự chủ của mình vài đây là một đơn vị có thu: Ngày 16/01/2002 Chính phủ đã ra nghị định số 10/2002/NĐ CP về" Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu". Đối tượng áp dụng ở đây là các đơn vị do Nhà nước thành lập, hoạt động có thu trong các lĩnh vực Giáo dục đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, văn hoá tông tin, thể dục thể thao. Đây là một cơ chế quản lý tài chính mới nhưng bước đầu đã cho thấy những kết quả khả quan. Theo tinh thần Nghị định số 10, Sở Tài Chính Lạng Sơn đã tiến hành rà soát và áp dụng cơ chế này đối với 405 đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó riêng nghành giáo dục có tới 373 đơn vị. Trên nguyên tắc lấy thu bù chi, các đơn vị sự nghiệp Giáo dục thuộc diện các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, phần còn lại do NSNN cấp. Các nguồn tài chính của đơn vị này bao gồm: NSNN cấp: Kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước, cấp Bộ, Ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nguồn kinh phí này được cấp qua Kho Bạc Nhà Nước vào mục 134 “chi khác” của mục lục NSNN. Đơn vị thực hiện chi và kế toán, quyết toán theo các mục chi của Mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi. Nguồn tự thu sự nghiệp của đơn vị: Phần được để lạI từ số phí, lệ phí, học phí thuộc NSNN do đơn vị thu theo quy định. Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do thủ trưởng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ. Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) : Viện trợ, vốn vay tín dụng trong và ngoàI nước, quà biếu tặng… Trong phạm vi nguồn tàI chính được sử dụng, các đơn vị được tự chủ tàI chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp theo định kỳ 3 năm (trung hạn) và hàng năm được tăng giảm theo tỷ lệ được Thủ tướng Chính phủ quy định. Thủ trưởng đơn vị tự quyết định mức chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ thường xuyên tuỳ theo từng nội dung công việc nếu thấy cần thiết và hiêu quả. Ngoài ra, các đơn vị còn được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao; sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và chủ trương tinh giản biên chế của Nhà Nước. Từ nguồn tiết kiệm được các đơn vị có thể tăng thu nhập cho người lao động theo hệ số đIều chỉnh không quá 2,5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà Nước quy định. Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật; số chênh lệch giữa phần thu và phần chi tương ứng, đơn vị được trích lập các quỹ: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi đã thống nhất với tổ chức công đoàn của đơn vị. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, do mới đưa chế độ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu vào thực hiện từ quý III năm 2002 nên còn nhiều lúng túng. Trước mắt cần tập trung tháo gỡ ngay những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai như: -Trình độ cán bộ làm công tác kế toán tại đơn vị còn nhiều hạn chế, chế độ kế toán mới dành cho các đơn vị sự nghiệp có thu chưa có kịp thời nên gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc cập nhập chứng từ, sổ sách kế toán. -Là một Tỉnh miền núi biên giới nên số thu của các đơn vị sự nghiệp Giáo dục còn nhỏ, chưa có nguồn để tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên... Trong năm ngân sách tới, cần tiếp tục phân loại, rà soát đơn vị sự nghiệp có thu lập dự toán trình UBND tỉnh ra quyết định thực hiện theo cơ chế Nghị định 10/2002/NĐ-CP. Đồng thời cần tiếp tục theo sát các đơn vị trong áp dụng cơ chế này, khắc phục ngay những vướng mắc nảy sinh, đảm bảo pháy huy tốt kết quả đạt được. 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiên cơ chế cấp phát kinh phí theo hướng cấp phát theo dự toán: Việc thanh toán kinh phí NSNN trực tiếp qua hệ thống kho bạc được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng, ở nước ta thì còn khá mới mẻ, vì hệ thống kho bạc mới được thành lập, các điều kiện trang bị kỹ thuật còn nhiều chế. Vì vậy, việc đổi mới quy trình chi NSNN, cấp phát trực tiếp qua KBNN phải được thực hiện dần từng bước trên cơ sở nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cơ quan KBNN, đồng thời tổ chức có hiệu quả việc kiểm soát trước và sau khi cấp phát. Theo của Luật Ngân Sách năm 2002 (có hiệu lực thi hành vào năm 2004) thì chủ yếu sẽ cấp phát kinh phí theo dự toán được duyệt, bỏ cấp phát theo hạn mức kinh phí. Vì thực tế, bản thân dự toán đã là một hình thức hạn mức kinh phí, cấp phát như hiện nay sẽ làm phức tạp hoá vấn đề, làm cho việc cấp phát trở nên trồng chéo, khó kiểm soát. Điều 56 Luật NSNN năm 2002 nêu rõ :"Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi KBNN. KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 5 của Luật này theo phương thức thanh toán trực tiếp. Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể phương thức thanh toán này phù hợp với điều kiện thực tế". Năm 2004 Luật NSNN bắt đầu được thi hành, đề nghị các ban nghành chức năng có những biện pháp cụ thể để chủ động xử lý khi cần thiết. Việc cấp phát kinh phí phải nhất thiết theo luật Ngân sách nhà nước và các văn bản thông tư hướng dẫn hiện hành. Phải tiếp thu ý kiến của đơn vị về những khó khăn và vướng mắc dơn vị gặp phải do áp dụng luật mới, những vấn đề còn chưa phù hợp để có thể đưa ra được phương án hợp lý giải quyết những tình trạng khó khăn do luật mới mang lại thật phù hợp 3.2.5 Bố trí cơ cấu chi tiêu Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông hợp lý: Chi NSNN cho sự nghiệp giáô dục THPT bao gồm 4 nhóm chi. Trong mỗi nhóm chi đều có nhiều mục chi khác nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ GD-ĐT giao, đòi hỏi phải cấp phát đầy đủ các nhóm chi, mục chi. Song tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh, tầm quan trọng của mỗi mục chi mà cần có mức độ ưu tiên khác nhau. Hiện nay cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT chua thật hợp lý trong việc bấ trí giữa các nhóm chi cũng như giữa các mục chi với nhau. Chi cho con người là nhóm chi hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục.Tỉnh Lạng Sơn đã dành phần lớn kinh phí đầu tư cho khoản này. Mức thu nhập bình quân của cán bộ, giáo viên là tương đối ổn định và hợp lý. Nhưng thu nhập của một số cán bộ giáo viên vẫn còn thấp, không đủ để tái sản xuất sức lao động của bản thân và gia đình họ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thang bậc lương của từng người khác nhau. Mặt khác, trong cơ cấu chi NSNN cho giáo dục THPT thì chi cho con người là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng do số lượng học sinh, cán bộ, giáo viên ngày một tăng nên số kinh phí từ NSNN cấp không đủ. Do vậy buộc phải cắt giảm một số khoản chi khác để chi tiền lương và phụ cấp lương. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi về phía ngành GD-ĐT phải quan tâm kiểm tra chặt chẽ biên chế giáo viên và bộ máy quản lý, phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cán bộ phục vụ theo hướng tinh giảm dần. Một vấn đề nữa cũng cần phải giải quyết rõ đó là vấn đề bất cập trong cơ chế trả tiền lương theo tháng. Việc trả tiền lương theo tháng dẫn tới tình trạng đối với trường thừa giáo viên thì Nhà Nước phải trả đủ lưong cho giấo viên còn đối với trường thiếu giáo viên, giáo viên phải dạy thêm giờ thì Nhà nước phải trả thêm phụ cấp. Vì vậy nếu cứ tiếp tục thực hiện theo cơ chế trả tiền lương theo tháng thì hiệu quả đầu tư sẽ không cao, vừa gây lãng phí tiền của cho Nhà Nước vừa không khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở các trường. Điều đó đòi hỏi Lạng Sơn cần sửa đổi cơ chế trả tiền lương theo tháng, thực hiện trả lương theo giờ dạy và phải quy định cụ thể định mức chi cho mỗi giờ dạy. Cùng với khoản tiền lương, khoản tiền thưởng và học bổng của học sinh trong nhóm chi cho con người cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh. Trong 3 năm qua tỷ trọng của 2 nhóm này còn rất thấp. Điều này gây ra nhiều hạn chế đối với chất lượng giáo dục. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dậy, để nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước đòi hỏi tỉnh Lạng Sơn cần cố gắng nâng dần tỷ trọng của 2 khoản chi này. Chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ vốn là các khoản chi liên quan đến việc tạo ra cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập. Còn chi quản lý hành chính là khoản chi không thể thiếu được nhưng không mang tính chất quyết định trực tiếp đến giáo dục. Do vậy cần tăng cuờng chi cho nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ bằng cách tăng mức đầu tư từ NSNN ( nếu điều kiện cho phép) hoặc cắt giảm bớt một phần chi quản lý hành chính không cần thiết để giành cơ hội đầu tư cho 2 khoản trên. Tuy nhiên tăng hoặc giảm một nhóm chi nào đó không phải chỉ đơn thuần tăng (giảm) bất kỳ mục chi nào trong mỗi nhóm chi mà cần phải có sự lựa chọn thích hợp. Đối với khoản chi nghiệp vụ chuyên môn nên chú trọng nhiều hơn đến việc trang thiết bị, dụng cụ giảng dạy và học tập. Sau đó cần phải xem xét môn học nào là cơ bản để tiếp tục đầu tư theo chiều sâu. Đối với khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho mục chi sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ. Cần đảm bảo nguồn tài chính cho các khoản chi sửa chữa trang thiết bị học tập, nâng cấp phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm. Bên cạnh đó cần đầu tư tập trung vào những nơi có cơ sở vật chất hư hỏng, không đủ chất lượng. Ngoài ra cần cắt giảm bớt khoản chi mua sắm không thực sự cần thiết như mua ô tô, máy điều hoà nhiệt độ... để tăng cường khoản chi mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập của học sinh như mua sắm máy vi tính. Đối với khoản chi quản lý hành chính cần thực hiện tiết kiệm, cấp phát theo xu hướng giảm dần những khoản chi không cần thiết như chi về hội nghị phí, công tác phí. Chi quản lý hành chính là nhóm chi rất khó quản lý và thường xảy ra tình trạng lãng phí. Do đó để tiết kiệm khoản chi này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đầu tư, Lạng Sơn cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu thuộc nhóm này. 3.2.6. Tăng cường quản lý Ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông ở tất cả các khâu của chu trình Ngân sách và tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra: Muốn đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục nói riêng, cần phải xem xét đến tất cả các khâu trong chu trình quản lý Ngân sách, từ khâu lập dự toán, phân phối, cấp phát, quyết toán đến giám đốc, kiểm tra. Khâu lập dự toán: Cơ quan tài chính phải yêu cầu và theo dõi các đơn vị lập dự toán kinh phí có theo đúng trình tự, phương pháp và các văn bản hướng dẫn lập dự toán NSNN hay không. Xem xét các đơn vị lập dự toán có đúng với yêu cầu, bám sát tình hình thực tế và những biến động trong năm kế hoạch có thể xảy ra hay không. Cần có những biện pháp xử lý đối với những trường hợp chỉ muốn trục lợi, tiến hành lập dự toán chậm, không tuân theo các yêu cầu của cơ quan tài chính ... Khâu chấp hành: Cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết trong quản lý hành chính mà chủ yếu là giảm chi các khoản thanh toán dịch vụ công cộng, hội nghị, công tác phí. Trong thực tế những khoản chi này gây rất nhiều lãng phí, tình trạng " điện thoại chùa" vẫn nghiễm nhiên tồn tại...do vây cần phải bám sát những tiêu chuẩn định mức do Nhà Nước quy định trong quá trình chi, kiểm tra kê khai từng đối tượng, từng định mức trước khi xin kinh phí hay không, kiên quyết từ chối cấp phát các khoản chi ngoài dự toán và không có căn cứ thực tế. Đối với những mục chi không có định mức cụ thể thì cần xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc, trên cơ sở đó tiến hành cấp phát thanh toán, nhằm tăng cường hơn nữa tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Trong quá trình cấp phát phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, thủ tục nhanh gọn, có sự phối hợp đồng bộ giữa Sở Tài Chính, Sở Giáo Dục-Đào tạo và Kho Bạc Nhà Nước. Khâu quyết toán :Đây là khâu diễn ra sau khi đã tiến hành phân phối, cấp phát và sử dụng cho sự nghiệp Giáo dục, nó quyết định đến việc xem xét, kiểm tra việc sử dụng kinh phí có đúng mục đích, khâu quyết toán có được thực hiện định kỳ hàng quý, hàng năm hay không. Trong khâu quyết toán cần thực hiện kiên quyết đối với những khoản chi không đúng và có biện pháp xử lý đối với những người làm sai nguyên tắc. Kiểm tra là công việc cần thiết trong tất cả các khâu, nó là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý. Quá trình kiểm tra phải được thực hiện ở tất cả các đơn vị. Thông qua kiểm tra vịêc chấp hành các định mức chi tiêu về giáo dục, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi, tăng cưòng công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi của chu trình ngân sách. Kiểm tra đối với các thiết bị mua sắm và các trang thiết bị chuyên dùng có giá trị cao để đảm bảo chất lượng và giá cả, tránh tình trạng mua bán lại thiết bị cũ, tân trang, chất lượng kém nhưng giá cả cao gây lãng phí nguồn NSNN, đồng thời ảnh hưởng xấu tới công tác chuyên môn. 3.2.7. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kế toán cơ sở: Để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng vốn NSNN tại các trường THPT đúng mục đích, đúng đối tượng và đạt hiệu quả thì trước hết đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ kế toán tại các Sở, ban, phòng và các trường THPT có nghiệp vụ, nắm vững chuyên môn. Có khả năng nắm bắt và thực hiện tốt những thay đổi trong các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước. Nhưng trên thực tế đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tại các trường THPT chủ yếu là do các giáo viên hoặc cán bộ hành chính kiêm nhiệm, hầu hết đều chưa qua đào tọ chuyên môn rất yếu về nghiệp vụ nên viẹc ghi chép, hạch toán nhiều khi còn sai sót chưa đúng với chế độ hiện hành. Trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục THPT ngày càng lớn yêu cầu quản lý ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó chúng ta phải tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ kế toán cho các cán bộ làm công tác kế toán tại cơ sở, đồng thời trong khâu tuyển dụng cán bộ kế toán tại các trường THPT cần thúc đẩy nâng dần tỷ trọng cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao, thực hiện ghi chép, hạch toán đúng chế độ, chính sách nhà nước ban hành. * Một số điều kiện cần thiết để thực hiện tốt các giải pháp trên: Sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng và chính quyền tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục THPT: thể nói đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm cho các giải pháp trên có thể thực hiện được. Chỉ bằng sự quan tâm của sát sao của cấp Uỷ Đảng chính quyền Nhà Nước các cấp của địa phương mới đảm bảo cho các tư tưởng, định hướng, chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà Nước được thực hiện đúng đắn và hiệu quả. Sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng và chính quyền tỉnh không phải chung chung, hô hào trong lời nói mà phải được cụ thể hoá trong các kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh, trong các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh đối với quá trình phát triển của sự nghiệp giáo dục THPT và giáo dục nói chung. Điều quan trọng là các văn bản, chỉ thị này phải có hiệu lực trong thực tiễn và phải biến thành những việc làm cụ thể thực sự có ích đối với giáo dục THPT. Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngânh, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục THPT hàng năm của tỉnh. Sự nghiệp giáo dục THPT của tỉnh chỉ có thể phát triển một cách đồng bộ và đem lại hiệu quả cao nhất đối với học sinh khi có được sự quan tâm, phối kết hợp chặt chẽ của các ngành các cấp. Sự phối kết đó được thể hiện cụ thể như sau: ngành Tài Chính và tổ chức chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục để thực hiện những yêu cầu trong kế hoạch phát triển của Giáo dục hàng năm về Ngân sách, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị tạo đIều kiện cho ngành Giáo dục chủ động đIều hành hoat đông của ngành. Hay như ngành Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao chủ động thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân trong toàn tỉnh cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục THPT. Phối hợp để thực hiện yêu cầu về giáo dục thể chất, các phong trào văn hoá văn nghệ, nêu gương đIển hình người tốt việc tốt, giáo dục nếp sống tốt đẹp cho học sinh…Tất cả các Sở, ban, ngành trong toàn Tỉnh tuỳ chức năng, nhiệm vụ của mình đều cần đóng góp công sức, tiền của cho giáo dục THPT ngày càng phát triển. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò của GD-ĐT nói chung và giáo dục THPT nói riêng đối với quá trình phát triển KT-XH và trách nhiệm của từng người dân : giúp cho người dân hiểu rằng trách nhiệm phát triển ssự nghiệp giáo dục không chỉ của riêng Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Từ đó họ sẽ chủ động và tích cực hơn trong việc góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng phát triển. Kết luận Giáo dục và Đào tạo có vai trò vô cùng to lớn đối với quá trình phát triển KT-XH của Quốc gia. Giáo dục là nền móng của xã hội, giáo dục tạo đIều kiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của đất nứơc. Vì thế Đảng và Nhà nứơc ta đã coi “Giáo dục là quốc sách”, là chiếc cầu nối quan trọng để phát triển nhân tố con người và thúc đẩy xã hội phát triển. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, cũng như chính quyền địa phương bộ mặt giáo dục THPT đã có những thay đổi đáng kể như: hệ thống trường lớp được mở rộng, xây dựng mới, các trang thiết bị dần được nâng cấp sửa chữa và trang bị mới, tỷ lêh học sinh khá, giỏi, thi đỗ các trường Cao đẳng, Đại học ngày càng tăng. Điều này đã khuyến khích đội ngũ giáo viên và học sinh thực hạên tốt công tác giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh đó giáo dục THPT ở Lạng Sơn vẫn còn những mặt tồn tại cần khắc phục. Muốn phát triển được giáo dục THPT trong giai đoạn tới cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho giáo dục THPT. Thực hiện huy động tốt các nguồn tài chính khác cùng với NSNN đầu tư cho giáo dục, tăng cường xã hội hoá giáo dục. Song song với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục THPT cần phải tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT đảm bảo cho các khoản chi là đúng chính sách chế độ và đem lại hiệu quả cao. Xuất phát từ tình hình thực tế về công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, trong cuốn chuyên đề của em đề cập tới phần lý luận về chi NSNN cho giấo dục THPT, đánh giá thực trạng chi và quản lý chi, từ đó rút ra các biện pháp tăng cường quản lý chi cho giáo dục THPT trong thời gian tới. Do điều kiện hạn chế, sự hiểu biết thực tế chưa sâu sắc, nên cuốn chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy, cô giáo và các cán bộ Sở Tài chính Lạng Sơn đóng góp ý kiến để cuốn chuyên đề được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2005 Sinh viên Chu Hải Đôn Một số từ viết tắt NSNN : Ngân sách Nhà Nước THPT : Trung học phổ thông CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-hiện đại hoá KTXH : Kinh tế – xã hội GD : Giáo dục KH-KT : Khoa học kỹ thuật KBNN : Kho bạc Nhà Nước UBND : Uỷ Ban Nhân Dân HĐND : Hội đồng nhân dân XHCN : Xã hội chũ nghĩa GD-ĐT : Giáo dục đào tạo Chi CN : Chi con người Chi QLHC : Chi quản lý hành chính Chi NVCM : Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi MS : Chi mua sắm Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương. Chương 1: Giáo dục trung học phổ thông và chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng đầu tư và quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới Trong quá trình nghiên cứu đề tài được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Phạm Văn Liên cùng với sự giúp đỡ của anh chị trong sở TC Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu đề tài được hoàn thiện. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết tôi rất mong được sự giúp đỡ và góp ý bổ sung của các thầy cô, các cô chú anh chị đang công tác tại sở TC Lạng Sơn. và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn, Tôi xin chân thành cảm ơn! Lạng sơn ngày 16 tháng 4 năm 2005 Sinh viên Chu Hải Đôn Danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp (dành cho lớp chuyên ngành và lớp chuyên ngành của HVTC.) Luật NSNN và hướng dẫn thi hành luật NSNN xuất bản 06/2002 – NXB Tài chính. Miễn giảm thống kê tỉnh Lạng Sơn các năm 2001, 2002,2003 của Cục Thống kê Tỉnh Lạng Sơn. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN và dự toán NSNN cá năm 2002,2003,2004 UBND tỉnh Lạng Sơn. Định hướng Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2000 – 2010. Dự toán thu, chi các năm 2002,2003,2004 của Sở TC Lạng Sơn Tổng hợp quyết toán thu chi các năm 2002,2003,2004 của Sở TC Lạng Sơn. Phương hướng chi của Sở GD - ĐT tỉnh Lạng Sơn Các tài liệu khác của phòng TC hành chính sự nghiệp. Lời cam đoan Tôi là Chu Hải Đôn sinh viên lớp K39/01.02 Khoa Tài chính công – Học Viện Tài Chính tôi xin cam đoan chuyên đề về đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn” Trong thời gian tới là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Mọi số liệu và kết quả trong bài là hoàn toàn có thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại tỉnh Lạng Sơn Người viết Chu Hải Đôn mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca3.Doc
Tài liệu liên quan