Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ: Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa Khoa học quản lý Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tên đề tài:"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ ". Họ tên sinh viên : Phạm Thị Hiên Lớp : Quản lý kinh tế K35 Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Giáoviên hướng dẫn:TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Thái Nguyên - 01/2007 Danh mục chữ Viết tắt Bảo hiểm xã hội: BHXH Đại học kinh tế quốc dân: ĐHKTQD Giáo sư: GS Tiến sĩ: TS Mục lục Trang Phần mở đầu................................... ........................................................5 ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh...................................................................... 7 I. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ......................................................................7 1. Khái niệm và sự cần thiết của BHXH. ....................... .........................7 1.1. Khái niệm. ...................

docx48 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân Khoa Khoa học quản lý Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tên đề tài:"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ ". Họ tên sinh viên : Phạm Thị Hiên Lớp : Quản lý kinh tế K35 Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Giáoviên hướng dẫn:TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ Thái Nguyên - 01/2007 Danh mục chữ Viết tắt Bảo hiểm xã hội: BHXH Đại học kinh tế quốc dân: ĐHKTQD Giáo sư: GS Tiến sĩ: TS Mục lục Trang Phần mở đầu................................... ........................................................5 ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh...................................................................... 7 I. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ......................................................................7 1. Khái niệm và sự cần thiết của BHXH. ....................... .........................7 1.1. Khái niệm. .....................................................................................7 1.2. Sự cần thiết của BHXH..................................................................8 1.3. Chức năng cơ bản của BHXH................,,......................................8 II. Quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh....... ........9 1. Một số khái niệm. ..............................................................................9 1.1. quản lí. ........................................................................... .............9 1.2. Quản lí nhà nước về BHXH..........................................................9 1.3. quản lí thu BHXH. ......................................................................11 III. Nghiệp vụ quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. ..................................................................................12 1. Nhiệm vụ của các cán bộ quản lí thu BHXH. ................................12 2. Nội dung quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước ........................................................................................13 2.1. kiểm tra chấp nhận danh sách đăng ký của đơn vị sử dụng lao động khi thu BHXH lần đầu hoặc tăng khi lao động .......................................................................................................13 2.2 kiểm tra đơn vị kê khai số thu BHXH hàngtháng.13 . 2.3 Cấp tờ khai sổ bảo hiểm...........................................................14 2.4 Quản lý lưu trữ hồ sơ. ..............................................................14 2.5. Cấp sổ BHXH...........................................................................14 3. các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước..........................................................14 ChươngII:Thực trạng quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ........................15 I. quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Đại Từ.............................................................................................................15 1.Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Đại Từ............................................................................................15 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Đại từ...............................20 2.1. Nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ. ...........................................................................................................20 II. Thực trạng quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ......................................... 23 1. Quản lí cấp tờ khai sổ BHXH ..........................................................23 2. Quản lí cấp sổ BHXH ........................................................ 25 3.Quản lí thu BHXH...........................................,,,....................................26 3.1. Năm2001......................................................................................26 3.2. năm2002. ................................................................................... 28 3.3. Năm2003. ................................................................................... 28 3.4. Năm2004. ....................................................................................30 3.5. Năm2005..................................................................................... 31 III. Những khó khăn trong việc quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................................................................... 33 1.1. Sự trốn tránh đóng BHXH của chủ sử dụng lao động.........................................................................................................33 1.2.Các doanh nghiệp thực hiện thu nộp chua kịp thời...................35 1.3.Một số doanh nghiệp thực hiện thu, chi sai quy định..........................................................................................................35 2.Năng lực của cán bộ thu BHXH còn nhiều hạn chế ......................... 35 3. Máy tính công nghệ thông tin còn thiếu......................................... ..37 ChươngIII. Một số giải pháp quản lý và kiến nghị nhằm tăng khả năng thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ..........................................................................................38 I. Một số giải pháp.................................................................................38 1. Đào tạo cơ bản và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thu BHXH.......................................................................................................39 2. ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệvụBHXH..............................40 3. tuyên truyền các kiến thức về BHXH cho người lao đọng và chủ sử dụng lao động......................................................................................... 42 4. BHXH phải được quản lý tập trung thống nhất ................................43 II. Kiến nghị .............................................................................................43 1. Kiến nghị Với BHXH huyện Đại từ ...................................................43 2. Kiến nghị với các đơn vị sử dụng lao động.......................................44 Kết luận....................................................................................................45 Tài liệu tham khảo....................................................................................46 Lời cam kết...............................................................................................47 Phần mở đầu * Lý do chọn đề tài. Từ khi nhà nước ta chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi từ một nước nhập siêu sang tất cả các lĩnh vực thì nay đã có mặt hàng xuất khẩu. Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, sản xuất ngày càng phát triển. Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Chính vì vậy bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước mới được tham gia bảo hiểm xã hội một cách đầy đủ, còn phần lớn người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh thì không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội, hoặc bằng cách này cách khác vi phạm quyền lợi của người lao động. Giống như tình hình chung trong cả nước bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của khu vực ngoài quốc doanh. Chính vì vậy em chọn đề tài ''Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ ". * Mục đích của đề tài .Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của người lao động. . Phân tích đánh giá để thấy được quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao động của Nhà nước. . Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh trong thời gian tới. * Đối tượng nghiên cứu. . Chủ yếu nghiên cứu : nghiệp vụ quản lý thu bảo hiểm xã hội. . Phân tích thực trạng thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh. * Phương pháp nghiên cứu. . Nghiên cứu tư liệu, tài liệu về quản lý, quản lý thu BHXH . . Các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH. . Phương pháp phân tích thống kê số liệu. . Phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn trên cơ sở các báo cáo tổng kết của bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ qua các năm. * Nội dung nghiên cứu đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận Nội dung của chuyên đề được thể hiện trong ba chương: Chương I : Cơ sỏ lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương II : Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ. Chương III : Hoàn thiện một số giải pháp nhằm tăng thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ. Chương I : Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. I - bảo hiểm xã hội việt nam. 1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm xã hội 1. 1.1. khái niệm BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành hoặc sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm, nhằm đảm bảo an toàn đời sống của người lao động hay gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội. *Đặc trưng của bảo hiểm xã hội. . Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động. Các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như : ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất sức lao động, già yếu, chết do những rủi ro này mà người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập. Họ cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trưng rất cơ bản của bảo hiểm xã hội. . Người lao động muốn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà mình thuê mướn. . Các hoạt động bảo hiểm xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật , các chế độ BHXH cũng do luật định, Nhà nước bảo hộ các hoạt động của bảo hiểm xã hội. 1Đoạn này được tóm tắt từ: Giáo trình kinh tế bảo hiểm, bộ môn kinh tế bảo hiểm, ĐHKTQD, nhà xuất bản thống kê 2004, tr.7-15 1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội. Để có thể tồn tại con người cần lao động , để có thể lao động con người cần có sức khoẻ, không phải ai cũng có thể hoàn thành công việc hoặc tạo ra cho mịnh một cuộc sống ẩm no, hạnh phúc.Không phải ai cũng có thể tránh khỏi những rủi ro bất hạnh như: ốm đau, tai nạn, già yếu do những ảnh hưởng của tự nhiên của điều kiện sống và các nhân tố khác. Khi không may rơi vào một trong những trường hợp đó các nhu cầu cơ bản không những không mất đi mà còn xuất hiện thêm nhiều chi phí mới. Muốn tồn tại con người cần tìm cách giải để giải quyết. Để khắc phục những khó khăn cho bản thân .Con người phải không ngừng nỗ lực, đồng thời phải được sự giúp đỡ của cộng đồng, của cơ quan, của tổ chức khác, sự giúp đỡ này phải bằng những nguồn vật chất cần thiết nhằm nhanh tróng phục hồi sức khoẻ, duy trì sức lao động và góp phần làm giảm bớt những khó khăn về kinh tế cho gia đình người lao động. Những khó khăn đó đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp để duy trì lực lượng nhân công cần thiết cho xã hội. 1.3. Chức năng cơ bản của bảo hiểm xã hội. . Bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hay mất thu nhập do bị giảm hay mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. . Phân phối lại thu nhập. .Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất. .Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích. II. Quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1. Một số khái niệm. 1.1. Quản lý1: Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, nhưng nhìn chung có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến đổi của môi trường.Tất cả các dạng quản lý đều mang những đặc trưng sau đây- Để quản lý được phải tồn tại một hệ quản lý bao gồm hai phân hệ là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. . Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều. . Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi. 1.2. Quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội. * Nhà nước thực hiện vai trò quản lý đối với bảo hiểm xã hội như sau: Nhà nước là người thứ ba đứng ra can thiệp cân bằng mối quan hệ giữa người lao động và chủ thể sử dụng lao động . Nhà nước tổ chức các công việc đó đều liên quan đến kinh tế - xã hội khác, do đó rất cần sự quản lý của Nhà nước. BHXH được thực hiện thông qua một quy trình này bằng các công việc sau : Việc hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội là khâu quan trọng nhất . Chính sách bảo hiểm xã hội phải xác định được đối tượng BHXH , bao gồm các dạng lao động nào, viên chức quân nhân hay tất cả người lao động. 1 Đoạn này được tóm tát từ : Giáo trình quản lý học kinh tế quốc dân tập I, khoa khoa học quản lý,ĐHKTQD, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 2001, tr.13. Phạm vi bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào : Thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, chi phí khám chữa bệnh . Sau đó là mức độ hình thức đảm bảo bằng vật chất bao gồm người lao động đóng góp , đóng góp bao nhiêu, quỹ quản lý như thế nào ? Những nội dung này liên quan trực tiếp đến chính sách quản lý, sử dụng về lao động, về lao động, về thuế, về đảm bảo xã hội, mặt khác việc hoạch định về chính sách này và xây dựng các chế độ BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn cụ thể. Do đó Nhà nước phải quản lý thống nhất hệ thống bảo hiểm xã hội hệ thống bảo hiểm xã hội trong phạm vi quốc qia. Sự quản lý Nhà nước bằng chính sách được thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội và ban hành việc thực hiện chúng trong phạm vi toàn quốc. Quản lý Nhà nước về BHXH còn là việc hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện việc kiểm tra, thanh tra kiểm soát các hoạt động bảo hiểm xã hội trong phạm vi pháp luật quy định, xử lý các tranh chấp về BHXH theo quy định. Định hướng các hoạt động BHXH , xem xét và ra quyết định hình thành các loại bảo hiểm xã hội. Nhà nước hỗ trợ vật chất cho hoạt động bảo hiểm xã hội…vai trò này phụ thuộc vảo chính sách bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định. Nhà nước bộ hộ cho quỹ bảo hiểm xã hội trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, tránh những rủi ro, bất trắc, được những biến động kinh tế xã hội tạo điểu kiện để chính sách bảo hiểm xã hội thực hiện có hiệu quả . Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước kinh tế chưa phát triển, lạm phát cao. Tuy nhiên sự bảo trợ của Nhà nước là chính sách để bảo tồn giá trị tăng trưởng quỹ mà không phải là sự bảo cấp, bù đắp thất thoát. 1.3.Quản lý thu bảo hiểm xã hội 1. Quản lý thu bảo hiểm xã hội là sự tác đông của cán bộ quản lý bằng các biện pháp, công cụ nhằm lam cho các cơ quan , đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp của mình. 2. Sự cần thiết phải thực hiện BHXH cho người lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước. Đến cuối năm 2005 Thái Nguyên có khoảng 363 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên 6 tháng với hơn 40 tỷ và hàng ngàn đơn vị trốn nộp BHXH. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trốn nợ và trốn nộp BHXH và quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng ra sao Nguyên nhân về cơ chế quản lý và nguyên nhân khách quan. * Về cơ chế quản lý: Luật pháp về bảo hiểm xã hội chưa đủ mạnh , đặc biệt là sử phạt vi phạm luật lao động về bảo hiểm xã hội chưa hợp lý, chủ doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để né tránh. * Về nguyên nhân khách quan: là do quy mô nhỏ, sản xuất theo mùa vụ , số lao động không ổn định, do sức ép trong tìm việc làm, người lao động sợ mất việc nên không giám đấu tranh đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội. 1 Đoạn này được tóm tắt từ: Giáo trình kinh tế bảo hiểm, bộ môn kinh tế bảo hiểm, ĐHKTQD, nhà xuất bản thống kê 2004, tr.17 III- Nghiệp vụ quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.1 Nhiệm vụ của các cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội 1. Cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: Tuyên truyền , phổ biến chế độ chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, cơ quan BHXH trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội. Hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị kê khai, ghi chép các mẫu biểu về thu nộp BHXH. Kiểm tra đối chiếu để thu đúng, thu đủ số phải thu bảo hiểm xã hội từng tháng, quý, năm của đơn vị sử dụng lao động. Hướng dẫn các đơn vị thiết lập hồ sơ thanh toán các chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức được thanh toán và thời gian đóng bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc có đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi di chuyển hưởng chính sách chế độ theo phân cấp. Kiểm tra việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội của đơn vị sử dụng lao động áp dụng hệ thống thang bảng lương Nhà nước ban hành theo đúng chế độ quy định. 1 Phần này được tóm tắt từ: "nhiệm vụ của cán bộ trong các phòng ban" tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại Từ 2. Nội dung quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước1. 2.1. Kiểm tra chấp nhận danh sách đăng ký của đơn vị sử dụng lao động khi thu bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc khi tăng lao động. Đối với các đơn vị lần đầu tham gia BHXH, căn cứ vào đối tượng diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định quản lý thu, yêu cầu khai đúng, đầy đủ số lao động của doanh nghiệp, lập tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm theo đúng mẫu, cung cấp hồ sơ chứng minh tính pháp lý để thực hiện thu theo quy định bao gồm: . Quyết định thành lập hay cho phép thành lập đơn vị. . Giấy phép đăng ký kinh doanh. . Quyết định tuyển dụng hay hợp đồng lao động hợp pháp của người lao động, hồ sơ về thân nhân của người lao động, do đơn vị quản lý. Cán bộ thu phải kiểm tra, đối chiếu danh sách lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của đơn vị đảm bảo đúng đối tượng, mức lương, thời điểm tham gia, đủ cơ sở pháp lý mới trình lãnh đạo ký xác nhận. 2.2. Kiểm tra đơn vị kê khai số phải thu bảo hiểm xã hội hàng tháng. Hàng tháng đơn vị sử dụng lao động phải kê khai chính xác số lao động, tổng quỹ lương, số phải đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo mẫu, cách ghi theo đúng mẫu. 1 Đoạn này được tóm tắt từ: Giáo trình kinh tế bảo hiểm, bộ môn kinh tế bảo hiểm, ĐHKTQD, nhà xuất bản thống kê 2004, tr.23-31 2.3. Cấp tờ khai cấp sổ BHXH. Căn cứ vào kết quả đã kiểm tra các đơn vị có lao động tăng thêm hoặc mới nộp BHXH lân đầu, BHXH sẽ cấp tờ khai và cấp sổ BHXH cho đơn vị. 2.4. Quản lý lưu trữ hồ sơ. Hồ sơ gốc về thu bảo hiểm xã hội các đối tượng bắt buộc bao gồm các bảng danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, các bản danh sách điểu chỉnh mức thu nộp hàng tháng, các bản đối chiếu hàng quý, các bản đăng ký, cam kết, điều chỉnh do đơn vị sử dụng lao động lập khi đính chính các yếu tố thu nộp của bảo hiểm xã hội. 2.5. Cấp sổ BHXH Căn cứ vào những lời khai trong tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội, BHXH sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khi người lao động di chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mới được quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Khi chuyển đến chỗ làm việc mới người lao động phải nộp sổ bảo hiểm xã hội cho người chủ mới để tiếp tục theo dõi. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. * Sự hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội. * Thái độ và trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động của chủ sủ dụng lao động. *Năng lực của cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội. * Sự giúp đỡ của hệ thống máy tính và công nghệ thông tin Chương II: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ. I . quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Đại Từ 1. Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ 1. * Bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ: được thành lập vào ngày 15/8/1985 tại Phố trợ 2 - Thị trấn Đại Từ- huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Cho tới nay cơ quan vẫn đóng tại Thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. BHXH huyện Đại Từ là một cơ quan hành chinh sự nghiệp nhà nước .Nó trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay cơ quan gồm có 16 người, có 10 đơn vị thành viên. * BHXH tồn tại và phát triển chủ yếu: nguồn thu BHXH từ các cơ quan trực thuộc UBND huyện uỷ. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, UBND các xã , thị trấn và thu từ các trường học. Vào cuối những năm 1980 và đầu năm 1990, sự nghiệp Bảo hiểm xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, chế độ chính sách về BHXH còn hạn chế và con nhiều chứa đựng nhiều nhựơc điểm đang kìm hãm, gây cản trở cho sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực lao động - xã hội. 1 Đoạn này được tóm tắt từ: Quyển điều lệ của cơ quan bảo hiểm Đại Từ tại phòng phó giám đốc 1 của bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ. Bảo hiểm xã hội cần được đổi mới là một đòi hỏi mang tính tất yếu, vì vậy sau khi thành lập , công ty bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp quốc doanh đã đi vào nghiên cứu đổi mới chính sách . Chế độ BHXH trong tình hình mới theo quyết định giao kế hoạch nghiên cứu khoa học số 671 - QD/KHHT ngày 18/4/1983 của UBND thành phố Thái Nguyên. Trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành điều tra phân tích trên 12.000 người lao động thuộc các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cùng với đó 10.000 hồ sơ của các đối tượng đang được hưởng chế độ chi trả bảo hiểm xã hội chi trả hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động) và các số liệu,tài liệu liên quan khác cũng được tổng hợp phân tích từ các nguồn tài liệu của sở lao động thương binh xã hội. Qua nghiên cứu , đã đưa ra các kết luận và kiến nghị sau: . Các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội hiện tại không còn phù hợp nữa, đang có nhiều nhược điểm, gây ra nhiều khó khăn, ách tắc trong công tác quản lý và sủ dụng lao động đặc biệt là không đáp ứng yêu cầu của cơ chế kinh tế nhiều thành phần và không đảm bảo được quyền lợi của người lao động khi sức lao động trong cơ chế thị trường chở thành hàng hoá. Vì vậy đổi mới trong hoạt động bảo hiểm xã hội là một đòi hỏi tất yếu khách quan, trước hết là Nhà nước cần ban hành những văn bản có tính pháp lý cao với nội dung thống nhất cả về tổ chức quản lý , cơ chế hoạt động cũng như nghĩa vụ đóng góp và quyền lơị được hưởng. Quán triệt nguyên tắc bình đẳng đối với mọi người lao động đóng bảo hiểm xã hội , không có phân biệt theo khu vực và thành phần kinh tế giữa trong nước và ngoài quốc doanh. Tức là không có bảo hiểm xã hội trong quốc doanh khác bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh. Sự binh đẳng này phải được quy định và bảo đảm bởi chế tài trong các văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức đóng góp bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo công bằng trong quan hệ về bảo hiểm xã hội xã hội phải được tổ chức và hoạt động tập trung độc lập và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bảo hiểm xã hội phải đổi mới về bộ máy tổ chức , cơ quan hoạt động, hình thành bảo hiểm xã hội tập trung. Quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước, cần có sự tách bạch giữa chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ ưu đãi khác. Sau khi xem xét kết quả nghiên cứu , được sự thoả thuận của Bộ lao động thương binh xã hội cùng với kiến nghị của ngành lao động thương binh xã hội UBND thành phố Thái Nguyên đã ký quyết định số 2654/QĐ-UB ngày 31/7/1994 thành lập bảo hiểm xã hội Thái Nguyên trên cơ sở công ty bảo hiểm xã hội đối với lao động ngoài quốc doanh và phân sự nghiệp bảo hiểm xã hội thuộc ngành lao động thương binh xã hộiđã tập trung vào một đầu mối, một tổ chức đó là cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện đi vào nghiên cứu đổi mới những nội dung tiếp theo. Theo quyết định giao kế hoạch nghiên cứu khoa học số 1163- QĐ/KHKT của UBND thành phố Thái Nguyên ngày 25/04/1994 sẽ thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để đáp ứng yêu cầu của tiến bộ kỹ thuật và khối lượng công việc quản lý thì ''ứng dụng máy vi tính vào quản lý hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được thực hiên theo quyết định giao kế hoạch nghiên cứu khoa học số 1035/QĐ- UB ngày 15/9/1994 của UBND thành phố Thái Nguyên. Ngày 16/2/1995 chính phủ ban hành nghị định 19/CP về việc thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam với cơ cấu 3 cấp: . Bảo hiểm xã hội Việt Nam. . BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. . BHXH quận, huyện, thị xã,thành phố trực thuộc tỉnh. Thái Nguyên làđịa phương thực hiện thống nhất sự nghiệp bảo hiểm xã hội vào một đầu mối, thực hiện chuyển giao an toàn, nhanh gọn, đúng quy định của pháp luật giữ được tính ổn định liên tục trong nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, đảm bảo thu, chi bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của luật lao động. Theo quyết định số 15/QĐ- Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên tiếp nhận cả phần sự nghiệp bảo hiểm xã hội từ liên đoàn lao động và nghiệp cụ thu bảo hiểm xã hội từ ngành tài chính và thuế chuyển sang. Từ đó mọi hoạt động về bảo hiểm xã hội đã tập trung vào một đầu mối là bảo hiểm xã hội Thành phố Thái Nguyên thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam. * Các chính sách chế độ bảo hiểm xã hội : hiện tại ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng lao động.Đặc biệt là không đáp ứng đượcyêu cầu của cơ chế kinh tế nhiều thành phần và không đảm bảo đượcquyền lợi của ngời lao động khi sức lao động trong cơ chế thị trờng trở thành hàng hoá. * Mục tiêu của BHXH trong những năm tới 1. . Hoàn thành tốt chỉ tiêu mà BHXH thành phố Thái Nguyên giao. . Tiếp nhận tổ chức, nhân sự và chức năng nhiệm vụ của BHYT với tinh thần nhanh gọn. 1Đoạn này được tóm tắt bản phương hướng hoạt động trong những năm tới(2005-2007) của bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ. * Chiến lược phát triển của BHXH huyện Đại Từ 1. . Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy BHXH. . Tham gia tích cực vào việc xây dựng luật BHXH, đồng thời chủ động triển khai, hướng dẫn thực hiện luật khi quốc hội thông qua. . Giải quyết nhanh, kịp thời cho những người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. . Đẩy mạnh cải cách hành chính trong các hoạt động của ngành, trong đó tập trung cao cải cách thủ tục hành chính,theo hướng giảm thiểu các thủ tục giấy tờ từng bước đa công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội. Tiếp tục đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng. . 5 phòng nghiệp vụ ( Mỗi phòng có từ 1-2 người) 1 Đoạn này được tóm tắt từ: Bản chiến lược phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ giai đoạn 2005-2010. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Đại Từ. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Đại Từ Giám đốc Ngiệp vụ thu Nghiệp vụ chế độ chính sách Nghiệp vụ kế hoạch kinh doanh Nghiệp vụ giám định Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Nghiệp vụ theo dõi khám chữa bệnh 2.1. Nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ như sau1. * Giám đốc . Chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành toàn bộ bộ máy của cơ quan. . Chịu trách nhiệm ký những quyết định được hưởng chế độ theo phân cấp. . Chịu toàn bộ chứng từ chi lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản. * Phó giám đốc 1. . Chịu trách nhiệm thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. . Chịu trách nhiệm ký các đơn vị đăng ký danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH và tăng giảm số lao động hàng quý. Phó giám đốc 1 quản lý 3 phòng nghiệp vụ. *Phòng nghiệp vụ thu: . Thu bảo hiểm xã hội 15% của doanh nghiệp, 5% của người lao động. . Thu bảo hiểm y tế 2% của doanh nghiệp, 1% của người lao động. *Phòng nghiệp vụ chế độ chính sách. . Đăng ký tiếp nhận hưu trí, giải quyết chế độ tử tuất. Có hai loại trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc giải quyết một lần và chi phí mai táng, tử tuất từ nơi khác chuyển đến. . Thanh toán hai chế độ là ốm đau và thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. . Duyệt tờ khai cấp sổ BHXH : Căn cứ vào hồ sơ gốc của chủ sử dụng lao động cung cấp trên cơ sở đó BHXH huyện Đại Từ hướng dẫn đơn vị lập tờ khai cấp sổ bảo hiểm. . Cấp phiếu khám chữa bệnh : cấp phiếu khám chữa bệnh cho các đối tượng thuộc loại hình bảo hiểm bắt buộc và loại hình bảo hiểm tự nguyện. 1Toàn bộ phần này được tóm tắt từ: quyển nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban, tại phòng phó giám đốc 2 của BHXH huyện Đại Từ .Loại hình bắt buộc : Danh sách lao động, quỹ tiền lương đăng ký của các đơn vị sử dụng lao động. Các đối tượng chính sách thuộc pháp lệnh ưu đãi người có công (Nghị đinh 28/CP ) Đối tượng người nghèo. Thân nhân sỹ quan. Đối tượng đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. . Loại hình tự nguyện : Bảo hiểm học sinh sinh viên hàng năm, bảo hiểm y tế tự nguyện toàn dân nếu được phát động. * Nghiệp vụ về kế hoạch tài chính : quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. * Phó giám đốc 2. . Chịu trách nhiệm ký chứng từ thanh toán trực tiếp, quyết toán quỹ 5% chăm sóc sức khoẻ ban đầu của đơn vị có y tế cơ sở. . Chịu trách nhiệm nội vụ cơ quan. Phó giám đốc 2 quản lý 2 phòng nghiệp vụ: * Phòng nghiệp vụ giám định: Thanh toán trực tiếp đối với các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý đã đi khám chữa bệnh nhưng chưa được hưởng quyền lợi do điều trị trái tuyến hoặc xuất trình thẻ muộn sau 48 giờ hoặc khám chữa bệnh tự chọn. * Phòng theo dõi khám chữa bệnh: Theo dõi toàn bộ số thẻ đăng ký khám chữa bệnh tại trung tâm Y tế Đại Từ. II - Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ. 1.Quản lý cấp tờ khai sổ BHXH 1. Tờ khai sổ BHXH mang tính pháp lý ghi nhận quá trình lao động, tham gia và đóng góp bảo hiểm xã hội, là tài liệu gốc để xem xét cấp sổ BHXH. * Theo báo cáo tháng 2/2005 của phòng thu bảo hiểm xã hội thì huyện Đại Từ có : . Có 60 công ty trách nhiệm hữu hạn , trong đó Ngừng kinh doanh:7 Không tìm thấy:10 Lao động thời vụ:9 Doanh nghiệp đang chuyển đổi: 2 Cha hoạt động: 3 . Có 20 công ty cổ phần , trong đó Không hoạt động: 3 Giải thể: 01 Không có trụ sở: 02 Lao động không ổn định : 05 . Có 10 hợp tác xã , trong đó Đã bỏ kinh doanh: 03 Không có việc th ờng xuyên: 02 Dưới 10 lao động: 04 1Số liệu này được lấy từ: Báo cáo tháng 2 năm 2005 tại phòng nghiệp vụ kế hoạch, của BHXH huyện Đại từ. . Doanh nghiệp tư nhân:18 Đã bỏ kinh doanh: 01 Dới 10 lao động : 06 Khó khăn trong việc xác định địa điểm của doanh nghiệp, số lao lượng lao động trong từng doanh nghiệp và có phải là doanh nghiệp hoạt động theo mùa hay không đã ảnh hởng rất lớn đến việc xem xét số lao động đượcđóng BHXH, và do đó việc quản lý cấp tờ khai cấp sổ BHXH cũng gặp nhiều khó khăn.Theo tổng hợp số liệu báo cáo của BHXH huyện Đại Từ năm 2001-2005 việc quản lý cấp tờ khai sổ BHXH cho khu vực ngoài quốc doanh nh sau: 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 60 100 115 171 184 số doanh nghiệp tham gia BHXH 50 71 102 120 100 Tổng số lao động tăng lên 1100 1250 1312 1520 1700 Số lao động được cấp tờ khai thêm hàng năm 70 102 151 179 210 Số liệu này được lấy từ: Báo cáo tháng 2 tại phòng nghiệp vụ kế hoạch của bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ. Tuy số tờ khai cấp sổ BHXH cho lao động khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng, nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chốn nộp BHXH, nhiều đơn vị kê khai không chính xác số lao động, hoặc kê khai không đầy đủ. 2. Quản lý cấp sổ BHXH . Trên cơ sở số lao động đã được tham gia BHXH và số lao động được cấp tờ khai cấp sổ BHXH hàng năm tăng lên, công tác quản lý cấp tờ khai sổ BHXH đượcthực hiện hàng năm nh sau: * Năm 2001: Thực hiện duyệt hồ sơ, cấp sổ bảo hiểm xã hội thờng xuyên đáp ứng yêu cầu cho đơn vị sử dụng lao động năm 2001, BHXH huyện Đại Từ đã cấp tổng số 1200 số BHXH cho 50 đơn vị, đồng thờiđã ký để chuẩn bị cấp sổ BHXH cho một số ngòi lao động mới được cấp tờ khai trong năm. Hơn nữa được sự quan tâm của BHXH thành phố Thái Nguyên huyện Đại Từ đã duyệt tờ khai cấp sổ BHXH cho cán bộ xã , thị trấn. * Năm 2002:Tính đến năm 2002 huyện Đại Từ đã có 100 đơn vị đăng ký với tổng số 11230 lao động tham gia BHXH.Số lao động đã đượccấp là 10.200 sổ. Trong đó năm 2001 cấp thờng xuyên 44 đơn vị được 950 sổ. Số còn lại trên địa bàn 1850 hồ sơ thiếu các yếu tố đang được các đơn vị hoàn thiện để cấp tiếp. * Năm 2003:Thực hiện đối chiếu tờ khai cấp BHXH, giải quyết tồn tại ở các đơn vị có số lao động có thời gian công tác trớc 1/01/1996 đượctính là thời gian đóng BHXH theo quy định. Năm 2003 huyện Đại Từ đã có 2150 lao động đăng ký đối chiếu tờ khai cấp sổ BHXH. Trong đó số lao động có thời gian công tác trớc ngày 1/01/1996 là 1450 lao động BHXH. * Năm 2004: Công tác cấp sổ BHXH đã đáp ứng thường xuyên cho các đơn vị sử dụng lao động. Sáu tháng đầu năm 2004 đã đối chiếu hồ sơ gốc với cấp tờ khai cấp sổ BHXH ở 18 đơn vị. * Năm 2005: Để đáp ứng kịp thời cho người lao động giải quyết chế độ trên cơ sở có sổ BHXH - BHXH huyện Đại Từ đã đối chiếu hồ sơ gốc với tờ khai cấp sổ BHXH ở 20 đơn vị và đã cấp 290 sổ BHXH đồng thời đã ký nhận 718 sổ BHXH để giải quyết chế độ shưu trí, di chuyển, hưởng chế độ một lầnvà giải quyết tuất. Tuy nhiên trong công tác quản cấp sổ BHXH cúng gặp phải một số khó khăn là : các đơn vị đăng ký tham gia cho ngòi lao động nhng lại thờng ở mức lơng tối thiểu, đồng thời rất nhiều tờ khai cấp sổ BHXH không đạt yêu cầu khi xét duyệt để cấp sổ BHXH mà chủ yếu là ở khu vực ngoài quốc doanh. 3.Quản lý thu bảo hiểm xã hội. 3.1 Năm 2001 Thực hiện nghị định số 175/1999/NĐ - CP ngày 15/12/1999, nghị định số 10/2000/NĐ - CP về việc điều chỉnh mức lơng tối thiểu từ 144.000đ/tháng lên 180.000đ/tháng và quyết định số 2902/1999/QĐ BHXH ngày 23/11/1999 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc quản lý thu BHXH. Huyện Đại Từ đã hớng dẫn 110 đơn vị có danh sách lao động quỹ tiền lương đăng ký trích nộp BHXH theo mẫu(C45). Kể từ ngày 01/01/2001với 10.730 lao động với tổng quỹ tiền lương 53.835.216.721đ/năm. Trong đó khối doanh nghiệp có 20 đơn vị, khối hành chinh sự nghiệp có 70 đơn vị xã, thị trấn. Số tiền thu được tính đến ngày 05/11/2001 là 7.994.775.908đ đạt 73% kế hoạch được giao. Công tác thu bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ còn tồn tại ở bốn đơn vị doanh nghiệp:việc làm thiếu ổn định số nợ kéo dài trong nhiều năm, tính đến 31/12/2001 còn nợ 802.000.000đ đó là đơn vị công ty cơ khí 121,lâm trường huyện Đại Từ, công ty dịch vụ nông nghiệp, công ty kinh doanh nhà Đại Từ.Vừa qua liên đoàn lao động huyện Đại Từ cùng với BHXH đến từng nới đôn đốc.Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đúng, đủ, kịp thời, BHXH huyện Đại Từ đã đối chiếu xong Quý III năm 2001và có những biện pháp tích cực đôn đốc thu bảo hiểm xã hội Quý IV năm 2004. Bảng Kết quả thu BHXH năm 2001. STT Loại đơn vị Số đơn vị đóng BHXH Số lao động Quỹ tiền lương Kết quả thu 1 Doanh nghiệp nhà nước 20 6500 31.512.131.519 4.018.271.121 2 Hành chính sự nghiệp 70 3100 20.034.738.111 3.512.321.123 3 Khối xã 16 358 1.234.112.520 150.112.320 4 Khu vực ngoài quốc doanh 4 412 2.054.234.121 314.071.344 5 Cộng 110 10.370 53.835.216.27 7.994.775.908 Số liệu ở bảng này được lấy từ: Báo cáo tổng kết " kết quả thu BHXH " năm 2002 tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại từ. 3.2.Năm 2002 Thực hiện nghị định NĐ 77/2001 NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 180.000 lên 210.000 đồng/tháng.Nhờ có sự hướng dẫn chỉ đạo kịp thời của BHXH Thành phố Thái Nguyên đối với các đơn vị doanh nghiệp,vì vậy công tác quản lý thu BHXH có nhiều thuận lợi.Danh sách lao động quỹ tiền lương đăng ký đượccác đơn vị sử dụng lao động kịp thời. Năm 2002 BHXH huyện Đại Từ có 112 đơn vị đăng ký cho 10.500 lao động so với cuối tháng 12 năm 2001 tăng 2 đơn vị và 130 lao động. Kết quả thu đến ngày 31/12/2002 BHXH huyện Đại Từ thu được 9.601.633.288 đạt 96,4% kế hoạch được giao. Bảng Kết quả thu BHXH năm 2002. STT Loại đơn vị Số đơn vị đóng BHXH Số lao động Quỹ tiền lương Kết quả thu 1 Doanh nghiệp nhà Nước 21 6700 10.512.213.211 5.510.217.211 2 Khu vực ngoài quốc doanh 4 420 1.053.123.423 3.613.212.322 3 Hành chính sự nghiệp 71 3113 9.112.312.012 160.132.322 4 Khối xã 16 367 673.212.012 318.071.433 5 Cộng 112 10.500 21.350.860.658 9.601.633.288 Số liệu ở bảng này được lấy từ: Báo cáo tổng kết " kết quả thu BHXH " năm 2002 tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại từ. 3.3.Năm 2003. Năm 2003 BHXH huyện Đại Từ có 113 đơn vị đăng ký quỹ tiền lơng.Trích nộp BH cho 10.983 lao động.So với cùng kỳ năm ngoái tăng 1 đơn vị và số lao động tăng thêm là 500 ngời.Song quỹ tiền lơng tăng không cao vì số lao động ngành Giáo dục đóng cho giáo viên Mầm non theo nghị định 73/1999 NĐ-CP và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh mức đăng ký BHXH cho ngời lao động chỉ theo mức lơng tối thiểu. Kết quả thu từ đầu năm đến 31/12/2003 là 9.209.425.117 đạt 99% kế hoạch đượcgiao,giảm 1% so với cùng kỳ năm trớc.Vì năm 2002 không có truy thu của năm trước. Kết quả thu BHXH năm 2003. STT Loại đơn vị Số đơn vị đóng BHXH Số lao động Quỹ tiền lơng Kết quả thu 1 Doanh nghiệp nhà nước 20 6.750 10.615.213.121 5.320.217.121 2 Hành chính sự nghiệp 71 3313 1.150.134.141 3.413.123.231 3 Khối xã 16 467 9.121.234.121 160.013.234 4 Khu vực ngoài quốc doanh 6 453 673.234.123 316.071.531 5 Cộng 113 10.983 21.559.815.513 9.209.425.117 Số liệu ở bảng này được lấy từ: Báo cáo tổng kết " kết quả thu BHXH " năm 2003 tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại từ. 3.4.Năm 2004. Thực hiện quyết định số 733/QĐ-BHXH ngày 24/6/2004 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy chế quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc, công văn số 124/BHXH-QLT của BHXH thành phố Thái Nguyên. BHXH huyện Đại Từ đã kiểm tra triển khai tên 130 đợn vị thuộc loại hình thu BHXH, BHYT bắt buộc. Các đơn vị đã lập danh sách lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH, BHYT theo nghị định số 58/1998 NĐ- CP Số thu so với cùng kỳ năm ngoái đạt còn thấp song những yếu tố khách quan có tác động trực tiếp đến thu BHXH. Các văn bản hướng dẫn thực mức lương tối thiểu từ 210.000 đ/tháng lên 290.000đ/ thángcòn chậm - Một số lớn doanh nghiệp mức thu 3% quỹ khám chữa bệch đã chuyển cho ngành giao thông vận tải, một số đơn vị hành chính đã chuyển cho BHYT trước đây, do vậy tỷ lệ thu đạt thấp. Kết quả thu BHXH năm 2003. STT Loại đơn vị Số đơn vị đóng BHXH Số lao động Quỹ tiền lương Số tiền thu 1/1/2004-13/6/2004 1 DN nhà nước 21 6790 5.121.123.210 1.534.135.450 2 DN ngoài quốc doanh 7 473 853.123.050 694.653.540 3 Hành chính sự nghiệp 72 3350 4.234.313.123 4.534.135.523 4 Ngoài công lập 1 350 123.340.530 113.153.340 5 UBND xã 16 310 437.215.740 235.570.540 6 HĐND xã 16 210 53.670.000 853.300 7 Nhiễm chất độc hoá học 1 430 159.780.000 0 Cộng 134 11.913 10.982.565.633 7.112.501.693 Số liệu ở bảng này được lấy từ: Báo cáo tổng kết " kết quả thu BHXH " năm 2004 tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại từ. 3.5 Năm 2005 Đại từ thực hiện kế hoạch thu BHXH năm 2005đượcBHXH thành phố giao 20.500.000.000đ. Được sự quan tâm của huyện uỷ - HĐND - UBND huyện. Sự chỉ đạo nghiệp vụ sâu sắc của BHXH thành phố Thái Nguyên từ đầu năm đến 28/12/2005. BHXH huyện Đại Từ đã thu được 21.168.696.911đồng Bảng Kết quả thu năm 2005 Stt Loại đơn vị SốĐV đóng BHXH Số lao động Kết quả thu từ 1/1/2005-28/12/2005 1 DN nhà nước 22 5.231 10.991.570.057 2 DN ngoài quốc doanh 8 527 1.032.506.450 3 Hành chính sự nghiệp 75 4.059 7.695.192.363 4 Ngoài công lập 1 385 315.151.036 5 Khối xã 16 378 495.405.037 6 Hợp tác xã 2 213 249.230.190 7 Nhiễm chất độc da cam 1 600 79.973.050 8 Người có công 1 2.860 281.973.500 9 Thân nhân sỹ quan 1 1.051 13.570.080 10 Người cao tuổi 1 150 9.000.000 11 Công nhân quốc phòng 2 54 5.125.148 Cộng 130 15.508 21.168.696.911 Số liệu ở bảng này được lấy từ: Báo cáo tổng kết " kết quả thu BHXH " năm 2004 tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại từ. III. những khó khăn trong việc quản lý thu bhxh từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1. sự trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động. Trong tổng quỹ BHXH, nguồn thu chiếm tỷ trọng cao nhất nhất là nguồn thu BHXH từ các doanh nghiệp , vì vậy tăng cường biện phấp thu BHXH từ nguồn này là rất quan trọng. Trước hết là đối với chủ sử dụng lao động và người lao động trong doanh nghiệp đây là khoản thu bắt buộc. Mức thu, thời hạn thu nộp và trách nhiệm của người sử dụng lao động đã được quy định trong khoản 2 điều 44 nghị định 12/CP của chính phủ và nhiều văn bản pháp quy khác về BHXH. Những quy định này thực chất xoay quanh 3 nội dung thu đúng , thu đủ , thu kịp thời của nội dung thu BHXH. Nhưng trong thời gian qua thực hiện công tác thu BHXH ở cơ sở cho thấy: bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt chế độ đăng ký, thu nộp BHXH cho người lao động có nhiều doanh nghiệp dây dưa trốn tránh , nợ đọng bảo hiểm xã hội , hạch toán thu chi BHXH không đúng chế độ quy định. điều đó được thể hiện ở 3 nội dung lớn: 1.1. Một số doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH chưa đầy đủ. Căn cứ để xác định mức nộp BHXH của doanh nghiệp là số lao động và mức tiền lương cấp bậc của lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá một doanh nghiệp đã đóng BHXH đúng, đủ hay chưa ta phải xem xét nhiều yếu tố: * Về lao động: khi doang nghiệp kê khai với BHXH chưa đúng, chưa đủ sẽ giảm mức nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng đồng thời gây thiệt thòi cho người lao động về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà đáng lẽ họ phải được xác nhận trên sổ BHXH. * Về tiền lương đóng BHXH: là một trong hai yếu tố cấu thành m ức nộp BHXH của một doanh nghiệp và thường thất thu BHXH trong các trường hợp: . doanh nghiệp không đưa khoản phụ cấp khu vực của người lao động vào danh sách đóng BHXH. .Doanh nghiệp không báo cáo tăng mức thu nộp BHXH với cơ quan BHXH ngay khi người lao động được nâng bậc lương. . Doanh nghiệp không tổ chức thi tay nghề nâng bậc lương cho người lao động một cách thường xuyên như quy định. Có nhiều lao động hàng chục năm không được nâng bậc lương, không thay đổi mức lương đóng bảo hiểm xã hội . 1.2. Các doanh nghiệp thực hiện thu nộp bảo hiểm xã hội chưa kịp thời. Như đã nói ở trên, BHXH là khoản thu mang tính chất hoán trả trực tiếp cho người lao động khi gặp rủi ro. Vì vậy trên ai hết chủ sử dụng lao động phải nhận thức được rằng nợ cơ quan BHXH chính là nợ người lao động . Nhưng trên thực tế quản lý thu BHXH ở cơ sở cho thấy thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp để nợ đọng với thời gian dài, có doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay hầu như không nộp BHXH cho người lao động việc các doanh nghiệp để nợ đọng bảo hiểm xã hội đang là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực kinh tế và hết sức nặng nề. - Đối với doanh nghiệp: khi người lao động chưa nhìn thấy những cống hiến về sức lực , trí tuệ, kinh tế của mình được xác định trên sổ BHXH thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động ảnh hưởng đến điều hành cũng như cũng như hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Đối với người lao động: Theo văn bản pháp quy về chế độ hiện hành thì cơ quan BHXH có quyền từ chối chi trả chợ cấp BHXH khi doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH, vì vậy người lao động chưa được hưởng chợ cấp BHXH trong lúc cần thiết. 1.3.Một số doanh nghiệp thực hiện hạch toán thu chi sai so với quy định của BHXH và các văn bản pháp quy về chế độ kế toán thống kê. * Doanh nghiệp thu 5% tiền lương của lao động. Nhưng không đưa nhũng người đó vào danh sách đóng bảo hiểm xã hội mà sử dụng số tiền này vào mục đích khác. Trong khi đó những người này họ vẫn tưởng rằng họ đang tham gia BHXH. * Đối với người lao động tham gia bảo hiểm mang tính thời vụ, không đưa vào danh sách đóng BHXH, doanh nghiệp cũng không thanh toán trả 15% tiền lương cho người lao động cùng với tiền lương của họ theo bộ luật lao động quy định. * Doanh nghiệp không bố trí được việc làm, người lao động nghỉ tự do, doanh nghiệp thu cả 20% BHXH của những người lao động này. 2. Năng lực cán bộ quản lý thu BHXH còn nhiều hạn chế. Ngày 26/01/1995 BHXH Việt Nam tách ra khỏi ngành thương binh xã hội. Vì vậy đội ngũ làm công tác bảo hiểm xã hội chủ yếu được hình thành trên cơ sở những cán bộ làm công tác BHXH thuộc hệ thống lao động và thương binh xã hội. Do phải thuyên chuyển và tuyển dụng gấp để đáp ứng kịp thời nên còn có nhiều bất cập về chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp BHXH vì hầu hết vẫn chưa vẫn chưa được đào tạo cơ bản về BHXH. Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều chương trình đào tạo lại, đào tạo bổ sung về nghiệp vụ , trình độ của cán bộ quản lý đã được nâng cao. Nhưng thực tế vẫn không thể đáp ứng ứng được với những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Hầu hết những cán bộ đã quen với tác phong làm việc trong cơ chế bao cấp nên hiệu quả làm việc không cao. Không thể đối phó với các chủ doanh nghiệp với các hình thức trốn nộp BHXH rất tinh vi nhiều thủ đoạn. Khi công nghệ thông tin phát triển, nó kéo theo một đòi hỏi rất lớn đối với chủ sử dụng lao động . Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hệ thống máy tính, phần mềm hỗ trợ việc quản lý BHXH cũng ra đời . Muốn sử dụng được chúng thì cán bộ quản lý phải có trình độ cao. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý BHXH huyện Đại Từ có trình độ vi tính thấp. Hầu như trước đây họ không được tiếp xúc với máy tính, cho nên máy tính chỉ có tác dụng như cái máy chữ. Họ làm việc chủ yếu bằng tay, tính toán đơn thuần vậy thì làm sao có thể làm tốt được khi đối tượng quản lý ngày càng nhiều, ngày càng nhiều nội dung và con số phức tạp. Hơn nữa chế độ bố làm BHXH thì sẽ có một suất cho con sau này, đã làm hạn chế đi rất nhiều việc tuyển dụng những người có năng lực. Vì những người được này chưa chắc đã có năng lực , đã được đào tạo chuyên sâu, khi làm việc thì bố con chông chéo, làm giảm đi tính nghiêm khắc, hiệu quả công việc. Thu nhập của cán bộ quản lý chỉ là mức lương hành chính nên rất Thấp. Để có thêm thu nhập, để phục vụ cho cuộc sống gia đình nên đã có trường hợp nảy sinh tiêu cực. Nắm được điểm tâm lý này nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp hối lộ khi cán bộ quản lý đến thanh tra tình hình lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH do đó ảnh hưởng lớn đến khoản thu BHXH. 3. Máy tính công nghệ thông tin còn thiếu. Bước sang thời đại của máy tính và công nghệ thông tin thì mọi công việc sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn, và BHXH cũng vậy. đã xuất hiện rất nhiều phần mềm công nghệ trợ giúp cho việc tính toán cho các chế độ BHXH. Tuy nhiên, BHXH huyện Đại Từ còn rất hạn chế trong lĩnh vự này. hệ thống máy tính ở đây đã quá cũ kỹ, khó cho việc sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại. Sự hiểu biết về máy tính của cán bộ rất hạn chế, chính vì vậy đã không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. 4. Khuôn khổ của BHXH còn chưa đầy đủ. Chính sách BHXH được thực hiện ở nước ta từ năm 1961 đến nay đã đạt được những kết quả to lớn , góp phần ổn định đời sống của hàng triệu lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định kinh tế xã hội đất nước.Đặc biệt từ khi thực hiện các quy định và điều lệ của BHXH dược ban hành. Chính sách BHXH đã thực sự đổi mới. đối tượng của BHXH đã được mở rộng cho người lao động trong các thành phần kinh tế. ChươngIII: một số giải pháp quản lý và kiến nghị nhằm tăng khả năng thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ. I. một số giải pháp 1. Đào tạo về cơ bản và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thu BHXH. Cán bộ thu BHXH của cơ quan BHXH huyện Đại Từ chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ của mình, vì vậy cần được học thêm để nâng cao, và nắm chắc nghiệp vụ củ mình hơn. Qua 10 năm hoạt động, nghành BHXH đã được đảng và nhà nước đánh giá cao. Hoạt động BHXH ngày càng trở lên gần gũi và cần thiết đối với xã hội . vị thế của BHXH gày càng được khẳng địnhvững chắc hơn. những thành công của nghành bảo hiểm trước hết là do chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước về công tác đối mới BHXH, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của nghành xây dựng mô hình tổ chức phù hợp và không thể không kể đến yếu tố con người là nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức trong nghành. Việc bổ sung các kiến thức tối thiểu để phục vụ yêu cầu trước mắt là hết sức cần thiết.Là tiền đề quan trọng để thực hiện hiện đại hoá sau này. vấn đè đặt ra là phải bổ sung kiến thức như thế nào, các loại chuyên môn nghiệp vụ ra sao, các biện pháp thực hiện như thế nào? Việc đào tạo cán bộ, công chức của nghành bảo hiểm có hai dạng là đào tạo bổ xung và đào tạo nâng cao. Có vấn đề nhận thức cần được làm rõ trong những năm gần đây, nhà nước rất chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước. Điều quan trọng là đào tạo cán bộ công chức nhà nước, là bổ sung và nâng cao, chứ không phải như một số người hiểu chưa đúng là theo học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp. Đào tạo bổ sung là cung cấp thêm những kiến thức mà cán bộ khiếm khuyết để có quan điểm đúng, có đủ khả năng để thực hiện các công việc mà vị trí công tác đòi hỏi, ngằm dần dần đáp ứng tiêu chuẩn hoá đối với cán bộ trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ưu tiên cho đào tạo cán bộ về lý luận chính trị, quản ký hành chính nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ tác nghiệp, trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ. Về đối tượng cần đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao của nghành bảo hiểm xã hội có thể chiếm phần lớn trong toàn bộ tổng số công chức của ngành, nhất là công chức mới được tuyển và cán bộ sắp được bổ nhiệm. Về đào tạo bổ sung trước hết phải nói đến lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước.Những kiến thức này trước đây cán bộ công chức ít có điều kiện học tập.Bảo hiểm XH là chính sách lớn của đảng và nhà nước, do vậy mỗi cán bộ phải có quan điểm đúng, có hiểu biết về điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, về pháp luật mới để áp dụng trong công việc hàng ngày. Các kiến thức về lý luận chính trị sẽ giúp mỗi người củng cố thêm lập trường quan điểm, cập nhật thêm kiến thức. Với xu thế đối tượng tham gia BHXH ngày càng nhiều , chỉ có con đường hiện đại hoá chúng ta mới có thể quản lý đượcvới yêu cầu ngày càng cao. Nói đến hiện đại hoá không thể không nói đến hệ thông công nghệ thông tin. Khi công nghệ đã được trang bị thì các phương pháp quản lý cũng thay đổi, đòi hỏi mỗi người từ nhân viên đến cán bộ lãnh đạo phải có phương pháp quản lý mới. Chúng ta đã biết, công nghệ thông tin đã làm thay đổi thế giới một cách nhanh chóng và khủng khiếp như thế nào. Nếu ứng dụng công nghệ thông tin thì hoạt động của ngành bảo hiểm cũng thay đổi như vậy. Vấn đề là việc bổ sung, đào tạo phải được thực hiện như thế nào để có thể theo kịp công nghệ. Vì vậy, việc đào tạo bổ sung về sử dụng máy vi tính là hết sức cần thiết. Đào tạo nâng cao trong lĩnh vực này chính là đào tạo các chuyên gia giỏi về tin học, nhất là phần mềm liên quan đến BHXH. 2. ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệp vụ BHXH ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động của các tổ chức là một trong những mục tiêu chiến lược hàng đầu, đã và đang được các nhà quản lí quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lí nghiệp vụ xã hội không chỉ có lợi ích giảm chi phí mà còn thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị dưới một mục tiêu thống nhất. Tạo ra phong cách làm việc khoa học và hiệu quả, xây dựng các nguyên tắc bảo mật an toàn, có sự tính toán khoa học khi lưu trữ, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia quan hệ BHXH từ đó nâng cao chất lượng phục vụ. BHXH Việt Nam đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí nghiệp vụ BHXH. Với dự án đó, thông qua việc tham gia các hội nghị quốc tế và xử lí số liệu BHXH, trao dỏi kinh nghiệm về công nghệ thông tin với các nước có hệ thống BHXH cao cũng như phối hợp với các công ty phần mềm trong nước và ngoài nước đẻ tiến hành lựa chọn nhà cung cấp giải pháp phần mềm tối ưu. Hiện nay, với những tiến bộ lớn trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là khả năng truyền thông tốc độ cao, giúp chúng ta có thể thấy những hiệu quả to lớn mang lại từ ứng dụng công nghệ thông tin đối tượng đóng BHXH. Về quản lý thông tin đối tượng đóng BHXH, thông qua hệ thống nhập, sử lý và lưu trữ thông tin trên máy tính, toàn bộ dữ liệu về quá trình đóng BHXH của hàng triệu người lao động được kiểm tra, cập nhật hàng tháng. Lưu chữ tập chung trong một cơ sở dữ liệu chủ, qua đó quản lý chặt chẽ và là ccơ sở chính xác đe giải quyết các chế độ BHXH ngán hạn, dài hạn. Hoạt động này là cả một khối lượng công việc rất lớn phát sinh và tích luỹ liên tục. Với yêu cầu thông tin chính xác, lưu trữ tập trung, an toàn, cung cấp số liệu nhanh tróng, kịp thời khi có yêu cầu, thì phải sử dụng công nghệ thông tin là tất yếu. Về quản lý hồ sơi đối tượng hưởngBHXH, được quản lý, lưu trữ chi tiết các tiêu thức theo hồ sơ gốc của hàng triệu đối tượng trong phạm vi cả nước, sẽ tạo tiền đề cho việc quả lý thống nhất trong toàn hệ thống.Số liệu có tính nhất quán và độ chính sách cao do đó áp dụng thống nhất phương pháp tính toán ở tất cả các đơn vị.phát hiện nhanh tróng các sai sót trong tính toán mức hưởng đối với các hồ sơ cũ. Quản lý chặt chẽ biết động, giúp loại trừ khả năng giả mạo hồ sơ và kê khống đối tượng hưởng. Cung cấp thông tin nhanh tróng giúp cho yêu cầu quản lý. Đưa công nghệ thông tin vào quẩn lý tài chính quỹ BHXH từ cá khâu: Kế hoạch, thực hiện thanh quyết toán thu chi, hệ thống biểu mẫu kế toán, báo cáo chi tiết, tổng hợp, thống kê phân tích tài chính và dự báo su thế tiết kiệm thời gian công sức, tiền bạc và số người tham gia công tác quản lý tài chính, giúp các đơn vị thấy dõ tình hình tài chính ở nhiều góc độ khác nhau. Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ quản lý BHXH là một hướng phát triển tất yếu đã và sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Qua đó tạo ra được hệ thống sử lý và số lượng BHXH thống nhất, đáp ứng yêu cầu mở rộng các đối tượng tham gia BHXH, quản lý chính xác lưu trữ lâu dài . Từ đó nhanh tróngcó được thông tin về số lượng, cơ cấu đối tượng tham gia BHXH, các số liệu thống kê cần thiết để xây dựng các chiến lược phát triển của nghành. Để ngày càng ứng dụng rộng dãi công nghệ thông tin vào nghiệp vụ quản lý BHXH, cần coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố, cần thống nhất trong nghiệp vụ thu chi, kế toán, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật, công nghệ xây dựng được hệ thông sử lý số liệu BHXH có chất lượng hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố với nhau.Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng những kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đàu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho toàn bộ hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Điều quan trọng và cần làm là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các nghiệp vụ BHXH. Ngoài ra, còn phải đầu tư cho phần mềm đáp ứng nhu cầu tự động hoá cao có khả năng thích ứng với sự thay đổi về chính sách. BHXH huyện Đại từ cần kiến nghị với BHXH thành phố thái nguyên về việc đầu tư cho hệ thống máy tính mới. Thay thế cho những máy tính đã cũ của mình. Đồng thời phải thay dần các công việc tính toán thu chi các chế độ bằng phần mềm công nghệ. Hy vọng rằng trong tương gần hệ thống thống thông tin BHXH việt nam đươc nối mạng toàn nghành, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nghành nghề khác. 3. Tuyên truyền các kiến về BHXH cho người lao động và chủ sử dụng lao động . Công tác BHXH đã từng bước khẳng định vị thế quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước , cũng như đảm bảo quyền lợi cho người lao động bằng những kết quả cụ thể, to lớn trong thực tiễn xã hội. Trước hết là việc tham gia BHXH ngày được mở rộng. Nếu như trước kia chỉ có những người trong biên chế nhà nước mới được hưởng chế độ xã hội thì hiện nay người lao động trong các thành phần kinh tế khác cũng có quyền tham gia BHXH. Số thu BHXH hàng năm ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước do hình thành quỹ BHXH tập trung. Việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Một trong những khó khăn lớn nhất là việc người lao động, chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của BHXH. Từ đó chưa có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy hiện tượng né tránh trốn nộp BHXH cho người lao động còn khá phổ biến nhất là khu vực ngoài quốc doanh. Số tiền nợ đọng của các đơn vị ngoài quốc doanh cũng không nhỏ. Việc tuyên truyền giải thích nhàm nâng cao nhận thức về BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức cấp bách và quan trọng trọng trong giai đoạn hiện nay. Đay không pphải chỉ là công việc của BHXH mà là nhiệm vụ chung của nhiều ngành, nhiều cấp, của toàn xã hội. Bởi vì đây là việc tuyên truyền, giải thích một chính sách xã hội lớn của đảng và nhà nước, một nội dung quan trọng của bộ luật lao động và quan trọng hợn nữa là góp phần vào việc đảm bảo quyền lợi về BHXH của người lao động, cán bộ công chức và lực lượng vũ trang, những người bằng sự cố gắng cống hiến của mình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước . 4. BHXH phải được quản lí tập trung thống nhất. Hoạt động của BHXH là một hoạt động sự nghiệp vì lợi ích chung của toàn xã hội, phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội do đó công tác quản lí BHXH chủ yếu nhằm vào mục đích hiệu quả xã hội mà không phải lợi nhuận. Để thực hiện đầy đủ thống nhất, kịp thời các chế độ BHXH đối với tất cả người lao động, nhất thiết phải có nguồn tài chính ổn định, lâu dài đó là quỹ BHXH. Chính vì vậy BHXH phải được quản lí tập trung thống nhất do những yêu cầu khách quan và thực tiễn là: Hoạt động BH nói chung và BHXH nói riêng mang tính hỗ trợ lẫn nhau giữa những người tham gia bảo hiểm theo nguyên tắc số đông bù số ít. Trong bảo hiểm thương mại , nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm nhưng không được quyền đòi bồi thường. Quỹ BHXH được quản lí tập trung thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hoạch toán thu chi II. Kiến nghị. 1. Kiến nghị với BHXH huyện Đại Từ . Để công tác quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt hiệu quả cao, BHXH huyện Đại Từ nên thực hiện một số công việc sau: * Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, cơ quan thuế trên địa bàn huyện để có thể nắm trắc được tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp như: Số lao động mới được tuyển dụng, tiền lương thực tế của người lao động, thờ hạn hợp đồng của người lao động. * Kiến nghị với bảo hiểm thành phố Thái Nguyên về việc cần bổ sung thay thế đầu tư thêm về hệ thống máy tính và công nghệ thông tin. * Đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí thu BHXH vềg mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt bổ sung thêm công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo máy vi tính. Tiếp thu những phần mềm về BHXH để thuận tiện cho công tác quản lí * Nên chấm dứt ngay cơ chế tra làm bảo biểm thì sẽ có một suất con mình vào thay,vì như vậy nhiều trường hợp không có năng lực sẽ làm ảnh hưởng đến việc quản lí thu. Tuyển dụng thêm một số cán bộ trẻ, mới ra trường đã được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ 2. Kiến nghị với các đơn vị sử dụng lao động. Nên thành lập công đoàn cơ sở đẻ bảo vệ quyền lợi cho người lao động theo dõi sát sao toàn bộ quá trình là việc, nghỉ dưỡng sức của lao động. Không nên quá xem trọng lợi nhuận mà quyên đi nghĩa vụ phải nộp BHXH cho người lao động Kết luận Việc đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một việc làm thiết và có ý nghĩa và cần thiết. Về cơ sở lý luận: đè tài đã làm rõ một số khái niệm quản lý, bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm xã hội Về cơ sở thực tiễn trên cơ ssở phân yích lý luận đưa ra những nội dung chính về quản lý thu bảo hiểm xã hội đề tài đã phân tích thực trạng thu bảo hiểm xã hội, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn nộp bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp . Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh và những điều kiện để thưc hiện giải pháp đó. Qua một thời gian thực tập em đãs hoàn thành chuyên đề của mình. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song vẫn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô để chuyên để của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô nguyễn thị Hồng Thuỷ đã hướng dẫn em tìm hiểu đề tài này Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình: quản lý học kinh tế quốc dân(tậpI) khoa khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, do GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS .Mai Văn Bưu chủ biên. 2.Giáo trình Kinh tế bảo hiểm,bộ môn kinh tế bảo hiểm ,ĐKTQD,nhà xuất bản thống kê 2004. Do Nguyễn Văn Định chủ biên. 3. Giáo trình quản lý nhà nước của trường chính trị tỉnh Thái nguyên, nhà xuất bản thống kê. 4. Điều lệ của cơ quan BHXH huyện Đại Từ tại phòng nghiệp vụ kế hoạch kinh doanh. 5. Bản chiến lược phát triển BHXH huyện Đại Từ giai đoạn 2005- 2010. 6.Báo cáo tổng kết của BHXH huyện Đại Từ năm 2001 7.Báo cáo tổng kết của BHXH huyện Đại Từ năm 2002 8.Báo cáo tổng kết của BHXH huyện Đại Từ năm 2003 9.Báo cáo tổng kết của BHXH huyện Đại Từ năm 2004 10.Báo cáo tổng kết của BHXH huyện Đại Từ năm 2005 Lời cam kết Tôi: Phạm Thị Hiên Lớp: QLKT K35 trường ĐHKTQD đã tự tay viết chuyên đề này " một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ" Với sự tham khảo các tài liệu được liệt kê ở từng trang và ở cuối chuyên đề.Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy chế của bọ và nhà trường . Chữ ký của sinh viên Phạm thị Hiên Nhận xét của bảo hiểm xã hội huyện đại từ . ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT1129.docx
Tài liệu liên quan