Đề tài Kiến thức, thái độ, thực hành về lựa chọn giới tính khi sinh của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Năm 2012 – Vũ Đức Long

Tài liệu Đề tài Kiến thức, thái độ, thực hành về lựa chọn giới tính khi sinh của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Năm 2012 – Vũ Đức Long: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 44 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH CỦA CÁC SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG - NĂM 2012 VŨ ĐỨC LONG - Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng TÓM TẮT Nghiên cứu về kiến thức, thái độ,thực hành trên 996 các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng về lựa chọn giới tính khi sinh (LCGTKS), kết quả cho thấy: Có 65,1% các sản phụ có kiến thức về LCGTKS; 49,8% biết 2 hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; 12,4% các sản phụ có ý định nạo phá thai khi biết giới tính thai nhi không theo mong muốn; 65,4% các sản phụ áp dụng biện pháp LCGTKS; có 78,2% các sản phụ lựa chọn sinh con trai ngay ở lần sinh đầu; có 84,5% các sản phụ được bác sỹ cho biết giới tính thai nhi trước sinh. Từ khóa: Giới tính, Hải Phòng. SUMMARY KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF SEX SELECTION AT BIRTH OF PREGNANT WOMEN AT HAI PHONG MATERNITY HOSPITAL - IN 2012 The study of knowledge, attitude and practice on 996 p...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kiến thức, thái độ, thực hành về lựa chọn giới tính khi sinh của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - Năm 2012 – Vũ Đức Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 44 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN GIỚI TÍNH KHI SINH CỦA CÁC SẢN PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG - NĂM 2012 VŨ ĐỨC LONG - Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng TÓM TẮT Nghiên cứu về kiến thức, thái độ,thực hành trên 996 các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng về lựa chọn giới tính khi sinh (LCGTKS), kết quả cho thấy: Có 65,1% các sản phụ có kiến thức về LCGTKS; 49,8% biết 2 hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; 12,4% các sản phụ có ý định nạo phá thai khi biết giới tính thai nhi không theo mong muốn; 65,4% các sản phụ áp dụng biện pháp LCGTKS; có 78,2% các sản phụ lựa chọn sinh con trai ngay ở lần sinh đầu; có 84,5% các sản phụ được bác sỹ cho biết giới tính thai nhi trước sinh. Từ khóa: Giới tính, Hải Phòng. SUMMARY KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF SEX SELECTION AT BIRTH OF PREGNANT WOMEN AT HAI PHONG MATERNITY HOSPITAL - IN 2012 The study of knowledge, attitude and practice on 996 pregnant women at Haiphong Maternity Hospital in sex selection at birth, the results showed that: There are 65.1% of women have knowledge of sex selection at birth; 49.8% know about 2 consequences of gender imbalance at birth; 12.4% of women intend to have abortion when the fetus does not have the sex desired; 65.4% of women apply measures of sex selection at birth; 78.2% of women have chose to have baby boy born right at the first birth; 84.5% of women was informed sex of the fetus before birth by doctors. Keywords: Sex, Haiphong. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu của Bộ Y tế từ năm 2006 đến nay, tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Việt Nam luôn trong xu hướng tăng [7]; theo điều tra biến động dân số 1/4/2012, tỉ số này đã cao tới mức nghiêm trọng: 112,3 trẻ trai/100 trẻ gái. Theo dự báo của Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) nếu không có sự can thiệp tích cực thì TSGTKS của nước ta có thể tiếp tục tăng lên khoảng 125 vào năm 2020 và tiếp tục duy trì ở mức này cho đến năm 2050 [8]. Tình trạng này sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về xã hội, an ninh và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và là tai họa đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta là do quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt Nam. Mặt khác, hiện nay khoa học kỹ thuật hiện đại, càng tạo điều kiện cho việc lựa chọn giới tính thai nhi [7]. Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là tình trạng phổ biến ở các địa phương trong cả nước [6]. Tại Hải Phòng theo số liệu báo cáo của Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình thì TSGTKS đều cao hơn mức bình thường trong những năm gần đây: năm 2007 là 117,8; năm 2008 là 112,7; năm 2010 là 116,3 [2]. Để tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới mất cân bằng giới tính khi sinh, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về lựa chọn giới tính khi sinh của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2012. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản – Hải Phòng trong năm 2012. 2. Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. 3.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2012. 4 Cỡ mẫu nghiên cứu n = Z21-ỏ/2. p.q D2 n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu. Z21-ỏ/2: Hệ số tin cậy = 1,96. p: 0,5 (Tỷ lệ các sản phụ có kiến thức về LCGTKS). q = 1- p. d = 0,05 (sai số tuyệt đối). Cỡ mẫu tính được n = 384 (Thực tế chúng tôi nghiên cứu trên 996 bà mẹ). 5. Kỹ thuật chọn mẫu: Sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên tất cả các sản phụ tính từ thời điểm điều tra: lấy từ bà mẹ bắt đầu thứ nhất (số 1) đến đủ cỡ mẫu nghiên cứu (số 996). 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 7. Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm nghiên cứu: Gồm 3 bác sỹ là cán bộ giáo viên của bộ môn chăm sóc sức khoẻ sinh sản của trường Cao đẳng y tế Hải Phòng cùng 15 em học sinh lớp hộ sinh đang học năm thứ 2 tại trường được tập huấn về mục đích, các nội dung nghiên cứu để thu thập thông tin.Thông tin được thu thập qua phiếu điều tra được lập sẵn. 8. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu được xử lý bằng phần mềm thống kê y học EPIINPO. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 1. Tỷ lệ các sản phụ có kiến thức về việc lựa chọn giới tính khi sinh KQNC* ĐTNC** Bà mẹ có kiến thức về LCGTKS*** n % Có 649 65,1 Không 347 34,9  996 100,0 * = Kết quả nghiên cứu ** = Đối tượng nghiên cứu *** = Lựa chọn giới tính khi sinh Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy đa số (65,1%) các sản phụ có kiến thức về lựa chọn giới tính khi sinh, qua kết quả đó thể hiện sự mong muốn của các bà mẹ LCGTKS để có con trai trong các gia đình cũng như bản thân họ khiến họ phải tìm hiểu những kiến thức để sinh được đứa con có giới tính như mong muốn. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Tài Anh (2011-Nam Định) [1], Nguyễn Thị Vũ Thành (2009-Hà Nội) [5]. Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 45 Bảng 2. Hiểu biết của các sản phụ về hậu quả của việc LCGTKS Hiểu biết của các sản phụ Số lượng Tỷ lệ(%) Biết 1 hậu quả 315 31,60 Biết 2 hậu quả 496 49,8 Biết ≥3 hậu quả 97 9,7 Không biết 88 8,8 Tổng 996 100,00 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy các sản phụ có hiểu biết 2 hậu quả của mất cân bằng giới tính chiếm tỷ lệ cao nhất: 49,8%; có 8,8% không biết,qua đó cho thấy mặc dù các sản phụ biết về những hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng với những kết quả dưới đây họ vẫn có thái độ và biện pháp để LCGTKS, kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Tài Anh [1]. Bảng 3. Thái độ của các sản phụ khi mang thai có giới tính không theo ý muốn Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%) Nuôi dưỡng tới khi sinh 872 87,6 Có ý định nạo phá thai 124 12,4  996 100,0 Nhận xét: Kết qủa bảng trên cho thấy khi mang thai không theo ý muốn thì có 87,6 % các bà mẹ có ý định nuôi dưỡng thai tới khi sinh nhưng có tới 12,4 % các bà mẹ có ý định nạo phá thai. Qua đó cho thấy sự mong muốn của những người phụ nữ để họ sinh những đứa con có giới tính được lựa chọn và điếu đó khiến họ tìm hiểu những biện pháp để áp dụng LCGTKS thậm chí cả việc nạo phá thai. Bảng 4. Thái độ với bạn bè/ người thân về việc LCGTKS Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%) Để đẻ tự nhiên 345 34,6 Chọn những biện pháp LCGTKS 651 65,4  996 100,0 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy trên các đối tượng nghiên cứu chiếm đa phần (65,4 %) các sản phụ khuyên bạn bè/ người thân chọn biện pháp để lựa chọn giới tính khi sinh. Như vậy có thể thấy rằng ngoài việc LCGTKS của mỗi phụ nữ, mỗi gia đình thì yếu tố ảnh hưởng của cộng đồng cũng là một trong vấn đề cần quan tâm trong công tác tuyên truyền về chính sách dân số. Bảng 5. Tỷ lệ các sản phụ áp dụng các biện pháp LCGTKS KQNC ĐTNC Số lượng Tỷ lệ (%) Áp dụng biện pháp (LCGTKS) 593 59,5 Không áp dụng biện pháp (LCGTKS) 403 40,5  996 100,0 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy trong tổng số đối tượng nghiên cứu thì có 59,5% các bà mẹ áp dụng biện pháp lựa chọn giới tính khi sinh. Kết quả này cho thấy với nhiều những yếu tố trong gia đình và ngoài xã hội khiến người phụ nữ hoặc cả những người chồng phải tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp để họ có được một gia đình với những đứa con như mong muốn. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [4]. Bảng 6. Tỷ lệ các sản phụ lựa chọn giới tính khi sinh ở lần sinh đầu KQNC ĐTNC Lựa chọn giới tính khi sinh ở lần sinh đầu Số lượng Tỷ lệ (%) Lựa chọn sinh con trai 464 78,2 Không lựa chọn 129 21,8  593 100,0 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy có 78,2% các sản phụ lựa chọn sinh con trai ở lần sinh thứ nhất. Theo nghiên cứu của quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện tại Việt Nam được (2011) [8]. Về sự ưa thích con trai ở Việt Nam cho thấy: Ngoài những áp lực trong gia đình thì những áp lực về xã hội trong cộng đồng khiến người phụ nữ cần tìm “đủ cách” để sinh được con trai, họ đều phấn đấu hết mình để xây dựng một hình ảnh tích cực cho bản thân trong con mắt người khác. Để có được sự tôn trọng và thừa nhận của những người khác, việc sinh những đứa con theo mong muốn trở lên vô cùng quan trọng, phần lớn những người phụ nữ được hỏi họ không mong muốn có hơn hai con do vậy họ muốn có được con trai ngay từ ở lần sinh đầu, kết quả của chúng tôi phần nào đã phản ánh được vấn đề đó. Bảng 7. Tỷ lệ các sản phụ khám thai để phát hiện giới tính thai nhi (GTTN) Các bà mẹ khám thai để phát hiện GTTN Số lượng Tỷ lệ (%) Bác sĩ cho biết GTTN 796 84,5 Bác sĩ không cho biết GTTN 146 15,5  942 100,0 Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy khi khám thai để phát hiện giới tính thai nhi thì có 84,5% được bác sĩ cho biết GTTN. Trong thực tế hiện nay dường như sinh đẻ có lựa chọn giới tính đã được cộng đồng chấp nhận một cách rộng khắp trên tất cả các địa bàn đã được nhiều nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người phụ nữ khi được điều tra đều đánh giá cao việc khoa học hiện đại và công nghệ hiện nay có thể trợ giúp người dân tạo ra một gia đình theo mong muốn của họ, không chỉ là thời điểm sinh con mà còn giúp xác định giới tính của đứa con trước sinh. Và đa phần họ tìm đến tư vấn của các y bác sĩ chuyên khoa sản, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh điều đó và cũng tương đồng với nghiên cứu của Vũ Tài Anh (Nam Định), Đoàn Minh Lộc và Nguyễn Thị Thiềng [3]. Trong mối quan hệ cung cầu, xu hướng thương mại hóa dịch vụ siêu âm là không tránh khỏi. Theo nghiên cứu của tác giả Khuất Thu Hằng về “chính sách kế hoạch hóa gia đình tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam” đã đưa ra kết luận: Siêu âm không chỉ được sử dụng cho mục đích kế hoạch hóa gia đình lại được sử dụng thêm một công cụ quan trọng, hợp lý hóa những hành vi lựa chọn giới tính hợp pháp”. Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 46 KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu về kiến thức,thái độ, thực hành của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng về việc lựa chọn giới tính khi sinh, chúng tôi có một số kết luận sau: Có 65,1% các sản phụ có kiến thức về việc LCGTKS; Có 49,8 các sản phụ biết 2 hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh; Có 12,4% các sản phụ có ý định nạo phá thai khi biết giới tính thai nhi không theo ý muốn; Có 65,4% các sản phụ khuyên bảo bạn bè, người thân áp dụng các biện pháp để LCGTKS; Có 59,5% các sản phụ áp dụng các biện pháp để LCGTKS; Có 78,2% các sản phụ lựa chọn giới tính ngay ở lần sinh đầu; Có 84,5% các sản phụ được bác sỹ cho biết giới tính thai nhi trước sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tài Anh(2011), Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh và kiến thức, thái độ, thực hành của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại Nam Định năm 2010-2011, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y Thái Bình, Thái Bình. 2. Chi cục Dân số - KHHGĐ Hải Phòng (2010), Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, Hội nghị Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010, Hải Phòng. 3. Đoàn Minh Lộc, Nguyễn Thị Thiềng (2005), “Báo cáo tổng kết nghiên cứu mất cân bằng giới tính khi sinh trong 5 năm qua một số địa phương, thực trạng và giải pháp”. 4. Trần Thị Bích Ngọc (2009), Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến việc quyết định sinh con thứ 3 trở lên của các cặp vợ chồng, Đề tài cơ sở, Viện Nghiên cứu Dân Số và Phát triển, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Vũ Thành, Lê Cựu Linh (2009), Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới sinh con thứ 3 trở lên ở Hà Nội -Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Hà Nội. 6. Tổng cục thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 7. Trung tâm thông tin và tư liệu dân số (2010), “Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình”, Hà Nội. 8. UNFPA (2009), Recentchange in the sex ratio at birth in Vietnam. NGHI£N CøU MèI T¦¥NG QUAN GI÷A C¸C GI¸ TRÞ HUYÕT ¸P ABPM VíI CHØ Sè KHèI L¦îNG C¥ THÊT TR¸I TR£N BÖNH NH¢N T¡NG HUYÕT ¸P KH¸NG TRÞ NguyÔn Ngäc TuÊn - Häc viÖn Qu©n y Tãm t¾t Qua nghiªn cøu 189 bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p ®­îc ®iÒu trÞ t¹i BÖnh viÖn 103 trong ®ã cã 114 bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ (nhãm nghiªn cøu), 75 bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p kh«ng kh¸ng trÞ (nhãm chøng) chóng t«i nhËn thÊy t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ cã ®Æc ®iÓm sau: Trong nhãm t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ th× nh÷ng bÖnh nh©n cã chØ sè khèi l­îng c¬ thÊt tr¸i t¨ng cã gi¸ trÞ huyÕt ¸p t©m thu ban ngµy, ban ®ªm cao h¬n nh÷ng bÖnh nh©n cã chØ sè khèi l­îng c¬ thÊt tr¸i b×nh th­êng. Tõ khãa: T¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ, chØ sè khèi l­îng c¬ thÊt tr¸i. §Æt vÊn ®Ò T¨ng huyÕt ¸p ®ang trë thµnh mét vÊn ®Ò søc kháe trªn toµn cÇu do sù gia t¨ng tuæi thä vµ t¨ng tÇn suÊt c¸c yÕu tè nguy c¬. T¨ng huyÕt ¸p ­íc tÝnh lµ nguyªn nh©n g©y tö vong 7,1 triÖu ng­êi trÎ tuæi vµ chiÕm 4,5% g¸nh nÆng bÖnh tËt trªn toµn cÇu (64 triÖu ng­êi sèng trong tµn phÕ).Trªn thÕ giíi tû lÖ t¨ng huyÕt ¸p chiÕm tõ 8 ®Õn 18% d©n sè (theo Tæ chøc Y tÕ ThÕ giíi) thay ®æi tõ c¸c n­íc ch©u ¸ nh­ Indonesia 6 - 15%, Malaysia 10 - 11%, §µi Loan 28%, tíi c¸c n­íc ¢u - Mü nh­ Hµ Lan 37%, Ph¸p 6 - 15%, Hoa Kú 24%... ë ViÖt Nam, tÇn suÊt t¨ng huyÕt ¸p ®ang ngµy cµng gia t¨ng khi nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn, n¨m 2008 th× tÇn suÊt t¨ng huyÕt ¸p ë ng­êi lín ViÖt Nam lµ 25,1%. T¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ th­êng cã biÓu hiÖn tæn th­¬ng c¬ quan ®Ých cao h¬n, nhÊt lµ t¨ng khèi l­îng c¬ thÊt tr¸i, thay ®æi chøc n¨ng thËn vµ microalbumin niÖu so víi bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p. Thùc sù, t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ lµ mét vÊn ®Ò lín trong l©m sµng, ch­a ®­îc x¸c ®Þnh râ vµ quan t©m ®óng møc. BÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ lµ nhãm bÖnh nh©n cßn ch­a ®­îc hiÓu biÕt ®Çy ®ñ, ch­a thÊy ®­îc ®Ò cËp tíi nhiÒu, nã gÇn nh­ chØ ®­îc c¸c b¸c sü lµm chuyªn ngµnh tim m¹ch quan t©m. MÆt kh¸c viÖc theo dâi huyÕt ¸p l­u ®éng 24 giê b»ng m¸y mang theo ng­êi (Ambulatory Blood Pressure Monitoring - ABPM) cho thÊy gi¸ trÞ trong ®¸nh gi¸ vµ kiÓm so¸t bÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ vµ h¬n h¼n viÖc ®o huyÕt ¸p theo ph­¬ng ph¸p Korotkoff trong dù ®o¸n tæn th­¬ng c¬ quan ®Ých. BÖnh nh©n t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ lµ nhãm bÖnh nh©n cßn ch­a ®­îc hiÓu biÕt ®Çy ®ñ, ch­a thÊy ®­îc ®Ò cËp tíi nhiÒu. ChÝnh v× vËy, chóng t«i muèn t×m hiÓu mèi t­¬ng quan gi÷a c¸c gi¸ trÞ huyÕt ¸p ABPM víi c¸c chØ sè LVM, LVMI ®Ó gióp c¸c b¸c sü thùc hµnh l©m sµng cã nh÷ng ®¸nh gi¸, chÈn ®o¸n chÝnh x¸c bÖnh lý vµ ®­a ra ph­¬ng ph¸p ®iÒu trÞ thÝch hîp nh»m môc ®Ých gi¶m tû lÖ biÕn chøng cña t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ. §Ò tµi tiÕn hµnh nghiªn cøu nh»m môc tiªu: T×m hiÓu mèi t­¬ng quan gi÷a c¸c gi¸ trÞ huyÕt ¸p ABPM víi c¸c chØ sè LVM, LVMI cña t¨ng huyÕt ¸p kh¸ng trÞ. Tæng quan * Kh¸i niÖm t¨ng huyÕt ¸p ThuËt ng÷ t¨ng huyÕt ¸p (THA) hay t¨ng ¸p lùc ®éng m¹ch m« t¶ sù t¨ng cao kÐo dµi huyÕt ¸p ®éng m¹ch. Tuy nhiªn, x¸c ®Þnh chØ sè huyÕt ¸p (HA) nµo ®­îc coi lµ ng­ìng cho chÈn ®o¸n THA ®Õn nay vÉn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_lua_chon_gioi_tinh_khi.pdf
Tài liệu liên quan