Đề tài Khảo sát tần suất góc tiền phòng hẹp ở người trên 40 tuổi – Nguyễn Thị Ngọc Liên

Tài liệu Đề tài Khảo sát tần suất góc tiền phòng hẹp ở người trên 40 tuổi – Nguyễn Thị Ngọc Liên: 3 KHẢO SÁT TẦN SUẤT GÓC TIỀN PHÒNG HẸP Ở NGƯỜI TRÊN 40 TUỔI NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN, NGUYỄN TRÍ DŨNG, TRỊNH BẠCH TUYẾT, TRẦN ANH TUẤN Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Từ 2/2003 đến 7/2004 chúng tôi đã soi góc tiền phòng cho 418 bệnh nhân (114 nam và 304 nữ) trên 40 tuổi đến khám mắt tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được thăm khám bởi bác sĩ khoa glôcôm và phân loại góc tiền phòng theo phân loại của Schaffer. Kết quả khảo sát cho thấy 12,4% góc từ 0-1 độ và 20,6% góc tiền phòng độ 2, 20,3% góc độ 3, 46,6% góc độ 4. Như vậy tần suất góc tiền phòng hẹp (từ độ 0-2) ở người trên 40 tuổi là khá cao: 33%. Những tài liệu nghiên cứu về glôcôm ở người Châu Á cho thấy tỉ lệ glôcôm góc đóng cao hơn rất nhiều so với góc mở, 79,3% ở Singapore, 74-94% ở người Trung Quốc [3]. Nhiều khảo sát độ sâu tiền phòng trung tâm và chu biên cũng cho thấy tỷ lệ góc hẹp cao. Tại bệnh viện Mắt TP. HCM, một nghiên cứu gần đây cho thấy số bệnh nhân glôcôm được...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát tần suất góc tiền phòng hẹp ở người trên 40 tuổi – Nguyễn Thị Ngọc Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 KHẢO SÁT TẦN SUẤT GÓC TIỀN PHÒNG HẸP Ở NGƯỜI TRÊN 40 TUỔI NGUYỄN THỊ NGỌC LIÊN, NGUYỄN TRÍ DŨNG, TRỊNH BẠCH TUYẾT, TRẦN ANH TUẤN Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Từ 2/2003 đến 7/2004 chúng tôi đã soi góc tiền phòng cho 418 bệnh nhân (114 nam và 304 nữ) trên 40 tuổi đến khám mắt tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được thăm khám bởi bác sĩ khoa glôcôm và phân loại góc tiền phòng theo phân loại của Schaffer. Kết quả khảo sát cho thấy 12,4% góc từ 0-1 độ và 20,6% góc tiền phòng độ 2, 20,3% góc độ 3, 46,6% góc độ 4. Như vậy tần suất góc tiền phòng hẹp (từ độ 0-2) ở người trên 40 tuổi là khá cao: 33%. Những tài liệu nghiên cứu về glôcôm ở người Châu Á cho thấy tỉ lệ glôcôm góc đóng cao hơn rất nhiều so với góc mở, 79,3% ở Singapore, 74-94% ở người Trung Quốc [3]. Nhiều khảo sát độ sâu tiền phòng trung tâm và chu biên cũng cho thấy tỷ lệ góc hẹp cao. Tại bệnh viện Mắt TP. HCM, một nghiên cứu gần đây cho thấy số bệnh nhân glôcôm được điều trị có tỉ lệ góc đóng/góc mở là 3/1 [1]. Từ 1990 chúng tôi cũng đã điều trị phòng ngừa glôcôm góc đóng bằng cắt mống mắt chu biên bằng laser cho người có góc tiền phòng hẹp và có những triệu chứng glôcôm góc đóng sớm nhưng chưa có khảo sát nào cụ thể về tỷ lệ góc hẹp. Thông qua nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm xem tỷ lệ góc hẹp ở người Việt Nam có nguy cơ dẫn đến glôcôm góc đóng nguyên phát từ đó có một phác đồ cho việc điều trị phòng ngừa hoặc theo dõi lâu dài. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng nghiên cứu: 1. Công trình nghiên cứu 4 Tất cả bệnh nhân trên 40 tuổi đến khám mắt tại BV Mắt TP.HCM được chọn ngẫu nhiên từ bàn phát số. Bệnh nhân đến khám với các lý do: Khám mắt tổng quát Giảm thị lực Cộm xốn Viêm kết mạc Mộng Chắp lẹo Vẩn đục pha lê thể Tiêu chuẩn loại trừ: Đã biết bị bệnh glôcôm Bệnh nhân đã phẫu thuật nội nhãn Bệnh nhân có tiền sử chấn thương Bệnh nhân có bệnh lý giác mạc, mống mắt 2. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang 3. Cách tiến hành: Bệnh nhân được đo thị lực, chỉnh kính lỗ. Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Schiotz. Khám gai thị bằng kính Volt 900 Soi góc tiền phòng một mắt phải bằng kính 3 gương Goldmann ở 4 góc: trên, thái dương, dưới, mũi. Tình trạng góc tiền phòng được đánh giá theo phân loại góc tiền phòng của Shaffer ở vị trí nhìn thẳng và liếc mắt. Kết quả được điền vào phiếu theo mẫu mắt phải: Kết quả sau cùng sẽ là số trung bình của 4 phần tư góc tiền phòng. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 12.0. KẾT QUẢ Trong 418 bệnh nhân có 104 nam, 304 nữ, lớn nhất là 81, nhỏ nhất là 40 tuổi, độ tuổi trung bình là 51,39 ± 8,41 tuổi. Trong đó nhóm tuổi 40-59 chiếm đa số (83,4%). Bảng 1: Mối quan hệ giữa giới và nhóm tuổi: Tuổi Giới 40-49 50-59 60-69 >70 Tổng cộng Tỉ lệ (%) Nam 55 37 16 6 114 27,3 Nữ 134 122 42 6 304 72,7 Tổng cộng 189 159 58 12 418 trên thái dương mũi dưới 5 Tỉ lệ 45,2 38,2 13,8 2,8 100 Mặc dầu là lựa chọn ngẫu nhiên nhưng lượng bệnh nhân nữ (72,7%) gấp 3 lần số bệnh nhân nam (27,3%). Bảng 2: Mối quan hệ giữa giới và độ góc tiền phòng Độ phân loại Giới 0 1 2 3 4 Tổng cộng Nam 0 5 (4,3%) 10 (8,8%) 23 (20,2%) 76 (66,7%) 114 Nữ 1 (0,3%) 46 (15,2%) 76 (25%) 62 (20,4%) 119 (39,1%) 304 Tổng cộng 1 51 86 85 195 418 Kết quả cho thấy tỉ lệ góc từ 0-1 độ ở nữ (15,5%) cao gấp 3,5 lần so với nam giới (4,3%). Tỉ lệ góc hẹp độ 2 ở nữ (25%) cao gấp 2,8 lần với nam (8,8%). Tỉ lệ nữ có góc hẹp (độ 0 – 1) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nam (Chi2 = 69,20, p< 0,05) 47/52 so với 5/52. Bảng 3 cho thấy tỉ lệ góc hẹp (độ 0 đến1) tăng dần theo tuổi 12,4% (40-49 tuổi), 15,5% cho nhóm tuổi 50-59, 16,6% cho nhóm tuổi trên 70. Tương tự như vậy ở góc độ 2. Góc độ 0-1 chiếm 12,4%, góc độ 2 là 20,6%. Trong tổng số 418 bệnh nhân được khám có 138 người có góc tiền phòng hẹp từ độ 0-2 chiếm 33%. Bảng 3: Mối quan hệ giữa nhóm tuổi và góc tiền phòng Độ phân loại Nhóm tuổi 0 1 2 3 4 Tổng cộng 40-49 - 23 (12,2%) 34 (18%) 34 (18%) 98 (51,8%) 189 50-59 1 (0,6%) 17 (10,7%) 30 (18,7%) 35 (22%) 76 (25%) 159 60-69 - 9 (15,5%) 17 (29,3%) 14 (24,1%) 18 (31,1%) 58 >70 - 2 5 2 3 12 6 (16,6%) (41,6%) (16,6%) (25,2%) Tổng cộng 1 (0,2%) 51 (12,2%) 86 (20,6%) 85 (20,4%) 195 (46,6%) 418 Nhóm tuổi càng cao tỉ lệ góc hẹp càng nhiều. Khác biệt có ý nghĩa (Chi2 = 4,28, P= 0,038) 26/58 so với 57/189. Tỉ lệ góc độ 3-4 chiếm 67% cao hơn khác biệt có ý nghĩa so với góc hẹp (độ 0 – 2) chỉ 33% (Chi2 = 16,48, P<0,05). Nhãn áp trung bình 17,23 ± 2.97mmHg, (10-36 mmHg) trong đó có 2 bệnh nhân nhãn áp 35 và 36 mmHg. Bệnh nhân nam 45tuổi, nhãn áp 35mmHg, C/D 0,7, góc độ 4, có tiền căn dùng collyre Dexacol nhiều tháng. Bệnh nhân nữ, 54 tuổi, nhãn áp 36 mmHg, C/D 0,6, góc tiền phòng nhìn thẳng 0 độ ở # chu biên, góc dưới độ 3. Khi liếc mắt góc trên 0 độ, 3 góc còn lại độ 3, bệnh nhân không có triệu chứng gì rõ rệt. Thị lực dưới 1/10 là 3,3%, 1/10- 4/10: 23,8%, 5-7/10: 24,7% và 8-10/10 là 48,1%. Bảng 4: cho thấy tình hình gai thị, C/D # 0.3 chiếm 91,7%, C/D từ 0,4 đến 0,5 chiếm 6,2% và C/D 0,6 đến 0,7 chiếm 2% Bảng 4: Tỉ lệ C/D gai thị C/D Số mắt Tỉ lệ (%) 0.2 3 0.7 0.3 374 91.0 0.4 21 5.1 0.5 5 1.2 0.6 6 1.5 .7 2 0.5 BÀN LUẬN Các nghiên cứu về tỉ lệ góc hẹp ở người Châu Á bằng các phương pháp đo độ sâu tiền phòng trung tâm, đo độ sâu tiền phòng ở chu biên, soi góc tiền phòng của nhiều tác giả khác nhau đều cho thấy tỉ lệ góc hẹp cao. Một khảo sát trên 1717 người Mông Cổ trên 40 tuổi cho thấy tỉ lệ góc có thể đóng (độ 0-1) là 8,1% [5]. Nhóm các tác giả khảo sát góc tiền phòng của 482 người Việt Nam ở Mỹ [6] có 37% người trên 40 tuổi có góc từ độ 0-2. Bảng 5: So sánh tỉ lệ góc hẹp ở người trên 40 tuổi với các tác giả khác 7 Nhóm tác giả Chủng tộc Số bệnhnhân Tỉ lệ (%) Ngọc Nguyễn và CS. Việt Nam 357 37 Froster P.J và CS. Mông Cổ 940 6,4 Froster P.J và CS. Mông Cổ 1717 8,1 Nguyễn T.N. Liên và CS Việt Nam 418 33,0 Trong 138 góc hẹp, có 24 mắt (5,7%) có chu vi là góc 00 và 10 mắt (2,4%) có chu vi là góc 00 nhưng chỉ có 1 bệnh nhân thể hiện glôcôm góc đóng mãn tính. Những trường hợp còn lại thị lực, nhãn áp, gai thị vẫn trong giới hạn bình thường. Những bệnh nhân này chỉ có các triệu chứng như nặng đầu, nặng mắt. Theo chúng tôi, nhóm 00 đến 10 (12,4%) thì nguy cơ phát triển góc đóng là rất cao. Vì từ yếu tố góc hẹp như vậy, sau những đợt nghẽn đồng tử sẽ dẫn đến dính chu biên, góc đóng từ từ , phát triển thành glôcôm góc đóng mãn tính hoặc glôcôm cấp. Cần làm test thử nghiệm cho những bệnh nhân yếu tố nguy cơ cao này để xem tỉ lệ xuất hiện glôcôm góc đóng là bao nhiêu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ góc hẹp ở người trên 40 tuổi cũng tương đương với nhóm bác sĩ Ngọc Nguyễn [6] nghiên cứu trên cộng đồng người Việt ở Mỹ (37%) không khác biệt (P= 0,248> 0,05). Gần đây có nhiều nhóm tác giả khảo sát yếu tố nguy cơ dẫn đến glôcôm góc đóng nguyên phát như tiền phòng nông góc hẹp cho thấy tỉ lệ này ở người Mông Cổ là 6,4%, Trung Quốc là 7,4% [7] và ở người Eskimo 17% [8] ở người trên 50 tuổi. Khảo sát của Wang NL. [7] cũng thấy rằng khoảng 10% những người góc hẹp (góc có thể đóng) sẽ phát triển thành glôcôm góc đóng nguyên phát. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 12,4% những người trên 40 tuổi có nguy cơ đóng góc. Tỉ lệ này tăng theo tuổi và nữ giới tỉ lệ góc có thể đóng cao gấp 3,5 lần nam giới. Chúng tôi đã làm cắt mống mắt chu biên bằng laser cho tất cả các bệnh nhân có góc từ 00 đến 10 và có triệu chứng nhức đầu, nhức mắt. Nhưng liệu góc đã cắt mống bằng laser có tiếp tục đóng hay phát triển thành glôcôm hay không thì phải tiếp tục theo dõi. KẾT LUẬN Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ người trên 40 tuổi có yếu tố nguy cơ cao phát triển thành glôcôm góc đóng (từ 00 đến 10) là 12,4% và góc hẹp (≥ 20) là 33%. Tỉ lệ góc hẹp tăng dần theo tuổi và giới nữ có tỉ lệ góc hẹp cao gấp 3,5 lần nam giới. 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. LÂM MINH VINH: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của glôcôm nguyên phát người lớn ở bệnh viện Mắt TP. HCM. Luận văn cao học. 2004 (56). 2. AUNG T., et al: Review of recent advancements in the understanding of primary angle closure glaucoma. Current opinion in Ophthalmol. 2002, 13: 89-93. 3. CONGDON N., WANG F., TIELSCH J.M.: Issues in the Epidemiology and population – Based screening of primary angle closure glaucoma. Survey of Ophthalmol. 1992; 36: 411-23. 4. DEVEREUX J.G., FOSTER P.J., et al: Anterior chamber depth measurement as a screening tool for primary angle closure glaucoma in an East Asian population. Arch Ophthalmol. 2000; 118: 257-263. 5. FOSTER P.J., DEVEREUX J.G., et al: Detection of gonioscopically occludable angles and primary angle closure glaucoma by estimation of limbal chamber depth in Asian: modified grading scheme. Br. J. Ophthalmol 2000; 84: 186-192. 6. NGOC NGUYEN, MORA J.S., et al: A high prevalence of occludable angles in a Vietnamese population. Ophthalmology 1996; 103: 1426-1431. 7. WANG N., WU H., FAN J.: Primary angle closure glaucoma in Chinese and Western populations. Chinese Medical Journal 2002; 115: 1706 – 1715. 8. ROBERT RITCH, RONALD F. LOWE.: The Glaucomas. Mosby Chapter 27: 812-15.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_khao_sat_tan_suat_goc_tien_phong_hep_o_nguoi_tren_40.pdf
Tài liệu liên quan