Tài liệu Đề tài Khảo sát biến chứng tại mắt trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị: KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG TẠI MẮT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát biến chứng tại mắt trên dân số bệnh ĐTĐ đang điều trị tại
bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả - cắt ngang, quan sát tiến cứu. Mẫu
gồm 512 bệnh nhân ĐTĐ được chọn ngẫu nhiên từ dân số ĐTĐ đến khám tại
phòng khám nội tiết bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM từ tháng 06/2007
đến tháng 03/2008. Tất cả bệnh nhân đều được kiểm tra thị lực, nhãn áp, khám
sinh hiển vi đánh giá tình trạng kết giác mạc, mống mắt thể mi, thủy tinh thể,
pha lê thể và khám võng mạc, gai thị bằng sinh hiển vi với kính Volk 90D,
đồng tử giãn. Ghi nhận các tổn thương tại phần trước nhãn cầu và tổn thương
phần sau nhãn cầu gồm: võng mạc, hoàng điểm, gai thị. Một số yếu tố nguy cơ
được ghi nhận như: tuổi bệnh ĐTĐ, giới tính, tiền căn gia đình, tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu, để phân tích sự liên quan của các yếu tố này với biến chứng
tại mắt trên bệnh nhân ĐTĐ.
...
22 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Khảo sát biến chứng tại mắt trên bệnh nhân đái tháo đường điều trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG TẠI MẮT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát biến chứng tại mắt trên dân số bệnh ĐTĐ đang điều trị tại
bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả - cắt ngang, quan sát tiến cứu. Mẫu
gồm 512 bệnh nhân ĐTĐ được chọn ngẫu nhiên từ dân số ĐTĐ đến khám tại
phòng khám nội tiết bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM từ tháng 06/2007
đến tháng 03/2008. Tất cả bệnh nhân đều được kiểm tra thị lực, nhãn áp, khám
sinh hiển vi đánh giá tình trạng kết giác mạc, mống mắt thể mi, thủy tinh thể,
pha lê thể và khám võng mạc, gai thị bằng sinh hiển vi với kính Volk 90D,
đồng tử giãn. Ghi nhận các tổn thương tại phần trước nhãn cầu và tổn thương
phần sau nhãn cầu gồm: võng mạc, hoàng điểm, gai thị. Một số yếu tố nguy cơ
được ghi nhận như: tuổi bệnh ĐTĐ, giới tính, tiền căn gia đình, tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu, để phân tích sự liên quan của các yếu tố này với biến chứng
tại mắt trên bệnh nhân ĐTĐ.
Kết quả: Tỉ lệ biến chứng tại mắt chung là 54,7%, trong đó, đục thủy tinh thể
38,5%, tổn thương giác mạc 0%, BVMĐTĐ 28,7%, phù hoàng điểm 3,3%,
glaucoma tân mạch là 2,0%, bệnh lý thị thần kinh do ĐTĐ 0% và liệt dây thần
kinh vận nhãn (III, IV, VI) là 0%. Riêng với BVMĐTĐ, BVMĐTĐkts nhẹ
chiếm 7,2%, BVMĐTĐkts trung bình 18,4%, BVMĐTĐkts nặng 2,9% và
BVMĐTĐts chiếm 0,2%. Ở nhóm ĐTĐ mới chẩn đoán, biến chứng tại mắt
chung chiếm 32,9%, trong đó có 30,8% là đục thủy tinh thể, 7,7% BVMĐTĐ.
Phân tích hồi qui đa biến cho thấy biến chứng tại mắt chung và BVMĐTĐ có
liên quan với tuổi bệnh ĐTĐ, HbA1c, tăng huyết áp, giới tính và tiền căn gia
đình. Riêng đục thủy tinh thể có liên quan với tuổi bệnh ĐTĐ và
HbA1c.Không thấy có sự liên quan giữa biến chứng tại mắt chung, đục thủy
tinh thể và BVMĐTĐ với rối loạn lipid máu.
Kết luận: Tỉ lệ biến chứng tại mắt chung trên bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên
cứu này tương đương với một số nghiên cứu tại Việt Nam và cao hơn ở các
nước phát triển. Riêng tỉ lệ đục thủy tinh thể cao hơn nghiên cứu trong nước và
các nước phát triển, thấp hơn một số nước trong khu vực. Và tỉ lệ BVMĐTĐ
cũng tương đương một số bệnh viện trong nước và cao hơn một số nghiên cứu
ở các nước phát triển.
ABSTRACT
PREVALENCE OF EYE DISEASES IN TYPE 2 DIABETIC PATIENTS
ATTENDING IN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT
HCMC
Nguyen Thi Thu Thuy, Tran Anh Tuan, Diep Thanh Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 86 – 91
Purpose: To describe the screening, prevalence of eye diseases in diabetes in a
population of diabetes mellitus type 2 attending Medicine University hospital
Ho Chi Minh City.
Method: A based cross-sectional study. 512 patients were randomized selected
from diabetes mellitus type 2 population attending in Medicine University
hospital Ho Chi Minh city from 06/2007 to 03/2008. All the diabetics
underwent test the eyesight, tonometry, eye examination by using slit-lamp
biomicroscopy combined, to evaluate the conjunctiva, corneal, iris, ciliary
body, lens, vitreous and retina with volk 90D, dilated pupils. Eye diseases in
diabetes and risk factors were recorded to analyze their association.
Result: The prevalence of eye disease in diabetes was 54.7%, corneal
abnormalities 0%, Glaucoma 2.0%, NAION 0%, cataract 38.5%, macular
edema 3.3%, DR 28.7% including: mild NPDR 7.2%, moderare 18.4%, severe
NPDR 2.9%, PDR 0.2% and cranial nerve palsy (III, IV, VI) 0%. Multipe
logistic regression analysis showed that DR and eye diseases in diabetes were
significantly associated with duration of diabetes, HbA1c, hypertension, sex
and history of diabetes. And cataract in diabetes were significantly associated
with duration of diabetes, HbA1c. No assiociation was found between the
presence of any eye disease in diabetes and blood lipids.
Conclusions: This study shows that the prevalence of eye disease in diabetes
attending diabetic clinics in Viet Nam and higher than those in developing
countries. The prevalence of DR attending diabetic clinics in nationals in area
and lower than those in developing countries. Duration of diabetes, HbA1c,
hypertension, sex and history of diabetes was risk factors of eye diseases in
diabetes and DR.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ), một trong những biến chứng tại
mắt của bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở những
nước công nghiệp phát triển, và là nguyên nhân gây mù phổ biến ở những nước
có thu nhập trung bình(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Bên
cạnh đó, những tổn thương ở kết giác mạc, glaucoma, đục thủy tinh thể, màng
bồ đào, mạch máu, thần kinh thị và cơ vận nhãn do ĐTĐ cũng ảnh hưởng phần
nào đến chức năng thị giác và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy
nhiên, những biến chứng này chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Trong vài thập niên gần đây, ở một số nước phát triển trên thế giới có nhiều
chiến dịch phòng chống mù loà do ĐTĐ đã đưa ra chiến lược điều trị tốt, có thể
dự phòng được 90% mất thị lực nghiêm trọng(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTĐ cũng chưa thực sự quan tâm
đến biến chứng mắt, trên 50% bệnh nhân ĐTĐ không được khám mắt(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Một số nghiên cứu cho thấy những
biến đổi đầu tiên của võng mạc có thể xuất hiện rất sớm, 15 – 30% bệnh nhân
ĐTĐ sau 5 năm(Error! Reference source not found.). Và những bệnh lý như đục thể thủy
tinh, nhiễm trùng, glaucoma trên bệnh nhân có ĐTĐ cũng cao hơn những bệnh
nhân không có ĐTĐ. Những bệnh lý xuất hiện đồng thời khác như tăng huyết
áp, rối loạn lipid máu có thể ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của những biến
chứng tại mắt và BVMĐTĐ(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Như vậy, việc tiến hành nghiên cứu dịch tễ học để nhận biết những biến chứng
tại mắt trên bệnh nhân ĐTĐ trong dân số là cần thiết cho việc chăm sóc mắt ở
bệnh nhân ĐTĐ.
Ở Việt Nam, theo khảo sát của bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, có 47,7% bệnh
nhân ĐTĐ có xuất hiện những biến chứng tại mắt chung, trong đó 30,2% là
đục thủy tinh thể, 24,8% là BVMĐTĐ(Error! Reference source not found.). Đối với
BVMĐTĐ, theo một khảo sát năm 1999, trên 250 bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh viện
Chợ Rẫy, tỉ lệ mắc BVMĐTĐ là 25,2%(Error! Reference source not found.), và năm 2003
trên 281 bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh viện Nội Tiết Trung Ương, tỉ lệ này là
20,28%(Error! Reference source not found.). Trong hơn thập kỷ qua, tỉ lệ bệnh ĐTĐ nước
ta có chiều hướng gia tăng nhanh, từ 0,96% (năm 1992) đến 4,6% (năm 2001),
riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ này gia tăng từ 2,5% (năm 1992) lên 4,75%
(năm 2003)(Error! Reference source not found.). Trong những năm gần đây, đã có nhiều
công trình như nghiên cứu về laser trị liệu, về chẩn đoán từ xa BVMĐTĐ(Error!
Reference source not found.)…, do đó công cuộc phòng chống mù lòa do ĐTĐ cần
nhiều thông tin hơn nữa về những biến chứng tại mắt, đặc biệt là BVMĐTĐ,
trên bệnh nhân ĐTĐ trong dân số.
Với mục tiêu như vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi cố gắng nêu được khái
quát về những biến chứng tại mắt trên bệnh nhân ĐTĐ đang khám và điều trị
tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM, và khảo sát mối liên quan với một số
yếu tố dịch tễ như tuổi bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường máu và những
bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thông qua đề tài “Khảo
sát biến chứng tại mắt trên bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại bệnh viện
Đại Học Y Dược tp HCM”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu gồm 512 bệnh nhân ĐTĐ
type 2 được chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại phòng khám
nội tiết bệnh viện ĐHYD tp. HCM từ tháng 06/2007 đến tháng 03/2008. Để
ước lượng tỉ lệ hiện mắc biến chứng tại mắt do ĐTĐ trong dân số bệnh ĐTĐ
nói trên với khoảng tin cậy 95% không lớn hơn 10%, dựa vào tỉ lệ tham khảo
trong một dân số ĐTĐ tương tự của một nghiên cứu trước là 47,3%.
Tất cả các bệnh nhân sau khi thu thập các dữ kiện đối với từng bệnh nhân như:
tuổi, giới tính, tiền căn gia đình, tuổi bệnh ĐTĐ, HbA1c, huyết áp, lipid máu,
đều được đo thị lực, nhãn áp, khám sinh hiển vi khảo sát và ghi nhận những tổn
thương phần trước nhãn cầu. Sau đó, đồng tử mỗi mắt được nhỏ giãn với
tropicamide 0,5% và phenylephrine 0,5%, và khám đáy mắt với kính Volk
90D, quan sát 7 vùng của võng mạc, những triệu chứng tìm thấy được ghi lại
cẩn thận. Chẩn đoán là có BVMĐTĐ khi có sự hiện diện của bất cứ một trong
các dấu chứng sau: vi phình mạch, xuất huyết võng mạc, chấm xơ bông (xuất
tiết mềm), bất thường vi mạch trong võng mạc, xuất tiết cứng, tĩnh mạch xâu
chuỗi và tân mạch.
Huyết áp ngồi được đo ở tay phải bệnh nhân, giá trị trung bình của hai lần đo
huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương được ghi nhận. Tăng huyết áp được
định nghĩa khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương ≥
90mmHg, hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán tăng huyết áp và đang được điều
trị bởi bác sĩ nội khoa. Mỗi bệnh nhân được lấy máu sau 8 giờ nhịn đói qua
đêm để định lượng các thành phẩn lipid, glucose và glycated hemoglobin
(HbA1c) bằng máy phân tích tự động Biolabo Diagnotic, dùng bộ kít do nhà
sản xuất cung cấp. Cholesterol toàn phần (mg/dl) ≥ 240, HDL – c (mg/dl) ≤ 40,
triglycerides (mg/dl) ≥ 200 được coi là rối loạn chuyển hóa lipid. Glycated
hemoglobin (HbA1c) như là tiêu chuẩn đo lường tình trạng kiểm soát đường
huyết được đo bằng kỹ thuật sắc kí lỏng với máy Bio-Rad. Tình trạng kiểm
soát đường huyết được chia làm 3 mức: tốt (HbA1c 4 – 6%), trung bình (6,1 –
7,5%), kém (> 7,5%).
Phương pháp thống kê: bảng phân phối tần suất, số trung bình và độ lệch chuẩn
được dùng để mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu, mô tả đặc điểm các biến
chứng tại mắt, đục thủy tinh thể, BVMĐTĐ. Dùng phép kiểm chi bình phương
để so sánh tỉ lệ trong các nhóm. Phân tích hồi qui đa biến để nhận biết các yếu
tố nguy cơ. P < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Tất cả các phép tính
được thực hiện trên máy vi tính với phần mềm SPSS 15.0.
KẾT QUẢ
Mô tả đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm
Dân số mẫu n =
512
Tuổi, năm Trb ± ĐLC 53,6 ± 11,6
Nữ, n (%) 324 (63,3)
Giới
Nam, n (%) 188 (36,7)
Tiền căn gia đình Có, n
(%)
182 (35,5)
Mới chẩn đoán 52 (10,2)
≤ 1 năm 138 (26,9)
1 – 5 năm 161 (31,4)
Tuổi
bệnh
ĐTĐ, n
(%)
5 – 10 năm 92 (18,0)
≥ 10 năm 69 (13,5)
Trb ± ĐLC 3.9 ± 0,4
HbA1C: % Trb ± ĐLC 8.11 ± 1,97
Tăng huyết áp, n (%) 279 (54,5)
Total cholesterol Rối
loạn, n (%)
311 (60,7)
HDL – c Rối loạn, n (%) 94 (18,4)
Triglyceride Rối loạn, n
(%)
231 (45,1)
Tỉ lệ và đặc điểm của biến chứng tại mắt:
Bảng 2. Tỉ lệ biến chứng tại mắt trong mẫu nghiên cứu
Tần số, tỉ lệ (%) biến chứng tại
mắt
ở các nhóm
ĐTĐ
mới
ĐTĐ đã
biết
Toàn dân
số
Không 35 (67,3) 197(42,8) 232 (45,3)
Có 17 (32,7) 263 (57,2) 280 (54,7)
Tổng
số
52 (100) 460 (100) 512 (100)
Bảng 3. Tỉ lệ, đặc điểm biến chứng tại mắt trong mẫu nghiên cứu
Biến chứng
Tần
số
Tỷ lệ
(%)
Tổn thương giác mạc 0 0
Glaucoma tân mạch 10 2,0
Đục thủy tinh thể 197 38,5
Phù hoàng diểm 17 3,3
BVMĐTĐ 147 28,7
Bệnh lý thần kinh thị do
ĐTĐ
0 0
Liệt dây thần kinh vận
nhãn
0 0
Tỉ lệ và đặc điểm của BVMĐTĐ
Bảng 4. Tỉ lệ, phân loại BVMĐTĐ trong mẫu nghiên cứu.
Tần số, tỉ lệ (%)
BVMĐTĐ ở các nhóm Phân loại
BVMĐTĐ ĐTĐ
mới
ĐTĐ đã
biết
Toàn
dân số
Không
BVMĐTĐ
48
(92,3)
317(68,9) 365
(71,3)
BVMĐTĐkts
nhẹ
1 (1,9) 36 (7,8) 37 (7,2)
BVMĐTĐkts
tr.b
3 (5,8) 91 (19,8) 94
(18,4)
BVMĐTĐkts
nặng
0 (0,0) 15 (3,3) 15 (2,9)
BVMĐTĐts 0 (0,0) 1 (0,2) 1 (0,2)
Tổng số 52
(100)
460 (100) 512
(100)
Bảng 5. Phân bố phù hoàng diểm và glaucoma tân mạch theo độ nặng của
BVMĐTĐ.
BVMĐTĐ
Phù
HĐ
Glaucoma
Không
BVMĐTĐ
365 (71,3)
0
(0,0)
0 (0,0)
BVMĐTĐkts
nhẹ
37 (7,2)
0
(0,0)
0 (0,0)
BVMĐTĐkts
tb
94 (18,4)
7
(1,4)
1 (0,2)
BVMĐTĐkts
nặng
15 (2,9)
9
(1,8)
8 (1,6)
BVMĐTĐts 1 (0,2)
1
(0,2)
1 (0,2)
Tổng số 512 (100)
17
(3,3)
10 (2,0)
Các yếu tố nguy cơ
Bảng 6. Liên quan giữa biến chứng tại mắt và các yếu tố nguy cơ qua phân tích
hồi qui logistic.
Biến chứng tại mắt
Tỉ số chênh
(KTC 95%)
Giá trị
p
Tuổi bệnh ĐTĐ
(năm)
(Mới; <1;1-5; 5-
10; >10)
1,52 (1,23 –
2,84)
0,006
Tiền căn gia đình
(có / không)
0,66 (0,37 –
1,21)
0,040
Kiểm soát đường
huyết
(kém / tốt)
1,54 (1,25 –
2,24)
0,005
Tăng huyết áp
(có / không)
1,64 (1,51 –
3,63)
0,012
Giới tính 1,08 (0,88 –0,044
Biến chứng tại mắt
Tỉ số chênh
(KTC 95%)
Giá trị
p
(nữ / nam) 2,95)
Rối loạn HDL – c
(Có / không)
1,94 (0,21 –
18,42)
0,565
Rối loạn
triglyceride
(Có / không)
1,74 (0,26 –
11,66)
0,570
Rối loạn
cholesterol
(Có / không)
2,14 (0,88 –
9,27)
0,357
Kết quả cho thấy, các yếu tố dự đoán liên quan có ý nghĩa với sự hiện diện của
biến chứng tại mắt chung là: tuổi bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường huyết,
tăng huyết áp, giới tính và tiền căn gia đình. Rối loạn chuyển hóa lipid máu
(HDL – c, cholesterol, triglyceride) được xem xét trong nghiên cứu này không
có sự liên quan có ý nghĩa thống kê với sự hiện diện của biến chứng tại mắt.
Bảng 7. Liên quan giữa BVMĐTĐ và các yếu tố nguy cơ qua phân tích hồi qui
logistic.
BVMĐTĐ chung các
loại
Tỉ số chênh
(KTC 95%)
Giá trị
p
Tuổi bệnh ĐTĐ
(năm)
(Mới; <1;1-5;
5-10; >10)
2,56 (1,77 –
3,96)
0,000
Tiền căn gia
đình
(có / không)
0,69 (0,42 –
1,04)
0,023
Kiểm soát
đường huyết
(kém / tốt)
1,86 (1,49 –
2,33)
0,000
Tăng huyết áp 2,13 (1,75 –0,001
(có / không) 4,41)
Giới tính
(nữ / nam)
1,77 (1,08 –
2,88)
0,031
Rối loạn HDL –
c
(Có / không)
0,62 (0,27 –
0,77)
0,198
Rối loạn
triglyceride
(Có / không)
0,69 (0,42 –
1,14)
0,154
Rối loạn
cholesterol
(Có / không)
1,82 (0,87 –
3,81)
0,113
Theo đó, các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với BVMĐTĐ là: tuổi bệnh
ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường huyết, tăng huyết áp, giới tính và tiền căn gia
đình. Kết qủa trong nghiên cứu này cón cho thấy rối loạn chuyển hóa lipid máu
không có sự liên quan có ý nghĩa thống kế với sự hiện diện của BVMĐTĐ.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu này, đặc điểm về tuổi trung bình, tuổi bệnh ĐTĐ, tỉ lệ tăng
huyết áp cũng như sự phân bố giới tính của mẫu 512 bệnh nhân ĐTĐ có nhiều
điểm tương đồng với các dân số ĐTĐ của những nghiên cứu tại những bệnh
viện trong nước, như bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh
viện Hoàn Mỹ TP. HCM.
Theo nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, cho
kết quả: tỉ lệ biến chứng tại mắt chung là 47,3%, trong đó có 30,2% là đục thủy
tinh thể, 24,8% là BVMĐTĐ(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ biến
chứng tại mắt chung cao hơn, là 54,7% (38,5% đục thủy tinh thể, 28,7%
BVMĐTĐ, 2,0% glaucoma tân mạch và 3,3% phù hoàng điểm). Xét riêng về tỉ
lệ hiện mắc của BVMĐTĐ, tỉ lệ trong nghiên cứu này cao hơn trong nghiên
cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 1999 (25,5%)(Error! Reference source not found.), và
nghiên cứu tại viện Nội Tiết Trung Ương năm 2003 (20,28%)(Error! Reference source
not found.). Sự gia tăng này có thể do sự gia tăng tần số mắc bệnh ĐTĐ trong
những năm gần đây. Tỉ lệ bệnh ĐTĐ nước ta có chiều hướng gia tăng nhanh, từ
0,96% (năm 1992) đến 4,6% (năm 2001), riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ
này gia tăng từ 2,5% (năm 1992) lên 4,75% (năm 2003)(Error! Reference source not
found.).
Một nghiên cứu tại Washington về bệnh mắt trên 429,918 cựu chiến binh bị
ĐTĐ (1998), cho kết quả biến chứng tại mắt là 34,4%, trong đó có 17,8% đục
thủy tinh thể, 22,5% có BVMĐTĐ, 0,1% glaucoma tân mạch và 1,3% là phù
hoàng điểm(Error! Reference source not found.). Tỉ lệ biến chứng tại mắt chung và tỉ lệ các
biến chứng khác của nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi. Theo
kết quả trong nghiên cứu của VA System, tỉ lệ nam giới chiếm đa số (97%),
cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (36,7%). Nghiên cứu cũng
không nêu rõ tình trạng kiểm soát đường huyết cũng như HbA1c trung bình và
thời gian ĐTĐ của dân số nghiên cứu. Ngoài ra, còn có sự khác nhau về thời
điểm nghiên cứu, đặc điểm dân số mẫu và kỹ thuật khám mắt. Với nghiên cứu
của Addisu Y Mengesha tại Gaborone, Botswana (2006) cũng vậy(Error! Reference
source not found.). Những tỉ lệ về biến chứng tại mắt thấp hơn nhiều. Do đó, sự khác
biệt của các tỉ lệ này rất khó giải thích một cách chính xác.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cón tìm thấy các yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê với biến chứng tại mắt. Các yếu tố dự đoán có liên quan đến sự hiện
diện của biến chứng tại mắt chung là: tuổi bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát
đường huyết, tăng huyết áp và giới tính. Theo đó, cứ gia tăng mỗi 5 năm mắc
bệnh ĐTĐ thì khả năng có biến chứng tại mắt tăng gấp 1,52 lần. Người điều
chỉnh đường huyết kém có nguy cơ bị biến chứng tại mắt cao gấp 1,54 lần
người kiểm soát đường huyết tốt và trung bình. Bệnh nhân ĐTĐ có kèm tăng
huyết áp có nguy cơ bị biến chứng tại mắt cao gấp 1,64 lần người ĐTĐ không
kèm tăng huyết áp. Nữ có nguy cơ bị biến chứng tại mắt cao hơn nam 1,08 lần.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này còn cho thấy, người bệnh ĐTĐ có tiền căn
gia đình bị ĐTĐ có nguy cơ bị biến chứng tại mắt cao gấp 0,66 lần người ĐTĐ
không có tiền căn gia đình (Bảng 6).
Đối với BVMĐTĐ, kết quả cho thấy, các yếu tố có liên quan đến BVMĐTĐ
là: tuổi bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm soát đường huyết, tăng huyết áp và giới
tính. Cứ gia tăng mỗi 5 năm mắc bệnh ĐTĐ thì khả năng mắc BVMĐTĐ tăng
gấp 2,56 lần. Người điều chỉnh đường huyết kém có nguy cơ bị BVMĐTĐ cao
gấp 1,86 lần người kiểm soát đường huyết tốt và trung bình. Bệnh nhân ĐTĐ
có kèm tăng huyết áp có nguy cơ bị BVMĐTĐ cao gấp 2,13 lần người ĐTĐ
không kèm tăng huyết áp. Nữ có nguy cơ bị BVMĐTĐ cao hơn nam 1,77 lần.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này còn cho thấy, người bệnh ĐTĐ có tiền căn
gia đình bị ĐTĐ có nguy cơ BVMĐTĐ cao gấp 0,69 lần người ĐTĐ không có
tiền căn gia đình, tương đương với tỉ số chênh trong nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Anh(6) (Bảng 7).
Rối loạn chuyển hóa lipid máu (HDL-c, triglycerude, cholesterol) trong nghiên
cứu này không có liên quan có ý nghĩa thống kê với sự hiện diện của biến
chứng tại mắt và BVMĐTĐ (Bảng 6, Bảng7).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát biến chứng tại mắt ở 512 bệnh nhân ĐTĐ đang
điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM, chúng tôi rút ra kết luận:
Đặc điểm dân số nghiên cứu: tuổi trung bình 53,6 ± 11,6, tập trung nhiều ở độ
tuổi từ 50 – 59 tuổi (35,9%), nữ giới chiếm 63,3%. Tuổi bệnh ĐTĐ, chủ yếu từ
0 – 5 năm, chiếm 68,6%. Tình trạng kiểm soát đường huyết trong dân số hầu
hết là kém, chỉ có 18% có kiểm soát đường huyết tốt. Tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ có
kèm tăng huyết áp khá cao, chiếm 54,5% và 35,5% có tiền căn ĐTĐ trong gia
đình.
Tỉ lệ hiện mắc biến chứng tại mắt chung là 54,7%, trong đó, tổn thương giác
mạc là 0%, đục thủy tinh thể chiếm 38,5%, BVMĐTĐ 28,7%, Glaucoma tân
mạch 2,0%, phù hoàng điểm là 3,3%, bệnh lý thần kinh thị do ĐTĐ là 0% và
liệt dây thần kinh sọ não là 0%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng tại mắt và BVMĐTĐ có mối
tương quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố: tuổi bệnh ĐTĐ, tình trạng kiểm
soát đường huyết, tăng huyết áp, giới tính và tiền căn gia đình. Không tìm thấy
mối tương quan nào với rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Mặc dù là nghiên cứu cắt ngang nên giới hạn chúng tôi trong việc đánh giá mối
tương quan giữa một số yếu tố với biến chứng tại mắt của bệnh ĐTĐ thường
diễn ra theo thời gian như đã bàn luận trên. Tuy vậy, nghiên cứu này cũng đưa
ra được những dữ liệu mới về tỉ lệ mắc, về phân loại, cũng như một số yếu tố
nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện biến chứng tại mắt. Nó đã phác họa được
khái quát về những biến chứng tại mắt trong dân số bệnh ĐTĐ đang khám và
điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM, phục vụ cho mục tiêu phòng
chống mù lòa do bệnh ĐTĐ, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 52_499.pdf