Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội

Tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội: LỜI NÓI ĐẦU Chủ trương gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đem lại khởi đầu mới cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với vận hội mới là những thách thức mới. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy muốn đứng vững trong cạnh tranh thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một biện pháp đặc biệt quan trọng trong cạnh tranh đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đồng thời cũng...

docx88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chủ trương gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đã đem lại khởi đầu mới cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với vận hội mới là những thách thức mới. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy muốn đứng vững trong cạnh tranh thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải mang lại hiệu quả cao. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Một biện pháp đặc biệt quan trọng trong cạnh tranh đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm là tiền đề để hạ giá bán, từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đồng thời cũng là biện pháp để tăng lợi nhuận. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý kinh tế khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ quan trọng và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được coi là biện pháp quan trọng để đứng vững trong cạnh tranh thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng có ý nghĩa thiết thực. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, em thấy do mặt hàng sản xuất của Công ty rất phong phú, đa dạng về quy cách, chủng loại…nên công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò quan trọng trong công tác kế toán của Công ty. Chính vì vậy, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 phần: Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. Với những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chắc chắn trong chuyên đề còn có nhiều thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. PHẦN 1. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI *** 1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội là một công ty cổ phần được thành lập dưới hình thức: chuyển từ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội thành công ty cổ phần, trên cơ sở tự nguyện cùng góp vốn của các cổ đông, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005. Tên chính thức: Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Liquor Joint Stock Company Tên viết tắt: HALICO. JSC Trụ sở công ty: Số 94 Lò Đúc - Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Số điện thoại: (04)9713249- 8213147 Fax: (84.4)8212662 Website: www.halico.com.vn 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đến nay đã hơn 100 tuổi, tồn tại xuyên qua ba thế kỷ, trải qua bao thăng trầm cùng đất nước. Năm 1898, Hãng rượu Fontaine của Pháp đã xây dựng Nhà máy Rượu Hà Nội tại địa điểm 94 Lò Đúc ngày nay, là một trong bốn nhà máy rượu được Hãng lập nên tại Đông Dương và có quy mô lớn hơn cả. Ở một đất nước đông dân cư, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lại có nguồn nguyên liệu sản xuất rượu phong phú được thiên nhiên ưu đãi và mang đặc trưng riêng của khu vực, Chính phủ Pháp lúc bấy giờ nắm độc quyền sản xuất và tiêu thụ rượu ở Việt Nam, hoàn toàn chiếm thế thượng phong ở đất Việt thời bấy giờ mà không một công ty hay cá nhân nào có thể cạnh tranh. Nhà máy Rượu Hà Nội lúc đó hàng năm sản xuất ra một lượng rượu khổng lồ so với thời bấy giờ, tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc, thậm chí cả xuất khẩu. Chính phủ Pháp luôn dành sự ưu đãi đặc biệt đối với Nhà máy, đã rót nhiều tiền của vào đây để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng rượu, thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Chiến tranh nổ ra năm 1945, sản xuất phải tạm thời ngừng lại. Nhà máy Rượu đóng cửa một thời gian dài. Cho tới khi được Chính phủ Việt Nam tiếp quản vào năm 1955. Những người đầu tiên nhận công tác khi Nhà máy Rượu được phục hồi là một đội ngũ kỹ sư trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết đã đương đầu với công việc mới mẻ và không ít khó khăn. Bằng bản lĩnh và ý chí của mình, họ đã tạo ra được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, những công nhân giỏi thạo tay nghề được lựa chọn từ khắp khu vực miền Bắc để phục hồi Nhà máy. Trải qua nhiều cố gắng, công việc phục hồi đã được thực hiện thành công đạt yêu cầu bốn nhất: khôi phục nhanh nhất, chất lượng tu sửa tốt nhất, giá thành rẻ nhất, an toàn lao động tốt nhất. Sau một thời gian sản xuất thử, giọt cồn long lanh trên 90 độ đã chảy đều. Ngày 19 tháng 5 năm 1956, Nhà máy Rượu Hà Nội được chính thức đưa vào hoạt động trở lại và trong năm này đã có những sản phẩm đầu tiên. Năm 1957, đã có kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất hàng năm; chi bộ Đảng đầu tiên đã được thành lập và lãnh đạo Nhà máy. Nhân chuyến đi thăm động viên cán bộ công nhân viên nhà máy, Bác Hồ chỉ thị việc sản xuất rượu phải được tiếp tục phát triển nhưng phải thay gạo bằng sắn. Chấp hành chỉ thị của Bác, tập thể cán bộ công nhân viên đã nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ đặc biệt là dùng nguyên liệu từ ngô, khoai, sắn thay thế cho việc sử dụng gạo. Trong những thời điểm khó khăn của đất nước, Nhà máy vẫn sản xuất một lượng rượu lớn phục vụ nhu cầu nhân dân với chất lượng ngày càng cao, không ngừng cải tiến thiết bị sản xuất, trang bị nâng cấp hệ thống máy móc, nâng cao tay nghề, cải tiến phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đến những năm 1990 Nhà máy đã chuyển đổi cơ chế quản lý. Ban đầu Nhà máy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cùng với sự cố gắng nỗ lực về mọi mặt Nhà máy Rượu Hà Nội đă từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường. Đến năm 1993 theo QĐ338/CP của Chính phủ, Nhà máy Rượu Hà Nội đổi tên thành Công ty Rượu Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân, có các xí nghiệp thành viên và hạch toán độc lập. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp số 172/2004/QĐ-BCN ngày 20/12/2004, Công ty Rượu Hà Nội đã chuyển đổi thành Công ty trách nhiện hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội. Công ty có con dấu riêng, tài khoản riêng và thực hiện từ ngày 01/02/2005. Công ty có mã số thuế: 0100102245-1, tài khoản số: 1500.311.000007 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh số 0104000163 cấp ngày 07/01/2004. Mới đây, Công ty trách nhiện hữu hạn nhà nước một thành viên Rượu Hà Nội đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội theo quyết định số 1626/QĐ-BCN ngày 23/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Trải qua thời gian trên 100 năm xây dựng và phát triển, với công nghệ sản xuất rượu, cồn được kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay Công ty Cồn rượu Hà Nội đã trở thành doanh nghiệp sản xuất rượu, cồn lớn nhất Việt Nam. 1.1.1.2. Tình hình tăng trưởng, phát triển Một số kết quả đạt được trong những năm qua: Về kết quả sản xuất - kinh doanh: STT CHỈ TIÊU Đvị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ 64,7 148,6 233,3 2 Tổng doanh thu Tỷ 114,3 238,7 401,5 Trong đó: doanh thu công nghiệp Tỷ 110,4 234,3 398,4 3 Sản phẩm sản xuất - Rượu Tr lít 4,08 6,51 9,3 - Cồn Tr lít 2,2 2,48 3,2 4 Giá trị xuất khẩu USD 41000 52100 30003 5 Giá trị nhập khẩu USD 283000 713000 541950 6 Lợi nhuận Tỷ 11,8 20,0 60 7 Các khoản nộp Ngân sách Tỷ 41,9 67,5 100 Biểu 1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong 3 năm gần đây Về kết quả các hoạt động khác: Chính sách giá cả: Trong những năm qua, Công ty có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách định giá bán sản phẩm, như: tính đến giá trị gia tăng của thương hiệu, xây dựng hệ thống nhiều giá.. đã giúp cho Công ty đảm bảo được giá cả ổn định, lấy sản phẩm có lãi bù lại cho sản phẩm bị lỗ để duy trì sự đa dạng hóa sản phẩm và chủ yếu phục vụ cho tầng lớp người lao động trong xã hội có thu nhập thấp nhưng được bảo đảm về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính sách phân phối: Từ năm 2006, Công ty thực hiện công tác kế hoạch hóa trong việc tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các hợp đồng đại lý được ký kết, sản lượng tiêu thụ của các đại lý được xác định cho cả năm và từng quý dựa trên khả năng tiêu thụ và điều kiện sản xuất của Công ty. Ngoài ra, tùy từng tình hình cụ thể Công ty có thể chủ động điều tiết sản lượng tiêu thụ bổ sung cho các đại lý có nhu cầu đăng ký tăng thêm. Chính nhờ chủ trương này mà công tác dự báo thị trường, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng tháng, từng quý của Công ty được chủ động, sản xuất không bị đọng vốn. Chính sách khách hàng: Cùng với việc phát triển hệ thống kênh phân phối, Công ty rất chú trọng hỗ trợ khách hàng với các phương thức sau: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, hỗ trợ và phát triển mở rộng thị trường,... đặc biệt là vận chuyển giao hàng đến tận kho đối với khách hàng đại lý triển khai từ 2005 đến nay được các đại lý hết sức hài lòng và hoan nghênh. Công tác đầu tư và chất lượng sản phẩm: Năm 2005, Công ty đầu tư nâng cấp thiết bị nhà xưởng khoảng 2 tỷ đồng. Nhưng trong năm 2006, Công ty đã đầu tư trên 20 tỷ để nâng cấp thiết bị. Việc đầu tư có trọng điểm và đồng bộ không những làm tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất mà còn góp phần duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể như: hệ thống nước tinh lọc, thùng inox chứa cồn và pha chế rượu,...Công ty cũng chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị cho công tác nghiên cứu và kết hợp với phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật (năm 2006 có gần 20 sáng kiến và được thưởng hơn 300 triệu đồng) đang là tiền đề cho việc nghiên cứu và sản xuất thử những sản phẩm mới trong thời gian tới. Công tác xuất khẩu: Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Công ty đã có nhiều cố gắng mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy doanh thu từ xuất khẩu còn rất hạn chế, nhưng các sản phẩm của Công ty đã được các nước khu vực châu Á đón nhận và đánh giá cao như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội còn tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng cao: Huy chương vàng Vang Hà Nội tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam năm 1998. Giấy chứng nhận Rượu Nếp Mới đạt danh hiệu sản phẩm được ưa thích năm 2000 do người tiêu dùng bình chọn của báo Hà Nội mới tổ chức. Giải thưởng Hà Nội vàng Rượu Sâmpanh tại Hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam hướng tới ngàn năm Thăng Long - Hà Nội năm 2002. Huy chương đồng Rượu Vang chát Hà Nội tại cuộc thi rượu Vang Quốc tế năm 2002. Giải khuyến khích Rượu Sâmpanh tại cuộc thi rượu Vang Quốc tế các năm 2002, 2003. Giấy chứng nhận: Công ty Rượu Hà Nội – Halico đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” từ năm 2001 đến 2006 của Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức. Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng của Hội sở hữu công nghiệp Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006. Giải vàng chất lượng an toàn thực phẩm Việt Nam các năm 2004, 2005, 2006. Những kết quả đạt được trên đã khẳng định: Sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đã đi đúng hướng. Thương hiệu sản phẩm của Công ty không ngừng được nâng cao, làm tăng uy tín giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Doanh thu và nộp Ngân sách đều tăng qua các năm. Đặc biệt lợi nhuận tăng cao, góp phần bảo toàn vốn và tăng tích lũy của Công ty. Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội giao và tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề kết hợp với việc sử dụng các thành tựu khoa học về công nghệ mới nhất, đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Đó là chìa khoá của sự thành công ngày hôm nay. Các sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của Công ty như Lúa Mới, Nếp Mới, Thanh Mai... được khách hàng trong và ngoài nước mến mộ và để lại những ấn tượng khó phai về hương vị nồng đượm, dịu êm thấm đẫm nền văn minh lúa nước của người Việt. Đặc điểm tình hình hiện nay của Công ty như sau: Thuận lợi: Tình hình kinh tế chính trị của cả nước tiếp tục ổn định và phát triển; Nhu cầu về sản phẩm rượu gia tăng cùng với sự chuyển biến của đời sống xã hội, nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm; Nhà máy được xây dựng ở trung tâm thành phố Hà Nội với tổng diện tích là 33.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 18.000 m2 ở một vị trí rất thuận lợi, Công ty rất có điều kiện nắm bắt kịp thời, nhanh chóng các diễn biến về các thông tin kinh tế thị trường; Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Hà Nội cộng với quyết tâm, trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty; Việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn được bảo đảm, có mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Chính vì thế tư tưởng cán bộ công nhân viên ổn định và phấn khởi, tin tưởng và triển khai thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách, biện pháp sản xuất kinh doanh của Công ty đề ra. Khó khăn: Nguyên nhiên liệu đều tăng giá và đứng ở mức cao, chi phí vận chuyển tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh; Hệ thống thiết bị cũ và không đồng bộ nên việc bố trí lao động và tăng năng suất luôn gặp nhiều khó khăn và bị động; Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp với nguy cơ hàng giả, hàng nhái không giảm; Áp lực hội nhập khi chúng ta gia nhập WTO khiến sự cạnh tranh về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngày một gia tăng. Nếu so sánh kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây, ta nhận thấy sự phát triển của Công ty vẫn chưa thể hiện tính bền vững, mang tính đột biến nhiều hơn. Trong thời gian tới, những điều kiện thuận lợi khách quan và chủ quan sẽ là cơ sở giúp cho Công ty phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Công ty cần nỗ lực khắc phục những khó khăn để vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa giải quyết tốt 2 vấn đề: cổ phần hóa và triển khai di dời. 1.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa; tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động; tăng lợi tức cho các cổ đông; đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty. 1.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần Cồn ruợu Hà Nội kinh doanh các ngành nghề sau: Sản xuất cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; Kinh doanh, xuất nhập khẩu cồn, rượu và các loại đồ uống có cồn, không có cồn; thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn và các mặt hàng tiêu dùng, công nghệ, thực phẩm; Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn; Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì và các sản phẩm lương thực, thực phẩm; Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa; Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng; Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. 1.1.2.2. Vốn kinh doanh Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty là 48 500 000 000 đồng (bốn mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn); trong đó: - Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 28 202 000 000 đồng (chiếm 58,15% vốn điều lệ). - Vốn thuộc sở hữu các cổ đông khác: 20 298 000 000 đồng (chiếm 41,85% vốn điều lệ). Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 4 850 000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10 000 đồng; trong đó tất cả là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi. Công ty chỉ có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua và phù hợp với các quy định của pháp luật. Việc tăng vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua việc: tích lũy lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới; Việc giảm vốn điều lệ Công ty được quyết định trên cơ sở vốn còn lại của Công ty nhưng vẫn đảm bảo Công ty hoạt động bình thường. Vốn vay và các loại vốn khác: Tùy thuộc vào tình hình hoạt động, Công ty có thể huy động các loại vốn khác vào kinh doanh song phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả và không trái với quy định của pháp luật hiện hành. 1.1.2.3. Dây chuyền thiết bị, một số quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu Dây chuyền thiết bị: Dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại chưng cất cồn kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. Phương pháp công nghệ: Người đặt nền móng đầu tiên là ông Callmette cùng các nhà khoa học Pháp. Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập, tuyển chọn, thuần chủng nấm men trong một thời gian dài tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho phép áp dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ nguyên liệu gạo của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc, nấm men ra khỏi môi trường chung là men bánh, men lá của dân gian rồi tiếp tục nuôi cấy riêng biệt trong môi trường thích hợp để tiến hành phân lập, nhờ đó đã nuôi cấy được giống nấm mốc thuần chủng có hoạt lực đường hoá tinh bột đã nấu chín tốt nhất, đồng thời cũng chọn ra được chủng nấm mốc Rizhopus và nấm men Sacharomyces. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thuần chủng, nuôi cấy, phát triển nấm mốc trong môi trường lỏng đã được đường hoá bằng nấm mốc Rizhopus. Từ nền tảng đó, các chuyên viên kỹ thuật của Công ty Cồn rượu Hà Nội không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và cải tiến các phương pháp công nghệ theo hướng ngày càng tiến bộ, năng suất và thích hợp hơn, tạo ra các chủng nấm thích hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam để sản xuất ra các loại rượu chất lượng cao. Một số quy trình sản xuất công nghệ chủ yếu: Quy trình sản xuất cồn: Nguyên vật liệu là ngũ cốc như gạo, ngô, khoai, sắn được xay nghiền nhỏ thành bột rồi được nấu thành cháo loãng trong thời gian 2 giờ với nhiệt độ 900C. Sau đó đưa cháo sang thiết bị đường hóa trong thời gian là một giờ với nhiệt độ khoảng 600C, có tác dụng của axit. Sau đó chuyển sang thiết bị lên men, thời gian lên men từ 76 giờ trở lên, cho men vào, tiếp đó bộ phận KCS kiểm tra, chuyển sang chưng cất và tinh chế thành cồn và thu hồi khí CO2. Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất cồn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cồn Nguyên liệu Nấu chín Cháo loãng Hâm nhừ Phế liệu Chưng cất Cồn hoá Đường hoá CO2 Cồn công nghiệp Cồn tinh chế Nhập kho T = 340C Men 900C Nước T= 600C H2SO4 E65nzym NH4NO3 Thanks all. Haha em D oi, cai ng t viet day co the la 1 ng cu the^ ma cung co the chi Quy trình sản xuất rượu mùi: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu mùi Cồn Đường Nấu đường Nước qua xử lý Axít Hương liệu Phẩm Pha chế Tàng trữ Tách cặn Rượu trong Chiết chai, đóng nút Kiểm tra rượu Dán nhãn Bao bì Đai két Vận chuyển Nhập kho Các loại rượu mùi phần lớn được sản xuất theo phương pháp pha chế . Mỗi loại rượu có những công thức pha chế khác nhau, sử dụng các hương liệu, nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, quy trình công nghệ của các loại rượu (Nếp mới, Lúa mới, Chanh...) là như nhau đều bắt đầu từ cồn tinh chế, dùng nước để giảm nồng độ cồn, đã được tóm tắt bằng sơ đồ trên. Sau đó pha lẫn hương liệu là có thể sử dụng được, càng để lâu chất lượng càng cao. Quy trình sản xuất rượu vang: Nguyên vật liệu chính là hoa quả tươi được chọn lựa và rửa sạch cho vào ngâm đường được thể hiện theo sơ đồ sau: Hoa quả Rửa và phân loại Ngâm đường Tách cốt Lên men chính Lọc trong Tàng trữ Đóng chai Dán nhãn, bao gói, đóng hộp Rửa chai Vỏ chai Sơ đồ 1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu vang. 1.1.2.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Việc tổ chức hoạt động sản xuất được thực hiện theo mô hình công ty gồm các xí nghiệp thành viên: 2 xí nghiệp sản xuất chính và 1 xí nghiệp sản xuất phụ trợ. Mỗi xí nghiệp sản xuất chính đảm bảo một quy trình công nghệ nhất định và có cùng các chức năng nhiệm vụ sau: - Quản lý lao động và tài sản; - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhiệm vụ được giao; - Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý và điều hành công tác sản xuất có hiệu quả. Mỗi xí nghiệp đều có 1 giám đốc xí nghiệp, 1 phó giám đốc xí nghiệp, trưởng ca, nhân viên thống kê xí nghiệp. Xí nghiệp Cồn: Là xí nghiệp sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Bao gồm các bộ phận: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hóa lên men, tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, máy bơm, tổ phân tích quản lý. Xí nghiệp Rượu mùi: Là xí nghiệp sản xuất rượu pha chế từ nguyên liệu cồn và các hương liệu chiết xuất từ hoa quả. Bao gồm: tổ vận chuyển, tổ chế biến và pha chế, tổ máy rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn, tổ đai két. Hoạt động của xí nghiệp mang tính thời vụ. Xí nghiệp Phục vụ: Đây là xí nghiệp sản xuất phụ để phục vụ cho 2 xí nghiệp sản xuất chính như sản xuất bao bì, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị…nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục. Ngoài ra Công ty còn có 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm chịu trách nhiệm: giới thiệu các loại sản phẩm của Công ty và thu thập thông tin của khách hàng đối với các loại sản phẩm của Công ty. Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tổ vận chuyển Tổ nấu tinh bột Tổ phân tích quản lý Tổ vận chuyển Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội Tổ vận chuyển Tổ chế biến và pha chế Tổ vận hành máy nén Tổ đai két Tổ sản xuất bao bì Tổ kỹ thuật Tổ máy rửa chai và chiết rượu Tổ dán nhãn Xí nghiệp Vồn Xí nghiệp Rượu mùi Xí nghiệp Phục vụ Tổ đường hóa lên men Tổ chưng cất Tổ vận hành lò hơi 1.1.2.5. Thị trường kinh doanh Thị trường trong nước: Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội có 1 chi nhánh ở thành phố Hồ chí Minh và hệ thống đại lý phân phối và tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công ty có hệ thống kênh phân phối sản phẩm được mở rộng và phát triển khắp trong cả nước, cụ thể: năm 2005 có 135 đại lý thì năm 2006 đã tăng 224 đại lý, trong đó miền Bắc là 177, miền Trung là 25 và miền Nam là 22. Thị trường quốc tế: Qua gần 30 năm phát triển thị trường quốc tế, sản phẩm của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyền thống như các nước khu vực Đông Âu. Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty đã được các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, thì sản phẩm của Công ty cũng đã có mặt để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng Nhật Bản. Với những tiềm năng lớn này, hiện nay Công ty đang phát huy những lợi thế cạnh tranh, đầu tư chiều sâu, tích cực xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài một cách bền vững. Những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý kết hợp với kiểu dáng và bao bì hấp dẫn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng sẽ là những bí quyết của Công ty để từng bước khẳng định được vị thế thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Do đã được cổ phần hóa nên hiện nay, quyền quyết định cao nhất trong Công ty thuộc về Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, duới sự quản lý của Giám đốc, các phòng ban, các xí nghiệp có quan hệ ngang nhau thông qua sự chỉ đạo của trực tiếp của Giám đốc. Ban giám đốc gồm 2 người: đứng đầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông được tổ chức thường niên hoặc có thể tổ chức bất thường. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau: Thảo luận và thông qua các vấn đề sau: Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán; Báo cáo của Hội đồng quản trị về đánh giá thực trạng quản lý kinh doanh ở Công ty và định hướng chiến lược kinh doanh; Báo cáo của Ban Kiểm soát về hoạt động quản lý Công ty của Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty; Lựa chọn công ty kiểm toán và yêu cầu kiểm toán lại; Định hướng phát triển của Công ty; Báo cáo của Ban giám đốc về kế hoạch phát triển kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty; Báo cáo của các Kiểm toán viên khi cần thiết. Ra quyết định bằng văn bản về các vấn đề sau: Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần với điều kiện mức cổ tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị sau khi đã tham khảo ý kiến của các cổ đông tại Đại hội; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Chế độ tiền lương, thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông; Bổ sung, sửa đổi Điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ Công ty; Tổ chức lại và giải thể Công ty; Việc đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty; Việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; Các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Hội đồng quản trị của Công ty có 5 người. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty sau khi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; Đề xuất loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định giá chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty; Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 2 điều 15 Điều lệ Công ty; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua các hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp hợp đồng và giao dịch thuộc quy định tại điều 59 của Điều lệ Công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và người quản lý khác do Điều lệ Công ty quy định; quyết định mức lương, và lợi ích khác của người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; Ban hành quy chế quản lý tài chính để phân cấp, phân quyền quản lý tài chính cho Giám đốc điều hành, Phó giám đốc, Kế toán trưởng hoặc các thành viên khác trong ban lãnh đạo; Trình bày quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại; Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Giám đốc Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, là đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc là 5 năm; có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty; trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Quyết định lương, phụ cấp, thưởng và các vấn đề liên quan đối với người lao động trong Công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc; Tuyển dụng lao động; Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Trình Hội đồng quản trị báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo về tình hình chung của Công ty, báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên, kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính kế tiếp; Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý Công ty; Chuẩn bị ngân sách dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh; Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý nội bộ và quyết định của Hội đồng quản trị; Giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ được giao và phải báo cáo cho những cơ quan này khi được yêu cầu. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó có ít nhất 1 nhân viên có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát cùng nhiệm kỳ với thành viên Hội đồng quản trị và kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết các công việc tồn đọng. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau: Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao; Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính của Công ty; Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị. Trình báo cáo thẩm định các loại báo cáo này lên Đại hội cổ đông tại cuộc họp thường niên; Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông; Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đông cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty; Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. Các phòng, ban chức năng Các phòng ban chức năng thực hiện theo nhiệm vụ có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh và được sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của Giám đốc. Phòng Kế toán tài chính: Có chức năng nhiệm vụ sau: Thu thập, xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kế toán; Kiểm tra giám sát các khoản thu - chi tài chính, các nghĩa vụ thu – nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của Công ty; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, 7 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Phòng Tổ chức, lao động – tiền lương: Có chức năng nhiệm vụ sau: Thực hiện công tác tổ chức, xây dựng phương án về quy hoạch cán bộ theo chủ trương của Công ty và cấp trên; Thực hiện công tác nhân sự: bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, đào tạo, tuyển dụng,…; Xây dựng phương án về quản lý lao động, tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động; Thường trực công tác kiểm tra an toàn trong Công ty. Cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên lao động – tiền lương – bảo hiểm xã hội. Phòng Hành chính: Có chức năng nhiệm vụ sau: Tổ chức và thực hiện công tác nội chính trong Công ty; Các chính sách xã hội (thương binh, liệt sỹ, hiếu, hỷ,...); an ninh, trật tự (bảo vệ, quân sự,...); pháp chế ( kiện tụng, khiếu nại, tranh chấp,…); y tế; Thanh tra thủ trưởng; Dịch vụ, tạp vụ (lái xe, nhà ăn, môi trường, lễ tân, khánh tiết,...); Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; Quản lý nhà đất, ki ốt, mặt bằng cho thuê để ô tô, thiết bị văn phòng toàn Công ty Thường trực công tác thi đua; Quản lý hành chính Cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Chi nhánh miền Nam. Cơ cấu tổ chức có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên văn thư lưu trữ; tổ bảo vệ; tổ xe con, xe ca; tổ y tế, tổ môi trường, tạp vụ, bồi dưỡng độc hại. Phòng Kế hoạch tiêu thụ: Có chức năng nhiệm vụ sau: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ cả ngắn hạn và dài hạn, (tháng, quý, năm); kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiêu thụ và chiến lược phát triển của Công ty; kế hoạch giá thành sản phẩm; tham mưu và đề xuất định giá bán sản phẩm cho từng thời điểm để bảo toàn vốn và tăng trưởng; kế hoạch tài chính: phục vụ công tác tiêu thụ; xúc tiến thương mại, chống hàng giả, hàng nhái,...; Xây dựng và quản lý các quy chế bán hàng, hệ thống phân phối, đại lý và các phương thức hoạt động tiếp thị, bán hàng; Nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước và ngoài nước; triển khai và tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng trong và ngoài nước; căn cứ vào nhu cầu thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; phối hợp với các đơn vị trong Công ty, điều độ tác nghiệp để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra; Thống kê tổng hợp các số liệu về sản xuất, kinh doanh; thực hiện các chế độ báo cáo và lưu trữ theo quy định. Phòng có cơ cấu tổ chức bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên thống kê tổng hợp, 1 nhân viên xuất khẩu, 1 nhân viên làm công tác chống hàng giả, 1 nhân viên bán hàng, tổ tiếp thị bán hàng. Phòng Vật tư: Có chức năng nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch mua vật tư về số lượng và giá trị cho sản xuất trên cơ sở kế hoạch tiêu thụ; Cung ứng các vật tư, nguyên, nhiên, nhiên liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị…; Kiểm kê định kỳ vật tư, nguyên, nhiên, nhiên liệu, phụ tùng, máy móc, thiết bị…; Quản lý các kho thành phẩm, kho vật tư, xe vận tải của Công ty. Cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 nhân viên cung ứng vật tư, 1 nhân viên điều độ phương tiện vận tải và thành phẩm, tổ kho, nhân viên lái xe. Phòng Kỹ thuật công nghệ: Có chức năng nhiệm vụ sau: Xây dựng, quản lý, giám sát, hướng dẫn việc thực hiện các quy trình công nghệ sản xuất Cồn, Rượu, Bao bì,..., định mức kinh tế kỹ thuật công nghệ; Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng: vật tư, nguyên liệu, sản phẩm; Nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học kỹ thuật, sản phẩm mới vào sản xuất; Lưu giữ sản phẩm của Công ty qua các thời kỳ; Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ. Cơ cấu tổ chức gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, kỹ sư công nghệ 1 phụ trách mảng công nghệ sản xuất bao bì, kỹ sư công nghệ 2 phụ trách mảng công nghệ sản xuất Rượu mùi, kỹ sư công nghệ 3 phụ trách mảng công nghệ sản xuất Cồn và Rượu lên men,1 nhân viên kỹ thuật công nghệ. Phòng Kỹ thuật cơ điện: Có chức năng nhiệm vụ sau: Quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, điện nước, môi trường trong Công ty; Xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch sửa chữa thiết bị, nhà xưởng hàng năm, quý, tháng; Xây dựng, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc thực hiện định mức kinh tế, kỹ thuật, nội quy, quy trình, quy phạm, kỹ thuật an toàn lao động; Nghiên cứu, đề xuất, tham gia công tác đầu tư mới; Lập và lưu trữ hồ sơ thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng theo quy định; Lập dự toán, theo dõi, giám sát, thực hiện các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn hơn 10 triệu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Nghiệm thu kỹ thuật từng phần và toàn bộ công trình; Đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành mình quản lý. Phòng có cơ cấu tổ chức lao động gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 kỹ sư Điện, 1 kỹ sư quản lý nước và môi trường, 1 kỹ sư nhiệt – thiết bị áp lực, 1 kỹ sư xây dựng, 2 kỹ sư cơ khí. Phòng KCS: Có chức năng nhiệm vụ sau: Quản lý, kiểm tra, giám sát về chất lượng vật tư, hàng hóa, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, bán thành phẩm, thiết bị, dụng cụ đo lường theo tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn Việt Nam; Quản lý công tác sở hữu trí tuệ của Công ty; quản lý mã số, mã vạch cho các sản phẩm. Tham gia công tác chống hàng giả, hàng nhái; Xây dựng công tác chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định của Nhà nước; Kiểm tra, xác định chất lượng sản phẩm cho khách hàng đổi hoặc trả lại Công ty; Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty; Tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; Tham gia công tác nghiên cứu sản phẩm mới, đề tài ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật. Phòng có cơ cấu tổ chức gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, và 3 kỹ sư. Sơ đồ 1.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng KCS Phòng Vật tư Phòng Kế hoạch tiêu thụ Phòng Hành chính Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức, lao động - tiền lương Phòng Kỹ thuật cơ điện Phòng Kỹ thuật công nghệ Xí nghiệp Phục vụ Xí nghiệp Rượu mùi Xí nghiệp Cồn 1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức công tác kế toán phải xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, từ yêu cầu quản lý, từ trình độ của cán bộ kế toán, từ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến. Phương thức kế toán tập trung thể hiện: toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đều được thực hiện ở phòng kế toán. Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ phát sinh sau đó chuyển về Phòng kế toán tài chính của Công ty để xử lý tổng hợp. Phòng Kế toán xử lý tất cả các giai đoạn hạch toán tại các phần hành kế toán. Các phần hành kế toán được chia rõ ràng cho các kế toán viên trong phòng. Chính vì vậy công tác kế toán dần được chuyên môn hóa, phù hợp với khối lượng trong công việc và yêu cầu quản lý. Mối quan hệ trực tuyến trong tổ chức bộ máy kế toán thể hiện ở việc kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành. Các nhân viên kế toán trực tiếp nhận lệnh của kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ được giao. Phương thức này phù hợp với tình hình hiện nay của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Bộ máy kế toán được thực hiện trên nguyên tắc cơ bản là đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ cho kế toán. Điều đó cho phép phản ánh, kiểm tra, giám đốc một cách trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo sự nhịp nhàng thống nhất trong hoạt động. Công ty có các phần hành kế toán sau: Kế toán nguyên vật liệu Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tài sản cố định Kế toán thanh toán Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Kế toán tiêu thụ Sơ đồ 1.6. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán (kiêm kế toán tiền lương) Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Các nhân viên thống kê của các xí nghiệp thành viên Kế toán tiêu thụ Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, được giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được giao. Đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng Tổng công ty về chuyên môn nghiệp vụ. Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau: Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ đạo công tác phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của công ty. Chỉ đạo công tác cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán tài chính trong Công ty. Tham gia công tác kiểm tra xem xét các dự án về đầu tư, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản, các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính và pháp luật cũng như hiệu quả của các dự án, phương án đó. Trực tiếp tổ chức điều hành bộ máy kế toán của Công ty theo quy định của Luật kế toán. Lập báo cáo tài chính theo chế độ. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc. Kế toán tổng hợp: căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán để thực hiện việc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và nhật ký chứng từ kế toán; hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán hiện hành; cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết thuộc lĩnh vực kế toán phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cùng các phần hành kế toán hoàn thiện số liệu để lập báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên; tham gia vào công tác phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó phòng kế toán: là người giúp kế toán trưởng về một số việc và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc được giao; thực hiện 1 phần hành kế toán được giao; thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc của phòng và các công việc theo yêu cầu của Giám đốc, của lãnh đạo ngành khi kế toán trưởng đi vắng, làm các công việc được kế toán trưởng ủy quyền, phân công khi cần thiết; thực hiện các công việc khác khi được phân công. Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và sự biến động về mắt số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động; có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty; lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Kế toán tiêu thụ: làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản kế toán và ghi vào sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kê khai, tính thuế thu nhập hàng tháng, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp; kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các khoản công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng. Kế toán giá thành: tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn Công ty, gắn liền các loại chi phí sản xuất khác nhau theo từng loại sản phẩm được sản xuất; tính toán kịp thời chính xác giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất; kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu thụ và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích; lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm Kế toán thanh toán: hàng tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các chứng từ mua chi tiết thanh toán theo từng hóa đơn tương ứng với từng đối tượng khách hàng hay người bán. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để ghi vào các nhật ký chứng từ và bảng kê liên quan. Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích gây lãng phí; thương xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng kém phẩm chất chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại cho Công ty; thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo về vật liệu; tham gia phân tích các kế hoạch về thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu. Kế toán TSCĐ: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn Công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tượng; kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các khoản thanh toán công nợ về đầu tư TSCĐ và sửa chữa TSCĐ. Thủ quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt theo chứng từ thu – chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ; thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về thu chi tiền mặt; thực hiện các công việc khác khi được phân công. Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên: làm nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi về tài chính, sản xuất cũng như bán hàng. 1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 1.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty theo năm dương lịch bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Kì kế toán: Quá trình sản xuất diễn ra liên tục tại Công ty với khối lượng lớn đòi hỏi cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời nên kì kế toán tại Công ty được xác định là hàng tháng. Kì lập báo cáo: cuối mỗi quý các báo cáo tài chính được lập để cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Phương pháp kế toán: Do tính phát sinh thường xuyên của các nghiệp vụ sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Công ty hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho: Công ty xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: từ 31/12/2003 trở về trước, các sản phẩm của Công ty chỉ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ 01/01/2004 các sản phẩm của Công ty ngoài chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn phải chịu thuế giá trị gia tăng 10% theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Để trích khấu hao TSCĐ, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo tiêu thức sản lượng, được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính . Công ty tự trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ mà Nhà nước quy định. Phương pháp tính giá thành sản phẩm: theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Đối với việc hạch toán công cụ, dụng cụ: công cụ, dụng cụ của Công ty thường có giá trị nhỏ nên Công ty thực hiện việc phân bổ công cụ, dụng cụ một lần (100%); tức là hạch toán thẳng từ TK153 vào các TK chi phí công cụ, dụng cụ, sau đó chi phí này được tập hợp và đưa vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . Đơn vị tiền tệ kế toán áp dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác nhau theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán Các loại chứng từ kế toán được công ty sử dụng trong từng phần hành: Hạch toán tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định (mẫu số 01-TSCĐ), thẻ tài sản cố định (mẫu số 02-TSCĐ), biên bản xử lý TSCĐ (mẫu số 03-TSCĐ), biên bản xử lý tài sản cố định, biên bản nghiệm thu, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình khấu hao TSCĐ trong quý,... Hạch toán hàng tồn kho: - Các chứng từ sử dụng trong khâu nhập vật liệu: Phiếu kiểm nghiệm vật tư, hợp đồng bán hàng của người bán (mẫu số 01-BH), hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu 01-GTGT), phiếu yêu cầu nhập kho, Phiếu nhập kho vật tư (mẫu số 01-VT),... - Các chứng từ sử dụng trong khâu xuất vật tư: phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, phiếu lĩnh vật tư, phiếu xuất vật tư (mẫu số 02-VT), thẻ kho (mẫu số 06-VT),... Hạch toán thanh toán: Biên bản đối chiếu công nợ, giấy báo Nợ, giấy báo Có, phiếu thu (mẫu số 01-TT), phiếu chi (mẫu số 02-TT), giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT), sổ bảng kê của ngân hàng kèm chứng từ gốc,... Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động: Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL), bảng thanh toán tiền lương kỳ cuối, giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04-TT), bảng thanh toán bảo hiểm xã hội (mẫu số 04-LĐTL), bảng thanh toán tiền thưởng( mẫu số 05-LĐTL),... Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: Phiếu nhập kho thành phẩm (mẫu số 01-VT), Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho (hóa đơn giá tri gia tăng), báo cáo nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, thẻ kho, phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng,... Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; bảng phân bổ vật liệu,công cụ dụng cụ; bảng kiểm kê bán thành phẩm; bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; hóa đơn giá trị gia tăng của vật tư hàng hóa, dịch vụ mua ngoài; các chứng từ khác phản ánh chi phí bằng tiền khác,... 1.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán Tài khoản sử dụng là tài khoản áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất do Nhà nước ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính, sang niên độ kế toán 2004 công ty còn căn cứ vào thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 để sửa đổi ký hiệu và nội dung một số tài khoản trong quá trình hạch toán. 1.1.5.4. Hệ thống sổ kế toán Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ với các loại sổ: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; Sổ, thẻ kế toán chi tiết; Sổ cái. Những nghiệp vụ kinh tế hàng ngày được phản ánh trên các sổ chi tiết như: sổ chi tiết theo dõi tài khoản tiền vay, sổ chi tiết theo dõi thanh toán với nhà cung cấp, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết tài sản cố định. Đến cuối tháng, căn cứ vào các Nhật ký chứng từ và Bảng kê để tổng hợp tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên Sổ cái của từng tài khoản, từ đó ghi vào các báo cáo kế toán liên quan. Sổ cái các tài khoản được mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng. Sơ đồ 1.7. Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ (chứng từ) kế toán chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng kê Báo cáo kế toán Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu Các sổ sách kế toán được sử dụng trong từng phần hành: Hạch toán nguyên vật liệu: sử dụng Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ; Sổ chi tiết vật liệu; Sổ chi tiết thanh toán với người bán; NKCT số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10; Sổ cái TK 152, Sổ cái TK 153, Sổ cái TK 331,...; Bảng kê số 3; Sổ quỹ TK 111, Sổ quỹ tài khoản 112; Nhật ký chứng từ số 5;... Hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thanh toán với người lao động: Bảng phân bổ số 1; NKCT số 1, 2, 7; Bảng kê số 4, 5, 6; Sổ cái TK 334, Sổ cái TK 338, Sổ cái TK 622, Sổ cái TK 627,...; Hạch toán TSCĐ: sổ theo dõi tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ; bảng tính và phân bổ số khấu hao; Bảng kê số 4, 5, 6; NKCT số 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10; Sổ cái TK 211, Sổ cái TK 213, Sổ cái TK 214, Sổ cái TK 241,... Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm: sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm; Bảng kê số 4, 5, 6; NKCT số 7,...; Sổ cái TK 621, Sổ cái TK 622, Sổ cái TK 627, Sổ cái TK 154,... Hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: sổ chi tiết bán hàng; sổ chi tiết giá vốn hàng bán; sổ chi tiết thanh toán với khách hàng; Bảng kê số 8, 9, 10; NKCT số 8; Sổ cái các TK 155, 111, 112, 131, 632, 511, 512, 531, 532, 641,642, 911,...; Sổ quỹ TK 111, 112; Báo cáo nhập - xuất - tồn thành phẩm; Báo cáo tổng hợp tiêu thụ;... 1.1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán Hiện nay Công ty căn cứ vào thông tư 23/2005/TT-BTC ban hành ngày 30/3/2005 để lập 3 trong 4 loại báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính, đó là: Bảng cân đối kế toán (mẫu B1-DN) Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B2-DN) Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) Ngoài 3 báo cáo trên, Công ty còn lập các báo cáo tài chính khác theo quý, như: Bảng công bố, công khai một số chỉ tiêu tài chính Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ Báo cáo tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác Báo cáo tình hình tiền lương và thu nhập Tại Công ty, báo cáo quản trị không được lập định kỳ mà chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị như một số báo cáo: Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh; Báo cáo chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp; Báo cáo giá thành; Báo cáo sản lượng; Báo cáo quỹ lương; Báo cáo tăng giảm vốn khấu hao;... Một số báo cáo kiểm kê được dùng tại Công ty: Báo cáo kiểm kê vốn bằng tiền; Báo cáo kiểm kê nguyên vật liệu và tài sản khác; Báo cáo kiểm kê số lượng TSCĐ; Báo cáo kiểm kê hàng dự trữ;... Công ty có nghĩa vụ thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phải gửi báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động trong năm theo quy định của pháp luật lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Sở tài chính Hà Nội, Cơ quan kiểm toán nhà nước, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Hà Nội. 1.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội 1.2.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 1.2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Công ty: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất: Sản phẩm của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội bao gồm nhiều loại, trải qua nhiều quá trình chế biến liên tục, qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau. Xuất phát từ đặc điểm này mà Công ty tổ chức sản xuất theo xí nghiệp thành viên tương ứng với từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kết quả sản xuất của từng giai đoạn trước là nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến ra thành phẩm hoặc có thể bán ra ngoài như cồn tinh chế 960, rượu nước nửa thành phẩm - kết quả của giai đoạn pha chế… Từ đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành và với đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của mình. Ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên (Xí nghiệp Cồn, Xí nghiệp Rượu mùi, Xí nghiệp Bao bì), từng bộ phận sản xuất phụ (Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát, Xí nghiệp Cơ điện), từng công đoạn sản xuất (công đoạn pha chế, công đoạn đóng chai) và chi tiết đến từng sản phẩm. Cụ thể: - Xí nghiệp Cồn chỉ sản xuất cồn thành phẩm (cồn 960) do vậy toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được ở Xí nghiệp Cồn dùng để tính giá thành cồn 960. - Các xí nghiệp thành viên khác thì đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp và chi tiết cho từng giai đoạn công nghệ như pha chế, đóng chai và từng loại sản phẩm như rượu chanh, rượu cam, rượu lúa mới… - Đối với những khoản mục chi phí liên quan đến các loại sản phẩm của từng xí nghiệp thì tiến hành trực tiếp, còn những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng hạch toán theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Cuối mỗi tháng dựa vào chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập Nhật ký chứng từ số 7 và ghi vào Sổ cái có liên quan. Đồng thời hàng tháng từ Nhật ký chứng từ số 7 và Sổ cái, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm làm cơ sở cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành mỗi tháng. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất: Do tính phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên. 1.2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty: Xuất phát từ đặc điểm chi phí sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất rượu mà Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất và từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng khi đem nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp. Cụ thể, đối tượng tính giá thành của: - Xí nghiệp Cồn: cồn thành phẩm - Xí nghiệp Rượu mùi: + Rượu nước từng loại – sản phẩm của công đoạn pha chế. + Rượu đóng chai từng loại – sản phẩm của công đoạn đóng chai. + Rượu vang. - Xí nghiệp Bao bì: bao bì từng loại, từng kích cỡ. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty: Do đặc điểm của sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục cũng như yêu cầu quản lý cần tính giá thành nửa thành phẩm bán ra ngoài, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. 1.2.2. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn, các khoản chi phí không phức tạp nhưng phát sinh thường xuyên với khối lượng lớn. Quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, các chi phí bỏ ra cũng đa dạng, bao gồm nhiều loại trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn (chiếm từ 75-80%). Do vậy, cần kiểm soát chặt chẽ chi phí bỏ ra. Công ty không thực hiện trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tại Công ty, các chi phí phát sinh tại bộ phận nào đều được tập hợp, phản ánh tại bộ phận đó rồi chuyển về phòng kế toán tại Công ty. Tại đây các chi phí được theo dõi chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách và các tài khoản chi tiết ở từng bộ phận. Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất, chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội phân loại theo mục đích và công dụng kế toán được chia làm các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung 1.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chủng loại phong phú, đa dạng, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, có loại trong nước, có loại phải nhập khẩu, mỗi loại có tính năng, tác dụng khác nhau. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, kế toán đã tiến hành phân loại và theo dõi nguyên vật liệu trên các tài khoản chi tiết của TK 152- Nguyên liệu, vật liệu như sau: TK 1521: Nguyên vật liệu chính, bao gồm: gạo tấm, bột gạo tấm, bột sắn, dịch san, dịch téc, đạm, đường, hương cốm,… TK 1522: Nguyên vật liệu phụ, bao gồm: hương liệu các loại, nút, giấy, phẩm màu, nhãn,… TK 1523: Nhiên liệu bao gồm: dầu FO, dầu mỡ, sơn các loại… TK 1524: Phụ tùng thay thế: dây điện, bóng đèn, đinh vít… TK 1527: Vật liệu khác. Cuối tháng kế toán căn cứ vào “Phiếu xuất kho”, “Báo cáo kho”…từ các thủ kho và “Báo cáo sử dụng vật tư” từ các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp, kế toán vật liệu xác định số vật liệu thực dùng, lập “Bảng tính giá vật liệu xuất” cho từng bộ phận sử dụng khác nhau. Trên cơ sở đó lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” cho toàn Công ty. Từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng vào “Bảng kê số 4”và lấy số liệu tổng hợp ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7”. Số liệu ở “Nhật ký chứng từ số 7”đuợc sử dụng để ghi vào Sổ cái TK 152, TK 621 và các tài khoản liên quan khác. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên. TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Xí nghiệp Cồn. TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Rượu mùi. TK 6214: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Bao bì. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho bộ phận sản xuất phụ vào TK 154, chi tiết như sau: TK 1545: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi. TK 1546: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát. TK 1548: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện. Khi có nhu cầu sản xuất, các xí nghiệp có nhu cầu sẽ gửi giấy đề nghị lĩnh vật tư. Khi được Giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch vật tư phê duyệt, phòng kế hoạch vật tư sẽ viết “Phiếu xuất kho”. Thủ kho chỉ được phép xuất kho khi đã có đủ chữ ký của 2 người kể trên và ghi số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho. Số lượng thực xuất không được lớn hơn số lượng yêu cầu ghi trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được ghi làm 3 liên: một liên lưu tại phòng vật tư, một liên lưu tại kho và một liên chuyển lên phòng kế toán. Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số liệu chi tiết của vật liệu, công cụ, dụng cụ, các phiếu xuất kho để tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn giá thực tế NVL xuất trong tháng (Pbq) = Trị giá NVL tồn đầu tháng + Trị giá NVL nhập trong tháng Khối lượng NVL tồn đầu tháng + Khối lượng NVL nhập trong tháng Giá thực tế NVL xuất dùng = Pbq Khối lượng NVL xuất dùng Ví dụ: Trong tháng 12/2006 vật liệu đường kính có số liệu sau (căn cứ vào Bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu) Biểu 1.2 BẢNG KÊ TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT – TỒN NVL Tháng 12/2006 Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội Tên hàng Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Đường 5 132 49 583 000 6 790 65 604 980 7 028 67 903 130 4 894 47 284 850 …….. ……. ………… …… ……….. ….. …….. … …….. Cộng 2 211 385 260 15 147 562 380 13 224 766 460 4 134 181 180 Ta có: Trị giá vật liệu tồn đầu tháng: 49 583 000 đ Số lượng vật liệu tồn đầu tháng: 5 132 kg Trị giá vật liệu nhập trong tháng: 65 604 980 đ Số lượng vật liệu nhập trong tháng: 6 790 kg Đơn giá vật liệu đường kính xuất trong tháng = 49 583 000 + 65 604 980 = 9 661,8 đ 5 132 + 6 790 Số lượng vật liệu xuất trong tháng: 7 028 kg Vậy, trị giá vật liệu đường xuất trong tháng = 9 661,8 7 028 = 67 903 130 đ Với phương pháp tính như vậy thì cuối tháng kế toán mới tính được trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Biểu 1.3 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 03/12/2006 Số: Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng: Tổ Xay xát Lý do xuất kho: Xí nghiệp Cồn Xuất tại kho: Lĩnh Nam STT Tên vật tư, sản phẩm Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Gạo tấm Kg 230 450 230 450 Cộng 230 450 230 450 Phụ trách bộ phận sử dụng (ký, họ tên) Phụ trách bộ phận cung tiêu (ký, họ tên) Người nhận (ký, họ tên) Thủ kho (ký, họ tên) Căn cứ vào số lượng thực xuất trên phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất cho từng xí nghiệp và ghi vào “Bảng tính giá nguyên vật liệu xuất” rồi chuyển tới kế toán giá thành ghi vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ”. Biểu 1.4 Trích BẢNG TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT Tháng 12/2006 - XN Rượu mùi STT Tên vật liệu Sản lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đường 7 028 9 661,8 67 903 130 2 Hương cốm 93 842 474,73 78 350 150 ……… ……. …… ….. …… Cộng 5 962 594 491 Số liệu bảng trên được ghi vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ – Tháng 12/2006 ở cột Nợ TK 6212 và vào các dòng tương ứng. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên vật liệu khác nhau nên khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp, kế toán còn chú ý chi tiết nguyên vật liệu dùng cho từng loại sản phẩm căn cứ vào báo cáo sản xuất chi tiết các loại nguyên vật liệu của từng xí nghiệp thành viên nhằm phục vụ tính giá thành từng loại sản phẩm. Sau khi xác định được chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho từng sản phẩm tại mỗi công đoạn, kế toán lấy làm căn cứ để ghi vào bảng tính giá thành từng công đoạn cụ thể cho từng loại rượu tương ứng. Toàn bộ việc tổng hợp tính toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng được thực hiện trên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ” (Bảng phân bổ số 2). Trên bảng phân bổ, các cột phản ánh TK ghi Nợ (chi tiết cho bộ phận sử dụng), các dòng phản ánh TK ghi Có (chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ). Đối với công cụ, dụng cụ: công cụ, dụng cụ của công ty thường có giá trị nhỏ nên được phân bổ 100%, chi phí công cụ, dụng cụ cũng được tập hợp và đưa vào “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” . Cuối tháng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp số liệu ở Bảng phân bổ số 2 để ghi vào “Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”. Đồng thời căn cứ vào số liệu ở Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 – Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, rồi ghi vào Sổ cái TK 621 chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên. 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tổng số cán bộ công nhân viên: 400 người; trong đó số lao động trực tiếp là 310 người, số lao động gián tiếp là 90 người. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Cụ thể, ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội khoản mục này bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định,... Hình thức trả lương áp dụng tại Công ty bao gồm cả hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (lương sản phẩm). Lương cơ bản = Hệ số lương cấp bậc * Mức lương tối thiểu (= 450 000 đ) Lương thời gian = Số ngày tính theo lương thời gian * Đơn giá lương thời gian ngày (= 48 500 đ/ngày) Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá lương sản phẩm Đơn giá tiền lương do Phòng Tổ chức, lao động – tiền lương của Công ty tính và gửi lên Phòng Kế toán để tính ra tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất. Như vậy: Tổng tiền lương = Lương sản phẩm + Lương thời gian + Phụ cấp. Các khoản phụ cấp bao gồm: phụ cấp Đảng, an toàn lao động, tiền thưởng, cơm ca… Trong đó: Phụ cấp đảng = Hệ số phụ cấp đảng (=0,3)* Lương tối thiểu (= 450 000 đ) An toàn lao động = 58 000/người/tháng Tiền thưởng = Hệ số thưởng * Lương cơ bản Tiền cơm ca = 10 000 đ/người/ngày Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà hàng tháng khi có phát sinh chi phí thì tính luôn vào tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất tức là hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất trong tháng. Ở Công ty tỷ lệ trích KPCĐ là 2% trên lương thực tế, các khoản BHXH là 15%, BHYT là 2% trên lương cơ bản. Còn 6% (BHXH 5%, BHYT 1%) người lao động phải chịu và được khấu trừ luôn vào lương. Ví dụ cụ thể: Tại Tổ pha chế – Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 Biểu 1.6 T rích Bảng chấm công tháng 12/2006 Tổ pha chế - Xí nghiệp Rượu mùi STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công Cơm ca … CT Tổng 1 2 … 31 1 Trần Đình Hậu 2,92 + K … + 18 … 5 25 … …. …. … … … … … … … …. Cộng 321 90 427 Trong đó: +: Lương thời gian K: Lương sản phẩm CT: Tổng ngày lương thời gian …. Căn cứ vào Bảng năng suất cá nhân Tổ pha chế – Xí nghiệp Rượu mùi - tháng 12/2006 Biểu 1.7 Trích Bảng năng suất cá nhân tháng 12/2006 Tổ pha chế - Xí nghiệp Rượu mùi STT Họ tên Lọc rượu Đơn giá: 6 367 Rửa chai Đơn giá: 124,47 Vận chuyển Đơn giá: 272,68 … Tổng cộng L Tiền L Tiền L Tiền 1 Trần Đình Hậu 12 76 409 307 38 214 156 42 539 … 1 360 500 … …. ….. … … … … … … … Cộng 204 1 298 868 5 220 649 733 2 652 723 148 ... 21 881 424 Như vậy tính lương cho ông Hậu như sau: - Lương sản phẩm = 12*6 367+ 307*124,47+ 156*272,68+… = 1 360 500 đ - Lương thời gian = 5* 48 Lương thời gian = 5* 38,(ký, ________________________________________________________________________________________________500 = 242 500đ - Các khoản phụ cấp: Phụ cấp đảng = 0,3* 450 000 = 135 000đ An toàn lao động = 58000đ Tiền thưởng = 2*450 000*2,92= 2 628 000 đ Tiền cơm ca = 18*10 000ôNG TY_________________________________________________________________________________________________________________________ = 180 000đ Vậy tổng tiền lương của ông Hậu là: = 1 360 500 +242 500 + 135 000 +58 000 + 2 628 000 +180 000 = 4 604 000 đ Trong tháng ông Hậu nhận tạm ứng vào ngày 10/12 với số tiền là 2 000 000 đ Số tiền bảo hiểm trừ vào lương = 2,92*450 000*6% = 78 840 đ Vậy tiền ông Hậu được lĩnh vào cuối tháng là: = 4 604 000 – 2 000 000 – 78 840 =2 525 160 đ Tính toán tương tự cho các công nhân khác, từ đó lập Bảng thanh toán lương và phụ cấp cho Tổ pha chế tháng 12/2006. Tương tự lập Bảng thanh toán lương và phụ cấp cho Tổ đóng chai và Tổ rượu vang. Phương pháp tập hợp Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên: TK 6221- Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Cồn TK 6222 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Rượu mùi TK 6224 – Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp Bao bì Với các bộ phận sản xuất phụ, kế toán tập hợp trực tiếp vào TK 1545 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi TK 1546 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát TK 1548 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện Tại Công ty, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng xí nghiệp, từng bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ. Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chúng cho từng loại sản phẩm ở các xí nghiệp thành viên theo từng tiêu thức cụ thể. Hàng tháng, nhân viên thống kê ở các phân xưởng căn cứ vào các bảng chấm công, bảng lương, cấp bậc, khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng năng suất cá nhân và các chế độ phụ cấp khác tiến hành tính lương cho công nhân, nhân viên đơn vị mình, đồng thời trích lập các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, từ đó lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cho đơn vị mình. Cuối tháng, khi nhận được “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cùng các tài liệu có liên quan từ các phân xưởng gửi lên, kế toán tiền lương tiến hành tập hợp lại và lập bảng phân bổ số 1: “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho toàn Công ty. Ví dụ, để tính tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp Rượu mùi, kế toán căn cứ vào cột tổng tiền dòng tổng cộng tương ứng trên “Bảng thanh toán lương” của Tổ pha chế, Tổ đóng chai và Tổ rượu vang tập hợp lại và ghi vào “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 tương ứng theo từng công đoạn. Cụ thể: Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp Rượu mùi là: 795 803 344 + 1 272 101 524 + 177 381 500 = 2 245 286 368 đ Từ đó tính khoản trích KPCĐ là: = 2% * 2 245 286 368 = 44 905 727 đ Do tháng 11 Công ty đã trích thừa tiền BHXH và BHYT nên tháng này không trích nữa. Kết quả này sẽ được ghi vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ở cột ghi Có TK 334, TK 3382 và dòng ghi Nợ TK 6222. Cụ thể: Theo “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” tháng 12/2006 tại Xí nghiệp Rượu mùi: - Tổng chi phí nhân công trực tiếp ở Xí nghiệp Rượu mùi là: 1 297 543 554 đ, trong đó: + Tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là: 1 272 101 524 đ. + Các khoản trích theo lương là: 25 442 030 đ. Việc xác định lương cũng như phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành tại từng xí nghiệp thường khác nhau và rất phức tạp. Do đó, đòi hỏi kế toán tiền lương và kế toán giá thành phải thận trọng khi tính lương và phân bổ chi phí. Công đoạn pha chế: Để phục vụ tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm theo số lít rượu pha chế trong tháng. Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho từng loại rượu nửa thành phẩm = Số lít rượu đó pha chế được Tổng số chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho công đoạn pha chế Tổng số lít rượu pha chế được Cụ thể: Theo “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006: - Tổng chi phí nhân công trực tiếp ở công đoạn pha chế là: 114 132 210 đ, trong đó: + Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở công đoạn pha chế là: 111 894 324 đ. + Các khoản trích theo lương: 2 237 886 đ. Căn cứ vào “Báo cáo sản xuất tháng 12/2006” tại Xí nghiệp Rượu mùi - Công đoạn pha chế: Biểu 1.13 Trích BÁO CÁO SẢN XUẤT THÁNG 12/2006 Xí nghiệp Rượu mùi Công đoạn pha chế STT Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm (lít) 1 2 3 …. Rượu lúa mới Rượu nếp mới Rượu chanh …… 161 000 46 000 23 000 ………. Tổng cộng 825 889 Số lít rượu xí nghiệp pha chế được: 825 899 (l) rượu mùi Trong đó có: 161 000 (l) rượu Lúa mới Vậy, chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho rượu Lúa mới nửa thành phẩm là: 161 000 114 132 210 = 22 249 109 825 889 Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006. Tương tự như vậy, ta có thể tính toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại rượu nửa thành phẩm còn lại, và lấy số liệu ghi vào Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006. Công đoạn đóng chai: Theo “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung” của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006: - Tổng chi phí nhân công trực tiếp ở công đoạn đóng chai là: 1 065 451 294 đ, trong đó: + Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở công đoạn đóng chai là: 1 042 247 150 đ. + Các khoản trích theo lương: 23 204 144 đ. Do đặc điểm công đoạn đóng chai là sử dụng từng loại chai với dung tích khác nhau và qua một số thao tác mới tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh nên Công ty lập bảng đơn giá lương đối với từng loại chai để thuận tiện cho việc đánh giá chi phí tiền lương hàng tháng, đồng thời phản ánh đúng phần lao động bỏ ra để đóng chai hoàn thiện. Ta có bảng đơn giá lương và tổng lương từng loại chai dùng để hoàn thành sản phẩm tại Xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2006. Biểu 1.14 Trích BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TÍNH CHO RƯỢU LÚA MỚI Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 Công đoạn đóng chai STT Loại chai Đơn giá (đ) Số lượng (chai) Tổng chi phí tiền lương 1 O,651 968 151 403 146 546 535 2 0,601 1 075,74 3 760 4 044 769 3 0,501 810,72 398 014 322 680 472 … ….. …… ……. …….. Cộng 1 379 140 1 065 451 294 Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2006. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại căn cứ vào số lượng chai đóng được trong kỳ. Sau khi hoàn tất Bảng phân bổ số 1, kế toán tiền lương chuyển Bảng phân bổ cùng tài liệu liên quan cho kế toán giá thành. Căn cứ vào số liệu thuộc dòng ghi Nợ các TK chi phí, cột tổng cộng, kế toán xác định tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất phục vụ lập Bảng tính giá thành và Bảng kê số 4. Đồng thời sử dụng số liệu ở Bảng kê số 4 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 – Phần I - Tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty và ghi vào Sổ cái TK 622. 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK627 theo các nội dung tương ứng sau: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62711 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Cồn. TK 62712 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Rượu mùi. TK 62714 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Bao bì. TK 6272 – Chi phí vật liệu chung TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền. Các TK này cũng được chi tiết như TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Đối với bộ phận sản xuất phụ, chi phí sản xuất chung được tập hợp chi tiết vào các TK: TK 1545 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Lò hơi TK 1546 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Bộ phận Xay xát TK 1548 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Xí nghiệp Cơ điện Do đặc điểm sản xuất cũng như tính chất sản phẩm ở mỗi xí nghiệp, bộ phận là khác nhau nên kế toán lựa chọn các tiêu thức khác nhau để phân bổ chi phí sản xuất chung. - Đối với Xí nghiệp Cồn, do chỉ sản xuất một loại sản phẩm là cồn 960 nên toàn bộ chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp để tính giá thành của cồn 960. - Đối với Xí nghiệp Rượu mùi thì chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho từng công đoạn rồi sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. + Công đoạn pha chế: CPSX chung phân bổ cho công đoạn pha chế = Tiền lương CNTTSX công đoạn pha chế Chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp Tiền lương CNTTSX xí nghiệp rượu mùi Trong đó chỉ tiêu tiền lương CNTTSX lấy từ Bảng phân bổ số 1 của Xí nghiệp Rượu mùi. + Công đoạn đóng chai: CPSX chung phân bổ cho công đoạn đóng chai = Tiền lương CNTTSX công đoạn đóng chai Chi phí sản xuất chung phát sinh tại xí nghiệp Tiền lương CNTT SX xí nghiệp rượu mùi + Cho rượu vang: CPSX chung phân bổ cho rượu vang = CPSX chung phát sinh tại xí nghiệp rượu mùi - CPSX chung phân bổ cho công đoạn đóng chai - CPSX chung phân bổ cho công đoạn pha chế Sau khi phân bổ cho từng công đoạn kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. + Công đoạn pha chế: Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại rượu theo số lít rượu pha chế hoàn thành trong kỳ. CPSX chung phân bổ cho 1 loại rượu đóng chai (tính cho từng loại rượu) = Tổng số lít rượu được pha chế trong kỳ x CPSX chung của công đoạn pha chế Tổng số lít rượu được pha chế các loại ông đoạn đóng chai________________________________________________________________________________________________________ + Công đoạn đóng chai: CPSX chung phân bổ cho một loại rượu đóng chai (tính cho từng loại chai) = CPNCTT tính cho loại rượu đem đóng chai (theo từng loại chai) x Chi phí sản xuất chung của công đoạn đóng chai Tổng CPNCTT sản xuất của cả công đoạn Chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm các khoản chi phí sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm các khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng như: chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp…Những nhân viên này ko trực tiếp sản xuất ra sản phẩm ở doanh nghiệp mà ở cương vị quản lý. Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng chủ yếu là lương thời gian. Các khoản phụ cấp mà họ được hưởng có thể là: tiền ăn ca, thưởng… Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp cho từng xí nghiệp và được phân bổ cho từng giai đoạn công nghệ, từng loại sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Chi phí này được tập hợp trên TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung đã nêu ở trên, sau đó lập bảng tính giá thành theo từng công đoạn của từng xí nghiệp. Ví dụ: số liệu của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 Trích “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” tháng 12/2006: Căn cứ vào dòng Nợ TK 62712 và ghi có TK 334, TK 3382 ta có: + Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: 69 853 710 đ + Các khoản trích theo lương: 1 397 074 đ Vậy chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng là: 71 250 784 đ Trích số liệu từ bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí chung của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006. - Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 1 297 543 554 đ + Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn pha chế: 114 132 210 đ + Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn đóng chai: 1 065 451 294 đ Vậy, chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho từng công đoạn theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp cho từng công đoạn: + Công đoạn pha chế: 114 132 210 71 250 784 = 6 267 234 đ 1 297 543 554 + Công đoạn đóng chai: 1 065 451 294 71 250 784 = 58 506 121 đ 1 297 543 554 + Phân bổ cho rượu vang: 1 297 543 554 – 114 132 210 – 1 065 451 294 = 6 477 429 đ Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp Rượu mùi” ở dòng TK 62712 và các cột tương ứng cho từng công đoạn. - Tại từng công đoạn, kế toán tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Ví dụ, phân bổ cho rượu Lúa mới: + Đối với công đoạn pha chế: kế toán phân bổ theo số lít rượu pha chế (trích Báo cáo sản xuất Xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006. Sản lượng rượu lúa mới pha chế được là: 825 889 lít Vậy chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho rượu Lúa mới là: 161 000 6 267 234 = 1 221 744 825 889 Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006” ở dòng TK 62712 và cột Rượu lúa mới tương ứng. Tương tự phân bổ cho các loại rượu còn lại và lấy kết quả tính được ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006”. + Công đoạn đóng chai: kế toán phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp được theo đơn giá lương từng loại chai không tính phần chi phí nhân công trực tiếp tập hợp từ rượu tái chế các loại. Ví dụ: Trích Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp cho rượu Lúa mới – Xí nghiệp Rượu mùi - Công đoạn đóng chai tháng 12/2006 có: Loại chai: 0,65 lít Số lượng chai: 151 403 Tổng chi phí nhân công trực tiếp cho các loại chai là: 1 065 451 294 Tổng chi phí nhân công trực tiếp đối với chai 0,65 lít: 146 546 535 đ Chi phí nhân viên phân xưởng công đoạn đóng chai là: 58 506 121 đ Chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho chai Lúa mới 0,65 lít là: 146 546 535 58 506 121 = 8 047 171 đ 1 065 451 294 Tính toán tương tự ta có chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho các loại chai còn lại. Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính giá thành rượu mùi – Công đoạn đóng chai tháng 12/2006. Chi phí vật liệu chung: Chi phí vật liệu chung ở các xí nghiệp thành viên bao gồm các khoản chi phí vật liệu xuất dùng cho từng xí nghiệp như: vật liệu điện, bảo hộ lao động, vật liệu xây dựng…Chi phí này được tập hợp chung trên TK 6272 – Chi phí vật liệu chung. Hàng tháng căn cứ vào chứng từ xuất kho, báo cáo sử dụng vật tư của xí nghiệp, kế toán vật tư tiến hành tổng hợp và phân loại vật tư theo từng đối tượng sử dụng khác nhau. Việc xác định trị giá thực tế của vật liệu xuất kho sử dụng chung tại các xí nghiệp tương tự như đối với nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí vật liệu chung được tập hợp trực tiếp cho từng xí nghiệp và được thể hiện trên Bảng phân bổ số 02: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Sau đó tiến hành phân bổ cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm tương tự như chi phí nhân viên phân xưởng. Ví dụ: Căn cứ vào cột Nợ TK 62722 trên “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” tháng 12/2006, chi phí vật liệu chung ở Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12 là: 4 941 961 đ. Chi phí vật liệu chung được phân bổ tương tự như chi phí nhân viên phân xưởng ở trên. Trích số liệu từ Bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006. - Tổng chi phí nhân công trực tiếp: 1 297 543 554 đ + Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn pha chế: 114 132 210 đ + Tổng chi phí nhân công trực tiếp công đoạn đóng chai: 1 065 451 294 đ Chi phí vật liệu chung được phân bổ cho từng công đoạn theo chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể: + Chi phí vật liệu chung phân bổ cho công đoạn pha chế là: 114 132 210 4 941 961 = 434 696 đ 1 297 543 554 + Chi phí vật liệu phân bổ cho công đoạn đóng chai là: 1 065 451 294 4 941 961 = 4 057 990 đ 1 297 543 554 + Chi phí vật liệu phân bổ cho rượu vang: 4 941 961 – 434 695– 4 057 990 = 449 275 đ Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng phân bổ chi phí tiền lương và chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006. Tại từng công đoạn kế toán tiến hành phân bổ chi phí vật liệu chung cho từng loại sản phẩm. Ví dụ, phân bổ cho rượu lúa mới: + Công đoạn pha chế: kế toán tiến hành phân bổ dựa vào số lít loại rượu đó pha chế được trong kỳ. Căn cứ vào “Báo cáo sản xuất Xí nghiệp Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006”, ta có: Số lượng rượu Lúa mới pha chế được: 161 000 lít Tổng số lượng rượu pha chế trong tháng là: 825 889 lít Vậy chi phí vật liệu chung phân bổ cho rượu Lúa mới là: 161 000 434 695 = 84 740 đ 825 889 Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006” ở dòng TK 6272 và cột rượu Lúa mới tương ứng. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại và ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi – Công đoạn pha chế tháng 12/2006”. + Công đoạn đóng chai: Chi phí vật liệu chung phân bổ cho chai Lúa mới 0,65 lít là: 146 546 535 4 057 990 = 558 153 đ 1 065 451 294 Kết quả tính toán được thể hiện trên Cột TK 62722 – ĐC dòng chai 0,65 phần rượu Lúa mới. Tính toán tương tự cho các loại chai còn lại và ghi vào Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai tháng 12/2006. Chi phí công cụ dụng cụ: Công cụ, dụng cụ sản xuất ở các xí nghiệp bao gồm: kìm, cờ lê, búa, đồ dùng văn phòng… Đối với công cụ, dụng cụ loại xuất dùng một lần, có giá trị nhỏ kế toán phân bổ một lần vào chi phí ngay khi sử dụng. Còn đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài thì kế toán thường tiến hành phân bổ dần dần vào chi phí, hạch toán vào TK6273 – Chi phí công cụ dụng cụ. Chi phí công cụ dụng cụ cũng được phân bổ cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm tương tự như các chi phí sản xuất chung trên. Ví dụ: Từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ” dụng cụ ở cột tổng cộng TK 62732 có: Tổng chi phí công cụ, dụng cụ là: 24 422 410 đ Vậy, chi phí công cụ dụng cụ được phân bổ cho từng công đoạn như sau: + Công đoạn pha chế: 114 132 210 24 422 410 = 2 148 200 đ 1 297 543 554 + Công đoạn đóng chai: 1 065 451 294 24 422 410 = 20 053 961 đ 1 297 543 554 + Phân bổ cho rượu vang: 24 422 410 – 2 148 200 – 20 053 961 = 2 220 249 đ Kết quả tính toán này được thể hiện trên Biểu số 4 – Bảng phân bổ tiền lương và chi phí sản xuất chung – Xí nghiệp rượu mùi tháng 12/2006 ở dòng TK 62732 và ở các cột tương ứng với từng công đoạn. Tại từng công đoạn, kế toán tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho từng loại sản phẩm. + Công đoạn pha chế: chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu lúa mới theo số lít rượu pha chế được. Số lít rượu mới pha chế được trong kỳ: 161 000 lít Tổng số lít rượu pha chế được là: 825 889 lít Vậy, chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu lúa mới là: 161 000 2 148 200 = 418 773 đ 825 889 Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn pha chế tháng 12/2006” ở dòng TK 62732 - PC và cột rượu Lúa mới tương ứng. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại và ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn pha chế tháng 12/2006”. + Công đoạn đóng chai: chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu Lúa mới 0,65 lít là: 146 546 535 20 053 961 = 2 758 304 đ 1 065 451 294 Kết quả tính toán được ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai –tháng 12/2006” ở cột TK 62732 - ĐC và dòng chai Lúa mới 0,65. Tính toán tương tự cho các loại chai còn lại và ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai –tháng 12/2006”. Chi phí khấu hao TSCĐ: TSCĐ ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội bao gồm nhiều loại có giá trị tương đối lớn, được hình thành do mua sắm. Nguyên giá TSCĐ = Giá hóa đơn + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí trước sử dụng – Chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Riêng đối với từng loại máy móc thiết bị thì được mở một thẻ chi tiết TSCĐ và theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ và mở vào đầu năm về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỷ lệ khấu hao phải trích. Để trích khấu hao TSCĐ, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đơn vị tự trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ mà Nhà nước quy định. Việc tính và phân bổ khấu hao, Công ty sử dụng tiêu thức sản lượng để tính nhằm đảm bảo ổn định giá thành cho từng tháng do sản lượng sản xuất của Công ty trong từng tháng là không đều nhau. Mức khấu hao tháng của các xí nghiệp sản xuất = Tổng mức khấu hao theo năm x Sản lượng thực tế hàng tháng của xí nghiệp Tổng sản lượng kế hoạch năm Riêng đối với các Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát thì lấy khấu hao năm chia cho 12 tháng: Mức khấu hao tháng = Tổng mức khấu hao năm 12 Biểu 1.17 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO CƠ BẢN CHO CÁC BỘ PHẬN Năm 2006 Bộ phận sử dụng Tháng 1 Tháng 2 ……. Tháng11 Tháng 12 62741 164 284 260 221 329 280 259 397 184 62742 210 215 760 155 042 600 132 913 310 213 704 314 62744 28 508 670 38 925 000 39 205 260 39 203 675 1545 12 728 451 12 759 591 67 523 409 133 508 122 1546 7 350 229 7 350 229 64 356 622 91 896 659 641 20 418 219 20 418 219 170 433 943 217 777 900 642 53 799 936 53 799 936 474 086 629 550 884 300 Cộng 497 305 525 288 295 575 1 169 848 454 1 506 372 154 Hàng năm kế toán TSCĐ căn cứ vào bảng năm dự kiến sử dụng các TSCĐ của Nhà nước đối chiếu với các loại TSCĐ của Công ty để xác định mức khấu hao năm từng loại TSCĐ. Tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, trong chi phí khấu hao TSCĐ, ngoài phần khấu hao này còn một phần chi phí khác, đó là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khoản chi phí này trong tháng được tập hợp trên TK 2413 – Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ và cuối tháng được phân bổ vào TK 627 của từng xí nghiệp (chi tiết TK 6274). Nếu chi phí này phát sinh không quá lớn thì cuối tháng phân bổ 100% cho chi phí sản xuất chung (TK 6274), còn nếu chi phí này lớn, kế toán có thể phân bổ nhiều lần trong tháng phát sinh và các tháng kế tiếp. Chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho từng công đoạn và từng sản phẩm tương tự các chi phí sản xuất chung trên. Số liệu cụ thể được thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi theo từng công đoạn – tháng 12/2006. Chi phí dịch vụ mua ngoài Khoản mục này của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội chủ yếu là điện nước, điện thoại…sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các chi phí này được tập hợp chung trên TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên. Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp cho bộ phận sản xuất phụ bằng việc sử dụng các tài khoản: TK 1545, 1546, 1548. Đối với điện nước sử dụng hàng tháng, Công ty thường tiến hành hạch toán thành 2 dòng trên NKCT số 5- chi tiết dòng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội và Công ty kinh doanh Nước sạch Hà Nội. Số liệu cụ thể cung cấp cho NKCT số 5 là bảng phân bổ điện nước hàng tháng do kế toán nguyên vật liệu tập hợp và phân bổ từ các chứng từ gốc phát sinh trong tháng. Đối với điện thoại sử dụng trong tháng, Công ty thường chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán và phản ánh chi phí này trên NKCT số 2. Chi phí dịch vụ mua ngoài được phân bổ cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm theo công thức phân bổ chung của chi phí sản xuất chung. Số liệu cụ thể được thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi theo từng công đoạn - tháng 12/2006. Biểu 1.18 Trích BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN NƯỚC Tháng 12/2006 TK sử dụng Điện Nước Lượng Đơn giá Thành tiền Lượng Đơn giá Thành tiền 62771 89 076 862 76 783 512 2 283 7 008 15 999 264 62772 32 260 862 27 808 120 4 140 7 008 29 013 120 62774 10 200 862 8 792 400 12 7 008 84 096 1545 4 980 862 4 292 760 7 008 …. …. ….. ….. ….. ….. ….. 642 47 404 862 40 862 248 80 7 008 564 640 Cộng 211 237 400 75 540 000 Chi phí khác bằng tiền: Ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, khoản chi phí này chủ yếu là chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác…(ngoài các khoản chi phí trong mục chi phí sản xuất chung đã nêu ở trên). Kế toán sử dụng TK 6278 (chi tiết cho từng xí nghiệp) và TK 1545, TK 1546, TK 1548 (chi tiết cho 3 bộ phận sản xuất phụ). Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp và phân loại chứng từ gốc ban đầu liên quan đến chi phí bằng tiền từ các xí nghiệp, bộ phận sản xuất để ghi sổ NKCT số 1, 2, 10. Chi phí khác bằng tiền được phân bổ cho từng công đoạn sản xuất và từng loại sản phẩm theo công thức phân bổ chung của chi phí sản xuất chung. Số liệu cụ thể cũng được thể hiện trên Bảng tính giá thành theo từng công đoạn tháng 12/2006. 1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Do tính phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như sau: TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Cồn TK 1542: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Rượu mùi TK 1544: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Bao bì TK 1545: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Bộ phận Lò hơi TK 1546: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Bộ phận Xay xát TK 1548: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Cơ điện. Các TK 1541, TK 1542, TK 1544 kế toán giá thành tập hợp từ các TK 621, 622, 627. Riêng 3 TK 1545, TK 1546, TK 1548 kế toán giá thành lấy số liệu từ các bảng tổng hợp của kế toán các bộ phận do đã được tập hợp trực tiếp từ các yếu tố chi phí. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh ở bộ phận sản xuất phụ Đối với Bộ phận Lò hơi thì toàn bộ chi phí phát sinh tính vào giá thành của cồn (xem Bảng tính giá thành cồn tháng 12/2006). Đối với Bộ phận Xay xát thì toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 621 của Xí nghiệp Cồn. Đối với Xí nghiệp Cơ điện thì toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp vào TK 6274 của Xí nghiệp Rượu mùi và sẽ được phân bổ cho từng công đoạn sản phẩm, từng loại sản phẩm như các chi phí sản xuất chung khác. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty như sau: Căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp trên TK 621 (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) để tiến hành kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 621 Căn cứ vào chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp trên TK 622 (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ) để cuối tháng kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 622 Căn cứ vào CPSXC đã tập hợp được trên TK 627 để kế toán kết chuyển: TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 627 Đối với chi phí sản xuất bộ phận sản xuất phụ, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trực tiếp trên TK 1545, 1546, 1548 để kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 1545,TK 1546, TK 1548 Các số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty được thể hiện trên Nhật ký chứng từ số 7 - dòng ghi Nợ các TK 154 (chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên và cột Có các TK 621, 622, 627 tương ứng). Số liệu tổng hợp chi phí sản xuất của từng xí nghiệp được dùng để đánh giá giá thành sản phẩm ở từng xí nghiệp. Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, 2, 3 và các tài liệu khác có liên quan kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trên Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng dùng cho các TK 154, 621, 622, 627. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất vào Bảng kê số 4 được khái quát như sau: + Căn cứ vào Bảng phân bổ số 2 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 152, 153 (chi tiết cho từng loại NVL, công cụ dụng cụ) + Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1 ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 334, 338 (3382, 3383, 3384) + Căn cứ vào Bảng phân bổ số 3 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 214 + Căn cứ vào NKCT số 5 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 331 + Căn cứ vào NKCT số 1, 2 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 111, 112 ….. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, sau khi lập xong Bảng kê số 4, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào NKCT số 7- Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Căn cứ để lập NKCT số 7 là Bảng kê số 4, các bảng phân bổ và NKCT có liên quan. Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh bên có các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Mục A: Căn cứ vào dòng cộng Nợ các TK 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và các dòng phù hợp này. Mục B: Căn cứ vào cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT1-134.docx
Tài liệu liên quan