Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008

Tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008: DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMTL : Bảo Minh Thăng Long TC - KT : Tài chính – Kế toán BHXCG : Bảo hiểm xe cơ giới BHCN : Bảo hiểm con người BH TS& KT : Bảo hiểm Tài sản và kỹ thuật KTBH : Khai thác bảo hiểm RRĐB : Rủi ro đặc biệt PCCC : Phòng Cháy chữa Cháy KV : Khu vực ĐL : Đại lý MG : Môi giới CBKT : Cán bộ khai thác GTBH : Giá trị bảo hiểm STBH : Số tiền bảo hiểm MTN : Mức trách nhiệm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh… để làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người chúng ta. Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, lửa không còn vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt ...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMTL : Bảo Minh Thăng Long TC - KT : Tài chính – Kế toán BHXCG : Bảo hiểm xe cơ giới BHCN : Bảo hiểm con người BH TS& KT : Bảo hiểm Tài sản và kỹ thuật KTBH : Khai thác bảo hiểm RRĐB : Rủi ro đặc biệt PCCC : Phòng Cháy chữa Cháy KV : Khu vực ĐL : Đại lý MG : Môi giới CBKT : Cán bộ khai thác GTBH : Giá trị bảo hiểm STBH : Số tiền bảo hiểm MTN : Mức trách nhiệm MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu rõ tầm quan trọng của lửa, lửa dùng để nấu chín thức ăn, để sưởi ấm khi trời trở lạnh… để làm rất nhiều công việc khác phục vụ trong sinh hoạt và dường như lửa là người bạn rất nồng ấm của con người chúng ta. Tuy nhiên khi lửa vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của con người, lửa không còn vẻ thân thiện vốn có của nó nữa, nó sẽ gây ra những vụ cháy lớn, những vụ thảm họa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Mặc dù có rất nhiều biện pháp Phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nhưng hàng năm vẫn xảy ra trên 10.000 vụ cháy, làm thiệt hại hàng nghìn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Làm bao nhiêu người lâm vào cảnh lầm than, mất nhà, mất người thân. Không chỉ có Cháy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta còn luôn phải đương đầu với rất nhiều những nguy cơ tiềm ẩn gây hại khác cho con người, như thảm họa sóng thần tại Ấn Độ Dương cuối năm 2004, khiến 232.000 nạn nhân thiệt mạng và mất tích. Ngoài ra, còn rất nhiều đợt bão, lũ thường xuyên càn quét nước ra vào những tháng mùa mưa…+ Để bù đắp cho những mất mát đó Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt đã ra đời. Tuy không thể bù đắp được những sự mất mát về tinh thần, nhưng nó sẽ phần nào giúp ta vực dậy được để lấy lại được những gì đã mất. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Trong thời gian thực tập tại Công ty Bảo minh Th¨ng long – một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có triển khai Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, tôi đã nghiên cứu về loại hình bảo hiểm này với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long trong giai ®o¹n 2006-2008 ” Kết cấu luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, được trình bày trong ba chương. Chương 1 : Lý thuyết cơ bản về Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt & hoạt động khai thác bảo hiểm. Chương 2 : Hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo minh Thăng long (giai ®o¹n 2006-2008) Chương 3 : Một số đề xuất làm tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt của Công ty Bảo minh Th¨ng long. CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Cháy, theo luật Phòng cháy chữa cháy, Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. Khi Cháy xảy ra thì thường để lại những hậu quả rất nặng nề cho chúng ta. Theo con số thống kê, trong 5 năm (2003-2007), trên cả nước xảy ra 12.934 vụ cháy, trong đó 8.271 vụ cháy ở các khu dân cư và cơ sở (cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trụ sở cơ quan...) và 4.663 vụ cháy rừng; làm chết và bị thương 1.468 người, thiêu hủy tài sản trị giá 1.548 tỷ đồng và 33.273 ha rừng các loại. Trong đó, có 83 vụ cháy lớn, gây thiệt hại 841,6 tỷ đồng. Năm 2008 trên cả nước đã xảy ra 1683 vụ cháy làm chết 52 người, bị thương 186 người, thiệt hại về tài sản hơn 600 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm xảy ra 2.587 vụ cháy, làm chết và bị thương 293 người, thiệt hại về tài sản trị giá 310 tỷ đồng và 6.655 ha rừng các loại. Trung bình mỗi ngày, cả nước xảy ra 7 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản tính thành tiền là 1,4 tỷ đồng và trên 18 ha rừng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vụ cháy. Trước hết phải kể đến nguyên nhân do chập điện, đây là một nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy. Theo thống kê từ Phòng Cảnh sát PCCC - Công an Hà nội, từ tháng một đến tháng năm năm 2007, cả thành phố đã xảy ra gần 80 vụ cháy, trong đó các vụ cháy do chập điện chiếm 80%, khiến 8 người bị thương, thiệt hại về tải sản trên 2,6 tỷ. Nguyên nhân thứ hai, đó là do nổ gas, Gas vốn là nhiên liệu dạng khí, được “hoá lỏng” để dễ lưu trữ, sang chiết và sử dụng. ở thể lỏng, gas vẫn luôn có xu thế hoá hơi, dễ rò và rất dễ cháy nổ. Theo thống kê của Phòng cảnh sát PCCC - Công an Hà nội thì trên địa bàn Thành phố Hà nội, mỗi năm trung bình xảy ra khoảng 15 vụ cháy nổ do gas, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến cháy như: do bất cẩn của con người, do sét,… Để đối phó với cháy con người đã dùng rất nhiều các biện pháp tuyên truyền nhằm tăng ý thức của con người về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng thiết kế nhà cửa, công trình...bằng các vật liệu an toàn, chịu được nhiệt, chịu dược lửa. Tuy nhiên, để đối phó với cháy và những hậu quả do nó gây ra thì bảo hiểm vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra khi tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm còn được tư vấn và hỗ trợ về việc quản lý rủi ro, các biện pháp phòng cháy chữa cháy hữu hiệu từ phía nhà bảo hiểm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần ngày càng nhiều, theo đó sự tự chủ của các doanh nghiệp cũng ngày một cao. Họ tự tìm lối đi cho mình và cũng rất cần có một sự bảo đảm cho chính bản thân doanh nghiệp họ. Bởi trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa, như: cháy, bão lũ, đình công, nổi loạn… Đối với các cá nhân, các hộ gia đình, trong cuộc sống hàng ngày của họ cung luôn phải tiếp xúc với các nguồn rủi ro khác nhau, như: nổ gas, chập điện… Bên cạnh việc thiết lập hệ thống an ninh bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, một đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội, bản thân doanh nghiệp, các cá nhân và hộ gia đình. Bảo hiểm cháy đã ra đời từ rất lâu. Lịch sử ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm này được bắt đầu bằng một vụ cháy lớn ở thành phố London cổ vào năm 1666, vụ cháy đã thiêu hñy kho¶ng 13.200 tßa nhà và 87 nhà thờ của thành phố này. Khi mới ra đời, các công ty bảo hiểm chỉ đảm bảo cho hậu quả của sự cố “hoả hoạn” gọi là bảo hiểm cháy đơn thuần. Trước nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được bảo hiểm chống lại các rủi ro đặc biệt, có mức độ tổn thất tương tự hỏa hoạn với giá phí thấp và thể thức đơn giản, các công ty bảo hiểm đã phải thiết kế các bản HĐBH phối hợp giữa rủi ro hỏa hoạn và các rủi ro khác như: đa rủi ro nhà ở, đa rủi ro doanh nghiệp hoặc tổ chức nghề nghiệp,... Do đó bảo hiểm cháy dần dần đã được kết hợp thêm bảo hiểm cho các rủi ro về đặc biệt. Ở Việt nam, Nghiệp vụ bảo hiểm cháy được triển khai từ cuối năm 1989. Ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh sản phẩm bảo hiểm cháy và còn mở rộng thêm phạm vi bảo hiểm là các rủi ro đặc biệt cho thuận tiện trong việc tham gia bảo hiểm và bảo vệ an toàn cho mọi người. Những năm gần đây, doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ này tăng lên không ngừng. Năm 2003, Bảo hiểm cháy toàn thị trường năm 2003 đạt 265,7 tỷ đồng. Năm 2004, Bảo hiểm cháy nổ: Đạt doanh thu 412 tỷ tăng 87,7% so với 2003. Đến năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đã đạt khoảng 63 triệu USD, tăng khoảng trên 20% so với năm 2007. Ngày 24/04/2007 thấy rõ sự cần thiết của bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, Bộ tài chính đã ban hành quyết định 28/2007/QĐ-BTC, trong đó quy định nêu rõ biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, quyết định này có hiệu lực từ ngày 28/07/2007. Từ năm 2008 trở đi, khi các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ sẽ được công khai minh bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước được cấp kinh phí mua bảo hiểm, thì doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt sẽ tăng nhiều, và sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam. 1.1.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng - lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm: - Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai). - Các máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. - Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho. - Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyền sản xuất. - Các loại tài sản khác như: kho, băi, chợ, cửa hàng, khách sạn.... Theo nghị định 35/2003/NĐ-CP, danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại phụ lục1 là những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm Cháy, nổ. 1. Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 2. Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng. 3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng. 4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên. 5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên  hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên. 6. Nhà ở tập thể, nhà  chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên. 7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.  8. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ trong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng khác trong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồi trở lên. 9. Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xe khách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 và loại 2. 10. Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triển lãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên. 12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực. 13. Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ  5.000 m3 trở lên; bãi hàng hoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên. 15. Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầm trong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ  1.000 m3 trở lên. 16. Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây : a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên; b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên; c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên; d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên; đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên. 1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm là giới hạn những rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Trong bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại và những chi phí sau: * Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. * Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy: chi phÝ ch÷a ch¸y, chi phÝ tr¶ cho gi¸m ®Þnh viªn.... * Chi phí thu dọn hiện trường sau khi cháy. a) Rủi ro được bảo hiểm Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm Các rủi ro cơ bản và các rủi ro đặc biệt. Rủi ro cơ bản (rủi ro A, trong các đơn bảo hiểm thường ghi là hỏa hoạn): gồm ba rủi ro : hỏa hoạn, sét và nổ. - Hỏa hoạn: là cháy xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, ngoài nguồn lửa chuyên dùng và gây thiệt hại về người và/ hoặc tài sản. Rủi ro “háa ho¹n” sẽ được bảo hiểm nếu hội tụ đủ ba yếu tố: Phải thực sự có phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng, lửa đó phải là lửa bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra. Khi có đủ 3 yếu tố đó và có thiệt hại về vật chất, những thiệt hại đó sẽ được bồi thường cho dù đó là do bị cháy, do nhiệt hay do khói gây nên. - Sét: lµ hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác động vào đối tượng bảo hiểm. Với rủi ro này, Người được b¶o hiểm sẽ được bồi thương khi tài sản bị phá hủy trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây cháy. Nếu sét đánh mà không lµm biÕn d¹ng hoÆc g©y háa ho¹n cho tµi s¶n ®­îc b¶o hiÓm th× kh«ng thuéc ph¹m vi tr¸ch nhiÖm båi th­êng cña c«ng ty b¶o hiÓm. Ví dụ: Khi sét đánh làm phá hủy trực tiếp các thiết bị điện tử thì sẽ được bối thường, còn nếu sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị điện tử thì sẽ không được bồi thường. - Nổ: lµ hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm theo tiếng động mạnh phát sinh do sự giãn nở đột ngột của chất lỏng , rắn hoặc khí. Nổ do những nguyên nhân sau thì người được bảo hiểm sẽ được bồi thường. + Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt như: nồi áp suất,... + Nổ hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhà (không phải nhà xưởng) làm các công việc sử dụng hơi đốt, ví dụ như: Nổ khí gas,… + Bất kỳ thiệt hại nào do nổ gây ra cháy. Trường hợp thiệt hại do nổ xuất phát từ cháy thì thiệt hại ban đầu do cháy được bồi thường, còn thiệt hại do hậu quả của nổ, ngoài nồi hơi hoặc hơi đốt phục vụ sinh hoạt, không được bồi thường. Các rủi ro đặc biệt (rủi ro phụ) Bên cạnh các rủi ro chính là cháy, sét và nổ, còn có các rủi ro đặc biệt có thể được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm yêu cầu và đồng ý nộp phí bảo hiểm tăng lên. Các rủi ro đặc biệt bao gồm: Nổi loạn, đình công, bạo loạn dân sự, động đất, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước, giông bão, máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào,… b) Rủi ro loại trừ Mặc dù loại bảo hiểm này có bao gồm cả một số rủi ro đặc biệt, tuy nhiên cũng như các loại bảo hiểm khác, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt cũng có những loại rủi ro không thể bảo hiểm được. Đó là những rủi ro sau: + Chiến tranh. + Vũ khí hạt nhân. + Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ. + Thiết bị điện chạy quá tải, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện của chính máy móc. + Ô nhiễm. + Hàng hoá nhận uỷ thác hay nhận bảo quản, vàng bac, tiền, đá quý và giấy tờ tài liệu, dữ liệu máy tính. + Thiết bị tài sản được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hoá. + Thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ tiền thuê nhà có thể được bảo hiểm. 1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm a) Giá trị bảo hiểm Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản được bảo hiểm. Có nghĩa là đối với các tài sản mới mua chưa qua sử dụng, thì GTBH của tài sản đó chính là giá trị mua mới của tài sản đó trên thị trường. Còn đối với các tài sản đã đi vào sử dụng thì GTBH của nó được tính bằng giá trị thực tế hay giá trị còn lại của tài sản đó tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Giá trị thực tế = Giá trị mua mới ( Nguyên giá) – Hao mòn Những tài sản tham gia loại bảo hiểm này thường có giá trị rất lớn, như: các công trình lớn, nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, phương tiện vận tải, hàng hóa trong kho… Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: GTBH được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp giá trị tài sản đó (giá trị xây dựng mới) trừ khấu hao trong thời gian sử dụng. Đối với máy móc, thiết bị và các bÊt ®éng s¶n khác: GTBH được xác định dựa trên cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đạt của các loại máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng kỹ thuật…, hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tương đương khấu trừ đi khấu hao sử dụng. Đối với vật tư, hàng hoá, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở…GTBH được xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hoá có mặt trong thời gian bảo hiểm. b) Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm (STBH) là giới hạn bồi thường tối đa của Nhà bảo hiÓm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm gặp phải rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm và bị tổn thất toàn bộ. STBH cũng là căn cứ để xác định chính xác phí bảo hiểm . Do đó, xác định chính xác STBH có nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở kiểm tra đối tượng bảo hiểm của Người được bảo hiểm và các giấy tờ sổ sách có liên quan, Công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận STBH của tài sản. Đối với các tài sản cố định, việc xác định STBH căn cứ vào GTBH của tài sản. Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến động thì có thể bảo hiểm theo giá trị bình quân (trung bình) hoặc giá trị tối đa (còn gọi là giá trị điều chỉnh). * Bảo hiểm theo giá trị trung bình: Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của số hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng, … trong thời hạn bảo hiểm. Giá trị trung bình này được coi là STBH. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị trung bình khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, hoặc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trung bình đã khai báo. * Bảo hiểm theo giá trị tối đa (hay còn gọi là giá trị điều chỉnh) Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giá trị của số hàng hóa tối đa vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa này nhưng chỉ thu trước 75%. Khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo. Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tuỳ hai bên thỏa thuận), Người được bảo hiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng (trong quý) trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo công ty bảo hiểm tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này. Nếu số phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp, thì người được bảo hiểm trả thêm cho công ty bảo hiểm số phí còn thiếu. Ngược lại, nếu số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn số phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị tối đa bình quân thì công ty bảo hiểm hoàn trả số chênh lệch cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên, số phí bảo hiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp đầu năm. Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tổn thất được công ty bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thì phí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bồi thường đã trả (trong trường hợp này, số tiền được bồi thường coi như STBH). Công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm xuất trình sổ sách kế toán để kiểm tra số liệu được thông báo. Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp đòi hỏi công ty bảo hiểm phải biết giá trị hàng hóa được bảo hiểm, theo dõi chặt ché số hàng hóa đó trong suốt thời gian bảo hiểm. Những tài sản lớn công ty bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm được vì tính phí phức tạp và khó khăn. Ngược lại, bảo hiểm theo giá trị trung bình lại đơn giản, dễ theo dõi. Đối với các loại hàng hóa có giá trị ít biến động trên thị trường thì áp dụng phương pháp này rất thuận tiện. 1.1.2.4. Phí Bảo hiểm Phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm: P = Sb x R Trong đó: P là Phí bảo hiểm, Sb là Số tiền bảo hiểm, R là Tỷ lệ phí bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt rất đa dạng về chủng loại và mức độ rủi ro. Một ngôi nhà ở giữa một vùng đất trống và một ngôi nhà ở cạnh là cây xăng... thì không thể có cùng một mức phí bảo hiểm như nhau. Bởi vậy tỷ lệ phí sẽ được quy định riêng cho từng loại rủi ro hay được tính theo từng loại đối tượng và ngành nghề kinh doanh. Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt thường chia làm 2 phần: Tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ phí. R = R1 + R2 Trong đó: R1 là Tỷ lệ phí thuần, R2 là Tỷ lệ phụ phí. Xác định lỷ lệ phí thuần thường phải căn cứ vào số liệu thống kê trong một số năm trước đó, như: Tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm , số đơn vị rủi ro bị gặp tổn thất, tổng số tiền bồi thường... Có 2 phương pháp xác định tỷ lệ phí thuần: xác định theo phân loại và theo danh mục . * Xác định Tỷ lệ phí thuần theo phân loại. Theo phương pháp này, các đơn vị rủi ro có thể so sánh được sẽ được kết hợp lại với nhau. Các tiêu chí dùng để so sánh mức độ rủi ro của các đơn vị rủi ro này là: - Vật liệu xây dựng bằng gì? - Khả năng phòng cháy, chữa cháy. - Những vật hay công trình bố trí xung quanh, bên ngoài. - Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê). Phương pháp này phù họp với những tài sản tương đối đồng nhất với nhau, như: nhà ở, văn phòng,... * Xác định Tỷ lệ phí thuần theo danh mục. Phương pháp này được thực hiện theo một quy trình gồm 3 bước: Bước 1: Rà soát lại danh mục tài sản tham gia bảo hiểm rồi phân loại theo danh mục khác nhau. Bước 2: Căn cứ vào ngành nghề sản xuất kinh doanh để chọn một tỷ lệ phí phù hợp trong bảng tỷ lệ phí có sẵn. Bước 3: Điều chỉnh Tỷ lệ đã chọn theo các yếu tố làm tăng (giảm). + Để xác định mức độ tăng giảm Tỷ lệ phí, trước hết phải xem đối tượng tham gia bảo hiểm thuộc loại công trình nào sau đây: - Loại D: Giảm tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Các công trình thuộc loại này phải được xây dựng bằng các vật liệu chịu lửa. -Loại N: Giữ nguyên tỷ lệ phí. Khi kết cấu chính của công trình được xây dựng bằng vật liệu chịu lửa. - Loại L: Tăng tối đa 10% phí bảo hiểm trong biểu phí. Khi công trình không đáp ứng được tiêu chuẩn gì ở trên. + Các nhân tố làm tăng phí: -Công tác phòng cháy, chữa cháy chưa đảm bảo: thiếu thốn về kiến thức và phương tiện trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Đối tượng tham gia bảo hiểm chứa đựng yếu tố làm tăng khả năng cháy: sản xuất sơn, sản xuất gỗ, kho lưu trữ vải vóc, xăng, dầu... + Các nhân tố làm giảm phí: - Công trình có hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, đặc biệt có hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động. -Tình hình tổn thất quá khứ: nếu trong quá khứ không có hay ít bị tổn thất về cháy nổ, đình công, bạo loạn, bão lũ... 1.2. HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.2.1. Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm Hoạt động khai thác bảo hiểm được hiểu là hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, vận động mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm, bán sản phẩm bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp tiến hành hay thông qua đại lý, cộng tác viên bảo hiểm, tổ chức môi giới bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng, đặc biệt là những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai, những sản phẩm mới tung ra trên thị trường. Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù số ít”, nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san sẻ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác. 1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm 1.2.2.1. Quy trình khai thác bảo hiểm a) Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động tìm kiếm khách hàng là hoạt động không thể thiếu được.Do đó, bước đầu tiên trong quy trình khai thác bảo hiểm là cần phải lập ra một kế hoạch để tìm kiếm khách hàng, hướng tới những từng nhóm khách hàng mục tiêu riêng của từng nghiệp vụ bảo hiểm. Vì vậy khi lập ra kế hoạch khai thác một nghiệp vụ bảo hiểm, cần chú trọng đến các vấn đề sau: * Quan tâm đến những đối tượng có thể trở thành khách hàng của Công ty. Mỗi sản phẩm bảo hiểm có một đặc tính riêng, phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau, do đó với một nghiệp vụ bảo hiểm công ty bảo hiểm khó có thể hướng tới toàn bộ thị trường. Vì vậy cần phải nghiên cứu đặc điểm các nhóm khách hàng, so sánh với khả nǎng đáp ứng của doanh nghiệp và quyết định chọn nhóm khách hàng mục tiêu để lập kế hoạch chinh phục. * Quan tâm tới những khách hàng có quan hệ rộng. Báo chí là nguồn cung cấp các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm nǎng. Doanh nghiệp cần quan tâm đến những người mới được thǎng chức, những người đã giành được các giải thưởng, những người đã mới mở tiệm kinh doanh, hoặc những người theo bất kì cách nào có thể sẽ trở thành khách hàng tiềm nǎng. Hãy gửi tới những người đó những bức thư cá nhân để họ biết về lợi ích của những gì mà doanh nghiệp có thể mang lại. Doanh nghiệp cần cố gắng để có mặt tại các cuộc gặp mặt mà những người đó sẽ đến. Khi gặp họ hoặc gửi thư cho họ, hãy để họ biết rằng doanh nghiệp đã đọc những thông tin về họ và chúc mừng họ về thành công hoặc hãy đề cập đến sự thú vị của những bài báo viết về họ. Nếu doanh nghiệp khiến những người trên trở thành khách hàng của mình, doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều hơn. * Chú ý đến các sự kiện. Cần liên lạc với những người tổ chức và đề nghị đưa sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp vào tham gia như là một phần thưởng trong sự kiện đó. Tham gia các cuộc mít tinh hay các cuộc hội thảo mà các khách hàng tương lai của doanh nghiệp có lẽ sẽ tham dự. Khách hàng tương lai biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn khác nhau. Họ càng nghe thường xuyên về doanh nghiệp bao nhiêu thì họ càng quan tâm tới những gì doanh nghiệp cung cấp khi họ sẵn sàng mua bấy nhiêu. * Dùng quảng cáo nhỏ thay vì những quảng cáo lớn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lập kế hoạch vung tiền qua cửa sổ bằng một quảng cáo lớn là một điều không hoàn toàn cần thiết. Tốt hơn hãy xây dựng kế hoạch quảng cáo nhỏ để sử dụng trong thời gian dài trên nhiều xuất bản phẩm mà các đối thủ của doanh nghiệp đang quảng cáo ở đó. Sự nhắc lại sẽ làm cho tên tuổi của doanh nghiệp trở nên quen thuộc. Và vì theo tính toán của các chuyên gia makerting, khách hàng chỉ ghi nhớ hình ảnh, tên... của doanh nghiệp khi họ đọc, nhìn, xem ít nhất 3 lần ngoại trừ quảng cáo của của doanh nghiệp cực kì ấn tượng. Nếu doanh nghiệp chọn quảng cáo trên những trang Vàng, hãy đặt quảng cáo trong nhiều loại đề mục khác nhau. Điều này sẽ làm tăng lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp bảo hiểm, yếu tố cốt lõi để khách hàng chọn nhà bảo hiểm cho mình. b) Xác định các biện pháp khai thác Khi đã lập ra một kế hoạch khai thác bảo hiểm hợp lý, bước thực hiện khai thác sẽ được các chuyên viên khai thác bảo hiểm thực hiện. Nhiệm vụ của khai thác viên bảo hiểm là: - Tư vấn cho khách hàng hiểu họ đang có các nguy cơ gặp phải những rủi ro nào, từ đó giới thiệu cho khách hàng sản phẩm bảo hiểm họ cần. - Đánh giá mỗi rủi ro của từng đơn vị rủi ro khác nhau. - Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro và chấp nhận rủi ro đó tới mức nào. - Xác định các điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm. - Tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp. c) Đánh giá rủi ro Giám định viên sẽ chuẩn bị biên bản giám định cho khai thác viên bảo hiểm và vẽ sơ đồ trong trường hợp có nhiều rủi ro tài sản. Biên bản sẽ bao gồm các nội dung sau đây: * Miêu tả đầy đủ về rủi ro: Phần này có thể bao gồm sơ đồ của các cơ sở trong trường hợp có rủi ro tài sản, tính chất của công việc được thực hiện ở các cơ sở này, những chi tiết về vấn đề bảo vệ đối tượng bảo hiểm, như: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chống trộm... * Đánh giá mức độ rủi ro: Phần này tập trung vào mọi yếu tố của nguy cơ liên quan tới cả tinh thần và vật chất, cũng như cung cấp cho khai thác viên bảo hiểm khái niệm về mức độ rủi ro mà anh ta được nhận được yêu cầu bảo hiểm. Giám định viên có thể nhận xét về tài sản xung quanh, như trong trường hợp bảo hiểm hỏa hoạn. Điều này có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro. * Xác định mức độ tổn thất lớn nhất có thể xảy ra: Tổn thất có thể xảy ra chính là tổn thất tối đa của đối tượng được bảo hiểm theo đành giá của giám định viên. * Ngăn ngừa tổn thất: Giám định viên sẽ thông báo mọi người được bảo hiểm những bước cần thiết phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro. Trong một số trường hợp, những đề nghị này được trình bày dưới hình thức yêu cầu mà người được bảo hiểm phải thực hiện nếu muốn được bảo hiểm. * Bảo hiểm đủ giá trị: Giám định viên sẽ đưa ra một con số thẩm định chính xác về GTBH. Trong mọi trường hợp, người được bảo hiểm có trách nhiệm đảm bảo rằng mình đã mua bảo hiểm đủ giá trị mong muốn, tuy nhiên STBH mong muốn không thể vượt quá GTBH. Và người được bảo hiểm có thể tham khảo ý kiến của môi giới bảo hiểm hoặc của một chuyên gia khác về vấn đề này. Giả sử rủi ro được chấp nhận bảo hiểm, và việc quyết định chấp nhận rủi ro ở mức nào và STBH bao nhiêu còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ đưa ra một giới hạn nào đó cho một rủi ro cụ thể phù hợp với khả năng của công ty bảo hiểm cũng như khả năng tái bảo hiểm. d) Đề ra các biện pháp hỗ trợ Nhiệm vụ cơ bản của một khai thác viên bảo hiểm là phải đánh giá nguy cơ có liên quan tới rủi ro được yêu cầu bảo hiểm. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị nhỏ, khai thác viên bảo hiểm có thể thực hiện nhiệm vụ trên thông qua nghiên cứu đơn yêu cầu bảo hiểm và trao đổi thư từ với người yêu cầu bảo hiểm. Có thể công ty bảo hiểm sẽ cử một nhân viên bán bảo hiểm tại địa phương tới địa điểm yêu cầu bảo hiểm để đánh giá đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng được với các trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn và phức tạp. Bởi vì, các chi tiết về rủi ro không chỉ giới hạn trong một đơn yêu cầu bảo hiểm, cho dù công ty cần bảo hiểm đến đâu cũng không chứa đựng đầy đủ thông tin. Đây là lúc cần tới sự giúp đỡ của môi giới bảo hiểm. Đối với những trường hợp đơn bảo hiểm có giá trị lớn, công ty môi giới sẽ đại diện cho người được bảo hiểm đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ cho khai thác viên bảo hiểm. Điều này có nghĩa là môi giới bảo hiểm sẽ thực hiện kiểm tra tại chỗ cũng như chuẩn bị các hồ sơ và biên bản giám định về những vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác của rủi ro. Tài liệu này có thể rất đầy đủ và sẽ được chuyển cho khai thác viên bảo hiểm để tiến hành thương thuyết về các điều khoản, điều kiện, phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm. e) Đánh giá rút kinh nghiệm. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó quan tâm chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ không thể thiếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Biết được mức độ thỏa mãn của khách hàng, nhu cầu cụ thể của họ sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm xem xét xem kế hoạch khai thác bảo hiểm của mình đã hoạn thiện chưa, hay còn những thiếu sót gì cần sửa chữa để dần dần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm. Khai thác bảo hiểm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay. Kết quả khâu khai thác thể hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm (Số hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết, Số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp), doanh thu phí bảo hiểm,... a) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều lập kế hoạch khai thác cho từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm bảo hiểm. Và để đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch đó, có thể dùng các chỉ số sau: - Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch (iNK): iNK = yk/yo - Chỉ số hoàn thành kế hoạch (iHK): iHK = y1/yk - Chỉ số thực hiện kế hoạch (i): i = y1/yo Ba loại chỉ số trên có quan hệ mật thiết với nhau: i = iNK x iHK = y1/yo = yk/yo x y1/yk Trong đó: y1 là Mức độ khai thác kỳ báo cáo, yo là Mức độ khai thác kỳ gốc, yk là Mức độ khai thác kỳ kế hoạch. Mức độ khai thác có thể là số hợp đồng, doanh thu phí bảo hiểm, số đơn bảo hiểm, số giấy chứng nhận bảo hiểm. b) Phân tích cơ cấu khai thác Một doanh nghiệp bảo hiểm thường triển khai nhiều nghiệp vụ hay nhiều sản phẩm bảo hiểm khác nhau. Để xác định và đánh giá nghiệp vụ bảo hiểm nào là chủ yếu, là thế mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm đó và hướng phát triển của chúng trong tương lai, cần phải tính toán và phân tích cơ cấu khai thác từng nghiệp vụ. Phân tích cơ cấu khai thác bảo hiểm chủ yếu được thực hiện với các chỉ tiêu: Tổng số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm. Những nghiệp vụ bảo hiểm mới triển khai thường có tỷ trọng doanh thu thấp. Nhưng nếu tính toán theo dõi và so sánh trong nhiều năm thì có thể thấy được xu hướng biến động và triển vọng của nghiệp vụ trong thời gian tới. c) Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác Trong quá trình khai thác, có một số nghiệp vụ và một số sản phẩm bảo hiểm phát sinh tính thời vụ, như: Bảo hiểm du lịch, bảo hiểm cháy, .... Việc xác định và vạch rõ tính thời vụ cho mỗi nghiệp vụ và mỗi loại sản phẩm bảo hiểm là rất cần thiết. Bởi ta có thể dựa vào đó để lập ra một kế hoạch tổ chức khai thác hợp lý, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết để ký kết hợp đồng bảo hiểm, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Để phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác có thể sử dụng chỉ số thời vụ theo tháng (ki): ki = Xi/ X Trong đó: ki là Chỉ số thời vụ tháng thứ i, Xi là Mức độ khai thác tháng thứ i, X là Mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. X = Chỉ số thời vụ theo tháng phản ảnh mối quan hệ giữa mức độ khai thác bình quân một tháng trong năm. Kết quả tính ra càng gần 1 thì tính thời vụ của nghiệp vụ trong tháng đó càng ít và ngược lại. Nếu tính toán và so sánh kết quả nhiều năm liên tục thì sẽ nhìn thấy rất rõ quy luật trong khâu khai thác đối với từng nghiệp vụ hay từng loại sản phẩm đó. 1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động khai thác Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải qua một số khâu công việc cụ thể như: Khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất… Để nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu công việc. Điều đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu, sau đó so sánh và đánh giá xem khâu nào chưa mang lại hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục. Đối với khâu khai thác, để đánh giá hiệu quả của khâu này, phải xác định chỉ tiêu: kết quả khai thác, và chi phí khai thác trong kỳ. Trong đó: - Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ… - Chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lý khai thác trong kỳ. Hiệu quả khai thác = Kết quả khai thác trong kỳ Chi phí khai thác trong kỳ CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH TH¡NG LONG (2006 -2008) 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO MINH TH¡NG LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Bảo minh Thăng long được thành lập ngày 05/05/2006 - Quyết định số 27/GPĐC/KDBH ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.      Bảo minh Thăng long được thành lập trên cơ sở chia tách bộ máy từ Bảo minh Hà nội, Bảo minh Hà nội thành lập từ năm 1995.      Sự ra đời của Công ty cổ phần Bảo minh Thăng long nằm trong phương châm đa dạng hóa hoạt động của Tổng công ty, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao năng lực cũng như thị phần của Bảo minh trên thị trường bảo hiểm Việt nam. Khi mới chia tách bộ máy của Bảo minh Thăng long còn thiếu hụt: thiếu phòng tổng hợp, phòng bảo hiểm con người, xe cơ giới, phòng khai thác trên địa bàn huyện Đông Anh và huyện Từ Liêm. Trong thời gian ngắn công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều hoạt động: tuyển dụng bổ sung cán bộ, xây dựng bộ máy tổ chức, ổn định văn phòng làm việc ở trụ sở chính song song với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Hiện nay Bảo minh Thăng long đang tiến hành những nghiệp vụ bảo hiểm sau: - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản- kĩ thuật. Ngoài ra còn có một số loại hình bảo hiểm khác đang được triển khai thực hiện như: - Bảo hiểm hộ gia đình là sự kết hợp của ba loại hình: Bảo hiểm sức khỏe gia đình, Bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân và Bảo hiểm xe mô tô. - Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bảo minh Thăng long Bảo minh Thăng long bao gồm các phòng ban sau: + Ban giám đốc: giám đốc và phó giám đốc. + Các phòng quản lý: phòng tổng hợp, phòng tài chính kế toán. + Các phòng nghiệp vụ: phòng bảo hiểm xe cơ giới, phòng bảo hiểm con người,phòng bảo hiểm tài sản kĩ thuật, phòng bảo hiểm hàng hải. + Các phòng khai thác: phòng KTBH số 21, phòng KTBH số 22, phòng KTBH số 24, phòng KTBH số 25, phòng KTBH số 26, phòng KTBH số 27, phòng KTBH số 28, phòng KTBH số 29. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006 -2008 Hoạt động kinh doanh của B¶o minh Th¨ng long trong những năm gần đây đạt kết quả rất tốt. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của B¶o minh Thăng long không ngừng tăng lên. Kết quả kinh doanh bảo hiểm của B¶o minh Thăng long được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của B¶o minh Thăng long (2006- 2008) Đơn vị tính: triệu đồng STT Nghiệp vụ bảo hiểm 2006 2007 2008 1 BH XCG 12.572,11 20.687,02 25.320,56 2 BH Con người 5.626,12 7.648,14 9.550,14 3 BH TS&KT 6.200,05 10.162,23 8.187,45 Trong đó: BH Cháy và các RRĐB 2.390,94 4.327,54 5.480,12 4 BH hµng h¶i 14.163,04 18.958,10 36.069,32 Tổng 38.561,32 57.455,49 79.127,47 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) _ 49 37,72 Nguồn: B¶o minh Thăng long Bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu phí bảo hiểm của B¶o minh Thăng long có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Bảo minh Thăng long do mới ra đời nên bộ máy còn thiếu hụt và đa phần là cán bộ mới nên gặp rất nhiều khó khăn tại thị trường Thủ đô cạnh tranh gay gắt. Cho nên năm 2006 doanh thu của Bảo minh Thăng Long chỉ đạt 38 tỷ 561 triệu đồng.Tuy nhiên qua hơn một năm hoạt động, Công ty đã cùng một lúc đẩy mạnh nhiều mặt: xây dựng bộ máy tổ chức (đến nay, bộ máy của Công ty đã hoàn thiện các phòng quản lý và các phòng khai thác bảo hiểm phủ kín địa bàn); ổn định văn phòng làm việc song song với việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Vì vậy năm 2007, doanh thu thực hiện của Bảo minh Thăng long đã đạt 57 tỷ 455 triệu đồng, đạt 118,5% kế hoạch kinh doanh Tổng Công ty giao, tăng trưởng 49% so với doanh thu thực hiện năm 2006. Đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên Bảo minh Thăng long và được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ sát sao của ban điều hành và các ban nghiệp vụ của Tổng công ty; Công ty cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố. Đến năm 2008, Bảo minh Thăng long tiếp tục đẩy mạnh nhiều mặt hoạt động: ổn định văn phòng làm việc, cơ cấu và kiện toàn bộ máy tổ chức ở các phòng quản lý và các phòng khai thác bảo hiểm khu vực, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thực hiện tốt các hoạt động được giao và chấp hành tốt các yêu cầu quản lý của Tổng công ty. Vì vậy doanh thu của Bảo minh Thăng long đã đạt 79 tỷ 127 triệu đồng, đạt 114% kế hoạch kinh doanh do tổng công ty giao, tăng trưởng 37,72% so với doanh thu năm 2007. 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG (2006-2008) 2.2.1. Quy trình khai thác Nhận thức được tác dụng to lớn của khâu khai thác, Bảo minh Thăng long đã đưa ra một qui trình khai thác rất hợp lý.Thực tiễn triển khai quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại Bảo minh Thăng long được tiến hành tuần tự theo các bước sau: Buớc 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng Ở bước này, công ty đã thực hiện khá tốt. Cán bộ khai thác được hướng dẫn đào tạo một cách tỉ mỉ trước khi tiếp xúc với khách hàng, mọi thứ liên quan đến kỹ thuật nghiệp vụ đều được thông qua phòng Đầu tư kỹ thuật của chi nhánh. Công ty đã thường xuyên cử cán bộ xuống từng xí nghiệp và các đơn vị kinh doanh để giải thích cho họ mua bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ khách hàng hoặc do môi giới đưa lại. Cán bộ công ty cũng chủ động đến gặp các đơn vị để cùng họ đến các cơ sở kinh doanh, xem xét quy trình sản xuất…chỉ ra những rủi ro mà họ có thể gặp phải. Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí. Một số điểm các khai thác viên cần chú ý đến khi xác định các yếu tố rủi ro liên quan đến việc tính phí bảo hiểm : - Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro. - Cấu trúc xây dựng của nhà xưởng. - Ngành nghề kinh doanh. - Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Công tác an ninh bảo vệ. Bước này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định là công ty bảo hiểm sẽ áp dụng tỷ lệ phí nào đối với doanh nghiệp. Do vậy, nhất thiết các khai thác viên cần nắm rõ các yếu tố này. Bước 3: Điều tra rủi ro. Tại Bảo minh Thăng long, đối với các dịch vụ có số tiền bảo hiểm lớn hơn 300.000 USD thì trước khi chào phí bảo hiểm, các khai thác viên cần phải tiến hành lập phiếu điều tra rủi ro. Trong quá trình sản xuất có thể phát sinh các rủi ro, vì vậy đánh giá rủi ro trong quá trình này là rất cần thiết. Quy trình sản xuất cần phải được mô tả chi tiết đến mức tối đa có thể đánh giá được rủi ro một cách tốt nhất. Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên nên đưa ra một sơ đồ đơn giản về quy trình sản xuất, nhờ đó mà ta có thể có được đánh giá rủi ro tổng quát về quy trình sản xuất này.Trong biên bản đánh giá rủi ro này, các khai thác viên cũng cần phải đưa ra và mô tả sơ qua các hoạt động, hay yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro (nếu có). Đặc biệt, một số sản phẩm sản xuất trong các quy trình sản xuất mang tính rủi ro cao như: phun, nhúng, mạ …. cần được mô tả chi tiết. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều sử dụng điện và đây cũng là một nguy cơ tiềm tàng gây hoả hoạn rất lớn. Điện có thể được cung cấp bằng nguồn điện công cộng qua hệ thống dây cáp ngầm, đường cáp điện ở trên cao, hoặc từ trạm phát điện tự động riêng của cơ sở đặt ngay ở cơ sở. Và các trạm phát điện riêng này chính là hiểm hoạ gây ra cháy nổ lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Ngoài ra, các tuabin phát điện cũng có khả năng gây ra hỏa hoạn. Trong những trục trặc chính xảy ra đối với hệ thống điện cần lưu ý đến các đường ống, rãnh đặt dây và đường dây cáp bị hư hỏng hay được đặt không phù hợp. Do vậy, khi đánh giá rủi ro, các khai thác viên cần quan tâm đến các yếu tố đó để có thể bước đầu đánh giá được mức độ rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm. Trong thực tế, Bảo minh Thăng long cũng áp dụng hai phương pháp tính tỷ lệ phí là: theo danh mục và theo phân loại. Cụ thể ở Bảo minh Thăng long, biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng đối với các loại tài sản, nghành nghề sau: Biểu phí hoả hoạn (A) thuần tuý áp dụng tại Bảo minh Thăng long Loại tài sản/ nghành nghề Loại rủi ro Tỷ lệ phí Ghi chú Toà nhà văn phòng, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp, các dịch vụ công cộng, vui chơi giải trí Khó cháy và trung bình 0,1- 0,2% Xây dựng sau năm 1990 Kho chứa xăng dầu Dễ cháy 0,4 - 0,5% Kho chứa đồ gỗ, giấy, bao bì, nhựa đường, sơn. Dễ cháy và trung bình 0,24 – 0,3% Mức độ an toàn, phòng cháy chữa cháy tốt. Kho chứa các sản phẩm khó cháy như vật liệu xây dựng, hàng nông sản. Khó cháy 0,15- 0,22% Như trên Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng đồ nhựa, sơn, chất dẻo. Trung bình 0,15- 0,20% Như trên Cửa hàng vật liệu xây dựng, dược, y khoa. Khó cháy 0,1- 0,13% Như trên Cửa hàng gas, bình gas (trừ chiết xuất gas) Dễ cháy 0,25- 0,3% Như trên Sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống Trung bình 0,16- 0,25% Như trên Nhà máy, xưởng dệt may Dễ cháy 0,22- 0,28% Như trên Nhà máy, xưởng thủ công mỹ nghệ, cao su, nhựa Dễ cháy 0,28- 0,38% Như trên Nhà máy, xưởng sản xuất giấy, in ấn Trung bình 0,2- 0,25% Như trên Nghành điện, nước, kinh doanh ô tô, kỹ thuật kim loại và các nghành tương tự. Khó cháy 0,12- 0,18% Như trên (Nguồn: Bảo minh Thăng long) Còn đối với các rủi ro đặc biệt, Bảo minh Thăng long chỉ chấp nhận bảo hiểm cho nếu khách hàng đã tham gia rủi ro hoả hoạn (A). Tỷ lệ phí rủi ro phụ được tính bằng tỷ lệ % trên tỷ lệ phí của rủi ro hảo hoạn (A) thuần tuý.Tỷ lệ % của rủi ro phụ được quy định như sau: Biểu phí các rủi ro đặc biệt STT Tên rủi ro phụ Tỷ lệ (%) Ký hiệu 1 Nổ 3 B 2 Máy bay và phương tiện hàng không rơi 2 C 3 Bạo động đình công 1 E 4 Động đất 1 G 5 Cháy ngầm 2 K 6 Cháy tự lên men 3 L 7 Bão, lũ lụt 10 N 8 Vỡ tràn nước 2 P 9 Xe cộ, súc vật đâm vào 2 Q (Nguồn: Bảo minh Thăng long) Nếu khách hàng tham gia tất cả các rủi ro phụ nêu trên thì chỉ thu thêm 15% trên tỷ lệ phí hoả hoạn (A) thuần tuý. Trong trường hợp bảo hiểm cho đơn bảo hiểm mọi rủi ro thì thu thêm 20% trên tỷ lệ phí của các rủi ro hoả hoạn (A) thuần tuý. Đối với các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro tại Bảo minh Thăng long có quy định như sau: - Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng thêm khả năng xảy ra tổn thất như có các thiết bị sấy khô, chiết xuất, chế biến gỗ… thì tỷ lệ phí tăng tối đa là 15%. Nhưng nếu các thiết bị phụ trợ trên được lắp trong phòng ngăn cách bằng tường chống cháy, có máy báo cháy … thì phụ phí này sẽ không tính thêm vào phí bảo hiểm. - Đối với các công trình có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với rủi ro được bảo hiểm như có nguồn cháy không được tách biệt hoàn toàn, lò sưởi ấm bằng tia hồng ngoại…thì phí bảo hỉêm tăng thêm tối đa là 10%. - Các công trình có trung tâm máy tính nhưng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%. - Có khả năng xảy ra rủi ro phá hoại thì tỷ lệ tăng phí tối đa là 5%. Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro Bảo minh Thăng long có quy định giảm tối đa là 45%, cụ thể: - Có đầy đủ các thiết bị phòng cháy, báo cháy thì giảm tối đa là 8%. - Có đầy đủ các thiết bị và phương tiện chữa cháy như: Có hệ thống chữa cháy Spinkler thì giảm tối đa 35%, có hệ thống phun nước tự động thì giảm 20%, hệ thống phun nước thủ công thì giảm 10%... Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm. Cũng như các công ty bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm của Bảo minh Thăng long cũng bao gồm đầy đủ các chứng từ sau: - Giấy yêu cầu bảo hiểm. - Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Sửa đổi bổ sung (nếu có). - Điều khoản, điều kiện. 2.2.2. Thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong hai năm 2007-2008. Năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt nam trải qua năm đầu tiên kể từ khi Việt nam chính thức gia nhập WTO với những thành tựu đáng khích lệ. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng, tăng trưởng 30%. Nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB đạt doanh thu 661 tỉ đồng (tăng 43%) trong đó Bảo hiểm cháy nổ đạt 78,7 tỉ đồng. Tốp 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về doanh thu là Bảo minh 182 tỷ đồng, Bảo việt Việt nam là 163 tỷ đồng, PVI là 70 tỷ đồng, GIC 48 tỉ đồng và VIC 47 tỉ đồng. Và tỷ lệ bồi thường toàn thị trường là 43%. Trong đó, bồi thường cao nhất là Bảo minh 77,3%, PVI 52,7%, UIC 48,2%, Bảo long 42,18%, PJICO 48,1%, Bảo việt 26.7%. Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 28/7/2007 đã làm cho thị trường tăng trưởng tốt hơn vào 6 tháng cuối năm 2007. Nhất là từ năm 2008 trở đi khi các đối tượng có nguy cơ về cháy nổ được công khai minh bạch, được cấp Giấy chứng nhận an toàn về phòng cháy chữa cháy và đối tượng sử dụng Ngân sách Nhà nước đã được cấp kinh phí mua bảo hiểm.  Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp... Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt nam vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trên thị trường hiện nay đã lên tới 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 10.855 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007. Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ đạt khoảng 63 triệu USD, tăng khoảng trên 20% so với năm 2007. Trong khi đó, doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt gần 70 tỷ đồng. Nhìn chung thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB hai năm qua đang trên đà phát triển, cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Trong nghiệp vụ này Bảo minh có thị phần đứng thứ 2 sau đối thủ lớn là Bảo việt. Ngoài ra cũng không thể không nhắc đến Bảo hiểm Dầu khí, PJICO một công ty triển khai nghiệp vụ này khá lâu năm trên thị trường. GIC và VIC là hai tên tuổi mới nổi trên thị trường bảo hiểm Cháy và các RRĐB. Các công ty kể trên, có công ty đã là tên tuổi lớn được biết đến từ lâu trên thị trường bảo hiểm Việt nam, cũng có những công ty mới phát triển vào những năm gần đây, tuy họ vẫn ®øng sau Bảo minh về thị phần bảo hiểm Cháy và các RRĐB, nhưng tất cả đều là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của Bảo minh. 2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long trong giai đoạn 2006-2008. 2.2.3.1. Tình hình khai thác Khai thác là một khâu trong quy trình triển khai nghiệp vụ, mà kết quả của nó góp phần rất lớn vào kết quả của toàn nghiệp vụ. Làm tốt công tác khai thác, sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty, góp phần làm tăng doanh thu phí bảo hiểm của toàn nghiệp vụ. Mặt khác kết quả kinh doanh chung của toàn nghiệp vụ cũng phản ánh chất lượng của khâu khai thác. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu thực trạng khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại công ty B¶o minh Thăng long, việc tìm hiểu kết quả cũng như hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này là rất cần thiết. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân Việt nam ngày một nâng cao, giá trị tài sản mà họ sở hữu cũng tăng lên, trong khi đó các nguy cơ dẫn đến rủi ro cháy nổ ngày một gia tăng, chính vì vậy mà người dân ý thức được sự cần thiết của sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RR ĐB nên nhu cầu tham gia nhiều hơn. Hơn nữa, theo thời gian thì giá trị bảo hiểm có xu hướng ngày càng lớn hơn, vì vậy phí bảo hiểm trên một hợp đồng ngày càng lớn, dẫn đến tổng doanh thu phí không ngừng tăng lên. Mặt khác, công ty đã chú trọng hơn đến khâu khai thác, đầu tư nhiều hơn vào khâu khai thác nên đã thu hút thêm được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty. Xã hội ngày càng phát triển, thay vì việc sử dụng các chất đốt thô sơ như trước kia, con người chuyển sang sử dụng các nguồn khác để đun nấu, sinh hoạt sản xuất. Ví dụ như thay vì dùng củi, than... thì ga và điện lại được sử dụng nhiều hơn. Chính vì vậy mà nguy cơ cháy nổ là rất cao, khi đám cháy xảy ra thiệt hại rất lớn. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện bảo hiểm Cháy và các RRĐB Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1. Doanh thu phí TRĐ 2.390,94 4.327,54 5.480,12 2. Chi bồi thường TRĐ 764,97 1.358,64 1.689,73 3. Tổng chi nghiệp vụ TRĐ 1.434,53 2.417,62 3.374,35 Hk =(1)/(3) Đ/Đ 1,67 1,79 1,62 Nguồn: Bảo minh Thăng long Qua bảng 2.2 ta nhận thấy rằng, chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006, chi bồi thường nghiệp vụ của công ty là 764,97 (triệu đồng), năm 2007 là 1.358,64 (triệu đồng), đến năm 2008 là 1.689,73 (triệu đồng). Thiệt hại do cháy là rất lớn, chỉ sau một vụ cháy nhiều người dân sẽ không còn nhà ở, nhiều doanh nghiệp bị phá sản ...vì vậy để giảm nguy cơ cháy nổ, công ty phải tích cực cùng khách hàng tuyên truyền các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất do cháy nổ gây ra. Hiệu quả kinh tế phản ánh một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy hiệu quả kinh tế của công ty tăng trong những năm đầu nhưng sau đó lại giảm. Với một đồng chi phí bỏ ra vào năm 2006 thì công ty thu được 1,67 đồng doanh thu, năm 2007 đã tăng lên là 1,79 đồng, năm 2008 chỉ được 1,62 đồng doanh thu. Nguyên nhân của thực trạng trên là do, các vụ cháy nổ có xu hướng ngày càng xảy ra nhiều và thiệt hại ngày càng lớn nên chi phí chi cho bồi thường của công ty cũng ngày một lớn. Mặt khác, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn, trong khi đó Bảo minh Thăng long còn quá non trẻ nên để thu hút được khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty mình thì công ty cần đầu tư nhiều hơn vào tất cả các khâu đặc biệt là khâu khai thác, điều này đã đẩy tổng chi nghiệp vụ của công ty tăng lên, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong những năm gần đây đã giảm xuống. 2.2.3.2. STBH và STBH bình quân một hợp đồng qua các năm STBH và STBH bình quân đối với mỗi hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB, sẽ cho thấy việc doanh nghiệp bảo hiểm có khai thác được nhiều hợp đồng lớn hay không? Đồng thời thông qua độ lớn của 2 chỉ tiêu này phần nào đánh giá được việc kinh doanh sản phẩm bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thảng long có thực sự tăng trưởng tốt trong 3 năm gần đây hay không? Dưới đây là bảng số liệu về STBH và STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long trong 3 năm qua. Bảng 2.3: STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu phí (TRĐ) 2.390,94 4.327,54 5.480,12 STBH (TRĐ) 1.334.725,50 2.072.845,25 2.452.648,60 Số hợp đồng (HĐ) 110 146 180 STBH/HĐ (TRĐ/HĐ) 12.133,87 14.197,57 13.625,83 Nguồn: Bảo minh Thăng long Qua bảng 2.3 ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long tăng lên một cách đều đặn theo thời gian. Năm 2006 số hợp đồng khai thác được mới chỉ là 110 hợp đồng, năm 2007 là 146 hợp đồng. Đến năm 2008 đã tăng lên 180 hợp đồng, tăng gần 2 lần so với số hợp đồng năm 2006. Năm 2007, mặc dù các Thông tư 41 và Quyết định 28 đã được ban hành, nhưng số hợp đồng mà công ty khai thác được chỉ tăng lên là 36 hợp đồng. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao. Ngoài ý thức của người tham gia, còn có nhiều nguyên nhân khác bởi các doanh nghiệp bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn trong việc phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để có thể biết được những đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm cháy nổ nhưng vẫn chưa mua sản phẩm bảo hiểm này. Đối với kinh doanh bảo hiểm cháy nổ, việc bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đi liền với điều kiện: Cơ sở phải có giấy chứng nhận an toàn phòng cháy, chữa cháy đã hạn chế việc tham gia bảo hiểm. Hơn thế nữa việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc giúp doanh nghiệp bảo toàn được vốn và tái sản xuất kinh doanh trong trường hợp không may xảy ra sự cố cháy, nổ. Thế nhưng trên thực tế, sự thờ ơ của người mua bảo hiểm đang khiến các doanh nghiệp bảo hiểm gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận động thuyết phục khách hàng. Vì vậy năm 2008, số hợp đồng của Bảo minh Thăng long chỉ tăng lên 34 hợp đồng so với năm 2007. Theo đánh giá chung thì số lượng cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cũng rất hạn chế. Tổng STBH hay mức trách nhiệm của Bảo minh Thăng long khá cao và liên tục tăng: Năm 2006 là hơn 1.334 tỷ đồng, đến năm 2008 đã hơn 2.452 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2006. Mức trách nhiệm cao là một điều rất đáng mừng, bởi nó thể hiện uy tín của Công ty đối với khách hàng, họ có tin tưởng vào khả năng và năng lực tài chính của Bảo minh thì mới chọn làm nhà bảo hiểm cho mình. STBH bình quân một hợp đồng (STBH/HĐ) trong giai đoạn này có lúc giảm, nhưng nhìn chung thì vẫn tăng lên: Năm 2006, STBH/HĐ là 12.133,87 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên 14.197,57 tỷ đồng, năm 2008 lại giảm chỉ còn 13.625,83 tỷ đồng. Qua phân tích về STBH và STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB, ta thấy Bảo minh Thăng long đã khai thác khá tốt nghiệp vụ bảo hiểm này, biết cách thuyết phục khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng vào năng lực của mình để lựa chọn tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao. 2.2.3.3. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB Chi phí khai thác là một phần chi phí trong tổng chi nghiệp vụ. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long gồm có hai khoản chi chính: chi hoa hồng cho đại lý và môi giới bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm. Ta có thể theo dõi khoản chi này trong bảng sau. Bảng 2.4: Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Hoa hồng ĐL&MG, CBKT (TRĐ) Mức chi 339,10 432,75 548 Tỷ trọng (%) 89,65 90,34 94,61 Đánh giá RR (TRĐ) Mức chi 39,13 46,29 31,25 Tỷ trọng (%) 10,35 9,66 5,39 Chi phí khai thác (TRĐ) - 378,23 479,04 579,25 Nguồn: Bảo minh Thăng long Bảng 2.4 cho ta thấy trong chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long, việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 89,65% đến 94,61%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở mức từ 5,39% đến 10,35% một phần rất nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn này là vì đối tượng được bảo hiểm của Công ty ở nghiệp vụ này phần lớn là các nhà máy, nhà xưởng, không phải là các công trình quá phức tạp như các công trình thủy điện. Do đó chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Cháy và các RRĐB ở Bảo minh Thăng long thấp. Nhìn một cách tổng quát, chi phí khai thác tăng dần qua các năm, điều này cho thấy cùng với sự phát triển của Bảo minh Thăng long, khâu khai thác cũng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Điều này cũng được thể hiện rõ ở sự gia tăng về số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.4 dễ thấy chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB là những con số không lớn và Bảo minh Thăng long cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho khâu khai thác rất quan trọng này. 2.2.3.4. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác Việc lập kế hoạch khai thác là rất cÇn thiết với bất kì một công ty bảo hiểm nào khi triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm. Dựa vào năng lực của mình, kết quả kinh doanh của công ty trong những năm trước cũng như trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường, kinh tế, xã hội công ty vạch ra các chỉ tiêu cần phải đạt được trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp công ty bố trí lại nhân lực cho phù hợp để có được kết quả khai thác tốt. Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà công ty khi bắt đầu triển khai bất cứ một nghiệp vụ nào là đặt ra doanh thu kế hoạch, đặt ra doanh thu phí cần đạt được sẽ quyết định đến các chiến lược kế hoạch tiếp theo của công ty. Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu kế hoạch (TRĐ) 2.482,50 4.081,75 5.348,62 Doanh thu thực hiện (TRĐ) 2.390,94 4.327,54 5.480,12 Hoàn thành kế hoạch (%) 96,31% 106,02% 102,46% Nguồn: Bảo minh Thăng long Bảng 2.5 cho thấy, hầu như năm nào công ty cũng đạt kế hoạch đã đề ra, chỉ riêng có năm 2006, do chưa nắm vững được năng lực của công ty mình cũng như thị trường nên công ty chưa hoàn thành được kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chỉ đạt 96,31%. Sang năm 2007, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công ty đạt 106,02%, điều này chứng tỏ công ty đã bám sát hơn nhu cầu thị trường, nghiên cứu kĩ hơn tình hình kinh tế xã hội và đã có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch. Đến năm 2008, do thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng đến công ty nói chung và tình hình khai thác bảo hiểm cháy và các RRĐB tại BMTL nói riêng nên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công ty chỉ đạt 102,46%. 2.2.3.5. Kết quả và hiệu quả khai thác Như đã nhận xét ở trên doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB không ngừng tăng lên qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác khai thác. Thực tế trong những năm gần đây Bảo minh Thăng long đã không ngừng sử dụng và nâng cao các biện pháp khai thác, ngoài biện pháp truyền thống là tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn tổ chức các cuộc gặp gỡ với khách hàng, hội nghị hội thảo, hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ và hạn chế tổn thất khi có hỏa hoạn xảy ra. Bảng 2.6: Hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008) Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu phí (TRĐ) 2.390,94 4.327,54 5.480,12 2. Số hợp đồng (HĐ) 110 146 180 3. Chi phí khai thác (TRĐ) 378,23 479,04 579,25 4.Hk(kt) = (1)/(3) 6,32 9,03 9,46 5.Hx(kt) = (2)/(3) 0,29 0,30 0,31 Nguồn: Bảo minh Thăng long Hiệu quả khai thác (hk) thể hiện với một đồng chi phí khai thác bỏ ra công ty thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng 2.6 ta thấy được hiệu quả khai thác của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm, với một đồng chi phí khai thác bỏ ra năm 2006 thì công ty thu được 6,32 triệu đồng doanh thu, đến năm 2008 đã tăng lên là 9,46 triệu đồng, tăng gần hai lần so với năm 2006. Hiệu quả xã hội (hx ) của khâu khai thác phản ánh với một đồng chi phí khai thác công ty bỏ ra thì khai thác được bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm. Bảng 2.6 cho thấy rằng số hợp đồng mà công ty khai thác được trên 1 triệu đồng chi phí khai thác được có chiều hướng gia tăng nhưng không nhiều qua các năm. Năm 2006 hiệu quả xã hội của khâu khai thác chỉ là 0,29 nghĩa là với một triệu đồng chi phí khai thác công ty mới ký được 0,29 hợp đồng, năm 2007 là 0,30 hợp đồng. Đến năm 2008, số hợp đồng khai thác được trên một triệu đồng chỉ có 0,31 hợp đồng. Điều này cho thấy để khai thác được một hợp đồng công ty phải bỏ ra chi phí rất lớn. Kết quả khai thác, hiệu quả khai thác của khâu khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB là khá tốt, có được điều này là do trong những năm qua công ty đã không ngừng nỗ lực đầu tư nguồn lực vào khâu này. Ngoài việc đề ra các kế hoạch khai thác cụ thể phù hợp, công ty còn chọn lọc và sử dụng hiệu quả các biện pháp khai thác, hơn thế nữa còn có sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên, cộng tác viên trong công ty. Các hiệu quả vừa nêu trên nhìn chung gia tăng đồng đều. Tuy nhiên, chính sự đồng đều đó lại thể hiện được sự tăng trưởng và phát triển của Tổng Công ty cổ phần Bảo minh nói chung và Bảo minh Thăng long nói riêng. 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long giai đoạn 2006-2008. Trong giai đoạn 2006-2008, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo minh Thăng long nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB nói riêng phát triển tốt. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào, Bảo minh Thăng long đạt được rất nhiều thành quả, nhưng bên cạnh đó vẫn song song tồn tại nhiều hạn chế. 2.2.4.1. Những mặt đạt được Doanh thu từ bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long tăng với mức tăng trung bình mỗi năm 53,82%. Năm 2008, doanh thu nghiệp vụ này đã đạt hơn 5,4 tỷ đồng. Số hợp đồng khai thác được cũng liên tục tăng, năm 2008 số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB mà Bảo minh Thăng long khai thác được là 180 hợp đồng bảo hiểm. Từ đó, Bảo minh Thăng long đã góp một phần không nhỏ vào việc giúp Tổng công ty cổ phần Bảo minh vươn lên đứng thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Từ năm 2006 đến năm 2008, năm nào Bảo minh Thăng long cũng hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 102,46 - 106,02%. Không những Bảo minh Thăng long đạt được doanh thu cao qua các năm từ nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, mà tổng chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm này bỏ ra cũng rất hiệu quả (như đã phân tích ở trên). Tuy mới chuyển về trụ sở mới nhưng Bảo minh Thăng long luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ sát sao của Ban điều hành và các Ban nghiệp vụ Tổng công ty, công ty cũng nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành của thành phố. Đồng thời, các cán bộ khai thác của Bảo minh Thăng long đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần làm tăng thêm uy tín của Tổng công ty đối với khách hàng. Uy tín đó có thể được thể hiện thông qua tổng STBH mà Bảo minh Thăng long đảm nhận bảo hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB mỗi năm trung bình là 1.953 tỷ đồng. Đối với các quy trình khai thác mà Tổng công ty đưa ra, Bảo minh Thăng long luôn luôn thực hiện đầy đủ các bước theo yêu cầu, tuy nhiên đối với các khách hàng quen thuộc, các cán bộ khai thác cũng rất linh động, chỉ làm các thủ tục thật cần thiết như lấy thông tin của khách hàng, rồi nhanh chóng gửi giấy yêu cấu bảo hiểm và Đơn/Hợp đồng bảo hiểm gốc cho khách hàng. Như vậy chỉ trong khoảng một ngày là khách hàng đã cầm trong tay hợp đồng bảo hiểm mình cần. Bảo minh Thăng long thường xuyên cử cán bộ khai thác có chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm của các phòng ban trong công ty đến các đại lý để đào tạo về nghiệp vụ, về các kỹ năng khai thác bảo hiểm đồng thời kiểm tra tác phong làm việc chăm sóc khách hàng của đại lý và kiểm tra xem các đại lý có thực hiện theo đúng quy trình khai thác của Công ty hay không. Qua những buổi đi khảo sát thực tế như vậy vừa giúp nâng cao trình độ khai thác bảo hiểm của đại lý, vừa là dịp để các cán bộ lắng nghe những khó khăn thắc mắc của đại lý để Bảo minh Thăng long kịp thời giúp đỡ. Về vấn đề nhân sự, Bảo minh Thăng long đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ nòng cốt có nghiệp vụ và nhiệt tình trong công tác. Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn. Sự ra đời của Nghị định 130/2006/NĐ-CP đưa lại cho Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm Cháy và các RRĐB rất nhiều lợi ích. Là một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo minh Thăng long cũng có thêm cơ hội tăng thêm doanh thu nhờ việc đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB. 2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại Nghiệp vụ bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ rất phức tạp trong tất cả các khâu, từ khai thác đến bồi thường. Đòi hỏi cán bộ khai thác, giám định bồi thường...phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. Hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau như vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, chất nổ, nguyên liệu cháy...Nhưng hiện nay tại B¶o minh Thăng long chưa có chuyên gia giỏi về lĩnh vực này. Do vậy khi có những hợp đồng lớn, đối tượng được bảo hiểm có cấu trúc phức tạp thì vẫn phải thuê giám định độc lập đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm với chi phí cao, làm tăng chi phí khai thác. Qui định bắt buộc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan PCCC, mà cụ thể là cán bộ PCCC tại các tỉnh, thành phố...vấn đề lạm dụng chức quyền để thay đổi kết quả kiểm tra, kiểm soát đối với công tác PCCC ở cấp cơ sở còn có nhiều bất cập. Nhiều đơn vị tuy đã đủ mọi điều kiện về PCCC nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép an toàn PCCC – một trong những yêu cầu để mua bảo hiểm Cháy và các RRĐB. Ngoài ra, tuy đây là một quy định bắt buộc của Chính phủ về việc tham gia bảo hiểm Cháy nổ nhưng tính cưỡng chế của pháp luật lại chưa cao. Có nhiều đơn vị thuộc diện bắt buộc, nhưng do ý thức về PCCC và nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm Cháy và các RRĐB chưa cao nên “trốn” tham gia bảo hiểm. Đây là vấn đề tồn tại không của riêng ai, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long. Nhân lực là điểm mạnh cũng là một vấn đề còn tồn tại của B¶o minh Thăng long. Bên cạnh những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và có khả năng trong khai thác bảo hiểm vẫn còn một số cán bộ còn chưa hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác. Địa bàn mà Bảo minh Thăng long đảm nhận bên cạnh các tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ vẫn có những tỉnh nghèo, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp là chính, nhu cầu về bảo hiểm cháy nổ vì thế còn rất thấp. Giao thông, liên lạc khó khăn cũng gây ra trở ngại trong hoạt động khai thác của các chuyên viên, trong tạo dựng và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp. CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY 3.1.1. Mục tiêu Là một Công ty thành viên của Tổng Công ty cổ phần B¶o minh, mục tiêu phấn đấu của B¶o minh Thăng long hướng tíi mục tiêu: Xây dựng và phát triển Bảo minh thành một Tổng công ty cổ phần bảo hiểm hàng đầu của Việt nam. Không những thế Bảo minh hoạt động theo tôn chỉ: “Sự an toàn, hạnh phúc của khách hàng và xã hội là mục tiêu hoạt động của chúng tôi”. Đến với Bảo minh khách hàng luôn có được sự tận tình và chu đáo bởi vì Bảo minh đặt ra phương châm hoạt động: “Bảo minh- Tận tình phục vụ”. 3.1.2. Định hướng chiến lược Năm 2008, thị trường gặp rất nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong năm 2009, nền kinh tế vẫn chưa có những chuyển biến mới mẻ tuy nhiên vẫn có thể hy vọng một tương lai tươi sáng cho ngành bảo hiểm Việt nam nói chung và Bảo minh nói riêng. Bước sang năm 2009, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, kinh tế xã hội, cũng như dựa trên tiềm lực của công ty, Bảo minh Thăng long đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu kế hoạch năm 2009: 85 tỷ đồng. Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các RRĐB, trong năm 2009 Bảo minh Thăng long phấn đấu phải đạt tối thiểu 7 tỷ đồng doanh thu. Giữ vững được mức tăng trưởng về doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các RRĐB vào khoảng 60% mỗi năm.Cùng với sản phẩm bảo hiểm xây dựng lắp đặt,bảo hiểm cháy phải là sản phẩm chủ đạo đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO MINH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1. Về phía công ty bảo hiểm. 3.2.1.1. Đối với Tổng Công ty Cæ phÇn B¶o minh Tổng công ty cần tuyển dụng thêm chuyên gia giỏi về giám định đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm, để không phải tốn kém thêm chi phí thuê các chuyên gia trong các trường hợp khách hàng không yêu cầu có giám định độc lập. Như vậy sẽ giảm thiểu chi phí tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm. Tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB cho toàn bộ chuyên viên có tham gia vào quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm này. Đối với những chuyên viên có trình độ cao có thể gửi đi đào tạo nước ngoài thêm về khai thác nghiệp vụ, hay về giám định bồi thường để trở thành những chuyên viên cao cấp của Công ty. Ngoài việc đào tạo về nghiệp vụ, Tổng công ty cũng cần mời các chuyên gia kinh tế, đào tạo thêm cho các cán bộ khai thác, đại lý về kỹ năng khai thác, kỹ năng “chăm sóc khách hàng”. Quán triệt đến các Công ty và các phòng ban vấn đề cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các Đơn/Hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của các Công ty có các điều khoản đúng và phù hợp với quy định của Bộ tài chính về nghiệp vụ bảo hiểm này. Trong điều kiện canh tranh ngày càng gay gắt, xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công của một doanh nghiệp, yếu tố này có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt ở Việt nam hiện nay, khi mà nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế, cũng như dối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế. Đây là một cơ hội tốt để Bảo minh nói riêng cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm, đồng thời xây dựng được hình ảnh của công ty mình trong những khách hàng tiềm năng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá hình ảnh.... Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về an toàn PCCC, nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm, đồng thời phổ biến về kiến thức PCCC cho toàn dân. 3.2.1.2. Đối với Công ty Bảo minh Thăng long Để đạt được các mục tiêu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB nói riêng, Bảo minh Thăng long đã và đang có nhiều biện pháp thực hiện như sau: Thực hiện các bước trong quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB mà Tổng công ty đã nghiên cứu và lập ra một cách hợp lý, khoa học và sáng tạo. Kịp thời phản ánh những khó khăn, bất cập trong khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB với lãnh đạo cấp trên, để có được sự hỗ trợ kịp thời và hợp lý. Xác định đánh giá tiềm năng các địa bàn trọng điểm để phát triển mạng lưới kinh doanh phù hợp. Thực hiện phân đoạn thị trường, xác định khách hàng mục tiêu của từng phân đoạn thị trường. Xây dựng thị trường chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể nhằm tập trung nguồn lực ở mức cao nhất. Xâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường, kể cả mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt nam, đặc biệt là các nước trong khu vực. Tạo được sự khác biệt của thương hiệu của Bảo minh so với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường. Đội ngũ nhân viên cần phải được chuyên nghiệp hóa ở mức cao nhất: Am hiểu nghiệp vụ,thái độ phục vụ chu đáo,có trách nhiệm,có tinh thần phấn đấu không ngừng vì sự phát triển của công ty. Tâm lý làm việc của cán bộ nhân viên thoải mái, cán bộ nhân viên gắn bó với Bảo minh, làm việc vì mục tiêu chung phát triển Bảo minh ngày càng vững mạnh. Do đó cần phải xây dựng quy chế thi đua khen thưởng phù hợp, phát động phong trào thi đua trong toàn công ty nhằm khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ phấn đấu tăng trưởng trong doanh thu nâng cao thu nhập. Đồng thời, công ty tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ của công ty được đi đào tạo tại các khóa đào tạo do Tổng công ty tổ chức. Tạo dựng mạng lưới đại lý, văn phòng khu vực với tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, nâng cao được thị phần. Mạng lưới này càng rộng lớn thì phạm vi khách hàng càng được mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Mặt khác, đội ngũ đại lý còn được coi là bộ mặt của doanh nghiệp bảo hiểm, sẽ góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quá trình khai thác, tiếp xúc với khách hàng. Công ty cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng được yêu cầu kinh doanh theo các thời kì, đặc biệt chú trọng tới các địa bàn trọng điểm như TP HCM, Hà nội. Trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng, điều chỉnh kịp thời và phù hợp những tồn tại mắc phải, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật theo chiều sâu. Tận dụng lợi thế Tổng công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển khai thác dịch vụ trực tiếp và dịch vụ qua môi giới. Hướng cho các cán bộ khai thác bảo hiểm của Bảo minh vào việc bán bảo hiểm cho các khách hàng là tổ chức doanh nghiệp. Tăng cường sử dụng hệ thống môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp đối với các dịch vụ bảo hiểm lớn, phức tạp, từ đó sẽ mở rộng hệ thống phân phối làm tăng số lượng hợp đồng với STBH lớn. Song song với việc thắt chặt quản lý hệ thống đại lý,quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận giám định bồi thường của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp, đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo. Xây dựng hệ thống các đại lý trên địa bàn Hà nội: Để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này và triển khai kênh bán hàng một cách có hệ thống, Bảo minh Thăng long đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn Hà nội, tập trung xây dựng hệ thống bán lẻ tại Hà nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Hà nội. Đối tượng để triển khai là các Ngân hàng thương mại, Công ty cho thuê tài chính, các đơn vị kinh doanh thương mại (mua bán, sửa chữa ôtô, xe máy…). Giao nhiệm vụ cho các đơn vị kinh doanh phối hợp, mở rộng hợp tác với các Ban của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trên địa bàn để trực tiếp tiếp cận khách hàng ký các Hợp đồng bảo hiểm các dự án lớn trong và ngoài ngành. Tập trung củng cố bộ máy quản lý, phát triển hệ thống phòng KDKV quản lý theo vùng, miền, từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát được rủi ro ngay từ đầu vào. Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc an toàn và phải đáp ứng tối đa yêu cầu đòi hỏi của thị trường và của mỗi khách hàng thông qua các biện pháp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng tính tự quyết và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tác nghiệp trên thị trường bảo hiểm. Áp dụng khoa học chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong toàn bộ hệ thống theo hai điều kiện “cần” đó là “môi trường làm việc tốt” và “đủ” là “thu nhập tương xứng với thành quả lao động”. Đảm bảo năm 2009, BMTL thu hút đựơc những cán bộ có đạo đức tốt, tư duy và kinh nghiệm tốt sẵn sàng phục vụ và cống hiến lâu dài cho công ty. Bảo minh thăng long nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của khoa hoc công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quy trình khai thác và quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí khai thác, hạ phí bảo hiểm một cách hợp lý... Xây dựng và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá công ty và giá trị thương hiệu. Đưa văn hoá công ty và thương hiệu Bảo minh vào sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo ra sự khác biệt vượt trội các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng các công cụ cạnh tranh mạnh theo tính đặc thù của từng nghiệp vụ và phù hợp với từng khu vực địa lý và phân đoạn thị trường. Ngoài việc phát huy nội lực, BMTL cần nhanh chóng tạo lập củng cố mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm có kinh nghiệm, uy tín trong khu vực và quốc tế nhằm hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ, trao đổi thông tin…Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho BMTL nói riêng cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung, tạo thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt nam vươn ra với thế giới. Bên cạnh việc thiết lập quan hệ tốt với các công ty bảo hiểm khác, BMTL cũng sẽ phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cơ quan công an, Bộ Tài chính, hiệp hội bảo hiểm.Việc này sẽ giúp BMTL thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất, giám định bồi thường. 3.2.2. Về phía nhà nước. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt nam là một thị trường rất có tiềm năng phát triển. Nhất là trong thời kỳ Việt nam đang mở rộng cánh cửa của nền kinh tế với thế giới như hiện nay. Trong những năm tới đây, sẽ có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đó sẽ vừa là một khó khăn, nhưng cũng là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam phát triển mạnh mẽ hơn. Do vậy, vai trò của cơ quan chức năng có liên quan mà ở đây là Bộ Tài chính là hết sức quan trọng. Bộ Tài chính cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh – nó sẽ là điều kiện thuận lợi cũng là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo minh nói riêng có thể phát triển không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn vươn xa ra thị trường bảo hiểm thế giới. Để làm được điều đó, Nhà nước cần phải: Tăng cường kiểm tra giám sát từ nhiều phía. Phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cục Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng cần chặt chẽ hơn. Để tất cả những đơn vị nào thuộc diện bắt buộc đều phải tham gia bảo hiểm Cháy nổ hoặc tham gia bảo hiểm Cháy và các RRĐB. Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm để tránh tình trạng cạnh tranh phí bảo hiểm và hoa hồng đại lý không lành mạnh và giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo hình thức phù hợp để học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế, hội nhập sâu vào thị trường thế giới. Bộ Tài chính và Bộ Công an cần tổ chức công tác kiểm tra,giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của tất cả các tổ chức,doanh nghiệp thuộc diện phải mua loại này cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt rõ ràng đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Mặt khác, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc rà soát lại các văn bản hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cần xác định chi tiết hơn nữa tài sản phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cùng các cơ chế tài chính thích hợp,tổ chức hoạt động tuyên truyền, xây dựng mẫu đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận về an toàn phòng cháy chữa cháy thống nhất và có tính pháp lý cao. 3.2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm. Thống nhất ý kiến từ các hội viên để lập ra những thoả thuận nhất định liên quan đến cạnh tranh trong khai thác bảo hiểm. Các thành viên trong Hiệp hội thỏa thuận với nhau, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không tăng giảm phí, mở rộng phạm vi bảo hiểm tùy ý…Bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào vi phạm sẽ có hình thức xử phạt hợp lý: có thể khai trừ ra khỏi hiệp hội, không được ưu tiên trong nhiều hoạt động của công ty… Tăng cường mối liên hệ giữa các thành viên trong Hiệp hội, nhằm phát hiện những trường hợp trục lợi bảo hiểm… để có biện pháp ngăn chăn hợp lý. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần thống nhất với nhau đối tượng nào có hành vi trục lợi ở một công ty, khi bị phát hiện sẽ không được tham gia loại bảo hiểm đó ở các công ty khác nữa. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước, bảo hiểm nói chung và bảo hiểm cháy và các RRĐB nói riêng chắc chắn sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Công ty Bảo minh Thăng long đã và đang cố gắng quyết tâm để hòa mình vào xu hướng phát triển chung đó. Với tuổi đời còn non trẻ trên thị trường bảo hiểm Việt nam nhưng BMTL đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường bảo hiểm, đặc biệt là thị trường bảo hiểm cháy nổ. Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại công ty Bảo minh Thăng long khá hiệu quả. Tuy đây không phải nghiệp vụ bảo hiểm đem lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty, nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh và việc hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho. Mặt khác, đây là một nghiệp vụ bảo hiểm có tiềm năng phát triển cao. Và cũng có một thuận lợi lớn với các Công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, bởi đã có quy định về việc tham gia bảo hiểm Cháy nổ của Bộ Tài Chính đối với một số đối tượng cụ thể, cho nên trong tương lai đây sẽ là một nghiệp vụ bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm phi nhân thọ rất chú trọng khai thác. Vì vậy Bảo minh Thăng long cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB để ngày càng có nhiều kết quả và hiệu quả đem về cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo minh. Do vậy, trong thời gian tới BMTL vẫn phải tiếp tục chú trọng cải tiến nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, đào tạo tuyển dụng thêm những cán bộ có đủ trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc. Hy vọng rằng với những thành công đã có cộng với sự cố gắng quyết tâm không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên, BMTL sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa và trở thành một trong mười công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2010. Để hoàn thành luận văn này, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Trịnh Hữu Hạnh và các cán bộ nhân viên phòng TS& KT công ty Bảo minh Thăng Long. Nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảo Minh Thăng Long (2006-2008), Báo cáo Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm. Bảo Minh Thăng Long (2006-2008), Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác-bồi thường. Bảo Minh Thăng Long (2006-2008), Báo cáo Hợp đồng/ Đơn phát sinh từ 01/01-21/12 Bảo Minh Thăng Long, Quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt. Bảo Minh Thăng Long , Đơn bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt. Giáo trình Lý thuyết Bảo hiểm - chủ biên: TS Võ Thị Pha, NXB Tài Chính Hà Nội – 2005. Giáo trình Nghiệp vụ Bảo hiểm – Chủ biên: GS.TSKH Trương Mộc Lâm, TS Đoàn Minh Phụng, NXB Tài Chính Hà Nội -2005. Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ttp://www2.vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/12/646893/ Danh mục bảng và sơ đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bảo Minh Thăng Long Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo minh Thăng long (2006-2008) Bảng 2.2: Tình hình thực hiện bảo hiểm Cháy và các RRĐB Bảng 2.3: STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008) Bảng 2.4: Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của Bảo minh Thăng long (2006-2008) Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008) Bảng 2.6: Hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại Bảo minh Thăng long (2006-2008)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhai_thac_bhhh_LV_mua.doc
Tài liệu liên quan