Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam: Lời mở đầu T ài chính BHXH là khâu tài chính trung gian và ngày càng lớn mạnh. Cho nên quản lý nguồn tài chính này không phải đơn giản và thực tế đã chứng minh nếu không được quản lý chặt chẽ thì tài chính BHXH nhiều nước trên thế giới sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người tham gia BHXH đồng thời còn làm bội chi ngân sách và nguy hiểm hơn nếu nguồn tài chính không đủ để chi trả kịp thời sẽ làm cho xã hội bị bất ổn, uy tín của Đảng và nhà nước bị giảm sút, người lao động và người sử dụng lao động thiếu tin tưởng vào chính sách BHXH cho nên quản lý bảo toàn nguồn tài chính BHXH là cần thiết khách quan. Hiện nay tài chính BHXH Việt Nam được đánh giá là đang ổn định. Tuy nhiên sự ổn định này chỉ trong ngắn hạn do chế độ BHXH vẫn còn mới với sự tăng lên rõ rệt về số lượng lao động tham gia đóng BHXH do cơ cấu nhân khẩu và sự bao cấp của Nhà nước cho người nghỉ hưu trước 1-1-1995. Xu hướng già hoá của dân số cộng với tỷ lệ đóng góp BHXH tương đối ...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu T ài chính BHXH là khâu tài chính trung gian và ngày càng lớn mạnh. Cho nên quản lý nguồn tài chính này không phải đơn giản và thực tế đã chứng minh nếu không được quản lý chặt chẽ thì tài chính BHXH nhiều nước trên thế giới sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người tham gia BHXH đồng thời còn làm bội chi ngân sách và nguy hiểm hơn nếu nguồn tài chính không đủ để chi trả kịp thời sẽ làm cho xã hội bị bất ổn, uy tín của Đảng và nhà nước bị giảm sút, người lao động và người sử dụng lao động thiếu tin tưởng vào chính sách BHXH cho nên quản lý bảo toàn nguồn tài chính BHXH là cần thiết khách quan. Hiện nay tài chính BHXH Việt Nam được đánh giá là đang ổn định. Tuy nhiên sự ổn định này chỉ trong ngắn hạn do chế độ BHXH vẫn còn mới với sự tăng lên rõ rệt về số lượng lao động tham gia đóng BHXH do cơ cấu nhân khẩu và sự bao cấp của Nhà nước cho người nghỉ hưu trước 1-1-1995. Xu hướng già hoá của dân số cộng với tỷ lệ đóng góp BHXH tương đối thấp là (20%), về lâu dài nếu so với các nước khác trên thế giới là không thể đủ để duy trì sự ổn định của chế độ BHXH (theo phân tích của một số chuyên gia tài chính). Do vậy nâng cao năng lực cho hệ thống BHXHVN để chuẩn bị đối phó với những thách thức trong thế kỷ 21 là một vấn đề đã và đang thường xuyên được Đảng và các cấp quản lý Nhà nước có liên quan tiến hành nghiên cứu. Đứng trước những bức xúc trên, BHXH Việt Nam cần phải làm những gì để có thể tránh khỏi những khó khăn về tài chính trong quá trình phát triển. Với mục đích được góp phần rất nhỏ bé vào mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của hệ thống BHXH ở Việt Nam em mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam". Đây là một vấn đề khó và mang tính tổng quan cao. Vì vậy, để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các cán bộ làm việc tại cơ quan BHXH Việt Nam nói chung, tại Ban Kế Hoạch - Tài chính nói riêng. Qua đây cho phép em gửi lời cảm ơn đến tất cả các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, lựa chọn đề tài và hoàn thiện chuyên đề này. Nội dung chính của chuyên đề này gồm có 3 phần: Phần I: Lý luận cơ bản về tài chính Bảo hiểm xã hội. Phần II: Thực trạng công tác quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam. Phần III: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam. Phần I Lý luận cơ bản về tài chính bảo hiểm xã hội Một số nội dung chính về BHXH 1. Khái niệm BHXH Kể từ khi có xã hội loài người đến nay, con người đã vận dụng đủ mọi cách để tìm ra những biện pháp phòng tránh tai nạn rủi ro, nhằm giữ vững sự ổn định trong đời sống kinh tế. Vì vậy ngay từ thời kỳ cổ xưa đã nẩy sinh tư tưởng lập quỹ dự trữ cứu tế và bảo hiểm tương hỗ. Thí dụ như ở Ai cập thời kỳ cổ xưa, những người thợ đá đã thành lập ra một tổ chức, người tham gia vào tổ chức này phải đóng tiền lệ phí, khi hội viên chết tổ chức này đứng ra chi trả tiền mai táng. Song vì trình độ sản xuất xã hội lúc đó còn thấp, chưa thể nào tích luỹ đủ để xây dựng quỹ bồi thường tổn thất bất ngờ. Mãi cho tới gần đây khi sức sản xuất xã hội đã có những bước phát triển mạnh mẽ thì xuất hiện sự thuê mướn lao động. Xã hội càng phát triển thì phân công lao động càng sâu sắc và việc thuê mướn lao động ngày càng diễn ra nhanh chóng và ở diện rất rộng. Trong quá trình thuê mướn lao động đã phát sinh một loạt vấn đề liên quan đến lao động. Thí dụ như người lao động bị tai nạn, ốm đau, chết, lao động nữ sinh đẻ. Trong những thời gian ngừng việc vì những lý do nói trên người lao động mất thu nhập. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống trực tiếp của gia đình họ, ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm. Chính vì vậy phát sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ, mâu thuẫn này được thể hiện: giới chủ luôn yêu cầu người lao động làm việc với cường độ cao, thời gian kéo dài và trong thời gian người lao động nghỉ ốm sinh đẻ... không trả lương. Về phía thợ luôn đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm đồng thời những ngày ốm đau bị nghỉ việc họ vẫn yêu cầu giới chủ trả lương bình thường. Mâu thuẫn trên kéo dài hàng trăm năm và nó diễn ra sâu sắc và gay gắt nhất vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Chính vì vậy nhà nước đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ trên cơ sở xác xuất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp giữa chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách nhà nước(NSNN), khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc mà rủi ro bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Chính vì vậy giới chủ và giới thợ đều thấy mình có lợi và thực hiện cam kết này một cách nghiêm chỉnh. Mối quan hệ nêu trên được gọi là BHXH. Như vậy BHXH là tổng thể những mối quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động nhằm mục đích ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm dẫn đến việc giảm hoặc mất thu nhập. Mục đích cuối cùng của BHXH là hướng tới sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội thể hiện sự gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân trong cộng đồng và của toàn xã hội đối với mỗi người. 2. Những nguyên tắc cơ bản của BHXH BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là khó có thể nói những nguyên tắc chung thống nhất áp dụng cho mọi thời kỳ khi mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của các thời kỳ có sự tiến bộ và phát triển hơn. Do vậy sau đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng để xây dựng những nguyên tắc cần thiết phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Nguyên tắc 1 : “Đảm bảo mọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia và hưởng quyền lợi BHXH” BHXH là một trong những quyền con người và được Đại hội đồng liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948. Tuyên ngôn ghi rõ “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên trong xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt trên cơ sơ sự thoã mãn các quyền về kinh tế , xã hội và văn hoá, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người.” - Nguyên tắc 2 : “BHXH vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện ”. Để tiến tới xây dựng hệ thống chế độ BHXH tối ưu nhất phải đi từ tính bắt buộc của BHXH đó là quá trình tiến tới xã hội hoá hoàn toàn BHXH và vai trò của Nhà nước được phát huy tối đa và chiếm ưu thế. Tính bắt buộc được thể hiện trong các nghĩa vụ tham gia và nghĩa vụ đóng góp bao gồm mức đóng góp về tiền và thời gian cần thiết của việc tham gia đối với từng chế độ BHXH cụ thể. Tính bắt buộc được thể chế hoá ở hầu hết các nước dưới hình thức các chính sách, các chế độ BHXH cụ thể và những quy định của chính phủ hay luật BHXH. Tính tự nguyện trong BHXH chính là việc cho phép người lao động tham gia BHXH có quyền lựa chọn hình thức và chế độ tham gia cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân. - Nguyên tắc 3 : “ Đảm bảo tính công bằng trong BHXH”. Tính công bằng trong BHXH bao gồm công bằng trong cơ hội tham gia BHXH, trong tỷ lệ hợp lý giữa mức đóng và mức hưởng, tất cả nhằm mục đích chủ yếu vì lợi ích số đông của cộng đồng. Tuy nhiên không thể đảm bảo tính công bằng tuyệt đối vì BHXH hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít”. - Nguyên tắc 4 : “ Xác định mức đóng và mức hưởng hợp lý”. Đóng hưởng phải hợp lý thì chính sách BHXH đó mới đảm bảo được tính công bằng. Mặt khác sự hợp lý này còn ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng người tham gia vào BHXH thực tế, quyết định sự thành công của chính sách BHXH đối với mỗi một quốc gia, bởi vì chính sách BHXH có đảm bảo tính công bằng thì người lao động mới tự giác tham gia. - Nguyên tắc 5 : “BHXH phải đảm bảo chi trả bù đắp được thu nhập cho người lao động để họ có thể duy trì được cuộc sống ở mức tối thiểu khi họ bị mất sức lao động tạm thời cũng như nghỉ hưu”. 3. Các chế độ BHXH Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1919) Tổ chức lao động quốc tế được thành lập(International Labor Organization - ILO). Sự kiện này góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển chính sách BHXH. Cho đến nay công ước quốc tế số 102 về chế độ BHXH của ILO (tháng 6.1952) vẫn đã và đang được xem như một bảng chuẩn mực về các chế độ BHXH cần thiết cho mỗi quốc gia. Công ước đã quy định các chế độ BHXH như sau: Chăm sóc y tế Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp Trợ cấp tuổi già Trợ cấp gia đình Trợ cấp thai sản(trợ cấp sinh đẻ) Trợ cấp khi tàn phế Trợ cấp mất người nuôi dưỡng(trợ cấp cho người còn sống) Chín chế độ trên hình thành 1 hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơ-ne-ver thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ trong đó yêu cầu ít nhất phải có 1 trong các chế độ 3,4,5,8,9. Mỗi chế độ trong hệ thống những chế độ được khuyến nghị khi xây dựng đều phải dựa vào những cơ sở kinh tế xã hội cụ thể: tài chính, thu nhập, tiền lương cơ bản,... Đồng thời tùy từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, tuổi thọ bình quân của mỗi quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng, xác xuất tử vong. * Đặc điểm chủ yếu của hệ thống chế độ BHXH được tóm tắt như sau: Các chế độ được xây dựng theo luật pháp của mỗi nước Hệ thống các chế độ mangg tính chất chia sẻ rủi ro chia sẻ tài chính. Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp của mỗi bên tham gia. Phần lớn các chế độ BHXH được chi trả định kỳ. Đồng tiền được sử dụng làm phương tiện chi trả và thanh quyết toán. Chi trả BHXH như là quyền lợi được hưởng của mỗi chế độ BHXH. Mức chi trả còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của quỹ dự trữ, quỹ dự trữ được đầu tư an toàn và có hiệu quả thì mức chi trả mới cao, mới ổn định. Hệ thống các chế độ trên có thể thay đổi theo từng thời kỳ tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. 4. Cấp độ thực hiện BHXH Có 3 cấp độ thực hiện BHXH đó là: Cấp độ 1: Được thực hiện như là bảo trợ xã hội, nghĩa là BHXH được áp dụng cho những thành viên là những người không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp trong xã hội. Các đối tượng này không có khả năng đóng BHXH nên không hình thành được quỹ BHXH. Nhà nước sẽ đứng ra đảm bảo chi trả cho họ. Cấp độ 2: Được áp dụng dưới hình thức bắt buộc. Bắt buộc tham gia và bắt buộc đóng phí. Đối tượng tham gia chính của cấp độ này là những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự nghiệp, chính phủ. Họ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số những người tham gia và được hưởng lợi ích từ BHXH. Cấp độ 3: Là cấp độ mà ở đó người tham gia BHXH có quyền tự lựa chọn chế độ tham gia BHXH cho mình. Đây còn gọi là BHXH tự nguyện. Đối với cấp độ này ngành BHXH sẽ phả có chế độ và quy định riêng để quản lý và tổ chức thực hiện cũng như trên phương diện hạch toán. Các cấp độ trên được mỗi nước áp dụng thực hiện tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn minh, khả năng tổ chức và quản lý,... sẽ quyết định mỗi quốc gia sẽ thực hiện 1 hay nhiều hơn các cấp độ trên. Những nước có nền kinh tế phát triển thì càng có điều kiện hơn để phát triển những hoạt động BHXH của mình ở trình độ cao hơn. quỹ và quản lý tài chính Bhxh 1. Khái quát chung về quỹ BHXH. Quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH: Người lao động, chủ sử dụng lao động, đóng và hỗ trợ của Ngân sách nhà nước nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo hoạt động của hệ thống BHXH. Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài NSNN. 1.1. Nguồn quỹ BHXH. Để hình thành nên quỹ BHXH, có thể có các nguồn sau: + Thu từ đóng góp của chủ sử dụng lao động và người lao động. Chủ sử dụng lao động thường đóng theo tỷ lệ phần trăm cố định quỹ lương của những người lao động tham gia BHXH trong đơn vị còn người lao động thường đóng theo tỷ lệ phần trăm cố định theo thu nhập thực tế của họ. + Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm Nhà nước thường đóng cho một nhóm người được bảo hiểm đặc biệt hoặc là những người trong hoàn cảnh tài chính không bình thường. Chính phủ với tư cách là người sử dụng lao động sẽ đóng đều đặn một khoản tiền vào quỹ BHXH. + Các nguồn khác. Quỹ BHXH cũng có thể nhận thu từ các nguồn khác như từ các cá nhân và tổ chức từ thiện ủng hộ, từ lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi. Song thu từ các nguồn này thường không nhiều và không ổn định. 1.2. Phân loại quỹ BHXH Quỹ BHXH dùng để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH, chi phí quản lý bộ máy của hệ thống BHXH cho hoạt động bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH và chi khác. Nhằm quản lý và sử dụng quỹ BHXH một cách có hiệu quả nhất người ta sẽ tiến hành phân loại quỹ BHXH theo từng tiêu chí khác nhau cho phù hợp với mục đích nghiên cứu có thể phân loại theo một số tiêu chí phổ biến sau: * Theo tính chất sử dụng bao gồm : - Quỹ ngắn hạn: Chi trả cho các chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm mất khả năng lao động tạm thời. - Quỹ dài hạn: Chi trả trợ cấp hưu trí, tử tuất, hưu do tàn tật hoặc mất sức lao động. * Theo các chế độ bao gồm : Quỹ hưu trí, tử tuất. Quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Quỹ thất nghiệp. Quỹ ốm đau, thai sản. * Theo đối tượng tham gia BHXH bao gồm : Quỹ cho công chức nhà nước. Quỹ cho lực lượng vũ trang. Quỹ cho người lao động trong các doanh nghiệp. Quỹ cho các đối tượng còn lại. Cho dù phân loại quỹ theo tiêu chí nào thì quản lý quỹ BHXH vẫn là một vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính BHXH. Có quản lý tốt quỹ BHXH thì mới quản lý tài chính BHXH tốt được. 2. Quản lý tài chính BHXH Quản lý tài chính BHXH bao gồm quản lý nhà nước về tài chính BHXH. Chuyên đề này sẽ tập trung nghiên cứu quản lý sự nghiệp tài chính BHXH. Chủ yếu liên quan đến quá trình sử dụng một cách có hiệu quả thu chi BHXH bao gồm 5 nội dung sau: Quản lý thu BHXH Quản lý chi BHXH Quản lý chi hoạt động bộ máy Cân đối thu chi quỹ BHXH Quản lý hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH Đối với nước ta, chính sách BHXH hiện đang áp dụng cho các chế độ BHXH bắt buộc, vì thế trong phạm vi chuyên đề này sẽ tập chung nghiên cứu vào nội dung quản lý tài chính BHXH đối với các chế độ BHXH bắt buộc. Quản lý thu BHXH Thu nhằm tạo lập quỹ BHXH. Do vậy các nguồn hình thành quỹ BHXH cũng chính là các nguồn thu BHXH. Trong các nguồn hình thành quỹ BHXH nguồn do người sử dụng lao động và người lao động đóng là nguồn chủ yếu nhất NSNN chỉ hỗ trợ thêm trong những trường hợp cần thiết. Phần thu do đầu tư quỹ nhàn rỗi sẽ được đề cập trong một mục riêng do tính chất thu của đầu tư quỹ khác với thu từ hai đối tượng này. Do tính quan trọng của nguồn thu từ người lao động và người sử dụng lao động, nên quản lý thu BHXH sẽ tập trung vào nghiên cứu quản lý nguồn thu BHXH từ hai đối tượng này (sau đây gọi tắt là công tác quản lý thu BHXH) Trong công tác quản lý thu BHXH cốt lõi là quản lý đối tượng tham gia BHXH và quỹ tiền lương của từng đơn vị tham gia BHXH. Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một công việc phức tạp. Trên cơ sở những đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định, công tác quản lý thu BHXH phải thực hiện những nội dung sau Quản lý số lượng lao động đăng ký tham gia BHXH Quản lý số lượng lao động bắt buộc phải tham gia BHXH theo quy định. Quản lý công tác cấp sổ BHXH; sổ BHXH có vai trò xác nhận quá trình đóng BHXH của người tham gia theo thời gian đóng góp, mức đóng góp, ngành nghề công tác. Quản lý quỹ lương của từng đơn vị tham gia BHXH Căn cứ vào mức thu BHXH đã quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH tiến hành thu BHXH của đối tượng tham gia trên cơ sở tiền lương được bảo hiểm của họ. Đối với chủ sử dụng lao động cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu theo một tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương tháng thực tế của họ. Đối với người lao động cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu theo một tỷ lệ % nhất định trên tiền lương tháng thực tế của họ. Quản lý thời gian và mức đóng BHXH, cơ quan BHXH thực hiện quản lý nội dung này để có căn cứ chi trả các chế độ cho người lao động. Tuỳ thuộc vào chính sách BHXH của từng nước mà mức thu trên lương được BHXH cũng khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ : ở mỹ : Trong số tiền lương của người lao động, Chính phủ sẽ khấu trừ bớt số tiền thuế cố định. Sau đó đưa các khoản thu này vào quỹ BHXH. Mức khấu trừ cụ thể: - Người lao động 7,65% - Người sử dụng lao động 13,65% ở Thái Lan: Thực hiện đóng BHXH theo cơ chế người lao động nộp 1/3 trên thu nhập giới chủ nộp 1/3, nhà nước 1/3. Còn ở Việt Nam: - Người sử dụng lao động đóng 15% quỹ tiền lương của người lao động tham gia BHXH. - Người lao động đóng 5% lương. - Nhà nước hỗ trợ khi cần thiết. Quản lý tiền thu BHXH để hình thành quỹ BHXH tập trung, tiền thu của từng đối tượng và đơn vị tham gia BHXH phải được tập trung về một mối và chịu sự quản lý chắt chẽ của cơ quan Nhà nước. Quản lý chi trợ cấp các chế độ Quản lý các hoạt động tài chính về chi các chế độ BHXH bao gồm quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH và quản lý cấp kinh phí cho quá trình thực hiện chi trả các chế độ BHXH . Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH có thể là bản thân người lao động hoặc những người thân của họ. Đối tượng có thể hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp dài hạn, mức độ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quy định (căn cứ vào mức đóng góp, thời gian đóng góp, tiền lương làm căn cứ đóng góp…) biến cố rủi ro mà người lao động gặp phải. Trợ cấp một lần có thể được trả cho chế độ hưu trí (tuổi già hoặc mất sức) trả cho các thành viên gia đình có người chết (mai táng phí) trả cho chế độ thai sản. Trợ cấp một lần thường áp dụng cho các chế độ ngắn hạn. Trong hệ thống bảo hiểm hầu hết các nước, người ta thấy rằng chi phí hàng năm cho các chế độ hưởng theo phần trăm lương được bảo hiểm này giữ tương đối ổn định. Do đó phải thường xuyên lập chế độ chi tài chính cho những chế độ này theo khoản thu bảo hiểm đóng ở tỷ lệ tính toán đủ chi cho một năm. nếu có sự khác nhau nhỏ về tài chính giữa các năm có thể sử dụng một quỹ riêng (quỹ dự phòng) để giải quyết. Tuy nhiên đối với những chế độ ngắn hạn thường không phải sử dụng những quỹ dự phòng riêng như vậy. Trợ cấp dài hạn được trả trong các trường hợp sau : + Trả trong suốt thời gian hưu trí của người được bảo hiểm . + Trả chế độ tử tuất sau khi người được bảo hiểm chết. + Trả trên cơ sở tạm thời hoặc vĩnh viễn (chẳng hạn như tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ) Quản lý kinh phí chi trả các chế độ BHXH phải áp dụng phương thức quản lý chi trả cho phù hợp với từng loại đối tượng và từng loại trợ cấp sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả đúng đối tượng đúng chế độ, kịp thời, đầy đủ, chính xác và an toàn. Do vậy cơ quan BHXH phải thực hiện phân cấp cụ thể cho hệ thống chi trả để công tác này được thực hiện có hiệu quả. Quản lý chi hoạt động bộ máy Chi hoạt động bộ máy (hay chi phí quản lý hành chính) là “ loại chi để quản lý có thể kiểm soát tài chính một cách có hiệu quả” (Nguồn : Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế: Quản lý tài chính trong BHXH Việt Nam thực trạng và giải pháp - Đỗ Văn Sinh) Mức trần chi phí quản lý hành chính có thể được quy định trong các điều lệ BHXH hoặc có thể được lập trong ngân sách hàng năm. Chi phí quản lý hành chính có thể được phân loại theo một số tiêu thức Phân loại theo chi phí bao gồm : Lương cho cán bộ làm việc Đồ dùng văn phòng Tài sản cố định liên quan đến việc duy trì tổ chức hoạt động BHXH Phân loại theo chức năng hoạt động của các bộ phận thuộc cơ quan BHXH. Ví dụ : Đăng kí và lưu giữ hồ sơ. Thanh kiểm tra và tuân hành luật . Thu phí BHXH Chi trả chế độ. Quản lý chung. Quản lý hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH Đầu tư trong BHXH là đầu tư tài sản quỹ nhàn rỗi. Do đặc điểm quỹ BHXH phải được quản lý tập trung thống nhất chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đặc biệt phải đảm bảo đủ nguồn lực đáp ứng mọi nhu cầu chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng được thụ hưởng. Chính vì thế khi quản lý hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi phải yêu cầu hoạt động đầu tư quán triệt các nguyên tắc trọng yếu sau : Nguyên tắc bảo toàn : yêu cầu quỹ BHXH phải được bảo tồn giá trị duy trì được giá trị thực sự của đầu tư. - Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả của đầu tư đặc biệt quan trọng khi liên quan đến đầu tư quỹ dự trữ thu phí đóng BHXH cho chế độ dài hạn. Tỷ lệ lãi ròng của những đầu tư này ít nhất phải bằng tỷ lệ lãi do chuyên viên thống kê tính toán dự tính khi tỷ lệ đóng BHXH đã hoàn thành. - Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: Nghĩa là tuy được đem đi đầu tư nhưng vẫn yêu cầu phải đảm bảo khả năng thanh toán cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH khi cần thiết. - Nguyên tắc “ Lợi ích kinh tế – xã hội”: Lợi ích kinh tế được biểu hiện ở khoản lợi nhuận thu được và các quan hệ kinh tế mới do đầu tư mang lại. Đầu tư quỹ còn phải đảm bảo yêu cầu mang lại hiệu quả cao về mặt xã hội, đóng góp trong việc cải thiện sức khoẻ và giáo dục hoặc nâng mức sống của những người tham gia BHXH. Chính vì vậy trong quản lý đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi, nhà nước thường đứng ra chỉ định những lĩnh vực, hạng mục cho phép quỹ BHXH được đầu tư, nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư tuân thủ đúng đắn nhất các nguyên tắc trọng yếu của các hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi. 2.5 Cân đối thu chi quỹ BHXH Quỹ BHXH không phải là một quỹ tài chính tự cân đối thu chi, cho dù nguyên tắc hoạt động của quỹ là tự cân đối thu chi không vì mục tiêu lợi nhuận. Các khoản chi của quỹ thường lớn hơn nguồn thu quỹ BHXH từ người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy để có thể cân đối thu chi quỹ BHXH nhà nước phải tài trợ cho quỹ và quỹ phải có các nguồn thu ngoài khác. Đẳng thức “ Tổng thu bằng tổng chi” được diễn giải cụ thể như sau: Tổng thu: Thu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động. Thu từ sự đóng góp của người lao động. Thu từ phía nhà nước. Thu từ lãi đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi. Thu khác. Tổng chi: Chi trả các chế độ BHXH. Chi hoạt động bộ máy. Chi phí cho hoạt động đầu tư. Chi khác. Do phương thức cân bằng thu chi như vậy quỹ BHXH thuộc khu vực tài chính nhà nước. Có thể nói quỹ BHXH chính là một quỹ xã hội, là một chung gian tài chính vô vị lợi, ra đời để khắc phục những khiếm khuyết của nên kinh tế thị trường đối với người lao động. Quản lý công tác thu chi quỹ BHXH đòi hỏi phải theo dõi hoạt động thu chi tài chính quỹ, phát hiện ra tính mất cân đối quỹ hoặc bất kỳ sự thay đổi nào từ phía thu chi một cách kịp thời để từ đó có những đối sách thích hợp để quỹ BHXH thực sự thể hiện bản chất và để quỹ hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Phần II Thực trạng công tác quản lý tài chính BHXH ở việt nam I. Giới thiệu chung về BHXH việt nam. 1. Quá trình hình thành BHXH Việt Nam ở Việt Nam BHXH xuất hiện từ những năm 30 là các chế độ trợ cấp do chính quyền thuộc địa của Pháp thực hiện đối với quan chức và quân nhân Việt Nam hưởng lương phục vụ cho bộ máy hành chính và lực lượng vũ trang của Pháp ở Đông Dương. Riêng đối với những công nhân Việt Nam thì gần như chính quyền không công nhận 1 quyền lợi nào về BHXH. Mãi đến sau CMT8 năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được thành lập, Chính phủ Việt Nam mới lần lượt ký và ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc thực hiện Hiến pháp năm 1959. Hội đồng chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước kèm theo nghị định 218/CP (ngày 27.12.1961). Tiếp đó ngày 30.09.1993 Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 66/23CP quy định chế độ BHXH đối với lực lượng vũ trang, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân. Các tổ chức chính triển khai thực hiện chính sách BHXH. Bao gồm : + Tổng công đoàn Việt Nam + Bộ nội vụ + Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tổng công đoàn Việt Nam phối hợp với ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHXH và toàn bộ sự nghiệp BHXH của công nhân viên chức Nhà nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH hội đồng Chính phủ đã ban hành nghị định số 31CP( ngày 20-3-1963) để điều chỉnh một số nhiệm vụ cần thiết giữa Bộ nôị vụ, Bộ lao động, Bộ y tế và Tổng công đoàn Việt Nam. Cơ cấu tổ chức này bắt đầu thay đổi khi thi hành nghị định số 43CP( ngày 20-6-1993) của Chính phủ và thực hiện thông tư số 21/LB - Tài chính( ngày 18-6-1994) của Liên bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Bộ tài chính. Nghị định số 43 quy định rõ đối tượng tham gia, đối tượng hưởng, các chế độ BHXH, nguồn hình thành quỹ BHXH. Về cơ bản nghị định đã phù hợp với nguyện vọng của người lao động ở các thành phần kinh tế nhà nước và phù hợp với tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Thông tư số 21/LB-TT này hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH theo hình thức bắt buộc, quy định về trách nhiệm quản lý như sau: - Trong khi chưa có tổ chức BHXH theo quy định tại nghị định 43/CP thì Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Còn Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và thực hiện các chế độ hưu trí, tử tuất kể cả các chế độ mất sức lao động trước đây. Về thu BHXH thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng do một số nguyên nhân về bộ máy, cán bộ, cách thức chỉ đạo cho nên một mình ngành không thể thu được mà phải phối hợp với cơ quan tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước để thu BHXH. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan quá trình xây dựng chính sách BHXH cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện thì ta thấy thời kỳ này còn bộc lộ khá nhiều thiếu sót, đó là: - Những sai sót trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, các văn bản pháp quy. Đó là tình trạng các văn bản quy định của Nhà nước, của thủ tướng Chính phủ, Chính phủ văn bản hướng dẫn của các bộ , nghành thường thiếu đồng bộ về nội dung, chồng chéo thậm chí còn mâu thuẫn nhau và có tính thời điểm , ngoài ra còn không thống nhất về hiệu lực thi hành của các văn bản .Chính việc này còn bất cập như vậy đã dẫn đến việc cán bộ thi hành văn bản đã phụ thuộc vào ý chí chủ quan của mình trong công việc vận dụng các văn bản để điều chỉnh áp dụng chế độ BHXH cho từng người . Do vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người lao động và cả lợi ích cũng như uy tín của chính sách BHXH, của Nhà nước. Mặt khác do yếu tố chủ quan khâu tổ chức thực hiện còn do một số cán bộ kém phẩm chất, mưu lợi cá nhân trên cơ sơ kẽ hở các văn bản, chính sách thời kỳ trước năm 1993 chính sách BHXH được xây dựng đan xen với nhiều chính sách xã hội khác như chính sách ưu đãi xã hội, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, chính sách sắp xếp lại việc làm trong doanh nghiệp, chính sách tinh giảm biên chế... đã phần nào làm ảnh hưởng nội dung và bản chất của chính sách BHXH. Các chính sách BHXH chỉ thực hiện nội dung hạn hẹp là cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Do đó không công bằng đối với các đối tượng khác. Khi xây dựng chính sách BHXH đã bỏ qua những nguyên tắc cơ bản của hoạt động BHXH, đó là để được hưởng một chế độ BHXH phải dựa trên cơ sở các điều kiện nhất định như thời gian tham gia, mức đóng góp BHXH, tình trạng suy giảm sức khoẻ thực tế, tuổi đời ... Mặt khác tư tưởng bao cấp còn khá nặng nề tất cả đã có NSNN đảm bảo đâu đâu cũng đươc bao cấp bởi Nhà nước. Quỹ BHXH cũng được thiết kế theo mô hình “toạ thu - toạ chi” thuộc NSNN. Do vậy chưa nêu bật được mối quan hệ ba bên : người sử dụng, người lao động và Nhà nước. Đồng thời mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cũng tách rời, thiếu chặt chẽ không có sự phối hợp trong việc thực hiện chính sách BHXH. - Trong tổ chức thực hiện, việc lẫn lộn giữa hai chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp đã khiến tình trạng tuỳ tiện lạm dụng trong quản lý điều hành gia tăng.Các cơ quan được giao trách nhiệm quản lý thực hiện các chế độ chính sách không có mối liên hệ chặt chẽ, không đồng bộ, dẫn đến quản lý chồng chéo, lỏng lẻo, tạo nhiều sơ hở để xảy ra tình trạng vi pham chế độ BHXH, gian lận làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền nhà nước. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu của mình cả Bộ Lao động -Thương binh và xã hội lẫn Tổng liên đoàn lao động Việt Nam giao khoán cho các ngành tài chính, thuế, kho bạc, ngân hàng và sự tự giác của các đơn vị sử dụng lao động trong việc thu nộp BHXH. Tất yếu là hiệu quả công tác thu không cao bao cấp của Nhà nước vẫn rất lớn và còn tăng nhanh đặc biệt là đối tượng của ngành Lao động – Thương binh và xã hội. Trong công tác chi cũng vậy, còn để xảy ra tình trạng làm hồ sơ giả ( khai sinh, năm công tác, tuổi đời, ngành nghề ...). Tóm lại, hoạt động BHXH phân biệt thành hai mảng độc lập trái ngược nhau do hai cơ quan độc lập nhau thực hiện, dẫn đến hiệu quả thực hiện không cao, không những thế còn làm giảm lòng tin của người lao động vào chính sách BHXH của Nhà nước.Khắc phục tình trạng này ngày 26.011995 Chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP kèm theo đó là điều lệ BHXH. Sau đó ngày 16.02.1995 Chính phủ ban hành tiếp nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH Việt Nam khẳng định một bước phát triển mới cho BHXH Việt Nam. 2. Quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam 2.1 Chính sách BHXH áp dụng từ năm 1995 Hiện nay, cơ chế tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở nước ta đã và đang thực hiện theo một cơ chế mới, với các chính sách BHXH mới so với giai đoạn trước 95. Do đó chuyên đề tập vào việc thực hiện phân tích thực trạng quản lý tài chính BHXH ở nước ta giai đoạn từ 1995 trở lại đây, khi bất đầu thực hiện các chính sách từ năm 1995 trở lại đây. Để khẳng định BHXH Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, hàng loạt các văn bản về BHXH đã ra đời. Dưới đây là những văn bản chính thể hiện sự thay đổi bước đầu trong chính sách BHXH ở Việt Nam. + Nghị định số 12/CP (ngày 26.01.1995 ) của chính phủ ban hành kèm theo điều lệ BHXH. Điều lệ BHXH này quy định các chế độ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà chức( gọi chung là người lao động ) và xác định người lao động làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp nào phải tham gia BHXH bắt buộc. + Nghị định số 45/CP ( ngày 15.07.1995 ) của Chính phủ ban hành điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Đối với các đối tượng này cũng áp dụng 5 chế độ BHXH bắt buộc như đối với người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như điều lệ BHXH quy định. + Nghị định số 09/1998/ND-CP (ngày 23.01.1998) của Chính phủ sửa đổi bổ sung nghị định 50/CP ( ngày 26.07.1995) của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí cán bộ xã phường thị trấn . + Nghị định số 52/1999/ND – CP (ngày 20.09.1999) của chính phủ quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải tham gia BHXH băt buộc hai chế độ hưu trí và tử tuất. + Quyết định số 37/2001/QĐ - TT(ngày 21.03.2001) của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉ dưỡng sức phụchồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH. 2.2 Tổ chức bộ máy cơ quan BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở trung ương và địa phương do hệ thống Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý. BHXH Việt Nam giúp Thủ tướng chính phủ quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nước. BHXH Việt Nam có tư cách pháp nhân, được hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Quỹ BHXH Việt Nam được thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội các cơ quan Nhà nước có liên quan và sự giám sát của Tổ chức công đoàn. Theo nghị định 19/CP (ngày 16.01.1995) của Chính phủ và quyết định số 606/TTg ( ngày 25/09/1995) của Thủ tướng chính phủ, bộ máy quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam về cơ cấu như sau. Bộ máy quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam đựơc tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý cao nhất là Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ về các hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lý của mình. + ở trung ương : Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam. + ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh) là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam. + ở các quận huyện thị xã thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là BHXH huyện, trực thuộc BHXH tỉnh. BHXH Việt Nam do Tổng giám đốc trực tiếp điều hành theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam. * Quyền hạn và nghĩa vụ của BHXH Việt Nam. Theo quyết định số 606/TTg ( ngày 25/09/1995) của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của BHXH Việt Nam : - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu BHXH theo quy định của Bộ lao động, điều lệ BHXH và các quy định của Chính phủ. - Quản lý và tổ chức việc chi trả BHXH cho người tham gia BHXH được đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn. - Được quyền từ chối việc chi trả BHXH các chế độ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá làm giả hồ sơ, tài liệu để được hưởng chế độ BHXH, đồng thời ra văn bản thông báo việc chi trả đó cho đương sự, cơ quan BHXH và cơ quan pháp luật. - Bồi thường mọi khoản thu chi sai quy định của Nhà nước về BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH theo quy định của Chính phủ. - Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức chi phí quản lý, định mức lệ phí, thu chi BHXH và các quy định khác có liên quan tới hoạt động BHXH và tỏ chức thực hiện các quy định nói trên. - Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan về việc sửa đổi, bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. - Lưu giữ hồ sơ, cấp và quản lý sổ BHXH. - Tổ chức thực hiện công tác thống kê hạch toán kế toán, hướng dẫn thu, chi BHXH và kiểm tra việc thực hiện. - Tổ chức công tác thông tin tuyên truyền , giải thích các chế độ chính sách BHXH. - Kiểm tra việc thực hiện thu, chi BHXH. - Giải quyết kịp thời các khiếu nại của người tham gia BHXH về các chế độ chính sách BHXH. - Thực hiện việc hợp tác quốc tế về sự nghiệp BHXH theo quy định của Chính phủ. - Quản lý tổ chức, viên chức tài chính, cơ sở vật chất của BHXH Việt Nam theo quy định của Nhà nước. - Thực hiện báo cáo theo định kỳ về thu , chi các hoạt động về BHXH cho Bộ Lao động - Thưong binh và xã hội và Bộ Tài chính. - BHXH Việt Nam được quan hệ trực tiếp với các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân ở trung ương và địa phương với các bên tham gia BHXH để giải quyết vấn đề có liên quan đến BHXH theo quy định của Bộ Luật lao động, điều lệ BHXH. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được Thu tướng chính phủ giao cho. * Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau : - Chỉ đạo giám sất kiểm tra việc thực hiện thu, chi, quản lý quỹ BHXH Việt Nam. - Quyết định các biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH theo phương án trình của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. - Thông qua dự toán hàng năm về thu chi quỹ BHXH, về chi phí quản lý định mức lệ phí thu, chi quỹ BHXH và thẩm tra quyết toán theo đề nghị của Tổng giám đốc trước khi gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và các cơ quan khác có liên quan. - Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan sửa đổi, bổ sung các chính sách chế độ BHXH. - Đề nghị Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam. - Xem xét và giải quyết các khiếu nại của người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. Ngày 24.01.2002 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 20/2002/QĐ-TT về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam. Do thực hiện chuyển giao nguyên trạng nên hoạt động quản lý tài chính của BHXH vẫn giữ nguyên, quỹ BHXH vẫn hạch toán độc lập với quỹ BHYT. II. Thực trạng quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam Sự ra đời của BHXH Việt Nam là một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển BHXH ở nước ta. Bởi từ năm 1995 trở về trước việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH Việt Nam nói chung, quản lý BHXH nói riêng thực hiện theo một cơ chế không đạt hiệu quả tối ưu. Do đó hiệu qủa thực hiện BHXH là rất thấp. Việc thành lập cơ quan BHXH Việt Nam thực sự đã đem lại luồng gió mới, dầu hiệu đáng mừng và là sự thay đổi quan trọng có tính chất đột phá trong quản lý BHXH là quỹ BHXH được quản lý độc lập nằm ngoài NSNN, toàn bộ hoạt động về thu chi, bảo toàn và tăng trưởng quỹ đều do cơ quan BHXH thực hiện. Căn cứ vào sự thay đổi chính sách đổi mới từng bước quản lý quỹ BHXH. Có thể nhận thấy hoạt động BHXH phát triển qua 2 giai đoạn rõ rệt, mỗi giai đoạn được triển khai thực hiện một phương thức quản lý tài chính khác nhau. 1. Giai đoạn trước năm 1995 Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm trong quản lý quỹ BHXH và thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động do Chính phủ quy định, công tác quản lý tài chính BHXH đựoc giao cho Ngành Lao động – Thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý cụ thể như sau ; 1.1 Quản lý tài chính của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được giao nhiệm vụ quản lý các chế độ hưu trí tử tuất và mất sức lao động (Thời kỳ thực hiện Nghị định 218/CP) các chế độ này được giao cho Bộ nội vụ quản lý. Trong thời gian này Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thực hiện thu chi trợ cấp các chế độ Lao động – Thương binh và xã hội như sau : - Trong quản lý thu BHXH: Theo nghị định số 218/CP (ngày 27.12.1961) của Chính phủ tỷ lệ thu là 1% quỹ lương tham gia BHXH của các cơ quan doanh nghiệp, được giao cho Bộ nội vụ quản lý để thực hiện chi trả cho ba chế độ mất sức lao động, hưu trí và tử tuất “ quỹ BHXH của Nhà nước là quỹ độc lập thuộc NSNN”.Sang thời kỳ thực hiện quyết định số 118/HĐTT (ngày 16.3.1998) của Hội đồng bộ trưởng, tỷ lệ thu BHXH là 10% quỹ lương do các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước trích nộp, trong đó trích lại 2% để lại cơ sở chi trợ cấp khó khăn công nhân viên chức còn lại 8% nộp vào quỹ BHXH. Thời kỳ thực hiện số 43/CP ( ngày 22.06.1993) của Chính phủ. Quy định nâng mức thu lên15% tiền lương(trong đó cơ quan , xí nghiệp phải trích nộp 10% quỹ tiền lương, cán bộ công nhân viên chức nộp 5% tiền lương tháng) và quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập, được nhà nước bảo hộ. Để triển khai thu BHXH Bộ lao động - thương binh và xã hội phải ký hợp đồng với cơ quan tài chính, thuế, kho bạc để phối hợp thu BHXH. Do vậy số thu BHXH bị phân tán, số thu thực tế không cao, không quản lý được cụ thể đến từng đơn vị và người lao động tham gia BHXH, nhiều cơ quan xí nghiệp còn dây dưa nợ đọng BHXH. - Về công tác chi trợ cấp các chế độ BHXH: Bộ lao động – thương binh và xã hội là cơ quan quản lý chứng từ, hồ sơ gốc làm căn cứ chi trợ cấp các chế độ BHXH cho đối tượng tham gia hoặc để điều chỉnh các chế độ chính sách khi có bổ xung thay đổi cho đối tượng tham gia BHXH( trong khi đó chủ thể đứng ra quyết định cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH là người sử dụng lao động). Trong quản lý kinh phí chi còn chồng chéo, chắp vá. Chính sách tinh giảm biên chế, giảm độ tuổi nghỉ hưu của Nhà nước, nghị định 236/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc quy đôit thời gian công tác cho người lao động làm cho số chi tăng mạnh. Số chi cho chế độ hưu trí cũng tăng do chính sách tăng hưởng hưu từ 75% lên 95%. Quản lý chi trợ cấp các chế độ BHXH chưa chặt chẽ, cứ chi bao nhiêu đã có NSNN cấp, đối tượng tham gia BHXH lập hồ sơ giả, khai man tuổi đời, thời gian công tác để hưởng chế độ BHXH. Quỹ BHXH thu không đủ chi và tình trạng này càng trầm trọng hơn theo thời gian, NSNN luôn phải cấp bù với số lượng lớn và tăng dần. Có thể nói quỹ BHXH thực chất không tồn tại bởi chủ yếu phải dựa vào NSNN. Do hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp nên quỹ không đòi hỏi được hạch toán, không đòi hỏi cân đối thu chi nên không có những ràng buộc cụ thể, không thực hiện kiểm tra việc thu chi quỹ BHXH một cách liên tục thưồng xuyên nên dường như quỹ chỉ hình thành trên giấy tờ. 1.2 Quản lý tài chính BHXH của Tổng Liên Đoàn Lao Động – Việt Nam Theo quy định tại nghị định số 218/CP (ngày 27.12.1961) của Chính phủ “ Tổng Công đoàn Việt Nam chịu trách nhiệm quỹ quản lý BHXH và toàn bộ sự nghiệp BHXH của công nhân, viên chức Nhà nước” (Điều 67 ). Trong thời gian này Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện thu và chi trợ cấp các chế độ BHXH như sau. - Trong quản lý thu: Tổng công đoàn Việt Nam (nay là tổng liên đoàn lao động Việt Nam) chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, là cơ quan quản lý sự nghiệp BHXH(theo nghị định 31/CP ngày 20.3.1963). Tổng công đoàn Việt Nam thu 3,7% quỹ tiền lương của công nhân, viên chức tham gia BHXH năm 1986, tỷ lệ thu nâng lên là 5% theo quyết định số 131/HĐBT. Số thu BHXH do Tổng công đoàn Việt Nam quản lý tăng lên qua các năm cùng với sự tăng lên của đối tượng tham gia BHXH. Tổng công đoàn Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đôn đốc chỉ đạo quản lý tại cơ sở, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của các cấp công đoàn, xây dựng chế độ trích 1% số thu làm quỹ khen thưởng tạo động lực thúc đẩy các cấp cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ thu BHXH. - Trong quản lý chi trợ cấp các chế độ BHXH. Để chi trợ cấp các chế độ BHXH: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng thụ hưởng BHXH cả một thời kỳ dài NSNN đều phải cấp bù cho quỹ BHXH. Số chi qua các năm tăng dần, trong đó bao gồm cả chi trả cho chế độ nghỉ dưỡng sức cho người lao động. Tình trạng làm hồ sơ giả để được hưởng chế độ BHXH, chi sai mục đích của BHXH cũng làm cho số chi BHXH tăng lên. Việc quy định chủ thể ra quyết định cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH là người sử dụng lao động, cộng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của các cơ quan quản lý Nhà nước đã làm nhiều tiêu cực nảy sinh, khiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam không quản lý được sát sao số chi BHXH, do vậy không thể phản ánh chính xác kết quả thực sự của chính sách BHXH đem lại cho người lao động. Có thể nói rằng hoạt động BHXH trong thời kỳ này chưa đạt hiệu quả cao. Quản lý còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, nhiều tiêu cực nảy sinh. Việc quản lý quỹ BHXH do hai cơ quan quản lý lên tình trạng tổ chức quỹ BHXH bị phân tán không có được sự phối hợp cần thiết, mạnh ai lấy làm. Có những năm quỹ cho các chế độ ngắn hạn chi không hết, được chuyển sang mục đích phúc lợi cho người lao động, trong khi quỹ cho các chế độ dài hạn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý thì liên tục bội chi, liên tục phải xin trợ cấp từ NSNN. Trong hoạt động quản lý quỹ cân đối thu chi quỹ BHXH không được coi trọng, thu thì cứ thu,chi thì cần chi bao nhiêu đã có NSNN cấp bù dẫn đến quản lý tài chính BHXH không đạt hiệu quả. Một quan hệ ràng buộc về trách nhiệm và lợi ích giữa ba chủ thể, người sử dụng lao động, người lao động, Nhà nước chưa thể hiện rõ. Thực chất chi trợ cấp các chế độ BHXH ở thời kỳ này là lấy từ NSNN. Công tác đầu tư nhằm mục đích bảo toàn cũng như tăng trưởng giá trị của quỹ BHXH theo thời gian không được quan tâm, chú ý, trong khi đó theo kinh nghiệm của các nứôc, nguồn thu từ lãi đầu tư quỹ nhàn rỗi là một nguồn thu quan trọng của quỹ BHXH. Trên đây chỉ là những hạn chế cơ bản nhất, trên thực tế còn rất nhiều tiêu cực. Do vậy việc cải tổ lại cơ chế quản lý BHXH nói chung, công tác quản tài chính BHXH nói riêng trỏ thành nhu cầu bức xúc. Nghị định 12/CP, nghị định 19/CP đã đánh dấu sự ra đời của BHXH Việt Nam, ghi nhận một bước tiến mới trong quá trình phát triển của BHXH ở Việt Nam. 2. Giai đoạn sau năm 1995. Từ chỗ nhiều cơ quan cùng quản lý và thực hiện BHXH, đến thời điểm này việc thực hiện chính sách BHXH đã được tập trung vào một đầu mối là BHXH Việt Nam. Nhờ đó các chính sánh BHXH được thực hiện có hiệu quả hơn, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của đông đảo người thụ hưởng BHXH. Từ năm 1995 đến nay công tác quản lý tài chính BHXH được thực hiện như sau: 2.1 Quản lý thu BHXH. 2.1.1 Quản lý đối tượng tham BHXH. Theo quy định hiện hành, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và phải đóng bao gồm người sử dụng lao động, người lao động( kể cả người lao động được cử đi học, đi thực tập, công tác,...mà vẫn phải hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan, đơn vị) làm việc trong các cơ quan đơn vị tổ chức kinh tế xã hội dưới đây. - Các doanh nghiệp Nhà nước. - Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt tại Việt nam. - Các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể từ trung ương đến địa phương. - Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể,... Điều lệ mới về BHXH đã quy định không chỉ người sử dụng lao động mà cả người lao động cũng phải có trách nhiệm đối với chính bản thân mình trước những lý do bất thường trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa đối tượng tham gia BHXH đã mở rộng cho các đối tượng khu vực ngoàì quóc doanh. Sự mở rộng này đã đáp ứng được nhu cầu đông đảo của người lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh về BHXH, Thiết lập hơn nữa sự công bằng về đối tượng tham gia BHXH. Kéo theo đó là sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích người lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vì người lao động làm việc ở khu vực này vẫn có thể tham gia BHXH. Việc mở rộng đối tượng tham gia khu vực này còn gián tiếp tạo môi trường lành mạnh cho phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trực tiếp tăng thu cho quỹ BHXH. Hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thi tiền đóng BHXH của người lao động trong đơn vị và nộp đầy đủ tiền đóng BHXH của đơn vị cho BHXH các tỉnh và các BHXH huyện . Để tránh sự chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, giữa các BHXH các tỉnh với nhau, phân cấp được quản lý thu được thực hiện như sau : + BHXH tỉnh trực tiếp thu BHXH của các đơn vị sử dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm các đơn vị : các đơn vị do trung ương quản lý, các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn (do giám đốc BHXH tỉnh xác định cụ thể). Riêng đối với những đơn vị sử dụng lao động mà BHXH huyện không đủ điều kiện thu BHXH thì BHXH tỉnh sẽ thu. + BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị sử dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn huyện bao gồm các đơn vị : Các đơn vị do BHXH huyện trực tiếp quản lý, các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên, các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu, các xã phường thị trấn. + Riêng các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH nơi đóng trụ sở. Để quản lý đối tượng tham gia BHXH, hàng năm các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách số lao động tham gia BHXH, quỹ tiền lương và số tiền đóng BHXH cho cơ quan BHXH trực quản lý thu. Các cơ quan BHXH có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu xác nhận số lao động có đóng BHXH, tổng số tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của từng người lao động, đồng thời ghi vào sổ BHXH để làm căn cứ duy nhất giải quyết các chế độ cho người lao động. Số lượng đối tượng tham gia BHXH là nhân tố cơ bản quyết định số tiền thu BHXH thực tế. Trong 8 năm thực hiện chính sách BHXH mới, tình hình đối tượng tham gia BHXH như sau : Bảng 1 : Số lượng lao động tham gia BHXH từ năm 1995 – 2002 (Chưa tính lực lượng vũ trang) Năm Số đối tượng tham gia (người) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn (người) Tốc độ tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (%) 1995 2 275 298 - - 1996 2 812 444 + 545 446 + 23,97 1997 3 162 352 + 340 908 + 12,08 1998 3 292 244 + 129 872 + 4,11 1999 3 557 397 + 267 173 + 8,12 2000 3 842 727 + 283 330 + 7,96 2001 4 403 870 + 561 143 + 14,60 2002 4 731 721 + 327 851 + 7,44 Theo bảng ta thấy số đối tượng năm 1995 số đối tượng tham gia chỉ có 2 275 998 người. Qua 8 năm số đối tượng đến 4 731 721 người tăng 107,89% so với năm 1995. Nhìn chung quy mô người lao động tham gia BHXH tăng đều qua các năm biểu hiện ở lượng tăng tuyệt đối liên hoàn qua các năm đều dương (+). Tuy tốc độ tăng không đồng đều nhau năm 1996 so với năm 95 về số ngưòi lao động tham gia BHXH đã tăng tới 545 446 người thể hiện số lượng lao động tham gia BHXH ở BHXH Việt Nam phải quản lý tăng lên rất nhanh. Trong số đó, bao gồm cả người lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tốc độ tăng rất cao đạt tới 23,97 % và cũng là tốc độ tăng cao nhất tính từ năm 1995 cho đến hết năm 2002. Trong 8 năm qua ngành BHXH Việt Nam đã thu hút được một số đông người lao động tham gia BHXH. Để đạt được kết quả đó phải kể đên nỗ lực của ngành trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH thời gian qua. - BHXH Việt Nam đã tích cực rà soát tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa tham gia. - Thông qua việc tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách chế độ BHXH qua các phương tiện thông tin đại chúng người lao động đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH. - Bên cạnh đó cán bộ ngành BHXH còn trực tiếp xuống các đơn vị sử dụng lao động tuyên truyền vận động chủ sử dụng lao động, người lao động hiểu biết và nhận thức đúng về quyền lợi và trách nhiệm của họ trong việc tham gia BHXH. Đồng thời cũng thông qua biện pháp tuyên truyền vận động ngành BHXH Việt Nam đã phối hợp với các ban ngành liên quan trong việc thực hiện công tác BHXH nên đã xây dựng được uy tín nhất định khiến người lao động tin tưởng hơn vào chính sách BHXH để từ đó tham gia BHXH. Có thể nói rằng BHXH Việt Nam đã thực hiện quản lý khá tốt đối tượng tham gia BHXH.Tuy nhiên vẫn còn không ít đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã không tham gia do nhiều nguyên nhân khác nhau: - Do kẽ hở trong quy định tại Điều 141(khoản 2) của Bộ Luật lao động đã quy định đối tượng thu BHXH không áp dụng đối với người lao động hợp đồng dưới 3 tháng, do vậy một số doanh nghiệp trốn tránh không thực hiện đóng BHXH cho người lao động bằng cách chỉ kí hợp đồng lao động 3 tháng một. - Do một số người lao động chưa nhận thức đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi mà mình được hưởng khi tham gia BHXH. Hoặc cũng có thể do một số người lao động sợ mất việc làm mà không dám đề đạt yêu cầu đối với người sử dụng lao động về quyền lợi BHXH cho bản thân. Đây là trường hợp khá phổ biến đối với lực lượng lao động khu vực ngoài quốc doanh. Nhìn chung, số lượng người lao động khu vực ngoài quốc doanh rất đông đảo nhưng số lao động được tham gia BHXH rất hạn chế, nếu không nói là quá thấp nếu tính trên tổng số người lao động thuộc khu vực này. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ hơn. Bảng 2 : Số lao động tham gia BHXH thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1995 – 2002 ( chưa kể lực lượng vũ trang) Năm Số ngưòi lao động tham gia cả nước (người) Số người lao động thuộc khối DNNQD(người) Tỷ trọng (%) 1995 2 275 298 30 063 1,32 1996 2 812 444 56 280 1,99 1997 3 162 352 84 058 2,66 1998 3 292 244 122 685 3,73 1999 3 557 397 181 529 5,10 2000 3 842 727 207 789 5,41 2001 4 403 870 257 662 5,85 2002 4 731 721 319 948 6,76 Qua bảng 2 ta thấy rõ số lao động thuộc khối doanh nghiệp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn ít ỏi, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lao động tham gia của cả nước. Năm 1995 chỉ có 30 063 người song về sau đã tăng dần về số tuyệt đối, cuối năm 2002 lên tới 319 948 người tăng lên 10,64 lần số người lao động tham gia năm 1995. Tỷ trọng cơ cấu tham gia BHXH có tăng song vẫn ở tỷ lệ thấp. Hơn thế nữa số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tại khối này, số người lao động thực sự được tham gia còn quá ít, còn hơn một nửa người lao động làm việc trong khối này không được tham gia vì nhiều lý do khác nhau. Có thể thấy một số nguyên nhân chính sau: - BHXH Việt Nam không có thẩm quyền thanh tra kiểm tra và sử phạt đối với những đơn vị hoặc cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý lao động. - Nếu bị phát hiện vi phạm quyền tham gia BHXH của người lao động, đơn vị chỉ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính ở mức rất thấp (400 ngàn đồng). - Thực trạng những Công ty “ma” ở nước ta nghĩa là nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có giấy phép nhưng thực tế không hoạt động. - Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẩn trốn bằng cách ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc đăng ký lao động ít hơn 10 lao động. - Cơ quan BHXH lại không có chức năng kiểm tra yêu cầu các doanh nghiệp phải tham gia BHXH. - Hệ thống pháp luật điều chỉnh những vấn đề việc làm, tiền lương chưa đầy đủ và đặc biệt còn có sự kiểm tra của cơ quan có chức năng nên việc thực hiện BHXH của người lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế. Tuy còn nhiều tồn tại trong việc triển khai BHXH đối với người lao động khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song tốc độ tăng quy mô người lao động tham gia BHXH ở khối này vẫn là mạnh nhất. Năm 2001 có 257 662 người lao động tham gia BHXH tăng 24% tương đương với 49 873 người trong khi đó khối doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng với tốc độ 3,5% và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng với tốc độ rất khiêm tốn 1,8%. 2.1.2 Quản lý tiền thu BHXH. Thực hiện điều lệ BHXH hiện hành điều 39 và điều 40 quy định ”việc tổ chức thu BHXH do tổ chức BHXH Việt Nam thực hiện ” và “ quỹ BHXH Việt Nam được quản lý thống nhất theo chế độ quản lý của nhà nước, hoạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ”. Quỹ BHXH duy nhất được hình thành và quản lý tại BHXH Việt Nam. Trên cơ sở xác định chính xác và quản lý chặt chẽ các đối tượng phải thu BHXH, cơ quan BHXH phải quản lý số tiền thu được theo đúng chế độ thống kê và kế toán hiện hành của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp. Quản lý thu được tiến hành như sau: - Cơ quan bảo hiểm cấp cơ sở sau khi thu phí bảo hiểm của các đối tượng phải chuyển về kho bạc cùng cấp. Đồng thời phải báo cáo cơ quan BHXH tỉnh thành và ngành. Kho bạc huyện chuyển đến kho bạc tỉnh và kho bạc cấp tỉnh thành phải thông báo cho cơ quan BHXH cùng cấp. Những đối tượng phải thu thuộc cấp tỉnh thành, ngành đảm nhiệm BHXH cấp này cũng phải nộp qua kho bạc cùng cấp và thông báo cho cơ quan BHXH trung ương đến BHXH Việt Nam. - Đối lập với phần thu là phần chi hàng năm cơ quan BHXH các cấp lập kế hoạch thu. Kế hoạch này phải lập chặt chẽ sát thực tế cấp dưới phải trích cấp trên duyệt, cơ quan BHXH Việt Nam là đầu mối quan trọng tính toán cân đối số thu và số chi để từ đó có kế hoạch đầu tư đúng hướng và hợp lý. Hàng năm NSNN bù thiếu cho BHXH theo đúng kế hoạch mà các cơ quan thẩm quyền xét duyệt. Số tiền này nằm ở Kho bạc trung ương nhưng được chuyển vào tài khoản của BHXH Việt Nam. Bộ Tài chính thông báo cho BHXH biết. Với sự phân cấp rành mạch rõ ràng như vậy, trong thời gian qua BHXH Việt Nam đã đảm bảo được phương châm : thu đúng thu đủ, kịp thời. Mặt khác trên cơ sở nguyên tắc có đóng mới được hưởng đã đặt ra yêu cầu có tính chất quyết định đối với công tác thu nộp BHXH vì nếu không thu được BHXH thì không có nguồn để chi trợ cấp các chế độ BHXH cho người lao động khi quỹ BHXH được hoạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng trong NSNN. Trong thời gian qua, công tác thu của BHXH đã đạt được kết quả rất đáng trân trọng trong công tác này. Bảng 3: Tình thu BHXH từ tháng 10 năm 1995 đến tháng 12 năm 2002. Năm Số thu BHXH (Triệu đồng) Lượng tăng tuyệt đối (Triệu đồng) Tốc độ tăng liên hoàn (%) 1995 788 486 - - 1996 2 569 733 - - 1997 3 514 226 944 493 36,75 1998 3 875 956 361 730 10,29 1999 4 186 055 31 099 8,00 2000 5 198 222 1 012 167 24,18 2001 6 348 200 1 149 978 22,12 2002 6 793 700 445 500 7,01 Theo bảng 3 ta thấy, số thu không ngừng tăng qua các năm đặc biệt năm 1997 so với năm1996 đạt tới 36,75% do cơ cấu tổ chức quản lý mới này đã dần ổn định đi vào lề nếp. Năm 1998 tốc độ giảm còn 10,29% do ảnh hưởng của cuộc kinh tế trong khu vực. Nói chung số thu hàng năm đã tăng lên khắc phục dần thất thu nơ đọng BHXH ở các đơn vị. Đây là điều kiện cơ bản đảm bảo sự bảo tồn và tăng trưởng quỹ, để thực hiện chi trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH. BHXH Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Vì vậy còn góp phần tạo điều kiện để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội cần thiết, góp phần tăng trưởng quỹ BHXH. Thu luôn đạt thậm chí vượt kế hoạch đề ra gần đây năm 2001 kế hoạch đề ra là 6 200 000 triệu đồng trong năm thu được 6 348 200 triệu đồng, đạt 102,3% kế hoạch. Năm 2002 kế hoạch đề ra là 6 618 500 triệu đồng trong năm thu được 6 793 700 triệu đồng đạt 102,6% kế hoạch. Với tiến độ như các năm trước cộng với các nỗ lực của BHXH Việt Nam có thể chắc rằng số thu thực tế sẽ đạt kế hoạch đề ra. Để đạt được những kết quả như vậy là do những cố gắng chủ yếu sau: - Công tác quản lý thu BHXH đã từng bước đi vào nề nếp ổn định. Công tác thu BHXH ở các tỉnh, thành phố ngày một hoàn thiện hơn. - Trình độ cán bộ viên chức của ngành được nâng cao không ngừng hoàn thiện, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình vì sự nghiệp, vì người lao động. - Với một số lớn đối tượng tham gia vào tiền thu BHXH các tỉnh thành phố và BHXH Việt Nam đã lần lượt từng bước áp dụng công nghệ tin học vào quản lý thu BHXH. - Tiến hành thống kê phân loại đối tượng lao động và các khoản tiền lương, phụ cấp và tổ chức BHXH theo đúng chính sách. Bên cạnh những kết quả đạt được công tác thu vẫn còn nhiều hạn chế như tình trạng thu BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều khó khăn, nợ BHXH của các đơn vị vẫn còn cao, vẫn tồn tại một số tiêu cực trong quản lý thu BHXH. Một số bộ phận doanh nghiệp khai báo nhưng không trích hoặc trích không đầy đủ số tiền phải trích vào BHXH, để nợ nần dây dưa kéo dài thậm chí có chủ sử dụng lao động trích 5% từ lương của người lao động rồi không nộp vào quỹ BHXH mà sử dụng vào mục đích khác. Do những khó khăn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động vì thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn dẫn tới việc không nạp BHXH đủ kỳ đủ số. Do cách tính và trả lương của các doanh nghiệp: nếu đơn vị sử dụng lao động trả lương theo sản phẩm, sản phẩm có tiêu thụ được mới phát tiền lương và đóng BHXH. Thu nộp BHXH bằng phương pháp chuyển khoản gây khó khăn cho một số đơn vị tổ chức trong quá trình thực hiện nghĩa vụ trích nộp bởi lẽ nước ta hiện nay là thanh toán bằng tiền mặt. Những nguyên chính trên đây dẫn đến số thu ngoài quốc doanh so với tổng thu BHXH của toàn ngành còn thấp, tình trạng nợ đọng BHXH còn cao so với tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nợ 16 635 triệu đồng. Tính đến năm 2000 số tiền nợ BHXH là 432 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 37 tỷ đồng trong khi đó số phải nộp BHXH là 215 tỷ đồng (mức lương bình quân để nộp BHXH là 430 nghìn đồng/ người/ tháng). Như vậy khối doanh nghiệp ngoài doanh còn nợ 17,21% số phải nộp BHXH. Không chỉ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ tiền đóng BHXH mà đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp mà BHXH Việt Nam phải giải quyết và khắc phục. Lý giải hiện tượng này có một số nguyên nhân cơ bản sau: - BHXH Việt Nam không được quyền xử lý đối với những đơn vị cá nhân có hành vi vi phạm không đóng BHXH kịp thời. - Do cơ chế nộp BHXH tại điều 37 điều lệ BHXH quy định hàng tháng người lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều 36 và trích từ tiền lương của người lao động tại khoản 2 điều 36, tại phần 3 mục 1 thông tư số 85 /1998/ TT-BTC(ngày 25.6.1998) của Bộ tài chính hướng dẫn hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ kịp thời vào quỹ BHXH ngay khi thanh toán tiền lương cho người lao động . Nhưng trên thực tế hầu hết các đơn vị không phát lương một tháng một lần mà chia làm 2 kỳ: Kỳ 1: phát tạm ứng lương thưòng vào ngày 15 đến 21 hàng tháng. Kỳ 2: hết tháng các bộ phận nộp bảng chấm công, bộ phận tính lương căn cứ vào số ngày lương của từng người để tính ra tiền lương được hưởng. Trong khi đó ngày tính và ngày phát lương thường vào ngày mùng 5 tháng sau vì thế nộp BHXH cho tháng này thì tháng sau mới nộp được. Đối với các đơn vị này nộp BHXH chậm là do yếu tố khách quan xuất phát từ thực tế sản xuất kinh doanh của các đơn vị. - Một số đơn vị sử dụng lao động sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoặc bị ràng buộc tiền lương và số sản phẩm tiêu thụ nên không phải tháng nào cũng nộp đủ. - Một số đơn vị (Nông lâm trường ) còn phụ thuộc vào cơ chế giao khoán đất đai nên chịu ảnh hưỏng của nhiều yếu tố (chu kỳ trồng trọt, giao nộp, tiêu thụ sản phẩm) tới tiền lương do đó ảnh hưởng đến việc nộp BHXH cho người lao động. Khắc phục những hạn chế trên đây ngành BHXH Việt Nam cũng đã có một số giải pháp và đã đưa vào thực hiện vì vậy đã khắc phục đáng kể tình trạng nợ đọng BHXH trong những năm qua. BHXH Việt Nam đã chỉ đạo các tỉnh thành phố phải đi sâu đi sát các đơn vị sử dụng lao động thương xuyên đôn đốc, kiểm tra hạn chế sự phát sinh công nợ. Vì vậy tình hình công nợ tuy có phát sinh nhưng đã giảm đi. Ngoài ra BHXH tích cực truy thu nợ đọng để ngăn chặn, cố gắng hạn chế tối đa hiện tượng chây ì để nợ đọng lưu cữu chồng chất đến mức không còn khả năng trả nợ. 2.2 Quản lý chi trợ cấp các chế độ BHXH Theo quy định hiện hành có 6 chế độ BHXH: Chế độ trợ cấp ốm đau. Chế độ trợ cấp thai sản. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Chế độ hưu trí. Chế độ tử tuất. Chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. (Riêng chế độ nghỉ dưỡng sức bát đầu thực hiện từ 01.06.2001 theo quyết định số 37/2001/QD-TTg về việc nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH). Chi trả trợ cấp các chế độ BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của BHXH tỉnh thành phố và của toàn ngành. Việc chi trả đầy đủ kịp thời và đúng đối tượng hưởng BHXH không chỉ có ý nghĩa về mắt xã hội mà còn có ý nghĩa về kinh tế chính trị to lớn. Bởi vì nó không chỉ đảm bảo cuộc sống hàng ngày của người lao động mà còn tích cực góp phần vào việc đảm bảo an toàn xã hội. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc chi trả đúng đối tượng đúng chế độ đầy đủ kịp thời chính xác và an toàn. Phân cấp quản lý chi của hệ thống BHXH Việt Nam được thực hiện như sau: BHXH Việt Nam uỷ quyền cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ thực hiện hướng dẫn, tổ chức xét duyệt hồ sơ chứng từ và đảm bảo chi trả các chế độ BHXH : ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang. BHXHViệt Nam cấp tạm ứng khinh phí để các đơn vị có nguông chủ động chi. Hàng quý năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ tập hợp chứng từ lập báo cáo quyết toán gửi BHXH Việt Nam vả phê duyệt quyết toán. Hàng tháng BHXH Việt Nam cấp kinh phí để BHXH tỉnh thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động trên cơ sở chính sách nà người lao động được hưởng. BHXH tỉnh mở hai tài khoản “ chuyên chi BHXH” và chỉ được phép sử dụng tiền trong hai tài khoản này để chi trả cho các đối tượng đwocj hưởng BHXH do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và cấp cho BHXH huyện đẻ chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH mà BHXH huyện phải trực tiếp quản lý. Hai tài khoản chuyên chi được mở tại : + Kho bạc Nhà nước nhằm mục đích tiếp cận kinh phí hạn mức do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH có đến thời điểm 01.01.1995 trở về trước(chính là các đối tượng do NSNN đảm bảo) +Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nônh thôn : để tiếp nhận kinh phí do BHXH Việt Nam chuyển về để chi cho các đối tưởng hưởng các chế độ BHXH phát sinh từ 01.01.1995trở đi(là các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do quỹ BHXH đảm bảo.) BHXH huyện để thực hiện nhiệm vụ của mình cũng được phép mở hai tài khoản ”chuyên chi BHXH” tương tự như BHXH tỉnh nhưng ở cấp huyện hai tài khoản này được mở để tiếp nhận kinh phí do BHXH tỉnh chuyển về dùng để chi cho các đối tượng hưởng BHXH do BHXH huyện chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý. Công tác giải quyết các chế độ chính sách, quản lý đối tượng tổ chức chi đựơc phân cấp và phân công trách nhiệm cụ thể. + Đối tượng hưởng thường xuyên : đối tượng này phải quản lý chặt chẽ từ cấp cơ sở để quản lý được BHXH cấp huyện phải lập danh sách từng tháng các đối tượng BHXH được hưởng trợ cấp thường xuyên. Những đối tượng này luôn luôn biến động do nhiều nguyên nhân. + Đối tượng hưởng trợ cấp một lần : Đối tượng này cơ quan BHXH cấp huyện và các cấp tương đương dựa vào danh sách các cơ quan doanh nghiệp báo cáo. Sau đó đẻ thực hiện chi trả. Đối với những trường hợp người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần chủ sử dụng lao động cũng phải báo cáo và cơ quan BHXH cũng phải kiểm tra lại nhưng phải xem xét đối tượng này được hưởng một lần có tính đến tiền lương đang làm trước khi chết. Bởi vì ngoài trợ cấp mai táng phí gia đình của họ còn hưởng 1 số tháng lương để giúp họ giải quyết khó khăn. Về công tác chi trả BHXH cho đối tượng, nước ta có hai phương thức chi trả ứng với mô hình sau : + Mô hình gián tiếp: là hình thức chi trả thông qua đại lý phường xã. Cơ quan BHXH huyện uỷ nhiệm cho Ban đại lý phường xã chi trả BHXH cho từng đối tượng (phải chuyển tiền mặt và danh sách đối tượng hưởng kèm theo). Do thực hiện chi trả hộ Ban đại lý được hưởng một khoản lệ phí tuỳ thuộc vào số đối tượng và số tiền mặt họ đã chi trả hộ. Sau mỗi đợt chi trả Ban đại lý phải thanh quyết toán ngay với BHXH huyện. Hình thức này phù hợp với những huyện có địa bàn rộng, số đối tượng hưởng BHXH đông. Ban đại lý thường bao gồm những cá nhân là những người đang hưởng các chế độ BHXH, có trách nhiệm uy tín ở địa phương và được UBND xã, phường,... giới thiệu. Mô hình gián tiếp này là sự kế thừa những năm trước khi Bộ lao động-Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chi trả các chế độ BHXH dài hạn. Đối với việc chi trả trợ cấp một lần, cơ quan BHXH huyện thường kết hợp cả hai mo hình trên hoặc dùng một mô hình. Còn đối với việc chi trả chế độ trợ cấp ngắn hạn BHXH các cấp chủ yếu chi trả thông qua các đơn vị sử dụng lao động. Vấn đề quản lý kinh phí chi cho các chế độ BHXH, BHXH các cấp phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí phân bổ và điều hành một cách khoa học nhằm đạt được mục tiêu chi trả đúng, đủ, kịp thời. Để có cơ sở quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ nguồn kinh phí này, các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 được mở các tài khoản chuyên chi BHXH ở hệ thống ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Các đơn vị chỉ được rút tiền ở các tài khoản này vào mục đích chi trả các chế độ BHXH, do đó các đơn vị dự toán cấp trên có thể kiểm tra sử dụng kinh phí còn dư trên tài khoản của đơn vị cấp dưới dễ dàng thuận tiện. Trên cơ sở đó tình hình thực hiện chi BHXH trong vòng 8 năm qua được thể hiện qua các số liệu trên bảng 4 và bảng 5. Bảng 4: Đối tượng hưởng các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng từ năm 1995 đến năm 2002. STT Năm Số đối tượng (người) NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo Số đối tượng(người) Tỷ lệ (%) Số đối tượng(người) Tỷ lệ (%) 1 1995 1 763 143 1 762 167 99.94 976 0.06 2 1996 1 771 036 1 750 418 98.84 20 678 1.16 3 1997 1 759 823 1 716 275 97.53 40 566 2.48 4 1998 1 753 577 1 638 500 96.00 70 077 4.00 5 1999 1 756 012 1 650 709 94.00 105 303 6.00 6 2000 1 763 485 1 617 755 91.74 145 730 8.26 7 2001 1 779 680 1 588 545 89,26 191 135 10,74 8 2002 1 823 620 1 561 714 85,64 261 906 14,36 Trong vòng 8 năm qua, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả cho trên 1.8 triệu người góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho đối tượng tham gia BHXH. Trong số đó phần lớn do NSNN đảm bảo. Yêu cầu của công tác chi trả các chế độ BHXH là quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng BHXH, chi kịp thời, chi đúng, chi đủ, thuận lợi. Do vậy, để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lý đối tượng, chi trả BHXH đáp ứng nhu cầu quản lý từng bước hoàn thiện quy trình, thủ tục chi trả BHXH. Trong những năm qua BHXH Việt Nam đã sửa đổi quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH đã gặp thuận lợi hơn rất nhiều. Theo số liệu thống kê trong vòng 5 năm (từ 1995 đến 1999) công tác giải quyết hưởng các chế độ BHXH đã tiếp nhận và giải quyết cho 1888 người hưởng chế độ BHXH dài hạn và 347 943 người hưởng trợ cấp 1 lần. Nhìn chung công tác xét duyệt các chế độ BHXH được đảm bảo kịp thời, chặt chẽ, đúng chế độ quy định, luôn tạo thuận lợi cho người lao động và các đơn vị sử dụng lao động. Sang các năm 2001, 2002 bằng sự nỗ lực của chính mình, có sự phối hợp của những nghành hữu quan như chính quyền địa phương, hệ thống Kho bạc nhà nước, ngân hàng ... nghành BHXH đã thực hiện tốt hơn công tác chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH (năm 2000 thực hiện chi trả cho trên một triệu lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, gần 160 ngàn người hưởng chế độ thai sản, 6 tháng đầu năm 2001 đã chi trả cho trên 523 000 người nghỉ hưởng chế độ ốm đau, trên 100 000 người nghỉ hưởng chế độ thai sản ...) Song song với việc xét đối tượng hưởng các chế độ BHXH trong 8 năm qua BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả với số tiền như sau: Bảng 5: Chi BHXH từ 1996 đến năm 2002 STT Năm Tổng số (triệu đồng) NSNN đảm bảo Quỹ BHXH đảm bảo Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 1996 4 771 054 4 387 904 91,97 383 150 8,03 2 1997 5 756 618 5 163 093 89,69 593 525 10,31 3 1998 5 882 055 5 128 425 97,22 751 630 12,78 4 1999 5 955 971 5 015 620 84,31 940 351 15,69 5 2000 7 574 775 6 239 495 82,37 1 335 283 17,63 6 2001 9 013 616 7 157 276 79,41 1 856 340 20,59 7 2002 9 481 870 7 041 997 74,27 2 439 873 25,73 Tổng 48 424 962 40 124 810 - 8 300152 - Theo bảng 5, tổng số chi BHXH cho 7 năm trên là 48 424 962 triệu đồng. Tuy nhiên chủ yếu là do NSNN đảm bảo ( 40 124 810 triệu đồng). Tổng chi tăng dần qua các năm, tỷ trọng của NSNN giảm đi còn tỷ trọng của quỹ BHXH đảm bảo thì tăng dần. Trong năm 96 số chi từ quỹ BHXH chỉ chiếm 8,03% đến năm 2002 tăng lên gần 26%. Ngược lại với số chi do NSNN đảm bảo năm 96 số chi này chiếm 91,91% đã giảm xuống chỉ còn 74,27% vào năm 2002. Trong thời gian gần đây, cơ quan BHXH đã thực hiện cải cách một bước thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ chính sách và chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH theo cơ chế “ 1 cửa”. Khi giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động chỉ cần đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một đầu mối và thời gian để giải quyết chế độ này (khoảng từ 2 đến 3 tháng trước đây) bây giờ giảm được gần 2/3 . Đầu mối này bắt đầu được thực hiện từ tháng 7/1999 trên phạm vi toàn quốc, đó là phòng quản lý chế độ chính sách thuộc BHXH tỉnh, thành phố. Khi nộp đơn tại đầu mối trên, sau một thời gian nhất định ghi trên phiếu nhận và hẹn trả (tối đa là 30 ngày) đơn vị sử dụng lao động tới nơi để nhận kết quả, công việc còn lại sẽ do các phòng chức năng của cơ quang BHXH phối hợp với nhau giải quyết. Đây có thể nói sự cải cách thiết thực có hiệu quả của cơ quan BHXH. Công tác chi trả BHXH trong thời gian qua đảm bảo đúng chính sách chế độ của Nhà nước, ít phiền hà, đảm bảo cho những người được nhận lương hưu và trợ cấp chế độ BHXH sớm, chấm dứt được tình trạng nợ lương hưu dài ngày như một số năm trước đây. Đó là một việc làm có tác dụng tích cực góp phần ổn định đời sống của nhứng người thụ hưởng chính sách BHXH. Nhìn chung công tác xét duyệt các chế độ BHXH được đảm bảo kịp thời chặt chẽ, đúng chế độ quy định , tạo thuận lợi cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Có thể nói rằng ở bất cứ đơn vị doanh nghiệp nào tham gia BHXH cũng thường xuyên có người hưởng trợ cấp BHXH, ở bất cứ thôn bản ,đường phố nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng có người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng. Do đó việc tổ chức đem tiền đến cho các đối tượng kịp thời đầy đủ không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu đối tượng luôn là mục tiêu phấn đấu không ngừng của BHXH Việt Nam. Mặc dù vậy BHXH Việt Nam vẫn gặp phải không ít khó khăn như : việc bị động trong việc chi trả các chế độ cho các đối tượng do NSNN đảm bảo, bởi nguồn chi nay do cấp trên chuyển về thường chậm; ở những địa phương vùng núi, vùng sâu ,vùng xa do địa bàn rộng, đối tượng hưởng BHXH ở phân tán, phương tiện đi lại không thuận tiện nên chi trả thường chậm hoặc kéo dài, thông tin không kịp thời nên hiện tượng chậm lĩnh còn lớn, lệ phí chi trả chưa hợp lý nên chưa khuyến khích được cán bộ chi trả hoàn thành tốt nhiệm vụ... hay như hiện tượng đối tượng hưởng dùng sổ hưu thế chấp tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng gây khó khăn cho công tác quản lý đối tượng. 2.3 Quản lý chi hoạt động bộ máy Kinh phí chi hoạt động bộ máy của BHXH Việt Nam là khoản kinh phí dùng để chi toàn bộ hoạt động quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam. Trong 2 năm 1995,1996 nguồn kinh phí chi cho nội dung này do NSNN đài thọ. Từ năm 1997 đến năm 2002 nội dung chi định mức và chế độ quản lý chi phí cho hoạt động bộ máy BHXH Việt Nam được thực hiện như đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước. Trình tự như sau : Hàng năm căn cứ vào số lao động của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ giao và nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao BHXH Việt Nam lập dự toán chi hoạt động quản lý bộ máy, hội đồng quản lý thông qua sau đó gửi lên Bộ tài chính xem xet, phê duyệt. Căn cứ vào dự toán được giao, BHXH Việt Nam tiến hành phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toàn cấp 2. Các đơn vị này tiếp tục phân bổ và giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán cấp 3 ( Báo cáo quyết toán chi theo trình tự ngược lại khi kết thúc năm) Các đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra xét duyệt chuẩn y cho đơn vị cấp dưới. Bộ Tài Chính kiểm tra và chuẩn y quyết toán cho BHXH Việt Nam. Các đơn vị dự toán cấp 2 được mở 2 tài khoản : - Một tài khoản mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để giao dịch thanh toán kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của đơn vị. - Một tài khoản mở tại chi nhánh Quỹ hỗ trợ tỉnh để giao dịch thanh toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của đơn vị. Đối với BHXH huyện là đơn vị dự toán cấp 3 được mở 1 tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để giao dịch thanh toán kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của BHXH huyện. Nội dung định mức, chế độ quản lý chi tiêu tương tự như đối với BHXH tỉnh, BHXH huyện không được phân cấp thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng trụ sở BHXH huyện. Chi phí cho hoạt động quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam được chia thành 2 nhóm sau đây nếu xét theo tính chất và chu kỳ kinh phí : - Chi hoạt động thường xuyên - Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trong nội dung quản lý chi hoạt động thường xuyên ( đó là những chi phí nhằm duy trì hoạt động quản lý thường xuyên của bộ máy quản lý BHXH ). Công tác quản lý chi hoạt động thường xuyên của hệ thống BHXH Việt Nam tập trung vào một số nội dung cụ thể đó là + Quản lý lao động (cán bộ, công chức, viên chức) và quỹ tiền lương đối với đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3. + Quản lý chi hoạt động nghiệp vụ: Chi phí cho công tác thu BHXH, chi cho công tác chi BHXH, hội nghị tiếp khách, văn phòng phẩm. + Quản lý kinh phí đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức viên chức. + Quản lý chi công tác thông tin tuyên truyền về chính sách chế độ. + Quản lý chi đoàn ra, chi đoàn vào, hợp tác quốc tế. Nội dung chi đầu tư xây dựng cơ sở vất chất: những chi phí nhằm đảm bảo các điều kiện phương tiện làm việc cho cán bộ công nhân viên chức của hệ thống; chi đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, ôtô bàn ghế... Hàng năm căn cứ vào nhu cầu đầu tư của BHXH các tỉnh và nguồn vốn đầu tư được cân đối, BHXH Việt Nam ra chỉ tiêu kế hoach đầu tư cho từng địa phương về số lượng công trình được đầu tư trong năm, tiến độ đầu tư và nguồn vốn được cân đối. Thực hiện thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu và quyết toán công trình do các ban quản lý dự án trính phê duyệt; định kỳ BHXH Việt Nam tổ chức kiểm tra chất lượng thi công ở những đơn vị trọng điểm, ngoài ra BHXH Việt Nam còn có nhiệm vụ tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đầu tư xây dựng cho các ban quản lý dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của các ban quản lý dự án. Dưới đây là những con số phản ánh kết quả thực hiện công tác này. Bảng 6 : Chi quản lý bộ máy từ năm 1996 đến năm 2002 STT Năm Tổng số 1 1996 133 948 2 1997 112 262 3 1998 147 945 4 1999 179 803 5 2000 196 849 6 2001 331 263 7 2002 497 594 Theo quy định số chi định mức của BHXH Việt Nam cho chi hoạt động quản lý bộ máy trong vòng 5 năm đầu tiên (năm 1996-2000) là 6% trên tổng số thu . Trong thời gian qua BHXH Việt Nam thực hiện chi quản lý bộ máy theo đúng định mức, tiêu chuẩn được giao chưa năm nào vượt quá. Chi phí cho hoạt động thường xuyên của hệ thống BHXH Việt Nam có một số điểm đặc thù khác với cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Ngoài những nội dung chi như đối với đơn vị hành chính sự nghiệp BHXH Việt Nam còn được phép chi hỗ trợ đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, chi hỗ trợ cho công tác thu BHXH , chi thăm hỏi đối tưởng hưởng lương hưu, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ... chi hỗ trợ công tác kiểm tra, được lập các quỹ phúc lợi khen thưởng. Về chi đầu tư xây dựng trụ sở làm việ BHXH Việt Nam xũng đã thực hiện tốt công việc này. BHXH Việt Nam và các ban quản lý dự án đầu tư ở các tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý về lĩnh vực xây dựng cơ bản ( Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Cục đầu tư phát triển..) để tổ chức triển khai giám sát toàn bộ quá trình đầu tư. Toàn nghành đã thực hiện đúng mục tiêu đầu tư, tiến độ đầu tư. Các dự án được đầu tư theo đúng quy hõạch, quy mô vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, đạt hiệu qủa đầu tư. Tính từ năm 1996 đến năm 2000 toàn nghành đã thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở của BHXH Việt Nam và 61 trụ sở các tỉnh thành phố, 565 trụ sở BHXH cấp huyện với tổng dự toán là 506,9 tỷ đồng. Trong năm 2001 dự kiến sẽ đầu tư xây dựng trụ sở cấp huyện còn lại. Trong quá trình thực hiện BHXH Việt Nam và các ban quản lý dự án đã chấp hành đúng mọi quy trình, quy phạm thực hiện đúng mọi thủ tục, đảm bảo quản lý chặt chẽ thực hiện nghiêm túc các khâu lập và thẩm định dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật tổng dự toán; đã đảm bảo thực hiện đúng mọi quy định cần thiết trong quá trình tổ chức đầu thầu, chỉ định thâu, lập và thẩm định phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt dược hoạt động quản lý bộ máy còn một số bất hợp lý. - Trên giấy tờ, văn bản thì kinh phí cho hoạt động này được khoán theo tỷ lệ % trên tổng thu, nhưng thực tế mọi khoản chi vẫn bị khống chế theo định mức chi hành chính của Bộ tài chính. Các định mức này đến nay không còn phù hợp gây gò bó thiếu tính chủ động linh hoạt trong cả điêù hành lẫn thực hiện công việc. Với cơ chế thực thanh thực chi này sự năng động linh hoạt và khả năng của hệ thống BHXH Việt Nam sẽ không phát huy hết hiệu quả có thể đạt được. - Chứng từ, sổ sách kế toán ở một số đơn vị còn có hiện tượng lập chứng từ giả, quyết toán trùng chứng từ nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. - Trong triển khai thực hiện công tác đầu tư, vẫn còn hiện tượng một số ban quản lý dự án ở địa phương chưa có kinh nghiệm nên trong qua trình thực hiện còn nhiều lúng túng. - Một số ít ban quản lý dự án còn chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát chất lượng công trình đầu tư, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Những bất cập này đòi hỏi trong thời gian tới phải được khắc phục kịp thời để hệ thống BHXH Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn thực hiện tốt hơn vai trò to lớn của nghành. 2.4 Quản lý hoạt động đầu tư Quỹ BHXH ở nước ta có đặc điểm là quỹ tồn tích và chuyển giao sử dụng qua các thế hệ giữa những người tham gia BHXH. Do vậy quỹ sẽ có một số dư tạm thời nhàn rỗi. Số dư này có thể đem đi đầu tư. Trong thời gian qua quỹ BHXH Việt Nam được thực hiện đầu tư như sau: - Cho NSNN vay để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội - Cho Quỹ hỗ trợ phát triển , Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam vay theo chỉ định của chính phủ. - Cho vay trung hạn, ngắn hạn đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước. - Tham gia vào phiên đấu thầu trái phiếu Kho bạc nhà nước tổ chức tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Mua kỳ phiếu, trái phiếu do các Ngân hàng nhà nước phát hành. - Tham gia mua công trái xây dựng tổ quốc. - Số dư của quỹ BHXH Việt Nam gửi tại 2 tài khoản tiền gửi của Kho bạc nhà nước và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để được hưởng lãi suất không thời hạn theo quy định. Năm 2000 danh mục đầu tư quỹ BHXH Việt Nam như sau : Bảng 7 : Danh mục đầu tư quỹ BHXH Việt Nam năm 2000. (Tổng vốn đầu tư là 15 662,9 tỷ đồng) Đơn vị : tỷ đồng STT Địa chỉ đầu tư Số tiền 1 Ngân sách nhà nước 2078,6 2 Quỹ hỗ trợ và phát triển 6200,0 3 HT Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 2800,0 4 HT Ngân hàng Công thương Việt Nam 1280,0 5 HT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 1500,0 6 HT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 100,0 7 Công trái xây dựng tổ quốc 700,0 8 Trái phiếu kho bạc Nhà nước 1004,3 Tổng cộng 15 662,9 Hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong những năm qua đã bảo đảm thực hiện đầu tư theo đúng danh mục, lĩnh vực được quy định. Quản lý hoạt động đầu tư phải thực hiện các nội dung.: Quản lý hoạt động đầu tư theo đúng danh mục được quy định. Quản lý hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp Quản lý quy trình xây dựng, thẩm định quyết định phương án (dự án) đầu tư và quản lý hoạt động của các dự án đầu tư. Theo quy định hiện hành quỹ BHXH nhàn rỗi được đầu tư vào các lĩnh vực sau : Cho các tổ chức sau đây vay : NSNN, các ngân hàng thương mại của Nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển. Mua kỳ phiếu, trái phiếu công tráido Bộ Tài chính và các Ngân hàng thương mại nhà nước phát hành. Đầu tư vào một số dự án và doanh nghiệp lớn của Nhà nước được Chính phủ cho phép và bảo trợ. Hàng năm, BHXH Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình thu, chi BHXH để dự báo số dư quỹ BHXH, xây dựng kế hoạch đầu tư quỹ BHXH (dài ,trung và ngắn hạn) để huy động hợp lý số dư quỹ này, Toàn bộ số tiền sinh lợi thu được sử dụng theo quy định : trích 50% để bảo toàn và tăng trưởng quỹ, trích kinh phí chi quản lý bộ máy, trích quỹ khen thưởng phúc lợi, nếu còn thừa bổ sung vào nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất của nghành. Hiện nay, nhiệm vụ đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH do Ban Kế Hoạch-Tài Chính thuộc BHXH Việt Nam đảm nhiệm. Do chưa thành lập một tổ chức chuyên trách độc lập thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ nên chưa hạch toán riêng chi phí cho hoạt động này mà vẫn được quyết toán vào kinh phí hoạt động chi quản lý hoạt động bộ máy của BHXH Việt Nam. Bảng 8: Lãi đầu tư thu được qua các năm từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH từ năm 1997 đến 2002 Đơn vị : triệu đồng STT Năm Lãi thu trong năm 1 1997 209 800 2 1998 472 579 3 1999 665 715 4 2000 824 164 5 2001 940 000 6 2002 1300 000 Theo bảng 8 số lãi thu được tăng dần qua các năm,tuy không tăng nhiều song do hoạt động đầu tư còn mới mẻ và nhiều rảng buộc nên đó vẫn có thể coi là những con số khả quan. Như vậy hoạt động này trong những năm qua đã đảm bảo an toàn, không xảy ra rủi ro, thất thoát. Hoạt động đầu tư đã huy động dược 96,1% số dư quỹ BHXH, đây là một nguồn vốn không nhỏ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh những kết qủa đạt được vẫn còn những tồn tại. - Các quy định về phạm vi hoạt động đầu tư quỹ BHXH còn hạn hẹp, danh mục đầu tư còn đơn điệu, không tạo điều kiện cho quỹ BHXH được đầu tư vào một số doanh nghiệp lớn vì chưa tìm được đối tác để đầu tư. - Lãi suất đầu tư chưa hình thành và vận động theo quy luật lãi suất của thị trường. - Quy chế đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chưa đề cập một cách cụ thể rõ ràng các nội dung như nguồn vốn đầu tư, danh mục đầu tư, hạn mức đầu tư, các hình thức và công cụ đầu tư, lãi suất đầu tư.... gây nên khó khăn và tạo ra thế bị động cho bộ phận phụ trách đầu tư trong khi thực hiện. - Cơ chế phân phối tiền lãi đầu tư chưa hợp lý và chưa đúng với mục đích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Chẳng hạn như BHXH Việt Nam được trích 50% tiền sinh lời trong năm để bổ sung cho vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống BHXH. Điều này trái với mục đích của đầu tư là nhằm bổ sung và tăng quy mô của quỹ, đảm bảo nhu cầu chi trả cho tương lai. 2.5 Quản lý cân đối thu – chi quỹ BHXH ở nước ta, kể từ khi có chính sách BHXH đến năm 1993 BHXH ở Việt Nam được thực hiện theo cơ chế tập trung bao cấp nên không hình thành quỹ BHXH độc lập với NSNN. Chính vì vậy, vấn đề cân đối thu – chi quỹ không được đặt ra.Từ năm 1993 thực hiện nghị định 43/CP của Chính phủ về vấn đề đổi mới quỹ BHXH, cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, quỹ BHXH đã được hình thành với sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên chỉ từ khi thực hiện nghị định 12/CP của Chính phủ, quỹ BHXH mới chính thức thành lập, được quản lý thống nhất tập trung, hach toán độc lập với NSNN và được Nhà nước bảo hộ, đến lúc này cân đối thu- chi quỹ BHXH mới được đặt ra. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong cơ chế tài chính của quỹ BHXH là các nguồn thu của quỹ BHXH phải đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản trợ cấp BHXH và chi phí quản lý. Vì vậy, các khoản đóng góp BHXH phải xác định sao cho có thể đảm bảo chi trả không chỉ trong hiện thời mà phải ổn định trong suốt một thời gian dài.Từ năm 96 đến nay cân đối thu chi quỹ BHXH Việt Nam như sau: Bảng 9: Cân đối thu chi quỹ BHXH Việt Nam từ 1996-2002 Đơn vị : triệu đồng STT Năm Số thu BHXH Số chi BHXH Chênh lệch thu chi 1 1996 2 569 733 383 150 2 186 583 2 1997 3 154 226 593 525 2 560 701 3 1998 3 875 956 751 630 3 124 326 4 1999 4 186 055 940 351 3 245 704 5 2000 5 928 222 1 335 283 4 592 939 6 2001 6 348 184 1 856 340 4 491 844 7 2002 6 793 700 2 519 519 4 274 181 Tổng 32 856 076 8 379 798 24 476 278 Theo bảng 9 ta thấy rằng sau 8 năm thực hiện hoạt động thu chi quỹ độc lập với NSNN, quỹ BHXH đã có một số dư đáng kể đến ngày 30/12/02 là 26 694 304 triệu đồng. Tuy nhiên trong thời gian tới đây quỹ BHXH sẽ phải chi liên tục với một số chi lớn và sẽ tăng, bởi vì số người lao động tham gia BHXH sẽ nghỉ hưu cũng tăng rất nhanh. Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, việc cân đối thu chi được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm. Còn đối với các chế độ dài hạn thì việc cân đối này thực hiện trong một thời gian dài (Đa số các nước trên thế giới đều cân đối 50 năm trở lên). ở nước ta vấn đề cân đối thu chi dài hạn của quỹ BHXH có nhiều khả năng bởi vì số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH còn chiếm tỷ lệ cao(trên 80%) và nhiều khoản trợ cấp BHXH làm thay đổi nội dung của các chính sách như giảm tuổi nghỉ hưu để giảm biên chế, giảm tuổi nghỉ hưu cho lao động nặng nhọc, độc hại, trợ cấp cho các biện pháp kế hoạch hoá dân số... Do vậy, trong thời gian tớita mở rộng được đối tượng tham gia BHXH và hạn chế trợ cấp thay của BHXH (tăng thu, giảm chi) thì quỹ BHXH có thể đảm bảo ổn định lâu dài. Tuy nhiên trên thực tế, khả năng mất cân đối quỹ BHXH vẫn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp kịp thời điều chỉnh, khắc phục, Theo xu hướng chung, quỹ BHXH nước ta sẽ ngày càng phải chi nhiều hơn do số người thuộc diện nghỉ hưu hưởng chế độ ngày càng nhiều. Không những thế các chính sách hiện tại không có lợi cho việc chi trả của BHXH Việt Nam ( chẳng hạn như việc tăng thêm chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH mà người lao động không phải đóng thêm một khoản nào,hay như sự tăng lên của tiền lương gây khó khăn cho quỹ BHXH khi phải chi trả cho đối tượng theo mức lương hiện tại lúc họ nghỉ hưu. Hơn nữa số người đã tham gia BHXH từ trước năm 1995 thuộc diện Nhà nước chi trả BHXH nhưng hiện tại ước tính BHXH đang phải chi trả cho khoảng 1,8 triệu người thuộc diện này. Số tiền chi cho họ rất lớn, trong khi đó NSNN vẫn chưa cấp đủ cho quỹ BHXH. Ngoài ra nếu vẫn giữ nguyên chế độ trợ cấp thai sản như hiện nay( cho phép đối tượng hưởng 4 tháng đồng thời nghỉ 4 tháng không phải đóng BHXH) thì nếu xét trên số đông, đây lại là một yếu tố làm quỹ phải chi nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mất cân đối quỹ. Nếu xét trên khía cạnh đầu tư quỹ nhàn rỗi nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ thì trong thời gian qua, nguồn lãi thu được từ đầu tư quỹ là khá lớn, song nếu so sánh với các nước trên thế giới thì số tiền lãi này còn nhỏ, mặt khác tỷ lệ lạm phát năm 1998, 1999 còn cao và nếu tính bình quân thì cũng chỉ ngang bằng tỷ lệ trượt giá ở Việt Nam hiện nay. Trong thời gian vừa qua quỹ BHXH nước ta đang đi từ đầu tư ít nhằm tích luỹ kinh nghiệm về sau này sẽ tăng dần quy mô đầu tư, lĩnh vực được phép đầu tư cũng mở rộng hơn. 3 Đánh giá về công tác quản lý tài chính trong BHXH Việt Nam 3.1 Những thành tựu Thứ nhất : Trong quản lý đối tượng tham gia BHXH, ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện quản lý trên 4,5 triệu người tham gia BHXH. Trong khi đó nếu xét năm 1995, BHXH Việt Nam đã nhận bàn giao từ ngành Lao động – Thương binh và xã hội và Tổng Công Đoản Việt Nam 3,2 triệu người tham gia BHXH trong đó có 222 triệu người đóng BHXH thuộc 18 656 đơn vị. Như vậy đến nay tổng số người đóng đã tăng lên đáng kể, với việc mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH nhất là đối với người lao động thuộc khu vực quốc doanh đã đảm bảo quyền được trợ cấp, quyền được Nhà nước và xã hội chăm lo khi ốm đau, thai sản, tai nan lao động khiến cho người lao động phấn khởi hơn, hơn nữa còn tạo điều kiện cho họ tự do di chuyển việc làm, khắc phục được sự phân biệt về việc làm trong và ngoài biên chế của Nhà nước, do vậy góp phần làm mạnh hoá thị trường lao động. Vấn đề này còn thực sự phát triển doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai : Trong quản lý tiền thu BHXH nguồn thu hàng năm tăng lên, hình thành được quỹ BHXH độc lập tập trung, đã khắc phục được tình trạng nợ đọng BHXH ở các đơn vị. Tuy rằng mức độ khắc phục chưa cao, đây là điều cơ bản để đảm bảo sự bảo tồn tăng nguồn quỹ để thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH. Thứ ba : Việc BHXH Việt Nam thực hiện cấp sổ BHXH cho phần lớn lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã tạo niềm tin cho người lao động, một phần đã có tác dụng khuyến khích mọi người tự giác tham gia đóng BHXH để bảo vệ quyền lợi chính họ. Công tác này đã đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức công đoàn thực hiện bảo vệ quyền lợi cho người lao động ở các đơn vị cơ sở. Thứ tư : Trong công tác giải quyết chế độ BHXH và chi BHXH, việc cải cách thủ tục hành chính trong công tác này đã đem lại kết qủa đáng mừng; thay đổi phương thức quản lý người sử dụng lao động lập hồ sơ, chứng từ ban đầu đề nghị cho người lao động được hưởng chế độ BHXH, còn cơ quan BHXH sẽ kiểm tra hồ sơ, chứng từ, xác định mức hưởng và tổ chức thẩm định trước khi ra quyết định cho đối tượng được hưởng chế độ BHXH. Vì thế trong những năm qua việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho người lao động được thực hiện chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chế độ, đặc biệt trong khi trả chế độ trợ cấp hưu trí cho người lao động. Thứ năm: Trong công tác quản lý chi hoạt động bộ máy trong 4 năm (1997-2000) và năm 2001, 2002, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi quản lý bộ máy theo đúng các định mức tiêu chuẩn của Nhà nước giao, chưa năm nào vượt quá chỉ tiêu định mức, nhưng vẫn điều hành tốt hoạt động của bộ máy BHXH từ trung ương đến địa phương, luôn thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. Thay vì phải đợi kinh phí hoạt động từ NSNN như những năm trước, ngành BHXH Việt Nam đã có quyền trích 6% (trong các năm 1997-2000) và 4% năm (2000-2002) trên tổng số thu để chi phí cho hoạt động của bộ máy BHXH toàn ngành, do vậy ngành luôn chủ động có nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ của mình. Thứ sáu : Vấn đề đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong những năm qua, quỹ BHXH nhàn rỗi đã được đem đầu tư thu về số lãi hơn 4000 tỷ đồng đã cung cấp cho thị trường vốn trong nước một nguồn vốn đáng kể. Số quỹ nhàn rỗi này đã đảm bảo được đầu theo đúng danh mục, lĩnh vực quy định, đảm bảo an toàn không xảy ra thất thoát. Như vậy hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH đã được quản lý hết sức chặt chẽ. Thứ bảy: Trong vấn đề cân đối thu chi quỹ luôn đảm bảo có số dư lớn qua các năm, trong hiện tại quỹ vẫn có số dư và có tích luỹ. Tuy nhiên theo một số phân tích tài chính của các chuyên gia. Trong thời gian tới quỹ BHXH Việt Nam sẽ gặp phải tình trạng mất cân đối thu nếu vãn giữ nguyên mức đóng và mức hưởng như hiện nay. 3.2 Những tồn tại. Tuy số lao động tham gia BHXH trong thời gian qua đã tăng nhanh song đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý toàn bộ số lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với số lao động ngoài quốc doanh. Kết quả thu hàng năm chưa cao, biểu hiện ở số nợ đọng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn đáng kể, số thất thu cũng lớn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn trước hết là sẽ thiêú nguồn chi trả cho người hưởng BHXH, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động sau là đến cân đối thu chi cho quỹ BHXH. Trong 8 năm thực hiện công tác chi trả chế độ BHXH và giải quyết chính sách cho người lao động tham gia và được hưởng BHXH đã có rất nhiều hiện tượng cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm gây thất thoát tiền của quỹ BHXH. Tình trạng này bắt nguồn từ các kẽ hở của các văn bản chính sách về BHXH và cần tự chính ý thức của các cá nhân đơn vị. Trong quản lý chi hoạt động thường xuyên và chi xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống BHXH còn có một số hiện tượng cần khắc phục như có một số ít ban quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dự án còn lơ là trách nhiệm của mình trong quá trình giám sát thi công. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi chưa đem lại kết quả cao do lĩnh vực đầu tư còn hạn chế, chưa có riêng một bộ phận trực thực hiện công việc này. Trên đây là những thành tựu và khó khăn cơ bản trong qáu trình quản lý tài chính BHXH Việt Nam những năm vừa qua. Trên cơ sở đó tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện công tác quản lý tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. Phần III Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính BHXH ở Việt Nam I . Mục tiêu chiến lược Phát triển ngành bhxh đến năm 2010 Trên đà phát triển kinh tế như hiện nay nhu cầu được BHXH đã được mở rộng hơn tới phần lớn nếu không nói toàn xã hội. Do vậy NSNN không thể đảm bảo phần lớn trong nguồn chi cho BHXH. Hơn nữa chủ trương tại Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 có ghi : “ Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an ninh xã hội tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”. Vì thế ngành BHXH Việt Nam đã hoạch định mục tiêu phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2010 như sau. 1. Kiện toàn hệ thống pháp luật về BHXH - Sắp xếp lại toàn bộ các văn bản quy định về BHXH như loại bỏ những nội dung không phù hợp và có kế hoạch sửa đổi bổ sung những vấn đề đặt ra trong tình hình mới, cụ thể là một số chế độ quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/CP (ngày 26.01.1995 ) và nghị định 45/CP (ngày 15.07.1995 ) của chính phủ. - Khẩn trương xây dựng Luật BHXH theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc đắt ra và Nghị quyết của quốc hội khoá 9 nhằm tiến tới quản lý Nhà nước này bằng Luật - đỉnh cao của hiệu lực pháp lý. - Kiện toàn hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý và công tác BHXH, xây dựng quy chế vận hành đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới của ngành BHXH Việt Nam. - Đề ra những chính sách cụ thể cho hoạt động của BHXH Việt Nam về quy chế quản lý tài chính thống nhất đảm bảo đủ nguồn thu, chống bao cấp, bảo toàn và tăng trưởng quỹ. - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH nhằm đảm bảo các quy định có liên quan được thực hiện đầy đủ đúng đắn kịp thời. 2. Mở rộng đối tượng tham gia Việt Nam đang đẩy mạnh mọi nổ lực đồng bộ hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 – 2020. Theo đó Việt Nam phấn đấu thực hiện CNH – HĐH đất nước, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, kỹ thuật đồng bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất giữ vững an ninh chính trị, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh... Với bối cảnh trên Việt Nam cũng phấn đầu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân GDP sẽ tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990. Kinh tế phát triển sẽ thu hút được nhiều lao động, đồng thời thu nhập của người lao động cũng được cải thiện và nâng cao, điều này đặc biệt quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng đối tượng tham gia. Ngành BHXH sẽ cố gắng thu hút được tất cả mọi đối tượng lao động thuộc thành phần kinh tế tham gia. Mở rộng đối tượng tham gia là khâu mở đầu rất quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành BHXH nước ta, nó vừa là mục tiêu trước mắt vừa là mục tiêu lâu dài của ngành BHXH Việt Nam. Thực hiện mục tiêu này sẽ thu nhiều kết quả rất quan trọng trong đó chủ yếu tăng được nguồn đóng góp vào quỹ BHXH và đảm bảo an toàn xã hội, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH trước tiên phải nhằm mở rộng các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, sau đó triển khai mở rộng loại hình BHXH tự nguyện, tiến tới áp dụng BHXH bắt buộc cho tất cả mọi người lao động, coi đó là phương thức đảm bảo công bằng và an toàn xã hội. Trước tiên đối với loại hình BHXH bắt buộc, trong thời gian tới sẽ mở rộng hơn đối với một số đối tượng khác ngoài đối tượng đã tham gia BHXH hiện có như: - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có dưới 10 lao động. Người lao động làm việc trong hợp tác xã có quan hệ hợp đồng lao động. Người lao động trong các hộ gia đình ( làng nghề...) có thuê mướn lao động. Còn đối với loại hình BHXH tự nguyện ( nghĩa là bản thân người lao động có nguyện vọng tự giác tham gia để được hưởng BHXH theo quy định của Nhà nước) trước mắt đề nghị Chính phủ cho thi hành loại hình này với một số đối tượng sau : - Xã viên các hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp.. Theo nghị quyết đại hội Đảng 9 “ Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động ở các thành phần kinh tế” Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đang triển khai nghiên cứu xây dưng chế độ BHXH cho nông dân và các xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp dịch vụ . - Người lao động làm việc trong các hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, người Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài do Nhà nước quản lý, người nước ngoài làm Việt Nam. - Người lao động tự do khác. Thực hiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế toàn ngành BHXH đến năm 2010, ngành BHXH phấn đấu thu hút được khoảng 8 triệu người tham gia loại hình BHXH tự nguyện và dự kiến từ nay đến thời điểm đó mỗi năm số người tham gia đóng BHXH ở diện bắt buộc sẽ tăng bình quân khoảng 1,2 triệu người, từ năm 2001 là 4,4 triệu người lên 6,5 triệu người vào năm 2005 và sẽ là 9 triệu người vào năm cuối cùng của chiến lược năm 2010. Hiện nay tỷ lệ người tham gia đóng BHXH trong tổng số lao động còn ở mức khiêm tốn chỉ khoảng 12 %, theo mục tiêu trên năm 2010 con số này sẽ đạt khoảng 30 %. 3. Quản lý quỹ BHXH Quỹ BHXH phải được quản lý tập trung, thống nhất, hạch toán độc lập với NSNN và được Nhà nước bảo hộ. Nguồn hình thành quỹ chủ yếu từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước bảo hộ trong những trường hợp cần thiết và lãi từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ nhàn rỗi. Quỹ BHXH được thiết kế theo mô hình tồn tích và chuyển giao sử dụng giữa những người tham gia BHXH và qua các thế hệ. Còn mức hưởng của các chế độ BHXH được xây dựng theo nguyên tắc điều tiết phân phối lại, có lợi cho những cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24023.DOC
Tài liệu liên quan