Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty trách nhiệm hữu hạn tin học giải pháp tiến Hóa (evolus

Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty trách nhiệm hữu hạn tin học giải pháp tiến Hóa (evolus: LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam ngày nay đang bước vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài ...

doc76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty trách nhiệm hữu hạn tin học giải pháp tiến Hóa (evolus, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam ngày nay đang bước vào công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên các mặt hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và tạo sự phát triển vững chắc cho doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong quá trình kinh doanh của mình. Trong quá trình toàn cầu hóa - khu vực hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng thì cùng với nó sự trao đổi thông tin giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng trở nên nhanh chóng, sự bùng nổ công nghệ thông tin đang là xu thế chung của toàn cầu. Công nghệ thông tin đóng góp một phần to lớn vào quá trình trao đổi thông tin và góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đi kèm với nó là một lĩnh vực kinh doanh mới mang nhiều tiềm năng đó là dịch vụ cung cấp phần mềm cho máy tính. Ở Việt Nam lĩnh vực cung cấp dịch vụ phần mềm máy tính tuy còn mới nhưng nó chứa đựng những tiện ích nhanh chóng cho người sử dụng. Vì thế việc tạo ra những phần mềm này cũng mang lại nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp. Được nhận định những thập kỷ tiếp theo là thập kỷ của công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm sẽ trở nên thông dụng trên toàn thế giới. Thị trường cung cấp phần mềm sẽ trở thành một trong những ngành mang lại lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công Ty TNHH Tin Học Giải Pháp Tiến Hóa em nhận thấy hoạt động kinh doanh phần mềm của công ty còn nhiều hạn chế và bất cập chưa thỏa mãn được nhu cầu phát triển của công ty và thu hút thêm khách hàng mới trong nước và thế giới. Vì vậy, qua quá trình học tập ở Công ty TNHH Tin Học Giải Pháp Tiến Hóa với những kiến thức đã tích lũy được cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty TNHH Tin Học Giải Pháp Tiến Hóa (Evolus)” làm đề tài nghiên cứu của mình. * Mục đích nghiên cứu đề tài : - Làm rõ những vấn đề về tình hình hoạt động kinh doanh phần mềm của công ty Tiến Hóa trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính của công ty Tiến Hóa * Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động kinh doanh phần mềm máy tính của công ty Tiến Hóa * Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Thực trạng về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Tin Học Giải Pháp Tiến Hóa (Evolus) Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phần mềm máy tính tại công ty TNHH Tin Học Giải Pháp Tiến Hóa (Evolus) Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa cùng các anh, các chị trong Công Ty Tiến Hóa đã tạo điều kiện và hướng dẫn em trong quá trình làm và hoàn thành bài luận văn này. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH: 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản Máy tính: Là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật  lôgic. Chương trình máy tính: Đơn giản chỉ là một danh sách các chỉ thị để máy tính thực thi, có thể với các bảng dữ liệu. Rất nhiều chương trình máy tính chứa hàng triệu chỉ thị và rất nhiều chỉ thị được lặp đi lặp lại. Một chiếc máy tính thông thường ngày nay (năm 2003) có thể thực hiện 2-3 tỷ chỉ thị trong một giây. Máy tính không có các khả năng đặc biệt thông qua việc thực thi các chỉ thị phức tạp mà cơ bản là nó chỉ thực thi các chỉ thị đơn giản do lập trình viên đưa ra. Một số lập trình viên giỏi phát triển các tập hợp chỉ thị dùng cho một số công việc chung (như vẽ một điểm trên màn hình) và cung cấp các tập hợp chỉ thị đó cho các lập trình viên khác. Một số lập trình viên khác chỉ phát triển các ứng dụng thực tế dựa trên các nền tảng mà các lập trình viên kia cung cấp cho họ. Lập trình máy tính: Là kỹ thuật cài đặt một hoặc nhiều thuật toán trừu tượng có liên quan với nhau bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để tạo ra một chương trình máy tính. Lập trình có các thành tố nghệ thuật, khoa học, toán học và kỹ nghệ. Phần mềm: Là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hoặc chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó. Thiết kế phần mềm: Là một quá trình giải quyết vấn đề và lập kế hoạch cho một giải pháp phần mềm. Sau khi các mục đích và đặc điểm kỹ thuật của phần mềm được quyết định, lập trình viên sẽ thiết kế hoặc thuê người thiết kế để phát triển một kế hoạch cho giải pháp phần mềm. Nó bao gồm các thành phần các vấn đề thuật toán cũng như một khung nhìn kiến trúc. Quản lý dự án phần mềm: Là các hoạt động trong lập kế hoạch, giám sát và điều khiển tài nguyên dự án (ví dụ như kinh phí, con người), thời gian thực hiện, các rủi ro trong dự án và cả quy trình thực hiện dự án: nhằm đảm bảo thành công cho dự án. Quản lý dự án phần mềm cần đảm bảo cân bằng giữa ba yếu tố: thời gian, tài nguyên và chất lượng. 1.1.2 Vai trò Phần mềm là linh hồn của các hệ thống máy tính. Ứng dụng của phần mềm có mặt trên mọi lĩnh vực xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục, trò chơi... * Có vai trò nền tảng trong mọi hoạt động xã hội – tổ chức : - Cá nhân: Làm việc, giải trí - Tổ chức: Sản xuất, dịch vụ - Quốc gia: Điều hành, phát triển - Toàn cầu: Hội nhập * Mọi nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào phần mềm - Thu chi từ phần mềm chiếm đáng kể trong GNP - 2006 Ấn Độ xuất gần 30 tỷ USD phần mềm. - Thế giới có 7 triệu kỹ sư công nghệ thông tin tạo ra 600 tỷ $/năm - Chi phí cho phần mềm năm 2000 lên tới 770 tỷ * Phần mềm sai hỏng kinh tế sẽ tổn thất rất lớn - Vệ tinh Ariane 5 hỏng do lỗi phần mềm (1996) thiệt hại 500$ - Website dùng một ngày mất hàng triệu $ * Phần mềm tạo nên sự khác biệt giữa các tổ chức - Phong cách - Năng suất lao động * Ngày càng nhiều hoạt động được phần mềm điều khiển trợ giúp - Tự động hóa của các hệ thống ngày càng cao - Chi phí phần mềm lớn hơn phần cứng 1.1.3 Quy trình xây dựng - Gia công - Thực hiện phần mềm máy tính: 1.1.3.1 Xây dựng phần mềm máy tính Quy trình xây dựng phần mềm bao gồm : — Phân tích yêu cầu Trong các ngành kỹ thuật hệ thống và kỹ nghệ phần mềm, phân tích yêu cầu là công việc bao gồm các tác vụ xác định các yêu cầu cho một hệ thống mới hoặc được thay đổi, dựa trên cơ sở là các yêu cầu (có thể mâu thuẫn) mà những người có vai trò quan trọng đối với hệ thống, chẳng hạn người sử dụng, đưa ra. Việc phân tích yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của một dự án. Việc phân tích yêu cầu bao gồm ba loại hoạt động sau: - Làm rõ yêu cầu: Giao tiếp với khách hàng và người sử dụng để xác định các yêu cầu của họ. - Xem xét yêu cầu: xác định xem các yêu cầu được đặt ra có ở tình trạng không rõ ràng, không hoàn chỉnh, đa nghĩa, hoặc mâu thuẫn hay không, và giải quyết các vấn đề đó. - Làm tài liệu yêu cầu: các yêu cầu có thể được ghi lại theo nhiều hình thức, chẳng hạn các tài liệu ngôn ngữ tự nhiên, các tình huống sử dụng, câu chuyện sử dụng, hoặc các đặc tả tiến trình. Phân tích yêu cầu có thể là một quá trình dài và khó khăn, cần đến nhiều kỹ năng tâm lý khéo léo. Các hệ thống mới làm thay đổi môi trường và các mối quan hệ giữa con người, do đó điều quan trọng là phải xác định được tất cả những người có vai trò quan trọng, xem xét tất cả các nhu cầu của họ và đảm bảo rằng họ hiểu được các hàm ý của hệ thống mới. Các nhà phân tích có thể sử dụng một số kỹ thuật để làm rõ các yêu cầu của khách hàng. Trong lịch sử, các kỹ thuật này bao gồm các cuộc phỏng vấn, thành lập các nhóm trọng tâm với các cuộc họp bàn về yêu cầu, và tạo ra các danh sách yêu cầu. Các kỹ thuật hiện đại hơn gồm có tạo phân tích và tình huống sử dụng. Khi cần thiết, nhà phân tích sẽ kết hợp các phương pháp này để thiết lập các yêu cầu chính xác của những người có vai trò quan trọng, nhằm mục đích xây dựng một hệ thống thỏa mãn các yêu cầu doanh nghiệp. — Đặc tả Đặc tả là công việc xây dựng các tài liệu đặc tả, trong đó có thể sử dụng tới các công cụ như: mô hình hóa, mô hình toán học hình thức, tập hợp các kịch bản sử dụng, các nguyên mẫu hoặc bất kỳ một tổ hợp các công cụ nói trên. * Chất lượng của hồ sơ đặc tả được đánh giá qua các tiêu thức : - Tính rõ ràng, chính xác - Tính phù hợp - Tính đầy đủ, hoàn thiện. * Có 2 kiểu đặc tả: hình thức và phi hình thức - Đặc tả phi hình thức được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên. - Đặc tả hình thức được viết bằng tập các ký pháp có quy định về cú pháp và ý nghĩa rất chặt chẽ, ví dụ ký pháp đồ họa dùng các lưu đồ. * Hai khía cạnh trong phần mềm phải được đặc tả đó là : - Đặc tả vận hành chức năng: Mô tả các họat động của hệ thống phần mềm sẽ xây dựng: các dịch vụ mà hệ thống sẽ cung cấp, hệ thống sẽ phản ứng với đầu vào cụ thể ra sao, hành vi của hệ thống trong các tình huống đặc biệt... - Đặc tả mô tả: đặc tả các đặc tính, đặc trưng của phần mềm: các ràng buộc về các dịch vụ này hay các chức năng hệ thống cung cấp như thời gian, ràng bụôc về các quá trình phát triển .. — Thiết kế Tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm làm ra, người thiết kế phần mềm sẽ ít nhiều dùng đến các phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý muốn (chẳng hạn như là các sơ đồ khối, các lưu đồ, các thuật toán và các mã giả sau đó mẫu này được mã hoá bằng các ngôn ngữ lập trình và được các trình dịch chuyển thành các khối lệnh hay và các tệp khả thi. Tập hợp các tệp khả thi và các khối lệnh đó làm thành một phần mềm. Thường khi một phần mềm được tạo thành, để cho hoàn hảo thì phần mềm đó phải được điều chỉnh hay sửa chữa từ khâu thiết kế cho đến khâu tạo thành phiên bản phần mềm một số lần. Một phần mềm thông thường sẽ tương thích với một hay vài hệ điều hành, tùy theo cách thiết kế, cách viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình được dùng. 1.1.3.2 Giá dự án phần mềm máy tính Xác định giá trị phần mềm là việc xác định khối lượng công việc cụ thể, phương thức tính toán, kiểm tra trên cơ sở nỗ lực giờ công để thực hiện các trường hợp sử dụng quy định trong biểu đồ Use-case theo các chỉ dẫn có liên quan trên nguyên tắc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam. Giá trị phần mềm được xác định là cơ sở cho việc lập chi phí ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, quản lý chi phí trong trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện. Nguyên tắc cơ bản để xác định giá trị là tính năng tác dụng của phần mềm đó. Phần mềm càng nhiều tính năng tác dụng thì giá trị càng cao. Từ năm 2003 trở về trước, giá trị phần mềm trong khối cơ quan nhà nước được hướng dẫn xác định và lập dự toán kinh phí xây dựng phần mềm ứng dụng theo văn bản 112 (thuộc đề án 112- PV). Tuy nhiên do những hạn chế của văn bản 112 nên phương pháp tính giá trị phần mềm đã không còn được áp dụng. Văn bản 3364 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tháng 10/2008 hướng dẫn định giá phần mềm áp dụng trong các dự án ứng dụng công nghệ thông sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng đến nay, các đơn vị vẫn chưa thể áp dụng được do văn bản… quá phức tạp. Thực tế, không phải lúc nào giá trị phần mềm cũng được xác định theo quy trình, nghiệp vụ đơn giản thông thường mà phải qua các bước khảo sát, phân tích. Còn nếu tách ra từng phần cụ thể rồi tính thì sẽ kéo dài quy trình đầu tư công nghệ thông tin trong khi mức độ thay đổi lại thường xuyên, nhất là các văn bản trong ngành thuế. Nhiều chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng việc xây dựng đơn giá, định mức và định giá cho phần mềm công nghệ thông tin là một vấn đề chưa có cách giải quyết từ trước đến nay. 1.1.3.3 Tổ chức gia công phần mềm máy tính Trước tiên cần xác định các yêu cầu chức năng (công việc phần mềm thực hiện) cũng như phi chức năng (công nghệ dùng để phát triển phần mềm, sử dụng trong hệ điều hành nào...) của phần mềm. Sau đó cần xác định rõ tài nguyên cần thiết để xây dựng phần mềm. Tài nguyên ở đây có thể gồm có nhân tố con người, các thành phần, phần mềm có thể sử dụng lại, các phần cứng hoặc công cụ có sẵn cần dùng đến; trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất. Điều cuối cùng là xác định thời gian cần thiết để thực hiện dự án. Trong quá trình này cần phải nắm bắt được bài toán thực tế cần giải quyết cũng như các hoạt động mang tính nghiệp vụ của khách hàng để có thể xác định rõ ràng yêu cầu chung của đề án, xem xét dự án có khả thi hay không? Phân tích yêu cầu thực tế, nhu cầu sử dụng, lựa chọn giải pháp công nghệ phần mềm ứng dụng vận hành cho DN. Đặc tả, vẽ sơ đồ chức năng hệ thống thông tin quản lý cho DN. Chuẩn bị hệ thống máy tính, mạng và hạ tầng cơ sở cho việc triển khai hệ thống phần mềm. Thông báo, phối hợp với các phòng ban liên quan để chuẩn bị nguồn lực thực hiện dự án. Phân bổ công việc hợp lý cho người tham gia dự án. Thiết lập các yêu cầu cần thiết cho việc triển khai giải pháp phần mềm. Lập kế hoạch, giám sát và điều khiển tài nguyên dự án (ví dụ như kinh phí, con người), thời gian thực hiện, các rủi ro trong dự án và cả quy trình thực hiện dự án; nhằm đảm bảo thành công cho dự án. xây dựng hệ thống quản lý và các quy trình hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy định về quản lý dự án để đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.3.4 Thực hiện gia công phần mềm máy tính Lập kế hoạch thực hiện dự án là hoạt động diễn ra trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến khi bàn giao sản phẩm với nhiều loại kế hoạch khác nhau nhằm hỗ trợ kế hoạch chính của dự án phần mềm về lịch trình và ngân sách. Việc thực hiện gia công phần mềm bao gồm các công việc : — Lập trình Một lập trình viên viết mã nguồn bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau hỗ trợ các phong cách lập trình khác nhau (còn gọi là các phương pháp lập trình. Một phần của công việc lập trình là việc lựa chọn một trong những ngôn ngữ phù hợp nhất với bài toán cần giải quyết. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau đòi hỏi lập trình viên phải xử lý các chi tiết ở các mức độ khác nhau khi cài đặt các thuật toán. Thông thường, điều này dẫn tới thỏa hiệp giữa thuận lợi cho việc lập trình và hiệu quả của chương trình (thỏa hiệp giữa "thời gian lập trình" và "thời gian tính toán"). Ngôn ngữ lập trình duy nhất mà máy tính có thể thực thi trực tiếp là ngôn ngữ máy còn gọi là "mã máy". Thời kỳ đầu, tất cả các lập trình viên viết chương trình toàn bằng mã máy, nhưng hầu như không ai làm việc này nữa. Thay vào đó, các lập trình viên viết mã nguồn, và một máy tính (chạy một trình biên dịch, một trình thông dịch) dịch nó qua một hoặc vài bước để bổ sung đầy đủ các chi tiết, trước khi bản mã máy cuối cùng được thực thi trên máy tính đích. Thậm chí khi cần điều khiển mức thấp của máy tính đích, các lập trình viên viết bằng hợp ngữ. Các lệnh của ngôn ngữ này có tính gợi nghĩa và tương ứng một-một với các lệnh trong ngôn ngữ máy. Một số ngôn ngữ, thay vì được dịch ra mã máy, lại được dịch ra dạng nhị phân p-code (hoặc byte-code). Có các trình thông dịch tương ứng để thực thi dạng nhị phân này. Bytecode được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình Java của Sun Microsystems cũng như họ ngôn ngữ lập trình NET gần đây của Microsoft và Visual Basic trước phiên bản .NET. — Biên dịch Trình biên dịch còn gọi là phần mềm biên dịch là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình (gọi là ngôn ngữ nguồn hay mã nguồn), thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới (gọi là ngôn ngữ đích) và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn như ngôn ngữ máy. Chương trình mới được dịch này gọi là mã đối tượng. Hầu hết các trình biên dịch sẽ chuyển dịch mã nguồn viết trong một ngôn ngữ cấp cao thành mã đối tượng hay ngôn ngữ máy mà có thể được thi hành trực tiếp bởi một máy tính hay bởi một máy ảo. Dù vậy, việc chuyển dịch từ một ngôn ngữ cấp thấp sang một ngôn ngữ cấp cao hơn cũng có thể xảy ra; quá trình này thường được hiểu như là bộ biên dịch ngược nếu nó có thể tái tạo lại một chương trình trong ngôn ngữ cấp cao. Cũng tồn tại các trình biên dịch chuyển đổi từ ngôn ngữ cao này sang ngôn ngữ cao khác, hay là chuyển đổi sang một ngôn ngữ mà nó cần để tiếp tục xử lý về sau, những trình biên dịch như vậy được biết như là bộ biên dịch phân tầng Các loại trình biên dịch cho kết quả là mã đối tượng thì một cách cơ bản bao gồm mã máy tăng cường thêm các thông tin về tên vị trí của các ngõ vào và các gọi ngoài (đến các hàm mà không có sẵn bên trong của nó). Một tập họp của các tập tin đối tượng, mà không hẳn được cung cấp từ cùng một trình biên dịch, thì vẫn có thể được liên kết với nhau để tạo nên các chương trình khả thi cuối cùng cho một người dùng. Dĩ nhiên, để làm được như vậy thì các tập tin đối tượng đó phải được thiết kế chung nhau về dạng thức. Thí dụ của kiểu tập đối tượng này là các tập có đuôi là .obj có thể dùng chung giữa ASM, C/C++, Fortran... hay các tập tin .DLL trong các kiến trúc Windows dùng chung được cho nhiều ngôn ngữ. — Kiểm thử Kiểm thử phần mềm là hoạt động khảo sát thực tiễn sản phẩm hay dịch vụ phần mềm trong đúng môi trường chúng dự định sẽ được triển khai nhằm cung cấp cho người có lợi ích liên quan những thông tin về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ phần mềm ấy. Mục đích của kiểm thử phần mềm là tìm ra các lỗi hay khiếm khuyết phần mềm nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu của phần mềm trong nhiều ngành khác nhau. — Viết tài liệu Viết tài liệu là quá trình xây dựng tài liệu mô tả đề án để xác định phạm vi của dự án, trách nhiệm của những người tham gia dự án, là cam kết giữa người quản lý dự án, người tài trợ dự án và khách hàng. Nội dung của tài liệu mô tả đề án thường có những nội dung sau: - Bối cảnh thực hiện dự án: Căn cứ pháp lý để thực hiện dự án, hiện trạng công nghệ thông tin của khách hàng trước khi có dự án, nhu cầu ứng dụng phần mềm của khách hàng, đặc điểm và phạm vi của phần mềm sẽ xây dựng. - Mục đích và mục tiêu của dự án: Xác định mục đích tổng thể, Tin học hóa hoạt động nào trong quy trình nghiệp vụ của khách hàng? Xác định mục tiêu của phần mềm: lượng dữ liệu xử lý, lợi ích phần mềm đem lại. - Phạm vi dự án: Những người liên quan tới dự án, các hoạt động nghiệp vụ cần tin học hóa. - Nguồn nhân lực tham gia dự án: Cán bộ nghiệp vụ, người phân tích, người thiết kế, người lập trình, người kiểm thử, người cài đặt triển khai dự án cho khách hàng, người hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm, người bảo trì dự án phần mềm. - Ràng buộc thời gian thực hiện dự án: Ngày nghiệm thu dự án, ngày bàn giao dự án. - Ràng buộc kinh phí: Kinh phí trong từng giai đoạn thực hiện dự án. - Ràng buộc công nghệ phát triển: Công nghệ nào được phép sử dụng để thực hiện dự án. - Chữ kí các bên liên quan tới dự án. — Bảo trì Bảo trì phần mềm: bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước của chu kỳ sống của một phần mềm, nâng cấp tính năng sử dụng và an toàn vận hành của phần mềm. Bảo trì phần mềm có thể chiếm đến 65%-75% công sức trong chu kỳ sống của một phần mềm Nhiệm vụ của giai đoạn bảo trì phần mềm là giữ cho phần mềm được cập nhật khi môi trường thay đổi và yêu cầu người sử dụng thay đổi. Theo IEEE (1993), thì bảo trì phần mềm được định nghĩa là việc sửa đổi một phần mềm sau khi đã bàn giao để chỉnh lại các lỗi phát sinh, cải thiện hiệu năng của phần mềm hoặc các thuộc tính khác, hoặc làm cho phần mềm thích ứng trong một môi trường đã bị thay đổi. Bảo trì phần mềm được chia thành 4 loại: - Sửa lại cho đúng: là việc sửa các lỗi hoặc hỏng hóc phát sinh. Các lỗi này có thể do lỗi thiết kế, lỗi logic hoặc lỗi coding sản phẩm. Ngoài ra, các lỗi cũng có thể do quá trình xử lý dữ liệu, hoặc hoạt động của hệ thống. - Thích ứng: là việc chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với môi trường đã thay đổi của sản phẩm. Môi trường ở đây có nghĩa là tất các các yếu tố bên ngoài sản phẩm như quy tắc kinh doanh, luật pháp, phương thức làm việc... - Hoàn thiện: chỉnh sửa để đáp ứng các yêu cầu mới hoặc thay đổi của người sử dụng. Loại này tập trung vào nâng cao chức năng của hệ thống, hoặc các hoạt động tăng cường hiệu năng của hệ thống, hoặc đơn giản là cải thiện giao diện. Nguyên nhân là với một phần mềm thành công, người sử dụng sẽ bắt đầu khám phá những yêu cầu mới, ngoài yêu cầu mà họ đã đề ra ban đầu, do đó, cần cải tiến các chức năng. - Bảo vệ: mục đích là làm hệ thống dễ dàng bảo trì hơn trong những lần tiếp theo. 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH : 1.2.1 Các quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số cách hiểu được diễn đạt như sau : - Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh là mức độ đạt được lợi ích từ sản phẩm sàn xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của chỉ tiêu kinh tế, cách hiểu này còn phiến diện vì chỉ đứng trên mức độ biến động của các chỉ tiêu này theo thời gian. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí so với mức tăng kết quả. Đây là biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy là chỉ muốn noí về cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát lên ý niệm của vấn đề. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một số chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể nào đó Bởi vậy cần có một khái niệm bao quát hơn: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục đích là tối đa hóa lợi nhuận. Nếu duy trì được lợi thế kinh doanh thì sẽ mang laị nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả? Muốn kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận . Có thể nói rằng dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Theo nhà kinh tế học ManfredKulin thì “hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ lợi dụng và cung cấp các nguồn lực như thiết bị máy móc nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”. Lại có quan điểm cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra trong xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả là nằm trên giới hạn của khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Xét trên góc độ lý thuyết, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả kinh doanh này sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường, thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực. Chuyên đề về hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận cao nhất nếu doanh nghiệp biết tận dụng mọi khả năng về lao động và về vốn thì sẽ có mức chi phí cho sản xuất kinh doanh là thấp nhất. 1.2.2 Ý nghĩa Đối với doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường. qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với sự phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, nâng cao đời sống người lao động, góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước. Tóm lại cơ chế thị trường và đặt trưng của nó đã khiến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải. Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. 1.2.3 Vai trò Với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình phương thức họat động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả. Cụ thể là doanh nghiệp phải xác định cho mình cơ chế hoạt động trên cả hai thị trường đầu vào và đầu ra để tạo được một kết quả cao nhất và kết quả này phải không ngừng nâng cao cả về mặt chất và mặt lượng. Nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua : Thứ nhất: Là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do nhu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp không ngừng tăng lên nhưng trong điều kiện vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay dổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội đồng thời tạo ra sự tích lũy cho xã hội . Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình họat động kinh doanh. Có như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn cùng sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích lũy đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với qui luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh. Thứ hai : Là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lương, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hóa bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao. Thứ ba : Là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. 1.2.4 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh: Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp với ý đồ của doanh nghiệp và từ đó có thể tạo ra lợi nhuận. Như vậy mục tiêu bao trùm lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẳn có. Để đạt được mục tiêu này quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng. Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp : Sản xuất ra cái gì? Như thế nào ? Cho ai? Sẽ không thành vấn đề nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuât ra vô tận hàng hóa, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động một cách không tính toán, không cần suy nghĩ cũng chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế mọi nguồn tài nguyên trên trái đất như đât đai, khoáng sản, hải sản..là một phạm trù hữu hạn và ngày càng khan hiếm cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng không đúng cách. Trong khi đó một mặt dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ tăng dân số cao làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, không có giới hạn, nhu cầu tiêu dùng vật phẩm của con người lại là phạm trù không có giới hạn. Do của cải khan hiếm lại càng khan hiếm theo nghĩa tuyệt đối lẫn tương đối. Thực ra khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế nó buộc con người phải lựa chọn kinh tế. Quay ngược lại ngày trước tổ tiên ta càng không phải lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong phú đa dạng. Khi đó loài người chỉ chú ý đến phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tăng trưởng kết quả sản xuất theo cơ sở gia tăng các yếu tố sản xuất, tư liệu lao động đất đai. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận ngày càng cao. Do vậy, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. 1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp cần phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mức xác định ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháo so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm : 1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả chi phí : Để tiến hành sản xuất các doanh nghiệp phải bỏ ra các loại chi phí khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về tiền lương công nhân viên...Trong điều kiện kinh tế thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là chi phí thấp nhất. Để quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp tiến hành phân tích chi phí kinh doanh, để từ đó phát hiện các nguyên nhân, nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí và đưa ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý nắm được các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản lý tối ưu. 1.3.1.1 Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí Công thức : Tổng doanh thu trong kỳ Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí = x 100% Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh các mặt hàng là tốt, góp phần tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí Công thức : Tổng lợi nhuận trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí = x 100% Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí là tốt, góp phần tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.3.2 Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp nên thường được dùng so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau. 1.3.2.1 Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị tính là : % Công thức: Tổng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100% Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu này còn cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu, tỷ suất này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh lãi, tỷ suất càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ suất mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ suất này của công ty với tỷ suất bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. 1.3.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn : Dự án có tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư càng cao thì có cơ hội được lựa chọn dự án. Đây là phương pháp dựa trên sự so sánh giữa kết quả thu được do đầu tư mang lại Một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng mà khi đánh giá về hiệu quả của một dự án các nhà đầu tư rất quan tâm Công thức: Tổng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x 100% Tổng vốn Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. 1.3.3 Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận để phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thường được xác định theo tháng, quý, năm tùy theo đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau và thường được xác định như sau: Lợi nhuận doanh nghiệp = ∑ doanh thu của doanh nghiệp - ∑ chi phí sản xuất kinh doanh 1.3.4 Về mặt xã hội: Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoài góc độ kinh tế là chủ yếu ta còn xét trong mối quan hệ về hiệu quả xã hội, các vấn đề môi trường, xét trong mối quan hệ thời gian và không gian. 1.3.3.1 Tăng thu ngân sách Mọi doanh nghiệp khi tiến hành họat động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như : thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. 1.3.3.2 Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuât và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. 1.3.3.3 Nâng cao đời sống người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội… 1.3.3.4 Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay hiệu quả kinh tế còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế… 1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.4.1 Các nhân tố bên trong Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng, là mục tiêu hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để đạt được hiệu quả nâng cao đòi hỏi phải có các quyết định chiến lược và quyết sách đúng trong quá trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thành hai nhóm: - Nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp ( nhân tố khách quan) - Nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp ( nhân tố chủ quan) Mục tiêu của quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chon các phương án kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải được thực hiện liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.4.1.1 Vốn Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lý các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. 1.4.1.2 Lực lượng lao động Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng để tạo ra tiềm năng lớn cho cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra những sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu …) nên cũng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học công nghệ kết tinh trong sản phẩm (dịch vụ) rất cao. Đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội quân tinh nhuệ, là lực lượng có trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều này khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh con người là yếu tố hàng đầu đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực thật sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các nguồn lực khai thác mà họ đã có và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ …một cách hiệu quả để khai thác vượt qua cơ hội. Nhân tố con người được đặt ở vị trí hàng đầu trên cả vốn và tài sản, quyết định sức mạnh của một doanh nghiệp, quyết định sự thành công của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.4.1.3 Trình độ kỹ thuật công nghệ. Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động, tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như thế, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng của công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động, quá trình tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm làm tăng năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay còn có nhiều doanh nghiệp do chưa đổi mới cơ chế, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu, trang thiết bị lạc hậu dẫn đến năng suất thấp. Trong thực tế, qua những năm chuyển đổi cơ chế thị trường vừa qua cho thấy doanh nghiệp nào đạt được trang thiết bị công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh cao, tạo được lợi thế trên thị trường có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh. 1.4.1.4 Trình độ tổ chức và trình độ quản lý doanh nghiệp Trình độ tổ chức đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức độ tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Ngoài ra nó còn thể hiện sự phù hợp về cơ cấu  bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp như biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương trợ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất. Nhân tố này còn cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác và kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp Nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng dắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh, tạo các lợi thế về chất lượng sản phẩm và sự khác biệt hóa sản phẩm, giá cả và tốc độ cung ứng để đảm bảo cho một doanh nghiệp giành chiến thắng trong cạnh tranh phụ thuộc vào nhãn quan và khả năng quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.4.1.5 Hệ thống trao đổi thông tin và xử lý thông tin Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật đang dần làm thay đổi nhiều về lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ tin học đóng vai trò chủ chốt. Thông tin được coi là hàng hóa, để đạt được những thành công trong kinh doanh doanh nghiệp rất cần lượng thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hóa, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải biết thêm về thông tin kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước hoặc quốc tế. Cần biết rõ các thông tin, các chính sách của Nhà Nước để từ đó đúc kết các kinh nghiệm cho bản thân mình và cho cả kinh nghiệm. Thông tin càng nhanh càng chính xác thì doanh nghiệp có thể tránh được thiệt hại do nền kinh tế thị trường gây ra. Nói chung, về thông tin nếu doanh nghiệp nào nắm bắt được thông tin nhanh thì doanh nghiệp đó sẽ cầm chắc phần thắng lợi trong kinh doanh, nói cách khác trong kinh doanh nếu biết mình biết người mới có cơ may dành thắng lợi.   1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 1.4.2.1 Môi trường kinh doanh Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghệip không thể kiểm sóat được. Bao gồm: đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhập bình quân của dân cư… - Đối thủ cạnh tranh : Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn, yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả cao hơn để tạo khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã… Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối. - Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Cho nên nó tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Tập quán và mức thu nhập bình quân dân cư: Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng... Doanh nghiệp cần nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của từng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong họat động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hóa bởi vì chúng ta không thể tính tóan, định lương được. Một hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả...là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp, mặt khác tạo cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn hay mối quan hệ với bạn hàng. Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình. Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng thay thế, hàng hóa phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh...Nó tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến nó để có những cách ứng xử với thị trường trong từng doanh nghiệp, từng thời điểm cụ thể. 1.4.2.2 Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố: thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý….. - Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ: Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến qui trình công nghệ, tiến độ thực hiện kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng mang tính chất mùa vụ như: nông, lâm, thủy sản, đồ may mặc, giày dép…Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Và như vậy khi các yếu tố này không ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ổn định họat động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến lọai tài nguyên, nguyên vật liệu này cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố vị trí điạ lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt hàng khác như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất….các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng. 1.4.2.3 Chính trị - pháp luật Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về  luật kinh doanh đều tác động trực tiếp kết kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh, vừa phải cạnh tranh vừa phải hợp tác với nhau tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các họat động kinh doanh của mình vừa điều chỉnh các họat động kinh tế vi mô theo hướng chung đó là lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Mỗi doanh nghiệp đều phải chú ý phát triển nội lực, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến nhằm phát triển kinh doanh của mình. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật. Nếu kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước đó và tiến hành kinh doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước sở tại   Tóm lại, môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ vĩ mô… 1.4.2.4 Cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo. Tất cả đều là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào kinh doanh ở khu vực có hệ thống đường giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tốc độ tiêu thụ sản phẩm rất nhanh do vậy sẽ tăng tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. 1.4.2.5 Cạnh tranh Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Duy trì cạnh tranh công bằng và đúng luật là công việc của chính phủ. Trong điều kiện đó vừa mở ra cơ hội để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu doanh nghiệp phải vươn lên phía trước để “vượt qua đối thủ”. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Ngày nay trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt, nó mang tính chất chắt lọc và đào thải cao. Do vậy nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, qua đó nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đứng vững trên thương trường. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi phương án nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm nếu không muốn đi đến bờ vực của sự phá sản và giải thể. Dù muốn hay không, mỗi doanh nghiệp đều bị cuốn vào sự vận động của môi trường kinh doanh. Do vậy, để không bị cuốn trôi thì nhất định các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC GIẢI PHÁP TIẾN HÓA 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển công ty Công Ty TNHH Tin Học Giải Pháp Tiến Hóa được thành lập vào năm 2007, giấy đăng ký kinh doanh số : 0305089080 ngày 13/07/2007 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM. Tên gọi đầy đủ của Công Ty : CÔNG TY TNHH TIN HỌC GIẢI PHÁP TIẾN HÓA Tên giao dịch quốc tế : EVOLUTION SOLUTIONS INFORMATICS COMPANY LIMITED Tên viết tắt : EVOLUS CO., LTD Địa chỉ : 16 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình Số điện thoại : 08.62969694 Số fax : 08.62969695 Mã số thuế : 0305089080 Website: 2.1.1 Lĩnh vực hoạt động 2.1.2.1 Loại hình kinh doanh Sản xuất, mua bán, tư vấn, thiết kế phần mềm tin học và các lĩnh vực ứng dụng Internet : - Thương mại điện tử (E-Commerce) - Dịch vụ trực tuyến (Online services) - Cổng thông tin doanh nghiệp (Corporate Portal) - Đa truyền thông (Multimedia) - Chiến lược quảng cáo (Advertisement Campaign) - Hệ thống Doanh nghiệp Xuất bản báo chí (Press publishing) - Quản lý quảng cáo, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) - Nền tảng giao tiếp (Communication platform) - Điện thoại (Telephony) - VoIP và truyền thông không dây (Wireless communication). 2.1.2.2 Các sản phẩm chính của công ty Công Ty cung cấp các sản phẩm chất lượng với mô hình triển khai linh hoạt trên nhiều nền tảng phần cứng cũng như hệ điều hành khác nhau: Evolus Hippocrate TM : Giải pháp tổng thể cho Phòng khám đa khoa Hippocrate là giải pháp được thiết kế để chuyên phục vụ nhu cầu của phòng khám y tế đa khoa. Hippocrate là hệ thống đa hệ nền và có đầy đủ các khối chức năng cho từng bộ phận, phòng ban trong phòng khám y tế đa khoa. Hippocrate được xây dựng từng bước trên thực tế vận hành nên rất phù hợp với nghiệp vụ của phòng khám. Quản lý hồ sơ tư pháp : Công cụ quản lý hồ sơ tư pháp đa hệ nền Phần mềm quản lý hồ sơ tư pháp (gọi tắt là PM) là một sản phẩm của Evolus tạo ra để giải quyết các vấn đề trên. Với PM, công việc quản lý, lưu trữ và tra cứu hồ sơ sẽ được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác hoàn toàn bằng máy tính; việc in ấn các mẫu giấy tờ theo qui định như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử và các loại hồ sơ khác cũng rất dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và đẹp. Pencil: Công cụ phác thảo giao diện đồ họa mã nguồn mở Pencil là công cụ phát thảo giao diện người dùng mã nguồn mở được Evolus xây dựng trên nền các công nghệ của Mozilla. Công cụ này giúp các nhà phân tích và phát triển giao diện ứng dụng có thể nhanh chóng vẽ ra giao diện ứng dụng để làm tài liệu giao tiếp với khách hàng trong quá trình thu thập yêu cầu hoặc làm tài liệu cơ sở cho đội ngũ phát triển ứng dụng. Lịch Việt : Ứng dụng lịch dành cho người Việt trên điện thoại di động Ứng dụng Lịch Việt là một tiện ích dành riêng cho người Việt với các chức năng tra cứu âm lịch và dương lịch đồng thời cho phép người dùng cài đặt các lịch hẹn theo ngày âm lịch. Phiên bản dành cho các dòng điện thoại chạy hệ điều hành Google Android còn kết hợp với Google Calendar để lưu trữ các cuộc hẹn để người dùng có thể truy cập được từ các kênh khác nhau. Portfolio Management Online (PMO) : Công ty cổ phần chứng khoán Vina Xây dựng một cổng thông tin trực tuyến giúp các nhà đầu tư chứng khoán (khách hàng của công ty cổ phần chứng khoán Vina) tra cứu thông tin tài khoản và lịch sử giao dịch. Online Timesheet : Công Ty Cimigo Hệ thống Cimigo Online Timesheet (COT) để giúp khách hàng Cimigo quản lý hiệu quả thời gian làm việc của từng nhân viên cho từng dự án. Phiên bản Hippocrate dành cho eConsult Medical: eConsult Medical (ULB, Bỉ) Một phiên bản Hippocrate đặc thù cho dịch vụ y tế Bắc Âu với nhiều tính năng chuyên sâu về chuyên môn y tế. Phiên bản này được triển khai cho bệnh viện đại học ULB ở Brussels, Bỉ. Ad man : Công ty TNHH Thông Minh Một Ad Server cho phép tạo và nhúng các banner quảng cáo lên các trang web khác. Người quản trị có thể dễ dàng quản lý các banner và xem các báo cáo chi tiết về hiệu quả quảng cáo của các banner. Công cụ theo dõi hệ thống máy chủ (SFM): Công ty TNHH Thông Minh Một công cụ cho phép người quản trị hệ thống mạng có thể xem tình trạng và điều khiển một hệ thống các máy chủ của mình từ xa mà chỉ cần dùng trình duyệt. Chương trình mở rộng trình duyệt cho mạng xã hội Caravat : Prime Xây dựng chương trình mở rộng trình duyệt (add-on/plug-in) cho Internet Explorer và Firefox giúp người dùng của mạng xã hội Caravat đồng bộ các thông tin liên lạc ở máy cục bộ và máy chủ Caravat. Bản Pencil dành cho tích hợp : IDSL Thụy sĩ Evolus phát triển một phiên bản của Pencil có thể tích hợp được vào một sản phẩm của IDSL để cung cấp tính năng vẽ sơ đồ trong ứng dụng này. PingZilla : AdSpeed.com Xây dựng một chương trình mở rộng trình duyệt Firefox để theo dõi trạng thái các máy chủ được đặt ở nhiều địa điểm trên thế giới và báo cáo kết quả về máy chủ trung tâm. WebMynd : WebMynd Corp. Xây dựng một chương trình mở rộng trình duyệt Internet Explorer để mở rộng kết quả tìm kiếm của Google. Bộ giao diện cho Plone 3 : www.copilotco.com Xây dựng một bộ giao diện (theme) cho trang web: www.copilotco.com dựa trên hệ quản trị nội dung mã nguồn mở plone. 2.1.3 Động lực và sứ mệnh của công ty 2.1.3.1 Động lực Trong lĩnh vực phát triển phần mềm ngày nay, việc sở hữu những khả năng nổi trội là một nhân tố thiết yếu cho một doanh nghiệp đáp ứng được thị trường ngày một tốt hơn cũng như duy trì thành công dài lâu. Đối với Công Ty, điều này được cấu thành từ những yếu tố: - Năng lực của đội ngũ lãnh đạo và kỹ thuật. - Nhỏ gọn, linh hoạt và không ngừng phát triển. - Khách hàng là trung tâm. - Các sản phẩm và giải pháp chất lượng cao, tương thích với các chuẩn quốc tế. - Hiệu quả và tiết kiệm chi phí. - Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường ngắn để đáp ứng được những hạn chót nghiêm ngặt. - Tạo sức bật cho doanh nghiệp với những công nghệ tiên tiến và ổn định 2.1.3.2 Sứ mệnh Sứ mệnh của Công Ty là trở thành một công ty phần mềm năng động với tiêu chí chất lượng sản phẩm và dịch vụ được đặt lên trên hết. Công Ty cùng phấn đấu để tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa Evolus và các công ty phần mềm khác ở những điểm: — Nhỏ và gọn: Công ty chúng tôi gồm những thành viên được chọn lọc, đảm bảo một đội ngũ làm việc và giao tiếp chuyên nghiệp. Những chính sách hiện tại giúp chúng tôi tốt hơn và bảo đảm tính linh hoạt. — Tiên phong: Chúng tôi mong đợi những điều bất ngờ. Đội ngũ phát triển trẻ cùng với sự lãnh đạo có kinh nghiệm của ban điều hành, chúng tôi luôn sẵn sàng cho những thách thức. — Trách nhiệm: Trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi chính là khách hàng. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. — Đột phá: Chúng tôi khuyến khích những ý tưởng đột phá, những giải pháp sáng tạo. Với đội ngũ kỹ sư tài năng luôn sẵn sàng đóng góp sự sáng tạo của mình cho những sản phẩm, giải pháp, họ chính là nguồn nhân lực tốt nhất phục vụ khách hàng. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý Cùng với sự phát triển công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình. Có thể nói bộ máy quản lý là đầu não, là nơi đưa ra các quyết định kinh doanh và tổ chức sản xuất. Sơ đồ tổ chức quản lý: Phó Giám đốc Giám đốc Bộ phận Kế toán tài chính Bộ phận Kinh doanh Bộ phận Kiểm tra chất lượng Bộ phận Kỹ thuật Bộ phận Quản lý dự án Đây là mô hình hệ thống quản trị kiểu trực tuyến. Nó có ưu điểm là đảm bảo tính thông nhất, mọi bộ phận nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc. Vì là doanh nghiệp nhỏ nên mọi hoạt động đều phải được thông qua ban giám đốc. Giúp việc cho ban giám đốc có phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo kinh doanh và báo cáo tình hình cùng với mọi hoạt động cho giám đốc. Do bộ phận quản lý đơn giản gọn nhẹ công ty dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Khi gặp khó khăn nội bộ công ty dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất. 2.1.4.2 Chức năng từng bộ phận * Giám đốc: - Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty. - Chủ trì tổ chức thực hiện, quản lý và chịu trách nhiệm về các đề án chiến lược hoặc đề án phát triển sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. - Ký ban hành các văn bản về chính sách, chế độ quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. - Xây dựng hệ thống quản lý và các quy trình hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy định về quản lý dự án đạt hiệu quả. * Phó giám đốc: - Hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành và quản lý Công ty. - Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của công ty. - Xây dựng và điều hành các nguyên tắc phối hợp công tác giữa các bộ phận. - Tham mưu cho giám đốc công tác đấu thầu các công trình. - Điều hành, tổ chức thực hiện , kiểm soát chất lượng và tiến độ các dự án. * Bộ phận quản lý dự án: - Lập kế hoạch triển khai dự án trực thuộc phạm vi quản lý. - Tiếp nhận dự án, lập dự trù nguồn lực thực hiện (con người, tài chính, vật tư thiết bị...). - Xây dựng kế hoạch, kiểm tra quá trình thực hiện các dự án. - Đề xuất phương án dự phòng khi dự án không được triển khai theo đúng kế hoạch. - Giám sát tiến độ, chất lượng triển khai dự án. * Bộ phận kỹ thuật: - Quản lý mọi vấn đề về kỹ thuật được giao: hướng dẫn cài đặt, thao tác kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị.... trong quá trình làm dự án. * Bộ phận kiểm tra chất lượng: - Phát hiện những bất lợi hợp lý trong thực hiện công nghệ, dự án và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục kỹ thuật trong dự án. * Bộ phận kinh doanh : - Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, lập kế hoạch, tiến hành phân tích thị trường để tìm kiếm dự án phát triển thị trường trong nước và ngoài nước, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh. - Đấu thầu các dự án, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình Ban giám đốc. * Bộ phận kế toán : - Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tài chính kế toán của công ty. - Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính, các chủ trương chính sách về quản lý tài chính, đảm nhiệm trọng trách về hạch toán sản xuất kinh doanh. - Xây dụng các hoạt động tài chính, kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty. 2.1.5 Mục tiêu và phương hướng của công ty 2.1.5.1 Mục tiêu Ngay từ ngày đầu thành lập, công ty đã xác định mục tiêu trở thành công ty tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phần mềm để luôn làm hài lòng khách hàng. Với sự phối hợp các kỹ thuật và giải pháp kinh doanh tiên tiến, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, phương thức phát triển phần mềm đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng với chuyên môn kỹ thuật cao, công ty cho ra đời những giải pháp chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất. Công ty cam kết tiếp tục cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin đạt đẳng cấp quốc tế từ nguồn lực dồi dào tại Việt Nam. Mục tiêu của Công ty là trở thành công ty phần mềm của người Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp với việc chú trọng đẩy mạnh các ứng dụng trên nền web và hoạt động quảng cáo truyền thông cho doanh nghiệp. Sản phẩm tốt là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Công ty luôn đặt mục tiêu dùng sản phẩm tốt để cạnh tranh và luôn tự tin với sản phẩm mình làm ra cho doanh nghiệp. Phát triển bền vững để trở thành công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín, sẵn sàng cho mục tiêu quốc tế hóa, đại chúng hóa doanh nghiệp. Tạo ra những sản phẩm đặc sắc mang thương hiệu Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Không ngừng làm chủ công nghệ và mang đến cho khách hàng những giải pháp, hệ thống, sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất. Phục vụ khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi thành viên trong công ty. Toàn đội ngũ xuyên suốt quan điểm phục vụ khách hàng với sự tận tụy cao nhất, luôn tư vấn cho khách hàng với tư cách một cộng sự đáng tin cậy để mọi khoản đầu tư của khách hàng luôn được sử dụng hiệu quả và đáng giá nhất. Luôn cung cấp cho khách hàng những thông tin đúng đắn, thực tế nhất và cùng khách hàng xử lý các vấn đề để cùng đạt hiệu quả chung cao nhất. Công ty luôn mang sản phẩm chất lượng để cạnh tranh, các yêu cầu bảo mật, thân thiện là tiêu chí hàng đầu của công ty khi phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, Công ty hoạt động với xu hướng tạo ra môi trường năng động, lý tưởng dành cho các kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin, nơi họ được định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cá nhân, phát huy mọi năng lực tiềm lực, hiện thực lòng say mê yêu nghề và an tâm về mọi điều kiện vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất cho khách hàng của mình. 2.1.5.1 Phương hướng Ý thức rõ là một doanh nghiệp trẻ, Công ty không ngừng định hướng phục vụ khách hàng, phát triển và hoàn thiện ở mức cao nhất mọi hệ thống, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, và không ngừng cải tiến quy trình hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng và mang lại giá trị cao nhất khi vận hành doanh nghiệp. Hiểu rõ tầm ảnh hưởng quan trọng của danh tiếng đến thành công và sự phát triển công ty luôn xây dựng thương hiệu của mình trên cơ sở chất lượng sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng. Chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty, được xây dựng trên bốn tiêu chuẩn: Quản lý qui trình sản xuất, Đảm bảo chất lượng sản phẩm (QA), Kiểm định chất lượng (QC) và Đào tạo. Ngay từ khi thành lập, Công ty luôn lấy trọng tâm là phát triển con người - phát triển đội ngũ. Vì con người tạo ra sản phẩm tốt cho doanh nghiệp. Công ty đã không ngừng xây dựng môi trường làm việc cởi mở, nơi mọi ý kiến được lắng nghe và nơi mọi cá nhân được định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cá nhân, phát huy năng lực tiềm lực, thực hiện lòng say mê yêu nghề và an tâm về các điều kiện vật chất lẫn tinh thần. Những con người gắn bó với Công ty đã trở thành những tài sản vô giá cho Công ty. Tại Công ty mọi người được tự do phát triển cái tôi của mình, đưa ra sáng kiến của mình, tạo ra nền văn hóa đặc thù của Công ty. Tạo ra phong cách riêng và đó cũng là phong cách của Công ty. Trong hoàn cảnh và xu hướng công nghệ không ngừng thay đổi, làm chủ công nghệ - kỹ thuật mới cũng là một trong các tiêu chí Công ty luôn nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả và tư vấn cho khách hàng những kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, ổn định, và hiệu quả nhất. Với phương châm công nghệ và thay đổi dần quan điểm cổ xưa, Công ty đang thực hiện hóa dần “Bàn làm việc không giấy tờ” cho chính doanh nghiệp mình. Chính sách chất lượng của Công ty là: “Liên tục cải tiến các quá trình, nâng cao chất lượng sản phẩm & dịch vụ nhằm đem lại những lợi ích cao nhất cho khách hàng”. Trong giai đoạn phát triển của mình, Công ty đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để đẩy mạnh khả năng hoạt động của mình ra tầm khu vực và quốc tế. Công ty mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. * Một số phương hướng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm : Tăng cường công tác đào tạo nguồn lực, đặc biệt là các lập trình viên, nhân viên quản trị mạng và đội ngũ thiết kế website. Nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện các chính sách cụ thể cho từng hoạt động của quá trình cung cấp sản phẩm, từ nghiên cứu thị trường , marketing đến ký kết hợp đồng và triển khai. Tiến hành thu hồi phản ánh của khách hàng: sự hài lòng và những khiếu nại thắc mắc của khách hàng đối với các phần mềm của công ty. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đưa ra những giải pháp chính sách cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Lập kế hoạch chi tiết thời gian thực hiện hợp đồng. Tăng cường hoạt động đánh giá và kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng và triển khai dịch vụ. Hoàn chỉnh chiến lược phát triển của công ty trong giai đoạn 2010 -2012, đánh giá và hoàn thiện cơ chế kinh doanh, cơ chế tài chính, rà soát điều chỉnh phân cấp đảm bảo các bộ phận chủ động phát triển dự án trong tổng thể chiến lược phát triển của công ty. Những mục tiêu đề ra cho năm 2010 : - Chỉ tiêu doanh thu đạt : >= 1.000.000.000đ - Chỉ tiêu lợi nhuận đạt : >= 256.027.708 đ để tiếp tục bù lỗ cho năm 2008. - Thu nhập bình quân : 1.700.000 đồng 2.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.2.1 Đặc điểm của sản phẩm Đối tượng chính của công nghệ phần mềm là sản xuất ra các sản phẩm phần mềm. Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách sử dụng chúng. * Phân loại sản phẩm phần mềm : Có 2 loại sản phẩm : - Sản phẩm tổng quát: Đây là các phần mềm đứng riêng, được sản xuất bởi một tổ chức phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàng nào có khả năng tiêu thụ. - Sản phẩm chuyên ngành: Là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởi khách hàng trong chuyên ngành. Phần mềm được phát triển một cách đặc biệt cho khách hàng qua các hợp đồng. Cho đến thập niên 1980 hầu hết các sản phẩm phần mềm đều làm theo đơn đặt hàng riêng (đặc biệt hóa). Nhưng kể từ khi có PC tình hình hoàn toàn thay đổi. Các phầm mềm được phát triển và bán cho hàng trăm ngàn khách hàng là chủ các PC và do đó giá bán các sản phẩm này cũng rẻ hơn nhiều. Như Microsoft là nhà sản xuất phần mềm lớn nhất hiện nay. * Quá trình phát triển sản phẩm phần mềm : Quá trình phát triển sản phẩm phần mềm là tập hợp các thao tác và các kết quả tương quan để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Hầu hết các thao tác này được tiến hành bởi các kỹ sư phần mềm. Các công cụ hỗ trợ máy tính về kỹ thuật phần mềm có thể được dùng để giúp trong một số thao tác. Có 4 thao tác là nền tảng cho hầu hết các quá trình phần mềm là : - Đặc tả phần mềm: Các chức năng của phần mềm và điều kiện để nó hoạt động phải được định nghĩa. - Sự phát triển phần mềm : Để phần mềm đạt được đặc tả thì phải có quá trình phát triển này. - Đánh giá phần mềm : Phần mềm phải được đánh giá để chắc chắn rằng nó làm được những gì mà khách hàng muốn. - Sự tiến hóa của phần mềm: Phần mềm phải tiến hóa để thỏa mãn sự thay đổi các yêu cầu của khách hàng. Chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của việc sản xuất phần mềm qua “mô hình thác nước”: - Phân tích các yêu cầu và định nghĩa: Hệ thống dịch vụ, khó khăn và mục tiêu được hình thành bởi sự trợ ý của hệ thống người tiêu dùng. Sau đó các yếu tố này được định nghĩa sao cho có thể hiểu được bởi cả người phát triển và người tiêu dùng. - Thiết kế phần mềm và hệ thống: Thiết kế hệ thống các quá trình, các bộ phận và các yêu cầu về cả phần mềm lẫn phần cứng. Hoàn tất hầu như tất cả kiến trúc của các hệ thống này. Thiết kế phần mềm tham gia vào việc biểu thị các chức năng hệ thống phần mềm mà có thể được chuyển dạng thành một hay nhiều chương trình khả thi. - Thực hiện và thử nghiệm các đơn vị: Trong giai đoạn này, thiết kế phần mềm phải được chứng thực như là một tập họp nhiều chương trình hay nhiều đơn vị nhỏ. Thử nghiệm các đơn vị bao gồm xác minh rằng mỗi đơn vị thỏa mãn đặc tả của nó. - Tổng hợp và thử nghiệm toàn bộ: Các đơn vị chương trình riêng lẻ hay các chương trình được tích hợp lại và thử nghiệm như là một hệ thống hoàn tất và chứng tỏ được các yêu cầu của phần mềm được thỏa mãn. Sau khi thử nghiệm phần mềm được cung ứng cho người tiêu dùng. - Sản xuất và bảo trì: Thông thường (nhưng không bắt buộc) đây là pha lâu nhất của chu kỳ sống (của sản phẩm). Phần mềm được cài đặt và được dùng trong thực tế. Bảo trì bao gồm điều chỉnh các lỗi mà chưa được phát hiện trong các giai đọan trước của chu kì sống; nâng cấp sự thực hiện của hệ thống các đơn vị và nâng cao hệ thống dịch vụ cho là các phát hiện vê yêu cầu mới. Mô hình này là mô hình cơ sở cho đa số các hệ thống phát triển phần mềm - phần cứng, là phản ánh thực tế công nghệ. 2.2.2 Đặc điểm của thị trường Thị trường cung cấp phần mềm của công ty có trong nước và nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là thị trường trong nước. Hiện nay trong nước có rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, do vậy sự cạnh tranh của các công ty rất cao. Để cạnh tranh mạnh với các công ty khác thì công ty đã chia thị trường trong nước thành các đối tượng khách hàng nhỏ khác nhau : - Thị trường các cá nhân. - Thị trường các doanh nghiệp - Thị trường các nước Châu Âu Đối với từng đối tượng khác nhau thì công ty có những chính sách về dịch vụ cung cấp, có sự nổi trội khác nhau để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 2.2.3 Đặc điểm của lao động Lao động có vai trò quan trọng, là nguồn tiềm năng lớn tạo ra của cải vật chất. Do vậy khi nói đến yếu tố lao động không chỉ đơn thuần đề cập đến số lượng và chất lượng mà còn cả việc tuyển chọn, đào tạo lao động, bố trí sắp xếp và quản lý, sử dụng lao động để đem lại hiệu quả cao đó mới là vấn đề phức tạp. Là công ty sản xuất và gia công phần mềm nên chủ yếu đội ngũ lập trình viên chiếm đa số trong tổng số nhân viên. Số lượng nhân viên được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.3: Cơ cấu nhân lực qua các năm Đơn vị : Người Năm Tổng số nhân viên Đại học Cao Đẳng Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam Nữ 2008 10 9 90 1 10 7 3 2009 15 12 80 3 20 12 3 (Nguồn: Phòng kế toán) Vì chỉ mới thành lập năm 2007 và đến năm 2008 -2009 bị ảnh hưởng chung bởi khủng hoảng kinh tế nên nguồn nhân lực chưa công ty chưa lớn. Năm 2008 đội ngũ lao động là 10 người, năm 2009 tăng thêm 05 người. Hiện tại thì số lượng lao động đủ để phân bố trong các dự án nhưng trong tương lai khi nhu cầu công việc đòi hỏi số lượng nhiều thì công ty có thể rơi vào tình trạnh thiếu hụt nguồn nhân lực. Trong mọi hoạt động, con người luôn là nhân tố quyết định đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên. Lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, lao động là một nhân tố hết sức quan trọng đến sự tồn tại doanh nghiệp. Riêng ngành công nghệ phần mềm và công nghệ thông tin, chất lượng sản phẩm quan trọng hơn số lượng nên việc tuyển dụng nhân viên rất khắt khe. Chính vì vậy chính sách tuyển dụng và đào tạo phải đúng theo yêu cầu của công ty đề ra để từ đó căn cứ vào từng loại công việc để tuyển dụng lao động khi cần thiết và thích hợp. Khi tuyển dụng công ty áp dụng chế độ thử việc để kiểm tra tay nghề trước khi ký kết hợp đồng với người lao động. Công ty luôn quan tâm đến trình độ của đội ngũ lập trình viên qua công tác đào tạo và tuyển dụng, mặc dù tất cả các lập trình viên khi tuyển vào đều có trình độ đại học chiếm 100%. Trong những năm gần đây, do yêu cầu phát triển của toàn ngành và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi mỗi lập trình viên trong công ty phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức để đáp ứng được với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì Ban Giám Đốc công ty luôn chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các phong trào thi đua nhằm khuyến khích mọi người phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc để góp phần làm tăng năng suất lao động cho công ty. Đặc biệt là nhu cầu về lao động, lao động phải qua đào tạo và có kinh nghiệm trong chuyên môn. Công ty thường xuyên mở lớp đào tạo nhằm mục đích tăng cường kế cận đội ngũ cán bộ nhân viên tạo nguồn lực về lâu dài cho công ty, thường xuyên chỉ dẫn kinh nghiệm trong xử lý sự cố cho các nhân viên, cho đi học các lớp ngoại ngữ để bồi dưỡng trình độ tiếng anh. Cho đến nay, sau hơn 2 năm hoạt động trình độ các lập trình viên ngày càng hoàn thiện, chất lượng ngày càng được nâng cao để đáp ứng với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 2.3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY: 2.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả chi phí: 2.3.1.1 Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 1. Tổng doanh thu thuần Đồng 56.354.850 770.366.838 2. Tổng chi phí kinh doanh Đồng 498.314.838 576.107.041 3. Tỷ suất doanh thu thuần so với chi phí kinh doanh % 11.30 133.71 Qua bảng trên ta thấy: Tỷ suất doanh thu thuần 56.354.850 so với chí phí kinh doanh = x 100% = 11.30 (2008) 498.314.838 (2008) 498.314.838 Tỷ suất doanh thu thuần 770.366.838 so với chí phí kinh doanh = x 100% = 133.71 (2009) 576.107.041 Năm 2008 cứ 100 đồng chi phí công ty bỏ ra thì thu về chỉ có được 11.30 đồng doanh thu. Qua đó ta thấy rằng năm 2008 doanh thu không cao, có thể nói là chi phí bỏ ra lỗ đến 90%, chỉ thu về được 10% chi phí, từ đó sẽ dẫn đến lợi nhuận rất thấp, hiệu quả sử dụng chi phí của năm 2008 không tốt. Năm 2009 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu về 133.71 đồng doanh thu. Có thể nói rằng năm 2009 có thu về 30% chi phí đã bỏ ra nhưng doanh thu mang về vẫn chưa cao, hiệu quả sử dụng chi phí còn rất thấp. Qua số liệu trên ta thấy được chi phí mà công ty bỏ ra để kinh doanh chưa mang lại hiệu quả cao, doanh thu còn rất thấp hay nói cách khác là công ty lỗ trong năm 2008. Có thể thấy vì Công ty mới thành lập giữa năm 2007 và mới hòa nhập nền công nghệ phần mềm nên công ty chưa tìm kiếm được nhiều hợp đồng để mang lại doanh thu cho công ty trong khi chi phí thì vẫn phát sinh đều hàng tháng nhiều nhất vẫn là chi phí nhân công, lao động quá nhàn rỗi cho nên năm 2008 công ty chưa đạt hiệu quả trong kinh doanh. Qua năm 2009 doanh thu đã cao hơn so với năm 2008 nhưng vẫn chưa cao so với chi phí đã bỏ ra trong kinh doanh. Vì vậy công ty nên xem xét lại các khoản chi phí đã bỏ ra trong kinh doanh để có thể những biện pháp tiết kiệm, giảm chi phí, tăng doanh thu bằng cách tìm kiếm khách hàng, tìm thêm nhiều hợp đồng trong và ngoài nước qua nhiều hình thức quảng cáo, marketing... 2.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 1. Tổng lợi nhuận Đồng (441.959.988) 113.344.280 2. Tổng chi phí kinh doanh Đồng 498.314.838 576.107.041 3. Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí kinh doanh % -88.69 19.67 Qua bảng trên ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận 113.344.280 so với chí phí kinh doanh = x 100% = 19.67 (2009) 576.107.041 Năm 2008 khi công ty bỏ ra 100 đồng chi phí trong kinh doanh thì không thu được lợi nhuận mà còn bị lỗ đến 88.69 đồng chi phí. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí không cao có thể nói lợi nhuận của năm 2008 bị lỗ rất nặng. Có thể thấy được rằng chi phí kinh doanh mà công ty bỏ ra trong năm 2008 rất cao nhưng doanh thu thấp dẫn đến lợi nhuận không có, kinh doanh bị lỗ do công ty chưa tìm kiếm được nhiều hợp đồng, hợp đồng quá nhỏ và kéo dài thời gian dẫn đến lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nhân công đã bỏ ra. Năm 2009 công ty bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu về chỉ có 19.67 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận của năm 2009 có lời hơn so với năm trước nhưng không cao. Và khoản lợi nhuận đó cũng chỉ để bù lỗ cho năm 2008 chưa mang lại lợi nhuận thực sự cho doanh nghiệp. Nhận xét tình hình sử dụng chi phí kinh doanh: Qua bảng số liệu trên về tình hình chi phí mà công ty Tiến Hóa đã bỏ ra để kinh doanh thì trong năm 2008 và 2009 hiệu quả sử dụng chi phí của công ty không tốt. Chi phí kinh doanh quá cao mà phần lớn chi phí tập trung ở chi phí nhân công nhưng doanh thu không cao dẫn đến công ty bị lỗ rất lớn. Nguyên nhân năm 2008 công ty bị lỗ là do chưa tìm kiếm được nhiều hợp đồng, các hợp đồng nhỏ, giá trị không cao trong khi thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, dẫn đến sự lãng phí công. Năm 2009 doanh thu đã tăng đáng kể nhưng chi phí nhân công cũng tăng hơn so với năm 2008 là do nhu cầu tuyển dụng lao động của công ty, những hợp đồng có giá trị lớn, không kéo dài thời gian thực hiện dự án, ít bị lãng công nên công ty đã có doanh thu cao hơn so với năm 2008 rất nhiều lần. 2.3.2 Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo phản ánh chất lượng tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh, ta xét các chỉ tiêu : 2.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 1. Tổng doanh thu Đồng 56.354.850 770.366.838 2. Tổng lợi nhuận Đồng (441.959.988) 113.344.280 3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 784.24 14.71 Qua bảng trên ta thấy 113.344.280 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100% = 14.71 (2009) 770.366.838 Năm 2008 công ty rơi vào tình trạng lỗ trầm trọng với mức -441.959.988 đồng do doanh thu quá ít trong khi chi phí bỏ ra trong kinh doanh quá cao tập trung ở chi phí nhân công. Vì mới thành lập, chưa có nhiều khách hàng, dự án ít và nhỏ nên công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, ko có lợi nhuận do sự lãng công. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của nền kinh tế toàn ngành đối với công ty rất lớn và cũng vì mới được thành lập chưa bao lâu nên công ty cũng chưa đứng vững trước sự suy thoái của nền kinh tế. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thu được 14.71 đồng lợi nhuận. Năm 2009 so với năm 2008 có được lợi nhuận nhưng không cao. Và khoản lợi nhuận này chỉ để bù lỗ cho năm trước chứ chưa mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì vậy công ty cần nâng cao hơn nữa việc marketing tìm kiếm hợp đồng và khách hàng để co doanh thu cao, giảm chi phí để mang lại lợi nhuận cho công ty. 2.3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 1. Tổng lợi nhuận Đồng (428.059.988) 113.344.280 2. Tổng vốn Đồng 80.000.000 80.000.000 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn % 535.07 141.68 Qua số liệu trên ta thấy: 113.344.280 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = x 100% = 141.68 (2009) 80.000.000 Năm 2008 tình hình lợi nhuận trên vốn rơi vào tình trạng thua lỗ. Cứ 100 đồng vốn bỏ ra công ty lỗ đến 535.07 đồng cho thấy hiểu quả sử dụng vốn của công ty không tốt, không mang lại hiệu quả. Công ty nên chú trọng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình hợp lý và hiệu quả hơn. Năm 2009 cứ 100 đồng vốn thu được 141.680 đồng lợi nhuận. Ta thấy mức độ tăng của tỷ suất lợi nhuận có nhưng không cao lắm. Qua hai chỉ tiêu trên ta nhận thấy tuy tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu năm 2009 có tăng nhưng tăng không đáng kể. Hơn nữa lợi nhuận thu được từ doanh thu so với vốn không cao. Mà lợi nhuận là thước đo đánh giá đứng đắn nhất hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là do doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh hoàn thiện, chưa có những biện pháp thích hợp giảm chi phí trong kinh doanh, đặc biệt là chi phí nhân công khi năng suất mang lại không cao 2.3.3 Chỉ tiêu lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh thu của mỗi doanh nghiệp. Tất cả mọi doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận, đã kinh doanh là phải có lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, điều đó được phản ánh qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tại công ty Evolus thì chỉ tiêu lợi nhuận như sau : Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu 56.354.850 770.366.838 Chi phí kinh doanh 498.314.838 576.107.041 Lợi nhuận (441.959.988) 113.344.280 Qua bảng trên ta thấy : Lợi nhuận năm 2008 = 56.354.850 - 498.314.838 = -441.959.988 Lợi nhuận năm 2009 = 770.366.838 - 576.107.041 = 113.344.280 Năm 2008 Công ty bị lỗ rất lớn: 441.959.988 đ, doanh thu rất thấp so với chi phí đã bỏ ra kinh doanh. Do đặc trưng của ngành công nghệ phần mềm thì phần lớn chi phí kinh doanh là chi phí nhân công, chi phí dịch vụ và chi phí dịch vụ mua ngoài. Do mới thành lập lại bị ảnh hưởng lạm phát, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên công ty chưa tìm chổ đứng trên thị trường, khách hàng ít, những hợp đồng công ty ký được năm 2008 là những hợp đồng nhỏ, trong nước và thời gian thực hiện dự án kéo dài nên dẫn đến tình trạng lãng công, hao phí máy móc thiết bị. Điển hình là dự án “Hippocrate TM: giải pháp tổng thể dành cho phòng khám đa khoa” được thực hiện trong thời gian rất dài từ năm 2008 đến năm 2009 mới hoàn tất do phát sinh nhiều sự cố trong lúc vận hành… Lập trình viên là những người được đào tạo nhưng lại chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình làm dự án nên công ty phải mất thời gian và chi phí đào tạo nhân viên trong thời gian đầu và trong quá trình thực hiện dự án. Năm 2009 Công ty đã có doanh thu cao hơn rất nhiều so với năm 2008 là do: Công ty đã nhiều hợp đồng trong nước cũng như nước ngoài, một số hợp đồng được ký với Bỉ như: “Phiên bản Hippocrate dành cho eConsult Medical” hay “Bản Pencil dành cho tích hợp” được thực hiện cho Thụy Sĩ… Doanh thu cao dẫn đến lợi nhuận tăng nhưng không đáng kế, vì so với chi phí kinh doanh thì hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn chưa cao, còn rất nhiều hạn chế ở mặt chi phí. Do đó công ty cần có những biện pháp để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách: - Phát triển đội ngũ lao động có chuyên môn cao, năng động và sáng tạo và nhạy bén trong công việc. - Tận dụng triệt để năng suất lao động để tránh tình trạng nhân công nhàn rỗi, lãng công. - Chú trọng đến các hình thức tiếp thị, quảng cáo để tìm kiếm khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. - Tiết giảm những khoản chi phí không có ích cho công việc. * Phân tích tình hình lợi nhuận thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để có thể phân tích, đánh giá tình hình hình thực hiện kế hoạch tăng, giảm chi phí kinh doanh, chi phí tài chính, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, thu nhập khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau để kịp thời đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty. BẢNG 2.3.3: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Chi tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009 Tăng, giảm +/- % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 56.354.850 770.366.838 714.011.988 1200 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 56.354.850 770.366.838 714.011.988 1200 4. Giá vốn hàng bán 11 - 81.200.000 81.200.000 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 689.166.838 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 - 284.483 284.483 7. Chi phí tài chính 22 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 498.314.838 576.107.041 77.792.203 15,61 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 (441.959.988) 113.344.280 555.304.268 125,65 10. Thu nhập khác 31 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 (441.959.988) 113.344.280 555.304.268 125,65 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 (441.959.988) 113.344.280 555.304.268 125,65 (Nguồn : Phòng kế toán) Từ bảng số liệu trên cho ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là : 555.304.268 đ. Tương ứng với tốc độ tăng là 125,65 %, việc tăng đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau : Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế tăng : 555.304.268 đ . + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng : 714.011.988 đ + Doanh thu hoạt động tài chính tăng : 284.483 đ Các nhân tố làm cho lợi nhuận kế toán trước thuế giảm : 158.992.203 đ + Giá vốn hàng bán tăng: 81.200.000 đ + Chi phí quản lý kinh doanh tăng : 77.792.203 đ Tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận kế toán trước thuế chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu (125,65 % < 1200%). Điều đó chứng tỏ các khoản chi phí của doanh nghiệp tăng, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí sản xuất trong giá vốn hàng bán. Tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp (15,61%) thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu (1200%). Như vậy việc quản lý doanh nghiệp là có hiệu quả. Qua phân tích ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đã được nâng cao vì năm 2008 lợi nhuận trước thuế (-441.959.988 đ) nhưng đến năm 2009 lợi nhuận trước thuế (113.344.280 đ), chứng tỏ xu hướng và hiệu quả kinh doanh phát triển tốt. 2.3.4 Các hoạt động xã hội: Ngay từ khi thành lập cho đến nay bên cạnh những hoạt động về kinh tế thì Công Ty Evolus còn tham gia các hoạt động xã hội. Là thành viên gắn bó với : CHI HỘI BẢO TRỢ BỆNH NHÂN NGHÈO MINH TÂM (ĐOÀN TỪ THIỆN MINH TÂM) Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo Tp. Hồ Chí Minh. Địa chỉ :106C Nguyễn Văn Cừ - Quận 1 - Tp.Hồ Chí Minh Công ty đã tham gia nhiều hoạt động do Từ Thiện Minh Tâm tổ chức như : Ngày 22/09/2007: 03 nhân viên của Công ty tham gia cùng Đoàn Từ Thiện Minh Tâm đi Daklak với chương trình : - Khám chữa bệnh, phát quà, cắt tóc cho trẻ em bà con nghèo xã Yan Reh - huyện Krông Bông - Cắt băng mắt, phát quà cho bà con mổ mắt huyện Krông Păc, cắt tóc cho trẻ em tại chùa Nam Thiên. - Vui Trung Thu với các em tại chùa Nam Thiên , giao lưu với các Phật tử. Tháng 11/2007 Công Ty quyên góp được: 1.800.000đ. và một số quần áo ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt. Ngày 02/12/2007: 02 nhân viên của công ty cùng Đoàn Từ Thiện Minh Tâm tham gia chuyến di Trung Tâm nhân đạo quê hương tại Bình Dương nơi Cô Huỳnh Tiểu Hương cưu mang nuôi nấng 180 trẻ mồ côi, khuyết tật. Ngày 12/09/2009: 02 nhân viên cụa công ty cùng Đoàn Từ Thiện Minh Tâm và Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn _ CN10 mang quà tặng đến cho 300 học sinh nghèo các xã vùng đệm Vườn Quốc Gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Ngày 21/03/2010: 03 nhân viên của công ty cùng Đoàn Từ Thiện Minh Tâm và Chi Hội Từ Thiện Trái Tim Vàng tham gia chương trình chuyến đi “ Miền Đông đất đỏ” tại xã Tân Hiệp, Huyện Hớn Quản, Bình Phước. Tân Hiệp là một xã nghèo trước đây là khu vực kinh tế mới, và tại nơi đây có trên 350 hộ người dân tộc sinh sống và họ còn thiếu thốn rất nhiều về điều kiện y tế và văn hoá. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH PHẦN MỀM MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC GIẢI PHÁP TIẾN HOÁ 3.1 NHẬN XÉT THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1.1 Những thành tựu đạt được Sau 3 năm thành lập Công Ty Evolus đã có những bước tiến rõ rệt về các dự án phần mềm, mở rộng thị trường, tăng cường nguồn nhân lực... Ban Giám Đốc từng bước đưa công ty Evolus hòa nhập vào thị trường của ngành công nghệ thông tin. Công ty đang từng bước cố gắng phát huy những nguồn lực, thuận lợi, khai thác những tiềm năng sẳn có của mình : * Về tài chính: Năm 2009 doanh thu đã tăng lên đáng kể: 770.366.838 đồng, bù được một phần khoản lỗ của năm 2008 : 113.344.280 đồng. * Nguồn nhân lực : Số lập trình viên cũng tăng theo quy mô phát triển của công ty mặc dù không nhiều nhưng những lập trình viên đều được qua đào tạo chuyên môn kỹ , có kinh nghiệm xử lý công việc, có trình độ kỹ thuật cao. Cơ cấu tổ chức của bộ máy và lao động được từng bước được hoàn thiện và phát triển phù hợp nhất quán với môi trường, mục tiêu và chiến lược kinh doanh mà công ty đang theo đuổi. Đánh giá và nhận thức một cách đứng đắn về nhân tố con người nên Công ty đã có những chính sách cụ thể phát triển nguồn nhân lực và khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên này. Triết lý của Công ty Evolus khẳng định con người là tài sản quý giá nhất. Trọng dụng con người, trọng dụng hiền tại, đem lại cho mỗi nhân viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất về tài năng, về một cuộc sống đầy đủ vật chất, phong phú về tinh thần là những cam kết của công ty đối với toàn bộ nhân viên công ty Evolus. Do có triết lý đó mà công ty có phương châm là : - Đầu tư vào phát triển năng lực cá nhân. - Đầu tư nâng cao môi trường làm việc - Đầu tư vào tối ưu hóa môi trường và phương pháp làm việc. * Yếu tố thị trường : Thị trường trong nước là chủ yếu, những hợp đồng dịch vụ gia công hay thiết kế website có được nhờ sự quen biết của Ban Giám Đốc. Do vậy hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài đang được công ty chú trọng và phát triển mở rộng.. Dự án trong nước đã tăng lên đáng kể so với năm 2008. Những khách hàng thân thiết của công ty liên tục cung cấp hợp đồng, chủ yếu là dịch vụ và gia công phần mềm, thiết kế website. Bên cạnh đó Công ty đã mở rộng phát triển dự án qua các nước Châu Âu như: Bỉ, Thụy sĩ, Pháp. Dự án đầu tiên của công ty “Evolus Hippocrate TM”, giải pháp tổng thể cho các phòng khám Đa Khoa Việt Nam với chức năng chuyên sâu về chuyên môn y tế đã được triển khai tại bệnh viện Đại Học ULB ở Brussels, Bỉ . * Thời gian triển khai dự án: Tất cả các hợp đồng dự án của công ty đều được lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, và thực hiện theo đúng thời hạn yêu cầu của hợp đồng. Điều này đảm bảo cho việc phân bổ lực lượng để thực hiện các hợp đồng khác và tìm kiếm hợp đồng mới. * Yếu tố đảm bảo hoạt động của mạng: Được xem là một nhân tố quan trọng trong quá trình cung cấp dịch vụ hay gia công phần mềm. Để đảm bảo hoạt động của mạng thì công ty đã đưa ra những giải pháp cụ thể tác động vào những nhân tố trong quá trình hoạt động mạng như : đường truyền dẫn, máy móc thiết bị, hệ thống máy chủ, các phần mềm liên quan, đặc biệt là nâng cao trình độ của nhân viên quản trị mạng nhằm đảm bảo tính bảo mật, nâng cấp hệ thống và khả năng xử lý sự cố một cách nhanh chóng. * Hoạt động hỗ trợ khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai luan van.doc
Tài liệu liên quan