Đề tài Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác ở xã Phương Tú – Ứng Hoà - Hà Tây

Tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác ở xã Phương Tú – Ứng Hoà - Hà Tây: Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phương Tú là một xã thuộc huyện Ứng Hoà - Hà Tây cách thủ đô 20km. Phương Tú gồm 6 thôn : Hậu Xá, Dương Khê, Nguyên Xá, Đông Phú, Phí Trạch, Ngọc Đông. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước hộ gia đình được giao đất lâu dài, ổn định để sản xuất và hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã nông nghiệp trở thành hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra... phục vụ và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế hộ gia đình. Phương Tú có nhiều khởi sắc đã phát huy tiềm năng đất đai, lao động sản xuất nông nghiệp phát triển, năng suất lúa tăng cao đảm bảo nhu cầu cho nhân dân trong xã và phát triển chăn nuôi đời sống về kinh tế, văn hoá cuả xã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế xã hội hiện nay đang phát triển theo nền kinh tế thị trường thì việc sản xuất ở đây chưa đáp ứng được hiệu quả cao nhất của đất. Ở Phương Tú đất sản xuất có nhiều loại mỗi loại có ưu thế riêng để phát triển những loại cây tr...

doc78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác ở xã Phương Tú – Ứng Hoà - Hà Tây, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phương Tú là một xã thuộc huyện Ứng Hoà - Hà Tây cách thủ đô 20km. Phương Tú gồm 6 thôn : Hậu Xá, Dương Khê, Nguyên Xá, Đông Phú, Phí Trạch, Ngọc Đông. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước hộ gia đình được giao đất lâu dài, ổn định để sản xuất và hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã nông nghiệp trở thành hợp tác xã dịch vụ đầu vào và đầu ra... phục vụ và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế hộ gia đình. Phương Tú có nhiều khởi sắc đã phát huy tiềm năng đất đai, lao động sản xuất nông nghiệp phát triển, năng suất lúa tăng cao đảm bảo nhu cầu cho nhân dân trong xã và phát triển chăn nuôi đời sống về kinh tế, văn hoá cuả xã được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế xã hội hiện nay đang phát triển theo nền kinh tế thị trường thì việc sản xuất ở đây chưa đáp ứng được hiệu quả cao nhất của đất. Ở Phương Tú đất sản xuất có nhiều loại mỗi loại có ưu thế riêng để phát triển những loại cây trồng cho năng suất cao đất đạt hiệu quả cao nhất. - Đối với đất cao tươí tiêu nước khó nhất là vụ xuân thì hiệu quả cây lúa sẽ kém hơn nhiều đối với sản xuất rau màu. - Đối với đất trũng thường ngập nước thì hiệu quả của cây lúa thấp hơn so với việc sản xuất thuỷ sản. Chính vì vậy việc chuyển đổi đất lúa của Phương Tú sang sản xuất nông thủy sản khác là cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát Với đề tài nghiên cứu " Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác ở xã Phương Tú – Ứng Hoà - Hà Tây" thì mục tiêu tổng quát là làm sáng tỏ cơ cở khoa học của những vấn đề kinh tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã, nhằm mục đích tạo được một cơ cấu đất sản xuất phù hợp nhất tạo được hiệu quả sản xuất cao nhất. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng đất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng ở xã Phương Tú, rót ra những mặt được và chỉ ra những mặt hạn chế. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chuyển đổi cơ cấu theo hướng nâng cao năng suất đất và hiệu quả sử dụng ruộng đất. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác. Đề tài đứng trên góc độ của vấn đề kinh tế để nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn chuyển đổi đất lúa sang sản xuất nông thuỷ sảng khác và ảnh hưởng của nó trong quá trình phát triển nông nghiệp theo cơ chế thỉ trường có sự quản lý của Nhà nước. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu vấn đề của một xã gồm 6 thôn thuộc xã Phương Tú - Ứng Hoà - Hà Tây. Thời gian nghiên cứu từ 1995 đến 2000. 3.3 Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài em dựa vào các phương pháp nghiên cứu của thầy cô bao gồm: 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng : Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trên trạng thái động và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nã cho phép phân tích và đánh giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu từ đó cho ta biết được những quan điển những lí thuyết chung về vấn đề nghiên cứu. 3.3.2 Phương pháp duy vật lịch sử - Phương pháp này dựa trên những phạm trù khoa học về sản xuất vật chất và quy luật khách quan để nghiên cứu quá trình hình thành và vận động của các ngành sản xuất. 3.3.3 Phương pháp thống kê kinh tế - Đây là phương pháp nghiên cứu kinh tế thông thường giúp cho việc điều tra, tổng hợp phân tích thống kê các tài liệu về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp. 3.3.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp - Đây là phương pháp nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội một cách xác thực thông qua phương pháp phân tích số liệu tổng hợp được từ đó cho ta những kết luận, nhận xét từ những bài học thực tiễn. Chương I : Một sè lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu đất trồng lúa ở nước ta I. CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ CẤU CÂY TRỒNG. 1.Khái niệm về cơ cấu cây trồng 1.1 Khái niệm Cơ cấu cây trồng được hiểu xuất phát từ thuật ngữ " cơ cấu" theo thuyết cấu trúc (Structuralism) và học thuyết tổ chức hữu cơ " Organism" thì cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được hình thành trong điều kiện môi trường nhất định ( hiểu theo nghĩa rộng ). Trong đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một trật tự và tỷ lệ thích ứng. Nội dung cốt lõi của nó là biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể. Một cơ cấu có thể được thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định . Suy rộng ra cơ cấu cây trồng có thể quan niệm trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế nông thôn: " là tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với chất, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế trong nông thôn - một bộ phận hợp thành không thể tách rời của hệ thống nền kinh tế quốc dân". Cơ cấu cây trồng còn là bộ phận chủ yếu của cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta. Sự phát triển của cơ cấu cây trồng còn tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đã xác lập những tỷ lệ theo các mối quan hệ tất yếu. C. Mác đã viết: " Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi một tất yếu thầm kín, yên lặng". Cơ cấu cây trồng có thể được hình thành từ nhiều nhóm, chẳng hạn cây lương thực có lúa, màu, đậu tương... cây công nghiệp dài ngày có chè, cà phê.... Cơ cấu cây trồng còn là một trong những nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp. Xét trong phạm vi các điều kiện canh tác thì cơ cấu cây trồng thể hiện thành phần các loại cây trồng được bố trí theo từng địa điểm và thời gian cụ thể. Vì thế xác định cơ cấu cây trồng còn là nội dung của công tác phân vùng sản xuất nông nghiệp. Muốn phát triển trồng trọt ở từng vùng đạt hiệu quả kinh tế cao trước hết phải xem xét việc bố trí cây trồng thích hợp nhất với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng. Do đó cấu trúc một cơ cấu cây trồng hợp lý không những phát triển được sản xuất một cách lợi nhất mà còn bảo vệ tốt đất đai và môi trường. 1.2 Yêu cầu cơ cấu cây trồng trong hệ thống canh tác - Lợi dụng tốt các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai nhằm tránh được các tác hại do thiên tai gây ra, hạn chế những ảnh hưởng của úng lụt, hạn hán, chua mặn mà vẫn không ngừng thâm canh, cải tạo đất. - Lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học tốt của cây trồng nh­ : khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, tính thích ứng rộng rãi, có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. 1.3 Yêu cầu cơ cấu cây trồng thể hiện về mặt kinh tế - Đáp ứng cho việc tổ chức các vùng sản xuất chuyên canh có tỷ suất hàng hoá cao. - Đảm bảo cho việc tổ chức các yếu tố đầu vào hợp lý, phát triển sản xuất đa dạng và kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến. Trong quá trình tái sản xuất bao gồm cả bốn khâu: sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng thì cơ cấu cây trồng không thể dừng lại ở một khâu nào cả mà nó là một chuỗi liên tục, chi phối trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau theo hướng hoàn thiện trong từng hoàn cảnh cụ thể. Cho đến nay, khái niệm về cơ cấu cây trồng vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, song qua một thời gian dài nghiên cứu về lý luận cơ cấu cây trồng và vận dụng vào tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp nước ta, nhiều nhà lý luận cũng như các chuyên gia chỉ đạo thực tiễn cũng có thể tạm nhất trí với nhau ở một số điểm chính của khái niệm có tính nguyên tắc về cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên theo chúng tôi thì khái niệm cơ cấu cây trồng vừa theo nghĩa rộng và vừa có ý nghĩa trong phạm vi hẹp nh­ đã trình bày ở trên là xác đáng hơn. 2. Vai trò và đặc trưng của cơ cấu cây trồng 2.1 Vai trò của cơ cấu cây trồng Nước ta là một nước nông nghiệp trên 70% dân số sống tập trung ở nông thôn. Vì vậy đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt là chủ yếu, chiếm đến 75% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Đứng trên góc độ kinh tế - tổ chức thì chế độ trồng trọt bao gồm ba nội dung quan trọng. Một là xác định cơ cấu đất đai để bố trí cây trồng cho phù hợp có nghĩa là hình thành một cơ cấu cây trồng hợp lý nhất. Hai là xác định nhu cầu về khối lượng và chủng loại sản phẩm để lựa chọn cây trồng thích hợp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì đây là động lực quan trọng. Ba là xác định khả năng và biện pháp khai thác triệt để để các nguồn lợi tự nhiên cho sản xuất , tăng năng suất đất đai và sản lượng cho các loại cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất. Trong ba nội dung trên thì xác định cơ cấu cây trồng có ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình chuyển nền nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng, có nhiều nông sản hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu cây trồng còn là căn cứ để xây dựng các kế hoạch đầu tư vốn, sử dụng lao động và các loại tư liệu sản xuất nông nghiệp cũng nh­ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả và chủ động. Mặt khác trong điều kiện nhiều thành phần kinh tế trong nông nghiệp thì việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý đạt hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi thành phần kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng không phải là một hệ thống tĩnh mà luôn luôn động. Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay vừa là nội dung trọng tâm của chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng một nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần, vừa là biện pháp để phát triển nông nghiệp toàn diện và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai. Có thể nói là một vấn đề cực kỳ quan trọng và hết sức bức xúc. Đương nhiên không thể chuyển đổi một cách ồ ạt, vội vã song cũng không thể chần chừ, chậm trễ. Mọi việc làm thiếu căn cứ khoa học đều gây thiệt hại không nhỏ làm cho hàng triệu nông dân và kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Việc coi nhẹ vai trò của cơ cấu cây trồng nhiều khi còn phải trả giá quá đắt cho một thời gian khá dài của nền nông nghiệp lạc hậu và độc canh lương thực. Tất nhiên điều đó còn có sự ảnh hưởng của cơ chế tập quản lý tập trung, bao cấp nữa. Vì vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng có nghĩa là chuyển dịch theo quan điểm đổi mới của Đảng ta chứ không phải thay đổi hoàn toàn. Từ những năm 1975 miền Bắc nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở bố trí lại mùa vụ đã đạt kết quả rất tốt. Chẳng hạn công trình nghiên cứu thay thế lúa chiêm trên một số diện tích bằng vụ lúa xuân và chuyển đổi vụ mà chính vụ bằng mùa sớm để phát triển thêm cây vụ đông đã mở ra một chế độ canh tác 3 vô cho hàng vạn héc ta, tạo ra năng suất đất đai cao hơn hẳn, và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bằng chứng sống động có sức thuyết phục cao đối với hàng triệu nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Từ việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng đặt ra cho các nhà lý luận cũng như các nhà quản lý những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong bố trí sản xuất trồng trọt, đó là xác định cơ cấu cây trồng trước mắt và trong tương lai, phục vụ cho chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế đất nước theo con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 2.2 Đặc trưng của cơ cấu cây trồng. Cây trồng là một trong những đối tượng sản xuất có nhiều đặc trưng nhất vì nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tác động chính. Bởi vậy chúng ta cần phải xem xét đặc trưng của cơ cấu cây trồng. 2.2.1 Cơ cấu cây trồng trước hết phản ánh rõ nét đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, bởi vì cây trồng là đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Bản thân các cây trồng là những cơ thể sống, chúng tồn tại, sinh trưởng, phát triển theo quy luật sinh học và chịu tác động trực tiếp của các yếu tố tự nhiên nh­ đất, nước, khí hậu, thời tiết.... Dacwin và Mitchurin đã từng nhấn mạnh : " Cây trồng và ngoại cảnh là một khối thống nhất ". Vì vậy cơ cấu cây trồng được hình thành trước hết không thể bỏ qua điều có tính quy luật đó. Mặt khác tính quần thể của thực vật còn biểu hiện mối quan hệ sinh học trong việc bố trí sản xuất trồng trọt. Việc xác định cơ cấu cây trồng còn phải xuất phát từ những yếu tố đại lý và tập quán canh tác cũng nh­ trình độ phát triển dân trí. Do đó phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nông nghiệp nhất định là việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, có khối lượng nông sản hàng hoá lớn. Cần phải nhận thức rằng không thể dựa vào quan niệm sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún để bố trí cây trồng một cách dàn trải, bất hợp lý mà phải dựa vào việc khai thác lợi thế của từng vùng, từng địa phương để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm trồng trọt nói riêng phần lớn là sản phẩm thô, tồn tại dưới dạng nguyên liệu, vì vậy trong tổ chức sản xuất trồng trọt phải gắn liền với việc bố trí cơ cấu cây trồng với các thành tựu khoa học kỹ thuật trong bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho sản xuất. 2.2.2 Bản chất và sự biến đổi của cơ cấu cây trồng tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất Cơ cấu cây trồng còn hoang sơ và rất tự nhiên trong điều kiện cuộc sống của con người dựa vào hái lượm. Cơ cấu cây trồng mang tính độc canh tự cấp, tự túc, khép kín, kém hiệu quả trong điều kiện sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp và các ngành kinh tế khác chưa phát triển. Nông nghiệp nước ta nằm trong vùng có khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc gieo trồng quanh năm. Nhưng trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, song trong suốt thời gian thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, việc xác định cơ cấu cây trồng luôn bị lệ thuộc bởi các yếu tố chủ quan, định trước do đó sản xuất nông nghiệp còn mang đặc trưng nền nông nghiệp kém phát triển, nhiều vùng nông thôn vẫn trong tình trạng nghèo đói. Những năm gần đây, do thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước nước ta đã bước đầu khởi sắc và phát triển. Nhưng cơ bản vẫn còn mang dấu Ên của một nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lương thực. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vẫn được xem xét từng bước cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nhằm kết hợp chặt chẽ với điều kiện tự nhiên và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác trình độ khoa học kỹ thụât cao cũng có tác động rõ rệt đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, làm thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chú trọng chất lượng và hiệu quả. Nhiều vùng chuyên canh cây trồng ở nước đã hình thành và phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hoá xuất khẩu như : chè, cà phê, cao su, mía đường, dâu tằm.v..v... Những tiến bộ của việc xác định cơ cấu cây trồng ngày càng hợp lý cũng thể hiện sự phát triên của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước ta đang từng bước đạt trình độ cao hơn. 2.2.3. CCCT về cơ bản phản ảnh yêu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá sản xuất. Nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là điều kiện quyết định sự biến đổi về chất của CCCT. Suy cho cùng thì nhu cầu về nông sản và môi sinh của xã hội càng cao thì càng thúc đẩy CCCT chuyển biến theo hướng tiến bộ. Từ những đặc trưng đó đòi hỏi khi xác định CCCT cần phải dựa vào nhu cầu thị trường nông sản, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, sự phân vùng quy hoạch nông nghiệp và phương hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ, những tiến bộ kỹ thuật và điều kiện để ứng dụng vào sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hoá thì thị trường là nơi kết thúc quá trình sản xuất. Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào đều do thị trường quyết định. Trong quá trình tổ chức sản xuất ngành trồng trọt thì việc xác định CCCT tuân theo nguyên lý đó. Quá trình tái sản xuất trong nông nghiệp tuy diễn ra chậm chạp nhưng nó tuân theo những quy luật kinh tế khách quan vừa đảm bảo thu hồi vốn, vừa tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Người nông dân chỉ có thể sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà họ có sẵn. Khi một loại nông sản nào đó thị trường không chấp nhận sẽ dẫn đến ứ đọng và Õ thừa, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá rẻ không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra. Bởi vậy, trong lĩnh vực trồng trọt, việc xác định CCCT trước hết phải tìm hiểu nhu cầu thị trường cả trong nước và ngoài nước về số lượng và chất lượng, chủng loại, giá cả. Trên cơ sở đó mà có sự bố trí sắp xếp sản xuất hợp lý đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. 3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng Thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và CCCT nói riêng ngày càng chứng tỏ hơn các xu hướng sau đây: 3.1 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Xu hướng này phản ánh quy luật cung - cầu trong xã hội, có thể thấy rõ trên các khía cạnh: - Nhu cầu ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng của sản phẩm từ cây lương thực, thực phẩm và nhiều loại cây trồng khác. - Thị trường cung - cầu của sản xuất trồng trọt ngày càng mang tính xã hội hoá và quốc tế hoá. - Công nghiệp hoá và hiện đại hoá có quan hệ tương tác với nông nghiệp và ngày càng thêm chặt chẽ. 3.2 Chuyển dịch theo hướng một nền kinh tế phát triển và một nền nông nghiệp ổn định, bền vững. Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đều cho thấy rõ: - Vai trò của nông nghiệp có tác dụng rất to lớn và có khi có tính quyết định ở các giai đoạn đầu ở sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Kinh nghiệm của các nước Châu Á phát triển như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia đã đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh do đã tập trung xây dựng trước hết một nền móng phát triển vững vàng tại nông thôn. Các nước này đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp và đã thành công không chỉ trong việc xoá đói giảm nghèo mà ngay cả các ngành phi nông nghiệp cũng tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn sau thì vai trò của nông nghiệp có khác trước, nhưng không có nghĩa là không quan trọng đối với một nền kinh tế phát triển. - Ngày nay người ta càng nhận rõ vấn đề an toàn lương thực là đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. 1.3.3 Cơ cấu cây trồng phát triển theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái Kinh tế phát triển, nhất là kinh tế hàng hoá luôn có mặt trái của nó, trong đó có sự tác hại đến môi trường, sự phá huỷ môi trường sinh thái là điển hình. Do đó cơ cấu cây trồng tiến bộ không thể không chú ý đến việc hạn chế sự tàn phá môi trường và hướng tới bảo vệ đa dạng, bền vững của môi trường sinh thía. Nói tóm lại xu hướng phát triển cơ cấu cây trồng cần thiết phải được thể hiẹn rõ mối quan hẹ giữa các phạm trù : sản xuất hàng hoá - nông nghiệp bền vững - nông nghiệp sinh thái. II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác. 1. Sự cần thiết phải chuyển dịch sang sản xuất thuỷ sản : Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức sống của bà con nông dân ngày được tăng lên, nhu cầu về nông sản phẩm đòi hỏi ngày một nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng chính vì vậy sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự biến đổi tích cực, để phù hợp với yêu cầu khách quan. Để đáp ứng đựơc nhu cầu ngày càng cao về nông sản phẩm thì chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm cho thu nhập và mức sống của bà con nông dân ngày một tăng lên. Trong bữa ăn hàng ngày bây giờ thì vấn đề lương thực là thứ yếu mà chủ yếu trong bữa ăn thực phẩm là thức ăn quan trọng đòi hỏi phải nhiều chủng loại, chất lượng các chủng loại này cao, đáp ứng được về mức độ ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng. 1.1 Điều kiện sản xuất thuỷ sản Trên các chân ruộng lúa thì có nhiều loại khác nhau với các đặc điểm khác nhau tạo ra điều kiện sản xuất khác nhau của các chân ruộng đó, trong đó ta thấy có một số chân ruộng có thể kết hợp nuôi cá, đan xen với trồng lúa vừa đem lại sự đa dạng hoá sản phẩm trên đất lúa, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những chân ruộng trũng thường xuyên ngập nước, canh tác lúa trên ruộng đó chủ yếu là vụ mùa vào tháng 1 và tháng 6 còn lại vụ kia thì canh tác gặp nhiều khó khăn, những chân ruộng luôn ngập úng cả hai vô khi có mưa to. Nh­ vậy, điều kiện sản xuất lúa sẽ khó khăn chi phí sản xuất sẽ lên cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Đối với chân ruộng nh­ vậy ta có thể chuyển sang sản xuất nuôi cá và trồng lúa kết hợp nh­ các chân ruộng. - Đối với chân ruộng sản xuất lúa bấp bênh, một vụ lúa thì nay chuyển sang sản xuất một vụ lúa cộng với một vụ cá. - Đối với chân ruộng sản xuất bấp bênh cả hai vụ lúa nay đắp bờ kiên cố chuyển hẳn sang sản xuất nuôi cá. 1.2 Hiệu quả kinh tế - Đối với diện tích hồ sẵn có thì việc phát triển sản xuất thuỷ sản sẽ làm cho giá trị sản xuất của ao hồ ngày càng nâng cao. - Đối với diện tích lúa khi chuyển sang sản xuất thuỷ sản việc kết hợp 2 lúa 1 cá + vịt thì nhìn chung sản lượng lương thực không giảm đáng kể nhìn chung năng suất đạt 10 tấn/ha sản lượng cá đạt 2 tấn/ha + 200 con vịt như vậy ta thấy sản lượng cá và vịt sẽ tăng lên rất nhiều. 2. Sự cần thiết chuyển sang sản xuất nông sản khác Ngoài sản xuất lúa thì trên đất trồng lúa, nhất là những chân ruộng cao thì chúng ta có thể sản xuất được rất nhiều những nông sản phẩn khác nhau đen lại hiệu của kinh tế cao hơn, và phù hơp với phong tục sản xuất của các địa phương, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. 2.1 Điều kiện phát triển sản xuất nông sản khác : Nước ta có đặc điểm về tự nhiên đặc biệt là đất đai ngoài diện tích trũng, đất hai lúa, thì còn một số diện tích đất hai lúa nhưng chân ruộng tương đối cao có thể phát triển sản xuất cây vụ đông. Đối diện tích đất cao thì việc sản xuất lúa sẽ gặp phải khó khăn trong việc tưới nước cho cây và năng suất lúa ở chân ruộng này không cao năng suất đạt trung bình 150 kg/ sào Bắc Bộ - 180 kg/ sào Bắc Bộ. Nh­ vậy hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Chính vì vậy cần phải chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác. Đối chân ruộng quá cao thì diện tích ở xã không nhiều nay ta chuyển sang sản xuất 1 vụ lúa và 1 vụ màu. 2.2 Hiêu quả kinh tế. Xét về mặt hiệu quả kinh tế thì không thể phủ nhận được của các cây trồng khác.Nó vừa cho ta nhiều hơn về chủng loại hàng hoá và về giá trị của chúng Về thị trường tiêu thụ sản phẩm này thì nhìn chung thị trường rất lớn bao gồm thị trường tiêu thụ tại chỗ và cung cấp cho thị trường tiêu thụ tại trong nước , cho các nhà máy chế biến nông sản trong nước, tiêu thụ tại thị trường nước ngoài nhất là các nước phát triển . III. Tình hình phát triển chung về cơ cấu cây trồng ở thế giới và Việt Nam 1.Tình hình chung của thế giới 1.1 Ở các nước công nghiệp Đặc điểm nổi bật ở các nước này là chuyên môn hoá và tập trung hoá cao độ, sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng có sự tác động rõ rệt và hiệu quả quả công nghiệp và các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cơ cấu cây trồng không đơn thuần vì mục đích để thu sản phẩm mà còn vì mục đích cải tạo môi trường sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên cơ cấu cây trồng thường biến đổi, bị lệ thuộc và chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tính chất sản xuất hàng hoá cao độ. 1.2 Nhóm các nước phát triển Nhìn chung đối với những nước này chưa giải quyết cơ bản mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái trong quá trình thiết lập các hệ thống công tác và bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp. Tuy nhiên cũng đã hướng đến mục tiêu nh­ ở các nước công nghiệp phát triển, đó là việc chuyên môn hoá và tập trung hoá ngày càng được thể hiện rõ nét. Tác động của công nghiệp, của khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tuy chưa đạt trình độ như các nước công nghiệp phát triển song cũng đã đạt được những thành tựu tương đối nổi bật trong khuôn khổ cuộc cách mạng xanh và cách mạng sinh học. Hiện nay nói chung cơ cấu cây trồng vẫn bị cuốn hút theo kinh tế thị trường nhiều khi còn mang đậm nét truyền thống, tự nhiên, và đại đa số những nước này đang còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề giải quyết lương lực. 1.3 Nhóm các nước kém phát triển và có điều kiện tự nhiên không thuận lợi Đối với những nước này việc xác định cơ cấu cây trồng chủ yếu là theo tính chất sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc. Hiện có nhiều nước, đặc biệt là nước Châu Phi vẫn chưa tự túc được lương thực, nạn đói vẫn thường xuyên đe doạ. Điểm nổi bật ở những nước này là sản xuất nông nghiệp kém phát triển, hiệu quả kinh tế thấp, môi trường sinh thái bị phá hoại nghiêm trọng. Hình thức canh tác lạc hậu theo lối quảng canh, bóc lột đất đai và môi trường tự nhiên là chủ yếu. Việt Nam cũng là một trong những nước kém phát triển song đặc thù của Việt Nam thể hiện trong cơ cấu cây trồng mang đặc trưng của kinh tế lúa nước. 2. Tình hình phát triển cơ cấu cây trồng ở Việt Nam * Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Cơ cấu cây trồng ở nước ta nhìn chung rất lạc hậu, thời kỳ nay do dân số Ýt, vấn đề đất đai không ở mức hạn hẹp, hình thức sản xuất chủ yếu là kiểu khai phá, lập Êp, xây dựng trại, mở mang đồng ruộng và canh tác chính là trồng lúa một vụ, sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc. * Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ Thời kỳ này về cơ bản nông nghiệp vẫn còn rất lạc hậu, nhiệm vụ sản xuất chủ yếu là tập trung giải quyết lương thực để phục vụ cho chiến đấu. Cơ cấu cây trồng cũng chủ yếu thiên hướng phát triển các loại cây lương thực gồm lúa và hoa màu, chú ý đến số lượng và xem nhẹ chất lượng. Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức bước đầu cũng hình thành những vùng chuyên canh như những vùng cây ăn quả ở Nghệ An, vùng chè ở một số tỉnh Trung du và vùng núi phía Bắc, vùng rau quanh các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng. Trong sản xuất cũng đã được bước đầu áp dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thâm canh cây trồng như giống mới, phân bón, chế độ tưới tiêu. Năng suất cây trồng nhờ đó đã tăng lên và có nhiều tiến bộ. Miền Bắc cũng đã làm tốt nhiệm vụ là hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng. * Từ năm 1975 đến nay Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, công tác quy hoạch nông nghiệp đã được tập trung đầu tư và được đặt ra là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm từng bước phá thế độc canh cây lúa đã được triển khai và thu được nhiều kết quả tốt. Hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất.Tác dụng của các cây trồng mới, các biện pháp thâm canh và một số chính sách kinh tế ngày càng được nhiều địa phương, nhiều hộ nông dân và các tổ chức kinh tế hợp tác xã, nông trường quốc doanh khẳng định. Sự hình thành các vùng chuyên môn hoá khá rõ nét, chẳng hạn vùng cây lương thực tập trung ở hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay việc phát triển sản xuất lương thực ở hai vùng này đã đảm bảo đủ lương thực và còn phần dự trữ và xuất khẩu hàng triệu tấn gạo/ năm. Ngoài việc tập trung cho vấn đề lương thực, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta cũng đồng thời đẩy mạnh việc phát triển sản xuất các cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau thực phẩm. Bước đầu tạo ra số lượng nông sản xuất khẩu hàng năm cho đất nước và giải quyết nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước phát triển. Cả nước đã hình thành trong những vùng chuyên canh quan trọng như chè, cà phê, cao su, quế, dâu tằm, mía, đường, điều,cam, quýt... Tuy nhiên xét trên phạm vi cả nước thì sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm chạp, tự phát chưa có những kết quả vững chắc trước những thử thách của cơ chế thị trường, nhiều loại cây trồng phát triển không ổn định. Mặt khác trong nhiều vùng kinh tế vẫn chưa giải quyết những vấn đề xã hội và bảo vệ tốt môi trường sinh thái. 3. Những kinh nghiệm rót ra - Xác định cơ cấu cây trồng phải xuất phát từ những mối quan hệ hữu cơ của các yếu tố trong hệ thống nông nghiệp. - Nền nông nghiệp Việt Nam so với một số nước trên thế giới có tính đặc thù riêng, rất đa dạng và phong phú. Phát triển sản xuất nông nghiệp không thể chỉ tập trung cho một ngành nào đó, lại càng không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sản xuất với lưu thông phân phối. Nếu chỉ tập trung cho trồng trọt mà xem nhẹ chăn nuôi thì chưa nói đến vấn đề thực phẩm mà ngay cả việc cung cấp nguồn phân hữu cơ cho cây trồng cũng không thể đáp ứng được và hiệu quả thâm canh của chính bản thân ngành trồng trọt cũng sẽ giảm đi. Thực tiễn trong những năm qua, việc xác định và bố trí cơ cấu cây trồng còn nặng tính chủ quan và áp đặt một cách tuỳ tiện, chưa chú ý đến những cân đối cần phải có. Các cây trồng hay các nhóm cây có mục đích kinh tế khác nhau chưa thể hiện sự hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Mặt các cơ cấu cây trồng cũng chưa lợi dụng tốt điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của từng địa phương hoặc từng vùng lãnh thổ. Trong đó đáng chú ý là ở nhiều vùng có ưu thế về khí hậu, thời tiết, đất đai có thể bố trí tập đoàn cây con có giá trị kinh tế cao và cho năng suất khá như : Tây Nguyên và một số huyện miền núi Quảng Nam - Đà Nẵng có thể phát triển mạnh cà phê, mía, đường, cây ăn quả.... Một nhà thổ nhưỡng học đã nói : Một loại đất thì thích nghi với một và chỉ một loại đất mà thôi. Trong tổ chức sản xuất ngành trồng trọt và xác định cơ cấu cây trồng hiện nay do tác động của cơ chế thị trường việc tìm lời giải cho bài toán trồng cây gì, diện tích bao nhiêu và ở đâu đang là bài toán hóc búa chưa được giải quyết thoả đáng. Đương nhiên từ một nền sản xuất hàng hoá trong quá trình tìm lời giải cho bài toán trên không thể tránh khỏi những mặt hạn chế. Song việc quy hoạch, định hướng hay nói cách khác là tầm nhìn chiến lược về phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, đa dạng kết hợp với chuyên môn hoá, tập trung hoá phải được xác định trên cơ sở những căn cứ khoa học. Trong những năm gần đây cùng với xu thế đổi mới của cả nước, nông nghiệp cũng đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, trong đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo những định hướng chiến lược đã được thể hiện rất rõ. Một số cây trồng đã phát huy thế mạnh và đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu như mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá, dâu tằm Lâm Đồng, cà phê Đắc Lắc,Buôn Ma Thuột, chè Bắc Thái, Hà Giang, Vĩnh Phú, lương thực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long... - Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một qúa trình mang tính khách quan và tính lịch sử, tính ổn định tương đối trên cơ sở vận động và liện hệ biện chứng của các yếu tố cây trồng, con người và tự nhiên theo xu hướng ngày càng hoàn thiện, hợp lý và hiệu quả.Cơ cấu cũ chuyển đổi dần sang cơ chế mới rồi trải qua một quá trình sản xuất và lưu thông cơ cấu mới laị trở nên bất hợp lý tiếp tục chuyển sang một cơ cấu mới hơn, phù hợp hơn. Cứ như thế vận động của cơ cấu cây trồng luôn luôn nhằm đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một vùng hoặc một tiểu vùng sinh thái diễn ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kết đến sự tác động trực tiếp và rất quan trọng của chủ thể lãnh đạo và quản lý. Những chủ thể đó hoàn toàn có thể chủ động cho quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh hơn theo hướng vì lợi Ých của chính con người và xã hội. Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên Đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản khác. ở xã Phương tú - ứng Hoà - Hà Tây I. Đặc điểm Kinh tế - xã hội của xã phương tú 1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý Phương Tú là một xã nằm ở phía Đông Nam của Huyện Ứng Hoà, trung tâm xã cách thị trấn Vân Đình ( huyện lỵ Ứng Hoà ) 3 km theo đường tỉnh lộ 75 và cách thị xã Hà Đông 29 km cũng trên trục lộ 75 và số 22. Phía Bắc giáp Liên Bạt và một phần tiếp giáp huyện Phú Xuyên Phía Đông tiếp giáp thị trấn Trung Tó Phía Tây tiếp giáp thị trấn Vân Đình Phía Nam tiếp giáp xã Tảo Dương và xã Hoà Lân. Đặc biệt, từ xã Phương Tú đi theo trục đường tỉnh lộ số 75 đến đường quốc lộ số 1 tại điểm Cầu Giẽ chỉ có 12km. 1.2 Địa hình Xã Phương Tú nằm ở trung tâm của vùng chiêm trũng ngập úng trước đây. Cốt đất trung bình là 2,5m, điểm thấp nhất có cốt - 0,8m. Địa hình tương đối bằng phẳng. Độ dốc chạy từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. 1.3 Thuỷ văn Địa bàn xã Phương Tú nằm trong lưu khu của nhánh sông Vân Đình và các mương A2 - 8 và A2 - 10. Các nhánh mương A2 - 8 và A2 - 10 vừa có chức năng tưới và tiêu cho toàn bộ khu vực. Vụ Đông Xuân mức nước sông Vân Đình dâng lên tới cao trình 3,2 m ( 2,2 - 4,5 m ). Nằm trong hệ thống công trình phân lũ sông Hồng và sông Đáy nên trong vụ mùa, hệ thống kênh mương thuỷ lợi ở đây luôn chỉ được phép duy trì mực nước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m. Yếu tố này đã hạn chế một phần khả năng phục vụ tưới của hệ thống thuỷ lợi với sản xuất nông nghiệp. 1.4 Thời tiết khí hậu Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn Hà Tây ( thị xã Hà Đông ) thì diễn biến khí hậu thời tiết của vùng qua nhiều năm nh­ bảng tran sau : Biểu 1 : Số liệu về khí hậu thời tiết trong khu vực tỉnh Hà Tây ( trạm Hà Đông ) Chỉ tiêu Tháng BQ năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ BQ (0 C) 15,7 16,2 19,8 23,5 26,8 28,5 29,1 28,3 27,0 24,4 20,8 17,4 23,1 Độ Èm KK (%) 85,0 85,0 88,0 89,0 86,0 84,0 82,0 86,0 86,0 84,0 81,0 80,0 85,0 Lượng mưa (mm) 21,0 18,5 23,5 89,2 159 283 310 289 275 229 86,0 38,0 1821 Nguồn số liệu: Viện kinh tế NN & PTNT. Nhiệt độ bình quân 23,10 C ( 15,70 - 29,10 C ), nhiệt độ cao nhất trong các tháng 6,7,8. Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1821 mm. Lượng mưa tập trung nhiều nhất là 6 tháng mùa mưa ( từ tháng 5 đến tháng 10 ), bằng 855 lượng mưa cả năm. Đây là thời điểm trước đây xảy ra úng ngập cục bộ khi có mưa lớn kéo dài. Các địa phương trong vùng thường xuyên phải đối phó với việc tiêu úng trong mùa mưa cũng như chống hạn trong vụ sản xuất Đông để đảm bảo cho cây trồng, con nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Ngày nay, nhờ có hệ thốn thuỷ lợi hoàn chỉnh nên hộ nông dân có thể đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng và con nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 1.5 Nông hoá thổ nhưỡng Theo số liệu điều tra khảo sát nông hoá thổ nhưỡng năm 1994 thì thành phần cơ giới đất ở đây có hai loại chính là : + Đất thị nhẹ trung bình, chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp + Đất thịt nặng chiếm 90% diện tích Phân loại theo lý tính của đất thì chủ yếu bao gồm 2 loại chính là : đất chua nhẹ ( pHKcl = 5,1 - 6, 0 ) chiếm khoảng 38% diện tích; đất chua vừa ( pHKck = 4,6 -5,0 ) chiếm 62% diện tích. Phân tích độ mùn cho thấy gần 70% diện tích đất nông nghiệp ở đây có độ mùn khá cao nhưng lại nghèo nàn dễ tiêu. Nhìn chung, đây là vùng đất canh tác đã được cải tạo và đầu tư khá nhiều năm. Bằng các hệ thống công trình thuỷ lợi tự tiêu kết hợp với các trạm bơm động lực đã khắc phục cơ bản vấn đề ngập kiểu " chiêm khê, mùa thối" trước kia. Đất đai ngày càng màu mỡ, tơi xốp, độ phì tăng, độ pH trung bình 5 - 6 tỉ lệ mùn cao, mức độ giây hoá trung bình. Đất nông nghiệp phù hợp với nhiều loại cây trồng và nếu đầu tư thâm canh sẽ có hiệu quả cao. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1 Đơn vị hành chính Xã Phương Tú có 6 đơn vị hành chính cấp thôn, gồm : (1) Thôn Hậu Xá (2 ) Thôn Dương Khê (3) Thôn Nguyễn Xã (4 ) Thôn Động Phí (5) Thông Phí Trạch (6) Thông Ngọc Động Mỗi thôn có một chức danh trưởng thôn có chia ra các đơn vị xóm theo khu vực dân cư. Hiện nay, mỗi thôn có một Hợp tác xã nông nghiệp. 100% các hộ gia đình nông dân tình nguyện tham gia HTXNN và đều là xã viên của HTXNN. 2.2 Dân số - lao động Đến thời điểm 12/2000, toàn xã có 2499 hé gia đình, 11.148 khẩu và 4995 lao động, trong đó lao động nữ là 2673 người ( chiếm 52,8%). Tỷ lệ tăng dân số hàng năm có giảm đến năm 2000 là 1,08% và lao động tăng 0,85. Biểu 2 : Diễn biến lao động của xã Phương Tú trong 10 năm ( 1991 - 2000 ) Năm Chỉ tiêu ĐV 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nhân khẩu Người 9754 10118 10339 10521 10900 10999 11099 10978 11138 11258 T/Lệ tăng DS % 3,51 3,73 2,18 1,76 3,60 0,91 0,91 -1,09 1,46 1,08 Lao động Người 4562 4637 4980 4960 4914 4991 5049 5025 5039 5045 T/Lệ tăng LĐ % 1,22 1,64 7,40 -0,40 -093 1,57 1,16 -0,48 0,28 0,01 Nguồn số liệu: Thống kê xã Trong các thời điểm năm 1994, 1995 và 1997 có sự biến động về cơ học ( chuyển dân đi vùng KTM ) về dân số nên nhân khẩu và lao động đều giảm so với năm trước. Mật độ và mức tăng dân số và lao động ở các thôn trong xã cơ bản tương tự nhau. Biểu 3 : Số liệu về dân số và lao động 12/2000 phân theo các thôn Sè TT Thôn Số hé ( Hé ) Số khẩu ( Người ) Tr. đó khẩu Nhà nước ( Người ) Tổng số LĐ ( Người ) 1 Hậu Xá 467 2010 1980 860 2 Dương Khê 400 1613 1506 620 3 Nguyễn Xá 326 1446 1426 704 4 Động Phí 470 1997 1984 933 5 Phí Trạch 407 2058 2056 971 6 Ngọc Động 419 2024 2015 857 7 Khối cơ quan 10 110 0 100 Cộng 2499 11258 10967 5045 Nguồn số liệu: thống kê xã Như vậy trong xã dân số của xã được phân bốtương đối đồng đềủ các thôn, ở các thôn số lao động cũng không chênh lệch nhau nhiều, đIũu này giúp cho xã có một bộ mặt kinh tế đồng đIũu giữa các thôn, các khu dân cư trong xã. Biểu 4 : Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế ở xã Phương Tú Ngành kinh tế 1998 1999 2000 SLLĐ ( ng) % SLLĐ ( ng) % SLLĐ ( ng) % Nông nghiệp 4344 87,4 4343 87,1 4350 86,5 Tiểu thủ công nghiệp 369 7,4 373 7,5 402 8,0 Dịch vô 106 2,1 123 2,5 119 2,4 Hành chính sự nghiệp 150 3,0 146 2,9 159 3,2 Tổng cộng 4969 100 4985 100 5030 100 Nguồn số liệu: Thống kê xã Như vậy, thông qua biểu cơ cấu sử dụng lao động trên ta thấy được trong những năm qua nhìn chung lao động trong nông nghiệp của xã Phương Tú vẫn chiếm chủ yếu và tỷ lệ này tương đối cao trong vòng 3 năm tỷ lệ này tuy đã giảm nhưng rất Ýt chỉ giảm được 0,9%, điều này cho thấy phần lớn đại đa số bà con trong xã là chủ yếu sản xuất nông nghiệp cho nên vấn đề đặt ra ở đây là làm sao tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân nơi đây tách ra khỏi đồng ruộng, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân. Bằng cách đẩy mạnh các ngành sản xuất khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để thu hút nguồn lao động nhàn rỗi khi mùa màng xong xuôi. Trong những năm qua về cơ cấu lao động của hai ngành này không có gì thay đổi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của xã hội cũng như sự phát triển kinh tế của xã Phương Tú. 2.3 Tình hình sử dụng đất đai Tổng diện tích tự nhiên của xã Phương Tú là 10,53 km2.Trong giai đoạn 10 năm ( 1991 - 2000 ) diện tích đất đai của toàn xã không có gì biến động đáng kể, cơ cấu các loại đất cũng thay đổi không nhiều. Đất nông nghiệp chiếm 73,8% diện tích tự nhiên. Trên địa bàn xã không có đất chuyên lâm nghiệp. Mặt nước ao hồ có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 22ha, bằng 2,1% diện tích. Đất thổ cư ổn định trong phạm vi trên dưới 5,4% diện tích. Đất chuyên dùng các loại( giao thông, thuỷ lợi, XDCB công cộng... ) chiếm tỷ trọng khá lớn ( 17,4%). Đất khác chỉ có 1,3%. Nh­ vậy, ở Phương Tú không có khả năng tăng diện tích. Biểu 5 : Cơ cấu loại đất của xã Phương Tú ĐVT : ha Sè TT Loại đất Năm 1993 1998 1999 2000 DT % DT % DT % DT % Tổng diện tích đÊt TN 1053,4 100 1053,4 100 1053,4 100 1053,4 100 1 Đất nông nghiệp 788,8 74,88 778,8 73,94 777,2 73,80 774,0 73,47 2 Đất lâm nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Mặt nước 22,0 2,10 24,0 2,28 24,2 2,29 24,6 2,34 4 Đất thổ cư + vườn 56,8 5,39 58,4 5,55 58,0 5,51 58,0 5,51 5 Đất chuyên dùng 173,8 16,50 178,8 16,97 180,0 17,09 182,8 17,35 6 Đất khác 12,0 1,14 13,4 1,27 14,0 1,33 14,0 1,33 Nguồn số liệu: Thống kê xã Nh­ vậy diện tích gieo trồng ở Phương Tú không thể tăng bằng khai hoang mà chỉ có thể bằng các biện pháp thâm canh tăng vụ. Đất sản xuất nông nghiệp của xã được chia ra nh­ sau: Biểu 6 : Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chia theo vụ sản xuất và chủ thể quản lý ĐVT :ha Thôn Tổng DT đất NN Chia theo Số vô SX/1 năm Chia theo chủ thể quản lý sử dụng 2 vô 3 vô Đất hộ quản lý HTX quản lý Đất được giao Đất cấp sổ đỏ Đất 5% DT % DT % DT % DT % DT % DT % DT % Hậu Xá 107,379 14,34 53,379 12,11 54,000 17,53 103,860 15,52 97,715 15,26 6,145 21,22 3,519 4,42 Dương Khê 123,357 16,47 63,957 14,51 59,400 19,28 107,601 16,08 101,69 15 5,911 20,41 15,756 19,77 Nguyên Xá 105,197 13,39 74,237 16,84 30,960 10,05 93,816 14,02 89,820 88 3,996 13,18 11,381 14,28 Động Phí 128,340 17,14 81,828 18,56 46,512 15,10 121,390 18,14 115,98 14,03 5,404 18,66 6,950 8,2 Phí Trạch 143,144 19,12 72,968 16,55 70,176 27,78 125,076 18,96 119,29 18,22 5,780 19,95 18,068 22,67 Ngọc Động 138,577 18,51 91,577 20,77 47,0 18,40 117,443 17,55 115,71 18,63 1,728 5,6 21,134 26,52 UBND xã 2,880 0,003 2,880 0,6 0,0 0 0,0 0 0,0 18,07 0,0 0 2,880 3,61 Tổng 748,874 100 440,826 100 308,048 100 669,186 100 640,222 100 28,964 100 79,688 100 Nguồn số liệu : thống ke xã Phương Tú trước đây vốn là vùng chiêm trũng, ngay trong các năm 1995 và 1996 bị mất mùa do mưa kéo dài gây ngập úng. Nhưng đến thời điểm hiện nay nhờ có hệ thống các công trình thuỷ lợi đã được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng, đặc biệt là năm 2001 sẽ thi công thêm một trạm bơm tiêu nữa tại xã Liên Bạt thì về cơ bản đã đảm bảo chủ động tiêu úng bằng động lực, khắc phục được tình trạng ngập úng cục bộ khi mưa lớn kéo dài (trừ khi có quyết định của Chính phủ mở ống xả nước phân lũ ). Hệ thống các công trình thuỷ lợi này cũng đảm bảo khả năng chủ động tưới cho cây trồng nông nghiệp ở đây trong mọi thời vụ. Toàn bộ diện tích đều đang trồng nông nghiệp ở đây trong mọi thời vụ. Toàn bộ diện tích đều trồng cấy 2 - 3 vụ. Riêng diện tích ruộng 3 vụ chiếm 41,0% diện tích tính chung trong toàn xã những diện tích này chủ yếu là những chân ruộng cao .Trong đó tỷ lệ này cao nhất ở Hậu Xá là 50% sau đó là ở Phí Trạch 49%, Dương Khê là 48,0%, còn lại đều trong khoảng 29,0 - 36,0%. Diện tích ruộng giao cho hé gia đình sản xuất theo số đo chiếm 89,3%, số còn lại do ban quản trị HTX và UBND xã tổ chức cho đấu thầu. 2.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và kinh doanh + Giao thông : Đường tỉnh lộ số 75 đi xuyên dọc xã với chiều dài hơn 5km, qua địa phận của 5 trong 6 thôn trong xã ( trừ địa phận thôn Phí Trạch cách đường này 100m ). Trên cơ sở trục đường 75, xã Phương Tú đã phát triển một hệ thống giao thông nông thôn khá tốt. Hầu hết 38 km chiều dài các tuyến đường trong thôn đã được đổ bê tông hoặc lát gạch nghiêng, có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nước hoàn chỉnh. Các trục đường chính từ đường 75 đến trung tâm thôn và ra khu đồng lớn đều có nền cứng, một số tuyến đã được rải cấp phối và thiết kế cho phép ô tô trọng tải 5 - 10 tấn đi lại được. Trên các đường nhánh ô tô loại nhỏ và xe công nông kéo máy tuốt, máy xát gạo có thể dễ dàng đi đến từng hộ gia đình. Hệ thống giao thông nh­ vậy rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho việc đầu tư thâm canh nông nghiệp. + Thuỷ lợi : Trong những năm gần đây, địa bàn Phương Tú được hưởng lợi từ hệ thống các công trình thuỷ lợi tưới tiêu của cả vùng, bao gồm : kênh cấp I chủ lực là sông Nhuệ và sông Vân Đình. Các kênh tưới cấp II : I2 - VĐ7 và tiêu qua các kênh A2 - 8 và A2 - 10. Hiện tại trong đại bàn xã Phương Tú đang có 6 trạm bơm động lực, hoạt động phục vụ tưới tiêu : trạm bơm tưới Hậu Xá hai máy x 1000m3/h, trạm bơm tưới đầu kênh I2 - VĐ7 có hai máy x 2000m3/h, trạm bơm tưới Nguyên Xá có 1 máy x 1000m3/h, trạm bơm tiêu Động Phí có 2 máy x 1000m3/h, trạm bơm tiêu Phí Trạch bốn máy x 1000m3/h, và trạm bơm tưới tiêu hỗn hợp Ngọc Động công suất 3 máy x 2500m3/h. Trong đó riêng trạm Ngọc Động do công ty khai thác các công trình thuỷ lợi Ứng Hoà quản lý, còn lại các trạm khác đều do các HTX NN trực tiếp quản lý và khai thác. Toàn xã vẫn còn khoảng 160 ha ruộng của các HTX Hậu Xá, Dương Khê, Nguyễn Xá và Động Phí chưa có khả năng chủ động tưới tiêu nước thì đầu năm 2001 đang thi công một trạm bơm tiêu ở ven kênh A2 - 8. Hệ thống kênh tưới cấp III xuống nội đồng của các HTX NN dài hơn 18 km đang hoạt động tốt. Hiện nay các HTX đã thực hiện kiên cố hoá bằng mặt bê tông được 5.277 m ( bằng 29% ). Nh­ vậy, đến nay 100% diện tích ruộng canh tác của Phương Tú đã được đảm bảo tưới tiêu chủ động. Tuy nhiên, do địa hình không bằng phẳng, đồng ruộng vẫn còn chia thành nhiều mảnh manh mún nên trong thực tế các diện tích thấp trũng không hoàn toàn thực hiện việc tưới tiêu theo khoa học được. Năng suất hai vụ lúa và hiệu quả đầu tư thâm canh lúa ở các diện tích thấp trũng này còn bị hạn chế so với các diện tích ruộng cao. + Các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt : Hệ thống điện lưới khá hoàn thiện đến mọi cụm dân cư và địa bàn sản xuất. Toàn xã hiện có 10 trạm hạ thế, nhưng do nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng thêm công suất và lắp thêm trạm mới để tránh tình trạng quá tải dễ gây sự cố. + Trạm y tế : Để chăm lo sức khoẻ cho ngươì dân có các trạm y tế thông sơ cứu và cấp thuốc thông thường. Trạm y tế có y sĩ khám, điều trị bệnh và tổ chức đôn đốc công tác vệ sinh phòng bệnh, kế hoạch hoá gia đình tại địa phương. + Trường học : Các thôn đều tổ chức nhà trẻ. Mỗi thôn có trường tiểu học dành cho các cháu từ mẫu giáo đến lớp 3. Toàn xã có một trường cấp I ( líp 4 - 5 ) và một trường cấp II đặt tại trung tâm xã. 99% trẻ em trong độ tuổi được đến trường học. Xã Phương Tú đã hoàn thành phổ cập giao dục trung học cơ sở. Học sinh đi học trung học phổ thông ( cấp III ) phải đến trường tại thị trấn Vân Đình cách xã 3 km. Trong các trường học đều có khu sân chơi thể thao cho thiếu niên, học sinh rèn luyện sức khỏe. + Hệ thống loa truyền thanh : Hệ thống loa truyền thanh được nối thông từ UBND xã đến trụ sở các HTX NN và đến các loa công cộng đặt tại các khu dân cư. Hệ thống loa này dùng để phát thanh thời sự, thông báo các tin tức hoạt động và các chủ trương chỉ đạo của xã, thôn và HTX, bộ phận khuyến nông hướng dẫn thời vụ và các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đến mọi người dân. + Điện thoại : UBND xã và các trụ sở HTX NN đều có máy điện thoại cố định để có liên hệ ở địa phương, trong nước và quốc tế. + Chợ nông thôn : Phương Tú có một chợ đặt tại trung tâm xã. Chợ họp cả ngày, rất thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi các vật tư, nông sản hàng hoá. + Bến xe : Đường tỉnh lộ 75 đi qua trung tâm xã. Tại trung tâm có điểm đỗ xe khách và thường xuyên có nhiều tuyến xe khách, xe vận tải qua lại nối liền xã tới huyện lỵ đi Hà Đông, Hà Nội và cả với tuyến đường quốc lộ số I đi Bắc - Nam. + Khu dân cư : Toàn xã có 8 khu dân cư ( trong đó có 6 khu dân cư cũ và hai xóm mới thuộc 2 thôn Nguyễn Xá và Ngọc Động ), 1 khu trung tâm xã nằm trên đất thuộc 2 thôn Nguyễn Xá và Dương Khê. Trong mỗi điểm dân cư đều có khu vực trung tâm thôn, đây là nơi đặt trụ sở thôn và HTXNN, nhà trẻ, trường học, trạm y tế, các quầy bán lẻ hàng hoá vật tư.... Tóm lại : Xã phương Tú là một xã điển hình của vùng thôn thôn đồng bằng sông Hồng đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khá tốt. Các yếu tố này không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy thâm canh sản xuất và cải thiện đời sống của người dân trong hiện đại mà còn là tiền đề thuận lợi cho qua trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. 2.5 Kết quả sản xuất nông nghiệp qua một số năm Trong những năm qua nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhờ kinh nghiệm sản xuất nên năng suất và sản lượng của một số cây trồng vật nuôi chính ở xã Phương Tú không ngừng tăng lên đem lại cho đời sống cho bà con nông dân ngày một tăng lên. Biểu 7 : Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng con nuôi trong SXNN TT Cây trồng ĐVT 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Lúa D/ tích Ha 707,5 718 699,8 707,4 716,3 720,8 N/Suất Tạ/ha 87,38 76,83 81,76 97,1 100,3 100,7 S/Lượng Tấn 6182 5516 5722 68,69 7184 7258 2 Ngô D/ tích Ha 153 164 132,5 140,4 187,2 252 N/Suất Tạ/ha 37 24,7 29,2 29,2 30,6 33,2 S/Lượng Tấn 566,1 405,1 386,9 410,0 572,8 836,6 3 K/Lang D/ tích Ha 43,2 48,5 34,2 19,8 40,7 29,2 N/Suất Tạ/ha 97 88,9 76,6 92,2 106,8 107,5 S/Lượng Tấn 419,0 431,2 262,0 182,6 434,7 313,9 4 K/tây D/ tích Ha 10,8 47,3 18,7 45,4 37,8 29,3 N/Suất Tạ/ha 125 119,4 125 123,7 123,4 138 S/Lượng Tấn 135,0 564,8 233,8 561,6 466,5 404,3 5 Lạc D/ tích Ha 2,2 2,2 2,2 2,2 1,4 0 N/Suất Tạ/ha 15,2 8,3 8,3 11,1 11,1 0 S/Lượng Tấn 3,3 1,8 1,8 2,4 1,6 0 6 Đ/tương D/ tích Ha 86,4 11,5 21,9 45,7 56,9 48,6 N/Suất Tạ/ha 11,1 13,7 7,4 9,7 11,3 12,5 S/Lượng Tấn 959 15,8 16,2 44,3 64,3 60,8 7 Lợn S/Lượng Con 4404 6850 6669 7288 6552 8570 Thịt hơi Tấn 308 445 433,5 473,7 425,9 552,8 8 Trâu S/Lượng Con 158 130 128 134 98 105 9 Bò S/Lượng Con 992 868 661 653 543 600 10 Gà S/Lượng Con 30656 28600 18030 36131 52100 66500 11 Vịt S/Lượng Con 23860 31000 23620 30500 37000 46000 S/Lượng gia cầm Tấn 81,6 80,1 61,2 93,3 124,7 167,5 Trứng Quả 651 598 963 645 686 1260 12 Nuôi thả cá Ha 22,0 22,0 22,0 22,0 22,0 22,0 13 S/Lượng cá thịt Tấn 40 36 45 61 70 80 Nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, Phương Tú là một xã kinh tế hiện tại vẫn là thuần nông. Các cây trồng chủ yếu trong nông nghiệp là cây lúa, ngô đông, khoai tây, khoai lang, lạc, đậu tương và rau đậu các loại. Chăn nuôi các con gia súc thông thường nh­ trâu, bò, lợn, gia cầm các loại. Diện tích và năng suất các cây trồng, con nuôi ở Phương Tú thể hiện trong biểu 7. Từ năm 1995 đến năm 2000, diện tích cây lúa tương đối ổn định, có tăng một Ýt ( 20ha ) nhưng năng suất tăng lên rất nhiều.Trong 6 năm (từ năm 1995 đến 2000 ) năng suất lúa tăng thêm 13 tạ/ha, bình quân tăng 2,15 tạ/ ha/năm. Cây ngô ( chủ yếu là ngô đông ) diện tích tăng gần gấp đôi, nhưng năng suất lại không tăng. Khoai tây cả diện tích và năng suất tăng nhưng số lượng không đáng kể. Các cây khoai lang, lạc, đậu tương... năng suất giao động không nhiều, diện tích lại có xu thế giảm qua các năm. Trong chăn nuôi, số lượng đàn lợn tăng khá nhanh, năm 2000 số đầu con gần gấp hai lần năm 1995, sản lượng thịt hơi tăng 80%. Đàn trâu, bò đều giảm số đầu con vì trước đây nuôi trâu bò chủ yếu để cày kéo, nay khâu làm đất chủ yếu bằng cơ giới. Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là nguồn thu lớn nhất và chủ yếu vẫn là từ sản xuất hai vụ lúa. Bằng sử dụng giống mới và áp dụng các biện pháp thâm canh nên năng suất và sản lượng lúa tăng liên tục qua các năm. Sản lượng lương thực tăng chủ yếu là tăng sản lượng thóc. Năm 1996 bị thiên tai mưa bão gây úng cục bộ làm mất mùa, toàn xã chỉ thu hoạch được 5.516 tấn thóc và 699 tấn màu quy thóc. Năm 1997 sản lượng thóc tăng 205 tấn, sản lượng màu quy thóc lại giảm 25 tấn. Từ năm 1998 sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định. Năm 1998 sản lượng lương thực tăng 18,5%, riêng thóc tăng 20,0% so với năm 1997. Năm 1999 so với năm 1998 các chỉ số này là 10,5% và 9,8%. Cơ cấu giống lúa có sự thay đổi khá tích cực theo hướng tăng tỷ lệ diện tích cấy các giống lúa cao sản ( như Khang Dân, Q5, lúa lai...) giảm diện tích lúa giống cũ, nhưng lại tăng diện tích các giống lúa chất lượng tốt, có giá bán cao ( như nếp, tẻ thơm, Bắc thơm... ) Biểu 8 : Tổng thu và sản lượng lương thực qua các năm TT Hạng mục ĐV 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tổng thu Tr.đ 21379 19742 21883 28730 33463 37060 2 Tỉ lệ tăng hàng năm % -- -7,7 10,8 31,3 16,5 10,7 3 SL lương thực Tấn 6649 6215 6195 7338 8112 8671 4 Tỉ lệ tăng năm trước % -- -6,5 -0,3 18,5 10,5 6,9 5 Sản lượng thóc Tấn 6185 5516 5721 6868 7540 7727 6 Tỉ lệ tăng hàng năm % -- -10,8 3,7 20,0 9,8 2,5 Nguồn số liệu:Thống kê xã. Cơ cấu giống con nuôi chưa có chuyển biến nhiều. Con lợn hướng nạc, bò lai sind đã được đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng chưa được áp dụng trong diện rộng. Mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp: trên 80% diện tích ruộng của Phương Tú được làm đất bằng máy kéo trong cả 3 vụ chiêm, mùa và vụ đông. Việc làm đất do các tổ máy kéo của HTX NN đảm nhiệm nên việc điều phối thời gian và chất lượng đều đảm bảo. Diệt cỏ bằng cách phun thuốc diệt cỏ. Nh­ vậy, trong 1 quy trình sản xuất lúa hiện nay chỉ sử dụng lao động chân tay trong các khâu cấy, xới xáo sục bùn, phun thuốc BCTV và cắt lúa. Tính ra trên 1 sào Bắc bộ cấy lúa hiện nay chỉ cần 5 - 6 công lao động chân tay. Vụ tới, một số hộ đầu tư máy gặt nữa thì số công lao động sử dụng sẽ có khả năng còn Ýt hơn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ra, một số hộ nông dân trong xã Phương Tú cũng có thêm một số nghề theo tính chất truyền thống, cụ thể nh­ : + Các thôn Ngọc Động, Dương Khê có nghề nuôi cá ao, cá ruộng với tay nghề khá cao. Trong giai đoạn kinh tế tập thể tập trung các khu ruộng trũng ở các thôn này đều được tổ chức nuôi cá ruộng đạt kết quả khá cao. Ngày nay, khi giao khoán ruộng cho hộ tự chủ sản xuất thì ngay các khu ruộng trũng cũng phải chia thành nhiều mảnh nhỏ, không thể tổ chức nuôi cá ruộng kết hợp với lúa được. Do vậy, ngoài việc thu xếp sản xuất nông nghiệp tại hộ gia đình, có khá nhiều lao động nuôi cá lành nghề ở Ngọc Động đã ra đến Hà Nội, Hà Đông để nhận thầu nuôi cá trong các hồ lớn để thu lợi nhuận. + Thôn Phí Trạch lại thiên về phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tranh thủ lúc nông nhàn. Hiện nay toàn thôn có đến 50 hộ trên tổng số 419 hé ( 12,0% ) có tổ chức làm nghề đan lát mây tre đan xuất khẩu, thu hút hơn 370 lao động trẻ, tạo công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội. + Ở các thôn đều có một số hộ kết hợp làm nông nghiệp với hoạt động dịch vụ. Trong đó các thôn Hậu Xá, Nguyên Xá, Đông Phí, Dương Khê có nhiều hộ làm công việc buôn bán các hàng hoá tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, cơ khí sửa chữa... Doanh thu của các ngành nghề này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất của địa phương. Cơ cấu sử dụng lao động cũng bắt đầu có chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động TTCN và dịch vụ, tuy chưa đáng kể. Biểu 9 : Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của xã Phương Tú Ngành kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nông nghiệp 86,72 82,56 80,62 78,72 75,70 70,25 CN & XD 7,57 9,48 10,05 12,29 15,00 18,27 Dịch vô 5,71 7,96 9,33 8,99 9,30 11,48 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 Nguồn số liệu: thống kê xã 2.6 Thu nhập và mức sống của nông dân Theo Thống kê cũng nh­ kết quả khảo sát cho thấy 90% số hộ sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính. Đất thổ cư của mỗi hộ bình quân chỉ có từ 100 - 250m2, nhìn chung đại bộ phận các hộ đều đã xây dựng được nhà cấp 4 mái ngói hoặc mái bằng, tương đối kiên cố. Các hộ đều có sân phơi khá rộng, có giếng khoan lấy nước sinh hoạt. Giá trị sản lượng thu được tính bình quân 1 nhân khẩu hàng năm đều có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Đặc biệt, mức lương thực bình quân nhân khẩu của Phương Tú khá cao, năm 2000 đạt 764 kg/người, năm 1996 bị thiên tai mất mùa vẫn đạt 565kg/ người. Nh­ vậy, Phương Tú luôn có khả năng đảm bảo an ninh lương thực và có nguôn nông sản hàng hoá chủ yếu là thóc gaọ. Khối lượng lương thực hàng hoá chiếm 2/3 sản lượng thóc gạo sản xuất hàng năm. Nhưng vì giá lương thực hiện nay quá thấp, gần bằng hoặc ngang so với giá thành sản xuất nên hiệu quả kinh tế không cao, mức thu cao nhất là năm 2000 đạt 3,254 triệu đồng/ người, nếu tính bình quân cả các khoản chi phí trung gian vào khoảng 30% ( Phương Tú chưa thống kê riêng các khoản chi phí trung gian như mua gióng, phân vô cơ , thuốc BVTV, thuỷ lơi phí, xăng dầu, điện, thức ăn công nghiệp cho gia súc, vật liệu khác... ) thì thu nhập bình quân mới đạt 2,27 triệu đồng, quy ra với tỷ giá USD bình quân lúc đầu năm 2000 là 14.000 VNĐ/USD thì cũng mới chỉ đạt 182,9 USD / người/ năm. Biểu 10 : Giá trị sản lượng lương thực bình quân qua các năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 GTSL/BQ 1 nhân khẩu 1000đ 1936 1795 1998,5 2544,4 3022,6 3254,0 2 Tỉ lệ TH so KH đề ra % 95,0 77,3 107,4 107,4 107,4 103,7 3 Lương thực/ người Kg 610 565 563 658 728 764 Nguần số liệu:Thống kê xã Số hộ đã mua sắm được phương tiện nghe nhìn ( máy thu hình, máy thu thanh ) chiếm tỉ lệ trên dưới 50% tổng số hộ trong xã, sắm phương tiện đi loại cơ giới ( xe gắn máy, ô tô.... ) khoảng 15% số hộ. Nhìn chung mức sống của nông dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra cho sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện mức sống nông thôn trong giai đoạn hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được. II. Thực trạng cơ cấu cây trồng vật nuôi ở xã Phương Tú 1. Cơ cấu cây trồng theo nhóm cây Sản xuất trồng trọt của xã Phương Tú trong nhiều năm qua thì chủ yếu tập trung sản xuất cây lương thực mặc dù năng suất cây trồng tăng cao nhưng hiệu quả kinh tế chưa được tối ưu thu nhập và mức sống chung của bà con nông dân thuần nông còn thấp. Trong tổng số diện tích gieo trồng cây hàng năm thì cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao xét về xu thế thì tỷ trọng cây lương thực trong năm qua không có gì thay đổi. Điều này thể hiện đây là một xã thuần nông. Biểu 11 : Diện tích và cơ cấu của các nhóm cây Nhóm cây trồng 1995 1997 1998 2000 DT (ha) Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) 1.Cây hàng năm 1003,1 100 887,5 100 915,2 100 10313 100 - Cây lương thực 903,7 90 866,5 91 867,6 94,8 1002 97 - Cây thực phẩm 10,8 9,8 18,8 88 45,4 5,0 29,3 3 - Cây CN ngắn ngày 2,2 0,2 2,2 0,2 2,2 0,2 0 0 2. Cây lâu năm 0 0 0 0 0 0 0 0 Cây ăn quả 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn số liệu: Thống kê xã Đối với cây lương thực qua bảng biểu trên thì ta thấy về diện tích có biến đổi tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối, điều này thể hiện sự tăng về số lượng đến qua các năm 95, 97, 98, 2000 là 90% ®97,6% ® 94,8% ® 97% cây lương thực ở đây chủ yếu bao gồm phần nhiều là lúa còn lại là ngô và khoai lang chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Đối với diện tích cây thực phẩm nhìn chung những năm qua đã thay đổi đáng kể nhất là những năm 97, 98 diện tích tăng lên từ 10,2ha năm 1995 tăng lên 18,8ha năm 1997 lên 45,4 ha năm 1998 và 19,8 ha năm 2000 như vậy có thể nói diện tích cây lương thực những năm qua đã tăng theo chiều hướng tích cực. Cây thực phẩm ở đây chủ yếu là bí xanh, rau các loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phục vụ cuộc sống của bà con trong vùng, một phần được bà con đem ra thị trấn Vân Đình để tiêu thụ để tăng thêm nhu nhập. Mặc dù vậy nhưng do nhu cầu lương thực trong bữa ăn vẫn còn lớn nên diện tích này vẫn tiếp còn đang chậm và có dấu hiệu giảm khi tiến hành sản xuất giống lúa thiên về chất lượng thì năng suất lúa sẽ giảm và diện tích trồng cây thực phẩm này giảm. Đối với diện tích cây công nghiệp ngắn ngày thì xã Phương Tú chủ yếu là trồng trọt lại với diện tích khá nhỏ chỉ có 2,2 ha trong năm qua điều này nó thể hiện đây là vùng trũng nên chỉ có thể gieo trồng lúa mà phát triển cây công nghiệp ngắn ngày là rất khó do điều kiện đất đai không cho phép, năng suất của cây lúa thấp nên trong năm 2000 thì toàn xã đã bỏ dần diện tích cây công nghiệp ngắn ngày hay là cây lạc để chuyển sang sản xuất cây lương thực khác. Đối với cây ăn quả và cây lâu năm thì toàn xã nhìn chung là không phát triển diện tích dùng để trồng cây ăn quả hầu như không có lý do này là do diện tích vường của hộ nông dân rất hạn chế, diện tích thổ cư bình quân mỗi hộ chỉ đạt 100 - 250 m2 điều này làm cho hệ thống cây ăn quả và cây lâu năm ở xã phát triển rất kém. Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây chỉ mới phản ánh về mặt số lưọng và quy mô các nhóm cây trồng của xã. Song phát triển trồng trọt thì mục tiêu quan trọng của nhóm cây trồng phải đạt được những kết quả cụ thể và giá và sản lượng và mối tương quan về các loại sản phẩm đó trong việc cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và cung cấp cho thị trường bên ngoài. Kết quả sản phẩm mới phản ánh đúng đắn vị trí và vai trò của từng nhóm cây trồng trong đời sống kinh tế xã hội qua các giai đoạn của lịch sử phát triển nông nghiệp của địa phương. Về giá trị sản lượng và cơ cấu giá trị sản lượng của nhóm cây trồng ta có biểu sau. Biểu 12 : Cơ cấu giá trị sản lượng của các nhóm cây trồng ở xã Phương Tú Đơn vị : tỷ đồng Nhóm cây 1997 1998 1999 2000 GTSL % GTSL % GTSL % GTSL % Tổng sè 98,106 100 107,63 100 111,973 100 113,751 100 Cây lương thực 87,639 90,8 89,79 85,87 92,731 84,15 94,471 83,05 Cây thực phẩm 10,467 9,81 18,44 14,08 19,556 15,8 19,280 16,95 Cây ăn quả 0 0 0 0 0 0 0 Cây công nghiệp 0,09 0,01 0,1 0,15 0,08 0,05 0 0 Nguồn số liệu: Thống kê xã Như vậy qua bảng phân tích về giá trị và cơ cấu của giá trị từng nhóm cây ta có thể thấy được về giá trị cây thực phẩm qua 4 năm trên cổ phần tăng lên một cách rõ rệt thể hiện về hiệu quả sản xuất của cây thực phẩm phục vụ sản xuất đồng thời thể hiện mức sống của nông dân không như trước kia chỉ có lương thực nhưng nay đã thay đổi, lương thực không còn quan trọng như trước kia. Giá trị sản lượng cây lương thực giảm một cách tương ứng với giá trị tăng lên của cây thực phẩm. Đặc biệt ta xem xét cây công nghiệp ở Phương Tú chủ yếu là lạc ta thấy rằng đây là một xã có diện tích canh tác trũng nên khi ta đưa cây công nghiệp vào sản xuất ở địa phương rất kém hiệu quả chính vì vậy giá trị sản lượng của các cây này giảm xuống và đến năm 2000 thì xã chủ trương bỏ hẳn cây lạc để chuyên sản xuất cây thực phẩm và cây vụ đông. Để đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của đất hay nói cách khác đó là năng suất của đất ta phải xem xét trên hai khía cạnh cả giá trị sản lượng lẫn cơ cấu của đất dành cho sản xuất đó. Khi so sánh kết quả sản xuất của các năm với nhau ta phải xem xét xem năng xuất của đất đó đã đem lại bao nhiêu. Ở đây ta xem xét về hai góc độ đó là năng suất của sản phẩm trên 1ha và cơ cấu của đất tức là diện tích để trồng hay canh tác loại sản phẩm đó là bao nhiêu để thấy được việc nên chuyển hay không chuyển diện tích cây này sang sản xuất cây kia. Qua bảng phân tích về cơ cấu của diện tích năng suất của các nhóm cây ta thấy rằng ở địa phương trong những năm qua đã tích cực canh tác sản xuất cho nên về nhìn chung thì diện tích các loại càng có giá trị lớn đều có diện tích tăng nên chỉ cây lạc là chủ trương của xã bỏ đi. Tuy vậy đây mới chỉ là diện tích tăng nên một cách tự phát do nhu cầu tiêu dùng của các hộ nông dân mà họ tự tăng diện tích canh tác nên bằng biện pháp thâm canh tăng vụ. 2. Cơ cấu cây trồng theo loại cây Các nhóm cây trồng phản ánh một cơ cấu cây trồng tổng hợp thể hiện tính chung nhất trong quá trình phân bổ sản xuất nông nghiệp của xã và những đặc điểm tổng quát của các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành các vùng nông nghiệp có tính chất khá tập trung và chuyên môn hoá. Tuy nhiên do tập đoàn cây trồng rất phong phú, đa dạng, khí hậu thời tiết, chế độ canh tác thậm chí cả những tập quán sản xuất của con người cùng xuất phát từ đặc điểm riêng của từng loại cây trồng. Người dân đồng bằng gắn liền với cây lúa nước, người dân miền núi gắn liền với cây màu, cây lương thực ( ngô, khoai, sắn ) và cây công nghiệp... Vì vậy cơ cấu cây trồng xét theo từng loại cây trong từng nhóm cây sẽ giúp nghiên cứu sâu hơn bản chất sự hình thành và phát triển của loại cây trong địa phương và ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế - xã hội. 2.1 Đối với cây lương thực Trong nhóm cây lương thực ở xã Phương Tú thì ngoài lúa còn có một số loại hoa màu gồm ngô, khoai, sắn trong khoai có khoai lang và khoai tây. Qua nghiên cứu từ năm 1995 đến 2000 thì diện tích gieo trồng của lúa là chiếm chủ yếu và có xu hướng tăng nên, chỉ tỷ trọng tương đối lớn trong tổng diện tích cây lương thực. Năm 1995 đạt 707,5 ha tăng lên 7,8 ha năm 1996. Năm 1997 do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết nên diện tích tất cả các loại cây đều giảm xuống. Riêng diện tích lúa giảm từ 718 ha ® 699,8 ha nhưng sau đó diện tích lúa và các loại hao mòn khác đều tăng nên đến năm năm sau riêng lúa đến năm 2000 đã tăng 720,8 ha. Ta có bảng diện tích và cơ cấu đất các loại cây từ năm 1995 - 2000. Biểu 13: Diện tích và cơ cấu đất các loại cây từ năm 1995- 2000 Đvt: ha Loại cây 1995 1996 1997 1998 1999 2000 DT % DT % DT % DT % DT % DT % Tổng sè 904,5 977,8 875,2 922,0 982,0 1034,3 Lúa 707,5 78,22 718 73,44 699,8 79,96 767,4 76,7 716,3 72,94 720,8 69,82 Ngô 153 16,92 164 16,77 132,5 15,14 140,4 15,23 187,2 19,08 252 24,4 Khoai lang 43,2 4,78 48,5 4,96 34,2 3,9 19,8 2,14 40,7 4,14 29,2 2,82 Khoai tây 10,8 1,08 47,3 4,83 18,7 2 54,4 5,9 37,8 3,85 29,3 2,82 Nguồn số liệu: Thống kê xã Như vậy đặc trưng của xã là sản xuất lúa 2 vụ với diện tích tương đối lớn trong tổng diện tích gieo trồng đất nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích cây màu khác cũng có phần tăng về cả tương đối và tuyệt đối chủ yếu là cây ngô với diện tích năm 1995 là 153 ha đến năm 2000 là 252 ha tăng lên gần 100 ha. Điều này cho thấy người nông dân nơi đất đang phát triển sản xuất vụ đông đang phát triển.Các cây khác diện tích và tỷ trọng có sự biến đổi linh hoạt theo từng năm từng vụ cho nên diện tích thay đổi lên xuống thất thường. Kết quả sản xuất các loại cây lương thực còn được phản ánh qua chỉ tiêu chất lượng quan trọng đó là năng suất cây trồng thể hiện hiệu quả sản xuất của từng loại cây. Cho biết ưu thế của từng loại cây. Với đặc điểm của vùng đất chiêm trũng sản xuất lúa là chủ yếu thì năng suất lúa của xã đạt khá cao so với năng suất bình quân qua các năm đạt từ 50 - 100ta/ha/ năm. Biểu 14 : Năng suất các loại cây lương thực Tạ/ha Loại cây 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Lúa 87,83 76,83 81,76 97,1 1000,3 100,7 Ngô 37 24,7 29,2 29,2 30,6 33,2 Khoai lang 97 88,9 76,6 92,6 106,8 107,5 Khoai tây 125 19,4 125 123,7 123,4 138 Đỗ tương 11,1 13,7 7,4 9,7 11,3 12,5 Nguồn số liệu: thống kê xã Năng suất cây ngô bình quân đạt khá cao bình quân qua các năm đạt từ 30ta/ha thể hiện được chất đất ở đây phù hợp với cây ngô cho nên năng suất đạt khá cao như vậy. Ngoài cây ngô thì hai loại cây khoai lang và cây khoai tây năng suất đạt được khá cao. Như vậy ngoài năng suất lúa ở đây đạt khá cao thì cây ngô và cây khoai cũng rất cao cho thấy chúng ta cần ưu tiên phát triển các loại cây này vì đây là loại cây phát triển cho hiệu quả khá cao, cao hơn cây lúa cho nên cần để dành một phần diện tích đất cây lương thực để phát triển các cây mùa vụ đông. 2.2 Đối với cây thực phẩm Cây thực phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cây trồng ở xã, và giá trị sản lượng cũng rất nhỏ. Nhưng nó có vai trò to lớn trong việc cung cấp các loại rau quả tương và một số loại đậu ăn quả cho thị trấn Vân Đình. Ở xã thì diện tích đất dùng cho phát triển các loại cây này chủ yếu là diện tích vườn cây ở đất thổ cư và một phần ở đất ruộng có độ cao, khi phát triển vào vụ đông mà khi lúa đã thu hoạch và triển khai làm vụ đông nhưng diện tích này cũng rất hạn chế mà chủ yếu bà con dùng để phát triển cây ngô, khoai nên những năm tới cần phải khuyến khích bà con dãn diện tích để phát triển các loại rau quả tươi như bí xanh, đậu đỗ xào... Về thị trường tiêu thụ các loại rau quả của xã là tương đối rộng có thể tiêu thụ ngay trên địa bàn thị trấn Vân Đình cũng có thể phát triển ra thị trường thị xã Hà Đông hoặc Hà Nội với một thị trường tiêu thụ rất lớn có thể bao tiêu được sản phẩm bà con sản xuất ra với một lượng lớn. 2.3 Cơ cấu diện tích đất cây trồng theo mùa vụ Do đặc điểm điều kiện khí hậu, thời tiết và môi trường của nước ta nói chung cũng như của địa bàn Hà Nội riêng, sự hình thành các mùa vụ sản xuất đối với cây trồng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kỹ thuật trồng trọt và đặc điểm sinh học các loại cây hàng năm ở đây khá phong phú cả cây lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên mỗi nhóm cây trồng đối với từng loại cây cụ thể lại đòi hỏi những thời vụ khác nhau và chu kỳ sản xuất không giống nhau. Việc xác định cơ cấu cây trồng không thể tách rời tính chất mùa vụ được hình thành do tính chất kỹ thuật của từng loại cây. Mặt khác do điều kiện tự nhiên khá phức tạp, có những diễn biến phức tạp bất lợi theo quy luật tự nhiên khi con người chưa nhận thức hết như bão, lũ.... Nếu biết bố trí mùa vụ để tránh được những bất lợi đó thì càng có điều kiện làm nền tảng cho sản xuất chắc chắn. Trên thực tế thì ở xã Phương Tú thường bố trí mùa vụ sau đây : - Vụ đông xuân : cấy lúa chiêm với diện tích rất lớn hàng năm. 700 ha đến 720 ha lúa đông xuân. Ở trên tất cả các cánh đồng năng suất đạt được 50 ta/ha. Sử dụng chủ yếu các loại lúa lai năng suất cao như Khang dân, Q5, Lúa lai... - Vụ mùa diện tích cấy lúa vẫn là chủ yếu năng suất đạt 40 - 45 tạ/ha vụ này thường phải chống trọi lại với thiên tai như bão lũ, mưa to nên mực nước dâng lên tuy xã đã có 6 trạm bơm với công suất trên 1000m2/h nhưng vẫn còn có một số Ýt diện tích tiêu úng không kịp dẫn tới năng suất không cao. - Vụ đông với một số diện tích có chân ruộng cao bà con đã chủ động làm màu với diện tích toàn xã từ 150- 200 ha chủ yếu trồng cây ngô đồng năng xuất đạt bình quân 30 tạ/ha đem lại thu nhập thêm cho bà con ngoài ra bà con còn trồng xen vào cây ngô đồng các loại khác như rau, khoai lang.... 2.4 Cơ cấu đàn vật nuôi của Phương Tú Phương Tó trong những năm qua đàn vật nuôi rất phát triển chủ yếu là nuôi lơn và gà với số lượng tăng không ngừng từ năm này qua năm khác trong vòng 6 năm từ 1995 - 2000 số lượng lợn tăng lên từ 4404 con năm 1995 lên 8570 con năm 2000, tăng gần gấp đôi số lượng, gà cũng tăng đáng kể từ 30656 con năm 1995 tăng 66500. Như vậy về hai con vật nuôi gắn bó với bà con nông dân đó là gà và lợn có sự tăng đáng kể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho bà con nông dân và cung cấp cho thị trường tiêu thụ ở bên ngoài đó là thị trấn Vân Đình và thị xã Hà Đông. Ngoài hai con vật nuôi chính đó ra thì một số con khác cũng có sự tăng như nuôi vịt đẻ cung cấp trứng thì năm 1999 là 23860 con, năm 2000 đàn vịt đã có 46000 con cung cấp hàng trăm nghìn quả trứng. Về số lượng trâu bò ở xã do không có chỗ chăn nên đàn trâu bò có xu hướng giảm. Biểu 15 : Số liệu và số lượng sản phẩm đàn vật nuôi Loại 1995 1997 1998 2000 SL ( con ) SP ( tấn ) SL ( con ) SP ( tấn ) SL ( con ) SP ( tấn ) SL ( con ) SP ( tấn ) Lợn 4404 308 6669 433,5 7288 473,7 8570 552,,8 Gà 30860 51,6 18030 40,2 36131 51,3 66500 107,3 Vịt 23860 30 23620 41,1 30506 42,1 46000 60,2 Bò 992 661 653 600 Cá 40 36 40 45 80 Nguồn số liệu: thống kê xã. Như vậy qua bảng số liệu trên ta thấy đàn lợn của xã liên tục tăng .Trong những năm qua sản phẩm của chúng không ngừng tăng lên từ 308 tấn lên năm 1995 lên đến 552,8 tấn. Năm 2000 còn lại tất cả con nuôi khác đêu tăng gấp đôi. III. Thực trạng chuyển đổi đất lúa sang sản xuất nông sản phẩm khác ở Phương Tú 1. Thực trạng chuyển đổi Qua phân tích tình hình đất trồng lúa của Phương Tú ta thấy mặc dù ở Phương Tú có các chân ruộng cao, thấp, trũng, vừa phải khác nhau song nhờ có hệ thống thủy lợi tốt của xã đã được kiên cố kênh mương chủ động tưới tiêu cho nên sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là sản xuất lúa không gặp nhiều khó khăn trên tất cả các chân ruộng. Về năng suất ở các chân ruộng hầu như không có gì chênh lệch nhau nhiều. Nhưng ở các chân ruộng khác nhau thì hiệu quả kinh tế khác nhau. Như ta thấy ở chân ruộng cao thì để đạt được năng suất cao thì bà con nông dân phải sử dụng đến biện pháp tưới nước để đáp ứng được nhu cầu nước cho cây lúa như vậy việc sản xuất rất vất vả làm mất thời gian của bà con nông dân, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất làm cho chi phí sản xuất tăng lên như vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất sẽ giảm xuống. Để khắc phục được điều đó ta nên chuyển đổi sang sản xuất các cây trồng khác phù hợp với điều kiện của đất đó như vậy sẽ giảm được chi phí sản xuất đem lại hiệu quả sản xuất trên mảnh đất đó sẽ cao hơn. Tương tự như vậy ta thấy cũng có một số chân ruộng trũng khi sản xuất lúa cũng gặp khó khăn không kém khi mưa to kéo dài thì các ruộng lúa này thường xuyên bị ngập úng cho nên chi phí để sản xuất tăng lên do phải áp dụng biện pháp tiêu nước để thoát úng cho cây lúa. Để khắc phục tình trạng trên ta nên chuyển những chân ruộng đó sang sản xuất kết hợp giữa lúa và cá. Chính vì vậy chủ trương của xã trong những năm tới để nâng cao đời sống bà con nông dân bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên các chân ruộng chủ yếu là dựa vào những điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép, sản xuất vì vậy năm 2000 thực hiện tinh thần Nghị quyết 09/2000 NQ/CN ngày 15/6/2000 của Chính phủ. Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tây lần thứ 9, Nghị quyết số 20 huyện Đảng bộ Ứng Hoà. Đại hội Đảng lần thứ 17 Đảng bộ xã Phương Tú đã có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ số đảm bảo an ninh lương thực thực hiện tại chỗ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên 1 đơn vị diện tích tăng thu nhập cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân từ chủ trương này được sự giúp đỡ của Viện kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 9/2000, Ban chấp hành Đảng uỷ xã Phương Tú thống nhất chọn 1 hợp tác xã nông nghiệp đó là hợp tác xã nông nghiệp Ngọc Đông làm điểm thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên đất lúa nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân. Như vậy để thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng được diễn ra đạt hiệu quả cao nhất tránh được rủi ro do chuyển dịch hàng loạt khi nó không phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã đã thường xuyên chuyển đổi từng bước bước đầu thí nghiệm đối với địa bàn thôn Ngọc Đông. Đây là hợp tác xã có điều kiện chuyển đổi hơn hết các hợp tác xã khác bởi lẽ đây là hợp tác xã có chân ruộng trũng nhất vào vụ mùa có tới 60% diện tích bị ngập úng phải nhờ tới hệ thống tưới tiêu nước để thoát nước chống úng. Thứ hai bà con nhân dân ở đây có tinh thần sản xuất hăng say, ham học hỏi có trình độ hiểu biết cao, dễ dàng tiếp thu được kinh nghiệm sản xuất mới. Về điều kiện kinh tế xã hội của hợp tác xã Ngọc Đông. Hợp tác xã Ngọc Động là một trong sáu hợp tác xã của xã Phương Tú. Tổng diện tích đất tự nhiên là 179,4ha trong đó đất nông nghiệp là 141 ha = 78,6% trong đó trên đất nông nghiệp có 136,8 ha canh tác và 4,2 ha ao hồ nuôi trồng thuỷ sản, đất thổ cư vườn tạp 10,2ha = 5,7%, đất chuyên dùng 28,2ha = 15,72%. Để tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, thì việc đầu tiên là chúng ta phải quy hoạch lại từng mảnh ruộng để phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi. Để tiến hành chuyển đổi đất trồng lúa sang sản xuất nông thuỷ sản thì thôn đã có chính sách về dồn ô, đổi thửa để tạo ra những mảnh ruộng có đủ diện tích để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Kết quả dồn ô như sau : - 145 hộ nhận 1 ô với tổng diện tích = 115 mẫu = 35% - 274 hộ nhận 2 ô với diện tích = 229,9 mẫu = 65% - 18 xuất hưu diện tích = 1,8 mẫu - Quỹ đất công Ých 5% diện tích = 17,5 - Quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn = 1,6 - Quy hoạch giao thông thuỷ lợi = 3,3 - Diện tích giao thầu cho các hộ gắp phiếu rơi vào chỗ khó khăn xử lý phát sinh = 5,4 Cộng = 374,5 mẫu Trước lúc chuyển đổi ruộng đất năm 1995 HTX có 1618 ô thửa sau khi chuyển đổi HTX còn 693 ô thửa Giảm được 925 ô thửa = 60% Số thửa nhỏ nhất là : 5 sào Vùng chuyển đổi hai lúa + một cá + 1 vịt nhỏ nhất là 5 năm, lớn nhất là 15 mẫu. Trong đó thì diện tích và cơ cấu đất phân theo đội hình của thôn Ngọc Đông như sau. Về đất cao có khả năng chuyển sang sản xuất cây màu của thôn được phân ra làm 3 khu với tổng diện tích là 18,8 mẫu. Trong đó ở Bãi Làn là 8 mẫu, Đống Gà là 5 mẫu, và Quán Cũ là 8,5 mẫu. Như vậy sau khi tiến hành chuyển đổi dồn ô, đổi thửa tập trung thành 3 mảnh giao cho một số hộ tự nguyện nhận để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình. Đối với chân ruộng có thể kết hợp nuôi cá với trồng lúa và vịt thì ở Ngọc Đông được quy hoạch vào một ô, ở cánh đồng Khu Nhận với diện tích tương đối lớn 105 mẫu, tương đương với 40 ha, đối với khu đất này thì chuyển sang phương thức sản xuất kết hợp lúa, cá, vịt thì đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ cao, có vốn lớn thì mới đáp ứng được điều kiện sản xuất. Thực hiện việc này xã đã chia mảnh ruộng thành nhiều ô nhỏ với diện tích từ 5 - 15 ha chủ trương sao cho mỗi một mảnh có từ 1 - 5 hộ quản lý và sản xuất trên cơ sở tự nguyện với nhau. Đối với chân ruộng trũng chuyển hẳn sang nuôi cá thì đây là chân ruộng có diện tích ở gần khu dân cư có thể giao được trực tiếp cho hộ ở liền kề với chân ruộng đó. Toàn thôn có 3 khu chân ruộng như vậy đều tập trung ở ba khu : Lưới A là 6,5 ha, Cây Quýt :3,5 ha, Bình Sinh : 6,5 ha. Thôn Ngọc Đông đã chủ động tiến hành dồn ruộng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày 20/12/2001 là kết thúc. Nông dân rất phấn khởi hăng hái kiến thiết xong bê bao, bờ vùng, mạnh dạn đầu tư, trách nhiệm của người nông dân ngày càng tích cực gắn bó với đồng ruộng, sức sản xuất vụ xuân cấy nhanh gọn trong khung thời vụ tốt nhất toàn thôn vụ xuân này có nhiều hộ xã viên đã hăng hái cấy nhiều diện tích lúa lai toàn thôn đạt 3,7% diện tích. + Chi phí cho công việc dồn ruộng sơ bộ như sau : - Công chia ruộng 0,5 kg x 360 mẫu = 27.000.000đ - Sổ sách + vật tư thước dây = 600.000đ - Hội họp + tham quan = 500.000đ + Đào đắp thuỷ lợi 8500m2 = 85.000.000đ - Xây dựng cơ bản công thoát nước = 10.000.000đ =103.300.000đ Bằng chữ ( một trăm lẻ ba triệu đồng ) Mức thu 1 ha chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi + Hai lúa 10 tấn x 1500đ 15.000.000đ + Cá 2 tấn x 12.000.000đ + Vịt đẻ 200 con/ha 5.000.000đ Cộng 32.000.000đ Tổng thu : Ba mươi hai triệu chẵn. Đất chuyên dùng gồm giao thông, thuỷ lợi xây dựng cơ bản công cộng chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm 28,2 ha = 15,72%. Đất thổ cư ổn định những năm gần đây Ýt có biến đổi ở mức 5,7%. Toàn thôn Ngọc Đông nằm trong vùng chiêm trũng của xã Phương Tú đồng thời là vùng trũng của Ứng Hoà, hơn nữa với địa hình của thôn thì 60% diện tích đất nông nghiệp lại trũng hơn các hợp tác xã khác trong xã nên sản xuất vụ mùa bấp bênh, năng suất không đảm bảo, trong đó diện tích đất trũng có khả năng chuyển hẳn sang chuyên thả cá là 16,7 ha + 4,2ha ao hồ, cứ như vậy tổng diện tích chuyên cá của hợp tác xã là 20,9ha, diện tích đất trũng có khả năng nuôi trồng có kết hợp với trồng lúa là 65,2 ha và diện tích cao có khả năng chuyển sang sản xuất vụ màu là 48,8ha. Trước khi chuyển đổi hợp tác xã Ngọc Đông có 136,8 ha chuyên sản xuất lúa 2 vô nay cơ cấu của đất sản xuất nông nghiệp thay đổi như sau: đất chuyên thả có là 20,9ha bao gồm ở 3 khu lưới A : 6,5 ha, Cây Quýt là 3,5ha và Bịnh Thinh là 6,7ha + 4,2 ha ao hồ cũ, 44 ha trước kia chuyên lúa 2 vô nay chuyển thành 2 vụ lúa + 1 vụ cá theo công thức 1 vụ lúa + 1vụ lúa kết hợp với cá và 48,8 ha trước chuyên 2 lúa nay chuyển thành 2 vụ lúa + 1 vụ màu. Đất chuyên sản xuất màu chiếm 16,8 ha được phân ở ba khu. Như vậy toàn thôn Ngọc Đông đã chuyển đổi lượng lúa như sau : Biểu 16 : Diện tích đất được chuyển đổi năm 2000 Đơn vị tính ; ha Chỉ tiêu Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi - Đất trồng lúa 136,8 69,6 - Đất trồng lúa + màu 0 6,9 - Đất trồng lúa + cá 0 44 - Cá 4,2 20,9 Nguồn số liệu : Thống kê xã 2. Một số công thức luân canh Công thức luân canh phải đảm bảo yêu cầu kỹ thụât của từng loại cây, sao cho không ảnh hưởng tới đại diện sinh trưởng của các cây đồng thời không ảnh hưởng tới thời vụ của cây trồng căn cứ vào yêu cầu đó ta có một số công thức luân canh sau: 2.1 Đối với đất 2 vô Đối với đất 2 vô ta có thể kết hợp theo công thức kết hợp 1 vụ lúa 1 vụ cá, 1 vụ lúa 1 vụ màu và 2 vụ lúa. STT Tháng Vô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 lúa Lúa chiêm xuân Lúa mùa 2 1lúa + 1 màu Cây màu ( gạo + ngô) Lúa mùa 3 1 lúa + 1 cá Lúa chiêm xuân Cá ruộng 2.2 Đất 3 vô Đất 3 vụ là loại đất có chất đất tốt hệ thống thuỷ lợi tốt nên ta có thể bố trí sản xuất theo công thức sau : STT Tháng Vô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 lúa + 1 màu Lúa xuân sớm Lúa mùa sớm Vụ đông 2 2 lúa + 1 cá Lúa xuân Lúa mùa + cá 3 3 vụ màu Vụ màu 1 Vụ màu 2 Vụ màu 2.3 Mặt nước chuyên thả cá STT Tháng Vô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Cá thịt + vịt Cá thịt 1 + vịt Cá thịt 2 + vịt Cá thịt 3 + vịt 2 Cá giống Cá giống 1 Cá giống 2 Cá thịt + vịt 3. Hiệu qủa kinh tế bước đầu chuyển dịch Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng con nuôi chính tổng hợp chung như biểu 17. Nuôi thả cá thì hiệu quả kinh tế cao không ai phủ nhận được. Các diện tích mặt nước ao hồ cho Hợp tác xã nông nghiệp và UBND xã quản lý giao thầu cho xã viên khai thác mức khoán cao hơn giá trị sản lượng thu được nếu đó là ruộng loại 1 cây 2 vụ lúa/năm Biểu 17 : Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính . STT Cây trồng (1ha/1năm) Chí phí (1000đ) Doanh thu (1000đ) TNHH ( 1000đ) Số công LĐ (công ) TN/ngày công (1000đ) 1 Lúa chiêm 6048 8640 2592 162 16,0 2 Lúa mùa 5578 7968 2390 160 14,9 3 Ngô đông 1450 3625 2185 140 15,5 4 K/lang đông 540 1800 1260 125 10,1 5 Rau 7200 6000 4800 280 17,1 6 Đậu tương 1260 2800 1540 110 14,0 7 Lạc 2450 4900 2450 160 15,3 8 Bí xanh 1640 4100 2460 120 20,5 Nguồn số liêu: Viện kinh tế nông nhgiệp Biểu 18 : Hiệu quả kinh tế của một số con nuôi chính trong 1 năm STT Con nuôi Chí phí (1000đ) Doanh thu (1000đ) TNHH ( 1000đ) Số công LĐ (công ) TN/ngày công (1000đ) 1 Lợn thịt (1con ) 357 595 238 20 11,9 2 Bò cái SS 180 900 720 180 4,0 3 Trâu cái SS 180 900 720 180 4,0 4 1ha nuôi cá 18630 40500 21870 700 31,2 5 1ha cá ruộng + vịt 4830 10500 5670 140 40,5 6 100 gà CN 1960 2800 840 60 14,0 Nguồn số liệu: Viện kinh tế nông nghiệp. Qua số liệu này cho thấy trong sản xuất trồng trọt thì nhu nhập hỗn hợp của hộ nông dân cao nhất là ở diện tích rau xanh kinh doanh, rồi đến lúa chiêm xuân, lúa mùa, bí xanh, lạc. Thu nhập hỗn hợp thấp nhất là diện tích trồng khoai lang. Nhưng nếu xếp theo thứ tự từ cao đến thấp thì từ bí xanh, lúa chiêm xuân, ngô đông, lạc , lúa mùa, đậu tương và khoai lang Đông. Trong chăn nuôi thì nghề nuôi trồng thuỷ sản ( nuôi thả cá ) đặc biệt là nuôi cá thịt + vịt đẻ cho hiệu quả kinh tế cao nhất cả về chi tiêu thu nhập hỗn hợp và giá trị ngày công, trong khi đó độ rủi ro lại thấp nhất. Sau đó đến ngành chăn nuôi gà công nghiệp và nuôi lợn. Chăn nuôi trâu bò sinh sản cần Ýt vốn đầu tư nhưng giá trị thu nhập thấp, nó chỉ là hướng sử dụng lao động phụ của các gia đình. Nếu so sánh độ rủi ro thì cấy 2 vụ lúa ở ruộng trũng bị rủi ro nhiều nhất, trong khi đó thì nuôi thả cá lại cho tổng thu nhập hỗn hợp cao gấp 4,4 lần và giá trị công lao động cao gấp đôi. Môi hình nuôi cá ruộng + 2 lúa và nuôi thêm vịt có giá trị thu nhập hỗn hợp đạt đến 40,5 nghìn đồng/ 1 công lao động. Lao động làm thuê trong nghề mây tre đan chỉ đạt giá trị ngày công lao động hiện tại mới chỉ được từ 6 - 8 nghìn đồng, đây coi là hướng tận dụng lao động để tăng thêm thu nhập thời vụ nông nhàn. Xem xét thu nhập hỗn hợp trên 1ha mặt bằng đất nông nghiệp ta thấy như biểu 19 sau : Biểu 19 : Thu nhập hỗn hợp trên 1 ha đất nông nghiệp STT Cây trồng Doanh thu (1000đ) Chi phí (1000đ) TNHH ( 1000đ) Số công LĐ (công ) TN/ngày công (1000đ) 1 2 vụ lúa 16608 11626 4982 322 15.5 2 1 lúa + 1 màu 20233 13076 7157 462 15.5 3 1 lúa + cá 27140 15878 11262 402 28.0 4 2 lúa + 1màu 12868 8028 4840,0 320 15.1 5 2 lúa +1cá + vịt 32108 19956 12152 562 21.6 6 3 vụ màu 16100 8840 7260 400 18.2 7 3 vụ cá + vịt 45500 21630 21870 700 31.2 Nguồn số liệu: Viện kinh tế nông nghiệp. Như vậy, với đồng đất Phương Tú thì phương thức sản xuất tốt nhất phải kể đến các công thức có nuôi thả cá. Nuôi cả suốt cả năm cho giá trị thu nhập chung đạt 21,8 triệu đồng, tiếp đến là 2 lúa + 1 cá + vịt đạt 12,152 triệu đồng. 1 lúa + 1 cá đạt 11,262 triệu đồng.... Các ngành khác đều có hiệu quả kinh tế thấp hơn nghề nuôi cá. * Nhận xét chung Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Phương Tú hoàn toàn cho phép có thể phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm để có thể thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Phương Tú có mức độ thâm canh sản xuất lương thực khá cao, sản lượng vượt xa yêu cầu về an ninh lương thực trong mỗi gia đình và trong cả địa bàn. Phương Tú có tỉ trọng và khối lượng lương thực hàng hoá lớn. Giá trị sản lượng và thu nhập tínhh bình quân trên đầu người của Phương Tú không cao, mức tăng hàng năm nếu trừ tỉ lệ lạm phát của tiền mặt thì mức tăng trưởng như vậy là chưa tương xứng với tiềm năng. Trong khi ngành nuôi cá hoặc nuôi cá kết hợp với sản xuất lúa có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng độc canh 2 vụ lúa nhiều. Lao động ở Phương Tú có rất nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nghề nuôi cá nên độ rủi ro thấp nhất. Tiềm năng thị trường tiêu thụ cá thịt ở Hà Nội, Hà Đông và các khu công nghiệp, trường học tập trung là rất lớn. Phương Tú có hàng trăm mẫu ruộng thuộc diện trũng rất có điều kiện để nuôi cá kết hợp cấy 1 - 2 vụ lúa. Nhưng từ đầu những năm 90 đến nay, sau khi tách ra HTX NN quy mô thôn và giao ruộng cho hé gia đình thì nghề nuôi cá ruộng bị mai một đi, một phần vì chủ trương chỉ đạo tập trung sản xuất lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, một phần do đất đai chia ô thửa manh mún cũng không thể nuôi cá kết hợp với lúa mùa được. Do vậy, cả xã chỉ còn gần 22 ha mặt nước ao hồ giao cho một số hộ tiếp tục thầu để chăn nuôi cá và thả vịt. Bằng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh kết hợp kinh nghiệm sẵn có nên sản lượng cá của Phương Tú hàng năm đều tăng, nhưng vẫn chưa khai thác được tiềm năng thực sự của nông nghiệp ở đây. Nguyên nhân chính là do chưa có chủ trương thống nhất về việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở từng HTXNN cũng như trong toàn xã. Chương III : Phương hướng và nội dung về chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Phương tú trong giai đoạn 2001 - 2010 I. Căn cứ xác định phương hướng và giải pháp 1.Những thuận lợi và khó khăn 1.1 Những thuận lợi cơ bản - Trong công cuộc đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và các chính sách mở cửa của Đảng và Chính phủ thì vấn đề an ninh lương thực đã được xã hội hoá trong phạm vi quốc gia. Những thành tựu nổi bật trong nông nghiệp, đặc biệt về sản xuất và xuất khẩu lương thực những năm gần đây đã khẳng định khả năng đảm bảo an ninh lương thực vững chắc cho cả nước trong lâu dài. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, ngày 15 tháng 06 năm 2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Nghị quyết số 09 cho phép chuyển đổi một số diện tích hiện đang trồng lúa nhưng hiệu quả kinh tế không cao sang hướng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp khác có tỉ suất hàng hoá lớn và hiệu quả kinh tế cao hơn.. Vấn đề vướng mắc về " quan điểm đảm bảo an ninh lương thực" trong từng địa bàn sẽ cơ bản được tháo gỡ. - Bộ máy lãnh đạo Chính quyền và đại đa số các hộ nông dân ở xã Phương Tú đều đã nhận thức được rằng thực trạng hiện nay dù trình độ sản xuất và thâm canh nông nghiệp mức khá, nhưng do phương thức sản xuất độc canh cây lúa nên xã Phương Tú có khối lượng và tỉ trọng lương thực hàng hoá rất cao ( 60 - 65% ). Nhưng trong khi đó giá lương thực thấp, càng đầu tư thêm thì giá thành sản xuất lúa càng cao. Trong thị trường cạnh tranh, nhất là khi phải cạnh tranh giá lúa đồng bằng Sông Cửu Long càng bị bất lợi và nông dân có lợi nhuận rất Ýt. Nếu Phương Tú cứ duy trì tỉ trọng diện tích cấy hai vụ lúa và bán thóc gạo hàng hoá thì khó có cơ làm giàu và phát triển đi lên được. - Trong thực tế ở Phương Tú các cây trồng rau, màu cho hiệu quả khá hơn hẳn so với cấy 2 vụ lúa. Nuôi thả cá thì càng hiệu quả hơn cả về thu nhập và về sử dụng lao động. Trên đồng đất Phương Tú có nhiều diện tích cao vẫn có thể trồng rau màu và các ô trũng có thể vừa cấy lúa kết hợp với nuôi cá, nuôi vịt nhằm tăng năng suất lúa, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích so cấy độc canh 2 vụ lúa/ năm. Trên diện tích này, nếu chỉ cấy lúa thì thường cho năng suất thấp vì cao thì bị hạn, úng trũng dễ bị ngập, độ rủi ro nhiều hơn. - Người dân Phương Tú chịu thương chịu khó, chuyên chỉ làm ăn, có chí hướng làm giàu. Nhiều thôn, xóm và các hộ gia đình ở Phương Tú rất có kinh nghiệm và tay nghề cao trong nuôi ao cá, cá ruộng. Hiện tại, có một số người ở Phương Tú có tay nghề nuôi cá và có vốn đầu tư nhưng thiếu diện tích ao và ruộng để tổ chức sản xuất kinh doanh tại quê hương đã phải đi thuê thầu mặt nước để kinh doanh hoặc phải đi làm hợp đồng chỉ đạo kỹ thuật cho các chủ trang trại ở các địa phương khác. - Thị trường các sản phẩm rau màu, thực phẩm ngay tại Phương Tú và xung quanh cũng còn rất nhiều tiềm năng. Chợ nông thôn hiện nay còn rất đơn điệu về chủng loại và khối lượng các loại rau xanh. Có thời điểm người buôn bán rau phải mua rau từ Thường Tín, Phú Xuyên, Từ Liêm về bán tại chợ Phương Tú. Điều kịên giao thông đi lại trong nội bộ xã và từ địa bàn xã đi các nơi vô cùng thuận tiện, nếu có sản phẩm rau xanh sản xuất ra chắc chắn không lo vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Qua thăm dò ý kiến hộ xã viên hai HTXNN Ngọc Động và Phí Trạch cho thấy ở Phí Trạch có 72% số hộ ủng hộ và có nguyện vọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi trong một phần diện tích nông nghiệp. Chỉ riêng ở Ngọc Động do chưa hiểu cách đặt vấn đề của cuộc vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi nên trong thực tế mới có rất Ýt ý kiến ủng hộ. Khi phỏng vấn, lúc đầu mới chỉ có 5 hộ thực sự có nguyện vọng và tán thành chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi vì lý do ruộng đất quá manh mún. Nhưng trong 3 cuộc hội thảo của đoàn cán bộ chủ chốt các HTXNN và thôn trưởng, toạ đàm với cán bộ thôn, HTXNN và đại diện xã viên 2 thôn Ngọc Động và Phí Trạch thì đại đa số đại biểu bàn tán sôi nổi và quy tụ được đất đai, giảm ô thửa manh mún thì tất cả đều tán thành ủng hộ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi tại địa phương để tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và tăng thu nhập cho hé gia đình. 1.2 Những khó khăn - Sau khoán 10, đất nông nghiệp các xứ đồng đều được chia mảnh theo các hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có 7 - 8 mảnh to nhỏ. Riêng HTXNN Ngọc Động trong cuộc vận động chuyển nhượng quy tụ ruộng đất năm 1996 đã gom lại để giảm số mảnh nhỏ để các gia đình xã viên dễ quản lý chăm sóc, nhưng bình quân mỗi hộ cũng vẫn còn 3 -4 mảnh. Thực tế, trong các cuộc vận động chuyển dịch cơ cấu cây trồng lần này có thể còn một số Ýt hộ chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và lợi Ých kinh tế của việc chuyển đổi nên sẽ trùng trình việc thực hiện các chủ trương này. - Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần thiết phải có sự thống nhất cả khu vực mới có thể tổ chức sản xuất và bảo vệ được. Đặc biệt khi tổ chức nuôi cá ruộng, cá ao thâm canh thì phải tập trung diện tích để khoanh ô, đắp bờ vùng để giữ nước, áp dụng phương thức canh tác sinh học, hạn chế dùng các hóa chất độc trong bảo vệ thực vệ và luôn có sự điều tiết một các khoa học. Đây là một vấn đề cần được đưa ra dân chủ bàn bạc để được toàn thể các hộ xã viên đồng tình ủng hộ thì mới có thể khả thi được. II. Phương hướng chuyển đổi 1. Phương hướng và mục tiêu: Quán triệt mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội và các Chỉ thị, Nghị quyết BCHTW Đảng khoá VII, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ các cấp về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, trong sản xuất nông nghiệp Phương Tú xác định yêu cầu cấp bách phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi để phát triển sản xuất hàng hoá, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và các yếu tố thuận lợi, khó khăn của địa phương, phương hướng sản xuất nông nghiệp ở Phương Tú : xác định một diện tích nhất định thuận lợi nhất cho cấy lúa để tiếp tục đầu tư thâm canh sản xuất thóc gạo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực và một phần làm hàng hoá. Diện tích này tối thiểu bằng 50% lúa cấy hiện nay (vì mức tiêu dùng tại chỗ hiện nay chỉ hết 1/3 sản lượng lương thực sản xuất ra ) Cơ cấu giống lúa sẽ thay đổi tập trung chủ yếu cấy các giống cao sản và chất lượng cao. Phần diện tích còn lại sẽ khảo sát quy hoạch để chuyển dịch cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Các vùng đất cao vẫn chuyển sang trồng các cây lương thực như ngô, khoai, rau, bí xanh, bí đỏ, đậu tương, đỗ xanh, lạc.. Các diện tích ở vùng ngập trũng sẽ chuyển sang hướng canh tác cấy lúa kết hợp với nuôi thả cá hoặc chuyên môn chuyên nuôi thâm canh nuôi cá thịt để tăng giá trị sản lượng, tăng lợi Ých kinh tế thu được trên một đơn vị diện tích. Đồng thời khuyến khích chăn nuôi gia đình, đặc biệt là phương thức chăn nuôi trang trại nuôi lợn hướng nạc, nuôi trâu bò thịt, nuôi gia cầm (gà, vịt ) lấy thị và trứng. Khuyến khích phát triển sản xuất ngành nghề trong nông thôn với các nghề có truyền thống như nghề đan guột, may tre đan, chẻ tăm hương... và các nghề mới như may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công, chế biến nông sản thực phẩm... để tạo công ăn việc làm thu hút sử dụng lao động nông thôn. Mục tiêu đặt ra là nhằm tăng mức thu nhập, nhanh chóng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho người dân trong xã. 2. Nội dung của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phương Tú Trên cơ sở phương hướng chuyển đổi cây trồng con nuôi như trên, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã sẽ có thay đổi trong biểu 20 Biểu 20 : Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Phương Tú khi đã chuyển đổi Đơn vị tính : ha Sè TT Hạng mục Hiện tại ( ha) Khi chuyển đổi ( ha) Tăng (+) Giảm (-) ) (ha) 1 Diện tích cấy 2 lúa 440,8 359,7 - 81,1 2 Diện tích 2 lúa + 1 vụ đông 308,0 250,0 - 58,0 3 DT chuyên 3 vô rau + màu 0,0 20,0 + 20,0 4 Diện tích 1 lúa + 1 màu ( rau ) 0,0 54,3 + 54,3 5 DT 2 lúa + nuôi cá ruộng + vịt 10,0 34,0 + 24,0 6 Diện tích 1 lúa + 2 vụ cá + vịt 22,0 62,8 + 40,8 7 Cộng 780,8 780,8 0,0 Nguồn: Viện Kinh Tế Nông Nghiệp Theo phương án này thì diện tích đất nông nghiệp của toàn xã vẫn giữ nguyên là 780,8 ha, nhưng diện tích cấy lúa hiện nay sẽ giảm đi 139,1ha ( 89,1ha cấy 2 vụ lúa chiêm mùa và 58 ha làm 3 vô ). Trong đó sẽ tăng thêm 20 ha đất chuyên 3 vụ màu, 54,3 ha vàn cao chuyển từ 2 lúa sang 1 lúa + 1 màu. 24 ha vùng trũng chuyển sang cấy 2 lúa kết hợp 1 vụ cá ruộng. 40,8 ha ruộng trũng bỏ hẳn chuyển sang cấy lúa 1 vụ chiêm và nuôi thâm canh 2 lứa cá thịt + vịt đẻ trứng, diện tích này nằm trong mô hình 1 vụ lúa + 2 vụ cá + vịt đẻ trứng. Như vậy nội dung chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp rõ nhất là toàn xã chuyển 139,1 ha đang cấy lúa tăng thêm 74,3 ha trồng rau màu và 64,8 ha lúa + cá + vịt đẻ trứng 3. Hiệu quả kinh tế của công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phương Tú 3.1 Hiệu quả tính đơn thuần chỉ chuyển dịch diện tích cây trồng lương thực Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thực sự là chuyển từ sản xuất nông nghiệp độc canh, thuần nông thành ngành sản xuất nông nghiệp đa canh đa chức năng. Cụ thể với địa phương như xã Phương Tú thì trước hết là sự chuyển đổi diện tích trồng độc canh cây lúa hiệu quả kinh tế không cao để chuyển sang trồng các cây nông nghiệp khác kết hợp nuôi cá sẽ cho giá trị hàng hoá cao hơn. Khi sản lượng và giá trị của nông sản hàng hoá tăng lên cũng tạo điều kiện và thúc đẩy tăng quy mô chăn nuôi đàn gia sóc gia cầm như lợn, gà công nghiệp, vịt đẻ trứng. Mặt khác nó cũng mở ra hướng phát triển các ngành nghề TTCN, dịch vụ, thị trường nông thôn để tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Biểu 21 : Kết quả sản xuất của ngành trồng trọt trong hiện tại STT Hạng mục Diện tích (ha) Tổng thu (1000đ) Tổng Chi phí ( 1000đ) TN hỗn hợp ( 1000đ) Số công LĐ (công ) 1 2 vụ lúa 440,8 7.320.806 5.124.564 2.196.242 141.937 2 2 lúa + 1 màu 308,0 6.231.764 4.027.285 2.204.479 142.297 3 1 lúa + 1màu 0,0 0 0 0 0 4 2 lúa + 1cá + vịt 10,0 321.080 199.556 121.524 5.620 5 3 vụ màu 0 0 0 0 0 6 Cá +vịt 22,0 1.001.000 475.860 481.140 15.400 7 Cộng 780,8 14.874.650 9.827.265 5.003.385 305.254 Nguồn số liệu Viện kinh tế nông nghiệp Biểu 22 : Kết quả sản xuất của ngành trồng trọt khi đã chuyển đổi (Mức đầu tư, năng suất, giá bán như khi không chuyển đổi ) Sè TT Hạng mục Diệntích (ha) Tổng thu (1000đ) Tổng CP ( 1000đ) TN hỗn hợp ( 1000đ) Công LĐ ( công ) 1 2 vụ lúa 359,7 5973898 4181728 1792169 115823,4 2 1 lúa + 1 màu 54,3 5058250 3268900 1789350 115500 3 2 lúa + 1màu 250,0 698732,4 435898,7 262833,7 17376 4 2 lúa + 1 cá + vịt 34,0 1091672 678490,4 413181,6 19108 5 3 vụ màu 20,0 322000 176800 145200 8000 6 Cá + vịt 62,8 2705392 1472998 1188394 40646 7 Cộng 780,8 15849944 10214816 5591128 316453 Nguồn số liệu: Viện kimh tế nông nghiệp Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ đặt ra các vấn đề đồng thời phải giải quyết như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, khắc phục ô nhiễm môi trường, hạn chế phá huỷ kết cấu sản xuất nông nghiệp tự nhiên bền vững, đảm bảo an ninh trật tư xã hội v.v... khi kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo ra bộ mặt nông thôn mới văn minh tiến bộ. Biểu 23 : So sánh kết quả sản xuất của ngành trồng trọt trước và sau khi chuyển đổi ( Mức đầu tư, năng suất, giá bán như khi không chuyển đổi ) Số thị trường Chỉ tiêu Đơn vị tính Hiện tại ( năm 2000) Khi đã chuyển đổi So sánh ( +, - ) 1 2 3 4 5 6 = 5- 4 1 Tổng thu 1000đ 14.874.650 15849944 975294 2 Tổng CP 1000đ 9.827.265 10214816 387551 3 TN hỗn hợp 1000đ 5.003.385 5591128 587743 4 Số công LĐ Công 305.254 316453 111999 Nguồn số liệu: Viện kinh tế nông nghiệp Đồ thị so sánh một số chỉ tiêu kinh tế trước và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở Phương Tú Qua biểu 2 cho thấy kết quả sau khi chuyển đổi cơ cấu diện tích các cây trồng nông nghiệp đã tăng doanh thu thêm 975 triệu đồng, chi phí sản xuất tăng thêm 387,5 triệu đồng. Phần thu thêm của người sản xuất sau khi trừ chi phí tăng thêm là 587,7 triệu đồng. Số lao động sử dụng tăng thêm 11.199 công. Nếu bình quân mỗi lao động làm 200 ngày công/ năm thì tạo thêm việc làm cho khoảng 56 lao động. 3.2 Hiệu quả kinh tế phát triển tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề, kết hợp bảo vệ môi trường Khi diện tích gieo trồng tăng lên thì các hộ nông dân có thêm nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi đàn lợn cũng như đàn gia cầm. Dự tính số đầu con đàn lợn, khối lượng sản phẩm và giá trị sản lượng ngành chăn nuôi sẽ tăng khoảng 15% (không tính mức tăng tự nhiên của ngành chăn nuôi ) . Có nghĩa là số đầu con tăng thêm khoảng 1000 con/ năm. Các khoản thu và chi và lợi nhuận tăng giảm như biểu 24 sau. Biểu 24 : Các khoản thu chi và lợi nhuận trong mở rộng quy mô chăn nuôi TT Loại gia sóc, gia cầm Sản lượng Kết quả phần tăng thêm Năm 2000 Sau chuyển đổi Số lượng Doanh thu (1000đ) CP đầu tư (1000đ) Lợi nhuận (1000đ) 1 Đàn lợn (con) 8570 9570 1000 560.000 320.000 240.000 2 Đàn trâu, bò ( con) 105 205 100 150.000 100.000 50.000 3 Đàn gia cầm ( con) 112500 162500 50.000 100.000 65.000 35.000 4 DT nuôi cá ( ha) 22,0 96,8 74,8 3.796.743 1.472.323 2.324.420 5 Cộng 4.606.743 1.957.323 2.649.420 Nguồn số li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNn4.doc