Đề tài Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam

Tài liệu Đề tài Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước hàng năm Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu cực tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm. Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong điều kiện môi trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta. Hà Nội với vai trò là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của cả nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước được nhà nước đầu hàng năm bang nguồn vốn ngân sách với khối lượng vốn đầu tư lớn. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết đó là nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm th...

docx50 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước hàng năm Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu cực tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm. Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong điều kiện môi trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta. Hà Nội với vai trò là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của cả nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước được nhà nước đầu hàng năm bang nguồn vốn ngân sách với khối lượng vốn đầu tư lớn. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết đó là nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố. Xuất phát từ thực tế đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài: Đề tài: Hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2005-2010 Mặc dù có nhiều cố gắng song do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn chế nên bài viết này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này.   Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.s Lương Hương Giang đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chương I: Lý luận chung về đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước Khái niệm đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Khái niệm đầu tư phát triển * Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất ( nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học ,..), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong lĩnh vực đầu tư có nhiều hình thức đầu tư như đầu tư thương mại, đầu tư tài chính, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động… -Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn để thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế ( nếu không xét đến ngoại thương) mà chỉ làm tăng tái sản xuất cho chính người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa người bán với người đầu tư và giữa người đầu tư với khách hàng của họ. -Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. -Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọị Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thương xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hôị. Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển. Trên góc độ tài chính thì đầu tư phát triển là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn. -Đầu tư phát triển *Đầu tư phát triển: là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị… ) và tài sản trí tuệ ( trí thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều loại nguồn lực. Bao gồm là tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên… Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị..), tài sản trí tuệ ( trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình ( những phát minh sáng chế, bản quyền). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm những năng lực sản xuất của xã hội. Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc dẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận , nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực. Khái niệm nguồn vốn ngân sách nhà nước -Ngân sách nhà nước: +Khái niêm: theo điều 1 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong vòng 1 năm nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. +Vai trò: Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước cũng là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. -Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Xét trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm hai nguồn vốn chính là nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn của dân cư và tư nhân. Nguồn vốn ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của nguồn vốn nhà nước có vai trò nhất định. Vốn ngân sách Nhà nước là nguồn vốn mà Nhà nước bỏ ra cho các công cuộc đầu tư. Chi cho các địa phương để tiến hành các hoạt động của mình trong đó có hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và phát triển nông thôn. Vốn Ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách cấp Tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã... (Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương). Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các công thực hiện các công trình thuộc cấp nhà nước. Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước cấp thông qua sở Tài chính, vốn ngân sách của Tỉnh. Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội thuộc kế hoạch Nhà nước. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước Hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước mang đầy đủ đặc điểm của các hoạt động đầu tư phát triển nói chung: -Quy mô tiền vốn, vật tư lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn đầu tư nằm khê đọng lâu trong quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm. Vì hoạt động đầu tư phát triển là đầu tư vào nhiều lĩnh vực thuộc nền kinh tế - xã hội nên lượng vốn đầu tư phải lớn mới đảm bảo hiệu quả đầu tư . Đầu tư phát triển gắn liền với các hoạt động khác của xã hội nên khi tiến hành đầu tư phải phân tích nhiều và sâu về các lĩnh vực liên quan, làm được điều này đòi hỏi phải có vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. -Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xẩy ra. Do đó không thể tránh khỏi sự tác động của hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá ...Có nhiều dự án đầu tư phải dừng lại giữa chừng không thể tiến hành đầu tư được nữa do các yếu tố tiêu cực từ tự nhiên gây ra. Vì thế khi tiến hành công cuộc đầu tư phát triển cần phải nghiên cứu và dự báo các sự cố có thể xẩy ra với dự án sau này. -Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm, thậm chí còn lâu hơn nữa. Điều này nói lên giá trị lớn của các thành quả đầu tư phát triển. Các công cuộc đầu tư phát triển mang lại cho nhân loại nhiều giá trị về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. -Mọi công cuộc đầu tư đều hướng tới các thành quả của nó, các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển thường là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng lên. Do đó các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như các tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Công cuộc đầu tư phát triển của một vùng hay một địa phương là việc bỏ ra các nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình tại đó để phục vụ công cuộc phát triển. Điều kiện địa lý, địa hình có một ảnh hưởng rất lớn tới các công trình xây dựng nên khi thực hiện đầu tư phải tính đến yếu tố này. -Mọi thành quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian như : Động đất, núi lửa, chiến tranh ... Do hoạt động đầu tư phát triển phải tiến hành với thời gian dài nên rủi ro là rất lớn. Các yếu tố không ổn định đó có thể khác phục được, nhưng cũng có thể không khắc phục được chính vì thế các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển không phải lúc nào cũng mang lại cho con người kết quả như mong muốn. -các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi đó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vậ hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình sang nơi khác. -Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao : Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài … nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kếm, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu .. có nhiều nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế…. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Sự chuẩn bị này được thể hiện ngay trong việc biên soạn các dự án đầu tư, có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án được soạn thảo với chất lượng tốt. Trong các dự án đầu tư được biên soạn đó các yếu tố về kỹ thuật, kinh tế xã hôi, khía cạnh tài chính, về rủi ro… được nghiên cứu kỹ và khoa học . Để quản lý hoạt động đầu tư phát triển hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro: nhận diện rủi ro đầu tư, đánh giá mức độ rủi ro đầu tư, xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. Ngoài các đặc điểm chung của đầu tư phát triển, hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách còn có những đặc điểm đặc trưng là -Nguồn vốn ngân sách nhà nước thường được đầu tư phục vụ mục đích xã hội nên kết quả của hoạt động đầu tư khó nhận thấy được, hoạt động đầu tư này thường không đạt được hiệu quả tài chính mà chỉ đạt được hiệu quả xã hội. -Độ rủi ro của hoạt động đầu tư này thường cao do chủ yếu là nguyên nhân chủ quan : trình độ quản lý yếu kê, nguồn vốn giải ngân chậm… -Thời gian thực hiện hoạt động đầu tư thường kéo dài so với kế hoạch có nhiều dự án do không được cấp vốn nên ngừng hoạt động. Đây là một đặc điểm đặc trưng của hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước có hạn. -Nguồn vốn ngân sách cấp cho địa phương theo kế hoạch, địa phương nào càng phát triển nguồn vốn ngân sách càng được cấp phát nhiều. Nội dung các hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực sau: -Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý Nhà nước.... -Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như: + Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường. + Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh mương, các công trình lợi ... + Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước... + Các dự án điều tra cơ bản. - Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Các địa phương cấp huyện, Thị xã đối với nguồn vốn này là rất quan trọng, nhất là đối với những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách địa phương ít. Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Hoặc vốn ngân sách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ ... phần còn lại cộng đồng dân cư tự đóng góp và quản lý sử dụng. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước đặc biệt trong việc tham gia của nhân dân vào các dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới với các hình thức tài trợ xen kẽ, hợp vốn công - tư ... Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như: + Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn. + Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa phương (Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốn chương trình quốc gia ...) + Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại ( cấp quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số ... ) + Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò nhà nước, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cao cấp *Chỉ tiêu kết quả sử dụng vốn - Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: Là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm : các công tác cho chi phí xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt. +Chi phí xây lắp :Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ ( có tính đến giá trị vật tư, vật liệu thu hồi để giảm vốn đầu tư). Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công ( đường thi công, điện, nước ...), nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí xây dựng các hạng mục công trình. Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt). Chi phí di chuyển lớn thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có) Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây dựng được xác định : IVXDCT=CTT+C+W+VAT Trong đó : CTT là chi phí trực tiếp C là chi phí chung W là thu nhập chịu thuế tính trước VAT là thuế giá trị gia tăng +Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình. Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản , bảo dưỡng tại kho bãi hiện trường. Thuế và các chi phí bảo hiểm thiết bị công trình. +Chi phí khác bao gồm: Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án nhóm A hoặc dự án nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu cầu bằng văn bản), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nói chung và các dự án chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư. Chi phí tuyên truyền quảng cáo cho dự án. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được thủ tướng chính phủ cho phép). Chi phí và lệ phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư . Ở giai đoạn thực hiện đầu tư: Chi phí khởi công công trình (nếu có). Chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi). Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đành giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và các chi phí tư vấn khác. Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất. Chi phí ban quản lý dự án. Chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có). Chi phí kiểm định vật liệu đưa vào công trình (nếu có). Chi phí lập thẩm tra đơn giá dự toán, chi phí quản lý, chi phí xây dựng công trình. Chi phí bảo hiểm công trình. Lệ phí địa chính. Chi phí và lệ phí thẩm định thiết kế mỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình. Ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng: Chi phí thực hiện việc quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình. Chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Chi phí thu dọn vệ sinh công trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình. Chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có). Chi phí nguyên, vật liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải, có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được)... Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh không dự kiến trước được. - Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tién hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay. Để tính giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ nghiên cứu áp dụng công thức sau: F = Ivb + Ivr - C - Ive Trong đó: F - giá trị các tái sản cố định được huy động trong kỳ. Ivb - Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ nghiên cứu. Ivr - Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu C - Chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định. Ive - Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau. Để đánh giá mức độ thực hiện vốn đầu tư của dự án cần sử dụng các chỉ tiêu sau: +Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án cho biết mức độ thực hiện vốn đầu tư dự án Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án = vốn đầu tư thực hiện của dự ánvốn đầu tư của dự án +Tỷ lệ hoàn thành của hạng mục, đối tượng xây dựng của dự án phản ánh mức độ hoàn thành của từng hạng mục, đối tượng xây dựng của dự án +Hệ số huy động tài sản cố định của dự án phản ánh mức độ đạt được kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư trong số vốn đầu tư đã được thực hiện của dự án, của cơ sở, của ngành hoặc của địa phương +Tỷ lệ huy động các hạng mục công trình, đối tượng xây dựng của dự án phản ánh mức độ huy động các hạng mục công trình đối tượng xây dựng của dự án +Vốn đầu tư thực hiện của một đơn vị tài sản cố định huy động trong kỳ +Mức huy động tài sản cố định so với vốn thực hiện còn tồn đọng cuối kỳ *Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ở tầm vĩ mô Ở tầm vĩ mô các hiệu quả kinh tế thường biểu hiện một cách không rõ nét, thường phải chờ đợi một thời gian dài mới thấy hết hiệu quả của nó. Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. - Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR) Hệ số ICOR cho biết từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng lớn. ICOR = Vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra = Vốn đầu tư/ ∆GDP Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển thì ICOR thường chỉ 2-3 do thiếu vốn đầu tư, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Hệ số này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế cho quốc gia. - Hiệu suất vốn đầu tư : Biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức tăng trưởng GDP và vốn đầu tư trong kỳ Hi = ∆ GDP/I Trong đó: Hi: hiệu suất vốn đầu tư trong kỳ. I: Mức tăng đầu tư trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư phản ánh tổng hợp hiệu quả vốn đầu tư, nhưng chỉ tiêu này có nhược điểm cơ bản là sự hạn chế về tính so sánh được giữa tử số và mẫu số của chỉ tiêu, vì giữa GDP và vốn đầu tư trong cùng một thời kỳ không tồn tại mối quan hệ trực tiếp. Thời kỳ ngắn thì nhược điểm này càng bộc lộ rõ. - Hệ số trang bị tài sản cố định cho lao động Hệ số trang bị tài sản cố định cho lao động (HL) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị hình bình quân của tài sản cố định trong kỳ (FA) và số lượng lao động sử dụng bình quân trong kỳ (L) được tính theo công thức: HL = FA/L. Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư quan trọng vì kết quả vốn đầu tư được biểu hiện ở khối lượng tài sản cố định, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc nâng cao mức trang bị kỹ thuật cho lao động biểu hiện kết quả của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển khoa học kỹ thuật khác là tiền đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của dân cư. - Hệ số thực hiện vốn đầu tư Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các tài sản cố định (kết quả của vốn đầu tư) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức: Hu = FA/I Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện vốn đầu tư; FA: Giá trị tài sản cố định được đưa vào sử dụng trong kỳ: I:Tổng vốn đầu tư trong kỳ. Hệ số vốn đầu tư càng lớn, biểu hiện hiệu quá vốn đầu tư càng cao. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư. Các nhân tố này có thể là khách quan, chủ quan. Đó là các yếu tố do tự nhiên mang lại, các loại rủi ro có thể lường trước, không lường trước; là các yếu tố do con người mang lại như trình độ chuyên môn của các nhà quản lý vốn đầu tư, các điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật ... Các nhân tố ảnh hưởng này tác động đến cả hai thành phần của hiệu quả vốn đầu tư. Lợi ích công dụng của các đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi đưa vào sử dụng và vốn đầu tư chỉ ra nhằm tạo nên các kết quả ấy. Do đó các nhân tố này tồn tại dọc theo suốt thời gian của quá trình đầu tư khi có chủ trương đầu tư, ngay trong quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng và đặc biệt là cả quá trình khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư được hoàn thành. -Các nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn dụng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là công tác quản lý đầu tư của địa phương, trình độ quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương Năng lực chuyên môn của các cơ quan tư vấn về đầu tư xây dựng cơ bản còn bất cập, chất lượng thiết kế các công trình chưa đạt yêu cầu dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm, hiệu quả còn thấp hoặc phải duyệt lại dự án, thiết kế, dự toán. Công tác thẩm định dự án đầu tư còn có nhiều mặt hạn chế, thậm chí còn mang tính hình thức, thiếu các cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự án, thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chất lượng dự án và thiết kế chưa đảm bảo. Công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu còn nhiều phiền hà, phức tạp. Vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa nhịp nhàng ăn khớp. Mặt khác do thay đổi các chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu và chỉ định thầu nên việc triển khai các thủ tục còn chậm. Năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn yếu, phần lớn các cán bộ đều kiêm nhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng cơ bản, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu thường chậm, chất lượng lập dự án chưa cao, chủ yếu bằng lời văn, thiếu các dữ liệu hoặc các dữ liệu mang tính chất ước lượng, năng lực nghiệm thu hồ sơ của các nhà thầu không được đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức thuyết phục. Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với tình hình thực tế, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, các huyện, các ngành chưa chủ động thực hiện việc chuẩn bị đầu tư, mặt khác do tính cấp bách nên một số dự án chưa hoàn thành thủ tục vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư nên tiến độ triển khai rất chậm. Do các công trình trọng điểm thường có quy mô lớn nên việc triển khai rất chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả và không kịp đưa vào khai thác sử dụng. Công tác hướng dẫn thực hiện của tỉnh và các ngành còn chậm, chưa kịp thời ra văn bản hướng dẫn thực hiện cho địa phương, đặc biệt là việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư, do vậy muốn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì địa phương phải có các cơ chế quản lý vốn một cách hợp lý. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo sâu về chuyên môn. Đối với đơn vị thực hiện đầu tư phải nghiên cứu, đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Các nhân tố này tác động trực tiếp đến hiệu quả của công cuộc đầu tư nói chung và của từng dự án đầu tư nói riêng. Các dự án đầu tư mà hiệu quả thấp tức là hiệu quả của các đồng vốn bỏ ra cũng thấp. Cụ thể, nếu năng lực chuyên môn thấp, công tác quản lý kém thì sẽ dẫn đến kết qủa đầu tư không cao, hiệu quả đầu tư thấp. - Các nhân tố khách quan của địa phương tác động đến hiệu quả của công tác đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước Đó là các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro hệ từ sự biến động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp hay gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về kinh tế như chiến lược công nghiệp hoá...vv... Các nhân tố khách quan này có thể xẩy ra đối với các địa phương, vì vậy phải tính toán, lường trước các rủi ro này để giảm các thiệt hại xẩy ra. Các chính sách kinh tế của trung ương và địa phương Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động lớn nhất đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: Chính sách công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các chính sách về ưu đãi ( bao gồm cả đối với các nguồn vốn từ nước ngoài), chính sách thương mại, chính sách về tiền lương ... và các chính sách làm công cụ điều tiết vĩ mô hoặc vi mô như: Chính sách tài khoá (công cụ chủ yếu là chính sách làm công cụ điều tiết của Chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lãi suất và mức cung ứng tiền) chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao... Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý hay không cũng tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư, góp phần tạo ra một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành cơ cấu hợp lý hay không cũng như tác động làm giảm hoặc tăng thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả. Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực. Đó là điều kiện làm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp. Khi đã lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng, nếu các chính sách kinh tế được xác định phù hợp có hệ thống, đồng bộ và nhất quán thì sự nghiệp công nghiệp hoá sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao. Nếu các chính sách kinh tế phù hợp với mô hình chiến lược công nghiệp hoá, tạo điều kiện cho sự thành công của công nghiệp hoá, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng Công tác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ, mà nó được phần cấp từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư cũng như công cuộc đầu tư nói chung. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao vật chất đời sống tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý, chống thất thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trưưòng sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng. Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do các Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước phải được phân cấp rõ ràng, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư. Theo đó, nội dung gồm: Phân loại các dự án đầu tư theo tính chất và quy mô đầu tư của các dự án thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô. ở các doanh nghiệp cân đối và phản ánh đầy đủ các nguồn vốn khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi tức sau thuế, các nguồn huy động trong và ngoài nước.Công tác giám định đầu tư các dự án cho cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư. Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quy phạm, quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng, quy trình thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hệ thống định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá,... Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu nhập tài liệu, môi trường sinh thái, điều tra khí tượng thuỷ văn, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế,... Công tác đấu thầu xây dựng theo quy chế. Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công xây lắp, triển khai thực hiện dự án đầu tư. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư. Công tác tạm ứng, thanh toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự xây dựng cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư. Về công nghiệp hóa: Đầu tư là cái đầu tiên và là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển đất nước, muốn đất nước phát triển thì chúng ta phải tiến hành các công cuộc đầu tư.Công nghiệp hoá được coi là cái khởi đầu cho thời kỳ quá độ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất lớn, hiện đại. Vì vậy, chiến lược công nghiệp hoá sẽ ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế khác. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược, các chính sách đúng đắn. Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng lâu bền, tạo nhiều việc làm, ổn định giá cả, đảm bảo nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư và thiết lập một xã hội cộng đồng văn minh, biểu hiện của việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Các chiến lược công nghiệp hoá từ trước tới nay đã được các nhà kinh tế tổng kết thành 4 mô hình: công nghiệp hoá, hình thành trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn thì sự công nghiệp hoá sẽ thành công, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả, đẫn chứng như Hàn Quốc, Singapo, Nhật bản, Đài Loan... Các nước công nghiệp hoá mới là những nước đã thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá theo mô hình "công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu" của mình. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta cần phải học hỏi các nước đi trước để vận dụng cho quá trình phát triển kinh tế của mình. Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội Hà Nội là thủ đô đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng đứng thứ hai về dân số. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo đây là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội cho đến bây giờ. *Vị trí địa lý: Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Năm, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía TâySau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng. *Địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. *Khí hậu: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường như lũ lụt hạn hán. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố. *Dân số: Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km² *Đánh giá chung về kinh tế của thành phố Hà Nội: Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế Hà Nội bắt đầu ghi nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, thời kỳ 1996–2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Giai đoạn phát triển của thập niên 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính, chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà... cũng dần phục hồi và phát triển. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Năm 2010 vừa qua cũng là lế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nôi. Trong Báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội vào cuối năm đã cho biết: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11% so với năm 2009, cao hơn chỉ tiêu HĐND đề ra và tăng gấp 1,64 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng (tương đương 1.950 USD). Thu ngân sách Nhà nước đạt 97.428 tỷ đồng, tăng 13% so với dự toán Chính phủ giao và tăng 31,2% so với năm 2009. Huy động vốn đầu tư xã hội đạt 175.063 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2009. Công tác xã hội hóa đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực xử lý rác thải, cải tạo môi trường các hồ và thực hiện các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. 9 tháng đầu năm có 64 dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng kinh phí gần 66.300 tỷ đồng, sử dụng 150 ha đất. Đánh giá: có thể thấy từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đổi mới nền kinh tế sau 25 năm đổi mới, kinh tế Hà Nội đã có sự phát triển và chuyển biến tích cực. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao và ngày càng tiến bộ. Sự phát triển này có được thành công là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước nói chúng và của Đảng bộ và UBND thành phố Hà Nội nói riêng, đó là do sự đầu tư phát triển đúng đắn của thành phố trong đó hiệu quả của nguồn vốn đầu tư phát triên sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội Đánh giá về nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Hà Nội Bảng 1: Tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Hà Nội năm 2005-2010 Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Khối lượng vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách trên cả nước(tỷ đồng) 100200 107300 119500 180000 140000 Khối lượng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách (tỷ đồng) 8880.0 7456.7 13376.9 12600 21500 23700 Tỷ trọng vốn đầu tư NSNN Hà nôi so với cả nước(%) 7.44 12.46 10.54 11.94 16.93 Nguồn số liệu từ Tổng cục Thống kê Từ bảng số liệu trên có thể thấy khối lượng vốn đầu tư ngân sách của thành phố Hà nội tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn ngân sách nhà nước của cả nước. Về giá trị tuyệt đối từ năm 2006 đến năm 2010 khối lượng vốn đầu tư từ NSNN của Hà Nội tăng liên tục cao nhất là năm 2010 là 23700 tỷ đồng và thấp nhất là năm 7456,7 tỷ đồng chứng tỏ sự đầu tư mạnh mẽ của thành phố và trung ương vào sự phát triển của thành phố Hà Nội. Tỷ trọng của vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Hà Nội so với cả nước cũng chiếm luôn chiếm tỷ trọng cao, cao nhất là năm 2010 là chiếm 16,93% và thấp nhất là năm 2006 là 7,44%. Có thể thấy nhà nước ngày càng chú trọng vai trò phát triển của thành phố Hà Nội trong sự phát triển chung của nền kinh tế trong cả nước. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò phát triển chủ đạo trong nền kinh tế chứng tỏ là hai trung tâm kinh tế lớn nhất trên cả nước. Qua bảng số liệu trên cũng cho biết việc thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhaí nước so với kế hoạch trong năm. Chỉ có 2 năm là năm 2005 và năm 2007 là vượt kế hoạch còn tất cả những năm còn lại thành phố đều không thực hiện được kế hoạch đề ra. Đây cũng là một trong những mặt hạn chế trong việc thực hiện đầu tư vốn NSNN của thành phố Hà Nội. Điều này xuất phát từ nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Nền kinh tế của thế giới bắt đầu từ năm 2008 rơi vào khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam khiến nhiều chỉ tiêu của cả nước và địa phương không thực hiện được đúng đến kế hoạch đề ra. Đồng thời mặt hạn chế này cũng có nguyên nhân từ khâu quản lý của thành phố còn nhiều mặt chưa tốt ảnh hưởng đến kết quả. Đánh giá cụ thể về nội dung hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Nội Xét về cơ cấu các lĩnh vực trong hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách tại Hà Nội Bảng 2: Cơ cấu đầu tư các lĩnh vực trong nền kinh tế sử dụng vốn ngân sách tại Hà Nội Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quy mô vốn ( tỷ đồng Tỷ trọng (%) Quy mô vốn ( tỷ đồng Tỷ trọng (%) Quy mô vốn ( tỷ đồng Tỷ trọng (%) Quy mô vốn ( tỷ đồng Tỷ trọng (%) Quy mô vốn ( tỷ đồng Tỷ trọng (%) Quy mô vốn ( tỷ đồng Tỷ trọng (%) Tổng số vốn ngân sách nhà nước 8880 100 7457 100 13377 100 12600 100 21500 100 23700 100 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 5665 63.8 4654 62.4 8307 62.1 7585 60.2 12298 57.2 12632 53.3 Đầu tư giáo dục 693 7.8 604 8.1 1097 8.2 1222 9.7 2107 9.8 2583 10.9 Đầu tư y tế 728 8.2 641.3 8.6 1110 8.3 1197 9.5 2129 9.9 2370 10 Đầu tư khoa học công nghệ 133 1.5 1193 1.6 321 2.4 478.8 3.8 301 1.4 497.7 2.1 Đầu tư văn hóa xã hội- thể dục thể thao 133 1.5 126.8 1.7 240.8 1.8 189 1.5 451.5 2.1 545.1 2.3 Đầu tư an ninh quốc phòng 151 1.7 216.2 2.9 307.7 2.3 100.8 0.8 258 1.2 308.1 1.3 Đầu tư quản lý nhà nước 302 3.4 179 2.4 521.7 3.9 478.8 3.8 1333 6.2 1872 7.9 Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp 107 1.2 111.9 1.5 173.9 1.3 226.8 1.8 451.5 2.1 450.3 1.9 Đầu tư khác khác 968 10.9 12.08 10.8 1298 9.7 1121 8.9 2172 10.1 2441 10.3 Nguồn số liệu : Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội Nhận xét chung: Nguồn vốn đầu từ ngân sách nhà nước được Hà Nội sử dụng ở rất nhiều các lĩnh vực trong nền kinh tế phục vụ cho sự phát triển của thành phố. Tất cả các lĩnh vực mỗi năm được đầu tư và ngày càng tăng. Cao nhất là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng luôn chiếm trên 50% ( cao nhất là năm 2005 chiếm 67,2%) tiếp theo là đầu tư vào giáo dục và y tế chiếm trên dưới 10%. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển chung của thành phố và đất nước. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa xã hội của cả nước, vẫn đang trong quá trình phát triển, dân số ngày càng gia tăng cả về mặt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học nên việc phát triển cơ sở hạ tầng là điều tất yếu của quá trình phát triển. Có thể thấy nguồn vốn đầu tư được tập trung vào 3 lĩnh vực chính là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư cho giáo dục và đầu tư cho y tế. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng quan trọng trong hoạt động đầu tư của toàn thành phố. Vốn ngân sách được đầu tư cho hoạt động này luôn được tăng đều theo các năm, năm 2005 là 5665 tỷ đồng đến năm 2010 là 12632 tỷ đồng có năm 2006 và năm 2008 vốn đầu tư của ngân sách dùng cho hoạt động đầu tư này bị giảm, giai đoạn tăng mạnh mẽ nhất là năm 2008-2009. Vốn đầu tư trong giai đoạn 2005-2010 tăng lên hơn 2 lần có thể thấy sự đầu tư mạnh mẽ của thành phố vào hoạt động đầu tư này. Sự tăng giảm này có thể lý giải là thành phố Hà Nội có lợi thế là trung tâm kinh tế lớn của cả nước đang trong quá trình phát triển nền kinh tế, cơ sở hạ tầng cần được đầu tư cấp thiết phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế phát triến công nghiệp và dịch vụ đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội nâng cao cuôc sống của người dân, đặc biêt là tại Hà Nội dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao, số lượng người nhập cư lớn gây nên áp lực cho thành phố về cơ sở hạ tầng là rất lớn. Năm 2006 và năm 2008 số vốn đầu tư của ngân sách dùng cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng giảm ( năm 2006 là 4654 tỷ đồng, năm 2008 là 7585 tỷ đồng) lý do là do khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam điều này buộc chính phủ cắt giảm một số dự án không hiệu quả của các tỉnh địa phương trong đó có thành phố Hà Nội. Đến năm 2009 mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn rơi vào khủng hoảng chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế các dự án cơ sở hạ tầng tiếp tục được triển khai, và đặc biệt năm 2010 Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội nên số vốn đầu tư ngân sách cho cơ sở hạ tầng cho các dự án phục vục đại lễ tăng lên. Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tập trung vào 3 lĩnh vực chính là -Đầu tư phát triển giao thông cầu đường -Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị -Đầu tư hệ thống cấp thoát nước -Đầu tư vào lĩnh vực khác Bảng 3: Bảng số liệu nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Đơn vị : tỷ đồng Số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đầu tư phát triển giao thông cầu đường 3523 3027 4943 4356 7198 7323 Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị 2015 1525 3324 3024 4923 5078 Đầu tư hệ thống cấp thoát nước 137 102 178 159 212 324 Đầu tư vào lĩnh vực khác - 115 132 156 212 267 Nguồn số liệu : Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội Qua bảng số liệu trên ta thấy nội dung đầu tư phát triển giao thông cầu đường chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng trên dưới 50% và tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng cao thứ hai là nội dung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Điều này phù hợp với xu thế và tình hình phát triển của thành phố Hà Nội giải quyết nhu cầu giao thông và nhà ở là nhiệm vụ cấp bách của thành phố hiện nay. -Nội dung đầu tư phát triển giao thông cầu đường Số lượng vốn đầu tư cho nội dung này tăng đều qua các năm. Từ năm 2005-2010 số lượng vốn đầu tư tăng lên gấp đôi từ 3523 tỷ đồng lên 7323 tỷ đồng. Trong 5 năm từ năm 2005-2010 Hà Nội đã triển khai thực hiện 525 dự án phát triển giao thông sử dụng vốn ngân sách trong đó có 54 dự án trọng điểm quốc gia, Trong các dự án phát triển giao thông bao gồm các dự án : xây dựng cầu đường mới, cải tạo đường cầu, phát triển điểm đỗ bến xe phục vụ giao thông. Tuy nhiên các dự án đầu tư phát triển giao thông hiện nay chỉ chú trọng vào khu nội thành như quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy. Từ sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 thành phố Hà Nội có nhiều vùng sâu vùng xa như Sóc Sơn, Thạch Thất… giao thông chưa phát triển nhưng chưa được quan tâm và đầu tư. -Nội dung phát triển hạ tầng đô thị Nội dung đầu tư hạ tầng đô thi nhà ở số vốn đầu tư tăng đều qua các năm với năm 2005 là 2015 tỷ đồng đến năm 2010 là 5078 tỷ đồng. Hiện nay vấn đề hạ tầng đô thị nhà ở được Hà Nội đầu tư khoảng 25% nguồn vốn ngân sách nhà nước. Bao gồm các nội dung là đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, hỗ trợ xây dựng các khu đô thị giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đặc biệt là thành phố đang tập trung vào nội dung xây nhà cho người có thu nhập thấp bắt đầu triển khai từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên lượng vốn ngân sách thành phố dùng cho phát triển hạ tầng đô thị nhà ở vẫn còn thấp chưa tương xứng vói tốc độ phát triển kinh tế của thành phố và nhu cầu nhà ở hiện nay. Mật đô dân số ngày Hà Nội hiện nay gần gấp 100 lần mật độ dân số chuẩn đứng đầu cả nước. Từ năm 2005 đến 2009, Hà Nội đã triển khai tới 80 dự án xây nhà tái định cư, những dự án này một phần do thành phố đầu tư trực tiếp, một phần theo phương thức đặt hàng mua bằng vốn ngân sách trong đó quỹ nhà tái định cư nữa do Quỹ Đầu tư phát triển thành phố hoặc Ban quản lý dự án thuộc nguồn vốn ngân sách (Sở Xây dựng) đặt ký hợp đồng mua như nhà chung cư 17T10-17T11 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, 80 căn hộ khu Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì), 780 căn khu đô thị Nam Thăng Long (Tây Hồ). Tuy nhiên chất lượng của các khu nhà tái định cư này còn kém, các hệ thống dịch vụ không đảm bảo thường xuyên bị người dân phàn nàn. Tuy nhiên quá trình giải quyết còn chậm trễ -Nội dung phát triển hệ thống cấp thoát nước Số lượng vốn đầu tư dùng cho nội dung đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước được tăng đều qua các năm từ năm 2005 là 115 tỷ đồng đến năm 2010 là 267 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư từ ngân sách được tăng thêm nhanh do trận lụt lịch sử năm 2008 gây nên tổn thất nặng nề cho thấy những mặt yếu kém về hệ thống cấp thoát nước của thành phố. Ở bảng số liệu trên có thể thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho nội dung này là thấp. Thành phố Hà Nội tập trung đầu tư xây dựng cải tạo hệ thống nước sạch và hệ thống thoát nước đô thị. Hai nội dung này được thành phố chú trọng như nhau. Bảng 4: Nội dung đầu tư hệ thống cấp thoát nước các vùng tại Hà Nội sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2005-2010 Đơn vị : tỷ đồng Đầu tư hệ thống cấp nước Đầu tư hệ thống thoát nước Nội dung đầu tư khác Khu vực ngoại thành 323 89 0.2 Khu vực nội thành 154 413 0.5 Nguồn số liệu: Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội Qua bảng số liệu trên có thể thấy khu vực nội thành chủ yếu đầu tư hệ thống thoát nước còn khu vực ngoại thành chủ yếu đầu tư hệ thống cấp nước sạch. Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội có nhiều vùng khó khăn chưa có nước sạch điều này yêu vầu nguồn ngân sách cần cho một khoản đầu tư cho hệ thống cấp nước sạch cho người dân. Còn khu vực nội thành do hệ thống giao thông nhà ở mặc dù vẫn đang phát triển và đầu tư nhưng vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư dành cho hệ thống thoát nước. Năm 2009, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã xây dựng chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của thành phố giai đoạn 2009-2020. Dự kiến tổng kinh phí để thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn khoảng 4.949 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố là 1.133 tỷ đồng, ngân sách huyện 449 tỷ đồng, còn lại là do các hộ dân đóng góp và doanh nghiệp đầu tư. Để tăng lượng cung nước sạch cho vùng ngoại thành, thành phố Hà Nội triển khai mở rộng mạng lưới cấp nước tại các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì và Từ Liêm. Đồng thời đầu tư, nâng cấp các điểm khai thác nước tại khu vực này Đầu tư cho giáo dục Đơn vị: tỷ đồng Qua sơ đồ trên kết hợp với bảng số liệu bảng 2 cho thấy số vốn đầu tư từ ngân sách cho hoạt động giáo dục tăng trong giai đoạn 2005-2010 tăng gấp 4 lần từ năm 2005 là 693 tỷ đồng đến năm 2010 là 2583 tỷ đồng. Đồng thời cũng thấy được đầu tư cho giáo dục chiếm tỷ trọng thứ hai trong vốn đầu tư sử dụng NSNN chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục cho nền kinh tế. Hoạt động đầu tư cho giáo dục ngày càng được chú trọng phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế coi giáo dục là quốc sách hàng đầu phát triển nền kinh tế, đồng thời cũng thấy được đời sống người dân được nâng cao càng coi trọng sự phát triển của giáo dục. Tuy nhiên có thể thấy nguồn ngân sách cho hoạt động của thành phố vẫn còn eo hẹp do nguồn ngân sách có hạn và phải đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng khác nữa. Hoạt động đầu tư chủ yếu là xây dựng mới và cải tạo các trường học. Năm 2010 sở giáo dục đào tạo đã triển khai hành loạt dự án phục vụ giáo dục. Ngành giáo dục Hà Nội đã triển khai 40 dự án với kinh phí gần 250 tỷ đồng. Trong đó, hơn 80 tỷ đồng dành cho chống xuống cấp trường học, gần 5 tỷ đồng cho chương trình chống mối ở hơn 30 trường, trên 64 tỷ đồng cho chương trình cải tạo nhà vệ sinh và nước sạch ở gần 60 trường. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản năm học 2009-2010 cũng tăng hơn 100 tỷ đồng so với năm học trước, đạt 405 tỷ đồng Đầu tư cho hoạt động y tế Đơn vị: tỷ đồng Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho hoạt động y tế tăng đều qua các năm từ năm 2005 là 728 tỷ đồng đến năm 2010 là 2370 tỷ đồng, tăng lên gấp 3 lần. Mỗi năm thành phố sử dụng từ 10-15% vốn đầu tư ngân sách thành phố để đầu tư vào y tế. Tuy nhiên do thành phố Hà Nội tập trung nhiều bệnh viện tuyến trên, bệnh viện trung ương, ngoài áp lực bệnh nhân trong thành phố, các bệnh viện của thành phố Hà Nội còn phải chịu áp lực bệnh nhân ở các tỉnh lân cận. Chính vì thế tuy tốc độ gia tăng vốn đầu tư cho hoạt động này là khá nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố. Nội dung đầu tư là xây dựng bệnh viện mới, cải tạo các bệnh viện cũ, nâng cao số giường bệnh. Các cơ sở chữa bệnh lớn đều tập trung nội thành nên từ năm 2009 Hà Nội có những dự án triển khai xây dựng bệnh viện lớn ngoại thành. Đánh giá khái quát thực trạng hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước. a) Kết quả: Giai đoạn 5 năm từ năm 2005-2010 đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng. Đây là một giai đoạn khó khăn của nền kinh tế khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra và cho đến nay hậu quả của nó vẫn còn. Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này đang phát triển trong đó 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò dẫn đầu. Chính vì thế sự đầu tư của nhà nước vào Hà Nội là một nhu cầu tất yếu và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thành phố và cả nước. Tỷ trọng vốn đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao ( một phần là do vai trò phát triển của thành phố Hà Nội, một phần đây là địa phương có số thu ngân sách lướn trong cả nước). Năm 2010 số vốn ngân sách đầu tư vào thành phố là 23700 tỷ đồng cao nhất trong tất cả các năm và có xu hướng ngày càng tăng trong các năm tới. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được chủ yếu đầu tư cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng. Đây cũng là một nội dung hoạt động đầu tư tất yếu ở các nước đang phát triển. Kết quả đạt được của hoạt động đầu tư này là bộ mặt cơ sở hạ tầng của thành phố đã được thay đổi rõ rệt và ngày càng cải thiện. *Đầu tư cơ sở hạ tầng -Đầu tư phát triển giao thông cầu đường Năm 2010,Bộ GTVT cũng thực hiện đầu tư 17 dự án, với tổng kinh phí 121.215 tỷ đồng, trong đó có 9 tuyến quốc lộ: QL 32 các đoạn Nam Thăng Long - Cầu diễn, Cầu Diễn -Nhổn; Vành đai 3 các đoạn Thanh Trì - Pháp Vân, Pháp Vân - Mai Dịch (giai đoạn 1,2), Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân…; 4 tuyến cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng (105km), Hà Nội - Thái Nguyên (62,5km), Nội Bài - Lào Cai (264km)…; 2 tuyến đường sắt nội đô gồm: Tuyến số 1 đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Tuyến số 2, nhánh 2 đoạn Cát Linh - Hà Đông và 1 tuyến đường sắt khổ lồng đoạn Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; 1 dự án nhà ga T2 và 1 đường thủy nội địa. Các dự án giao thông của thành phố Hà Nội sau khi hoàn thành được đưa vào hoạt động đã phát huy hiệu quả nhất định. Hết năm 2010 theo số liệu thống kê tổng số đường giao thông nông thôn của Hà Nội đã được phủ mặt (mặt đường nhựa, bê tông xi măng, lát gạch...) đạt 8.043,1 km, chiếm 62,13%. Năm 2010 thành phố đã đi vào xây dựng cầu đường bộ trong thành phố gồm 14 cây cầu cầu số 1 trên phố Chùa Bộc, cầu số 2 trên phố Láng Hạ, cầu số 5 trên đường Trần Duy Hưng, cầu số 6 trên đường Nguyễn Chí Thanh, cầu số 13 trên đường Hoàng Quốc Việt, cầu số 3 và cầu số 4 trên phố Giảng Võ, cầu số 16 trên đường Trần Khát Chân. Cầu số 9 trên phố Tây Sơn.,cầu số 10, 11 và 12 trên đường Nguyễn Trãi; cầu số 14 trên đường Xuân Thủy, cầu số 7 phố Liễu Giai và cầu số 17 phố Thái Hà. Số lượng cây cầu trong thành phố đã được tăng, chất lượng các cây cầu được cải thiện, năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội cầu Vĩnh Tuy đã được hoàn thành đi vào hoạt động và hiện nay đang được mở rộng để trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam. Thành phố cũng đang dự kiến xây dựng 2 cây cầu là cầu Tứ Liên và cầu Nhật Tân, trong đó cầu Nhật Tân được xây dựng nối với sân bay Nội Bài (thay vì đa phần phương tiện từ trung tâm Thủ đô vẫn phải đi và về từ sân bay này theo con đường Thăng Long - Nội Bài 30km). Các tuyến đường sắt được mở rộng và cải tạo thêm km đường sắt. Tuy nhiên, mạng lưới đường bộ của Thành phố chỉ có khoảng 1.000km, trong đó đường đô thị khoảng 350km, mật độ đường thấp, thường xảy ra ùn tắc giao thông; các tuyến vành đai chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Quỹ đất dành cho giao thông chỉ chiếm khoảng 7% (trong khi đó ở các đô thị hiện đại là 20-25%). Hệ thống bãi và điểm đỗ xe thiếu trong khi số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh, đặc biệt là ô tô và xe máy. Giao thông công cộng chủ yếu bằng xe buýt đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu đi lại của người dân, chưa có hệ thống đường sắt đô thị. Hiện nay thành phố có 5 cây cầu lớn, mới đi vào sử dụng 1 cây cầu và đang mở rộng, tương lai thêm 2 cây cầu nữa, phát triển thêm các tuyến đường sắt nội địa. Các dự án giao thông của thành phố đã giải quyết phần nào tình trạng ùn tắc giao thông. Hà Nội là một thủ đô ngày càng phát triển, hệ thống giao thông cần được cải thiện. Nhờ những chính sách và nguồn vốn đầu tư của nhà nước bộ mặt giao thông của thành phố đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên hiệu quả của công tác đầu tư vẫn chưa thực sự phát huy hết. Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn và ngày càng còn nhiều bất cập, nhiều tuyến đường được xây dựng chất lượng còn hạn chế, có nhiều tuyến đường được xây dựng ra không được sử dụng. Tình trạng sử dụng nguồn vốn ngân sách còn thất thoát lãng phí thời gian thực hiện kéo dài rất nhiều lần các cơ quan cấp cao vào cuộc rà soát các dự án, tiến độ thực hiện các dự án. -Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Năm 2010, TP Hà Nội đầu tư từ ngân sách xây dựng 2 khu nhà ở tập trung cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Thanh Trì) và Khu đô thị Mỹ Đình II (Từ Liêm), với gần 30.000 chỗ ở. Năm 2008, Hà Nội bắt đầu triển khai xây dựng các dự án đô thị vệ tinh. Hà Nội sử dụng vốn để xây dựng nhà ở xã hội giải quyết nhu cầu: tháng 10/2010, Hà Nội hoàn tất 800 căn hộ đầu tiên trong quỹ nhà ở xã hội tại lô CT 19A khu đô thị Việt Hưng bao gồm 500 căn cho thuê và 300 căn thí điểm cho thuê mua. Cũng trong năm 2010, Thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư thêm 5 dự án nhà xã hội tại Khu đô thị mới Sài Đồng (Long Biên), xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì), xã Kim Chung (Đông Anh) và huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên vấn đề nhà ở hiện nay tại Hà Nội vẫn chưa giải quyết được nhu cầu cấp bách và ngày càng nóng nhu cầu nhà ở của người dân thành phố trong khi dân số thành phố ngày càng gia tăng. Các công trình hạ tầng đi kèm với các khu đô thị còn chậm tiến hành chưa đồng bộ gây khó khăn cho người dân trong việc sử dụng nhà ở. -Đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước Kết quả đạt được là đến hết năm 2008, tổng công suất cấp nước mới đạt 530.000m3/ngđ, còn thiếu so với nhu cầu khoảng 220.000m3/ngđ; hệ thống cấp nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho khoảng 90% dân số đô thị với tiêu chuẩn cấp nước chỉ đạt 110-120 lít/người/ngày, một số khu vực còn gặp khó khăn hoặc chưa được cung cấp nước sạch. . Tính đến năm 2010, 100% dân số trong nội thành đã được sử dụng nước sạch tuy nhiên, đa số dân ngoại thành Hà Nội chưa được sử dụng nước sạch. chỉ 11% dân số nông thôn sử dụng nước giếng đào hợp vệ sinh; và có đến 6.662/18.351 mẫu nước ngầm lấy từ giếng khoan gia đình ở 174 xã, thị trấn của 12 huyện trên địa bàn Hà Nội mở rộng bị nhiễm asen vượt quá nồng độ cho phép… Đảm bảo cho hơn 26% dân số ngoại thành có nước sạch (tăng 9% so với năm 2010). *Đầu tư cho giáo dục hiện nay thành phố có hơn 683 trường mầm non công lập, 471 trường tiểu học, 281 trường trung học cơ sở, 41 trường trung học phổ thông. Tính đến hết năm học 2010-2011, theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện có 2.502 trường học và gần 1,5 triệu học sinh của tất cả các cấp học. Trên địa bàn thành phố Hà Nội còn có 6 phường thiếu trường mầm non công lập (thuộc hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng); 10 phường chưa có trường tiểu học công lập, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành; 28 phường thiếu trường THCS. Tại 17 khu đô thị mới, chỉ có 2 khu đô thị có đủ trường công lập. Do dân số cơ học tăng nhanh, quỹ đất ở khu vực nội thành dành cho trường học hầu như không còn, nên mặc dầu có trường công lập nhưng ở nhiều nơi có số lớp/trường, số HS/lớp luôn vượt quá quy định. Thống kê cho thấy, diện tích xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của toàn thành phố còn thiếu hơn 5,4 triệu m2, trong đó cấp mầm non thiếu 2,3 triệu m2, cấp tiểu học thiếu 1,9 triệu m2, cấp THCS thiếu 1,2 triệu m2. Quỹ đất để thành phố đầu tư xây dựng thêm trường mới là còn rất eo hẹp còn khoảng 14%, hiện tại thành phố tìm cách cải tạo xây thêm tầng các trường học để mở rộng trường và thu hồi đất bỏ hoang của doanh nghiệp xây thêm trường công lập. Tuy nhiên theo đáng giá chung sự phát triên đầu tư cho giáo dục của thành phố vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thành phố. Hàng năm vào mùa tựu trường tình trạng phụ huynh xếp hàng thức đêm nộp đơn cho con chuyển cấp vào các trường công lập tuy nhiên UBND thành phố và sở giáo dục đào tạo thành phố chưa có những chính sách giải pháp rõ ràng cho vấn đề này. *Đầu tư cho y tế Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2009, thành phố Hà Nội có 651 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 41 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 10.066 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 643 người/giường bệnh so với 307người/giường bệnh ở TPHCM. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. . UBND Thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với sức chứa 1000 giường tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Hoạt động đầu tư cho giáo dục và y tế của thành phố mỗi năm đều được gia tăng đáp ứng nhu cầu phúc lợi của xã hội. b) Hạn chế: Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách cả về số lượng và chất lượng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Kết quả dật được chưa tương xứng với kỳ vọng và số lượng vốn đầu tư đã bỏ ra. Tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn ra hàng ngày trong hai năm gần đây ngày càng nghiêm trọng hơn. Các công trình giao thông được xây dựng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa có kế hoạch chính xác. Hệ thống hạ tầng đô thị nhà ở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân thành phố, hiện tại nhà ở dành cho người có thu nhập thấp vẫn chỉ có một số lượng nhỏ đến với người thật sự có nhu cầu. Hệ thống cấp thoát nước của thành phố sau trận lụt năm 2008 đã bộc lộ tất cả mặt hạn chế vốn có, thành phố vẫn còn những con phố ngập lụt. Các dự án về giáo dục thiếu đất trầm trọng. Các dự án về y tế còn chậm triển khai. Có thể thấy chủ yếu các dự án sử dụng vốn ngân sách có thời gian kéo dài so với kế hoạch đề ra, vốn giải ngân còn chậm hiệu quả chưa thực sự phát huy tác dụng, thường xuyên các thanh tra của nhà nước và thành phố vài cuộc kiểm tra. Chất lượng của các công trình này vẫn còn chưa cao thường xuyên cần tu bổ, cải tao mặc dù mới đi vào hoạt động. c) Nguyên nhân: -Nguyên nhân khách quan: +Tình hình phát triển của kinh tế thời gian qua gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư đặc biệt là số vốn đầu tư. Chính phủ thường xuyên thay đổi các chính sách tài khóa đối phó với lạm phát ngày càng tăng của nền kinh tế. +Do điều kiện tự nhiên, khí hậu không ổn định. -Nguyên nhân chủ quan: +Yếu kém trong khâu quản lý thanh tra giám sát hoạt động đầu tư +Tình trạng giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập. Chủ đầu tư không thỏa thuận được mức giá giải phóng mặt bằng với người dân, nhà tái định cư cho người dân còn kém chất lượng. +Phẩm chất đạo đức của cán bộ còn yếu, xuất hiện tình trạng tham ô tham nhungc rút ruột công trình của các dự án ngân sách. +Quá trình quy hoạch của thành phố vẫn còn nhiều bất cập như nhà ở, giao thông khiến quá trình xây dựng thường xuyên kéo dài hoặc xây dựng xong không đưa vào sử dụng được gây thất thoát lãng phí Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Hà Nội Định hướng đối với hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Hà Nội Định hướng về phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói chung Thành phố Hà Nội phát huy các kết quả đã đạt được trong những năm qua, tiếp tục nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tích cực phát huy nội lực, tranh thủ có hiệu qủa sự giúp đỡ của cấp trên và các nguồn lực từ bên ngoài; tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng. Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND Thành phố Hà Nội: -Hà Nội phát triển xứng đáng là thủ đô trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương Thành phố, có hệ thống công sở hiện đại và với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô một nước Việt Nam phát triển. -Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một thủ đô văn minh với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công trình văn hóa tiêu biểu của cả nước. -Hà Nội sẽ là thủ đô có không gian xanh đẹp hiện đại. có kiến trúc đô thị mang dấu ấn của một thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hóa của cả dân tộc. -Về kinh tế, Hà Nội sẽ khẳng định hướng chủ đạo của kinh tế tri thức ( phát triển các ngành, sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, phương thức quản lý kinh tế hiện đại, tiên tiến) ; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 98% với các ngành dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng chất lượng cao và trở thành trung tâm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trung tâm du lịch, trung tâm giao thương và phân phối hàng hóa: công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị sinh thái. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%, trong đó có 20% lao động có trình độ cao trong tổng số lao động. -Về phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng: Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt khoảng 67-70%. Kết cấu hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống các mạng giao thông vành đai, đường hướng tâm được gắn kết với mạng giao thông đô thị với nhiều lọa hình chuyên chở quy mô lớn như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm…, kết nối ngoại vùng, nội đô thuận lợi; hệ thống cầu được xây dựng với những kiến trúc đa dạng tạo điểm nhấn trong không gian; hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng cấp điện, cấp nước và các công trình bảo vệ môi trường, các công sở, khu dân cư…, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố. -Thủ đô Hà Nội sẽ là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên-xã hội-con người trên một không gian đô thị phát triển bền vững. -Hà Nội là thành phố an toàn, yên bình, quốc phồng được đảm bảo. Định hướng đối với hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách. a) Đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: -Hoạt động đầu tư phát triển giao thông cầu đường: Phát triển giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô và các vùng xung quanh. Giải quyết ách tắc giao thông với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bền vững lâu dài. Nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm. +Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới, gồm: quốc lộ 1A; quốc lộ 6; quốc lộ 32;quốc lộ 2; quốc lộ 3 +Xây dựng các đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, các đường vành đai liên vùng. +Mỏ rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị của Thủ đô bao gồm đường Lê Văn Lương kéo dài, đường 5 kéo dài… +Nâng cấp, mở rộng các bến xe đối ngoại, mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi xe công cộng, bến xe tại các đô thị vệ tinh, thị trấn… -Hệ thống cấp thoát nước Mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản tất cả dân cư được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150-180 l/người.ngày.đêm. Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước. Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống còn khoảng 24-26% vào năm 2020. Hoàn thành Dự án 2 – Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội cho khu vực nội thành Hà Nội cũ (lưu vực sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch). Cải tạo các tuyến sông, mương thoát nước trong khu vực nội thành. Triển khai dự án thoát nước lưu vực sông Nhuệ, dự án thoát nước cho khu vực phát triển đô thị nằm giữa lưu vực Hữu Nhuệ Và Tả Đáy. -Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nhà ở Cải thiện trung cấp chuyên nghiệp) để đảm bảo tiêu chuẩn các trường quốc gia. c) Đối với hoạt động đầu tư phát triển y tế Phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh, vừa phổ cập vừa chuyên sâu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô Hà Nội, khu vực phụ cận. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân ( kể cả bệnh viện tuyến Trung ương là 34-35 giường bệnh/ 10.000 dân) và khoảng 25 giường bệnh/10.000 dân năm 2020 (kể cả bệnh viện tuyến Trung ương là 41-42 giường bệnh/10.000 dân). Củng cố nâng cấp toàn bộ hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn thành phố đảm bảo đáp ứng thuận tiên, nhanh chóng với chất lượng dịch vụ tốt nhất mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân về khám chữa bệnh, phòng bệnh, phòng dịch. d) Định hướng về vốn ngân sách Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Nội khoảng 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2011-2015 và khoảng 2.500-2.600 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016-2020. Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, dự kiến đầu tư từ ngân sách Nhà nước giảm dần ( giai đoạn 2011-2015 là 18% và giai đoạn 2016-2020 là 16%). Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong đó có cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hôi. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 16-18% nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của thành phố, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường đại học, các công trình kết cấu hạ tầng quy mô vùng… trên địa bàn thành phố, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường như hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn. Dự kiến nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương đáp ứng 7-8% nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Giải pháp để huy động và sử dụng hiệu quả vốn ngân sách Nhà nước cho từng ngành lĩnh vực cụ thể Đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị: Đây là ngành được đầu tư nhiều trong những năm qua, lượng vốn ngân sách đầu tư cũng tương đối lớn so với các ngành khác. Trong những năm tiếp theo muốn cho hiệu quả đầu tư cao thì các dự án phải được đầu tư theo đúng kế hoạch và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phải huy động đủ vốn đầu tư cho các dự án, tránh trường hợp đầu tư giữa đầu tư giư chừng làm thất thoát vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa huy động và sử dụng vốn ngân sách cho hoạt động đầu tư phát triển Yếu tố quan trọng hàng đầu là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước là rất quan trọng. Việc tập trung cho công tác kế hoạch hoá là yếu tố hàng đầu nhằm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, cơ cấu, mục tiêu, kế hoạch đề ra tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư. Công tác kế hoạch hoá phải làm một cách từ tổng thể đến chi tiết, phải có quy hoạch phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các nhành kinh tế phục vụ dân sinh, các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn... Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư cho các thời kỳ cụ thể, các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn từng bước nhà ở ngoại thành. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng ở nông thôn cho phù hợp với quá trình đô thị hóa; kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống của làng xóm với tính hiện đại của nông thôn đô thị. Tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào các dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp b) Đối với hoạt động đầu tư phát triển giáo dục Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020: +Tỷ lệ học 2 buổi/ ngày: Tiểu học đạt trên 90%; Trung học cơ sở đạt trên 50% +Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 65-70% +100% trường học kên cố hóa, tiến dần hiện đại hóa Ưu tiên đầu trư phát triển mạng lưới trường lớp tại khu vực nông thôn miền núi, các địa bàn gặp nhiều khó khăn. Từng bước giảm sự chênh lệch về điều kiện cơ sở vật chất và trình độ giáo viên giữa các trường phổ thông. Ưu tiên dành quỹ đất cho các trường học (các trường phổ thông, mầm non và các trường đại học, cao đẳng, hạn được nghiên cứu cụ thể nhằm phục vụ định hướng cho đầu tư phát triển trên địa bàn. Tăng cường chất lượng nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đối với ngành, lãnh thổ để đưa ra các kế hoạch hàng năm. Quy hoạch và kế hoạch phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch của tỉnh thành phố Hà Nội, của cả nước; phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; có mối liên hệ mật thiết với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương liền kề để có thể tận dụng được các lợi thế của mình. Có kế hoạch sử huy động và sử dụng GDP vào ngân sách Nhà nước, huy động các nguồn vốn khác như vốn từ các doanh nghiệp, vốn trong dân cư, vốn từ các tổ chức kinh tế, các tổ chức quốc tế để cùng với nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Trích một phần GDP để bổ sung vào nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Kế hoạch hàng năm phải được coi trọng, lên kế hoạch cụ thể đối với các dự án trọng tâm trọng điểm hàng năm, quan tâm tới các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn Ngân sách. Năng động, sáng tạo trong công tác kế hoạch. Tạo ra sự định hướng cho toàn bộ nền kinh tế, lấy yếu tố đầu tư là cốt lõi cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Tăng cường công tác dự báo kinh tế, phát huy các lợi thế của mình đã có để thu hút vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư sao cho có hiệu quả nhất về mặt kinh tế cung như về mặt xã hội. Muốn làm tốt công tác này thì công tác thống kê, kế toán, điều tra xã hội học phải được cũng cố tăng cường. Kết hợp với các chuyên gia đầu ngành về dự báo kinh tế để xây dựng một hệ thống dự báo tình hình kinh tế địa phương trong những năm tới, trước mắt là cho giai đoạn 2006 – 2010 và đến năm 2015. Có kế hoạch phân chia vốn một cách hợp lý cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm khuyến khích phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư. Kế hoạch hóa phải xây dựng theo các các nguyên tắc: + Kế hoạch hoá phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế +Kế hoạch hoá phải có độ tin cậy và tính tối ưu. +Kế hoạch hoá phải kết hợp tốt với kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn. +Kế hoạch hoá đầu tư phải dựa vào các định hướng phát triển kinh tế lâu dài của địa phương, phù hợp với các quy định của pháp luật. +Kế hoạch hoá phải có mục tiêu rõ ràng, không thể nêu ra kế hoạch một cách chung chung, thiếu tính rõ ràng, không khoa học. +Phải dựa vào kế hoạch định hướng của Nhà nước, kế hoạch định hướng của +Nhà nước là kế hoạch chủ yếu. +Kế hoạch đầu tư trực tiếp phải được xây dựng từ dưới lên. +Kế hoạch phải có tính linh hoạt kịp thời. +Kế hoạch hoá phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ. Quản lý vốn đầu tư phải chặt chẽ, khoa học đúng trình tự và đúng quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư. Khi đưa ra các kế hoạch, các chương trình đầu tư phát triển hàng năm, 5 năm, 10 năm phải nghiên cứu một cáh tỷ mỷ, nghiêm túc từ kế hoạch huy động vốn cho đến kế hoạch triển khai các dự án đầu tư. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư không trọng tâm, trọng điểm làm thất thoát vốn đầu tư. Cần đầu tư vào trọng điểm những ngành, những lĩnh vực có vai trò quyết định, có tốc độ phát triển kinh tế cao nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong những năm qua chúng ta đã có rất nhiều chương trình đầu tư đem lại hiệu quả không cao do đầu tư dàn trải vốn như chương trình mía đường quốc gia làm thất thoát một lượng vốn rất lớn của ngân sách Nhà nước. Các dự án kéo dài thời gian thi công do thiếu vốn đã gây ra nhiều sự lãng phí không đáng có. Đây là cái mà các địa phương cần phải khác phục trong nhưng năm tới. Tăng cường công tác huy động vốn đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư có hiệu quả tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngân sách Tăng cường khuyến khích các cá nhân bỏ vốn để cùng Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông (đặc biệt là giao thông nông thôn), xây dựng các công trình thuỷ lợi, các công trình phụ vụ công cộng như công viên, các khu vui chơi - giải trí.... Tạo nguồn vốn tự có của địa phương để đầu tư phát triển. Tăng cường công tác thu - chi ngân sách trên địa bàn sao cho có hiệu quả nhất. Đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Tập trung khai thác các nguồn thu trên địa bàn, Thực hiện thu đúng thu đủ, thu kịp thời, chống thất thu thuế của Nhà nước. Nguồn vốn tự có của địa phương như thu ngân sách, thu từ các hoạt động kinh tế khác để bổ sung cho nguồn vốn ngân sách Nhà nước mà thị xã Hồng Lĩnh được cấp. các dự án đã đưa vào quản lý như các nhà máy nước, nhà máy cơ khí phải được quản lý tốt, làm ăn có lãi. Giảm thiểu các thủ tục giấy tờ trong việc cấp giấy phép đầu tư, cho thuê đất đối với các thành phần kinh tế, công tác giải phóng mặt bằng phải đảm bảo nhanh gọn để các dự án có thể tiến hành được thuận lợi. Khuyến khích đầu tư, thực hiện tốt chế độ “một cửa” tập trung các vấn đề liên quan đến đầu tư vào một phòng chức năng. Nâng cao chất lượng dự án, đặc biệt là dự án khả thi Chất lượng dự án được thể hiện qua đơn vị lập dự án, cán bộ lập dự án, thời gian lập dự án, tính khách quan của dự án.... làm tốt công tác lập và thẩm định dự án thì chúng ta đã làm tốt được một phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Các dự án đầu tư quan trọng khi lập dự án khả thi phải có đủ thời gian cần thiết cho các nhà tư vấn đủ điều kiện thu thập, nghiên cứu khảo nghiệm các dự án liên quan đến dự án đầu tư. Thời gian càng dài thì số liệu nghiên cứu của các dự án khả thi càng chính xác, độ tin cậy càng cao từ đó kết quả của dự án mang lại càng chính xác và làm tăng hiệu quả của các đồng vốn bỏ ra đầu tư. Khi lập dự án khả thi phải độc lập khách quan, và các nhà lập dự án khả thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các kết luận của mình trong dự án. Cơ quan thẩm định dự án đầu tư phải có trình độ và công tâm trong việc xem xét các yếu tố, các số liệu cần và đủ để các nhà tư vấn khẳng định tính khả thi của dự án. Các dự án phải tuân thủ các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư cũng như các lĩnh vực khác mà dự án hướng tới. Về công tác chọn nhà thầu và khảo sát thiết kế Công tác tuyển chọn nhà thầu đóng vai trò quyết định trong số các yếu tố cấu nên sự thành bại của một công cuộc đầu tư nói chung và của một dự án đầu tư nói riêng. Nhà thầu có đầy đủ năng lực về tài chính, về kỹ thuật, về nhân sự... sẽ đảm bảo cho chất lượng dự án dự án, hoàn thành dự án đúng tiến độ. Khi tuyển chọn nhà thầu, muốn công trình được đảm bảo thì cơ quan tư vấn tuyển chọn nhà thầu, các nhà tuyển chọn phải có năng lực chuyên môn, phải thực sự công tâm và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm của mình trước pháp luật. Không nên chọn nhà thầu không có đủ năng lực chuyên môn. Đối với công tác tư vấn, vì đây là một lĩnh vực đặc thù, giá trị của nó phụ thuộc vào “chất xám” của nhà tư vấn cũng như các thiết bị chuyên dùng của họ nên khi tuyển chọn cần xêm xét một cách kỹ lưỡng, đặc biệt là các dự án, công trình họ đã thực hiện trước đây. Đối với các dự án đòi hỏi phải khảo sát thiết kế như khảo sát địa chất, khảo sát thuỷ văn, khảo sát về văn hoá vùng dân cư mà công trình dự định đặt tại đó... thì phải khảo sát chặt chẽ, tránh tình trạng công trình xây dựng xong đi vào sử dụng một thời gian thì bị hư hỏng, không đảm bảo chất lượng do các yếu tố địa chất, thời tiết, thuỷ văn không phù hợp. Đối với các công trình đặc thù như thiết kế thi công các công trình xây dựng, các công trình mỹ thuật, tượng đài, nghĩa trang thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng về địa điểm đặt dự án, thiết kế phải được xem xét từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, nên tổ chức các cuộc thi để tuyển chọn những phương án tối ưu cho công trình. Làm được điều này sẽ tránh được thất thoát vốn đầu tư trong công tác khảo sát thiết kế. Các công trình đầu tư vào lĩnh vực văn hoá - xã hội phải được nghiên cứu kỹ, phải tạo ra được sự tranh đua trong công tác đấu thầu tuyển chọn thì mới chọn được nhà thầu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chi phí khảo sát thiết kế các công trình phải được đảm bảo. Tránh tình trạng như ở các địa phương đi trước do chi phí khảo sát thiết kế cao đã bỏ qua hoặc khảo sát, thiết kế “qua loa” dẫn đến công trình đầu tư xong chất lượng không đảm bảo, làm thất thoát một lượng vốn đầu tư lớn của Nhà nước Nâng cao năng lực cán bộ quản lý vốn đầu tư và đào tạo đủ cán bộ cho công tác kế hoạch - đầu tư của thành phố Hà Nội trong những năm tới. Công tác phân bổ và bố trí cán bộ: Phải phân bổ và bố trí hợp lý cán bộ lĩnh vực đầu tư, xây dựng hợp lý, đủ về số lượng và chất lượng Tập trung xây dựng và cũng cố tổ chức bộ máy quản lý đầu tư từ cấp trên trở xuống, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư của cán bộ phụ trách trong lĩnh vực này. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý đúng mức các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động quản lý đầu tư. Cụ thể hàng tháng hoặc hàng quý nên thành lập đoàn kiểm tra tới các công trình xây dựng, thành viên của đoàn kiểm tra là liên ngành gồm có công an, cán bộ phòng lao động thương binh xã hội, văn hóa, cán bộ về quản lý vốn , xây dựng …và thay đổi thường xuyên để tránh sự móc nối, tiêu cực có thể xẩy ra. Các văn bản liên quan đến lĩnh vực đầu tư nói chung cũng như quản lý vốn đầu tư nói riêng thay đổi liên tục để phù hợp với xu thế mới, chính vì vậy cán bộ quản lý vốn đầu tư cũng phải tích cực học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết của mình để phục vụ tốt công tác. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý dự án đầu tư Sưu tầm bởi: www.daihoc.com.vn KẾT LUẬN Thực hiện những năm qua cho thấy để có được Hà Nội như hiện nay phải kể đến sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Không chỉ góp phần làm tăng GDP của Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung mà còn góp phần giải quyết nhiều vấn đề dân sinh, tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân Hà Nội; cải thiện hệ thống giao thông, cơ sở vật chất… mở ra cho Hà Nội nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Để Hà Nội trở thành một thành phố công nghiệp, phát triển mạnh hơn nữa và thực hiện được các mục tiêu đặt ra thì vấn đề quan trọng nhất là cần có những chính sách và biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Thực tế trong những năm qua hiệu quả nguồn vốn ngân sách vào các ngành chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của xã hôi. Nguồn vốn ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng và đầu tư phát triển cho các lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Trước những thách thức rất gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, nhất là trong bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và của thành phố nói riêng cần phải có sự nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc đến cơ chế, chính sách, và việc thực hiện, triển khai các hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố. Từ đó đưa ra được những quyết sách phù hợp và đúng đắn đưa hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung lên một tầm cao mới. Đó cúng chính là vấn đề mà đề tài quan tâm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDE AN NGOC.docx
Tài liệu liên quan