Đề tài Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam

Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp…Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6.18%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Môi trường Bảo hiểm tại Việt Nam hiện đang là mảnh đất rất màu mỡ, để các tập đoàn tài chính tiếp tục chia sẻ thị phần. Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và ...

doc91 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, mọi hoạt động đều mang đặc trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Năm 2008 chứng kiến cơn khủng hoảng kinh tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế nước ta, khiến thị trường chứng khoán suy thoái, hoạt động đầu tư giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng, lãi suất biến động… gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp…Trong bối cảnh bất lợi của kinh tế thế giới, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6.18%, tuy thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tạo ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực đối với sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm. Môi trường Bảo hiểm tại Việt Nam hiện đang là mảnh đất rất màu mỡ, để các tập đoàn tài chính tiếp tục chia sẻ thị phần. Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, PVI cũng đạt được những thành tựu đáng khen ngợi và hứa hẹn sẽ gặt hái được thêm nhiều thành công mới trong những năm tiếp theo. Trong quá trình thực tập tại phòng tài chính - kế toán của PVI, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của các anh chị trong Phòng, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam”. Nội dung khoá luận được chia làm ba chương: Chương I: Tổng quan về bảo hiểm và công tác đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Chương II: Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của PVI. Trong quá trình thực tập và thực hiện bài viết này em đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô Phạm Thị Định cũng như của các anh chị trong phòng tài chính kế toán của PVI. Tuy nhiên do thời gian và điều kiện có hạn nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trên công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2009 Nguyễn Ngọc Quỳnh CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DNBH Khái quát chung về bảo hiểm Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân: - Các rủi ro thiên nhiên gây ra như: bão, lụt, hạn hán, động đất, sét… làm ảnh hưởng đến sản xuất, đến đời sống và đến sức khoẻ của con người. - Các rủi ro do biến động của khoa học và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống con người; nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như: tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tai nạn ôtô… và làm tăng nguy cơ mất việc làm của người lao động. - Các rủi ro do môi trường xã hội. Những rủi ro này chịu tác động của nhiều yếu tố và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên trong xã hội như: ốm đau, dịch bệnh, mất việc làm, trộm cắp, hoả hoạn. Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khắc phục nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của rủi ro gây ra. Hiện nay, theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả do rủi ro gây ra – đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro. - Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro. + Tránh né rủi ro là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn những biện pháp thích hợp để né tráng rủi ro có thể xảy ra, tức là loại trừ cơ hội dẫn đến tổn thất. Chẳng hạn, để tránh tai nạn giao thông người ta hạn chế đi lại…để tránh tai nạn lao động người ta chọn những nghề không nguy hiểm…Tránh né rủi ro chỉ với những rủi ro có thể tránh được. Nhưng cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể tránh né được. + Ngăn ngừa tổn thất – các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hành động nhằm làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra. Ví dụ, để giảm thiểu các tai nạn lao động, người ta tổ chức các khoá học nâng cao chất lượng các hoạt động đảm bảo an toàn lao động… + Giảm thiểu tổn thất - người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tổn thất đã xảy ra. Ví dụ, như khi có hoả hoạn, để giảm thiểu tổn thất, người ta cố gắng cứu các tài sản còn dùng được. Mặc dù biện pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả trong việc ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra, người ta không thể lường hết được hậu quả. - Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. Đây là các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do các rủi ro gây ra nếu có. + Chấp nhận rủi ro – đây là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm. Có nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể phân chia làm hai nhóm: * Chấp nhận rủi ro thụ động: là khi tổn thất xảy ra, người ta không có sự chuẩn bị trước và có thể vay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất. * Chấp nhận rủi ro chủ động: là khi người ta lập ra quỹ dự trữ, dự phòng và quỹ này chỉ được sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy nhiên, việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hoặc nếu đi vay thì sẽ bị động và còn gặp phải các vấn đề gia tăng về lãi suất… + Bảo hiểm - đây là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh. Do nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng. Vì vậy, khái niệm “bảo hiểm” trở nên gần gũi, gắn bó với con người, với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Có được quan hệ đó vì bảo hiểm mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm. Tác dụng của bảo hiểm Bảo hiểm nói chung hay bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại nói riêng mang lại lợi ích thiệt thực về kinh tế xã hội. - Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra. Rủi ro do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người. Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh. Từ đó, họ khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Tác động này phù hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia. - Bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp. Khi tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất rủi ro đã gây ra. Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn, mua sắm thêm các dụng cự phòng cháy chữa cháy, cùng ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn… - Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, trừ trường hợp tổn thất có tính thảm hoạ, mang tính xã hội rộng lớn. Mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế, tức tăng thu cho ngân sách. - Bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động được một số lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngoài chi trả trợ cấp hay bồi thường thiệt hại còn là nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với bảo hiểm nhân thọ, nguồn vốn huy động được tích luỹ thời gian dài mới sử dụng để chi trả. Do đó, các công ty bảo hiểm có thể sử dụng để kinh doanh bất động sản, mua trái phiếu… nghĩa là dùng đầu tư và hoạt động kinh tế để sinh lời. Và như vậy, góp phần tăng nguồn vốn cho nền kinh tế, làm cho hệ thống tài chính sôi động hơn. - Bảo hiểm góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thong qua hoạt động tái bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông qua hình thức phân tán rủi ro và chấp nhận rủi ro – hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Như vậy, bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp phần ổn định thu, chi ngoại tệ cho ngân sách. - Bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội, góp phần giảm bớt tình trạnh thất nghiệp cho xã hội. Đồng thời hoạt động bảo hiểm cũng góp phần giải quyết đời sống cho bộ phận lao động làm việc trong ngành bảo hiểm, góp phần tạo ra một bộ phận tổng sản phẩm quốc nội. - Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì, với một giá khiêm tốn (phí bảo hiểm), bảo hiểm có thể giúp đỡ các gia đình, các tổ chức khắc phục hậu quả những rủi ro khôn lường. Bản chất Định nghĩa về bảo hiểm Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về bảo hiểm theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Về mặt pháp lí:“Bảo hiểm là một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đó đóng góp nên”. Định nghĩa này mới đề cập đến phương thức lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ phương thức sử dụng nó. Về mặt quản trị rủi ro:“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo hiểm nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm. Về mặt cơ chế hoạt động: Có định nghĩa chỉ rõ đặc trưng riêng của một loại bảo hiểm. Chẳng hạn “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước”. Định nghĩa này chỉ rõ mục đích của bảo hiểm xã hội là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình thông qua sử dụng quỹ huy động từ người tham gia (người sử dụng lao động và người lao động) và sự tài trợ của Nhà nước để trợ cấp cho người lao động bị giảm sức lao động (do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…), hoặc mất sức lao động. Quan niệm về bảo hiểm thương mại Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh với việc quản lý các rủi ro. Xã hội càng phát triển với các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng thông tin, bảo hiểm càng khẳng định sự có mặt không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người bởi rủi ro nhiều hơn, các nhu cầu an toàn cũng lớn hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về bảo hiểm thương mại mà người ta chỉ đưa ra các quan niệm khác nhau về BHTM theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Nhìn nhận bảo hiểm như một cơ chế chuyển giao rủi ro, một tập đoàn bảo hiểm lớn của Mỹ cho rằng “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doing nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”. (AIG). + Dưới góc độ kỹ thuật bảo hiểm, BHTM là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người khi gặp một loại rủi ro dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người cùng có khả năng gặp rủi ro đó thong qua hoạt động của công ty bảo hiểm. Bằng cách chia nhỏ tổn thất như vậy, hậu quả lẽ ra rất nặng nề, nghiêm trọng với một hay một số người, sẽ trở nên không đáng kể, có thể chấp nhận được đối với cộng đồng nhưng người tham gia bảo hiểm. + Dưới góc độ pháp lý, bảo hiểm là một thoả thuận qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho mình hoặc cho người thứ ba. Ngược lại, công ty bảo hiểm cũng cần dựa vào đó cam kết trả một khoản tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất”. BHTM, ở một phương diện khác, chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị và các cá nhân tham gia bảo hiểm với các công ty bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra để ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một phạm vi nhất định, bảo hiểm cũng có thể coi là một hoạt động tiết kiệm. Cùng với BHXH, BHTM ra đời là một tất yếu khách quan. Hoạt động của BHTM mang lại cho các cá nhân, tổ chức và cả cộng đồng những tác dụng rất to lớn. 1.1.3.3 Bản chất của bảo hiểm Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản xuất trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn rủi ro bất ngờ gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Điều đó cũng có nghĩa, phân phối trong bảo hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thất thì không được phân phối (trừ một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí). Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro. Hoạt động bảo hiểm còn liên kết , gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung của cộng đồng vì sự ổn định và phồn vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc “Số đông bù số ít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên. Đặc điểm kinh doanh bảo hiểm thương mại KDBH là hoạt động của DNBH vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, mọi hoạt động đều mang tính đặt trưng kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu phấn đấu. Chiến lược kinh doanh của DNBH đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hang đầu. Để đạt mục tiêu đó, hoạt động KDBH phải có những đặt điểm sau: Đối tượng kinh doanh đa dạng Khác với BHXH, bảo hiểm thương mại có đối tượng là tài sản, trách nhiệm dân sự, và con người. Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm giá trị tài sản có thực, ví dụ: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm xe cơ giới… Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm trách nhiệm bồi thường của một chủ thể (chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ nghề nghiệp) khi đưa tài sản, doanh nghiệp hay nghề nghiệp vào hoạt động gây thiệt hại cho người thứ ba. Chẳng hạn, BHTNTS chủ xe cơ giới, BHTNDS chủ sử dụng lao động… BHCN có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, tình trạng sức khoẻ của con người, đó là các nghiệp vụ: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật… Mỗi đối tượng bảo hiểm bao gồm rất nhìều nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ là một hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm bảo hiểm ra thị trường và thu về phí bảo hiểm. phí đó được tính toán trên cơ sở khoa học đảm bảo thu bù chi, làm nghĩa vụ đối với nhà nước và có lãi cho doanh nghiệp. Với đối tượng bảo hiểm đa dạng như vậy, quy luật số lớn trong KDBH càng phát huy tác dụng, do đó mục đích lợi nhuận sẽ đạt được. Hoạt động kinh doah bảo hiểm có vốn pháp định lớn Nguồn vốn của DNBH bao gồm vốn điều lệ, phí bảo hiểm thu được, lãi đầu tư… Trong đó, vốn điều lệ phải đảm bảo như: mức vốn pháp định do luật quy định. Theo nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy định chế độ tài chính đối với DNBH, MGBH, vốn pháp định của DNBH Nhân Thọ là 600 tỷ VNĐ,DNBH Phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, DNBH MGBH là 4 tỷ đồng. Vốn pháp định lớn như vậy là do đặc thù của KDBH – kinh doanh rủi ro. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Doanh nghiệp KDBH phải trích lập DPNV từ phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ (hoặc hợp đồng bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ) đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. Bởi lẽ kinh doanh bảo hiểm có sự tích luỹ rủi ro, phí bảo hiểm thu được các DNBH phải trích lập dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn và dự phòng toán học. DPNV bảo hiểm của BHNT và phi nhân thọ có khác nhau. - Đối với DNBH Nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ bao gồm: + Dự phòng toán học, đây là quỹ dự phòng lớn nhất và quan trọng nhất. Bởi vì, HĐBH Nhân thọ dài hạn sau khi thu phí, DNBH không được sử dụng hết mà phải trích lập dự phòng, để trả cho khách hàng khi đáo hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm bị tử vong. + Dự phòng phí chưa được hưởng áp dụng đối với các hợp đồng BHNT ngắn hạn để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng ở năm tiếp theo. + Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được giải quyết cho đến cuối năm tài chính. + Dự phòng chia lãi, được sử dụng để chia lãi theo thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm. + Dự phòng đảm bảo cân đối được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỉ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật. - Đối với DNBH Phi nhân thọ, DPBH bao gồm: + Dự phòng phí chưa được hưởng dùng để bồi thường cho trách nhiệm, sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo. + Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa được giải quyết + Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn. Cụ thể để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra sau khi đã trừ hai loại DPNV trên không đủ để trả tiền bồi thường thuộc phần trách nhiệm của DNBH. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn gắn kết với hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động đầu tư vừa góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng quỹ phúc lợi, vừa tăng thu nhập cho người lao động vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn đầu tư phát triển gồm có vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện, các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng, vốn nhàn rỗi từ DPNV bảo hiểm. Các DNBH hoạt động kinh doanh phải tuân thủ quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Tuân thủ pháp luật cũng như các điều ước quốc tế nhằm đảm bảo kinh doanh đúng hướng, đạt hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích của người tham gia, lợi ích của DNBH và Nhà nước. 1.3 Đánh giá hiệu quả và kết quả kinh doanh của DNBH Đánh giá kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và của cả DNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của DNBH phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ phân tích hoạt động kinh doanh trong DNBH. Chỉ tiêu này bao gồm các bộ phận cấu thành: doanh thu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, và tái bảo hiểm; thu nhập từ đầu tư và các khoản thu khác. Chi phí của DNBH là toàn bộ số tiền DNBH chi ra trong kì phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng 1 năm. Dựa vào kết quả thu, chi sẽ tính được lợi nhuận mà DNBH thu được trong năm. Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng - Tổng trước thuế doanh thu chi phí Lợi nhuận = Lợi nhuận - ThuếTNDN sau thuế trước thuế phải nộp Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng có thể tính riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Nhưng khi tính toán cần đảm bảo nguyên tắc: Những khoản thu, chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ phải được tính trực tiếp cho nghiệp vụ đó (như: phí bảo hiểm, chi bồi thường, STBH chi trả…). Những khoản thu, chi gián tiếp (chi quản lí kinh doanh, thu nhập đầu tư…) phải được phân bổ theo tỉ lệ giữa doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung Kết quả kinh doanh từng nghiệp vụ và của cả DNBH có thể phân tích theo các hướng sau: Phân tích cơ cấu doanh thu và chi phí Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu và lợi nhuận Phân tích sự biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo thời gian… Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận… Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận là một trong những hướng phân tích chủ yếu, nhưng phải xác lập được mối liên hệ giữa các nhân tố (nguyên nhân), ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận (kết quả). Sau khi xác lập được mối liên hệ sẽ lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp. Có nhiều phương pháp phân tích song các phương pháp: hồi quy và tương quan, chỉ số, thay thế liên hoàn được sử dụng khá phổ biến Đánh giá hiệu quả kinh doanh 1.3.2.1 Khái niệm Hiệu quả kinh doanh của DNBH là thước đo sự phát triển của bản than doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. - Với tư cách là thước đo sự phát triển của DNBH, hiệu quả kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế, xã hội khác nhau. Nhưng không phải tất cả các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều là chỉ tiêu hiệu quả. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chỉ có thể được phản ánh bằng tỉ lệ giữa kết quả và chi phí. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu phản ánh chi phí, ta được một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Khi đánh giá tốc độ phát triển kinh doanh của DNBH có thể dùng nhiều chỉ tiêu để phản ánh như: Tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận…nhưng đó chỉ là những chỉ tiêu bề nổi Các chỉ tiêu “bề sâu” phải là những chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Bởi vì tốc độ, tăng doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh, chứ chưa đề cập đến chi phí trong kinh doanh. Nếu chi phí tăng nhanh và sử dụng lẵng phí thì về lâu dài, tốc độ tăng đó sẽ không có ý nghĩa và hoàn toàn không có hiệu quả. - Việc phản ánh tình hình sử dụng các loại chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh là nội dung cơ bảo của hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả KHBH nói riêng. Nội dung này được phản ánh bởi nhiều chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu này lại mang tính tương đối, tức là nó phản ánh mức đạt được của một năm để từ đó so với năm trước hoặc những năm trước nữa xem nó tăng, giảm, biến động như thế nào. Xu hướng biến động nhanh hay chậm cho thấy sự tốt lên hay xấu đi trong quá trình sử dụng chi phí hoặc các nguồn lực. - Hiệu quả kinh doanh của DNBH luôn gắn với những mục tiêu kinh tế - xã hội. Trước hết, là những mục tiêu của doanh nghiệp, sau đó là của ngành bảo hiểm và toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vì bảo hiểm không chỉ mang tính kinh tế, mà còn mang tính xã hội. Cho nên, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của một DNBH không chỉ xét trên góc độ kinh tế mà còn phải xét trên góc độ phục vụ xã hội. Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” trong KDBH càng làm cho tính chất xã hội của nó rõ nét hơn. Từ đó, làm cho công tác xã hội hoá của bảo hiểm ngày càng sâu rộng. Bởi vậy, hiệu quả xã hội của DNBH cũng phải được phản ánh ở trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả phục vụ xã hội của doanh nghiệp. - Mỗi DNBH không chỉ đơn thuần kinh doanh bảo hiểm, mà còn kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của mình. Những doanh nghiệp hoạt động lâu năm, quy mô lớn ,. đặc biệt là doanh nghiệp BHNT thì nguồn vốn nhàn rỗi thường rất lớn, nguồn vốn này rất thực chất là quỹ dự trữ, dự phòng, quỹ chi trả bảo hiểm chưa dùng đến. Việc đưa số vốn này vào kinh doanh là cần thiết để khắc phục tình trạng lạm phát, tạo thêm lợi nhuận, góp phần tăng trưởng quỹ dự trữ và quỹ chi trả. Ngoài ra, nếu sử dụng có hiệu quả, còn bổ sung thêm vào quỹ điều hành để tăng thu nhập cho người lao động. Thậm chí còn dùng để thưởng cho người tham gia bảo hiểm liên tục với STBH lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khai thác bảo hiểm sau này. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNBH Xét trên phương diện thống kê, để biểu hiện và đo lường hiệu quả kinh doanh của DNBH, không thể dung một chỉ tiêu, mà phải có một hệ thống chỉ tiêu. Bởi vì, nội dung của phạm trù hiệu quả kinh doanh rất rộng, và rất phức tạp. Tính chất phức tạp thể hiện ở ngay bản chất mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Chi phí với tư cách là những yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh rất đa dạng và bao gồm nhiều loại. Ở góc độ kinh tế vĩ mô, nếu hiểu theo nghĩa rộng, chi phí bao gồm toàn bộ nguồn nhân tài, vật lực huy động vào hoạt động kinh doanh. Còn đaị lượng kết quả lại được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu khác nhau. Việc tính toán và xác định mỗi chỉ tiêu, việc lựa chọn chỉ tiêu nào để phán ảnh hiệu quả là những vấn đề phức tạp. Vì thế, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNBH phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt, một quá trình kinh tế nào đó. Nếu kí hiệu một chỉ tiêu chi phí nào đó là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó là K , thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là: K C H = – hoặc H = — C K Như vậy, về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo ra một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận K/C hoặc chiều ngược lại C/K. Nếu có n chỉ tiêu kết quả mà m chỉ tiêu chi phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2m.n a) Nếu đứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ: Hd = D/C (1) He= L/C (2) Trong đó: Hd, He : Hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu và lợi nhuận D : Doanh thu trong kỳ L : Lợi nhuận thu được trong kỳ C : Tổng chi phí chi ra trong kỳ. Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, còn chỉ tiêu (2) phản ánh cứ 1 động chi phí chi ra trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DNBH. Các chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt, vì với chi phí nhất định, doanh nghiệp sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận càng tăng. b) Nếu trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được thể hiện ở 2 chỉ tiêu sau: KTG Hx = –— (3) CBH KBT Hx = —– (4) Trong đó: CBH Hx: Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm CBH: Tổng chi phí cho hoạt động KDBH trong kỳ KTG: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ KBT: Số khách hàng được bổi thường trong kỳ Chỉ tiêu (3) phản ánh một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm. Còn chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu. Tất cả các chỉ tiêu trên phản ánh tổng hợp nhất mọi mặt hoạt động kinh doanh của DNBH. Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau để phục vụ cho quá trình đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tất cả các chỉ tiêu hiệu quả đều phải đảm bảo nguyên tắc khi xây dựng, điều đó có nghĩa là mỗi chỉ tiêu phải phản ánh được trình độ sử dụng loại chi phí nào đó, trong việc tạo ra những kết quả nhất định. Các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả kinh doanh Nhân tố quản trị doanh nghiệp. Nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành đạt của doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. Nhân tố vốn Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lý các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh. Môi trường chính trị - pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp kết kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh, mỗi doanh nghiệp đều phải chú ý phát triển nội lực, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến nhằm phát triển kinh doanh của mình. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được coi là một tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ vĩ mô… Bộ Tài chính công bố cam kết gia nhập WTO theo đó, cam kết của Việt Nam cho phép các công ty bảo hiểm hoạt động tại nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ tái bảo hiểm, dịch vụ bảo hiểm đối với vận tải quốc tế, môi giới bảo hiểm và các dịch vụ hỗ trợ về định phí, tư vấn… Theo cam kết, không có hạn chế nào đối việc thành lập pháp nhân của công ty bảo hiểm nước ngoài, ngoại trừ dịch vụ bảo hiểm bắt buộc sẽ chỉ được mở cửa cho công ty 100% vốn nước ngoài vào đầu năm 2008. Về chi nhánh, cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO và không cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm nhân thọ. Đối thủ cạnh tranh Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì doanh nghiệp lúc này có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí BH để tăng doanh thu, tăng nguồn vốn đầu tư,yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động tối ưu hơn, hiệu quả cao hơn để tạo khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng…Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm một cách tương đối. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM PVI GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 Gíơi thiệu chung về PVI Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1996. Sau hơn 10 năm hoạt động, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc, với vốn điều lệ 851 tỷ đồng, doanh thu năm 2008 đạt 2668 tỷ đồng và hiện thứ hai về thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp. Năm 2008 khép lại với bối cảnh nền kinh tế thế giới khủng hoảng, tuy nhiên kết quả kinh doanh đã thể hiện sự điều hành sáng suốt của Ban lãnh đạo cũng như nỗ lực của tập thể các thành viên PVI, khẳng định sự phát triển không ngừng của PVI. Tiếp nối những thành quả đã đạt được, cùng với những mục tiêu kinh doanh  năm 2009 mà HĐQT & Ban lãnh đạo đề ra, Tổng giám đốc và toàn thể cán bộ, nhân viên PVI cam kết cùng nhau hoàn thành kế hoạch với tổng doanh thu là 3.006 tỷ đồng Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực, …Với bản lĩnh và chiến lựơc kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình: doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm - Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu sự chuyển mình cho những thành công rực rỡ tiếp theo Năm 2008 là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí – PVI và là năm thứ 8 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 2668 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 171 tỷ đồng. Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành Tổng công ty Bảo hiểm  - Tài chính hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính. (Theo PVI) Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của PVI BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM GỐC BAN BH NĂNG LƯỢNG BAN BH KỸ THUẬT BAN BH HÀNG HẢI BAN BH DỰ ÁN TÁI BẢO HIỂM NHẬN TÁI BẢO HIỂM NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM QUẢN LÝ BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ BAN KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH BAN TỔNG HỢP & PHÁP CHẾ VĂN PHÒNG BAN QUẢN LÝ RỦI RO & BỒI THƯỜNG BAN TIN HỌC & THÔNG TIN BAN QUẢN LÝ BẢO HIỂM VÀ ĐÀO TẠO ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BAN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BAN CHỨNG KHOÁN & DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN CÔNG TY THÀNH VIÊN TRONG NƯỚC CÔNG TY THÀNH VIÊN VPĐD NƯỚC NGOÀI CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PVI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM * Chức năng của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty - Ban bảo hiểm Năng lượng: Kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, phát triển, khai thác, vận chuyển, dầu khí ngoài khơi, trên bờ, trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. - Ban bảo hiểm Kỹ thuật: Kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực phi hang hải và bảo hiểm cho các dự án trung và hạ nguồn của ngành dầu khí (trừ bảo hiểm năng lượng). - Ban bảo hiểm Hàng hải: Kinh doanh bảo hiểm hàng hải trong và ngoài ngành dầu khí, bảo hiểm đóng tàu, bảo hiểm dầu thô. - Ban Tái bảo hiểm: + Đảm bảo thu xếp an toàn các hợp đồng bảo hiểm lớn hơn quy định giữ lalị của PVI. + Kinh doanh nhận tái bảo hiểm. + Tham gia quản lý các nghiệp vụ bảo hiểm ngoài phân cấp của các PVI thành viên. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược phát triển công tác tái bảo hiểm. - Ban Bảo hiểm dự án: + Kinh doanh bảo hiểm cho các dự án ngoài lĩnh vực dầu khí. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược phát triển đối với các dự án ngoài lĩnh vực dầu khí. - Ban đầu tư: + Sử dụng nguồn lực hiện có, làm cơ sở huy động vốn, tạo lợi nhuận tối đa cho PVI. + Tham mưu giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược và trực tiếp huy động vốn đầu tư tài chính, mua bán dự án và quản lý các hoạt động đầu tư của PVI Invest và PVI Finance. - Ban kinh doanh chứng khoán: + Kinh doanh chúng khoán, đảm bảo an toàn và hiệu quả. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược kinh doanh chứng khoán của PVI. - Ban kế hoạch và phát triển kinh doanh. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phân bố nguồn vốn, phát triển kinh doanh của PVI. + Là đầu mối thống kê, báo cáo tình hình hoạt động SXKD của PVI qua các kỳ giao ban tháng, quý, năm. + Phân bố định mức cơ chế kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính, chúng khoán, thẩm định các dự án đầu tư của PVI. Ban tài chính - kế toán: + Quản lý, giám sát hệ thống và thực hiện công tác tài chính - kế toán của PVI. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo trong việc quản lý, giám sát và thực hiện các hoạt động tài chính - kế toán của PVI. - Ban Tổ chức – Nhân sự: + Xây dựng mô hình tổ chức của PVI. + Quản lý phát triển nguồn nhân lực của PVI. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác tổ chức, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, tiền lương, tiền thưởng và chế độ chính sách, công tác thi đua khen thưởng cho người lao động của PVI. - Ban Tổng hợp – Pháp chế: + Chuẩn bị chương trình làm việc, hội họp cho hội đồng quản trị, và ban lãnh đạo PVI. + Thực hiện công tác thư ký, tổng hợp. + Quản lý công tác pháp chế. + Tham mưu, giúp cho ban lãnh đạo quản lý, điều hành PVI theo đúng các quy định của PVI và không trái với quy định của pháp luật. Ban quản lý rủi ro và bồi thường: + Quản lý rủi ro và giải quyết khiếu nại của PVI + Tổ chức hệ thống quản lý rủi ro và bồi thường trên phân cấp, các đơn kiện về bảo hiểm đối với PVI và đòi người thứ 3. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý rủi ro và giải quyết khiếu nại. - Ban Tin học – Thông tin: + Xây dựng và quản lý hệ thống tin học của PVI. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong công tác quản lý và kinh doanh của PVI. - Ban quản lý kinh doanh và đào tạo: + Quản lý nghiệp vụ và phát triển sản phẩm bảo hiểm mới trong toàn PVI + Đào tạo nghiệp vụ và hướng dẫn triển khai sản phẩm mới. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo công tác quản lý kinh doanh và nghiệp vụ bảo hiểm của các đơn vị, phát triển sản phẩm mới. - Văn phòng đại diện phía Nam: + Tập trung phát triển kinh doanh tại địa bàn phía Nam. + Tham mưu, giúp ban lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh doanh tại khu vực phía Nam. + Tổ chức các hoạt động của Ban lãnh đạo PVI phía Nam. * Nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Tổng công ty: - Các phòng ban trực thuộc Tổng công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ban lãnh đạo về thực hiện các công việc theo chức năng đã được nêu trên. - Quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ban. - Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định. - Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình thuộc hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của PVI. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo phân công 2.1.3 Hoạt động kinh doanh Thực hiện kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, tiến hành hoạt động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến bảo hiểm như: giám định, phân bổ tổn thất,… phù hợp với luật kinh doanh bảo hiểm Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm Bảo hiểm dầu khí PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm Dầu khí. Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thị trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba, Bảo hiểm Tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô trong kho và đang vận chuyển, ... theo tiêu chuẩn quốc tế Bảo hiểm hàng hải Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tàu có tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tầu. Ngoài PVN, PVI còn cung cấp bảo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt Nam (Vosco, Vitranschart, ...). PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hàng hải như Bảo hiểm thân tầu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, Bảo hiểm tai nạn cá nhân cho Thủy thủ đoàn, Bảo hiểm hàng hoá, ... Bảo hiểm kỹ thuật /tài sản Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, ... Ngoài ra, PVI còn bảo hiểm cho các dự án và hoạt động của các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, ... PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật bảo hiểm kỹ thuật bao gồm Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi, Bảo hiểm Thiết bị điện tử, Bảo hiểm Đỗ vỡ máy móc, Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh. Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn Bảo hiểm hàng không Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và khu vực cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước, PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như VietAir, Vietjets và ký các thoả thuận mua máy bay với những hãng sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus. Các dự án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ của hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng. Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang phối hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế để triển khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển Bảo hiểm con người Bảo hiểm tai nạn cá nhân Bảo hiểm sinh mạng cá nhân Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật Bảo hiểm con người kết hợp Bảo hiểm du lịch trong nước Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên xe ô tô Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới Bảo hiểm con người trách nhiệm cao “PVI CARE” , “ENERGY GOLDEN CARE” Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành công của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, PVI đã triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care" và "Energy Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc trong và ngoài lĩnh vực dầu khí với phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá cao Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm khác Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp nhiều loại hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty chuyển đổi mô hình hoạt động theo công ty đại chúng như D&O Liabilities, Trade Credit, Political Risks. 2.1.3.2 Hình thức đầu tư tài chính Đối với hoạt động đầu tư, PVI tiến hành đầu tư dưới các hình thức sau: - Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. - Góp vốn cổ phần, mua cổ phần doanh nghiệp khác. + Góp vốn thành lập mới các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết. + Góp vốn cổ phần, mua một phần tài sản hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác. - Hợp tác kinh doanh, góp vốn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác. - Uỷ thác đầu tư: uỷ thác cho các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng có chức năng nhận uỷ thác. - Đầu tư chứng khoán và giấy tờ có giá: + Trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu doanh nghiệp, kỳ phiếu. + Cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết. + Đấu giá cổ phần đối với doanh nghiệp cổ phần hoá lần đầu + Mua bán chứng khoán có kỳ hạn. - Đầu tư bất động sản. - Các hoạt động và dịch vụ tài chính khác được pháp luật cho phép. 2.2 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVI 2.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh 2.2.1.1 Đánh giá kết quả chung Doanh thu BẢNG 2.1: Kết quả doanh thu chung của PVI giai đoạn 2005 - 2008 2004 2005 2006 2007 2008 I.Doanh thu thuần từ hoạt động KDBH 171.859.292.377 186.498.366.701 306.759.239.923 502.961.176.456 838.392.628.895 Sự biến động liên hoàn Số tuyệt đối 14.639.074.324 120.260.873.222 196.201.936.533 335.431.452.439 Số tương đối 8.52% 64.48% 63.96% 66.70% 1. Phí BH gốc 552.211.008.912 703.240.407.706 1.163.877.338.093 1.598.791.062.359 2.020.554.258.057 2.Thu phí nhận TBH 20.174.629.933 38.767.613.345 49.616.835.936 86.387.148.923 125.958.903.074 3.Các khoản giảm trừ (403.540.869.004) (560.250.228.005) (872.143.643.481) (1.154.641.341.425) (1.159.874.891.692) - Chuyển phí nhượng TBH (396.491.803.688) (547.295.901.858) (870.376.614.027) (1.116.379.912.137) (1.122.418.897.883) - Hoàn phí, giảm phí (7.049.065.316) (12.574.915.461) (1.227.035.514) (37.220.734.843) (35.956.180.887) - Các khoản giảm trừ khác - (379.410.686) (489.993.940) (1.040.694.445) (1.499.812.922) - Tăng/giảm phí dự phòng (19.747.054.631) (21.279.543.093) (66.005.697.783) (89.589.195.719) (228.633.336.075) 4.Doanh thu hoa hồng nhượng TBH 22.169.571.427 25.862.747.785 31.322.757.522 58.032.454.431 80.315.127.548 5.Thu khác từ hoạt động KDBH 592.005.740 157.368.963 91.649.636 3.981.047.887 72.567.983 II. Doanh thu từ hoạt động tài chính 22.350.864.606 26.852.137.460 61.116.078.542 284.242.900.961 504.743.703.916 Sự biến động liên hoàn Số tuyệt đối 4.501.272.854 34.263.941.082 223.126.822.419 220.500.802.955 Số tương đối 20.14% 127.60% 365.09% 77.57% III. Doanh thu hoạt động khác 3.217.962 8.000.216 21.779.089 4.511.128.716 564.774.068 Sự biến động liên hoàn Số tuyệt đối 4.782.254 13.778.873 4.489.349.627 - 3.946.354.648 Số tương đối 148.61% 172.23% 207(lần) 87.50% Nguồn: PVI Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm Từ bảng số liệu tình hình doanh thu của PVI giai đoạn 2005 – 2008, ta dễ dàng nhận thấy, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty liên tục phát triển qua từng năm. Giai đoạn tăng mạnh nhất là từ năm 2006- 2008. Giai đoạn 2 năm đầu 2004 – 2005, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn thấp, lần lượt đạt 171.8 tỷ VNĐ, và 186.4 tỷ. Nguyên nhân là do mức nhượng tái bảo hiểm cao. Năm 2004, doanh thu từ phí bảo hiểm gốc đạt 552.2 tỷ đồng, phí nhận tái bảo hiểm là 20 tỷ nhưng mức phí nhượng tái bảo hiểm là gần 400 tỷ. Tương tự như vậy, năm 2005, doanh thu từ phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm đạt 740 tỷ tăng hơn năm 2004 là 170 tỷ nhưng doanh thu thuần chỉ tăng hơn 14 tỷ tức 8.52% là do các khoản giảm trừ nhiều hơn gần 160 tỷ bao gồm: phí nhượng tái bảo hiểm là 547 tỷ tăng hơn so với 2004 là 150 tỷ, hoàn phí, giảm phí là 12 tỷ, nhiều hơn năm 2004 là 5 tỷ, và phí dự phòng nhiều hơn 2 tỷ. Sang giai đoạn 2006 – 2008, đánh dấu đà tăng trưởng mạnh của PVI về doanh thu phí bảo hiểm cũng như doanh thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Năm 2006, doanh thu thuần từ hoạt động KDBH đạt gần 307 tỷ đồng, vượt hơn 120 tỷ tức 64.5% so với năm 2005, năm 2007 đạt 503 tỷ, nhiều hơn 196 tỷ tức 64% so với năm 2006 và năm 2008, doanh thu thuần đạt 838 tỷ đồng, bằng 166.7% so với năm 2007. Việc doanh thu thuần trong giai đoạn này tăng mạnh mẽ là do phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm tăng mạnh. Năm 2006 đánh dấu mốc quan trọng khi doanh thu từ phí bảo hiểm gốc của PVI vượt ngưỡng 1000 tỷ đồng. Phí bảo hiểm gốc, nhận tái bảo hiểm, hoa hồng nhượng tái của năm 2006 là 1244 tỷ. Nhưng phí nhượng tái cao, đạt 870 tỷ trong khi dự phòng phí tăng hơn 3 lần so với năm 2005, ở mức 66 tỷ đồng. Năm 2007, tổng thu từ phí bảo hiểm, nhận tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng TBH tiếp tục tăng mạnh lên mức 1743 tỷ đồng, nhiều hơn năm 2006 gần 500 tỷ đồng nhưng các khoản giảm trừ lớn. Bao gồm: phí nhượng tái bảo hiểm rất cao đạt mức 1.116 tỷ, hoàn phí, giảm phí bảo hiểm tăng gấp 36 lần so với năm 2006 ở mức 37 tỷ và phí dự phòng là 89,6 tỷ. Đến năm 2008, có điểm khác biệt lớn đó là mức phí nhượng TBH chỉ tăng không đáng kể so với năm 2007 trước đó. Trong khi đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc tiếp tục tăng mạnh lên ngưỡng hơn 2000 tỷ đạt 2020 tỷ, tăng hơn năm 2007 là 420 tỷ. Như vậy, chỉ mất có 2 năm từ 2006 – 2008, để PVI có thể nâng cao doanh thu phí bảo hiểm gốc từ mốc 1000 tỷ lên mốc 2000 tỷ. Trong khi phí nhượng TBH gần như không tăng, hoàn phí & giảm phí giảm hơn so với năm 2007 trước đó thì dự phòng phí lại tăng đột biến lên 288 tỷ, tăng 140 tỷ, gấp gần 3 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do trách nhiệm thuộc mức giữ lại năm 2008 của PVI lớn hơn rất nhiều so với năm 2007. Hoa hồng nhượng TBH năm 2008 tiếp tục tăng hơn so với năm 2007 khi đạt 80 tỷ, tăng hơn 22 tỷ so với năm 2007. Để đánh giá quá trình phát triển của PVI, ta có thể xem xét bảng so sánh thị phần bảo hiểm của PVI so với các công ty Bảo hiểm trong nước khác. Năm 2004 PVI, 552 tỷ, 11% PTI, 127 tỷ 3% Khác, 501 tỷ 10% PJICO, 638 tỷ, 13% BM, 1058 tỷ 22% BV, 1925 tỷ 41% PVI BV BM PJICO PTI Khác Năm 2005 PTI, 265 tỷ 5% Khác, 501tỷ 9% PJICO, 710 tỷ 13% BM, 1178 tỷ 21% PVI, 710 tỷ 13% BV, 2119 tỷ 39% PVI BV BM PJIC O PTI Khác Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của PVI về doanh thu BH phi nhân thọ qua từng năm. Năm 2004, thị phần của PVI chỉ chiếm 11%, đứng thứ 4 sau Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO về doanh thu BH phi nhân thọ. Năm 2005, PVI ngang bằng với PJICO khi chiếm 13% thị phần doanh thu của toàn thị trường. Năm 2006, thị phần của PVI là 18%, chỉ còn sau Bảo Việt và Bảo Minh. Năm 2007, chiếm 19% doanh thu toàn thị trường, bằng doanh thu của Bảo Minh Năm 2008, PVI vượt qua Bảo Minh với thị phần 20.5% để trở thành nhà bảo hiểm phi nhân thọ lớn thứ 2 trên thị trường, chỉ sau Bảo Việt. Và mục tiêu phấn đấu của PVI là nhà bảo hiểm tốt nhất trên thị trưởng về tăng trưởng và hiệu quả hoạt động. PVI dẫn đầu trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam về năng suất lao động với doanh thu 2.1 tỷ VNĐ/người/năm trong khi doanh thu trung bình của thị trường là 0.55 tỷ VNĐ/người/năm. Doanh thu từ hoạt động tài chính Cũng giống nhưdoanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ vào giai đoạn 2006 – 2008, đặc biệt nhất là 2 năm 2007, 2008. Năm 2004, 2005, doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI khá khiêm tốn ở mức <30 tỷ, lần lượt là 22 tỷ và 26,8 tỷ nhưng bắt đầu đến năm 2006 đã có bước tiến rõ rệt. Năm 2006, doanh thu tăng gấp 2.3 lần tức 34 tỷ so với năm 2005 lên 61 tỷ đồng. Bước tiến mạnh mẽ nhất đến từ năm 2007. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và chứng khoán khi đó của kinh tế Việt Nam khi đó, PVI đã nâng mức doanh thu tài chính của mình lên con số 284 tỷ, tăng 223 tỷ, tức 365% so với năm 2006. Năm 2008, tiếp tục bước đà phát triển của mình, PVI tiếp tục Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính của PVI năm 2008 đạt con số ấn tượng: 504,74 tỷ đồng, vượt 220,5 tỷ đồng tức 77.57% so với năm 2008 nhưng chỉ đạt 94.49% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là doanh thu từ chứng khoán và góp vốn và từ các công ty liên kết, các quỹ không đạt kế hoạch do khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Đầu tư hưởng lãi suất cố định vẫn đạt kế hoạch. Doanh thu từ hoạt động khác Doanh thu từ hoạt động khác của PVI gần như không đáng kể. Điểm chú ý duy nhất là năm 2007 với doanh thu là 4 tỷ đồng. Chi phí BẢNG 2.2: Tình hình chi phí chung của PVI giai đoạn 2004 - 2008 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 I. Chi phí hoạt động KDBH (1+2+3) (158.108.550.333) (170.204.974.189) (300.358.997.762) (455.063.839.137) (833.732.130.186) Biến động liên hoàn Số tuyệt đối (12.096.423.856) (130.154.023.573) (154.704.841.375) (378.668.291.049) Số tương đồi 7.6% 76.47% 51.51% 83.21% 1. Chi phí trực tiếp kinh doanh BH (110.003.466.341) (98.910.134.686) (178.438.979.475) (214.842.621.050) (453.963.620.916) 1.1 Bồi thường thuộc phần giữ lại (28.690.597.264) (53.305.987.706) (76.701.745.517) (151.775.029.723) (354.529.867.826) - Chi bồi thường BH gốc (63.213.472.300) (144.351.072.618) (158.045.387.139) (417.659.399.366) (886.010.770.678) - Chi bồi thường nhận TBH (5.931.642.038) (11.330.046.312) (29.136.387.139) (78.212.072.866) (46.049.108.303) - Các khoản giảm trừ 40.454.517.074 102.375.131.224 110.480.020.677 344.096.442.509 577.530.011.155 +Thu bồi thường nhượng TBH 40.118.757.492 101.033.513.266 110.008.102.882 342.240.906.647 556.950.900.016 +Thu đòi người thứ ba 335.759.582 1.341.617.958 471.917.795 1.855.535.862 11.290.041.210 +Thu hàng đã xử lí bồi thường 100% - - - - 9.289.069.929 1.2 Chi bồi thường từ quỹ dự phòng dao động lớn - - 33.478.569.721 36.672.756.894 107.023.741.806 1.3 Giảm/tăng dự phòng bồi thường (10.124.460.624) 21.211.955.487 (6.996.681.123) (2.458.840.397) (73.315.044.210) 1.4 Trích dự phòng dao động lớn trong năm (25.409.672.969) (45.534.300.933) (85.460.131.122) (26.578.878.215) (29.644.142.471) 1.5 Chi khác hoạt động KDBH (45.778.735.484) (21.281.801.534) (42.758.991.434) (70.702.629.609) (103.498.308.305) -Chi khác hoạt động KDBH gốc (41.670.014.211) (11.732.972.188) (29.396.646.686) (48.928.392.018) (75.169.023.871) -Chi khác hoạt động KD nhận TBH (4.108.721.273) (8.654.414.387) (13.362.344.748) (21.774.237.591) (27.026.621.378) -Chi khác HĐKD nhượng TBH - - - - (1.302.663.056) 2. Chi phí bán hàng (32.175.735.084) (47.294.700.031) (86.350.411.578) (160.924.619.841) (291.082.290.276) 3. Chi phí quản lí (15.929.348.908) (24.000.139.472) (35.569.606.709) (79.296.598.246) (88.686.218.994) II. Chi phí hoạt động tài chính (888.171.123) (3.026.946.930) (7.327.269.619) (86.685.984.990) (338.267.535.589) Biến động liên hoàn Số tuyệt đối (2.138.775.807) (4.300.322.689) (79.358.715.371) (251.581.550.599) Số tương đồi 240.81% 142.07% 10.83 lần 290.22% III. Chi phí hoạt động khác - - - (500.584) - Nguồn: PVI Chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm Tỉ lệ bồi thường của PVI dao động trong khoảng 21% - 28% giai đoạn 2001 – 2006 trong khi tỉ lệ chung trên thị trường là 45% - 51% (Theo PVI và hiệp hội bảo hiểm Việt Nam). Riêng năm 2008, tỉ lệ bồi thường của PVI tăng mạnh lên mức 38% nhưng tỉ lệ bồi thường chung của thị trường là 51%. Năm 2004, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là 110 tỷ, chủ yếu là do chi khác từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm : 45,7 tỷ, chiếm 41,5% tổng chi phí trực tiếp KHBH trong đó chi khác từ KDBH gốc là 41 tỷ và KD nhượng TBH là 40 tỷ. Chi bồi thường BH gốc và nhận TBH là 69 tỷ nhưng thu từ nhượng TBH là 20 tỷ, nên chi bồi thường mức giữ lại của công ty chỉ là gần 29 tỷ, chiếm 26,3% tổng chi phí trực tiếp KDBH. Năm 2004, phí dự phòng bồi thường là 10 tỷ, dự phòng dao động lớn trong năm là 25 tỷ, Chi phí bán hàng là 32 tỷ, chi phí quản lí là 16 tỷ, làm chi phí hoạt động KDBH là 158 tỷ. Như vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2004 lãi 13.7 tỷ. Năm 2005, chi phí hoạt động KDBH tăng 12 tỷ, tức 7,6% so với năm 2004, lên mức 170 tỷ đồng. Mặc dù chi phí trực tiếp KDBH giảm 11 tỷ, chỉ còn 99 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động KDBH vẫn tăng là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng mạnh. Cả hai đều tăng hơn so với năm trước 50%. Chi phí bán hang, chi phí quản lí lần lượt là 24 và 47 tỷ. Chi phí trực tiếp giảm 11 tỷ trong khi chi phí bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 53 tỷ cao gấp 2 lần so với năm trước, trích dự phòng dao động lớn tăng 20 tỷ so với năm 2004, lên mức 45 tỷ, nguyên nhân là do: chi khác cho hoạt động KDBH chỉ còn 21 tỷ, thấp hơn 2004 là 24 tỷ và 21 tỷ đã được trích vào quỹ dự phòng bồi thường nhưng nay không còn phải bồi thường nữa. Giai đoạn 2006 – 2008, cùng với việc doanh thu từ hoạt động KDBH tăng nhanh thì chi phí của hoạt động này cũng tăng mạnh. Năm 2006, chi phí cho hoạt động KDBH tăng lên mức 300 tỷ, nhiều hơn năm 2005 là 130 tỷ tức 76,47%. Nguyên nhân là do cả chi phí trực tiếp KDBH, chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều tăng. Nhưng tăng mạnh nhất, rõ rệt nhất là chi phí trực tiếp KDBH. Năm 2006, chi phí trực tiếp KDBH tăng 80 tỷ so với năm 2005, lên mức 178 tỷ. Trong đó, trích dự phòng dao động lớn trong năm là 85 tỷ, hơn năm 2004 là 40 tỷ tức 88.9%, trích 7 tỷ vào quỹ dự phòng bồi thường chi bồi thường mức trách nhiệm giữ lại là 76.7 tỷ nhiều hơn năm 2005 là 23 tỷ nhưng 33.5 tỷ trong số chi bồi thường đó được trích ra từ quỹ dự phòng dao động lớn. Chi phí bán hàng tăng 40 tỷ lên mức 86 tỷ, và chi phí quản lý tăng 10.5 tỷ lên mức 35.5 tỷ so với năm 2005. Năm 2007, chi phí cho hoạt động kinh doanh BH tiếp tục tăng với số tiền 455 tỷ, hơn năm 2006 là 154 tỷ tức 51.5%. Trong đó, chi phí trực tiếp cho KDBH tăng lên mức 214,8 tỷ, hơn năm 2006 là 36,8 tỷ. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự biến động là do mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại tăng cao ở mức 151 tỷ, hơn năm 2006 là 85 tỷ. Tiếp đó là do chí phí khác hoạt động KDBH là 70 tỷ, tăng xấp xỉ 30 tỉ so với năm 2006. Trong năm 2007, số tiền bồi thường được chi từ quỹ dự phòng bồi thường là 36,6 tỷ, tăng không đáng kể so với năm trước đó. Nhưng số tiền trích lập dự phòng dao động lớn chỉ là 26 tỷ, ít hơn gần 60 tỷ so với số tiền 85 tỷ đã trích trong năm 2006. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng cao so với năm trước. Chi phí bán hàng là 160 tỷ, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2006, và chi phí quản lí tăng 44 tỷ so với năm 2006 lên mức 79 tỷ. Có thể nói, năm 2008 là năm chi phí cho hoạt động KDBH là lớn nhất trong giai đoạn 2004 – 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng mạnh của chi phí trực tiếp KDBH và chi phí bán hàng trong khi chi phí quản lí chỉ tăng nhẹ 9 tỷ lên 88 tỷ. Chi phí KDBH năm 2008, đạt con số kỉ lục 833 tỷ, tăng 378 tỷ tức 83,21% so với năm 2007 và tăng 533 tỷ so với năm 2006. Trong đó, chi phí quản lý là 291 tỷ, tăng hơn 130 tỷ so với con số 160 tỷ của năm 2007. Chi phí trực tiếp KDBH là 454 tỉ, tăng 240 tỷ so với 2007. Có 3 nguyên nhân dẫn tới kết quả trên: + Chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây: 354,5 tỷ. Mặc dù số tiền bồi thường được chi từ quỹ dự phòng dao động lớn là 107 tỷ, tăng 71 tỷ so với năm 2007, 74 tỷ so với 2005; các khoản giảm trừ là 577 tỷ bao gồm thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm là 557 tỷ, thu đòi người thứ ba và thu hàng xử lí bồi thường 100% là 20 tỷ, nhưng do số tiền bồi thường bảo hiểm gốc và nhận TBH quá lớn là 932 tỷ dẫn đến chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại lớn + Dự phòng bồi thường ở mức cao là 73 tỷ, hơn năm 2007 là 71 tỷ, và hơn năm 2006 là 67 tỷ. + Chi khác cho HĐKD bảo hiểm tăng 33 tỷ so với năm 2007, lên mức 103 tỷ. Chi phí cho hoạt động tài chính Trong 3 năm đầu tiên của giai đoạn 2004 – 2008, chi phí cho hoạt động tài chính là không đáng kể với các mức 888 triệu vào năm 2004, 3 tỷ vào năm 2005 và 7 tỷ vào năm 2006. Bước ngoặt trong chi phí tài chính đến vào năm 2007 khi chi phí cho hoạt động này là 86,7 tỷ và năm 2008 tăng mạnh lên con số 338,2 tỷ đồng, hơn năm 2007 là 251,5 tỷ tức 2,9 lần. Nguyên nhân là do công ty đầu tư vào 26 dự án. Trong đó có 13 dự án đầu tư cùng với Tập đoàn là các dự án góp vốn thành lập mới. Các dự án đầu tư của PVI tập trung vào 8 ngành chính là Bất động sản chiếm tỷ trọng 37.11% , Dịch vụ tài chính (37.15%), Giao thông vận tải (18.45%), Điện (1.4%), Dầu khí (2.35%), VLXD (0.95%), Dệt may (1.37%) và Thương mại dịch vụ (1.22%). Chi phí cho hoạt động khác Khoản chi này gần như là không có trong hoạt động KD của PVI.Duy nhất năm 2007 là phải chi 500 ngàn đồng.  Lợi nhuận BẢNG 2.3 Lợi nhuận của PVI giai đoạn 2004 – 2008 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KDBH 13.750.742.044 16.293.392.512 6.400.242.161 47.897.337.319 4.660.498.709 2.Lợi nhuận hoạt động tài chính 21.462.693.483 23.825.190.530 53.788.808.923 197.556.915.971 166.476.168.327 3.Lợi nhuận hoạt động khác 3.217.962 8.000.216 21.779.089 4.510.628.132 564.774.068 4.Lợi nhuận kế toán (1+2+3) 35.216.653.489 40.126.583.258 60.210.830.173 249.964.881.422 171.701.441.104 5.Các khoản điều chỉnh tăng/giảm lợi nhuận chịu thuế - (2.450.576.632) - - 6.Lợi nhuận chịu thuế TNDN 40.126.583.258 57.760.253.541 249.964.881.422 171.701.441.104 7.Thuế thu nhập doanh nghiệp (10.778.090.595) (11.235.443.312) (16.172.870.990) - - 8.Lợi nhuận sau thuế TNDN 24.438.562.894 28.891.139.946 44.037.959.183 249.964.881.422 171.701.441.104 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 4.452.577.052 15.146.819.237 205.926.922.239 -78.263.440.318 Số tương đối 18.22% 52.43% 467.6% - 31.31% Nguồn: PVI Nhìn tổng quát bảng số liệu, chúng ta có thể thấy rằng, hoạt động KDBH của công ty luôn có lãi, nói cách khác, phí bảo hiểm thu được đủ chi trả cho các khoản bồi thường phát sinh và trích lập dự phòng. Tuy nhiên biến động lợi nhuận từ hoạt động KDBH lại rất thất thường. Năm 2004 lãi 13.7 tỷ. Năm 2005 lãi 16.2 tỷ, hơn năm 2004 là 2.5 tỷ. Nhưng năm 2006, lãi từ hoạt động này giảm đáng kể, chỉ còn 6 tỷ, giảm 10 tỷ so với năm 2005. Đến năm 2007, lợi nhuận đột biến tăng thì sang năm 2008, lợi nhuận đột biến giảm. Năm 2007 lợi nhuận đạt 47,9 tỷ đồng, nhiều hơn năm 2006 gần 42 tỷ thì năm 2008, lợi nhuận chỉ còn 4.6 tỷ. Nguyên nhân xuất phát từ việc lợi nhuận gộp năm 2008 hơn năm 2007 gần 96 tỷ nhưng chi phí cho hoạt động bán hàng và quản lý năm 2008 lại nhiều hơn năm 2007 lên đến 140 tỷ. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính chính là lợi nhuận chủ yếu, đem lại sự phát triển cho DNBH, quyết định.Năm 2004, lợi nhuận từ hoạt động này là 21 tỷ. Năm 2005, lợi nhuận tăng thêm 2,4 tỷ, đạt 23,4 tỷ. Năm 2006, lợi nhuận tăng 30 tỷ so với năm 2005, 32.4 tỷ so với năm 2004 đạt 53,4 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính lớn nhất trong giai đoạn này là vào năm 2007. Lợi nhuận đạt 197 tỷ, gấp 3.7 lần năm 2006 và hơn năm 2008 sau đó 31 tỷ. Năm 2008 lợi nhuận chỉ đạt 166 tỷ đồng, bằng 72.45% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do những khó khăn trong thị trường tài chính và kinh tế mang lại. Lợi nhuận từ hoạt động khác đem lại không đáng kể. Đáng chú ý nhất chỉ là con số 4,5 tỷ của năm 2007. Có thể nhận thấy rằng chỉ có 3 năm từ 2004 – 2006, PVI phải nộp thuế TNDN 28%, còn năm 2007 – 2008 được miễn. Nguyên nhân là do bắt đầu từ 29/12/2006, PVI trở thành công ty cổ phần với việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, nên trong 2 năm đầu hoạt động, PVI được miễn nộp thuế TNDN. Có thể nói, PVI đang ngày một phát triển mạnh mẽ, thông qua tình hình lợi nhuận sau thuế qua các năm luôn tăng nhanh qua các năm. Điển hình là năm 2007 với lợi nhuận sau thuế đạt gần 250 tỷ, vượt 205 tỷ so với năm 2006, 230 tỷ so với năm 2005 và 78 tỷ tức 31,31% so với năm 2008. Năm 2007 có thể coi là một năm thành công không chỉ đối với riêng PVI mà cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Năm 2007 là năm đầu tiên kinh tế Việt nam hội nhập cùng kinh tế thế giới. GDP tăng trưởng 8,44%, đứng thứ 3 của Châu Á về tốc độ tăng trưởng GDP sau Trung Quốc và Ấn Độ, cao nhất trong 11 năm trở lại đây, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỷ USD. Mặc dù năm 2008, lợi nhuận sau thuế là 171,7 tỷ, thấp hơn năm 2007 nhưng kết quả vẫn đáng ghi nhận trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Nguyên nhân là do: - Bồi thường trong lĩnh vực bảo hiểm tăng. Tuy tỷ lệ bồi thường bình quân của PVI là 38%, cao nhất trong hơn 10 năm hoạt động (bồi thường bình quân của toàn thị trường là 51%), chủ yếu là bồi thường về bảo hiểm năng lượng như tạm ứng bồi thường tổn thất giếng CNV 1P với số tiền 335 tỷ đồng. - Lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán niêm yết và dự phòng giảm giá chứng khoán (Niêm yết và OTC) là 160 tỷ đồng. - Các dự án góp vốn, góp vốn cào các quỹ với số tiền 682 tỷ đồng chưa mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn, việc chia cổ tức của các quỹ như SSI, VF2 không đúng như kế hoạch dự kiến do thị trường suy thoái. - Thay đổi phương thức đầu tư góp vốn của dự án 20 Phạm Ngọc Thạch sang phương thức tự đầu tư đã giảm thu nhập trên 85 tỷ đồng. - Không tăng vốn điều lệ lên 1600 tỷ do thị trường không đáp ứng được các kỳ vọng của PVI làm ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư và giảm doanh thu từ đầu tư tài chính. Đánh giá kết quả từng nghiệp vụ BH năng lượng Bảng 2.4 Doanh thu phí bảo hiểm năng lượng giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 231.359.244 365.858.868 503.151.353 500.893.167 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 134.499.624 137.292.485 -2.258.186 Số tương đối 58.13% 37.53% - 0.45% 2.Phí nhận TBH 2.280.289 1.548.756 8.368.490 11.212.478 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -731.533 6.819.734 2.843.988 Số tương đối -32.09% 440.34% 33.98% 3.Hoàn phí BH 10.025.863 - 20.080.761 24.553.578 4.Phí nhượng TBH 218.356.853 330.723.541 476.984.537 479.030.146 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 5.256.818 36.684.084 14.454.545 8.521.921 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 31.427.266 -22.229.539 -5.932.624 Số tương đối 597.84% - 60.6% - 41.05% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 2.35% 9.98% 2.94% 1.75% Phí nhượng/Phí thu được 97.65% 90.02% 97.06% 98.25% Nguồn: PVI Bảo hiểm năng lượng là nghiệp vụ có doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng như phí nhượng tái bảo hiểm lớn nhất nhưng lại có số phí giữ lại thuộc loại trong tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm của PVI. Năm 2005, doanh thu phí bảo hiểm năng lượng là 231 tỷ, chiếm 32,9% tổng doanh thu phí tất cả các nghiệp vụ nhưng phí nhượng TBH là 218 tỷ, chiếm đến 97,65% tổng phí thu được. Do vậy, phí giữ lại chỉ còn là 5,2 tỷ, bằng 2,35% doanh thu BH năng lượng, và bằng 2,86% so với 182 tỷ là tổng số phí giữ lại của tất cả các nghiệp vụ. Năm 2005, số phí BH năng lượng phải hoàn lại là 10 tỷ, chiếm 4,28% tổng số phí BH năng lượng thu xếp được. Năm 2006 là năm tốc độ tăng doanh thu phí của nghiệp vụ cao nhất với việc tăng 58,13% so với năm trước, lên mức 365,8 tỷ, không phải hoàn phí bảo hiểm, và phí giữ lại cũng chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong giai đoạn 2005- 2008. Phí giữ lại chiếm 9,98% tức 36,68 tỷ, trong khi phí nhượng tái bảo hiểm là 330,7 tỷ, chiếm tỷ trọng 90,02% trong tổng số doanh thu phí BH năng lượng. Năm 2007, doanh thu phí BH bao gồm cả phí bảo hiểm gốc và phí nhận TBH tiếp tục tăng, với số tiền 503 tỷ là BH gốc và 8 tỷ là phí nhận TBH. Phí nhận TBH tăng gần 7 tỷ. Nhưng ngược lại, mức phí giữ lại giảm 22 tỷ so với năm 2006, xuống còn 14,45 tỷ, chiếm tỷ trọng 2,94 % so với doanh thu của nghiệp vụ. Trong khi năm 2006, không phải hoàn phí bảo hiểm thì năm 2007, mức tiền hoàn phí là 20 tỷ. Năm 2008, mặc dù doanh thu BH gốc bị giảm 2,25 tỷ, tức 0,45% so với năm 2007, nhưng vẫn đạt ở mức cao là 500,89 tỷ đồng, chiếm 24,79% so với tổng thu BH gốc ở tất cả các nghiệp vụ. Trong khi đó, phí nhận TBH lại tăng 2,8 tỷ tức 33,98% lên mức 11,21 tỷ và hoàn phí tăng 4,5 tỷ lên mức 24,5 tỷ so với năm 2007. Năm 2008 tiếp tục là năm thụt giảm về mức phí giữ lại do phí nhượng tái bảo hiểm là 479 tỷ, chiếm đến 98,25% so với phí thu được. Mức phí giữ lại chỉ là 8,5 tỷ, chiếm 1,75% tổng phí thu được. Bảng 2.5 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm năng lượng giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 7.657.228 70.151.297 49.612.087 342.965.108 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 62.494.069 - 20.539.210 293.353.021 Số tương đối 816% -29.28% 591.3% 2.Bồi thường nhận TBH 819.479 6.601.481 31.941.025 2.384.803 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 5.782.002 25.339.544 -29.556.222 Số tương đối 705.57% 383.8% - 92.5% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 7.265.293 75.549.344 77.240.447 318.528.900 4.Thu đòi người thứ 3 - - - - 5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 1.211.414 1.203.434 4.312.665 26.821.011 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -7.980 3.109.231 22.508.346 Số tương đối - 0.6% 258.3% 521.9% Tỉ lệ bồi thường 3.6% 20.9% 15.9% 67.4% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 4.045.404 35.480.650 10.141.880 -18.299.090 Nguồn: PVI Năm 2005 là năm có số bồi thường BH gốc và nhận TBH thấp nhất. Do đó, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cũng thấp, là 1,21 tỷ đồng. Bồi thường BH gốc là 7,6 tỷ đồng, bồi thường nhận TBH là 0,8 tỷ đồng trong khi thu bồi thường nhượng TBH là 7,26 tỷ đồng. Do đó, kết thúc năm 2005, lợi nhuận từ nghiệp vụ này là 4 tỷ đồng. Năm 2005, tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ BH năng lượng là thấp nhất trong giai đoạn 2005 – 2008 với 3,6%. Bước sang năm 2006, bồi thường từ BH gốc và nhận TBH tăng mạnh. Nhưng đáng chú ý là năm 2006 là năm có bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp nhất trong cả giai đoạn, là 1,20 tỷ đồng, chỉ giảm 0,6% so với năm 2005 và năm 2006 là năm nghiệp vụ BH năng lượng đem lại lợi nhuận lớn nhất với 35,4 tỷ đồng. Nguyên nhân là do phí giữ lại lớn nhất trong khi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp nhất trong cả giai đoạn. Bồi thường BH gốc và nhận TBH tăng mạnh. Bồi thường BH gốc là 70 tỷ, tăng 62,4 tỷ tức 816% so với năm 2005, bồi thường nhận TBH tăng 5,78 tỷ tức 705% so với năm 2006, lên mức 6,6 tỷ. Nhưng số tiền thu bồi thường nhượng TBH lại là 75,5 tỷ. Do vậy, mức bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp. Có thể nói, năm 2006 là năm mà hoạt động KDBH của nghiệp vụ BH năng lượng thành công nhất. Năm 2007, lợi nhuận từ nghiệp vụ giảm còn hơn 10 tỷ. Nguyên nhân là do mức phí giữ lại thấp trong khi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại tăng. Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại tăng lên 4 tỉ mặc dù bồi thường từ bảo hiểm gốc giảm 20 tỷ tức 29,28% so với năm 2006 là do năm 2007 là năm bồi thường từ nhận TBH lớn nhất trong cả giai đoạn. Bồi thuờng nhận TBH là 31,9 tỷ, tăng 25,3 tỷ so với 2006 trong khi phí thu được chỉ là 8,36 tỷ. Như vậy, chỉ riêng hoạt động nhận TBH, DN bị lỗ 23,54 tỷ. Năm 2008 là năm duy nhất trong cả giai đoạn, PVI bị lỗ với số tiền gần 18,3 tỷ. Năm 2008 là năm có số tiền bồi thường BH gốc và tỷ lệ bồi thường lớn nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ bồi thường tổn thất lên đến 67,4%. Trong khi bồi thường nhận TBH giảm hơn so với năm 2007, xuống còn 2,38 tỷ, thì bồi thường BH gốc lên đến gần 343 tỷ. Đây là một con số quá lớn nếu so với mức bồi thường năm 2007 chỉ là 49 tỷ. Thu bồi thường nhượng TBH rất cao là 318,5 tỷ, nhưng do số tiền bồi thường tổn thất quá lớn, nên bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cao là 26,8 tỷ trong khi phí BH giữ lại 8,5 tỷ, thấp hơn 2 năm trước đó. Bảo hiểm thân tàu và P&I Bảng 2.6 Doanh thu phí bảo hiểm thân tàu và P&I giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 165.681.512 206.809.092 262.657.177 407.783.620 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 41.127.580 55.848.085 145.126.443 Số tương đối 24.82% 27% 55.25% 2.Phí nhận TBH 5.569.985 11.193.856 19.282.655 37.869.400 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 5.623.871 8.088.799 18.586.745 Số tương đối 100.97% 72.26% 96.4% 3.Hoàn phí BH 1.834.930 332.561 15.388.002 4888452 4.Phí nhượng TBH 134.052.424 179.066.152 231.339.783 292.186.159 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 35.364.142 38.604.234 35.212.046 148.578.409 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 3.240.092 - 3.392.188 113.366.363 Số tương đối 9.17% - 8.79% 322% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 20.87% 17.74% 13.21% 33.7% Phí nhượng/Phí thu được 79.13% 82.26% 86.79% 66.3% Nguồn: PVI Giống như BH năng lượng, BH thân tàu và P&I cũng là một trong những nghiệp vụ mà doanh thu phí BH cũng như tỷ lệ TBH cao nhất. Nhưng khác với BH năng lượng là rất ít khi phải hoàn phí BH, BH thân tàu và P&I năm nào cũng phải hoàn phí, mặc dù số tiền hoàn lại không đáng kể so với doanh thu phí BH. Năm 2005, phí BH gốc và nhận TBH đạt 161,2 tỷ đồng, sau đó số tiền hoàn phí là 1.8 tỷ. Trong đó, phí nhượng TBH là 134 tỷ, chiếm 79,13% so với tổng doanh thu phí thu được. Đây là tỉ lệ thấp nhất trong giai đoạn này, khiến phí giữ lại cũng tương đối cao so với các năm còn lại, đạt 35,36 tỷ đồng. Trong 2 năm 2006, 2007, phí BH gốc và nhận TBH cùng tăng so với năm trước đó. Trong khi phí BH gốc năm 2006 tăng hơn năm trước 41 tỷ, lên mức 206 tỷ thì nhận TBH tăng 5,6 tỷ tức 100,97% so với năm 2005, thì năm 2007, phí BH gốc tăng 55,8 tỷ tức 27% và phí nhận TBH tăng 8 tỷ tức 72,26% so với 2006. Tỉ trọng giữa phí nhượng TBH với phí thu cũng được tăng lên qua các năm: 82,26% vào năm 2006 và 86,79% vào năm 2007. Mức phí giữ lại chênh lệch trong 2 năm là không đáng kể: 38,6 tỷ vào năm 2006 và 35,2 tỷ năm 2007. Năm 2006, hoàn phí bảo hiểm chỉ là 0,3 tỷ, nhưng năm 2007, hoàn phí BH cao, gần 15,4 tỷ Năm 2008, doanh thu phí đạt 407,78 tỷ, trong đó, BH gốc tăng mạnh lên 407,78 tỷ, nhiều hơn 145 tỷ tức 55,25% so với năm 2007, trong khi đó nhận TBH cũng tăng lên mức 37,87 tỷ. Năm 2008 là năm có tỉ trọng giữa mức phí giữ lại với phí thu được là 33,7% - cao nhất trong cả giai đoạn. Chính vì vậy, mức phí giữ lại của doanh nghiệơ trong năm rất cao, là 148,58 tỷ, nhiều hơn 113,3 tỷ tức 322% so với năm 2007. Bảng 2.7 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm thân tàu và P&I giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 102.946.883 40.232.272 52.203.531 233.631.534 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -62.714.611 11.971.259 181.428.003 Số tương đối - 60.92% 29.76% 347.5% 2.Bồi thường nhận TBH 5.859.334 5.269.522 10.493.880 16.631.739 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -589.812 5.224.358 6.137.859 Số tương đối - 10.07% 99.14% 58.49% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 79.314.168 25.872.231 46.661.046 174.292.891 4.Thu đòi người thứ 3 - - - 2.007.483 5.Bồi thường từ quỹ DP dao động lớn - - 17.759.309 - Tỉ lệ bồi thường 63.55% 20.87% 22.21% 48.86% 6.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 29.492.049 19.629.563 16.036.365 73.962.898 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -9.862.486 -3.593.198 57.926.533 Số tương đối -33.45% -18.31% 361.2% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 34.152.729 18.974.671 19.175.681 74.615.511 Nguồn: PVI Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy, trong cả giai đoạn trên, năm 2008 là nghiệp vụ BH thân tàu và P&I có lợi nhuận cao nhất với 74,6 tỷ. mặc dù năm 2008 là năm có số tiền bồi thường lớn nhất: 250 tỷ bao gồm cả bồi thường BH gốc và bồi thường nhận TBH. Năm 2008 là năm duy nhất có số thu từ thu đòi người thứ 3 là 2 tỷ, số tiền thu từ nhượng TBH cũng rất lớn là 174 tỷ. Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại rất cao, là 73 tỷ, hơn năm 2006 là 54 tỷ và năm 2007 là 57 tỷ. Năm 2005 cũng là năm đem lại lợi nhuận nhiều cho doanh nghiệp với 34 tỷ. Mặc dù số tiền bồi thường từ BH gốc và nhận TBH nhiều nhất chỉ sau năm 2008, là 108 tỷ và tỉ lệ bồi thường cao nhất là 63,55%, nhưng thu từ nhượng TBH cao, là 79,3 tỉ, chiếm 74% số tiền bồi thường của nghiệp vụ. Năm 2007 là năm duy nhất, bồi thường được trích ra từ quỹ dự phòng dao động lớn, với số tiền là 17 tỷ. Cả 2 năm 2006, 2007, hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ lãi. Năm 2006 lãi 18,97 tỷ, năm 2007 lãi 18,17 tỷ. BH hàng hoá Bảng 2.8 Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 23.965.732 80.248..404 97.537.168 89.946.131 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 56.282.672 17.288.764 -7.591.037 Số tương đối 234.85% 21.54% -7.79% 2.Phí nhận TBH 7.105.575 7.415.673 21.977.780 14.741.798 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 310.098 14.562.107 -7.235.982 Số tương đối 4.36% 196.37% - 32.93% 3.Hoàn phí BH 62.024 79.905 154.463 481.188 4.Phí nhượng TBH 17.898.605 19.089.644 29.748.660 21.758.067 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 13.110.678 68.494.527 89.611.824 82.448.674 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 55.383.849 21.117.297 -7.163.150 Số tương đối 422.4% 30.83% - 8% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 42.28% 78.2% 75.08% 79.12% Phí nhượng/Phí thu được 57.72% 21.80% 24.92% 20.88% Nguồn: PVI Năm 2007 là năm doanh thu phí Bảo hiểm hàng hoá cũng như phí giữ lại cao nhất. Tổng phí thu được là 109 tỷ trong đó 97,5 tỷ là BH gốc, nhiều hơn 17 tỷ so với năm 2006, 8 tỷ so với năm 2008 và 21 tỷ là phí nhận TBH, nhiều hơn 14 tỷ tức 186,37% so với năm 2006 và 7 tỷ tức 32,93% so với năm 2008. Phí giữ lại là 89,6 tỷ, chiếm tỷ trọng 75,08% so với phí thu được, nhiều hơn năm 2008 là 7 tỷ, và năm 2006 là 21 tỷ. Phí nhượng TBH là 29 tỷ, nhiều hơn năm 2006 là 10 tỷ. Năm 2008 mặc dù phí thu được giảm sút so với năm 2007 nhưng tỉ lệ phí giữ lại cao nhất chiếm 79,12% so với phí thu được. Mức phí giữ lại là 82,4 tỷ. Năm 2006, mức phí giữ lại cũng tương đối cao, đạt 68,5 tỷ đồng. Trong cả giai đoạn, năm 2005 là năm có mức phí giữ lại thấp nhất với 13,1 tỷ, tỉ lệ giữ mức phí giữ lại với phí thu được là thấp nhất: 42,28%. Phí nhượng tái là 17,89 tỷ. Doanh thu phí BH gốc và nhận TBH cũng thấp nhất chỉ với 31 tỉ đồng. Bảng 2.9 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm hàng hoá giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 7.007.488 7.976.740 4.370.880 34.158.746 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 969.252 -3.605.860 29.787.866 Số tương đối 13.8% - 45.21% 681.5% 2.Bồi thường nhận TBH 1.945.340 1.151.058 6.617.297 2.887.339 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -794.282 5.466.239 -3.729.958 Số tương đối -40.83% 474.89% -56.37% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 5.152.975 3.847.167 1.920.760 21.025.561 4.Thu đòi người thứ 3 1.341.617 471.918 1.855.536 9.262.508 5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 2.458.236 4.808.714 7.211.882 6.757.966 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 2.350.478 2.403.168 -453.916 Số tương đối 95.62% 49.98% -6.29% Tỉ lệ bồi thường 28.7% 10.45% 9.22% 35.6% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 10.652.442 63.685.813 82.399.942 75.690.708 Nguồn: PVI Năm 2005 là năm bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp nhất với 2,4 tỷ nhưng lại là năm có lợi nhuận thấp nhấp là 10,6 tỷ do mức phí giữ lại thấp. Bồi thường của DN là 9 tỷ trong khi các khoản thu bao gồm thu bồi thường nhượng TBH và thu đòi người thứ 3 là 6,5 tỷ. Các năm 2006 và 2007, tuy bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cao hơn năm trước nhưng lãi thu được lại cao hơn. Cụ thể là năm 2007, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 4,8 tỷ cao hơn năm 2006 là 2,4 tỷ, nhưng lợi nhuận đem lại rất cao là 63,68 tỷ, nhiều hơn năm 2005 là 53 tỷ. Năm 2007, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại tăng thêm 3 tỷ so với năm trước lên thành 7,2 tỷ, nhưng lợi nhuận đem lại vẫn tăng thêm gần 10 tỷ, lên mức 82,4 tỷ. Nguyên nhân là do mức phí giữ lại của 2 năm là rất cao. 2 năm 2006 và 2007 cũng được ghi nhận là 2 năm có tỉ lệ bồi thường thấp nhất lần lượt là 9.22% và 10.45%. Năm 2008, lợi nhuận từ nghiệp vụ giảm hơn so với năm 2007 nhưng vẫn ở mức rất cao: 75,69 tỷ. Năm 2008 là năm có số tiền bồi thường lớn nhất: bao gồm 34 tỷ bồi thường BH gốc, nhiều hơn 29,79 tỷ so với năm 2007 và 2,89 tỷ bồi thường nhận TBH. Năm 2008 cũng là năm tỷ lệ bồi thường cao nhất trong cả giai đoạn với 35.6%. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ BH hàng hoá rất tốt, mang lợi nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bảng 2.10 Doanh thu phí bảo hiểm con người giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 13.441.656 17.794.730 39.694.812 97.900.798 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 4.353.074 21.900.082 58.205.986 Số tương đối 32.38% 123.07% 146.63% 2.Phí nhận TBH 1.257.741 1.251.849 11.255.788 860.221 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -5.892 10.003.939 -10.395.567 Số tương đối - 0.47% 799% - 92.36% 3.Hoàn phí BH 4.844 37.230 31.168 719.806 4.Phí nhượng TBH 334.998 265.636 2.077.662 1.299.451 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 14.360.518 18.743.713 38.711.769 96.741.763 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 4.383.195 19.968.056 58.029.994 Số tương đối 30.52% 106.5% 149.90% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 97.82% 98.6% 94.9% 98.67% Phí nhượng/Phí thu được 2.18% 1.4% 5.1% 1.33% Nguồn: PVI Bảo hiểm con người là một trong những nghiệp vụ mà tỉ trọng giữa phí giữ lại với phí thu được là cao nhất. Mức giữ lại cao nhất là 98.67% và thấp nhất là 94.9% so với tổng phí thu đươc. Sự phát triển về doanh thu của nghiệp vụ cũng không nằm ngoài sự tăng trưởng chung của toàn tổng công ty. Các năm sau đều đạt doanh thu cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng về doanh thu và mức phí giữ lại cao nhất là năm 2008. Năm 2008, mức phí giữ lại là 96.7 tỷ, cao hơn năm 2007 là 58 tỷ. Còn doanh thu là 98 tỷ, cao hơn năm 2007 là 48 tỷ. Năm 2007 là năm mà phí nhượng TBH cao nhất là 2 tỷ Trong 2 năm đầu tiên của giai đoạn 2005 và năm 2006, doanh thu phí BH thấp nhất với 14.6 tỷ vào năm 2005 và 19 tỷ vào năm 2006. Phí BH gốc năm 2006 tăng 4.35 tỷ so với năm 2005, còn phí nhận TBH giảm không đáng kể. Doanh thu chỉ thực sự phát triển vào năm 2007 với 50 tỷ, hơn năm 2006 là22 tỷ phí BH gốc tức 123.07% và 10 tỷ phí nhận TBH tức 799%. Bảng 2.11 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm con người giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 5.115.499 5.929.735 12.141.384 30.121.728 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 814.236 6.211.649 17.980.344 Số tương đối 15.92% 104.75% 148.1% 2.Bồi thường nhận TBH 781 93.726 89.008 88.908 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 92.945 -4718 -100 Số tương đối 119 lần -5.04% -0.12% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 42.746 39.569 110.724 17.556 4.Thu đòi người thứ 3 - - - - 5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 5.073.534 5.983.892 12.119.668 30.193.079 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 876.900 6.169.234 18.073.411 Số tương đối 17.28% 103.67% 149.12% Tỉ lệ bồi thường 40.79% 31.62% 24% 30.59% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 9.286.984 12.759.821 26.592.101 66.548.684 Nguồn: PVI Trong 2 năm đầu tiên, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại chênh lệch gần 1 tỷ nhưng lợi nhuận của năm 2006 nhiều hơn năm 2005 là 3,5 tỷ. Nguyên nhân là do mức phí giữ lại của năm 2006 cao hơn năm 2005. Bảo hiểm con người là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm có tỉ lệ tái bảo hiểm thấp nhất. Chính vì vậy, bồi thường nhận TBH và thu bồi thường nhượng TBH qua các năm đều rất ít. Năm 2007, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 12,1 tỷ, tăng 103.67% so với năm 2006. Tỉ lệ bồi thường năm 2007 thấp nhất với 24%. Lợi nhuận mà nghiệp vụ đem lại là 26.59 tỷ. Năm 2008, bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại lớn nhất với 30,19 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 18 tỷ, tức 149,12%. Tuy vậy, lợi nhuận năm 2008 vẫn cao nhất là 66 tỷ, hơn năm 2007 là 40 tỷ. Bảng 2.12 Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị:nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 28.579.566 86.477.855 235.802.931 402.229.081 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 57.898.289 149.325.076 166.426.150 Số tương đối 202.6% 172.7% 70.58% 2.Phí nhận TBH 382.146 606.523 1.728.434 4.117.753 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 224.377 1.121.911 2.389.319 Số tương đối 0.59% 184.97% 138.2% 3.Hoàn phí BH 17.540 325.619 713.245 1.340.793 4.Phí nhượng TBH 65.713 495.292 406.525 81.890 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 28.878.558 86.263.467 236.411.593 404.924.151 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 57.384.909 150.148.126 168.512.558 Số tương đối 198.7% 174.1% 71.13% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 99.8% 99.4% 99.8% 99.98% Phí nhượng/Phí thu được 0.2% 0.6% 0.2% 0.02% Nguồn: PVI Nghiệp vụ BH xe cơ giới có tỉ lệ phí giữ lại rất cao, luôn ở mức >99%. Mức cao nhất là 99.98% ở năm 2008. Mức phí giữ lại của nghiệp vụ lớn mạnh theo từng năm. Năm 2005, phí giữ lại là 28,88 tỷ, năm 2006, mức phí giữ lại là 86,2 tỷ hơn năm 2005 là 57 tỷ tức 198%. Năm 2007, mức phí là 236 tỷ, hơn năm 2006 là 150 tỷ tức 174,1%. Năm 2008, mức phí giữ lại cũng như doanh thu lớn nhất. Doanh thu phí BH gốc và nhận TBH là 406 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 169 tỷ. Mức phí giữ lại là 404 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 168 tỷ tức 71.13%. Bảng 2.13 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 10.759.557 26.690.341 77.462.599 190.067.518 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 15.930.784 50.772.258 112.604.919 Số tương đối 148.1% 190.23% 145.37% 2.Bồi thường nhận TBH 41.493 120.725 363.940 320.620 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 79.232 243.215 -43.320 Số tương đối 190.95% 201.46% -11.91% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 4.403 52.872 - 417.224 4.Thu đòi người thứ 3 - - - 20.000 5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 10.796.647 26.758.194 77.826.538 189.950.915 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 15.961.547 51.068.344 112.124.377 Số tương đối 147.84% 190.85% 144.1% Tỉ lệ bồi thường 37.29% 30.78% 32.76% 46.85% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 18.081.911 59.505.273 158.585.055 214.973.236 Nguồn: PVI Nghiệp vụ BH xe cơ giới là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho PVI. Ban đầu năm 2005 chỉ đem lại lợi nhuận là 18 tỷ, sau 3 năm, tức năm 2008, lợi nhuận đã là xấp xỉ 215 tỷ, nhiều hơn 197 tỷ so với năm 2005, 155 tỷ so với năm 2006 và 56 tỷ so với năm 2007. Cùng với việc mức phí giữ lại càng lớn qua từng năm thì bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cũng nhiều qua từng năm. Năm 2005 lãi ít nhất nhưng bồi thường thuộc trách nhiệm lại thấp nhất với 10 tỷ. Các năm tiếp theo tương tự vậy. Năm 2006, bồi thường là 26 tỷ, hơn năm 2005 là 15 tỷ. Năm 2007, bồi thường tăng mạnh 51 tỷ, tức 190% so với năm trước đó lên mức 77 tỷ, nhưng lợi nhuận thu đựoc lại nhìêu hơn năm trước gần 100 tỷ. Và năm 2008, lợi nhuận thu được là 215 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 57 tỷ nhưng số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 190 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 112 tỷ. Bảng 2.14 Doanh thu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt giai đoạn 2005 - 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 148.737.390 331.594.051 338.131.611 350.613.431 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 182.856.661 6.537.560 12.481.820 Số tương đối 122.94% 1.97% 3.69% 2.Phí nhận TBH 11.532.431 12.924.983 20.848.732 19.620.787 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 1.392.552 7.923.749 -1.227.945 Số tương đối 12.08% 61.31% -5.89% 3.Hoàn phí BH 53.570 50.801 781.647 2.840.205 4.Phí nhượng TBH 114.680.290 289.340.929 290.195.131 231.866.117 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 45.535.961 55.127.304 68.003.565 135.527.895 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 9.591.343 12.876.261 67.524.330 Số tương đối 21.06% 23.36% 99.3% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 28.42% 16.01% 18.98% 36.89% Phí nhượng/Phí thu được 71.58% 83.99% 81.02% 63.11% Nguồn: PVI Doanh thu phí BH xây dựng lắp đặt năm 2005 là 160 tỷ. Trong đó, phí bảo hiểm gốc chiếm 93% tức 148,7 tỷ đồng. Số còn lại 11.5 tỷ là phí nhận TBH. Tỷ lệ nhượng TBH của nghiệp vụ này tương đối cao. Năm 2005, tỉ trọng giữa phí nhượng với tổng phí thu được là 71.58%, số phí còn lại là phí giữ lại của công ty, đạt 45,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh thu phí nhanh nhất là năm 2006. Doanh thu phí trong năm là 344 tỷ, trong đó 331,6 tỷ là phí bảo hiểm gốc, nhiều hơn 182,8 tỷ tức 122,94% so với năm 2005. Năm 2006 cũng là năm tỉ trọng nhượng tái bảo hiểm cao nhất là 83.99%. Nhưng số tiền nhượng tái cao nhất lại là năm 2007 với 290 tỷ đồng. năm 2007 là năm phí nhận TBH cao nhất với 20,8 tỷ. Bảng 2.15 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm xây dựng, lắp đặt giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 9.326.964 4.425.377 154.319.796 30.449.591 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối - 4.901.587 149.894.419 - 123.870.205 Số tương đối - 52.56% 33.87 lần - 90.27% 2.Bồi thường nhận TBH 1.863.857 3.723.669 6.107.678 6.175.675 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 1.859.812 2.384.009 67.997 Số tương đối 99.78% 64.02% 1.11% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 8.393.983 4.198.612 152.129.804 32.075.760 4.Thu đòi người thứ 3 - - - - 5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 2.796.838 3.950.434 8.297.670 4.549.506 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 1.153.596 4.347.236 -3.748.164 Số tương đối 41.25% 110.04% -45.18% Tỉ lệ bồi thường 6.98% 2.36% 44.69% 9.89% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 42.739.123 51.176.870 59.705.895 130.978.389 Nguồn: PVI Mặc dù năm 2008 là năm mà phí giữ lại của PVI là cao nhất nhưng tổn thất cũng như tỉ lệ bồi thường cao nhất trong giai đoạn này lại là năm 2007. Bồi thường gốc của nghiệp vụ là 154 tỷ, nhiều hơn năm 2008 là 123.8 tỷ, nhiều hơn năm 2006 là 149.8 tỷ. Mặc dù với mức bồi thường cao hơn năm 2006 là 153 tỷ trong khi doanh thu phí chỉ nhiều hơn 15 tỷ nhưng doanh nghiệp vẫn lãi gần 60 tỷ, hơn năm 2006 là 8,6 tỷ, do thu bồi thường nhượng TBH là 152 tỷ, hơn năm 2006 là 148 tỷ. Do năm 2008 là năm mức phí giữ lại của PVI lớn nhất, nhưng tổn thất là tương đối nhỏ so với số phí thu được, nên năm 2008 là năm nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt đem lại lợi nhuận cao nhất cho PVI. Lợi nhuận năm 2008 của PVI là 130,97 tỷ, nhiều hơn năm 2007 là 70 tỷ, hơn năm 2006 là 78 tỷ. Năm 2005 là năm phí giữ lại thấp nhất nên bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cũng thấp nhất, là 2.79 tỷ. Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một trong những nghiệp vụ đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho PVI. Bảng 2.16 Doanh thu phí bảo hiểm tài sản, cháy giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 57.882.189 50.223.896 90.586.423 132.969.489 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -7.658.293 40.362.527 42.383.066 Số tương đối -13.23% 80.4% 46.8% 2.Phí nhận TBH 5.577.236 12.008.386 10.265.714 29.473.317 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 6.431.150 -1.742.672 19.207.603 Số tương đối 115.3% -14.5% 187.1% 3.Hoàn phí BH 559.455 392.864 32.923 1.007.876 4.Phí nhượng TBH 53.859.061 37.748.060 73.588.732 81.834.255 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 9.040.908 24.091.358 27.230.482 79.600.677 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 15.050.450 3.139.124 52.370.195 Số tương đối 166.5% 13.03% 192.3% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 14.38% 38.96% 28.01% 49.31% Phí nhượng/Phí thu được 85.62% 61.04% 72.99% 50.69% Nguồn: PVI Năm 2005, doanh thu phí BH tài sản và cháy là 63,4 tỷ đồng trong đó số phí giữ lại là 9 tỷ, nhượng tái bảo hiểm 53,86 tỷ. Số còn lại là hoàn phí bảo hiểm. Năm 2005 là năm tỉ trọng phí nhượng TBH trên phí thu được chiếm nhiều nhất với 85,62%. Năm 2006 là năm duy nhất doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với năm trước đạt 50 tỷ, giảm 7,66 tỷ tức 13,23% so với năm trước. Trong khí đó, phí nhận TBH tăng 6,4 tỷ tức 115,3% lên mức 12 tỷ. Phí giữ lại là 24 tỷ trong đó tỉ trọng giữa phí giữ lại trên phí thu được tăng lên mức 38,96%. Năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm gốc, nhận TBH và tỷ trọng giữa mức phí giữ lại với phí thu được cao nhất. Phí bảo hiểm gốc đạt 133 tỷ, hơn năm 2007 là 42,38 tỷ. Phí nhận TBH là 29,47 tỷ, hơn năm 2007 là 19,2 tỷ tức 187,1%. Phí giữ lại là 52,37 tỷ, chiếm 49,31% so với phí thu được Bảng 2.17: Tình hình chi bồi thường bảo hiểm tài sản, cháy giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 779.115 2.286.404 65.775.317 14.063.247 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 1.507.289 63.488.913 -51.712.070 Số tương đối 193.5% 26.8 lần -78.6% 2.Bồi thường nhận TBH 502.342 12.042.659 21.564.566 16.355.567 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 11.540.317 9.521.907 -5.208.999 Số tương đối 22.97 lần 79.07% -0.24% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 847.410 406.536 63.876.221 10.401.263 4.Thu đòi người thứ 3 - - - - 5.Bồi thường từ quỹ DP dao động lớn - 18.913.447 - 6.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 454.047 13.922.526 23.463.663 20.017.551 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối 13.468.479 9.541.137 -3.446.112 Số tương đối 29.66 lần 68.5% -14.7% Tỉ lệ bồi thường 2% 23.02% 86.6% 18.72% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 8.586.861 8.132.814 3.766.819 59.583.126 Nguồn: PVI Mặc dù năm 2008 là năm mức phí giữ lại lớn nhất nhưng bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại lớn nhất là năm 2007. Bồi thường bảo hiểm gốc là 65,77 tỷ, hơn năm 2006 là 63,48 tỷ tức 26.8 lần và năm 2008 là 51,71 tỷ tức 78,6%. Trong đó, thu bồi thường nhượng TBH là 63,87 tỷ, bồi thường từ quỹ dự phòng dao động lớn là 18,9 tỉ. Còn lại 23,46 tỉ là thuộc trách nhiệm bồi thường giữ lại của công ty. Năm 2007 là năm duy nhất bồi thường được trích từ quỹ dự phòng dao động lớn l à 18,9 tỷ, tỉ lệ bồi thường lên đến 86.6%. Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 23,4 tỷ đồng, hơn năm 2008 là 3,4 tỷ và năm 2006 là 9,5 tỷ. Do số tiền bồi thường lớn như vậy nên năm 2007 là năm đem lại lợi nhuận ít nhất cho PVI với 3,7 tỷ đồng. Năm 2008, lợi nhuận từ nghiệp vụ này là lớn nhất, đạt 59,58 tỷ đồng. Nguyên nhân là do phí giữ lại lớn nhất trong khi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại không nhiều so với phí. Bảng 2.18 Tình hình doanh thu phí bảo hiểm khác giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Phí BH gốc 33.593.118 24.870.440 31.229.588 38.218.839 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -8.722.678 6.359.148 6.989.251 Số tương đối -25.97% 25.57% 22.28% 2.Phí nhận TBH 5.062.235 2.666.809 2.789.557 8.063.148 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -2.395.426 122.748 5.273.591 Số tương đối -47.3% 4.6% 189.05% 3.Hoàn phí BH 16.787 58.053 38.525 124.282 4.Phí nhượng TBH 8.048.947 13.647.358 12.038.881 14.362.813 5.Phí giữ lại(1+2-3-4) 30.589.620 13.831.637 21.941.739 31.794.592 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -16.757.983 8.110.102 9.852.853 Số tương đối -54.78% 58.63% 44.9% Tỉ trọng Phí giữ lại/Phí thu được 79.17% 50.34% 65.58% 68.89% Phí nhượng/Phí thu được 20.83% 49.66% 35.42% 31.11% Nguồn: PVI Doanh thu từ nghiệp vụ BH khác năm 2005 lớn hơn năm 2006 và 2007. Doanh thu phí là 38.5 tỷ, hơn năm 2006 là 12 tỷ và năm 2007 là 4.5 tỷ. Năm 2005 cũng là năm tỉ trọng mức giữ lại trên doanh thu lớn nhất với 79.17%. Mức phí giữ lại là 30.59 tỷ, ít hơn năm 2008 là 1.2 tỷ nhưng nhiều hơn năm 2006 là 16.75 tỷ tức 54.78%, nhiều hơn năm 2007 là 8.1 tỷ. Doanh thu phí và mức phí giữ lại thấp nhất là năm 2006. Doanh thu phí là 27.5 tỷ, phí giữ lại là 13.83 tỷ đồng. Bảng 2.19 Tình hình chi bồi thường bảo hiểm khác giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2005 2006 2007 2008 1.Bồi thường BH gốc 738.338 353.220 1.773.805 1.264.228 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -385.118 1.420.585 -509.577 Số tương đối -52.16% 402.2% -28.7% 2.Bồi thường nhận TBH 294.418 133.538 1.034.678 1.204.458 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -160.880 901.140 169.780 Số tương đối -54.64% 674.8% 16.4% 3.Thu bồi thường nhượng TBH 12.534 41.771 301.905 191.745 4.Thu đòi người thứ 3 - - - - 5.Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 1.023.223 444.988 2.506.578 2.276.941 Biến động liên hoàn Số tuyệt đối -578.235 2.061.590 -229.637 Số tương đối -56.5% 463.3% -9.2% Tỉ lệ bồi thường 2.67% 1.69% 8.5% 6.8% Kết quả lãi/lỗ của nghiệp vụ 29.566.397 13.386.649 19.435.161 29.517.651 Nguồn: PVI Số tiền bồi thường của nghiệp vụ BH khác thấp, tỉ lệ bồi thường không cao. Số tiền bồi thường thấp nhất là năm 2006 với 0,48 tỷ, cao nhất là năm 2007 với 2,8 tỷ. Tỉ lệ bồi thường thấp nhất là năm 2006 với 1.69%, cao nhất là năm 2007 với 8.5%. Do vậy, nhìn chung lợi nhuận mà BH khác mang lại là tương đối cao so với mức phí giữ lại. Do mức phí giữ lại năm 2005 cao, trong khí bồi thường ít nên năm 2005 là năm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho PVI với 29.56 tỷ, nhiều hơn năm 2006 là 16.2 tỷ, nhiều hơn năm 2007 gần 10 tỷ và hơn năm 2008 không đáng kể. Đây là nghiệp vụ duy nhất mà năm 2005 đem lại lợi nhuận lớn nhất. Năm 2006 là năm tỉ lệ bồi thường thấp nhất là 1.69%, nhưng lợi nhuận lại thấp nhất là 13.38 tỷ do phí giữ lại năm 2006 là thấp nhất. Nhận xét chung: Năm 2005, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho PVI với 42 tỷ đồng, chiếm 26,9% tổng lợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc119.doc
Tài liệu liên quan