Đề tài Đặc điểm Oxy hòa tan

Tài liệu Đề tài Đặc điểm Oxy hòa tan: DANH SÁCH NHÓM ∞ 1. NGUYỄN HẰNG HẢI 0717026 2. VÕ XUÂN HUY 0717035 3. NGUYỄN THỊ KIỀU 0717045 4. KIỀU THỊ PHƯƠNG LOAN 0717053 5. NGUYỄN THÀNH LUÂN 0717056 6. NGÔ THỊ THÚY NGỌC 0717068 7. TRẦN THỊ PHƯƠNG 0717082 8. NGUYỄN THỊ THÙY TRINH 0717125 9. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 0717140 MỤC LỤC Định nghĩa 3 Yếu tố ảnh hưởng 3 Ý nghĩa môi trường 5 Phương pháp xác định 7 Tài liệu tham khảo 11 Định nghĩa: DO (Dessloved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các loài thủy sinh. Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ lượng oxy nhất định. Khi DO xuống đến 4 -5 mg/L , số sinh vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Tất cả các sinh vật sống ...

doc11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm Oxy hòa tan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM ∞ 1. NGUYỄN HẰNG HẢI 0717026 2. VÕ XUÂN HUY 0717035 3. NGUYỄN THỊ KIỀU 0717045 4. KIỀU THỊ PHƯƠNG LOAN 0717053 5. NGUYỄN THÀNH LUÂN 0717056 6. NGÔ THỊ THÚY NGỌC 0717068 7. TRẦN THỊ PHƯƠNG 0717082 8. NGUYỄN THỊ THÙY TRINH 0717125 9. NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN 0717140 MỤC LỤC Định nghĩa 3 Yếu tố ảnh hưởng 3 Ý nghĩa môi trường 5 Phương pháp xác định 7 Tài liệu tham khảo 11 Định nghĩa: DO (Dessloved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các loài thủy sinh. Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ lượng oxy nhất định. Khi DO xuống đến 4 -5 mg/L , số sinh vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Tất cả các sinh vật sống bị phụ thuộc vào oxy dạng này hay dang khác để duy trì quá trình trao đổi chất nhằm sản sinh ra năng lượng cho sự tăng trưởng hoặc sinh sản. Quá trình hiếu khí là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi chúng cần oxy tự do. Yếu tố ảnh hưởng: Tất cả các chất khí của khí quyển hòa tan trong nước ở mức độ khác nhau. Cả Nito và Oxy được phân loại là các chất hòa tan kém và vì chúng không phản ứng với nước về mặt hóa học nên đô hòa tan tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần của chúng. Hàm lượng DO trong nước tuân theo định luật Henry, có nghĩa là độ tan giảm dần theo nhiệt độ.Ở nhiệt độ thường, độ hòa tan tới hạn của oxy trong nước khoảng 8mg/L. Mỗi một chất khí có độ tan khác nhau dù ở cùng một nhiệt độ. Ví dụ: KHÍ KH/mol L -1atm-1 O2 1,28x10-3 CO2 3,38x10-2 H2 7,90x10-4 CH4 1,34x10-3 N2 6,48x10-4 NO 2,0x10-4 Độ hòa tan của oxy khí quyển trong các nguồn nước ngọt nằm trong khoảng từ 14,6 mg/L ở 00C đến khoảng 7 mg/L ở 350C dưới áp suất 1 atm..Vì nó là khí hòa tan ít , nên độ hòa tan thay đổi tỷ lệ với áp suất của khí quyển tại nhiệt độ đã cho. Độ hòa tan thấp của oxy là yếu tố chính giới hạn khả năng làm sạch của các nguồn nước tự nhiên và cần phải xử lí chất thải để loại bỏ các chất ô nhiễm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí, độ hòa tan giới hạn của oxy là quan trọng vì nó kiểm soát tốc độ hấp thụ oxy của môi trường. Độ hòa tan của oxy trong nước muối thấp hơn so với nước ngọt. Vì thế, độ hòa tan đối với nhiệt độ đã cho giảm liên tục từ nước ngọt đến nước cửa song và nước biển. ToC DO mg/L ToC DO mg/L 0 ppm salinity 5 ppm salinity 0 ppm salinity 5 ppm salinity 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 11,28 11,02 10,77 10,53 10,29 10,07 9,86 9,65 9,45 9,26 9,08 10,92 10,67 10,43 10,20 9,98 9,77 9,56 9,36 9,17 8,99 8,81 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 8,90 8,73 8,56 8,40 8,24 8,09 7,95 7,81 7,67 7,54 7,41 8,64 8,48 8,32 8,16 8,01 7,87 7,73 7,59 7,46 7,33 7,21 Các nguồn nước mặt do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí nên thường có hàm lượng oxy hòa tan cao. Quá trình quang hợp và hô hấp của các loài thủy sinh cũng làm thay đổi hàm lượng oxy hòa tan trong nước mặt. Các nguồn nước ngầm thường có hàm lượng oxy hòa tan thấ do các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong lòng đất tiêu thụ nhiều oxy. Ví dụ: khi các chất thải cần sử dụng nhiều oxy vào các nguồn nước thì quá trình oxy hóa chung sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong các nguồn nước này, thậm chí còn có thể đe dọa sự sống của các loài cá cũng như sinh vật sống trong nước. Ý nghĩa môi trường: Trong chất lỏng, oxy hòa tan là yếu tố xem như sự thay đổi sinh học đựoc thực hiện bằng sinh vật hiếu khí hay kị khí. Loại thứ nhất sử dụng oxy hòa tan tự do để oxy các chất hữu cơ hoặc vô cơ và sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng không độc hại, ngược lại loại sau thực hiện các oxy hóa như vật qua việc khử qua muối không hữu cơ như sulfate và sản phẩm cuối cùng thường rất có hại. Vì cả hai loại vi sinh vật thường có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên, nó là điều quan trọng trong điều kiện thuận tiện cho sinh viện hiếu khí (điều kiện hiếu khí) phải được duy trì; ngược lại vi sinh vật kị khí sẽ chiếm đa số và kết quả tạo thành mùi hôi thối. Vì vậy, việc đo oxy hòa tan là rất quan trọng để duy trì điều kiện hiếu khí trong nguồn nước tự nhiên tiếp nhận các chất ô nhiễm và trong quá trình xử lý hiếu khí đựoc thực hiện để làm sạch nước thải sinh họat và công nghiệp. Vịệc xác định oxy hòa tan thường đựợc sử dụng cho các mục đích khác nhau. Nó là những thí nghiệm đơn lẻ quan trọng nhất mà người kỹ sư môi trường sử dụng. Trong hầu hết các trường hợp liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm các dòng chảy, nó là sự mong muốn để duy trì điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và sinh sản của quần thể và các loại sinh vật nước khác. Việc xác định hòa tan phục vụ như cơ sở của thí nghiệm BOD; vì vậy, chúng là cơ sở của hầu hết các thí nghiệm phân tích quan trọng đựợc sử dụng để đánh giá nồng độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Tốc độ oxy hóa sinh hóa có thể đo bằng việc định lượng oxy dư trong hệ thống ở thời gian nhất định. Các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc vào osy hòa tan và thí nghiệm cho nó là cần thiết như công cụ kiểm soát tốc độ thổi khí để làm chắc chắn rằng khối lượng không khí đựợc cung cấp đủ để duy trì điều kiện hiếu khí và cũng để tránh việc sử dụng quá mức không khí và năng lượng. Oxy hòa tan là yếu tố quan trọng trong quá trình ăn mòn sắt và thép, đặc biệt trong hệ thống phân phối nước và trong lò hơi. Tách oxy từ nước cấp cho lò hơi bằng phương pháp vật lý và hóa học là thực tế thường gặp trong công nghiệp và năng lượng. Thí nghiệm oxy hòa tan phục vụ như phương tiện kiểm soát. Phương pháp xác định: Phương pháp đo oxy hòa tan cổ điển được thực hiện bằng cách đốt nóng mẫu để đuổi khí hòa tan và xác định oxy từ mẫu khí thu được này nhờ áp dụng phương pháp phân tích khí. Phương pháp này đòi hỏi một lượng mẫu lớn và thời gian dài để thực hiện. Cần phải cẩn trọng khi lấy mẫu để xác định oxy hòa tan. Trong nhiều trường hợp , mức độ oxy hòa tan sẽ thấp hơn bão hòa và việc tiếp xúc với không khí sẽ dẫn đến làm sai kết quả. Hầu hết các mẫu nước dùng để xác định oxy hòa tan được thu từ hiện trường, ở đó không thuận tiện để thực hiện cách xác định. Vì giá trị oxy có thể thay đổi một cách dễ dàng theo thời gian do hoạt động sinh học, nếu mẫu nước không được ổn định ngay sau khi lấy mẫu. Quy trình bình thường là xử lý mẫu với các hoát chất thông dụng được sử dụng trong phòng thí nghiệm xác định oxy hòa tan và sau đó tiến hành định phân khi mẫu nước mang về phòng thí nghiệm.Qui trình này sẽ cho kết quả thấp đối với các mẫu nước có nhu cầu iot cao và trong trường hợp này, tốt hơn là bảo quản mẫu bằng cách thêm vào 0,7mL acid sulfuaric đậm đặc và 0,02g natri. Khi thực hiện điều này xong, cần phải cho thêm 3mL iot kiềm thay vì bình thường là 2mL vì mẫu chứa một lượng acid dư. Kết quả tốt hơn nếu mẫu ổn định được giữ trong phòng tối và trong nước cho đến khi việc phân tích hoàn thành. a Phương pháp Winkler: Phương pháp dựa trên cơ sở là khả năng oxy hóa Mn2+ thành Mn4- của oxy hòa tan trong mẫu nước trong môi trường bazo. Mn4- sau khi bị chuyển hóa có khả năng oxy hóa I- thành I 2 trong môi trường acid. Khi đó lượng I2 được giải phóng bằng với lượng oxy hòa tan trong mẫu cần xác định. Thiosulfate natri là chất khử thường được dùng và dung dịch tinh bột được sử dụng để xác định điểm kết thúc. Tất cả các phản ứng trong thí nghiệm oxy hòa tan liên quan đến quá trình oxy hóa và khử. Tinh bột được sử dụng như chất chủ thị điểm kết thúc và tạo thành phức iod- tinh bột với iod tự do từ dung dịch loăng để tạo thành màu xanh và chuyển thành không màu khi tất cả iod tự do bị khử thành ion iod. Nếu không có oxy sẽ xảy ra phản ứng: Mn2+ + 2OH- à Mn(OH)2 (kết tủa) - Kết tủa trắng được hình thành khi thêm vào mẫu MnSO4 và alkali-iodine reagent (NaOH + KI). Nếu tồn tại oxy trong mẫu, thì Mn(II) được oxy hóa thành Mn(IV) và tạo tủa nâu. Phản ứng như sau: Mn2+ +2OH- + 1/2O2 à MnO2 (kết tủa) +H2O - Quá trình trên được gọi là sự cố định oxy, xảy ra chậm đặc biệt ở nhiệt độ thấp.Cần lắc mạnh mẫu ít nhất trong 20 giây.Trong trường hợp nước hơi mặn hay nước biển thì cần phải lắc lâu hơn. - Sau thời gian đủ lâu để tất cả oxy phản ứng, các kết tủa lắng hết phân thành 2 lớp ít nhất cách bề mặt nước sạch 5cm, sau đó thêm acid sulfuric. Trong điều kiện pH thấp sẽ thấy kết quả là I- bị oxy hóa thành I2 . MnO2 + 2I- + 4H+ à Mn2+ I2 + 2H2O - I2 không hòa tan trong nước, nhưng dạng phức với iodine thừa tạo thành dạng hòa tan tri-iodate , do đó tránh thất thoát I2 khỏi dung dịch: I2 + I- à I3 - Nên đậy kín mẫu và lắc ít nhất trong 10 giây để phản ứng xảy ra hoàn toàn. - Công thức xác định: DO (mg/L) = (V x N x 8x 1000)/(V1 – V2) V : thể tích Na2S2O3 N : số mol của Na2S2O3 V1 : thể tích mẫu nước lấy phân tích V2 : thể tích của MnSO4 và KI 8 : đương lượng gam của oxy Hiện tượng Nitrite : - Ion nitrite là một trong những ion thường gặp gây ảnh hưởng trong quá trình xác định oxy hòa tan. Ảnh hưởng này xảy ra trong nước sau khi xử lý sinh học, trong nước sông và trong mẫu BOD. Nó gây oxy hóa Mn2+ nhưng nó oxy hóa I- thành I2 trong môi trường acid. Nó thường gây ảnh hưởng bởi tính khử của nó, N2O2 được oxy hóa bởi oxy đi vào trong mẫu trong khi chuẩn độ, nó chuyển hóa thành NO2- gây biến đổi chu kỳ phản ứng đến nỗi có thể làm sai lệch kết quả phân tích (thường sẽ làm tăng). Phản ứng xảy ra: 2NO2- +2I- +4H+ à I2 +N2O2 +2H2O Và N2O2 + 1/2O2 + H2O à 2NO- +2H- - Khi có sự hiện diện của nitrite thì không thể có sản phẩm cuối cố định. Ngay lập tức, màu xanh của chỉ thị tinh bột biến mất, những dạng nitrite từ phương trình phản ứng sẽ phản ứng với nhiều I- tạo thành I2 và màu xanh của hồ tinh bột sẽ quay trở lại. - Hiện tượng Nitrite dễ khắc phục bằng cách sử dụng sodium azide (NaN3). Rất dễ để trộn NaN3 vào KI. Khi thêm acid sulfric vào các phản ứng tiếp theo xảy ra và NO2- bị phá hủy: NaN3 + H+ à HN3 + Na+ HN3 + NO2- + H+ à N2 +N2O + H2O Phương pháp điện cực màng đo - Sử dụng màng điện cực để đo DO ngày càng được phổ biến vì có thể đo ngay tại hiện trường. Điện cực của máy đo hoạt động theo nguyên tắc: dòng điện xuất hiện trong điện cực tỷ lệ với lượng oxy hòa tan trong nước khuếch tán qua màng điện cực, trong lúc đó lượng oxy khuếch tán qua màng lại tỷ lệ với nồng độ của oxy hòa tan.Đo cường độ dòng điện xuất hiện là xác định được DO. đặc biệt hữu hiệu đối với việc xác định DO trong dòng chảy. Điện cực có thể thấp hơn đối với sự biến đổi độ sâu và nồng độ DO, có thể đọc từ màn hình nối với điện cực trên bề mặt dòng chảy. Chúng cũng có thể lơ lửng trong bể xử lý sinh học để giám sát mức DO ở mọi thời điểm. Tốc độ sử dụng oxy sinh học cũng có thể được xác định bởi vị trí lấy mẫu chất, sau đó đưa vào điện cực để quan sát tốc độ phá hủy oxy. - Ưu điểm là thấy rõ khi phải phân tích một lượng lớn chất mẫu. Khả năng dễ mang theo khi đi đo đạc làm cho màng điện cực trở thành một thiết bị tuyệt vời. Màng điệc cực thường được kiểm tra bằng cách đo mẫu đã được xác định bằng phương pháp Winkler nên mọi lỗi kĩ thuật sẽ được hoàn thiện bằng điện cực. - Trong suốt quá trình đo DO, một vấn đề quan trọng là mẫu phải di chuyển qua điệc cực để tránh đọc chậm kết quả nếu oxy bị phá hủy ngay tại màng khi nó bị giảm ở cathode. Màng điệc cực rất nhạy với nhiệt độ do đó nhiệt độ xung quanh phải tương đồng với mẫu.. Nên thiết bị cần được chế tạo cùng với thiết bị đo nhiệt độ. -- HẾT -- TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình của Nguyễn Đức Nghĩa Tài liệu của Huỳnh Ngọc Phương Mai _ Cty Môi trường Tầm nhìn xanh (www.green-vn.com) Tài liệu của Lê Hoàng Việt _ Trung tâm kĩ thuật môi trường và năng lượng mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO.doc
Tài liệu liên quan