Đề tài Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010

Tài liệu Đề tài Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010: LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập và được cơ quan thực tập cung cấp cùng với những góp ý cho khóa luận này. Tác giả khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nội Dung Chữ viết tắt Bảo hiểm xã hội BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Cán bộ công chức CBCC Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe DS- PHSK Kinh tế - Xã hội KT – XH Ngân sách nhà nước NSNN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNo&PTNT 8. Người lao động NLĐ 9. Sử dụng lao động SDLĐ 10. Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp TNLĐ-BNN 11. Thành phố TP 12. Ủy ban nhân dân UBND TÓM TẮT KHÓA LUẬN Xuất phát từ bản chất của BHXH là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống và cũng từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tron...

doc80 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác quản lý chi trả bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập và được cơ quan thực tập cung cấp cùng với những góp ý cho khóa luận này. Tác giả khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hương Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nội Dung Chữ viết tắt Bảo hiểm xã hội BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Cán bộ công chức CBCC Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe DS- PHSK Kinh tế - Xã hội KT – XH Ngân sách nhà nước NSNN Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNo&PTNT 8. Người lao động NLĐ 9. Sử dụng lao động SDLĐ 10. Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp TNLĐ-BNN 11. Thành phố TP 12. Ủy ban nhân dân UBND TÓM TẮT KHÓA LUẬN Xuất phát từ bản chất của BHXH là nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải các rủi ro trong cuộc sống và cũng từ thực tế nghiên cứu công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong suốt thời gian thực tập vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được không thể phủ nhận thì cũng vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc để đưa pháp luật BHXH vào thực tế đời sống. Em xin trình bày những nghiên cứu của mình trong đề tài khóa luận: “Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp”. Chương 1 em xin trình bày khái quát những lý luận chung nhất về BHXH và công tác quản lý chi trả BHXH như khái niệm, vai trò, hệ thống các chế độ BHXH, quỹ BHXH; khái niệm, vai trò, nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH; nội dung và quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc; cuối cùng là các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH như nhóm yếu tố về thu, nhóm yếu tố sinh học, nhóm yếu tố về quản lý tài chính và nhóm yếu tố về điều kiện KT-XH. Chương 2 em xin trình bày về thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Trong chương này sau khi đã trình bày khái quát về đặc điểm KT-XH của tỉnh Tuyên Quang và cơ quan BHXH tỉnh em có đi sâu vào phân tích công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh trên các mặt như: quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng, công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH, công tác quản lý chế độ chính sách, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại và thực trạng chi trả các chế độ BHXH bắt buộc thông qua việc đưa ra các số liệu phân tích. Từ đó có những đánh giá chung về những mặt đạt được và còn hạn chế trong công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010. Chương 3 em xin trình bày về định hướng phát triển BHXH tỉnh trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ Mô hình cơ chế quản lý chi trả BHXH bắt buộc 16 Ảnh Trụ sở bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên quang 26 Bảng 1 Kết quả chi trả các chế độ BHXH bắt buộc gđ 2007-2010 31 Bảng 2 Phân tích tốc độ phát triển và tỷ trọng chi các nguồn tài chính 32 Bảng 3 Tỷ trọng các nguồn chi gđ 2007-2010 33 Bảng 4 Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn NSNN 34 Bảng 5 Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH 35 Bảng 6 Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK 41 Bảng 7 Kết quả chi trả chế độ TNLĐ – BNN 42 Bảng 8 Kết quả chi trả chế độ hưu trí, tử tuất 43 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, phát triển theo quá trình phát triển của xã hội và đến nay đối với bất cứ một quốc gia nào thì BHXH cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động và hệ thống an sinh xã hội quốc gia. Ở nước ta, BHXH được Đảng và nhà nước rất coi trọng, BHXH trở thành một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất cùng với cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội góp phần đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH có thể coi là một khâu trọng yếu trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Quản lý chi trả các chế độ BHXH nếu được thực hiện tốt sẽ gián tiếp tạo đà cho công tác thu BHXH, đây cũng chính là làm cho hoạt động BHXH phát triển, từ đó góp phần làm cho mục đích của chính sách BHXH phát huy vai trò hơn nữa. Quá trình tạo lập và sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thu được nhiều thành tựu: phí thu ngày càng tăng, chi trả đúng đối tượng, luôn hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế và những vấn đề bất cập như: vẫn tồn tại tình trạng trục lợi Bảo hiểm xã hội của các cá nhân và tổ chức lợi dụng khe hở của Luật BHXH, sự phức tạp của các thủ tục hành chính.... Điều đó đòi hỏi phải từng bước đưa công tác quản lý chi trả BHXH theo đúng quy định của Pháp luật và yêu cầu của nhân dân. Để thực hiện quản lý chi trả các chế độ BHXH được tốt hơn em xin được nêu ra một số ý kiến của bản thân qua việc nghiên cứu đề tài "Công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. Thực trạng và giải pháp." 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này nhằm: - Làm rõ vai trò của công tác quản lý chi trả các chế độ tại BHXH tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. - Đánh giá công tác quản lý chi trả BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang, giúp cho công tác chi trả được thực hiện tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề chi chế độ BHXH bắt buộc, công tác quản lý chi trả chế độ BHXH bắt buộc. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về chi các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, kết hợp phân tích tâm lý để phản ánh tổng quát, chi tiết về thực trạng chế độ BHXH nói chung và công tác quản lý chi trả tại BHXH tỉnh Tuyên Quang nói riêng. 5. Kết cấu Ngoài phần mở bài và kết luận. Kết cấu luận văn tốt nghiệp của em được chia thành 3 chương. Cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về BHXH và quản lý chi trả BHXH. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn 2007- 2010 ở BHXH tỉnh Tuyên Quang. - Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ CHI TRẢ BHXH 1.1. Tổng quan về BHXH 1.1.1. Khái niệm Trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, mặc dù không muốn nhưng người lao động không thể tránh khỏi hết những rủi ro bất ngờ xảy ra như: ốm đau; bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…Tất cả những nguyên nhân đó xảy ra đều ít nhiều làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân cũng như gia đình, người thân của họ. Muốn khắc phục được khó khăn do các rủi ro nêu trên gây ra, người lao động cần phải được sự bảo trợ của tập thể số đông.Từ đó BHXH được ra đời như một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy cần phải tham gia hệ thống này. Sự tồn tại của BHXH là một tất yếu khách quan ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Điều này được pháp luật nhiều nước công nhận và đã trở thành một trong những quyền con người được ghi nhận trong tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948: ''Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH. Quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người''. Đồng thời, ở cấp độ chung nhất, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và BHXH đã được Đảng ta xác định: ''Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội; ngược lại, phát triển xã hội là động lực, là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế''; ''Mỗi chính sách kinh tế đều phải nhằm mục tiêu phát triển xã hội; Mỗi chính sách xã hội đều bao chứa nội dung và ý nghĩa kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù trước mắt hay lâu dài''. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt cuả người già, người tàn tật và trẻ em. Xuất phát từ mục tiêu đó ta có thể hiểu: ''BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.'' Như vậy có thể nói rằng, BHXH ra đời là một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi có khó khăn về kinh tế. Điều đó đã làm cho người lao động yên tâm trong quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần vào việc phát triển và tăng trưởng nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội. 1.1.2. Vai trò của BHXH BHXH có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của con người, được thể hiện trên các mặt: + Đối với người lao động: BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người lao động cũng như gia đình họ khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập, từ đó tạo ra tâm lý yên tâm ổn định trong cuộc sống cũng như trong lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. + Đối với người sử dụng lao động: BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, giúp người sử dụng lao động đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, nhiều khi là rất lớn để thực hiện trách nhiệm của mình đối với người lao động khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống, từ đó góp phần ổn định môi trường lao động, ổn định xã hội, nâng cao trách nhiệm của người lao động, nâng cao năng suất lao động. + Đối với Nhà nước: BHXH là công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện chức năng xã hội được tốt hơn nhằm đạt tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội: Thông qua các quy định về BHXH đối với người lao động và người sử dụng lao động, Nhà nước thực hiện việc điều tiết lợi ích, quyền lợi của các bên. Nói cách khác, Nhà nước sử dụng pháp luật để can thiệp vào mối quan hệ chủ- thợ, đảm bảo những quyền lợi xã hội cho người lao động tạo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, phân phối lại thu nhập, từ đó phát huy tốt nhân tố con người, kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. BHXH không những trợ giúp đắc lực cho Nhà nước phân phối lại thu nhập, điều tiết lợi ích các bên, mà BHXH còn là kênh huy động vốn có hiệu quả cung cấp nguồn tiền tệ lớn cho việc đầu tư phát triển đối với nền kinh tế và cũng chính điều này là sự đảm bảo cho quỹ BHXH được bảo toàn và phát triển tránh sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian. 1.1.3. Hệ thống các chế độ BHXH Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với người lao động; hay đó là hệ thống các quy định được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thể. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống các chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ trợ cấp: Chế độ chăm sóc y tế (1); Trợ cấp ốm đau (2); Trợ cấp thất nghiệp (3); Trợ cấp tuổi già (4); Trợ cấp TNLĐ và BNN (5); Trợ cấp gia đình (6); Trợ cấp sinh đẻ (7); Trợ cấp khi tàn phế (8); Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) (9). Tùy theo điều kiện KT-XH mà mỗi nước tham gia Công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức dộ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có 1 trong 5 chế độ:(3);(4);(5);(8);(9). Ở Việt Nam, chúng ta đang dần hoàn thiện các chế độ BHXH phù hợp với thực tế phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Hiện nay, nước ta đang triển khai thực hiện các chế độ BHXH, đó là: - BHXH bắt buộc: +Ốm đau; +Thai sản; +TNLĐ, BNN; +Hưu trí; +Tử tuất. - BHXH tự nguyện: +Hưu trí; +Tử tuất. - Bảo hiểm thất nghiệp: +Trợ cấp thất nghiệp; +Hỗ trợ học nghề; + Hỗ trợ tìm việc làm. 1.1.4 Quỹ BHXH 1.1.4.1. Khái niệm Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho ngững người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm và chi phí cho các hoạt động nghiệp vụ BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội cao và là điều kiện vật chất quan trọng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Như vậy, có thể hiểu: “Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật BHXH.” 1.1.4.2. Đặc điểm - Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời, do đó nguyên tắc quản lý quỹ là “cân bằng thu – chi”. Bảo tồn giá trị và an toàn về tài chính đối với quỹ là một vấn đề mang tính nguyên tắc, nó xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là bảo đảm an toàn thu nhập cho người lao động, đến lượt mình quỹ BHXH cũng phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. - Quỹ BHXH là một thuật ngữ chỉ nội dung vật chất của tài chính BHXH, là giao điểm của mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ gắn với 2 nội dung chủ yếu của quỹ là thu và chi. - Sự ra đời, tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ của đất nước. Khi điều kiện kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động được nâng cao thì người lao động càng có điều kiện tham gia BHXH, quỹ BHXH càng phát triển. - Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó có các nguồn chính: người lao động đóng, chủ sử dụng lao động đóng, Nhà nước với tư cách là người sử dụng lao động của các cơ quan hành chính sự nghiệp…cũng phải đóng theo mức quy định. Mức đóng BHXH được quy định bằng tỷ lệ % trên tiền lương hoặc tiền công tùy từng đối tượng. - Quỹ BHXH có thể chia ra nhiều quỹ nhỏ phù hợp với các nội dung chi của từng chế độ BHXH. Ở nước ta, tất cả các chế độ BHXH đều do BHXH Việt Nam thống nhất quản lý. Nhưng để tiện cho việc theo dõi thu chi của các chế độ, có phân ra các quỹ thành phần như: Quỹ BHXH bắt buộc bao gồm: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất; Quỹ BHXH tự nguyện; Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. - Phân phối của quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả và không hoàn trả. Tính hàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động là đối tượng tham gia đóng góp quỹ đồng thời cũng là đối tượng được nhận trợ cấp chi trả từ quỹ khi gặp rủi ro.Trong nhiều trường hợp thì tính hoàn trả của quỹ BHXH cao hơn nhiều lần so với mức phí đóng góp. Đó là thể hiện tính xã hôi, tính nhân văn của BHXH. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia đóng góp nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần, nhiều chế độ khác nhau nhưng cũng có người được hưởng ít lần, ít chế độ, thậm chí không được hưởng. 1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của quản lý chi trả BHXH 1.2.1. Khái niệm “Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH cho mục đích chi trả các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam” Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ BHXH: - Phân phối quỹ BHXH là quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH đến các quỹ thành phần; - Sử dụng quỹ BHXH là quá trình chi tiền từ quỹ BHXH đến tay đối tượng thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể. “Quản lý chi BHXH là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý nhằm điều chỉnh hoạt động chi BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của Nhà nước, bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế nhằm đảm bảo chi đúng, chi đủ và chi kịp thời”. 1.2.2. Vai trò của quản lý chi trả chế độ BHXH Quản lý tốt công tác chi trả BHXH, BHYT, BH thất nghiệp nhằm thực hiện tốt các vai trò chủ yếu sau đây: - Đối với đối tượng thụ hưởng: Thực hiện tốt công tác quản lý chi là trực tiếp đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Người lao động khi được chi trả đảm bảo sẽ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, tạo ra tâm lý yên tâm khi tham gia với đúng đối tượng và mức thu nhập, điều này cũng gián tiếp ổn định quỹ, giảm khả năng tăng mức đóng cho người lao động, đồng thời ổn định thu nhập cho họ khi có bất cứ khó khăn, thay đổi nào trong cuộc sống. - Đối với người sử dụng lao động: Thực hiện tốt công tác quản lý chi cũng chính là góp phần đảm bảo ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp khi mà tâm lý người lao động tin tưởng, nguồn tài chính thuận lợi, mối quan hệ chủ - thợ thêm bền chặt, uy tín và niềm tin về doanh nghiệp được củng cố. - Đối với hệ thống BHXH: Thực hiện tốt công tác quản lý chi là góp phần đảm bảo quản lý và tăng trưởng quỹ an toàn, không bị thất thoát, từ đó tăng được niềm tin, thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư, tài trợ, viện trợ vào phát triển quỹ. Đồng thời, cũng góp phần tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư, góp phần cân đối quỹ. - Đối với hệ thống an sinh xã hội: Thực hiện tốt công tác quản lý chi là góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững. - Đối với xã hội: Thực hiện tốt quản lý chi góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vì đã đáp ứng được nhu cầu thiết thân nhất của con người, giúp cân đối ngân sách quốc gia trong trường hợp phải bù thiếu từ đó số tiền nhàn rỗi trong quỹ và ngân sách sẽ được đầu tư vào những hạng mục thiết yếu cho sự phát triển KT-XH đất nước. 1.2.3. Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH Chi trả các chế độ BHXH là một hoạt động phức tạp, lâu dài và có liên quan đến sự ổn định của cả hệ thống BHXH do vậy công tác chi trả đòi hỏi phải thực hiện nhất quán các nguyên tắc sau: - Cân bằng thu – chi: đây là nguyên tắc căn bản nhất để đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển của quỹ BHXH, mức đóng phải cân bằng với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và được điều chỉnh một cách tối ưu nhất: P = F1+ F2+ F3 Trong đó: P là phí BHXH F1 là phí thuần túy trợ cấp BHXH F2 là phí dự phòng F3 là phí quản lý F1 là khoản phí dùng để chi trả cho các chế độ trợ cấp ngắn và dài hạn. Với chế độ ngắn hạn thì số đóng góp BHXH phải bù đắp cho số phát sinh chi trả trong năm, còn đối với chế độ dài hạn thì quá trình đóng và hưởng trợ cấp BHXH khá độc lập và diễn ra trong khoảng thời gian dài vì thế ngoài F1 còn cần phải có F2 là số phí bù đắp sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian, ngoài ra còn cần F3 là phí dùng để duy trì bộ máy hoạt động cơ quan BHXH. - Đúng đối tượng: Đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH thường rất phức tạp và tương đối đa dạng, do đó công tác chi trả BHXH không được phép xảy ra sự sai xót đáng tiếc nào, nếu để xảy ra sai xót không những ảnh hưởng tới quyền lợi của người được hưởng trợ cấp BHXH mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ngành BHXH. - Đúng chế độ: Chi BHXH là công tác quan trọng không chỉ cho đối tượng được hưởng BHXH mà còn đảm bảo sự thường xuyên, liên tục của công tác BHXH, sự nghiệp BHXH do đó xác định đúng chế độ hưởng cho người lao động là việc hết sức cần thiết. - Đầy đủ, chính xác: Người lao động tham gia BHXH một cách đầy đủ thì họ có quyền hưởng đầy đủ lợi ích mà họ đã tham gia khi gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Nguyên tắc đầy đủ, chính xác ở đây không có nghĩa đóng bao nhiêu người lao động hưởng lại đúng bấy nhiêu mà còn tùy thuộc vào những rủi ro mà họ gặp phải. Cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả đầy đủ, chính xác với mỗi trường hợp thụ hưởng. - Kịp thời: Chi trả BHXH là góp phần trợ giúp cho người lao động những lúc họ gặp khó khăn trong cuộc sống vì vậy chi trả nhanh chóng, kịp thời là nguyên tắc cơ bản để giữ gìn niềm tin của người lao động đối với chế độ BHXH cũng như hỗ trợ người lao động khi họ khốn khó nhất. - An toàn: Đây là nguyên tắc hàng đầu trong công tác chi trả BHXH. An toàn tiền mặt không những góp phần đảm bảo nguồn quỹ chi trả mà còn thể hiện tính pháp luật cao trong công tác bảo vệ tài sản chung của xã hội. 1.3. Nội dung quản lý chi BHXH bắt buộc 1.3.1. Quản lý đối tượng được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc Theo quy định tại Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, bao gồm: Những người hưởng BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi, do Quỹ BHXH đảm bảo * Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH + Quỹ ốm đau và thai sản Chế độ ốm đau; Chế độ thai sản; Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (DS-PHSK) sau ốm đau, thai sản; Lệ phí chi trả. + Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN hàng tháng; Trợ cấp 1 lần khi bị TNLĐ-BNN và chất do TNKĐ-BNN; Cấp phương tiện trợ giúp sịnh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN; Nghỉ DS-PHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật; Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN; Đóng BHYT cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; Lệ phí chi trả. + Quỹ hưu trí, tử tuất _ Các chế độ BHXH hàng tháng Lương hưu; Trợ cấp cán bộ xã phường, thị trấn theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 31/1/1998 của chính phủ; Trợ cấp tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng). _ Các chế độ BHXH một lần Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo điều 54 luật BHXH; BHXH một lần theo khoản 1 điều 55 luật BHXH; - Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc; người lao động đang đóng BHXH và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì chết. _Đóng BHYT cho người hưởng hưu, trợ cấp cán bộ xã phường hàng tháng; _ Lệ phí chi trả; _ Các khoản khác (nếu có). Những người hưởng BHXH từ ngày 31/12/1994 trở về trước, do ngân sách nhà nước đảm bảo. * Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn ngân sách nhà nước + Các chế độ BHXH hàng tháng Lương hưu; Trợ cấp mất sức lao động; Trợ cấp công nhân cao su; Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ; Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp phục vụ người bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp; Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng). + Các chế độ BHXH một lần - Trợ cấp tuất một lần cho các trường hợp được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết; - Trợ cấp mai táng khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91; trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết; + Đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng; +Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN: Lệ phí chi trả; các khoản chi khác (nếu có). 1.3.2. Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng BHXH bắt buộc theo quy định cụ thể trong Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH. 1.3.3. Quản lý việc chi trả các chế độ cho người được thụ hưởng Quản lý việc chi trả các chế độ BHXH bắt buộc bao gồm: chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ TNLĐ-BNN và chế độ DS-PHSK. Quy trình chi trả BHXH, giải quyết hưởng các chế độ BHXH bắt buộc bao gồm các bước: * Quy trình cấp giấy giới thiệu giám định khả năng lao động - BHXH huyện, TP tiếp nhận hồ sơ đề nghị giám định khả năng lao động của đơn vị SDLĐ, đơn vị quản lý đối tượng; sau đó bàn giao hồ sơ về phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); - Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ giám định từ BHXH huyện, TP rồi chuyển cho phòng Chế độ chính sách; - Phòng chế độ chính sách thực hiện nghiệp vụ giấy tờ giới thiệu theo quy định; - Thực hiện trả hồ sơ, giấy giới thiệu cho đơn vị theo giấy hẹn. * Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. - Tổ tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, đối tượng, bàn giao cho cán bộ thu, chính sách theo quy đinh; - Cán bộ chính sách nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ; đối chiếu, thẩm định danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, kiểm tra xác định tiền lương, thời gian đóng nộp BHXH của từng NLĐ; - Thực hiện nghiệp vụ xét duyệt chế độ theo quy định, đóng dấu đã duyệt chứng từ gốc và lập danh sách duyệt theo quy định; - Chuyển hồ sơ đã duyệt cho ban lãnh đạo BHXH huyện, TP kiểm tra, ký duyệt; - Chuyển một bộ danh sách duyệt cho kế toán trưởng để ra thông báo quyết toán theo mẫu; - Trả hồ sơ cho đơn vị SDLĐ; - Cuối quý lập báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe chuyển cho lãnh đạo BHXH huyện, TP ký và chuyển nộp về BHXH tỉnh theo quy định. * Quy trình giải quyết hưởng chế độ trợ cấp BHXH một lần, hưu trí, tử tuất. - BHXH huyện, TP tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ, chuyển hồ sơ về phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); - Phong tiếp nhận- Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho phòng Chế độ chính sách (BHXH) theo quy định; - Phòng Chế độ chính sách tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các quyết định hưởng cho từng chế độ; ký thẩm định vào bản xác nhận quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH, bản điều chỉnh lương để tính hưởng chế độ BHXH; đóng dấu vào trang đầu và cuối sổ BHXH “đã giải quyết chế độ trợ cấp BHXH một lần” hoặc “đã giải quyết chế độ tử tuất” hoặc “đã giải quyết chế độ hưu thường xuyên”; chuyển hồ sơ Trưởng phòng ký duyệt thẩm định; - Hồ sơ được chuyển tới phòng Kế hoạch- Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và giấy báo nhận tiền, đồng thời ký thẩm định và ghi ngày tháng nhận tiền vào giấy báo nhận tiền; - Phòng Chế độ chính sách nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH tỉnh ký; chuyển văn thư đóng dấu; chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ; - Đối với chế độ hưu trí, phòng Chế độ chính sách nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để in thẻ BHYT cho đối tượng hưu thường xuyên trong tháng; - Trả hố sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ BHXH huyện, TP; - BHXH huyện, TP trả hồ sơ và thẻ BHYT cho đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ; phòng Kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định; - Cuối tháng, quý, năm, kế toán BHXH huyện, TP thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh. * Quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ và BNN - BHXH huyện, TP tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị SDLĐ, chuyển hồ sơ về phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh); - Phòng Tiếp nhận- Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho phòng Chế độ chính sách (BHXH) theo quy định; - Phòng Chế độ chính sách tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các quyết định hưởng; viết tỷ lệ hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN vào trang cuối sổ BHXH; chuyển hồ sơ Trưởng phòng ký duyệt thẩm định; - Hồ sơ được chuyển tới phòng Kế hoạch- Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và giấy báo nhận tiền, đồng thời ký thẩm định và ghi ngày tháng nhận tiền vào giấy báo nhận tiền; - Phòng Chế độ chính sách nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH tỉnh ký; chuyển văn thư đóng dấu; chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ; - Trả hồ sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ BHXH huyện, TP; - BHXH huyện, TP trả hồ sơ và thẻ BHYT cho đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ; phòng Kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định; - Cuối tháng, quý, năm, kế toán BHXH huyện, TP thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh. BHXH Việt Nam có trách nhiệm chi trả trợ cấp đến tay đối tượng được thụ hưởng đủ về số lượng, đảm bảo thời gian quy định. 1.3.4. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ theo quy định của Luật Kế toán và Luật Thống kê. Thực hiện tốt việc lập các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ cho những người thụ hưởng sẽ giúp cho công tác quản lý chi được tốt hơn. 1.5. Quy trình quản lý chi trả BHXH bắt buộc. Sơ đồ : Mô hình cơ chế quản lý chi trả BHXH bắt buộc Bộ Tài chính và Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam BHXH Tỉnh Các đơn vị SDLĐ, NLĐ độc lập BHXH Quận, Huyện Các đại diện chi trả xã (14) (1) (2) (*) (12) (13) (3) (4) (*) (8) (10) (11) (5) (6) (*) (8) (9) (7) Cơ chế: (*) – Ngân sách Nhà nước cấp chi lương hưu, trợ cấp BHXH; (1) – Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm BHXH Việt Nam lập dự toán chi BHXH của ngành trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đã duyệt của BHXH các tỉnh, trình lên Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thông qua; (2) – Bộ Tài chính hướng dẫn, xét duyệt dự toán chi BHXH của BHXH Việt Nam; (3) – Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh tổng hợp dự toán chi của các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh để lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh gửi BHXH Việt Nam xét duyệt; (4) – BHXH Việt Nam hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH tỉnh, xem xét điều chỉnh kế hoạch cho BHXH tỉnh; (5) – Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH quận, huyện, thành phố lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn gửi BHXH tỉnh; (6) – BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH quận, huyện, thành phố; (7) – Trong năm khi có rủi ro xảy ra, đơn vị SDLĐ hoặc NLĐ làm hồ sơ đề nghị được giải quyết các chế độ BHXH; (8) – Trong năm BHXH quận, huyện, Thành phố và tỉnh thực hiện giải quyết chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ của các đơn vị SDLĐ, NLĐ độc lập; (9) – Hàng tháng, BHXH quận, huyện, thành phố thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua các đại diện chi trả xã, phường; (10) - Nếu có phát sinh vượt kế hoạch được duyệt, BHXH quận, huyện, thành phố báo cáo, giải trình lên BHXH tỉnh xem xét; (11) – BHXH tỉnh cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kipf thời cho đối tượng; (12) – Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh vượt quá kế hoạch được duyệt, BHXH tỉnh báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xêm xét, giải quyết; (13) – BHXH Việt Nam cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng; (14) – Trong năm, quỹ BHXH bị thâm hụt, BHXH báo cáo, giải trình lên Hội đồng quản lý và Bộ Tài chính để được Ngân sách cấp bù. 1.5.1. Phân cấp quản lý chi + Đối với BHXH tỉnh - Chịu trách nhệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; - Trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu. + Đối với BHXH huyện - Tổ chức chi trả và quyết toán chế độ ốm đau thai sản và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH huyện,TP quản lý thu và các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền; - Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng cho đối tượng hưởng hàng tháng trên địa bàn; - Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian dóng BHXh, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi theo khoản 2 điều 14 nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ). 1.5.2. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH Việc lập dự toán chi trả các chế độ BHXH hàng năm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Dự toán chi BHXH phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng khoản mục, loại đối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH) và quỹ thành phần. Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có). - Đối với BHXH huyện: Theo hướng dẫn của BHXH tỉnh, hàng năm BHXH huyện lập dự toán chi BHXH cho đối tượng trên địa bàn huyện (mẫu số 1a- CBH, 1b- CBH). Trong năm thực hiện nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt BHXH huyện phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, kịp thời chi trả cho đối tượng hưởng. - Đối với BHXH tỉnh: Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh (mẫu số 1a-CBH, 1b-CBH). Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXh tỉnh phải báo cáo, giải trình lên BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng. - Đối với BHXH Việt Nam: Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hàng năm BHXH Việt Nam hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán chi trả các chế độ BHXh cho BHXH tỉnh; lập dự toán chi BHXH của ngành. Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đã được duyệt của BHXH các tỉnh (nếu có). BHXH Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể để điều chỉnh kế hoạch cho BHXH tỉnh. 1.5.3. Tổ chức chi trả BHXH 1.5.3.1. Các phương thức chi trả BHXH Công tác chi trả các chế độ BHXH liên quan đến đối tượng được coi là thước đo để đánh giá sự quan tâm chăm lo của ngành, của Nhà nước đối với đối tượng, là hệ quả của quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Để thực hiện nhiệm vụ chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH ở nước ta đã áp dụng 2 phương thức chủ yếu là: Phương thức chi trả gián tiếp và phương thức chi trả trực tiếp. 1.5.3.1.1. Phương thức chi trả gián tiếp Phương thức chi trả gián tiếp là phương thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện bởi sự uỷ quyền của cơ quan BHXH các cấp cho các đơn vị sử dụng lao động hoặc các đại điện pháp nhân thuộc Uỷ ban nhân dân các phường, xã chi trả hộ (các đại lý chi trả). Về cơ bản, hình thức chi trả này được thực hiện như sau: Cơ quan BHXH cấp quận, huyện, thị xã ký hợp đồng trách nhiệm với một số cá nhân thuộc xã, phường, thị trấn để hình thành đại lý chi trả (những cá nhân này thường là những người đang hưởng chế độ BHXH, có trách nhiệm, có uy tín, ở địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn giới thiệu). Hàng tháng đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng và tiền từ cơ quan BHXH các huyện, thị xã, để tiến hành chi trả, sau mỗi kỳ chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH. Còn đối với các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH chuyển khoản qua tài khoản của đơn vị hoặc đơn vị nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH để chi trả cho người lao động. 1.5.3.1.2. Phương thức chi trả trực tiếp Phương thức chi trả trực tiếp là hình thức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH được thực hiện trực tiếp do cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống Bảo hiểm xã hội chi trả hay nói một cách khác: Phương thức chi trả trực tiếp là hình thức chi trả cho người được hưởng các chế độ BHXH không thông qua khâu trung gian. Về cơ bản phương thức này được thực hiện như sau: Mỗi cán bộ làm công tác chi trả của cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH ở một số xã, phường và đơn vị sử dụng lao động có trong quận, huyện, thị xã); cán bộ làm công tác chi trả có trách nhiệm chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến việc chi trả từ khâu nhận danh sách đối tượng do BHXH tỉnh chuyển xuống, lên kế hoạch và thông báo thời gian chi trả cho từng xã, phường được phân công phụ trách, chuẩn bị tiền chi trả đến khâu thanh, quyết toán sau khi chi trả. Phương thức này chủ yếu áp dụng cho các đối tượng hưởng các chế độ dài hạn. Tuy nhiên trong quá trình chi trả, cán bộ của cơ quan BHXH không làm việc độc lập mà vẫn phải có sự giúp đỡ của cá nhân, các tổ chức hưu trí xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng phương thức nào là tốt hơn hay kết hợp cả hai phương thức là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Ngoài ra hiện nay nước ta đang thí điểm ứng dụng phương thức chi trả lương hưu thông qua tài khoản ATM, đây là hình thức chi trả lương hưu có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với cơ quan ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu cho đối tượng ở thành phố, thi xã có điều kiện. Thực chất hình thức chi trả này cũng là hình thức chi trả gián tiếp. Do vậy, phải áp dụng phương thức quản lý và chi trả cho phù hợp với từng loại đối tượng và từng loại trợ cấp, khu vực sao cho đảm bảo được nguyên tắc chi trả: đúng đối tượng; đúng chế độ; đầy đủ; kịp thời; chính xác và an toàn. 1.5.3.2. Trách nhiệm tổ chức chi trả các chế độ BHXH - Chi trả các chế độ BHXH bắt buộc + Trách nhiệm của BHXH tỉnh: Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng Chi trả các chế độ BHXH một lần Chi trả chế độ ốm đau, thai sản. + Trách nhiệm của BHXH huyện Quản lý và tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng Chi trả các chế độ BHXH một lần Chi trả chế độ ốm đau, thai sản + Trách nhiệm của người sử dụng lao động - Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DS-PHSK của người lao động, sử dụng nguồn kinh phí của quỹ BHXH bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được giữ lại để chi trả kịp thời cho người lao động có điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo quy định. + Trách nhiệm của đại diện chi trả xã phường - Hàng tháng tạm ứng tiền để chi trả kịp thời, đầy đủ cho đối tượng hưởng. Chậm nhất 5 ngày kể từ khi ứng tiền phải quyết toán số tiền chi trả và nộp lại mẫu có ký nhận của người lĩnh tiền, nộp lại số tiền đối tượng chưa nhận (nếu có) cho BHXH huyện; - Đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình chi trả; kịp thời thu hồi để hoàn quỹ BHXH các khoản tiền đã chi trả sai chế độ cho đối tượng hưởng; - Ngoài lệ phí do cơ quan BHXH chi trả theo hợp đồng đã ký, không được thu thêm bất kỳ một khoản lệ phí nào. + Trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ qua tài khoản ATM - Nhận dữ liệu, kinh phí lương hưu, trợ cấp BHXH và phí dịch vụ theo thỏa thuận do BHXH huyện chuyển đến; - Chuyển tiền vào các tài khoản ATM của đối tượng hưởng chậm nhất 3 ngày kể từ khi nhận được kinh phí từ cơ quan BHXH chuyển đến,. + Trách nhiệm của cán bộ BHXH huyện khi chi trả trực tiếp - Nhận tạm ứng tiền để chi trả cho đối tượng hưởng ở địa điểm và thời gian được phân công, quyết toán khi kết thúc đợt chi trả; - Cán bộ chi trả chỉ được tạm ứng số tiền chi trả trong ngày, trường hợp chưa chi trả hết phải hoàn ứng vào cuối ngày, thu hồi hoàn quỹ các khoản tiền đã chi sai cho đối tượng hưởng. - Báo cáo đối tượng có 6 tháng không nhận lương hưu, trợ cấp BHXH và đối tượng chuyển tổ chi trả trong cùng xã. + Trách nhiệm của đối tượng hưởng - Hàng tháng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tại điểm chi trả do đại diện chi trả xã hoặc cơ quan BHXH thông báo nếu không trực tiếp đến nhận được phải ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thời hạn ủy quyền mỗi lần tối đa là 6 tháng. - Khi đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH phải ký nhận vào mẫu. Đối tượng hưởng chế độ tuất hàng năm dưới 15 tuổi thì người đứng sổ ký nhận trợ cấp. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH 1.6.1. Nhóm yếu tố về thu Công tác quản lý thu là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc cân đối quỹ và chi trả các chế độ BHXH về sau. Nếu công tác thu kém, không khai thác hết được nguồn thu, không đảm bảo số thu…thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thu không đủ chi, quỹ sẽ bị mất cân đối. Do vậy, muốn đảm bảo công tác thu trước hết cần: - Thuộc về người lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người lao động xuất phát từ nhận thức cũng như lòng tin của họ vào chính sách BHXH để có những đấu tranh đòi hỏi đúng quyền lợi của mình với chủ sử dụng lao động tham gia BHXH đúng đối tượng, đúng mức thu nhập, đồng nghĩa với việc đòi hỏi đúng quyền lợi chi trả khi có rủi ro xảy ra. Mức đóng phù hợp với mức hưởng sẽ đảm bảo cân đối thu – chi, góp phần cân đối quỹ. - Thuộc về người sử dụng lao động: ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía người sử dụng lao động cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mà tham gia đóng góp đầy đủ quyền lợi cho người lao động, tránh được tình trạng nợ đọng, trốn đóng, trục lợi bảo hiểm…Việc đảm bảo số người tham gia đông đảo sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện quy luật số đông, lấy số đông người tham gia BHXH để chi trả cho số ít người đủ điều kiện. 1.6.2. Nhóm các yếu tố sinh học - Tuổi thọ bình quân: Tuổi thọ bình quân là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vì đi kèm với sự gia tăng của tuổi thọ là sự giảm sút tới sức khỏe người lao động, người lao động thường có nguy cơ dễ mắc bệnh, làm việc kém hiệu quả kéo theo đó là việc chi trả cho chế độ ốm đau, TNLĐ cũng tăng lên. Tuổi thọ tăng là biểu hiện của trình độ phát triển KT-XH song dân số già cũng là gánh nặng cho quỹ BHXH.Trong khi tuổi quy định về hưu của người lao động thấp, cứ đóng đủ 20 năm là đủ điều kiện về hưu, điều này sẽ làm giảm tiền đóng BHXH thì tuổi thọ tăng lại làm tăng mức thời gian chi trả, mức tiền lương chi trả cho người lao động. Theo tính toán sơ bộ, người lao động đóng BHXH đủ 30 năm thì số tiền đó cũng chỉ đủ nuôi người lao động khi về hưu được bình quân khoảng 7 năm, từ năm thứ 8 trở đi quỹ BHXH phải cấp bù. - Giới tính: đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH vì với doanh nghiệp sử dụng nhiều nam giới do tính chất công việc đòi hỏi sức khỏe (khai thác,xây dựng…) thì việc khó tránh khỏi là họ phải chi trả nhiều chi chế độ TNLĐ-BNN; trong khi doanh ngiệp chỉ sử dụng lao động nữ vì những ưu thế như bền bỉ, khéo léo…thì phải chi trả rất nhiều cho chế độ thai sản. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tâm lý của người sử dụng lao động khi tham gia BHXH và giải quyết thỏa đáng chế độ cho họ. - Thói quen tiếp cận các dịch vụ y tế: đây là một yếu tố đánh giá được chất lượng cuộc sống cũng như sự quan tâm của người lao động tới sức khỏe bản thân qua đó có thể giảm gánh nặng cho quỹ BHXH vào việc chi trả các chế độ ốm đau, TNLĐ – BNN, tử tuất…đáng ra không phải chi trả. 1.6.3. Nhóm yếu tố về quản lý tài chính BHXH Đây là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Một trong những nguyên tắc cơ bản là cân bằng thu - chi. Ta có một số yếu tố sau: - Quy định mức hưởng và mức đóng cân bằng: vì một khi mức hưởng cao hơn mức đóng sẽ gây ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả, gây mất cân đối quỹ. - Cơ cấu các khoản chi: Trong cơ cấu chi BHXH có nhiều khoản chi, nhưng có 3 khoản chi cơ bản nhất là: chi các chế độ, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng. Một khi cơ cấu chi thiếu hợp lý cũng là nguyên nhân gây lạm chi, mất cân đối quỹ. - Công tác quản lý chi: hiện tượng lạm dụng quỹ, thất thoát quỹ…là những biểu hiện cho sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý chi, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, trục lợi điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chi BHXH. - Công tác đầu tư quỹ: đầu tư kém hiệu quả khi không thu hồi được vốn, đầu tư không có lãi, hay lãi thấp hơn trượt giá thị trường…cũng là nguy cơ gây bất ổn quỹ. 1.6.4. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội Ngoài những nhân tố bên trong thì điều kiện KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý chi trả. Bao gồm: Tốc độ phát triển nền khinh tế; Chính sách dân số của quốc gia; Trình độ quản lý lao động, quản lý xã hôi; Chính sách lao động việc làm; Trình độ dân trí và nhận thức xã hội… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2007-2010 2.1 Khái quát chung về đặc điểm KT- XH của tỉnh Tuyên Quang và công tác BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang. 2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc, cách Hà Nội 165 km đường bộ (theo Quốc lộ 2) về phía Bắc, với diện tích tự nhiên là 5.868 km2 chiếm 1,78% diện tích cả nước; dân số trên 720 ngàn người, với 22 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 387.992 người, chiếm 53,9% dân số. Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, 51,8% có trình độ văn hoá trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong cách mạng Tháng Tám , Tuyên Quang vinh dự là Thủ đô Khu giải phóng, được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước. Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương cách mạng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, khai thác tiềm năng, phát huy  thế mạnh của địa phương, chủ động hội nhập kinh tế, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển KT-XH. Tính đến nay, trên toàn tỉnh đã có hơn 120 hợp tác xã thủ công nghiệp, gần 500 doanh nghiệp lớn nhỏ đóng trên địa bàn góp phần đáng kể trong công tác thu hút lao động, giải quyết việc làm, phát triển KT-XH địa phương. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh luôn đạt 11,5% năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Ngày 2-7-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về việc thành lập Thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang. Cùng lúc đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất minh chứng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của toàn bộ cán bộ và nhân dân toàn tỉnh trong suốt thời gian qua 2.1.2. Khái quát chung về BHXH tỉnh Tuyên Quang Ảnh: Trụ sở bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên quang. Cùng với sự ra đời, xây dựng và phát triển của Hệ thống Bảo hiểm xã hội trong cả nước, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 93/QĐ-TC ngày 04/8/1995 của Tổng Giám Đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1995. Từ ngày 01/01/2003 thực hiện quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT sang BHXH và Nghị định số 100/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17/12/2002 cuả Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Tuyên Quang, BHYT được sáp nhập vào BHXH tỉnh. Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang ban đầu được thành lập trên cơ sở tiếp thu nhiệm vụ chuyển giao từ ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh và Cục thuế tỉnh, hệ thống tổ chức bộ máy được xây dựng gồm 4 phòng nghiệp vụ ở BHXH tỉnh và ở 6 huyện thị xã. Đến nay sau 15 năm tại trụ sở của BHXH tỉnh đã có 9 phòng nghiệp vụ, 6 đơn vị là BHXH huyện, thành phố; cơ sở vật chất từ chỗ tạm bợ, khó khăn, đến nay đã khang trang, phương tiện làm việc từng bước được hiện đại hóa đủ sức đáp ứng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. BHXH Tuyên Quang đã ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng phục vụ thông qua việc mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng quy mô quỹ BHXH và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các chế độ trợ cấp BHXH cho người dân trong toàn tỉnh. 2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Tuyên Quang. 2.2.1. Công tác quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng là công tác thường xuyên, liên tục của cơ quan BHXH tỉnh, nhằm tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân. Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH có thể chính là bản thân người lao động và gia đình họ, đối tượng được trợ cấp BHXH có thể được hưởng một lần hay hàng tháng, hàng kỳ; hưởng trợ cấp nhiều lần hay ít tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp (thời gian đóng góp và mức độ đóng góp), các điều kiện lao động và biến cố rủi ro mà người lao động gặp phải. Việc quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng tại BHXH tỉnh Tuyên Quang được thực hiện thông qua công tác quản lý hồ sơ đối tượng. Phòng Tiếp nhận – Quản lý hồ sơ của BHXH tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng, hồ sơ hưởng BHXH một lần, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.   - Hiện nay, BHXH Tuyên Quang đang quản lý hơn 4 vạn hồ sơ đối tượng tham gia và hưởng BHXH, BHYT. Công tác quản lý hồ sơ luôn được quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt về công tác lưu trữ, sắp xếp hồ sơ đối tượng khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác, sử dụng. Năm 2010, đã tiếp nhận 6.676 hồ sơ giải quyết các chế độ về BHXH, BHYT; trả cho đối tượng 6.329 hồ sơ; tiếp nhận 15.679 sổ BHXH; trả cho đối tượng 11.438 sổ; tiếp nhận 467.093 thẻ BHYT, trả cho đối tượng 459.171 thẻ. - Thực hiện tốt nghị quyết số 94/QĐ- BHXH ngày 07/5/2009 về quy định quy trình thực hiên tiếp nhận và trả kết quả tham gia, giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Các thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu và quy trình thời hạn giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện được thực hiện niêm yết công khai theo quy định đảm bảo giải quyết nhanh gọn, đúng, đủ mọi quyền lợi cho người lao động. - Cán bộ làm công tác lưu trữ hồ sơ được tham dự đầy đủ các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ, có đầy đủ các sổ sách theo dõi, thông kê. Tuy nhiên, việc cập nhật trên máy vi tính chưa kịp thời, hoàn thiện. - Trong năm qua, việc tra cứu hồ sơ phục vụ có hiệu quả cho công tác giải quyết khiếu nại - tố cáo của công dân. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lưu trữ và quản lý hồ sơ được áp dụng triệt để đã phục vụ hiệu quả cho việc tra cứu, khai thác, sử dụng. Trong công tác quản lý chi BHXH trên máy vi tính, khi có sự biến động về chế độ như tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, việc tính lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức mới cho đối tượng được nhanh chóng, chính xác. Ví dụ, vào đợt điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH sau khi lập xong chương trình tính toán theo phần mềm của BHXH Việt Nam, việc điều chỉnh lương hưu cho gần 40.000 người chỉ trong vòng một tuần. Việc in ấn danh sách chi trả được điều chỉnh theo mức mới cho toàn tỉnh chỉ trong 4 - 7 ngày. Hiện nay, BHXH và tất cả các đơn vị BHXH huyện, thị đều thực hiện nghiệp vụ kế toán trên máy vi tính, tiết kiệm được thời gian luân chuyển chứng từ phát sinh, lặp đi, lặp lại nhiều lần. - BHXH Tuyên Quang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khâu xét duyệt hồ sơ, đảm bảo giải quyết chế độ BHXH chính xác, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức. - Xây dựng Kế hoạch triển khai phân cấp cho BHXH các huyện, thành phố giải quyết hưởng BHXH một lần theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của BHXH Việt Nam trong việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH. - Thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định số 28,29/2010/NĐ-CP; hàng tháng theo dõi danh sách tăng, giảm; lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho trên 4 vạn đối tượng kịp thời; lập thủ tục chuyển đi, chuyển đến cho các trường hợp đảm bảo kịp thời và đúng quy định. - Nhằm bảo vệ quyền lợi về BHXH của người lao động được giải quyết nhanh chóng, gắn trách nhiệm vật chất của cơ quan BHXH cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả giải quyết công việc của cấp tỉnh, những hồ sơ giải quyết không đúng mà BHXH Việt Nam trả lại BHXH tỉnh phải tổ chức thu hồi phần giải quyết không đúng, nếu không thu hồi được phải chịu trách nhiệm vật chất đối với phần giải quyết chế độ không đúng quy định theo công thức Giám đốc BHXH tỉnh 50%, Trưởng phòng chức năng 30% và cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ 20%. 2.2.2. Công tác kế hoạch tài chính và chi trả BHXH 2.2.2.1. Công tác kế hoạch tài chính. BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhận kinh phí chi trả các chế độ BHXH theo 2 nguồn: - Đối với nguồn kinh phí cấp từ NSNN để chi trả cho người nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và kinh phí thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ: thực hiện lập dự toán sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Hàng tháng, ngân sách nhà nước cấp kinh phí vào Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc để Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả đủ và kịp thời lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho những đối tượng thụ hưởng ở trên. - Đối với nguồn quỹ BHXH bắt buộc: thực hiện lập dự toán, sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán và chế độ kế toán BHXH do Bộ Tài chính ban hành. Hằng năm, dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao nhiệm vụ chi trả về cho BHXH tỉnh. Hiện nay, để quản lý công tác tài chính thống nhất BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Văn phòng BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đăng ký mở các tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) các cấp để quản lý và thanh toán tiền thu, chi các quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kinh phí quản lý bộ máy, các quỹ cơ quan và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. * Tài khoản “Tiền gửi chi bảo hiểm xã hội”: Tài khoản này dùng để thanh toán chi BHXH giữa BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp huyện, giữa BHXH tỉnh với các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý; chi trả trực tiếp cho những người được hưởng các chế độ BHXH. - Bên có phản ánh: + Nhận kinh phí chi BHXH do BHXH Việt Nam chuyển về; + Nhận tiền do các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh, các đối tượng hưởng BHXH trả lại; + Nhận lãi từ số dư trên tài khoản tiền gửi chi BHXH do chi nhánh NHNo&PTNT trả; + Nhận các khoản chi hộ để chi cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH (nếu có) - Bên nợ phản ánh: + Chuyển kinh phí chi BHXH cho BHXH huyện; + Chuyển kinh phí chi BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý; + Chi trả trực tiếp cho những đối tượng hưởng BHXH qua tài khoản thẻ ATM; + Rút tiền mặt về quỹ để chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng BHXH; + Chuyển lãi tiền gửi về BHXH Việt Nam; + Thanh toán cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH các khoản nhận chi hộ (nếu có) + Thanh toán các khoản chi hộ cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH (nếu có) Số dư: Tài khoản này có số dư có, phản ánh số kinh phí chi BHXH của BHXH tỉnh còn gửi tại Chi nhánh NHNo&PTNT. Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng của BHXH tỉnh vẫn tồn tại một quy trình đã duy trì từ thời bao cấp: lập danh sách người nhận, nhận tiền từ ngân hàng về cơ quan BHXH, chuyển tiền cho các ban đại diện chi trả ở phường -xã, thông báo cho người tới nhận. Sau khi chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH xong, ban đại diện chi trả quyết toán số thực chi và chuyển lại những trường hợp chưa nhận về cơ quan BHXH. Quy trình này tốn rất nhiều thời gian công sức của nhiều người, đã bộc lộ nhiều hạn chế bất cập. Dễ phát sinh rủi ro, thậm chí tiêu cực, mất tiền bạc trong quá trình vận chuyển hoặc trong khi cất giữ và cấp phát. 2.2.2.2. Công tác chi trả BHXH Trong giai đoạn 2007 – 2010, kết quả chi trả các chế độ BHXH được thể hiện như sau: Bảng 1: Kết quả chi trả các chế độ BHXH bắt buộc giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng Nguồn Năm Nguồn NSNN Nguồn quỹ BHXH Tổng chi Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền 2007 21,665 217,712 6,658 113,974 28,623 331,687 2008 23,229 265,118 8,318 167,030 31,547 432,149 2009 24,137 307,009 9,775 234,576 33,912 541,585 2010 26,975 323,004 11,307 289,003 38,282 612,007 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Nguồn Năm Tốc độ pt nguồn NSNN Tốc độ pt nguồn quỹ BHXH Tốc độ pt tổng chi Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền 2007 - - - - - - 2008 5,7 21,7 24,9 46,5 10,2 30,2 2009 3,9 15,8 17,5 40,4 7,4 25,3 2010 11,7 5,2 15,6 23,2 12,8 13 Bảng 2: Phân tích tốc độ phát triển và tỷ trọng chi các nguồn tài chính BHXH giai đoạn 2007- 2010 Đv: % (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Qua 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy, trong 4 năm từ 2007 đến 2010 tổng số người được hưởng và tổng số tiền chi trả trợ cấp BHXH qua các năm đều tăng cao, với tốc độ tăng thay đổi qua các năm. - Tổng số người được hưởng trợ cấp BHXH hàng năm tăng lên khá cao từ 28.623 người (năm 2007) lên 38.282 người (năm 2010) tăng 9.659 người tương đương 1,33 lần, với tốc độ phát triển bình quân là 10% năm. Điều này là tổng hợp sự tác động của 2 nhân tố chính: thứ nhất, do số người được hưởng trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng, cao nhất là 11,7% năm 2010, trong đó từ 21.665 người (2007) lên 26.975 người (2010) tăng 5.310 người; thứ hai, do số người được hưởng trợ cấp từ nguồn quỹ BHXH hàng năm cũng tăng đều từ 6.658 người (2007) lên 11.307 người (2010) tăng 4649 người, cao nhất là năm 2008 tốc độ phát triển là 24,9%. - Tổng số tiền chi trả cho các chế độ trợ cấp cũng đều tăng lên với tỷ lệ tương đối cao, nếu năm 2007 mới là 331 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên 612 tỷ đồng tăng 281 tỷ đồng xấp xỉ 1,85 lần. Trong đó số tiền chi từ nguồn ngân sách nhà nước luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn từ nguồn quỹ BHXH. Chi từ nguồn NSNN từ 217 tỷ đồng (2007) lên 323 tỷ đồng năm 2010 tăng 106 tỷ đồng gần 1,5 lần, năm có tốc độ phát triển cao nhất là 2008 với 21,7 %. Chi từ nguồn quỹ BHXH từ 2007- 2010 là 113 tỷ đồng lên 289 tỷ đồng tăng 176 tỷ đồng tương đương tăng 2,5 lần, năm 2008 cũng là năm có tốc độ phát triển cao nhất 46,5 %. Bảng 3: Tỷ trọng các nguồn chi giai đoạn 2007- 2010 Đv: % Nguồn Năm Số tiền Số người NSNN Quỹ BHXH NSNN Quỹ BHXH 2007 65.5 34,5 76,7 23,3 2008 61,3 38,7 73,6 26,4 2009 56,7 43,3 71,2 28,8 2010 52,8 47,2 70,5 29,5 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Xét về cơ cấu 2 nguồn chi trả cho các chế độ ta có thể dễ dàng nhận thấy đang có sự thay đổi rõ nét trong tỷ trọng cơ cấu giữa nguồn chi từ ngân sách nhà nước với nguồn chi từ quỹ BHXH. Nếu như số tiền chi tuyệt đối vẫn tăng đều trên cả 2 nguồn thì xét về tỷ trọng cơ cấu trên tổng số tiền chi trả và số người được chi trả nguồn chi từ ngân sách nhà nước đang có xu hướng giảm dần qua các năm (quỹ tiền: từ 65,5% năm 2007 giảm xuống 52,8% năm 2010, giảm 12,7%; quỹ người: từ 76,7% năm 2007 xuống còn 70,5% năm 2010, giảm 6,2%) đồng nghĩa với việc tỷ trọng nguồn chi từ nguồn quỹ BHXH đang tăng lên (quỹ tiền: 34,5% năm 2007 lên 47,2% năm 2010, tăng 12,7%; quỹ người: 23,3% năm 2007 lên 29,5% năm 2010, tăng 6,2%). Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do số người hưởng BHXH từ năm 1995 trở về trước đang giảm dần theo tuổi tác trong khi số người hưởng BHXH từ năm 1995 trở đi vẫn liên tục được bổ sung. Điều này cũng cho thấy, quỹ BHXH đang ngày càng lớn mạnh để đủ sức đáp ứng nhu cầu chi trả cũng như ngày càng độc lập hơn so với nguồn ngân sách Sau đây là bảng tổng hợp chi tiết kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ 2 nguồn ngân sách và quỹ BHXH trong giai đoạn 2007- 2010: Bảng 4: Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng NSNN Lương hưu Mất sức lao động Trợ cấp 91 TNLĐ BNN Mai táng phí Tử tuất Lệ phí chi trả Khác Tổng TCkv1 lần TC 613 2007 178,345 33,163 237 331 1,034 2,982 1,620 217,712 2008 216,633 40,216 296 389 1,684 3,927 1,973 265,118 2009 239,484 44,187 318 434 1,914 4,723 2,285 13,662 307.007 2010 261,387 47,081 343 480 2,002 5,452 2,404 1,447 2,404 323.000 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Theo kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì ngân sách nhà nước hiện nay vẫn phải gánh một khối lượng khá lớn các chế độ trợ cấp chi trả cho người lao động như: + Chi trả chế độ hưu trí từ 178.345 triệu đồng (2007) lên 261.387 triệu đồng (2010) tăng 83.042 triệu đồng. + Chi trả chế độ trợ cấp mất sức lao động từ 33.163 triệu đồng (2007) lên 47.081 triệu đồng (2010) tăng 13.918 triệu đồng. + Chi trả chế độ trợ cấp theo nghị định số 91 từ 237 triệu đồng (2007) lên 323 triệu đồng (2010) tăng 106 triệu đồng. + Chi trả chế độ TNLĐ – BNN từ 331 triệu đồng (2007) lên 480 triệu đồng (2010) tăng 149 triệu đồng. + Chi trả chế độ mai táng phí từ 1.034 triệu đồng (2007) lên 2.002 triệu đồng (2010) tăng 968 triệu đồng. + Chi trả chế độ tử tuất từ 2.982 triệu đồng (2007) lên 5.452 triệu đồng (2010) tăng 2.470 triệu đồng. + Chi trả lệ phí chi trả từ 1.620 triệu đồng (2007) lên 2.404 triệu đồng (2010) tăng 784 triệu đồng. + Ngoài ra, từ 01/01/2009 bắt đầu chi trả chế độ trợ cấp khu vực một lần đối với người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc BHXH 1 lần kể từ ngày 01/01/2007 trở đi mà trước đó đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH 1 lần còn được hưởng trợ cấp 1 lần tương ứng với thời gian và số tiền trợ cấp khu vực đã đóng; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp TNLĐ –BNN hàng tháng trước ngày 01/01/2007 cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung). Năm 2009, chi 13.662 triệu đồng đến năm 2010 là 1.447 triệu đồng. sở dĩ có sự sụt giảm là do năm 2009 phải trả truy lĩnh cho thời gian từ năm 2007 đến 2009. Từ 01/5/2010 những người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2010 toàn tỉnh đã chi 2.404 triệu đồng cho loại trợ cấp này. Bảng 5: Kết quả chi trả BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH giai đoạn 2007- 2010 Quỹ BHXH Hưu trí- Tử tuất TNLĐ- BNN Ốm đau- Thai sản Tổng Số người (người) Số tiền (trđ) Số người (người) Số tiền (trđ) Số người (người) Số tiền (trđ) Số người (người) Số tiền (trđ) 2007 6,525 101,437 133 573 16,541 11,964 6,658 113,974 2008 8,199 152,342 119 685 16,365 14,003 8,318 167,030 2009 9,643 217,144 132 685 19,594 16,747 9,775 234,576 2010 11,050 268,979 162 1,345 29,935 18,679 11,307 289,003 (Nguồn : Phòng Kế hoạch- Tài chính - BHXH tỉnh Tuyên Quang) Chi trả các chế độ BHXH bắt buộc từ nguồn quỹ BHXH trên điạ bàn tỉnh giai đoạn 2007-2010 chủ yếu được chia về 3 quỹ: hưu trí – tử tuất; TNLĐ – BNN; ốm đau – thai sản với số người và số tiền tăng đều theo từng năm như bảng số liệu thống kê trên. Trong đó nhìn chung số tiền chi và số người hưởng các chế độ tăng đều qua các năm. Chi cho quỹ hưu trí – tử tuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (93%/tổng quỹ), tiếp sau đó là quỹ ốm đau – thai sản (6,4%), còn lại là quỹ TNLĐ – BNN. Đặc điểm chính cần quan tâm trong công tác chi trả hiện nay là hầu hết việc chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng các chế độ BHXH là bằng tiền mặt, khối lượng tiền mặt chi trả hàng tháng là tương đối lớn, địa bàn chi trả BHXH lại tương đối rộng lớn, thời gian chi trả lại tương đối ngắn (thường từ 1 đếm 5 ngày trong tháng). Vấn đề quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả phải đặt ra ở đây là phải lựa chọn mô hình, phương thức chi trả nào cho thật phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương nhưng lại đảm bảo nguyên tắc chi trả BHXH đã đặt ra, mô hình chi trả và nguyên tắc chi trả có tác động rất lớn tới công tác chi trả BHXH. BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện việc chi trả trực tiếp cho các đối tượng hưởng trợ cấp như trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp ốm đau, hoàn phí BHYT, trả lương hưu…Chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả xã, phường để chi trả lương hưu và các trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng tại xã, phường. Ngoài ra, việc thực hiện chi trả trợ cấp ngắn hạn như trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ –BNN thông qua đại diện của các đơn vị (thường là bộ phận kế toán ở đơn vị), ngoài ra hình thức chi trả qua thẻ ATM cũng bước đầu được áp dụng để chi trả lương hưu cho các đối tượng thuộc khu vực trung tâm thành phố, huyện lỵ khá thành công. Như vậy, trong 4 năm qua công tác chi trả và quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đã và đang được cán bộ ở BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện rất tốt trên tinh thần tích cực, có trách nhiệm cao. Để đạt được mục tiêu chi trả kip thời, đầy đủ cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH; một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo đủ nguồn kinh phí này phải được phân bổ và điều hành một cách khoa học, do đó công tác lập kế hoạch chi trả phải được đặt lên hàng đầu, kế hoạch chi trả phải phù hợp với từng nhu cầu chi tiêu từng đối tượng hưởng trợ cấp địa phương, vừa đảm bảo nhu cầu người được hưởng BHXH và tránh những thất thoát không đáng có củ nguồn kinh phí chi trả BHXH. Để thực hiện công tác quản lý kinh phí chi trả BHXH thì các đơn vị tiến hành công tác chi trả được mở một tài khoản chuyên chi BHXH ở hện thống ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị này chỉ được rút tiền từ tài khoản trên để chi trả cho chế độ BHXH, ngoài ra thì không được phép rút tiền để chi trả bất kì một mục đích nào khác, nhờ đó mà đơn vị cấp trên có thể quản lý và kiểm tra được số kinh phí đã sử dụng và số kinh phí còn dư trên tài khoản của các đơn vị cấp dưới dễ dàng và thuận tiện. 2.2.3 Công tác quản lý chế độ chính sách Từ 2007- 2010, công tác quản lý chi trả các chế độ, chính sách BHXH ở BHXH tỉnh Tuyên Quang luôn được thực hiện theo đúng quy trình quản lý. Công tác quản lý từ khâu xét duyệt, giám định, thẩm định đến việc lập phiếu chi trả và tiến hành chi trả đều được cán bộ phụ trách của BHXH tỉnh thực hiện cẩn trọng, nguyên tắc, đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn số tiền chi trả cho đối tượng được hưởng. Đơn vị thực hiện quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng BHXH hàng tháng; triển khai, tổ chức tốt công tác lưu trữ hồ sơ đối tượng; tiến hành báo cáo tổng hợp tình hình chi trả theo định kỳ tháng, quý, năm theo đúng quy định. - Riêng đối với chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhất quán việc để người SDLĐ giữ lại 2% trên tổng quỹ lương đơn vị thanh quyết toán chế độ ốm đau, thai sản và nghỉ dưỡng sức hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội. Để thuận lợi cho các đơn vị thực hiện việc thanh quyết toán, Bảo hiểm xã hội Tỉnh hướng dẫn các đơn vị cụ thể như sau: + Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe của người lao động, người sử dụng lao động sử dụng nguồn kinh phí của quỹ BHXH bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được giữ lại để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ  theo qui định. Hàng quý (tháng) lập danh sách theo mẫu số C66a-HD, C67a-HD, C68a-HD, C69a-HD, C70a-HD, kèm theo hồ sơ của từng người lao động, file dữ liệu gửi cho cơ quan BHXH để quyết toán kinh phí ốm đau, thai sản, dưỡng sức. + Phương thức thanh toán kinh phí giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động: Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ tổng hợp số chi BHXH cho người lao động đã được duyệt theo các mẫu: C66b-HD, C67b-HD, C68b-HD, C69b-HD, C70b-HD, để lập thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu C71-DH gửi về đơn vị sử dụng lao động 01 bản để làm cơ sở thanh toán: •Trường hợp số chi BHXH cao hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) thì cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau. •Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại bao gồm cả tạm ứng (nếu có) hoặc không sử dụng đơn vị phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau. Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm đóng theo quy định. - Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người lao động. Điều kiện tạm ứng: - Công văn đề nghị tạm ứng (theo mẫu đính kèm) gửi về cơ quan BHXH, nơi đóng BHXH (Phòng Kế hoạch Tài chính – Bảo hiểm xã hội Thành phố hoặc bộ phận kế toán của BHXH quận huyện); - Số phát sinh thực chi ốm đau, thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe đã được duyệt cao hơn số kinh phí 2% để lại đơn vị; - Đơn vị không nợ tiền đóng BHXH đến thời điểm tạm ứng; - Số tiền tạm ứng bằng hoặc nhỏ hơn số chênh lệch giữa tổng số chi các chế độ BHXH đã được duyệt và 2% để lại (tính đến tháng đề nghị tạm ứng); - Kinh phí tạm ứng sẽ được cấp chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được văn bản đề nghị của đơn vị. Công tác quản lý chế độ chính sách của BHXH tỉnh Tuyên Quang hiện nay vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định mà chủ yếu là do ý thức chấp hành điều lệ về BHXH của chủ các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan chức năng trong tỉnh. Cụ thể một số trường hợp đã xảy ra như sau: - Các đơn vị kê khai, thống kê chưa đầy đủ số lao động làm việc trong cơ quan mình, nhất là những lao động mới được tuyển vào làm việc hoặc những người trong thời gian thử việc bị kéo dài thời gian một cách bất hợp lý nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động; đồng thời làm giảm số thu của BHXH, tăng thêm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Một số khác lại chưa kịp thời hoặc không báo cáo với cơ quan BHXH các trường hợp ảnh hưởng tới nguồn thu chi như: Đối tượng bị chết, mất việc làm do hết hợp đồng hoặc không còn đủ trình độ làm việc nữa. - Đơn vị không đưa ra khoản phụ cấp khu vực của người lao động, không báo cáo tăng mức nộp BHXH với cơ quan BHXH ngay khi người lao động được nâng bậc lương hoặc không tiến hành thi tay nghề nâng bậc lương cho người lao động một cách thường xuyên như quy định. Có người lao động hàng chục năm liền không được nâng bậc lương, không thay đổi mức đóng góp BHXH. - Một số đơn vị thực hiện hoạch toán thu chi sai so với quy định của điều lệ BHXH và các văn bản pháp quy về chế độ kế toán thống kê: đơn vị thu 6% tiền lương của người lao động, nhưng không đưa những người đó vào danh sách đóng BHXH mà sử dụng số tiền này vào mục đích khác, trong khi đó người lao động vẫn tưởng rằng mình tham gia BHXH. Đối với lao động mang tính thời vụ, không đưa vào danh sách đóng BHXH, doanh nghiệp cũng không thanh toán trả 17% tiền lương của họ cùng với tiền lương theo quy định của Bộ luật lao động. - Đơn vị không bố trí được việc làm cho người lao động, để người lao động nghỉ tự túc mà đơn vị vẫn thu tiền BHXH của những người lao động này. - Một số doanh nghiệp trích thừa phải nộp BHXH khi hạch toán kế toán và sử dụng phần chênh lệch vào mục đích khác. - Số ít cán bộ làm việc không thực sự nhiệt tình, nên việc chi trả BHXH đôi khi còn bị chậm trễ, có trường hợp phải vài tháng mới lĩnh được tiền hưởng BHXH. BHXH tỉnh Tuyên Quang đã và đang cố gắng khắc phục các tình trạng nói trên bằng mọi cách, đảm bảo mức thu luôn ngày càng tăng lên. Để thực hiện tốt chính sách BHXH không chỉ cần đến sự nỗ lực riêng của ngành BHXH , mà các cấp, các ngành và các đơn vị cũng phải nhận thức đúng đắn chính sách này. 2.2.4. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại Là một ngành trực tiếp tực hiện Luật BHXH, BHYT. Việc bố trí công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời những vướng mắc của công dân được Đảng ủy và Ban lãnh đạo BHXH tỉnh đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. - Năm 2008 tiếp nhận 100 đơn thư ( khiếu nại là 95 đơn, tố cáo là 05 đơn) chủ yếu đề nghị, khiếu nại về chế độ mất sức lao động đã cắt trợ cấp, chế độ cán bộ xã, phường chưa giải quyết hưởng BHXH, chế độ phụ cấp thâm niên. - Năm 2009, tiếp nhận 61 lượt công dân đảm bảo đúng quy định; tiếp nhận và giải quyết kịp thời 35 đơn thư khiếu nại, …Sau khi tiếp nhận đã giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo, không để tồn đọng. Trong năm 2010, BHXH tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức tiếp 144 lượt công dân đến đề nghị, khiếu nại, tố cáo, so với cùng kỳ năm trước tăng 75 lượt công dân. Trong đó BHXH tỉnh tiếp 86 lượt, BHXH huyện, thành phố tiếp 58 lượt. Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo đã tiếp nhận là 57 đơn so với cùng kỳ năm trước tăng 18 đơn. Nội dung đơn thư chủ yếu có liên quan đến việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động và những đối tượng đang nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHYT. Mọi đơn thuộc thẩm quyền đều được giải quyết triệt để, thỏa đáng, đúng trình tự, không để tồn đọng theo đúng trình tự quy định của Luật khiếu nại - tố cáo; những đơn thư không thuộc thẩm quyền đã được chuyển cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. 2.2.5. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc ở BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 2.2.5.1. Thực trạng chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK. Trong giai đoạn 2007 – 2010, BHX tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo đúng quy định và đạt được kết quả như sau: Bảng 6: Kết quả chi trả chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK giai đoạn 2007- 2010 Chi Quỹ Ốm đau- Thai sản- DSPHSK Tổng chi (trđ) Ốm đau Thai sản DSPHSK Số lượt người (lượt người) Số ngày (ngày) Số tiền (trđ) Số lượt người (lượt người) Số ngày (ngày) Số tiền (trđ) Số lượt người (lượt người) Số ngày (ngày) Số tiền (trđ) 2007 14,314 110,195 4,079 1,872 191,181 7,665 355 1,950 219 11,963 2008 13,773 106,005 4,402 2,102 210,348 9,239 490 2,692 361 14,002 2009 16,528 120,283 5,572 2,282 214,884 10,524 784 4,339 649 16,745 2010 26,579 109,908 5,729 2,443 217,629 12,067 913 5,073 883 18,679 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính – BHXH tỉnh Tuyên Quang) Đây là quỹ chủ yếu do đơn vị sử dụng lao động quản lý và chi trả trên 2% tổng quỹ lương tham gia BHXH cho người lao động được giữ lại. Tuy nhiên lại rất khó để có thể dự báo và xây dựng kế hoạch chi cho quỹ này, xong nhìn chung xu hướng chi qua các năm trên địa bàn tỉnh tăng đều (năm 2007 là 11.963 triệu đồng, năm 2008 là 14.002 triệu đồng, năm 2009 là 16.745 triệu đồng đến năm 2010 là 18.679 triệu) từ năm 2007 đến 2010 tăng 6.716 triệu đồng. Trong đó quỹ ốm đau – thai sản là quỹ thành phần chiếm đa số trong tổng chi. Về số lượt người và số ngày nghỉ hưởng các chế độ thì ở chế độ hưởng thai sản và dưỡng sức phục hồi sức khỏe nhìn chung tăng đều theo các năm, không có biến động gì nhưng ở chế độ hưởng ốm đau lại có biến động không đều, giảm nhẹ trong năm 2008 từ 14.314 lượt người xuống 13.773 lượt người sau đó lại tăng mạnh đến năm 2010 đã là 26.579 lượt người. cùng với đó là số ngày nghỉ hưởng cũng có dao động cao nhất là năm 2009 với 120.283 ngày và thấp nhất là năm 2008 với 106.005 ngày. Tuy nhiên số tiền chi trả lại tăng đều trên tất cả các quỹ thành phần: quỹ ốm đau từ 4.079 triệu đồng (2007) lên 5.729 triệu đồng (2010); quỹ thai sản từ 7.665 triệu đồng (2007) lên 12.0067 triệu đồng (2010); quỹ dưỡng sức từ 219 triệu đồng (2007) lên 883 triệu đồng (2010). Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự gia tăng của số lượng lao động tham gia BHXH theo thời gian trên địa bàn tỉnh cũng như nhận thức của họ về quyền lợi của mình khi bị ốm đau, thai sản, nghỉ DSPHSK. 2.2.3.3. Thực trạng chi trả chế độ TNLĐ - BNN Bảng 7: Kết quả chi trả chế độ TNLĐ- BNN giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng Chi Quỹ TNLĐ- BNN Tổng chi TC hàng tháng TC 1 lần DSPHSK TC phục vụ Lệ phí chi 2007 402 167 3 - 4,5 576,5 2008 552 133 - - 5,4 690,4 2009 668 406 1 11 5,4 1,091,4 2010 1.085 209 0,8 49 11,6 1,355,4 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính –BHXH tỉnh Tuyên Quang) Chi trả chế độ TNLĐ – BNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007 – 2010 được nhìn nhận là có mức chi tương đối lớn với tốc độ tăng gần gấp đôi, từ 577 triệu đồng (2007) lên 1.357 triệu đồng (2010) tăng 780 triệu đồng. Trong đó: + Chi trả trợ cấp hàng tháng tăng từ 402 triệu đồng lên 1.085 triệu đồng, tăng 683 triệu đồng, gấp 2,7 lần. + Chi trả trợ cấp 1 lần biến động không đều qua các năm, từ 167 triệu đồng (2007) giảm 133 triệu đồng (2008) rồi tăng đột ngột lên 406 triệu đồng (2009) và 2010 là 206 triệu đồng. Do đây là chế độ phụ thuộc vào số lượng người thuộc điều kiện hưởng. + Chi chế độ DSPHSK nhìn chung không nhiều và theo chiều giảm dần năm 2007 là 3 triệu đồng sang năm 2008 không phải chi trả năm 2009 là 1,1 triệu đồng, năm 2010 chỉ có 812 nghìn đồng. + Chi trả trợ cấp phục vụ trong 2 năm 2007-2008 không phải chi năm 2009 là 11 triệu đồng sang năm 2010 là 49 triệu đồng, tăng 38 triệu đồng. + Lệ phí chi là một khoản không nhỏ được tính vào tổng chi và tăng dần theo các năm 4,5 triệu (2007) lên 11,6 triệu (2010) tăng 7,1 triệu đồng. 2.2.3.4. Thực trạng chi trả chế độ hưu trí, tử tuất Bảng 8: Kết quả chi trả chế độ hưu trí, tử tuất giai đoạn 2007- 2010 Đv: triệu đồng Chi Quỹ Hưu trí- Tử tuất Tổng chi Lương hưu TCCB xã phường Mai táng phí Tử tuất Lệ phí chi 2007 97,236 767 391 3,034 811 102,239 2008 146,546 1,014 583 4,186 1,218 153,547 2009 201,175 1,167 711 4,927 1,737 209,717 2010 260,138 1,231 786 6,802 2,156 271,113 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính - BHXH tỉnh Tuyên Quang) Chi trả chế độ hưu trí và tử tuất là 2 quỹ chi thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi BHXH. Từ năm 2007- 2010 trên địa bàn tỉnh số chi quỹ này đã tăng lên nhanh chóng từ 102.239 triệu đồng (2007) lên 271.113 triệu đồng (2010) tăng 168.874 triệu đồng, tăng gấp 2,65 lần. Trong đó: + Chi lương hưu chiếm đa số từ 97.236 triệu đồng (2007) lên 260.138 triệu đồng (2010) tăng 162.902 triệu đồng, tăng gấp 2,67 lần. + Chi trợ cấp cán bộ xã phường từ 767 triệu đồng (2007) lên 1.231 triệu đồng (2010) tăng 464 triệu đồng, tăng gấp 1,6 lần. + Chi trả mai táng phí từ 391 triệu đồng (2007) lên 786 triệu đồng (2010) tăng 395 triệu đồng, tăng gấp 2 lần. + Chi trả chế độ tử tuất từ 3.034 triệu đồng (2007) lên 6.802 triệu đồng (2010) tăng 3.768 triệu đồng, tăng gấp 2,2 lần. + Lệ phí chi trả từ 811 triệu đồng (2007) lên 2.156 triệu đồng (2010) tăng 1.345 triệu đồng, tăng gấp 2,7 lần. Tương đương với số lượng người và số lượng tiền chi trả tăng theo các năm. 2.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. 2.3.1.Những mặt đạt được - Bước đầu BHXH tỉnh đã kiên quyết đưa việc lập danh sách chi trả từ cấp huyện về tỉnh để thống nhất quản lý, có cơ chế quản lý liên thông trong mạng lưới BHXH toàn tỉnh, mạng lưới các cơ quan ban ngành liên quan. Nhờ đó mà công tác quản lý đối tượng, quản lý chi trả các chế độ cho người lao động được diễn ra liên hoàn, thuận tiện, đáp ứng kịp thời lợi ích cho nhân dân trong tỉnh, từ đó tạo được sự tin yêu, tín nhiệm từ đông đảo nhân dân. - Ứng dụng công nghệ thông tin bằng những phần mềm chuyên nghành thay thế việc quản lý thủ công sang quản lý trên phần mềm đã góp phần không nhỏ trong việc quản lý hồ sơ đối tượng và phục vụ kịp thời cho nhóm đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH khi có những biến động về số lượng, điều chỉnh tiền lương tối thiểu hay có các quy định mới về đối tượng cũng như chế độ của Chính phủ ban hành. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng cả nội dung chương trình lẫn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; hướng trọng tâm vào các kiến thức cơ bản chuyên ngành BHXH, nâng cao chất lượng lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý ngành trong cơ chế mới, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng hành chính nghiệp vụ khác. Nhờ thế từ một cơ quan “chắp vá” về cán bộ, non yếu trong tổ chức lúc sơ khai đến nay BHXH tỉnh Tuyên Quang tự tin là một ngành có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, giỏi chuyên môn, vững tay nghề và tràn đầy nhiệt huyết công việc. - Quỹ BHXH phân bổ từ BHXH Việt Nam về tỉnh luôn cân đối và được hạch toán rõ ràng theo đúng quy định, đảm bảo chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng, nhanh chóng, kịp thời, tránh sai sót đến mức tối đa. - Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả đã góp phần đẩy mạnh việc tuân thủ nghiêm túc các qui định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH để thực hiện giải quyết đúng - đủ - kịp thời các chế độ BHXH đối với người lao động đồng thời xây dựng hoàn thiện quy chế làm việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng của cơ quan BHXH, quy định rõ việc tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết các chế độ BHXH (chế độ ngắn hạn không quá 7 ngày, chế độ dài hạn không quá 15 ngày). Quy chế 1 cửa đã phát huy được tính ưu việt của nó một trong những kết quả đó là đã cải tiến được quy trình xét duyệt hồ sơ (chế độ BHXH ): Trước đây BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ, thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH hàng tháng, tổng hợp danh sách và hồ sơ trình BHXH Việt Nam xét duyệt sau đó mới được tổ chức chi trả. Nay quy trình đó được rút ngắn: BHXH tỉnh nhận hồ sơ, thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH hàng tháng và tổ chức chi trả ngay cho người được thụ hưởng, cuối mỗi tháng mới tổng hợp danh sách và chuyển hồ sơ về BHXH Việt Nam để tổ chức lưu trữ, những hồ sơ giải quyết chế độ chưa đúng thì BHXH Việt Nam có thông báo và gửi trả hồ sơ chưa thực hiện đúng chế độ BHXH cho BHXH tỉnh. 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân - Do đặc thù của đối tượng hưởng BHXH và yêu cầu quản lý quỹ BHXH nên cùng một lúc cơ quan BHXH phải sử dụng 2 nguồn kinh phí để chi trả. Nguồn từ NSNN chi trả cho các đối tượng về nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01/01/1995 và nguồn từ quỹ BHXH chi trả cho đối tượng nghỉ BHXH từ ngày 01/01/1995 trở đi. Với cơ chế sử dụng nguồn kinh phí chi trả như trên, cơ quan BHXH chỉ có thể chủ động được nguồn kinh phí chi trả từ quỹ BHXH, nguồn do NSNN cấp đôi khi còn bị chậm và chưa được cấp bổ sung kịp thời mỗi khi có những chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của người được hưởng các chế độ BHXH. Ngoài ra, hai nguồn kinh phí này, hàng năm, phải được hạch toán riêng biệt, do vậy cũng tạo nên những khó khăn nhất định cho công tác chi trả và quản lý của ngành. - Chính sách về BHXH do nhà nước ban hành chưa đồng bộ, còn nhiều điều chưa hợp lý, đồng thời trong quá trình thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động còn nhiều bất cập gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện xét duyệt và chi trả BHXH cho người lao động. Do điều kiện thanh toán BHXH cho các chế độ BHXH chưa chặt chẽ nên có kẽ hở cho người lao động và chủ sử dụng lao động vận dụng gây thiệt hại đến quỹ BHXH. Trong khi đó việc thanh toán trợ cấp BHXH nhất là các chế độ ngắn hạn chưa gắn được trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với việc thực hiện đúng chính sách BHXH. Đặc biệt có những chủ sử dụng lao động còn tạo điều kiện khuyến khích cho công nhân viên chức của mình làm đủ thủ tục để thanh toán hết quyền lợi của người lao động theo cách hiểu là được hưởng bình quân 1 năm theo chế độ Nhà nước đã qui định. - Cán bộ làm công tác chi trả của BHXH các huyện, thị xã phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ BHXH và quản lý tài chính, mặt khác, lại đang hoạt động trong một cơ chế bao cấp, cơ chế mà trong đó nhiệm vụ chi trả được thực hiện độc lập với các hoạt động BHXH khác, nay chuyển sang hoạt động trong một cơ chế mới trong đó có quyền lợi về BHXH luôn gắn với nghĩa vụ đóng BHXH của người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ làm công tác chi trả ngoài việc phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc phục vụ đối tượng, còn phải có nghiệp vụ về BHXH, về quản lý tài chính để phân tich và đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH. Đây thực sự là một chuyển đổi khó khăn cả về nhận thức và trình độ chuyên môn mà không phải cán bộ nào cũng có khả năng thích ứng ngay được. - Đối tượng hưởng các chế độ BHXH đông, thuộc nhiều trường hợp khác nhau dẫn đến không tránh khỏi sai sót, chậm trễ trong khâu giải quyết, chi trả chế độ. - Phương tiện đi lại và đảm bảo an toàn tiền mặt trong qúa trình đi thực hiện chi trả chưa được trang bị, vì vậy BHXH các huyện, thị xã mà trước hết là các cán bộ làm công tác chi trả đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhất là các huyện ở xa trung tâm. - Lệ phí chi trả thấp, chưa khuyến khích được cán bộ làm công tác chi trả ở các đại lý chi trả, nhất là ở các xã có ít đối tượng và các xã vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, trên thực tế ở nhiều xã thuộc thuộc địa bàn tỉnh không thành lập được các đại lý chi trả. - Từ 01/01/1995 hoạt động BHXH được thực hiện theo cơ chế mới, nhưng việc chuẩn bị hồ sơ và chứng từ khi xét duyệt, thanh toán các chế độ BHXH của nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn còn nặng nề về thủ tục hành chính, giấy tờ nhiều, thời gian còn kéo dài, nhất là trong việc xét duyệt và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho cơ quan BHXH và cũng là một trong những nguyên nhân chính để có những ý kiến cho rằng cơ quan BHXH gây phiền hà cho người lao động. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Định hướng phát triển của BHXH tỉnh trong thời gian tới Trong nhiệm kỳ 2005- 2010, BHXH tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao qua các năm và cả trong nhiệm kỳ. Giữ vững và phát huy kết quả đạt được, trong nhiệm kỳ mới 2010- 2015 Đảng ủy BHXH tỉnh đã đề phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ cho mình, cụ thể như sau: - Hàng năm tổ chức quản lý thu - chi BHXH, BHYT đạt và vượt kế hoạch được BHXH Việt Nam giao cho; đồng thời tích cực thu nợ đọng BHXH ở những đơn vị có số nợ lớn. - Giải quyết kịp thời các chế độ BHXH, BHYT và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. - Thực hiện cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo đúng quy định, kịp thời đến tay đối tượng. - 100% cán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan được nghiên cứu, quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. - Hàng năm Đảng bộ và các chi bộ trực thuộc đạt “ Trong sạch, vững mạnh”. - Phấn đấu hàng năm 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ; trong đó có 80% trở lên đạt đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Trong nhiệm kỳ phấn đấu kết nạp được từ 8 đảng viên trở lên. - Hàng năm các tổ chức quần chúng trong cơ quan đạt loại vững mạnh; đơn vị tự vệ đạt loại khá trở lên. Đối với công tác chi trả BHXH tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chi trả ngay từ tháng đầu, qu‎ý đầu năm 2010 theo đúng kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy - HĐND -UBND tỉnh, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Sở, Ban ngành, các đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện và giải quyết các chế độ chính sách BHXH để công tác chi đạt hiệu quả nhất. Tiếp tục kiện toàn lại bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao trình độ năng lực quản lý, năng lực công tác của đội ngũ các bộ làm công tác chi trả chế độ của BHXH tỉnh, đặt con người vào vị trí trung tâm và mang quyết định tới sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ ngành, thực hiện việc niêm yết các thủ tục quy định về hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH từ cấp tỉnh tới các huyện, thành phố, đặc biệt là tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ hưởng các chính sách BHXH cho NLĐ theo Luật, giảm bớt các giấy tờ thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện giải quyết chế độ được thuận lợi, nhanh chóng; tiến tới thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông; phân cấp quản ly một số nội dung, nhiệm vụ, nhiệm vụ của ngành cho BHXH các huyện, thành phố; phân công quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nhiệm vụ được giao. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang So với các ngành khác thì ngành BHXH còn khá non trẻ, nhưng đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Song BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Tuyên Quang nói riêng đang đứng trước những khó khăn, đó là trong khi nguồn thu vào quỹ BHXH còn hạn hẹp do mặt bằng về thu nhập của người lao động chưa thực sự cao, phạm vi đối tượng tham gia BHXH đã được mở rộng nhưng đối tượng tham gia lại chưa cao trong khi đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH lại càng tăng nhanh, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn và tăng trưởng qũy BHXH. Chi trả là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan đối với người lao động bị suy giảm sức lao động của mình- chế độ TNLĐ- BNN, chế độ ốm đau, thai sản... cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi đã hoàn thành nghĩa vụ. Để đảm bảo tốt công tác quản lý chi trả BHXH tỉnh Tuyên Quang nói riêng và của ngành BHXH nói chung phát triển hơn nữa đáp ứng được nhu cầu của người tham gia BHXH, tạo được sự tin cậy của người lao động vào chính sách BHXH, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: 3.2.1. Củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang được thực hiện Là một tỉnh miền núi có địa giới hành chính rộng (từ trụ sở cơ quan BHXH đến điểm chi trả có nơi từ 60-70 Km) đường xá đi lại khó khăn, biên chế của ngành còn ít. Vì vậy cần củng cố và hoàn thiện các mô hình chi trả đang thực hiện đó là: - Mô hình chi trả trực tiếp tại nơi tập trung đông dân cư, có nhiều đối tượng chi nên mô hình này giúp cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ được sự biến động tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH, thông qua các tổ trưởng tổ hưu trí và sự quản lý chi trả trực tiếp của cán bộ công chức viên chức cơ quan BHXH, giúp cơ quan BHXH tổ chức chi trả trực tiếp đến tận tay đối tượng hưởng BHXH đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và thắc mắc khiếu nại của đối tượng liên quan đến công tác quản lý chi trả, để kịp thời giải đáp các thắc mắc, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi trái pháp luật (nếu có) trong thụ hưởng chính sách BHXH thông qua phản ánh, tố giác của đối tượng. - Mô hình chi trả thông qua các đại lý chi trả: Việc ở chính quyền địa phương lựa chọn giới thiệu người để cơ quan BHXH ký hợp đồng đại lý chi trả luôn đảm bảo các điều kiện: Có phẩm chất đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm cao; có hiểu biết về công tác quản lý tài chính, tiền mặt; gia đình có kinh tế khá để bố trí làm đại lý chi trả đồng thời lựa chọn địa điểm chi trả thuận lợi, an toàn. Ngoài ra cơ quan BHXH còn ký hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH với UBND xã, phường. Hình thức chi trả này khắc phục được hạn chế vì biên chế của cơ quan BHXH trong giai đoạn hiện nay, vừa đảm bảo chi trả thuận lợi đối với đối tượng hưởng BHXH thông qua sự quản lý, giám sát và giúp đỡ của chính quyền địa phương nơi tổ chức chi trả. - Chi trả trực tiếp tại trụ sở cơ quan BHXH đối với các chế độ như: Trợ cấp BHXH một lần, Trợ cấp lần đầu, Mai táng phí và tuất một lần... Hình thức chi trả này gắn kết chặt chẽ trong các khâu như: Bộ phận giải quyết chế độ chính sách với bộ phận KH-TC để khi chế độ chính sách của người lao động được giải quyết thì kịp thời chi trả đến tận tay đối tượng hưởng BHXH đảm bảo thuận tiện, chính xác và an toàn. - Chi trả thông qua các đơn vị sử dụng lao động đối với chế độ: ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe... Do đặc điểm của chế độ này thường phát sinh với lượng tiền của từng người ít, địa bàn làm việc của người lao động không tập trung (dải dác ở các tổ, đội, phân xưởng trong phạm vi 1 đơn vị, lâm trường, xí nghiệp...) Hình thức chi trả này khắc phục được hạn chế về biên chế của cơ quan BHXH song thông qua hình thức này cũng nêu cao được vai trò trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động trong việc quản lý ngày giờ công; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc nhận trợ cấp và chế độ BHXH được thụ hưởng, đảm bảo an toàn về tiền mặt trong tổ chức chi trả. Với các mô hình chi trả như trên đảm bảo cho mạng lưới chi trả cơ quan BHXH được mở rộng, đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhanh nhất, thuận lợi nhất cho đối tượng được thụ hưởng BHXH. Đồng thời, phù hợp với thực trạng phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ chưa phát triển, mạng lưới ngân hàng chưa mở rộng đến các địa bàn dân cư, các loại hình chi trả như hiện tại cơ những ưu điểm như: Quản lý chặt chẽ sự biến động tăng, giảm của đối tượng, chi trả thuận lợi, nhanh chóng đến tận tay đối tượng được thụ hưởng các chế độ BHXH, biên chế của cơ quan BHXH không tăng song vẫn đảm bảo thực hiện tốt trách nhiệm phục vụ đối tượng chi trả các chế độ BHXH, gắn kết được vai trò trách nhiệm của Đảng ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện các chế độ BHXH theo tinh thần Chỉ thị 15/TW của Bộ chính trị, hạn chế được thắc mắc, khiếu kiện thông qua việc nắm bắt tình hình để giải thích kịp thời nhằm góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 3.2.2. Đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác quản lý chi trả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”. Ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Đối với BHXH cũng vậy nhất là trong khâu quản lý chi trả phục vụ người lao động thì tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết với nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn của người cán bộ bảo hiểm là hết sức cần thiết để đảm bảo nguyên tắc “ Chi đúng, chi đủ, kịp thời, chính xác, an toàn”. Vì vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ bảo hiểm nói chung và cán bộ bảo hiểm làm công tác chi trả nói riêng có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là một vấn đề cấp thiết. Biện pháp: * Xây dựng giáo trình chuyên ngành về BHXH; * Đưa chương trình giảng dạy BHXH vào các trường đại học, cao đẳng, trung học thuộc khối kinh tế; * Cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hệ thống BHXH từ khâu quy hoạch, thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá sử dụng, quản lý đến việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ, chế độ chính sách đặc thù, cải thiện thu nhập... theo hướng dưới đây: - Rà soát lại các văn bản cán bộ, công chức của ngành, nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện phù hợp với các văn bản pháp quy của Nhà nước mới ban hành và phù hợp với thực tế quản lý điều hành của ngành; - Căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành để xây dựng quy hoạch cán bộ, đặc biệt là cán bộ từ TW đến địa phương nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, dồi dào về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong giai đoạn mới; - Xuất phát từ tính chất đặc thù của ngành, cần xúc tiến việc nghiên cứu xây dựng và đề nghị với cơ quan chức năng Nhà nước ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ đầy đủ riêng cho công chức nghành BHXH làm căn cứ pháp lý để tuyển dụng, bố trí công chức làm đúng ngành nghề, đúng việc, đúng nhu cầu của ngành và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của ngành; - Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cả nội dung chương trình lẫn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, hướng trọng tâm vào các kiến thức cơ bản chuyên ngành BHXH, nâng cao chất lượng lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý ngành trong cơ chế mới, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng hành chính nghiệp vụ khác. Sớm xây dựng giáo trình đào tạo chuyên ngành BHXH; - Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chế độ, chính sách đặc thù đối với công chức ngành BHXH phù hợp với tính chất đặc thù trong hoạt động của ngành nhằm tạo động lực khuyến khích động viên cán bộ, công chức nâng cao chất lượng thực thi công vụ, tránh bình quân trong hưởng thụ. Xây dựng chính sách phù hợp để có thể thường xuyên thay thế số cán bộ, công chức trình độ, năng lực hạn chế, bất cập với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành hoặc thoái hoá, sa sút phẩm chất, đạo đức, kém ý thức tổ chức kỷ luật... và để tuyển chọn được những người có đức, có tài vào ngành; Đặc biệt đối với những cán bộ, công chức làm công tác chi trả BHXH cần có những chính sách khuyến khích như: tăng lệ phí chi trả, ưu tiên những cán bộ làm công tác chi trả ở các xã vùng sâu, vùng xa. 3.2.3 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình và thủ tục trong công tác chi trả Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả trước hết cần tuân thủ nghiêm túc các qui định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 1584 và văn bản sau bổ xung sửa đổi 1584 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam để thực hiện giải quyết đúng - đủ - kịp thời các chế độ BHXH đối với người lao động đồng thời xây dựng hoàn thiện quy chế làm việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng của cơ quan BHXH, quy định rõ việc tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết các chế độ BHXH (chế độ ngắn hạn không quá 7 ngày, chế độ dài hạn không quá 15 ngày). Thực hiện tốt quy chế 1 cửa để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã giải quyết, quá trình tiếp nhận hồ sơ có ghi rõ bằng biên bản hoặc phiếu giao nhận hồ sơ có ghi rõ thời hạn nhận kết quả giải quyết xong các chế độ mà người lao động được thụ hưởng, trong quá trình giải quyết các chế độ trong thời hạn ghi trên phiếu tổ công tác có trách nhiệm phối hợp với các phòng chức năng để tổ chức luân chuyển chứng từ theo đúng quy định giữa các phòng chức năng để khi bộ phận tiếp nhận và giải quyết theo quy chế 1 cửa trả kết quả, các phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chi trả (hồ sơ, danh sách chi trả, tiền mặt). Cải cách này góp phần rút ngắn thời gian giải quyết chế độ để tổ chức chi trả ngay, kịp thời đến tận tay đối tuợng góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả giải quyết công việc của cấp tỉnh, rút ngắn quy trình và đề cao trách nhiệm vật chất ở mỗi khâu công việc, giảm thời gian chờ đợi của người được hưởng chế độ BHXH. Một trong những khâu cải cách thủ tục hành chính trong chi trả chế độ BHXH đó là ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý chi trả, công tác này đã có chương trình phần mềm nhằm quản lý hồ sơ và lập danh sách chi trả và chương trình phần mềm xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng: Mọi dữ liệu về hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng của đối tượng được quản lý trên chương trình phầm mềm do BHXH Việt Nam xây dựng và thống nhất quản lý trong toàn ngành. Căn cứ các dữ liệu về hồ sơ đã được đối chiếu và quản lý chặt chẽ, hàng tháng được cập nhật bổ xung các dữ liệu tăng, giảm để kịp thời in danh sách chi trả gửi cho BHXH các huyện, thị xã và phòng Kế hoạch tài chính của BHXH tỉnh kịp thời chi trả cho đối tượng thay cho việc lập danh sách chi trả thủ công trước đây. Nội dung này giảm được lao động sống trong việc lập thủ tục chi trả, với chương trình phần mềm quản lý hồ sơ và lập danh sách chi trả, thực hiện đảm bảo cho việc quản lý đối tượng được chặt chẽ hơn. Thông qua các chương trình phần mềm xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH các dữ liệu được chuyển sang chương trình phần mềm quản lý hồ sơ và lập danh sách chi trả giúp cho chất lượng công tác chi trả được nâng cao: Từ khâu xét duyệt hồ sơ đến khâu chi trả được nhanh hơn, chính xác hơn. 3.2.4 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền Để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển ngành BHXH nói chung và công tác chi trả BHXH nói riêng, phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người lao động, các ngành, các cấp. * Nội dung tuyên truyền: - Tuyên truyền mục đích của BHXH, sự khác nhau giữa BHXH với Bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm thương mại lấy lợi nhuận làm mục đích cho các hoạt động của mình, còn hoạt động BHXH là những hoạt động không phải vì mục đích lợi nhuận mà vì sự an toàn, an sinh con người, vì con ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan