Đề tài Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng 234-Hải Phòng

Tài liệu Đề tài Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng 234-Hải Phòng: Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Đứng trước những thử thách và cơ hội, việc quản lý cũng như những chính sách của nhà nước là động lực đòn bẩy tích cực trong việc phát triển và ổn định nền kinh tế. Mọi biện pháp khắc phục cũng như các cơ chế quản lý tài chính có sự đổi mới đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Để đứng vững và tồn tại điều kiện cần đủ hội tụ trong chính mỗi doanh nghiệp đó là làm sao sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm đáp ứng yêu cầu với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế vì thế mà vấn đề lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu và cũng chính từ lợi nhuận là điểm mạnh duy nhất để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Doanh nghiệp ...

doc63 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng 234-Hải Phòng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Đứng trước những thử thách và cơ hội, việc quản lý cũng như những chính sách của nhà nước là động lực đòn bẩy tích cực trong việc phát triển và ổn định nền kinh tế. Mọi biện pháp khắc phục cũng như các cơ chế quản lý tài chính có sự đổi mới đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Để đứng vững và tồn tại điều kiện cần đủ hội tụ trong chính mỗi doanh nghiệp đó là làm sao sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm đáp ứng yêu cầu với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế vì thế mà vấn đề lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu và cũng chính từ lợi nhuận là điểm mạnh duy nhất để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Doanh nghiệp muốn phát triển thì yếu tố con người trong đó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một bộ máy quản lý tốt, một nguồn nhân lực dồi dào phát triển và trí tuệ, một hướng đi đúng đắn, có tầm nhìn xa trông rộng và cạnh tranh trước những thử thách của nền kinh tế thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và khẳng định mình. Để làm được điều đó thiết yếu phải đảm bảo lợi ích cá nhân của người lao động, đó là động lực trực tiếp khuyến khích người lao động đem hết khả năng của mình nỗ lực phấn đấu sáng tạo trong sản xuất cũng như trong mọi công việc. Một trong những công cụ hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu trên là hình thức trả lương cho người lao động. Tiền lương là một yếu tố vật chất quan trọng trong việc kích thích người lao động tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm động viên họ nâưng cao trình độ nghề nghiệp, cải tiến kỹ thuật, gắn trách nhiệm của người lao động với công việc. Tiền lương không chỉ là vấn đề lợi ích kinh tế mà cao hơn nó còn là vấn đề xã hội có liên quan trực tiếp đến các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và là động cơ, thái độ sử dụng nhân lực của doanh nghiệp. Tiền lương là một bộ phận chủ yếu trong thu nhập của người lao động nhằm đảm bảo tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động của bản thân và gia đình họ. Có thể nói nó là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích mối quan tâm hơn nữa đến hiệu qủa công việc của họ và là điều kiện cơ bản để thúc đẩy năng suất lao động. Chính vì ý nghĩa đó mà mỗi doanh nghiệp khi thực hiện các chức năng quản lý luôn đặt yêu cầu là quản lý tiền lương như thế nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích người lao động và doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao. Do đó việc hạch toán và chi trả lương đúng, đủ, công bằng sẽ có tác dụng nâng cao đời sống lao động của đội ngũ công nhân viên. Vấn đề đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp vận dụng thế nào các chính sách chế độ tiền lương do nhà nước ban hành một cách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp nhằm phát huy cao nhất công cụ đòn bẩy kinh tế này, giải quyết tốt nhất những vấn đề về lợi ích kinh tế của người lao động, đồng thời tổ chức hạch toán chính xác chi phí tiền lương cũng như các khoản chi phí xã hội khác nhằm phát huy thúc đẩy hơn nữa năng suất lao động và phát triển doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tuy chưa hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề, song em đã cố gắng tìm hiểu những vấn đề cơ bản nhất trong công tác kế toán tiền lương tại công ty xây dựng 234, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số ý kiến với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích liên quan nhằm phát triển doanh nghiệp ngày càng tiến xa hơn. Chính vì vậy mà trong bản luận chủ yếu đi sâu phân tích và đánh giá qua trình quản lý tiền lương và các khoản trích trong doanh nghiệp mà chưa nhận thấy được một số mặt còn đang tồn tại trong các doanh nghiệp nói chung và trong công ty xây dựng 234 nói riêng, đó là việc còn nợ các khoản chi phí giữa các đối tác đầu tư và chậm thanh toán giữa hai bên dẫn đến việc trả chậm lương cũng như gây nên một số vấn đề trong việc kế toán tiền lương và phân bổ các khoản trích. Để hoàn thiện hơn nữa thì phải có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế những vướng mắc này, đó là việc cần thiết mà doanh nghiệp nên đưa ra xem xét và nghiên cứu cùng giải quyết. Với nhận thức đó, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty xây dựng 234-Hải Phòng”. Tập trung vào luận văn này gồm 3 phần: Phần I là những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Phần II trình bày công tác tổ chức thực trạng kế trong kế toán và các khoản trích theo lương ở Công ty xây dựng 234. Phần III trong luận văn bước đầu có những nhận xét và đánh giá về công tác tiền lương tại Công ty đồng thời mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoần thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. Do thời gian có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong bản luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và sự hướng dẫn của thầy cô cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần thứ nhất Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương I.Khái niệm tiền lương. 1.1.Khái niệm. Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa. Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia, thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất công tác tiền lương dưới chủ nghiã xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân biểu hiện bằng tiền phân phối cho người lao động theo số lượng và chất lượng mà họ đã bỏ ra. Tiền lương biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động và trở thành đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất kích thích người lao động quan tâm đến hiệu quả sản xuất. Tổ chức tiền lương có quan hệ mật thiết thường xuyên đến từng người lao động đến mọi mặt hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện rõ chính sách đãi ngộ của Đảng và nhà nước đối với người lao động. Hiện nay có thể hiểu tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, là giá tri mới tạo ra mà người sử dụng sức lao động trả cho người lao động phù hợp với sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo hơp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên. Tiền lương được coi là một bộ phận trong chi phí của sản xuất kinh doanh, nó cấu thành nên giá trị của sản phẩm hàng hoá hoặc được xác định là một bộ phận của thu nhập. Đó là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy trong giá thành sản phẩm tiền lương được xem là một chỉ tiêu chất lượng giá thành sản phẩm đồng thời tiền lương cũng được xem là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân đã thực hiện. Ngoài ra tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần cảu người lao động. Theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Có thể nói rằng tiền lương là giá cả của sức lao động lf khả năng lao động của con người về thể chất và trí tuệ. Trong các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân, nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì các thu nhập và tiền lương của người lao động cũng được nâng cao và ngược lại, nếu hiệu quả sản xuất thấp thì tiền lương và các thu nhập khác của người lao động cũng giảm đi. Khi tiền lương được trả đúng với khả năng lao động và năng suất của người lao động thì nó là động lực thúc đẩy năng suất lao động tăng lên, người lao động lại càng hăng say mang hết khả năng và nhiệt tình để phục vụ và sáng tạo ra của cải vật chất để đem lại hiệu qủa kinh tế ngày càng cao cho doanh nghiệp. 1.2.Chi phí lao động và tiền lương. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước. Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất. Để sản xuất kinh doanh có hiệu qủa người ta phải tính đến các yếu tố chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như phí nguyên vật liệu, chi phí hao mòn máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp... Song có một yếu tố góp phần đến yếu tố sản xuất kinh doanh không thể không đề cập đến là chi phí lao động sống. Đó là một yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí lao động do đó hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ). -BHXH được trích lập để tài trợ cho công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức nghỉ hưu,... -BHYT để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. -KPCĐ để phục vụ chi tiêu cho hoạt động tổ chức của giới lao động nhằm chăm lo bảo về quyền lợi cho người lao động. 1.3.Vai trò của tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế quốc dân thì tiền lương được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng mà không có một quốc gia nào lại không quan tâm và nó cũng là một trong những công cụ quản lý ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển... Trong phạm vi một doanh nghiệp, tiền lương có vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng năng suất lao động, nâng cao trách nhiệm của người lao động với quá trình sản xuất và tái sản xuất đồng thời tiền lương phù hợp với hiệu quả đóng góp của người lao động sẽ đem lại niềm lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nâng cao đời sống người lao động là một bộ phận đặc biệt của lực lượng sản xuất xã hội. Vì vậy tiền lương đóng vai trò quyết định trong việc ổn định và phát triển lực lượng lao động. Người lao động dùng tiền lương để trang trải các chi phí trong gia đình, ngoài ra còn dùng để tích luỹ. Nhưng trước hết tiền lương phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày của người lao động. Có thể nói đây là tác động quan trọng nhất, trực tiếp nhất của tiền lương vì chức năng kinh tế quan trọng nhất của tiền lương là đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Tiền lương phù hợp với hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất vật chất sẽ gắn bó họ với công việc và tinh thần trách nhiệm cao hơn. Được nhận tiền lương phù hợp với sức lao động của mình người lao động tự cảm thấy mình luôn không ngừng nân cao bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cũng như tinh thần lao động. ở họ trách nhiệm về công việc trong phẩm chất mỗi người lao động được nâng cao thể hiện tất cả những gì về năng lực cũng như chuyên môn, đi sâu hơn nữa trong mọi lĩnh vực công việc góp phần hoàn thiện hơn, thúc đẩy bộ mặt doanh nghiệp phát triển. Tiền lương có vai trò điều phối lao động, với tiền lương thoả đáng người lao động tự nguyện nhận mọi công việc mình được giao dù ở đâu hay bất cứ công việc nào. Bảo đảm vai trò quản lý lao động và tiền lương doanh nghiệp sử dụng công cụ tiền lương không chỉ có mục đích tạo điều kiện vật chất cho người lao động mà còn có mục đích sử dụng lao động thông qua người sử dụng lao động theo dõi kiểm tra giám sát người lao động làm việc theo mục tiêu của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại hiệu quả rõ rệt. Hiệu quả của tiền lương không chỉ tính theo hàng tháng mà còn tính theo từng ngày từng giờ của doanh nghiệp. Để cho tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế quan trọng phát huy được vai trò tích cực về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội đang là vấn đề khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải lựa chọn đúng hình thức trả lương cho phù hợp với những đặc điểm sản xuất riêng của doanh nghiệp mình, phù hợp với quy định trả lương theo đúng giá trị sức lao động đã hao phí. Có thể nói vai trò của tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh vô cùng quan trọng, nó càng thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển sản xuất khi tiền lương được phân bổ hợp lý, công bằng, thoả đáng. II.Các hình thức tiền lương, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 2.1. Các hình thức tiền lương. Các doanh nghiệp thường áp dụng 2 chế độ trả lương cơ bản phổ biến là chế độ trả lương theo thời gian làm việc và chế độ trả lương theo khối lượng sản phẩm hay công việc bảo đảm tiêu chuẩn quy định do công nhân làm ra. Tương ứng với 2 chế độ trả lương là 2 hình thức tiền lương cơ bản: -Hình thức tiền lương thời gian. -Hình thức tiền lương sản phẩm. a.Hình thức tiền lương thời gian. Hình thức tiền lương thời gian được thực hiện tính lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo chuyên môn, kỹ thuật. Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi nghành nghề cụ thể có thang lương riêng như: Thang lương công nhan cơ khí, công nhân xây dựng,... Trong mỗi thang lương lại tuỳ theo trình độ nghiệp vụ, chuyên môn mà chia thành nhiều bậc lương với các hệ số lương tương ứng. -Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả cho nhân viên làm công tác hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính sản xuất. -Lương ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày, theo số ngày làm việc thực tế trong tháng được tính bằng cách: Mức lương ngày = Mức lương tháng/Số ngày làm việc theo chế độ Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho lao động trong những ngày hôị họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH Mức lương giờ được tính bằng cách: Mức lương giờ = Mức lương ngày/Số giờ làm việc theo chế độ Tuỳ theo điều kiện và trình độ quản lý thời gian lao động, hình thức trả lương theo thời gian có thể được áp dụng theo 2 cách: trả lương theo thời gian giản đơn và trả lương theo thời gian có thưởng. +Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn: là số tiền trả cho người lao động chỉ căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc, không xét đến thái độ làm việc và kết quả công việc. +Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: là việc thực hiện chế độ trả lương theo thời gian giản đơn với việc áp dụng các hình thức tiền thưởng nếu cán bộ công nhân viên đạt các tiêu chuẩn khen thưởng quy định. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng được áp dụng đối với những bộ phận sản xuất, những công việc chưa có điều kiện trả lương theo sản phẩm hay những công việc đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác cao, những công việc có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá cao. Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian: -Phù hợp với những công việc mà ở đó không định mức hoặc không nên định mức. -Việc tính toán đơn giản dễ hiểu. Nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian: -Làm suy yếu vai trò làm đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương. b.Hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã sản xuất ra theo những điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định của doanh nghiệp. Để hình thức trả lương theo sản phẩm phát huy đầy đủ tác dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, khi tiến hành trả lương theo sản phẩm cần có những điều kiện cơ bản: -Phải xây dựng được định mức lao động có căn cứ khoa học tạo điều kiện để tính toán đơn giá tiền lương chính xác. -Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc: Kết quả hoàn thành mức lao động trong ca làm việc ngoài sự cố gắng của công nhân chính còn do trình độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc quyết định. Tổ chức và phục vụ tốt nơi lam việc sẽ hạn chế đến mức tối đa thời gian tổn thất, tạo điều kiện cho công nhân chính hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. -Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sản xuất ra. Do tiền lương phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định và đơn giá, nên để trả lương chính xác cần tổ chức tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiêm thu sản phẩm và xác định đúng đơn giá. -Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động để họ nhận thức rõ trách nhiệm khi hưởng lương theo sản phẩm, tránh khuynh hướng chạy theo số lượng, không chú ý tới việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiền lương theo sản phẩm có thể áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm trực tiếp hoặc có thể áp dụng đối với người gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là tiền lương sản phẩm gián tiếp. Tuỳ theo yêu cầu kích thích người lao động trong việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hay đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm khác nhau và do đó có các dạng tiền lương sản phẩm khác nhau. -Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá tiền lương cố định thường được gọi là tiền lương sản phẩm giản đơn. -Tiền lương sản phẩm giản đơn kết hợp với tiền thưởng về năng suất, chất lượng sản phẩm... gọi là tiền lương sản phẩm có thưởng. -Tiền lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần (luỹ tiến) áp dụng theo mức độ hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm được gọi là tiền lương sản phẩm luỹ tiến. -Tiền lương sản phẩm còn có dạng tiền lương khoán theo khối lượng công việc hoặc cho từng công việc (khoán việc hay khoán gọn, khoán sản phẩm cuối cùng). Lương khoán sản phẩm là một hình thức trả lương theo sản phẩm trong đó người công nhân được nhận một số tiền định trước sau khi hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo đúng chất lượng và thời gian quy định cho loại công việc đó. Hiện nay lương khoán được áp dụng khá rộng rãi trong nhiều công việc, ở tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (trong công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và trong thương nghiệp). Hình thức tiền lương sản phẩm có nhiều ưu điểm: đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động mà công nhân viên đã bỏ ra, do đó kích thích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của bản thân, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội. Vì vậy hình thức tiền lương này được áp dụng rộng rãi, nó thể hiện tất cả trách nhiệm trong mỗi người lao động, gắn liền với lợi ích kinh tế của người lao động, tự họ có thể quyết định được khối lượng công việc và khả năng hoàn thành công việc theo đúng thời hạn cũng như trình độ của mình. Điều cần chú ý là trường hợp trả lương theo sản phẩm tập thể (sản phẩm, công việc một nhóm hay tổ chức lao động tham gia) cần tổ chức theo dõi mức độ tham gia của từng người trong tập thể và vận dụng cách tính toán chia lương phù hợp ( chia theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật, hay chia theo thời gian làm việc cấp bậc kỹ thuật kết hợp với bình điểm hay loại hoặc chia theo bình điểm). Sử dụng hợp lý hình thức tiền lương (hay chế độ trả lương) cũng là một trong những điều quan trọng để huy động và sử dụng có hiệu quả lao động, tiết kiệm hợp lý chi phí về lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp. 2.2.Quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Quỹ tiền lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp phụ trách. Quỹ tiền lương được chia thành 2 bộ phận: bộ phận cơ bản và bộ phận biến đổi. Bộ phận cơ bản gồm: tiền lương cấp bậc hay tiền lương do các thang bảng lương của từng ngành, từng doanh nghiệp quy định. Hệ thống thang bảng lương này do nhà nước quy định hoặc doanh nghiệp tham khảo thang bảng lương của nhà nước để thiết lập các mức lương và chế độ tiền lương. Bộ phận biến đổi bao gồm: các loai phụ cấp, các loại tiền thưởng bên cạnh tiền lương cơ bản. Bộ phận tiền lương cơ bản thường từ 70-75% còn từ 25-30% là bộ phận tiền lương biến đổi. Theo tiêu thức khác, quỹ tiền lương còn phân ra: quỹ tiền lương báo cáo và quỹ tiền lương kỳ kế hoạch. Quỹ tiền lương kỳ báo cáo là tổng số tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp mà doanh nghiệp đã chi. Còn quỹ tiền lương kỳ kế hoạch là những số liệu tính toán dự trù về tiền lương để đảm bảo về kế hoạch sản xuất, đây là những con số dự kiến. Để xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch cần dựa vào các căn cứ sau: -Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch. -Năng suất lao động của từng loại lao động. -Các thông số tiền lương mà doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng kế hoạch tiền lương. -Định mức lao động và các thông số về tiền lương dự kiến. Quỹ tiền lương kế hoạch và báo cáo được phân chia thành quỹ tiền lương của công nhân sản xuất và quỹ tiền lương của viên chức khác. Trong đó quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng lớn và biến động tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành sản xuất, còn quỹ tiền lương của viên chức khác thường ổn định trên cơ sở biên chế và kết cấu lương đã được cấp trên xét duyệt. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có bộ phận hưởng lương sản phẩm, quỹ lương của bộ phận này phụ thuộc vào doanh thu hàng tháng mà quyết định là giá trị sản lượng do bộ phận sản xuất trực tiếp tạo ra. Ngoài ra, trong tiền lương kế hoạch còn được tính các khoản tiền trợ cấp BHXH cho cán bộ công nhân viên trong thời kỳ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... Về phương diện hạch toán, tiền lương trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp sản xuất là tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiềm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và khoản phụ cấp kềm theo (phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực,...). Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhệm vụ chính và thời gian công nhân viên nghỉ được hưởng theo chế độ quy định của nhà nước (nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất). Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất của sản phẩm. Quản lý quỹ tiền lương của doanh nghiệp phải trong quan hệ với thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương, tiền thưởng thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm sản xuất. 2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT. -Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHXH là 20%, trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. -Bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang... cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. -Ngoài ra để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp quốc phòng an ninh) thực tế phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ trích KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%. III.Trình tự hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. 3.1.Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động không chỉ là vấn đề quan tâm riêng của công nhân viên mà còn là vấn đề doanh nghiệp đặc hiệt chú ý vì liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nói chung và giá thành sản phẩm nói riêng. Vì vậy kế toán lao động tiền lương và bảo hiểm ở doanh nghiệp phải thưc hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây: -Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả lao động của công nhân viên, tính đúng và thanh toán đầy đủ kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho công nhân viên mặt khác quản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹ tiền lương. -Tính toán phân bổ hợp lý chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan. -Định kỳ tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan. 3.2.Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.2.1.Thủ tục chứng từ hạch toán. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính tiền lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động cồn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiển tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt y “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thông thường tại các doanh nghiệp việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm 2 kỳ: Kỳ 1 tạm ứng và Kỳ 2 sẽ nhận số còn lại sau khi đã khấu trừ vào thu nhập. Các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ. Hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ chủ yếu sử dụng các chứng từ về tính toán tiền lương, thanh toán tiền lương, tiền thưởng và BHXH như: -Bảng thanh toán tiền lương (MS 02 – LĐLĐ) -Bảng thanh toán BHXH (MS 04 – LĐLĐ) -Bảng thanh toán tiền thưởng (MS 05 – LĐLĐ) -Các phiếu chi, các chứng từ, tài liệu khác và các khoản khấu trừ, trích nộp liên quan. Các chứng từ trên có thể là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc làm cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi và sổ kế toán. *Tài khoản sử dụng: để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản sau: -Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên trong doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ. Bên nợ: +Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của công nhân viên. +Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên. +Kết chuyển tiền lương công nhân, viên chức chưa lĩnh. Bên có: +Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức. Dư có: tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân viên chức. Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho công nhân viên chức. Tài khoản 334 được mở chi tiết theo từng nội dung thanh toán lương và các thanh toán khác. -Tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, doanh thu nhận trước của khách hàng, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của tòa án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, các khoản nhận ký quỹ, các khoản thu hộ, giữ hộ,... Bên nợ: +Các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ. +Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn. +Xử lý giá trị tài sản thừa. +Kết chuyển doanh thu nhận trước của khách hàng vào doanh thu bán hàng tương ứng cùng kỳ kế toán. +Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: +Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định. +Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ. +Các khoản phải trả, phải nộp hay thu hộ. + Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. +Số tiền đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư có: số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Dư nợ (nếu có): số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán. Tài khoản 338 chi tiết làm 6 tiểu khoản: -3381 Tài sản thừa chơ xử lý. -3382 Kinh phí công đoàn. -3383 Bảo hiểm xã hội. -3384 Bảo hiểm y tế. -3387 Doanh thu nhận trước. -3388 Phải nộp khác. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán. Trong đó nội dung phản ánh và tài khoản này có thể tóm tắt như sau: trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và BHYT trừ vào thu nhập của công nhân viên được phản ánh vào bên Có. Tình hình chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn, tính trả trợ cấp BHXH cho công nhân viên và nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý chuyên môn được phản ánh ở bên Nợ. Số còn phải trả nộp về BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc số dư bên Có. -Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ hoặc nhiều kỳ sau. Bên nợ: +Các chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả. +Chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán giảm chi phí kinh doanh. Bên có: +Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Số dư có: chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngoài các tài khoản 334, 335, 338 kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ còn liên quan đến các tài khoản khác như tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”. 3.2.2.Tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, PHCĐ. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng theo từng đối tượng sử dụng và tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ được theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương phải trả và các tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên “ Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH” (Mẫu số 01-BPB). Số liệu về tổng hợp phân bổ tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước các khoản sử dụng cho kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ghi sổ kế toán cho các đối tượng liên quan. 3.2.3.Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện trên các tài khoản 334,335, 338 và các tài khoản liên quan khác. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chính như sau: (1)Hàng tháng, tính tiền lương phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Nợ tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” Nợ tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” Nợ tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Nợ tài khoản 241 “XDCB dở dang”: tiền lương công nhân XDCB và sửa chữa TSCĐ. Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. (2)Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả công nhân viên. Nợ tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”. Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” (3)Tính số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên (trường hợp ốm đau, thai sản) kế toán phản ánh theo quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý sử dụng quỹ BHXH. a.Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ BHXH, doanh nghiệp được giữ lại một phần BHXH trích được để trực tiếp sử dụng chi tiêu cho công nhân viên như ốm đau, thai sản,... theo quy định, khi tính số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên kế toán ghi: Nợ tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” (3383). Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Số quỹ BHXH để lại doanh nghiệp chi không hết hoặc chi thiếu sẽ thanh quyết toán với cơ quan quản lý chuyên trách cấp trên. b.Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên và việc chi tiêu trợ cấp BHXH cho công nhân viên tại doanh nghiệp được quyết sau khi chi phí thực tế. Vì vậy khi tính số BHXH phải trả trực tiếp công nhân viên kế toán ghi: Nợ tài khoản 138 “Phải thu khác” (1388). Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Khoản BHXH phải trả trực tiếp công nhân viên là khoản phải thu từ cơ quan quản lý chuyên trách cấp trên. (4a)Tính số lương thực tế phải trả công nhân viên. Nợ tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Nợ tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”. Nợ tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Hoặc Nợ tài khoản 335 “Chi phí phải trả” Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” (4b)Định kỳ hàng tháng, khi tính trích trước tiền lương nghỉ của công nhân sản xuất đã ghi sổ: Nợ tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Có tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. (5)Các khoản phải thu đối với công nhân viên như tiền bắt bồi thường vật chất, tiền BHYT (phần người lao động phải chịu) kế toán ghi sổ: Nợ tài khoản 138 “Phải thu khác” (1388). Có tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”. Có tài khoản 138 “Phải thu khác” (1381). (6)Kết chuyển các khoản thu và tiền tạm ứng chi không hết trừ vào thu của công nhân viên: Nợ tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Có tài khoản 141 “Tạm ứng”. Có tài khoản 138 “Phải thu khác”. (7)Tính thuế thu nhập mà công nhân viên, người lao động phải nộp nhà nước: Nợ tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” các khoản đã thanh toán (trừ vào phần thu nhập của công viên chức 6%). Có tài khoản 338 (3382, 3384, 3383) “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”. (8)Khi thanh toán (chi trả) tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên, kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Có tài khoản 111 “Tiền mặt” Có tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”. (9)Hàng tháng khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi: Nợ tài khoản 241 “XDCB dở dang” Nợ tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Nợ tài khoản 627, 641, 642. Có tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”. (10)Khi chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên môn cấp trên quản lý: Nợ tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” (3382, 3383, 3384) Có tài khoản 111 “Tiền mặt” Có tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” (11) Khi chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp: Nợ tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”(3382). Có tài khoản 111, 112. *Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền lương công nhân viên đi vắng chưa lĩnh: Nợ tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” Có tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” (3388). *Khi trả lương lĩnh chậm cho công nhân viên: Nợ tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác” (3388). Có tài khoản 111,112 (12)Trương hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH, kể cả số vượt chi lớn hơn số phải trả, phải nộp khi được cấp bù. Nợ tài khoản 111, 112 (Số tiền được cấp bù đã nhận) Có tài khoản 338 (Số được cấp bù) Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương TK138 TK141 TK333 TK111,112 TK138 TK338 TK334 TK431 TK641,642,627 TK622 TK241 TK335 6 7 8 1 4b 2 3 4a TK641,642,627 TK622 TK241 TK111, 112 TK111, 112 TK338(3382,3383,3384) (9) (12) (10), (11) Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: Mức trích trước tiền lương Tiền lương chính thực tế phải trả Tỷ lệ phép kế hoạch của CNTTSX công nhân trực tiếp trong tháng trích trước = x Trong đó : Tỷ lệ trích trước = Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTTSX Tổng số lương chính kế hoạch năm của CNTTSX x 100 Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp kế toán ghi: Nợ tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Có tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Đối với doanh nghiệp không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thì khi tính tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả, kế toán ghi: Nợ tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Tuỳ theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ được ghi trên các sổ kế toán phù hợp. Tóm lại, tiền lương là một trong những vẫn đề quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, nó quyết định sự phát triển hay thua lỗ của doanh nghiệp bởi nó phản ánh chính xác kết quả lao động của công nhân viên và nâng cao hơn nữa chất lượng, trình độ chuyên môn trong mỗi người lao động và kích thích hơn nữa người lao động nâng cao năng suất làm việc. Hay nói cách khác việc hợp lý hoá tiền lương còn tạo sự công bằng, trách nhiệm cao hơn nữa tiến đến sự toàn tâm, toàn sức hoàn thành công việc được giao và luôn luôn cố gắng phát huy hết khả năng của mình xây dựng một doanh nghiệp thành đạt và khẳng định được vị thế của mình trong doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tính đúng, đủ tiền lương cũng như các khoản liên quan phải trả cho cán bộ công nhân viên. Thông thường việc hạch toán tiến hành theo quy định cụ thể của nhà nước, song để phù hợp với thực tế với đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên những thay đổi này không được trái với những quy định của nhà nước và phải luôn đảm bảo sự công bằng trong việc tính và trả lương cho cán bộ công nhân viên. Phần thứ hai Tình hình tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích của công ty xây dựng 234 Tổng công ty xây dựng Bạch đằng – hải phòng I.Đặc điểm tình hình chung của công ty. 1.1.Quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Công ty xây dựng 234 tiền thân là xí nghiệp xây dựng và trang trí nội thất trực thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng. Là một doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính tại số 2B-Trường Chinh-Kiến An-Hải Phòng. Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như: xây dựng công trình thuỷ lợi, giao thông, cầu đường, bến cảng, kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và các khu công nghiệp, xây dựng đường dây trạm biến thế. Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao, giàu kinh nghiệm đang thi công trên các công trình trọng điểm. Công ty có khả năng huy động vốn và các nguồn lực thi công công trình ở mọi miền đất nước đảm bảo kỹ, mỹ thuật, giá cả hợp lý, đúng tiến độ và chấp hành các điều lệ về quản lý xây dựng mà nhà nước ban hành. 1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh ở Công ty xây dựng 234. Công ty xây dựng 234 là một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của cạnh tranh, công ty xây dựng 234 đã tổ chức quản lý theo một cấp. Cơ cấu của công ty xây dựng 234 theo cơ cấu trực tuyến. Chức năng bao gồm một giám đốc phụ trách chung chỉ đạo trực tiếp đến từng đội sản xuất và giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng thực hiện các chức năng quản lý nhất định. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty bao gồm các hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông cầu đường, bến cảng, các cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị. Với chức năng nhiệm vụ chính của mình là chuyên trách xây dựng công trình giao thông và xây dựng công trình công nghiệp dân dụng nên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tính hiệu quả tiến độ luôn đặt lên hàng đầu, tạo được uy tín trong các đối tác kinh doanh và khẳng định hơn nữa uy tín của mình trong toàn ngành xây dựng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty xây dựng 234 Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng tổ chức lao động Phòng tổ chức kế toán Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kỹ thuật thi công Đội xây dựng số 1 Đội xây dựng số 3 Đội xây dựng số 5 Đội xây dựng số 7 Đội xây dựng số 9 Trạm trộn bê tông tự động 45m3/H Đội xây dựng số 2 Đội xây dựng số 4 Đội xây dựng số 6 Đội xây dựng số 8 Đội cốp pha định Trạm kinh doanh vật tư và xây dựng Phó giám đốc công ty Tổng số cán bộ chuyên môn kỹ thuật gồm 77 người. Tổng số chức năng kỹ thuật 351 người. Đặc biệt số cán bộ chuyên môn kỹ thuật đều có trung bình năm trong nghề từ 4 đến 20 năm và đã từng thi công trên những công trình có quy mô lớn. Ngoài ra còn một số đội sản xuất và các trạm kinh doanh vật tư xây dựng. Công ty còn sử dụng một đội ngũ thanh niên hầu hết tốt nghiệp đại học, được đào tạo cơ bản, nắm vững nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ. Công nhân nam chiếm đa số trong công ty. Ngoài đội ngũ công nhân làm việc theo cơ chế chính thức trong công ty còn có đội ngũ lao động làm việc theo chế độ hợp đồng. -Điều hành hoạt động của công ty là ban giám đốc, gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc là người thay mặt doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý đối với nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, định kỳ tổ chức báo cáo lên cơ quan cấp trên. Kết thúc năm kế hoạch giám đốc thực hiện phân tích tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo trước đại hội công nhân viên chức. Các phó giám đốc giải quyết các công việc trong công ty khi giám đốc đi vắng, công tác giải quyết các việc liên quan giữa công ty với các cơ quan trong địa phương. -Các phòng ban thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn cụ thể theo sự phân công của giám đốc công ty. +Phòng Tổ chức lao động: thực hiện các công tác quản lý hồ sơ nhân sự, sắp xếp và điều động nhân sự. Cùng với phòng Đào tạo, phòng Kỹ thuật tổ chức thi tay nghề nâng bậc cho công nhân viên. Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện quy hoạch cơ cấu tổ chức đào tạo tuyển dụng cán bộ công nhân viên, nâng bậc cho công nhân viên. +Phòng Tài chính kế toán: Đây là một bộ phận quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng vừa có chức năng tổ chức công tác hạch toán kế toán, vừa thực hiện nhiệm vụ huy động vốn từ các nguồn khác nhau để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Một chức năng quan trọng khác của phòng là tiến hành thanh toán các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước, các tổ chức kinh tế có liên quan như thanh toán lãi với ngân hàng, khách hàng và thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên. +Phòng kinh tế kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, xây dựng lập kế hoạch sản xuất, khai thác thị trường, xây dựng các đơn giá cho từng công trình, hạng mục công trình, lập dự toán, lập hồ sơ đấu thầu các công trình, ký kết hợp đồng kinh tế, phân bổ kế hoạch sản xuất, điều động tiến độ sản xuất và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Được sự uỷ quyền của giám đốc điều hành sản xuất toàn công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định giá cả, phương thức thanh toán trên cơ sở đúng pháp luật của nhà nước. +Phòng kỹ thuật: trên cơ sở các hợp đồng kinh tế tiến hành khảo sát, thiết kế bản vẽ, xác định thành phần tỷ trọng nguyên vật liệu để tiến hành giao việc cho các đội thi công đảm bảo chất lượng công trình về hình thức cũng như chất lượng. 1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. -Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên: Năm 2000 2001 2002 Thu nhập cán bộ 900 000 985 000 1 100 000 Thu nhập công nhân 500 000 530 000 590 000 Qua bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong 3 năm gần đây tăng lên. Tuy nhiên có thể thấy được sự chênh lệch giữa thu nhập của cán bộ và thu nhập của công nhân. Năm 2000, thu nhập của cán bộ gấp 1,8 lần thu nhập của công nhân. Tiếp đến năm 2001 là 1,85 lần và năm 2002 là 1,86 lần. Để giảm được khoảng cách chênh lệch này cần phải có sự xem xét, cân nhắc trong ban lãnh đạo công ty tiến đến đưa ra một cơ cấu tổ chức đồng đều hơn nữa nhằm cân bằng được trình độ chuyên môn của công nhân viên. Nhìn chung thì thu nhập bình quân trong mỗi năm cũng tăng đáng kể. Riêng thu nhập của cán bộ năm 2001 so với năm 2000 là 1,09%, năm 2002 so với năm 2001 là 1,11%. Đối với thu nhập của công nhân trong 3 năm gần đây cũng tăng đáng kể nhưng còn khá nhỏ, năm 2002 so với năm 2000 chỉ khoảng 1,18%. So với thu nhập của cán bộ là quá nhỏ, trung bình lương trong 3 năm của công nhân là 545 000. Điều này cần cân nhắc trong việc tăng lương tới những người lao động, quan tâm hơn nữa tới họ. Công ty cần đưa ra những khoản phúc lợi, trợ cấp nhiều hơn để tiền lương đến người lao động được thoả đáng phù hợp với năng suất lao động. Có thể nói trong 2-3 năm vừa qua mặc dù ngành xây dựng và các ngành nghề liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty trên địa bàn cả nước cũng như trong thành phố nói riêng có những khó khăn song công ty đã cố gắng phát huy những điểm mạnh như kinh nghiệm và uy tín trong xây dựng, các quan hệ từ trước tới nay với khách hàng nên tuy chưa có bước nhảy vọt nhưng công ty vẫn đảm bảo được mức tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên. -Qua các số liệu thông báo về tình hình sản xuất và kế hoạch hoàn thành chỉ tiêu (trang bên) trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2002 ta thấy công ty đạt giá trị sản lượng cao. Sản lượng thực hiện riêng trong tháng 5 đạt 2576 tức là đạt 4% so với kế hoạch thực hiện. Nếu so với trung bình tháng là 5287 lớn hơn so với sản lượng tháng 5 thực hiện vì vậy công ty cần có chủ trương thích hợp để tăng hơn nữa sản lượng. 5 tháng đầu mới chỉ đạt được tổng sản lượng là 15048. So với tương đối với tổng kế hoạch thì mới chỉ đạt 24%. Vì vậy mà nhiệm vụ để công ty hoàn thành kế hoạch đề ra trong 7 tháng cuối là rất lớn, do đó rất cần thiết một sự điều chỉnh định hướng cho phù hợp. Lao động tiền lương tăng chứng tỏ công ty rất chú trọng trong việc tuyển dụng lao động, bình quân lương là 1100 000 đồng, cao rất nhiều so với lương tối thiểu mà nhà nước ban hành chứng tỏ đời sống công nhân ngày càng cải thiện và khẳng định hơn nữa việc quan tâm của ban lãnh đạo công ty đối với tiền lương của công nhân viên chức. Riêng tổng doanh thu đạt kế hoạch 52920 so với 5 tháng và tháng 5 cộng lại là 16229. Với số đo tương đối chỉ đạt 30% điều này cần công ty xem xét lại tình hình sản xuất bởi chỉ tiêu đạt nhỏ hơn 50%. Lợi nhuận thực hiện mới chỉ được 854tr, vì vậy để công ty đạt lợi nhuận cao so với doanh thu thì việc trước mắt phải có biện pháp huy động vốn hiệu quả và khai thác nhiều hạng mục công trình. Đối với các quỹ về kinh tế xã hội, BHXH, BHYT, KPCĐ thì công ty đóng rất đầy đủ chứng tỏ công ty rất quan tâm về mặt phúc lợi xã hội và quan tâm đến đời sống công nhân viên. Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu tháng 5 và 5 tháng năm 2002 TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2002 Sản lượng thực hiện Ước thực hiện tháng tiếp Tháng 5 5 tháng I Tổng giá trị sản lượng Tr đồng 63477 2576 15048 3339 Trong đó -Giá trị xây lắp Tr đồng 46977 2450 14095 3339 -Vật liệu A cấp -Giá trị dây chuyền trạm trộn: NC 12000 126 953 VL A cấp Giá trị kinh doanh xuất nhập khẩu 4500 II Công trình bàn giao Công trình Hạng mục công trình bàn giao Hạng mục III Lao động và tiền lương 1 Tổng số CBCNV trong danh sách Người 131 130 130 2 Tổng CBCNV sử dụng Người 882 375 509 3 Tổng quỹ lương thu nhập 7938 282 1909 4 Thu nhập bình quân người/tháng 1000đ 750 750 750 IV Đầu tư XDCB, mua trang thiết bị Tr đồng 1900 V Tổng doanh thu gồm Tr đồng 52920 2086 14143 2671 -Bổ sung giá trị năm 2001 Tr đồng 1860 -Giá trị năm 2002 2086 12283 VI Lợi nhuận thực hiện 854 VII Tổng số tiền thu được 469 10110 1 Thanh toán khối lượng và tạm ứng năm nay 40000 469 10110 2 Thu nợ khối lượng năm trước VIII Tổng số nộp ngân sách và TCT 2637 1 82,5 Trong đó: 1. Thuế VTA 1,829 81 -Thuế TNDN -Thuế KH -Thuế đất 1 1 2. BHXH, BHYT, KPCĐ 115 3. Thuế sử dụng vốn 4. Quỹ tập trung -Phụ cấp cấp trên 688 II.Công tác tổ chức bộ máy kế toán ở công ty xây dựng 234. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, công ty xây dựng 234-Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung. Tại công ty tổ chức kế toán phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán ở công ty. ở các đội phụ thuộc cho bố trí các nhân viên kế toán làm nhiêm vụ tập hợp chứng từ, kiểm tra chứng từ gửi, gửi các chứng từ về phòng kế toán của công ty đúng định kỳ. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ mày kế toán của công ty xây dựng 234 Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH Bộ phận kế toán TSCĐ, vật tư hàng hóa Bộ phận kế toán bằng tiền và thanh toán công nợ Bộ phận kế toán tổng hợp Các công nhân kế toán ở đội phụ thuộc Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn đơn vị, giúp cho giám đốc tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các giải pháp tài chính kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Theo chỉ đạo của ngành và Tổng công ty đến nay công tác kế toán ở công ty xây dựng 234 đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định 1141 TCP/CĐKT ngày 11/01/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 2.1.Chức năng của bộ phận kế toán. -Kế toán trưởng: là người có quyền lực cao nhất trong phòng kế toán, điều hành cà xưt lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến công tác kế toán của công ty, giúp giám đốc trong việc quản lý kinh tế và thay mặt phòng kế toán chịu trách nhiệm trước công ty. -Kế toán tiền lương và BHXH: có trách nhiệm tính toán các khoản lương và các khoản trích theo lương, thanh toán cho toàn bộ công nhân viên chức căn cứ vào các bậc lương, hệ số lương. Lập bảng báo cáo tình hình lương hàng tháng, các bảng tính lương ghi rõ từng khoản tiền lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt y “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người lao động. -Bộ phận kế toán TSCĐ vật tư hàng hoá: có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ. Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, nghiệm thu kiểm nhận tài sản cố định. Lập các “Biên bản giao, nhận tài sản cố định”. Phòng có trách nhiệm sao bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ bao gồm Biên bản chuyển nhận TSCĐ, các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ. -Bộ phận kế toán bằng tiền và thanh toán công nợ: có nhiệm vụ kế toán nguồn vốn và theo dõi công nợ với khách hàng, các cá nhân đầy đủ kịp thời. Viết phiếu thu chi, thanh toán tạm ứng nội bộ, giao dịch với đối tác về các khoản vay, khoản nợ. Theo dõi quỹ tiền mặt, kiểm tra thường xuyên theo lịch hoặc đột xuất, làm báo cáo thu chi tiền mặt. -Bộ phận kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm sau trưởng phòng, ký và giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng. Phụ trách, theo dõi quản lý tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng, quý, năm, vào sổ, thẻ, theo dõi thường xuyên tài sản cố định. Tính giá thành và phân tích giá thành hàng quý. -Kế toán tiền lương: Tiền lương của công ty được chia thành 2 loại, trực tiếp và gián tiếp. Lương trực tiếp được thực hiện ở văn phòng công ty thông qua bảng chấm công, phiếu nghiệm thu,... do các nhân viên kinh tế ở bộ phận gửi lên. Tại đây bộ phận kế toán tổng hợp cùng với kế toán tiền lương gián tiếp sẽ tiến hành tổng hợp tiền lương toàn công ty. 2.2.Hình thức kế toán. Việc tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp phụ thuộc vào tình hình kế toán áp dụng trong doanh nghiệp đó. Tại công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, phản ánh nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty có các sổ kế toán sau: -Các hình thức chứng từ kế toán. -Các bảng kê. -Các bảng phân bổ. -Sổ cái. -Sổ quỹ và các sổ chi tiết. Hàng tháng các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, phân tích tổng hợp lại. Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và các nghiệp vụ của kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi sổ quỹ và sổ chi tiết. Các chi phí cần tính toán phân bổ để lập các bảng phân bổ. Cuối quý tổng hợp, các bảng phân bổ được ghi chuyển sang các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. Số liệu tổng hợp ở các bảng kê cũng được ghi chuyển và các nhật ký chứng từ liên quan. Số tổng cộng ở các nhật ký chứng từ và sổ cái định kyd được sử dụng để lập báo cáo quyết toán. III.Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.1.Tình hình chung về quản lý sử dụng lao động. -Về nhân lực: Bộ máy quản lý 20 người -Kỹ sư cán bộ kỹ thuật 50 người. -Công nhân: +Thợ nề 80 người +Thợ mộc 40 người +Công nhân lắp đặt điện nước 24 người +Công nhân lắp đặt cơ khí 36 người +Công nhân bê tông 65 người +Thợ vận hành các loại, lái xe 36 người Với đội ngũ trên cán bộ công nhân viên của công ty được phân bổ cho các bộ phận, đội sản xuất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ được sắp xếp đồng đều ở các đội. ở mỗi đơn vị sản xuất số lao động nhiều hay ít còn phải phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất, trình độ trang thiết bị kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất. Để tạo điều kiện cho giám đốc tình hình kế hoạch lao động, tính lương và trả lương theo đúng chế độ, công ty xây dựng 234 đã tiến hành phân loại công nhân viên thành 2 loại: -Công nhân viên trong danh sách. -Công nhân viên ngoài danh sách. Công nhân viên trong danh sách là toàn bộ số người đã đăng ký trong danh sách lao động của công ty, thuộc phạm vi quản lý của công ty và được công ty trả lương. Công nhân viên ngoài danh sách là những công nhân viên làm việc và hưởng lương theo hợp đồng của công ty và công ty chỉ quản lý họ trong thời gian thực hiện hợp đồng. Hiện nay công ty đang áp dụng chủ yếu hình thức trả lương khoán, là hình thức lương gắn liền với chế độ phân phối theo lao động. Theo hình thức này doanh nghiệp thanh toán lương cho người lao động căn cứ vào khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành và đạt chất lượng tiêu chuẩn quy định, căn cứ vào đơn giá tiền lương. Hình thức trả lương mà công ty áp dụng có nhiều điểm hợp lý. Mặt khác tự nó đã làm tăng hiệu quả trong việc quản lý công nhân, thúc đẩy công nhân ra sức làm việc để nâng cao hiệu qủa sản xuất, không có tình trạng nghỉ vô tổ chức, đi muộn về sớm, tán gẫu trong giờ làm việc. Song song với việc thanh toán lương đúng, đủ, tiết kiệm và sử dụng hợp lý chi phí tiền lương, công ty còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của công nhân viên. Ngoài chế độ BHXH, BHYT mà công nhân viên được hưởng theo đúng quy định của nhà nước, công ty vẫn tổ chức khám định kỳ cho công nhân viên nhằm nâng cao sức khoẻ, đảm bảo đủ điều kiện sức khoẻ để làm việc. Chính vì vậy, công việc tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản liên quan được công ty đặc biệt chú ý nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 3.2.Định mức lao động. Bao gồm: +Mức hao phí vật liệu +Mức hao phí lao động +Mức hao phí máy móc thi công Trong công tác tiền lương, mức hao phí lao động được quan tâm hàng đầu. Mức hao phí lao động là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp và công phục vụ xây lắp, số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ và cả công tác chuẩn bị kết thúc thu dọn hiện trường thi công. Hiện nay công ty áp dụng định mức dựa trên định mức xây dựng cơ bản số 56 Bộ xây dựng (ĐM 56). Đối với công việc chưa có định mức, doanh nghiệp cùng các đơn vị sxm xây dựng định mức lao động trên cơ sở quan sát, theo dõi thực tế lấy bình quân. Công ty thường lấy định mức trung bình áp dụng cho các doanh nghiệp trong trường hợp đơn giá tiền lương có tính bao gồm các khoản phụ cấp thì phân phối tiền lương phải tách ra để trả người được hưởng phụ cấp. 3.3.Tình hình quỹ lương. Công ty xây dựng 234 áp dụng hình thức trả lương sản phẩm cho nên căn cứ vào kế hoạch sản lượng và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất công ty lập kế hoạch định mức lương lao động tổng hợp, mức chi phí tiền lương cho từng công trình, theo từng khoản mục công việc cụ thể. Quỹ lương công ty căn cứ vào khối lượng công việc trong một năm kế hoạch. +Căn cứ vào định mức phòng kinh tế – kế hoạch lập dự toán giá trị công trình cho tưng hạng mục công việc, theo từng yếu tố chi phí. +Phòng nhân sự tiền lương lập kế hoạch mức lao động tổng hợp và mức chi phí tiền lương cho năm đó. +Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ sản xuất do những nguyên nhân khách quan trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học, các loại phụ cấp làm thêm giờ. Tình hình thực hiện quỹ lương của công ty xây dựng 234 hàng năm luôn tăng so với năm trước và sản lượng thực hiện cũng tăng. -Kết cấu quỹ lương của công ty: Quỹ tiền lương sản xuất của công ty xây dựng công trình 234: +Quỹ tiền lương theo đơn giá +Quỹ tiền lương làm thêm giờ. Tổng hợp số liệu quỹ tiền lương qua 2 năm 2000 và 2001 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ % 1 2000 2001 2 Tổng giá trị SX-KD Tr đồng 77011 82154 6,7 3 Tổng doanh thu Nt 69933 80825 15,6 4 Định mức lao động Người 608 656 7,3 5 Quỹ tiền lương làm thêm giờ Tr đồng 270 290 6,9 6 Tổng quỹ tiền lương chung Nt 8604 9562 0,6 7 So với giá trị tổng sản lượng Tr đồng 8774 9852 7,4 8 So với giá trị tổng doanh thu % 11,52 12,0 % 12,5 12,6 Bảng số liệu trên cho thấy: quỹ tiền lương tính theo đơn giá chiếm tỷ lệ lớn với 97,06% năm 2000 và 97,01% năm 2001. Tuy nhiên quỹ lương làm thêm giờ tăng là do khối lượng thi công khẩn trương để bàn giao công trình đúng thời hạn hợp đồng trong năm 2001. Tổng quỹ lương chiếm trong doanh thu là: năm 2000 chiếm 12,5%, năm 2001 chiếm 12,6%. Chi phí tiền lương năm 2001 tăng hơn năm 2000 nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Tỷ lệ chi phí tiền lương chiếm trong doanh thu tương đối hợp lý. Quỹ tiền lương theo đơn giá năm 2000 là 8604, năm 2001 là 9562, tăng 958tr. Quỹ tiền lương tính theo đơn giá tăng là do: tiền lương tối thiểu năm 2000 là 313 000 đồng. Tiền lương tối thiểu điều chỉnh cho một ngày công: 313000 26 =12038đ/công Tiền lương cấp bậc theo mức lương điều chỉnh cho một ngày công là: 12038x(2,75 + 0,6) = 40300đ/công 360000 26 =13846đ/công Tiền lương tối thiểu năm 2001 là 360000đồng, tiền lương tối thiểu cho một ngày công là: Tiền lương cấp bậc theo mức lương điều chỉnh cho một ngày công là: 13846x(2,75 + 0,6) = 46380đ/công Do số lao động tăng làm quỹ lương tăng. Số lao động năm 2000 là 608, năm 2001 là 656 tăng 7,3%. Như vậy quỹ tiền lương theo đơn giá tăng là do 2 nhân tố: tiền lương một ngày công tăng và số lao động tăng. Hằng năm công ty thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho công nhân sản xuất. Bên cạnh đó công tác quản lý của công ty tương đối chặt chẽ, công ty áp dụng các biện pháp như khoán sản phẩm, chấm công,... IV.Tính tiền lương phải trả công nhân viên. Công ty xây dựng 234 áp dụng hình thức tiền lương sản phẩm, là hình thức tiền lương tính theo khối lượng (khối lượng công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu và chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm tính cho công việc đó. Chính vì vậy, tiền lương của công ty phân ra làm 2 bộ phận riêng biệt: +Một là tiền lương bộ phận gián tiếp. +Hai là tiền lương bộ phận trực tiếp. Căn cứ vào tình hình thực tế năm 1998 và các năm trước đó dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã xây dựng kế hoạch tiền lương cho từng đội sản xuất, từng bộ phận dựa trên số lượng sản phẩm sản xuất ra để tính và thanh toán cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 4.1.Tính tiền lương ở bộ phận gián tiếp (bộ phận quản lý thuộc khối văn phòng). Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho các cán bộ công nhân viên ngoài hình thức trả lương theo thời gian. Tuy nhiên mỗi bộ phận cán bộ công nhân viên của công ty lại được áp dụng theo chế độ trả lương sản phẩm khác nhau. -Quỹ tiền lương hàng tháng của khối văn phòng được xây dựng trên cơ sở nghiệm thu các công trình và sản phẩm hàng tháng của công ty. ban nghiệm thu tiến hành nghiệm thu sản lượng. Để tiến hành trả lương cho cán bộ khối văn phòng, công ty tiến hành như sau: Bước 1: Xác định quỹ lương tháng, căn cứ vào sản lượng nghiệm thu trong tháng: Quỹ tiền lương tháng: F = QxĐGxH1xH2x(1- 0,95) Trong đó: F: quỹ tiền lương được hưởng trong tháng. Q: sản lượng. ĐG: đơn giá tiền lương. H1: tỷ lệ gián tiếp của công ty. H2: tỷ lệ gián tiếp của văn phòng công ty. (1-0,95) = 0,05 là trích quỹ lương dự phòng. Bước 2: Xác định quỹ tiền lương của từng phòng. Căn cứ vào tổng quỹ lương được hưởng trong tháng, ta tiến hành phân phối quỹ lương: F = FCB + FCL -Xác định quỹ lương cấp bậc: (FCB quỹ lương phân phối lần 1) FCB = ồ FCBi Trong đó: FCBi = Fttdnx(HCB + HPCi) FCB: là tổng quỹ lương cấp bậc của phòng (ban) FCBi: là quỹ lương cấp bậc của phòng (ban) thứ i Fttdn: là lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng HCBi: là tổng hệ số cấp bậc của phòng (ban) thứ i HPCi: là tổng hệ số phụ cấp của phòng (ban) thứ i. -Xác định quỹ lương theo công việc gắn với mức độ phức tạp trách nhiệm được giao: FCL = ồ FCLi FCLi = FCL ồ (HCBixHPi) xHCBxHPi Trong đó: FCL: quỹ lương gắn với mức độ phức tạp chất lượng công việc. FCLi: quỹ lương gắn với mức độ phức tạp chất lượng công việc của phòng (ban) thứ i. HPci: hệ số phòng ban thứ i. FCBi) = Fttx(HCB+HP) 22 xni Bước 3: Từ quỹ lương của phòng (ban) tiến hành trả lương cho các phòng (ban). Phân phối lần 1: ( (FCBi) = F-FCB FCLxni xni Phân phối lần 2: Trong đó: FCBi: tiền lương cấp bậc của người thứ i (phân phối lần 1). FCLi: tiền lương ứng với mức độ hoàn thành (phân phối lần 2). ni: số công thực hiện thực tế của người thứ i. VD: tháng 4 năm 2002 ban nghiệm thu tiến hành nghiệm thu công trình: Sản lượng đạt được trong tháng là: 4775302932 đồng +Quỹ tiền lương được hưởng trong tháng là: F = 4775302932x0,13x0,24x0,0507x0,95 =71760769 Căn cứ vào quỹ tiền lương theo sản lượng, tiến hành phân phối đến từng phòng (ban). Xác định quỹ lương của phòng: -Tổng quỹ lương cấp bậc: FCB = 33633400 +Xác định quỹ lương cấp bậc của phòng tổ chức (FCB2) FCB2 = 360000x(10,16 + 0,2) = 3729600 +Quỹ lương trách nhiệm chất lượng công việc: FCL = F - FCB = 71760769 – 33633400 = 38127369 Hệ số của phòng (ban): Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của các phòng ban để xác định hệ số tương ứng: TT Đơn vị Hệ số Ghi chú 1 2 3 4 Ban giám đốc Phòng KHKT Phòng KTVT Phòng TCCB 1,2 1,1 1 1 ồHCBxHPi =(17,96x1,2) + (27,19x1,1) + (26,44x1) + (22,75x1,05) + (10,16x1) = 111,9 FCL2 = 38127396 111,9 x10,16x1 Xác định quỹ lương trách nhiệm chất lượng của phòng tổ chức: = 3461787 Bảng tổng hợp lương của phòng tổ chức: Họ và tên Chức danh Hệ số Lương cấp bậc Phân phối lần 1 Tổng cộng Ltt 1000đ HSL cơ bản Số công Thành tiền lương Thành tiền lương Hồng Tùng Hiếu Sỹ QTP NV NV NV 1 0,9 0,85 0,8 651600 536600 320400 320400 360 360 360 360 3,62 2,98 1,78 1,78 25 25 25 24 1275477 1100759 685384 657969 956007 896319 812663 796728 2231484 1997088 1498047 1454697 3729600 3461787 7191387 Hàng tháng công ty trích 5% từ tổng quỹ lương của khối văn phòng công ty để lập quỹ lương dự phòng, bù những tháng sản lượng thấp và cuối năm cân đối, điều tiết cho bộ phận này. 4.2.Trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên sản xuất cấp đội. Cấp đội sản xuất chia làm 2 bộ phận: Bộ phận quản lý trực tiếp (Tổ văn phòng đội) và bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất. Kế toán đội tính lương cho tổ văn phòng đội theo tỷ lệ mà công ty quy định, phần còn lại là của bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất. Dựa vào bảng chấm công và quỹ lương của bộ phận này, kế toán đội tính ra đơn giá mỗi công. Đơn giá mỗi công tuỳ thuộc vào năng suất lao động từng tháng, từng công trình. Chế độ trả lương gián tiếp được áp dụng cho bộ phận quản lý trực tiếp đội (tổ văn phòng đội). Quỹ lương thực tế của bộ phận này được trích ra từ quỹ lương khoán cho đội (VKSX), được tính như sau: i=1 n ồ Bước 1: Tính tổng quỹ lương cấp bậc của tổ văn phòng đội VCBQL = ồ VCBQLi = (Hệ số lương cấp bậc quản lý (i)xTLmin) Trong đó: n: số cán bộ thuộc khối văn phòng. VCBQL: quỹ lương cấp bậc của tổ vănn phòng đội. Bước 2: Tính tổng quỹ lương cấp bậc của công nhân. i=1 n ồ ồ VCBCN = (Hệ số lương cấp bậc công nhân (i)xTLmin) Trong đó: n: số công nhân đội. TLmin: tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước. h = ồVCBQL ồVCBCN Bước 3: Tính tỷ lệ h (Tổng quỹ lương cấp bậc quản lý so với tổng quỹ lương cấp bậc công nhân) h: Biểu thị một đồng lương của công nhân trực tiếp sản xuất (lao động phục vụ và lao động công nghệ) ứng với h đồng lương của cán bộ quản lý tổ văn phòng đội. Bước 4: Tính tổng hệ số lương do đội điều chỉnh. k = k1a1 + k2a2 + k3a3 + ... Trong đó: k1, k2,...là hệ số lương theo quy định nhà nước áp dụng. a1, a2,...là hệ số điều chỉnh theo quy ước của đội cho từng cán bộ tuỳ thuộc vào công việc đảm nhận. k VQLttđ Bước 5: Tính lương cho từng người trong bộ máy quản lý đội. TLCBi = Trong đó: TLCBi: tiền lương cán bộ quản lý đội VQLttđ: quỹ tiền lương thực tế của bộ phận quản lý đội k: Hệ số lương điều chỉnh VD: Tháng 10/2002 nghiệm thu đội công trình 3 hoành thiện công trình đường 6 với tổng giá trị sản lượng 360346000 đồng. +Tổng quỹ lương cấp bậc và phụ cấp tính cho công đoạn này là 52140 triệu đồng. +Tiền lương của đội sản xuất công trình là: 360346000x0,13 = 46845000 Trong đó có 50 công nhân, tổng tiền lương cấp bậc là 19350000 đồng. Tổng tiền lương bộ phận quản lý trực tiếp đội công trình 3 là: 3290400 đồng h = 3290400 19350000 = 0,17 Tỷ lệ tổng tiền lương cấp bậc của bộ phận quản lý đội so với công nhân trực tiếp là: Tức là cứ một đồng lương chi cho công nhân sản xuất thì cán bộ quản lý trực tiếp tương ứng được 0,17. Quỹ tiền lương trong tháng của bộ phận quản lý đội là: 0,17x46845000 = 7963650 Tổng hệ số lương theo quy đổi cho quản lý trực tiếp: Dựa trên hệ số lương của nhà nước và tính chất nặng nhọc công việc mỗi người trong tổ văn phòng đảm nhiệm, kế toán đội điều chỉnh lại hệ số lương tương ứng như sau: -Đối với đội phó, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật giữ nguyên hệ số lương theo quy định của nhà nước. -Đối với kế toán, thủ kho làm việc nhẹ hơn chỉ tính bằng 90% hệ số nhà nước quy định. -Đối với bảo vệ bằng 80% hệ số quy định của nhà nước. Bảng hệ số lương áp dụng cho văn phòng đội công trình 3: Chức danh Hệ số lương Hệ số điều chỉnh Hệ số sau khi điều chỉnh Đội trưởng Đội phó Cán bộ kỹ thuật Thống kê kế toán Thủ kho Bảo vệ 3,84 2,89 1,78 2,20 2,20 2,20 1,0 1,0 1,0 0,9 0,9 0,8 3,84 2,89 1,78 1,98 1,98 1,6 Tổng hệ số sau khi điều chỉnh: Tổ văn phòng đội công trình 3 có 8 người: 3,84 + 2,48 + 3,56x2 + 1,98 + 1,98 + 1,6x2 = 17,04 Lương của người có hệ số lương bậc 1 là: 5345000/17,04 = 313673 Như vậy trong tháng đội trưởng công trình được tính là: 3,84x313673 = 1204502 Đối với cấn bộ ở đội ngũ như công nhân, các khoản phụ cấp không tách rời tiền lương và phụ cấp như cán bộ văn phòng công ty. Cách phân phối tiền lương này đã áp dụng ở công ty được 3 năm và được mọi người trong công ty nhất trí. Tổ văn phòng đội trích tỷ lệ lương phụ thuộc vào số công nhân trong đội. Nếu đội có nhiều công nhân có bậc lương cao thì tỷ lệ quỹ lương của tổ văn phòng có thể bị giảm xuống do hệ số lương nhỏ, vì vậy phải có cách phân chia theo tỷ lệ hợp lý hơn. 4.3.Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể. -Bộ phận lao động thuê ngoài: Năm 2001 công ty đã thuê 225 lao động với hợp đồng dưới 3 tháng. Lương trả cho bộ phận này phụ thuộc giá cả thị trường lao động. VD: Tại công trình nhà máy lắp ráp Honda Vĩnh Phúc, công ty trả bộ phận lao động thuê ngoài 22000/công. Như vậy nếu 1 lao động thuê ngoài làm đủ 30 ngày thì số tiền công nhận được là: 22000x30 = 660000đ/tháng. Đây là một khoản thu nhập khá lớn đối với lao động nhàn rỗi ở địa phương. Một mặt công ty đã giảm được chi phí di chuyển công nhân, chi phí xây dựng lán trại. Tuy nhiên có mặt hạn chế ở chỗ lao động thuê ngoài không có sự quan tâm hướng dẫn của công nhân lành nghề sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng công trình. -Bộ phận lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật công trình: quỹ lương của bộ phận này được kế toán đội tính như sau: từ quỹ lương của khối sản xuất ma công ty khoán cho đội trừ đi lương chi cho tổ văn phòng, lương cho cán bộ thuê ngoài. Hàng tháng ở mỗi đội đều có bảng chấm công cho công nhân trong danh sách của đội: Bảng chấm công: TT Họ và tên Cấp bậc Các ngày trong tháng Quy ra công Tổng 1 2 .. 31 Số công theo sản phẩm Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng % lương Công được lĩnh lương 1 2 Vũ Hải Đỗ Sơn + + + 0 .. .. + + 30 29 30 29 Số công được hưởng 100% lương trong trường hợp công nhân bị ốm nặng trong quá trình thi công, hưởng 70% lương trong trường hợp đội phải cho công nhân nghỉ việc vì điều kiện bất khả kháng như máy móc hỏng hoặc thiên tai. Các đội sản xuất giao khoán cho các tổ thông qua hợp đồng giao khoán, hợp đồng giao khoán do đội trưởng, kế toán đội và tổ trưởng các đội nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. Trong hợp đồng giao khoán có ghi rõ chi tiết về khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá khoán. Đơn giá khoán là đơn giá của từng phần làm việc trong dự toán. Các tổ tiến hành thi công trong hợp đồng làm khoán. Tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình hoạt động của tổ mình thông qua bảng chấm công ngay sau hợp đồng khoán. Khi hoàn thành bàn giao, hợp đồng khoán được chuyển về kế toán đội để lập bảng tính lương, sau mỗi tháng có bảng nghiệm thu công trình căn cứ vào đó để tính lương cho công nhân. 4.4.Tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Công ty xây dựng 234, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định của nhà nước 25% quỹ lương. -Trong đó công ty trích 19% vào giá thành sản phẩm xây lắp, còn lại bản thân cán bộ công nhân viên phải nộp 6% bao gồm: +BHXH trích 20% trong đó công ty chịu 15% còn cá nhân người lao động chịu 5%. +BHYT trích 3%, trong đó công ty chịu 2% còn cá nhân người lao động chịu 1%. +KPCĐ trích 2% tổng quỹ lương công ty chịu. Đối với BHXH, BHYT, công ty trích trên cơ sở tổng tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên còn KPCĐ thì công ty trích trên tổng tiền lương thực tế công ty trả cán bộ công nhân viên. Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ được tiến hành theo từng quý. Toàn bộ số tiền mà công ty trích nộp lên công ty Bảo hiểm, khi phát sinh các trường hợp ốm đau, thai sản, tại nạn lao động được hưởng BHXH thì mang các chứng từ hợp lý, hợp lệ đến để thanh toán. Chẳng hạn quý 4 năm 2002 công ty đã trích như sau: Tổng quỹ lương thực tế trích KPCĐ: 1909000000đ Tổng quỹ lương cơ bản (chiếm 19,8% tổng quỹ lương): 377982000đ Trích KPCĐ (3382): 1909000000x2% = 38180000đ Trích BHXH (3383): 377982000x15% = 50697300đ Trích BHYT (3384): 377982000x2% = 7559640đ -Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp cán bộ công nhân viên: Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động bị ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết vì tai nạn lao động, gặp rủi ro hoặc khó khăn khác. Công ty xây dựng 234 thực hiện đúng quy định chính sách của nhà nước bằng cách trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi gặp những trường hợp trên. Về việc trợ cấp BHXH kế toán công ty căn cứ vào các giấy tờ bệnh viện lập phiếu trợ cấp theo lương cơ bản và tỷ lệ mà công nhân viên được hưởng. Tỷ lệ hưởng BHXH được quy định như sau: +Trường hợp ốm đau được hưởng 75% lương. +Trường hợp tai nạn lao động, thai sản được hưởng 100% lương. Cách tính BHXH phải trả công nhân viên: +Lương bình quân một ngày = Lương cơ bản/26 +Số tiền BHXH = Lương bình quân 1 ngày x Tỷ lệ BHXH. Thực tế trong tháng 12/2002, phiếu nghỉ hưởng BHXH của đồng chí Hoàng Bách Diệp được tính như sau: Công ty xây dựng 234 Phiếu nghỉ hưởng BHXH Số: Họ và tên: Hoàng Bách Diệp Tên cơ quan y tế Ngày tháng năm Lý do Số ngày cho nghỉ Y bác sĩ ký tên Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến ngày BV. Ngô Quyền 05/12/2002 04 30/11 05/12 04 Phần thanh toán Số ngày nghỉ tính BHXH Lương BQ 1ngày %tính BHXH Số tiền lĩnh BHXH 04 469800/26 =18069 75% 18069x4x75% =54207 Trưởng ban BHXH Ngày 5/12/02 Kế toán BHXH Quỹ BHYT thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia đóng bảo hiểm với mục đích tạo lập một mạng lưới y tế boả vệ sức khoẻ cộng đồng. Quỹ BHYT được chi tiêu cho tiền thuốc men, tiềm viện phí, tiền khấm chữa bệnh,... cho những người đóng bảo hiểm khi họ bị ốm đau. KPCĐ là nguồn kinh phí của một đoàn thể đại diện cho người lao động nói lên tiến nói chung của người lao động, bảo vệ người lao động. KPCĐ ngoài chức năng duy trì hoạt động tổ chức nó còn được chi để thăm hỏi người ốm, trợ cấp khó khăn cho mọi công nhân viên. Hàng tháng công ty tiến hành xem xét nghiệm thu công trình hoàn thành. Thông qua những số liệu, tình hình thực tế thu nhập làm cơ sở để tính lương, phân bổ lương và các khoản liên quan đến tiền lương. Thông thường việc tiến hành phân bổ lương và giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt. Song việc phân bổ BHXH, BHYT luôn luôn phải thực hiện đúng chính sách quy định của nhà nước. Căn cứ vào parem lương mới hiện hành, hệ số lương, ngoài ra cán bộ công nhân viên còn được hưởng một phần phụ cấp chức vụ tuỳ thuộc vào chất lượng, trách nhiệm công việc. CViên – Ktế viên – Kỹ sư CViên – Ktế viên – KS chính Hệ số Lương cơ bản Ngày Hệ số Lương cơ bản Ngày 1,78 374000 14400 3,26 684600 26300 2,02 424200 16300 3,54 734400 28600 2,26 474600 18300 3,82 802200 30850 2,50 525000 20200 4,10 861000 33100 2,74 575400 22100 4,38 919800 35400 2,98 625800 24000 4,66 978600 37600 2,23 678300 26000 3,48 730800 28100 Công nhân sản xuất Bậc Nhóm I Nhóm II Hệ số Lương CB Ngày Hệ số Lương CB Ngày 1 1,35 283500 10900 1,40 294000 11300 2 1,47 307700 11870 1,55 325500 12500 3 1,62 340200 13000 1,72 361200 13890 4 1,78 373800 14400 1,92 463200 15500 5 2,18 457800 17600 2,33 489300 18810 6 2,67 560700 21560 2,84 596400 22930 7 3,28 688800 26490 3,45 724500 27861 Bậc Nhóm I Nhóm II Nhóm III 1 1,70 357000 1,79 375900 1,92 403200 2 2,16 453600 2,30 483000 2,44 512400 3 2,73 573000 2,92 613200 3,07 644700 Công ty xây dựng 234 Bảng thanh toán lương tháng 01 năm 2003 đơn vị: Khối văn phòng cơ quan công ty TT Họ và tên Chức vụ Lương CB (290000) ăn ca NSND (a,b,c) Phụ cấp chức vụ Phụ cấp kinh nghiệm Tổng lương Ký nhận 1 Lê Khắc Châu Giám đốc 1.252.800 150.000 250.000 1.652.800 2 Trần Văn Sâm P. Giám đốc 1.142.600 150.000 250.000 1.542.600 3 Nguyễn Quang Vinh TP TCHC 1.107.800 150.000 250.000 42.000 105.000 1.645.800 4 Vũ Trường Lộ P. Tổ chức 667.000 150.000 250.000 1.067.000 5 Phạm Huyền Thái P. Tổ chức 585.800 150.000 250.000 985.800 6 Nguyễn Thị Tính Văn thư 701.800 150.000 250.000 100.000 1.201.800 7 Hoàng Minh Cây Lái xe 846.800 150.000 250.000 1.246.800 8 Đinh Thị Lan TP. Kế toán 1.107.800 150.000 250.000 42.000 1.549.800 9 Bùi Thị Thanh PP. Kế toán 709.700 150.000 250.000 31.000 42.000 1.380.700 10 Nguyễn Thị Chiến Kế toán 725.000 150.000 250.000 1.125.000 11 Phạm Thị Hương Thủ quỹ 585.800 150.000 250.000 84000 1.069.800 12 Vũ Văn Mạnh Kế toán 585.800 150.000 250.000 100.000 1.085.800 13 Ngô Kim Anh Kế toán 516.200 150.000 250.000 916.200 14 Vũ Thị Bích TP. Kỹ thuật 936.700 150.000 250.000 1.336.700 15 Phạm Ngọc Yến Kỹ thuật 516.200 150.000 250.000 916.200 16 Tô Công Chiến Công đoàn 864.200 150.000 250.000 84.000 1.348.200 17 Phạm Văn Khoát Thủ kho 516.200 150.000 250.000 916.200 18 Lê Trọng Bình Kỹ thuật 516.200 150.000 250.000 85% 778.771 19 Hoàng Anh Tuấn Kỹ thuật 516.200 150.000 250.000 85% 778.771 20 Trần Thị Nga Kỹ thuật 585.800 150.000 250.000 985.800 21 Lưu Hồng Giang TP.Kế hoạch 585.800 150.000 250.000 42.000 50.000 1.077.800 22 Nguyễn Hồng Khanh Kế hoạch 585.800 150.000 250.000 985.800 23 Bùi Thị Phượng Kế hoạch 516.200 150.000 250.000 916.200 24 Nguyễn Thị Thanh Kế hoạch 585.800 150.000 250.000 985.800 25 Nguyễn Hồng Nhung Kế hoạch 516.200 150.000 250.000 85% 778.771 26 Nguyễn Hữu Thịnh Bảo vệ 548.100 150.000 250.000 20.000 133.000 1.101.100 27 Bùi Đức Thân Bảo vệ 600.300 150.000 250.000 30.000 140.000 1.170.300 Tổng cộng 19.122.600 4050000 6750000 207.000 838.003 30.555.312 Cán bộ LĐTL Phòng TCLĐ kế toán Giám đốc Phần thứ ba Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ I.Nhận xét đánh giá chung toàn công ty và công tác kế toán. Từ những ngày đầu bước vào sản xuất kinh doanh với nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên của toàn công ty, cũng như sự quan tâm của chính quyền toàn thành phố, công ty xây dựng 234 luôn xứng đáng là một trong những doanh nghiệp phát triển có nhiều đóng góp to lớn, xây những công trình trọng điểm, tạo dựng một bộ mặt cơ sở hạ tầng vững chắc cho thành phố cũng như nhiều địa phương khác. Công ty luôn là là cờ đầu trong mọi phong trào sản xuất kinh doanh cũng hàng loạt các phong trào xã hội khác. Có được những thành tựu trên đó cũng chính là sự thể hiện một khối thống nhất toàn cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên vẫn còn một số khuyết điểm trong bộ máy quản lý, nhưng ban lãnh đạo công ty đã nhận thức được tầm quan trọng một cách đúng đắn trong cơ cấu quản lý, xác định được thực tế hơn nữa mục đích phát triển trong nền kinh tế thị trường, rút ra những bài học kinh nghiệm chủ trương sửa chữa một cách có hiệu quả, góp phần đưa công ty đi lên đúng hướng, phát triển vững mạnh. Từ trách nhiệm đó, những công trình do công ty xây dựng đã tạo được chỗ đứng riêng, đảm bảo được chất lượng cũng như tạo được lòng tin trong các chủ đầu tư. Quá trình hoạt động sản xuất của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả bề rộng lẫn chiều sâu. Để đạt được trình độ quản lý như hiện nay và được những kết quả vừa qua đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Nó đã trở thành đòn bẩy mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình phát triển của công ty. Việc vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế thị trường đồng thời thực hiện các chủ trương quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của nhà nước công ty đã đạt được những thành tựu tương đối khả quan, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước và các đơn vị chủ quản, không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như nâng cao hơn nữa đời sống cán bộ công nhân viên. Trong thời gian thực tập tại công ty, việc nghiên cứu đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” đã đem lại cho em nhiều điều bổ ích, những vấn đề lý thuyết thực hành khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp em hiểu hơn về vấn đề này. Mặc dù trình độ còn hạn chế nhưng em xin mạnh dạn đưa ra những nhận xét cụ thể sau đây: 1.1.Mô hình quản lý và hạch toán tiền lương và các khoản liên quan. Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Từ việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra hợp lý, hợp lệ các chứng từ được tiến hành khá cẩn thận, đảm bảo các số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, tránh phản ánh sai lệch các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc lập và luân chuyển chứng từ theo đúng quy định hiện hành, cung cấp kịp thời số liệu cho các đối tượng quan tâm như giám đốc, phó giám đốc. Việc phân chia thành các đội trực thuộc đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc cho từng đơn vị, tức là có sự chuyên môn hoá rõ ràng, cụ thể. Chính điều này đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của công ty. Công ty đã chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo được uy tín lớn trên thị trường. Bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả giúp cho ban lãnh đạo công ty quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học, hợp lý. Hơn nữa, việc tổ chức sản xuất không ngừng học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, kết hợp với những hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã đề ra được quy chế khoán công trình cho đội sản xuất. Với hình thức khoán công trình cho đội sản xuất nhằm phát huy quyền tự chủ đồng thời giúp cho công ty cũng như đội thực hiện tốt chế độ chính sách về tì chính của nhà nước. Để tạo nên sự thành công đó không thể không nói đến vai trò của đội ngũ nhân viên phòng kế toán, với trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình năng động trong việc giải quyết các công việc có liên quan với chức năng nhiệm vụ của từng người, đồng thời đề xuất những ý kiến nhằm phát triển hơn nữa phòng kế toán. 1.2.Phương pháp hạch toán. Mọi công việc tổng hợp chứng từ đều được giải quyết tại phòng tài chính kế toán của công ty. Việc áp dụng nhanh nhạy các thành tựu tiến bộ của khoa hcọ kỹ thuật đã góp phần giảm nhẹ số lượng công việc. Công ty đã trang bị cho phòng tài chính kế toán hệ thống máy vi tính, giúp cập nhật các thông tin, nâng cao tính kịp thời các số liệu kế toán. Hằng ngày số liệu được cập nhật đầy đủ vào máy. Cuối tháng (quý) kế toán in vào các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy ra giấy, đối chiếu các chứng từ gốc và các phần kế toán có liên quan cho đúng, khớp chính xác sau đó đóng dấu lưu trữ. Tất cả các nghiệp vụ kế toán đều được phòng tài chính kế toán thực hiện khá tốt nên đã giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định kịp thời, đúng đắn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác phòng tài chính kế toán cũng đã xây dựng hệ thống sổ hạch toán, cách thức ghi chép hạch toán một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới hiện hành, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng khoa học... Sử dụng thông dụng các công cụ kế toán, kết hợp với lưu giữ số liệu chính xác trên máy tính, bộ phận kế toán có thể cập nhật và cân đối một cách nhanh chóng, đáp ứng thông tin kịp thời, hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty và các đối tượng liên quan khác, cụ thể là: -Công ty đã mở sổ kế toán phản ánh cho từng công trình, từng đơn vị, đảm bảo cho việc theo dõi khá sát sao cho từng hạng mục công trình. -Công ty đã mở sổ tạm ứng theo dõi cho từng đối tượng tạm ứng, các sổ chi tiết để cần thiết cho việc theo dõi. Do việc lập các sổ chi tiết nên tạo điều kiện cho kế toán trưởng cùng lãnh đạo công ty trong việc phân tích hoạt động kinh doanh, những quyết định kịp thời giúp c phát triển vững mạnh. 1.3.Về tình hình lao động. Công ty hiện có một lực lượng lao động có kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ công nhân trải qua nhiều năm lao động cũng như kinh nghiệm thực tế có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Công ty thường xuyên mở lớp đào tạo và gửi cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên môn đi học lên bậc cao hơn. Nhờ vậy mà đáp ứng được nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động , công ty luôn quan tâm đầu tư đến trình độ chuyên môn, đã tạo được một lực lượng công nhân cán bộ nòng cốt có tay nghề cao, tận tình và trách nhiệm đối với công việc. 1.4.Về hình thức trả lương. Nhìn chung công tác tiền lương đã đi vào nề nếp đáp ứng được yêu cầu quản lý mà công ty đề ra. Công ty chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách về tiền lương mới của nhà nước đảm bảo việc phân phối quỹ lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm cho thu nhập của người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của họ tạo ra thu nhập hợp lý giữa những người lao động. Việc quản lý và phân phối quỹ tiền lương của công ty đảm bảo tính công khai, dân chủ, rõ ràng, có sức gắn kết tiền lương, tiền thưởng với hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Công ty xây dựng 234 mới thành lập nhưng đã vượt qua những khó khăn ban đầu, khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Tuy đạt được nhiều thành tựu, mở rộng được quy mô sản xuất, ký kết được nhiều hợp đồng xây dựng. Bên cạnh những thế mạnh, thành tựu đó, công ty còn gặp một số vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, đó là việc trả chậm lương cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên đó không phải là vấn đề thường xuyên của công ty. Thực trạng này không chỉ có công ty xây dựng 234 nói riêng mà rất nhiều doanh nghiệp khác cũng trong tình trạng này. Cụ thể, năm 2001 tại công trình nhiệt điện Na Dương, công ty còn một số khoản nợ chưa thanh toán sau: Chi phí nguyên vật liệu: 394 690 000 Chi phí nhân công: 150 250 000 Chi phí quản lý : 1 800 000 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm trả lương dẫn đến chậm tiến độ thi công một số công trình đó là sự thanh toán chậm của chủ đầu tư (bên A). Mặt khác đó là các thủ tục không cần thiết trong quá trình chuyển tiền tới công trình, dẫn đến việc làm gián đoạn thời gian thi công, lương tạmứng tới công nhân viên chậm lại khiến tốc độ thi công không đạt đúng tiến độ. Đó chính là vấn đề cần được khắc phục và giải quyết trong thị trường xây dựng, nó cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, gây khó khăn cho bên thi công. Tuy nhiên đó cũng chỉ là mặt nhỏ hạn chế ở công ty, nhìn chung tiền lương tới người công nhân viên vẫn đúng hạn, thực sự đã khẳng định niềm tin vào công việc, có được điều lạc quan đó chính là sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới toàn thể công nhân viên, cùng đưa ra những phương pháp khắc phục nhược điểm của mình. Đối với các công trình lớn, công ty đã xem xét tính toán đơn giá cho từng hạng mục sao cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư cũng như nhà thi công. Việc công ty xây dựng một hệ thống các định mứ c hiện hành làm cơ sở cho việc khoán sản phẩm giảm nhẹ công việc hạch toán lao động cũng như tính toán tiền lương. II.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương ở công ty xây dựng 234 - Hải Phòng. 2.1.Công tác tổ chức tiền lương. Trong doanh nghiệp đang từng bước cải tiến, tinh giảm bộ máy quản lý cũng như sắp xếp bố trí công nhân lao động hợp lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí nhân công, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào phương thức tổ chức sản xuất và tổ chức lao động đề ra chính sách tiền lương phù hợp. Mỗi phương thức tổ chức lao động đều có một cơ chế tiền lương tương ứng. Tổ chức lao động càng khoa học, chặt chẽ, chính sách quản lý tiền lương càng hiệu quả và ngược lại. Hoàn thiện định mức lao động trong sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp quản lý khoa học đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất, thể hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp của người lao động đối với xã hội. Thống kê kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm. Với hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với trả lương theo thời gian nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, nhưng để đảm bảo chất lượng thì yêu cầu đặt ra là công tác thống kê ghi chép các số liệu rất quan trọng. Ghi chép đầy đủ chính xác thời gian lao động, số lượng, chất lượng sản phẩm cho từng cá nhân thì mới tiến hành trả lương chính xác. Mỗi cá nhân phụ trách công tác này phải chịu trách nhiệm ghi chép thống kê đầy đủ, đề ra các bảng biểu cho phù hợp với đặc thù của từng công việc, từng giai đoạn để tiện cho việc thống kê, ghi chép. Trong công ty mặc dù hàng năm đều tổ chức thi nâng bậc cho công nhân nhưng chỉ làm căn cứ để đóng BHXH, như vậy điều này không thể khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề. Nó chỉ khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề khi lợi ích của họ thông qua thu nhập. Vì vậy cần phải có giải pháp trả lương hợp lý gắn với tay nghề công nhân. Phải xây dựng chuẩn mực đánh giá hao phí lao động, ta đánh giá hai phương án chia lương: +Theo ngày công làm việc thực tế. +Theo cấp bậc và ngày công. Công tác tiền thưởng: tiền thưởng không chỉ có tác dụng là một bộ phận trong tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động àm còn là một đòn bẩy quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Có những hình thức thưởng hợp lý có thể khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, sáng tạo trong sản xuất để cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu. Coi tiền thưởng như một đòn bẩy kinh tế quan trọng sau tiền lương có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty làm việc hăng hái, nhiệt tình hơn, tự mình phấn đấu để không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại nguồn lợi cho công ty. áp dụng nhiều hình thức tiền thưởng như: thưởng sáng kiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân viên. Tăng cường quản lý lao động, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Điều này đòi hỏi trình độ văn hoá, kỹ thuật của người lao động. Vì vậy có thể nói chiến lược phát triển con người là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo chiều sâu. 2.2.Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương. -Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch: Thông thường việc tính tiền lương của công ty đã bao gồm cả tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp. Điều đó đảm bảo công bằng cho những người lao động được nghỉ phép và không được nghỉ phép, song để đảm bảo cuộc sống nhu cầu tối thiểu cho người lao động có việc phải nghỉ phép công ty trích tiền lương khoán sản phẩm trong đó bao gồm cả khoán tiền thưởng. Hằng năm công ty nên dự kiến tổng lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trong năm làm cơ sở để tính toán trước tiền lương nghỉ phép: Mức trích trước tiền lương Tiền lương chính thực tế phải trả Tỷ lệ phép kế hoạch của CNTTSX công nhân trực tiếp trong tháng trích trước = x Tỷ lệ trích trước = Tổng số lương phép kế hoạch năm của CNTTSX Tổng số lương chính kế hoạch năm của CNTTSX x 100 Và hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Có tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ tài khoản 335 “Chi phí phải trả”. Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. VD: Tính tiền lương nghỉ phép trích trước tháng 12 của đội 3: Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép 950000 17500000 x100 = 5,4% = Tiền lương nghỉ phép hàng tháng tính vào giá thành =1458333x5,4% = 78750 Kế toán ghi: Nợ tài khoản 622 78750 Có tài khoản 335 78750 Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả: Nợ tài khoản 335 0 Có tài khoản 334 0 -Phân bổ tiền lương và BHXH: Các số liệu của bảng phân bổ được sử dụng để ghi vào các bảng kê và các nhật ký chứng từ liên quan đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế các công trình, hạng mục công trình dã hoàn thành. VD: Tiền lương tính vào giá thành công ty tính cho công trình nhiệt điện Na Dương là 311894690 được đưa vào tài khoản 622 kế toán ghi: Nợ tài khoản 622 311894690 Có tài khoản 334 311894690 Cũng như vậy đội điện máy II, tiền lương được tính vào giá thành của đội là 84725000 không tách rời với lương công nhân sản xuất trực tiếp và tiền lương của công nhân quản lý đội (627) mà đưa gộp vào (622) chi phí nhân công trực tiếp. Nợ tài khoản 622 84725000 Có tài khoản 334 84725000 Các công tình khác công ty xây dựng 234 hạch toán tương tự. Với số liệu của bảng phân bổ số 1, khi tính giá thành của công trình, hạng mục công trình, các khoản chi phí chưa phản ánh chính xác làm cho việc đánh giá từng khoản mục chi phí không đầy đủ, phản ánh đến những quyết định của công ty trong kế hoạch hạ giá thành. Vì vậy công ty nên bóc tách rõ ràng tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và tiền lương công nhân quản lý ở từng công trình, hạng mục công trình. 2.3.Thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp. Theo thoả ước lao động tập thể của ban giám đốc, ban chấp hành công đoàn với toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động có việc làm phải đóng góp 1,5% tổng tiền lương thu nhập của mỗi người trong tháng để hình thành quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, gọi tắt là quỹ thất nghiệp và được hạch toán vào tài khoản 431 quỹ khen thưởng phúc lợi theo định khoản: Nợ tài khoản 334 Có tài khoản 4312 (Quỹ thất nghiệp) Từ tháng 5 đến 5 tháng thực hiện năm 2002, tổng quỹ lương thu nhập trong quỹ đó là: 1909000000 – 282000000 = 1627000000 Số tiền cán bộ công nhân viên đóng góp 1,5% thu nhập để lập quỹ thất nghiệp là: 1627000000x1,5% = 24405000 Số tiền quỹ này được theo dõi trên sổ chi tiết 431 theo định khoản: Nợ tài khoản 334 24405000 Có tài khoản 4312 24405000 Việc lập và sử dụng quỹ thất nghiệp là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và cần được phát huy. Như ta thấy, quỹ này thực chất mang tính dự phòng cho những trường hợp sau: -Trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đầy đủ một năm trở lên bị mất việc làm và chi đào tạo lại chuyên môn kỹ thuật do thay đổi công nghệ, do liên doanh hoặc chuyển sang làm việc mới. Đây thực sự là một quỹ cần được lập và sử dụng theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp được trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Nguồn hình thành quỹ này là trích từ kết quả hoạt động kinh doanh (nguồn lợi của doanh nghiệp). Vì vậy, công ty xem xét việc trích lập quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh thay vào việc lập quỹ từ đóng góp của người lao động. Hạch toán quỹ sự phòng trợ cấp mất việc làm, công ty nên theo dõi riêng trên một tài khoản chứ không nên theo dõi chung như trước đây trên tài khoản 431. Doanh nghiệp cần phải sử dụng tài khoản 416 theo chế độ tài chính kế toán hiện hành để theo dõi riêng về quỹ trợ cấp mất việc làm để hạch toán một cách chặt chẽ hơn. Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản: Bên nợ: -Phản ánh tình hình chi tiêu sử dụng quỹ -Trợ cấp tiền cho người lao động mất việc làm -Chi đào tạo lại cho người lao động -Trích nộp để hình thành quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của công ty. Bên có: -Phản ánh tình hình trích lập quỹ -Trích từ phần lợi nhuận để lại (5%) -Do cấp dưới nộp lên Số dư có: Số quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện có Về phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu: -Khi lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ lợi nhuận để lại kế toán ghi: Nợ tài khoản 421 Lãi chưa phân phối Có tài khoản 416 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm -Khi chi cấp cho người lao động mất việc làm, chi cho đào tạo lại trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động, kế toán ghi: Nợ tài khoản 416 quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có tài khoản 111, 112 Trích nộp quỹ dự phòng cho tổng công ty kế toán ghi: Nợ tài khoản 416 Có tài khoản 111,112,336 Hiện nay ngoài hình thức thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp nêu trên dùng để áp dụng cho công ty thì BHXH cũng là một phần dùng để chi trả, cấp phát cho người về hưu non, mất sức, tai nạn lao động, tử tuất. Quỹ BHXH ngoài phần doanh nghiệp và người lao động đóng góp còn có một phần của nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động. Để kích thích tinh thần làm việc hơn nữa của người lao động ngoài việc tính lương theo sản phẩm kết hợp với hệ số lương cũng như bậc thợ mà hiện nay công ty đã áp dụng, công ty còn đề ra những chính sách thưởng phạt rõ ràng. Khi đó nếu người lao động làm việc tốt sẽ được nhận thêm một khoản tiền thưởng. Ngược lại ai làm việc không tốt gây hậu quả đến năng suất, tiến độ thi công thì sẽ bị trừ đi một khoản tiền nhất định gọi là tiền phạt. Mức độ thưởng phạt thế nào công ty cần có quy định cụ thể và phổ biến đến từng người lao động. Khoản tiền trích thưởng cho cán bộ công nhân viên được lấy từ nguồn “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” tài khoản 431. Bên nợ: Dùng quỹ khen thưởng phúc lợi để chi, trích nộp cấp trên, bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên có: Được cấp, được nộp lên, tạm trích. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp hai: +Tài khoản 4311 “Quỹ khen thưởng”. + Tài khoản 4312 “Quỹ phúc lợi”. Khi công nhân viên được thưởng thi đua, thưởng năng suất lấy tiền thưởng từ quỹ khen thưởng trả công nhân viên kế toán ghi sổ: Nợ tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” Có tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” Bằng cách hạch toán thưởng phạt rõ ràng công minh kết hợp với đường lối lãnh đạo đúng đắn đã tạo được niềm tin trong tập thể công nhân viên, mọi người có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, làm việc hết mình nhằm tăng năng suất và ý thức lao động. Trên cơ sở đó công ty xây dựng 234 ngày càng phát triển mạnh mẽ khẳng định và vững vàng hơn nữa trong nền kinh tế thị trường. Kết luận Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty xây dựng 234 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, em nhận thức được rằng lý thuyết phải gắn liền với thực tế, phải biết vận dụng linh hoạt những lý thuyết đã học cho phù hợp với thực tế và quá trình tìm hiểu thực tế là hết sức quan trọng và không thể thiếu được. Chính vì vậy trong suốt quá trình thực tập, việc quan sát, kết hợp các số liệu thực tế cũng như việc áp dụng lý thuyết thực hành đã giúp em hoàn thành bản luận văn của mình va hơn nữa phần nào thấy được bản chất cũng như quá trình hoạt động quản lý của vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Thành công của bản luận văn chính là những kết quả đạt được của việc nghiên cứu nghiêm túc, có chọn lọc và đi sâu hơn trong quá trình quản lý phân bổ tiền lương một cách hợp lý, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Có thể nói rằng trong cơ chế của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải tự chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, phải tự hạch toán các khoản chi phí một cách tối đa lợi nhuận. Trong các khoản chi phí thì chi phí tiền lương chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí. Do đó việc quản lý tiền lương phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của công ty sẽ góp phần làm giảm các khoản chi phí chưa hợp lý, từ đó làm giảm các khoản chi phí chung của toàn doanh nghiệp. Đồng thời việc xây dựng quản lý quỹ lương cũng như việc hạch toán phân bổ các khoản trích một cách thích đáng phù hợp sẽ phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao trách nhiệm quản lý, tăng năng suất lao động và là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do trình độ kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên trong bản luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo [1] Kế toán doanh nghiệp sản xuất – Trường đại học tài chính kế toán. [2] Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Vụ chế độ kê toán. [3] Những văn bản hướng dẫn mới về tiền lương – Nhà xuất bản Lao động. [4] Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới – Nhà xuất bản thống kê. [5] Các văn bản quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docketoantienluongvacackhoantrichtheoluongtaiCongtyxaydung.doc