Đề tài Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - Công ty con

Tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - Công ty con: Chương I Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con Những vấn đề lý luận về mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con Tập đoàn kinh tế Do sự phát triển của nền kinh tế, sự tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, khoa học quản lý, đã từ lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp đơn lẻ đã liên kết lại với nhau, hình thành những tổ hợp kinh tế quy mô lớn, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, phạm vi kinh doanh. Những tổ hợp kinh tế này ở mỗi nước có tên gọi khác nhau như Cartel, Syndicate ở Đức, Pháp, Mỹ; Zaibatsu, Keretsu ở Nhật Bản; Chaebol ở Hàn Quốc… nhưng người ta đều gọi chung chúng là các tập đoàn kinh tế. Vậy tập đoàn kinh tế là gì? Để đi đến kết luận thế nào là một tập đoàn kinh tế, chúng ta hãy cùng xem xét các hình thức biểu hiện của chúng. Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau song phổ biến nhất thì bao gồm: Theo trình độ liên kết và ...

doc87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - Công ty con, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Cơ sở lý luận chung về mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con Những vấn đề lý luận về mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con Tập đoàn kinh tế Do sự phát triển của nền kinh tế, sự tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, khoa học quản lý, đã từ lâu ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp đơn lẻ đã liên kết lại với nhau, hình thành những tổ hợp kinh tế quy mô lớn, đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, phạm vi kinh doanh. Những tổ hợp kinh tế này ở mỗi nước có tên gọi khác nhau như Cartel, Syndicate ở Đức, Pháp, Mỹ; Zaibatsu, Keretsu ở Nhật Bản; Chaebol ở Hàn Quốc… nhưng người ta đều gọi chung chúng là các tập đoàn kinh tế. Vậy tập đoàn kinh tế là gì? Để đi đến kết luận thế nào là một tập đoàn kinh tế, chúng ta hãy cùng xem xét các hình thức biểu hiện của chúng. Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau song phổ biến nhất thì bao gồm: Theo trình độ liên kết và hình thức biểu hiện Cartel là hình thức tập đoàn kinh tế theo một ngành chuyên môn hoá, chỉ bao gồm các công ty sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh thông qua các thoả thuận thống nhất về giá cả, thị trường tiêu thụ, nguyên liệu; thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, kiểu loại, kích cỡ sản phẩm, dịch vụ. Trong Cartel, các doanh nghiệp thành viên giữ tính độc lập về mặt pháp lý, còn tính độc lập về kinh tế được đảm bảo bằng hợp đồng kinh tế. Đây là hình thức tập đoàn có liên kết thấp nhất, xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào giữa thế kỷ 19. Syndicate là một dạng đặc biệt của Cartel. Điểm khác biệt căn bản là Syndicate có một phòng thương mại chung, do một ban quản trị điều hành và tất cả các công ty phải tiêu thụ hàng hoá qua kênh của văn phòng này. Như vậy doanh nghiệp thành viên vẫn giữ tính độc lập về mặt sản xuất nhưng bị phụ thuộc về mặt tiêu thụ sản phẩm. Tính liên kết của tập đoàn chỉ ở khâu tiêu thụ. Trust là một tổ chức cao hơn Syndicate ở chỗ nó không những liên kết về mặt tiêu thụ sản phẩm mà còn liên kết về mặt sản xuất. Trust bao gồm nhiều doanh nghiệp công nghiệp do một ban quản trị thống nhất điều hành. Khác với hai loại trên, các thành viên trong Trust đều bị mất quyền độc lập cả về sản xuất và thương mại. Việc thành lập Trust là nhằm độc chiếm nguồn nguyên liệu, khu vực đầu tư và thu lợi nhuận cao. Consortium là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân hàng nhằm mục đích chia nhau mua trái khoán trong nước hoặc ngoài nước, hoặc tiến hành một vụ mua bán nào đó. Nó thường do một ngân hàng lớn đứng đầu, điều hành hoạt động của cả tập đoàn. Concern là một hình thức tổ chức kinh tế được áp dụng phổ biến hiện nay dưới hình thức công ty mẹ đầu tư vào các công ty khác, lập nên mối quan hệ công ty mẹ-con. Công ty mẹ điều hành hoạt động của cả tập đoàn. Các công ty con chịu trách nhiêm hữu hạn trên phần vốn kinh doanh của mình và giữ tính độc lập về pháp lý; phụ thuộc vào tập đoàn về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện mục đích chung của cả tập đoàn. Conglomerate là tập đoàn đa ngành, các công ty thành viên không có mối quan hệ về công nghệ sản xuất nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Đây là một tập đoàn hoạt động tài chính, thông qua mua bán chứng khoán trên thị trường để đầu tư vào những công ty có lợi nhuận cao nhất và các ngành có hiệu quả nhất. Theo tính chất ngành nghề Liên kết hàng ngang (Cartel, Syndicate, Trust, Zaibatsu..) các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất liên kết với nhau. Hình thức này hiện nay không phổ biến do có thể dẫn đến độc quyền. Liên kết hàng dọc (Concern, Conglomerate, Keiretsu, Chaebol..) các ngành có cùng dây chuyền công nghệ liên kết với nhau. Để có thể hình thành được tập đoàn kinh tế kiểu này cần có được một công ty đủ mạnh để có thể quản lý, giám sát và bảo đảm sự lệ thuộc của các công ty khác vào nó; có một ngân hàng đủ lớn để đảm bảo cung cấp tín dụng cho cả tập đoàn; có nhiều mối quan hệ với Nhà nước. Ngoài nó cũng cần phải có một môi trường kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ thích hợp. Liên kết hỗn hợp là hình thức liên kết phổ biến hiện nay. Nó bao gồm một ngân hàng hay một công ty tài chính lớn, một công ty thương mại và các công ty sản xuất công nghiệp. Hoạt động tài chính của ngân hàng là một bộ phận rất quan trọng, xuyên suốt, bao trùm và không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Theo nguyên tắc dựa vào phương thức hình thành Hình thức thứ nhất gồm những tập đoàn kinh tế được hình thành theo nguyên tắc “kết hợp chặt chẽ trong một tổ chức kinh tế” hay còn gọi là các tập đoàn “cứng” Trong tập đoàn dạng này, các công ty thành viên kết hợp trong một tổ chức thống nhất, mất độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Những tập đoàn kinh tế kiểu này được cấu tạo dưới dạng đa sở hữu theo kiểu công ty cổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau. Các công ty thành viên trong cùng một ngành hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong một quá trình gia công chế biến liên tục, hoạt động thống nhất trong tập đoàn. Hình thức thứ hai là hình thức được hình thành theo nguyên tắc “liên kết kinh tế” hay “liên kết mềm”. Các thành viên thông qua hợp đồng kinh tế thoả thuận với nhau về những nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh như về quy mô sản xuất, hợp tác nghiên cứu, trao đổi các phát minh sáng chế. Về tổ chức, thường có ban quản trị chung, điều hành các hoạt động phối hợp của tập đoàn theo một đường lối chung nhưng các thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về tổ chức sản xuất và thương mại của mình. Hình thức thứ ba là dựa trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính và kiểm soát tài chính. Các công ty thành viên ký kết các hiệp định để thành lập công ty tài chính chung, gọi là công ty mẹ. Đây là hình thức phát triển cao của tập đoàn kinh tế. Nhờ hình thức này, tập đoàn kinh tế có thể mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về tập đoàn kinh tế: tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn. Nó vừa có chức năng sản xuất kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, lao động, công nghệ) để phát triển khả năng canh tranh trên thị trường và tối đa hoá lợi nhuận. Cũng từ những phân tích trên ta có thể thấy mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con thực chất là một hình thức tổ chức bậc cao của tập đoàn kinh doanh. Nó cũng tương tự như hình thức Concern đang phổ biến hiện nay ở các nước phát triển. Khái niệm mô hình công ty mẹ – công ty con Có thể khái quát những nét chính về mối liên kết công ty mẹ – con như sau: Công ty mẹ – công ty con là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân kinh doanh, nhằm hợp nhất các nguồn lực của một nhóm doanh nghiệp, đồng thời thực hiện sự phân công , hợp tác về chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh chung và nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự liên kết giữa các công ty mẹ và các công ty con là liên kết về vốn. Hình thức liên kết là có một công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn vào các công ty con đó. Mức độ đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con có thể là đầu tư 100% vốn, đầu tư giữ cổ phần chi phối, giữ cổ phần không chi phối. Các doanh nghiệp là công ty con tham gia liên kết theo mô hình này đều là những pháp nhân đầy đủ, liên kết với công ty mẹ theo nhiều mức độ: chặt chẽ, nửa chặt chẽ, không chặt chẽ, thông qua sự chi phối vốn, phân công và hợp tác của công ty mẹ. Công ty mẹ (Parent Company) Từ kết luận trên về mô hình công ty mẹ – công ty con, ta đi đến khái niệm “công ty mẹ” như sau: một công ty nắm giữ cổ phiếu của một hoặc nhiều công ty khác thì được gọi là công ty mẹ. Nhìn từ góc độ lịch sử thì việc hình thành công ty mẹ có liên quan đến sự phát triển của công ty khống chế bằng cổ phiếu. Nếu như công ty mẹ chỉ nắm giữ cổ phiếu và các trái phiếu có giá trị khác mà tự mình không tham gia vào hoạt động kinh doanh cũng như quản lý các công ty mà nó nắm giữ cổ phiếu thì công ty mẹ này gọi là “công ty khống chế cổ phần đơn thuần” (Pure Holding Company). Theo quy định của luật pháp một số nước thì các công ty nắm giữ cổ phần đơn thuần này không tiến hành các hoạt động thương mại, sản xuất, đồng thời cũng không giao dịch với bên ngoài. Công ty loại này sẽ không có tài sản nào khác ngoài toà nhà làm việc của chính nó. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các công ty mẹ vừa nắm giữ và khống chế cổ phần vừa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Những công ty này được gọi là “công ty khống chế hỗn hợp” (Mixed Holding Company hay Holding Operating Company). Hình thức của công ty này không chỉ phổ biến ở các ngành sản xuất, chế tạo mà còn có mặt ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Luật pháp của các nước phát triển có quy định khác nhau về hình thức công ty khống chế cổ phần này. Tuy nhiên chúng đều có chung một đặc điểm là cho phép các công ty được quyền nắm giữ cổ phiếu cuả các công ty khác. Chẳng hạn, luật công ty của Anh năm 1948 và 1967 quy định: trong một tập đoàn các công ty, nếu một công ty có thể nắm giữ hơn 50% số lượng cổ phiếu thông thường hoặc có khả năng quyết định cơ cấu của hội đồng quản trị thì công ty đó gọi là công ty khống chế cổ phiếu. Cũng theo luật Anh thì “quyết định cơ cấu hội đồng quản trị” có nghĩa là không cần sự chấp thuận của bất cứ người nào mà vẫn có thể thay đổi hoặc cắt cử đa số hoặc toàn thể hội đồng quản trị của công ty khác. Tại các công ty xuyên quốc gia trên thế giới, công ty mẹ không chỉ là các công ty khống chế cổ phiếu đơn thuần, mà đa số là các công ty hỗn hợp như vừa nêu trên. Những việc tham gia của công ty mẹ vào các hoạt động của công ty con chủ yếu là sự tham dự về phương châm chiến lược chứ không phải là các hoạt động thường ngày. Công ty con (Subsidiary) Do luật pháp mỗi nước không giống nhau nên khó có một định nghĩa chính xác và đầy đủ về công ty con. Nhìn chung, ta có thể hình dung giữa công ty mẹ và công ty con không chỉ tồn tại mối quan hệ về quyền sở hữu mà còn tồn tại mối quan hệ giữa bên khống chế và bên bị khống chế. Những công ty bị nắm cổ phiếu và bị kiểm soát hoạt động này gọi là các công ty con. Có thể nói công ty mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến công ty con nhưng các công ty con cũng có quyền độc lập, tự chủ tương đối trong kinh doanh. Công ty con là một pháp nhân độc lập, có tên và điều lệ riêng, có thể độc lập tiến hành các hoạt động tố tụng, độc lập về tài chính, tự chịu lỗ lãi, có quyền phát hành cổ phiếu, đồng thời có thể độc lập đi vay nợ. Khi chấm dứt hoạt động có thể phát mãi tài sản để thu hồi vốn đầu tư. Nếu công ty con được thành lập ở nước ngoài, khi đăng ký kinh doanh ở nước sở tại nhất thiết phải chịu sự quản lý về pháp luật của nước sở tại mà không còn được bảo hộ ngoại giao của Chính phủ thuộc công ty mẹ. Cấu trúc của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con Cấu trúc của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau: E4 D31 D32 D33 B33 B32X B31 D2 C2 B2 A2 M (Các chỉ số là tỷ lệ góp vốn và chỉ có giá trị minh hoạ) Hình 1: Sơ đồ cấu trúc mô hình công ty mẹ – công ty con 55% 60% 51% 12% 40% 60% 30% 20% 10% (Nguồn: Tạp chí chiến lược chính sách công nghiệp 8/2002) Như đã trình bày trong sơ đồ, giữa các chủ thể của mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con có các dạng kiểm soát vốn cổ phần như sau: Công ty mẹ (M) kiểm soát các công ty con ở cấp 2 (như A2, C2, D2). Công ty mẹ kiểm soát các công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu – cấp 3 như B31, B32, D31, D32). Các công ty đồng cấp và khác cấp nắm giữ vốn cổ phần của nhau (như B2 và C2). Một số công ty ở các cấp khác nhau, trong và ngoài mô hình cùng tham gia sở hữu một công ty thành viên. Công ty mẹ có thể đầu tự trực tiếp vào các công ty chi nhánh ở cấp dưới nhằm kiểm soát một số lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt, hoặc do các yêu cầu về vốn đầu tư. Như vậy, cơ sở kinh tế của cấu trúc công ty mẹ - công ty con là quyền nắm giữ cổ phần, biểu hiện qua việc sở hữu một tỷ lệ cổ phần nào đó. Phương tiện để thực hiện chính là cổ phiếu của các công ty. Phương thức thực hiện của cơ chế sở hữu như vậy được tiến hành thông qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Quá trình mua bán các cổ phiếu được coi là hoạt động đầu tư của các công ty. Với cấu trúc như vậy thì mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con với nhau sẽ được giải quyết triệt để trên cơ sở đảm bảo tư cách pháp nhân của các thành viên. Mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con tuỳ thuộc chủ yếu vào sự chi phối về vốn và tài sản, phương thức đầu tư, góp vốn cổ phần để hình thành các công ty con. Bằng sự khống chế về vốn góp ở nhiều mức độ khác nhau, doanh nghiệp trở thành công ty mẹ của nhiều loại công ty con, từ đó hình thành mối liên kết nhiều tầng giữa công ty mẹ với các công ty con chặt chẽ, nửa chặt chẽ, hay lỏng lẻo. Công ty con nào được công ty mẹ góp vốn nhiều hơn thì có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con ở mức độ chặt chẽ nếu công ty mẹ đầu tư vốn 100%. Khi đó công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn có quyền quyết định về cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh chủ yếu; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn cho doanh nghiệp khác, quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ công ty con, giám sát, đánh giá hoạt động của công ty con, duyệt báo cáo quyết toán hàng năm, quyết định sử dụng lợi nhuận của công ty con… Các công ty con thuộc tầng liên kết chặt có thể tham gia góp vốn, tài sản để hình thành các công ty con của mình (gọi là công ty cháu). Tuy nhiên công ty mẹ có thể không cho phép các công ty con thuộc tầng liên kết không chặt chẽ góp vốn để thành lập các công ty cháu nhằm tránh sự rối loạn trong quản lý tài sản. Trên thực tế, nhờ cấu trúc linh hoạt như vậy, nhiều công ty lớn ở các nước phát triển đã phát triển hết sức nhanh chóng, trở thành những tập đoàn kinh doanh với quy mô, năng lực ngày càng lớn, vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực như Samsung, Hyundai, IBM, Siemens… Cơ cấu tổ chức quản lý của mô hình công ty mẹ - công ty con Cơ cấu tổ chức quản lý của mô hình công ty mẹ - công ty con gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành, giám đốc các đơn vị thành viên. Như trên đã trình bày, công ty mẹ duy trì sự chi phối của mình đối với các công ty con thông qua việc cử hoặc tuyển lựa nhân sự vào các chức danh chủ chốt. Do nắm cổ phần chi phối hoặc là cổ đông lớn nhất, đại diện của các công ty mẹ thường nắm giữ vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị. Với chức danh này, công ty mẹ có thể cử hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc điều hành hoặc Tổng giám đốc của các công ty con. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của từng bộ phận trên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất đối với toàn bộ mô hình (sau đây sẽ được gọi là tập đoàn kinh tế). Hội đồng quản trị bao gồm các chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc sử dụng, bảo toàn vốn và thực thi các nhiệm vụ được giao. Hội đồng quản trị sẽ quyết định các vấn đề lớn và quan trọng như: chiến lược phát triển, phương án sản xuất kinh doanh, điều hoà và quản lý vốn, lựa chọn và quyết định tổng giám đốc, giám đốc các đơn vị thành viên. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể được cử làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần con (hoặc cháu). Ban kiểm soát có thể nằm trong hoặc ở ngoài Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn và quá trình điều hành của bộ máy điều hành trong việc chấp hành các quyết định, nghị quyết của Hội đồng quản trị. Bộ máy điều hành gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của tập đoàn kinh tế, là người xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, là người điều hành những công việc thường ngày của doanh nghiệp. Tổng giám đốc là người được Hội đồng quản trị lựa chọn và được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm (đối với tập đoàn kinh tế mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn), hoặc Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê. Các Phó Tổng giám đốc do Tổng giám đốc kiến nghị và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Bộ máy giúp việc do Tổng giám đốc lựa chọn và quyết định sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị. Công cụ chủ yếu được sử dụng để quản lý, điều hành hoạt động kinh tế của tập đoàn kinh tế gồm: Điều lệ hoạt động của tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp thành viên. Chính sách tài chính của tập đoàn, Chiến lược phát triển của tập đoàn kinh tế và của các doanh nghiệp thành viên, Hợp đồng kinh tế được ký giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau và với tập đoàn. Các vấn đề về cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con, giữa các công ty với nhau và cơ chế vận hành được thể hiện trong điều lệ. Những mô hình liên kết chi phối giữa công ty mẹ - công ty con Hiện nay, việc liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, vào sức mạnh và khả năng chi phối của công ty mẹ. Ta có thể kể ra một số dạng liên kết chính sau: Mô hình liên kết chủ yếu bằng vốn Mô hình này đòi hỏi công ty mẹ có tiềm lực tài chính to lớn, thường là các ngân hàng hoặc các công ty tài chính, được hình thành thông qua con đường nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập. Qua việc nắm giữ lượng cổ phần chi phối, công ty mẹ nắm giữ quyền lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, tài lực …, biến chúng thành các doanh nghiệp cấp dưới trực tiếp (công ty con). Các công ty con này vẫn có tư cách pháp nhân, tiến hành các hoạt động kinh doanh độc lập tương đối. Bằng cách tham dự cổ phần vào một số doanh nghiệp, công ty mẹ biến những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khác thành các doanh nghiệp phụ thuộc nửa trực tiếp. Thực hiện mô hình liên kết bằng vốn kiểu này là các Cheabol Hàn Quốc như Daewoo, Samsung; các tập đoàn của Nhật Bản lấy ngân hàng là trung tâm như Fuji, Mitsubishi… Mô hình liên kết theo dây chuyền sản xuất - kinh doanh Mô hình này thường áp dụng đối với những ngành mà sản phẩm có cấu tạo nhiều cấp, nhiều bộ phận. Công ty mẹ có tiềm năng lớn, thực hiện chức năng trung tâm như xây dựng chiến lược kinh doanh tiếp thị, phát triển sản phẩm, huy động và phân bổ vốn đầu tư, quan hệ đối ngoại, đào tạo nhân lực, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh … Công ty mẹ kiểm soát một mạng lưới các công ty con, công ty cháu theo dạng hình chóp (cấp 1, cấp 2, cấp 3), tạo thành một quần thể doanh nghiệp khổng lồ. Ví dụ công ty xe hơi Honda có 168 doanh nghiệp nhận thầu khoán sản xuất cấp 1, 4.700 doanh nghiệp thầu khoán cấp 2, 32.600 doanh nghiệp thầu khoán cấp 3. Tập đoàn Volvo với công ty mẹ Volvo được thành lập năm 1927, đến nay hoạt động kinh doanh trên 6 lĩnh vực, có 73 công ty trực thuộc. Sự phối hợp và kiểm soát hoạt động của công ty mẹ với các công ty con, công ty cháu được thực hiện rất chặt chẽ, thông qua chiến lược sản phẩm và kế hoạch kinh doanh đồng bộ từ trên xuống dưới. Công ty mẹ tham gia góp cổ phần, trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo cán bộ… Sự phân công hiệp tác trong nội bộ tập đoàn hết sức cụ thể. Mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh Theo dạng này, công ty mẹ thường là những trung tâm nghiên cứu ứng dụng lớn, lấy việc phát triển công nghệ mới là đầu mối cho sự liên kết. Các công ty con là những đơn vị sản xuất kinh doanh, có chức năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu công nghệ mới của công ty mẹ, biến nó thành sản phẩm có ưu thế trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của cả tập đoàn chính là ở khả năng liên kết, từ nghiên cứu đến ứng dụng. Mô hình này thường áp dụng ở các ngành dược phẩm như Tập đoàn Chấn Quốc (Trung Quốc) chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối thuốc chống ung thư. Tuy các dạng liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con dựa trên những nền tảng khác nhau, phù hợp với từng hình thức sản phẩm khác nhau, song suy cho cùng đều là sự chi phối bởi yếu tố tài sản, trong đó bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Sức mạnh chi phối của công ty mẹ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm giữ các nguồn tài sản trên và chính những tài sản vô hình như sở hữu công nghiệp, phát minh khoa học công nghệ, uy tín sản phẩm, thị trường… lại có tác dụng hỗ trợ hết sức hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con. Công ty mẹ ngược lại còn có thể sử dụng được các lợi thế của công ty con về các mặt lao động, tài nguyên, thị trường … khi công ty con đặt ở các quốc gia có ưu thế về các mặt này. Đây chính là cơ sở để giải thích việc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của các Tập đoàn xuyên quốc gia. Ưu thế của mô hình công ty mẹ - công ty con trong hoạt động kinh tế Mô hình công ty mẹ - công ty con giúp ngăn chặn hay làm giảm rủi ro trong hoạt động kinh tế Trong hoạt động kinh tế nói chung, yếu tố rủi ro luôn tồn tại song hành cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả từ môi trường bên trong lẫn môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Vì thế vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những yếu tố rủi ro này. Với mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con, thông qua cơ chế công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con dưới hình thức cổ phần, công ty mẹ có thể đa dạng hoá đầu tư, phân tán rủi ro, tránh việc đầu tư quá tập trung vào một số dự án nhất định.. Các công ty con không những không mất đi tính năng động vốn có mà còn có một cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn, dài hạn từ công ty mẹ. Hình thức tổ chức công ty mẹ - công ty con đặc biệt có hiệu quả hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới hay thị trường mới. Mô hình công ty mẹ - công ty con là một biện pháp tốt giúp thâm nhập các thị trường mới Thâm nhập vào một thị trường mới luôn là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải đối phó với rất nhiều vấn đề, từ thị hiếu, nhu cầu của khách hàng ở thị trường mới cho đến các vấn đề về tài chính, cơ sở vật chất, pháp lý cho một chi nhánh mới. Với mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ có thể thực hiện việc thâm nhập thị trường mới một cách có hiệu quả mà không cần phải lập thêm một pháp nhân mới, tích kiệm chi phí đầu tư mà vẫn đạt hiệu quả cao. Thông qua việc mua cổ phần của một đối tác có sẵn nào đó ở thị trường cần thâm nhập, tuỳ theo nhu cầu và khả năng của công ty mẹ mà công ty mẹ có thể lựa chọn việc đầu tư ở mức khống chế hoặc không khống chế, lập nên một công ty con của mình ở thị trường mới. Tuỳ theo mức độ cổ phần tham gia mà công ty mẹ tham gia điều hành công ty con ở các mức khác nhau. Thông qua đó, công ty mẹ vừa tận dụng được những kinh nghiệm, cơ sở vật chất, thị trường của công ty con ở thị trường mới, vừa bảo đảm công ty con phát triển theo đúng định hướng của mình. Như vậy, nó đã làm giảm đáng kể những rủi ro đối với công ty mẹ khi thâm nhập thị trường mới. Mô hình công ty mẹ - công ty con là một biện pháp tốt để tăng tích luỹ và mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy được sức mạnh của nhiều thành phần kinh tế Với mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con dưới dạng cổ phiếu, lợi nhuận của công ty con sẽ được trích trả cho công ty mẹ theo tỷ lệ cổ phần của công ty mẹ trong công ty con. Như vậy, thu nhập của công ty mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty con. Điều này loại bỏ hoàn toàn việc thu phụ phí quản lý như đối với mô hình tổng công ty hiện nay. Công ty mẹ có nguồn thu trực tiếp dựa trên vốn đầu tư vào công ty con, trong khi công ty con cũng có trách nhiệm phải sử dụng đồng vốn đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất. Quá trình này làm cho việc tích luỹ của cả công ty mẹ và công ty con đều được cải thiện. Mặt khác, quyết định đầu tư của công ty mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng sinh lợi của công ty con nên công ty mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn đầu tư vào công ty nào có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận trên từng đồng vốn đầu tư cao nhất. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty mẹ được nâng lên rất nhiều. Đối với công ty con, công ty mẹ chỉ là một chủ đầu tư, nắm giữ một phần tài sản của công ty. Các thành phần kinh tế khác, thông qua việc mua cổ phiếu của công ty con cũng có thể trực tiếp tham gia vào công việc kinh doanh của công ty con, qua đó thu hút được nhiều nguồn lực khác cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mô hình công ty mẹ con có thể tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ tập đoàn kinh tế Như trên đã phân tích, nhờ cơ chế đầu tư, quản lý linh hoạt, vừa cho phép phát huy sự năng động sáng tạo của các công ty con, vừa bảo đảm định hướng phát triển vì lợi ích chung của cả tập đoàn, cơ cấu tổ chức công ty mẹ - công ty con có tác dụng rất lớn đối với việc thúc đẩy cạnh trang ngay trong nội bộ tập đoàn. Cơ chế phân chia vốn đầu tư rõ ràng, dựa trực tiếp trên kết quả kinh doanh và định hướng phát triển của cả tập đoàn, làm cho các doanh nghiệp thành viên phải thực sự cố gắng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Sự cạnh tranh nội bộ này là cạnh tranh lành mạnh, tránh được sự chồng chéo, ngáng trở nhau, thực sự có tác dụng thúc đẩy toàn bộ tập đoàn phát triển. Kinh nghiệm áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở một số nước trên thế giới áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở Trung Quốc Cũng như một số nước khác, Trung Quốc luôn coi cải cách doanh nghiệp nhà nước là khâu trung tâm của cải cách thể chế kinh tế. Đẩy mạnh cải cách và phát triển DNNN, thực hiện kết hợp hữu cơ giữa DNNN với nền kinh tế thị trường là mấu chốt Trung Quốc cần phải giải quyết trong qúa trình tìm tòi con đường xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 (khoá XV) ngày 22/9/1999 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã xác định: “thúc đẩy công cuộc cải cách và phát triển DNNN là nhiệm vụ quan trọng và bức xúc”. Trong hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành cải cách DNNN theo nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, nhưng tựu chung lại có thể chia làm 5 giai đoạn chủ yếu: + Giai đoạn 1: Nới quyền nhượng lợi + Giai đoạn 2: Chuyển lợi nhuận thành thuế + Giai đoạn 3: Khoán kinh doanh + Giai đoạn 4: Xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại + Giai đoạn 5: Cải tổ mang tính chiến lược Khác với 4 giai đoạn trước, giai đoạn 5 này có nhiều nội dung mới và được khẳng định từ Hội nghị TW 5 (khoá XIV) của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu như các giai đoạn trước cải cách nhằm làm cho tất cả các DNNN đềiu sinh tồn và phát triển thì giai đoạn này tập trung phát triển kinh tế Nhà nước theo phương châm “tốt giữ lại, xấu thải đi, hình thành cơ chế thôn tính phá sản, tinh giảm biên chế để tăng hiệu quả”. Theo phương châm trên, Trung Quốc đã tập trung lực lượng để phát triển các DNNN quy mô lớn. Trung Quốc đặc biệt chú trọng áp dụng mô hình công ty mẹ – công ty con dưới nhiều hình thức đầu tư khác nhau để cải cách DNNN quy mô lớn theo hướng liên kết các doanh nghiệp và tập đoàn doanh nghiệp nhằm hợp lý hoá kết cấu tổ chức của doanh nghiệp. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nhận định rằng: “thành lập tập đoàn doanh nghiệp sẽ tạo được sức mạnh, thông tin thông suốt, nhanh nhạy hơn” Văn tuyển Đặng Tiểu Bình, quyển 3 . Muốn nâng cao tố chất chỉnh thể của DNNN thì không những phải cải cách từng xí nghiệp riêng lẻ mà còn phải căn cứ vào yêu cầu xã hội hoá để liện hợp các doanh nghiệp lại với nhau. Chính vì thế, với mô hình công ty mẹ chi phối các công ty con dưới nhiều hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau, Trung Quốc đã tạo lập ra được nhiều tập đoàn doanh nghiệp, tạo nên cơ cấu tổ chức tốt hơn giữa các doanh nghiệp. Kết cấu của chế độ sở hữu sau khi cải cách DNNN là cơ cấu kinh tế nhị nguyên: đó là việc mấy trăm doanh nghiệp lớn nhất của Trung Quốc, thông qua nhiều tầng khống chế cổ phiếu, đã hình thành hệ thống công ty mẹ - công ty con và các chi nhánh công ty, tạo nên các tập đoàn kinh tế, quyết định phương hướng tiến bộ kỹ thuật của tiến trình công nghiệp hoá của Trung Quốc. Điều đáng nói ở đây là các tập đoàn kinh tế của Trung Quốc không phải chỉ là những liên hợp công ty lớn, thực hiện liên kết vốn và tài sản thông qua sáp nhập, mà phạm vi của chúng lớn hơn nhiều. Cụ thể, tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, để đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh, các doanh nghiệp, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua những liên kết nhất định đã hình thành các tổ hợp doanh nghiệp lớn, có độ gắn bó chặt chẽ khác nhau, cơ cấu nhiều tầng nấc. Các công ty mẹ liên kết và khống chế công ty con trên các cơ sở khác nhau như: + Công ty mẹ liên kết với các công ty con trên cơ sở hợp nhất về vốn. Tập đoàn dạng này có thể được hình thành theo con đường sáp nhập hoặc thực hiện chế độ cổ phần nhằm hợp nhất tài sản. + Công ty mẹ liên kết với các công ty con trên cơ sở hợp tác kỹ thuật sản xuất các mặt hàng chủ đạo. + Công ty mẹ liên kết với các công ty con trên cơ sở khai thác phát triển kỹ thuật. Các tập đoàn hình thành theo phương thức này có sự liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp sản xuất. Chúng thuộc những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, và sự liên kết sẽ đẩy nhanh tốc độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. + Công ty mẹ liên kết với công ty con trên cơ sở sản xuất các hạng mục đồng bộ. Loại hình công ty này có lợi cho việc khai thác tìm kiếm thị trường quốc tế. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế Trung Quốc đều có xu hướng chuyển từ liên kết kỹ thuật sản xuất sang liên kết về vốn, có nghĩa là công ty mẹ khống chế công ty con trên cơ sở đầu tư vốn ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở Trung Quốc đã dẫn tới việc hình thành các tập đoàn kinh doanh tổng hợp nhiều cấp, nhiều góc độ. Những tập đoàn này tập trung liên kết cả về khoa học, công nghệ, thương mại, tài chính và dịch vụ; lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cũ, lập ra các tập đoàn doanh nghiệp có tư cách pháp nhân làm nòng cốt, tức các công ty mẹ. Bằng cách giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các doanh nghiệp có liên quan, doanh nghiệp nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với doanh nghiệp này trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, về sản xuất, cung ứng cũng như tiêu thụ, biến chúng thành những doanh nghiệp cấp dưới trực thuộc, tức các công ty con, nhưng các doanh nghiệp này vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân của chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng một cách độc lập tương đối. Ngoài ra, mô hình công ty mẹ - công ty con của Trung Quốc còn được tiến hành dựa trên việc lấy công ty của Nhà nước có thực lực nắm giữ cổ phần làm nòng cốt. Doanh nghiệp nòng cốt này khống chế được cổ phần tại các doanh nghiệp khác bằng cách mua cổ phiếu, hoặc các doanh nghiệp khác tham gia tập đoàn bằng hình thức tham dự cổ phần. Toàn bộ tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế cổ phần, các cổ đông tham gia quản lý, hưởng quyền lợi và chịu rủi ro theo mức cổ phần mình có trong tập đoàn. Vài nét về liên kết theo mô hình công ty mẹ – công ty con tại Nhật Bản Cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang chứng tỏ mình là một quốc gia hùng mạnh nhất nhì thế giới. Nhật Bản có rất nhiều tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia với các chi nhánh, công ty con cắm rễ ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Nếu nói đến tập đoàn là nói đến cơ chế công ty mẹ – công ty con. Tuy nhiên, do Nhật Bản phát triển trước chúng ta với một khoảng cách quá xa, cả về trình độ kỹ thuật cũng như trình độ kinh tế nên với những mô hình phát triển bậc cao của Nhật Bản phần nào không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam hiện tại. Do vậy, ở phần này, người viết chỉ muốn đề cập đến mô hình liên kết công ty mẹ – con là các xí nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Nhật Bản. Nói là vừa và nhỏ nhưng thực chất, loại công ty này có đóng góp rất lớn đối với nền kinh tế của Nhật Bản, được coi là một trong những yếu tố duy trì sự ổn định của nền kinh tế Nhật Bản. Nếu như đặc điểm về quy mô và lĩnh vực hoạt động của loại hình SME ở Nhật Bản không có nhiều khác biệt so với các nhiều nước thì việc phối hợp, hợp tác và quan hệ đan xen giữa chúng với các công ty lớn ở Nhật Bản lại là đặc điểm khá độc đáo trong cơ cấu công nghiệp của nước này. Chính sự phối hợp có hiệu quả giữa chúng đã tạo nên sức mạnh và động lực của sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Thứ nhất, dù có sự phân tán và hoạt động khác nhau song xét về cơ cấu chung, xí nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản là một bộ phận trong dây chuyền sản xuất chung. Điều này thể hiện rất rõ trong mối liên kết của chúng với các công ty lớn. Thường thì các xí nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận các công đoạn trước và sau quá trình chế tạo của các xí nghiệp lớn. Nhiều xí nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ, song đa phần đều có quan hệ với nhiều công ty khác nữa. Thứ hai, việc tìm kiếm và huy động các nguồn vốn của SME cũng là một cách để duy trì hoạt động bình thường của cả quá trình sản xuất khi coi công ty lớn và các SME nằm trong một hệ thống có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bản thân các công ty nhỏ đã tự vươn lên do yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng, kỹ thuật, qua đó giữ uy tín với công ty mẹ. Ngoài ra, nhờ mối liên kết với công ty mẹ, các công ty con này có thể liên tục thay đổi từng phần kỹ thuật và công nghệ của mình. Tuy phụ thuộc vào công ty mẹ về dây chuyền sản xuất, về kỹ thuật công nghệ nhưng các SME của Nhật Bản vẫn giữ được tính độc lập tương đối. Đây là điểm hết sức quan trọng để khẳng định vai trò của nó trong sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Một biểu hiện rất rõ của tính độc lập của SME ở Nhật Bản là sự phát triển đầu tư ra nước ngoài. Chỉ riêng năm 1993, các SME của Nhật Bản đã thực hiện 698 dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm 432 dự án của các công ty sản xuất, 110 dự án của các công ty thương mại, 19 dự án của các công ty xây dựng; trong số đó có 533 dự án đầu tư vào khu vực Châu á Nhật Bản, Xuất bản lần thứ nhất NXB United Publisher Inc. 1994 . Vì thế, quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản cũng là quá trình hoạt động và phối hợp có hiệu quả của cơ cấu công nghiệp hai tầng độc đáo. Sự kết hợp này không những không triệt tiêu lợi thế của nhau mà còn tạo ra hợp lực chung, mà nếu đứng ở vị trí riêng rẽ của mỗi loại hình sẽ không thể có được. Như vậy, nhìn chung, đặc trưng của liên kết các SME của Nhật Bản với công ty mẹ là: SME là vệ tinh của các doanh nghiệp lớn – công ty mẹ, là hệ thống nhận thầu lại công việc của những doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp được tổ chức theo các giai tầng: công ty mẹ, công ty con – cấp 1, 2, 3; các công ty con có hợp đồng liên tục, dài hạn với các công ty mẹ. Suy cho cùng thì dù có phát triển bằng nhiều cách thức đa dạng, riêng đối với từng loại doanh nghiệp thì nguồn gốc để có được sự phối hợp đó chính là đáp ứng lợi ích trước mắt và lâu dài của nhau. Vấn đề là ở chỗ tìm kiếm một cơ chế để có thể bảo đảm lợi ích đó tồn tại và phát triển. Sự độc đáo của doanh nghiệp Nhật Bản chính là ở điểm ấy và là cái mà Việt Nam cũng như nhiều nước đi sau cần xem xét, tham khảo để tìm cho mình một cơ chế phù hợp. Hoàn cảnh và điều kiện xây dựng DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở Việt Nam hiện nay Hoàn cảnh quốc tế Môi trường kinh tế quốc tế Sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ đã có tác động to lớn đến nền kinh tế thế giới, vốn vẫn chưa hoàn toàn ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu á. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2001 chỉ đạt 1,4%, so với 3,8% năm 2000 và dự kiến, năm 2002 cũng chỉ đạt 1,6%. Thương mại toàn cầu cũng tụt xuống mức thấp nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại, với tốc độ giảm từ 13% xuống 1% năm 2001. Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, những xu hướng sau sẽ tiếp tục là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm: Thứ nhất, nền kinh tế tri thức sẽ tiếp tục phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là lấy khoa học công nghệ hiện đại làm xương sống, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì thế, sự cạnh tranh trên phạm vi thế giới đã trở thành sự cạnh tranh quốc lực tổng hợp, lấy kinh tế làm cơ sở, lấy khoa học công nghệ để mở đường. Năm 1997, giá trị khoa học công nghệ cao trong ngành công nghệ thông tin của Mĩ đã chiếm hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao (chủ yếu là công nghệ thông tin) chiếm gần 40% giá trị hàng xuất khẩu. Gần 50% tổng giá trị sản phẩm quốc nội của các nước OECD là từ các ngành sản xuất có tri thức làm nền tảng. Thứ hai, mở cửa và hội nhập sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển rất sôi động, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của toàn thế giới cũng như của mỗi quốc gia. Thông qua hội nhập, các nền kinh tế đang phát triển có thể thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư, khoa học công nghệ, khoa học quản lý từ các nước phát triển, đồng thời mở ra cho các nước này một thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu rộng lớn. Từ đó, các nước đang phát triển có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng được cơ cấu sản phẩm tối ưu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Thứ ba, toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ là xu thế tất yếu. Thực vậy, nền kinh tế của các quốc gia đang ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Một sản phẩm không còn được tạo thành từ một quốc gia mà giờ đây đã được tạo thành từ nhiều quốc gia khác nhau. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia (TNC) càng làm cho xu thế này rõ rệt hơn. Các TNC có chi nhánh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng. Nó đã tạo ra gần 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, 50% kim ngạch mậu dịch, 90% công nghệ kỹ thuật cao, 75% chuyển giao công nghệ của toàn thế giới. Bối cảnh kinh tế trên sẽ đem lại cho chúng ta những cơ hội lớn, đồng thời cũng là những thách thức lớn mà chúng ta phải tính đến trong quá trình lựa chọn một mô hình phù hợp cho quá trình xây dựng các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Xu thế phát triển của tập đoàn kinh tế hiện nay Hiện nay trên thế giới có hai xu thế trái ngược nhau liên quan đến hình thức kinh doanh lớn. Một là xu hướng sáp nhập ở một số nước, mà chủ yếu là các nước châu Âu. Các doanh nghiệp lớn sáp nhập với nhau, hình thành nên những tập đoàn khổng lồ, chi phối hầu hết một lĩnh vực nào đó của khu vực hoặc thế giới. Gần đây, xu hướng này lan sang cả ngành ngân hàng, tạo nên những tập đoàn tài chính khổng lồ, như ngân hàng Nationale de Paris sáp nhập với Parisbank, lập nên một ngân hàng mới với số vốn hàng trăm tỷ USD. Việc sáp nhập này là nhằm tăng hiệu quả theo quy mô, tăng cường khả năng cạnh tranh của các tập đoàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc mở rộng quy mô như vậy lại không cải thiện mấy hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của cả tập đoàn. Lý do có nhiều, chẳng hạn như sự thiếu mềm dẻo trong chính sách của quốc gia, ví dụ như việc sáp nhập 2 ngân hàng lớn của Đức là Deutsche Bank và Dresdner không mang lại kết quả như mong muốn do luật lao động của Đức quá cứng nhắc, khó giảm số lao động dư thừa. Theo ý kiến của các nhà quan sát, muốn đảm bảo việc sáp nhập mang lại kết quả tốt thì Nhà nước phải tạo được sân chơi bình đẳng cho kinh doanh riêng lẻ, ngừng trợ cấp cho ngân hàng quốc doanh, nới lỏng luật lao động và chấp nhận sáp nhập xuyên quốc gia. Hai là xu thế giảm bớt quy mô, hoặc thậm chí phá sản ở một số tập đoàn ở châu á. Ví dụ Hàn Quốc, đến ngày 23/1/1997, đã có 11 tập đoàn bị phá sản. Tổng số nợ nước ngoài đến thời điểm đó là 1 tỷ won (khoảng 727,8 triệu USD). Để giải quyết tình trạng này, nhiều tập đoàn đã phải bán bớt cổ phần và tài sản, như Huyndai đã bán bớt các chi nhánh của mình, chỉ giữ lại 57 đơn vị sản xuất kinh doanh, so với 95 đơn vị trước đây, thu về 85,5 tỷ USD tiền vốn. Hoàn cảnh trong nước Trong hơn 10 năm qua, dưới ánh sáng của các nghị quyết Đại hội VII, VIII và IX, chúng ta đã triển khai nhiều chủ trương, thực hiện nhiều biện pháp sắp xếp, đổi mới và phát triển các DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Những biện pháp kiên quyết và sâu rộng nhất tập trung chủ yếu ở 3 đợt chính: Đợt thứ nhất (1990 - 1993): tập trung kiểm soát số lượng DNNN, vốn đã bị bung ra trong một thời gian dài trước đó. Nhiệm vụ chủ yếu là sắp xếp lại những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, hình thành một số tiêu chuẩn điều kiện cho các DNNN như về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh, quy mô, luận chứng về thị trường, tiêu thụ sản phẩm …. Đợt thứ hai (1994 - 1997): tập trung khắc phục tính chất hành chính trung gian của các tổng công ty cũ, thành lập mới các tổng công ty Nhà nước theo quyết định 90, 91 của Thủ tướng Chính phủ (TCT 90, TCT 91) trong những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tiến hành cổ phần hoá một số các DNNN, đưa vào thực hiện luật DNNN, bắt đầu xoá bỏ dần chế độ chủ quản của các cơ quan hành chính Nhà nước. Đợt thứ 3 (1998 - nay), tiếp tục củng cố và hoàn thiện các TCT, thực hiện các biện pháp nhằm lành mạnh hoá tài chính của các DNNN, lập kế hoạch chiến lược đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các DNNN. Chúng ta tiếp tục tiến hành việc chuyển một bộ phận các DNNN sang hình thức công ty cổ phần, bắt đầu triển khai các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 4 (Khoá VIII). Nhờ những biện pháp đó, đến nay, số lượng DNNN đã giảm đi nhiều, từ 12.300 doanh nghiệp trước đây xuống còn 5.571 (2001) doanh nghiệp, tức giảm 54,7%, trong đó có 17 TCT 91, 77 TCT 90. Cơ cấu DNNN bước đầu đã được điều chỉnh cho hợp lý hơn. Quá trình tích tụ và tập trung vốn đã có bước cải thiện đáng kể. Nếu năm 1994, số DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 50% tổng số thì đến năm 2000, số đó chỉ còn 25%. Số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng tăng tương ứng là 10% lên 20%. Vốn bình quân của tất cả các DNNN tăng gần 7 lần, từ 3,3 tỷ năm 1994 lên 22 tỷ năm 2000. Thực tế đã chứng tỏ DNNN thực sự có vai trò chi phối, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển đúng quỹ đạo, góp phần quyết định vào việc tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Phần đóng góp của DNNN chiếm gần 40% tổng nộp ngân sách và trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tỷ lệ nộp ngân sách trên một đồng vốn đã tăng từ 14,7% năm 1991 lên 28% năm 2000. Tỷ lệ đóng góp của DNNN trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng từ 6,8% năm 1993 lên 12% năm 2000. Những kết quả này mới chỉ là bước đầu nhưng đã xoá đi mặc cảm rằng cứ nói đến DNNN là nói đến kém hiệu quả, thua lỗ triền miên. Về việc xây dựng các tập đoàn kinh tế, nhờ có sự quan tâm và đầu tư rất lớn của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã thành lập được 17 TCT 91 (tổng công ty thành lập theo quyết định 91 của thủ tướng Chính Phủ) và 74 TCT 90 (tổng công ty thành lập theo quyết định 90). Chúng ta cũng dần kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động của các TCT, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Kết quả đạt được cũng rất khả quan: các TCT đã bảo toàn được vốn, huy động được nhiều nguồn lực đầu tư mới, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất, hiệu quả và sức cạnh tranh đã có bước tăng đáng kể. Theo Cục tài chính doanh nghiệp – bộ tài chính, năm 2001, riêng 17 TCT 91 đã tự bổ sung 18.038 tỷ đồng vốn, các TCT đã đạt mức doanh thu tăng 27,6%, nộp ngân sách tăng 39,9% so với năm 99. Các TCT ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước sau đúng 10 năm thực hiện cũng đã đem lại những kết quả hết sức khả quan. Đến cuối năm 2001, chúng ta đã cổ phần hoá được 773 DNNN và bộ phận DNNN. Tổng số vốn Nhà nước được đánh giá lại trong các DNNN được cổ phần hoá là 2.714 tỷ đồng (không kể giá trị quyền sử dụng đất), tăng 13,7% so với trước cổ phần hoá, bằng 1,97% tổng vốn nhà nước trong các DNNN. Trong số các doanh nghiệp được cổ phần hoá, TCT91 chiếm 25%, còn lại là các doanh nghiệp địa phương. Các hình thức cổ phần hoá cũng hết sức đa dạng, từ giữ nguyên giá trị doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu, tách một bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hoá, chuyển toàn bộ DNNN sang công ty cổ phần cho đến bán một phần DNNN. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã thực sự làm ăn có lãi, người lao động gắn bó hơn với công ty. Theo các số liệu của 202 doanh nghiệp đã cổ phần hoá trên 1 năm thì tính chung, doanh thu của các doanh nghiệp đã tăng 1,4 lần, lợi nhuận tăng 22%, vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng 17,3%. Số người lao động có việc làm cũng tăng trên 5,1% so với trước khi cổ phần hoá. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích có thể thấy nổi lên một số yếu kém và những vấn đề đặt ra đối với quá trình sắp xếp và đổi mới các DNNN như sau: Thứ nhất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với điều kiện và lợi thế có được. Tốc độ tăng trưởng của các DNNN cũng có dấu hiệu giảm dần, nợ khó đòi ngày càng lớn; DNNN vẫn còn ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. Theo đánh giá chung, mới chỉ có khoảng 40% DNNN làm ăn có hiệu quả, 40% còn gặp nhiều khó khăn, khi lỗ, khi lãi, còn lại 20% là thực sự chưa có hiệu quả. Thuế thu nhập doanh nghiệp của DNNN còn chiếm tỷ trọng thấp trong nộp ngân sách Nhà nước (14,2% năm 2001); tỷ suất lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm dần từ 11,2% năm 1996 xuống 9,5% năm 2000. Các Tổng công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về vốn (66%) nhưng mới tạo ra được 58% doanh thu, trong đó TCT 91 chiếm 44% về vốn ngân sách cho toàn bộ các doanh nghiệp nhưng chỉ tạo ra 31% doanh thu. Các TCT 90 nắm giữ 22% vốn nhưng cũng chỉ tạo ra 27% trong tổng doanh thu của toàn bộ các DNNN. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, xếp hạng 62/75 về chỉ số năng lực cạnh tranh Kết quả công bố 18/10/2001 . Thứ hai, đầu tư đổi mới công nghệ chậm, trình độ công nghệ lạc hậu đang là cản trở lớn đối với cạnh tranh và hội nhập. Theo số liệu của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, trừ một số doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới và khu vực (doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi, dêt…) còn lại thì đều lạc hậu so với thế giới và khu vực từ 3 – 5 thế hệ, trình độ cơ khí hoá, tự động hoá dưới 10%, mức độ hao mòn hữu hình từ 30% đến 50%. Hậu quả trực tiếp của tình trạng trên là một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt, thép, phân bón, ximăng, kính xây dựng… có mức giá cao hơn giá nhập khẩu từ 20% – 40%, riêng đường thô cao hơn 70% – 80%. Đến cuối năm 2001, cả nước mới có gần 500 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO, trong đó có 231 DNNN. Thứ ba, quy mô của các DNNN vẫn còn nhỏ, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề và tổ chức quản lý. Đến nay cả nước có 5571 doanh nghiệp với tổng số vốn khoảng 116 000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có gần 21 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ chiếm tới 65,4%. DNNN chưa tập trung hoàn toàn vào những ngành và lĩnh vực then chốt, trọng yếu của nền kinh tế. Thứ tư, tình trạng lao động thiếu việc làm và dôi dư có xu hướng ngày càng tăng, gây khó khăn lớn cho quá trình đổi mới và phát triển DNNN. Theo số liệu của bộ Lao động Thương binh - Xã hội, hiện nay số lao động không có việc làm thường xuyên và mất việc làm ở các doanh nghiệp khoảng 20%, có doanh nghiệp lên tới 40%. Thứ năm, trình độ quản lý của các DNNN phần lớn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Nhiều cán bộ quản lý của các DNNN còn chưa được đào tạo bài bản, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, còn nhiều lúng túng khi làm ăn trong cơ chế thị trường. Thứ sáu, cơ chế chính sách quản lý kinh tế, quản lý DNNN còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ. Những hạn chế, yếu kém của DNNN có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan: Chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Nhiều vấn đề còn chưa rõ, còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng vẫn chưa được tổng kết và rút kinh nghiệm. Quản lý Nhà nước đối với DNNN còn nhiều yếu kém, vướng mắc; cải cách thủ tục hành chính diễn ra chậm. Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy cán bộ và người lao động nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh. Một bộ phận cán bộ doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực cũng như phẩm chất chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN còn chưa tương xứng với vai trò của nhiệm vụ quan trọng này. Tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan Đảng tại DNNN còn chậm được đổi mới. Nhận thức được vai trò to lớn cũng như những khó khăn tồn tại cần khắc phục của các DNNN, Đảng và Chính phủ đã nhấn mạnh đường lối chỉ đạo đối với công cuộc sắp xếp và đổi mới DNNN và đề ra mục tiêu 10 năm 2001 – 2010: “Sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước, góp phần quan trọng bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu của xã hội và nhu cầu cần thiết của quốc phòng, anh ninh, là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX – NXB CTQG 2001, tr.9 . Một trong những vấn đề hiện nay là phải tiến hành đổi mới, sắp xếp các DNNN lớn, chủ yếu là các Tổng công ty theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa chúng thực sự trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh và chi phối trong nền kinh tế. Chương II Triển vọng của việc cải cách DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con ở việt nam hiện nay Những hạn chế của mô hình Tổng công ty ở Việt Nam hiện nay Tổng quan về các Tổng công ty ở Việt Nam Như trên đã trình bày, cả nước hiện có 17 TCT 91 và 77 TCT 90. Có thể nói, các TCT này là các DNNN có quy mô lớn, kinh doanh trong những ngành, những lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, làm nòng cốt thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là quá trình nhằm thúc đẩy việc tích tụ và tập trung vốn, tạo điều kiện chuyên môn hoá sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời tiến tới xoá bỏ cơ chế bao cấp hành chính chủ quản, xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương. Điều kiện ra đời và hoạt động của các TCT hiện nay là: Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 90/TTg nhằm đánh giá kết quả hoạt động, chấn chỉnh tổ chức quản lý các doanh nghiệp đã được sắp xếp đăng ký theo Nghị định 388/HĐBT, tiếp tục thành lập và đăng ký lại những DNNN chưa làm xong; sắp xếp, thành lập và đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty, công ty lớn. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng ra quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 về thí điểm thành lập các tập đoàn kinh doanh ở một số bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Để được thành lập và đăng ký lại theo Quyết định 90/TTg, các TCT phải có đủ 6 điều kiện sau: a) Tổng công ty là doanh nghiệp Nhà nước có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo. b) Toàn Tổng công ty có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, đối với một số Tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng. c) Tổng công ty thực hiện hạch toán kinh tế theo một trong hai hình thức sau: - Hạch toán toàn Tổng công ty, các đơn vị thành viên hạch toán báo sổ. - Hạch toán tổng hợp có phân cấp cho các đơn vị thành viên. d) Có luận chứng kinh tế - kỹ thuật về việc thành lập Tổng công ty và đề án kinh doanh của Tổng công ty và văn bản giám định các luận chứng đó. e) Có phương án bố trí cán bộ lãnh đạo và quản lý đúng tiêu chuẩn, đủ năng lực điều hành toàn bộ hoạt động của Tổng công ty. g) Có điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan chủ quản phê duyệt và được tuân thủ trong thực tế Nghị định 90/NĐ-TTg ngày 7/3/1994 . TCT 91 tương tự TCT 90 nhưng phải có ít nhất 7 doanh nghiệp thành viên và có vốn pháp định ít nhất 1000 tỷ đồng. Tính đến 31/3/2002, Thủ tướng Chính phủ đã cho thành lập 94 TCT. Các TCT có 1.392/1.600 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, bằng 24% tổng số DNNN hiện có, chiếm 66% về vốn (98.809 tỷ đồng). Vốn Nhà nước của các TCT 91 là 75.910 tỷ đồng, bình quân vốn Nhà nước của mỗi TCT là 4.450 tỷ đồng. Vốn Nhà nước của các TCT 90 là 22.450 tỷ đồng, bình quân mỗi TCT là 293 tỷ đồng. (Chi tiết về tài sản và vốn của các TCT 90, 91 xem phụ lục) Trên thực tế, các TCT đã trở thành lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế và là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước, duy trì được mức tăng trưởng cao so với toàn bộ khu vực DNNN, nắm hầu hết các đầu mối xuất nhập khẩu quan trọng. Các TCT chiếm 58% doanh thu, 67% nộp ngân sách của toàn bộ các DNNN (riêng 17 TCT 91 đóng góp 31% doanh thu, xấp xỉ 51% mức nộp ngân sách của toàn bộ các DNNN). Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra khi thành lập thì kết quả đạt được còn một khoảng cách khá xa. Một số TCT hoạt động có hiệu quả thì nguyên nhân quan trọng là dựa vào độc quyền Nhà nước, biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền công ty. Thí dụ như bưu chính viễn thông, điện lực. Năm 2000, các TCT 91 xuất khẩu được 3,45 tỷ USD, bằng 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước thì riêng TCT dầu khí đã xuất khẩu được 3,22 tỷ USD, chiếm 93,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ các TCT 91. Kim ngạch xuất khẩu của các TCT 91 còn lại chỉ chiếm 6,7% và nếu so với toàn bộ DNNN thì tỷ lệ cũng không lớn. TCT Thép Việt Nam được Nhà nước ưu tiên nhiều, nhưng năm 2001 mới chỉ chiếm được 28,5% thị phần trong nước, trong khi có tới 5/13 công ty thành viên bị lỗ. Các TCT chiếm 67% tổng nộp ngân sách của toàn bộ DNNN nhưng phần thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm 10,5% tổng nộp ngân sách. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các TCT có xu hướng giảm dần. So với các DNNN khác thì các TCT chiếm tỷ trọng lớn về vốn (66%) nhưng mới tạo ra được 58% doanh thu. Mặc dù đa số các Tổng công ty đều có các chỉ tiêu kinh tế tăng về giá trị tuyệt đối nhưng mức tăng lại giảm qua từng năm. Các chỉ tiêu tăng trưởng về vốn, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của các TCT 91 trong năm 1998 đều thấp hơn năm 1997. Năm 2000, kết quả hoạt động kinh doanh vẫn tiếp tục giảm. So với năm 1999, doanh thu chỉ tăng 10%, lợi nhuận giảm 7,6%, nộp ngân sách chỉ tăng 2,2%. Một số Tổng công ty có doanh thu giảm mạnh như Lương thực Miền nam (29%), Cà phê Việt Nam (6,5%). Có 8/17 TCT giảm lợi nhuận, điển hình là TCT Điện lực (29,8%), Lương thực Miền Bắc (26%). Về nộp ngân sách có 11/17 TCT nộp giảm so với 1999, điển hình là TCT Lương thực Miền nam (76,6%), TCT Hàng không Việt Nam (34,3%). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm dần. Nếu năm 1996, các TCT 91 đạt tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh là 15,1% thì năm 1997 rút xuống còn 13,2%, năm 1999 tăng lên 14,4% nhưng năm 2000 lại giảm xuống chỉ còn 12,3%. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tương ứng là 12,8 xuống 10,5%, 9,4%, 8,1%. Bảng 1: Hiệu quả hoạt động của các TCT 91 stt Tên Tổng công ty Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận/Vốn NN 1997 1998 1999 1997 1998 1999 1 Hàng hải 0,08 0,08 0,06 0,1 0,07 0,05 2 Thép - 0 0,01 - 0,01 0,02 3 Điện lực 0,016 0,11 0,14 0,09 0,08 0,08 4 Công nghiệp tàu thủy 0,01 0,01 0,01 0,03 0,04 0,02 5 Giấy 0,03 0,03 0,02 0,06 0,07 0,04 6 Cao su 0,15 0,05 0,07 0,07 0,02 0,04 7 Cà phê 0,03 0,03 - 0,08 0,04 - 8 Than 0,06 0,01 0 0,07 0,01 0 9 Lương thực miền Nam 0,02 0,02 0,01 0,17 0,35 0,09 10 Xi măng 0,08 0,09 0,1 0,09 0,08 0,08 11 Dầu khí 0,52 0,16 0,18 0,25 0,24 0,4 12 Lương thực miền Bắc 0,02 0,02 0,02 0,11 0,11 0,05 13 Hàng không 0,01 - 0,05 0,02 - 0,2 14 Thuốc lá 0,02 0,02 0,01 0,16 0,11 0,07 15 Hoá chất 0,04 0,04 0,03 0,05 0,14 0,08 16 Dệt - may 0,01 0,01 0,01 0,03 0,01 0,02 17 Bưu chính - Viễn thông 0,27 0,3 0,22 0,31 0,24 0,2 (Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước) Việc thành lập các TCT là nhằm mục đích tích tụ và tập trung vốn nhưng đáng tiếc, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các TCT không thực hiện được mục tiêu này, gây lãng phí một lượng lớn vật chất của xã hội. Gần 80% số TCT 90 chưa bảo đảm tiêu chí về vốn (ít nhất 500 tỷ đồng). Năm 1997 vốn nhà nước bình quân của một Tổng công ty là 256 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) bằng 8% mức vốn Nhà nước bình quân của TCT 91. Nhưng điều đáng nói là có tới 53/68 (38,2%) TCT 90 có vốn dưới 100 tỷ đồng. Đến năm 2000, vốn Nhà nước bình quân của một tổng công ty 90 là 293.8 tỷ đồng, trong đó các tổng công ty có vốn dưới mức bình quân chiếm 74% (57/77) và vốn dưới 100 tỷ đồng chiếm 29,8% (23/77). Đặc biệt, có những TCT có số vốn quá nhỏ như TCT phát hành sách (13,6 tỷ đồng), TCT Thuỷ sản Hạ Long (28,8 tỷ đồng)… Đối với các TCT 91 thì 5/17 TCT có mức vốn dưới 1000 tỷ đồng. Đó là các TCT công nghiệp tàu thuỷ (258,7 tỷ đồng), Lương thực Miền Bắc (305,9 tỷ đồng), Cà phê Việt Nam(580 tỷ đồng)… Sở dĩ có tình trạng này là do trong quá trình tổ chức sắp xếp lại (và cả sau này khi thành lập mới một số TCT) ta đã làm theo kiểu chiến dịch, phong trào, không kiên quyết tuân theo các tiêu chí đã đề ra, cho phép quá nhiều “đặc thù”, “ngoại lệ”. Ngoài ra, tình trạng tài chính của các TCT cũng trong tình trạng hết sức đáng lo ngại. Phần lớn TCT 91 có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, bình quân khoảng 60-70%. Nợ nhiều thì phải trả lãi nhiều, trong nhiều trường hợp, lãi làm ra không đủ để trả lãi vay. Bảng 2: Tỷ lệ nợ bình quân của các TCT 91 1996 1997 1998 1999 Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu bình quân 65,3 59,6 67,5 65 Tỷ lệ phải thu/Vốn chủ sở hữu 33,6 38,4 31,7 24,5 Tỷ lệ nợ ngắn hạn/ Vốn chủ sở hữu bình quân 21,8 18,4 42,3 43,9 Tỷ lệ nợ/ Vốn của một số TCT Điện lực 38,1 54,4 80 123,4 Công nghiệp tàu thuỷ 216,6 194,6 228,6 217,5 (Nguồn: Tư liệu Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp) Theo các nhà phân tích, TCT được tổ chức trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh tế, kể cả những ngành mà Nhà nước không cần tổ chức các TCT như nhựa, da giày, sành sứ thuỷ tinh công nghiệp, rau quả, chăn nuôi, dâu tằm tơ, chè, cơ khí xây dựng. Đây là một sự dàn trải không cần thiết. Theo tinh thần của Nghị quyết hội nghị lần thứ III, ban Chấp hành TW Đảng khoá IX thì có tới 31 TCT 90 nằm trong các lĩnh vực không cần tổ chức TCT. Mục tiêu đề ra là “từng bước xoá bỏ dần cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp TW và doanh nghiệp địa phương” cũng không thực hiện được. Các TCT 90 vẫn chịu sự quản lý của các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TCT 91 trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Nhiều Bộ còn can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các TCT và nhiều TCT cũng không muốn tự rứt bỏ khỏi sự can thiệp của cơ quan chủ quản. Về mặt tổ chức, phần lớn mối quan hệ giữa TCT và các doanh nghiệp thành viên còn lỏng lẻo, mang tính hành chính, chưa dựa trên quan hệ sản xuất kinh doanh, tài chính, nghĩa vụ và quyền lợi, vì vậy không tạo được sức mạnh tổng hợp. Nhiều TCT chưa thực hiện được vai trò khai thông thị trường, điều hoà và sử dụng vốn có hiệu quả, cũng như đầu tư hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thành viên. Như vậy, mục đích ra đời của các TCT là nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của các DNNN vẫn chưa đạt được. Hơn nữa, TCT chưa thực sự trở thành lực lượng kinh tế mạnh tương xứng với các lợi thế cũng như nguồn lực được Nhà nước giao cho quản lý. Những hạn chế của mô hình Tổng công ty hiện nay Qua những tổng kết và đánh giá về những mặt làm được và chưa làm được của các TCT thời gian qua, ta có thể rút ra được những hạn chế của mô hình Tổng công ty hiện nay là: Thứ nhất, về mặt tổ chức, xét về thực chất, các TCT hiện nay được thành lập chủ yếu dựa trên việc tập hợp các DNNN để có đủ ít nhất 7 thành viên đối với TCT 91 và 5 thành viên đối với TCT 90. Đó mới chỉ là sự kết hợp theo mệnh lệnh hành chính, liên kết các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập trong ngành với nhau theo kiểu “các củ khoai tây trong cùng một bị ”, không dựa trên cơ sở tự nguyện và liên kết kinh tế, chưa phải là tuân thủ theo “yêu cầu của nền kinh tế thị trường”, mà mới chỉ là quyết định từ bên trên đưa xuống chứ không phải xuất phát từ nhu cầu phát triển từ bên dưới. Vì vậy, các TCT chưa thực sự là một thể kinh tế thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn tổng công ty, chưa khắc phục được tình trạng hoạt động rời rạc của các doanh nghiệp thành viên bằng cơ chế, tổ chức điều hành, nhất là về mặt tài chính và nhân sự. Thứ hai, quan hệ giữa các đơn vị thành viên với nhau chưa có sự đổi mới thực sự. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên đều được thành lập lại theo Nghị định 338/HĐBT, qua nhiều năm đã quen với nếp hoạt động hoàn toàn độc lập, trong khi các TCT sau khi thành lập lại không kiên quyết và không có kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại một cách toàn diện và triệt để nên việc điều hành trở nên chồng chéo. Các trường, viện nghiên cứu giao về cho các TCT đều không hoạt động có hiệu quả làm khả năng tự đổi mới công nghệ của các TCT rất hạn chế. Trong khi đó, mô hình tổ chức thiếu tính mềm dẻo nên nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả lại bị gò bó, trói buộc bằng những mệnh lệnh từ cấp trên khi hoạt động trong tổ chức TCT. Về phần các TCT, do cơ chế hành chính, mệnh lệnh là chủ yếu nên Tổng công ty không giúp được và cũng không có biện pháp hiệu quả để giúp các đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường là khâu quyết định đối với kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng gặp rất nhiêù khó khăn nan giải, hàng tồn kho luôn vượt quá định mức, bị hàng lậu cạnh tranh,… trong khi TCT không đủ sức đóng vai trò chủ đạo trong việc khai thông thị trường. Thứ ba, chức năng quản lý của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành của Tổng giám đốc còn chưa được phân định rõ ràng nên dẫn đến tình trạng “nếu Tổng giám đốc không trình duyệt gì thì Hội đồng quản trị chỉ ngồi chơi”. Nguyên do là trong Luật doanh nghiệp Nhà nước, quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc là quá lớn. Từ phương án phát triển dài hạn, ngắn hạn của doanh nghiệp đến phương án bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ ... đều do Tổng giám đốc chủ động đề nghị trình lên Hội đồng quản trị. Ngoài ra, việc Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị cùng ký nhận vốn Nhà nước giao nên không xác định rành mạch được quyền hạn và trách nhiệm cũng như địa vị pháp lý của mỗi chức danh này. Kết quả là cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi Chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp quá sâu việc điều hành hoạt động của TCT, làm lu mờ vai trò điều hành của Tổng giám đốc, có nơi thì ngược lại. Việc thành lập Hội đồng quản trị ở các TCT Nhà nước là cần thiết nhưng địa vị pháp lý của Hội đồng quản trị chưa được quy định rõ ràng.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước thì Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp song chưa quy định rõ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của doanh nghiệp hay là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc xác định cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị còn gặp nhiều lúng túng. Thứ tư, một số cơ chế hoạt động của Tổng công ty nhà nước không phù hợp với quy luật kinh tế, đặc biệt là cơ chế hạch toán. Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động sáng tạo, còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì chỉ chăm lo đến lợi ích của riêng mình như những DNNN độc lập ngoài TCT, thiếu sự gắn kết toàn TCT. Mặt khác, Nghị định 39/CP quy định về việc ban hành Điều lệ mẫu TCT có nhiều điểm hạn chế, không phù hợp với thực tế. Mỗi TCT có một đặc thù khác nhau, hoạt động trong những điều kiện khác nhau, với cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm không giống nhau nhưng đều phải tuân theo điều lệ mẫu. Rõ ràng điều này thể hiện sự gò bó, cứng nhắc, mang màu sắc mệnh lệnh. Khi thành lập, các TCT 91 và TCT 90 hầu như đều không tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp thành viên, ngoại trừ một số bộ phận của doanh nghiệp thành viên và số rất ít doanh nghiệp thành viên thực hiện cổ phần hoá hoặc giải thể. Trong khi đó, phương án sắp xếp nhằm tinh giảm bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT lại chưa tích cực. Trong nội bộ TCT có tâm lý ngại chuyển doanh nghiệp thành viên sang hình thức sở hữu khác vì theo luật hiện hành, các công ty cổ phần không thuộc diện TCT quản lý. Thứ năm, quan hệ giữa TCT với các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và thực hiện một số quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ. Nổi cộm nhất là vấn đề duyệt dự án đầu tư và quản lý cán bộ. Đối với TCT 91, khi xoá bỏ quan hệ hành chính chủ quản, các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi phải chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh cần kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Một số bộ vẫn chưa phân cấp đầy đủ quyền hạn cho Hội đồng quản trị TCT 90 hoặc còn can thiệp trực tiếp vào công việc của các doanh nghiệp thành viên. Thứ sáu, cơ chế tài chính, chuyển nhượng vốn đầu tư trong nội bộ TCT không phù hợp. Về thực chất, TCT không nắm vốn và tài chính của toàn TCT vì các DNNN độc lập khi gia nhập vẫn giữ nguyên tổng tài sản sẵn có của mình và trong trường hợp được Nhà nước giao thêm vốn cho TCT thì vốn thực chất cũng được giao thẳng cho các đơn vị thành viên chứ không qua TCT. Do vậy thực chất vốn vẫn bị phân tán, TCT không có khả năng điều hòa nguồn vốn trong nội bộ của mình phù hợp với định hướng phát triển của toàn TCT. Sau đó, Chính phủ có chủ trương giao vốn cho TCT, để TCT tự quyết định phân bổ vốn đầu tư. Tuy nhiên, bước cải cách này không triệt để, việc cấp vốn xuống các doanh nghiệp thành viên vẫn dưới hình thức “xin”, “cho”, nhiều khi không hoàn toàn dựa vào hiệu quả kinh tế của việc đầu tư. Một số TCT vẫn áp dụng cơ chế trích lập quĩ từ các đơn vị thành viên lên để hoạt động còn vốn và lợi nhuận (kể cả lỗ) của đơn vị thành viên nào đơn vị đó tự quản lý. Vì vậy, TCT vẫn còn mang dáng dấp một Liên hiệp xí nghiệp. Về công ty tài chính, đây có thể nói là một định hướng hoàn toàn đúng đắn trong quá trình cải cách DNNN theo mô hình tập đoàn kinh doanh (TĐKD) nhưng chưa được các TCT quan tâm. Cho đến nay mới chỉ có 5 TCT thành lập công ty tài chính. Các công ty tài chính này cũng chưa được Nhà nước tạo một cơ sở pháp lý cho hoạt động đúng chức năng của mình. Ví dụ, việc các công ty tài chính không được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm đã hạn chế khả năng huy động vốn; không được phép đứng ra huy động vốn cho các dự án đầu tư của TCT mà chỉ được phép làm nhiệm vụ đứng ra thu xếp các nguồn vốn cho dự án; không được phép tiến hành kinh doanh ngoại hối cũng là một nhược điểm rất lớn vì hầu hết các TCT có công ty tài chính đều có doanh thu xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn . Mô hình công ty mẹ – con là hình thức tổ chức hợp lý cho các DNNN nói chung, Tổng công ty nói riêng của Việt Nam hiện nay Tiêu chí mới cho các Tổng công ty Như trên đã phân tích, mô hình TCT hiện nay có rất nhiều hạn chế, cả chủ quan lẫn khách quan. Ngày 26/4/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 58/2002/QĐ-TTg, theo đó, DNNN được phân loại theo 3 tiêu chí: Tiêu chí 1, Nhà nước nắm giữ 100% vốn đối với DNNN hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền Nhà nước (hệ thống truyền tải điện, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế…); vốn Nhà nước từ 20 tỷ đồng trở lên, mức thu nộp ngân sách bình quân của 3 năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng, đi đầu trong ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; DNNN kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất, phục vụ đồng bào nông thôn, miền núi, vùng sâu; DNNN hoạt động công ích trong in giấy bạc và chứng chỉ có giá, điều hành bay, bảo đảm hàng hải… Tiêu chí 2 là những DNNN đa dạng hoá sở hữu, gồm: cổ phần hoá trên 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp; những DNNN hoạt động trong một số lĩnh vực quan trọng khi CPH, nhà nước không giữ trên 50% tổng số cổ phần doanh nghiệp, nhưng sẽ nắm giữ cổ phần đặc biệt theo quyết định của thủ tướng Chính phủ; giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động hoặc bán doanh nghiệp với những DNNN có vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống mà không cổ phần hoá được. Tiêu chí 3 là những DNNN (không thuộc danh mục tiêu chí đầu tiên) thua lỗ kéo dài, không hoàn thành nhiệm vụ, không thực hiện được chuyển đổi sở hữu thì tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể có thể được sáp nhập, giải thể, thực hiện phá sản… Cũng theo quyết định này, Chính phủ không phân biệt TCT 90 hay TCT 91 nữa mà chỉ có một loại TCT. Nếu không kể những ngành đặc thù thì sẽ có 68/94 TCT không bảo đảm tiêu chí về vốn. Với những TCT này, tuỳ điều kiện cụ thể Nhà nước sẽ cho tổ chức lại, mà một trong các biện pháp là tổ chức cơ cấu lại theo mô hình tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hay mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con. Mô hình công ty mẹ con là biện pháp hợp lý để đổi mới các DNNN ở nước ta hiện nay 3.2.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con là giải pháp tạo mối quan hệ bình đẳng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với DNNN Như phần trên đã trình bày, mô hình TCT 90, 91 nói riêng và các DNNN nói chung hiện nay đang ngày càng thể hiện nhiều bất cập, đặc biệt là hiệu suất sử dụng vốn. Quan hệ sử dụng vốn giữa Tổng công ty và Nhà nước cũng như quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên chưa tạo được tính tự chủ về vốn cho cả hai bên. Đặc biệt, công tác quản lý tài chính của các đơn vị thành viên chưa được quan tâm đúng mức, tính chủ động trong công tác điều hành vốn cũng như quản lý còn hạn chế, khả năng huy động vốn kém. Tuy vậy, với mô hình công ty mẹ - công ty con, tổng công ty (công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên (công ty con) sẽ bình đẳng trong quan hệ theo Luật Doanh nghiệp, và vẫn hoạt động với tư cách là một pháp nhân độc lập, tự chủ kinh doanh và tự chủ về mặt tài chính. Các công ty con nằm dưới công ty mẹ sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình và nhận đặt hàng từ công ty mẹ thông qua hợp đồng kinh tế. Do vậy, mối liên hệ về vốn giữa công ty mẹ và các công ty con là thông qua các hợp đồng kinh tế chứ không phải là mối liên hệ mệnh lệnh hành chính, gượng ép hay mối quan hệ thu nộp như trong mô hình tổng công ty cũ, hay nói cách khác là “quan hệ về kinh tế” sẽ thay thế cho “quan hệ về hành chính”. Quyền lợi và trách nhiệm của các công ty con cũng đầy đủ hơn, như công ty con toàn quyền sử dụng quỹ khen thưởng từ kết quả kinh doanh theo chế độ Nhà nước và một phần quỹ phát triển sản xuất đối với các công ty con có 100% vốn là của Nhà nước. Như vậy, mặc dù có ràng buộc về tài chính nhưng các công ty vẫn có thể độc lập tương đối nhằm tối ưu hoá nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, nếu như với mô hình tổng công ty cũ, cơ chế tài chính không cho phép tổng công ty tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, tài sản, điều hoà vốn, lãi lỗ giữa các doanh nghiệp thành viên thì với mô hình mới này, công ty mẹ sẽ chi phối các công ty con theo tỷ lệ vốn đầu tư, tài sản và vị thế của mình thông qua điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính. Với tỷ lệ cổ phần chi phối, công ty mẹ có thể can thiệp dưới nhiều hình thức thông qua Hội đồng quản trị của công ty thành viên. Lợi nhuận sẽ được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của hai bên. Tất nhiên, khi việc kinh doanh thua lỗ, công ty mẹ cũng phải chia sẻ trách nhiệm với các công ty con. Ngoài ra, để xây dựng “ngôi nhà chung” đủ mạnh trong cạnh tranh của từng giai đoạn phát triển, công ty mẹ có thể huy động vốn từ các công ty con trên cơ sở sự thống nhất và tự nguyện và nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính, coi như một quỹ đầu tư chung. Nhờ cơ chế huy động vốn theo nguyên tắc có vay, có trả, công ty con khi giúp vốn được hưởng lãi theo thoả thuận và đồng vốn sẽ được đầu tư trở lại theo các dự án, hợp đồng kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con. Như vậy, với mô hình này, mối quan hệ giữa các bộ phận là bình đẳng, cùng có lợi. Có thể nói, việc củng cố lại tổ chức của các DNNN lớn của nước ta theo mô hình công ty mẹ - công ty con một mặt vừa tạo được tính tự chủ cho doanh nghiệp thành viên, mặt khác lại tạo được mối quan hệ chặt chẽ về vốn và quản lý giữa công ty mẹ và công ty con, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho cả hai phía, thúc đẩy sự lớn mạnh của các DNNN. Nói cách khác, “thành lập công ty mẹ - công ty con cũng chính là xác định lại người chủ đích thực sở hữu đồng vốn của doanh nghiệp” Bạch Văn Bảy, Phó trưởng Ban sắp xếp lại DNNN – Thời báo Tài chính số ngày 1/10/2001 . 3.2.2 Đổi mới DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con là biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty, tiến tới thành lập các tập đoàn kinh doanh mạnh ở nước ta. Với mô hình tổng công ty cũ, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp thành viên phải cạnh tranh trực tiếp với nhau, dẫn tới sự tổn hại tất yếu của một hoặc nhiều doanh nghiệp thành viên, từ đó dẫn tới sự suy giảm hiệu quả hoạt động chung của cả tổng công ty. Trong khi đó, bản thân tổng công ty lại chỉ đóng vai trò là cơ quan quản lý đơn thuần về mặt hành chính. Sự điều phối của cơ quan quản lý là tổng công ty chỉ dừng lại ở mức trung gian chứ không quyết định trực tiếp về các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy thì không những bản thân các doanh nghiệp thành viên yếu đi mà quan trọng hơn là bản thân các tổng công ty, vốn được coi là hạt nhân của nền kinh tế, cũng tự suy yếu, không đủ sức để cạnh tranh với các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào quá trình hội nhập. Chỉ có bằng cách xây dựng các DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tuân theo đúng những quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường thì mới có thể tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm và quyền lợi, qua đó nâng cao sức mạnh của cả tập đoàn. Mặt khác, mô hình công ty mẹ - công ty con với đa sở hữu về vốn, dựa trên nguyên tắc quản lý tập trung dân chủ, bình đẳng và tôn trọng lợi ích của toàn công ty và mỗi đơn vị thành viên, sẽ giảm bớt được liên kết theo kiểu mệnh lệnh hành chính, giúp thực hiện tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực, được gắn kết với nhau bằng cơ chế vốn linh hoạt giữa công ty mẹ và các đơn vị thành viên, giữa các công ty con với nhau. Việc phân bổ lợi nhuận dựa trên tỷ lệ góp vốn và lợi ích kinh tế dựa trên cơ sở các hợp đồng kinh tế sẽ tạo nên sức mạnh toàn diện, giúp doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Không những thế, thực tế đã cho thấy, mô hình TCT 91 mới chỉ dừng lại ở mức quá độ lên tập đoàn kinh doanh. Trong tình hình mới, tập đoàn kinh doanh phải có một cơ cấu tổ chức tiên tiến, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế xã hội. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con đáp ứng được yêu cầu đó. Với cơ cấu đa sở hữu vốn, mô hình phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều thành phần kinh tế, động viên được nguồn vốn của toàn xã hội phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước. 3.2.3 Mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép kết hợp hài hoà giữa các loại hình sở hữu, tạo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Hiện tại, ở nước ta, khu vực DNNN vẫn mạng tính biệt lập do các DNNN còn được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước, về cả kinh tế và chính sách. Cơ chế của chúng ta hiện nay phần nhiều vẫn coi DNNN như là một hạng mục doanh nghiệp đặc biệt, được hưởng những ưu đãi riêng so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính điều đó đã tạo ra một mặt bằng cạnh tranh không lành mạnh, một tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại trong một bộ phận các DNNN. Điều này cũng tác động tiêu cực đến sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con có thể khắc phục được nhược điểm này. Với cơ chế đa sở hữu về vốn, nhìn một cách tổng thể có thể thấy mô hình bước đầu làm giảm bớt sự ngăn cách giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân, tạo ra một sự kết hợp hài hoà giữa các thành phần kinh tế, qua đó tăng khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh tế nhưng vẫn không làm mất đi ảnh hưởng chi phối của DNNN đối với nền kinh tế. Các thành viên của công ty mẹ khá đa dạng: ngoài những đơn vị thành viên là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc còn có công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty 100% vốn Nhà nước), công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần trong đó công ty mẹ giữ cổ phần chi phối. Tuỳ theo nhu cầu của Tổng công ty mà có thể thành lập công ty tài chính. Tổng công ty quản lý và điều hành các công ty thành viên thông qua các đại điện của mình trong Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp đó theo tỷ lệ vốn góp và điều lệ tổ chức của công ty thành viên. Điều này tạo nên sự thông thoáng, uyển chuyển, trong hoạt động của các bộ phận. Cùng là đơn vị thành viên, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ không bị phân biệt đối xử, được hoạt động trong một môi trường bình đẳng hơn. Các công ty đều được tự chủ như nhau trong việc sản xuất kinh doanh, sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mô hình mới này có thể tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế thực sự có cùng một “sân chơi” bình đẳng - điều chưa có được đối với mô hình TCT 91. Ngoài ra, nhờ mối liên kết hết sức mềm dẻo, mô hình có thể thu hút được thêm các doanh nghiệp ngoài mô hình tự nguyện tham gia, làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước đối với doanh nghiệp, đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế về quy mô, tầm hoạt động của các DNNN hiện nay. Với sự dẫn dắt của công ty mẹ, giữa các loại hình doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có sự đan xen, cùng nhau phát triển. Khả năng chi phối của DNNN đối với các thành phần kinh tế khác được duy trì trên cơ sở định hướng chiến lược, thị trường, công nghệ, lực lượng khoa học kỹ thuật… Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung được đẩy mạnh. Việc mở rộng áp dụng mô hình này là hướng quan trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh giữa DNNN và các thành phần kinh tế khác, tiến tới hoạt động theo một bộ luật Doanh nghiệp duy nhất ở nước ta. 3.2.4 Mô hình công ty mẹ - công ty con góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Như chúng ta đã biết, hiện nay Nhà nước ta đang đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực quốc doanh. Tuy vậy, hiện nay tiến trình đó đang gặp nhiều khó khăn, trì trệ. Mặc dù hoạt động của các công ty cổ phần đều cho thấy kết quả khả quan, vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp này liên tục tăng, nhưng tiến tình cổ phần hoá vẫn diễn ra chậm chạp. Số vốn Nhà nước trong các DNNN đã cổ phần hoá vẫn còn rất thấp, chỉ bằng hơn 1% tổng số vốn Nhà nước hiện có trong các DNNN. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không muốn cổ phần hoá là họ họ không muốn chuyển đổi loại hình sở hữu, lo sợ sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ mất đi các lợi thế và ưu đãi đang được hưởng. Chính vì thế, nếu mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con được nhân rộng, một sân chơi bình đẳng được tạo ra thì đó sẽ là một biện pháp tốt nhất, khuyến khích các DNNN chuyển sang cổ phần hoá, từ đó thúc đẩy quá trình cổ phần hoá theo đúng kế hoạch đã đề ra. Tóm lại, trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta, việc đổi mới các DNNN nói chung, tổng công ty nói riêng theo mô hình công ty mẹ - công ty con là hoàn toàn hợp lý và khoa học. Thực tiễn thí điểm xây dựng DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam – mô hình của Tổng công ty hàng hải việt nam (vinalines) Tổ chức doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con là một việc làm hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho pháp áp dụng thí điểm mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con đối với một số doanh nghiệp Nhà nước như Công ty xây lắp, xuất nhập khẩu vật liệu kỹ thuật xây dựng – CONSTREXIM, Xí nghiệp liên hợp thuốc là Khánh Hoà, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty đóng tàu Việt Nam… Có thể nói đây là những đại diện DNNN tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sau đây, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu thực tiễn xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con ở TCT Hàng hải Việt Nam, một trong những công ty được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện sớm nhất. 1. Khái quát về TCT Hàng hải Việt Nam Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NATIONNAL SHIPPING LINE, viết tắt Vinalines, là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trên cơ sở Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế mạnh. Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty do Chính phủ phê duyệt tại Nghị định định số 79/NĐ-CP ngày 22/11/1995, theo đó TCT Hàng hải Việt Nam là một tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do công ty quản lý, có con dấu và tài sản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài theo quy định của Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Tổng công ty. Tuy bản thân TCT mới bắt đầu đi và hoạt động từ ngày 1/1/1996 nhưng đa số các thành viên của TCT đều là những doanh nghiệp hàng hải chính của Việt Nam, đã trải qua một quá trình hơn 40 năm phát triển trên các lĩnh vực vận tải biển, khai thác cảng, dịch vụ hàng hải, đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Tại thời điểm thành lập, TCT Hàng hải Việt Nam có 33 doanh nghiệp thành viên, trong đó có 22 doanh nghiệp Nhà nước, 2 doanh nghiệp cổ phần và 9 doanh nghiệp liên doanh. TCT được giao số vốn ban đầu là 1.469 tỷ đồng với 49 tàu biển có trọng tải từ 100 DWT trở lên, với tổng trọng tải khoảng 393.401 DWT, 34 cầu tàu có tổng chiều dài 4.985 m, 6.600 m2 diện tích bề mặt (không có tàu và bến cảng chuyên dụng, năng suất thấp), 52 kho tàng có tổng diện tích 127.504 m2, 691.991 m2 bãi với 18.456 lao động, trong đó 43,47% có trình độ đại học trở lên Hệ thống văn bản về tổ chức và hoạt động của TCT Hàng hải Việt Nam . Cùng với sự ra đời của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, việc thành lập TCT Hàng hải Việt Nam là một bước lớn, góp phần đưa ngành hàng hải Việt Nam phát triển, tiến tới hoà nhập với các nước trên thế giới. Ra đời nhằm mục đích bảo đảm các yêu cầu cần thiết cho thị trường hàng hải trong nước và mở rộng quan hệ với nước ngoài, Vinaline có các nhiệm vụ chính sau: Kinh doanh vận tải biển Khai thác cảng Sửa chữa tàu biển Đại lý môi giới và cung ứng các dịch vụ hàng hải Xuất nhập khẩu vật tư, phương tiện thiết bị chuyên ngành hàng hải Nhập khẩu và cung ứng xăng dầu Cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức kinh doanh hàng hải trong nước và ngoài nước Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước về hàng hải phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước Kinh doanh các ngành nghề khác có liên quan đến hàng hải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng hải của Nhà nước. Ngoài ra, TCT Hàng hải Việt Nam còn đảm nhận trách nhiệm tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong tổng công ty. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 2000, có thể nói TCT Hàng hải Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ. Về sản xuất kinh doanh, sản lượng vận tải năm 2000 đã tăng 2,75% so với năm 1996. Sản lượng bốc dỡ cũng tăng 1,7 lần. Đội tàu và hệ thống cảng biển thuộc TCT đều được đầu tư, nâng cấp, mở rộng nên năng suất khai thác cũng tăng 30% so với năm 1996 (năng suất bình quân năm 2000 đạt 14 tấn/DWT, năm 1996 đạt 10,3 tấn/DWT), năng suất khai thác cầu cảng đạt 1.788 tấn/m.cầu năm. Doanh thu năm 2000 gấp 2,15 lần, nộp ngân sách cũng tăng gấp 2,18 lần, lợi nhuận gấp 1,69 lần so với năm 1996 Trần Hữu Tiến – Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp – Tạp chí Tài chính doanh nghiệp 7/2001 . Từ chỗ chưa có tàu chuyên dụng, TCT đã đầu tư mua sắm hoặc thuê mướn, đóng mới một loạt các tàu chuyên dụng như tàu chở hàng rời (Goldent Star, Morning Star, Polar Star…), tàu chở Container (Văn Lang, Hồng Bàng, Vạn Xuân…) và tàu chở dầu thô (President…). Các dự án đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống cảng biển do TCT phụ trách cũng được đẩy mạnh. Đến đầu tháng 6/2001, TCT đang gấp rút hoàn thành dự án cải tạo nâng cấp tại cảng Hải Phòng, dự án khu Tân Thuận tại cảng Sài Gòn, các dự án khu cảng Tiên Sa… Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của TCT trong giai đoạn này được mô tả trong bảng sau: Bảng 3: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Vinalines (1995 - 2000) (Đơn vị: Triệu đồng) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn vốn kinh doanh 1.469.324 1.661.365 1.775.869 1.906.579 2.087.964 2.287.000 Tổng doanh thu 1.529.930 2.340.134 2.760.095 3.240.465 3.477.279 3.696.423 Lợi nhuận 153.985 220.301 266.377 309.056 269.562 260.235 Nộp ngân sách 125.842 283.275 264.682 328.127 311.095 274.336 (Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) Về tổ chức sản xuất, trong vòng 4 năm (1997 - 2000), TCT đã tiến hành sáp nhập 5 doanh nghiệp độc lập, tổ chức lại 2 doanh nghiệp, kết nạp thêm 4 doanh nghiệp, cổ phần hoá 9 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, bổ nhiệm gần 100 cán bộ lãnh đạo mới. Về công nghệ, TCT đã áp dụng đồng bộ công nghệ về Container cho cả 3 khối vận tải, bốc xếp và dịch vụ nên đã góp phần làm tăng năng suất chung gần 30% so với năm 1995. Thực hiện chủ trương đầu tư và chuyển giao công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Vinalines đã tập trung đầu tư phát triển đội tàu chuyên dụng chở container, chở dầu thô, tàu RO – RO và tàu chở hàng rời có trọng tải lớn. Cùng với việc đầu tư cho đội tàu, Vinalines còn tập trung đầu tư cải tạo và nâng câp các cảng biển như Hải Phòng, Sài Gòn, khởi công xây dựng các bến bốc xếp container hiện đại, áp dụng công nghệ bốc xếp tiên tiến tại các cảng. Kết quả là TCT đã đưa trọng tải đội tàu lên trên 840 nghìn tấn (trong đó tỷ lệ tàu chuyên dụng chiếm gần 40%), gấp 2 lần trọng tải đội tàu năm 1995 và hơn 70% năng lực vận tải của đội tàu đã được khách hàng nước ngoài sử dụng. Các cảng được đầu tư theo hướng tập trung, chuyên dụng nên khả năng thông qua của các cảng đều tăng từ 1,5 – 1,7 lần so với năm 1995. Qua 5 năm hoạt động, TCT đã tổ chức lại các ngành nghề trong các đơn vị thành viên theo hướng tập trung chuyên môn hoá để có các doanh nghiệp thực mạnh trên cơ sở phối hợp về trang thiết bị, công nghệ, lao động và hợp lý hoá kế hoạch đầu tư. Để loại trừ cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ, Vinalines đã định hướng phân công tuyến hoạt động cho các đơn vị vận tải, phân khu vực và các lĩnh vực kinh doanh chính cho các đơn vị dịch vụ. Trên cơ sở định hướng phân công, các đơn vị căn cứ nhiệm vụ để đầu tư phương tiện, cung ứng vật tư… Chính nhờ có sự phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên nên trong thời gian qua nhiều đơn vị đã ổn định phát triển tốt. Thực tế đã chứng minh sự chỉ đạo chung có tính chất toàn ngành như vậy đã mạng lại hiệu quả kinh tế cao và tạo ra được một thế đứng vững chắc cho các doanh nghiệp trên thương trường. Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con của TCT hàng hải Việt Nam Cơ cấu tổ chức và quản lý của TCT Hàng hải Việt Nam trước khi chuyển đổi Bộ máy tổ chức, quản lý của TCT Hàng hải Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên, trong đó có 3 thành viên hoạt động chuyên trách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát. Các thành viên khác hoạt động bán chuyên trách theo sự phân công của Hội đồng quản trị. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Ban, bộ phận chuyên môn, bộ máy giúp việc ở các đơn vị thành viên.( Xem sơ đồ) Hội đồng quản trị TCT thực hiện chức năng quản lý, chịu trách nhiệm về sự phát triển của TCT theo những nhiệm vụ được Nhà nước giao. Ban kiểm soát là tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị. Tính đến cuối năm 2000, TCT có 20 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, 18 doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp cổ phần, 2 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. Cụ thể là: Khối vận tải biển Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO) Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VITRANSCHART) Công ty vận tải biển III (VINASHIP) Công ty vận tải dầu khí Việt Nam (FALCON) Xí nghiệp liên hiệp vận tải biển pha sông (VISERITRANS) Công ty vận tải thuỷ Bắc (NOSCO) Khối cảng biển Cảng Hải Phòng (HAI PHONG PORT) Cảng Sài Gòn (SAIGON PORT) Cảng Quảng Ninh (QUANG NINH PORT) Cảng Đà Nẵng (DA NANG PORT) Cảng Cần Thơ (CAN THO PORT) Khối dịch vụ hàng hải + Doanh nghiệp hạch toán độc lập: Công ty phát triển hàng hải (VIMADECO) Công ty container phía Bắc (VICONSHIP HP) Công ty vận tải và cung ứng xăng dầu đường biển (MAPETRANSCO) Công ty cung ứng và dịch vụ hàng hải I (MARSECO) Công ty XNK vật tư đường biển (MARINE SUPPLY) Công ty dịch vụ công nghiệp hàng hải (INSECO) Công ty hợp tác lao động với nước ngoài phía Nam (INLACO SAI GON) Đại lý hàng hải Việt Nam (VOSA) + Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Công ty tư vấn hàng hải (MARINE CONSUL) Công ty hàng hải Sài Gòn (SMC) + Công ty cổ phần Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (GEMADEPT) Công ty cổ phần đại lý vận tải (SAFI) Công ty cổ phần hợp tác lao động với nước ngoài (INLACO HP) Công ty cổ phần container phía Nam (VICONSHIP SAI GON) Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACO) Công ty cổ phần cảng cạn Container Đồng nai (ICD DONG NAI) Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội (MARINE HANOI) Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và thương mại (TRANSCO) Công ty cổ phần Container miền Trung (CENVICO) Công ty cổ phần vận tải biển Hải Âu (SESCO) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu cung ứng hàng hải (MARIMEX) Công ty cổ phần thương mại – dịch vụ tổng hợp cảng hải Phòng (HAI PHONG PORT TRANSERCO) Công ty cổ phần tin học và công nghệ hàng hải (MITECO) + Công ty liên doanh Công ty liên doanh vận tải biển Việt – Pháp (GEMATRANS Ltd) Công ty liên doanh vận tải và khai thác Container Việt Nam (VINABRIDGE Ltd) Công ty liên doanh vận tải quốc tế Nhật – Việt (VIJACO HPH) Công ty liên doanh Phili – orient Lines Việt Nam (POL VN) Công ty liên doanh vận chuyển Container VW – Waterfront Việt Nam Công ty liên doanh đại lý vận tải (COSFI) Công ty liên doanh tiếp vận Ahles – Inlaco Công ty TNHH vận tải hàng công nghệ cao (TRANSVINA). Cũng giống như đa số các TCT khác, Vinalines được thành lập chủ yếu dựa trên sự liên kết, tập hợp phần lớn các DNNN độc lập theo Nghị định 338/HĐBT. Chính vì vậy, mặc dù thu được những kết quả nhất định nhưng những kết quả này vẫn chưa tương xứng khả năng và nguồn lực mà Nhà nước đã đầu tư cho Tổng công ty. Nguyên nhân có nhiều, trong đó phải kể đến những nguyên nhân về tổ chức doanh nghiệp. Việc thành lập TCT lúc đó chủ yếu dựa vào việc liên kết, tập hợp các DNNN độc lập một cách hành chính, mệnh lệnh, chưa dựa trên sự tự giác của các thành viên. Vì vậy, TCT vẫn chỉ là một sự lắp ghép cơ học chứ chưa phải là một tổng thể thống nhất. Cơ chế tài chính đơn sở hữu về vốn, mang nặng tính hành chính, không cho phép TCT tối ưu hoá việc sử dụng nguồn vốn và tài sản. TCT sau khi đã giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên thì không còn quyền gì đối với nguồn vốn này, không thể thực hiện việc điều chuyển vốn đầu tư. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của TCT cũng có nhiều bất cập. TCT hiện chịu sự chỉ đạo điều hành của nhiều đầu mối quản lý, dẫn đến sự không thống nhất trong chỉ đạo thực hiện. Chính vì vậy mà có một số lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thị trường đầu tư, các cơ quan quản lý Nhà nước đã can thiệp quá sâu vào viêc quyết định của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp mất chủ động, bỏ lỡ cơ hội đầu tư… Những bất cập trên đòi hỏi TCT Hàng hải Việt Nam luôn phải đổi mới, tìm tòi những mô hình quản lý mới nhằm đảm bảo cho sự phát triển của mình. Một trong những mô hình đó là mô hình Tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên, hay mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con. Đầu năm 2001, TCT đã lập đề án trình Chính phủ và ngày 26/4/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 512/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm “Tổng công ty tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên” hay mô hình tổ chức công ty mẹ – công ty con. 2.2 Mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con của Vinalines Việc xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con của TCT Hàng hải Việt Nam được tiến hành theo hướng TCT sẽ tiến hành chuyển đổi phương thức đầu tư của Nhà nước vào TCT, từ chỗ giao vốn sang đầu tư vốn. TCT thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp thành viên, hạch toán kinh doanh tổng hợp, toàn quyền điều hoà phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên, tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên của TCT theo điều lệ và quy chế tài chính thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. TCT sẽ hoạt động theo Điều lệ mới dựa trên cơ chế đa sở hữu về vốn. Công ty mẹ sẽ vẫn giữ nguyên như mô hình Tổng công ty hiện nay, gồm có Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và các ban giúp việc. Trong thời gian tới, công ty mẹ sẽ tiến hành cổ phần hoá 2 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc hiện nay là Công ty tư vấn hàng hải (MARINE CONSULT) và Công ty hàng hải Sài Gòn (SMC), đưa công ty mẹ trở thành một doanh nghiệp không còn có doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. Công ty con sẽ bao gồm 4 loại: - Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước: đây là những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, được hình thành chủ yếu trên cơ sở sắp xếp lại một số đơn vị thành viên có quy mô năng lực khá lớn, hoạt động tương đối độc lập như khối cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, đồng thời, cũng có thể tiếp nhận một số đơn vị DNNN độc lập của các địa phương tự nguyện tham gia. - Doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp: gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty cổ phần. Các công ty TNHH 1 thành viên có chủ sở hữu là công ty mẹ, gồm các công ty thuộc đội tàu biển như Vosco, Vinaship, Vitranschart… Các công ty cổ phần được hình thành khi TCT hàng hải Việt Nam tiến hành cổ phần hoá một hoặc một số bộ phận trực thuộc. Hiện nay, TCT đã cổ phần hoá được một số như Gemadep, Safi, Infacon… Trong thời gian tới, TCT sẽ tiếp tục tiến hành cổ phần hoá một số bộ phận khác như Vosa Vietnam, Viconship Hải Phòng, Insaco Sài Gòn… Trong các công ty cổ phần này, công ty mẹ nắm giữ ít nhất 50% vốn điều lệ. - Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài: đây là các doanh nghiệp liên doanh giữa TCT hay công ty mẹ với các đối tác nước ngoài như Transvina, Vinabridge, Vilaco… Theo ông Trần Mạnh Hà - trưởng ban pháp chế của Vinalines, Vinalines sẽ hoạt động theo điều lệ và quy chế tài chính thí điểm do Chính phủ ban hành, theo đó TCT hay công ty mẹ sẽ điều hành các doanh nghiệp thành viên bằng 3 cơ chế chính, thông qua bộ máy điều hành của công ty mẹ: cơ chế quản lý tài chính, cơ chế quản lý kinh doanh, cơ chế quản lý hành chính. Quản lý tài chính: công ty mẹ sẽ thực hiện quyền đại diện phần vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thành viên, sẽ hạch toán kinh doanh tổng hợp, được toàn quyền điều hoà phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên và được tham gia góp vốn với các doanh nghiệp thành viên. Nhà nước sẽ giao vốn cho Vinalines và Vinalines sẽ tuỳ điều kiện để quyết định giao vốn cho thành viên nào, với số lượng bao nhiêu hoặc tham gia góp vốn với thành viên đó. Đối với công ty con là công ty cổ phần, công ty mẹ sẽ cử người đại diện cho phần vốn của mình, tham gia vào bộ máy quản lý của công ty con và chỉ hưởng lợi tức tương đương phần vốn góp, ngoài ra không thu thêm bất cứ một khoản nào khác. Đối với các doanh nghiệp thành viên là DNNN, công ty mẹ quyết định việc điều chỉnh vốn và các nguồn lực phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp, quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, dự án đầu tư và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, quyết định việc trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. Đối với các công ty con là công ty TNHH 1 thành viên, công ty mẹ có quyền điều chỉnh về vốn điều lệ, quyết đinh giá trị về tài sản khi nhượng bán thanh lý, quyết định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, quyết đinh về phương án sản xuất, đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, quyết định về giá sản phẩm, dịch vụ, trả lương và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý kinh doanh: quan hệ quản lý kinh doanh giữa công ty mẹ và các công ty con được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Công ty mẹ thực hiện việc phân công thị trường và phối hợp kinh doanh giữa các doanh nghiệp, thực hiện sự chỉ đạo thống nhất về quản lý thị trường và xây dựng giá trên nguyên tắc chống cạnh tranh trong nội bộ. Công ty mẹ thông qua các hợp đồng kinh tế, đảm bảo công tác đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao, cán bộ quản trị doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của mỗi công ty thành viên và của toàn tổng công ty. Ngoài ra, TCT còn quản lý thông qua việc thực hiện định hướng đầu tư tập trung, có hiệu quả, sử dụng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư các trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Quản lý hành chính: căn cứ vào nhiệm vụ chính mà Nhà nước giao cho tổng công ty, căn cứ vào chiến lược phát triển của ngành và nhu cầu phát triển sản xuất của từng doanh nghiệp, công ty mẹ sẽ quyết định thành lập hay mở rộng ngành nghề, mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giải thể các doanh nghiệp là DNNN hoặc công ty TNHH 1 thành viên, theo quyền hạn được quy định trong Luật DNNN và Luật doanh nghiệp. TCT quyết định việc phân công nhiệm vụ cho từng doanh nghiệp thành viên phù hợp với năng lực tổ chức và quy mô sản xuất cũng như trình độ công nghệ của mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở bộ máy tổ chức và nhiệm vụ được giao, TCT quyết định việc đề bạt, bố trí cán bộ phù hợp với quy mô tổ chức, sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thành viên là DNNN và công ty TNHH 1 thành viên; cử người đại diện tham gia quản lý và điều hành các doanh nghiệp mà TCT có cổ phần chi phối. Các giai đoạn tiến hành tổ chức lại các doanh nghiệp thành viên Quá trình chuyển đổi của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ mô hình TCT sang mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện dựa trên nguyên tắc: Phù hợp với khả năng kinh doanh, quy mô tổ chức và trình độ của từng doanh nghiệp. Bảo toàn và phát triển vốn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sở hữu về vốn. Từng bước chuẩn bị đủ các điều kiện để tham gia thị trường chứng khoán. Xuất phát từ yêu cầu trên, TCT hàng hải Việt Nam sẽ tiến hành chuyển đổi theo các giai đoạn sau: Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 * Giữ nguyên mô hình tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước- các cảng biển Đối với các doanh nghiệp Nhà nước độc lập – bao gồm 5 cảng biển là cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Quảng Ninh, cảng Đà Nẵng và cảng Cần Thơ, cho tới năm 2005, TCT Hàng hải Việt Nam sẽ vẫn giữ nguyên mô hình là các doanh nghiệp Nhà nước độc lập, với tổng số vốn đầu tư 904.669 triệu đồng. Bảng 4: Các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn giữ nguyên là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập tới năm 2005 (Đơn vị: triệu đồng) Tên doanh nghiệp Vốn (đến 01/01/2000) Tổng vốn Tỷ lệ sở hữu NN (%) 1. Cảng Hải Phòng 338.000 100% 2. Cảng Sài Gòn 460.000 100% 3. Cảng Quảng Ninh 50.069 100% 4. Cảng Đà Nẵng 35.000 100% 5. Cảng Cần Thơ 21.600 100%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan (2).doc
Tài liệu liên quan