Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai

Tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai: LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn là nước nghèo, sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc còn có nhiều chênh lệch và không đồng đều, các khu vực kém phát triển chủ yếu là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm dần đưa đất nước đi lên, hướng tới sự phát triển bền vững. Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trong những năm qua, nơi đây đã có những bước chuyển mình mới trong phát triển kinh tế, đời sống đồng bào ngày càng được nâng cao và đi vào ổn định. Với độ cao trung bình 1500 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây là một phần của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, tính đa dạng sinh học rất cao nên huyện Sa Pa có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là nước đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn là nước nghèo, sự phát triển giữa các vùng, các dân tộc còn có nhiều chênh lệch và không đồng đều, các khu vực kém phát triển chủ yếu là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu trong đường lối chiến lược, chính sách của Đảng và nhà nước ta nhằm dần đưa đất nước đi lên, hướng tới sự phát triển bền vững. Huyện Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trong những năm qua, nơi đây đã có những bước chuyển mình mới trong phát triển kinh tế, đời sống đồng bào ngày càng được nâng cao và đi vào ổn định. Với độ cao trung bình 1500 mét trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi đây là một phần của Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Có khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, tính đa dạng sinh học rất cao nên huyện Sa Pa có lợi thế đặc biệt trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi thế đó phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, huyện Sa Pa cần phải làm nhiều việc nữa. Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị - Đại học Kinh tế Quốc dân, khi thực tập tại Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai, tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững ở huyện Sa Pa. Với đề tài tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc bảo vệ đa dạng sinh học cây dược liệu ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai ”, tôi cố gắng thiết lập cho mình một cái nhìn tổng quan về một lĩnh vực rộng lớn và khó khăn này. Đây cũng là lĩnh vực mà chính quyền địa phương đang rất quan tâm. Vì thời gian hạn hẹp, trình độ phân tích và kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị, rất mong nhận được góp ý, chỉ dạy của các thầy cô và các bạn để tôi có thể tiến bộ hơn. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các cây dược liệu tự nhiên đang được khai thác, được trồng với mục đích thương mại, mục đích bảo tồn ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Để có được cái nhìn tổng quan về công tác dược liệu ở huyện Sa Pa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đề tài có bố cục như sau: Chương I: Bảo tồn nguồn gen dược liệu là biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển kinh tế. Chương II: Tình hình khai thác tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa trong thời gian qua. Chương III: Bước đầu đánh giá hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên dược liệu ở huyện Sa Pa. Chương IV: Kết luận và một số kiến nghị. Đề tài này được tôi hoàn thành với sự chỉ dạy tận tình của Thầy giáo giảng viên của khoa và bà trưởng phòng Quản lý Môi trường - Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Lào Cai. Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự chỉ dạy và giúp đỡ tận tình đó. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường. CHƯƠNG I BẢO TỒN NGUỒN GEN DƯỢC LIỆU LÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống, sự thịnh vượng và bền vững của loài người cũng như của trái đất nói chung. Tuy nhiên, con người đã và đang khai thác nguồn tài nguyên này một cách quá mức và không khoa học dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn đa dạng sinh học, thậm chí huỷ diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình. Ở Việt Nam, suy thoái đa dạng sinh học đã đến mức báo động ở nhiều nơi và trên diện rộng. Bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phục vụ cho cuộc sống là trách nhiệm của mọi người và đã trở thành vấn đề nóng bỏng trong xã hội, tác động trực tiếp đến từng cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng. Những vấn đề về đa dạng sinh học vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính xã hội. Việc giải quyết vấn đề này hiện nay cũng như trong tương lai phụ thuộc vào trình độ nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, cũng như phụ thuộc vào trình độ dân trí, thái độ và hành vi của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, mỗi người cần phải hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học. 1. Khái niệm về đa dạng sinh học Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất với hàng triệu loài thực vật, động vât, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh thái mà chúng cấu thành, đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài giữa các loài và các hệ sinh thái. Các nhà sinh học thường xem xét đa dạng sinh học ở 3 góc độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng di truyền được hiểu là sự phong phú về số lượng và sự đa dạng về các gen, bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các cá thể. Đa dạng loài là sự giàu có về số lượng và sự phong phú của các loài trong hệ sinh thái. Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về trạng thái và loại hình của các hệ sinh thái khác nhau. Từ 3 góc độ này, ta có thể tiếp cận đa dạng sinh học ở 3 mức độ khác nhau: Mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ hệ sinh thái. Như vậy, đa dạng sinh học bao gồm sự phong phú của tất cả thế giới sinh vật ở tất cả các dạng, các bậc phân loại, các mức độ và sự tổ hợp của chúng. Đó không chỉ là tổng số của các hệ sinh thái, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau, với thế giới vô sinh và với xã hội loài người. Vì vậy, cũng có thể nói rằng đa dạng sinh học là kết quả của sự tương tác giữa hai hệ thống tự nhiên và xã hội. 2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có một giá trị không thể thay thế được, trước tiên là đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học trong đó có con người, tiếp đến là về mặt kinh tế xã hội, văn hóa và giáo dục. Nhưng quan trọng hơn cả là đa dạng sinh học có một giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác. Về giá trị của đa dạng sinh học có thể khái quát như sau: 2.1. Giá trị kinh tế Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho loài người tồn tại và phát triển. Từ khi xuất hiện trên trái đất, loài người hầu như chỉ dựa hoàn toàn vào tài nguyên thiên nhiên (Thực vật và động vật hoang dã làm thức ăn, hang động và sông suối để sinh sống). Trong quá trình hình thành nên nền nông nghiệp, việc trồng cây lương thực và chăn nuôi động vật xuất phát từ thực vật và động vật trong tự nhiên rồi thuần hoá dần dần nhằm thích nghi với môi trường và điều kiện sống. Đối với sức khoẻ con người, đa dạng sinh học là nguồn dược liệu quý giá và còn nhiều tiềm ẩn. Các loài thực vật, động vật, vi sinh vật cung cấp một số lượng lớn các sản phẩm phục vụ cho con người. Sự cung cấp này rõ ràng có ý nghĩa rất lớn và nếu sự đa dạng sinh học càng phong phú thì lợi ích thu được từ đa dạng sinh học càng nhiều và sẽ có nhiều khả năng được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng. Ngày nay, các động thực vật hoang dã vẫn là một nguồn tài nguyên quan trọng, một nguồn gen quý giá làm cơ sở tạo ra những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất cao, có các tính năng tốt phục vụ cho nông nghiệp và đời sống. Có thể nói đa dạng sinh học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lai tạo các giống mới có năng suất cao, có sức chống chịu được với các điều kiện ngày càng khắc nghiệt của môi trường, là cơ sở đảm bảo cho một nền nông nghiệp, kinh tế bền vững. 2.2. Giá trị sinh thái và môi trường Các hệ sinh thái có giá trị quan trọng trong quá trình điều hoà khí hậu, làm trong sạch môi trường không khí, nước, đảm bảo chu trình chất dinh dưỡng trong thiên nhiên, bảo vệ đất, cân bằng nguồn nước và ngăn chặn dịch bệnh. Sự đa dạng loài càng cao trong các quần xã sinh vật càng làm cho quần xã đó có tính ổn định cao, ít bị xáo trộn. Mỗi khi sự đa dạng này bị thay đổi thì các khả năng của hệ sinh thái cũng thay đổi theo, ví dụ khả năng điều hoà quá trình trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm... 2.3. Giá trị về đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giải trí của con người Các loài sinh vật cũng như các hệ sinh thái khác nhau cho con người những hình ảnh độc đáo, những cảnh quan đẹp đẽ có giá trị về thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng. Khám phá thiên nhiên hoang dã luôn là nguồn yêu thích của hàng triệu người trên khắp thế giới. Ngày nay, du lịch sinh thái luôn là một trong những tiềm năng kinh tế và giải trí đang được khai thác mạnh mẽ. 3. Nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học Trong lịch sử cận đại và hiện đại, suy thoái đa dạng sinh học đã xẩy ra với một tốc độ khủng khiếp, trước đây ở các nước công nghiệp phát triển và hiện nay ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện chủ yếu ở các mặt: - Hệ sinh thái bị biến đổi dẫn đến mất nơi ở của loài. - Mất loài. - Mất đa dạng di truyền. - Sự di nhập, xâm lấn của các loài sinh vật lạ. Sự mất mát của các loài, sự sói mòn nguồn gen, sự di nhập xâm lấn của các loài sinh vật lạ, sự suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên nhất là rừng nhiệt đới diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người, trong đó sự thiếu nhận thức là một nguyên nhân quan trọng. Nguyên nhân của sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, được chia thành 2 nhóm: Do thiên nhiên như các biến cố địa chất, bão lụt, sự thay đổi khí hậu, hoang mạc hoá, hạn hán. Do hoạt động của con người đã trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên (Các nguyên nhân trực tiếp, các nguyên nhân sâu xa về kinh tế – xã hội, và cả do chiến tranh). Do điều kiện không cho phép nên tôi không nêu cụ thể. 4. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học 4.1. Biện pháp bảo tồn nguyên vị (In-situ) Đây là hình thức bảo tồn loài, bảo tồn các sinh cảnh ngay tại chỗ và là biện pháp bảo tồn mang lai hiệu quả cao nhất bằng cách thành lập các khu bảo tồn. Đến thời điểm tháng 5/2002, Việt Nam có tổng số 16 vườn quốc gia, 15 khu bảo tồn biển và 64 khu bảo tồn đất ngập nước đã được lập luận chứng để trình Chính phủ, điều này cho thấy Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo tồn nguyên vị. 4.2. Biện pháp bảo tồn chuyển vị (Ex-situ) Biện pháp này sử dụng cách di chuyển để bảo tồn loài hoặc các vật chất di truyền của chúng đến nơi không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng mà là một môi trường mới. Biện pháp này có một số hình thức: Trạm đa dạng sinh học, các vườn thực vật, vườn động vật, trạm cứu hộ động vật, ngân hàng giống... 5. Đa dạng sinh học và vấn đề phát triển bền vững Định nghĩa phổ biến nhất về phát triển bền vững là định nghĩa của Uỷ ban thế giới về phát triển bền vững (WCED): Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu trong hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Cơ sở của định nghĩa này là sự công bằng trong các thế hệ, hiện tại và tương lai. Con người được sinh ra đều có quyền như nhau. Điều kiện để phát triển bền vững là có sự chuyển giao di sản tư bản. Điều này ngụ ý rằng thế hệ hiện tại phải đảm bảo để lại cho thế hệ mai sau một trữ lượng tư bản không ít hơn những gì mà thế hệ này đang có. Sự bền vững có hai dạng: sự bền vững thấp dựa trên giả thiết cứng nhắc là có khả năng thay thế hoàn toàn các dạng tư bản; sự bền vững cao thì không tin tưởng hoàn toàn vào khả năng đó vì có nhiều dạng tư bản, ví dụ như tư bản tự nhiên là cái không dễ gì thay thế được. Loài người từ xưa đến nay vẫn luôn bị phụ thuộc vào thiên nhiên dù ít hay nhiều. Tài nguyên sinh vật cho chúng ta lương thực thực phẩm, quần áo, nhà ở, thuốc men và các món ăn tinh thần. Nguồn tài nguyên ấy được tìm thấy trong các hệ sinh thái tự nhiên của rừng, các vùng Savan, đồng cỏ và đất rừng, sông, hồ, biển. Nguồn tài nguyên này cũng tìm thấy ở trên các cánh đồng, trong các vườn nhà, trong các ngân hàng gen, trong các vườn thực vật và bách thú. Loài người đã có trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ để để lại cho thế hệ mai sau như các công trình xây dựng, các trí tuệ và tri thức nhân loại, nhưng loài người cũng đã và đang là nguyên nhân của sự tuyệt chủng và suy giảm của rất nhiều loài động vật, thực vật, các hệ sinh thái giàu có. Để đảm bảo một sự phát triển bền vững, loài người cần có một sự đảm bảo về sự an toàn cho giới sinh học - bảo vệ đa dạng sinh học. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG NGUỒN GEN CÂY DƯỢC LIỆU Cây dược liệu giữ một vị trí quan trọng trong việc xây dựng nền y học Việt Nam. Từ lâu việc nghiên cứu, sử dụng và phát triển cây dược liệu đã được khẳng định trong đường lối xây dựng nền y học dân tộc. Chỉ thị 210/TTg ngày 06/12/1966 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định vị trí và giá trị của dược liệu: “Dược liệu ở nước ta rất nhiều, gồm các loài cây thuốc và một số động vật có ở nước ta. Chẳng những là cơ sở của nền y học dân tộc mà còn có vị trí trong nền y học hiện đại, Chẳng những là nguồn tự cung tự cấp về thuốc Nam, thuốc Bắc và thuốc tây mà còn là loại hàng hoá xuất khẩu có giá trị phải coi trọng dược liệu như cây công nghiệp cao cấp”. Thực tế trong mấy thập kỷ qua, cùng với việc ứng dụng những thành tựu y học hiện đại, cây thuốc đã góp phần không nhỏ trong lĩnh vực phòng bệnh chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ cho nhân dân. Nhiều loài cây thuốc đã được đưa vào trồng từ quy mô gia đình đến hợp tác xã, nông trường để sử dụng trong y học cổ truyền, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược và xuất khẩu. Trong những kết quả mới công bố gần đây ở Việt Nam, chúng ta đã biết khoảng 3200 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao được sử dụng làm thuốc. Trong số này có khoảng 300 loài thường xuyên được khai thác, sử dụng trong y học dân tộc, hoặc làm nguyên liệu làm thuốc trong các xí nghiệp dược phẩm. Rõ ràng rằng: từ nguồn cây dược liệu ở Việt Nam, đã đáp ứng được một phần nhu cầu thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là trong những năm có chiến tranh và thiếu thuốc. Ngoài ra, hàng năm còn có rất nhiều loài dược liệu và tinh dầu quý có giá trị kinh tế cao đã được xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên, do việc khai thác liên tục, thiếu sự chú ý bảo vệ tái sinh cùng một số nguyên nhân khác đã làm cho hầu như toàn bộ nguồn cây dược liệu ngoài tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng về cây thuốc trồng, ngoại trừ một vài loài cây đặc sản như: Quế, Hồi, Thảo Quả là còn được chú ý tới vì nó là loại luôn có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung, công tác trồng cây dược liệu ở nước ta trong thời gian gần đây bị suy giảm rõ rệt. Hầu hết các loại cây dược liệu bắc đầu vị, từ chỗ đã di thực thành công và đáp ứng thoả mãn nhu cầu trong nước hoặc đã từng được tái xuất khẩu nay lại bị mai một dần dẫn đến phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu này và phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Mặc dù vậy, trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường, nguồn cây dược liệu ở nước ta vẫn không ngừng được khai thác. Nhiều loài cây thuốc Nam không thể thay thế vẫn được trồng ở nhiều nơi. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ trong nhân dân vẫn có xu thế gia tăng. Hiện nay, trên thế giới các bệnh ung thư, AIDS ... hoặc các triệu chứng về cảm xúc vẫn còn tồn tại và các bệnh gây nguy hiểm cho cộng đồng vẫn là nguy cơ tiềm ẩn, do đó việc duy trì các cây dược liệu là rất cần thiết và cần tiếp tục được ưu tiên, đầu tư nghiên cứu. Việc tìm kiếm các loại thuốc mới không những từ trong phòng thí nghiệm mà chính là từ cây cỏ trong tự nhiên đang được nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn dược phẩm quan tâm. Việt Nam ta, trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của ngành y tế đã đề ra mục tiêu phấn đấu từng bước để tự túc được khoảng 40% thuốc chữa bệnh vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 21. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sự quan tâm phát triển công nghiệp dược và kháng sinh, một vấn đề vô cùng quan trọng là phải dựa vào thế mạnh về sự đa dạng cây dược liệu trong nước. Hơn nữa, dược liệu là nguồn thuốc gần như duy trì trong y học cổ truyền, là nguyên liệu trong công nghiệp dược và xuất khẩu nhằm bù đắp một phần cho nhập khẩu. III. TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRI THỨC CỔ TRUYỀN Cây dược liệu = Cây cỏ (đơn thuần như là một nguồn gen: một yếu tố mang tính vật thể) + Cách dùng chúng để chữa bệnh (là tri thức: một yếu tố phi vật thể). Đây là công thức cơ bản phân biệt cây gọi là cây dược liệu với các loại cây khác. Một loại cây chỉ được coi là cây dược liệu nếu nó hội tụ cả hai yếu tố trên. Vậy để bảo vệ cây thuốc trước nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta vừa phải bảo tồn mặt vật thể, vừa phải gìn giữ yếu tố phi vật thể. Tri thức cổ truyền được hiểu là những thành tựu, những kết quả, kinh nghiệm có được của cộng đồng, đã, đang đóng góp và có ích cho cuộc sống của cộng đồng dân bản địa. Đó là những giống cây con, những phương pháp thụ tinh, phương pháp nuôi trồng, cách chế biến, bảo quản, những kinh nghiệm hay những bài thuốc quý. Việc sở hữu sự đa dạng về tài nguyên sinh học cùng với những tri thức cổ truyền mà những người bản địa nắm giữ là một tiềm năng lớn mà Việt Nam ta có. Đặc biệt, trong khi nền kinh tế quốc dân còn phụ thuộc nhiều vào vốn thiên nhiên, việc sử dụng tài nguyên sinh học đóng một vai trò rất quan trọng trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp để bảo đảm đời sống của đa số nhân dân hiện đang lao động, sản xuất trong các ngành này và cho an ninh lương thực của cả nước. Các cây trồng, vật nuôi, giống lai mới đã giúp cho việc tăng sản lượng lương thực, tổng sản lượng đã đạt trên 35 triệu tấn, đáp ứng yêu cầu trong nước và còn có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ. Ngoài ra, những bài thuốc cổ truyền còn giúp phòng và điều trị nhiều bệnh tật và có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là đối với các đồng bào dân tộc vùng cao. Thực tế cho thấy, việc sử dụng các giống cây trồng truyền thống và việc thích nghi các giống nội thường dựa vào các thành tựu nghiên cứu khoa học và tri thức bản địa. Trong khi dân tộc kinh là nhóm dân tộc lớn nhất, chiếm 85% tổng dân số và phân bố trong cả nước, là lực lượng chủ yếu trong việc phát triển và duy trì sự đa dạng phong phú về nông nghiệp (trồng lúa nước), thì còn khoảng 53 dân tộc khác, chủ yếu sống ở miền núi cũng được coi là những người đầu tiên sáng tạo và chăm sóc cho sự đa dạng nông nghiệp. Cũng tương tự như vậy, đối với các loại cây dược liệu và các loại sản phẩm thiên nhiên khác được phát triển từ tri thức của dân bản địa và các cộng đồng địa phương. Hiện nay, ở nước ta có hàng ngàn loài cây được sử dụng làm lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, tơ sợi và nguyên liệu. Đa số các loài cây nông nghiệp đã được thuần hoá và trồng trọt từ nhiều năm trước đây và rất quen thuộc đối với nhân dân. Tuy nhiên, một số cây chưa được thuần hoá để trồng trọt mà chỉ mọc tự nhiên, hoang dại. Việc bảo tồn, sử dụng, phát triển và thương mại hoá các giống cây là dựa vào hoạt động nghiên cứu và thống kê, cũng như thực tiễn sản xuất của nông dân, trong khi mà kiến thức truyền thống thì được sử dụng một cách thông thường và một phần nào đó được thương mại hoá. Các Viện nghiên cứu và Trường Đại học chuyên ngành thường có vai trò chủ đạo trong việc hợp tác với các địa phương để thu thập các giống cây trồng nhằm làm thích nghi các giống mới. Những thí dụ đó cho thấy rõ rằng, chúng ta cần phải tạo lập mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan KHKT và nông dân. Việc nghiên cứu và phát triển các giống mới hoặc giống lai, việc nhập nội và làm thích nghi các giống từ bên ngoài, thường được tiến hành bởi các cơ quan này, cùng với sự cộng tác chặt trẽ của các cộng đồng địa phương, họ sẽ là những người khảo nghiệm, đánh giá và sử dụng. Quan hệ đối tác đó cũng cần thiết cho việc cải tiến và phát triển kiến thức cổ truyền trên cơ sở phân tích khoa học. Mặt khác, các cơ quan KHKT/Trường Đại học cũng thường được hưởng thụ những kinh nghiệm và sự khéo léo của người dân bản địa trong việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền mà không cần phải trả lệ phí hoặc đền bù gì rõ rệt cho các cộng đồng địa phương cả. Cũng có vài quy định về việc chia sẻ lợi ích giữa những người có liên quan, nhưng các quy định này thường có lợi cho người tạo giống, nhiều hơn là cho các cộng đồng địa phương là người nắm giữ kiến thức cổ truyền. Nói riêng về lĩnh vực tri thức cổ truyền, thì sử dụng và thương mại hoá được thực hiện theo ba cách (kể cả trường hợp cây trồng, cây dược liệu và các phương pháp thực tiễn): a. Tri thức cổ truyền đã trở thành phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Thí dụ, đa số các phương pháp canh tác là phổ biến, vì các tri thức bản địa thường được phát triển tăng tiến dần dần và do tập thể, cho nên thường khó xác định rõ cá nhân nào hoặc nhóm người nào là tác giả sáng chế của một bài thuốc cổ truyền hoặc một giống cây trồng có ích tuy rằng trong nhiều trường hợp, cuối cùng chính các cộng đồng địa phương là người bảo vệ và chăm sóc đa dạng sinh học. Một nét có tính chất dân gian, nhất là ở các vùng nông thôn, nhiều loài cây dược liệu được trồng trong vườn nhà và hàng ngày đuợc nhân dân sử dụng như: mơ tam thể, gừng, hoè ... Các loài cây thuốc khác đã được thuần hoá và trồng rộng rãi ở quy mô sản xuất lớn như: Sâm đại hành, Ích mẫu, Xuyên tâm liên ... Có khi, việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại rất có ích và có thể chữa các bệnh nghiêm trọng, như Thanh thảo chữa bệnh sốt rét, Dừa cạn chữa bệnh ung thư máu... Những thành quả như vậy thường được triển khai bởi các Viện KHKT và các Xí nghiệp dược phẩm, các sản phẩm của họ được đăng ký với các nhãn hàng (Tên thương phẩm) của họ. b. Việc nhân và sản xuất giống do nông dân thực hiện, phần lớn pgục vụ cho nhu cầu của gia đình, một phần dùng để trao đổi. Họ có quyền mặc nhiên giữ lại các hạt giống mới để tái tạo và dùng sau đó hoặc để trao đổi với nhau, mà không trả bất cứ một khoản lệ phí nào cho người tạo giống. c. Đối với trường hợp cây dược liệu và các phương pháp chữa bệnh cổ truyền, có nhiều khi mà bí quyết vẫn được giữ như một bí mật riêng. Có thể có một người nào đó nắm giữ được thông tin về một loài cây đặc thù nào đó (nơi cây mọc, các đặc trưng, tác dụng chữa bệnh, cách chế biến, liều lượng và cách dùng để chữa bệnh). Trong nhiều trường hợp, vì đơn thuốc theo y học cổ truyền thường chứa nhiều vị, thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể của bệnh nhân, một cây thuốc có thể được dùng trong nhiều bài thuốc với những liều lượng khác nhau, phối hợp với các cây khác, cho nên có những bài thuốc được tổ tiên để lại và được coi là “những bí mật của gia đình” được truyền từ đời này tới đời khác. Kiểu tri thức không Paten, không chính thức, nhưng được thừa nhận đó đã giúp cho người ta có thu nhập và không muốn truyền thụ. Người nắm được bài thuốc cũng không muốn đăng ký xin bảo hộ vì họ sợ điều bí mật sẽ bị lộ cho người khác. Nhân tiện cũng cần nêu nên rằng, những tri thức quý giá đó, cùng với việc mất các giống cây địa phương và sự tàn phá những nơi cư trú, đang biến dần với tốc độ đáng báo động. Sự suy giảm của các loài dược liệu nói chung, và các loài quý nói riêng, là do phá rừng quy mô lớn và do thu hái quá mức. Một bà lang người Mường ở Hoà Bình buồn rầu nhận xét rằng “những cánh rừng mất đi thì cũng làm mất luôn nhiều loài cây thuốc không thể tìm thấy tại những vùng trồng trọt lớn, nơi người ta trồng các loại cây mọc nhanh”. Tri thức cổ truyền của bà cũng không thể truyền lại cho con cháu được, vì chẳng còn cây thuốc mà dùng nữa . Sự việc này cũng cho thấy, khiếm khuyết trong chính sách và luật pháp đã gây tổn thất cho tất cả đa dạng sinh học và kiến thức cổ truyền. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN SA PA TRONG THỜI GIAN QUA I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HUYỆN SA PA Sa Pa tên gọi này là từ tiếng Quan Thoại. Theo tiếng Quan Thoại, ”Sa” là cát, ”Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu Km32 từ thị xã Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân của vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát“ đó, do vậy, dân địa phương ai cũng nói là ”đi chợ Sa Pả”. Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa, họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta thường gọi là “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt. Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước kia có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, ”Hùng” là đỏ, ”Hồ” là hà, là suối đỏ. Huyện Sa Pa ngày nay có 37.816 người gồm 6 dân tộc cư trú là Mông, Dao, Tày, Giáy, Xa Phó và Kinh ngoài ra còn có hai hộ người Hoa cư trú ở thị trấn. Chạy dọc theo chân núi Hoàng Liên Sơn, từ phía Bắc dưới chân Ngũ Chỉ Sơn giáp Mường Hum (Bát Xát) đến phía Nam giáp với xã Nậm Chày, Nậm Mả (Văn Bàn)... với diện tích là 678 km2. Huyện Sa Pa có 17 xã và 1 thị trấn. Sa Pa có đỉnh Phan-Xi-Phăng cao 3.143 mét, trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm, ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của chim thú như gà gô, gấu, khỉ sơn dương và của hàng ngàn loại cây dược liệu. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên có 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong ”sách đỏ Việt Nam”. Rừng Hoàng Liên có 2027 loài thực vật, trong đó có 328 loài cây thuốc. Huyện Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương trong mây mà chỉ riêng thị trấn Sa Pa mới có. Hiên nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và nếu ai đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc ) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng ra Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùn kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Huyện Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về phía Đông Bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần như hoàn toàn bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ 3 cây số theo hướng Bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một trung đoàn người. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với 2 tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm khá nổi tiếng để bán cho du khách đến Sa Pa. II. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 1. Vị trí địa lý, kinh tế Huyện Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào cai có diện tích tự nhiên là 67.905 ha, chiếm 8,44% diện tích toàn tỉnh. Toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 22o00’00’’ đến 22o10’00’’ Kinh độ Đông : 102o51’105’’ đến 103o92’00’’ Huyện Sa Pa là huyện miền núi, có khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng. Và trên trục kinh tế trọng điểm Sa Pa - Cam đường – Lào Cai nối liền Việt Nam với Vân Nam, Trung quốc. Có thể thấy đây là lợi thế rất quan trọng để giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá, dịch vụ …Nền kinh tế Sa Pa có cơ cấu: Dịch vụ (du lịch và dịch vụ), Nông nghiệp (cả lâm nghiệp) và Công nghiệp (chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và sửa chữa nhỏ). + Huyện Sa Pa có dãy Hoàng Liên Sơn, là một phần mái nhà xanh có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Hồng và đồng bằng Bắc Bộ. + Huyện Sa Pa cùng với huyện Bát xát, Phong thổ, thị xã Lào Cai là vùng núi cao nhất của cả nước, nó có vị trí rất quan trọng đối với an ninh quốc phòng trong việc bố trí xây dựng phòng tuyến biên giới phía bắc. 2. Đặc điểm địa hình, khí hậu Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lao Cai, có độ cao trung bình 1.500 mét, cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng 3.143 mét, thấp nhất tại suối Bo độ cao 200 mét. Kết quả phân tích địa hình theo độ cao cho thấy: - Đai độ cao dưới 300 m chiếm 17,1% diện tích. - Đai độ cao từ 300 -700 m, chiếm 17,8% diện tích. - Đai độ cao từ 700 - 1700 m, chiếm 41,5% diện tích. - Đai độ cao trên 1.700 m chiếm 23.6% diện tích. Do điều kiện địa hình dốc, chia cắt mạnh đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với sản xuất Nông - Lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi... việc xây dựng các vùng chuyên canh với quy mô tập trung bị hạn chế đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật làm đất, tưới tiêu... Do sự phân tầng theo độ cao của địa hình đa dạng, nên huyện Sa Pa có nhiều khả năng bố trí hệ thống cây trồng đa dạng: từ tập đoàn cây nhiệt đới đến ôn đới từ cây lương thực đến cây công nghiệp, cây ăn quả có các nguồn gốc khác nhau, đặc biệt là các cây ưa lạnh cây dược liệu quý hiếm. 3. Tài nguyên đất Bằng cách chọn: địa hình, khí hậu, độ dốc, độ dày tầng đất và loại đất theo thành phần đá mẹ làm các yếu tố tham gia phân loại. Trên cơ sở hệ lưu giữ thông tin địa lý, quá trình phân loại được tiến hàng bằng phương pháp chồng sếp các bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ lập địa. * Địa hình, khí hậu. Đặc điểm nổi bật đất đai huyện SaPa là địa hình chia cắt phức tạp, chi phối mạnh mẽ chế độ khí hậu, không chỉ theo quy luật đai cao mà còn đưa đến sự phân hoá cục bộ chế độ nhiệt, ẩm do sườn có hướng phơi chắn hay khuất gió. BẢNG 1: DIỆN TÍCH CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU HUYỆN SAPA TT Kiểu địa hình - Khí hậu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng 67.905,00 100 1 Núi cao - Á nhiệt đới ẩm 16.009,00 23,60 2 Núi trung bình - Á nhiệt đới ẩm 28.192,00 41,50 3 Núi thấp - Á nhiệt đới ẩm 12.103,00 17,8 4 Đồi – Nhiệt đới ẩm 3.581,00 5,30 5 Phù sa suối - Đất dốc tụ nhiệt đới ẩm 1.381,00 2,00 6 Núi đá - Đất khác 6.639,00 9,80 * Núi cao - Á nhiệt đới ẩm Kiểu địa hình, khí hậu này phân bố hầu hết các xã miền Tây của huyện. Địa hình chia cắt phức tạp, thảm thực vật phát triển, còn nhiều rừng thực vật nguyên sinh trong khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn, còn tiềm chứa nguồn đa dạng sinh học phong phú, dân cư phân bố thưa thớt, chủ yếu là người H’Mông. Là địa hình chỉ nên phát triển thuần tuý Lâm nghiệp bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn. * Núi thấp - Á nhiệt đới ẩm Phân bố hầu hết các xã trong huyện. Ở đây, trước kia rừng còn tốt, hiện đã bị tác động của tự nhiên và con nguời một số nơi chỉ còn lại rừng nghèo và đồi núi trọc. Dân cư tập trung chủ yếu là người H’Mông, Dao là địa hình cần được khoanh nuôi, tái sinh và bảo vệ rừng song song với phát triển kinh tế để cải thiện đời sống cho nhân dân thông qua các mô hình Nông - Lâm kết hợp. * Đồi – Nhiệt đới ẩm Phân bố hầu hết ở các xã, nhất là các xã trong vùng hạ huyện. Với đặc điểm nổi bật là có diện tích đất trống, đồi núi trọc chiếm tỷ lệ lớn, đang được phân hoá thành: Khu vực khoanh nuôi phục hồi rừng. Đất sản xuất Nông - Lâm của các hộ gia đình. Tiếp đến là đất trống đồi núi trọc. Đây là địa bàn sinh sống của các dân tộc H’Mông, Dao, Xạ Phó, Thái, Tày, Kinh,... cần có chính sách khuyến nông, khuyến lâm tích cực để nông dân có đủ khả năng phát triển kinh tế vườn, trang trại, kinh tế R-VAC vốn rất phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguyện vọng của nông dân trong vùng. * Phù sa suối - Đất dốc tụ nhiệt đới ẩm Phần lớn là đất sản xuất lương thực (lúa nước, màu), cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu... Đất được sử dụng tương đối triệt để, ổn định. Nhiều mô hình Nông - Lâm nghiệp kết hợp xuất hiện và đã cho hiệu quả kinh tế. Tóm lại : Tài nguyên đất của huyện Sa Pa đa dạng và phong phú, đất còn tốt và phù hợp với nhiều loại cây trồng, song vẫn có những khó khăn như điều kiện địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, độ mưa trong năm cao, tỷ lệ che phủ của rừng thấp. Chính vì vậy, một số đất đai bị sói mòn, rửa trôi dẫn đến nghèo kiệt, bạc màu. Để bảo về và phát huy tiềm năng đất đai của Sa Pa có hiệu quả, việc bảo vệ, phát triển rừng và phương thức canh tác bền vững trên đất dốc với hệ thống cây trồng hợp lý là vấn đề cần quan tâm hàng đầu hiện nay. Kết quả phân tích cho thấy ở huyện Sa Pa có 6 loại hình sử dụng đất: Phát triển rừng và cây dược liệu có diện tích 23.394 ha. Phát triển rừng cộng Nông Lâm kết hợp có diện tích 22.619 ha. Nông Lâm kết hợp cộng dược liệu có diện tích 323 ha. Nông Lâm kết hợp và trồng cây ăn quả có diện tích 13.172 ha. Cây công nghiệp cộng cây ăn quả có diện tích 377 ha. Cây lương thực và rau màu có diện tích 1.381 ha. Còn việc chọn cây cụ thể là tuỳ thuộc vào đặc điểm của đất đai, ở đây tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu chi tiết. 4. Tài nguyên rừng. Diện tích các loại rừng Tổng diện tích tự nhiên huyện Sa Pa là 67.905 ha, trong đó; Diện tích có rừng là 22.618 ha chiếm 33,3%. Rừng tự nhiên là 20.543 ha, chiếm 30,3% diện tích tự nhiên của huyện và chiếm 90,8% diện tích có rừng, trong đó: - Rừng gỗ: 19.679 ha chiếm 95,8% diện tích rừng tự nhiên. + Rừng giàu: 1.482 ha, trữ lượng bình quân 197 m3/ha. + Rừng trung bình: 3.607 ha, trữ lượng bình quân 147 m3/ha. + Rừng nghèo: 5.068 ha trữ lượng bình quân 77 m3 /ha. + Rừng phục hồi: 9522 ha, trữ lượng bình quân 44 m3 /ha. Rừng che lứa, vầu chiếm 4,2% diện tích rừng tự nhiên. Rừng trồng: 2075 ha chiếm 3% diện tích toàn huyện, tổng trữ lượng 57.828 m3 . Bao gồm các loại cây Sa mộc, tống quán sủi, bồ đề, trẩu.... Ngoài ra, dưới tán rừng hiện nay có khoảng 1.400 ha thảo quả và các loại dược liệu khác. Như vậy, độ che phủ của rừng Sa Pa thấp, 33,3% . Trong đó rừng giàu chỉ còn 7,2% diện tích rừng tự nhiên, còn lại rừng đã bị tác động, đặc biệt là diện tích rừng nghèo, rừng phục hồi, chiếm 71% diện tích rừng tự nhiên. Rừng trồng chiếm tỷ lệ thấp, trong đó diện tích đất trống đồi núi trọc còn rất lớn; 34.641 ha, nó phản ánh tiềm năng lớn về đất đai song cũng là thách thức lớn trong công tác trồng rừng, phục hồi rừng ở Sa Pa. Tài nguyên thực vật: Đặc điểm khu hệ thực vật rừng Sa Pa: Do tính chất khí hậu thổ nhưỡng như đã trình bày, nên rừng của Sa Pa pha trộn giữa nhiệt đới, á nhiệt đới, và ôn đới núi cao với 6 kiểu rừng. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Rừng kín thường xanh cây lá rộng nhiệt đới gió mùa núi thấp. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới gió mùa trên mức trung bình. Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim. Rừng lá kim nhiệt đới núi cao (rừng rêu). Rừng cây lùn đỉnh núi. Tài nguyên động vật rừng Huyện Sa Pa có hệ động vật rừng phong phú, kết quả điều tra động vật rừng của vườn quốc gia Hoàng Liên có 37 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, bao gồm: 15 loài thú, 5 loài chim, 16 loài bò sát lưỡng cư. Trong đó có các loài như : Hổ, Báo, Vượn, Lợn rừng, Công, Trăn,… Chính vì vậy, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã được Nhà nước ra Quyết định 194 - CT/1986 là một trong 87 khu bảo tồn quốc gia. Ngày 11/1/1994, UBND tỉnh Lao Cai có Quyết định số 25 - QĐUB v/v phê chuẩn dự án khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn rộng 29.831 ha, trong đó huyện Sa Pa có 22.281 ha chiếm 74,7% diện tích khu bảo tồn. Và năm 1998 Chính phủ đã có Quyết định nâng khu bảo tồn lên thành vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. 5. Tài nguyên nhân lực Huyện Sa Pa có 7 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: người H’Mông chiếm 53%. Dao 26%. Kinh 12,8%, Dáy 2,5%, Sa phó, Tày, Thái 5,7%. Tỷ lệ trong đó các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mèo - Dao chiếm 97,9% Mường - Kinh chiếm 12,8%, các nhóm khác 8,2%. Thực tế cho thấy mỗi dân tộc thường cư trú trên từng địa bàn nhất định với phong tục tập quán riêng biệt thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Căn cứ vào địa bàn cư trú, phong tục tập quán của từng dân tộc có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm người Tày, Thái, Kinh sống ở vùng thấp, gần nguồn nước có điều kiện giao thông thuân lợi, sản xuất lúa nước là chủ yếu, kết hợp làm nương rẫy cố định, và phát triển chăn nuôi, một bộ phân đồng bào người Kinh kết hợp buôn bán, kinh doanh nghề phụ, dịch vụ du lịch. Nhìn chung nhóm đồng bào này có tổ chức buôn làng và gia đình khá chặt chẽ, đồng bào có cuộc sống ổn định, trình độ dân trí khá. Nhóm ngưòi H’Mông, Sa Phó, Dao, Dáy; họ thường sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, nơi gần rừng có nguồn nước, giao thông đi lại khó khăn. Kinh tế nương rẫy là nguồn sống chính, ngoài ra, còn kết hợp chăn nuôi, thu lượm sản phẩm có trong rừng, sản xuất và đời sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên mùa màng bấp bênh, đồng bào thường xuyên thiếu đói và phải nhận sự trợ giúp từ phía Nhà nước. Tổng số lao động của huyện Sa Pa (1999) là 14.466 người chiếm 42,2% dân số, trong đó: Lao động nông nghiệp chiếm 95%, còn lại 5% là khối cán bộ CNV Nhà nước, dịch vụ, sản xuất, buôn bán. Trong 95% lao động nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu với một vụ sản xuất. Do đó thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 1/3 – 1/2 trong năm thời gian còn lại không có việc làm. Nguồn lao động này nếu được tổ chức và biết khai thác sử dụng hợp lý sẽ phát triển thêm nhiều ngành nghề khác tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội. Ngoài lực lượng lao động trong độ tuổi của huyện còn có nguồn lao động phụ có khả năng tham gia lao động với khoảng 3.000 người. Như vậy, nếu tính cả lao động phụ thì tổng số lao động có thể chiếm tới 50% dân số đây là nguồn lao động lớn, ngoài sản xuất nông nghiệp, có thể tham gia phát triển các ngành thủ công, du lịch, lâm nghiệp cũng như trồng và chế biến dược liệu. 6. Tài nguyên du lịch Sa Pa: “Sa Pa thác bạc, cầu mây Đào lê táo mận ngất ngây lòng người” “Sa Pa hè mát hơn thu Chỉ làn gió nhẹ cũng ru lòng người”... Đó là những câu thơ mà bất cứ người con của huyện Sa Pa nào cũng như người Lào Cai nào cũng có thể lấy làm câu mời mọc thân tình bạn bè gần xa lên thăm quê hương mình. Sa Pa là nơi được thiên nhiên ban phú cho một vùng tiểu khí hậu “Hè mát hơn thu”, với cảnh trí tuyệt vời, có núi cao trùng điệp, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, không gian yên tĩnh. Đồng bào dân tộc Sa Pa tuy trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá riêng của mình. Sự hoà đồng giữa thiên nhiên và con người Sa Pa đã tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng của địa phương như du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu khoa học... Đây cũng là lợi thế so sánh vượt trội so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Tất cả đã tạo cho Sa Pa thành một điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. 7. Tài nguyên dược liệu 7.1. Quá trình hình thành vùng dược liệu của Sa Pa Sa Pa là một huyện vùng cao của Lào Cai, lại nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy xuyên suốt tử Tây Bắc xuống Tây Nam, có đỉnh Fanxipăng cao 3.143 mét, do đó ảnh hưởng lớn đến việc chi phối đặc điểm địa hình cũng như khí hậu của Sa Pa. Đó là điều kiện thiên nhiên đặc biệt của huyên, tạo cho Sa Pa một thế mạnh về tiềm năng cây thuốc. Theo những kết quả điều tra đã được công bố trong thành phần tài nguyên thực vật phong phú ở Lào Cai, có tới vài trăm loài cây được sử dụng làm thuốc. Dãy Hoàng Liên Sơn có khoảng 2.027 loài cây trong đó khoảng 328 loài có công dụng làm thuốc. Đặc biệt là sự hiện diện phong phú của nhiều loài cây thuốc quý á nhiệt đới và ôn đới như Hoàng Liên chân gà, Tam thất, Sâm trúc tiết, Hoàng Liên ô rô, Hoàng Liên gai, Kim tuyến, Bảy lá một hoa, Đồng thời do có khí hậu á nhiệt đới núi cao, lại là huyện nằm trong tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc nên có khả năng trồng được một số loài cây thuốc bắc đầu vị di thực từ Trung Quốc có giá trị như: Đương quy, Bạch truật, Mộc hương, Xuyên khung, Bạch chỉ, Đẳng sâm, Đỗ trọng, Hoàng Bá. Đại diện cho sự phong phú về cây thuốc của Lào Cai chính là Sa Pa. Từ những năm 1960 đến nay, nguồn cây dược liệu mọc tự nhiên cũng như cây dược liệu trồng ở Sa Pa thường xuyên được khai thác, thu mua, cung cấp một số lượng lớn các dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu làm thuốc trong nước và xuất khẩu. Song bên cạnh đó, do khai thác dược liệu nhiều năm liên tục, cộng với sự suy giảm nơi cư trú truyền thống, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nhiên liệu thiên nhiên, nhiều loài cây thuốc quý hiện nay trữ lượng bị giảm sút nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng. Mặt khác, rừng thường xuyên bị chặt phá do nhiều nguyên nhân: khai thác gỗ, lấy củi làm chất đốt, phá rừng làm nương dẫy làm cho môi trường sống của cây dược liệu bị thu hẹp. Thêm vào đó, một nguyên nhân hết sức quan trọng là do cơ chế thị trường (tính bất ổn), công tác dược liệu ở Sa Pa có nhiều sự thay đổi không ổn định có lúc thừa, có lúc thiếu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu mang tính tự phát không có kế hoạch làm cho cây dược liệu nói chung và cây dược liệu được trồng nói riêng chưa phát huy được thực sự trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, vai trò xoá đói giảm nghèo ở Sa Pa. Hiện nay, việc quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu là nhiệm vụ chiến lược đã được xác định trong chính sách quốc gia về cây thuốc của Việt Nam. Nghị định số 37/CP ngày 20/6/96 của Chính phủ cũng nêu rõ: ”Chọn lọc, bảo tồn, phát triển nguồn gen và giống cây thuốc. Kế hoạch hóa nhiệm vụ phát triển nguồn dược liệu, xây dựng các vùng trồng cây làm thuốc, kết hợp trồng rừng với trồng cây làm thuốc” Tóm lại, vấn đề cấp bách đặt ra là cần tiến hành điều tra đánh giá lại hiện trạng tiềm năng cây dược liệu về số chủng loại cụ thể đối với cây dược liệu mọc hoang dại trong thiên nhiên cũng như các loại cây dược liệu hiện có khả năng trồng trong hộ nông dân. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quy hoạch, chiến lược bảo tồn và phát triển nhằm phát huy thế mạnh sẵn có về tiềm năng dược liệu của Sa Pa, góp phần vào tiến trình phát triển bền vững kinh tế xã hội của huyện Sa Pa. 7.2. Tiềm năng cây thuốc ở huyện Sa Pa, thực trạng và triển vọng Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu quanh năm có sương mù bao phủ, khí hậu mát mẻ, phù hợp cho nhiều loài cây thuốc quý sinh trưởng và phát triển. Đồng thời do có khí hậu ôn đới nên còn là nơi phù hợp để nghiên cứu di thực, thuần hoá, nhập nội nhiều loài cây thuốc bắc quý từ các nước phương Bắc về Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Trong đó có nhiều loài cây thuốc đã cung cấp nguyên liệu làm thuốc phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh trong nước và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Do có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Sa Pa có nhiều loài cây thuốc phân bố rộng rãi khắp nơi. Cây thuốc chính là những loài cây cỏ thường thấy trong vườn, quanh nơi ở, cũng như trên các quần thể thực vật hoang dã ở núi, trên đồi cỏ và đặc biệt là trong các quần thể rừng. Những kết quả điều tra cơ bản trước năm 1995 cho thấy cây thuốc mọc tập trung nhất là ở các vùng rừng núi, những nơi càng cao, càng nhiều cây thuốc, đặc biệt là những cây thuốc quý do chúng đòi hỏi khí hậu đặc biệt. Sa Pa là vùng đất như thế. Danh mục cây thuốc huyện Sa Pa: Tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên và cây thuốc được trồng do các hộ nông dân bao gồm 306 loài. Điều này minh chứng rõ ràng là Sa Pa là vùng có nguồn dược liệu vào loại phong phú bậc nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện trạng và triển vọng của từng loài cây có khác nhau. Cụ thê phân loại như sau: BẢNG 2: NHÓM CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHỔ BIẾN MỌC TỰ NHIÊN CÒN KHẢ NĂNG TIẾP TỤC KHAI THÁC TỪ 10 ĐẾN 30 TẤN/ NĂM. TT Tên cây thuốc Vùng phân bố tập trung Ước tính khả năng khai thác tấn /năm. 1 Ba Chẽ Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 2 Bách Bộ Tả Van, Lao Chải, Hầu Thào, Sử Phán 8-10 3 Bình Vôi Sa Pả, Hầu Thào, Tả Phìn,Trung Trải 6-9 4 Câu Đằng Trung Trải, Sa Pả, Hầu Thào, Tả Giàng Phình 2-3 5 Cẩu Tích Bản Khoang, Chung Trải, Thanh Kim 8-10 6 Chè Dây Tả Van, Tả Giàng Phình, Thanh Kim, Sử Pán 4-7 7 Chùa Dù Sa Pả, Hầu Thào, Bản Khoang, Tả Phìn 1-3 8 Cốt Khí Sa Pả, Hầu Thào, Tả Phìn, Trung Trải 8-10 9 Cốt Toai Bổ Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 5-7 10 Củ Cần Bản Khoang, Ô Quý Hồ, San Sả Hồ 8-10 11 Cấm Địa La Bản Khoang, Chung Trải, Thanh Kim, Sử Pán 8-10 12 Dạ Cẩm Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Hầu Thào, Sa Pả 8-10 13 Đảng Sâm Tả Van, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, Hầu Thào 8-10 14 Hà Thủ Ô Đỏ Sử Pán, Hầu Thào, Tả Van, Bản Khoang 8-10 15 Hạ Khô Thảo Sa Pả, Hầu Thào, Tả Van, Tả Phìn, Trung Trải 2-3 16 Hoàng Đằng Thanh Kim, Suối Thầu, Bản Phùng, Nậm Cung 8-10 17 Hy Thiên Tả phìn, Sa Pả, Hầu Thào, Trung Chải 3-5 18 Tích Mẫu Sa Pa, Sa Pả, Tả Phìn 3-5 19 Kê Huyết Đằng San Sả Hồ, Bản Khoang, Sa Pa, Tả Phìn, Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 8-10 20 Ké Đầu Ngựa Sa Pả, Trung Trải, Hầu Thào, Sử Pán 2-3 21 Nga Truật Sử Pán, Hầu Thào, Tả Van, Tả Phìn, Sa Pả 8-10 22 Ngải Cứu Dại Tả phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải 8-10 23 Nghệ Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 5-7 24 Đảng Sâm Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 8-10 25 Táo Mèo San Sả Hồ, Tả Van, Hầu Thào, Lao Chải 2-3 26 Thương Quyết Minh Trung Trải, Hầu Thào, Thanh Kim, Nậm Cung 3-5 27 Thương Liên Kiện Suối Thầu, Thanh Kim, Nậm Cung, Bản Phùng, Thanh Phú 8-10 28 Thương Phục Linh Sa Pa, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phìn 8-10 29 Thương Lục Sử Phú, Hầu Thào, Tả Van, Sa Pả, Sà Xéng 5-7 30 Tục Đoạn Ô Quý Hồ, Tả Phìn, Bản Khoang, Hầu Thào, San Sả Hồ, Lao Chải 8-10 * Nhận xét Đánh giá hiện trạng cây dược liệu tự nhiên quan trọng phổ biến còn khả năng khai thác: Phân chia theo vùng sinh thái ở huyện Sa Pa, tạm thời chia ra thành 3 vùng sinh thái . - Vùng thượng huyện: Bao gồm các xã vùng cao, gắn liền với rừng nguyên sinh, có độ cao trung bình trên 1500 mét. Bao gồm: Xã Tả Giàng Phình có dãy núi Ngũ Chỉ Sơn. Xã Bản Khoang có rừng Bản Khoang. Xã Tả Phìn tiếp giáp rừng Bản Khoang. Xã Sa Pả có dãy Can Thàng, có rừng Xà Xéng. Thị trấn Sa Pa có núi Hàm Rồng, có Ô Quý Hồ. Xã San Sả Hồ có dãy Hoàng Liên. Xã Lao Chải có Lao Chải San thuộc dãy Hoàng Liên. Xã Tả Van có thôn Séo Mý Tỷ và Đỉnh Dền Thàng. Đặc trưng của vùng thượng huyện là: Khí hậu ôn đới núi cao, tập trung các cây dược liệu quan trọng phổ biến có khả năng khai thác: Dây đau xương Râm dương hoắc Kim ngân Ngũ gia bình gai Phòng kỷ Ruột gà Thông thảo Bình vôi Bẩy lá một hoa Củ cần Cốt toái bổ Hoàng tinh vòng Câu đằng Cẩm địa la Nữ lang Sì to Tam lăng Tục đoan Thổ phục linh Thạch hộc - Vùng hạ huyện: Bao gồm một số xã vùng thấp, khí hậu nóng, tiếp giáp với thị xã Cam Đường và huyện Bảo Thắng: Xã Suối Thầu Xã Nậm Cang Xã Thanh Kim Xã Thanh Phú Bản Phùng Bản Hồ Một số cây thuốc phân bố ở vùng thấp như : Hoàng Đằng Thiên Niên Kiện Nhân Trần Vôi Thuốc Đơn Châu Chấu Màng Tang - Vùng trung huyện: Bao gồm một số xã có độ cao trung bình từ 900 đến 1.300 mét như: Xã Sử Pán Xã Tả Van Xã Hầu Thào Xã Lao Chải Xã Trung Chải Đây là vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao có nhiều loài dược liệu quý khá phổ biến có nhiều khả năng khai thác với chữ lượng lớn: Chè dây Cốt khí Bách bộ Đằng sâm Tục đoan Hoàng đằng Củ cần Nga truật Hà thủ ô đỏ Thạch xương bồ CHƯƠNG III BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN SA PA Sa Pa là một huyện rất giàu tiềm năng dược liệu của tỉnh Lào Cai nói riêng cũng như cả nước nói chung. Khai thác tiềm năng đó phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện không những có ý nghĩa đối với bản huyện mà còn có ý nghĩa đối với vấn đề đi tìm con đường để xoá đói giảm nghèo ở vùng cao, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học… I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY DƯỢC LIỆU MỌC TỰ NHIÊN QUAN TRỌNG PHỐ BIẾN CỦA SA PA 1. Nhóm cây dược liệu mọc tự nhiên còn khả năng tiếp tục khai thác ở Sa Pa. BẢNG 3: NHỮNG CÂY DƯỢC LIỆU TỰ NHIÊN TẠI SA PA DO KHAI THÁC NHIỀU NĂM, HIỆN NAY KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG KHAI THÁC HOẶC KHAI THÁC VỚI SỐ LƯỢNG ÍT CẦN BẢO VỆ TT Tên cây Vùng phân bố tập trung Ước tính 1 Bách hợp SaPả, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, San Sả Hồ, Lao Chải 1-2 2 Bồ công anh Tả Phìn, Trung Chải, Bản Khoang, Hầu Thào, SaPa 2-3 3 Củ mài Tả Giàng Phình, Bản Khoang,Tả Phìn, Lao Chải 2-3 4 Dây dau xương Trung Chải, Tả Van, Hầu Thào, Thanh kim, Bản Phùng 2-3 5 Đơn châu chấu Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Suối Thầu, Thanh Kim 3-5 6 Gối hạc Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Trung Trải, Tả Van 2-3 7 Màng tang Bản Phùng, Thanh Kim, Tả Van, Suối Thầu, Thanh Phú 2-3 8 Kim ngân Bản Khoang, Tả Giàng Phình, SaPả, Tả Phìn, Sa Sả Hồ 2-3 9 Mã đậu linh Tả Van, Hầu Thào, SaPả, Bản Khoang, Tả Giàng Phình 2-3 10 Mức hoa trắng Tả Van, Hầu Thào, Tả Phìn, Trung Chải 2-3 11 Nhân trần Tả Van, Hang Đá, Sử Pán, Lao Chải, Tả Phìn, SaPả 2-3 12 Chân Chim thơm Hầu Thào, Hang Đá, Sử Pán 2-3 13 Qua lâu Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Hầu Thào, Lao Chải 2-3 14 Sa nhân Suối Thần, Thanh Kim, Nậm Cang, Bản Phùng, Trung Trải 2-3 15 Thạch xương bồ Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào 1-2 16 Thuỷ xương bồ Sa Pả, Tả Phìn, Hầu Thào, Tả Giàng Phình 2-3 17 Thiên nam tinh Sa Pả, Hầu Thào, Sử Pán, Bản Khoang, Tả Phìn 2-3 18 Thổ tế tân Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Pìn, Sa Pả, San Sả Hồ < 1 19 Viễn chí hoá vàng Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Pìn, SaPả, Sản Sả Hồ 2-3 20 Khoai nưa SaPả, Hầu Thào, Trung Chải, Tả Phìn, Tả Giàng Phình 2-3 21 Phòng kỷ Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, Lao Chải, SaPả 2-3 22 Xà xàng tử Tả Van, Tả Giàng Phình, Xà Xéng, San Sả Hồ, Lao Chải < 1 2. Những cây dược liệu bị suy giảm nghiêm trọng không còn khả năng khai thác thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Sa Pa cần được bảo tồn 2.1. Xác định đối tượng Trong thành phần tài nguyên dược liệu Việt Nam có nhiều loại vốn được coi là những dược liệu quý về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế mà chúng đem lại, trong đó có các loại ở Sa Pa - Lào Cai. * Về các loài sâm mọc tự nhiên: + Sâm Vũ điệp + Tâm thất hoang * Các loài cây dược liệu mang tên Hoàng Liên, có 4 loài: + Hoàng liên chân gà + Hoàng liên gai + Hoàng liên ô-rô + Thổ Hoàng liên Nhiều loài cho các vị thuốc quý khác như: Ba kích, Đẳng sâm... cũng như loài có giá trị chữa bệnh độc đáo, theo kinh nghiệm, của cộng đồng các dân tộc, như cây Hoa tiên (Đại hoa tế tân), Thổ tế tân, Thiên lý hương... Ngoài ra, trong số những cây dược liệu đã biết có chứa các hợp chất tự nhiên quý để làm thuốc, có một số loài có hàm lượng cao như: Ba gạc, bình vôi núi cao, hoặc có những hợp chất đặc biệt dùng làm thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo (Ung thư) như: Thông đỏ (chiết Taxol) Những loài cây dược liêu kể trên có loài phân bổ tương đối phổ biến ở một số địa phương khi tiến hành điều tra dược liệu tại Sa Pa và đã từng thường xuyên được khai thác nay trở nên suy giảm đến mức gần như không thể khai thác được nữa như: Ba kích, Cỏ thơm lá nhỏ, Một lá... Một số loài được coi là đặc biệt quý hiếm như: Các loài Sâm mọc hoang trên núi Hoàng Liên thuộc Huyện SaPa: + Sâm vũ điệp. + Tam thất hoang. + Hoàng liên chân gà. + Thổ hoàng liên. + Hoàng liên ô rô. + Kim tuyến. Do bị tìm kiếm gắt gao nên đang lâm vào tình trạng có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần nếu như không có sự can thiệp kịp thời. Một vài loài khác cây chiết xuất hoạt chất, cây sử dụng hạn chế theo kinh nghiệm địa phương, do phạm vi phân bố hạn chế và số lượng cá thể ít, trước mắt có thể không bị đe doạ bởi nguyên nhân khai thác, song lại rất dễ bị rủi ro khi bị tác động bởi: Phá rừng, cháy rừng, lũ lụt hoặc động vật tàn phá... Trong tài nguyên cây dược liệu ở Sa Pa, nhóm các loại cây dược liệu quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được đặc biệt quan tâm, bởi lẽ: Đây là tài nguyên thiên nhiên ưu đãi số 1 đã dành riêng cho Sa Pa, không mấy nơi có được, nhằm xác định rõ để có kế hoạch bảo tồn nghiên cứu phục hồi và đưa vào phát triển trong tương lai, cụ thể là: - Những loài cây dược liệu có giá trị sử dụng kinh tế cao, vốn phân bố tương đối phổ biến nay đã bị suy giảm mạnh. Nếu không có sự can thiệp sẽ mất đi khả năng khai thác vốn có cuả nó hoặc có thể dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng. - Những loài dược liệu vốn được coi là quý hiếm về giá trị sử dụng trong y học cũng như về giá trị nguồn gen, do bị tìm kiếm ráo riết hoặc do phạm vi phân bố hạn chế với số lượng cá thể ít, hiện đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. 2.2. Cơ sở khoa học để xác định và đánh giá về tình trạng bị đe doạ Để thống kê và xác định được những cây thuốc bị suy giảm nghiêm trọng thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được tổ chức điều tra sâu rộng, thu thập nhiều loại thông tin, tổng hợp từ các nguồn tư liệu (Theo cách làm của các nhà khoa học thực vật) như: - Quan sát, ghi nhận trên các tuyến điều tra thông qua phiếu điều tra "Cây thuốc diện quý hiếm có quy cơ bị tuyệt chủng". - Phỏng vấn, thu nhập thông tin (phiếu) từ những cơ sở và những người chuyên làm công tác điều tra dược liệu (Phòng sưu tầm tài nguyên dược liệu- Viện dược liệu) và những người làm công tác khai thác, mua bán cây thuốc quý hiếm trên rừng tại Sa Pa. * Theo tiêu chuẩn phân hạng của I.U.C.N đối với các đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng, người ta phân cây dược liệu ra làm các hạng sau: + E (Endangered): Là những loài dược liêu đang bị đe doạ tuyệt chủng và sự sống còn của chúng là không chắc chắn nếu như các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Bao gồm những cây dược liệu có số lượng cá thể đã giảm đến mức báo động hoặc điều kiện sống và nơi phân bố còn sót lại của chúng bị uy hiếp mạnh mẽ đến mức độ có thể bị tuyệt chủng. + V (Vulnerable): Là những loài cây dược liệu sẽ bị đe doạ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu các yếu tố đe doạ cứ tiếp diễn. Bao gồm những loài cây dược liệu đã bị giảm sút mạnh mẽ do khai thác quá mức hoặc môi trường sống bị huỷ hoại nghiêm trọng đến mức có thể bị đe doạ tuyệt chủng hoặc dễ dẫn đến tình trạng bị nguy cấp (E). + R (Rare): Bao gồm các loài cây dược liệu sẽ bị nguy cấp phân bố hẹp, số lượng cá thể ít mặc dù hiện tại chưa phải là đối tượng bị đe doạ bởi khai thác, sử dụng nhưng sự tồn tại của chúng là rất mong manh vì các nguyên nhân khác. + T (Threatened): Bao gồm những cây dược liệu thuộc diện bị đe doạ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hiện tại chưa đủ cơ sở để xếp vào 1 trong 3 cấp trên. Như vậy, căn cứ vào các cấp đánh giá kể trên, ta sẽ thấy được mức độ đe doạ tăng dần từ R -> E riêng cấp T được dùng đối với những loài cây dược liệu trên thực tế là đã bị giảm sút nhiều, nhưng cụ thể về mức độ bị đe doạ tuyệt chủng cần xác định đầy đủ, phân hạng đúng với hiện trạng của nó. Những loài được xếp trong nhóm R theo quan niệm của I.U.C.N, hiện tại chúng chưa bị hoặc mới bị nên tác động rất hạn chế. Đối với cây dược liệu, nếu bị phát động tìm kiếm thì lập tức chuyển thành các mức bị đe doạ cao hơn (V, E). Ví dụ: Các loài Cỏ nhung, Kim tuyến (là loại Lan sứ hồng, Lan thạch tầm thuốc chi) - Vốn là cây thuốc hiếm và được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào Tày – Dao, vài năm gần đây bị lùng sục khai thác bán qua biên giới Trung Quốc. Cho nên chúng đã bị liệt kê vào diện sắp bị đe dọa tuyệt chủng. (V). Từng loại dược liệu được đánh giá, xếp hạng về mức độ bị đe doạ là để có biện pháp ưu tiên trong bảo tồn. Những loại thuộc diện E, V được coi là đang bị nguy cấp cần được tiến hành nghiên cứu bảo vệ, cứu vãn ngay, các cấp R và T có thể ưu tiên ở mức thấp hơn. Điều đó không có nghĩa là tiến hành bảo vệ sau. Vì, nếu không có biện phá quan tâm sớm, từ diện có thể bị rủi ro dẫn đến có thể bị tuyệt chủng vào bất cứ lúc nào. *Nhóm cây dược liệu đang bị suy giảm nghiêm trọng và thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Sa Pa cần được bảo tồn. BẢNG 4: TỔNG HỢP NHỮNG CÂY DƯỢC LIỆU BỊ SUY GIẢM NGHIÊM TRỌNG VÀ THUỘC DIỆN QUÝ HIẾM CÓ NGUY CƠ BỊ TUYỆT CHỦNG TẠI SA PA (ÁP DỤNG THEO KHUNG PHÂN HẠNG IUCN) E (Đang bị nguy cấp) V (Sắp bị nguy cấp) R (Hiếm) T (Bị đe doạ) 1. Sâm vũ điệp 1. Cỏ thơm 1. Bách hợp 1. Thông thảo 2. Tam thất hoang 2. Hoàng liên lùn 2. Bạch cập 2. Bảy lá một hoa 3. Hoàng liên bắc 3. Sốt rét lá nhỏ 3. Bát giác liên 3. Biến hoá 4. Ngũ gia bì hương 4. Tiền hồ 4. Hồi nước 4. Thạch thảo 5. Thông đỏ 5. Hoàng liên ô rô 5. Mã đậu linh 5. Đại kế 6. Kim tuyến 6. Sì to 6. Thủy bồn thảo 6. Lan lùn vàng 7. Thổ Hoàng liên 7. Thạch hộc 7. Tắc kè đá 7. Thanh giáp 8. Thiên môn ráng 8. Hoàng tinh vòng 8. Lá khôi 9. Một lá 9. Ngọc trúc 10. H.liên chân gà 10. Hoàng liên gai 11. Bổ béo tía 10 loài 8 loài 11 loài 7 loài Từng loài cây dược liệu được xem xét tổng hợp về các loại thông tin, bao gồm: Sự phân bố (nơi phân bố, nơi còn sót lại), tình hình khai thác sử dụng. *Như vậy: - Thuộc diện có nguy cơ bị tuyệt chủng (E) có 10 loài. Bao gồm những cây thuốc đặc biệt quý hiếm về giá trị sử dụng và giá trị nguồn gen thường xuyên bị tìm kiếm khai thác do có giá trị kinh tế cao như bảng đã nêu. - Thuộc diện sắp bị nguy cấp (V) có 8 loài: Bao gồm các cây dược liệu có diện phân bổ rộng rãi hơn nhóm E (nhưng không phải là phổ biến và trữ lượng cũng hạn chế). Do có giá trị kinh tế cao, chúng thường xuyên được khai thác đến mức bị kiệt quệ, khó có khả năng phục hồi nếu không được bảo vệ mà vẫn tiếp tục khai thác (bởi lẽ các loài cây này phần lớn khả năng tái sinh hạn chế, để phục hồi trở lại mức nguyên trạng ban đâu để có khả năng khai thác phải mất nhiều năm sinh trưởng, phát triển). - Thuộc diện hiếm (R) có 11 loài. Bao gồm một số cây dược liệu tương đối phổ biến nhưng do có trữ lượng ít phạm vi phân bố hẹp lại bị khai thác tìm kiếm, cho nên có thể bị rủi ro bất cứ lúc nào. Trong số này vốn có một số loài từng là những cây dược liệu quý, đã từng được khai thác thành hàng hoá ở Sa Pa như: Bách hợp, Bách cập, Tắc kè đá, Ngọc trúc và đặc biệt là Ngũ gia bì gai. Song hiện tại những cây thuốc thuộc nhóm này thường chỉ bị khai thác hạn chế, sử dụng có tính chất địa phương. Một đặc điểm chung khác của những cây thuốc hiếm có bao hàm tính quý hiếm về giá trị nguồn gen như: Lá khôi (chỉ xuất hiện ở độc cao > 1.700m), Bổ béo tía rất ít gặp ở Sa Pa. Nếu vì một lý do nào đó, chúng bị mất đi, có nghĩa là nguồn gen vĩnh viễn không còn có ở Sa Pa, thậm chí ở quy mô cả nước. - Những cây thuốc thuộc nhóm T (bị đe doạ) có 7 loài. Bao gồm những cây dược liệu có diện phân bổ nhìn chung phổ biến hơn các loài nhóm E, V và R. Hầu hết các loài trong nhóm này đều thường xuyên bị khai thác. Do bị khai thác liên tục, khả năng tái sinh tự nhiên hạn chế, nên hiện tại được coi là bị giảm sút nghiêm trọng (không còn khả năng khai thác lớn nữa). Những cây dược liệu kể trên rõ ràng đang bị đe doạ hoặc có thể trở nên hiếm dần (R), có thể bị xếp vào nhóm E, V nếu không có biện pháp hạn chế các nguyên nhân gây hại kịp thời. Theo quan điểm của IUCN, các đối tượng xếp nhóm T, nếu có điều kiện đi sâu điều tra, nghiên cứu cụ thể hơn, một số loài trong đó có thể được xếp lên một trong các nhóm ưu tiên ở trên. * Tóm lại: Để dẫn đến tình trạng nguy cấp đối với những cây dược liệu nêu trên, có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu có thể nêu ra như sau: + Do tiến hành khai thác đến mức cạn kiệt nguồn tài nguyên quý hiếm mà không có biện pháp tái sinh, bảo vệ một cách thoả đáng. + Do phá rừng làm nương rẫy, phá hệ sinh thái rừng, làm cho nhiều cây dược liệu quý trong rừng như: (Tam thất hoang, Sâm vũ điệp, Hoàng Liên chân gà, Hoàng liên gai, Hoàng liên ô rô, Kim tuyến, Cỏ thơm... bị mất đi hoặc bị thu hẹp phạm vi phân bố. + Do khai thác lâm sản một cách quá mức ví dụ khai thác rừng Thác bạc, khu rừng Bản Khoảng - Tả Giành Phình. + Nguy hiểm hơn cả nạn cháy rừng trên diện rộng xảy ra nhiều năm liên tục, nhất là những năm gần đây. Ví dụ cháy rừng Hoàng Liên tháng 3/1993. Sau 3 ngày đêm, theo ngành lâm nghiệp ở đây cho biết: Có tới vài ngàn ha rừng có cây gỗ, cây bụi và thảm cỏ đã bị thiêu huỷ. Những năm gần đây (95 - 98) xảy ra cháy rừng Ô quý Hồ, Bản Khoang, Tả Giành Phình, Séo Mý Tỷ, Hàm Rồng, Can Thàng, Sa Xéng... Trong diện tích rừng bị cháy, hệ sinh thái rừng bị phá huỷ đã thu hẹp phạm vi sống của biết bao loài cây thuốc quý, đặc biệt với những loại cây thuốc quý hiếm phân bố ở điều kiện khí hậu Á nhiệt đới núi cao và ôn đới ẩm, đặc trưng cho vùng khí hậu Sa Pa như Tam thất hoang, Sâm vũ điệp, các loài Hoàng Liên, các loài Hoàng tinh, Kim tuyến, Cỏ thơm, Bảy lá 1 hoa. II. KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU VỀ DƯỢC LIỆU HIỆN NAY Như trên đã đề cập, nguồn cây dược liệu ở nước ta có vai trò lớn trong việc cung cấp nguyên liệu làm thuốc trong y học cổ truyền và cung cấp nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp dược và đáp ứng thị trường xuất khẩu. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, xuất và nhập khẩu dược liệu có nhiều thay đổi. Để nhìn nhận một cách khái quát về nhu cầu dược liệu hiện nay, tôi xin đưa ra một số thông tin về vấn đề này : 1. Về nhập khẩu Theo số liệu của Công ty Dược phẩm trung ương II (số liệu của các công ty dược phẩm khác cũng tương tự) năm 2000, Công ty này đã phải nhập khẩu một danh sách 51 loại dược liệu: Bạch thược, Bồi mẫu, Bạch cúc (+), Bạch cập (++), Bạch truật (++), Bách hợp (++), Bạch linh, Bổ công anh (++), Bán hạ bắc, Bạch hoa xà (+), Bản chi liên (+), Bắc từ thảo, Cam thảo, Chỉ thực (+), Cát cánh (+), Chi tử (++), Câu kì tử (++), Dâm dương hoắc (++), Đương khởi thạch (++), Đỗ trọng, Đại táo, Đinh hương, Đương quy (+),Địa hoàng (+), Độc hoạt (+), Đơn bì, Đào nhân (+), Đơn sa, Hoắc hương (+), Hoàng kỳ, Hoàng bá (+), Hoàng cầm, Huyền bồ, Huyền sâm (+), Hồng hoa (+), Hạ khô thảo (++), Hoài sơn bắc, Hạch nhân, Hoàng tinh (++), Hoàng liên (++), Khương hoạt, Kim ngân hoa (++), Khiếm thực, Liên kiều, Long cốt, Mộc dược, Mạch môn (+), Mộc hương (+), Miên nhân trần, Nhử hương, Ngưu tất bắc (+), Nhục thung dung, Ngũ gia bì hương (+), Ngũ vị tử (+), Ngõ thù du, Phòng phong, Phòng đẳng sâm (+), Phúc bồn tử (+), Phù bình, Quy đầu (+), Sa sâm bắc (++), Sơn thù, Sài hồ (++), Tiền hồ (++), Tri mẫu, Thiên môn (++), Tân giao, Thiêm ma, Thục địa (+), Tạo giác thính (+),Thiên hoa phấn (++),Táo nhân (+), Tam thất (++), Thạch tả (+), Thương truật,Thăng ma, Thần khúc, Tục đoạn (+),Tang bạch bì (+), Tân di, Tôn tử (+), Thạch xương bồ (++), Tế tân (++), Uy linh tiên (++), Viễn chí, Xích thược( ++), Xuyên mộc qua, Xuyên khung (+), Xà xàng tử (++). Ghi chú: (++): Dược liệu có trong nước. (+) : Dược liệu có khả năng trồng đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong 89 loại dược liệu nhập khẩu, có cả những loại cũng có trong nước là 51 loài (chiếm57.3%), bao gồm 14 loài mọc tự nhiên. Số còn lại có là cây trồng. Đáng chú ý ở đây là trong số 37 loài cây trồng này có tới 25 loài là những cây trồng bản địa (hoặc từ những cây mọc tự nhiên đã đưa vào trồng thêm) và cây di thực từ nước ngoài vào Việt Nam, hoàn toàn có thể sản suất trong nước mà không phải nhập khẩu. Việc trồng, chăm sóc và khai thác dược liệu trong nước sẽ tạo thêm công ăn việc làm, thu nhập chính đáng cho nhân dân đồng thời góp phần vào việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nhất là đất rừng. Điều này rất có ý nghĩa đối với một huyện vùng núi như huyện Sa Pa. 2. Về xuất khẩu dược liệu Về xuất khẩu dược liệu, năm 2000, theo số liệu của Tổng công ty dược liệu Việt Nam như sau: BẢNG 5: SỐ LIỆU VỀ XUẤT KHẨU DƯỢC LIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY DƯỢC LIỆU VIỆT NAM STT Tên dược liệu Khối lượng (TB từ 1996 - 2000: Tấn/năm) Giá trị (1000 USD) 1 Bụp giấm 500 750 2 Dừa cạn dễ 50 125 3 Dừa cạn thân lá 500 500 4 Cốc tinh thảo 20 4 5 Gừng (+) 20 6 6 Cẩu tích 200 300 7 Riềng (+) 300 150 8 Nghệ vàng 20 8 9 Chỉ xác 10 3 10 Địa liền 10 4 11 Đảng sâm (+) 10 10 12 Xưyên khung (+) 10 20 13 Bột Berberrin 20 400 14 Mã tiên 50 20 15 Hương phụ (+) 20 6 16 Địa hoàng (+) 10 20 17 Lò hôi (+) 20 80 18 Mã đề 50 100 19 Quế các loại (+) 5000 10000 20 Long nhãn 300 2100 21 Sa nhân (+) 1000 8000 22 Sen 400 800 23 Hoa hồi (+) 200 400 24 Í dĩ (+) 500 100 25 Thạch hộc (+) 60 60 26 Thảo quả (+) 150 300 27 Hoa hoè (+) 300 600 28 Hương phụ hoa (+) 1 350 29 Râu mèo 50 100 30 Tinh dầu bạc hà 600 4800 31 Tinh dầu sả (+) 200 800 32 Tinh dầu quế (+) 10 200 33 Tinh dầu hồi 100 800 34 Tinh dầu tràm (+) 50 250 35 Tinh dầu hương nhu trắng (+) 5 20 36 Thảo quyết minh (+) 200 40 37 Ba kích (+) 300 450 Trong danh mục bao gồm 37 loài dược liệu xuất khẩu của Tổng công ty Dược liệu Việt Nam ở trên, có tới 20 loài có phân bố ở Lào Cai, bao gồm cả cây dược liệu mọc tự nhiên và cây dược liệu mọc trong vườn nhà của nông dân. Đó là những cây có dấu (+) ở bảng trên. Như vậy, nhu cầu về thị trường suất khẩu dược liệu không phải là ít, đối với dược liệu của cả nước cũng như đối với Sa Pa nói riêng. Đặc biệt, việc thay thế nhập khẩu dược liệu sẽ có ý nghĩa lớn: tiết kiệm ngoại tệ, tạo thu nhập trong dân, xoá đói giảm nghèo, … III. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ Xà HỘI CỦA VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC CÂY DƯỢC LIỆU Ở SA PA Huyện Sa Pa là một trong những vùng trọng điểm có truyền thống cây dược liệu từ nhiều năm qua, đặc biệt đối với các cây thuốc bắc đầu vị di thực vào Việt Nam. Những cây dược liệu này đã trở thành nguyên liệu làm thuốc có giá trị như: Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Mộc hương, Xuyên khung, Đỗ trọng, Hoàng bá... và gần đây như Lão quan thảo, Chè xanh... phục vụ cho nhu cầu làm thuốc sử dụng trong nước và xuất khẩu có giá trị kinh tế. Hiện nay, nhu cầu sử dụng hàng năm trong nội địa về thuốc nam, thuốc bắc, nguyên liệu, cho cây công nghiệp được cũng như xuất khẩu vào khoảng 200 - 300 loại cây thuốc với 300 - 400 vị thuốc, sản lượng ước tính có tới hàng ngàn tấn dược liệu. Tuy nhiên việc trồng trọt, sản xuất dược liệu trong cả nước nói chung, đặc biệt với Sa Pa nói riêng ngày càng kém phát triển, không ổn định, khối lượng dược liệu trồng trọt ngày càng thấp. Vùng trồng cũng như diện tích bị thu hẹp, số hộ nông dân tham gia trồng cây thuốc ngày một ít đi, có nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân chính là do cơ chế thị trường: dược liệu Trung Quốc tràn vào lấn át mặt hàng dược liệu sản xuất trong nước. Đơn cử một cách cụ thể: Ngay Sa Pa là vùng di thực thành công và trồng trọt một số cây thuốc bắc đầu vị như: Đương quy, Bạch Truật, Đẳng sâm, Đỗ trọng... thế nhưng, hiện nay tại các quầy thuốc Nam - Bắc, bán thuốc chén mang nhãn "Thuốc bổ Sa Pa” trên thực tế vẫn dùng một số đầu vị của Trung Quốc nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn về Hà Nội và lên Sa Pa. Bởi lẽ: Thuốc bắc đầu vị của Trung Quốc rẻ hơn, quy cách, mẫu mã chế biến đẹp và hấp dẫn thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân không kém phần quan trọng, đó là do sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dược liệu hoàn toàn là hoạt động tự phát của người nông dân, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật, thiếu sự điều tiết của Nhà nước. Đặc biệt quan trọng là không có thị trường tiêu thụ ổn định, dẫn đến có lúc thừa có lúc thiếu (Giá dược liệu tăng vọt mà vẫn không có hàng để bán như: Xuyên khung, từ 8.000đ/kg năm 1995 lên 15.000đ/kg năm 1996 và 60.000đ/kg năm 1998, Thảo quả giá từ 12000đ/kg năm 1992 tăng lên 40.000 đ/kg năm 1994 rồi 80.000đ/kg năm1997 và năm 2001 chỉ còn 50.000đ/kg khi diện tích được mở rộng và nhu cầu đã ở mức bão hoà) Ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên còn có một nguyên nhân chủ quan nữa cũng rất quan trọng đó là do bản chất giống một cây thuốc di thực từ phương bắc về Sa Pa. Từ những năm 1964 đến nay bị thoái hoá, một phần do bản chất giống cây trồng khi thay đổi điều kiện sinh thái, một phần do quá trình trồng trọt ít được chú ý đầu tư chọn lọc, thuần hoá, phục tráng giống dẫn đến năng suất cũng như phẩm chất dược liệu ngày một xa xút dần dần làm vùng trồng dược liệu truyền thống của Sa Pa ngày một thu hẹp. 1. So sánh trị kinh tế của cây dược liệu so với một số cây lương thực truyền thống BẢNG 6: TỔNG HỢP CÁC LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU PHỔ BIẾN TRỒNG TẠI HUYỆN SA PA TT Tên cây thuốc NGUỒN GỐC Vùng trồng tập trung Nhập nội Bán địa 1 Actisô Pháp - Đội 1 – Sa Pa 2 Bạch chỉ Trung Quốc - Đội 4 – Sa Pa 3 Bạch truật Trung Quốc - Đội 1 – Sa Pa 4 Chè xanh Nhật Bản - Đội 2 – Sa Pa 5 Đạo hoàng Trung Quốc - Đội 2 – Sa Pa 6 Đỗ trọng Trung Quốc - Đội 4+3- Sa Pa 7 Độc hoạt Trung Quốc - Đội 2 – Sa Pa 8 Đương quy Nhật Bản - Ô Quý Hồ - đội 5 9 Đẳng sâm Trung Quốc - Đội 2 – Sa Pa 10 Huyền sâm - Sa Pa Đội 3 – Sa Pa 11 Hoàng bá Trung Quốc - Đội 3 - Lâm trường 12 Lão quan thảo Nhật Bản - Đội 2 – Sa Pa 13 Ngưu tất Trung Quốc - Đội 4 – Sa Pa 14 Ngưu bàng Trung Quốc - Đội 2 – Sa Pa 15 Ô đầu Trung Quốc - Đội 3 - Lâm trường 16 Ngừng gió - Sa Pa Sa Pả - Lao Chải 17 Tam thất gừng - Sa Pa Sa Pả - Đội 1 18 Thổ tam thất - Sa Pa Đội 2 – Sa Pa 19 Tục đoạn - Sa Pa Đội 5 – Sa Pa 20 Thảo quả - Sa Pa Nận Cang - Bản Khoang 21 Vân mộc hương Trung Quốc - Ô Quý Hồ 22 Xuyên khung Trung Quốc - Bản Khoang 23 Ý dĩ - Sa Pa Đội 4 – Sa Pa Nhận xét: Huyện Sa Pa là vùng trồng cây dược liệu truyền thống có từ nhiều năm nay. Qua điều tra cho thấy: đã có tới 23 loài cây thuốc được đưa vào trồng trong các hộ nông dân, tập trung chủ yếu ở khu vực Ô Quý Hồ - Bản Khoang và khu vực đội 1 nông trường Sa Pa, đội 3 lâm trường SaPa. trong đó có tới 16 loài cây thuốc nhập nội có nguồn gốc chủ yếu từ phương Bắc như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Trong số các cây nêu trên, nhóm cây dược liệu trồng phổ biến có giá trị hàng hoá ở Sa Pa là: BẢNG 7: NHÓM CÂY THUỐC TRỒNG PHỔ BIẾN CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ TẠI SA PA TT TÊN CÂY THUỐC Diện tích NĂNG SUẤT Sản lượng TB 91 + 92 + 93 1998 (ha) TRƯỚC 1995 (TẠ/HA) 1998 (TẠ/HA) TRƯỚC 1995 (TẤN) 1998 (TẤN) 1 Actiso 0,5 3 - 45 1,7 110,4 2 Bạch Truật 8 4 30 20 15 12 3 Đương quy 8 2,5 16 16,6 13 4,2 4 Đỗ trọng 7 5 5 5 2,5 2,5 5 Hoàng bá 5 6 28 28 - 16,8 6 Lão quan thảo 13 4,5 28 36,4 12,6 7 Ô đầu 8 5 15 15 12 7,5 8 Tục đoạn 12 10 15 15 18 15 9 Thảo quả 300 4 2 2 6 80 10 V.mộc hương 5 1,5 11,1 11,1 5,5 1,7 11 Xuyên khung 10 6 14 13,8 14 8,32 Nhận xét: Trong tổng số 23 loài dược liệu được đưa vào hộ nông dân (bảng 7) có tới 11 loài dược liệu được trồng phổ biến có giá trị sản xuất hàng hoá. Song do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế thị trường, cho nên có sự biến động theo từng giai đoạn có khác nhau về diện tích, sản lượng. Rõ nét là một số cây: Đương quy, Bạch truật, Mộc hương, Xuyên khung, Lão quan thảo và Actisô. BẢNG 8: GIÁ TRỊ KINH TẾ TRỒNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU SO VỚI CÂY TRỒNG KHÁC TẠI HUYỆN SA PA (SỐ LIỆU NĂM 2000) Số TT Tên cây trồng Năng suất TB (tạ/ha) Đơn giá đ/kg Thành tiền (đ) 1 Actisô (tươi) 250,000 1.500 37.500.000 2 Lão quan thảo (tươi) 270,000 1.000 27.000.000 3 Bạch truật củ 20,000 10.000 20.000.000 4 Bạch truật hạt 2,700 100.000 27.000.000 5 Đương quy củ 16,000 1.200 19.200.000 6 Đương quy hạt 2,700 100.000 27.000.000 7 Mộc hương 11,000 6.000 6.600.000 8 Xuyên khung 14,000 25.000 31.000.000 9 Ô dầu 15,000 20.000 31.000.000 10 Tục đoan 15,000 10.000 15.000.000 11 Chè xanh Nhật 8,000 40.000 32.000.000 CÂY LƯƠNG THỰC 1 Cây ngô 20,00 2.000 4.000.000 2 Cây lúa nương 10,00 2.500 2.500.000 3 Cây khoai tây 40,00 1800 7.200.000 4 Cây sắn (sắn khô) 35,00 1000 3.500.000 5 Cây đao giềng (Bột) 10,000 6200 6.200.000 6 Cây su su (rau quả) 70,000 1.200 8.400.000 7 Cây lúa nước (trên ruộng bậc thang) 38,000 1.500 5.700.000 Nhận xét: - Về hiệu quả kinh tế trồng cây dược liệu so với một số cây trồng khác qua số liệu cho ta nhận xét khá rõ: SaPa là huyện có thế mạnh về trồng cây dược liệu, đặc biệt là một số cây dược liệu truyền thống có giá trị kinh tế cao hơn rõ rệt so với cây lương thực (cây ngô, lúa nương) là những cây trồng chính có sự cạnh tranh trên cùng một diện tích trồng trọt với cây dược liệu. Với diện tích tương đương, nếu trồng dược liệu đúng bài bản, có thể là một biện pháp tốt để thúc đẩy kinh tế huyện phát triển tốt. Tất nhiên, trồng cây dược liệu thì cần nhiều vốn, nhiều lao động và phải có kỹ thuật. Vì vậy điều cần làm ở đây là trợ giúp về vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân, tạo thị trường đầu ra ổn định cho cây dược liệu và xúc tiến các biện pháp kinh tế vĩ mô khác. BẢNG 9: SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN NHẤT VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG KHÁC. Tổ Chỉ tiêu Lúa nước Lúa nương Ngô Su su Actiso Bạch truật Xuyên khung Lão quan thảo Tổng thu 5.700 2.500 4.000 8.400 37.500 20.000 31.000 27.000 Tổng vốn 1.000 400 800 1.200 14.000 8.000 12.000 9.700 Lãi 4.700 2.100 3.200 7.200 22.500 12.000 19.000 17.300 Số lao động cần/ha 23 20 25 18 20 17 17 20 Thuốc trừ sâu (lít/ha) 8 5 0 0 0 0 0 0 Sử dụng phân bón TB (kg/ha) 350 200 300 400 800 500 560 400 Tác dụng bảo vệ đất. 6 1 6 7 8 9 8.5 7.5 Số vụ trong năm 2 2 2 1 1 1 1 1 Thu nhập TB 1 LĐ 480 210 256 400 1.125 700 1.100 860 Ghi chú: + Đơn vị tiền: ngìn đồng, tính cho một năm + Tác dụng bảo vệ đất có được từ phương pháp chuyên gia, tức là sinh viên tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của những người nông dân nhiều kinh nhiệm và những người có chuyên môn ở huyện Sa Pa. Do không có tư liệu về lĩnh vực này. Nhìn vào bảng so sánh trên, có thể thấy rằng, các tiêu chí so sánh không đồng nhất, mỗi chỉ tiêu có một vai trò khác nhau đối với điều kiện của một huyện vùng cao như huyện Sa Pa. Để đánh giá hợp lý hơn, tôi sử dụng phương pháp nửa ma trận để so sánh và đánh giá trong trường hợp các chỉ tiêu so sánh khác nhau. Các bước của phương pháp này là: - Bước 1: Lập ma trận của các chỉ tiêu cần so sánh - Bước 2: Đánh số thứ tự các chỉ tiêu cần so sánh - Bước 3: Tiến hành so sánh từng chỉ tiêu so với các chỉ tiêu còn lại rong ma trận, chỉ tiêu nào quan trọng hơn được mang số hiệu của chỉ tiêu đó - Bước 4: Tổng số lần gặp, chỉ tiêu nào có số lần gặp càng nhiều càng chứng tỏ nó quan trọng hơn các chỉ tiêu khác - Bước 5: Gán cho mỗi chỉ tiêu một trọng số tương ứng với tầm quan trọng của nó. - Bước 6:So sánh và đánh giá các chỉ tiêu có tính đến vai trò của trọng số. Để thực hiện công việc cần lập [A’ij] = [Aij x Bj] Trong đó: A’ij – Ma trận mà các chỉ tiêu được đánh giá theo trọng số Aij – Ma trận đã cho điểm các đơn vị so sánh khi coi các chỉ tiêu so sánh có vai trò quan trọng như nhau Bj – Trọng số của chỉ tiêu j Đối với trường hợp so sánh trong phạm vi đang nghiên cứu, tôi tiến hành như sau:( Quy ước lúc đầu như sau: đơn vị nào tốt hơn cả nhận điểm 1, đơn vị nào kém hơn nhận số điểm lần lượt cao hơn; chỉ tiêu nào ngang bằng nhau thì nhận cùng một điểm như nhau) BẢNG 10: MA TRẬN CHO ĐIỂM KHI VAI TRÒ CỦA CÁC CHỈ TIÊU NHƯ NHAU Chỉ tiêu Lúa nước Lúa nương Ngô Su su Actiso Bạch truật Xuyên khung Lão quan thảo Thu nhập TB 1 LĐ/năm 5 8 7 6 1 4 2 3 Lãi tính trên 1 ha/năm 6 8 7 5 1 4 2 3 Đầu tư vốn/năm 3 1 2 4 8 5 7 6 Số lao động cần/năm 2 3 1 6 4 7 8 5 Khả năng bảo vệ đất 7 8 6 5 3 1 2 4 Thuốc trừ sâu sử dụng 3 2 1 1 1 1 1 1 Phân bón sử dụng 3 1 2 5 8 7 4 6 BẢNG11 : NỬA MA TRẬN ĐỂ TÍNH TRỌNG SỐ CHO HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TT Chỉ tiêu I II III IV V VI VII Số lần gặp Trọng số 1 Thu nhập trung bình 1 LĐ/năm (I) 1 1 1 1 1 1 1 7 1 2 Lãi tính trên 1 ha/năm (II) 2 2 2 2 2 2 6 2 3 Đầu tư vốn/năm (III) 3 4 5 3 3 3 5 4 Số lao động cần/năm (IV) 4 4 4 4 5 3 5 Khả năng bảo vệ đất (V) 5 5 5 4 4 6 Thuốc trừ sâu được sử dụng (VI) 6 6 2 6 7 Lượng phân bón sử dụng (VII) 7 1 7 BẢNG 12: SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU KHI Đà XÉT ĐẾN TRỌNG SỐ VỪA TÍNH ĐƯỢC (DO LẤY TRỌNG SỐ NGƯỢC VỚI SỐ LẦN LẶP NÊN TỔ NÀO CÓ SỐ ĐIỂM TO NHẤT LÀ QUAN TRỌNG NHẤT) Trọng số Lúa nương Lúa nước Ngô Su su Actiso Bạch truật Xuyên khung Lão quan thảo Thu nhập trung bình 1 LĐ/năm 1 5 8 7 6 1 4 2 3 Lãi tính trên 1 ha/năm 2 12 16 14 10 2 8 4 6 Đầu tư vốn/năm 5 15 5 10 20 40 25 35 30 Số lao động cần/năm 3 6 9 3 18 12 21 24 15 Khả năng bảo vệ đất 4 28 32 24 20 12 4 8 16 Thuốc trừ sâu được sử dụng 6 18 12 6 6 6 6 6 6 Lượng phân bón sử dụng 7 21 7 14 35 56 49 28 42 Tổng số điểm 87 89 78 105 129 117 108 118 Xếp hạng 7 6 8 1 2 4 5 3 Qua kết quả các bước so sánh, có thể thấy rõ lợi ích vượt trội của cây dược liệu so với một số cây trồng truyền thống. Nhưng vấn đề là ở chỗ, người nông dân trồng cây lương thực có thể giúp ích ngay được cho cuộc sống của mình còn đối với cây dược liệu thì họ không thể đem dùng lúc đói, khi mà không bán được nó hay bị đưa vào con đường thua nỗ. Vì vậy, tìm một đầu ra ổn định cho cây dược liệu truyền thống của Sa Pa, kết hợp với một số điều kiện khác chính là tiền đề cho ngành dược liệu của Sa Pa phát triển. Hiện nay, trên địa bàn huyện, đang có một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dược liệu là Công ty TRAPACO SAPA, thuộc Công ty TRAPACO Việt Nam. Công ty này chủ yếu là trợ giúp kỹ thuật, thu mua, chế biến, sản xuất kinh doanh dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu có nguồn gốc địa phương. Được thành lập năm 2001, Công ty đã thực sự là nơi bình ổn đầu ra đáng tin cậy cho cây dược liệu địa phương. BẢNG 13. SỐ LIỆU THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY TRAPACO SAPA TT Tên dược liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Năm 2001 1 Lá Actisô Kg 256.000 1.500 384.000.000 2 Chè dây (tươi) Kg 250.000 1.400 350.000.000 3 Lão quan thảo Kg 28.500 13.000 370.500.000 Năm 2002 4 Lá Actisô Kg 285.000 1.500 427.500.000 5 Chè dây (tươi) Kg 360.000 1.450 522.000.000 6 Lão quan thảo Kg 30.000 13.500 405.000.000 Sự ra đời của TRAPACO SA PA và sự làm ăn ổn định của nó là dấu hiệu tốt cho thấy dược liệu của Sa Pa sẽ dần có thị phần của mình trên thị trường bằng con đường chuyên nghiệp. Hiện nay, tại Sa Pa có khoảng 55 ha đất trồng chuyên canh cây dược liệu của các hộ nông dân, chủ yếu là của đồng bào người kinh sống ở vùng xung quanh thị trấn và các xã Ô Quý Hồ, Sa Pả, Nậm Cang, Bản Khoang. Thu nhập của 19 hộ trồng Actisô hợp đồng với Công Ty TRAPACO SA PA là khoảng 15 triệu đồng (Trung bình ) một hộ. Thu nhập của các hộ trồng Lão quan thảo là khoảng 12 triệu đồng (Có 26 hộ trồng Hà thủ ô và có hợp đồng bao tiêu với Công ty). Về cây chè dây, là loài dược liệu mọc tự nhiên trên rừng do đồng bào dân tộc hái về bán cho Công ty. Thu nhập của hoạt động này khá cao và hoạt động diễn ra khá tấp nập. Việc thu hái Chè dây có thể anh hưởng đến chất lượng rừng và hệ sinh thái nhưng đó lại là nghề của họ và theo cơ chế thị trường là hợp lý. Chính quyền huyện đang có những biện pháp nhằm hướng dẫn đồng bào thu hái hợp lý, để vừa đảm bảo đời sống cho bà con, vừa đảm bảo chất lượng của rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy lợi nhuận cao nhưng việc trồng, chăm sóc chế biến và kinh doanh dược liệu có nhiều đặc trưng riêng biệt. Cây dược liệu rất kén chọn khí hậu, giống, đất và chế độ chăm sóc. Cây dược liệu, phần lớn nguồn gốc của nó là loài cây hoang dã. Qua thực tế, kinh nghiệm sử dụng, người ta mới đem truyền bá, hướng dẫn người dân trồng, ít thì được trồng trong vườn nhà, nhiều thì được trồng đại trà ở nương, rừng, ruộng, tuỳ theo nhu cầu. Cây dược liệu có thể năm nay khí hậu thuận lợi thì cho năng suất cao, nhưng sang năm, khí hậu không phù hợp có thể cho năng suất thấp hoặc chất lượng không đảm bảo nên bán được giá thấp. Điều kiện giống với cây dược liêu phải khá hoàn hảo.Ví dụ cây Bạch truật, điều kiện củ giống phải nguyên lành, sáng vỏ, không bị hà thối, củ phải to, tròn. Vùng đất này cộng với khí hậu vùng này sẽ cho năng suất cao, nhưng ở vùng khác với khí hậu khác, đất khác thì sản lượng lại không cao, cây xanh tốt nhưng lại không có quả, không có củ… Mỗi loại dược liệu đều có kỹ thuật chế biến khác nhau. Có thể chia làm 3 khâu kỹ thuật chung cần được tiến hành cho tất cả các loại dược liệu như sau: Kỹ thuật thu hái sản phẩm tươi, sơ chế ban đầu; Kỹ thuật phân loại, phơi, thái, sấy, bảo quản; Kỹ thuật sao tẩm, điều chế thuốc. Chế biến dược liệu cần công phu, tỷ mỉ và cẩn trọng.Khi phơi, có loại dược liệu đòi hỏi phải phơi trên mặt gỗ, có loại thỉ có thể phơi trên nền ximăng cũng được. Có loại thì phơi ở nơi có nắng to, có loại lại đòi hỏi phơi nơi bóng dâm, nhiều gió. Ngay khi thu hoạch cần phải làm đất, phơi đất, cuốc dỡ, bảo quản giống cho vụ sau. Có thế vụ sau mới có thể có kết quả tôt. Bởi vậy, giá thành dược liệu mới cao và có thể đem lại hiệu quả kinh tế to lớn khi biết kỹ thuật. Và cũng vì lẽ đó mà dược liệu được trồng chủ yếu do các hộ nông dân dân tộc kinh còn đồng bào dân tộc thì tập trung chủ yếu ở thu hái tự nhiên dược liệu mọc tự nhiên. Hiện tại, vùng trồng dược liệu chuyên canh chưa được hình thành rõ rệt nhưng đã có những dấu hiệu tích cực cho nó sớm hình thành và phát triển. Để làm được điều đó, vai trò của TRAPACO SA PA là rất rõ ràng vì trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chu trình tái sản suất xã hội. Việc liên kết bằng hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân của TRAPACO SA PA, thu mua một số dược liệu được thu hái tự nhiên bởi đồng bào dân tộc và việc chuyển giao kỹ thuật của các cán bộ công nhân viên Công ty đang chứng tỏ những bước đi đúng hướng cho ngành dược liệu non trẻ của Sa Pa. 2. Những lợi ích khác từ việc phát triển cây dược liệu Như đã nêu ở trên, nghề trồng dược liệu chủ yếu tập trung vào đồng bào dân tộc kinh vì nó đòi hỏi có một trình độ kỹ thuật và lượng vốn nhất định. Còn đồng bào dân tộc thì chủ yếu là dựa vào thu hái dược liệu mọc tự nhiên, không chỉ là chè dây mà ở cả một số loài dược liệu khác. Trong khi đó, đồng bào dân tộc lại chiếm phần lớn dân số của huyện. Điều này vẫn tạo sức ép nên tài nguyên rừng của Sa Pa. Rừng ở Sa Pa hiện nay chủ yếu đã được giao khoán tới từng hộ gia đình, có thể thấy qua số liệu ở bảng sau: BẢNG 14: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ KINH TẾ HỘ Ở MỘT SỐ Xà CỦA SA PA TT Nội dung điều tra San Sả Hồ Lao Chải Tả Van 1 Thu nhập bình quân (triệu/người /năm) 2.7 1.3 1.1 Cao nhất 5 3 2.5 Thấp nhất 0.5 0.4 0.4 2 Thu nhập từ rừng (triệu/người/năm) 1.6 0.38 0.36 Cao nhất 4 2 1 Thấp nhất 02 0.1 0.1 3 Nhận khoán bảo vệ rừng (ha) 96% 66.7% 95% 4 Trồng xen cây ngắn ngày dưới tán rừng (có) 50% 10% 33.3% 5 Qui vùng sản xuất nương dẫy 76% 66.7% 33% 6 Làm nương dẫy (ha) (Bình quân hộ) 0.34 1.2 0.53 7 Khai thác gỗ, củi để bán (có) 10% 6% 2% 8 Làm vườn rừng(có) 20% 33.3% 20% 9 Diện tích vườn rừng (ha) Cao nhất 3 2 2 Thấp nhất 0.12 0.3 0.3 10 Thu nhập từ vườn rừng Cao nhất 20 0.5 9.4 Thấp nhất 1.2 0.2 0.98 Như vậy, đồng bào dân tộc đời sống vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập thấp cộng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên càng khó khăn hơn. Việc giao khoán bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình chưa đảm bảo được thu nhập chấp nhận được cho các hộ nông dân, họ vẫn phải khai thác các sản vật tự nhiên để bảo đảm cuộc sống trước mắt của mình. Bởi vậy, ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc ít người là điều quan trọng số một. Nhiều năm qua, chúng ta đã có những chính sách như là trợ cấp, trợ giá, cho không cái này cái kia đều không mấy hiệu quả, thậm chí tạo tâm lý ỷ lại cho một bộ phận đồng bào lười biếng, cứ nghĩ là đã có Đảng, và nhà nước lo hết cho rồi. Việc động viên đồng bào phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh về cây dược liệu là biện pháp như là đưa đến tay người dân tộc cái cần câu và dạy họ cách câu chứ không phải đưa cho họ con cá đã câu sẵn. Cây dược liệu phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vùng, góp phần vào việc sử dụng hợp lý đất đai, bảo vệ đất khỏi nguy cơ thoái hoá bạc màu. Một khi nông dân đã ổn định cuộc sống thì sẽ chấm rứt tình trạng phá rừng làm nương dẫy, phá rừng lấy củi làm chất đốt... Trong những năm qua, cây Thảo quả_ một trong nhiều loài cây dược liệu có giá trị kinh tế cao_đã đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc soá đói giảm nghèo và bảo vệ rừng đầu nguồn ở những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Sa Pa. Một đặc trưng của loại cây này là chỉ thích hợp với điều kiện sinh sống dưới tán rừng. Bởi vậy, muốn trồng Thảo quả có năng suất cao buộc bà con phải giữ được rừng. Ở độ cao khoảng 2000 mét trên dẫy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận của huyện Sa Pa, đồng bào các dân tộc của Sa Pa đã có hàng 1000 ha cây thảo quả. Cây Thảo quả thực sự là cây soá đói làm giàu của đồng bào dân tộc vùng cao, đồng thời cũng là cây được chọn để thay thế cây thuốc phiện phù hợp với khí hậu và địa hình huyện Sa Pa, vừa tạo nguồn thu nhập chính đáng, vừa góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn. Một loại cây dược liệu khác là cây Chè dây. Như đã nêu trong phần số liệu về Công ty TRAPACO SA PA, hàng năm, nhờ thu hái chè dây đã đem lại cho đồng bào nguồn thu nhập khá lớn so với trồng lúa. Nhờ có những sản vật từ rừng như Chè dây, đồng bào tích cực tham gia bảo vệ rừng hơn vì chính họ là người được hưởng lợi ích từ việc bảo vệ đó. Đồng thời, đồng bào tích cực hơn trong công tác giao đất, nhận khoán rừng khi họ có cơ hội làm chủ những cánh rừng có nguồn dược liệu phong phú. Ngoài ra, bảo tồn được rừng là bảo tồn được nguồn đa dạng sinh học rất đặc hữu của Sa Pa. Thúc đẩy phát triển được ngành công nghiệp dược, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước đồng thời thu được ngoại tệ từ xuất khẩu dược liệu như đã trình bày trước kia. CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Công tác dược liệu ở Sa Pa những năm qua đã đạt được nhiều thành quả đáng phấn khởi. Đã định hình được một tiểu ngành dược liệu trong cơ cấu kinh tế của địa phương, hàng năm, chỉ tính riêng trong lĩnh vực dược liệu được trồng đã có giá trị hơn 1 tỷ đồng, chiếm 4 % GDP của toàn huyện. Ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc, góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, lấy ngắn nuôi dài trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Tuy nhiên, thế mạnh về cây dược liệu của Sa Pa còn chưa được phát huy hết, còn có nhiều dấu hiệu không bền vững. Để thực hiện được mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2010, còn rất nhiều việc phải làm. Với việc thực hiện đề tài này, mặc dù trong điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế của bản thân, nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như trên, tôi mong rằng nó sẽ mang tính hiện thực cao và đóng góp được một phần vào công cuộc phát triển bền vững lĩnh vực dược liệu ở Sa Pa. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Sa Pa là một trung tâm đa dạng nguồn gen cây dược liệu của cả nước. Để phát huy thế mạnh đó, những năm qua, Sa Pa đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên những kết quả đó chưa thực sự tương sứng với tiềm năng to lớn về dược liệu của huyện. Để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực dược liệu nói riêng ở Sa Pa, với thời gian hạn hẹp và kiến thức còn nhiều hạn chế, nhưng tôi mạnh dạn đưa ra kết luận và một số kiến nghị dưới đây: 1. Về nhận thức Sa Pa có một tiềm năng lớn về cây dược liệu. Nhưng không phải tiềm năng đó sẽ tồn tại mãi mãi. Để trở thành một thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện, tài nguyên cây thuốc phải được biết tới như là một tài nguyên hữu hạn, được trân trọng, gìn giữ, khai thác và sử dụng hợp lý. Coi lĩnh vực dược liệu là một tiểu ngành trong ngành lâm nghiệp. 2. Về thực tiễn * Có chiến lược về bảo tồn, khai thác và phát triển cây dược liệu. Chiến lược cần thể hiện được những quan điểm chủ chốt sau: + Nhận thức đúng vai trò của dược liệu trong bảo tồn và phát triển. + Quản lý bền vững tài nguyên dược liệu trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và tính khả thi về mặt kinh tế. * Để có được một chiến lược, đường lối, biện pháp kịp thời và đúng đắn để phát triển cây dược liệu, luôn cần nắm rõ thực trạng về cây dược liệu. Bởi vậy cần thường xuyên điều tra, bổ xung, cập nhật hiện trạng tiềm năng cây thuốc trên địa bàn huyện. Từ đó đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên này. * Lập bản đồ phân bố điểm của các cây dược liệu còn khả năng khai thác tự nhiên để có hướng dẫn thích hợp đồng bào tiến hành khai thác hợp lý. * Tiếp tục và đẩy mạnh chiến lược bảo tồn ngay một số loài cây thuốc quý hiếm dưới hai hình thức: - Bảo tồn nội vi: Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động bảo tồn của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn bởi vì vườn quốc gia này có diện tích lớn thuộc địa bàn huyện. Đề suất với cấp hữu quan bổ sung và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của ban quản lý Vườn quốc gia vì hiện nay ban quản lý này đang rất thiếu và yếu. - Bảo tồn ngoại vi. Phải coi đây là biện pháp bảo tồn hết sức quan trọng trong điều kiện, hoàn cảnh của huyện, từ đó đề ra mô hình hợp lý nhất. Theo tôi, với phương pháp này, có hai mô hình tỏ ra hiệu quả. Đó là: + Đầu tư chính đáng cho trạm nghiên cứu và trồng cây thuốc Sa Pa. Đây là mô hình bảo tồn mà huyện đang áp dụng khá thành công. Với sự hoạt động của trạm nghiên cứu và trồng cây thuốc Sa Pa, 200 loài cây thuốc có trong danh mục cây thuốc Sa Pa đã được đưa vào trồng và trở thành ngân hàng gen thực vật của huyện. Nguồn kinh phí cho hoạt động này có thể lấy từ các nguồn: Ngân sách địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, thu nhập từ các dự án hợp tác với các tổ chức nước ngoài và từ thu nhập từ việc bán sản phẩm của trạm. Đề nghị tiếp tục thu thập bổ sung để đưa về trồng tại trạm những cây thuốc có phân bố hạn chế để giảm thiểu khả năng rủi ro, có thể dẫn đến tuyệt chủng. + Mô hình vườn bảo tồn: là cách thức bảo tồn mang tính khả thi về mặt kinh tế. Trong đó các hộ nông dân trồng cây thuốc trong vườn nhà hay trong vườn rừng, vừa hỗ trợ bảo tồn nguồn gen cây thuốc, vừa tạo thu nhập cho gia đình. * Đầu tư để nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các loài còn chưa có sự hiểu biết nhiều về chúng. Từ đó áp dụng cho trạm nghiên cứu và trồng cây thuốc của huyện và nhân rộng ra trong quần chúng từ đó làm mất đi nguy cơ tuyệt chủng. * Phục hồi những cây đã bị mai một trước đây của huyện. Tổ chức nghiên cứu, phục tráng giống của các loài có trong tay, tránh tình trạng thoái hoá giống trên diện rộng. * Từng bước thuần hoá cây thuốc mọc tự nhiên hoang dại và đưa về trồng trong vườn nhà, vườn rừng trang trại của đồng bào trong huyện. * Tiếp tục nghiên cứu di thực những loài thích hợp có giá trị kinh tế cao. Đây là hoạt động cần thiết nhưng phải thận trọng nhất định vì có nguy cơ rủi ro. * Đề cao vai trò của người bản địa, đặc biệt là người dân tộc ít người. Hiện nay, cây dược liệu được trồng chủ yếu bởi các hộ nông dân người dân tộc kinh ở ven thị trấn, còn đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là xa trung tâm huyện chỉ tập trung chủ yếu ở dạng khai thác, thu hái dược liệu từ tự nhiên. Tình trạng khai thác thiếu quy hoạch, kế hoạch cụ thể còn tiếp diễn, không có cấp chính quyền nào hướng dẫn đồng bào khai thác hợp lý, điều này có thể dẫn đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Mặt khác, đồng bào dân tộc ít người cũng là bộ phận chủ yếu nắm giữ yếu tố tri thức, bảo đảm cho một cây có trong tự nhiên có thể đủ tiêu chuẩn trở thành một cây thuốc. Chính quyền phải tổ chức thu lượm, tập trung, bảo vệ và kế thừa vốn tri thức này tránh tình trạng mai một một cách đáng tiếc. * Xác lập vai trò của người phụ nữ trong chiến lược phát triển dược liệu địa phương. Thực tế cho thấy, kể cả đối với dược liệu được trồng hay được khai thác trong tự nhiên, người phụ nữ vẫn đóng vai trò quan trọng vì hoạt động này gần gũi với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngưòi phụ nữ thường đóng vai trò chính trong việc trồng, chăm sóc và chế biến dược liệu, còn người đàn ông trong gia đình thì đảm nhiệm các lĩnh vực khác như đem sản phẩm đi bán chẳng hạn. Vì vậy trong quá trình giáo dục, đào tạo cũng như hỗ trợ hay hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, phải đặc biệt quan tâm đến đối tượng là phụ nữ. * Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tạo thị trường ổn định cho cây dược liệu của huyện. Đặc biệt chú trọng đến những cây thuộc loại đặc sản của Sa Pa vì đặc điểm tự nhiên ở đây ít nơi nào có được. *Tăng cường hợp tác quốc tế để tận dụng kinh nghiệm và tư bản nước ngoài. Hiện nay, quan tâm đến lĩnh vực này có khá nhiều tổ chức nước ngoài như tổ chức phát triển quốc tế của chính phủ Newzealand-NZAID, Frontier Việt Nam,... đang tham gia hợp tác, xây dựng mô hình, tìm hiểu thị trường cho một số cây dược liệu. * Lấy ngắn nuôi dài, tập trung vào một số cây dược liệu đang được ưa chuộng với số lượng lớn từ đó có nguồn tài chính cho phát triển những cây sau nó. * Chú ý đến công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch vì đây là yếu tố để nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm. * Thực hiện tốt sự liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước chịu trách nhiệm về mặt chính sách; Nhà khoa học chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật; Nhà doanh nghiệp lo mảng thị trường; Nhà nông lo sản xuất. * Tiếp tục đẩy mạnh giao đất giao rừng đến từng hộ nông dân, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nông dân. Định hướng cho nông dân khai thác hợ lý, trồng những cây có giá trị cao và đang được ưu chuộng trên thị trường. Hiện nay, một số cây hương liệu đã và đang được thu mua ở Sa Pa. Vậy cần có sự nghiên cứu và kết hợp giữa cây dược liệu và hương liệu vì chúng gần gũi và hỗ trợ nhau. * Thiết lập một đầu mối chung để phối hợp liên ngành, tạo chiều sâu trong nghiên cứu và triển khai. Chú ý đào tạo cán bộ theo chiều sâu, theo từng cây, con, từng lĩnh vực cụ thể. Có chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho huyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự án “Điều tra tiềm năng dược liệu một số vùng trọng điểm của tỉnh Lào Cai - Đề xuất một số biện pháp nhằm khai thác hợp lý, bảo tồn và phát triển” Giai đoạn 1 và 2 từ 1999 đến 2000 - KS. Đinh Văn Mỵ. 2. Báo cáo phân tích hệ thống khu bảo tồn tỉnh Lào Cai - Tập thể tác giả của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Cục Kiểm Lâm, Dự án SPAM. 3. Báo cáo “Đánh giá hoạt động du lịch sinh thái có ảnh hưởng đến hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên. Lào Cai” - Nguyễn Mạnh Hùng, thành viên PWG Lào Cai. 4. Dư địa chí Lào Cai, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai, xuất bản năm 2001. 5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TRAPACO SAPA năm 2001, năm 2002. 6. Kinh tế môi trường - R. Kerry Terner, David Pearce & Ian Bateman đã được nhóm cán bộ giảng dạy lớp Kinh tế tài nguyên và môi trường dịch năm 1996. 7. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội các năm 2000, 2001, 2002 của UBND huyện SAPA. 8. Tiếp cận môi trường trong thương mại ở Việt Nam - Tiến sĩ Veena Jha, xuất bản năm 2001. 9. Những nghiên cứu hướng tới phát triển lâu bền - Trần Đức Viên và tập thể tác giả trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, xuất bản năm 2001. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (44).doc
Tài liệu liên quan