Đề tài Biện pháp tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội

Tài liệu Đề tài Biện pháp tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội: Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấo đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Nền kinh tế đó tất yếu gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khủng hoảng kinh tế xã hội mà muốn vượt qua phải đổi mới nền kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp muốn phát triển tốt phải tính đến hậu quả. Nói cách khác để tồn tại và phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận, là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với suy nghĩ trên trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội tôi đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp và đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là : "Biện pháp tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội " Nội dung đề tài gồm 3 phần : Phần thứ nhất : Lợi nhuận v...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Biện pháp tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nền kinh tế nước ta sau nhiều năm chìm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấo đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Nền kinh tế đó tất yếu gây lãng phí nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khủng hoảng kinh tế xã hội mà muốn vượt qua phải đổi mới nền kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp muốn phát triển tốt phải tính đến hậu quả. Nói cách khác để tồn tại và phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận, là mục tiêu kinh tế hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với suy nghĩ trên trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội tôi đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp và đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là : "Biện pháp tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội " Nội dung đề tài gồm 3 phần : Phần thứ nhất : Lợi nhuận và tăng lợi nhuận. Mục tiêu kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Phần thứ hai : Phân tích thực trạng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội. Phần thứ ba : Biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội. Phần thứ nhất : Lợi nhận và tăng lợi nhuận - mục tiêu kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. I. Lợi nhận và nguồn hình thành lợi nhuận : 1. Lợi nhuận : 1.1 Các quan điểm về lợi nhuận : Từ trước tới nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lợi nhuận. Ta có thể thấy được điều này qua các quan điểm về lợi nhuận sau : + Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập về tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ với chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Việc tính toán thu nhập hay chi phí đã chi ra là theo giá cả của thị trường mà giá cả thị trường do quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ quyết định. + Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động SXKD, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. + Thu nhập của doanh nghiệp hay chính là doan thu bán hàng hoá và dịch vụ trừ đi toàn bộ chi phí sản xuất ( chi phí về tiền thuê lao động, tiền lương, tiền thuê nhà cửa, tiền mua vật tư ... ) thuế hàng hoá và các thứ thuế khác hầu như còn lại được gọi là lợi nhuận. Có thể biểu diễn qua biểu sau : Biểu 1 : Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận. Doanh thu bán hàng và dịch vụ Chi phí biến đổi Lãi gộp Chi phí biến đổi Chi phí cố định Lợi nhuận trước thuế Tổng chi phí sản xuất Thuế Lợi nhuận thuần túy 1.2 Các loại lợi nhuận của doanh nghiệp : Trong doanh nghiệp, có nhiều loại hình lợi nhuận khác nhau, ta có thể khái quát thành các loại lợi nhuận sau : + Lợi nhuận trước thuế. + Lợi nhuận sau thuế. 2. Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp : Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng, do đó lợi nhuận đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Thứ nhất : Lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu về tiêu thụ và chi phí của khối lượng sản phẩm hàng hoá lao vụ thuộc các hoạt động sản xuất kinh doanh chính phụ của doanh nghiệp. Thứ hai : Lợi nhuận của các hoạt động liên doanh liên kết là số chênh lệch giữa thu nhập phân chia từ kết qủa hoạt động liên doanh liên kết với chi phí của doanh nghiệp đã chi ra để tham gia liên doanh. Thứ ba : Lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ tài chính là chênh lệch giữa các khoản thu chi thuộc các nghiệp vụ tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư : Lợi nhuận do các hoạt động sản xuất kinh doanh khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết quả của hoạt động kinh tế khác ngoài các hoạt động kinh tế trên. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận. Vì thế lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. Lợi nhuận của quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công ng hiệp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh, của tất cả các mặt hoạt động trong quá trình kinh doanh ấy, nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh, của hoạt động kinh doanh. Công việc kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận nhiều từ đó lợi nhuận có khả năng tiếp tục quá trình kinh doanh có chất lượng và hiệu quả hơn. Trong trường hợp ngược lại doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ nếu kéo dài có thể dẫn đến phá sản. II. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp : Như ta đã biết lợi nhuận là chỉ tiêu phản án số lượng và chất lượng của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó. Ta có thể xác định được lợi nhuận theo công thức sau : Tổng lợi nhuận trước t huế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Hay : Tổng lợi nhuận trước t huế = Tổng doanh thu - Chi phí cố định + Chi phí biến đổi - Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được về bán hàng hoá và dịch vụ. - Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi theo khối lượng công việc hoàn thành, không thay đổi khi sản lượng thay đổi như khấu hao tài sản cố định, tiền thuê đất, máy móc thiết bị, phương tiện kinh doanh, tiền lương, bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên ( lao động gián tiếp trong doanh nghiệp ). - Chi phí biến đổi là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với sự tăng hoặc giảm của sản lượng như tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất . Chi phí biến đổi nói chung tỷ lệ với khối lượng hàng hoá sản xuất hay mua vào để bán. Tổng lợi nhuận sau t huế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh + Chi phí biến đổi Các khoản thuế phải nộp bao gồm : - Thuế doanh thu = Tổng doanh thu x tỷ lệ thuế doanh thu phải nộp - Thuế tài nguyên (nếu có) = Giá thành khối lượng sản phẩm x Tỷ lệ thuế tài nguyên phải nộp - Thuế xuất nhập (nếu có) = Doanh thu xuất nhập khẩu x Tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu - Thuế vốn = Vốn sản xuất do ngân sách nhà nước cấp x Tỷ lệ thuế vốn phải nộp Ngoài ra doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác không mang tính chất tiêu thụ hàng hoá. Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác = Tổng thu nhập - Tổng chi phí bỏ ra Như vậy ta có thể xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác Khi đã tính toán được tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp ta còn phải xác định số thuế lợi tức doanh nghiệp phải nộp. Thuế l ợi tức phải nộp = Tổng số lợi nhuận x Tỷ lệ thuế lợi tức phải nộp Số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi thuế lợi tức được gọi là lợi nhuận thuần túy của doanh nghiệp. m m n Như chúng ta đã biết : Toàn bộ doanh thu, giá thành toàn bộ và thuế đều được xác định dựa trên cơ sở khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán đơn vị, giá thành đơn vị và mức thuế đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Do đó tổng lợi nhuận tiêu thụ còn có thể được tính theo công thức sau : i=l i=l i=l ồln = [ ồ (Qi x Gi ) - ( ồ Zi + ồTi )] ồln : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp Qi : Sản lượng hàng hoá tiêu thụ Gi : Giá bán hàng hoá loại i Zi : Giá thành hàng hoá loại i Ti : Thuế hàng hoá loại i tiêu thụ n : Số loại hàng hoá m : Số loại thuế Qua công thức xác định lợi nhuận trên ta có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng của từng nhân tố sản lượng tiêu thụ, cơ cấu mặt hàng, giá thành sản phẩm và các loại thuế đến tổng số lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Ta có thể xét sự ảnh hưởng của các nhân tố trên qua việc phân tích dưới đây. 1. Nhân tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ : Trong trường hợp các nhân tố khác không biến động ( nhân tố về giá cả, giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ, thuế ...) thì sản lượng tiêu thụ tăng giảm bao nhiêu lần tổng số lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng giảm bấy nhiêu. Nhân tố này được coi là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quản lý kinh doan nói chung và quản lý tiêu thụ nói riêng. Việc tăng sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả tích cực của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu chuẩn bị tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm. 2. Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ : Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ có liên quan đến việc xác định chính sách sản phẩm, cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp. Mỗi loại mặt hàng có tỷ trọng mức lãi lỗ khác nhau do đó nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có mức lãi cao, giảm tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có mức lãi thấp thì mặc dù tổng sản lượng tiêu thụ có thể không đổi nhưng tổng số lợi nhuận có thể vẫn tăng. Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ lại chịu ảnh hưởng của nhu cầu thị trường. Về ý muốn chủ quan thì doanh nghiệp nào cũng muốn tiêu thụ nhiều những mặt hàng mang lại lợi nhuạan cao song ý muốn đó phải đặt trong mối quan hệ cung cầu trên thị trường và những nhân tố khách quan tác động. 3. Nhân tố giá bán sản phẩm : Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Trong trường hợp này giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi. Do việc thay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết quả chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ. Từ phân cáchg trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác việc thay đổi giá bán cũng do tác động của quan hệ cung cầu, của cạnh tranh ... đây là tác động của yếu tố khách quan. 4. Nhân tố giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như sản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm giá thành sẽ là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. 5. Nhân tố thuế nộp ngân sách : ảnh hưởng của thuế đối với lợi nhuận là không theo cùng một tỷ lệ. Việc tăng giảm thuế là do yếu tố khách quan quyết định ( chính sách, luật định của nhà nước ). Với mức thuế càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm nhưng doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. 6. Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp : Lợi nhuận tạo ra sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh một phần được trích nộp vào ngân sách nhà nước, một phần để lại doanh nghiệp. Phần trích nộp vào ngân sách nhà nước biểu hiện ở hình thức nộp thuế lợi tức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào ( tỷ lệ nộp thuế lợi tức đối với các doanh nghiệp sản xuất thường nlà 25% và 45% đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Phần để lại doanh nghiệp được trích vào 3 qũy đó là qũy khuyến khích phát triển sản xuất, qũy phúc lợi và qũy khen thưởng theo các tỷ lệ sau : Qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh > 35%. Qũy phúc lợi và khen thưởng < 65%. Việc trích lợi nhuận vào qũy khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có tích lũy tạo khả năng tái sản xuất mở rộng nhằm phát triển quy mô sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có khả năng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh ... từ đó có điều kiện tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, đạt lợi nhuận cao hơn. Còn phần trích vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng nhằm mục tiêu tạo ra công cụ khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của người lao động, là động lực giúp cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn. III. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận 1. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận : a. ý nghĩa của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận : Khi tính toán hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chúng ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng không chỉ dùng chỉ tiêu này để so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau. Trước hết lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng nó chịu ảnh hworng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, đồng thời các nhân tố này lại tác động lẫn nhau. Như do điều kiện sản xuất kinh doanh, điều kiện vận chuyển hàng hoá, điều kiện thị trường tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ có khác nhau cũng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nhau. Hơn nữa quy mô của các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng sẽ khác nhau. ở những doanh nghiệp lớn có thể công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được vẫn lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng công tác quản lý lại rất tốt. Do vậy để đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chính là các chỉ tiêu sinh lợi kinh doanh biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất thực tế hoặc với nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. Đồng thời cũng thể hiện trình độ năng lực kinh doanh của nhà kinh doanh trong việc sử dụng các yếu tố đó. Như vậy ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối còn phải dùng các chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận. b. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận : * Tỷ suất lợi nhuận của vốn : Đây là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn đã chi ra bao gồm các vốn cố định và vốn lưu động. Công thức : Tỷ suất lợi nhuận của vốn = Tổng số lợi nhuận Tổng vốn sản xuất kinh doanh Tổng số vốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động đã chi ra ( trong đó vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao và vốn lưu động là vốn dự trữ sản xuất, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành phẩm ). Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để nâng cao chỉ tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. * Tỷ suất lợi nhuận của giá thành : Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ. Công thức : Tỷ suất lợi nhuận của giá thành = Tổng số lợi nhuận Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá & dịch vụ tiêu thụ Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng chi phí sử dụng trong việc tạo ra lợi nhuận. Điều này cho phép doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành để nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng : Là một chỉ số phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận tiêu thụ và doanh thu bán hàng. Công thức : Tỷ suất doanh lợi = Tổng số lợi nhuận Tổng doanh thu tiêu thụ hàng hoá & dịch vụ Qua công thức cho thấy hiệu quả của một đồng doanh thu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận theo lao động : Là so sánh giữa tổng lợi nhuận với số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh hoặc với tổng chi phí về tiền lương ( tiền công ) sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp quản lý và sử dụng tốt lao động trong doanh nghiệp theo các hợp đồng lao động. Công thức : Tỷ suất lợi nhuận theo lao động = Tổng số lợi nhuận Tổng lao động sử dụng trong kỳ 2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận ở phần trên ta có thể đưa ra một số biện pháp chính nhằm tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp như sau : 2.1 Tăng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu trong nước và quốc tế trên cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ . Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay của thị trường rất đa dạng và phong phú, dễ biến động. Trong điều kiện các nhân tố khác ổn định thì việc tăng lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh một cách cân đối nhịp nhàng và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm tiêu thụ là điều kiện để tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao cho ta khả năng nâng cao giá trị và giá trị sử dụng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để nâng cao được chất lượng sản phẩm đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng. 2.2 Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao : Mỗi doanh nghiệp thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau từ những mặt hàng tiêu thụ khác nhau. Đối với những mặt hàng tiêu thụ có tỷ trọng lợi nhuận lớn doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lượng tiêu thụ và chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều hơn. Trong điều kiện cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh theo kiểu tổng hợp do vậy mà cơ cấu mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Có thể có mặt hàng không có lãi hay lãi thấp, có mặt hàng có lãi cao vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên chú trọng việc tăng mặt hàng thu được lợi nhuận cao. 2.3 Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và các chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp : Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên trong đó bao gồm các chi phí chính như : Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thứ nữa là các chi phí tiền lương, tiền công và cuối cùng là chi phí cố định ( thể hiện qua việc khấu hao tài sản cố định hàng năm được tính vào giá thành ) do vậy để hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí trên : - Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng : Cần phải cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu. ảnh hưởng của biện pháp này đến việc hạ giá thành sản phẩm được tính theo công thức : Chỉ số hạ giá thành do giảm chi phí NVL = Chỉ số định mức NVL x Chỉ số giácả -1 x Chỉ số tỷ trọng NVL trong giá thành sản phẩm - Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm : Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích hợp bằng cách áp dụng hình thức lương hưởng đúng mức. Năng suất lao động tăng nhanh hơn chi phí về tiền lương bình quân sẽ cho phép giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục chi phí và tiền công trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm. ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương sẽ được tính toán theo công thức : Chỉ số hạ giá thành sản phẩm do tăng năng suất lao động = Chỉ số tiền lương bình quân - 1 x Chỉ số chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm Chỉ số tăng năng suất lao động - Biện pháp giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm : Giảm chi phí cố định ở đây không có nghĩa là phải đầu tư những công nghệ rẻ tiền, cũ kỹ mà phải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tăng lượng sản phẩm sản xuất ra. Tốc độ tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm. Như vậy để tăng lượng sản phẩm sản xuất, phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động. ảnh hưởng của biện pháp này được xác định theo công thức : Chỉ số giảm giá thành do giảm chi phí cố định = Chỉ số chi phí cố định - 1 x Chỉ số chi phí cố định trong giá thành sản phẩm Chỉ số sản lượng Trên cơ sở tính toán được ảnh hưởng của các nhân tố trong giá thành sản phẩm ta phải kết hợp các nhân tố để làm sao giảm được các chi phí ở mức tối ưu ( không nhất thiết là giảm càng nhiều càng tốt như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm ). 2.4 Tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm giảm chi phí tiêu thụ : Để thấy được hiệu quả rõ rệt của sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào, công tác sản xuất có hiệu quả đến mấy mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ không có lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này cần có những biện pháp xúc tiến bán hàng như quảng cao, khuyến mại ... các kênh tiêu thụ phân phối hợp lý, làm tốt công tác dịch vụ sau bán hàng. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp : 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp và tổng hợp của tất cả các mặt hàng sản xuất kinh doanh. Dưới đây ta đi sâu vào xem xét cụ thể từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. 1.1 Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường : Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường nên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung - cầu hàng hoá dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu được lợi nhuận. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy sản xuất kinh doanh để đảm bảo cung lớn. Điều đó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệt quan trọng là tăng tổng số lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bán hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổng số lợi nhuận thu được. Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có thể mua với khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của mình, nhất là cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cải tiến phương thức bán ... 1.2 Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh : Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạt tới lợi nhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp công nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất. Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ. Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất như lao động ( số lượng, chất lượng, cơ cấu ) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất được thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá trình sản xuất ( tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ). 1.3 Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm : Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật ... để chế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Qúa trình này tiến hành tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yêu tố để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó. Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổ chức sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ. 1.4 Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ : Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo. Lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng. 1.5 Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp : Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở trên phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt được lợi nhuận cao của mình. Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng khách quan từ phía bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. 1.6 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước : Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái ... ) Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứu kỹ các nhân tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các nhân tố này được tiếp cận theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu các nhân tố này cho phép xác định các yêu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. 2. Tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp : 2.1 Vai trò của nâng cao lợi nhuận với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp : Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đó đi đến chỗ phá sản. Từ trước đến nay nước ra có hàng loạt các xí nghiệp, doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệu quả, trong đó có cả xí nghiệp nhà nước, tư nhân ... Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. - Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn. - Đảm bảo tái sản xuất mở rộng. - Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường. - Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng khả năng cạnh trạnh ... từ đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. - Sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Ngoài phần tiền công mà mỗi lao động nhận được theo nguyên tắc phân phối theo lao động , lợi nhuận của doanh nghiệp còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động thông qua phần phối phối vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng. Chính yếu tố kinh tế đó sẽ tạo nên sự gắn bó của cán bộ công nhân với doanh nghiệp. - Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ sẽ giúp cho nhà nước thực hiện công tác phúc lợi đối với xã hội, đất nước ... tạo điều kiện cho đất nước phát triển, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nên bản thân doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế trong nước mới phát triển. 2.2 Đối với nhà nước : Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận cao thì Nhà nước cũng có lợi : - Tăng nhiều sản phẩm cho xã hội. - Chất lượng tăng, giá bán hạ làm ổn định nền kinh tế. - Tăng nguồn thu cho ngân sách. - Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. - Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ... Phần thứ hai Phân tích thực trạng lợi nhuận của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội I. Tổng quan về Xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì - Hà Nội 1. Sự ra đời và phát triển : Trừ Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể chưa nơi nào lại có sự tăng nhanh về số lượng khách hàng " đơn đặt hàng " lẫn mức tiêu thụ như ở Hà Nội. Chỉ tính từ năm 1990 đến nay số lượng quần áo tiêu thụ đã tăng 65% và đồng thời số lượng đặt hàng của công ty các nước cũng tăng một cách đáng kể. Sự gia tăng về nhu cầu sử dụng tất yếu đòi hỏi mạng lưới sản xuất kinh doanh may mặc phải mở rộng.Việc ra đời của Công ty may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội ( thuộc Công ty sản xuất xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ HAPROSIMEX Hà Nội ) là cần thiết. Xí nghiệp là một đơn vị với chức năng và nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Ngay từ đầu thành lập xí nghiệp đã gặp nhiều trở ngại. Chủ yếu trong việc tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu. ở giai đoạn đầu triển khai việc tìm kiến địa điểm, làm thủ tục đất đai, xin giấy phép xây dựng là vấn đề gay cấn nhất. Bên cạnh đó là các nhà quản lý còn một nỗi trăn trở đó là việc tìm kiếm bạn hàng mở rộng thị trưòng hoạt động ... Nhưng lấy phương thức, lấy hiệu quả xã hội làm định hướng phát triển cho ngành. Tổng công ty sản xuất XNK tiểu thủ công mỹ nghệ HAPROSIMEX mà trực tiếp là Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì đã tạo mọi điều kiện để xí nghiệp ra đời từng bước phát triển. Về phần mình tuy đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp, song xí nghiệp đã cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Chỉ tính riêng cuối năm 1994 xí nghiệp đã xuất được 112.274 bộ/chiếc, nộp ngân sách 420,8 triệu đồng. Điều đáng nói là xí nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 cán bộ công nhân viên. Sau 4 năm hoạt động xí nghiệp đã ổn định với 4 phân xưởng và 8 phòng ban. Tuy mới chỉ tính thực sự đi vào hoạt động từ năm 1993 đến nay, xí nghiệp đã khẳng định tính hơn hẳn về các mặt so với rất nhiều đối tượng đang sản xuất kinh doanh may mặc trên địa bàn thành phố . Điều này có thể được khẳng định qua biểu mẫu. Biểu 2 : Kết quả tài chính qua các năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Doanh thu 24.880 21.850 26.460 Lợi nhuận 2.080 1.160 3.060 Nộp ngân sách (%) 100% 100% 100% Qua biểu mẫu ta có thể thấy được sự phát triển của xí nghiệp, doanh thu qua các năm tăng nhanh, điều đó chứng tỏ hướng đi đúng đắn của xí nghiệp trong cơ chế mới, với mạng lưới SXKD được mở rộng. 2. Chức năng, nhiệm vụ và vị trí của xí nghiệp Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì là một doanh nghiệp hoạt động với chức năng là sản xuất kinh doanh, XNK trực tiếp các sản phẩm ngành may mặc. Là một doanh nghiệp SXKD nên Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì có nhiệm vụ là ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội với chất lượng cao, luôn tạo ra được lợi nhuận ngày càng cao và tạo được thu nhập tốt cũng như bảo đảm việc làm cho người lao động. Qua gần 10 năm thành lập và phát triển, Xí nghiệp may Thanh Trì đã dần khẳng định mình và vươn lên trở thành một trong những đơn vị làm ăn hiệu quả của ngành may mặc Việt Nam. II. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng tới tăng lợi nhuận của Xí nghiệp may Thanh trì - Hà Nội : 1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm : Cơ cấu sản xuất mặt hàng của xí nghiệp là rất đa dạng và phong phú. Ngoài ra mặt hàng truyền thống của xí nghiệp như áo sơ mi, áo Jackét, quần vào hàng khác thì xí nghiệp còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng mua bán với một số công ty như Công ty mũ xuất khẩu HAPROSIMEX , Công ty đồ chơi trẻ em và sau đó xuất đi lấy lời ... Với tính chất sản xuất đa dạng như vậy, trong cơ chế thị trường xí nghiệp đã biết vận dụng tiềm năng về lao động, về máy móc thiết bị, trình độ cán bộ công nhân vào những nhiệm vụ sản xuất đa dạng với mục đích thực hiện có hiệu quả quá trình SXKD, tạo ra lợi nhuận cao nhất . 2. Đặc điểm về quy trình công nghệ và chế biến sản phẩm : Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất ra sản phẩm với khối lượng lớn, đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần phải bố trí sản xuất hợp lý. Đó là sự kết hợp hợp lý giữa các yếu tố của quá trình sản xuất ra sản phẩm sao cho có thể sản xuáat ra với khối lượng lớn và chất lượng cao từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận tiêu thụ của nhà máy. Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì là một doanh nghiệp sản xuất, đối tượng chế biến là vải, được cắt may thành các loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất với mẫu mã vải của mỗi chủng loại mặt hàng có sự phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào chi tiết của loại mặt hàng đó. Do mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ vóc của mỗi mặt hàng có yêu cầu sản xuất kỹ thuật riêng về loại vải cắt cho từng mặt hàng, về công thức pha cắt vải cho từng cỡ vóc ( quần, áo ... ) cả về thời gian hoàn thành cho nên các loại chủng loại mặt hàng khác nhau được sản xuất trên cùng một dây truyền ( cắt, may ) nhưng không được tiến hành cùng một thời gian,một mặt hàng được may cùng trên một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và mức độ của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm từng mặt hàng khác nhau. Sản xuất ở Xí nghiệp là kiểu sản xuất băng chuyền, kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau các mặt hàng mà xí nghiệp sản xuất có vô số kiểu cách, chủng loại, thường trải qua các công đoạn như cắt, may, là, đóng gói ... Riêng đối với mặt hàng có yêu cầu tẩy, mài hoặc thêu thì trước khi đưa vào dây chuyền là, đóng gói còn phải mài hoặc thêu. Các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo dây chuyền khép kín, mỗi phân xưởng có 3 dây chuyền may bộ phận là vì được bố trí ở cuối dây chuyền. Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nhập kho Là, đóng gói May Nguyên liệu Giặt, mài thêu 3. Đặc điểm về thị trường khách hàng : Do đặc điểm về sản phẩm của xí nghiệp là các sản phẩm về may mặc chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu nên thị trường khách hàng của xí nghiệp là tương đối rộng lớn. Xí nghiệp có cả phần thị trường trong nước và phần thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, EU ... Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho xí nghiệp, bởi xí nghiệp có phần thị trường rộng lớn nên có thể tăng khả năng sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị và tay nghề của lao động để sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp ngày một nhiều hơn. Bên cạnh mặt thuận lợi đó thì ta cũng nhận thấy được những ảnh hưởng tiêu cực tới việc tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của xí nghiệp là xí nghiệp phải chịu sự cạnh tranh lớn với các công ty khác, do thị trường rộng lớn và phức tạp nên công ty phải đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng như các yếu tố về chất lượng, tập quán văn hoá, giá cả ... 4. Đặc điểm về lao động : Biểu 3 : Tổng số lao động 1127 Quản lý hành chính 132 Công nhân trực tiếp 995 Giới tính Nữ 75% Nam 25% Bậc thợ Từ bậc 2 trở lên Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ( lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động ). Nó đóng một vai trò quan trọng, nếu không có lao động thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Việc phân công bố trí lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động và giảm các chi phí nhân công tạo điều kiện lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là một xí nghiệp may mặc cho nên số lao động nữ chiếm tới 75% tổng số lao động. Quản lý hành chính chiếm 12% tỷ lệ này còn cao, xí nghiệ p nên tinh giảm, nâng cao trình độ hơn nữa và thuyên chuyển những cán bộ quản lý chưa đầy đủ năng lực. Có như vậy thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việc tăng hiệu quả sản xuất của xí nghiệp. 5. Đặc điểm máy móc, thiết bị : Vì xí nghiệp mới đi vào hoạt động năm 1993 nên đa số máy móc thiết bị của xí nghiệp là đang còn tốt và khá hiện đại. Đây là những dây chuyền được nhập khẩu đồng loạt từ Nhật Bản. Hàng năm, xí nghiệp cũng đã chú trọng vào việc đầu tư thêm máy móc thiết bị, đáp ứng nhu cầu sản xuất của xí nghiệp. Biểu 4 : Cơ cấu máy móc thiết bị ( kiểm kê tính đến 0h ngày 31/12/1999 ) TT Tên MM - TT Tổng số F.XI F.XII F.XIII Kỹ thuật Cơ diện 1 Db2 - H310 - 1K 420 192 192 31 1 4 2 Db - B70 - 1K 50 22 25 3 0 0 3 Slm - 10 - 1K 16 8 0 0 0 8 4 DlK - 800 - 1K 40 10 17 2 1 10 5 Lz2 - B850 - 1K 2 1 1 0 0 0 6 Lt2 - H320 - 2K 64 25 32 5 0 0 7 Dt2 - B962 - 2K 28 8 14 2 0 4 8 Lt2 - 240 - 2K lượn góc 36 14 19 2 1 0 9 L32 - 38 - 2K vắt sổ 65 24 31 5 1 4 10 L52 - 05 vắt sổ 25 10 7 5 1 2 11 Juky - 2366 5 3 0 1 0 1 12 Dt6 - B925 - 2K 12 3 6 3 0 0 13 Dt6 - B926 - 3K 4 2 2 0 0 0 14 Lh4 - B816 - thùa khuyết 17 5 8 2 0 2 15 299*233 - thùa khuyết 4 2 2 0 0 0 16 Cb3 - B917 đính cúc 17 5 4 4 0 3 17 Lk3 - B432 - đính bọ 3 2 0 0 0 3 18 Lk3 - B430 - đính bọ 7 6 4 0 0 0 19 Dfb - 1404P căn sai 14 0 4 2 0 1 20 Ksauv7 - cắt tay 8 3 3 0 0 3 21 BS10 - 501 lộn ép cổ áo sơ mi 5 2 1 1 0 1 22 Bs - 1070 cắt sổ sơ mi 3 0 2 1 0 0 23 Cắt bản 4 1 1 1 0 1 TT Tên MM - TT Tổng số F.XI F.XII F.XIII Kỹ thuật Cơ diện 24 Tlc - 720 - cắt nhãn 4 1 1 0 0 2 25 Mcb - máy cắt bông 8 1 1 0 0 6 26 M n k - máy nén khí 2 1 1 0 0 0 27 Khp - 101 máy ép vuông nhiệt 2 1 1 0 0 0 28 533 - cổ áo sơ mi 3 0 1 1 0 1 29 Hy - 700 - máy ép gian lạnh 1 0 1 0 0 0 30 Khp - 600 - ép máy quay nhỏ 4 1 0 0 0 3 31 Kp - 700 (600Bt) - ép quay to 2 1 1 0 0 0 32 Hbp - 324 - là thân đứng 6 2 2 0 0 2 33 Hbp = 324 - ép hơi 4 2 2 0 0 0 34 Bs - 1020 - dập mếch 1 0 0 1 0 0 35 Tkm - dập khuy kép 12 6 6 0 0 0 36 Mđv - máy dột vải ( xén rích rắc ) 1 0 0 0 0 1 37 Bds - Bộ dập số 5 0 0 0 0 5 38 Titan - máy đóng gói 2 1 1 0 0 0 39 Khp - 705S - làm sạch 4 0 0 1 0 3 40 Bs - 3020 - gáp túi tự động 2 0 0 1 0 1 41 Mtnb - máy tạo nếp bìa 1 0 0 0 0 1 42 Mpc - máy quấn chỉ 4 1 1 1 0 1 43 Obs - máy dò kim loại 1 0 0 1 0 0 44 Bc - bản cặp 2,4x2,4 4 0 0 0 0 4 45 Nh - nồi hơi 1 0 0 0 0 1 46 Odh - ống dẫn hơi 100 0 0 0 0 100 47 Bdl - bàn để là nhỏ + to 70 19 21 5 1 24 48 Blg - bàn là hơi tay gỗ 76 8 10 6 0 52 49 Bàn là hơi theo nồi hơi 4 0 0 0 0 4 50 Ê tô - Ê tô 2 + 3 2 2 0 0 0 0 TT Tên MM - TT Tổng số F.XI F.XII F.XIII Kỹ thuật Cơ diện 51 Ê tô - Ê tô 2 + 3 2 0 2 0 0 0 52 Mk máy khoan đứng 2 1 1 0 0 0 53 Mk máy khoan 2 0 0 0 0 2 54 Mld máy lấy dầu 2 1 1 0 0 2 55 Mm máy mài 2 0 0 2 0 0 56 Tssm - 7550 gắp áo Sm 2 0 0 2 0 1 57 Máy cắt đầu bàn 1 0 0 0 0 1 58 Máy dập cúc 2 1 1 0 0 1 59 Máy hàn 1 0 0 0 0 1 60 Máy khoan 1 0 0 0 0 1 61 Bộ bàn cắt 0 0 0 1 0 0 62 Juky 888 IK 10 0 0 10 0 0 63 Máy cắt tay - 10'' 1 0 0 1 0 0 64 Nồi hơi điện (4 bàn là ) R8 1 0 0 1 0 0 65 Thùng đựng nước nồi hơi 4 1 2 1 0 0 66 Ts - 750 máy gấp áo 2 0 0 2 0 0 67 Quạt công nghiệp 14 6 7 1 0 0 68 Kìm cộng lực 2 0 0 0 0 2 69 Giá treo sản phẩm 6 2 3 1 0 0 70 Kéo X tôn mỹ 1 0 0 0 0 1 71 Thước cặp 1 0 0 0 0 1 72 Máy mài 1 0 0 0 0 1 73 Máy khoan 1 0 0 0 0 1 74 Ê to 3 0 0 0 0 3 75 Tủ phụ tùng 2 0 0 0 0 2 76 Cua vòng tay 1 0 0 0 0 1 77 Máy thử động rung 1 0 0 0 0 1 TT Tên MM - TT Tổng số F.XI F.XII F.XIII Kỹ thuật Cơ diện 78 Nồi hơi Dc - 990 4 1 3 1 0 0 79 Máy đính cúc nghiêng 2 0 0 0 0 1 80 Máy vắt gấu 3 0 0 0 0 3 81 Máy đính bọ 1 0 0 0 0 1 82 Rích rắc 2 0 0 0 0 2 83 Máy thêu 1 0 0 0 0 1 84 Máy ép nóng lạnh 1 0 0 1 0 0 85 Máy nén khí nhỡ 1 0 0 1 0 0 86 Máy in số điện tử 1 0 0 1 0 0 87 Máy ép nẹp Sm 1 0 0 0 0 1 88 Máy thùa khuy 2 1 1 0 0 0 89 Máy căn sai cuốn dây 2 1 1 0 0 0 90 Máy căn sai cuốn dây 2 1 1 0 0 0 91 Máy căn sai 9803A 2 1 1 0 0 0 92 Máy 2 kim Kt2 - B485 - 3 2 1 1 0 0 0 93 Máy đính bọ 430 - 2 4 1 1 0 0 0 94 Máy hàn 1 0 0 0 0 1 95 Hệ thống ACCUMARK 1 0 0 0 0 1 96 Máy hút chỉ 3 1 1 1 0 0 97 Máy kiểm tra vải 1 0 0 0 0 1 98 Máy cắt tay KM8 2 1 1 0 0 0 99 Máy dập cúc đơn VN 6 2 2 2 0 0 100 Máy dán đường may 4 4 0 0 0 0 101 Máy một kim B736 - 3 32 14 14 0 4 0 6. Đặc điểm về nguyên vật liệu chế biến sản phẩm : Do tính chất về sản phẩm của xí nghiệp là các sản phẩm may mặc nên nguyên vật liệu chính là vải các loại. Bên cạnh đó là các loại khuy, chỉ, khoá ... Phần lớn các loại nguyên liệu của xí nghiệp là được nhập từ trong nước bởi các loại nguyên vật liệu này ở trong nước đã dần đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng và giá cả của xí nghiệp chính vì vậy nó đã góp phần làm tăng hiệu quả SXKD của xí nghiệp, giúp cho xí nghiệp ngày càng củng cố tốt thị trường của mình và tăng lợi nhuận. 7. Đặc điểm về vốn : Biểu 5 : Cơ cấu vốn sản xuất ( 1997 - 1998 - 1999 ). ĐVT 1997 1998 1999 1. Vốn cố định - Ngân sách - Tự bổ sung 2. Vốn lưu động - Ngân sách - Tự bổ sung 3. Qũy phát triển sản xuất đồng - - đồng - - đồng 12.319.003.040 10.304.842.0580 40.543.301 2.014.160.460 2.005.203.080 8.957.380 270.548.460 12.319.003.040 10.304.842.580 40.543.301 2.014.160.460 2.005.203.080 8.957.380 270.548.460 12.319.003.040 10.304.842.580 40.543.301 2.014.160.460 2.005.203.080 8.957.380 270.548.460 Qua biểu cơ cấu vốn của xí nghiệp cho thấy đa số vốn SXKD đều do ngân sách nhà nước cấp. Phần vốn tự bổ sung là rất ít. Do đó nhiệm vụ đặt ra đối với xí nghiệp không những bảo toàn số vốn đó mà còn phát triển và sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đúng mục đích kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tỷ trọng vốn lưu động của xí nghiệp đang còn thấp nên gây khó khăn trong việc SXKD như mua nguyên vật liệu ... Vì vậy xí nghiệp cần phải bổ sung thêm vốn lưu động hàng năm nhằm đảm bảo tốt nhất cho việc SXKD của xí nghiệp. Vốn SXKD được bảo toàn và phát triển qua kế hoạch tính khấu hao hàng năm việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho xí nghiệp. 8. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất : Sơ đồ 2 : Cơ cấu sản xuất của xí nghiệp Xí nghiệp Bộ phận sản xuất phù trợ Bộ phận sản xuất chính Phân cơ điện Phân kỹ thuật Phân xưởng IV Phân xưởng III Phân xưởng II Phân xưởng I Phân KCS Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ điều hành chung và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Với sự phân công cụ thể đối với từng phân xưởng và phòng ban giúp cho SXKD được thực hiện có hiệu quả, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng và doanh thu hàng năm, tạo lợi nhuận cho xí nghiệp. 9. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý : Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc xí nghiệp. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trực tiếp chịu trách nhiệm trước Công ty về kết quả kinh doanh. Dưới giám đốc là 2 phó giám đốc. Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng cơ điện Phòng tài vụ Phòng tổ chức lao động TL Phòng hành chính bảo vệ Phòng XNK Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng kỹ thuật - Ban giám đốc gồm 3 đồng chí : + Giám đốc : Phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo sản xuất của xí nghiệp. + Phó giám đốc : Phụ trách tổ chức hành chính, sản xuất. + Phó giám đốc : Phụ trách ký kết hợp đồng sản xuất ( làm công tác đối ngoại ). - Các phòng ban : + Phòng hành chính - bảo vệ : Có nhiệm vụ bảo vệ an toàn xí nghiệp về mọi mặt. Lo toan phục vụ các phòng ban phân xưởng. Công tác đối nội, đối ngoại, trực tiếp phục vụ sản xuất của xí nghiệp. + Phòng tổ chức lao động tiền lương : Có nhiệm vụ kết hợp với phòng tài vụ xây dựng mức lương lao động, đơn giá sản phẩm, quản lý lao động ký kết hợp đồng lao động theo dõi chấm công và tính tiền công cho cán bộ công nhân viên. + Phòng tài vụ : Thực hiện công việc kế toán của đơn vị, là một phòng có chức năng giám sát mọi hoạt động của xí nghiệp có liên quan tới tiền. Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ gốc. Tham mưu và cung cấp các số liệu cho giám đốc kịp thời, chính xác. Thực hiện các chế độ kế toán hiện hành, thực hiện đúng quyết toán hàng qúy, lập các báo cáo tài chính và lập bảng cân đối tài khoản để thu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp từ đó giúp ban giám đốc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong qúy, năm tới. + Phòng cơ điện : Thực hiện việc tạo đường mẫu phục vụ công việc sản xuất ở phân xưởng bảo dưỡng máy móc, thiết bị toàn xí nghiệp. + Phòng kế toán vật tư : Ngoài ra, còn có nhiệm vụ cung ứng vật tư thu mua ngoài thị trường, phục vụ sản xuất của xí nghiệp. + Phòng xuất nhập khẩu : Là phòng mũi nhọn tìm kiếm bạn hàng, thị trường ký kết các hợp đồng kinh tế. Thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hoá ( từ khâu chứng từ để hoàn thành thủ tục, nhận nguyên vật liệu đến các thủ tục xuất hàng và khi xuất hàng hoá xong và hoàn thành bộ chứng từ thanh tra để gửi cho khách hàng ). Làm công tác ngoại giao. + Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm mẫu mã, xây dựng định mức kỹ thuật, định mức vật tư, làm việc với khách hàng. + Phòng KCS : Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi sản xuất đến khi thành phẩm xuất bán. + Phân xưởng may I : Với số lượng lao động 326 người thực hiện nhiệm vụ may áo Jaket, quần các loại ( đảm bảo chất lượng đúng, mẫu mã đã ký - kế hoạch xuất hàng ). + Phân xưởng may II : Gồm 312 người lao động thực hiện nhiệm vụ may các loại áo Jacket, các loại áo sơ mi ( đảm bảo chất lượng đúng, mẫ mã đã ký - kế hoạch xuất hàng ). + Phân xưởng may III : Với số lượng lao động 340 người thực hiện nhiệm vụ may áo sơ mi, Jacket, quần các loại ( đảm bảo chất lượng đúng, mẫu mã đã ký - kế hoạch xuất hàng ). + Phân xưởng thêu : Thêu hàng của xí nghiệp đối với những hợp đồng khách hàng ngoài yêu cầu. Ngoài ra còn đi nhận hàng làm để đảm bảo doanh số khoán. III. Phân tích lợi nhuận và tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩy thanh trì Hà nội : 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp : Nhiệm vụ của xí nghiệp mang xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là tiến hành sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD của xí nghiệp. Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ công nhân viên và đội ngũ quản lý của xí nghiệp đã thực hiện được một khối lượng công việc khá lớn và đạt hiệu quả đáng khích lệ. Xí nghiệp đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả SXKD như vậy xí nghiệp đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm. Biểu 6 : Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu ( 1997 - 1999 ) TT Các chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 Thực hiện Thực hiện so sánh (1998/1997) Thực hiện 1999/1998 (%) 1 2 3 4 5 6 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận Lao động Tiền lương (người/năm) Nộp ngân sách Triệu - - người đồng triệu 24.880 22.800 2.080 1.054 7.510.389 274 21.850 20.690 1.160 1.127 7.098.965 272 87,82 90,94 55,77 106,93 94,52 99,27 26.460 23.400 3.060 1.130 7.988.124 280 121,09 113,09 263,79 102,67 112,53 102,94 Qua biểu ta có thể thấy doanh thu của xí nghiệp năm 1999 tăng cao so với năm 1998 đạt 121,09%, từ 21.850 triệu năm 1998 tăng lên 26.460 triệu năm 1999. Doanh thu tăng nên lợi nhuận của xí nghiệp cũng tăng cao, từ 1.160 triệu năm 1998 tăng lên 3.060 triệu năm 1999, đạt 263,79%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã có hướng đi đúng đắn trong hoạt động SXKD, do sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Các chỉ tiêu khác như tiền lương, nộp ngân sách của xí nghiệp năm 1999 đều được cải thiện tốt hơn so với năm 1998, tạo việc làm ổn định và thu nhập tốt cho người lao động, giúp họ tin tưởng và làm việc tốt hơn nữa cho xí nghiệp. Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy các chỉ tiêu của năm 1998 đều thấp hơn so với năm 1997. + Doanh thu 1998 là 21.850 triệu đồng so với năm 1997 là 24.880 triệu, giảm đi còn 87,82% so với năm 1997. + Lợi nhuận năm 1998 là 1.160 triệu so với năm 1997 là 2.080 triệu, giảm đi còn 55,77% . + Các chỉ tiêu khác như thu nhập bình quân và nộp ngân sách năm 1998 đều giảm so với năm 1997 . Sở dĩ như vậy là vì năm 1998, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong SXKD. Các đơn đặt hàng ngày càng nhỏ lẻ, nguồn hàng và giá gia công ngày càng giảm mà yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao hơn. Mặt khác do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của một số nước thuộc khu vực Châu á như : Nhật, Hàn Quốc, Singapo, đây đều là những bạn hàng thân tín với xí nghiệp chính vì vậy xí nghiệp đã bị ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình SXKD cụ thể là số lượng đơn đặt hàng giảm, số lượng và giá gia công giảm sút, nguyên vật liệu cung ứng thiếu đồng bộ, chất lượng kém hấp dẫn dẫn đến kế hoạch sản xuất luôn bị đảo lộn, làm giảm năng suất lao động. 2. Phân tích thực trạng về lợi nhuận và tăng lợi nhuận của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội : 2.1 Các chỉ tiêu lợi nhuận chủ yếu của xí nghiệp : Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn vì phải đối chọi với những thử thách của cơ chế thị trường nhưng xí nghiệp vẫn không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư thêm máy móc thiết bị, phục vụ cho yêu cầu cấp bách của xí nghiệp, mở rộng qui mô nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó thu được doanh thu cao và đạt được mục tiêu có lợi nhuận tối đa. Biểu 7 : Tình hình thực hiện lợi nhuận năm 1997 - 1999 Thực hiện Kế hoạch 3 2 1 Lợi nhuận ( tỷ ) năm 1997 1998 1999 Nhìn vào biểu ta có thể thấy năm 1999, xí nghiệp đã đạt lợi nhuận rất cao là 3,06 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch đề ra là 1,5 tỷ đồng. Điều này thể hiện rõ hướng kinh doanh đúng đắn của xí nghiệp. Năm 1998 lợi nhuận đạt được không vượt mức kế hoạch là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Châu á và do xí nghiệp đã không chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng để sản xuất ... Tuy còn một số khó khăn do tác dộng của cả nhân tố chủ quan và khách quan nhưng xí nghiệp đã và đang dần dần khắc phục để nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm truyền thống, tăng cao doanh thu và lợi nhuận cho xí nghiệp. Biểu 8 : Tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận Chỉ tiêu 1997 1998 1999 KH TH % KH TH % KH TH % Tổng doanh thu Lợi nhuận 20.000 1.450 24.880 2.080 124,4 143,4 22.000 1.500 21.850 1.160 99,3 77,3 21.320 1.500 26.460 3.060 124 204 Qua biểu trên cho thấy chỉ số doanh thu và lợi nhuận của các năm 1997, 1999 đều vượt mức kế hoạch. Đặc biệt là năm 1999, doanh thu vượt mức kế hoạch đạt 124%, lợi nhuận là 3,06 tỷ đạt 204% so với kế hoạch. Để đạt được mức doanh thu và lợi nhuận khả quan như vậy một mặt là do chính sự cố gắng của bản thân các phân xưởng sản xuất, và một mặt do sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của cán bộ quản lý trong xí nghiệp. Hàng năm xí nghiệp có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị để đảm bảo cho sản xuất, thanh lý những máy móc quá cũ không sử dụng được, tận dụng những máy móc vẫn còn sử dụng tốt, tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Bên cạnh đó xí nghiệp còn thường xuyên kiểm tra và nâng cao tay nghề cho lao động, tìm kiếm và ký két các hợp đồng mới cho xuất khẩu hàng may mặc với các đối tác ở nước ngoài. Biểu 9 : Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện ( 1997 - 1999 ). Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1. Sức sinh lời của vốn kinh doanh 2. Sức sinh lời của lao động 3. Sức sinh lời của doanh thu 0,1688 1.973.434 0,0836 0,0941 1.029.281 0,053 0,2483 2.707.964 0,1156 + Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn kinh doanh thể hiện 1 đồng vốn bỏ ra SXKD thu được bao nhiêu đồng lãi. Năm 1997, sức sinh lời của 1 đồng vốn bỏ ra là 0,1688 đồng, năm 1998 là 0,0941 đồng và năm 1999 tăng lên là 0,2483 đồng. Việc tăng lên này là do sự sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, tránh để máy móc thiết bị nhàn rỗi. Qua đây cho thấy xí nghiệp đã sử dụng đồng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo sức sinh lời lớn hơn. + Chỉ tiêu sức sinh lời của lao động năm 1997 là 1.973.434 ; năm 1998 là 1.029.281 và năm 1999 là 2.707.964. Việc chỉ tiêu này tăng cao vào năm 1999 là do chất lượng tốt hơn của lao động trong xí nghiệp nên tạo ra năng suất lao động tốt hơn trước, do vậy mà số lợi nhuận do một lao động tạo ra nhiều hơn. Năm 1998 chỉ tiêu này giảm là do việc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở một số nước Châu á là thị trường lớn của xí nghiệp, bên cạnh đó là xí nghiệp thiếu nguồn hàng, thiếu nguyên vật liệu nên doanh thu và lợi nhuận giảm. + Chỉ tiêu doanh lợi của xí nghiệp năm 1997 là 0,0836 năm 1998 là 0,053 và năm 1999 là 0,1156. Năm 1999 chỉ tiêu doanh lợi tăng cao, điều này đã chứng tỏ xí nghiệp đã có hướng đi đúng đắn trong hoạt động SXKD nên doanh thu của xí nghiệp đã tăng so với năm 1998 và lợi nhuận tăng cao nên có ảnh hưởng tốt tới chỉ tiêu doanh lợi. 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tăng lợi nhuận của xí nghiệp : Để xác định được sự tác động của các nhân tố tới lợi nhuận ta cần xác định các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận. Việc xác định này được thể hiện qua công thức tổng quát tính lợi nhuận sau : PT.thụ = DTT/thụ - chi phí ( Z + các khoản phải nộp ) Biểu 10 : Kết cấu lợi nhuận của xí nghiệp Chỉ tiêu 1997 % 1998 % 1999 % Tổng lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động chính thức Lợi nhuận từ hoạt động phụ Lợi nhuận từ hoạt động khác 2080 1830,4 104 45,6 100 88 5 69,6 1160 1067,2 23,2 69,6 100 92 2 6 3060 2876,4 122,4 61,2 100 94 4 2 Qua biểu trên ta thấy lợi nhuận của xí nghiệp chủ yếu từ hoạt động SXKD chính chiếm trên 90% so với tổng lợi nhuận, nó có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 1997 chiếm 88% trên tổng lợi nhuận, ít hơn so với năm 1998 và năm 1999. Nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ và kinh doanh khác lại chiếm 12% trên tổng lợi nhuận trong khi đó năm 1998 chiếm 8% và năm 1999 chiếm 6% trên tổng lợi nhuận. Vì trong năm 1997 ngoài những hợp đồng may gia công xuất khẩu xí nghiệp đã có rất nhiều cố gắng mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng mua bán với một số công ty như Công ty mũ xuất khẩu HAPROXIMEX, Công ty đồ chơi trẻ em, mua hàng từ các công ty này rồi sau đó xuất đi lấy lời. Như vậy, ta có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của xí nghiệp qua các chỉ tiêu sau : * Doanh thu : Doanh thu năm 1998 so với năm 1997 giảm đi 24.880 - 21.850 - 3.030 triệu đồng hay giảm 12%. Sở dĩ như vậy là vì năm 1998 xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Các dơn hàng ngày càng nhỏ lẻ, nguồn hàng và giá gia công ngày càng giảm mà yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải cao hơn. Để khắc phục được những vấn đề đó yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Chính vì vậy, năm 1998 xí nghiệp đã không ngừng đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó xí nghiệp còn ký hợp đồng với một số cơ quan khác như Xí nghiệp mũ Từ Liêm ... mua lại hàng hoá của họ sau đó xuất ra nước ngoài để kiếm lời cụ thể : Doanh thu từ gia công sản xuất : 20450 Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh khác : 1.400 Chính sự vận động không ngừng của xí nghiệp cộng với ý thức trách nhiệm người lao động được nâng lên. Do vậy năm 1998 mặc dù doanh thu thấp hơn năm 1997 nhưng thu nhập của người lao động vẫn được đảm bảo. Tích lũy và đầu tư mở rộng sản xuất của xí nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Năm 1999 doanh thu tăng lên 20% so với năm 1998 và 6% so với năm 1997 và lợi nhuận tăng lên cao vì tình hình kinh tế một số nước trong khu vực đã dần ổn định, nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất lớn cộng với sự cố gắng nỗ lực của mọi cán bộ công nhân viên và những uy tín đã tạo dựng được nên xí nghiệp đã thu hút một lực lượng khách hàng lớn. Cụ thể năm 1999 xí nghiệp đã sản xuất được : áo sơ mi = 186.314 chiếc áo Jácket = 371.968 bộ/chiếc Quần + hàng khác = 379.043 bộ/ chiếc Doanh thu từ gia công sản xuất hàng hoá : 25.240 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác : 1.220 Năm 1999 xí nghiệp đã gặp một số khó khăn trong việc kinh doanh khác. VD : Như chênh lệch từ mua bán một số mặt hàng giảm đi do thuế tăng. Để thấy rõ chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào ta hãy xem xét bảng sau : Biểu 11 : Chi phí kinh doanh Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1. Tổng chi phí 2. Giá vốn 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4. Chi phí bán hàng 28.800 19.680 19.400 1.080 20.690 17.180 2.028 196 23.400 18.460 2.886 1.860 Qua bảng trên ta thấy tổng chi phí năm 1998 so với năm 1997 giảm : 22.800 - 20.690 = 2.110 hay 20.690/22.800 = 0,9 tức giảm 10% Và năm 1997 doanh thu tiêu thụ hàng hoá lớn do đó giá vốn hàng hoá lớn hơn năm 1998 và thuế doanh thu cũng lớn hơn. Tổng chi phí năm 1999 so với năm 1998 tăng : 23.400 - 20.690 = 2.710 hay 23.400/20/690 = 1,13 tăng 13%. So với năm 1997 tăng 23.400 - 22.800 = 600 hay 23.400/22.800 = 1.03% tăng 3%. Sở dĩ như vậy vì : giá vốn hàng bán năm 1999 so với năm 1998 tăng : 18.460 - 17.180 = 1.280 hay 18.460/17/180 = 1,07 tăng 7% so với năm 1997 tuy giá vốn hàng bán thấp hơn nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý lại tăng lên đáng kể. Cụ thể : Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng : 2886 - 1940 = 946 hay 1860/1080 = 1,72 ( tăng 72% ). Để lý giải được vì sao chi phí biến động tăng giảm qua các năm ta hãy xem các yếu tố trong chi phí tác động như thế nào. Biểu 12 : Các khoản tổng hợp các chi phí Khoản mục 1997 Tỷ trọng (%) 1998 Tỷ trọng (%) 1999 Tỷ trọng (%) Tổng chi phí 1. Lương 2. Nguyên vật liệu 3. BHXH 4. KH TSCĐ Trong thuê địa điểm 5. Sửa chữa TSCĐ 6. Chi phí phục vụ 7. Chi phí văn phòng và chi phí trực tiếp khác 22.800 8.436 2.736 1.140 3.648 780 1.710 2.394 2.736 100 37 12 5 16 7,5 10,5 12 20.690 2827,7 2.069 827,6 4.650 780 1241,4 2482,8 2689,7 100 33 10 4 22 6 12 13 23.400 9.360 3.042 4.760 780 1.638 1.521 1.872 100 400 13 5,5 20 7 6,5 8 ( chỉ phân tích một số khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn ). Qua bảng trên ta thấy : - Tiền lương : Đây là một khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đặc biệt là chi lương cho bộ phận trực tiếp kinh doanh. Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo đơn giá của mỗi công đoạn trên một sản phẩm sau đó nhân với toàn bộ số lượng hoàn thành. Năm 1997 lương chiếm 37% trong tổng chi phí trong khi đó năm 1998 lương chiếm 33%. Chứng tỏ lương năm 1998 ít hơn năm 1997 : 33/37 = 0,89 hay giảm 11%. Sở dĩ như vậy là vì : năm 1998 đơn giá tiền lương thấp, nhiều công đoạn phức tạp. Mặt khác để đảm bảo việc làm ổn định cho anh chị em công nhân xí nghiệp đã phải ký hợp đồng với nhiều đơn hàng nhỏ, lẻ nguyên liệu phức tạp. Lương xí nghiệp trích làm hai khối. * Khối lượng văn phòng được tính : Tổng lương sản phẩm x Mức lương x Ngày công Qũy lương mặt bằng Ngày công trong tháng ( 365 triệu bằng mặt bằng quỹ lương của xí nghiệp ). * Khối lượng sản xuất được tính : + Công nhân trực tiếp sản xuất = đơn giá x số lượng sản phẩm + Cán bộ quản lý chuyền = qũy lương khoán dây chuyền x hệ số Chuyền trưởng = 23 triệu x 3,01% Trong đó : Chuyền phó kỹ thuật = 23 triệu x 3,77% Chuyền phó vật tư = 23 triệu x 2,55% Cán bộ phân xưởng = Lương SP của phân xưởng x mức lương x Ngày Lương khoán 35 N/C ( lương khoán từng SP = 165 triệu ) - Chi phí khấu hao tài sản cố định : Chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí, chi phí khấu hao năm 1998 lớn hơn về giá trị và tỷ trọng so với năm 1997. Năm 1998 chiếm 20% trong khi đó năm 1997 chỉ chiếm có 16%. Vì năm 1998 xí nghiệp đã làm đơn gửi lên cục vốn xin được tính tăng tỷ lệ khấu hao TSCFF. Năm 1998 so với năm 1999 mặc dù chi phí khấu hao năm 1999 lớn hơn năm 1998 nhưng tỷ trọng thì năm 1998 lại lớn hơn so với năm 1999. Điều đó chứng tỏ rằng chi phí khấu hao năm 1999 ít hơn so với năm 1998. Đó là do năm 1999 xí nghiệp tiến hành thanh lý một số tài sản cố định đưa vào sử dụng quá lâu và hết thời gian khấu hao như chi phí văn phòng và chi phí trực tiếp khác. Đây là khoản chi phí khá lớn. Năm 1998 so với năm 1999 có nhiều hơn cả về số lượng lẫn tỷ trọng năm 1998 chiếm 13% trong tổng chi phí đứng thứ ba sau tiền lương và KHTSCĐ vì năm nay xí nghiệp tăng cường công tác quảng cáo. Chi phí đào tạo cũng lớn. Xí nghiệp đã mở nhiều lớp cho cán bộ công nhân đi học như : " Lớp thiết kế thời trang "do trường ĐHBK tổ chức, lớp ngoại thưưong do trường Đại học ngoại thương tổ chức ... Năm 1997 so với năm 1998 về lượng nhiều hơn nhưng tỷ trọng ít hơn điều đó chứng tỏ năm 1998 chi phí này tác động đến tổng chi phí nhiều hơn năm 1997. - Chi phí nguyên liệu : Năm 1999 là nưam chi phí nguyên vật liệu lớn nhất so với 2 năm 1997 và 1998 cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Tuy vậy đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí. Nguyên nhân là do xí nghiệp chủ yếu hoạt động theo phương thức gia công sản xuất hàng hoá - nguyên vật liệu phần lớn là của khách hàng gửi đến. Xí nghiệp chỉ chịu một phần nhỏ. Ví dụ như : chỉ, bìa các ton đóng thùng ... Khi xí nghiệp hạ thấp được chi phí kinh doanh, sẽ tạo điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng tích lũy và bổ sung vốn chủ sở hữu cho xí nghiệp, tiết kiệm được chi phí kinh doanh là điều kiện để hạ giá thành bán sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Từ đó tạo điều kiện cho xí nghiệp đứng vững trên thị trường. IV. Đánh giá thực trạng về lợi nhuận và tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì - Hà nội : 1. Thành tựu : Trong những năm qua,kể từ khi mới thành lập, xí nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn vướng mắc song đã từng bước khắc phục đi vào SXKD ổn định và hiệu quả. Doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp ngày càng được cải thiện mà cụ thể là năm 1999, doanh thu đạt 26,460 tỷ và lợi nhuận đạt 3,06 tỷ đồng, đời sống cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp ngày càng được cải thiện và đi vào ổn định. Sản phẩm của xí nghiệp ngày càng được cải tiến, cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng đã đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Lượng sản phẩm của xí nghiệp không ngừng tăng lên tạo nguồn doanh thu cao và có lãi nhiều. Việc tạo ra lãi nhiều đã giúp cho xí nghiệp có điều kiện từng bước đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. 2. Tồn tại : Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trên xí nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn trong SXKD. Qua số liệu phân tích cho thấy mức lợi nhuận, nguồn thu lợi nhuận của xí nghiệp còn thấp so với quy mô sản xuất của xí nghiệp chứng tỏ xí nghiệp chưa tận dụng hết tiềm lực về tài sản, con người ... với mức lợi nhuận thấp nên khả năng đầu tư mới để phát triển SXKD hạn chế, khả năng tạo thêm vốn cho sản xuất ít ... dẫn đến ảnh hưởng đến việc mở rộng SXKD, nâng cao hiệu quả kinh tế. 3. Nguyên nhân tồn tại : + Về sản phẩm : Trong những năm gần đây, xí nghiệp đã có bước phát triển lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Song nhìn chung thì chất lượng và mẫu mã sản phẩm của xí nghiệp vẫn chưa đáp ứng tốt so với nhu cầu của khách hàng ngoài nước, nhất là những khách hàng khó tính như Nhật Bản, EU ... + Chi phí nguyên vật liệu còn cao, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Do vậy khả năng cạnh tranh và tạo lợi nhuận là thấp. Chính vì vậy đòi hỏi xí nghiệp phải có biện pháp nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp có tinh thần trách nhiệm chưa cao, tay nghề còn thấp. Chính vì vậy cần phải tăng cường đào tạo cán bộ quản lý và công nhân nhằm đáp ứng yêu cầu SXKD trong cơ chế mới. + Xí nghiệp sử dụng vốn lưu động còn chưa hiệu quả, ở nhiều khâu trong hoạt động SXKD gây ứ đọng vốn lưu động như tồn hàng, thừa nguyên vật liệu ... dẫn đến lợi nhuận tăng không đạt mức tốt nhất. Phần III Biện pháp tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩu thanh trì - Hà Nội I. Định hướng phát triển kinh tế ở nước ta và ở xí nghiệp May xuất khẩu thanh trì - Hà nội : Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là mô hình kinh tế được Đảng ta khẳng định nền kinh tế thị trường trước hết và chủ yếu là tiến hành các hoạt động theo cung cầu trên thị trưòng theo giá cả thị trường và chấp nhận cạnh tranh. Bất cứ một nền kinh tế thị trường nào phát triển nào đều phải thông qua cạnh tranh. Để có một nền kinh tế theo định hướng XHCN phải tạo cho được tính năng động của nền kinh tế. Một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra sự năng động đó là cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Thủ tiêu cạnh tranh là bóp chết kinh tế thị trường. Hiện nay chúng ta đang có nền kinh tế thị trường, nhưng pháp luật chưa bảo vệ cạnh tranh theo pháp luật. Trên thực tế có hiện tượng độc quyền khá phổ biến trong nền kinh tế quốc doanh như điện, nước, xăng dầu, bưu chính viễn thông ... giá cả mặt hàng này có lúc tăng lên gấp nhiều lần. Vì vậy cần hạn chế độc quyền và ban hành luật chống độc quyền để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Trong quá trình đổi mới để thực hiện các mục tiêu định hướng XHCN chủ trương chính sách phải hướng về sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động chứ không vì một tiểu số. Nền kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi nhất thiết phải có nhà nước vững mạnh, quản lý hiệu quả bằng pháp luật. ở nước ta chúng ta đang quản lý một nền kinh tế thị trường, hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường định hướng đi lên XHCN cho nên một mặt phải phát triển thị trường đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ cung cầu và cạnh tranh hợp pháp, xoá bỏ độc quyền ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Mặt khác phát triển quan hệ thị trường. Từ những định hướng XHCN trong việc đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói trên sẽ đi đến những định hướng XHCN trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung song cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước mà sau đây là một số nội dung. a. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệơ hoá : phải tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động cho các doanh nghiệp, ngành, địa phương phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo của mình trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có để thoả mãn đầy đủ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Để phát huy quyền làm chủ của mọi người. Nhà nước cần xác định đúng tổng cung cầu của nền kinh tế. Theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó người lao động, các nhà doanh nghiệp có quyền tự do quyết định tối ưu việc sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai ? Để thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường với hiệu lực kinh tế cao nhất. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân còn phải thúc đẩy và tạo điều kiện để người lao dộng và các nhà doanh nghiệp đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại thích hợp và các ngành, các thành phần kinh tế. Trên cơ sở đó tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh nền kinh tế. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải khai thác tối đa sức mạnh và hướng về xuất khẩu để tạo sức mua của thị trường trong nước. Nền kinh tế nước ta phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tức là dảm bảo mọi người có đủ việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế lớn trong điều kiện thiếu vốn và kỹ thuật thì không có con đường nào khác là mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài . Trong quan hệ hợp tác đó cả hai bên cùng có lợi. Đối với Việt Nam và tranh thủ được vốn kỹ thuật hiện đại, lao động. Muốn phát triển thị trường trong nước thì phải tạo được sức mua phong phú của nhân dân. Muốn vậy phải tăng thu nhập của nhân dân. Con đường tăng thu nhập đó đối với nước ta trong thời gian đầu là phát triển kinh tế tới hướng xuất khẩu trước hết là xuất khẩu hàng hoá nông sản, khoáng sản, dầu khí ... Để phát triển xuất khẩu thì phải tạo ra thị trường ở nước ngoài ổn định, rộng khắp. Chúng ta tiến hành xuất khẩu qua các con đường : Quan hệ buôn bán trực tiếp, xuất khẩu tại chỗ ... Để xuất khẩu nhất thiết phải có kỹ thuật công nghệ, chất xám và các nguyên liệu chủ yếu. Chúng ta có thể tiến hành nhập khẩu một số mặt hàng nếu thấy có lợi hơn sản xuất trong nước. Khi sức mua trong nước tăng lên, tức là cầu có khả năng thanh toán tăng lên lúc đó thị trường trong nước quyết định sự phát triển kinh tế. Từ định hướng phát triển chung phương hướng của xí nghiệp là. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm may mặc ngày càng tăng. Để đáp ứng cho yêu cầu này xí nghiệp cần phải mở rộng thị trường với nhiều nước trên thị trường quốc tế. Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng mẫu mã giữ uy tín với khách hàng. Xây dựng và sửa sang lại hệ thống nhà xưởng rộng lớn về quy mô hiện đại về trang thiết bị xứng đáng là bộ mặt của ngành may mặc. Tổ chức lao động hợp lý, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Bố trí những cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt nắm giữ những cương vị chủ yếu. II. Biện pháp tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may thanh trì - Hà Nội : * Biện pháp 1 : Nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, làm tăng lợi nhuận. + Cơ sở lý luận : Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng hay của thị trường rất đa dạng và phong phú, dễ biến động. Trong điều kiện các nhân tố khác ổn định thì việc tăng lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình SXKD được tiến hành thuận lợi, tổ chức tốt quá trình SXKD một cách cân đối nhịp nhành và liên tục, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm : Nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm tiêu thụ là điều kiện để tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao cho ta khả năng nâng cao giá trị và giá trị sử dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhưng để nâng cao được chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để tăng khả năng tiêu thụ, tăng lợi nhuận đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực cố gắng. Trong điều kiện hiện nay, đối với Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì thì mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, làm tăng lợi nhuận là một mục tiêu trọng điểm. Bởi trên thị trường hiện nay, xí nghiệp không phải chỉ chịu sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp may trong nước mà còn chịu sự cạnh tranh từ các nước khác trong khu vực. Trong những năm gần đây, tuy có nhiều cố gắng trong hoạt động SXKD, xí nghiệp đã thu được những thành tựu đáng kể. Song nhìn nhận khách quan thì ta vẫn thấy nguồn hàng mà xí nghiệp đang sản xuất và bán ra thị trường có chất lượng chưa cao, còn nhiều khuyếm khuyết về chất lượng nguyên vật liệu, tay nghề công nhân và hình dáng, mẫu mã của sản phẩm còn đơn điệu, chưa thực sự phong phú. Chính vì vậy, để có thể giữ vững được thị trường mà xí nghiệp đang có và mở rộng thị trường này thì xí nghiệp cần phải quan tâm tới các vấn đề sau : - Xí nghiệp phải đảm bảo và quản lý tốt nguồn nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của xí nghiệp phải đạt chỉ tiêu về chất lượng mà Việt Nam và các nước mà xí nghiệp xuất khẩu hàng đến quy định. - Xí nghiệp nên thành lập một phòng thiết kế mẫu riêng biệt trực thuộc phòng kinh doanh, các cán bộ trong phòng thiết kế mẫu phải đáp ứng được trình độ cao về tay nghề và có đầu óc sáng tạo phong phú, hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời phải luôn luôn đào tạo và nâng cao tầm hiểu biết, tay nghề của cán bộ trong phòng. - Xí nghiệp nên xây dựng hệ thốn quản lý chất lượng của xí nghiệp theo các tiêu chuẩn của ISO. Bởi đây chính là cầu nối giúp cho hàng hoá của xí nghiệp đến với các thị trường ở nước ngoài được thuận lợi hơn, mang tính cạnh tranh cao hơn. - Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề công nhân nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và phong phú, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. - Tiến hành liên doanh liên kết với các công ty khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. - Không phân chia tổ chức theo mặt hàng và nghiệp vụ kinh doanh và phân công cán bộ kinh doanh theo phạm vi thị trường là chủ yếu, bởi vì cùng một mặt hàng nhưng thị hiếu nhu cầu của mỗi thị trường khác nhau, như cùng một mặt hàng áo sơ mi, nhưng xuất khẩu sang Nhật Bản đòi hỏi quy cách phẩm chất, kiểu dáng khác với xuất khẩu sang Tây âu hay các nước Đông Nam á . * Biện pháp 2 : Giảm chi phí vật liệu nhằm hạ giá thành, giảm giá bán tăng lợi nhuận. Qua quá trình phân tích tịnh hình chi phí của xí nghiệp ở biểu 12 ta thấy tổng chi phí kinh doanh của xí nghiệp bao gồm các khoản mục sau : - Tiền lương - BHXH. - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí phục vụ kinh doanh. Để giảm chi phí kinh doanh thì phải tất cả các khoản mục trên, có loại chi phí mà ta có thể lượng hoá được tức là nếu thực hiện các biện pháp làm giảm chi phí đó thì lợi nhuận tăng thêm là bao nhiêu song cũng có loại mà ta không lượng hoá được. Bộ phận kế toán chi phí cũng ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Để giảm chi phí kinh doanh thì xí nghiệp cần phải tổ chức chuyên môn hoá và giao trách nhiệm cho từng cán bộ làm kế toán chi phí. Trong quá trình kế hoạch chi phí cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau : Thu nhập xử lý, ghi chép và phân tích các khoản mục chi phí theo chi tiết từng chứng từ đã được hạch toán trên các tài khoản kế toán tài chính theo các loại hình và khoản mục chi phí. Đồng thời đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ vào máy tính những nghiệp vụ kinh tế phát sinh để có số liệu cho công tác chi phí. Kiểm tra chặt chẽ các nghiệp vụ kế toán chi phí đã được hệ thống kế toán tài chính ghi chép bằng các chứng từ cụ thể trước khi tiến hành kế toán quản trị. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ tại chỗ bằng cách kiểm tra ngay tính pháp, hợp lý và trung thực của chứng từ. Đồng thời xem xét phân tích và giám sát ngay tình hình định mức chi phí liên quan thực hiện các chủ trương chính sách tiết kiệm ... Những phát hiện sai sót rủi ro trong quá trình hạch toán phải được xử lý ngay. Không được hạch toán cho các nghiệp vụ không hợp pháp, không hợp lý, không trung thực. Phân bổ chính xác cho các chi phí cho các loại hình kinh doanh nhằm xác định kết quả lỗ, lãi cho từng hoạt động để có các chính sách kinh doanh phù hợp. Tiến hành lập lưu trữ và truyền thông tin trên mạng máy vi tính hoặc bằng các sổ sách có liên quan theo quy định của Nhà nước, của Tổng công ty và Công ty . - Thực hiện tốt quá trình phân tích và giám sát tình hình các định mức chi phí, thực hiện công tác kiểm soát nội bộ, báo cáo và tham mưu cho các cán bộ lãnh đạo và các biện pháp giảm chi phí. Đồng thời tăng cường công tác xây dựng sửa đổi và ban hành các định mức chi phí đảm bảo ngày công chính xác và chi tiết hơn. - Thực hiện hiệu quả việc xây dựng và các kế hoạch và căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung các định mức chi phí cho các kỳ kinh doanh tiếp theo cho phù hợp. Trên đây là những yêu cầu đối với công tác kế toán xí nghiệp nên thực hiện để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Như vậy để giảm chi phí một các có hiệu quả để làm tăng lợi nhuận của xí nghiệp thì cần xem xét một số nhân tố sau : * Tiền lương : Tỷ trọng của khoản mục này chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí kinh doanh đặc biệt là lương trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất. Sự tồn tại của đội ngũ lao động trong xí nghiệp luôn luôn gắn với qũy lương của xí nghiệp. Để tiết kiệm khoản chi phí này thì xí nghiệp không thể giảm tiền lương và càng không thể giảm mức sống của người lao động mà chỉ có cách là quản lý và sử dụng hợp lý tiết kiệm lao động. Quản lý lao động gồm các nhiều mặt, nhiều nội dung song xí nghiệp nên tập trung vào sự hình thành cơ cấu lao động tối ưu : Cơ cấu lao động được coi là tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và cá nhân với nhau, đảm bảo cho mọi người đều có việc làm, để xác định được cơ cấu lao động tối ưu xí nghiệp cần : Xác định mối quan hệ hợp lý về lao động : Mối quan hệ tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Đảm bảo lao động chất lượng ( trình độ chuyên môn nghiệp vụ ... ) xí nghiệp nên mở lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân. Xí nghiệp sử dụng tiết kiệm lao động thông qua việc tăng cường độ lao động. Để thực hiện được thì xí nghiệp phải chú ý đến việc đảm bảo những yếu tố vật chất cho người lao ddộng ... Tổ chức phục vụ nơi làm việc. Các phân xưởng phải rộng rãi, thoáng mát tạo ra môi trường tốt nhất cho người lao động giúp cho họ tăng năng suất lao động sử dụng thời gian lao động triệt để nhất. Một biện pháp nữa để tiết kiệm chi phí tiền lương đó là giảm biên chế tới mức tối ưu, giảm tỷ suất phí về trả công lao động, đồng thời khuyến khích người lao động quan tâm và có trách nhiệm đến hiệu quả kinh doanh. Xí nghiệp nên áp dụng hình thức lương khoán đến từng phòng nghiệp vụ. Hệ số khoán lương sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp và tầm quan trọng của từng phòng. Việc khoán qũy lương ở các phòng hành chính khuyến khích các phòng giảm bớt biên chế, nâng cao năng suất lao động. * Chi phí khấu hao tài sản cố định : Tài sản cố định luôn bị hao mòn trong cả khi sử dụng lẫn khi không sư dụng. Chống hao mòn tài sản cố định gắn liền với quá trình sử dụng và sự tác động của các yếu tố tự nhiên goij là hao mòn hữu hình. Mức độ hao mòn tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng tài sản cố định. Ngoài hao mòn hữu hình tài sản còn bị hao mòn vô hình, đó là sự hao mòn do giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định do có những tài sản cố định cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hoặc hiện đại hơn. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Do vậy phải khấu hao tài sản cố định để đưa vào chi phí hoạt động kinh doanh và tích lũy nhằm tái tạo tài sản cố định ban đầu. Tiền khấu hao cơ bản trong kỳ = Nguyên giá TSCĐ tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao cơ bản Tỷ lệ khấu hao cơ bản được xác định cho một năm sử dụng, có nhiều phương pháp để xác định tỷ lệ khấu hao : + Phương pháp xác định tỷ lệ khấu hao tuyến tính cố định. Tk = 1 x 100 T Trong đó : Tk : tỷ lệ khấu hao T : số năm sử dụng tài sản cố định Phương pháp này dễ tính, mức khấu hao được xác định đều qua các năm do đó không gây ra sự biến động lớn trong giá thành sản phẩm. Tuy nhiên nó có nhược điểm là : thu hồi vốn chậm và ở một chừng mực nào đó cũng có mặt không được xác định chính xác thể hiện ở chỗ : cả khi máy tốt và máy hỏng đều tính một lượng hao mòn như nhau để đưa vào giá thành. Khi máy sắp hỏng sẽ tạo ra những sản phẩm kém hơn khi máy còn mới cả về số lượng và chất lượng như vậy trong một đơn vị sản phẩm sẽ chứa đựng chi phí khấu hao nhiều hơn. + Phương pháp khấu hao nhanh : Tỷ lệ khấu hao của mỗi năm là tỷ lệ giảm dần đều, nó được xác định bằng các chỉ số năm còn lại đến khi hết thời hạn phục vụ của thiết bị cho tổng số các dãy số thứ tự từ 1 đến số hạng bằng thời hạn phục vụ của thiết bị. Tkt = 2 (T - t + 1) x 200 T (T + 1) Trong đó : Tkt : Tỷ lệ khấu hao ở thời điểm cần tính khấu hao t : Thời điểm ( năm thứ ... ) cần tính khấu hao T : Năm sử dụng tài sản cố định Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì áp dụng tỷ lệ khấu hao đều, tỷ lệ khấu hao này do Công ty quy định đối với từng loại tài sản cố định. Để giảm chi phí khấu hao thì xí nghiệp phải tăng hệ số sử dụng của tài sản cố định, tức là doanh số hàng hoá sản xuất ra khi có khấu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm vì cùng một mức khấu hao như thế nếu xí nghiệp sản xuất ít sản phẩm thì chi phí khấu hao cho một đơn vị sản phẩm cao còn nếu xí nghiệp tăng sản lượng thì chi phí khấu hao cho mỗi đơn vị thấp hơn. + Về nguyên tắc những tài sản cố định quá cũ, hỏng không sử dụng được nữa những để ở xí nghiệp thì vẫn phải tính khấu hao do đó đối với những tài sản đã được đưa vào sử dụng lâu năm đến thời điểm này nó hỏng hoặc sử dụng kém hiệu quả thì xí nghiệp tiến hành thanh lý để giảm chi phí khấu hao. + Việc xác định đúng giá trị tài sản cố định phải xác định đúng các yếu tố sau : - Xác định chính xác giá trị ban đầu ( nguyên giá ) của tài sản cố định. - Xác định thời gian tối ưu sử dụng có hiệu quả. - Xác định giá trị còn lại sau một thời gian sử dụng tài sản cố định. Để đơn giản chi phí kinh doanh thì xí nghiệp nên tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí nguyên vật liệu. Ví dụ : Chi phí quảng cáo thì xí nghiệp sẽ lựa chọn phương thức quảng cáo sao cho chi phí thấp nhất nhưng lại hấp dẫn nhất. + Hạn chế các chi phí bất hợp lý, tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý sao cho gọn nhẹ. + Trong công tác cung ứng nguyên vật liệu, phải đảm bảo chất lượng, chủng loại, tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu gần nhất, thuận tiện nhất và giá cả phải chăng. Trên đây là một số khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh mà xí nghiệp cần phải quan tâm và có biện pháp thích hợp làm giảm chúng, bên cạnh đó còn một số khoản mục mà xí nghiệp cố gắng phấn đấu thực hiện để giảm chi phí. * Biện pháp 3 : Tăng cường quản lý vốn lưu động ở các khâu nhằm tiết kiệm vốn lưu động để tăng lợi nhuận. Trong hoạt động SXKD ở xí nghiệp thì vốn lưu động là một chỉ tiêu quan trọng giúp cho xí nghiệp có thể SXKD một cách hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, mặc dù có tỷ lệ tăng trưởng khá song xí nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD mà chỉ tiêu vốn lưu động là một điển hình. Tỷ trọng vốn lưu động so với tổng số vốn của xí nghiệp chỉ chiếm 14%, đây là một tỷ lệ thấp nên nó gây nhiều ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh, vốn lưu động ít gây khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, sản xuất bị gián đoạn ... việc vay vốn ngân hàng với mục đích cung cấp thêm nguồn vốn lưu động sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của xí nghiệp vì phải trả lãi ngân hàng. Như vậy, việc thiếu vốn lưu động sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của xí nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý nguồn vốn lưu động của xí nghiệp còn chưa tốt nen cũng ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của xí nghiệp. Đó là tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu ở các khâu sản xuất khác nhau gây ách tắc sản xuất, hoặc nguồn hàng của xí nghiệp bị tồn kho mà chưa xuất đi được cũng gây ảnh hưởng tới vốn lưu động, gây khó khăn cho sản xuất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì xí nghiệp cần phải làm tốt các vấn đề sau : + Nâng cao tỷ lệ vốn lưu động lên 20% so với tổng số vốn của xí nghiệp bằng cách huy động nguồn vốn của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, xin hỗ trợ vốn từ ngân sách của nhà nước cho vốn lưu động. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sẽ mang lại lợi nhuận cao cho xí nghiệp. + Tổ chức tốt việc quản lý về nguyên vật liệu cũng như quan hệ giữa các phòng ban trong xí nghiệp nhằm tạo ra việc quản lý tốt nhất nguyên vật liệu cho sản xuất. Các phòng ban nếu có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thì sẽ tính toán và tạo ra nguồn nguyên vật liệu đầy đủ và kịp thời cho mọi khâu sản xuất trong xí nghiệp, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu gây ảnh hưởng tới SXKD của xí nghiệp, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Nguyên vật liệu mua vào cho sản xuất phải vừa đảm bảo về chất lượng, vừa đảm bảo về giá thành và việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất phải hợp lý và có hiệu quả nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu , nâng cao hịêu quả của vốn lưu động và tăng lợi nhuận. * Biện pháp IV : Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý và công nhân nhằm đáp ứng nhu cầu SXKD trong cơ chế mới. Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất ( lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động ). Nó đóng một vai trò quan trọng, nếu không có lao động thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Việc phân công bố trí lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện tăng năng suất lao động và giảm các chi phí nhân công tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng may mặc nên xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội đòi hỏi phải có một lực lượng lớn lao động có tay nghề cao nhằm phục vụ tốt có các yêu cầu SXKD. Mặc dù xí nghiệp đã có bước phát triển lớn trong SXKD, song trong những năm tới, dưới sức ép nặng nề từ các doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh khác trong và ngoài nước, dưới nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, nhất là các khách hàng từ EU, Nhật Bản ... đòi hỏi xí nghiệp phải có những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý. Chính vì vậy vấn đề đào tạo và nâng cao tay nghề lao động của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp là một điều hết sức quan trọng. Để làm được điều này, xí nghiệp cần giải quyết tốt các vấn đề sau : - Xí nghiệp phải từng bước giảm dần số cán bộ, nhân viên dư thừa cũng như từng bước giảm dần số cán bộ nhân viên theo biên chế ổn định suốt đời, chuyển sang tuyển dụng theo hợp đồng lao động dài hạn, ngắn hạn hoặc từng vụ, từng việc. - Xí nghiệp phải thay thế được hết các chuyên gia nước ngoài tại xí nghiệp bằng các cán bộ người Việt Nam nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo tiến độ giao hàng ... - Xí nghiệp phải thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho lao động trong xí nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn cho những yêu cầu từ giá khách hàng. Thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, thi lao động giỏi trong các phân xưởng, trong xí nghiệp nhằm khuyến khích mọi người tham gia học tập, nâng cao tay nghề. - Thường xuyên gửi những cán bộ quản lý của xí nghiệp tham gia các khoá học nhằm nâng cao trình độ quản lý, hiểu biết thêm về các thị trường của xí nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu quản lý của xí nghiệp trong cơ chế mới với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ khác, đưa xí nghiệp ngày càng phát triển ổn định. * Biện pháp V : Xây dựng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất. Để phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực của mọi người lao động trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho mọi người trong nhà máy luôn quan tâm đến việc tìm biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của mình. Xí nghiệp cần phải xây dựng chế độ khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất, mặc dù hiện nay xí nghiệp đã có biện pháp thưởng khuyến khích vật chất nhưng về cơ bản thì biện pháp này chưa cụ thể và thường xuyên chưa động viên khuyến khích liên tục đối với người lao động. Nội dung chủ yếu của các hình thức khuyến khích vật chất. - Thưởng hoàn thành kế hoạch và thực hiện tiết kiệm các chỉ tiêu giao khoán. Như trên đã kiến nghị cần phải tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ, kết hợp với việc xây dựng các định mức khoán đối với từng phân xưởng trên cơ sở đó các phân xưởng sản xuất và người lao động tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí tại bộ phận và nơi làm việc của mình. Mức tiết kiệm giữa chi phí thực tế và chi phí định mức khoán sẽ là cơ sở tính toán mức thưởng đối với từng phân xưởng sản xuất. - Chế độ thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu. Trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng phân xưởng sản xuất, xí nghiệp cần có một bộ phận chịu trách nhiệm tính toán mức tiết kiệm thường xuyên kịp thời đối với từng sản phẩm sản xuất để làm cơ sở xác định mức thưởng theo quy định của nhà máy. - Chế độ thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất. Chế độ này cần quy định cho tất cả mọi cá nhân người lao động, tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm đổi mới kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Chế độ thưởng này cần quy định rõ mức thưởng căn cứ vào số tiền làm lợi thực tế. - Chế độ phạt trách nhiệm, vật chất, song song với biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất thì cũng cần quy định rõ chế độ chịu trách nhiệm vật chất đối với những phân xưởng không hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu giao khoán hoặc những vi phạm làm thiệt hại đến chi phí sản xuất như không đảm bảo chất lượng sản phẩm, sơ xuất do sử dụng nguyên vật liệu làm phát sinh chi phí sửa chữa, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu ... Sử dụng biện pháp đòn bẩy kinh tế như khuyến khích lợi ích vật chất là động lực quan trọng nhất để động viên khuyến khích người lao động thi đua thực hành tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động, hạ thấp giá thành sản phẩm là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc tăng lợi nhuận cho xí nghiệp tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác hết tiềm năng của người lao động. Kết luận : Trong cơ chế thị trường hiện nay thì lợi nhuận là một vấn đề cơ bản, mang tính cấp bách và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội tuy vừa đi vào hoạt động SXKD song đã có những bước đi vững chắc trong cơ chế mới, tạo được uy tín của xí nghiệp trên thị trường và đem lại những thành tích không chỉ riêng xí nghiệp mà còn cho cả toàn ngành, cho cả nước. Tuy nhiên, xí nghiệp vẫn còn nhiều mặt hạn chế về tổ chức SXKD, gây nên ảnh hưởng cho nâng cao lợi nhuận ở xí nghiệp. Chính vì vậy trong chuyên đề này đã dưa ra một vài đóng góp trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Tiến sĩ. Đinh Ngọc Quyên và các phòng ban của xí nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này. tài liệu tham khảo 1. Tài chính doanh nghiệp - XNB Thống Kê 2. Kinh tế tổ chức sản xuất - Giáo trình ĐHKTQD 3. Chiến lược kinh doanh doanh nghiệp - Giáo trình ĐHKTQD 4. Phân tích hoạt động kinh doanh - Giáo trình ĐHKTQD 5. Kinh tế học - Davidbeg 6. Các tạp chí kinh tế. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần thứ nhất : Lợi nhuận và tăng lợi nhuận. Mục tiêu 2 kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường I. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận. 2 1. Lợi nhuận . 2 2. Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp 3 II. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp . 5 1. Nhân tố sản lượng sản phẩm tiêu thụ. 7 2. Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ. 8 3. Nhân tố giá bán sản phẩm. 8 4. Nhân tố giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ. 9 5. Nhân tố thuế nộp ngân sách 9 6. Chế độ phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 9 III. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận 10 1. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 10 2. Các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp 13 IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 17 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 17 2. Tính tất yếu của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 21 Phần thứ 2 : Phân tích thực trạng lợi nhuận của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 24 I. Tổng quan về xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 24 1. Sự ra đời và phát triển 24 2. Chức năng, nhiệm vụ và vị trí của xí nghiệp 25 II. Những đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng tới tăng lợi nhuận của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 26 1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm. 26 2. Đặc điểm về quy trình công nghệ và chế biến sản phẩm 26 3. Đặc điểm về thị trường khách hàng. 28 4. Đặc điểm về lao động 28 5. Đặc điểm máy móc, thiết bị . 29 6. Đặc điểm nguyên vật liệu chế biến sản phẩm. 33 7. Đặc điểm về vốn 34 8. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất. 35 9. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 35 III. Phân tích lợi nhuận và tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 38 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 38 2. Phân tích thực trạng về lợi nhuận và tăng lợi nhuận của xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 40 IV. Đánh giá thực trạng về lợi nhuận và tăng lợi nhuận ở Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà nội . 49 1. Thành tựu 49 2. Tồn tại 50 3. Nguyên nhân tồn tại. 50 Phần III : Biện pháp tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 51 I. Định hướng phát triển kinh tế ở nước ra và ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 51 II. Biện pháp tăng lợi nhuận ở xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì - Hà Nội 54 Biện pháp I 54 Biện pháp II 56 Biện pháp III 62 Biện pháp IV 64 Biện pháp V 65 Kết Luận 68 Tài liệu tham khảo 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24516.DOC
Tài liệu liên quan