Đề tài Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đề tài Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp: Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 0 Mục lục MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG .............................................................................................. 3 1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................... 3 1.2. Quy tắc bảo hiểm tàu cá của các Công ty bảo hiểm ......................................................... 3 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÀU CÁ TẠI VIỆT NAM ..................................10 2.1. Số lƣợng tàu cá và tình hình tai nạn tàu cá ở Việt Nam .................................................10 2.2. Tình hình mua bảo hiểm tàu cá của ngƣ dân ..................................................................14 2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ...................................................

pdf31 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 0 Mục lục MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG .............................................................................................. 3 1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................... 3 1.2. Quy tắc bảo hiểm tàu cá của các Công ty bảo hiểm ......................................................... 3 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÀU CÁ TẠI VIỆT NAM ..................................10 2.1. Số lƣợng tàu cá và tình hình tai nạn tàu cá ở Việt Nam .................................................10 2.2. Tình hình mua bảo hiểm tàu cá của ngƣ dân ..................................................................14 2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ...................................................................................16 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀU CÁ Ở VIỆT NAM ....................23 3.1. Từ phía Nhà nƣớc ...........................................................................................................23 3.2. Về phía cơ quan đăng kiểm tàu cá .................................................................................24 3.3. Về phía công ty bảo hiểm ...............................................................................................26 3.4. Về phía ngƣ dân .............................................................................................................27 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................29 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................................30 Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 1 MỞ ĐẦU Nghề đánh bắt cá, đánh bắt thủy hải sản vốn là nghề có ý nghĩa sống còn với ngƣ dân vùng biển –một nghề mà đặc thù rong ruổi có khi hàng tháng trời trên biển mỗi mẻ lƣới vốn mang lại nhiều rủi ro. Chính vì thế mà nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá vốn đã tồn tại rất lâu ở Việt Nam ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn bởi ngƣ dân, các tổ chức, nhà nƣớc. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì đây có lẽ sẽ mà một lĩnh vực rất tiềm năng, nhất là đối với một nƣớc có đƣờng bờ biển dài trên 3.000km nhƣ Việt Nam. Đối với ngƣ dân mà nói, thiệt hại phải gánh chịu quá nhiều- rất cần đƣợc bảo hiểm. Đối với nhà nƣớc, phát triển bảo hiểm tàu cá sẽ góp phần đảm bảo an ninh tài chính cho ngƣ dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Thế nhƣng việc bảo hiểm tàu cá lại gặp phải những khó khăn nhất định nhƣ : hầu hết các ngƣ dân đều có trình độ thấp, nhận thức hạn chế, và đối với bảo hiểm tàu cá nhiều ngƣ dân còn e dè, vì không hiểu rõ, khi đặt bút ký không đọc hết các điều kiện bảo hiểm; các doanh nghiệp bảo hiểm cũng lung túng trƣớc các tình huống ngƣ dân không đáp ứng đƣợc điều kiện bảo hiểm , khiến cho việc thi hành hợp đồng bảo hiểm kéo dài,… đều là những khó khăn khiến nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá dƣờng nhƣ chìm lắng, thiếu sôi động ở Việt Nam. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của bảo hiểm tàu cá, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp” nhằm góp phần ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm ra giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng tiềm năng này. Đề tài đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp luận Mác-Lênin, các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành: tổng hợp, so sánh… và đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Lý luận chung Chƣơng 2. Thực trạng bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 2 Chƣơng 3. Giải pháp phát triển bảo hiểm tàu cá ở Việt Nam Do tính chất phức tạp của vấn đề cùng với kiến thức thực tế còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm nghiên cứu rất mong duợc sự góp ý của quý thầy cô giáo cùng bạn đọc để bài tiểu luận đƣợc hoàn thiện hơn. Qua đây nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo, Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hƣơng đã hƣớng dẫn tận tình để chúng em có thể hoàn thành tốt đề tài đƣợc giao. Xin trân trọng cảm ơn! Nhóm tiểu luận Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 3 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Cơ sở pháp lý Ở Việt Nam, lĩnh vực bảo hiểm tàu cá là một lĩnh vực tồn tại khá lâu, đƣợc nhà nƣớc quan tâm, ban hành nhiều văn bản điều chỉnh. Nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá ở Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam quy định trong: - Quy tắc bảo hiểm vật chất và trách nhiệm dân sự đối với tàu thuyền đánh cá do Bộ Tài chính ban hành ngày 8/7/1986. - Quy tắc bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự của chủ tầu đối với tàu , thuyền hoạt động trong vùng nội thủy và lãnh thổ Việt nam do Bộ Tài chính ban hành ngày 2/12/ 1994. - Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho ngƣời và tàu cá hoạt động thủy sản. - Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngƣ dân. 1.2. Quy tắc bảo hiểm tàu cá của các Công ty bảo hiểm Theo các bộ quy tắc bảo hiểm tàu cá do các công ty bảo hiểm ban hành, bảo hiểm tàu cá bao gồm: - Bảo hiểm thân tàu - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Hầu hết các điều kiện bảo hiểm thân tàu , bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cá của các công ty, tập đoàn bảo hiểm tại Việt Nam nhƣ Bảo Việt , Bảo Minh, MIC, PIV,… đƣợc thiết lập dựa trên Bộ quy tắc QTC 1990 của Bộ Tài chính. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 4 Thông thƣờng, các công ty bảo hiểm sẽ bảo hiểm thân tàu thuyền theo điều kiện A, B; bảo hiểm ngƣ lƣới cụ và trang thiết bị đánh bắt hải sản khi bị tổn thất toàn bộ; bảo hiểm rủi ro ô nhiễm và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, cụ thể: 1.2.1. Bảo hiểm thân tàu  Đối tƣợng bảo hiểm: - Thân tàu (bao gồm: vỏ tàu, máy tàu, các trang thiết bị hàng hải, máy móc thiết bị dùng để chế biến thủy sản hay nghiên cứu khoa học…); - Ngƣ lƣới cụ và trang thiết bị đánh bắt thủy sản. Thuật ngữ “Tàu” gồm các loại tàu thuyền dùng để khai thác, chế biến, chuyên chở thủy sản, nghiên cứu khoa học, và tàu thuyền phục vụ trong ngành thủy sản nhƣ dùng để tiếp nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm, kể cả tàu thuyền công tác, kiểm tra…  Phạm vi bảo hiểm: Điều kiện A: Bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu (M.R.R) Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận và những chi phí cần thiết xảy ra đối với thân tàu đƣợc bảo hiểm: Đâm va, đắm, mắc cạn, cháy nổ, mất tích, hạn chế tổn thất, đóng góp tổn thất chung….ngoại trừ những rủi ro đƣợc loại trừ. a) Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu đƣợc bảo hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp sau đây: Đâm va với tàu, máy bay, phƣơng tiện vận chuyển trên bờ hoặc dƣới nƣớc; Mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định (trừ bom mìn và thủy lôi), cầu, phà, đà, công trình đê đập, kè, cầu cảng; Cháy, nổ ngay trên tàu hoặc ở nơi khác gây tổn thất cho tàu; Vứt bỏ tài sản khỏi tàu để cứu ngƣời và/hoặc cứu tàu, tài sản trên tàu trong trƣờng hợp nguy hiểm; Động đất, sụt lở, núi lửa phun, mƣa đá hay sét đánh; Bão tố, sóng thần, gió lốc; Mất tích; Cƣớp biển; Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ di chuyển sản phẩm thủy sản, Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 5 hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc trong khi tàu đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xƣởng; Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hƣ hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thƣờng không thể phát hiện đƣợc (nhƣng không bồi thƣờng chính bản thân nồi hơi, trục cơ hay những bộ phận khuyết tật gây ra tổn thất cho tàu, trừ trƣờng hợp nồi hơi hay trục cơ bị tổn thất do một trong những hiểm họa đƣợc bảo hiểm gây ra). b) Tổn thất toàn bộ xảy ra đối với thân tàu đƣợc bảo hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp sau đây: Sơ suất của ngƣời sửa chữa với điều kiện ngƣời này không phải là ngƣời đƣợc bảo hiểm; Sơ suất của thuyền trƣởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu, ngay cả trong trƣờng hợp những ngƣời này là ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc có cổ phần trên tàu; c) Những chi phí cần thiết và hợp lý trong việc: Hạn chế tổn thất có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thƣờng theo Quy tắc bảo hiểm này; Trợ giúp hay cứu hộ với điều kiện những chi phí này không đòi đƣợc từ phía ngƣời đƣợc trợ giúp, cứu hộ, chi phí tố tụng đã đƣợc MIC đồng ý trƣớc; Kiểm tra, giám định hƣ hại, tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, đã đƣợc sự đồng ý trƣớc của nhân viên bảo hiểm; Đóng góp chi phí tổn thất chung; Kiểm tra đáy tàu sau khi mắc cạn kể cả trong trƣờng hợp không phát hiện đƣợc tổn thất. Điều kiện B: Bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu (TTTB) Theo điều kiện này, trừ những trƣờng hợp loại trừ dƣới đây Công ty bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thƣờng: Tổn thất toàn bộ (thực tế và ƣớc tính) đối với thân tàu đƣợc bảo hiểm là hậu quả gây ra bởi những nguyên nhân trực tiếp sau đây: Đâm va với tàu, máy bay, phƣơng tiện vận chuyển trên bờ hoặc dƣới nƣớc; Mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định (trừ bom mìn và thủy lôi), cầu, phà, đà, công trình đê đập, kè, cầu cảng; Cháy, nổ ngay trên tàu hoặc ở nơi khác gây tổn thất cho tàu; Động đất, sụt lở, núi lửa Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 6 phun, mƣa đá hay sét đánh; Bão tố, sóng thần, gió lốc; Mất tích; Cƣớp biển; Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ di chuyển sản phẩm hải sản, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, hoặc khi tàu đang neo đậu, lên đà, sửa chữa ở xƣởng; Sơ suất của ngƣời sửa chữa với điều kiện ngƣời này không phải là ngƣời đƣợc bảo hiểm; Sơ suất hay bất cẩn của thuyền trƣởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu, ngay cả trong trƣờng hợp những ngƣời này là ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc có cổ phần trên tàu; Những chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ tàu phải gánh chịu trong việc hạn chế tổn thất có thể dẫn đến khiếu nại đòi bồi thƣờng theo Quy tắc bảo hiểm này. Bảo hiểm ngƣ lƣới cụ Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm thêm ngƣ cụ và trang thiết bị đánh bắt thủy sản mang theo tàu bị mất khi tàu bị tổn thất toàn bộ do những nguyên nhân trực tiếp sau đây: Đâm va với tàu, máy bay, phƣơng tiện vận chuyển trên bờ hoặc dƣới nƣớc; Mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định, cầu, phà, đà, công trình đê, đập, kè, cầu cảng; Cháy nổ ngay trên tàu hoặc cháy nổ ở nơi khác gây tổn thất cho tàu; Mất tích, động đất, sụt lở, núi lửa phun; Bão tố, sóng thần, gió lốc, mƣa đá hay sét đánh; Tai nạn xảy ra trong lúc xếp dỡ, di chuyển sản phẩm hải sản, hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu; Sơ suất của thuyền trƣởng, sĩ quan, thủy thủ hoặc hoa tiêu ngay cả trong truờng hợp những ngƣời này là chủ tàu hoặc có cổ phần trên tàu.  Giá trị bảo hiểm: Giá trị bảo hiểm thân tàu đƣợc tính căn cứ vào giá trị thực tế của vỏ, máy móc và các trang thiết bị hàng hải của tàu trên thị trƣờng trong nƣớc hoặc quốc tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm do ngƣời đƣợc bảo hiểm tự khai báo hoặc theo thoả thuận giữa ngƣời đƣợc bảo hiểm và công ty bảo hiểm Giá trị bảo hiểm ngƣ lƣới cụ và trang thiết bị đánh bắt thủy sản trang bị cho tàu khi đi sản xuất đƣợc xác định theo giá trị thực tế do ngƣời đƣợc bảo hiểm khai báo trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản. 1.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 7  Đối tƣợng bảo hiểm: - Tất cả những chủ tàu đều có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu cá.  Phạm vi bảo hiểm: Ngoại trừ những trƣờng hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm loại trừ dƣới đây, và không vƣợt quá giới hạn trách nhiệm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, với loại hình bảo hiểm này công ty bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thƣờng: a) Những chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động của tàu đƣợc bảo hiểm mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật định: Chi phí tẩy rửa lấm bẩn hoặc ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phƣơng và các khiếu nại về hậu quả do lấm bẩn hoặc do ô nhiễm dầu gây ra; Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy, trục vớt, di chuyển xác tàu đƣợc bảo hiểm bị đắm (theo yêu cầu hoặc qui định của chính quyền địa phƣơng, nếu có); Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn; Chi phí liên quan tới việc tố tụng, tranh chấp, khiếu nại về trách nhiệm dân sự; b) Phần trách nhiệm pháp định mà chủ tàu phải gánh chịu do tàu đƣợc bảo hiểm gây ra làm: Thiệt hại cầu cảng, đê đập, kè cống, bè mảng, giàn đáy, công trình trên bờ hoặc dƣới nƣớc, cố định hoặc di động; Bị thƣơng hoặc thiệt hại tính mạng, tài sản của ngƣời thứ ba khác (không phải thuyền viên trên tàu đƣợc bảo hiểm). c) Những chi phí mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng theo luật định đối với: Thiệt hại về thân thể hoặc các tổn thất vật chất đối với thuyền viên trên tàu đƣợc bảo hiểm; Lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn trong trƣờng hợp tàu đƣợc bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ theo qui định của Luật Lao động. d) Trách nhiệm đâm va: Thiệt hại hƣ hỏng tàu khác hay tài sản trên tàu ấy; Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu khác hay tài sản trên tàu khác ấy; Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu khác hay tài sản trên Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 8 tàu khác ấy; Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu khác ấy; Thuyền viên trên tàu khác ấy bị chết hoặc bị thƣơng; Tẩy rửa ô nhiễm do tàu khác ấy gây ra. e) Công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cả trong trƣờng hợp xếp, dỡ sản phẩm hải sản, hàng hóa hoặc nguyên nhiên vật liệu ở ngoài biển sang tàu khác hoặc từ tàu khác sang tàu đƣợc bảo hiểm.  Giới hạn trách nhiệm: Trách nhiệm cao nhất của Công ty bảo hiểm đối với mỗi một vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm là thiệt hại thực tế do tàu đƣợc bảo hiểm gây ra mà chủ tàu phải chịu trách nhiệm theo luật pháp hoặc quyết định của tòa án, nhƣng trong mọi trƣờng hợp không vƣợt quá giới hạn trách nhiệm đã ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. 1.2.3. Những loại trừ bảo hiểm chung cho cả bảo hiểm thân tàu cá và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu cá a) Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thƣờng những tổn thất xảy ra bởi mọi nguyên nhân kể cả những hiểm họa đƣợc bảo hiểm, trong những trƣờng hợp sau đây: Tàu không đủ khả năng hoạt động, không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động ngoài phạm vi qui định, giấy phép đăng kiểm bị đình chỉ, hết hạn hoặc cho chạy tạm khi đã đến kỳ hạn kiểm tra tàu; Hành động cố ý của ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc ngƣời thừa hành nhƣ: Ngƣời đại lý, đại diện hoặc thuyền trƣởng, sĩ quan hoặc thuyền viên; Vi phạm lệnh cấm do nhà chức trách ban hành, vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông hoặc hoạt động đánh bắt hải sản trái phép; Thuyền trƣởng, máy trƣởng không có bằng theo qui định hoặc tai nạn xảy ra do những ngƣời này say rƣợu bia, ma túy hoặc các chất kích thích tƣơng tự khác. a) Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thƣờng nếu tổn thất xảy ra do những nguyên nhân sau: Cũ kỹ hay hao mòn tự nhiên của vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của tàu, hoặc những tổn thất do rò rỉ tự nhiên không do tai nạn gây ra; Tàu bị nằm cạn Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 9 bởi ảnh hƣởng của thủy triều hoặc con nƣớc lên xuống; Tàu đậu ở bến không đƣợc neo cột chắc chắn hoặc thuyền viên trực tàu, bảo quản tàu bỏ tàu đi vắng; b) Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những chi phí có liên quan sau đây, dù những chi phí đó do những hiểm họa đƣợc bảo hiểm gây ra: Chi phí liên quan đến sự chậm trễ hành trình của tàu đƣợc bảo hiểm, sản phẩm hải sản, hoặc hàng hóa bị giảm giá trị, mất thị trƣờng hoặc chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của tàu đƣợc bảo hiểm; Mọi chi phí liên quan về: Cạo hà, sơn lƣờn, hoặc đáy tàu (không bao gồm chi phí làm sạch bề mặt và sơn phần tôn thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm); Kiểm tra phân cấp lại tàu theo định kỳ; Lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng hoặc trợ cấp của thủy thủ đoàn, trừ trƣờng hợp tổn thất chung; Công tác phí, các chi phí có liên quan của ngƣời đƣợc bảo hiểm hoặc của ngƣời đƣợc ngƣời đƣợc bảo hiểm ủy quyền bỏ ra để thu thập hồ sơ khiếu nại hay giải quyết sự cố; Tiền cƣớc vận chuyển hoặc tiền cho thuê tàu. d) Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thƣờng mọi hƣ hỏng, mất mát và tổn thất hoặc những chi phí phát sinh do: Rủi ro chiến tranh hoặc những rủi ro tƣơng tự chiến tranh; Bị cƣớp, bị bắt giữ tàu tại bất cứ nơi nào vì bất cứ lý do gì; Tàu đƣợc trƣng dụng hoặc sử dụng vào mục đích quân sự; Hành động phá hoại hoặc khủng bố có tính chất chính trị; Bất cứ vụ nổ của các loại vũ khí hoặc chất nổ nào; Rủi ro nguyên tử. 1.2.4. Thời hạn bảo hiểm Ngƣ dân có thể chọn 1 trong 2 loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm theo thời hạn: Thời hạn bảo hiểm tính theo dƣơng lịch dài nhất là 12 tháng, ngắn nhất không dƣới 3 tháng. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm theo chuyến: Chuyến đi đƣợc bảo hiểm kể từ khi tàu thuyền tháo gỡ dây chằng cột hoặc nhổ neo để đi đến nơi đánh bắt thuỷ sản và chấm dứt hiệu lực kể từ khi thả neo hoặc đƣợc cột vào bờ ở nơi đến ghi trong giấy chứng Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 10 nhận bảo hiểm hoặc giấy sữa đổi bổ sung theo giấy chứng nhận bảo hiểm đó (nếu có). Tuy nhiên nếu cần, bảo hiểm có thể kéo dài cho đến khi dỡ xong sản phẩm đánh bắt đƣợc nhƣng không quá 10 ngày kề từ ngày tàu thuyền về đến bến. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÀU CÁ TẠI VIỆT NAM 2.1. Số lƣợng tàu cá và tình hình tai nạn tàu cá ở Việt Nam Qua số liệu của các cuộc khảo sát điều tra gần đây, có thể nhận thấy một thực trạng chung trên toàn quốc là số lƣợng tàu cá không ngừng gia tăng, số vụ tai nạn cũng không hề giảm. Với đặc điểm là một nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đƣờng bờ biển dài (hơn 3.000 km) nên Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản. Với việc coi hải sản là một trong những nguồn lợi quan trọng để phát triển kinh tế, hầu hết các tỉnh ven biển đều có đội tàu cá đƣợc đầu tƣ và tạo điều kiện phát triển mạnh. Chỉ tính đội tàu đánh bắt cá xa bờ của cả nƣớc, từ năm 2000 đến năm 2010 đã tăng gần 3 lần, từ 9.766 tàu năm 2000 lên 25.346 tàu năm 2010. Tổng công suất của các tàu cá này cũng tăng tƣơng ứng từ 1.385.100 CV năm 2000 lên 4.498.700 CV năm 2010. Bảng 1. Số tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương (nguồn: Tổng cục Thống kê). Chiếc 2005 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 Cả nƣớc 20537 21232 21552 22729 24990 25346 Đồng bằng sông Hồng 936 909 931 1020 995 955 Quảng Ninh 147 152 152 152 156 162 Hải Phòng 682 613 632 701 661 603 Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 11 Thái Bình 66 52 56 54 58 56 Nam Định 23 78 89 111 118 132 Ninh Bình 18 14 2 2 2 2 Thanh Hoá 338 335 442 549 712 636 Nghệ An 233 247 288 516 745 795 Hà Tĩnh 49 35 30 26 28 30 Quảng Bình 645 878 953 1051 1070 1164 Quảng Trị 25 30 31 35 40 76 Thừa Thiên Huế 100 106 107 107 177 201 Đà Nẵng 276 184 214 195 183 175 Quảng Nam 540 543 400 451 530 569 Quảng Ngãi 1897 1993 2097 2175 2256 2254 Bình Định 3784 3903 3793 3679 3813 3827 Phú Yên 755 919 977 1142 1333 1389 Khánh Hoà 665 620 620 560 554 504 Ninh Thuận 1055 589 656 840 991 1097 Bình Thuận 690 1071 1419 1852 2178 1812 Đông Nam Bộ 3033 3331 2986 2642 3044 3145 Bà Rịa - Vũng Tàu 2932 3231 2918 2601 3011 3106 TP.Hồ Chí Minh 101 100 68 41 33 39 Đồng bằng sông Cửu Long 5516 5539 5608 5889 6341 6717 Tiền Giang 589 606 627 723 849 849 Bến Tre 845 872 940 1167 1391 1549 Trà Vinh 258 246 157 109 111 122 Kiên Giang 2075 2038 2031 2052 2165 2390 Sóc Trăng 182 163 150 223 239 193 Bạc Liêu 344 344 349 350 354 373 Cà Mau 1223 1270 1354 1265 1232 1241 Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 12 Bảng 2. Tổng công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ phân theo địa phương (nguồn: Tổng cục Thống kê). Nghìn CV 2005 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 CẢ NƢỚC 2801.1 3046.9 3051.7 3342.1 3721.7 4498.7 Đồng bằng sông Hồng 108.5 108.0 105.5 111.7 112.4 117.4 Quảng Ninh 22.6 22.3 22.3 22.8 23.4 25.9 Hải Phòng 57.3 52.7 49.8 47.2 45.4 45.6 Thái Bình 16.3 17.0 18.3 17.7 18.9 18.3 Nam Định 8.0 12.8 14.6 23.4 24.0 27.0 Ninh Bình 4.4 3.2 0.5 0.6 0.7 0.6 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 853.5 931.4 1036.6 1190.1 1468.5 1668.4 Thanh Hoá 50.8 51.0 65.8 95.6 108.2 117.1 Nghệ An 40.1 42.0 47.8 70.5 93.1 103.3 Hà Tĩnh 11.9 9.1 8.4 7.3 8.2 8.8 Quảng Bình 50.1 67.4 71.6 88.0 88.9 107.9 Quảng Trị 3.1 4.0 3.9 4.4 5.1 11.7 Thừa Thiên Huế 10.8 10.9 12.2 12.2 17.6 23.4 Đà Nẵng 33.1 29.5 27.8 27.7 29.6 30.7 Quảng Nam 30.0 30.2 23.2 38.7 38.9 41.6 Quảng Ngãi 121.4 129.7 139.6 146.4 185.6 195.7 Bình Định 196.3 197.3 224.3 204.4 214.5 265.5 Phú Yên 55.7 71.0 91.4 96.5 115.5 117.8 Khánh Hoà 35.1 34.2 34.2 30.9 30.7 38.1 Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 13 Ninh Thuận 150.2 68.7 82.1 107.9 127.9 162.6 Bình Thuận 64.9 186.4 204.2 259.6 404.7 444.2 Đông Nam Bộ 437.1 480.1 343.2 300.8 314.3 693.1 Bà Rịa - Vũng Tàu 403.1 447.0 322.9 281.0 298.1 676.2 TP.Hồ Chí Minh 34.0 33.1 20.3 19.8 16.2 16.8 Đồng bằng sông Cửu Long 1402.0 1527.4 1566.4 1739.5 1826.5 2019.8 Tiền Giang 134.0 136.0 141.0 163.1 180.4 180.4 Bến Tre 236.2 238.4 249.6 356.2 439.5 509.6 Trà Vinh 24.0 23.1 35.3 23.2 23.5 27.6 Kiên Giang 643.3 758.7 760.3 786.5 833.5 932.1 Sóc Trăng 47.0 39.5 37.5 67.8 43.9 32.8 Bạc Liêu 91.2 87.6 91.4 96.7 63.5 88.0 Cà Mau 226.3 244.2 251.3 246.0 242.2 249.3 Thực tế, do ngƣ dân có điều kiện kinh tế eo hẹp, đầu tƣ tàu cá cần số vốn lớn (hàng tỉ đồng), nên phần lớn ngƣ dân chỉ đầu tƣ tàu đánh bắt cá gần bờ, công suất nhỏ và trung bình nên số lƣợng thực tế tàu cá các loại của cả nƣớc còn lớn hơn nhiều. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, cả nƣớc hiện có khoảng 129.000 tàu thuyền đánh cá các loại. Cùng với sự gia tăng của số lƣợng tàu cá, số vụ tai nạn tàu cá trên biển ngày càng gia tăng. Theo thống kê chƣa đầy đủ, tai nạn của tàu cá đang hết sức nhức nhối và hàng năm chiếm hơn 80% tổng số vụ tai nạn trên biển.1 Chỉ riêng năm 2006, ngoài tai nạn do các cơn bão gây ra làm chìm, đắm hàng chục tàu cá, làm chết và mất tích hàng trăm ngƣời, làm hàng ngàn tàu bị hƣ hại do va đập... thì theo thông tin tổng hợp từ các địa phƣơng và Ðài thông tin Duyên hải, trên vùng biển Việt Nam đã xảy ra 73 vụ tai nạn với 55 tàu cá và 447 ngƣ dân.2 1 Báo Quân đội nhân dân, 2008, Báo động đỏ, vn/75/27793/print/Default.aspx, truy cập ngày 1/10/2011. 2 Đặng Quang Huy, Tạp chí Thông tin KHCN và Kinh tế Thủy sản, 5/2007. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 14 Trong năm 2009, nguồn tin tổng hợp từ các địa phƣơng và Đài thông tin duyên hải, dọc vùng biển miền Trung đã xảy ra hơn 120 vụ tai nạn tàu cá làm hƣ hỏng, đắm chìm 97 tàu cá và hơn 700 ngƣ dân gặp nạn. Trung bình mỗi tháng Đài thông tin duyên hải phải tiếp nhận từ 20 - 25 thông tin cấp cứu từ tàu cá với những sự cố nhƣ: hỏng máy, mất liên lạc, vỏ tàu bị phá nƣớc…3 2.2. Tình hình mua bảo hiểm tàu cá của ngƣ dân Có thể thấy rằng với tình hình số lƣợng các vụ tai nạn tàu cá ngày một tăng và khó kiểm soát nhƣ trên thì việc mua bảo hiểm cho con tàu của mình là hết sức cần thiết với mỗi ngƣ dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Số lƣợng tàu mua bảo hiểm đang giảm dần. - Thời điểm trƣớc năm 2008, việc tham gia bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với chủ tàu, đƣợc quy định tại khoản 4, điều 5 chƣơng II Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Quyền lợi của chủ tàu tham gia bảo hiểm là đƣợc Bảo Việt bồi thƣờng các thiệt hại về thân tàu và thuyền viên do các rủi ro, tai nạn gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm tàu cá của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và quy tắc bảo hiểm tai nạn thuyền viên của Bộ Tài chính. Tuy vậy, việc ngƣ dân tự bỏ tiền ra mua bảo hiểm là rất hiếm. Ví dụ, trong năm 2005, toàn tỉnh Phú Yên chỉ có 312 tàu tham gia bảo hiểm, đạt 8% tổng số tàu trong tỉnh và chỉ có khoảng 24% trong tổng số khoảng 20.000 thuyền viên cũng tham gia đóng bảo hiểm. Có thể nói, chủ tàu tham gia bảo hiểm tàu cá còn hạn chế, số lƣợng thuyền viên đƣợc bảo hiểm rất thấp. 4 - Thời điểm ngay sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngƣ dân, các chủ tàu thuyền đổ xô đi mua bảo hiểm. 3 Báo Công an nhân dân, 2010, Miền Trung: Cảnh báo tai nạn tàu cá trên biển, , truy cập ngày 1/10/2011. 4 Báo Phú Yên, 2006, Tàu cá và thuyền viên đánh bắt xa bờ buộc phải mua bảo hiểm, , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 15 Theo công bố của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, trong năm 2008 tổng doanh thu bảo hiểm tàu biển, tàu cá đạt trên 403 tỷ đồng chiếm 30% thị phần, tăng trƣởng 55% so với năm trƣớc. Ông Nguyễn Quang Phi, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt, trong buổi trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp thị ngày 9/8/2011, cho biết, sau khi Thủ tƣớng có quyết định 289 năm 2008 thì tại những địa phƣơng mạnh về đánh bắt thuỷ sản, có ngƣ trƣờng lớn nhƣ Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… thì số lƣợng ngƣ dân tham gia bảo hiểm chiếm khoảng 70%.5 - Tuy vậy, chỉ từ đầu năm 2009 trở về đây, số lƣợng tàu mua bảo hiểm ngày càng ít dần. Tại Nghệ An, tính đến tháng 9/2011, toàn tỉnh có 4.300 tàu thuyền, trên 50.000 lao động đánh bắt nhƣng số tàu tham gia bảo hiểm không đáng kể và chỉ hơn 1.000 ngƣời tham gia bảo hiểm thuyền viên. Tỷ lệ này đối lập với năm 2008 khi mới triển khai Quyết định 289, toàn tỉnh có hơn 1.700 tàu thuyền và trên 20.000 thuyền viên tham gia, đạt tỷ lệ gần 100%, cao nhất trong hệ thống Bảo Việt cả nƣớc. 6 Tại Đà Nẵng, năm 2008 có 298/527 tàu thuyền công suất từ 40 CV trở lên mua bảo hiểm thì năm 2009 chỉ còn 91/527 tàu - giảm gần 3 lần. Đến năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, tổng số tàu có mua bảo hiểm chỉ còn 50/450 chiếc - giảm gần 2 lần. Với Quảng Ngãi, nếu năm 2008, có 2.200 chiếc tàu và 20.000 ngƣ dân có mua bảo hiểm thì các năm 2009, 2010, mỗi năm chỉ còn khoảng 600 tàu thuyền 5 Sài Gòn Tiếp thị, 2011, Vì sao ngư dân chưa mặn mà với bảo hiểm, su/151153/Vi-sao-ngu-dan-chua-man-ma-voi-bao-hiem.html , truy cập ngày 1/10/2011. 6 Báo Nghệ An, số đăng ngày 12/9/2011, Ngư dân chưa quan tâm bảo hiểm nghề cá, cvQ0czA09HQ0tXdzM_IwtXU_2CbEdFAPzO1tA!/?WCM_PORTLET=PC_7_NVKOI41UCJ1A60IA19EG6N28U5_WC M&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/portal_na/ttsk/kt/0f96af80484c8c629bf7db4 2e8017e26 , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 16 và 5.000 ngƣ dân có mua bảo hiểm, hiện nay chỉ còn khoảng trên 500 chiếc – giảm gấp 3-4 lần. 7 2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên 2.3.1. Thời điểm ban hành Quyết định 289/QĐ-TTg Ngày 18/3/2008, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 289/QĐ-TTg về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngƣ dân. Quyết định này đƣợc đánh giá là đúng đắn, theo đó, Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣ dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hai sản. Điều kiện đƣợc hỗ trợ: Tàu mua mới đóng mới tàu theo công suất từ 90CV trở lên, đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản (đối với tàu đánh bắt hải sản) hoặc giấy đăng ký kinh doanh (đối với tàu làm dịch vụ), đã hoàn thành việc mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên. Hỗ trợ ngƣ dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản. Điều kiện đƣợc hỗ trợ: Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho tàu khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên. Hỗ trợ ngƣ dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản. Điều kiện đƣợc hỗ trợ: Tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ cho tàu khai thác hải sản đã hoàn thành thủ tục đăng kiểm, đăng ký, có giấy phép khai thác hải sản, tham gia mua bảo hiểm thân tàu và tai nạn thuyền viên. 7 Báo Dân Việt, 2011, Bỏ tiền tỷ mua tàu nhưng vài chục nghìn đồng bảo hiểm cũng quên, , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 17 Hỗ trợ về dầu cho ngƣ dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản. Điều kiện đƣợc hỗ trợ: Các chủ tàu có tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ hoạt động từ 6 tháng trong một năm trở lên, đã hoàn thành thủ tục mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, có đăng kiểm, đăng ký lƣu hành phƣơng tiện đánh bắt hải sản theo quy định của pháp luật. Do đƣợc hƣởng nhiều hỗ trợ nhƣ trên nên bảo hiểm tàu cá tăng đột biến trong năm này. 2.3.2. Từ năm 2009 đến nay a. Khách quan - Chi phí đi biển tăng Từ năm 2009 đến nay, do ảnh hƣởng của kinh tế thế giới, kinh tế nƣớc ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát, giá xăng dầu liên tục tăng cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Các chủ tàu cá cũng không phải ngoại lệ. Khi giá cả đầu vào tăng lên nhƣ giá xăng dầu, chi phí cho một chuyến đi biển gia tăng trong khi giá cả sản phẩm đầu ra – con cá – lại trồi sụt bất thƣờng, thì ngƣ dân buộc phải tính toán lại, trong đó có việc giảm phí bảo hiểm. Để giảm chi phí thì họ buộc phải chấp nhận không tham gia bảo hiểm. - Việc hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm bị thu hẹp Có một thực tế là lâu nay, các địa phƣơng chỉ chú trọng cho việc phát triển đội tàu có công suất lớn (từ 90CV trở lên) để đánh bắt xa bờ và không muốn phát triển đội tàu nhỏ nữa. Mặt khác, hiện nay, chỉ có tàu công suất từ 90CV trở lên mới đƣợc hỗ trợ 50% phí bảo hiểm, dƣới thì không đƣợc. Điều đó cũng là một bất lợi cho những chủ tàu thuyền công suất nhỏ. Mặt khác, thời điểm 2008-2009, theo Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, ngƣ dân đƣợc hỗ trợ dầu với điều kiện bắt buộc là tàu thuyền đó phải có bảo hiểm nên chủ tàu thuyền đổ xô đi mua bảo hiểm. Nhƣng từ đầu Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 18 năm 2010 đến nay, do Quyết định 289/QĐ-TTg không còn hiệu lực nên đội tàu thuyền công suất nhỏ cũng “lãng quên” việc mua bảo hiểm. - Hiện trường ở ngoài khơi, khó giám định tổn thất Theo ông Võ Anh Khoa, Giám đốc Công ty Bảo Minh Phú Yên, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc xác định nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại để giải quyết bồi thƣờng. 8 Do đặc thù của nghề đánh bắt thủy sản là hiện trƣờng xảy ra tai nạn ở ngoài khơi, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm và các bên liên quan phải mất nhiều thời gian để kiểm tra, xác nhận và hoàn tất hồ sơ theo quy định nên thời gian bồi thƣờng bị chậm trễ. Xe máy, ô tô gặp nạn nằm trên đƣờng có hiện trƣờng rõ ràng nhƣng tàu cá gặp nạn nằm giữa biển khơi nên không ai ra đó mà tìm nguyên nhân, xác định thời điểm tai nạn và bị tai nạn do đâu. Chƣa kể, nhiều trƣờng hợp tìm cách trục lợi bằng việc mua bảo hiểm sau khi tàu xảy ra tai nạn dẫn đến kiện tụng kéo dài… Phó giám đốc Công ty Bảo Long Phú Yên Lê Đức Dũng cho rằng: Sự phối hợp giữa các đơn vị bảo hiểm, đồn biên phòng, ngân hàng, ngƣ dân chƣa đƣợc ăn ý; việc tàu xuất bến không khai báo với các đồn biên phòng địa phƣơng cũng góp phần gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. 9 Bảo hiểm tàu cá thuộc nhóm rủi ro rất cao, khác với những dịch vụ khác. Đặc điểm là do tàu bè lênh đênh trên biển, khi gặp sự cố thì hầu nhƣ không để lại hiện trƣờng cho nên việc xác định trƣờng hợp đó có thuộc phạm vi đƣợc hay không đƣợc bảo hiểm là rất khó. - Thời gian đi biển dài ngày Một nguyên nhân khác là, đối với tàu đánh bắt cá xa bờ, thời gian đi biển thƣờng từ 3 tháng trở lên. Mỗi khi trở về đất liền, ngƣ dân phải lo bán cá, lo chuẩn bị cho chuyến đi biển tiếp theo để kịp thời gian ra khơi, tiếp tục quay 8 Báo Phú Yên, 2011, Cần hợp tác từ hai phía, 82/8806206506306306564 , truy cập ngày 1/10/2011. 9 Báo Phú Yên, 2011, Cần hợp tác từ hai phía, 82/8806206506306306564 , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 19 vòng vốn. Trong khi đó, để mua bảo hiểm lại phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ khác: đăng kiểm, chứng thực… nên ngƣ dân ngại không muốn mua bảo hiểm. b. Từ phía ngƣ dân - Mua tàu cũ, mức độ rủi ro cao Theo điều tra của Tạp chí Thủy sản Việt Nam, tàu thuyền đánh cá của ngƣ dân ở các tỉnh miền Trung, hầu nhƣ toàn lắp máy cũ (máy từ 20 - 300CV).10 Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn trên biển. Rất nhiều máy tàu đang đƣợc sử dụng là máy cũ đƣợc nhập từ nƣớc ngoài về, đại tu lại rồi bán cho ngƣ dân, mà không qua một cơ quan kiểm định nào cả, nên xảy ra sự cố hỏng hóc khi đang hoạt động trên biển là điều khó tránh khỏi. Do ngƣ dân phần lớn sử dụng máy cũ nên mức độ rủi ro cao, các công ty bảo hiểm cũng không dám bán bảo hiểm cho các tàu này. Hiện chƣa có một cuộc điều tra chính xác trong tổng số 129.000 tàu thuyền có bao nhiêu % tàu đƣợc gắn máy mới tinh từ ban đầu? Bao nhiêu phần % máy đã qua nhiều lần đại tu và có đảm bảo an hệ số chạy tàu không?. Các phƣơng tiện mà ngƣ dân đƣa vào khai thác phần lớn đều rất thô sơ, lạc hậu, trang bị nghèo nàn, không đảm bảo về tình trạng kỹ thuật cũng nhƣ các điều kiện về an toàn hàng hải. Thực tế cho thấy, phần lớn phƣơng tiện không đƣợc đăng kiểm kiểm tra cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, trên tàu không đƣợc trang bị những thiết bị cứu sinh tối thiểu, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị cấp cứu không có hoặc nếu có thì cũng rất cũ kỹ, lạc hậu. Nhiều tàu thay đổi kết cấu vỏ tàu hoặc thay máy khác dẫn đến thuyền máy thực tế không khớp với đăng kiểm tàu; thuyền viên thƣờng xuyên thay đổi. Ngay cả làm và gia hạn đăng ký, đăng kiểm, sang tên khi mua, cải hoán lại phƣơng tiện… nhiều chủ tàu cũng không thực hiện. Vì vậy, có những tàu đã mua bảo hiểm nhƣng vì không đủ giấy tờ đăng ký cần thiết nên khi gặp nạn công ty bảo hiểm cũng không thể đền bù đƣợc. 10 Tạp chí Thủy sản Việt Nam, 2011, Vì sao tai nạn tàu cá trên biển ngày càng gia tăng?, , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 20 - Nhận thức còn hạn chế Trình độ văn hóa của ngƣ dân thƣờng rất thấp. Thống kê cho thấy có tới 18% ngƣ dân mù chữ, 64% ở trình độ tiểu học, 17% trình độ trung học và chỉ có 1% tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Một số ngƣ dân còn mê tín không muốn tham gia bảo hiểm sợ sẽ gặp rủi ro. 11 Nhiều chủ tàu coi khoản đóng bảo hiểm nhƣ nghĩa vụ đóng ngân sách, chứ chƣa nhận thức vai trò của bảo hiểm là dự phòng về tài chính để giúp họ khi rủi ro. Ngoài ra, ngƣ dân chƣa tính toán cân đối đƣợc các loại chi phí phục vụ trong sản xuất kinh doanh tàu cá để trích một phần chi phí đóng bảo hiểm an toàn tàu cá. Các chủ tàu nhỏ còn cho rằng tàu mình nhỏ đánh bắt gần bờ nên chẳng có bất trắc gì. Ngƣ dân Phan Anh Vũ (Sâm Linh Tây, Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) chủ tàu công suất dƣới 20CV, trả lời phỏng vấn báo Quảng Nam, cho biết: “Chúng tôi đi giã gần bờ, tối đi sáng về. Ngày biển động thì ở nhà nên tôi nghĩ chẳng bao giờ có chuyện gặp rủi ro để phải lo mua bảo hiểm”.12 c. Từ phía công ty bảo hiểm - Rủi ro cao, ít doanh nghiệp “mặn mà” Hiện một số đơn vị kinh doanh bảo hiểm ở khu vực miền trung không mấy mặn mà với nghiệp vụ bảo hiểm tàu cá. Nhiều chủ doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn cho biết: Các tổng công ty thƣờng hạn chế loại hình bảo hiểm này tại các tỉnh miền Trung vì ở đây hay xảy ra bão lũ, doanh nghiệp dễ gặp rủi ro khi khai thác thị trƣờng, tiền bồi thƣờng hằng năm thƣờng cao hơn so với doanh thu. Đơn cử, trong năm 2005, Bảo Việt Phú Yên thu bảo hiểm của 312 tàu cá đƣợc 784 triệu đồng, nhƣng đã bồi thƣờng 83 vụ tai nạn với kinh phí lên đến 11 Báo Giao thông vận tải, 2010, Tàu cá luôn được ưu tiên hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, quan-ly/Tau_ca_luon_duoc_uu_tien_ho_tro_tim_kiem_cuu_nan/?print=55848216 , truy cập ngày 1/10/2011. 12 Báo Quảng Nam, 2011, Mua bảo hiểm tàu cá: Ngư dân chưa mặn mà, , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 21 858 triệu đồng; thu bảo hiểm thuyền viên đƣợc 169 triệu đồng và đã bồi thƣờng cho 86 vụ tai nạn với số tiền là 90 triệu đồng. 13 Năm 2009, Bảo Minh Phú Yên thanh toán khoảng 300 triệu đồng cho 15 tàu bị lũ cuốn trôi ở TX Sông Cầu. Từ đầu năm 2011 đến nay, Bảo Long Phú Yên đã giải quyết bồi thƣờng cho 3 vụ tàu chìm (một tàu ở TX Sông Cầu, hai tàu còn lại ở huyện Đông Hòa) với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. 14 - Thủ tục phức tạp, rắc rối Trả lời phỏng vấn báo Phú Yên, Lạch trƣởng lạch Phú Câu (phƣờng 6, TP Tuy Hòa) Lê Văn Lai, dù đƣợc hỗ trợ chi phí mua bảo hiểm nhƣng thủ tục rắc rối, mất nhiều thời gian khiến ngƣời dân không mấy mặn mà tham gia. Ngƣ dân mua bảo hiểm không hẳn vì đề phòng tai nạn mà vì áp lực của ngân hàng yêu cầu phải mua bảo hiểm mới cho vay vốn. Các điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm còn quá rƣờm rà, phức tạp cũng là một nguyên nhân khiến ngƣ dân “né tránh” mua bảo hiểm tàu cá. Ông Huỳnh Cƣ, ngƣ dân ở lạch Phú Câu, phƣờng 6, TP Tuy Hòa, trả lời phỏng vấn của báo Phú Yên, cho biết: “Mua bảo hiểm cũng đỡ lắm, nếu lỡ gặp tai nạn thì đƣợc công ty bảo hiểm giải quyết bồi thƣờng, nếu chuyến biển an toàn thì có bảo hiểm cũng giúp mình yên tâm ra khơi. Tuy nhiên, hợp đồng bảo hiểm dùng một số từ chuyên môn khiến ngƣ dân khó hiểu. Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp bảo hiểm giải thích cặn kẽ hoặc dùng những từ thông dụng hơn để ngƣ dân dễ dàng nắm vững những điều khoản ghi trong hợp đồng”. 15 - Chậm trễ thanh toán Nhiều ngƣ dân than rằng: Khi mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm bán rất nhanh. Thế nhƣng khi ngƣ dân bị nạn đến xin đƣợc bảo hiểm thì „trầy vi tróc vảy”. Lúc này đơn vị bảo hiểm đƣa ra một xấp hồ sơ, rồi hàng loạt điều 13 Báo Phú Yên, 2006, Tàu cá và thuyền viên đánh bắt xa bờ buộc phải mua bảo hiểm, , truy cập ngày 1/10/2011. 14 Báo Phú Yên, 2011, Cần hợp tác từ hai phía, 82/0505406205506005750 , truy cập ngày 1/10/2011. 15 Báo Phú Yên, 2011, Cần hợp tác từ hai phía, 82/0505406205506005750 , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 22 khoản ràng buộc, rồi cho rằng ngƣ dân vi phạm điều này, điều kia… Chủ tàu nào suôn sẻ thì nhanh nhất cũng 6 tháng, hoặc một năm, còn không thì dài hơn. Mà khi nhận đƣợc tiền bảo hiểm thì không bao nhiêu. Chính điều này đã khiến ngƣ dân ngán ngẫm. Ông Bùi Văn Hải (Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi), trả lời phỏng vấn báo Dân Việt, cho rằng: ngƣ dân đánh bắt theo mùa, khi vào mùa, thời gian quý nhƣ vàng. Bị xảy ra tai nạn, ngƣ dân chỉ mong ít nhiều gì có ngay tiền thanh toán để sửa chữa tàu thuyền ra khơi để kiếm thu nhập bù lại rủi ro. Thế nhƣng, thực tế là việc thanh toán bảo hiểm vô cùng chậm trễ, nhanh nhất cũng cả tháng, mà chậm là cả năm, làm mất cơ hội đánh bắt của ngƣ dân. 16 Ông Ngô Ngọc Bính - Giám đốc Bảo hiểm Bảo Minh ở Quảng Ngãi, đƣợc trích lời trên báo Dân Việt, giải thích rằng, do đặc thù của nghề đánh bắt nên hiện trƣờng tai nạn xảy ra là ở ngoài khơi, đòi hỏi cơ quan bảo hiểm và các bên liên quan phải mất nhiều thời gian để kiểm tra, xác nhận và hoàn tất hồ sơ theo quy định để thanh toán, dẫn đến nhiều trƣờng hợp bồi thƣờng bị chậm trễ. 17 Ngoài ra, do tâm lý nôn nóng hành nghề trở lại, sau khi tai nạn tàu thuyền xảy ra, chủ tàu lo sửa chữa rồi cho tàu ra khơi đánh bắt. Mọi việc thanh toán bảo hiểm uỷ quyền hết cho vợ - những ngƣời ít am hiểu về công việc của chồng cũng nhƣ các quy định liên quan. Dẫn đến việc thanh toán bảo hiểm bị trở ngại, dằng dai... 16 Báo Dân Việt, 2011, Bảo hiểm xa tầm tay ngư dân: Mua dễ, nhận tiền khó, , truy cập ngày 1/10/2011. 17 Báo Dân Việt, 2011, Bảo hiểm xa tầm tay ngư dân: Mua dễ, nhận tiền khó, , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 23 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÀU CÁ Ở VIỆT NAM Đứng trƣớc thực trạng trên, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, sự phối hợp chặt chẽ của các công ty bảo hiểm, ngƣ dân, Nhà nƣớc và các cơ quan hữu quan để thị trƣờng bảo hiểm tàu cá thực sự phát huy đƣợc hiệu quả và vai trò của nó. 3.1. Từ phía Nhà nƣớc - Các cơ quan có chức năng của nhà nƣớc: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản… nên phối hợp với các trƣờng đại học, trƣờng dạy nghề, tổ chức đào tạo miễn phí, nâng cao trình độ cho thuyền trưởng và thuyền viên. Chính phủ đã có Quyết định số 1956 ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Các chính quyền địa phƣơng có thể dựa trên quyết định này để ban hành các đề án nhằm hỗ trợ ngƣ dân trong hoạt động khai thác hải sản, mua bảo hiểm. Đã có một số địa phƣơng triển khai hiệu quả quyết định trên nhƣ Khánh Hòa. UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án "Đào tạo và cấp chứng chỉ nghề thuyền trƣởng, máy trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên, thợ máy tàu cá tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2015" nhằm hỗ trợ ngƣ dân trong hoạt động khai thác hải sản. Theo đó, đề án sẽ tạo điều kiện giúp ngƣ dân đảm bảo đầy đủ các quy định của Bộ NN&PTNT về bồi dƣỡng và cấp chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá; góp phần đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và phƣơng tiện khi hoạt động khai thác trên biển. Thông qua các lớp đào tạo, các ngƣ dân sẽ đƣợc trang bị kiến thức về kỹ năng lái tàu, tìm hiểu ngƣ trƣờng khai thác, cách khắc phục, sửa chữa máy tàu Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 24 khi gặp sự cố; các quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động khai thác trên biển nhƣ đăng ký, đăng kiểm, mua bảo hiểm cho thuyền viên, quy định hàng hải. Kinh phí thực hiện đề án khoảng trên 30,7 tỷ đồng, đƣợc trích từ nguồn "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Tất cả học viên đều đƣợc đào tạo miễn phí, với mức học phí tƣơng ứng từ 1 - 2,3 triệu đồng/ngƣời. Từ nay đến 2015, toàn tỉnh sẽ mở 709 lớp với 24.687 ngƣ dân đƣợc đào tạo tay nghề và cấp chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng, thợ máy và thuyền viên. Trong đó, 100% số thuyền viên đang làm việc thƣờng xuyên trên các tàu cá có công suất từ 20CV trở lên18 Mô hình này nên đƣợc nhân rộng ra cả nƣớc. - Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí để ngư dân mua tàu mới, bám biển, có thể dưới dạng tín dụng. Hiện nay phần lớn tàu cá ở các địa phƣơng là tàu cũ, độ rủi ro cao, công ty bảo hiểm không dám bán bảo hiểm cho các tàu này. Đồng thời, tàu cũ, không đảm bảo kỹ thuật, ngƣ dân có mong muốn mua bảo hiểm cũng khó có thể mua đƣợc bảo hiểm. Do đó, nhà nƣớc nên tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí nhƣ Quyết định 289/QĐ-TTg năm 2008. Đối với các tàu lớn, đánh bắt xa bờ vẫn đƣợc hỗ trợ thì có thể tăng mức hỗ trợ. Đối với các tàu nhỏ, bị đƣa ra khỏi diện hỗ trợ, có thể đƣa trở lại hỗ trợ. Về nguồn kinh phí, có thể không hỗ trợ hoàn toàn cho ngƣ dân mà cung cấp dƣới dạng tín dụng trƣớc khi ra khơi. Khi ngƣ dân đánh cá trở về, có thể thu một phần sản phẩm để trang trải các khoản chi phí này. 3.2. Về phía cơ quan đăng kiểm tàu cá Thứ nhất, thiết lập các mẫu tàu cá định hình ở từng địa phƣơng, một mặt làm cơ sở đánh giá chất lƣợng đội tàu cá hiện có, tạo cơ hội cho việc giám sát 18 Báo Công an nhân dân online, 2011, Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân, , truy cập ngày 1/10/2011. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 25 đóng mới dảm bảo chất lƣợng, mặt khác giúp cơ quan đăng kiểm tàu cá có cơ sở phân cấp tàu, từ đó giúp các cơ quan quản lý tàu cá xác định đƣợc khu vực hoạt động của từng nhóm tàu cá để có các biện pháp tổ chức sản xuất phù hợp. Thứ hai, từ việc đánh giá chất lƣợng đội tàu, tiến hành phân loại tàu theo tuổi thọ, theo vùng hoạt động và theo khả năng an toàn của tàu để có các biện pháp hạn chế hoạt động đối với các tàu đã hoạt động nhiều năm, các tàu hạn chế về khả năng an toàn thông qua việc tăng cƣờng tần suất kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với các tàu này. Thứ ba, tăng cƣờng khâu quản lý kỹ thuật với các tàu cá, đảm bảo các tàu cá đều có hồ sơ kỹ thuật để theo dõi quản lý con tàu từ khi đóng lắp, trong quá trình sử dụng cho đến khi giải bản (thay thế, hoặc phá huỷ). áp dụng ngay chế độ kiểm tra an toàn kỹ thuật định kỳ, trƣớc mắt là đối với các tàu cá xa bờ. Thứ tư, chỉ đạo các đăng kiểm viên tăng cƣờng chất lƣợng kiểm tra an toàn kỹ thuật; kiểm tra các trang thiết bị trên tàu mà thời gian qua chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ nhƣ: hệ thống đèn hiệu, hệ thống neo (neo và dây neo), cứu hoả, chống đắm, chống thủng... Thứ năm, đƣa ra khuyến cáo bằng văn bản cho ngƣ dân (chủ tàu) về tình trạng chất lƣợng của tàu với các đề xuất cụ thể để nâng cao khả năng an toàn, và cho thuyền trƣởng về trạng thái an toàn của tàu (thông báo ổn định), về các biện pháp đảm bảo an toàn cho ngƣời và tàu cá, đặc biệt là trong điều kiện mƣa bão. Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan : - Triển khai các mô hình tổ đội sản xuất trên biển, nhằm áp dụng biện pháp hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất cũng nhƣ trong tìm kiếm cứu nạn trong cộng đồng ngƣ dân. Ðây cũng là biện pháp nhằm tăng cƣờng khả năng an toàn của con tàu, khi ngƣ dân chƣa đủ điều kiện kinh tế để trang bị các trang thiết bị an toàn theo quy định. - Tăng cƣờng nâng cao nhận thức của ngƣ dân trong công tác đảm bảo an toàn và tự giác thực hiện các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời và tàu Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 26 cá; tổ chức các lớp huấn luyện cho ngƣ dân sử dụng các trang thiết bị trên tàu, các kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng ngừa tai nạn. - Có biện pháp yêu cầu các chủ tàu, thuyền trƣởng đƣa tàu vào kiểm tra đúng thời hạn và ngăn chặn không cho các tàu thuyền không đủ giấy tờ ra biển. - Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành, các cấp, đặc biệt là với cấp huyện, xã để đƣa ra các biện pháp quản lý tàu cá phù hợp nhằm giảm tải, tạo điều kiện để các cơ quan đăng kiểm tàu cá tập trung nâng cao chất lƣợng đăng kiểm tàu cá đối với các tàu cá có nguy cơ không đảm bảo an toàn (nghề vây, câu khơi...). 3.3. Về phía công ty bảo hiểm Thứ nhất, phối hợp với các ngành thủy sản, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh và chính quyền các địa phƣơng ven biển, cơ quan hữu quan tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định về bảo hiểm để giúp cho bà con ngƣ dân từng bƣớc nhận thức đƣợc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm tàu cá và thuyền viên. Việc tham gia bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với chủ tàu, đƣợc quy định tại khoản 4, điều 5 chƣơng II Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy tắc bảo hiểm tàu cá của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và quy tắc bảo hiểm tai nạn thuyền viên của Bộ Tài chính. In ấn các tài liệu, tờ rơi trích một số nội dung chính về điều khoản bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm… để trang bị cho các tàu cá hoạt động trên biển. Thứ hai, Chính phủ đã có quy định bắt buộc chủ tàu đánh bắt xa bờ phải tham gia bảo hiểm tàu cá và thuyền viên, còn đối với các loại tàu hành nghề khai thác khác, công ty bảo hiểm cần vận động, khuyến khích bà con tích cực tham gia bảo hiểm. Thứ ba, chú trọng công tác vận động mua bảo hiểm thuyền viên, nhằm giúp họ và gia đình họ vƣợt qua khó khăn khi không may xảy ra tai nạn trên biển. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 27 Giải thích các thuật ngữ chuyên môn, khó hiểu trong hợp đồng, giúp ngƣ dân yên tâm hơn khi ký hợp đồng bảo hiểm. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm cũng cần đơn giản hóa tối đa các thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian cho ngƣ dân. Đối với các quy định, thủ tục bắt buộc phải có, các công ty bảo hiểm cần cử cán bộ, nhân viên hỗ trợ ngƣ dân trong quá trình hoàn thiện các thủ tục. Thứ tư, khắc phục tình trạng chậm trễ, giải quyết bồi thƣờng nhanh, gọn các vụ tai nạn xảy ra, tạo niềm tin cho bà con ngƣ dân. Thứ năm, đề xuất với Chính phủ nới rộng Luật Bảo hiểm, cho phép ngƣ dân đƣợc mua bảo hiểm toàn bộ con tàu (cả thân, máy và ngƣ lƣới cụ...), chứ không nên bán riêng lẻ từng bộ phận của con tàu nhƣ hiện nay. 3.4. Về phía ngƣ dân Thứ nhất, chấp hành nghiêm chỉnh và tự nguyện các quy định của Nhà nƣớc. Cần nhận thức rõ ràng rằng việc tham gia bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với chủ tàu, đƣợc quy định tại khoản 4, điều 5 chƣơng II Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Quyền lợi của chủ tàu tham gia bảo hiểm là đƣợc bồi thƣờng các thiệt hại về thân tàu và thuyền viên do các rủi ro, tai nạn gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy tắc bảo hiểm tàu cá của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và quy tắc bảo hiểm tai nạn thuyền viên của Bộ Tài chính. Từ đó, có thái độ hợp tác với công ty bảo hiểm, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu và đối với thuyền viên trên tàu, bảo hiểm vật chất cho tàu thuyền và ngƣ cụ của mình. Đây sẽ thực sự là những cứu cánh cho các chủ tàu khi gặp phải rủi ro trong quá trình khai thác phƣơng tiện của mình trên biển. Thứ hai, tự học nâng cao trình độ, thông thạo luật hợp đồng (đƣợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thƣơng mại 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010…) để hiểu rõ và ký kết đƣợc những hợp đồng bảo hiểm phù hợp, từ đó phối hợp tích cực với doanh Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 28 nghiệp bảo hiểm trong việc kiểm tra, xác nhận và tổ chức hồ sơ khi gặp tai nạn ngoài khơi. Thứ ba, các tàu thuyền đánh bắt cá khi tham gia hoạt động trên biển phải đủ năng lực đi biển, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, trang thiết bị thông tin liên lạc, trang thiết bị cứu sinh tối thiểu trên tàu, không sử dụng trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Đây là những yếu tố tiên quyết đảm bảo cho tàu tránh đƣợc những tai nạn trên biển, đồng thời cũng là điều kiện để đƣợc công ty bảo hiểm đền bù khi không may gặp sự cố. Thứ tư, quá trình hoạt động trên biển cần chú trọng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, canh phòng, trực ca, quan sát, đề phòng đâm va, va chạm. Khi gặp tai nạn, sự cố, cần tổ chức hoạt động khắc phục, phòng ngừa, đƣa phƣơng tiện vào nơi an toàn. Khi cần thiết, phát tín hiệu cấp cứu theo quy định, thông báo kịp thời, chính xác tình hình cho cơ quan quản lý biết để nhận đƣợc sự trợ giúp và phải giữ liên lạc thƣờng xuyên với lực lƣợng tìm kiếm cứu nạn, chấp hành chỉ đạo của cơ quan và lực lƣợng tìm kiếm cứu nạn. Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 29 KẾT LUẬN Nhƣ vậy, có thể nói bảo hiểm tàu cá là một thị trƣờng tiềm năng, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn, nhƣng vẫn chƣa phát triển và đáp ứng đƣợc mong đợi của Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣ dân. Bảo hiểm tàu cá chƣa phát triển do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan từ phía ngƣ dân và công ty bảo hiểm. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề tài đã đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nƣớc, công ty bảo hiểm và ngƣ dân nhằm góp phần phát triển thị trƣờng bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam. Do khuôn khổ bài viết và trình độ còn hạn chế, bài tiểu luận mới chỉ hệ thống lại những nét chính yếu của bảo hiểm tàu cá, đuợc tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau. Những phát kiến, đề xuất mới mẻ để góp phần nâng cao chất lƣợng bảo hiểm tàu cá và đặc biệt, tìm mở ra một lối đi cho thị trƣờng bảo hiểm tàu cá Việt Nam có lẽ là những gì bài tiểu luận chua làm duợc. Chúng em rất mong quý thầy cô và các bạn giúp dỡ dể dề tài này có những huớng phát triển mới sâu sắc hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Nhóm tiểu luận Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp 30 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hoàng Văn Châu, Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2006. 2. Quy tắc bảo hiểm tàu cá của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. 3. Quy tắc bảo hiểm tàu cá của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. 4. Quy tắc bảo hiểm tàu cá của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long). 5. Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho ngƣời và tàu cá hoạt động thủy sản. 6. Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngƣ dân. 7. Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam, 8. Các báo cáo thống kê chuyên đề của Tổng cục thống kê, 9. Trang thông tin của Tổng cục Thủy sản, 10. Các báo điện tử: Báo Phú Yên, Báo Dân Việt (phiên bản điện tử của báo Nông thôn ngày nay), Báo Công an nhân dân online, Báo Quân đội nhân dân, Báo Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử Nghệ An…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề tài Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp.pdf
Tài liệu liên quan