Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính công ty cổ phần đường biên hòa 2008-2009

Tài liệu Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính công ty cổ phần đường biên hòa 2008-2009: A. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa Sơ lược về công ty Lịch sử hình thành Năm 1968, công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm chính là đường ngà, công suất 400 tấn/ngày và chưng cất rượu Rhum. Công ty đặt trụ sở chính tại đường số 1 Khu công nghiệp Biên Hoà I, Đồng Nai. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 198,245.9 m². Qua quá trình phát triển và liên tục đổi mới công nghệ đa dạng hóa ngành nghề sản xuất thì đến năm 2001, công ty chính thức cổ phần hóa với tên gọi là công ty cổ phần đường Biên Hòa. Đến tháng 12/2006, cổ phiếu công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán BHS. Các thành tựu đạt được Qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, s...

docx32 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Báo cáo Phân tích tài chính công ty cổ phần đường biên hòa 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa Sơ lược về công ty Lịch sử hình thành Năm 1968, công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm chính là đường ngà, công suất 400 tấn/ngày và chưng cất rượu Rhum. Công ty đặt trụ sở chính tại đường số 1 Khu công nghiệp Biên Hoà I, Đồng Nai. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 198,245.9 m². Qua quá trình phát triển và liên tục đổi mới công nghệ đa dạng hóa ngành nghề sản xuất thì đến năm 2001, công ty chính thức cổ phần hóa với tên gọi là công ty cổ phần đường Biên Hòa. Đến tháng 12/2006, cổ phiếu công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán BHS. Các thành tựu đạt được Qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, sản phẩm của công ty 12 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1997-2008), lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, v.v... Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện gồm: Trụ sở công ty đặt tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai; công ty còn có các chi nhánh Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh toạ lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1,000 ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 10 người. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Thái Văn Trượng, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế, với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ III (2007-2011), là người có năng lực và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn công ty sẽ phát triển tốt hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như bách khoa, công nghiệp. Họ đều có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển của công ty. Ngoài ra, công ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao. Vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty đường Biên Hòa là 185,316,200,000 VND. Cơ cấu vốn cổ đông (17/06/2009) Cổ đông Số CP Tỷ lệ (%) Cổ đông nhà nước 2,084,940 11.25 Cổ đông nước ngoài 604,776 3.26 Cổ đông khác 15,841,904 85.49 Tổng cộng 18,531,620 100.00 Các cổ đông lớn trong nước Cổ đông Số cổ phiếu Tỷ lệ (%) Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 2,038,156 11.00 Tổng công ty mía đường II 1,895,400 10.23 CTCP Sữa Việt Nam 925,620 4.99 Châu Kim Yến 813,806 4.39 Nguyễn Thị Kim Vân 750,683 4.05 Định hướng phát triển Với quan điểm phát triển: công ty cổ phần đường Biên Hòa hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan bao gồm các cổ đông sở hữu, người lao động, nông dân vùng nguyên liệu, các khách hàng, các nhà cung ứng, và các bên liên quan khác, công ty có chiến lược phát triển như sau: Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía. Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh luyện. Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát huy liên doanh liên kết. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hóa ngành nghề. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. II. Hoạt động sản xuất kinh doanh Các dòng sản phẩm Đường tinh luyện: Đường RS đóng bao, RS + vitamin A, RS túi xanh lá. RE túi cành mai, RE bổ sung vitamin A, RE que 8 gr túi in, RE túi xanh dương, RE đặc biệt, RE sản xuất. Rượu : Vang nho 130, Champange đỏ 100, st napoleon 390, Marten 390, stick su, rượu Rhum 290, rượu Rhum dâu 290, Rhum cam 290, chanh Rhum 290. Dịch vụ cho thuê kho bãi: Tính đến tháng 02/2007, tổng diện tích cho thuê kho bãi khoảng hơn 25.000m2. Hệ thống kho bãi của công ty đuợc xây dựng khá kiên cố, hiện đại, thiết kế thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Ngoài ra hệ thống kho bãi còn nằm ở địa thế thuận tiện, gần đuờng quốc lộ 1A, cảng Đồng Nai, cảng Cogido và qua bàn cân có tải trọng lớn nên tiết kiệm đuợc nhiều chi phí cho các đơn vị thuê kho. Hệ thống phân phối Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh tại: thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng. Vị thế công ty trong ngành Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 41 năm, có thể nói là một trong những công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc xuống Nam, thị phần công ty chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước. Công ty còn xuất sản phẩm đi các thị trường khối ASEAN, Trung Quốc. Đến nay, đường Biên Hòa chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần. Ngoài ra, công ty cổ phần đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành mía đường Việt Nam, công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường, duy nhất chỉ có công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị cung ứng sản phẩm đường phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy có thể nói công ty đường Biên Hòa là một thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam. III. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu, do vậy trong chiến lược phát triển, công ty cổ phần đường Biên Hòa luôn hướng đến tính bền vững của các dự án: Đầu tư lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ vào hoạt động, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông, chủ động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu cung ứng ra thị trường 100,000 tấn đường tinh luyện hàng năm. Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ethanol phù hợp với nhu cầu năng lượng sạch trong tương lai. Phát điện lên lưới quốc gia từ nguồn nguyên liệu là bã mía, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm đường, sản xuất phân vi sinh từ phế liệu qua quá trình sản xuất đường. Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợi thế địa lý, công ty còn thực hiện một số dự án sau: Nâng cấp và tập trung đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng của các sản phẩm rượu cao cấp, đủ khả năng thay thế các loại rượu nhập. Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi. Đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm có sử dụng hàm lượng đường cao. IV. Triển vọng phát triển của công ty cổ phần đường Biên Hòa Đường là một sản phẩm rất thông dụng trong ngành thực phẩm và chế biến nước giải khát, bánh kẹo. Theo số liệu thống kê, ¾ đường dùng trong cộng nghiệp chế biến và ¼ còn lại được dùng trực tiếp trong đời sống của người dân. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lượng cung đường chưa đáp ứng nổi nhu cầu tiêu thụ đường trong nước, tổng lượng cung đường được ước tính khoảng 1.15 triệu tấn trong khi đó nhu cầu đường lên tới 1.3 - 1.4 tấn mỗi năm. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho triển vọng phát triển của công ty. Về tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới. Việc sử dụng nước mía vào sản xuất ethnol, bổ sung nhiên liệu sẽ tiếp tục có tác động lớn đến quan hệ cung - cầu về đường trên thế giới. Do vậy, ngành đường có nhiều thuận lợi trong tương lai. Ngoài ra, dự kiến sản lượng mía ép của 2 nhà máy vụ 2009 - 2010 khoảng trên 450,000 tấn, nhà máy đường Biên Hòa - Trị An bắt đầu sản xuất vào ngày 02/11/2009 với công suất ép 1,000 tấn mía/ngày và nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh sản xuất vào ngày 05/11/2009 với công suất ép 3,500 tấn mía/ngày. Trong thời gian qua, BHS cùng 2 nhà máy đã phối hợp với chính quyền địa phương lập quy hoạch phân vùng chuyên canh mía cho 2 nhà máy. Dự kiến diện tích trồng mía của 2 nhà máy vụ 2009 - 2010 khoảng trên 9.000 ha. Triển vọng phát triển BHS cũng là một công ty đang hướng phát triển theo đa ngành. Công ty đang xúc tiến với công ty rượu của Cộng hòa Séc phát triển dây chuyền sản xuất rượu và mở rộng thị phần rượu ở thị trường Việt Nam. Ngoài ra công ty đang xây dựng dự án Cụm chế biến công nghiệp phía tây Sông Vàm Cỏ Đông với tổng đầu tư hơn 1.000 tỷ bao gồm 5 nhà máy và 1 cảng sông:   + Một nhà máy đường công suất 6000 tấn mía/ngày;     + Một nhà máy sản xuất Ethanol CS 200.000 lít ngày;     + Một nhà máy sản xuất chất phụ gia từ bã mía dư;     + Một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc;     + Một nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh;     + Một cảng sông để phục vụ vận chuyển nội bộ. Mạng lưới chi nhánh, đại lý khắp mọi nơi giúp cho BHS phát triển thị trường bán lẻ. Bên canh đó, công ty có các khách hàng lớn như: Vinamilk, Vinacafe, Pepsi, Coca-cola, Tribeco ... Công ty đang nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ( đang phát triển loại sản phẩm bổ sung VitaminA, đường ăn kiêng, đường theo từng kích cở hạt v.v…)phù hợp nhu cầu phục vụ sản xuất của công nghiệp chế biến thực phẩm dùng đường làm nguyên liệu. B. Phân tích báo cáo tài chính của công ty Phân tích tình hình chung của công ty cổ phần đường Biên Hòa. Cơ cấu tài sản Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 532.632.377.622 60,20% 277.753.890.802 46,41% 254.878.486.820 91,76% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 86.126.277.361 9,73% 19.559.334.401 3,27% 66.566.942.960 340,33% 1. Tiền 22.126.277.361 2,50% 19.559.334.401 3,27% 2.566.942.960 13,12% 2. Các khoản tương đương tiền 64.000.000.000 7,23% 0,00% 64.000.000.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00% 1.372.000.000 0,23% -1.372.000.000 -100,00% 1. Đầu tư ngắn hạn 2.788.816.500 0,47% 0,00% 2. Dự phòng giảm chứng khoán đầu tư ngắn hạn 0,00% -1.416.816.500 -0,24% 1.416.816.500 -100,00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 241.481.270.130 27,29% 90.907.280.995 15,19% 150.573.989.135 165,63% 1. Phải thu khách hàng 81.771.274.409 9,24% 46.686.058.687 7,80% 35.085.215.722 75,15% 2. Trả trước cho người bán 149.441.721.542 16,89% 42.694.120.090 7,13% 106.747.601.452 250,03% 3. Các khoản phải thu khác 10.370.242.842 1,17% 1.634.503.355 0,27% 8.735.739.487 534,46% 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -101.968.663 -0,01% -107.401.137 -0,02% 5.432.474 -5,06% IV. Hàng tồn kho 201.271.427.516 22,75% 165.314.482.806 27,62% 35.956.944.710 21,75% 1. Hàng tồn kho 201.271.427.516 22,75% 165.314.482.806 27,62% 35.956.944.710 21,75% V. Tài sản ngắn hạn khác 375.402.615 0,04% 600.792.600 0,10% -225.389.985 -37,52% 2. Thuế GTGT được khấu trừ 1.472.234.407 0,17% 458.493.600 0,08% 1.013.740.807 221,10% 4. Tài sản ngắn hạn khác 2.281.168.208 0,26% 142.299.000 0,02% 2.138.869.208 1503,08% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 352.107.784.344 39,80% 320.771.433.473 53,59% 31.336.350.871 9,77% I- Các khoản phải thu dài hạn 52.749.681.540 5,96% 14.734.072.801 2,46% 38.015.608.739 258,01% 4. Phải thu dài hạn khác 62.687.990.974 7,09% 21.629.425.602 3,61% 41.058.565.372 189,83% 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi -9.938.309.434 -1,12% -6.905.352.801 -1,15% -3.032.956.633 43,92% II. Tài sản cố định 623.749.797.795 70,50% 281.992.953.232 47,11% 341.756.844.563 121,19% 1. Tài sản cố định hữu hình 263.628.760.887 29,80% 177.307.986.077 29,62% 86.320.774.810 48,68% - Nguyên giá 477.806.521.750 54,01% 388.104.628.229 64,84% 89.701.893.521 23,11% - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -241.177.760.863 -27,26% -210.796.642.152 -35,22% -30.381.118.711 14,41% 3. Tài sản cố định vô hình 9.328.149.896 1,05% 8.070.359.159 1,35% 1.257.790.737 15,59% Nguyên giá 12.994.688.800 1,47% 10.703.288.800 1,79% 2.291.400.000 21,41% Giá trị hao mòn lũy kế -3.666.538.904 -0,41% -2.632.929.641 -0,44% -1.033.609.263 39,26% 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 17.792.887.012 2,01% 96.614.607.996 16,14% -78.821.720.984 -81,58% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 343.540.000.000 38,83% 22.020.400.000 3,68% 321.519.600.000 1460,10% 3. Đầu tư dài hạn khác 60.845.515.864 6,88% 0,00% 60.845.515.864 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn -26.491.515.864 -2,99% 0,00% -26.491.515.864 VI. Tài sản dài hạn khác 1.254.305.010 0,14% 2.034.007.440 0,34% -779.702.430 -38,33% 1. Chi phí trả trước dài hạn 0 0,00% 779.702.430 0,13% -779.702.430 -100,00% 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 1.254.305.010 0,14% 0,00% 1.254.305.010 TỔNG TÀI SẢN 884.740.161.966 100,00% 598.525.324.275 100,00% 286.214.837.691 47,82% Qua số liệu phân tích trên chúng ta thấy rằng tổng giá trị tài sản năm 2009 của công ty so với năm 2008 là tăng gần 300 tỷ tương ứng với 47,82%. Điều đó cho thấy quy mô của công ty đã tăng, là do tài sản ngắn hạn đã tăng lên 254,878,486,820 đồng tương ứng với 91,76% và tài sản dài hạn tăng lên 31,336,350,871, tăng 9,77% so với năm 2008. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tới hơn 60% trong cơ cấu tài sản năm 2009, cho thấy khả luân chuyển vốn của doanh nghiệp trong ngắn hạn tăng mà chủ yếu là do tiền mặt tăng lên. Để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng và có đánh giá chính xác hơn ta đi vào xem xét một vài khoản mục tiêu biểu ảnh hưởng đến sự biến động tài sản: Trước hết ta xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến giá trị tài sản trong ngắn hạn như: Tiền và các khoản tương đương tiền,giúp cho giá trị tài sản của công ty tăng 66,566,942,960 đồng, tăng tới hơn 340%. Có thể thấy tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên đáng kể. tuy nhiên chỉ là tăng so với năm 2008. Bởi vì trong năm tài chinh 2008 dưới sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp không ít thì nhiều cũng bị ảnh hưởng. Vì thế mà năm 2009 sau khi khủng hoảng chạm đáy công ty đã có những chính sách thay đổi cơ cấu tài sản và nguồn vốn để đảm bảo hoạt động và sự phát triển của công ty. Tiền mặt tăng lên đáng kể cho thấy khả năng thanh toán ngay cho người bán bàng tiền mặt rất là tốt và khả năng đảm bảo thanh toán ngay của doanh nghiệp là hoàn toàn đáng tin cậy. Hơn nữa tỉ trọng khoản mục này cũng tăng lên khá là nhiều. Có thể là do công ty bán hàng và thu tiền ngay để tránh bị chiếm dụng vốn. Mà cũng có thể công ty đang cất giữ tiền mặt vì mục đích kinh doanh nào đó… Ta lại thấy rằng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty trong năm 2009 lại ko hề có. Tạo nên mức chênh lệch so với năm 2008 lên đến gần 1,4 tỷ đồng , bằng mức đầu tư năm trước, giảm tới 100% khoản mục này. Có thê công ty đã thu hồi hết số vốn từ đầu tư ngắn hạn chuyển thành tiền mặt vì thế mà tiền tăng lên. Cũng có thể ban lãnh đạo thấy rằng việc đầu tư vào khoản mục này ko thu được lợi ích mà có thể bị lỗ. Thay vào đó công ty dự trữ tiền mặt để thanh toán sớm cho nhà cung cấp nguyên vật liệu để hưởng chiết khấu thanh toán mà cũng có thể là công ty đang có ý dịnh dùng tiền đó để đầu tư mở rộng thị trường nguyên liệu mía. Bên cạnh đó các khỏan phải thu ngắn hạn tăng mạnh trên 150 tỷ đồng, tăng tới hơn 165%. Khoản mục này tăng lên như vầy chưa hẳn đã ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Bởi vì có thể là do công ty đã tăng được doanh số bán hàng do cho khách hàng mua chịu nhiều…nhung nó cũng khiến công ty gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn hay công ty bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn. Ngoài ra các chỉ tiêu về hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác cũng tác động đến sự tăng lên của giá trị tài sản dài hạn. Hàng tồn kho giúp cho giá trị t ài sản ngắn hạn tăng hơn 35 tỷ đồng tài sản ngắn hạn khác giảm mất hơn 225 triệu đồng. Nhưng những ảnh hưởng đó là nhỏ so với biến động của chỉ tiêu phân tích nên ta không đề cập đến.anh nghiệp đã là vì khoản phai thu khách hàng và trả trước cho người bán đều tăng lên Khi xem xét biến động của giá trị tài sản dài hạn thấy được rằng giá trị tài sản trong dài hạn cũng tưng lên gần 32 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 9,77%. Sự đóng lớn nhất phải kể đến tài sản cố định với mức tăng hơn 341 tỷ đồng ứng với mức tăng 121%. Có thể nói doanh nghiệp đang chú trọng vào việc đầu tư mua mới máy móc thiết bị mở rộng quy mô phục vụ cho sản xuất để mà tập trung vào việc cung cấp nguyên liệu chất lượng nhất cho sản xuất tăng khối lượng sản xuất. Các khoản phải thu dài hạn cũng lại tăng lên và tăng mạnh so với năm 2008. Cụ thể là đã tăng hơn 38 tỷ đồng nhưng lại tăng hơn 258% so với năm ngoái. Có thể công ty cần vốn cho việc đầu tư mở rộng sản xuất nên cần lượng vốn lớn phuc vụ mục đích đó.cho nên công ty mới đưa ra những chính sách bán chịu để thu hút số đông khách hàng. Nhưng hoạt động này lại ảnh hưởng đến tình hình vốn công ty, làm cho nguồn vốn bị chiếm dụng tăng lên khoản nợ dể trở thành các khoản phải thu khó đòi…. Trong dài hạn thì doanh nghiệp cũng giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào các khoản đầu tư dai hạn do doanh nghiệp có nhu cầu cần vốn để tăng quy mô nhưng đầu tư thì thu hồi vốn chậm và gặp nhiều rủi ro nên ra công ty không rót vốn vào kinh doanh mảng này thay vào đó là tập trung cho mở rộng sản xuất. Qua những phân tích và nhận định trên về tình hình tài sản của công ty ta có thể khẳng định rằng tổng tài sản của công ty trong năm 2009 đã tăng mạnh so với năm 2008. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện bước đi mới của doanh nghiệp sau cơn khủng hoảng. Để cải thiện tình hình tài chính do khủng hoảng gây ra doanh nghiệp đã chọn cho mình hướng đi chủ yếu là nâng cao năng sức sản xuất và khả năng cạnh tranh cho công ty. Nhìn chung hướng đi chính là tập trung vào sản xuất và mở rộng vùng mía nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu 2009 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng số tiền Tỷ trọng Số tiền % A - NỢ PHẢI TRẢ 456.207.292.609 51,56% 267.295.255.045 44,66% 188.912.037.564 70,68% I. Nợ ngắn hạn 331.847.176.598 37,51% 110.900.388.577 18,53% 220.946.788.021 199,23% 1. Vay và nợ ngắn hạn 256.259.701.621 28,96% 72.263.287.332 12,07% 183.996.414.289 254,62% 2. Phải trả người bán 24.893.790.942 2,81% 20.590.902.772 3,44% 4.302.888.170 20,90% 3. Người mua trả tiền trước 7.447.052.420 0,84% 3.250.343.520 0,54% 4.196.708.900 129,12% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5.282.658.509 0,60% 652.189.424 0,11% 4.630.469.085 709,99% 5. Phải trả người lao động 15.633.774.473 1,77% 7.883.859.531 1,32% 7.749.914.942 98,30% 6. Chi phí phải trả 8.856.459.075 1,00% 707.600.687 0,12% 8.148.858.388 1151,62% 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 13.473.739.558 1,52% 5.552.205.311 0,93% 7.921.534.247 142,67% II. Nợ dài hạn 124.360.116.011 14,06% 156.394.866.468 26,13% -32.034.750.457 -20,48% 4. Vay và nợ dài hạn 123.913.296.174 14,01% 156.050.574.295 26,07% -32.137.278.121 -20,59% 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 446.819.837 0,05% 344.292.173 0,06% 102.527.664 29,78% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 428.532.869.357 48,44% 331.230.069.230 55,34% 97.302.800.127 29,38% I. Vốn chủ sở hữu 425.466.388.416 48,09% 331.059.755.021 55,31% 94.406.633.395 28,52% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 185.316.200.000 20,95% 185.316.200.000 30,96% 0 0,00% 2. Thặng dư vốn cổ phần 154.476.840.000 17,46% 154.476.840.000 25,81% 0 0,00% 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái -1.852.417.625 -0,21% 0 0,00% -1.852.417.625 7. Quỹ đầu tư phát triển 27.632.282.412 3,12% 27.632.282.412 4,62% 0 0,00% 8. Quỹ dự phòng tài chính 6.910.585.120 0,78% 6.910.585.120 1,15% 0 0,00% 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 52.982.898.505 5,99% -43.276.152.511 -7,23% 96.259.051.016 -222,43% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 3.066.480.941 0,35% 170.314.209 0,03% 2.896.166.732 1700,48% 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.066.480.941 0,35% 170.314.209 0,03% 2.896.166.732 1700,48% TỔNG NGUỒN VỐN 884.740.161.966 100,00% 598.525.324.275 100,00% 286.214.837.691 47,82% Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty ta thấy được rằng cơ cấu nguồn vốn của nó trong năm 2009 cũng không chênh lệch gì nhiều. Trong 100% nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm 51,56% còn vốn chủ sở hữu chiếm 48,44%. Nhưng về tình hình chung của nguồn vốn năm nay so với năm trước thì lại là tác động không nhỏ, cụ thể là: Trong năm 2009 tổng nguồn vốn tăng lên tới gần 300 tỷ, cũng như mức tăng của tài sản, tương ứng với mức tăng là 47,82%. Và sự tăng lên của nguồn vốn chịu tác động của 2 yếu tố chính là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Qua bảng số liệu đánh giá chênh lệch có thể thấy rằng giá trị tăng lên chủ yếu là nợ phải trả với gần 200 tỷ đồng tăng tới 70,68%. Trong giá trị đó thì nợ ngắn hạn tăng tới hơn 220 tỷ đồng, tăng gần 200% so với năm trước. Kết hợp với sự tăng lên của tài sản có thể thấy được rằng tiền mà doanh nghiệp tăng lên trong năm 2009 là do doanh nghiệp sử dụng công cụ nợ. Doanh nghiệp đã vay ngắn hạn để có vốn đầu tư vào các kế hoạch dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của mình. Việc tăng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp rủi ro về thanh toán rất cao nhất là khi doanh nghiệp cũng như các công ty khác vừa trải qua một cơn khủng hoảng rất lớn. Nhưng đây nằm trong chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo công ty với mong muốn vì lợi ích chung nhằm đưa công ty đi vào ổn định và phát triển sau cơn khủng hoảng. Bên cạnh việc tăng nợ ngắn hạn thì các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp lại giảm xuống hơn 32 tỷ đồng tương ứng đã giảm 20, 48 %. Có thể công ty đã có những chính sách mới dùng nợ ngắn hạn để bù đắp cái khoản nợ dài hạn đến hạn trả và không dùng đến công cụ nợ dài hạn nữa. Việc giảm các khoản nợ dài hạn chưa hẳn đã là không tốt. Nó giúp công ty bớt đi gánh nặng về nợ trong tương lai thay vào đó la các khoản nợ trong ngắn hạn mà công ty bù đắp từ phần vốn cho đầu tư không dùng nữa…. Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tăng lên hơn 97 tỷ đồng tương ứng với 29,38%. Có được mức tăng như trên là nhờ công ty đã đi vào hoạt động rất hiệu quả giúp cho lợi nhuận sau thuế tăng tới hơn 96 tỷ đồng và tăng lên đến 222%. Ta thấy rằng trong năm 2009 công ty không những bù đắp được phần lỗ do năm 2008 mang lại mà còn đem đến cho doanh nghiệp một khoản doanh thu khá lớn. Điều đó chứng tỏ chính sách hoạt động của công ty trong năm nay là đúng đắn và mang lại hiệu quả rất cao có tác động tích cực đối với tình hình sau khủng hoảng của công ty. Công ty đã nhanh chóng thoát khỏi sự khó khăn trước mắt và nhanh chóng đi vào ổn định. Lợi nhuận sau thuế tăng lên thì nguồn kinh phí và quỹ khác cũng nhanh chóng được trích lập và tăng lên ở mức gần 3 tỷ so với năm 2008. Như vậy là chỉ sau một năm sau khủng hoảng công ty cổ phần đường biên Hòa đã nhanh chóng lấy lại được cân bằng tài chính và đi vào hoạt động có lãi vực dậy một nhân tố quan trọng trên con đương mía đường việt nam. II. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,191,282,895,429 792,244,683,092 399,038,212,337 0.50 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1,834,934,997 2,157,134,428 -322,199,431 -0.15 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,189,447,960,432 790,087,548,664 399,360,411,768 0.51 4. Giá vốn hàng bán 1,027,577,201,116 739,766,891,206 287,810,309,910 0.39 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 161,870,759,316 50,320,657,458 111,550,101,858 2.22 6. Doanh thu hoạt động tài chính 13,581,013,334 17,506,780,172 -3,925,766,838 -0.22 7. Chi phí tài chính 3,273,653,661 72,446,085,317 -69,172,431,656 -0.95 Trong đó: Chi phí lãi vay 17,801,118,387 27,695,961,987 -9,894,843,600 -0.36 8. Chi phí bán hàng 18,791,298,089 19,234,870,317 -443,572,228 -0.02 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25,507,241,856 19,649,039,230 5,858,202,626 0.30 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 127,879,579,044 -43,502,557,234 171,382,136,278 -3.94 11. Thu nhập khác 274,129,037 565,752,495 -291,623,458 -0.52 12. Chi phí khác 31,045,455 184,747,140 -153,701,685 -0.83 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 243,083,582 381,005,355 -137,921,773 -0.36 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 128,122,662,626 -43,121,551,879 171,244,214,505 -3.97 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 8,035,976,607 1,408,905,642 6,627,070,965 4.70 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 -1,254,305,010 1,254,305,010 -1.00 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 120,086,686,019 -43,276,152,511 163,362,838,530 -3.77 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6,480 -2,446 8,926 -3.65 Nhìn vào bảng số liêu phân tích trên Khi so sánh về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm là 2008 và 2009 ta thấy ngay rằng trong năm 2009 công ty đã hoạt động rất hiệu quả nâng mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịc vụ lên tới hơn 1.191 tỷ đồng so với năm 2008 chỉ đạt được hơn 792 tỷ đồng. Như vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2009 đã tăng gần 400 tỷ đồng so với năm trước tương ứng với tăng 0,5lần. Con số này tương đối lớn đối với một công ty đi lên sau cuộc khủng hoảng toàn cầu. Giúp cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên hơn 163 tỷ đồng so với năm 2008, tăng 3,77 lần. Để xem xét ảnh hưởng cụ thể của từng chỉ tiêu như thế nào ta đi vào những đánh giá cụ thể như sau: Có được thành quả trên là nhờ doanh nghiệp đã giảm được các khoản giảm trừ doanh thu tới hơn 322 triệu đồng giúp cho doanh thu thuần của công ty tăng ở mức hơn 399 tỷ đồng, tăng 0,51 lần so với năm 2008. Nhìn một cách khái quát thì giá vốn hàng bán có tăng lên gần 390 triệu, tăng 0.39 lần.Nhưng sự tăng lên này chưa chắc đã là do khâu sản xuất của doanh nghiệp không hiệu quả mà giá thành tăng lên cùng với mức lạm phát của thị trường giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên, chi phí cho nhân công phải tăng lên. Các khoản doanh thu tài chính và chi phí tài chính đều giảm. Điều này rất dễ hiểu, qua phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty ta thấy rằng trong năm 2009 công ty không rót vốn vào các khoản đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn nên doanh thu tài chính sẽ giảm đi. Bên cạnh đó công ty lại không phải trả cho các khoản chi phí tài chính đó nữa nên chi phí tài chính cũng giảm đi so với năm trước đó. Chi phí lãi vay trong năm 2009 cũng giảm là vì công ty đã chi trả nhiều các khoản nợ dài hạn đến hạn trả và chuyển sang sử dụng nợ ngắn hạn. Việc này giúp công ty giảm đáng kể chi phí lãi vay. Vì càng về sau (dài hạn) chi phí sử dụng vốn WACC sẽ tăng lên. Việc doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn với giá trị khoản nợ lớn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lãi vay đáng kể. Chi phí bán hàng giảm và chi phí quản lí doanh nghiệp thì tăng lên, điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như giá cả thị trường không theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp nên ít phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty. Ngoài ra các khoản chi phí và thu nhập khác đều giảm, điều này ít nhiều do doanh nghiệp có những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng ảnh hương này tới lợi nhuận sau thuế là không đáng kể. Nhìn chung thì tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2009 tiến triển rất tốt. giúp cải thiện rõ rệt tình hình tài chính của công ty sau khủng hoảng sớm đưa công ty đi vào ổn định. Điều đó cũng cho thấy khả năng đi lên của công ty sau khủng hoảng rất tốt. Tuy rằng chịu ảnh huongr không nhỏ của thị trường nhưng công ty vẫn có những chính sách kinh doanh hiệu quả. Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh không những phù hợp cho hoạt động mà còn rất ổn định. Khả năng thanh khoản cũng luân chuyển tiền rất nhanh và chắc chắn, ít gặp rủi ro. Như vậy tìềm năng phát triển của công ty trong tương lai là rất lớn và sẽ đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách nước nhà. Phân tích các chỉ số tài chính Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của Doanh nghiệp: Chỉ tiêu Công thức 2008 2009 Chênh lệch Khả năng thanh toán hiện hành Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn 2.50 1.61 -0.89 Khả năng thanh toán nhanh Tài sản ngắn hạn-HTKNợ ngắn hạn 1.01 0.99 -0.02 Khả năng thanh toán tức thời TiềnNợ ngắn hạn 0.17 0.26 0.09 Hệ số khả năng thanh toán TSNH TiềnTài sản ngắn hạn 0.07 0.16 0.09 Nhận xét: Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng Tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2008 tỉ lệ thanh toán của công ty khá cao 2.5 và giảm chỉ còn 1.61 lần vào năm 2009, có nghĩa là năm 2009 1đồng Nợ ngắn hạn của công ty chỉ được đảm bảo bằng 1.61 đồng Tài sản ngắn hạn, giảm tới 0.89 đồng so với năm 2008. Song không thể khẳng định sự sụt giảm này là xấu, bởi vì năm 2008 Tài sản ngắn hạn của công ty chỉ có hơn 277 tỷ đồng, trong khi đó tài sản ngắn hạn năm 2009 là hơn 532 tỷ đồng, mức độ tăng của TSNH là gần 255 tỷ đồng, tăng 91,76%. Còn Nợ ngắn hạn tăng gần 221 tỷ đồng từ hơn 110 tỷ đồng năm 2008 lên hơn 331 tỷ đồng năm 2009, mức tăng 199,23%. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn tăng (184 tỷ trong 221 tỷ đồng), điều này có thể được giải thích khi trong giai đoạn này công ty đã đầu tư và đưa vào sử dụng hai nhà máy Biên Hòa – Trị An và Biên Hòa – Tây Ninh. Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có khả năng thanh toán ngay Nợ ngắn hạn dựa vào những TSNH có khả năng đổi thành tiền nhanh nhất. Tuy có sự biến động lớn về Nợ ngắn hạn và TSNH song hệ số thanh to án nhanh của công ty không có sự thay đổi đáng kể, giảm từ 1.01 xuống 0,99 lần, tức là 1 đồng Nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi khoảng 1đồng TSNH tính thanh khoản cao. Khả năng thanh toán tức thời Chỉ tiêu này phản ánh lượng tiền và các khoản tương đương tiền doanh nghiệp đảm bảo cho Nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này tăng từ 0.17 lần lên 0,26 lần, được giải thích khi Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 340%, còn Nợ ngắn hạn chỉ tăng 199%. Đây cũng cho thấy năm nay doanh nghiệp sẽ dễ dàng thanh toán, không bị mất uy tín và chất lượng tài chính như năm trước nếu có khoản nợ đến hạn, quá hạn của nhiều đối tượng cùng thời điểm. Khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của các TSNH. Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số năm 2009 so với 2008 tăng 0.09 lần, bởi vì mức độ tăng của TSNH nhỏ hơn mức độ tăng của Tiền. Song tại hai thời điểm hệ số này đều thấp: 0,07 lần năm 2008 và 0,16 lần năm 2009, điều này chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền và các chứng khoán ngắn hạn của TSNH là thấp. Doanh nghiệp cần chú ý bởi vì chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngay của Doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản. Chỉ tiêu Công thức tính 2008 2009 Chênh lệch Số vòng quay Tài sản Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân 1,25 1,6 0,35 Suất hao phí của Tài sản so với Doanh thu thuần Tổng tài sảnbình quânDoanh thu thuần 0,80 0,62 -0,18 Số vòng quay Hàng tồn kho Giá vốnHàng tồn kho bình quân 6,09 5,61 -0,48 Số vòng quay TSNH Luân chuyển thuầnTài sản ngắn hạn bình quân 2,51 2,96 0,45 Thời gian 1 vòng quay TSNH (ngày) Số ngày trong kìSố vòng quay TSNH 145 123 -22 Suất sinh lời của TSNH(%) Lợi nhuận sau thuếTài sản ngắn hạn bình quân 29,6% -13,45% -43,05% Số vòng quay khoản phải thu Doanh thu bán chịuKhoản phải thu bình quân 15,5 12 -3,5 Số vòng quay các khoản phải trả Giá vốn+TănggiảmHTKKhoản phải trả bình quân 4.8 7.7 2,9 Số vòng quay tài sản: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kì phân tích Tài sản chung của công ty quay được bao nhiêu vòng. Qua bảng số liệu ta thấy số vòng quay của tài sản năm nay cao hơn năm trước 0,35 vòng, từ 1,25 vòng năm 2008 lên 1,6 vòng năm 2009. Có sự chuyển biến tích cực này là do Luân chuyển thuần tăng tới 48,89% trong khi TSNH bình quân chỉ tăng 25,88%. Như vậy có thể thấy năm 2009 TSNH của công ty đã có sự vận động tốt trong kỳ, và đó là 1 trong những nhân tố giúp nâng cao doanh thu, lợi nhuận trong kỳ cho công ty. Suất hao phí của Tài sản so với doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư. Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2009 doanh nghiệp quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của mình hơn so với năm 2008 khi chỉ cần 0,62 đồng Tài sản để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần, giảm 0.18 đồng so với năm 2008. Đây có thể phải kể đến khả năng điều hành, quản lý của nhà quản trị mới của doanh nghiệp. Số vòng quay Hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, trong năm 2008 chỉ tiêu này là 6,09 vòng và giảm chỉ còn 5.61 vòng ở năm 2009. Đây cũng là đặc điểm chung của các công ty mía đường còn lại là CTCP mía đường Lam Sơn (LSS), CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT) khi LSS đươc xem là công ty lớn đứng đầu trong nghanh kinh doanh mía đường thì hệ số cũng giảm từ 8.7 vòng xuống 7.18 vòng năm 2009, còn SBT thì cũng giảm từ 2,41 vòng năm 2008 xuống 2 vòng năm 2009.Nhìn chung, lượng hàng tồn kho của công ty duy trì ờ mức ổn định sự sụt giảm này là do năm 2008 khủng hoảng kinh tế làm sản xuất và kinh doanh bị đình trệ và nông dân bị mất mùa mía, do đó, công ty phải tranh thủ thu mua mía về để dự trữ. Vòng quay hàng tồn kho cao và ổn định hàm ý công ty sử dụng vốn luân chuyển hiệu quả hơn và hiệu suất sử dụng tài sản cũng cao hơn. Số vòng quay TSNH: Chỉ tiêu này cho biết trong năm tài chính tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng . Số vòng quay tài sản ngắn hạn càng lớn càng cho thấy hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là hiệu quả. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại không tốt bởi vì tài sản ngắn hạn sẽ giảm xuống. Khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro. Có thể thấy rằng số vòng quay của tài sản ngắn hạn năm 2009 là 2,96 vòng còn năm 2008 là 2,51 vòng, tức là chỉ tiêu này trong năm 2009 đã tăng lên 0,45 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng lên ( do tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên….) tuy nhiên tốc độ tăng của luân chuyển thuần lại lớn hơn (Luân chuyển thuần tăng tới 48,89% trong khi TSNH bình quân chỉ tăng 25,88%.) tốc độ tăng như trên đối với công ty cung hợp lý. Số vòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Qua kết quả tính toán trên cho thấy số vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm qua 2 năm, năm 2008 các khoản phai thu của doanh nghiệp quay được 15,5 vòng nhưng năm 2009 giảm xuống còn 12 vòng tức là đã giảm đi 3,5 vòng. Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm đi là do doanh thu bán chịu và khoản phải thu bình quân tăng lên nhưng mức tăng của khoản phải thu bình quân cao hơn. Cả 2 năm chỉ tiêu này đều khá cao chứng tỏ doanh nghiệp thu tiền kịp thời ít bị chiếm dụng vốn. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn CHỈ TIÊU Công thức Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn TSDHNợ dài hạn 2,05 2,83 0,78 Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả Nợ dài hạnTổng nợ phải trả 0,59 0,27 -0,32 Hệ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu Nợ phải trảVốn chủ sở hữu 0,81 1,06 0,25 Hệ số thanh toán lãi vay dài hạn LNST+Chi phí lãi vay-Lãi cổ phầnChi phí lãi vay -0,57 6,7 7,27 a) Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của TSCĐ và đầu tư dài hạn. Qua bảng kết quả ta thấy hệ số thanh toán nợ dài hạn của công ty tăng 0,76 lần, từ 2,05 năm 2008 lên 2,83 lần năm 2009. Điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty khá tốt và đang dần được cải thiện hơn nữa. b) Hệ số Nợ dài hạn trên Tổng nợ phải trả Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy hệ số này giảm mạnh qua 2 năm từ 0,59 lần năm 2008 xuống còn 0,27 lần năm 2009. Sở dĩ có sự thay đổi này là do Tổng nợ phải trả tăng 70,68 % trong khi nợ dài hạn giảm 20,48%, điều này cũng đồng nghĩa với việc năm 2009 doanh nghiệp tăng những khoản vay ngắn hạn lên rất lớn với con số chênh lệch giữa 2 năm là 199%. Doanh nghiệp vay nợ ngắn hạn chủ yếu để mở rộng quy mô sản xuất, ứng vốn trồng mía cho nông dân tại nhà máy Tây Ninh và Trị An và trả nợ vay. c) Hệ số thanh toán lãi vay dài hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lãi vay dài hạn của doanh nghiệp. Năm 2008 hệ số này -0,57 do trong năm nay doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hơn 43 tỷ vì cả những yếu tố khách quan và chủ quan tác động mà trong đó một lý do lớn là do nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng. Nhưng đến năm 2009 tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện đồng thời nền kinh tế từng bước vượt qua thời kì khủng hoảng, nhờ đó mà khả năng thanh toán lãi vay của công ty tăng lên ở mức 6,7 lần điều này chứng tỏ công ty có đủ khả năng để thanh toán tất cả những khoản chi phí lãi vay. Phân tích khả năng sinh lời của công ty CHỈ TIÊU Công thức Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (1). LNTT/ Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuếDoanh thu thuần -0,055 0,108 0,163 (2). Số vòng quay TSNH Doanh thu thuầnTSNH bình quân 2,455 2,936 0,481 (3). Số vòng quay tài sản (TAT) Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân 1,246 1,604 0,358 (4). Hệ số đầu tư TSNH TSNH bình quânTổng tài sản bình quân 0,508 0,546 0,038 (5). Thừa số dòn bẩy nợ(FLM) Tổng tài sản bình quânVốn chủ sở hữu bình quân 1,792 1,961 0,169 (6). Tỷ lệ lãi ròng (ROS) Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần -5,458% 10,096% 15,554% Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên Lợi nhuận gộpDoanh thu thuần 6,37% 14% 7,63% Tỷ suất sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận sau thuếTSCĐ bình quân -15,5% 44% 59,5% BEF (Khả năng sinh lời cơ bản) (1)*(3) -6,85% 17,28% 24,13% ROA (Khả năng sinh lời của Tổng tài sản) (6)*(2)*(4) -6,81% 16,18% 22,99% ROE (Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu) (6)*(3)*(5) -12,19% 31,75% 43,94% Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên Như kết quả trên có thể thấy rằng tỉ lệ lợi nhuận gộp biên của công ty trong năm 2009 tăng mạnh từ 6,37% lên 14% giúp cho chênh lẹch của tỉ lệ này lên đến 7,63%. Chỉ tiêu này tăng lên là nhờ tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2009 là 222% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu là 50% chứng công ty hoạt động rất hiệu quả trong năm tài chính 2009. Doanh thu mà công ty đạt được trong năm 2009 lên đến gần 400 tỷ đồng nâng mức lợi nhuận của công ty lên đến gần 112 tỷ đồng. Doanh thu tăng không những bù đắp được các khoản chi phí mà còn mang lại nguồn thu lợi nhuận khá cao. Mặc dù giá vốn hàng bán trong năm rất lớn nhưng nguyên nhân chi phí tăng là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và các khoản mục chi phí khác cũng tăng lên do lạm phát. Bên cạnh đó trong năm tài chinh đó thì các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm nên cũng góp phần vào việc làm tăng lợi nhuận gộp so với doanh thu. Tỷ lệ lãi ròng (ROS) Qua 2 năm ROS của công ty tăng lên, năm 2008 là một con số âm (-5,458%) nhưng đến năm 2009 đã tăng thêm 15,554% đến năm 2009 là 10,096%. Chỉ tiêu này năm 2008 âm vì năm 2008 công ty bị lỗ doanh thu thuần và các khoản doanh thu khác không đủ để bù cho các khoản giá vốn hàng bán và các khoản chi phí khác. Đến năm 2009 công ty kinh doanh có lãi đồng thòi doanh thu tăng lên và lượng doanh thu thuần tăng lên cao hơn nhiều so với lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. ROS trong năm 2009 phần nào phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát chi phí của công ty khá tốt. Khả năng sinh lời của TSCĐ Trong công thức trên lợi nhuận sau thuế dùng để đo khả năng sinh lợi của TSCĐ cho biết 1 đồng TSCĐ đầu tư trong kì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng thêm 163.362.838.530 đồng trong khi TSCĐ tăng 341.756.844.563 so với năm 2008. Tuy mức tăng của TSCĐ cao hơn mức tăng của lợi nhuận sau thuế nhưng vì lợi nhuận năm 2008 của doanh nghiệp âm nên qua 2 năm mức tăng này là khá lớn. Từ đó làm cho tỷ số này tăng mạnh qua 2 năm từ -15,5% năm 2008 lên 44% năm 2009 điều này cho thấy sức sinh lời của TSCĐ tăng lên và hiệu quả quản lý sử dụng tài sản của doanh nghiệp khá tốt từ đó nâng cao được doanh thu và lợi nhuận sau thuế. d) Khả năng sinh lời cơ bản (BEF) Qua bảng kết quả trên ta thấy BEF của công ty qua 2 năm tăng lên đáng kể. Năm 2009 công ty có BEF là 17,28% trong khi chỉ trước đó 1 năm tức là năm 2008 chỉ số này của công ty là một con số âm. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của công ty. Để có một nhận định khách quan về chỉ tiêu này ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Theo mô hình Dupont ta có: BEF=Lợi nhuận trước thuếTổng tài sản bình quân= Lợi nhuận trước thuếDoanh thu thuần*Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân Từ mô hình Dupont trên ta thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến BEF + Số vòng quay của tài sản (TAT) TAT của công ty tăng lên qua 2 năm từ 1,246 vòng năm 2008 lên 1,604 vòng năm 2009. Điều đó sẽ gúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên nếu như kinh doanh có lãi nhưng đồng thời cũng làm cho lợi nhuận giảm xuống một lượng tương đương nếu công ty kinh doanh thua lỗ. Vì năm gốc là năm 2008 công ty kinh doanh thua lỗ cho nên nó ảnh hưởng theo chiều hướng xấu làm cho khả năng cinh lời cơ bản giảm với mức giảm là: (1,604-1,246)*(-0,055)*100 = - 1,97% + Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần Năm 2008 do lợi nhuận trước thuế của công ty âm nên chỉ tiêu này cũng âm. Đến năm 2009 chỉ tiêu này tăng lên khá lớn là do cả lợi nhuận trước thuế và doanh thu thuần tăng lên, từ đó làm cho BEF tăng lên. Mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu này đến BEF là: [0,108- (-0,055)]*1,604*100 = 26,14% Tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến BEF = 26,14% + (-1.97%) = 24,17%. Qua 2 năm BEF của công ty đã tăng lên đáng kể chủ yếu là do Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng lên làm cho doanh thu tăng lên và lượng tài sản đầu tư vào lớn. Công ty cần vận dụng tôt để có thể tăng khả năng sinh lời cơ bản lên cao hơn. e. Tỷ suất sinh lời của tài sản Theo kết quả tính toán được ở trên ta thấy ROA của công ty tăng lên qua 2 năm với một con số khá lớn là 23,02%. ROA là công cụ để đo lường hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận do vậy ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến ROA để đưa ra các quyết định cho phù hợp Theo mô hình Dupont: ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần*Doanh thu thuầnTài sản ngắn hạn bình quân*Tài sản ngắn hạn bình quânTổng tài sản bình quân Số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng lên qua 2 năm từ 2,455 vòng năm 2008 lên 2,936 vòng năm 2009 tức là đã tăng lên 0,481 vòng. Sở dĩ có sự thay đổi này là do Doanh thu thuần tăng lên với mức độ cao hơn mức tăng của TSNH. Theo mô hình Dupont trên thì nhân tố này cũng ảnh hưởng đến ROA với mức ảnh hưởng là: (2,936-2,455)*0,508*(-5,458%) = -1,33% Tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản cũng là một nhận tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tổng tài sản bởi vì TSNH là một bộ phận trong tổng tài sản và nó chiếm một tỷ trọng khá lớn cụ thể là năm 2008 TSNH chiếm46,41 % sang 2009 tăng lên là 60,2%. Tuy nhiên chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tiêu cực nếu lợi nhuận sau thuế của công ty là âm và trong trường hợp này nó làm giảm tỷ suất sinh lời của tổng tài sản, cụ thể mức ảnh hưởng của hệ số đầu tư TSNH đến ROA là: 2,936*(0,546-0,508)*(-5,458%) = -0,61% Qua bảng phân tích trên ta thấy ROS tăng mạnh qua 2 năm từ một chỉ tiêu âm thì đã tăng lên 15,554% chỉ qua 2 năm. Đây là một dấu hiệu tốt của công ty ta cần xem xét ảnh hưởng của nó sẽ làm cho ROA thay đổi như thế nào Mức ảnh hưởng của ROS đến ROA: 2,936*0,546*[10,096%-(-5,458%)] = 24,93% Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA: = (-1,33%)+(-0,61%)+24,93% =22,99% Từ việc phân tích các chỉ số ở trên cho ta thấy được mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến ROA để từ đó công ty đưa ra chính sách và biện pháp thích hợp để tăng khả năng sinh lời cho tài sản. f. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ROE cũng là một tỷ số quan trọng mà những nhà quản lý cũng như chủ sở hữu của công ty cần quan tâm bởi vì ROE là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên đồng vốn góp của các cổ đông, nó phản ánh chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn cổ đông đóng góp. Vậy để đạt được tỷ số ROE cao và ổn định chúng ta cần hiểu rõ được những nhân tố ảnh hưởng đến nó. Công thức: ROE=Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu bình quân*100 Và theo mô hình Dupont, ta có: ROE=Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần*Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quân*Tổng tài sản bình quânVốn chủ sở hữu bình quân*100 Mô hình trên cho thấy các nhà quản lý có 3 chỉ tiêu để quản lý ROE Xét ảnh hưởng của TAT đến ROE: Như đã phân tích ở các phần trên nên ở đây chỉ xem xét mức độ thay đổi của ROE khi TAT thay đổi. Cụ thể mức ảnh hưởng của TAT đến ROE: (1,604-1,246)*1,792*(-5,458%) = -3,5% Xét ảnh hưởng của thừa số đòn bẩy nợ đến ROE: Từ bảng cân đối kế toán cho thấy cả tổng tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng lên nhưng mức độ tăng của tổng tài sản cao hơn nhiều so với mức tăng của vốn chủ sở hữu, đồng thời tổng tài sản luôn lớn hơn vốn chủ sở hữu nên tỷ số này cả 2 năm đều lớn hơn 1 và tăng lên qua 2 năm. Năm 2008 tỷ số này 1,961 lần là đến năm 2009 là 1,792 lần. Như vậy FLM có tác dụng khuyếch đại tỷ suất sinh lời khi công ty có lãi, ngược lại nó sẽ làm cho ROE sụt giảm khi hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Trong trường hợp của công ty nó có tác dụng tiêu cực đến ROE. Mức ảnh hưởng của thừa số đòn bẩy nợ (FLM) đến ROE là: 1,604*(1,961-1,792)*(-5,458%) = -1,48% Xét ảnh hưởng của ROS đến ROE Vì các chỉ tiêu trên đã phân tích về ảnh hưởng của ROS nên phần này chỉ xét mức ảnh hưởng của ROS đến ROE. Cụ thể mức ảnh hưởng là 1,604*1,961*[10,096%-(-5,458%)] =48,92% Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên ta được sự thay đổi của ROE là: = (-3,5%) + (-1,48%) + 48,92% = 43,94% Qua 2 năm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đã tăng lên với một mức khá lớn điều này cho thấy vốn chủ sở hữu của công ty đầu tư đã mang lại một lượng lợi nhuận lớn, khả năng cạnh tranh của công ty mạnh hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhoan_thanh_ptbctc2_3299.docx
Tài liệu liên quan