Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản hoàng lê nhất thống chí của tác giả ngô gia văn phái (ngữ văn 9, tập 1) nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tại trường Trung học Cơ sở Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên - Đỗ Thị Lan

Tài liệu Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản hoàng lê nhất thống chí của tác giả ngô gia văn phái (ngữ văn 9, tập 1) nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tại trường Trung học Cơ sở Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên - Đỗ Thị Lan: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 41 Email: sunrise020988@gmail.com DẠY HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM QUA HÌNH THỨC KỊCH HÓA VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ CỦA TÁC GIẢ NGÔ GIA VĂN PHÁI (NGỮ VĂN 9, TẬP 1) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẮC SƠN, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN Đỗ Thị Lan - Nghiên cứu sinh K35, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 24/09/2018; ngày sửa chữa: 12/10/2018; ngày duyệt đăng: 23/10/2018. Abstract: In order to improve students’ reading comprehension skill in Literature, teachers are required to actively diversify their teaching methodologies. This article presents experiential teaching through the dramatization of Hoang Le Nhat Thong Chi (by Ngo Gia Van Phai) at Bac Son Secondary school in An Thi District, Hung Yen Province in order to develop students’ competence in general and their reading comprehension skill in particular. Keywords: Reading comprehension capacity, e...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản hoàng lê nhất thống chí của tác giả ngô gia văn phái (ngữ văn 9, tập 1) nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tại trường Trung học Cơ sở Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên - Đỗ Thị Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 41 Email: sunrise020988@gmail.com DẠY HỌC BẰNG TRẢI NGHIỆM QUA HÌNH THỨC KỊCH HÓA VĂN BẢN HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ CỦA TÁC GIẢ NGÔ GIA VĂN PHÁI (NGỮ VĂN 9, TẬP 1) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẮC SƠN, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN Đỗ Thị Lan - Nghiên cứu sinh K35, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 24/09/2018; ngày sửa chữa: 12/10/2018; ngày duyệt đăng: 23/10/2018. Abstract: In order to improve students’ reading comprehension skill in Literature, teachers are required to actively diversify their teaching methodologies. This article presents experiential teaching through the dramatization of Hoang Le Nhat Thong Chi (by Ngo Gia Van Phai) at Bac Son Secondary school in An Thi District, Hung Yen Province in order to develop students’ competence in general and their reading comprehension skill in particular. Keywords: Reading comprehension capacity, experience, dramatization. 1. Mở đầu Năng lực đọc hiểu (NLĐH) được hình thành và phát triển từ môn Ngữ văn (NV) trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập cũng như các nhiệm vụ trong cuộc sống. Nâng cao NLĐH cho học sinh (HS) trong dạy học đọc hiểu văn bản (ĐHVB) còn là một vấn đề lớn cần được các nhà giáo, nhà nghiên cứu phương pháp dạy học bộ môn quan tâm nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với thực tiễn dạy học ngày nay. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra kết quả và những đánh giá quá trình dạy học thực nghiệm thực tế đối tượng HS lớp 9 Trường Trung học cơ sở Bắc Sơn (Ân Thi - Hưng Yên) năm học 2016-2017 với hình thức dạy học bằng trải nghiệm kịch hóa đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) - tiết 23, 24, tuần thứ 5 trong chương trình NV9, tập 1 [1]. Sự hứng thú, chủ động, tích cực trong việc xây dựng bài học và kết quả kiểm tra, đánh giá NLĐH của HS đã phần nào cho thấy tính khả thi của hình thức dạy học này. Chúng tôi nhận thấy, đó là một hình thức dạy học phát triển được nhiều năng lực cho người học như: năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt là năng lực đọc hiểu. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề chung 2.1.1. Về đọc hiểu Đọc hiểu văn bản là cụm từ quen thuộc trong dạy học NV ở trường phổ thông. Có rất nhiều quan niệm về đọc hiểu, trong đó, có những quan niệm nổi bật sau: - Tác giả Nguyễn Thanh Hùng cho rằng “Đọc tác phẩm văn chương theo quan niệm của chúng tôi là giải quyết các vấn đề tương quan của cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, sau nữa là cấu trúc ý nghĩa” [2; tr 44]. - Trong cuốn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương (2003), tác giả Nguyễn Trọng Hoàn khẳng định: Đọc văn trong hoạt động dạy học tác phẩm văn chương nhằm mục đích rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS. “Đọc văn bao gồm vừa tri giác ngôn ngữ để cảm nhận hình tượng bằng mắt, vừa là quá trình chuyển hóa những chi tiết trực cảm thành những ấn tượng tâm lí bên trong. Và “Đọc chính là tự giác nhập thân vào những tình huống cảm xúc và các quan hệ vi tế của tác phẩm; đọc văn - thông qua tri giác cảm tính, chủ quan - cũng là một hình thức tham gia “đồng thể nghiệm nghệ thuật” với nhà văn” [3; tr 26]. - Tác giả Nguyễn Khắc Phi quan niệm: “ĐHVB là một hoạt động quan trọng và trực tiếp nhằm giúp HS đạt kết quả học văn trong mục tiêu NV - tích hợp nói chung khi học một văn bản” [4; tr 3]. Dù đứng trên bình diện nào, các nhà nghiên cứu về đọc hiểu trên đều thống nhất quan niệm, đọc hiểu là con đường khám phá văn bản của người đọc thông qua hoạt động giải mã kí tự nhằm thỏa mãn mục đích, nhu cầu cá nhân người đọc. Từ sự kế thừa tiếp thu quan niệm của những người đi trước, chúng tôi cho rằng: Đọc không phải đơn thuần là cách nhìn vào những kí tự, nhận biết và phát ra âm thanh của những kí tự ấy. Đọc là cách giải mã những kí tự câm lặng để hiểu được tư tưởng, ý niệm của tác giả gửi gắm trong đứa con tinh thần. Quá trình đọc giống như hành trình người đọc khám phá những chân trời mới trong văn bản (VB) để làm phong phú đa VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 42 dạng, giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Từ vận dụng những tri thức có được trong đọc hiểu, người đọc có thể hiểu sâu sắc về tự nhiên, con người và đời sống xã hội, từ đó có tư duy sắc bén giải quyết tốt các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống. 2.1.2. Về dạy học đọc hiểu văn bản Bàn về dạy học đọc hiểu là điều được nhiều tác giả nghiên cứu dạy học ĐHVB quan tâm. Trong đó, nổi bật lên là một số quan điểm sau: - Tác giả Trần Đình Sử - người có vị trí quan trọng trong công cuộc chuyển đổi từ hình thức giảng văn sang đọc văn đã phân tích bản chất dạy học ĐHVB là: - “Dạy cho học sinh một hoạt động phải làm việc với con chữ, với câu văn, với dấu phẩy, dấu chấm của văn bản để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó”; - “Là môn dạy đọc văn vừa thể hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của học sinh” [5; tr 13]. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong Phương pháp dạy học, những vấn đề cập nhật cho rằng, dạy học ĐHVB chính là “Dạy học sinh đọc ra các nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản, từ đó hình thành được kĩ năng đọc và biết vận dụng chúng vào trong cuộc sống có hiệu quả”. Qua đây, tác giả cũng lưu ý, trong dạy học ĐHVB có những yếu tố giấu mặt ẩn tàng, trong văn bản và người đọc: “Văn bản sẽ quy định cách thức đọc, phương thức đọc, còn người đọc là chủ thể tiến hành hoạt động đó” [2; tr 52]. Các quan niệm trên đều có ý nhấn mạnh dạy học ĐHVB là dạy cho HS chủ động, độc lập làm việc với văn bản, từ đó có thể đọc các loại VB khác nhau một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống. Theo chúng tôi, dạy học ĐHVB là quá trình tổ chức dạy và học của giáo viên (GV) và HS hướng tới đối tượng VB trong hoàn cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu nhất định. Trong đó, GV tổ chức, điều khiển và hướng dẫn người học, nhằm giúp họ tích cực, chủ động nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, thái độ học tập. Hoạt động dạy và học không tách rời, luôn có tác động qua lại, bổ sung cho nhau nhằm đạt được mục tiêu của GD-ĐT. 2.1.3. Về dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản văn học Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản văn học là cách GV tổ chức, hướng dẫn cho HS diễn lại nội dung các văn bản văn học. Trong quá trình diễn, HS được trải nghiệm đặt mình vào vai của nhân vật, được “sống” trọn vẹn, hóa thân vào nhân vật cụ thể để hiểu và cảm về nhân vật ấy. Có thể nói, đây là một hình thức dạy học thu hút, lôi cuốn được người học bởi các em được thể hiện bản thân, thỏa mãn tính tò mò, là trung tâm trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, hình thức này chưa được thực hiện nhiều ở những ngôi trường, những lớp học kém năng động bởi vẫn còn không ít GV ngại đổi mới, đầu tư thời gian, công sức cho công việc. 2.1.4. Về đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 (Ngô gia văn phái) được dạy học trong tiết 23, 24 thuộc tuần thứ 5 trong NV9, tập 1, là một bức tranh sinh động về chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung và sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh cùng lũ vua quan bán nước, hại dân. Có thể nói, trong thực tiễn dạy học đoạn trích này với cách dạy học truyền thống, HS ít tập trung chú ý, chưa tích cực hoạt động, chưa hứng thú, khiến giờ học buồn tẻ, nhàm chán. HS học theo hình thức ứng phó, ghi chép, học thuộc để kiểm tra bài cũ, để thi cử. Điều đó là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ học không cao. 2.2. Thiết kế bài học, mức độ đánh giá và kết quả đánh giá sau khi dạy học đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” bằng dạy học trải nghiệm kịch hóa văn bản 2.2.1. Thiết kế bài học Tiết 23 + 24 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14) Ngô gia văn phái I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Có những hiểu biết khái quát (nhân vật, sự kiện, cốt truyện) về thể loại tiểu thuyết chương hồi; - Hiểu biết về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ; - Hiểu biết sâu sắc một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. 2. Kĩ năng: - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ; - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc; - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, căm thù bọn cướp nước, bán nước hại dân; - Biết ơn thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu xây dựng nền độc lập; trân trọng, bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 43 4. Các năng lực hướng tới: Phát triển năng lực ĐHVB, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, tự quản lí. II. Chuẩn bị và phương pháp dạy học 1. Chuẩn bị - GV: + Sưu tầm tư liệu (bài báo, bài nghiên cứu, tranh ảnh, phim) về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ; + Đọc và chuẩn bị bài giảng; - HS: + Sưu tầm, tìm hiểu về Quang Trung - Nguyễn Huệ; + Đọc kĩ VB và soạn bài theo định hướng câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa. 2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp dạy học bằng trải nghiệm: hoạt động kịch hóa VB; - Phương pháp dạy học nhóm; - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của Trịnh Sâm và quan lại hầu cận được tác giả miêu tả như thế nào trong “Vũ trung tuỳ bút'' 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX là thời gian đầy những biến động dữ dội của xã hội phong kiến Việt Nam. Bên cạnh việc chúa Trịnh mải mê lộng hành ăn chơi sa đọa là một bù nhìn Lê Chiêu Thống vì lợi ích dòng họ đã “cõng rắn cắn gà nhà”, dọn đường cho quân Thanh vào xâm lược nước ta như đi vào chốn “không người”. Trước tình hình đó, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã dựng cờ khởi nghĩa đập tan mưu đồ của quân bán nước và cướp nước. Câu chuyện lịch sử đầy vẻ vang và hào hùng về lòng yêu nước đã được tái hiện một cách đầy đủ trong “Hoàng Lê Nhất thống chí” của dòng họ Ngô Thì. b. Tìm hiểu nội dung bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 HS đọc lướt chú thích sách giáo khoa GV hỏi: Nêu hiểu biết của em về nhóm Ngô gia văn phái? HS trả lời GV giới thiệu thêm. GV hỏi: - Em hãy giới thiệu vài nét cơ bản về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” - Gợi ý: Hoàn cảnh xuất xứ, thể loại, vị trí đoạn trích HS trả lời. GV giới thiệu thêm về tác phẩm. GV giới thiệu thêm về thể loại tiểu thuyết chương hồi GV hướng dẫn HS đọc chú thích; giải thích một số từ khó, chi tiết khó HS nghe giảng. GV hỏi: Đoạn trích có thể chia thành mấy phần, tóm tắt từng đoạn. HS trả lời GV hỏi: Nêu đại ý đoạn trích HS trả lời I. Đọc - Tìm hiểu chung 1. Tác giả Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì (làng Tả Thanh Oai). Trong đó là hai tác giả chính: - Ngô Thì Chí (1758-1788): em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống, tuyệt đối trung thành với nhà Lê. Ông viết 7 hồi đầu. - Ngô Thì Du (1772-1840): anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí. Học giỏi nhưng không đỗ đạt gì, làm quan dưới triều Nguyễn. Ông là người viết 7 hồi tiếp theo. - Những hồi còn lại do người trong dòng họ viết ở những thời điểm khác nhau. 2. Tác phẩm - Tác phẩm viết về những sự kiện lịch sử, chịu ảnh hưởng của lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. - Gồm 17 hồi tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn 3 thập kỉ cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. - Đoạn trích học thuộc hồi 14 viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh. 3. Thể loại - Tiểu thuyết lịch sử chương hồi. 4. Bố cục: 3 phần - Phần 1: (Từ đầu -> “hôm ấy nhằm vào 25 tháng chạp năm Mậu Thân 1788): Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế và thân chinh cầm quân diệt giặc. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 44 Hoạt động 2 GV hướng dẫn HS sử dụng thao tác đọc lướt lại đoạn trích. HS đọc lướt. GV: thuyết trình phương án dạy học phần hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa VB. HS lắng nghe. GV hướng dẫn HS cách biên soạn, chuyển thể sang thể loại kịch nói. HS thực hiện. GV điều hành lựa chọn HS vào vai diễn, hướng dẫn HS diễn theo kịch bản đã soạn. HS vào vai diễn TIẾT 24: Hoạt động 1: GV: - Chia tổng số HS ra thành 3 nhóm. - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các nội dung chính trong bài học. + Nhóm 1, 2: Cảm nhận về nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ + Nhóm 3: Sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. HS thực hiện GV tổ chức cho HS tổng kết trình bày kết quả. HS thực hiện - Nhóm 1 trình bày, nhóm 2, 3 nhận xét, bổ sung - Nhóm 2 trình bày, nhóm 1,3 nhận xét bổ sung. GV nhận xét, tổng kết lại vấn đề. - Phần 2: (Tiếp -> “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung . - Phần 3: (Còn lại): Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống. 5. Đại ý Đoạn trích dựng lên bức tranh sinh động về chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hoạt động dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa VB, hoạt động nhóm nhỏ VB kịch sau khi chuyển thể: - Cảnh 1: Được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế và thân chinh cầm quân diệt giặc. - Cảnh 2: Hành trình thần tốc của quân Tây Sơn từ Phú Xuân (Huế) đến thành Thăng Long. - Cảnh 3: Cuộc tấn công bách chiến bách thắng của nghĩa quân Tây Sơn và sự thảm bại của bè lũ bán nước, cướp nước. * Văn bản kịch gợi ý trong phần phụ lục bài giảng. TIẾT 24 1. Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ a. Quang Trung là người có hành động mạnh mẽ quyết đoán - Từ đầu đến cuối đoạn trích, Quang Trung là người có hành động xông xáo, nhanh gọn, quả quyết và có chủ đích. - Nghe tin giặc chiếm đến thành Thăng Long, Quang Trung không hề nao núng, việc đầu tiên ông lên ngôi, thân chinh cầm quân dẹp giặc. Việc làm này vừa thu phục được lòng người, vừa kêu gọi mọi người đứng lên dẹp giặc. - Chỉ trong vòng một tháng, Quang Trung đã làm được rất nhiều việc: lên ngôi, tuyển quân, duyệt binh, đốc quân ra Bắc dẹp tan giặc xâm lược. b. Quang Trung là người có trí tuệ nhạy bén - Sáng suốt khi quyết định lên ngôi: khi mấy chục vạn quân Thanh kéo vào nước ta, tình thế khẩn cấp nhưng Quang Trung đã quyết định lên ngôi để chính danh vị, thống nhất nội bộ, hội tụ nhân tài, dẹp yên kẻ có lòng dạ phản trắc. - Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta: lời dụ của ông với tướng sĩ binh lính ở Nghệ An trước lúc lên đường đã khẳng định rõ chủ quyền dân tộc, từ việc vạch trần tội ác dã tâm của giặc, nhà vua đã khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc, khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng nêu những tấm gương dũng cảm của ta từ xưa, lời dụ vừa chí lí chí tình nhưng cũng là lời răn đe nghiêm khắc. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 45 Nhóm 3 trình bày, nhóm 1, 2 nhận xét bổ sung. GV nhận xét, tổng kết lại vấn đề. HS ghi chép bổ sung. - Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi: trong dịp hội quan ở Tam Điệp, qua lời nói của vua Quang Trung với Sở và Lân, ông hiểu việc rút quân của hai tướng. Họ biết không chống nổi đội quân nhà Thanh nên phải rút lui để chờ tập hợp lực lượng hùng mạnh và có thời điểm thích hợp mới đối đầu. Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và trọng dụng cái tài “Đa mưu túc trí”. Ông tính dùng Ngô Thì Nhậm để dẹp việc binh đao. c. Quang Trung là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng - Mới khởi binh đánh giặc nhưng Quang Trung đã hẹn trước ngày chiến thắng. - Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã bàn với Ngô Thì Nhậm kế sách ngoại giao, nuôi dưỡng lực lượng, củng cố đất nước lớn mạnh. Ông nhận định: đối với địch thì có thể thắng nhưng đối với việc binh đao thì không bao giờ dứt vì nỗi sỉ nhục còn đó: “Chờ cho một năm nữa, cho ta được yên ổn và nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”. d. Quang Trung là người có tài năng quân sự lỗi lạc - Tài năng trong việc tổ chức đội quân thần tốc, tổ chức quân dội theo các đạo quân chặt chẽ. Cuộc hành quân của Quang Trung đến nay vẫn làm chúng ta không khỏi kinh ngạc: ngày 25 tháng chạp xuất quân, ngày 29 đến Nghệ An. Tại đây ông tuyển quân, duyệt binh, đọc lời dụ. Ngày 30 tháng chạp đã ra đến Tam Điệp, đêm 30 quân lên đường ra Thăng Long. - Tài năng của ông trong việc dùng quân đúng vị trí năng lực và sở trường của mỗi người. - Tài năng trong việc chỉ huy mỗi trận đánh với chiến thuật da dạng, lúc thì bí mật, khi bất ngờ dùng hư binh, khi thì táo bạo quyết liệt. e. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận - Quang Trung là một vị tướng chỉ huy thực sự. Ông thân chinh cầm quân dẹp giặc. Dưới dự lãnh đạo của ông, Tây Sơn đã thắng lớn. - Hình ảnh vua Quang Trung được khắc họa thật lẫm liệt: khói tỏa mù trời, cách gang tấc không nhìn thấy gì, nổi bật hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.  Hình ảnh vua Quang Trung được khắc họa đậm nét với tính cách: mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, tài dùng binh như thần, là người tổ chức, linh hồn của những chiến công vĩ đại. 2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi thảm của vua tôi Lê Chiêu Thống a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh - Tôn Sĩ Nghị kiêu căng tự phụ, chủ quan kéo vào thành Thăng Long dễ dàng cho là vô sự, không đề phòng gì. Đây là một quân đội không có kỉ luật, chúng hành động bừa bãi vô tội vạ. - Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng bất tài cầm quân nên không nắm được binh tình thời thế thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước nhưng y vẫn không chút đề phòng, mặc sức hưởng thụ vui chơi yến tiệc. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 46 - Khi quân Tây Sơn đến nơi, từ tướng đến quân đều là những kẻ hèn nhác. Tướng thì sợ mất mật nên chuồn trước, quân sợ hãi vỡ trận bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, mạnh ai lấy chạy, thân ai lấy lo. Chúng là một lũ tàn quân xéo về đất bắc. b. Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống - Lê Chiêu Thống và bề tôi của ông đã vì những lợi ích cá nhân của dòng họ mà mù mắt, đem vận mệnh dân tộc ra dâng hiến cho kẻ thù xâm lược. Sự hèn nhát, ích kỉ, tham lam đã đưa họ đến với cái kết chung của quân cướp nước. - Khi có biến, Lê Chiêu Thống đã cùng bề tôi trung thành đưa Thái hậu ra ngoài, cướp thuyền của dân, nhịn đói nhịn khát nhiều ngày chạy hòng thoát thân. Khi gặp Tôn Sĩ Nghị, chúng theo giặc về đất Bắc, cạo đầu tết tóc ăn mặc giống Thanh và cuối cùng gieo nhúm xương tàn nơi đất khách. c. Tổng kết nội dung bài học - Giá trị nội dung đoạn trích; - Giá trị nghệ thuật của đoạn trích. d. Vận dụng, liên hệ, mở rộng - Cảm nhận về hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ. - Từ đoạn trích, liên hệ vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong việc giữ gìn, xây dựng đất nước trong bối cảnh ngày nay. IV. Củng cố HS đọc lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. V. Dặn dò - Chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo); - Đọc lại toàn bộ đoạn trích, xây dựng sơ đồ tư duy về cuộc tiến quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn. 2.2.2. Mức độ đánh giá năng lực đọc hiểu Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những cách đánh giá kết quả giờ học khác nhau. Ở mỗi cách đánh giá đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dựa trên sự kế thừa, phát triển những quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với nội dung mục yêu cầu cần đạt trong dạy học ĐHVB văn học lớp 9 được đề ra trong Chương trình giáo dục phổ thông môn NV (Dự thảo ngày 19/1/2018), chúng tôi xây dựng khung định mức đánh giá năng lực đọc hiểu của HS lớp 9 cụ thể theo các mức độ như sau: - Mức độ 1: HS đạt điểm từ 4 trở xuống (NLĐH yếu kém); - Mức 2: HS đạt điểm 5,6 (NLĐH trung bình); - Mức 3: HS đạt điểm 7, 8 (NLĐH khá); - Mức 4: HS đạt điểm 9, 10 (NLĐH tốt). Căn cứ biểu điểm dựa trên mức độ đọc hiểu. có các mức như sau: - Mức 1: + Có thể xác định được loại thể của văn bản, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu và độc đáo được sử dụng trong VB, nêu được ý nghĩa (nghĩa tường minh và hàm ẩn) của VB, có thể phân tích vai trò của các chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề; + Nhận biết, đánh giá nội dung theo cách cảm, cách nghĩ, lập luận của cá nhân; nêu được ý nghĩa nhan đề VB; + Xác định được giọng điệu, cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác giả gửi gắm trong VB; + Chỉ ra, phân tích và đánh giá chủ đề của văn bản. - Mức 2: nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ, nhận biết được đặc điểm các thể loại, trong VB Văn học: + Với truyện thơ, HS phải nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của truyện thơ (Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu); + Với các truyện ngắn, HS cần phân biệt xung đột, mâu thuẫn bên trong với xung đột, mâu thuẫn bên ngoài. Phân tích được các xung đột, mâu thuẫn và vai trò của chúng trong câu chuyện; phân biệt và nhận xét được ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại với ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm; + Với thơ: nhận biết được thể thơ, nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua luật thơ, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ hoặc cách cấu tạo hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản; + Với kịch, biết được đặc điểm của loại thể, có khả năng liên hệ văn bản văn học với bối cảnh lịch sử sáng tác để hiểu văn bản hơn. - Mức 3: huy động vốn văn hóa, tri thức nội môn và liên môn, sự trải nghiệm của cá nhân trong những hoàn cảnh cụ thể để đưa ra cách nhìn nhận, kiểm chứng kiến thức thu nạp từ VB; từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, có những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB Văn học đã mang lại. - Mức 4: Đọc nâng cao và mở rộng: đặt VB trong mối tương quan với những VB khác để xem xét VB đa chiều và sâu sắc hơn; vận dụng những tri thức học được từ VB để giải quyết các vấn đề trong học tập và những vấn đề phức hợp trong cuộc sống. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 47 2.2.3. Kết quả (xem bảng và biểu đồ) Bảng kết quả năng lực đọc hiểu của HS sau khi dạy đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa Lớp Mức Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 9A (lớp chọn) 9C 9B Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Mức độ 1 0 0,0 0 0,0 4 10,0 Mức 2 3 7,1 4 10,0 25 62,5 Mức 3 19 45,2 24 60,0 8 20,0 Mức 4 20 47,6 12 30,0 3 7,5 Tổng số HS 42 100 40 100 40 100 Biểu đồ so sánh tỉ lệ % mức độ năng lực đọc hiểu giữa lớp chọn và thường Biểu đồ so sánh tỉ lệ % mức độ năng lực đọc hiểu giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 0 7,1 45,2 47,6 0,0 10,0 60,0 30,0 Chọn Thường 0,0 8,6 52,6 38,8 10,0 62,5 20,0 7,5 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 Mức độ 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Thực nghiệm Đối chứng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 442 (Kì 2 - 11/2018), tr 41-48 48 2.2.4. Nhận xét Qua việc phát phiếu điều tra hứng thú học tập theo hình thức này, chúng tôi nhận thấy một điểm chung nhất là các em khá hào hứng, thích được đóng kịch, thích được xem bạn diễn kịch, thích được thuyết trình trước lớp về sản phẩm của nhóm. Ở lớp chọn, các em khá mạnh dạn, tự tin, hoạt động nhiệt tình, sôi nổi. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít bạn chưa mạnh dạn thể hiện suy nghĩ cá nhân và thật sự hòa đồng với hoạt động của lớp. Qua phiếu đánh giá khách quan kết quả năng lực đọc hiểu và biểu đồ trên, chúng tôi nhận thấy, việc áp dụng hình thức dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa, đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) mang lại sự thay đổi kết quả theo chiều hướng tích cực. Cụ thể như sau: Biểu đồ 1: Mức độ năng lực đọc hiểu của các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng chênh lệch nhau ở con số đáng kể: - Ở lớp 9A, tổng số HS là 42, trong đó HS đạt mức 1 (kém) là 0; HS đạt mức 2 (trung bình) là 3, chiếm 7,1 %; HS đạt mức 3 là 19, chiếm 45,2 %; HS đạt mức 4 là 20, chiếm 47,6 %. - Ở lớp 9C, tổng số HS là 40, trong đó HS đạt mức 1 (kém) là 0; HS đạt mức 2 (trung bình) là 4, chiếm 10 %; HS đạt mức 3 là 24, chiếm 60 %; HS đạt mức 4 là 12, chiếm 30%. - Ở lớp đối chứng (9B), tổng số HS là 40, trong đó HS đạt mức 1 (kém) là 4, chiếm 10%; HS đạt mức 2 (trung bình) là 25, chiếm 62,5 %; HS đạt mức 3 là 8, chiếm 20,0 %; HS đạt mức 4 là 3, chiếm 7,5%. Sở dĩ có kết quả như trên bởi ở lớp thực nghiệm, các em là người chủ động trực tiếp “thi công” nhiệm vụ GV đưa ra. Các em rất hào hứng trong công việc của mình. Để giải quyết được yêu cầu bài học, các em phải đọc nhiều lần, ghi nhớ, phân vai, trao đổi, thực hiện qua các hoạt động đó khiến các em ghi nhớ và vận dụng được những kiến thức trong bài học. Với lớp đối chứng, các em chỉ việc ngồi nghe giảng, ghi chép và học thuộc, nhanh hiểu, nhanh nhớ nhưng không được áp dụng, gắn liền vào hoạt động trong học tập nên không hiểu sâu sắc kiến thức, không biết vận dụng. Biểu đồ 2: Trong sự đối sánh NLĐH giữa hai lớp thực nghiệm cũng có những kết quả chênh lệch rõ ràng. Tỉ lệ HS lớp chọn đạt mức 4 cao hơn so với lớp thường và tỉ lệ mức 3,2 thấp hơn với lớp thường bởi phần đa HS lớp chọn đều được chọn lựa qua các bài kiểm tra đầu vào từ đầu cấp. Các em có tư duy nhanh nhạy, có vốn sống, vốn hiểu biết và điều kiện học tập hơn so với các bạn lớp thường. 3. Kết luận Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản văn học là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao. Với hình thức này, GV trong vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt HS thực hiện các hoạt động theo ý đồ sư phạm của mình nhằm giúp HS không chỉ thu nạp lại được những kiến thức mà còn phát triển được những kĩ năng làm việc, hình thành những năng lực cần thiết cho việc học tập và làm việc trong cuộc sống. Với hình thức học này, HS được trở về vai trò, vị trí trung tâm của hoạt động dạy học. Các em chủ động trong việc đọc tác phẩm, chuyển thể sang văn bản kịch, tập và diễn kịch, hoạt động nhóm và thuyết trình kết quả hoạt động nhóm của mình. Trong quá trình hoạt động, các em hứng thú, chủ động trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch. Các em được vào vai, được “sống” trong nhân vật, là nhân vật và có tình cảm, cảm xúc, tâm hồn, đời sống nội tâm của nhân vật. Sự trải nghiệm ở các vị trí khác nhau như vậy sẽ giúp HS có được những hiểu biết sâu sắc. Như vậy, có thể khẳng định, dạy học ĐHVB Văn học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành, bồi đắp, phát triển, nâng cao các năng lực nói chung và đặc biệt là NLĐH nói riêng. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên, 2018). Ngữ văn 9 (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên, 2007) - Lê Thị Diệu Hoa. Phương pháp dạy học Ngữ văn trung học phổ thông - những vấn đề cập nhật. NXB Đại học Sư phạm. [3] Nguyễn Trọng Hoàn (2003). Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2000) (sách giáo viên). Ngữ văn 6 (tập 1). NXB Giáo dục. [5] Trần Đình Sử (2013). Đọc hiểu văn bản - khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay. Tạp chí Văn nghệ, số 28, tr 13-15. [6] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. [7] Nguyễn Trọng Hoàn (2005). Đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 9. NXB Giáo dục. [8] Nguyễn Trọng Hoàn (2004). Hình thành năng lực đọc cho học sinh trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí Giáo dục, số 79, tr 32-34. [9] Nguyễn Thanh Hùng (2013). Thăm dò đổi mới căn bản, toàn diện môn Ngữ văn trong giáo dục Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số 301, tr 7-9. [10] Nguyễn Thanh Hùng (2006). Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh. Tạp chí Giáo dục, số 140, tr 9-12.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09do_thi_lan_6221_2120122.pdf
Tài liệu liên quan