Cái tôi trữ tình trong thơ Miên Di - Đặng Thu Thủy

Tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Miên Di - Đặng Thu Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0060 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 59-66 This paper is available online at CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ MIÊN DI Đặng Thu Thủy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. miên di là một cây bút trẻ mới xuất hiện trên văn đàn những trong khoảng dăm năm gần đây những đã được đánh giá là một trong những tác giả trẻ sáng giá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cái tôi trữ tình trong thơ miên di là cái tôi luôn thường trực nỗi buồn và sự cô đơn; nỗi đau, nỗi bẽ bàng nhân thế và ý thức sâu sắc về bản ngã. Thơ anh có sức mạnh mãnh liệt của sự trải nghiệm đời sống. Những hình ảnh so sánh độc đáo, giọng điệu tưng tửng, hài hước, những kết hợp từ ấn tượng. . . góp phần làm nên một cá tính không trộn lẫn. Từ khóa: Cái tôi trữ tình, miên di. 1. Mở đầu miên di là một cây bút trẻ mới xuất hiện trên văn đàn những trong khoảng dăm năm gần đây. miên di sinh ra không phải để trở thành nhà thơ nhưng rồi thơ ca đã đến...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cái tôi trữ tình trong thơ Miên Di - Đặng Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0060 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 59-66 This paper is available online at CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ MIÊN DI Đặng Thu Thủy Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. miên di là một cây bút trẻ mới xuất hiện trên văn đàn những trong khoảng dăm năm gần đây những đã được đánh giá là một trong những tác giả trẻ sáng giá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cái tôi trữ tình trong thơ miên di là cái tôi luôn thường trực nỗi buồn và sự cô đơn; nỗi đau, nỗi bẽ bàng nhân thế và ý thức sâu sắc về bản ngã. Thơ anh có sức mạnh mãnh liệt của sự trải nghiệm đời sống. Những hình ảnh so sánh độc đáo, giọng điệu tưng tửng, hài hước, những kết hợp từ ấn tượng. . . góp phần làm nên một cá tính không trộn lẫn. Từ khóa: Cái tôi trữ tình, miên di. 1. Mở đầu miên di là một cây bút trẻ mới xuất hiện trên văn đàn những trong khoảng dăm năm gần đây. miên di sinh ra không phải để trở thành nhà thơ nhưng rồi thơ ca đã đến với anh như một duyên phận. Không gây hấn, gây shock, không tung phá, không đạp đổ, không giải thiêng không hạ bệ ai, không ồn ào, đánh bóng tên tuổi; giản dị, “như không”, nhưng không kém phần quyết liệt, sâu sắc, tràn đầy nội lực, thơ miên di có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả. Chính thức ra mắt năm 2013 với tập Thơ miên di (NXB Hội nhà văn), lập tức, miên di đã được đánh giá là một trong những tác giả trẻ sáng giá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tuy vậy, có thể do chưa có một độ lùi thời gian cần thiết nên cho đến thời điểm này, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ miên di còn khá ít ỏi. Có thể kể đến các bài viết đáng chú ý sau (chủ yếu mang tính chất phê bình, cảm nhận một cách chủ quan) như: 1. Những mũi khoan ý thức đau đớn trong thơ miên di, Du Tử Lê, dutule.com 2.Một cõi miên di, Trịnh Sơn, thethaovanhoa.vn 3. miên di và những trang viết của mình, Vũ Thu Huế, pleikucafe.com Ngoài ra, còn có một vài khóa luận, luận văn quan tâm đến Trường liên tưởng, Thế giới nghệ thuật thơ miên di và Đặc điểm thơ lục bát miên di. Nhìn chung, các bài viết và các công trình này đều đánh giá cao thơ miên di, khẳng định những nét đặc sắc trên các phương diện: thể thơ (thơ lục bát), hình ảnh, giọng điệu. Tác giả Trịnh Sơn còn tìm thấy sự đồng điệu giữa miên di và Bùi Giáng: “Thơ miên di có cái gì đó hao hao Bùi Giáng, nhưng lại không phải Bùi Giáng, một tâm lí bất an đến thương tổn. Thương tổn đến nỗi không còn thấy sự tổn thương. Thiền động” [1]. Vũ Thu Huế thấy ở anh một “nội lực tiềm tàng và một tài năng phóng khoáng” [2], Văn Công Hùng Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/5/2016 Liên hệ: Đặng Thu Thủy, e-mail: dangthuy118@yahoo.com 59 Đặng Thu Thủy lại thấy: “Thơ miên di mới đọc tưởng như hậu hiện đại, té ra lại rất bình dị. . . Chữ của anh tươi và đầy cảm giác với một biên độ cảm xúc khá rộng nhưng không loãng. Với thơ, anh vừa là xe cộ vừa là tuấn mã” [3]. Cho đến nay, vẫn chưa có một bài viết nào nghiên cứu trực diện về cái tôi trữ tình trong thơ miên di. Trên đây là những lí do khiến chúng tôi triển khai bài viết này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ miên di “Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình”. Theo Hê-ghen, “Nguồn gốc và điểm tựa của trữ tình là ở chủ thể và chủ thể là người duy nhất mang nội dung có thể quan niệm rằng, cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng cũng như bản chất của tác phẩm trữ tình” [4;18,19]. Cái tôi trữ tình vừa thể hiện cách cảm cách nghĩ của chủ thể vừa đóng vai trò sáng tạo tổ chức các phương diện nghệ thuật. 2.1.1. Cái tôi với nỗi bẽ bàng nhân thế Làm thơ khi đã ngoài 30 tuổi (tập Thơ miên di – tập thơ đầu tay xuất bản khi tác giả đã ngấp nghé 40) - cái tuổi không còn trẻ nhưng cũng chưa phải đã già, đủ cho anh có rất nhiều nghiệm sinh sâu sắc. Có một tuổi thơ không bằng phẳng, nhọc nhằn và nhiều bất hạnh, sống lang bạt kì hồ, trải qua nhiều thân phận khác nhau, từng sống trong tận cùng đói khổ, lăn lộn với những bậc cùng đinh, miên di nhìn đời bằng cái nhìn của sự trải nghiệm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự sa sút về đời sống tâm hồn, thiếu vắng tinh thần nhân bản: lối sống thực dụng, vị kỉ, nghèo cảm xúc, thậm chí vô cảm, vị kỉ, lãng quên quá khứ, cội nguồn. . . ngày càng hiện hữu rõ nét trong đời sống cộng đồng. Thơ anh không thiên về phơi bày, phê phán, lột trần hiện thực - điều mà không ít nhà thơ trẻ trước đó đã làm. Có những nỗi sầu, nỗi bẽ bàng nhân thế trong thơ anh. Đọc miên di, thấy đau, xót, nhiều khi đến gai người, đến ê chề nhiều hơn là hờn giận, bất bình. Trước đây, phần người và con trong mỗi người thường ở trong thế đối địch, người ta thường xem trọng phần “người”, coi thường cái phần “con”; đến khi cả một nền văn học tự vấn, tự nhận thức lại, mối xung đột đó được hòa giải, phần “con” hài hòa với phần “người”, con người là cả “thiên thần” và “ác quỷ”, sáng và tối, trắng và đen; đến miên di, táo tợn hơn, trước thực trạng nhân sinh hiện hữu, không ít lần anh muốn “sống phần muông thú” (người và con), “thử làm thú giữa hoang khê” (thử) bởi với anh, kiếp người này là một cơn mê, một cơn ác mộng, anh “sợ người làm bẩn tiếng chó tru”. Nỗi đau đớn có thật đó chắc hẳn khiến nhiều người đọc phải rùng mình lo lắng. Không tôn vinh, không ru vỗ con người, miên di nhìn thẳng vào hiện thực, cái nhìn kiểu “tỉnh táo, tỉnh khô, tỉnh bơ, tỉnh như sáo”, vì anh biết “cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn thấy được của đam mê” (Thanh Thảo). Những nhọc nhằn lo toan của kiếp người, những tác động trái chiều của nền văn minh vật chất đang khiến phần “Người” có nguy cơ bị suy thoái, anh muốn sống với phần “Con” - cái phần tự nhiên mà trong trẻo, nguyên sơ, đẹp đẽ. Thơ anh nhức nhối những tra vấn thân phận: thử vào bệnh viện ngày đông để nhìn vào cuộc chưa xong giật mình một vài mầm khóc sơ sinh dăm ba tiếng cú tâm linh gọi về (thử) Lăn lóc ở chốn nhân gian, 40 năm sống trên cõi đời chắc đủ để cho miên di thấm thía sự 60 Cái tôi trữ tình trong thơ miên di đời. Anh lo sợ trước căn bệnh vô tình, vô cảm, sống mà như đã chết, chẳng khác những thi hài vô tri của con người. Con người tự nhốt mình vào “những văn phòng huyệt mộ/ chôn cất ngày qua”, nơi ấy, con người trở thành xấp giấy than/ những tờ giấy không cần suy nghĩ/ sao chép giáo điều/ về sọt rác là xong. Những tưởng được hiện diện trên cõi đời này là điều đáng giá nhất, nhưng với anh thì đâu hẳn. Quan trọng là sống thế nào, sống ra sao: đi qua một cuộc hoài thai sợ người như những thi hài vô tri con tinh trùng được nghĩ suy hẳn rằng cân nhắc trước khi làm người (đi qua) Những câu thơ cứ như không, chẳng ra vẻ đạo mạo, triết lí, châm ngôn, nói cứ như chơi mà ngẫm ra lại đau đớn, chua chát, bẽ bàng đến tái tê. Đời sống của chúng ta, chẳng lẽ lại thế sao? Những câu thơ vừa như lời cảnh tỉnh vừa như lời cảnh báo để mỗi chúng ta có ý thức hơn về sự sống của chính mình. Sống trong xã hội hiện đại, chứng kiến những gì đang diễn ra từng ngày, suy nghĩ về nó, nhận thức được giới hạn của nó, thái độ của phần đông những người nghệ sĩ là phê phán, tâm lí nói chung là hoang mang và lo âu. Đó là nỗi lo lắng không thừa, lo gần, lo xa để con người ngày càng tiệm cận đến cái tốt đẹp, hoàn mĩ. Con người thừa hưởng những thành quả của xã hội hiện đại thì tất yếu cũng phải biết chấp nhận những giới hạn của nó. Các nhà thơ chưa thể và không thể cải tạo được xã hội song tiếng nói của họ ít nhiều cũng lay tỉnh được phần ý thức ở mỗi người. 2.1.2. Cái tôi cô đơn Nỗi buồn, sự cô đơn ám ảnh thường trực trong thơ miên di. Nỗi buồn luôn hiện diện như một thành phần tất yếu của cuộc sống, một thói quen, một nhu cầu tự thân: có hôm bận quá không buồn được muốn hẹn nỗi niềm qua hôm sau hôm sau bận quá không buồn được tôi thấy nỗi buồn lên cơn đau (bài này không biết đặt tên) Khó có thể điểm danh hết những từ đích chỉ hay những biến thể của nỗi buồn bởi nó tràn ngập trong thơ anh: quạnh hiu, tôi buồn sang tôi vui không?, buồn thiên thai, mảnh buồn thổ cẩm, bao nhiêu buồn một dung nhan, khúc jazz buồn, nhát blues buồn, vũng buồn, buồn cỏ, cỏ buồn, buồn trinh, nỗi buồn thặng dư, cánh buồn bay, nỗi buồn bụ sữa, buồn xinh, buồn câm, tín điều buồn, buồn thóc. . . (nhan đề các bài thơ của miên di). Nỗi buồn như một định mệnh ám ảnh, không thể tách rời cứ vận vào người thơ ngay cả những khi đáng mừng vui nhất: đám cưới nhà ai sao vui thế mà chữ vu quy cứ buồn buồn (không biết vì sao) Với miên di, nỗi buồn dường như là một chất phụ gia không thể thiếu của cuộc sống. Nó không khi nào vắng bóng, trong niềm vui đã ẩn chứa nỗi buồn: “em cười sao vẫn hở hang nỗi buồn”. Đây là nỗi buồn thời công nghệ: 61 Đặng Thu Thủy đêm mất ngủ đổ bóng mình lên status facebook buồn như một sân ga . . . đêm mất ngủ đổ buồn lên facebook cô đơn tôi lang chạ với không người (buồn trinh) Phải chăng những người có tâm hồn đa cảm, nghệ sĩ, có tâm hồn thi sĩ, có “nòi tình” như anh đều dễ buồn, dễ cô đơn hơn người. Nỗi buồn, sự cô đơn còn do thế thái nhân tình mang lại: những mảnh đời cơ cực, sự thiếu thốn của tình người trong thời đại kĩ trị, khi con người luôn có nguy cơ bị máy móc hóa, khi vô cảm trở thành một căn bệnh trầm kha: những cái tên vẫn còn trên điện thoại mà tấm lòng không cài được báo rung (báo rung) lòng như ví cộm toàn danh thiếp đếm hoài không đủ một thân quen (cộm) Đọc thơ anh thấy rõ dấu ấn của thời đại anh sống, thời mà đức tin cũng có giá tiền, thời của những “tâm hồn mã vạch”, “thời cảm xúc kim loại/ tổ ấm hợp kim/ thiên nhiên đóng hộp”, “từng vỏ người mang khuôn mặt iphone” (Tâm hồn mã vạch). miên di cảm nhận sâu sắc sự leo lét của đời người trong một xã hội không thiếu vật chất nhưng nghèo khó nhân tình: “đời nhen ta như đốm lửa/ tàn trong cái lạnh tay người” (lạnh tay người). Những người thân yêu nhất, sống cùng nhau mà nhiều khi trở nên xa lạ, cô đơn như những ốc đảo: anh và em bên nhau “như hai hộp cơm nằm cạnh nhau/ nguội lạnh” (khúc mộ), “mỗi thao thức không cùng một nỗi/ lăn bên nào cũng chẳng thấy được nhau” (vỡ), “anh vắng trong nỗi buồn em/ em vắng trong cơn vui anh/ trong chăn chiếu những giả vờ xa xôi”. . . (lục bát li thân). Với anh, ngay cả lửa cũng lạnh. Chẳng lẽ, con người hôm nay đang sống với nhau như thế ư? Sự mất tín hiệu giao cảm nhiều khi còn nguy hiểm hơn nhiều lần những mối hiểm nguy, thiếu thốn khác. Có những khi, người thơ đợi chờ đến khắc khoải: đợi chờ một tiếng gõ cửa buồn tôi không then đợi một người không hẹn nỗi buồn già hom hem (mười bốn ngày còn lại) Nỗi buồn bao giờ chẳng kết đôi cùng nỗi cô đơn, cô đơn vì một thân một mình cô lẻ đã đành, nhiều khi cô đơn ngay giữa chốn đông người: “một mình đứng giữa lòng không/ lòng không đứng giữa phố đông không mình” (trắng ngày), “hình như thành phố ngủ mê/ con đường nào cũng dẫn về không nhau” (lang thang). Có lúc, nỗi cô đơn bỏng rát thiêu đốt anh - một tâm hồn có lửa nhưng lại không đủ sức sưởi ấm chính mình, anh lo sợ mình sẽ “cháy cô đơn và vô nghĩa/ giữa cuộc đời” (lửa lạnh). Không phải không có những khi anh muốn trốn đời: tôi mơ làm con sóc trốn trong góc trăm năm nhìn đời qua kẽ lá sợ hãi và lặng câm . . . tôi mơ làm cây nấm trong góc tối xa xăm 62 Cái tôi trữ tình trong thơ miên di đợi bàn chân không đến quên lãng vào trăm năm . . . tôi mơ làm con dốc tôi mơ làm phiến đá. . . (mảnh buồn thổ cẩm) Thơ của ta trong những năm qua không xa lạ gì với những trạng thái tinh thần như thế. Chưa bao giờ, thân phận, bi kịch cá nhân, tâm trạng bất an, hoang mang lạc lõng, nỗi cô đơn, khắc khoải, sự dằng xé, bế tắc. . . (những khoảng tối mà thơ giai đoạn trước kiêng kị) lại được phơi bày một cách thành thực đến thế. Chính những trạng thái tâm hồn này sẽ dẫn đến những suy tư triết học. Cái tôi trong thơ những năm gần đây không đơn thuần là cái tôi cảm xúc mà còn là cái tôi chiêm nghiệm, triết lí. 2.1.3. Cái tôi suy tư về bản thể Nhiều người trách thơ trẻ hôm nay thờ ơ và nông nổi, thờ ơ trước nhân sinh, nông nổi với chính mình, chỉ loanh quanh với vài ba tình cảm vụn vặt riêng tư, nhưng đâu hẳn thế. Với những người cầm bút hôm nay, cái tôi như một điểm tựa để nhìn nhận về nhân sinh trong cái “cõi nhân gian bé tí” mà đầy rẫy những sự phức tạp và nhiêu khê khó lường này. Bằng sự nhạy cảm và trải nghiệm cá nhân, con người thời nay đang loay hoay đi tìm mình và tìm kiếm các giá trị. Trong những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều cá thể biệt lập, có bản sắc riêng khó trộn lẫn. Cái tôi có thiên hướng đào sâu vào mình, cái tôi nội cảm. Một trong những suy tư thường trực của cái tôi trữ tình trong thơ miên di là nỗi băn khoăn về bản thể, khát vọng kiếm tìm bản ngã. Cũng lạ cho miên di - một người cuộc đời lắm bão táp phong ba, thân thì động mà tâm lại tĩnh như thế. “muốn đi thật chậm để nhanh đến mình” (tôi nôn ra một chính mình), phải chăng là cách của anh? Trong vòng quay hối hả của cuộc sống ồn ã, xô bồ, miên di vẫn để cho lòng mình lắng lại, để sống chậm, để suy tư. Đời sống của anh có cái sôi nổi, mãnh liệt, náo nhiệt ở bên trong. đọc miên di, có cảm tưởng, không khi nào anh yên tâm về chính mình, anh luôn băn khoăn, mải miết kiếm tìm ý nghĩa của bản thể, ý nghĩa của sự sống, Trong anh luôn là một cuộc chạy đua, một cuộc đuổi bắt để tìm hiểu cho ra cái bản lai diện mục của mình: mệt không đuổi kịp chính mình hai con mắt mở vô minh ra nhìn (thử) một hôm đóng thế vai mình cái tôi rảnh rỗi vô hình rong chơi (một hôm đóng thế vai mình) gọt tôi vừa với chỗ nằm những thừa tôi đổ tận thăm thẳm buồn (những thừa tôi) miên di vừa sống vừa suy xét về sự sống của mình, luôn muốn giải phẫu mình, tự tách mình ra để soi ngắm, phán xét: “khi ta nhắc nhở chính mình/ có thằng ta khác đứng rình đúng sai”; tâm hồn có tật ngủ ngày/ đến đêm không ngủ cứ bày bừa ra/ sáng ra ta dọn chính ta/ thiếu vài mảnh vỡ, đủ là tôi chưa” (tình khùng). Mỗi con người nhiều khi không trùng khít với chính nó. Chính sự phong phú, bí ẩn, phức tạp của nó sẽ làm nên hương sắc của đời. thân mình ướm bóng của mình tôi không vừa với cái hình dung tôi (ướm bóng) 63 Đặng Thu Thủy Đã có một thời, cái tôi bị cho là nhỏ bé trước cái ta, nhưng rồi ngẫm lại thì đó là cái nhỏ bé bao la. Hành trình đi tìm và khẳng định mình của cái tôi cá nhân mấy chục năm qua đâu dễ dàng kết thúc. Đánh mất mình luôn là một nguy cơ hiện hữu: có khi lạc mất chính mình vườn lòng lại ngỡ cõi tình mượn vay cành cụt con kiến loay hoay nương theo đời lá gió bay lìa cành chiếc lá về cội đã đành còn con kiến nhót nọc lành về đâu (lạc) Trên hành trình đi tìm mình ấy, không phải không có những lúc quẩn quanh, bế tắc: “này con kiến nhỏ loay hoay/ đừng tưởng chỉ mỗi mình mày quẩn quanh” (quẩn quanh), “con sông hỏi chuyện con đường/ quanh co với những vết thương ổ gà/ cuối đường có biển không ta?/ biển của bọn tớ chính là bùng binh” (chuyện biển và đường). Nhưng anh luôn có một khát vọng: sống cho ra sống, sống dù vất vả gian truân cũng phải có ích cho đời: thôi thì làm miếng giẻ lau có bẩn cũng sạch được đâu đó rồi (giẻ lau) Là người thông minh, không ít khi anh phát hiện ra những nghịch lí: lửa có biết tự mình không là ấm nếu vắng cái hơ tay của kẻ rét âm thầm (lửa lạnh) ngón tay ta cũng trần truồng sao không xấu hổ cùng phường xác thân (vì sao nhỉ?) Anh thường đặt ra nhiều giả định để mà hình dung về sự đời: hôm nay tôi đổi sự đời ngược chỗ, đem hoang vu chuyển đến đông người, vàng và ngọc chỉ đáng làm nhà xí, chuyển niết bàn xuống chỗ lầm than . . . ngày mai tôi quay về vú mẹ, lớn ngược về nơi giao tử hoài thai, đi mãi đến nơi không còn khổ đau được nữa . . . nơi tôi gặp linh hồn mình đi lạc, mãi kiếm tìm thân xác bỏ hoang (tôi buồn sang tôi vui không?) nếu một ngày . . . là ngày anh không là anh sống ví thử làm người đàn ông khác người em nghĩ ra đi từ bài nhạc anh sơ sinh khi tóc đã bạc nhiều (tiếng vĩ cầm trắng) miên di nghĩ nhiều về lẽ sống chết. Với anh, đây “là cái thời sống và chết như nhau”, “có cái chết trước khi tắt thở” nhưng anh có sự lựa chọn của riêng mình: anh sống như thể ngày mai sẽ chết: “ngày qua là mỗi qua đời/ hôm nay ta sống như lời trối trăn”, đủ thấy lòng nhiệt tình với sự sống của nhà thơ. 64 Cái tôi trữ tình trong thơ miên di 2.2. Cái tôi trữ tình với một vài phương diện nghệ thuật đặc sắc Thơ miên di có những hình ảnh so sánh độc đáo, mang bản hiệu của riêng anh: đường đê như tiếng thở dài; mây trắng như khăn ai chít ngang chiều; lặng câm trong góc đời như cây đàn vỡ; thấy mình như nhà đổ, thấy mình như lịch rụng; anh hiền như giấc ngủ quên; hạnh phúc buồn như cái vấp chân; con tim im lìm như ổ khóa; ngày ngổn ngang như những que củi ướt; đêm như axit gặm mòn/ thân đau sau một trận đòn nhớ nhung; mẹ gầy như hạt lúa lép/ níu vào quê thân lúa xác qua mùa; đầu năm như gái dậy thì; câu thơ như gã bụi đời không tên; thấy đời như phố chợ/ thèm mình là cộ xe; cần một chút cay/ người vợ là ớt/ cần chút mặn/ người vợ đậm đà/ cần một mụn con/ người đàn bà toác mầm như hạt thóc; Anh, Tôi trời lỡ sinh rồi/ buồn như so đũa một đôi ngậm ngùi; lòng như một gánh chợ chiều/ nói thật thì ế nói điêu chả đành... Những hình ảnh so sánh mang đậm dấu ấn của xã hội ngày hôm nay: đời như con phố rải đinh/ đang phăng phăng sướng thình lình thủng săm; mà lòng như phố kẹt xe nhưng không có cái vỉa hè để leo; khui từng buổi sáng/ bằng cái thức dậy như bật nắp chai bia. . . Không “làm chữ”, không cao đạo, không du dương, mượt mà; rất thực, rất đời, rất giàu khả năng liên tưởng tưởng tượng... - đấy là miên di. miên di không có những chữ lạ. Các chữ rời trong thơ anh chả có gì đáng nói. Nhưng anh có nhiều kết hợp từ lạ, khơi gợi nhiều cảm xúc: nụ cười gầy, thặng dư nỗi buồn, bất hạnh lành lặn, mặt nước xanh xao, nỗi buồn già hom hem, cơn đau mù, chiều thiu, tiếng rao xanh muốt, đau êm, buồn ngon, tấm thân thập giá, đôi mắt miếu thờ, nụ hôn bánh thánh, vườn hoang tâm, thánh đường da thịt, tóc vỡ, xó ngày, nỗi nhớ nuột nà. . . Thơ anh có không ít những hình ảnh tương phản, những cách nói ngược: lửa lạnh, lửa co ro, đêm chói chang, ngày tối mịt, thênh thang trong tù túng, phẳng lặng ghập ghềnh, cơn hạnh phúc rất buồn, buồn ấm áp. . . Trong các kiểu giọng linh hoạt đa dạng của thơ miên di: giọng buồn thương, giọng suy tư, triết lí, giọng dứt khoát, quyết liệt. . . thì giọng khơi khơi, tưng tửng, có khi hài hước, giễu cợt là một kiểu giọng đáng chú ý, làm nên cái duyên riêng của anh. tóc em vẫn ở trên đầu mà tôi vuốt tóc lạc đâu mất rồi (đi qua) tự dưng thèm chút mủi lòng hồn như thớt ế lâu không được dùng (thèm được băm) đôi khi ta rất là bò đêm nằm nhai lại cho no nỗi buồn (nhai lại) ngày ngày ta sống tròn tròn cái gì vuông vắn phải mòn chẳng đau (sống tròn) đời như con phố rải đinh đang phăng phăng sướng thình lình thủng săm (tình khùng) mà lòng như phố kẹt xe nhưng không có cái vỉa hè để leo (tiếng động màu xanh) Thoảng qua, tưởng những câu thơ rất nông, rất nhẹ, như nói bông đùa, tầm phào vậy thôi; hóa ra lại không ít những ý tứ sâu xa. miên di không chuẩn bị cho người đọc một không khí trang nghiêm để nghe anh triết lí, anh nói theo cái lối riêng của mình, nhiều khi khiến người đọc thảng 65 Đặng Thu Thủy thốt bởi đang “chơi chơi” cùng thơ anh bỗng lại bừng ngộ ra một điều gì đấy; nếu không cẩn thận, rất có thể sẽ bỏ qua những tâm tình ở đằng sau tâm tình của anh. 3. Kết luận Thơ miên di tuy chưa đủ sức để trở thành một hiện tượng nhưng đã bắt đầu ghi được một dấu ấn rõ nét, góp phần làm phong phú đời sống thơ ca trong mấy năm gần đây. Hy vọng trong tương lai, với nội lực sẵn có, anh sẽ định hình cho mình một phong cách! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Những mũi khoan ý thức đau đớn trong thơ miên di, Du Tử Lê, dutule.com. [2] miên di và những trang viết của mình, Vũ Thu Huế, pleikucafe.com. [3] miên di, vanconghung.com. [4] Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -2000, Lê Lưu Oanh. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. ABSTRACT Lyrical ego in mien di’s poetry mien di is a new young writers appeared on the literary scene in recent years but he was considered as one of the brightest young authors of Central Highlands region. Lyrical ego in mien di’s poetry always includes sadness and loneliness; pain, humiliation and deep sense of ego. His poetry has intense power of the experience of life. The unique image comparison, pretty self-absorbed tone, humor, the impressive combination of words. . . contribute to a unique personality. Keywords: Lyrical ego, mien di. 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4175_dtthuy_0918_2132827.pdf
Tài liệu liên quan