Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới

Tài liệu Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0027 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 31-38 This paper is available online at ĐÀO TẠO NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP BỘMÔN KHOA HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC PHỔ THÔNGMỚI Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến thiết kế theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở chương trình được tích hợp thành các lĩnh vực khoa học. Vì vậy, để có thể thực hiện được chương trình phổ thông mới đó thì yếu tố không kém phần quan trọng là giáo viên có được năng lực để tổ chức dạy học tích hợp. Câu hỏi đặt ra là các trường sư phạm đã chuẩn bị tâm thế, trang bị kiến thức, năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên của mình như thế nào để ngay khi ra trường sinh viên của họ có thể thực hiện được chương trình mới này. Bài báo đã nghiên cứu về quy trình đào tạo năng lực dạy họ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0027 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 31-38 This paper is available online at ĐÀO TẠO NĂNG LỰC TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP BỘMÔN KHOA HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIÁO DỤC PHỔ THÔNGMỚI Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông mới dự kiến thiết kế theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở chương trình được tích hợp thành các lĩnh vực khoa học. Vì vậy, để có thể thực hiện được chương trình phổ thông mới đó thì yếu tố không kém phần quan trọng là giáo viên có được năng lực để tổ chức dạy học tích hợp. Câu hỏi đặt ra là các trường sư phạm đã chuẩn bị tâm thế, trang bị kiến thức, năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên của mình như thế nào để ngay khi ra trường sinh viên của họ có thể thực hiện được chương trình mới này. Bài báo đã nghiên cứu về quy trình đào tạo năng lực dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm. Xuất phát từ bản chất của dạy học tích hợp, nhiệm vụ mới của học sinh và vai trò mới của giáo viên để trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phải phát triển năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm. Cũng từ việc nghiên cứu khung chuẩn đầu ra cho sinh viên khối ngành sư phạm, đã đề xuất cấu trúc năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm. Từ đó đưa ra quy trình phát triển năng lực năng lực tổ chức dạy học tích hợp các bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm và thông qua quy trình này có thể đào tạo được đội ngũ giáo viên có năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học để đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới. Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lực tổ chức dạy học tích hợp, quy trình, giáo dục phổ thông, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Trước tình hình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới” [1]: Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hoà đức, trí, thể, mĩ của học sinh; Nội dung giáo dục tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Nội dung giáo dục phổ thông được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; Giảm số môn học bắt buộc; Tăng số môn học tự chọn,. . . Để thực hiện được chương Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 16/2/2017. Tác giả liên lạc: Hà Thị Lan Hương, địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 31 Hà Thị Lan Hương trình phổ thông mới, giáo viên phổ thông nhất là giáo viên dạy ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở phải có được năng lực tổ chức dạy học tích hợp. Vấn đề này đặt ra cho các trường đại học và cao đẳng phải làm thế nào để đào tạo sinh viên và bồi dưỡng giáo viên ở phổ thông có được năng lực tổ chức dạy học tích hợp này để có thể thực hiện được chương trình phổ thông mới trong giai đoạn tới. Trước yêu cầu đổi mới này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông” trong đó có năng lực dạy học tích hợp cần đào tạo cho sinh viên sư phạm [2]. Căn cứ vào chuẩn đầu ra của Bộ, các trường sư phạm đã xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên của trường mình để sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể dạy được chương trình và sách giáo khoa mới. Nhiều công trình nghiên cứu đã căn cứ vào chuẩn đầu ra cho sinh viên sư phạm của Bộ và Trường để xây dựng và đưa ra khung năng lực cho sinh viên sư phạm trong đó có năng lực dạy học tích hợp [3-5, 8]. Cũng như việc tổ chức dạy học tích hợp như thế nào để có thể huy động được kiến thức ở người học hướng đến mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh [5-7, 10]. Bài báo này đề cập đến quy trình phát triển năng lực tổ chức dạy học tích hợp các bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lí do cần phát triển năng lực tổ chức dạy học tích hợp các bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay * Đổi mới giáo dục theo xu hướng đổi mới và hội nhập với thế giới phải đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải đáp ứng được yêu cầu của người học và đặt ra vai trò mới cho người giáo viên Trong xu hướng hội nhập thế giới về giáo dục, học sinh là người tham gia tích cực, tự giác vào hoạt động học tập; là người được quyết định một phần (hay toàn bộ) chiến lược học tập của mình. Đồng thời học sinh cũng phải chịu trách nhiệm với kết quả học tập của mình về sự phát triển hiểu biết và phát triển nhân cách của chính mình. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, họ tự chiếm lĩnh tri thức, tổ chức việc chiếm lĩnh tri thức qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua phong cách học tập tư duy của mỗi cá nhân. Qua đó họ quay lại để tự điều chỉnh hành vi của chính mình và năng lực của họ được hình thành và phát triển. Chính vì giáo dục đối tượng học sinh như vậy nên vai trò của giáo viên phải thay đổi. UNESCO cho rằng vai trò của người giáo viên thế kỉ 21 có những thay đổi theo hướng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn, phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức, coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức đa dạng trong xã hội, phải biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kĩ thuật dạy học, phải tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường. . . Hội nghị Paris về giáo dục đại học nêu tóm tắt yêu cầu với một “Nhà giáo mới” phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lí cho một sự thay đổi cơ bản vai trò của họ”. * Xuất phát từ bản chất của dạy học tích hợp có thể phát triển năng lực cho người học Dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng 32 Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm... kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai [8, 9]. Như vậy, việc tổ chức dạy học tích hợp có thể: (1) Phát triển năng lực người học; Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học; (2) Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học; (3) Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại nội dung ở các môn học. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc tổ chức dạy học tích hợp cũng đặt ra những thách thức như: (1) Đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc cây dựng nội dung và thiết kế các hoạt động học; (2) Dạy học tích hợp đòi hởi giáo viên phải có đầu óc cởi mở, mềm dẻo và sẵn sàng đối đầu với nguy cơ cao; (3) Giáo viên cần tình nguyện đầu tư thời gian cần thiết cho việc thiết kế các hoạt động dạy học và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn thông tin đến từ các bộ môn khoa học khác nhau cũng như các nguồn thông tin mới của các vấn đề thực tiễn, xã hội khoa học; (4) Dạy học tích hợp có thể phá vỡ cấu trúc logic của các môn học truyền thống. Do vậy, tổ chức dạy xung quanh các chủ đề tích hợp vẫn cần có sự hệ thống hóa kiến thức giúp người học vừa thấy được kiến thức theo chiều dọc của sự phát triển logic môn học, vừa thấy được kiến thức chiều ngang trong mối quan hệ với các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác. * Đào tạo sinh viên sư phạm để sau khi tốt nghiệp có thể tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học năng lực là nhiệm vụ thiết yếu cho các trường sư phạm hiện nay Cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong dự thảo cuối cùng vẫn khẳng định: chương trình giáo dục phổ thông được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt sau mỗi cấp học; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục. . . tất cả đều theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Đổi mới giáo dục gắn liền với đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên. Đó là mối quan hệ nhân - quả. Khi nhận ra tính tất yếu của mối quan hệ đó, chúng ta mới hi vọng tìm ra giải pháp bảo đảm thành công của bất kì một sự đổi mới giáo dục nào. Vì vậy, chúng ta cần nhận ra xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông bởi vì đó là đơn đặt hàng cho nhà sư phạm. Từ trước đến nay, có nhiều quan điểm về việc đổi mới sư phạm đi trước, đi sau hay cùng song hành với đổi mới giáo dục phổ thông. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng phải khẳng định, đổi mới sư phạm gắn bó chặt chẽ, hài hòa và song hành cùng đổi mới giáo dục phổ thông. Đổi mới sư phạm là điều kiện thành công cho đổi mới phổ thông. Ngược lại, đổi mới phổ thông cũng đặt ra yêu cầu, “bài toán” cho đổi mới sư phạm về mục tiêu, nội dung, chương trình, tổ chức dạy học. Chính vì vậy, các trường sư phạm ngay từ bây giờ phải phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo cho sinh viên của mình để khi ra trường họ có thể tổ chức dạy học được các bộ môn khoa học mà họ đã được đào tạo. Sinh viên phải được trang bị các kiến thức về phát triển chương trình, tổ chức dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Nếu các trường sư phạm làm được như vậy kết hợp với mảng đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng trên thì đổi mới giáo dục phổ thông mới đạt được kết quả như mong đợi. 33 Hà Thị Lan Hương 2.2. Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới 2.2.1. Cấu trúc năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm Tổ chức dạy học tích hợp là cách thức tổ chức dạy học có nhiều nhân tố tham gia (giáo viên, học sinh, mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung chương trình dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá) trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh huy động tổng hợp được các kiến thức, kĩ năng, thái độ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết bối cảnh/tình huống nhất định; thông qua đó hình thành và phát triển được năng lực cho học sinh. Vậy năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm là năng lực tổ chức dạy học (từ việc thiết kế và phát triển chương trình - xây dựng chủ đề dạy học, xác định mục tiêu dạy học, lập kế hoạch tổ chức dạy học, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá) để học sinh huy động tổng hợp được các kiến thức, kĩ năng, thái độ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết bối cảnh/tình huống nhất định; thông qua đó hình thành và phát triển được năng lực cho học sinh. Với cách hiểu trên, cấu trúc năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm có thể được mô tả dưới dạng các tiêu chí như sau [1, 8, 9]: * Về kiến thức - Hiểu và nắm rõ bản chất của dạy học tích hợp, phân tích được xu hướng dạy học tích hợp từ đó nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp các khoa học ở nhà trường. - Nêu được các phương pháp dạy học tích hợp phù hợp với từng môn học/lĩnh vực khoa học. - Nêu được các hình thức tổ chức dạy học tích hợp phù hợp với với từng môn học/lĩnh vực khoa học. - Nêu được các phương pháp kiểm tra đánh giá sự phát triển năng lực của học sinh. - Phân tích được yêu cầu, khả năng dạy học tích hợp của các khoa học. - Trình bày được các nguyên tắc phát triển chương trình quán triệt dạy học tích hợp. - Nêu được những điều kiện bảo đảm cho việc dạy học tích hợp. * Về kĩ năng - Nhận xét được các chương trình môn học hiện nay ở phổ thông theo tiêu chí tích hợp. - Biết lập ma trận thể hiện nội dung tri thức tích hợp trong chương trình môn học ở phổ thông. - Xác định các mục tiêu tích hợp (cho một môn học hoặc chung cho nhiều môn học). Các mục tiêu này được tạo thành từ các hoạt động mà học sinh sẽ tương tác với các nội dung. - Thiết kế chủ đề tích hợp. - Phân tích khả năng dạy học tích hợp của một chủ đề, một phần, một chương trong chương trình môn học. - Xây dựng các bài tập tích hợp, thiết kế các nhiệm vụ học tập (mục tiêu cụ thể) của học sinh. - Thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài (xác định mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp, sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực học sinh,. . . ). - Triển khai kế hoạch dạy học tích hợp một chủ đề, một bài. . . - Tổ chức và quản lí đồng thời các hoạt động đa dạng của các học sinh khác nhau. 34 Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm... - Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực (cả trong và sau quá trình học tập) của học sinh. 2.2.2. Quy trình đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm Để sinh viên có được năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học, chúng tôi đưa ra quy trình đào tạo theo các bước dưới đây [9]: * Trang bị cho sinh viên lí thuyết về dạy học tích hợp Giai đoạn này, sinh viên được đào tạo để nắm rõ bản chất của dạy học tích hợp, xu hướng dạy học tích hợp từ đó nhận ra tính tất yếu của dạy học tích hợp các khoa học ở nhà trường. Ngoài ra, sinh viên biết phát triển chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp, kiểm tra đánh giá, tổ chức quản lí học sinh và các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức dạy học tích hợp. * Xác định mục tiêu tích hợp Trên cơ sở về lí thuyết dạy học tích hợp đã được học, sinh viên biết xác định mục tiêu tích hợp của bộ môn khoa học mà sau này mình sẽ giảng dạy ở phổ thông. Qua đó, phát triển khả năng tìm kiếm, chọn lọc, xử lí và liên kết thông tin cũng như các kĩ năng cần thiết như làm việc nhóm, trình bày, thuyết trình, phản biện, tự giải quyết vấn đề học tập. * Thiết kế chủ đề dạy học tích hợp - Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học tích hợp Sinh viên phải dựa trên các nguyên tắc sau đây trong việc thiết kế chủ đề để tổ chức dạy học tích hợp: + Đảm bảo tính khoa học và tiếp cận những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, đồng thời vừa sức với học sinh. + Đảm bảo mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục có thể được xem là mô hình nhân cách mong đợi sau khi học. Đó là những năng lực, thái độ, thói quen, hứng thú và tri thức đòi hỏi người học phải đạt được sau khi học. + Nội dung kiến thức từng chủ đề phải hướng vào hệ thống năng lực chung (cốt lõi) và năng lực chuyên biệt. + Đảm bảo đặc trưng bộ môn khoa học nhưng phải cân đối giữa lí thuyết và thực hành, gắn với thực tiễn liên môn với tinh thần coi kiến thức lí thuyết là nền tảng cơ sở, thực hành là mục đích. + Phù hợp với năng lực nhận thức của người học, với điều kiện thực tế của dạy học, của nhà trường, của địa phương. + Quán triệt tư tưởng tích hợp trong thiết kế chủ đề. + Đảm bảo tính kế thừa và hội nhập quốc tế. + Đảm tính giáo dục và giáo dục vì sự phát triển bền vững. + Tăng tính thực hành, tính thực tiễn, quan tâm đến những vấn đề mang tính xã hội địa phương. - Xây dựng chủ đề tích hợp theo tiếp cận năng lực Việc xây dựng chủ đề phải xuất phát từ mục tiêu tích hợp các năng lực riêng lẻ ứng với mục tiêu cụ thể về nội dung. Muốn xây dựng chủ đề tích hợp phải lập được ma trận quan hệ giữa hệ thống kĩ năng và nội dung kiến thức dưới dạng bảng sau: 35 Hà Thị Lan Hương Kĩ năng Nội dung a b c d e g A Ab B BaC Bd Bg C Acb - Cột Kĩ năng có thể là những kĩ năng hoặc các chủ đề nội dung định được trong một bài học, một chương, một phân môn, một bộ môn khoa học tích hợp, của tất cả các lĩnh vực môn học, cột Kĩ năng có thể dùng bảng động từ mục tiêu trong thang đánh giá của B. Bloom. - Cột Nội dung cũng lần lượt là những nội dung ở các phạm vi tương tự cột kĩ năng hay chủ đề nội dung. - Bảng quan hệ trên cũng cho thấy một hoạt động (kĩ năng được thực hiện) có thể tác động lên cùng một đối tượng (một nội dung) học tập và ngược lại một nội dung có thể là đối tượng tác động của nhiều hoạt động. - Bảng cũng cho thấy quan hệ kĩ năng và nội dung sẽ được xác lập theo nhiều mạch logic khac nhau và phạm vi khác nhau. Sự khác nhau đó tạo ra phạm vi tích hợp khác nhau. - Trong logic phát triển chướng trình theo tiếp cận năng lực thì cột kĩ năng được lập trước, tiếp đó là soạn nội dung trên cơ sở phân tích các thành phần nội dung môn học, và tiếp theo là tạo tình huống chứa đựng các vấn đề hay chủ đề tích hợp. Loại tích hợp, mức độ tích hợp phụ thộc vào tình huống, vấn đề, chủ đề tích hợp đó. - Bảng là công cụ hướng dẫn tích hợp quan trọng cho giáo viên và học sinh theo logic: Năng lực = Kĩ năng × Nội dung × Tình huống tích hợp, như vậy dựa vào bảng trên giáo viên hay người soạn chương trình thiết kế các tình huống tích hợp, hoạt động huy động vận dụng kiến thức, kĩ năng từ các nguồn để giải quyết vẫn đề có ý nghĩa. - Từ bảng cũng cho thấy chủ đề tích hợp có thể là kĩ năng, một năng lực chung, một năng lực chuyên biệt, hay có thể là các chủ đề nội dung, đối tượng học tập. * Lập kế hoạch tổ chức các chủ đề dạy học Giai đoạn này sinh viên cần căn cứ vào mục tiêu, chương trình môn học, sách giáo khoa ở phổ thông để lập kế hoạch tổ chức các chủ đề dạy học bao gồm: xác định mục tiêu của chủ đề (quan tâm đến mục tiêu phát triển năng lực); thiết kế các nhiệm vụ học tập; biên soạn kế hoạch dạy học bao gồm nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, dự kiến các tình huống diễn ra trong giờ học; các điều kiện đảm bảo cho việc dạy học. * Triển khai dạy học tích hợp Giai đoạn này sinh viên được triển khai các kế hoạch chủ đề dạy học đã xây dựng. Việc triển khai các kế hoạch này có thể thực hiện tại trường đại học hoặc ở trường phổ thông. Đây là giai đoạn quan trọng để đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên, vì vậy giai đoạn này cần được đánh giá dựa vào các tiêu chí được giảng viên đưa ra và hơn hết là tổ chức cho sinh viên xem xét, phân tích, suy ngẫm về hoạt động của họ với nhau để rút kinh nghiệm và điều chỉnh. 36 Đào tạo năng lực tổ chức dạy học tích hợp bộ môn khoa học cho sinh viên sư phạm... * Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh Giai đoạn này sinh viên phải căn cứ vào lí luận đánh giá theo định hướng năng lực, mục tiêu của kế hoạch chủ đề dạy học để xây dựng các tiêu chí đánh giá quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh để xây dựng các tiêu chí đánh giá có minh chứng kèm theo. Ngoài ra, sinh viên còn được đào tạo để nắm được các loại hình đánh giá theo định hướng năng lực như: bài kiểm tra viết, báo cáo thực hành, báo cáo kết quả dự án, kết quả quan sát của giáo viên, bảng kiểm, hồ sơ học tập. 3. Kết luận Một trong những điều kiện để thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng hiện nay là giáo viên phổ thông có năng lực tổ chức dạy học tích hợp và sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp có được năng lực tổ chức dạy học tích hợp để thực hiện chương trình mới này. Điều này có thể thực hiện thành công khi các trường sư phạm, các nhà quản lí và giảng viên phải vận dụng lí luận dạy học tích hợp trong việc thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Hiện nay, mặc dù chương trình giáo dục phổ thông chưa được ban hành nhưng qua nghiên cứu thực tế hầu hết các trường đại học và cao đẳng căn cứ vào lí luận khoa học của dạy học tích hợp và định hướng của chương trình giáo dục phổ thông để xây dựng chương trình đào tạo cùng với các chuẩn để đào năng lực tổ chức dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo còn gặp nhiều bất cập và hiệu quả đào tạo cần phải được đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện sau một thời gian nhất định. Bài báo đã đưa ra quy trình đào tạo năng lực tổ chức dạy học cho sinh viên sư phạm dựa trên bản chất của dạy học tích hợp, nhiệm vụ mới của học sinh, vai trò mới của giáo viên và cấu trúc năng lực dạy học tích hợp của sinh viên sư phạm với mong muốn đóng góp và hoàn thiện thêm trong quá trình tổ chức đào tạo năng lực này cho sinh viên sư phạm góp phần đổi mới giáo dục đào tạo nước nhà trong giai đoạn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Nxb Văn hoá Thông tin. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự thảo tháng 4/2015). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới. [3] Đặng Thị Thuận An, Trần Trung Ninh, 2016. Xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (6), tr. 7-86. [4] Nguyễn Thị Kim Dung, 2016. Xây dựng chuẩn đầu ra - Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), tr. 101-110. [5] Nguyễn Trọng Khanh, 2016. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), tr. 43-49. [6] Tưởng Duy Hải, Đỗ Hương Trà, 2016. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp phát triển năng lực huy động kiến thức ở người học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (1), tr. 3-11. [7] Hà Thị Lan Hương, 2015. Dạy học tích hợp vì mục tiêu phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 60 (6A), tr. 91-96. 37 Hà Thị Lan Hương [8] Hà Thị Lan Hương, 2015. Đào tạo năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học trong các trường cao đẳng, đại học miền núi phía Bắc, Lào Cai 06/2015, tr. 86-92. [9] Hà Thị Lan Hương, 2015. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học các môn học ở trường THCS theo tiếp cận tích hợp. Đề tài nghiên cứu KHGD cấp Trường, mã số: SPHN14-395VNCSP. [10] Vũ Thị Sơn, 2012. Dạy học tích hợp - Những vấn đề đặt ra đối với giáo viên phổ thông. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông mới, TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 175-185. ABSTRACT Developing teacher student’s capacity of integrated teaching in science subject to meet the requirement of general education innovation Ha Thi Lan Huong Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The renewal curriculum of general educaion is tending to design towards the orientation of developing student competences. In primary and secondary levels based on integrated approach by scienctific themes. So, is obvious that teacher capacity of teaching has been considered as an important factor to develop the renewal. Thereofore, the education schools which are responsibility of training teachers should prepaire and equip for their teacher students knowledge and skills to make them familiar with the renewal. The article identifies a process of training integrated teaching capacity for teacher students. Based on the nature of integrated teaching, student’s tasks and the role of teacher, the question that why we should develop integrated teaching capacity for teacher students will be addressed. In addition, a proposed outcome standard for education students will contribute to draw out a structure of integrated teaching capacity. Thus, we indicated a process of developing the capacity of integrated teaching in science subjects for teacher student to meet the requirements of general education innovation. Keywords: Integrated teaching, capacity of integrated teaching, process, general education, teacher student. 38

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4722_htlhuong_1_7099_2130320.pdf
Tài liệu liên quan