Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề Asean

Tài liệu Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề Asean: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0263 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 124-129 This paper is available online at ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT TIẾP CẬN THEO CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ ASEAN Phan Long Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong bài báo này chúng tôi muốn giới thiệu chương trình đào tạo Giáo viên kĩ thuật theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp chuẩn ASEAN tại Đại học sư phạm kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Từ khóa: Chương trình đào tạo, giáo viên kĩ thuật, chuẩn ASEAN. 1. Mở đầu Giáo dục nói chung, giáo dục kĩ thuật và dạy nghề nói riêng, năng lực dạy học của giáo viên được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng đầu ra cho người học. Thực tế dạy học cho thấy, năng lực dạy học của giáo viên kĩ thuật được hình thành và phát triển ngay khi họ còn là những sinh viên trong các trường đại học Sư phạm kĩ thuật. Từ nền tảng năng lực đã có, thông qua quá trình bồi dưỡng v...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0263 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 124-129 This paper is available online at ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KĨ THUẬT TIẾP CẬN THEO CHUẨN NĂNG LỰC NGHỀ ASEAN Phan Long Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh Tóm tắt. Trong bài báo này chúng tôi muốn giới thiệu chương trình đào tạo Giáo viên kĩ thuật theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp chuẩn ASEAN tại Đại học sư phạm kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Từ khóa: Chương trình đào tạo, giáo viên kĩ thuật, chuẩn ASEAN. 1. Mở đầu Giáo dục nói chung, giáo dục kĩ thuật và dạy nghề nói riêng, năng lực dạy học của giáo viên được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng đầu ra cho người học. Thực tế dạy học cho thấy, năng lực dạy học của giáo viên kĩ thuật được hình thành và phát triển ngay khi họ còn là những sinh viên trong các trường đại học Sư phạm kĩ thuật. Từ nền tảng năng lực đã có, thông qua quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, năng lực dạy học của họ sẽ được phát triển phù hợp với yêu cầu dạy học trong lĩnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, năng lực dạy học của phần lớn giáo viên kĩ thuật và dạy nghề ở nước ta nói chung và khu vực phía Nam nói riêng không đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học kĩ thuật trong giai đoạn xã hội phát triển như hiện nay. Trong bối hội nhập quốc tế, các cơ sở đào tạo nhất thiết phải chuẩn hóa nội dung, chương trình phù hợp nhằm đào tạo ra các công nhân kĩ thuật có năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Điều này đòi hỏi giáo viên kĩ thuật phải có năng lực dạy học phù hợp. Vì vậy, chương trình đào tạo giáo viên kĩ thuật nhất thiết phải được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của người lao động. Chuẩn nghề ASEAN là chuẩn năng lực nghề nghiệp được sử dụng cho người lao động trong cộng đồng các quốc gia ASEAN để họ có thể tham gia vào thị trường lao động của các quốc gia thành viên. Trong lộ trình gia nhập AFTA của nước ta, các cơ sở đào tạo nghề nhất thiết phải xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với chuẩn năng lực nghề nghiệp này. - Giáo dục đại học theo chuẩn năng lực AQRF [11, 12]. AQRF có cấu trúc các trình độ theo 8 bậc dựa trên thứ tự phức tạp của kết quả học tập, tức chuẩn đầu ra. Các bậc năng lực theo ARQF được mô tả dựa trên 3 nội dung chính: - Kiến thức và kĩ năng (knowledge and skills). - Sự ứng dụng (application). Ngày nhận bài: 10/7/2015. Ngày nhận đăng: 25/10/2015. Liên hệ: Phan Long, e-mail: phanlong@hcmute.edu.vn 124 Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề ASEAN - Trách nhiệm và sự giải trình (responsibility and accountability). Khung tham chiếu trình độ ASEAN mang tính chất tự nguyện và hỗ trợ việc xây dựng khung trình độ quốc gia một cách rõ ràng, có chất lượng ở các nước chưa có khung trình độ quốc gia. AQRF không yêu cầu thay đổi các hệ thống trình độ quốc gia đang có. Khái niệm “Năng lực”tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT và khái niệm “Tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia” tại Luật Việc làm 2013 tương tự như cách mô tả năng lực theo AQRF. Như vậy các chương trình đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế nói chung và chuẩn nghề ASEAN và chuẩn năng lực quốc gia là yếu tố rất quan trọng cho việc xây dựng chương trình đào tạo tại các trường đào tạo Giáo viên Sư phạm kĩ thuật. 2. Nội dung nghiên cứu Để tiếp cận việc đào tạo Giáo viên Sư phạm kĩ thuật theo chuẩn năng lực nghề ASEAN đòi hỏi các Trường Sư phạm kĩ thuật, các Khoa Sư phạm kĩ thuật cần phải vạch ra một lộ trình từng giai đoạn một cách cụ thể thì việc tiếp cận một cách phù hợp với thực tiễn và hiệu quả, hiện nay Viện Sư phạm kĩ thuật thuộc Đại học Sư phạm kĩ thuật đang tiến hành xây dựng chương trình đào tạo Giáo viên Sư phạm kĩ thuật theo mô hình 3,5 + 1. Đây là mô hình tiếp cận năng lực dạy nghề theo chuẩn kĩ năng nghề quốc gia mà hiện nay các trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp đang thực hiện và được lan tỏa rất mạnh mẽ. Như vậy mô hình trên được thể hiện như thế nào để giúp cho người Giáo viên kĩ thuật hình thành cả năng lực kĩ thuật và kĩ năng nghề quốc gia để dần đến tiếp cận theo chuẩn nghề ASEAN. Với mô hình trên trong 3 năm rưỡi Sinh viên được tập trung đào tạo sâu về Công nghệ kĩ thuật chuyên ngành để nhằm hình thành năng lực kĩ thuật cho lĩnh vực chuyên ngành, với trình độ Kĩ sư chuyên ngành và sau đó chương trình cộng 1 năm Sinh viên sẽ học tập về lĩnh vực Sư phạm kĩ thuật chuyên ngành cùng với chương trình rèn luyện về kĩ năng nghề hướng đến chuẩn quốc gia. Trong một năm cộng thêm này nhóm nghiên cứu chúng tôi thiết kế chương trình theo hướng linh hoạt cho học tập song song giữa kiến thức sư phạm tổng quát với sư phạm chuyên ngành và kĩ năng nghề của danh mục nghề phù hợp với chuyên ngành của Sinh viên theo đề cương sau: Chương trình khung Chương trình giáo dục đại học – khối ngành SPKT 1. Tên chương trình: Sư phạm Kĩ thuật 2. Trình độ đào tạo: Đại học 3. Ngành đào tạo: Sư phạm Kĩ thuật (Tên tiếng Anh: Technical Education) 4. Hình thức đào tạo: Chính quy 5. Thời gian đào tạo: 4,5 năm (3,5 + 1) 6. Mục tiêu đào tạo 6.1. Kiến thức - Có kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật công nghệ có liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. - Mô tả quy trình thực hành theo chuẩn nghề quốc gia. - Đánh giá được trình độ đầu vào và nhu cầu, đặc điểm ngành nghề của người học. - Có kiến thức về việc chuẩn bị và thực hiện quá trình dạy học trong giáo dục nghề nghiệp. 125 Phan Long 6.2. Kĩ năng a. Kĩ năng về dạy học - Thiết kế dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra. - Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. - Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. b. Kĩ năng về giáo dục - Có khả năng tích hợp các hoạt động giáo dục vào trong quá trình dạy học. - Vận dụng kĩ năng mềm (kĩ năng làm việc nhóm, tư duy hệ thống giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng thuyết trình) vào trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 6.3. Thái độ - Hình thành phẩm chất trính trị và nhân cách nhà giáo. - Xác định đúng vị trí và năng lực nghề nghiệp của mình trong công việc. 6.4. Khả năng phát triển - Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kĩ thuật công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp. - Học tập nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn và giáo dục nghề nghiệp. - Thực hiện nghiên cứu khoa học trong giáo dục nghề nghiệp. 6.5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp - Giáo viên kĩ thuật và dạy nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp và trung học trên toàn quốc. - Cán bộ kĩ thuật tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trên toàn quốc. - Cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại các trường và viện nghiên cứu. 7. Danh mục các môn học bắt buộc, tự chọn và phân bổ thời gian Tên môn học Tên tiếng Anh – mãmôn học Số tín chỉ Ghi chú Tổng Bắt buộc Tự chọn I. Khối kiến thức GDNN đại cương (Tâm lí Giáo dục) 8 8 1. Tâm lí học GDNN (TL đại cương, TL Sư phạm, TL lao động và Nghề nghiệp) Vocational Education Psychology VAEP 230191 3 3 2. Cơ sở khoa học về GDNN (GDHNN) Scientific Foundation For Vocational Education SFVE 220291 3 3 3. Quản lí hành chính nhà nước về GDNN State Administrative Management For Vocational Education SMVE 320391 2 2 126 Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề ASEAN II. Khối kiến thức Cơ sở ngành GDNN 8 8 4. Phương pháp giảng dạy General Teaching Methods GTMD 320390 4 4 5. Ứng dụng Công nghệ trong dạy học Application of technology in teaching ATTE 420690 2 2 6. Phương pháp nghiên cứu Khoa học GDNN Research Method In Vocational Education RMVE 320290 2 2 III. Kĩ năng giảng dạy chuyên ngành 5 5 7 Kĩ năng và phương pháp dạy học chuyên ngành Skills and major teaching Methods SMTE 320490 2 2 SV được trang bị kiến thức và kĩ năng về PPDH chuyên ngành kĩ thuật tại Viện SPKT 8 Thực tập KN dạy học chuyên ngành Vocational Teaching Skills Training VTST 320590 3 3 IV. Thực tập sư phạm Teaching PracticesTEPR 420590 5 5 SV được thực hành giảng dạy thực tế tại các trường cao đẳng và trung cấp V. Thực tập kĩ năng nghề (đạt chuẩn KN nghề quốc gia 4/7) Vocational Skills Practice VSPR 420690 10 10 1. Điện tử - Truyền thông 10 10 Tuỳ theo mỗi chuyên ngành đào tạo, sinh viên chọn các module thực tập kĩ năng nghề phù hợp được tổ chức tại Viện SPKT hoặc các khoa chuyên môn. 2. Điện – Điện tử 10 10 3. Cơ khí chế tạo máy 10 10 4. Kĩ thuật công nghiệp 10 10 5. Cơ Điện tử 10 10 6. Ô tô 10 10 7. Nhiệt – Điện lạnh 10 10 8. Xây dựng 10 10 9. Công nghệ may 10 10 10. Công nghệ thực phẩm 10 10 11. Công nghệ thông tin 10 10 12. Môi trường 10 10 Tổng cộng 36 36 127 Phan Long 8. Thực hành Kĩ năng nghề Số TC: 10 (0/10/20) Học phần Thực hành Kĩ năng nghề là học phần bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo Sư phạm Kĩ thuật chuyên ngành bậc đại học. Học phần này giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc gia dựa trên cơ sở kiến thức và kĩ năng kĩ thuật đã được tích luỹ được trong chương trình công nghệ tại các khoa chuyên môn. Tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành học, sinh viên được lựa chọn các nhóm kĩ năng nghề trong danh mục Kĩ năng nghề quốc gia phù hợp để luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đây là học phần rất quan trọng trong đào tạo Giáo viên kĩ thuật theo chuẩn kĩ năng nghề theo lộ trinh từ chuẩn năng lực nghề cấp trường đến chuẩn nghề Quốc gia và đến chuẩn năng lực nghề theo khối ASEAN [9, 10]. Kết thúc học phần này, sinh viên đủ điều kiện để dự thi đánh giá kĩ năng nghề quốc gia được tổ chức tại các Trung tâm đánh giá Kĩ năng nghề quốc gia do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội uỷ quyền. 9. Cơ sở vật chất phục vụ dạy học 9.1. Các xưởng, phòng thí nghiệm và các hệ thống thiết bị thí nghiệm quan trọng Các phòng học, phòng chuyên đề, xưởng thực tập chuyên ngành tại Viện SPKT, 848-Lê Văn Việt, Q9. 9.2. Thư viện, trang WEB Thư viện sách tại trường ĐH SPKT và Viện SPKT, Trang web Viện SPKT: www:vienspkt.hcmute.edu.vn 10. Đồ án tốt nghiệp 10.1. Đồ án tốt nghiệp sê kết hợp giữa Sư phạm và Kĩ thuật 10.2. Ngoài ra Sinh viên được khuyến khích học tiếng Anh ngoài giờ 3. Kết luận Trên cơ sơ nền tảng về năng lực kĩ thuật của Kĩ sư chuyên ngành được đào tạo trong ba năm rưỡi với một năm theo chương trình linh hoạt cùng với đội ngũ Giảng viên đủ tiêu chuẩn và cơ sở vật chất phù hợp, Sinh viên ngành Sư phạm kĩ thuật sẽ tiếp thu nhanh chóng một nghề với kĩ năng vững vàng cận với kĩ năng nghề quốc gia và theo lộ trình trên Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có nền tảng vững chắc cho việc bồi dưỡng năng cao để dần tiếp cận kĩ năng nghề ASEAN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Khánh Đức, 2007. Giáo dục Việt Nam – Đổi mới và phát triển hiện đại hoá. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Trần Khánh Đức, 2010. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Đào Việt Hà, 2014. Quản lí đào tạo theo năng lực thực hiện nghề kĩ thuật xây dựng ở các trường cao đẳng xây dựng. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. [4] Bùi Văn Hồng, 2011. Xây dựng mô hình dạy học môn Công nghệ 12 theo tiếp cận linh hoạt. Tạp chí khoa học giáo dục kĩ thuật, Đại học Sư phạm kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Số 18, tr 1 – 5. [5] Đặng Bá Lãm, 2003. Giáo dục Việt Nam những thập niêm đầu thế kỉ XXI – Chiến lược phát triển. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 128 Đào tạo giáo viên kĩ thuật tiếp cận theo chuẩn năng lực nghề ASEAN [6] Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân [7] Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, 2010. Giáo dục đại học, bảo đảm, đánh giá và hiểm định chất lượng. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [8] Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011. Sự hoà hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển. Tạp chí kiểm toán số 12. [9] Trung tâm bảo đảm chất lượng đào tạo, 2010. Chất lượng giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [10] AUN - QA, 2009. Sổ tay thực hiện các hướng dẫn bảo đảm chất lượng trong mạng lưới các trường đại học Đông nam Á/ Nxb ĐHQG, Hà Nội. [11] Imeldab B.Taganas, 2013. K to12: The Benefits and Effects it will bring to the Filipino Educational System, November. [12] Chartered Institute of Management Accountants (1014), CGMA Competency Framework. ABSTRACT Raising Vietnamese Technology Teachers up to ASEAN standards In this paper we introduce a training program that is to raise Technology Teacher professional capacity to meet ASEAN standards being used at the University Technical Education HCM (UTE HCM). Keywords: TPTT, ASEAN standards. 129

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3829_plong_5029_2178505.pdf
Tài liệu liên quan