Cải tạo đất – trồng bưởi trên vùng đất chuyển đổi

Tài liệu Cải tạo đất – trồng bưởi trên vùng đất chuyển đổi: CẢI TẠO ĐẤT – TRỒNG BƯỞI TRÊN VÙNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI Chuyên đề 1: 1/.Ủ phân chuồng bằng Nấm Trichoderma a/. Chuẩn bị nguyên vật liệu. - Xác bã thực vật: cỏ, lục bình, bèo, thân lá cây bắp, đậu, xác bã mía đã phơi héo. - Phân: dê, bò, trâu, heo, gà, vịt ... (tươi hoặc khô).     - Chất độn: một ít bùn đáy ao cá - Bạt nhựa tối màu. - Chế phẩm vi sinh vật Trichoderma. b/. Cách ủ phân - Bọc lót dưới đáy đống phân ủ bằng bạt nylon để quá trình tạo sản phẩm phân ủ không bị thất thoát và giúp giữ độ ẩm. - Rải một lớp xác bã thực vật dầy độ 20-30 cm xen kẽ với một lớp phân gia súc, gia cầm và chất độn chừng 5-10 cm. Dưới đáy có lót tấm bạt nylon để quá trình tạo sản phẩm phân ủ không bị thất thoát. -Tưới ướt đều Chế phẩm Trichoderma đã pha loãng lên từng lớp phân ủ, tạo ẩm độ (50-70%) cho đống phân ủ. Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp chặt một nắm phân ủ vừa đủ rịn nước. - Lặp lại tương tự cho đến hết khối vật liệu. - Phủ kín, che chắn và chèn kỹ bằng loại bạt nhựa tối m...

doc24 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cải tạo đất – trồng bưởi trên vùng đất chuyển đổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẢI TẠO ĐẤT – TRỒNG BƯỞI TRÊN VÙNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI Chuyên đề 1: 1/.Ủ phân chuồng bằng Nấm Trichoderma a/. Chuẩn bị nguyên vật liệu. - Xác bã thực vật: cỏ, lục bình, bèo, thân lá cây bắp, đậu, xác bã mía đã phơi héo. - Phân: dê, bò, trâu, heo, gà, vịt ... (tươi hoặc khô).     - Chất độn: một ít bùn đáy ao cá - Bạt nhựa tối màu. - Chế phẩm vi sinh vật Trichoderma. b/. Cách ủ phân - Bọc lót dưới đáy đống phân ủ bằng bạt nylon để quá trình tạo sản phẩm phân ủ không bị thất thoát và giúp giữ độ ẩm. - Rải một lớp xác bã thực vật dầy độ 20-30 cm xen kẽ với một lớp phân gia súc, gia cầm và chất độn chừng 5-10 cm. Dưới đáy có lót tấm bạt nylon để quá trình tạo sản phẩm phân ủ không bị thất thoát. -Tưới ướt đều Chế phẩm Trichoderma đã pha loãng lên từng lớp phân ủ, tạo ẩm độ (50-70%) cho đống phân ủ. Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách bóp chặt một nắm phân ủ vừa đủ rịn nước. - Lặp lại tương tự cho đến hết khối vật liệu. - Phủ kín, che chắn và chèn kỹ bằng loại bạt nhựa tối màu tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào và để giữ nhiệt độ, - Vào mùa mưa nên đào rãnh thoát nước xung quanh đống ủ. - Sau khoảng 10 ngày ủ, nấm và vi khuẩn đã phát triển nhân rộng và sinh nhiệt và có thể đạt nhiệt độ 50-600C. - Cần tưới nước bổ sung định kỳ (1-3 ngày/lần) đạt độ ẩm ban đầu, tạo điều kiện cho quần thể vi sinh vật có lợi tiếp tục phát triển trong phân ủ. - Có thể dùng một số cọc tre khoét rỗng ruột, chia đều khoảng cách xom thành lỗ (10-15 lỗ) cắm vào đống phân ủ để đổ nước tưới bổ sung. - Giở bạt ra kiểm tra, đảo trộn đều khối phân ủ 2-3 tuần một lần (không nén chặt) để tạo sự thông thoáng và phân bố đều nhiệt độ, ẩm độ. - Không nhất thiết bổ sung lượng đạm trong suốt thời gian ủ. c/. Sử dụng. Sau 45 – 60 ngày phân ủ hoai, tơi xốp (không còn ấm) có thể đem bón cho vườn. Bón lót giai đoạn chuẩn bị mô trồng (10kg/mô) Rải đều lên mặt líp ẩm ướt và xới vùi. Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm. Chuyên đề 1: KỸ THUẬT XỬ LÝ ĐẤT BẠC MÀU TRÊN VƯỜN CÂY ĂN TRÁI Để có thể tiếp tục canh tác được trên vùng đất bạc màu đưa lại hiệu quả kinh tế bà con cần phải cải tạo đất bằng các biện pháp tổng hợp như luân canh, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi... Trồng xen cây họ đậu trong vườn CAT vừa để bảo vệ, vừa cải tạo đất Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và SXNN bền vững (Trường ĐHNL TP-HCM) cho thấy: do truyền thống canh tác độc canh và kỹ thuật lạc hậu trong thời gian dài của nông dân vùng ĐBSCL nên nhiều diện tích ở đây đã bị thoái hoá nghiêm trọng biến thành đất bạc màu, ảnh hưởng lớn đến SXNN. Những loại đất xấu, đất bạc màu, đất thoái hoá thường mang những nhược điểm gây hại cho cây trồng như đất bị mất tầng canh tác, nghèo kiệt dinh dưỡng, đặc biệt là nghèo chất hữu cơ, bị khô hạn, chai cứng hoặc bị ngập úng nước, bị chua hoá, mặn hoá... do vậy mà hiệu quả SX thu được không cao. Để có thể tiếp tục canh tác được trên vùng đất bạc màu đưa lại hiệu quả kinh tế bà con cần phải cải tạo đất bạc màu bằng các biện pháp tổng hợp như luân canh cây trồng, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi... sau đây: - Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo lại đất bạc màu. Việc tưới tiêu nước chủ động, khoa học bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện được các đặc tính lý hoá trong đất, làm cho đất tơi xốp hơn, khả năng kết dính tốt hơn, giữ nước tốt hơn, giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn. - Biện pháp hữu cơ bao gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng, phân xanh,... để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Tuy nhiên khi sử dụng, phân hữu cơ phải được ủ hoai mục để không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho cây trồng. Ngoài ra có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, lá mía... để SX phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt. - Đa dạng hoá cây trồng nhằm đạt hiệu quả thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích canh tác đồng thời góp phần cải tạo đất bằng cách trả lại độ màu mỡ lâu dài cho đất bạc màu. Trên những vùng đất bạc màu bà con nên trồng xen hoặc luân canh cây trồng chính với các loại cây họ đậu như, đậu xanh, đậu nành, đậu phọng, bắp, khoai... vì chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt. - Che phủ đất cũng là một biện pháp rất thích hợp đối với những vùng đất bạc màu giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại và giữ ấm cho cây trồng, giúp phân phối đều nước không gây úng thối cho cây trồng, giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt sẽ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí hơn, giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt. - Biện pháp làm đất: Đặc điểm của đất bạc màu thường là khô, cứng do đó hạn chế xới xáo để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn; trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp tối ưu nhất. Nguyên nhân làm cho đất chua            Căn cứ vào trị số pH để chia đất thành các dạng: Đất chua (pH 7,5), đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch cải tạo và sử dụng đất hiệu quả hơn. Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K) xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua. Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg) do canh tác nhiều năm liên tục, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều. Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lâncũng làm đất bị chua. Biện pháp cải tạo Bón vôi là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhằm cải tạo độ chua của đất. Căn cứ vào độ chua của đất để quyết định lượng vôi cần bón. Khi bón vôi, dùng vôi xám tốt hơn vôi trắng vì có cả Ca và Mg. Trong quá trình canh tác tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng. Khi sử dụng phân hoá học, nên chọn loại phân trung tính hoặc kiềm như DAP, KNO3, Ca(NO3)2, lân nung chảy, Apatit, urê, Phosphorit, NH4NO3 Quản lý nước thích hợp, hạn chế dòng chảy, trồng cây che phủ đất kết hợp làm phân xanh. Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất, làm giảm hệ sinh vật đất, giảm lượng hữu cơ trong đất.               Ảnh hưởng độ chua của đất đối với cây trồng              Đặc điểm của cây ăn trái ưa đất gần trung tính và có phản ứng rất tích cực với việc bón vôi. Nếu trồng trong điều kiện đất có pH thấp, cây dễ bị nhiễm bệnh, năng suất và chất lượng đều giảm sút. Để đảm bảo vườn CAT sinh trưởng, phát triển tốt người trồng thường xuyên kiểm tra độ pH đất; tùy theo độ pH của đất để quyết định lượng vôi cần bón theo bảng hướng                 Bảng hướng dẫn lượng vôi cần bón cải tạo độ chua của đất Thực tế ở Cù Lao Dung là vùng đất trồng CAT mới so với các vùng khác trên địa bàn tỉnh, nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng đất chưa tốt dẫn đến đất bị chua. Điều này chứng tỏ đối với những vùng trồng CAT khác trên địa bàn cũng có thể đang ở trong tình trạng giống như Cù Lao Dung; do vậy, các cơ quan chuyên môn Ngành nông nghiệp cần tích cực khuyến cáo các hộ dân đang trồng CAT. Phải đặc biệt quan tâm và có kế hoạch bón phân hợp lý để cải tạo độ chua của đất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Giải pháp hạn chế tác hại nhiễm mặn đến cây ăn trái Hiện nay mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, gây ảnh hưởng xấu đến vườn cây ăn trái của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung, Cù Lao Dung nói riêng Khả năng chịu mặn của các loại cây trồng rất khác nhau, tùy thuộc vào giống, loài cây, tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, tùy thuộc vào độ mặn của nước tưới, số lần tưới Do đó, để hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho cây trồng, các nhà vườn cần lưu ý những vấn đế sau: 1. Tác hại của việc cây ăn trái bị nhiễm mặn: Khi cây ăn trái bị nhiễm mặn sẽ làm cho cây không hút được nước, không hấp thu được dinh dưỡng, nếu bị nặng sẽ làm cây bị ngộ độc, cây héo và chết. Do đó, nếu tưới nước mặn cho cây khi nồng độ mặn vượt qua ngưỡng chịu đựng của cây sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của trái cây, nếu bị nặng sẽ làm chết cây. 2. Khả năng chịu mặn của một số giống cây ăn trái: - Nhóm chịu mặn dưới 0,1%: sầu riêng, măng cụt, bòn bon - Nhóm chịu mặn từ 0,14 - 0,2%: cacao - Nhóm chịu mặn từ 0,2 - 0,3%: cam chanh, bưởi, chuối - Nhóm chịu mặn từ 0,3 - 0,4%: xoài, dừa. Xoài ghép trên gốc xoài ghép xanh, - Nhóm chịu mặn từ 0,4 - 0,6%: cam quýt ghép gốc cam 3 lá - Nhóm chịu mặn từ 0,6 - 1%: Sapo, Mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát. - Trên đây là ngưỡng gây hại khi cây vườn cây ăn trái bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, cây còn nhỏ, cây đang mang lá non, mang trái thì cây có sức chịu đựng kém hơn cây trưởng thành có bộ lá già. Ngoài ra, nếu chúng ta tưới nước mặn nhiều lần và nhiều nước trong mỗi lần tưới thì nồng độ mặn trên mặt liếp sẽ tăng; 3. Các giải pháp hạn chế tác hại của mặn đến cây ăn trái: - Đo kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước tưới cây. - Nếu nước mặn vượt trên ngưỡng chịu đựng của cây trồng thì đợi con nước kém hoặc nước ròng (lúc này độ mặn giảm thấp) đo kiểm tra độ mặn, nếu nước tốt thì bơm nước vào mương vườn và đóng cống trữ nước lại trong mương. Lưu ý, lớp nước trên mặt ít mặn hơn lớp nước phía dưới. - Khoảng 15 và 30 âm lịch, khi nước sông dâng cao, nên đóng chặt cống đập, không để nước xâm nhập vào mương vườn vì lúc này nước sẽ có độ mặn cao. Nếu nước mặn đã lỡ xâm nhập vào mương thì nên đóng cống và bơm tháo nước ra, đợi nước có triều thấp, kiểm tra lại độ mặn, nếu nước tốt thì bơm vào trữ trong mương vườn. - Tủ gốc (nếu có điều kiện thì che chắn cả mặt liếp) để giảm bốc hơi nước cho liếp. - Hạn chế tưới nước cho cây: Giảm số lần tưới và lượng nước tưới ở mức thấp nhất. Chỉ tưới cho cây với lượng nước rất ít, đủ cho cây không bị héo lá vì tưới nhiều lần và tưới nhiều nước, chúng ta đã đưa nhiều muối lên trên vườn cây ăn trái. - Chú ý không để mặt đất bị khô nứt. - Bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho cây: + Bón phân qua rễ: Cung cấp phân đạm, Kali để tăng khả năng chịu mặn của cây. Sử dụng phân đạm dạng Urea, hoặc SA và Kali trắng K2SO4. + Bón vôi bột CaO hoặc thạch cao CaSO4 + Phun phân bón lá chứa nhiều đạm và Kali như KNO3 hay các loại phân bón lá khác. - Phun hormone để giúp tăng khả năng hút nước cho cây: Phun các chất có hoạt chất là Brassinosteroid như: Nyro 0.01SL, Comcat 150WP, Super Humic - Cung cấp vi sinh vật vùng rễ qua các loại phân hữu cơ vi sinh. Ghi chú: Có thể sử dụng dụng cụ đo độ mặn đơn giản với giá thấp hơn 100.000 đồng/chiếc hoặc Khúc xạ kế với giá từ trên 1 triệu đến trên 2 triệu đồng/chiếc tùy thuộc vào hãng sản xuất và chất lượng sản phẩm. Sự cộng hưởng giữa tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng với lưu lượng nước và lượng phù sa đổ về từ thượng nguồn sông Mê kông ngày càng sụt giảm khiến độ phì của đất canh tác giảm sút, tình trạng hạn mặn gia tăng. Thêm vào đó, nhiều khó khăn, bất cập phát sinh do tập quán canh tác chưa phù hợp của nông dân cũng gây tổn hại đến đất trồng, làm chất lượng của đất ngày càng giảm. Quản lý cỏ và tưới đúng cách giúp khắc phục sự suy giảm chất lượng đất Theo PGS.TS Trần Kim Tính, chuyên gia về dinh dưỡng cây trồng, Trưởng phòng Thí nghiệm chuyên sâu, ĐH Cần Thơ thì độ phì của đất phụ thuộc vào tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đất và các nhóm yếu tố này được liên kết bởi chất hữu cơ trong đất. Trong đó, tính chất hóa học của đất được nông dân chú ý hơn thông qua việc bón phân hóa học (dù chưa đủ chủng loại); tuy nhiên, tính chất vật lý và sinh học của đất chưa được nông dân và cán bộ kỹ thuật quan tâm đúng mức. Trong khi đó, tính chất vật lý và sinh học của đất lại có vai trò rất quan trọng đến độ phì của đất.   Hiện trạng suy giảm chất lượng đất Đối với vườn cây ăn trái, nguyên nhân làm giảm chất lượng đất vườn gồm: Nhà vườn chủ yếu bón phân NPK, bổ sung không đủ các nguyên tố trung vi lượng. Bón thiếu vôi và phân hữu cơ (do bón không đủ hoặc bón không đúng cách) dẫn đến đất bị chua (độ pH giảm dưới 5). Hoặc bón vôi nhưng không bổ sung các yếu tố dinh dưỡng khác cũng dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Nhà vườn quản lý cỏ không tốt, mặt liếp không được cỏ che phủ cộng với cách tưới không đúng (tưới bằng vòi phun với giọt nướ lớn) dẫn đến hiện tượng rửa trôi, trực di sét làm mặt liếp vườn bị lèn mặt, nén dẽ. Theo một số nghiên cứu, đất canh tác bón nhiều phân đạm (urê) và kali lâu năm, và nhất là điều kiện nóng, ẩm mưa nhiều như ở ĐBSCL thì sự suy thoái của đất diễn ra khá nhanh chóng. Khi đất bị suy thoái, khoáng sét trong đất bị phá hủy, đất mất dần cấu trúc, trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước và kết dính đóng váng khi khô, đất trở nên bí chặt kém thông thoáng Ngoài ra, hóa chất sử dụng trong xử lý ra hoa bằng cách tưới vào đất cũng làm cho chất lượng đất bị ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn như trường hợp tưới chlorate kali để xử lý ra hoa nhãn tiêu da bò, chlorate kali đã oxid hóa chất hữu cơ trong đất làm chất hữu cơ trong đất vườn nhãn bị giảm nghiêm trọng. Những hiện tượng “vàng đầu” trên cây có múi; chết đọt, chổi rồng trên nhãn ít nhiều đều có nguyên nhân từ sự suy thoái của đất vườn.   Giải pháp khắc phục Giải pháp đối với đất vườn cây ăn trái: Lên liếp đúng cách; kiểm tra độ chua của đất, điều chỉnh pH về mức 6 - 6,5 thông qua việc bón (tưới) vôi; quản lý cỏ trong vườn hợp lý; tưới đúng cách; bón phân đầy đủ, cân đối, bổ sung phân trung, vi lượng và humic cho đất vườn; xới xáo, phá váng lớp đất mặt. Các biện pháp vừa nêu ngăn chặn sự suy thoái của đất vườn, từng bước tăng dần độ phì của đất giúp việc canh tác cây ăn trái hiệu quả và bền vững hơn. pH và một số biện pháp kiểm tra pH đất. Chỉ số pH là gì? pH hay chỉ số pH (còn gọi là độ pH) là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Phản ánh tính chất kiềm hay acid của một môi trường nào đó, trong bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến độ pH của đất. pH = 7 : Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng pH > 7 : Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat, pH < 7 : Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh Trên thực tế các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ta phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng này thường không phù hợp để trồng trọt. Cách lấy mẫu thử pH đất Để có kết quả chính xác cho cả khu đất, ta nên lấy mẫu đất ở 5 vị trí trên khu đất (lấy ở 4 góc và ở trung tâm) nếu diện tích đất lớn, có thể tăng số lượng mẫu đất để có kết quả chính xác hơn. Ở mỗi vị trí lấy đất bà con đào hố 50 x 50 x 50 cm, sau đó dùng xẻng hoặc dụng cụ tương tự, xấn đất từ trên mặt đất xuống đáy hố với khoảng cách 40cm. Mỗi vị trí lấy 0.5 kg đất Sau đó trộn đều các mẫu đất với nhau, phơi khô, tán nhỏ, loại bỏ rác, tạp chất và rễ cây. Cân lấy 100g rồi cho vào chai nhựa chứa 0.5 lit nước sạch (nước cất càng tốt) khuấy đều, để lắng 30 phút, rồi chắt lấy phần nước để đo pH Những cách đo pH của đất Cách điều chỉnh độ pH của đất trồng Để đo pH của đất, có nhiều phương pháp: đo bằng máy, đo bằng giấy pH, đo bằng hóa chất. Đo pH đất bằng máy do pH: Máy đo cho kết quả chính xác hơn, có thể sử dụng nhiều lần, tuy nhiên chi phí đầu tư máy cao, việc bảo dưỡng khó khăn. Máy này bà con có thể liên hệ với các đại lý thuốc bảo vệ thực vật để tự trang bị, khi mua máy sẽ có hướng dẫn sử dụng đi kèm. Cách đo thường là nhúng kim đo vào mẫu thử, trên máy sẽ có đồng hồ hiển thị chỉ số pH của mẫu thử. Máy đo pH của đất Đo pH đất bằng hóa chất: Đo bằng hóa chất thường ít được sử dụng, do phải điều chế hóa chất và phải đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất đó mới có kết quả chính xác, thường chỉ áp dụng trong các phòng thí nghiệm, hoặc người có chuyên môn về hóa chất. Các chất thường dùng như sau: Methyl Red:  Biến thành màu đỏ khi pH từ 4 trở xuống, biến thành màu vàng khi pH từ 7 trở lên. Giữa khoảng pH 4 và pH 7, dung dịch đổi màu từ đỏ, đỏ cam, cam, và vàng. Bromthymol Blue:  Chuyển thành màu vàng ở pH 6 trở xuống và màu xanh dương ở pH từ 8 trở lên, giữa pH 6 – pH 8 dung dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang vàng xanh, xanh lá cây, sang xanh dương. Phenolphthalein:  Khi ở pH < 8 sẽ không có màu và sẽ đổi màu đỏ ở pH trên 10. Do đó, khi sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH, chúng ta chỉ có thể đo được pH trong khoảng cố định nào đó thôi chứ không thể nào xác định cụ thể là nước có pH chính xác là bao nhiêu. Ví dụ như trong trường hợp sử dụng Bromthymol Blue, ta chỉ biết được pH của nước hoặc thấp hơn 6 (khi nước có màu vàng), từ 6-8 (khi nước có màu chuyển tiếp), hoặc cao hơn 8 (khi nước có màu xanh dương). Đo pH đất bằng giấy đo pH (giấy quỳ tím): Đây là phương pháp thường được nhiều bà con sử dụng, do chi phí rẻ, kết quả cho độ chính xác cao, dễ thực hiện. Để đo bằng phương pháp này, bà con chỉ cần ra các đại lý thuốc bảo vệ thực vật, mua một hộp giấy đo pH, sau đó nhúng giấy vào dung dịch mẫu thử, giấy thử sẽ đổi màu, bà con chỉ cần so sánh màu với bảng màu in trên nắp hộp, có 14 thang màu tương ứng với 14 thang đo pH Đo pH đất bằng giấy quỳ tím Hy vọng bà con có thêm cái nhìn chính xác về pH của đất, cũng như lựa chọn được cho mình phương pháp để tự đo pH, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp với đất canh tác. Nhân thức đầy đủ và thực hiện các giải pháp phù hợp để hạn chế sự suy giảm chất lượng đất canh tác là yêu cầu rất cần thiết trong giai đọan hiện nay nhằm hướng tới các biện pháp canh tác an toàn, sản phẩm sạch và bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Chuyên đề 3 KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI DA XANH Thiết kế vườn trồng bưởi da xanh 1. Trường hợp đất mới: Áp dụng kỹ thuật đào mương lên liếp, công việc này nhằm mục đích xả phèn, mặn và nâng cao tầng canh tác. Mương thoát và tiêu nước có chiều rộng từ 1-2m, liếp có kích thước chiều ngang từ 6-8 m. Lên liếp có thể áp dụng theo kiểu cuốn chiếu (lớp mặt của mương 1 làm lớp mặt của liếp 1, lớp dưới của mương 1 làm lớp dưới của liếp 2, lớp mặt của mương 2 làm lớp mặt của liếp 2, lớp dưới của mương 2 làm lớp dưới của liếp 3,) hoặc đắp mô (cào đất mặt vun thành mô, sau đó, đào lớp đất bên dưới trải lên mặt còn lại của liếp, áp dụng khi đất có tầng canh tác dầy, mực thủy cấp thấp và không bị ảnh hưởng ngập lũ). Hàng năm thường có triều cường vào tháng 9–11 dương lịch, nên vườn cần xây dựng bờ bao để bảo vệ cây trồng. Nếu có điều kiện nên xây dựng các bờ bao vững chắc để khống chế mực nước trong mương vườn ổn định, tránh tình trạng mực nước trong mương lên xuống theo thủy triều hoặc các kỳ triều cường. Nên bố trí ít nhất 1 cống lấy nước và 1 bọng điều tiết nước.Vị trí mặt cống lấy nước hơi thấp hơn đáy mương, còn vị trí bọng điều tiết ngang với mức ngập cao nhất (cách mặt mô bưởi khoảng 0.6 – 0.7m). Khi thành lập vườn cần chú ý hướng mặt trời để thiết kế liếp trồng, tốt nhất nên thiết kế liếp theo hướng Bắc-Nam, các cây trên vườn sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ và đồng đều hơn. 2. Trường hợp đất cũ: Sử dụng lại hệ thống mương liếp đã có sẵn. Sau khi phát quang vườn cũ, nên tiến hành thiết kế các bờ bao, cống, bọng như đối với đất mới, sau đó chọn vị trí mới để đắp mô trồng cây nhằm tránh các ổ sâu bệnh cũ, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu mới trồng. Giai đoạn đầu có thể duy trì cây trồng cũ để tận thu, ổn định thu nhập, che mát cho cây BDX mới trồng và hạn chế cỏ dại. Khi cây bắt đầu phát triển thi đốn bỏ, để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng đối với cây bưởi. 3. Trồng cây chắn gió: Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc lập mới một vườn trồng bưởi. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế thiệt hại do gió bão gây hại. Hàng cây chắn gió được trồng xung quanh vườn, chú ý hướng Đông và Tây Nam. Tùy theo từng vùng mà chọn loại cây chắn gió thích hợp và hiệu quả, có thể trồng dâm bụt để cao hoặc cây ăn trái như xoài hoặc có thể trồng cây dừa nước. Hiện cây dừa nước cho thấy có khả năng chắn gió và tạo tiểu khí hậu tốt cho các vườn bưởi trong tỉnh, nhất là những vùng có thời gian mặn nhẹ và ngắn trong năm. II. Kỹ thuật trồng: 1. Giống trồng Nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo. Nên trồng bưởi chiết, vì rễ ăn ngang tránh gặp tấng đất phèn; mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ.  Cây bưởi chiết có tuổi thọ khá cao. 2. Thời vụ trồng. Bưởi Da xanh trồng được quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng. 3. Mật độ trồng Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50cây/1000m2). 4. Chuẩn bị mô trồng và cách trồng. Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200g vôi. Khi trồng, đào lỗ ở giữa mô và bón vào đáy lỗ 200g phân DAP (18%N-46%P205), phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau. 5.Tưới nước. Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi. Vào mùa mưa, cần tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. 6. Tỉa cành. Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm han chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt. 7. Tạo tán. Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50- 80cm thì bấm bỏ ngọn. Chọn 3 mầm khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 hướng tương đối đồng đều là cành cấp 1, dùng cọc tre cấm xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính 1 góc 35 – 40°. Từ cành cấp 1 sẽ mọc ra cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2- 3 cành cấp 2. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15- 30cm và cành này cách cành kia 20- 25cm, cùng với cành cấp 1 tạo thành một gốc 30- 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3, cành này không hạn chế về số lượng và chiều dài, nhưng cần loại bỏ những các cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 2 năm cây sẽ có bộ tán cân đối. Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100 cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây. Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết hạn chế trứng đẻ. 8. Bón phân. Trên cơ sở phân tích chất đất mà có chế độ bón phân thích hợp. Sử dụng phân hữu cơ kết hợp vô cơ, bón gốc kết hợp bón lá theo từng giai đoạn phát triển của cây bưởi. - Phân hữu cơ: Xu hướng canh tác tiên tiến hiện nay là sử dụng càng nhiều phân hữu cơ càng tốt khi sản xuất trái cây theo hướng sạch. Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành rất tốt cho bưởi, giúp tăng tuổi thọ rất rõ cho cây. Cách ủ phân hữu cơ đơn giản: Không nên bón xác bã hữu cơ tươi vào đất mà nên ủ cho hoai mục trước khi bón. Các nguyên liệu hữu cơ được gom lại, có thể trộn với vôi để xử lý một số mầm bệnh trong đống ủ. Để gia tăng tiến trình nầy, trên thị trường đã có các loại phân phân hủy, có thể trộn thêm Lân và phân Đạm làm thức ăn cho vi sinh vật. Có thể ủ với Nấm đối kháng sau 6-8 tuần. Sử dụng phân này bón cho bưởi rất tốt. - Phân vô cơ: thường sử dụng là DAP rải xa gốc hoặc NPK phun lên lá. Đạm (N) giúp cây bưởi phát triển nhanh, đâm chồi, thiếu đạm cây bưởi còi cọc, ốm yếu, đạm phù hợp cây bưởi trong giai đoạn tăng trưởng. Lân (P) kích thích nẩy chồi, đẻ nhánh, thúc đẩy bưởi ra hoa, đậu trái; lân còn giúp cây bưởi chống bị nhiễm bệnh. Kali (K) giúp cây bưởi cứng cáp, trái không bị rụng non. 9. Kỹ thuật bón phân. Tùy theo giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bưởi, việc bón phân có thể được chia ra các thời kỳ như sau : - Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi: Phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Nếu đã có bón lót phân lân hoặc DAP thì dùng phân Urea với liều lượng 10-20g hòa tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (1-2 tháng/lần). Khi  cây trên 1 năm tuổi, bón trực tiếp phân vào gốc. - Thời kỳ cây bưởi đã cho trái ổn định: Có thể chia làm 5 lần bón như sau : + Sau thu hoạch:  bón 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm. + Bốn tuần trước khi cây ra hoa: bón 25% đạm + 50% lân + 25% kali. + Sau khi đậu quả: bón 25% đạm + 25% lân + 25% kali. + Giai đoạn quả phát triển: bón 25% đạm + 25% kali. + Một tháng trước thu hoạch: bón 25% kali. Nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2/cây/năm vào các giai đoạn sau thu họach, trước khi trổ hoa và sau đậu trái. Có thể phun phân bón lá tối đa không quá 3 lần/vụ trái, mỗi lần cách nhau ít nhất 30 ngày. Không phun phân bón lá vào mùa mưa vì làm cây dễ nhiễm nấm bệnh như Loét, Mốc hồng, Đốm rong. 10. Phòng trừ sâu bệnh. Để phòng trừ các loại sâu, côn trùng chích hút, bệnh,.nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chú ý sâu vẽ bùa làm suy cây, hư ngọn, nên phòng trừ bằng cách xịt confidor và chất bám dính (có thể kết hợp NPK 16.16.8). 11. Kích thích ra hoa, đậu trái. Bưởi da xanh ra hoa, trái quanh năm; do đó để có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường vào thời điểm giá cả có lợi cho người sản xuất, nên kích thích ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch, nhưng nếu lưu trái nhiều quá sẽ làm suy cây. 12. Bao trái. Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để bao quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg. Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công. Khi quả được bao bằng túi nilon màu trắng trong, chất diệp lục ở vỏ quả vẫn hấp thu được ánh sáng và quang hợp bình thường như những quả để tự nhiên, do vậy màu sắc của quả không thay đổi từ khi nhỏ tới chín, đảm bảo màu sắc hấp dẫn tự nhiên. Đa số các loại côn trùng trưởng thành là bướm (ngài) đều bay theo phương ngang thẳng, khi đậu vào quả được bao bởi giấy nilon để tiến hành đẻ trứng gặp bề mặt giấy nilon trơn, nhẵn nên bướm và trứng không bám được, do vậy hầu hết các loại sâu như: Bọ xít, xén tóc, bọ cánh cứng, ruồi đục quả, bọ rầy được loại trừ khả năng gây hại. Quả trong túi nilon phát triển bình thường ít bị sâu, bệnh phá hại có màu sắc đẹp, hấp dẫn, năng suất, chất lượng quả được cải thiện rõ rệt. 13. Thu hoạch. Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Cảm ơn bà con đã theo dõi! Trạm Khuyến Nông Cù Lao Dung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccai_tao_dat_kt_trong_buoi_9684_2223520.doc
Tài liệu liên quan