Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất sắn trồng xen trong nương chè shan giai đoạn kiến thiết cơ bản tại miền núi phía Bắc

Tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất sắn trồng xen trong nương chè shan giai đoạn kiến thiết cơ bản tại miền núi phía Bắc: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 672 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT SẮN TRỒNG XEN TRONG NƯƠNG CHÈ SHAN GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Khải Hoàn, Nguyễn Phúc Chung, Nguyễn Hữu La TÓM TẮT Trong giai đoạn 2013-2015 các thí nghiệm đánh gia về phân bón và mật độ trồng đối với cây sắn trồng xen chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được thực hiện tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm xác định lượng phân bón và mật độ trồng phù hợp với cây sắn để cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với các mật độ: CT1: sắn trồng mật độ 7.500 cây/ha; CT2: sắn trồng mật độ 10.000 cây/ha; CT3: sắn trồng mật độ 12.500 cây/ha (đ/c); CT4: sắn trồng mật độ 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen và các mức phân bón: CT1(Đ/C): ghi lượng dinh dưỡng nguyên chất 130kg urê - 222 kg supe lân - 133 kg kali clorua / ha; CT2: 150kg urê - 255 kg supe lân - 153 kg kali/ha (tăng ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất sắn trồng xen trong nương chè shan giai đoạn kiến thiết cơ bản tại miền núi phía Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 672 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT SẮN TRỒNG XEN TRONG NƯƠNG CHÈ SHAN GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Khải Hoàn, Nguyễn Phúc Chung, Nguyễn Hữu La TÓM TẮT Trong giai đoạn 2013-2015 các thí nghiệm đánh gia về phân bón và mật độ trồng đối với cây sắn trồng xen chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được thực hiện tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm xác định lượng phân bón và mật độ trồng phù hợp với cây sắn để cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với các mật độ: CT1: sắn trồng mật độ 7.500 cây/ha; CT2: sắn trồng mật độ 10.000 cây/ha; CT3: sắn trồng mật độ 12.500 cây/ha (đ/c); CT4: sắn trồng mật độ 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen và các mức phân bón: CT1(Đ/C): ghi lượng dinh dưỡng nguyên chất 130kg urê - 222 kg supe lân - 133 kg kali clorua / ha; CT2: 150kg urê - 255 kg supe lân - 153 kg kali/ha (tăng 15% so với đối chứng); CT3: 163kg urê - 276 kg supe lân - 167 kg kali trên ha (tăng 25% so với đối chứng); CT4: 176kg urê - 300 kg supe lân - 180 kg kali trên ha (tăng 35% so với đối chứng). Kết quả thực hiện cho thấy: Khi sắn được trồng ở mật độ 10.000 cây/ha cho năng suất 30 tấn năm 2013 và 29 tấn năm 2014 và bón lượng phân 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng) cho năng suất là 17 tấn năm 2013. 28 tấn năm 2014; và có hiệu quả trong sử dụng đất với chỉ số LER lớn hơn 1. Mô hình canh tác sắn xen chè cho năng suất sắn 37 tấn/ha và lãi thuần đạt 29,463 triệu đồng/ha. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Miền núi phía Bắc là vùng có sự đa dạng về điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đã tạo điều kiện cho nhiều loài cây trồng mang tính đặc sản phát triển trong đó có cây chè Shan. Tại Yên Bái diện tích chè toàn tỉnh hiện nay có khoảng 12.000 ha, sản lượng hàng năm khoảng 90 nghìn tấn. Cây chè là một trong những cây trồng góp phần cho công tác xoa đói giảm nghèo tại vùng cao. Và nói đến chè phải nhắc tới sản phẩm chè Shan ở Suối Giàng. Chè Shan Suối Giàng đã từ lâu là một thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng trong và tỉnh ưa chuộng. Chè Suối Giàng nổi tiếng bởi có chất lượng rất cao, hương thơm, vị đượm, giàu dinh dưỡng và là nguồn khởi thủy của dòng chè Shan trên thế giới (Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Kim Phong, 1997). Nguyên liệu chè đáp ứng đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ được sự đa dạng của thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước hiện nay. Trong những năm gần đây người trồng chè đã bắt đầu trồng xen một số loại cây ngắn ngày trong các nương chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB), trong đó sắn là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất (50 ha) tuy nhiên hiệu quả mang lại từ cây trồng xen chưa cao do người dân chưa nắm vững được kỹ thuật. Để phát triển cây chè một cách bền vững, ngoài việc được hỗ trợ từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh thì việc trồng xen trong giai đoạn KTCB là hết sức cần thiết vừa góp phần bảo vệ đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhờ việc “lấy ngắn nuôi dài”, đồng thời cũng góp phần làm giảm công lao động cho việc làm cỏ và chăm sóc chè trong giai đoạn này. Xuất phát từ những đòi hỏi từ thực tế trên trong giai đoạn 2013 - 2015 các thí nghiệm: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất sắn trồng xen trong nương chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản đã được thực hiện nhằm xác định quy trình canh tác phù hợp cho cây sắn trồng xen. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản và sắn cao sản 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bố trí thí nghiệm Trong năm 2013, 2014 và 2015 trên các nương có độ dốc 15-200 và cây chè tuổi 1-5 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bố trí các thí nghiệm trồng xen theo khối ngẫu Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 673 nhiên hoàn chỉnh nhắc lại 3 lần. Kích thức ô thí nghiệm 40 m2. - Thí nghiệm mật độ gồm các công thức CT1: sắn trồng mật độ 7.500 cây/ha CT2: sắn trồng mật độ 10.000 cây/ha CT3: sắn trồng mật độ 12.500 cây/ha (đ/c) CT4: sắn trồng mật độ 14.000 cây/ha CT5: không trồng xen Và sử dụng cùng một mức phân bón theo quy trình khuyến cáo: 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali – quy lượng dinh dưỡng nguyên chất, N, P2O5, K2O cho 1 năm. Với cây trồng chính (chè Shan) được trồng với khoảng cách 2,5 m x 2,5 m. Không bón bổ sung phân, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Thí nghiệm phân bón gồm các công thức CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali – quy lượng dinh dưỡng nguyên chất, N, P2O5, K2O cho 1 năm. CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân + 153 kg Kali (tăng 15% so với đối chứng) CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng) CT4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180 kg Kali (tăng 35% so với đối chứng) Mật độ sắn 12.000 cây/ha theo mật độ trồng hiện nay của người dân địa phương. Cách bón phân - Thời gian bón phân: bón lót toàn bộ phân lân, ½ lượng đạm. Bón thúc vào giai đoạn sau khi trồng từ 50-60 ngày: ½ phân đạm lượng đạm, toàn bộ phân kali. Với cây trồng chính (chè Shan) được trồng với khoảng cách 2,5 m x 2,5 m. Không bón bổ sung phân, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ tiêu theo dõi - Cây sắn: Trong mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây để theo dõi: Thời gian sinh trưởng, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc, năng suất. - Cây chè: Chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán, sản lượng búp tươi. Chỉ số tương đương của đất (LER) Chỉ số tương đương của đất được tính toán để xác định việc trồng xen có lợi hay không có lợi khi sử dụng đất. Chỉ số này được tính theo phương pháp của Rao và Coe 1992 với công thức LER = Ci + Ti Cs Ts Trong đó: Ci: Sản lượng cây trồng xen Cs: Sản lượng cây trồng xen khi trồng thuần Ti: Sản lượng cây trồng chính khi được trồng xen Ts: Sản lượng cây trồng chính khi trồng thuần III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thử nghiệm mật độ trồng đối với cây trồng xen *) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây trồng xen Kết quả thử nghiệm mật độ trồng đối với sắn khi trồng xen với chè trong 02 năm 2013 và 2014 được trình bày tại bảng 1 và bảng 2: Giữa các công thức không có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng bởi yếu tố này do đặc tính di truyền của giống quyết định. Trong khi đó, các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất cây trồng xen: Chiều dài củ; Đường kính củ; Số củ/khóm có sự khác nhau giữa các công thức. Ở các công thức cây trồng xen được trồng thưa có các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn: đường kính củ ở CT1 và CT2 là 4,4 và 4,6 cm trong năm 2013 và 2014; số củ/khóm ở CT1 là 8,3 và 8,0 trong năm 2013 và 2014. Kết quả trên có thể do khi cây sắn được trồng thưa sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và có đủ không gian để cho củ phát triển. Năng suất của tươi sắn cao nhất ở mật độ trồng 10.000 cây/ha (CT2) ở trong cả 2 năm nghieenc cứu đạt 30 tấn năm 2013 và 29 tấn năm 2014. Mật độ trồng sắn tăng lên năng suất có xu hướng giảm chỉ đạt 25 tấn năm 2013 và 26,3 tấn năm 2014 ở CT3 (trồng mật độ 12.500 cây/ha). Kết quả này có thể do khi trồng mật độ cao cây sắn cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng làm ảnh hưởng đến năng suất củ tươi của cây trồng xen. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 674 Bảng 1: Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất cây sắn trồng xen trong năm 2013 và 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái CT Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều dài củ (cm) Đường kính củ (cm) Số củ/khóm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 265 260 24,3 25,5 4,4 4,6 8,3 8,0 CT2 265 260 24,4 25,7 4,4 4,6 8,5 8,0 CT3 265 260 22,5 22,8 3,8 4,0 7,1 7,2 CT4 265 260 22,0 21,9 3,6 3,9 7,1 7,2 CT5 - - - - - - - - Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen Bảng 2: Năng suất sắn trồng xen trong năm 2013 và 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái CT Khối lượng củ/cây Năng suất của tươi (tấn/ha) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 3,5 3,6 26,3 27,0 CT2 3,0 2,9 30,0 29,0 CT3 2,0 2,1 25,0 26,3 CT4 1,5 1,6 21,0 22,4 CT5 - - - - CV (%) 13,1 9,2 LSD.05 6,7 4,1 Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen *) Ảnh hưởng của cây trồng xen đối với sinh trưởng cây chè Shan Kết quả đánh giá ảnh hưởng của cây trồng xen đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng chính được trình bày tại bảng 3 và bảng 4. Bảng 3: Một số đặc điểm sinh trưởng cây chè Shan năm 2013 và 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái CT Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 49,3 65,9 2,3 2,5 40,3 52,3 CT2 51,3 69,5 2,4 2,5 41,2 50,2 CT3 52,1 70,4 2,2 2,4 43,1 52,4 CT4 53,4 70,7 2,4 2,6 40,2 53,2 CT5 45,2 63,1 2,1 2,3 39,8 51,7 Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 675 Cây chè Shan có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây theo dõi trong năm 2013 và 2014 không có sự khác nhau đáng kể giữa các công thức thức. Như vậy, việc trồng sắn không những không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè mà cũng có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng. Kết quả này có thể do khi chăm sóc sắn như làm cỏ, bón phân kích thích bộ rễ chè phát triển và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Bảng 4: Năng suất chè ở mật độ cây trồng xen khác nhau năm 2013 và năm 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái CT Số lần hái Năng suất (kg/ha) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 3 4 120 185 CT2 3 4 117 180 CT3 2 2 100 160 CT4 2 2 100 153 CT5 3 4 130 190 CV (%) 10,1 10,4 LSD.05 19,0 30,5 Ghi chú: CT1: 7.500 cây/ha; CT2: 10.000 cây/ha; CT3: 12.500 cây/ha (Đ/C); CT4: 14.000 cây/ha; CT5: không trồng xen Cây sắn được trồng ở mật độ 7.500 cây và 10.000 cây/ha cho số lần hái và năng suất tương đương với công thức không trồng xen. Trong khi đó, ở công thức sắn trồng với mật độ cao 12.500 cây và 14.000 cây cho số lần hái và năng suất chè tươi thấp hơn ở mức có ý nghĩa so với không trồng xen. Kết quả này có thể do khi sắn được được với mật độ cao không chỉ gây ra hiện tượng cạnh tranh giữa cây trồng xen với nhau mà cây trồng xen còn cạnh tranh cả dinh dưỡng với cây trồng chính nên ảnh hưởng đến số lần hái và năng suất cây trồng chính. Trong phát triển nông lâm nghiệp kết hợp một trong những chỉ tiêu đánh giá việc trồng xen có lợi trong sử dụng đất hay không được căn cứ vào chỉ số tương đương của đất (LER). Kết quả tỉnh chỉ số LER được trình bày tại bảng 5: Bảng 5: Chỉ số tương đương của đất (LER) ở các mật độ cây trồng xen khác nhau năm 2013 và 2014 CT Năm 2013 Năm 2014 CT1 1,67 1,75 CT2 1,76 1,78 CT3 1,48 1,59 CT4 1,37 1,45 CT5 - - Chỉ số LER ở tất cả các công thức đều cho giá trị lơn hơn 1 trong cả 2 năm thử nghiệm như vậy có nghĩa là việc đưa sắn vào trồng xen với cây chè Shan trong giai đoạn KTCB là có lợi trong việc sử dụng đất. 675 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 676 3.2. Kết quả thử nghiệm phân bón cho cây trồng xen *) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây trồng xen Trong 2 năm 2013 và 2014 thí nghiệm đành giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến sinh trưởng của cây trồng xen đã được thực hiện. Kết quả được trình bày tại bảng 6 và bảng 7: Bảng 6: Thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất cây sắn ở các mức bón đạm khác nhau trong năm 2013 và 2014 CT Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều dài củ (cm) Đường kính củ (cm) Số củ/khóm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 265 260 23,5 23,0 4,0 4,3 7,5 7,6 CT2 265 260 24,1 24,5 4,3 4,2 8,1 8,4 CT3 265 260 24,5 25,0 4,4 4,5 8,5 8,7 CT4 265 260 24,2 24,5 4,0 4,1 8,1 8,0 Ghi chú: CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali; CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân + 153 kg Kali (tăng 15% so với đối chứng); CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng); CT4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180 kg Kali (tăng 35% so với đối chứng) Trong các yếu tố cấu thành năng suất của sắn chiều dài củ và đường kính củ không có sự khác nhau đáng kể với các lượng phân bón khác nhau. Nhưng với yếu tố số củ/khóm thì khi lượng đạm bón tăng làm tăng số củ và đạt cao nhất khi bón lượng như CT3. Khi lượng phân bón tăng lên như ở CT4 thì số củ không những không tăng mà còn có xu hướng giảm trong cả 2 năm thử nghiệm. Điều này có thể giải thích khi sắn được bón với lượng phân quá nhiều làm bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh và kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng về củ. Bảng 7: Năng suất củ tươi ở các các mức đạm bón khác nhau năm 2013 và 2014. CT Khối lượng củ (kg/cây) Năng suất sắn (tấn/ha) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 2,2 2,3 22,0 23,0 CT2 2,1 2,4 21,0 24,0 CT3 2,7 2,8 27,0 28,0 CT4 2,0 2,2 20,0 20,0 CV (%) 9,2 12,3 LSD.05 4,1 5,8 Ghi chú: CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali); CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân + 153 kg Kali (tăng 15% so với đối chứng); CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng); T4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180 kg Kali (tăng 35% so với đối chứng) Năng suất sắn tươi có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức phân bón khác nhau và có xu hướng tăng dần khi lượng phân đạm, lân và kali tăng lên và đạt giá trị cao nhất ở mức bón của CT3 (27 tấn/ha năm 2013 và 28 tấn/ha năm 2014). Tuy nhiên khi lượng bón tăng lên như ở CT4 năng suất sắn tươi giảm trong cả 2 năm thử nghiệm. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 677 *) Ảnh hưởng của việc trồng xen sắn đến sinh trưởng, năng suất chè Bảng 8: Một số đặc điểm sinh trưởng cây chè Shan năm 2013 và 2014 tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái CT Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Đường kính tán (cm) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 45,3 65,9 2,4 3,2 40,3 55,3 CT2 47,3 69,5 2,6 3,4 45,2 57,2 CT3 49,4 73,4 2,6 3,6 47,1 57,4 CT4 49,9 77,8 2,8 3,8 49,2 59,2 Việc bón phân cho sắn có ảnh hưởng đế sự sinh trưởng của cây chè Shan. Khi lượng phân bón tăng lên giúp cây chè Shan phát triển tốt hơn. Ảnh hưởng này có thể do lượng phân bón cho cây sắn cũng được cây chè Shan sử dụng do vậy thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè. Bảng 9: Năng suất chè ở các công thức năm 2013 và 2014 CT Số lần hái Năng suất (kg/ha) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2014 CT1 2 2 167 178 CT2 2 2 180 184 CT3 3 3 182 198 CT4 3 3 185 200 CV (%) 11,3 12,3 LSD.05 15,4 20,5 Ghi chú: CT1(Đ/C): 130kg urê + 222 kg supe lân + 133 kg Kali); CT2: 150kg urê + 255 kg supe lân + 153 kg Kali (tăng 15% so với đối chứng); CT3: 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng); T4: 176kg urê + 300 kg supe lân + 180 kg Kali (tăng 35% so với đối chứng) Số lần hái chè và năng suất chè Shan trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tăng lên khi lượng phân bón cho cây trồng xen tăng lên. Đạt cao nhất khi lượng phân bón ở mức CT4 trên ha không có sự khác nhau có ý nghĩa so với công thức bón CT3 trên ha. Kết quả này có thể do lượng phân bón ngoài được cây trồng xen sử dụng thì một phần được cung cấp cho sinh trưởng cây chè. 3.3. Mô hình canh tác sắn xen chè Shan Năm 2015 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng mô hình canh tác sắn xen chè Shan với quy mô 3 ha áp dụng các kỹ thuật đã được thử nghiệm ở năm 2013 và 2014. Kết quả xây dựng mô hình được trình bày tại bảng 10. Bảng 10: Kết quả xây dựng mô hình canh tác sắn xen chè Shan tại Suối Giàng-Văn Chấn năm 2015 Stt Chỉ tiêu Kết quả 1 Thời gian sinh trưởng sắn (ngày) 260 2 Chiều dài củ sắn (cm) 24,6 3 Đường kính củ sắn (cm) 4,5 4 Năng suất sắn (kg/khóm) 3,7 5 Chiều cao chè (m) 0,9 6 Đường kính tán chè (m) 0,76 7 Số lần hài 4 8 Năng suất chè (kg/ha) 205 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 678 Mô hình cần có công thức đối chứng của nông dân thì mới có cơ sở đánh giá hiệu quả của tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng. Năng suất sắn của mô hình đạt 3,7 kg/khóm tương đương với khoảng 37 tấn/ha. Trong khi đó đối với chè cho thu hoạch 4 lần với tổng lượng búp chè thu được là 205 kg. Ngoài năng suất hiệu quả kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng để mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật mới. Bảng 11: Hiệu quả từ mô hình trồng sắn xen chè tại Suối Giàng-Văn Chấn năm 2015 STT Chỉ tiêu Số tiền (1.000đ) 1 Tổng chi 9.597 Phân bón 9.097 Thuốc BVTV cho sắn 500 2 Tổng thu 39.060 Từ chè 2.460 Từ sắn 36.600 3 Lãi thuần 29.463 Năm 2015 năng suất sắn trồng xen đạt 37 tấn/ha và chè đạt 205 kg/ha cho tổng thu nhập từ cây trồng chính và cây trồng xen là 39,06 triệu. Sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) lãi thuần từ mô hình đạt 29,463 triệu đồng/ha. Như vậy, trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây chè được trồng xen cây sắn không chỉ giúp hạn chế vấn đề đất bị rửa trôi mà còn đóng góp một phần đáng kể cho thu nhập của người nông dân. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Qua 3 năm triển khai thí nghiệm trồng xen sắn trong nương chè Shan giai đoạn kiến thiết cơ bản tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cho một số kết quả như sau: - Khi sắn được trồng ở mật độ 10.000 cây/ha cho năng suất 30 tấn năm 2013 và 29 tấn năm 2014 và bón lượng phân 163kg urê + 276 kg supe lân + 167 kg Kali (tăng 25% so với đối chứng) cho năng suất là 17 tấn năm 2013. 28 tấn năm 2014; và có hiệu quả trong sử dụng đất với chỉ số LER lớn hơn 1. - Mô hình canh tác sắn xen chè cho năng suất sắn 37 tấn/ha và lãi thuần đạt 29,463 triệu đồng/ha. 4.2. Đề nghị Từ các kết quả đã đạt được từ năm 2013 đến 2015 đề nghị các đơn vị có liện quan tại địa phương xây dựng kế hoạch phát triển mở rộng mô hình sắn xen chè Shan trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ở những vùng có điều kiện tương đồng tại tỉnh Yên Bái. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn (2005). Canh tác đất dốc bền vững, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Trần Đức (1998). Một số loại cây trồng tham gia vào các mô hình trang trại vùng đồi núi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. Lê Văn Khoa (2002). Môi trường nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 4. Nguyễn Viết Khoa (2008). Kỹ thuật canh tác đất dốc, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 5. Nguyễn Viết Khoa (2008). Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 6. Nguyên Ngọc, Phát triển bền vững ở Tây Nguyên 7. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999). Đất đồi núi Việt Nam- thoái hóa và phục hồi, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 8. Nguyễn Hữu Tăng và cộng tác viên (2003), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội. 9. Lê Duy Thước (1995). Nông lâm kết hợp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006): Sản xuất nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 679 11. Esekhade TU (2014). Effect of intercropping on the estation period of rubber, Wudpecker Journal of Agricultural Research. 12. Shahram Sedaghathoor (2012). Study on effect of soybean and tea intercropping on yield and yield components of soybean and tea, ARPN Journal of Agricultural and Biological Science. 13. E. Andoh-Mensah (2011). Evaluation of growth of young coconut and nut yield of old coconut and their nutrient status under coconut-cassava intercropping systems, Journal of Science and Technology. 14. Margaret. W. Mithamo (2008). Effect of Intercropping Coffee With Fruit Trees on Coffee Eco-Physiological and Soil Factors at Coffee Research Foundation in Ruiru, Kiambu County, Kenya. 15. RB. Ekanayake (2003). Crop diversification and intercropping in tea lands, Tropical agriculture research and extension. 16. Swapon Barual (2001). Intercropping in young tea plantation, Natural product radiance. ABSTRACT The growth, development and yield of cassava interplanted wth tea at young stage in Northern mountains Le Khai Hoan, Nguyen Phuc Chung, Nguyen Huu La In order to determine proper density and fertilizer doses for cassava interplanted with tea at young stage, some field experiments of RCBD design with different densities and different fertilizer doses had been carried out in Suoi Giang commune, Van Chan district, Yen Bai province. Results conducted from these experiments showed that cassava interplanted with tea in young plantations at the density of 10,000 plants/ha with fertilizer application of : 150kg urea - 255 kg supe phosphate - 153 kg potasium/ha gave yields of 30 tons/ha and 29 tons/ha in 2013 and 2014 respectively whereas the yield of 17 tons/ha in 2013 and 28 tons/ha in 2014 was recorded in the treatment at the density of 12,500 plants/ha with fertilizer application of 163kg urea - 276 kg supephosphate - 167 kg potassium In the demonstration the yield of cassava was calculated of 37 tons/ha that produced benefit of 29.463 VND/ha. In addition, the interplantation of cassava and tea at young stage increased significantly land utilization efficiency (LER). Người phản biện: TS. Nguyễn Thế Yên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_228_8332_2130546.pdf
Tài liệu liên quan