Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu

Tài liệu Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 824 ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU BAO QUẢ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT XOÀI CÁT CHU Đoàn Thị Cẩm Hồng và Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Xoài là một trong những loại cây ăn quả quan trọng được trồng phổ biến vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bao quả xoài là một trong những biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả trong việc sản xuất xoài theo hướng an toàn. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu được thực hiện tại Cao Lãnh, Đồng Tháp từ năm 2013 đến 2014. Vào giai đoạn 35 ngày sau khi đậu quả, tiến hành bao quả với các vật liệu bao khác nhau như bao giấy 2 mặt của Thái Lan, bao không thấm nước của Đài Loan, bao Bikoo của Nhật và bao nylon trắng. Kết quả thí nghiệm ghi nhận các loại bao giấy hai mặt, bao giấy không thấm nước, bao Bikoo làm hạn chế sự rụng quả do côn trùng gây hại, tăng độ sáng bóng của vỏ quả khi thu hoạch và khi chín, gia tăng năng su...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 824 ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU BAO QUẢ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT XOÀI CÁT CHU Đoàn Thị Cẩm Hồng và Nguyễn Trịnh Nhất Hằng Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Xoài là một trong những loại cây ăn quả quan trọng được trồng phổ biến vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bao quả xoài là một trong những biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả trong việc sản xuất xoài theo hướng an toàn. Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu được thực hiện tại Cao Lãnh, Đồng Tháp từ năm 2013 đến 2014. Vào giai đoạn 35 ngày sau khi đậu quả, tiến hành bao quả với các vật liệu bao khác nhau như bao giấy 2 mặt của Thái Lan, bao không thấm nước của Đài Loan, bao Bikoo của Nhật và bao nylon trắng. Kết quả thí nghiệm ghi nhận các loại bao giấy hai mặt, bao giấy không thấm nước, bao Bikoo làm hạn chế sự rụng quả do côn trùng gây hại, tăng độ sáng bóng của vỏ quả khi thu hoạch và khi chín, gia tăng năng suất quả. Từ khóa: Mangifera indica L., Đồng Tháp, xoài Cát Chu, vật liệu bao quả xoài. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây xoài (Mangifera indica L.) là một loại quả cây phổ biến của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta theo Cục Trồng trọt (2012) cần cập nhật số liệu năm 2015, tổng diện tích trồng xoài đạt khoảng 87.500 ha, xếp thứ 10 trên thế giới về diện tích. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích trồng xoài lớn khoảng 43.000 ha chiếm 49% so với tổng diện tích xoài của cả nước, kế đến là vùng Đông Nam bộ 21.500 ha chiếm 25%. Việc lạm dụng phân hóa học, thuốc BVTV, phân bón lá vào thời điểm cận thời gian thu hoạch làm tăng dư lượng hóa chất độc hại trong quả, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Bao quả là một trong những biện pháp giúp hạn chế sử dụng thuốc BVTV hiệu quả trong sản xuất xoài theo hướng an toàn. Theo Trần Văn Hâu và cộng sự (2011), cho rằng bao Thái Lan làm cho màu sắc vỏ quả chuyển sang màu vàng 15 ngày đối với quýt Đường và 45 ngày đối với cam Sành và cam Dây, bao Thái Lan còn làm tăng độ sáng màu vỏ quả ở giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên các loại bao quả không làm thay đổi đặc tính nông học và phẩm chất bên trong của quả. Tương tự, Trần Văn Hâu và ctv., (2011), tiến hành thí nghiệm trên xoài cát Hòa Lộc 16 năm tuổi và xoài Cát Chu 9 năm tuổi tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp bằng 3 loại bao: Thái Lan, Đài Loan và Nylon đen. Kết quả cho thấy bao Thái Lan và bao Nylon đen có hiệu quả làm vỏ quả chuyển sang màu vàng sau khi bao. Xoài được bao bằng loại bao Thái Lan có số điểm cát thấp, quả sáng bóng trong khi bao Nylon đen làm nám vỏ quả. Loại bao Thái Lan không làm ảnh hưởng đến độ chắc của quả và phẩm chất thịt quả như độ Brix, hàm lượng acid tổng. Một thí nghiệm khác của Võ Thế Truyền và ctv., (2003) khi sử dụng bao PP và bao giấy trên giống xoài cát Hòa Lộc giúp vỏ và thịt quả sáng và đẹp hơn, tăng khối lượng, giảm sâu bệnh. Từ thực tế trên Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu được thực hiện là cần thiết nhằm tìm ra loại vật liệu bao quả thích hợp để nâng cao năng suất và phẩm chất xoài Cát Chu. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu - Thời gian: tháng 06/2013 đến tháng 06/ 2014. - Thí nghiệm được bố trí tại xã Tân Thuận Tây, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. - Tuổi cây: 10 năm tuổi. - Giống: xoài Cát Chu trong giai đoạn sinh trưởng phát triển đồng đều và đang trong thời kỳ cho quả ổn định. - Khoảng cách trồng: 7 x 7m. - Chuyển thông tin mô tả các loại túi bao quả được tác giả sử dụng trong thí nghiệm lên phần vật liệu. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 825 2.2. Phương pháp thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hòan tòan ngẩu nhiên với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi công thức thí nghiệm tiến hành trên bao nhiêu cây, bao bao nhiêu quả. Công thức thí nghiệm STT Nghiệm thức Thời điểm xử lý 1 Túi bao quả Thái Lan (TL) Sau khi hết rụng sinh lý đợt 2 (30-35 ngày sau khi đậu quả). Tiến hành tỉa quả (để lại 2 quả/chùm). Sau đó phun thuốc phòng trừ bệnh thán thư và bọ trĩ bằng thuốc như: Amistar top, Antracol 70WP, Sherpa, Actara 2 Túi bao quả Đài Loan (ĐL) 3 Túi bao quả Bikoo 4 Túi bao quả nylon trong suốt 5 Đối chứng (không bao) - Sử dụng 4 loại bao quả: + Bao quả Thái Lan: màu vàng, đặc điểm của loại bao này là có hai lớp, lớp ngoài có màu vàng, bên trong có một lớp màu đen nhằm ngăn ánh sáng đi qua. Có kích thước 16 x 32 cm. + Bao quả Đài Loan: có màu trắng, và cho ánh sáng có thể đi qua. Có kích thước 16 cm x 32 cm. + Bao nylon trong suốt: loại 2,5 kg, được đục 3 lỗ và cắt 2 góc túi để thoát nước. + Bao quả Bikoo được làm từ vật liệu nhựa trong suốt BOPP. Kích cỡ lỗ rộng 100 micromet giúp thông thoáng, đồng thời lỗ đủ nhỏ để ngăn chặn xâm nhập của côn trùng, nấm bệnh, nước mưa từ bên ngoài. 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ lệ rụng (%) = số quả thu hoạch/tổng số quả theo dõi. Tỉ lệ rụng phải bằng số quả rụng/số quả theo dõi + Tỷ lệ quả sâu bệnh hại, (%) = tổng số quả sâu bệnh hại, /tổng số quả theo dõi. + Tỷ lệ quả loại 1, 2 = tổng số quả loại 1, 2/tổng số quả quan sát (Loại 1 ≥ 300 g/quả, loại 2 < 300 g/quả). - Năng suất (kg/nghiệm thức): cân toàn bộ số quả được bao quả/cây. Sau khi thu hoạch chọn ngẫu nhiên 4 quả/LLL/NT (không viết tắt) đem phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học ở các thời điểm (vừa thu hoạch, quả chín). + Độ chắc thịt quả: đo bằng máy đo độ chắc (kg/cm2). - Màu sắc vỏ quả và thịt quả: đo bằng máy Color reader CR-13, Minolta, Nhật Bản. Đo 5 điểm trên bề mặt vỏ quả và lấy giá trị trung bình. Màu sắc được thể hiện ở ba chỉ số L*, a*, b*. L*: thể hiện độ sáng tối biến thiên 0 đến 100; a*: mức chuyển màu từ màu xanh dương đến màu đỏ biến thiên từ -60 đến +60; b*: mức chuyển màu từ màu xanh lá cây đến màu vàng biến thiên -60 đến +60. + Khối lượng quả (TLT) (g): Cân khối lượng 10-20 quả và tính khối lượng trung bình VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 826 + Tỷ lệ thịt quả ăn được (%) = (tỷ lệ phần thịt quả ăn được/trọng lượng quả) x100. + Độ Brix (%): được xác định bằng Brix kế Atago Nhật Bản. + Hàm lượng acid hữu cơ (%): Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N sử dụng chất chỉ thị màu phenolphthalein 1%, acid tổng số được tính trên acid citric theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5483-1991. + Hàm lượng vitamin C (mg/100g thịt quả hay 100ml dịch quả): chuẩn độ với dung dịch 2,6 – diclorophenollindophenol theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6427-2:1998. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê MSTATC. Bổ sung thông tin về phương pháp xử lý thống kê tỉ lệ %, cần chuyển sang giá trị tương ứng (Acsin x căn bậc 2 của p). * Ghi nhận một số kỹ thuật canh tác nhà vườn Phân bón: 4 lần/cây/vụ - Lần 1: Sau khi thu hoạch: 1,5kg ure + 2 kg supper lân + 0,6 kg KCl. - Lần 2: Trước khi xử lý cho cây ra hoa: 2 kg supper lân + 0,4 kg KCl - Lần 3: Sau đậu quả 1 tuần: 0,5kg ure + 0,3 kg KCl. - Lần 4: Trước khi thu hoạch 1 tháng: 0,3 kg KCl - Nước được tưới thường xuyên sau khi thu hoạch và khi cây mang quả. Các lọai thuốc như: Amistar top, Antracol 70WP, dầu khoáng SK Enspray 99EC, Actara được phun để hạn chế kịp thời một số loại sâu bệnh gây hại. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tỷ lệ rụng, quả thương phẩm và tỷ lệ sâu bệnh của xoài Cát Chu Bảng 1: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tỷ lệ rụng, phân loại quả và tỷ lệ sâu bệnh (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2013-2014) Loại bao Tỷ lệ rụng (%) Tỷ lệ quả loại I (%) Tỷ lệ quả loại II (%) Tỷ lệ quả bệnh (%) Bao Thái Lan 0,64c 96,86a 3,14b 0,00c Bao Đài Loan 0,64c 96,23a 3,77b 0,00c Bao Bikoo 1,28c 96,20a 3,80b 0,00c Bao nylon 23,11a 79,97 b 6,94a 13,09a Đối chứng 13,54 b 81,95 b 8,52a 9,53 b Mức ý nghĩa * * * * CV (%) 18,11 1,71 12,98 11,60 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử Duncan; * khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05; số liệu đã được chuyển đổi sang (x+0,5)1/2 trước khi xử lý thống kê. Kết quả bảng 1 ghi nhận ở 35 ngày sau đậu quả, quả được bao với các loại bao quả khác nhau cho thấy bao Thái Lan và Đài Loan có tỷ lệ rụng rất thấp (0,64%) và không khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức bao Bikoo (1,28%) nhưng khác biệt có ý nghĩa so với sử dụng bao nylon (23,11%) và đối chứng (13,54%). Việc sử dụng bao nylon trong để bao quả đã làm cho nhiệt độ bên trong bao tăng cao, quả hô hấp mạnh hơn dẫn tới làm quả mất nước, cây cung cấp bổ sung không kịp thời dẫn đến quả bị rụng, ngược lại khi sử dụng bao nylon trong để bao quả mặc dù có đục lỗ nhưng nước mưa vẫn đọng lại bên trong, ẩm độ trong bao tăng cao làm cho nấm bệnh phát triển làm quả rụng nhiều hơn. Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ quả loại 1 ở nghiệm thức sử dụng bao Thái Lan, Đài Loan và Bikoo khác biệt có ý nghĩa qua thống kê so với bao nylon trong và đối chứng không bao quả. Nghiệm thức bao nylon trong có tỷ lệ quả loại 1 thấp (79,97%) là do tỷ lệ quả loại 2 và tỷ Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 827 lệ quả bị nhiễm bệnh ở nghiệm thức này cao hơn các nghiệm thức còn lại. Mặt khác, theo bảng 1 cho thấy 3 nghiệm thức bao Thái Lan, Đài Loan và Bikoo quả xoài không bị sâu bệnh gây hại, nghiệm thức bao nylon trong chiếm 13,09% và đối chứng 9,53%. Theo Võ Thế Truyền và cộng sự (2003) đã tiến hành thí nghiệm trên xòai cát Hòa Lộc ghi nhận nghiệm thức không bao tỷ lệ quả bị gây hại rất cao, lên đến 64,82%. 3.2. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến trọng lượng trung bình và năng suất của xoài Cát Chu Bảng 2: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến trọng lượng quả và năng suất quả xoài Cát Chu (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2013-2014) Loại bao Khối lượng quả (g) Năng suất (kg/cây) Bao Thái Lan 378,75 16,30ab Bao Đài Loan 364,17 17,85a Bao Bikoo 342,92 16,96a Bao nylon trong 335,00 13,05c Đối chứng 358,75 15,20b Mức ý nghĩa ns * CV (%) 6,31 5,12 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt xác suất 99,95% qua phép thử Duncan; * khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05; ns:khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả bảng 2 cho thấy xoài Cát Chu được bao quả ở giai đoạn 35 ngày sau khi đậu quả cho trọng lượng quả từ (335,0 – 378,8g) tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa qua thống kê giữa các nghiệm thức. Năng suất ở nghiệm thức bao quả Đài Loan và bao Bikoo khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức không được bao quả, ở nghiệm thức bao Đài Loan có năng suất cao nhất (17,85kg/nghiệm thức) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (15,20 kg/nghiệm thức) (Bảng 2). Nghiệm thức bao nylon trong suốt, năng suất thấp hơn (13,05 kg/nghiệm thức) so với nghiệm thức đối chứng (15,20kg/nghiệm thức), khác biệt có ý nghĩa, điều này được giải thích là do tỷ lệ rụng, tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức này cao. 3.3. Ảnh hưởng vật liệu bao quả đến màu sắc vỏ quả xoài Cát Chu tại thời điểm thu hoạch và sau khi chín Kết quả bảng 3 cho thấy bao quả bằng bao Thái Lan, Đài Loan và Bikoo có chỉ số L* (độ sáng) vỏ quả tại thời điểm thu hoạch khác biệt có ý so với nghiệm thức bao quả nylon trong và đối chứng. Sau khi quả chín cho thấy độ sáng của nghiệm thức bao quả Thái Lan giảm dần và độ sáng bao quả Đài Loan và Bikoo tăng so với thời điểm thu hoạch và khác biệt có ý nghĩa so với bao quả bằng nylon trong và đối chứng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Trần Văn Hâu và ctv., (2011) khi tiến hành thí nghiệm bao quả trên xoài Cát Chu (30 ngày SKĐT) và Cát Hòa Lộc (40 ngày SKĐT) bằng các loại bao: Bao Thái Lan, Đài Loan và Nilon đen đã cho thấy, tại thời điểm thu hoạch bao Thái Lan và Đài Loan cho độ sáng cao nhất. Ở thời điểm thu hoạch và sau khi chín nghiệm thức bao quả Thái Lan có chỉ số a* cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với các nhiệm thức còn lại. Tương tự chỉ số b* ở thời điểm thu hoạch và sau khi chín nghiệm thức bao quả Thái Lan nghiên về màu vàng cao nhất và không khác biệt với nghiệm thức bao quả Đài Loan và Bikoo nhưng khác biệt có y nghĩa với nghiệm thức bao quả nylon trong và đối chứng. Các chỉ số màu ở nghiệm thức bao Thái Lan cao hơn các nghiệm thức còn lại là do loại bao này đã ngăn hoàn toàn lượng ánh sáng đến với quả khi bao, làm cho ngưng sự thành lập Chlorophyll (Bùi Trang Việt, 2002), kết quả là chỉ số b* của vỏ quả tăng rất nhanh, quả chuyển từ màu xanh nhạt đến vàng. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 828 Bảng 3: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến màu sắc vỏ quả tại thời điểm thu hoạch và sau khi chín (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2013-2014) Loại bao Tại thời điểm thu hoạch Sau khi chín L* a* b* L* a* b* Bao Thái Lan 78,15a -9,320a 39,11a 75,01a 0,98a 45,12a Bao Đài Loan 69,05a -19,06b 36,86ab 72,16a -9,21b 42,93ab Bao Bikoo 70,18a -18,31b 36,68ab 72,17a -10,45c 42,51ab Bao nylon trong 59,73b -17,64b 34,07b 65,49b -11,42d 41,51b Đối chứng 60,44b -18,04b 34,40b 66,28b -13,14c 40,23b Mức ý nghĩa * * * * * * CV (%) 4,09 4,33 4,13 2,91 4,52 3,59 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt xác suất 99,95% qua phép thử Duncan; * khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05; L*: thể hiện độ sáng tối biến thiên 0 đến 100; a*: mức chuyển màu từ màu xanh dương đến màu đỏ biến thiên từ -60 đến +60; b*: mức chuyển màu từ màu xanh lá cây đến màu vàng biến thiên -60 đến +60. 3.4. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến màu sắc thịt quả xoài Cát Chu tại thời điểm thu hoạch và sau khi chín Bảng 4: Ảnh hưởng (của một số loại bao quả-cần thống nhất với tiêu đề các bản khác) đến màu sắc thịt quả tại thời điểm thu hoạch và sau khi chín (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2013-2014) Loại bao Tại thời điểm thu hoạch Sau khi chín L* a* b* L* a* b* Bao Thái Lan  83,50 -3,23a 39,98 78,45 0,68a 45,13 Bao Đài Loan 84,20 -6,58b 40,14 79,56 -3,56b 44,85 Bao Bikoo 84,66 -6,58b 40,37 79,39 -3,48b 46,85 Bao nylon trong 84,30 -5,71b 40,23 76,85 -4,18c 40,87 Đối chứng 85,25 -5,71b 40,76 78,03 -4,70c 43,75 Mức ý nghĩa ns * ns ns * ns CV % 1,02 8,82 4,04 3,17 7,55 5,61 Ghi chú: Trong cùng một cột, các trị số có cùng mẫu tự không khác biệt xác suất 99,95% qua phép thử Duncan; * khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05; L*: thể hiện độ sáng tối biến thiên 0 đến 100; a*: mức chuyển màu từ màu xanh dương đến màu đỏ biến thiên từ -60 đến +60; b*: mức chuyển màu từ màu xanh lá cây đến màu vàng biến thiên -60 đến +60. Theo kết quả xử lý thống kê ở bảng 4 cho thấy tại thời điểm thu hoạch cũng như sau khi chín độ sáng (chỉ số L*) và chỉ số b* giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo Trần Văn Hâu và cộng sự (2011), khi tiến hành bao quả xoài Cát Chu (30 ngày sau khi đậu quả) và Cát Hòa Lộc (40 ngày sau khi đậu quả) bằng 3 loại bao: Bao Thái Lan, nylon đen và Đài Loan cũng đã kết luận rằng, các loại bao không làm ảnh hưởng đến màu sắc thịt quả xoài. Nghiệm thức bao Thái Lan có chỉ số a* cao nhất ở cả thời điểm thu hoạch và sau khi chín (lần lượt là: -3,23 và 0,68) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức bao Đài Loan, Bikoo và Nylon trong không có sự khác biệt ý nghĩa về chỉ số a* tại thời điểm thu hoạch, tuy nhiên sau khi chín hai nghiệm thức bao Đài Loan và bao Bikoo có chỉ số a* cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và bao nylon trong suốt. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 829 3.5. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến phẩm chất quả xoài Cát Chu khi chín Bảng 5: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến phẩm chất quả xoài Cát Chu khi chín (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2013-2014) Loại bao Vitamin C (mg/100ml) Brix (%) TA (%) Độ chắc thịt quả (kg/cm2) Tỷ lệ thịt quả (%) Bao Thái Lan 26,79 16,66 0,69 1,21 72,39 Bao Đài Loan 26,53 16,63 0,63 1,31 73,59 Bao Bikoo 26,99 16,61 0,63 1,31 70,93 Bao nylon trong 26,33 16,61 0,65 1,26 67,25 Đối chứng 26,53 16,46 0,66 1,39 71,55 Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns CV (%) 5,65 3,74 10,88 7,25 8,00 Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê Kết quả bảng 5 cho thấy phẩm chất quả như: hàm lượng vitamin C, độ Brix, hàm lượng acid tổng số, độ chắc thịt quả và tỷ lệ thịt quả không khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Điều này cho thấy bao quả không làm ảnh hưởng đến phẩm chất quả xoài Cát Chu. Theo Võ Thế Truyền và cộng sự (2002) khi bao quả bằng các loại bao: Bao vải, bao nhựa PP, bao giấy dầu, bao giấy báo ở thời điểm quả 42 ngày tuổi, cũng không làm ảnh hưởng đến phẩm chất quả của xoài Cát Hòa Lộc. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hâu và ctv., 2011, cũng cho kết luận khi bao xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc bằng các loại bao Thái Lan, Nilon đen và Đài Loan không ảnh hưởng phẩm chất của quả khi bao ở 30 ngày sau đậu quả (xoài Cát Chu) và 40 ngày sau đậu quả (Cát Hòa Lộc). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Bao quả Thái Lan cho xoài Cát Chu ở giai đoạn quả 35 ngày sau đậu, giúp vỏ quả có màu vàng sáng đẹp khi thu hoạch. - Bao quả Thái Lan, Đài Loan và Bikoo cho xoài Cát Chu ở giai đoạn quả 35 ngày sau đậu quả, giúp giảm tỷ lệ rụng quả, giảm sâu bệnh, làm tăng năng suất và cho màu sắc vỏ quả sáng đẹp hơn. - Bao quả không làm thay đổi phẩm chất quả như: hàm lượng vitamin C, độ Brix, hàm lượng acid tổng số, độ chắc thịt quả và tỷ lệ thịt quả xoài Cát Chu. - Bao quả Bikoo giúp xác định chính xác độ già quả khi thu hoạch hơn bao quả Thái Lan, Đài Loan. 4.2. Đề nghị Đề xuất này không cần thiết, nếu tốt rồi thí cứ áp dụng, thực tiễn sẽ cho biết độ bền của túi. - Đề nghị bổ sung vào kết quả đạt được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài theo VietGAP cho các tỉnh vùng ĐBSCL. Một thông tin vô cùng quan trọng làm cơ sở cho việc lựa chọn túi bao hay không, chọn loại nào là giá thành của túi. Tác giả cần viết ngắn gọn các phần đã trình bày và bổ sung bảng đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng bui quả bằng các loại túi bao khác nhau. Thông tin bài báo cho thấy túi bao sản xuất từ Nhật tối ưu nhất, nhưng nếu giá túi quá cao, nông dân chưa chắc đã lựa chọn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Hâu, Nguyễn Thị Phúc Nguyên và Trần Sỹ Hiếu. 2011. Ảnh hưởng của ba loại bao quả lên màu sắc vỏ và phẩm chất quả xoài (Mangifera indica L.) tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Hội thảo sản xuất cây ăn quả theo GAP. Bộ NNPTNT-Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trang 117–125. 2. Trần Văn Hâu, Trần Sỹ Hiếu và Nguyễn Thị Phúc Nguyên. 2011. Ảnh hưởng của ba loại bao quả lên sự thay đổi màu sắc vỏ và phẩm chất quả cam Sành, quýt Đường và cam Dây (Citrus sp.) tại tỉnh Đồng Tháp. Hội thảo sản xuất cây ăn quả theo GAP. Bộ NNPTNT- Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trang 107 – 116. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 830 3. Lê Thanh Phong, Nguyễn Bảo Vệ và Huỳnh Kim Định. 2002. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả trên sâu bệnh và phẩm chất quả xoài cát (Mangifera indica L.). Tuyển tập Công trình Nghiên cứu Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, trang 140 – 145. 4. Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu. 2002. Ảnh hưởng của một số vật liệu bao quả trên phẩm chất và khả năng phòng tránh vài loại sâu bệnh hại phổ biến của xoài Cát Hòa Lộc. Kết quả NCKH công nghệ rau quả 2002- 2003, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 226-231. Trần Thế Tục và Ngô Hồng Bình. 2004. Cây xoài và kỹ thuật trồng xoài. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 5. Bùi Trang Việt, 2002. Sinh lý thực vật đại cương, Phần 1: Dinh dưỡng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trang 349. ABSTRACT Effect of fruit cover bag materials to fruit yield and quality of Cat Chu mango variety Doàn Thi Cam Hong and Nguyen Trinh Nhat Hang Southern Fruits Research Institute Mango is one of important fruits widely grown in Mekong River Delta, Covering mango fruits with proper materials takes an important role in the minimization of pesticides used and contribute significantly to safe production. The study was conducted in Cao Lanh district, Dong Thap province during 2013 – 2014. After 35 days from fruit setting, “Cat Chu” mango fruits were bagged with 4 different kinds of bags: Two layer bag made in Thailand, glossy paper made in Taiwan, Bikoo bag made in Japan and nylon bag (PE). The results showed that covering mango fruits of Cat Chu variety with two layer bag, glossy paper bag and Bikoo bag reduced the rate of fruit drop, increased fruit yield (13,05 – 17,85kg/tree) and improved brightness of fruit skin compared to the control whereas fruit quality kept unchanged (Brix, vitamin C, TA). Keywords: Mangifera indica L., Dong Thap, mango Cat Chu variety, bag materials. Người phản biện: TS. Bùi Quang Đãng Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 831 Hình: Quả xoài được bao quả Hình: Quả xoài bị vết do bao bằng bao nylon trong Hình: Quả xoài không được bao quả VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 832

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_1_8327_2130088.pdf
Tài liệu liên quan