Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏtrong điều trị sỏi thận đơn giản

Tài liệu Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏtrong điều trị sỏi thận đơn giản: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Chuyên Đề Niệu - Thận 38 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA QUA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN ĐƠN GIẢN Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Lê Trọng Khôi*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Trần Vĩnh Hưng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da dùng máy soi thận nhỏ (Mini-PCNL). Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016 chúng tôi đã phẫu thuật thành công cho 44 bệnh nhân (BN) với sỏi thận đơn giản. Tạo đường hầm vào thận với bộ nong và máy soi thận nhỏ với Amplatz 16 Fr dưới hướng dẫn C-arm, dùng máy tán sỏi laser tán vụn sỏi, đặt thông JJ niệu quản xuôi dòng, đặt thông thận ra da bằng thông Foley 14 Fr. Hậu phẫu kiểm tra sỏi sót bằng phim KUB và ghi nhận các biến chứng. Kết quả: Giới: 30 nam (68,2 %); 14 nữ (31,8%). Tuổi trung bình 47,2 ± 12,7 tuổi (26-72). Phân độ ASA trước phẫu thuật: ASA I: 23 (52,3%); ASA II...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏtrong điều trị sỏi thận đơn giản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Chuyên Đề Niệu - Thận 38 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA QUA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN ĐƠN GIẢN Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Lê Trọng Khôi*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Trần Vĩnh Hưng** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da dùng máy soi thận nhỏ (Mini-PCNL). Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016 chúng tôi đã phẫu thuật thành công cho 44 bệnh nhân (BN) với sỏi thận đơn giản. Tạo đường hầm vào thận với bộ nong và máy soi thận nhỏ với Amplatz 16 Fr dưới hướng dẫn C-arm, dùng máy tán sỏi laser tán vụn sỏi, đặt thông JJ niệu quản xuôi dòng, đặt thông thận ra da bằng thông Foley 14 Fr. Hậu phẫu kiểm tra sỏi sót bằng phim KUB và ghi nhận các biến chứng. Kết quả: Giới: 30 nam (68,2 %); 14 nữ (31,8%). Tuổi trung bình 47,2 ± 12,7 tuổi (26-72). Phân độ ASA trước phẫu thuật: ASA I: 23 (52,3%); ASA II: 18 (40,9%); ASA III: 3(6,8%). Sỏi bên trái: 15 (34,1%); sỏi bên phải: 28 (63,6 %); 2 bên: 1 (2,3%). Sỏi mổ lần đầu: 37 (84,1%); sỏi tái phát: 7 (15,9%). Kích thước (KT) sỏi trung bình (TB) (mm): 22,6 ± 4,6 (13 - 30). Số lượng sỏi: 1 viên: 36 (81,8%); 2 viên: 7 (15,9%); 3 viên: 1 (2,3%). Vị trí sỏi: Đài dưới: 9 (20,5%); Đài giữa: 4(9,1%) Đài trên 1(2,3%); Bể thận khúc nối: 26 (59,1%); Sỏi bể thận + đài dưới: 4 (9,1%). Mức độ thận ứ nước trên MSCT: độ I: 20 trường hợp (45,5%); độ II: 18 trường hợp (40,9%); độ III: 6 trường hợp (13,6%); Thời gian mổ (phút): 77,8 ± 19,9 (50 - 135). Đài thận đường vào: đài giữa: 9 (20,5%); đài dưới 35 (79,5%). Lấy sỏi: Tán sỏi bằng laser + gắp mảnh sỏi: 38 (86,4%), tán vụn sỏi bằng laser: 6 (13,6%). Thay đổi Hb sau mổ (g/dL): 0,5 ± 0,36 g/dL (0,2 - 2,4). Đặt thông JJ xuôi dòng: 42/44 (95,5%). Biến chứng trong lúc phẫu thuật:1 trường hợp rách bể thận khi soi. Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Tỉ lệ sạch sỏi đạt 86,4% (KUB chụp sau mổ không có mảnh sỏi ≥ 4mm). Thời gian nằm viện sau mổ: 2,9 ± 0,42 ngày (2-4). Không có biến chứng sau mổ như: chảy máu, mảnh sỏi kẹt niệu quản. 1 trường hợp có sốt 38º ngày hậu phẫu 1. Kết luận: Kết quả của loạt này là đáng khích lệ với lượng máu mất ít, thời gian mổ đã rút ngắn hơn so với loạt mổ trước, thời gian nằm viện ngắn và không có những biến chứng nặng. Cần thực hiện nghiên cứu so sánh với phẫu thuật lấy sỏi qua da tiêu chuẩn để đánh giá đầy đủ hơn tính hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật này. Từ khóa: sỏi thận, lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ ABSTRACT MINI PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY FOR TREATMENT OF SIMPLE KIDNEY STONES: AN EVALUATION OF OUTCOMES AND SAFETY Nguyen Phuc Cam Hoang, Le Trong Khoi, Nguyen Tuan Vinh, Tran Vinh Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 38 - 43 Objectives: Evaluating outcomes and the safety of mini percutaneous nephrolithotomy (mini-PCNL) for treatment of simple kidney stones Patients and methods: From September 2015 to June 2016, forty-four patients were admitted to the * Khoa Niệu B, bệnh viện Bình Dân TP.HCM ** Bộ môn Ngoại, ĐH Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: PGS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: Npchoang@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Niệu - Thận 39 Department of Urology B with diagnosis of kidney stones and underwent mini-PCNL. Renal access was performed with small Amplatz sheath/ dilator and mini-endoscope under the guidance of C-arm; kidney stones were fragmented by laser lithotripsy; Double-J stent was placed antegradely and a small nephrostomy tube (16 Fr.) put in place. In postoperative recovery period, patients were evaluated for the stone-free rate and complication rate. Results: Mean age: 47.2 ± 12.7(26-72); Gender: 30 males (68.2 %), 14 females (31.8 %), ASA score: ASA I: 23 (52.3%); ASA II: 18 (40.9%); ASA III: 3 (6.8%). Left kidney stones: 15 (34.1%); Right kidney stones: 28 (63.6 %); Bilateral kidney stones: 1 (2.3%). Primary stones: 37 (84.1%); recurrent stones: 7 (1.9%). Mean stone size (mm): 22.6 ± 4.6 (13-30). Number of stones: 1 stone: 36 (81.8%); 2 stones: 7 (15.9%); 3 stones: 1 (2.3%)... Stone site: lower calyx 9 (20.5%); middle calyx 4 (9.1%); upper calyx 1 (2.3%); renal pelvis: 26 (59.1%); pelvis and lower calyx: 4 (9.1%). Hydronephrosis on preoperative MSCT: grade I: 20 cases (45.5%); grade II: 18 cases (40.9%), and grade III 6 cases (13.6%); Operative time (minutes): 77.8 ± 19.9 (50 - 135). Renal access: middle calyx: 9 (20.5%); lower calyx 35 (79.5%). Lithotripsy: laser lithotripsy + stone removal using grasper: 38 (86.4%), laser lithotripsy alone: 6 (13.6%). Hemoglobin changes (g/dL): 0.5 ± 0.36 g/dL (0.2 – 2.4). Antegrade ureteral stenting with D-J stent: successful: 42/44 cases (95.5%). Operative complications: 1 case with renal pelvis laceration. Stone-free rate: 86.4% (no fragments >4cm on postop. KUB). Post-operative hospital stay: 2.9 ± 0.42 days (2-4). No severe complications such as urosepsis, bleeding, or steinstrass. Only 1 case had fever of 38ºon first postop. day. Conclusions: The outcomes of this series are encouraging with reduced blood loss, shorter operative time in comparison to our previous series, and post-operative hospital stay quite short. A comparison with standard PCNL might be needed to better assess the effectiveness and safety of mini PCNL. Key words: Mini PCNL, Kidney stones, Minimally invasive procedure. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo hướng dẫn điều trị của Hội Tiết niệu châu Âu (EAU) 2014(13), lấy sỏi thận qua da (PCNL) là phương pháp điều trị lựa chọn cho sỏi thận lớn (> 20 mm) và sỏi nhỏ (10-20 mm) nằm ở đài dưới thận không thuận lợi cho tán sỏi ngoài cơ thể. Tuy nhiên, PCNL vẫn là phẫu thuật thử thách và có biến chứng đáng kể nhưng có thể chấp nhận vì tính hiệu quả của nó(11, 15). Để giảm tỉ lệ biến chứng liên quan đến việc dùng dụng cụ kích thước lớn như mất máu, đau hậu phẫu và có thể gây tổn thương nhu mô thận nhiều, PCNL tiêu chuẩn được phát triển theo hướng ít xâm lấn hơn: mini- PCNL hay miniPERC dùng một ống soi thận nhỏ (11-20 Fr) qua đưởng hầm xuyên qua da nhỏ. Thông thường, thuật ngữ mini-PCNL được sử dụng cho đường hầm qua da với dụng cụ kích thước ≤ 18 Fr. Mục tiêu Đánh giá kết quả và tính an toàn của phẫu thuật lấy sỏi thận qua da dùng đường hầm và máy soi thận nhỏ qua loạt mổ đầu tiên của chúng tôi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Đối tượng Có 44 bệnh nhân có sỏi thận đơn giản, kích thước ≤ 3cm được mổ lấy sỏi thận qua da dùng đường hầm nhỏ tại Khoa Niệu B Bệnh viện Bình Dân từ tháng 09/2015 đến 6/2016. Sỏi thận đơn giản định nghĩa là 1 sỏi, sỏi nằm ở đài thận hoặc bể thận kích thước ≤ 3 cm, không có phân nhánh. Phương pháp thực hiện Chẩn đoán hình ảnh Chụp bộ niệu không sửa soạn (KUB), MSCT hệ niệu có cản quang. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Chuyên Đề Niệu - Thận 40 Bộ dụng cụ lấy sỏi thận qua da miniPERC (Karl Storz®) (Hình 1) Dụng cụ chọc dò thận và nong tạo đường hầm: Kim chọc dò: kim 16 Gauge (4,85Fr); Dụng cụ nong và Amplatz của Storz theo bộ mini PCNL (16,5Fr). Máy soi thận nhỏ: 9,8 Fr, kềm gắp sỏi nhỏ loại “crocodile” và “grasper” theo bộ dụng cụ Storz® (hình 1); Máy tán sỏi laser Holmium, Hans®, 40W, 20Hz (hình 2). Kỹ thuật mổ Vô cảm: gây mê nội khí quản. Bệnh nhân nằm tư thế sản khoa, soi bàng quang đặt thông niệu quản bên phẫu thuật. Chuyển bệnh nhân nằm sấp với một gối độn ở vùng bụng-thắt lưng (hình 3). Chọc dò đài thận đích dưới hướng dẫn C-arm. Luồn dây dẫn vào đài trên hoặc xuống niệu quản. Dùng bộ nong kim loại nong tạo đường hầm đến 16 Fr. Đặt Amplatz số 16,5 Fr. Đặt máy soi thận soi tìm sỏi, dùng máy tán sỏi laser tán sỏi vỡ vụn và dùng kềm gắp mảnh sỏi ra ngoài hoặc bơm rửa bể thận qua Amplatz. Đặt thông JJ xuôi chiều dưới C-arm. Dẫn lưu thận ra da qua đường hầm bằng thông Foley 14 Fr. Hậu phẫu: chụp KUB kiểm tra ngày hậu phẫu 2-3. Nếu sạch sỏi sẽ kẹp thông thận trong ngày hậu phẫu 2 trong vòng 12h. Nếu không có triệu chứng gì thì rút thông thận sau 48-72 giờ. Tiêu chuẩn sạch sỏi: phim KUB ngày hậu phẫu 2 không có mảnh sỏi ≥ 4mm. Hình 1. Bộ dụng cụ mini PCNL Hình 2. Máy tán sỏi laser Hình 3. Tư thế bệnh nhân KẾT QUẢ Từ tháng 9/2015 đến 6/2016 có 44 bệnh nhân. Bệnh nhân Tuổi trung bình 47,2 ± 12,7 tuổi (26-72) Giới: 30 nam (68,2 %); 14 nữ (31,8%). ASA trước phẫu thuật: ASA I: 23 (52,3%); ASA II: 18 (40,9%); ASA III: 3(6,8%). Sỏi Sỏi bên trái: 15 (34,1%); Sỏi bên phải: 28 (63,6 %); Sỏi hai bên:1 (2,3%). Sỏi mổ lần đầu: 37 (84,1%); Sỏi tái phát: 7 (15,9%). Kích thước sỏi TB (mm): 22,6 ± 4,6 (13-30). Số lượng sỏi: 1 viên: 36 (81,8%); 2 viên: 7 (15,9%); 3 viên: 1 (2,3%). Vị trí sỏi: Đài dưới: 9 (20,5%); Đài giữa: 4 (9,1%); Đài trên: 1 (2,3%); Bể thận khúc nối: 26 (59,1%); Sỏi bể thận + đài dưới: 4 (9,1%). Mức độ thận ứ nước trên MSCT: độ I: 20 trường hợp (45,5%); độ II: 18 trường hợp (40,9%); độ III: 6 trường hợp (13,6%). Phẫu thuật Thời gian mổ (phút): 77,8 ± 19,9 (50 - 135). Đài thận đường vào: đài giữa: 9 (20,5%); đài dưới 35 (79,5%). Lấy sỏi: Tán sỏi bằng laser + gắp mảnh sỏi: 38 (86,4%), Tán vụn sỏi bằng laser: 6 (13,6%). Thay đổi Hb sau mổ (g/dL): 0,5 ± 0,36 g/dL (0,2 - 2,4). Đặt thông JJ xuôi dòng: 42/44 (95,5%). Biến chứng trong lúc phẫu thuật: 1 trường hợp rách bể thận khi soi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Niệu - Thận 41 Không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Kết quả phẫu thuật Tỷ lệ sạch sỏi đạt 86,4%. Hậu phẫu, biến chứng sau mổ Nằm viện sau mổ (ngày): 2,9 ± 0,42 ngày (2-4). Không có biến chứng chảy máu, mảnh sỏi kẹt niệu quản sau mổ. 1 trường hợp sốt 38º với BC máu: 11k/µL ngày hậu phẫu thứ 1, chuyển sang dùng kháng sinh điều trị ngày thứ 2 không còn sốt đến ngày thứ 4 CTM về bình thường và cho xuất viện. Nhận xét: so với loạt 6 ca đầu tiên của chúng tôi trong thời gian mới trước đây(10), thời gian mổ của chúng tôi rút ngắn hơn đáng kể (77,8 phút so với 100 phút), tỉ lệ sạch sỏi hơi thấp hơn (86,4% so với 100%), giảm Hb sau mổ ít hơn (0,5 so với 1,2 g/dL). A B C D Hình 4.A. BN Trần Văn Th. 50T. Sạn thậnT tái phát, trên MSCT: 25x26mm. B. KUB ngày HP2: còn ít mảnh sỏi vụn. C.KUB sau mổ 6 tuần: sạch sỏi. D.Vết mổ miniPERC so với vết mổ mở trướckia BÀN LUẬN Tại sao lấy sỏi thận qua da dùng đường hầm nhỏ? Từ thập niên 1980 của thế kỷ trước, PCNL đã trở thành kỹ thuật điều trị tiêu chuẩn cho sỏi thận lớn (> 20 mm). Đường hầm vào thận tiêu chuẩn là 24–30 Fr. Tuy nhiên, PCNL vẫn là phẫu thuật thử thách và có biến chứng đáng kể, nhất là biến chứng chảy máu(11, 13, 15). Đường hầm vào thận nhỏ (≤ 18 Fr.) lúc đầu được dùng cho trẻ em nhưng ngày nay dần được phổ biến trên bệnh nhân người lớn. Đường hầm vào thận cực nhỏ (4,8 Fr.) cũng đã được áp dụng. Lợi ích của dụng cụ nhỏ vẫn còn tranh cãi nhưng nói chung, Y văn gần đây cho thấy nó giúp làm giảm biến chứng chảy máu và tỉ lệ truyền máu(13). Tại Việt Nam hiện nay còn rất ít trung tâm Tiết niệu thực hiện được kỹ thuật này(1, 10 ,9), vì ngoài trang thiết bị còn đòi hỏi kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Kỹ thuật mổ có gì khác so với PCNL tiêu chuẩn? Kỹ thuật tiếp cận sỏi trong mini-PCNL không khác với PCNL tiêu chuẩn, chủ yếu là dùng dụng cụ kích thước ≤ 18Fr. Trong loạt nghiên cứu này chúng tôi chọn sỏi thận đơn giản nên việc tiếp cận sỏi dưới C-arm khá đơn giản và đa số đi vào đài dưới (79,5%). Sau khi nong đến 16 Fr. sẽ dùng Amplatz nhỏ (15 F/16,5 Fr) có nòng và kênh bên cạnh để các mảnh sỏi sau tán trôi ra ngoài. Soi thận dùng ống soi cứng 9,8 Fr có 2 kênh thao tác 6 Fr để tán và gắp sỏi. Năng lượng tán sỏi khi dùng dụng cụ nhỏ thích hợp nhất là laser. Những mảnh sỏi lớn không tự trôi ra có thể được lấy ra bằng kềm gắp sỏi nhỏ. Để lấy hết các mảnh sỏi cần bơm rửa sau tán và đặt thông JJ xuôi chiều để hỗ trợ mảnh sỏi sót tống xuất ra ngòai theo đường tự nhiên sau mổ. Do tổn thương thận ít nên một số tác giả không đặt thông thận ra da sau mổ (tubeless PCNL), đặc biệt là trong trường hợp kiểm tra thấy sạch sỏi. Chúng tôi chọn phương án an toàn trong loạt này: đặt thường quy thông JJ xuôi chiều và thông thận ra da bằng thông Foley 14 Fr. để tránh mảnh sỏi rớt xuống kẹt ở niệu quản trong và sau mổ. Tỉ lệ đặt thành công cao, chỉ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Chuyên Đề Niệu - Thận 42 có 1 bệnh nhân có tổn thương ở bể thận nên thao tác đặt thông JJ xuôi chiều khó khăn nên quyết định hậu phẫu cho đặt ngược chiều. Trường hợp này siêu âm kiểm tra sau mổ 2 ngày không thấy tụ dịch ở hố thận. Hiệu quả điều trị Nhiều tác giả ủng hộ mini PCNL vì nó giúp hạn chế mất máu, giảm biến chứng chảy máu, giảm đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn. Tỉ lệ sạch sỏi tương đương giữa mini- PCNL và PCNL tiêu chuẩn đã được ghi nhân trong nhiều nghiên cứu, ngoại trừ Giusti và cs. báo cáo tỉ lệ sạch sỏi thấp hơn với thời gian phẫu thuật dài hơn(2). Bảng 1. Tỉ lệ sạch sỏi trong các báo cáo mini-PCNL(2,3,4,12) Tác giả Năm Số bệnh nhân DT sỏi Kết hợp phương pháp khác Tỉ lệ sạch sỏi Giusti và cs. 2007 40 2,8cm² 77,5% Nagele và cs. 2009 29 1,6cm² 3,4NSND 100% Knoll và cs. 2011 25 1,8cm 4 PCNL 100% Resorlu và cs. 2012 106 2,37cm 9,4 (5,6TSNCT, 3,8PCNL) 94,3 Gu và cs. 2013 30 1,7cm 20 (PCNL, TSNCT) 93,3% Tỉ lệ sạch sỏi cao trong các báo cáo gần đây cho thấy hiệu quả của phương pháp này mặc dù dùng đường hầm nhỏ. Thống kê cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ sạch sỏi giữa mini-PCNL và PCNL. Về lý thuyết, tổn thương thận của mini PCNL là ít hơn hẳn, ít chảy máu, giảm đau hậu phẫu, v.v. Li và cs.(6) đánh giá hồi cứu mức độ thương tổn sau mổ của mini-PCNL và PCNL tiêu chuẩn. Dựa vào xét nghiệm phản ứng cấp tính tỉ lệ với tổn thương mô phẫu thuật gây ra, tác giảđo chất đánh dấu giai đoạn tổn thương mô cấp tính: yếu tố hoại tử khối u(TNF-alpha), interleukin-6 / 10, C-reactive protein (CRP) và amyloid huyết thanh A (SAA). Tuy nhiên, dữ liệu thu thập không chứng minh được ưu điểmcủa mini-PCNL. Lợi ích của mini-PCNL có thể là giảm lượng máu mất trong mổ, ít đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng máu mất và thay đôi Hb là không đáng kể. Mishravà cs.(8) ghi nhận về giảm hemoglobin khác biệt đáng kể giữa 2 phương pháp (0,8 ± 0,9 so với 1,3 ± 0,4 gam%, P= 0,01) và tỉ lệ truyền máu cũng khác biệt (1,4% so với 10,4%). Tổng liều dùng thuốc giảm đau cũng giảm đáng kể trong mini-PCNL so với PCNL tiêu chuẩn (55,4 g so với 70,2 g tramadol). Thời gian nằm viện ngắn hơn: 3,2 ± 0,8 so với 4,8 ± 0,6 ngày, P ≤ 0,001. Tỉ lệ chuyển phương pháp thành PCNL không mở thận ra da (tubeless PCNL) cao hơn hẳn ở nhóm mini-PERC (P<0,001). Bảng 2. Đối chiếu kết quả với các tác giả trong nước(14, 9) Tác giả Năm Số BN KT sỏi (mm) Thời gian mổ (phút) Nằm viện TB (ngày) Tỉ lệ sạch sỏi (%) Nguyễn Minh Thiền 2015 50 17,97 42,9 > 1 (26,4 giờ) 94 Vũ Nguyễn Khải Ca 2015 30 12,24 89,87 - 86,2 Loạt này 2016 44 22,6 77,8 2,9 86,4 Nhận xét: số ca của loạt này chưa thật nhiều, kích thước sỏi lớn hơn vả thời gian mổ, tỉ lệ sạch sỏi tương đương các tác giả Minh Thiền và Khải Ca. Biến chứng và độ an toàn của phẫu thuật Bảng 3. Tỉ lệ biến chứng của mini-PCNL theo hệ thống Clavien (1, 5, 12) Tác giả Năm Số BN KT sỏi (mm) Tỉ lệ biến chứng (%) I II III IV V Cheng và cs. 2010 3610 - 23,6 20,8% 1,4% 1,4% 0 0 Knoll và cs. 2010 25 18 28 24% 4% 0 0 0 Resorlu và cs. 2012 106 23,7 17 17% 0 0 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Niệu - Thận 43 Tác giả Năm Số BN KT sỏi (mm) Tỉ lệ biến chứng (%) I II III IV V Long và cs. 2013 163 18,4 23,1 14,6% 8,5% 0 0 0 Bảng 3 cho thấy đây là một kỹ thuật mổ an toàn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không gặp biến chứng đáng kể nào. Gu và cs.(3) so sánh mini-PCNL với nội soi ngược chiều điều trị sỏi niệu quản lớn đọan gần. Nhìn chung, tỉ lệ biến chứng không khác biệt giữa mini-PCNL và nội soi ngược chiều (17% và 16%, so với 8,4% và 23,8%, tương ứng). Trong nghiên cứu này, bao gồm cả trẻ em, tỉ lệ truyền máu (Grade II) ở nhóm mini-PCNL so với nội soi ngược chiều là 6,6% so với 0%, cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, truyền máu chỉ chỉ định trong trường hợp nong số lớn hơn (18-20 F). Liu và cs.(7) qua 834 bệnh nhân mổ mini- PCNL, phân tích những yếu tố rủi ro, phòng ngừa và điều trị sốc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, thấy có 20/834 bệnh nhân (2,4%) có tình trạng sốc nhiễm khuẩn sau mổ và 3 trường hợp tử vong (0,3%). Giới nữ, đái tháo đường, sỏi lớn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và suy chức năng thận được ghi nhận là các yếu tố nguy cơ sốc nhiễm khuẩn sau mổ. KẾT LUẬN Kết quả của loạt mổ lấy sỏi thận qua da dùng đường hầm nhỏ của chúng tôi là đáng khích lệ với lượng máu mất ít, thời gian mổ rút ngắn hơn trước, thời gian nằm viện ngắn, và không có biến chứng nặng. Có thể cần thực hiện một nghiên cứu so sánh miniPERC với PCNL tiêu chuẩn để đánh giá rõ hơn tính hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cheng F, Yu W, Zhang X, Yang S, Xia Y, Ruan Y. (2010), Minimally invasive tract in percutaneous nephrolithotomy for renal stones. J Endourol.2010;24:1579–82. 2. Giusti G, Piccinelli A, Taverna G, Benetti A, Pasini L, Corinti M.. (2007), MiniPERC? No, thank you! Eur Urol. 2007;51:810– 4. 3. Gu XJ, Lu JL, Xu Y. (2013), Treatment of large impacted proximal ureteral stones: Randomized comparison of minimally invasive percutaneous antegrade ureterolithotripsy versus retrograde ureterolithotripsy. World J Urol.2013; 31:1605–10. 4. Knoll T, Jessen JP, Honeck P, Wendt-Nordahl G. (2011), Flexible ureterorenoscopy versus miniaturized PNL for solitary renal calculi of 10-30mm size. World J Urol. 2011; 29:755–9. 5. Knoll T, Wezel F, Michel MS, Honeck P, Wendt-Nordahl G. (2010), Do patients benefit from miniaturized tubeless percutaneous nephrolithotomy? A comparative prospective study. J Endourol. 2010; 24:1075–9. 6. Li LY, Gao X, Yang M, Li JF, Zhang HB, Xu WF. (2010), Does a smaller tract in percutaneous nephrolithotomy contribute to less invasiveness? A prospective comparative study. Urology. 2010; 75:56–61. 7. Liu C, Zhang X, Liu Y, Wang P. (2013), Prevention and treatment of septic shock following mini-percutaneous nephrolithotomy: A single-center retrospective study of 834 cases. World J Urol. 2013; 31:1593–7. 8. Mishra S, Sharma R, Garg C, Kurien A, Sabnis R, Desai M. (2011), Prospective comparative study of miniperc and standard PNL for treatment of 1 to 2 cm size renal stone. BJU Int. 2011; 108:896–9. 9. Nguyễn Minh Thiền, Lê Tuấn Khuê, Phạm Thế Anh, Phan Thanh Hải, Bùi Văn Kiệt, Nguyễn Tuấnh Vinh, Bùi Hữu Tân, Phù Văn Tuốt, Thái Thành Đế (2015), Tán sỏi thận qua da bằng kim nhỏ (microperc) thực hiện tại Medic. Y học TP. HCM, Tập 19, Số 4*2015, tr.105-110. 10. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Lê Trọng Khôi, Phan Trường Bảo, Nguyễn Tuấn Vinh (2016), Lấy sỏ thận qua da qua đường hầm nhỏ: Kinh nghiệm ban đầu. Y học TP.HCM *Phụ bản tập 20* Số 2*2016, tr.110—15. 11. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Trần Thanh Nhân, Lê Anh Tuấn, Chung Tuấn Khiêm, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Việt Cường (2011), Tán sỏi thận qua da trong sỏi thận san hô. Y học TP.HCM, Phụ bản của tập 15* Số 3* 2011, tr. 86-93. 12. Resorlu B, Unsal A, Tepeler A, Atis G, Tokatli Z, Oztuna D. (2012), Comparison of retrograde intrarenal surgery and mini- percutaneous nephrolithotomy in children with moderate-size kidney stones: Results of multi-institutional analysis. Urology. 2012; 80:519–23. 13. Türk C, Knoll T, Petrik A, Sarica K, Skolarikos A, Straub M. (2014), Guidelines on Urolithiasis. European Association of Urology (EAU). 14. Vũ Nguyễn Khải Ca, Hoàng Long, Chu Văn Lâm, Trần Chí Thanh, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Ngọc Thái, Vũ Văn Hà, Nguyễn Đức Minh, Hồ Đức Thắng (2015), Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm. Y học TP.HCM, Tập 19, Số 4*2015, tr.277-281. 15. Vũ Văn Ty, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Lê Chuyên, Đào Quang Oánh, Nguyễn Tuấn Vinh, Vĩnh Tuấn, Lê Sỹ Hùng, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Đạo Thuấn. Tình hình lấy sỏi thận và niệu quản qua da cho 398 bệnh nhân. Y học TP.HCM, Số đặc biệt Hội nghị Khoa học Kỹ thuật bệnh viện Bình Dân, Phụ bản của Tập 8*(1), tr.237-42. Ngày nhận bài báo: 11/5/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/5/2016 Ngày bài báo được đăng: 30/06/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_va_do_an_toan_cua_phau_thuat_lay_soi_qua_da.pdf
Tài liệu liên quan