Đánh giá kết quả ban đầu lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Đánh giá kết quả ban đầu lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 78 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU LẤY SỎI QUA DA QUA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH Nguyễn Mạnh Hùng*, Nguyễn Thanh Tùng*, Nguyễn Văn Nam*, Nguyễn Thế Cuộc*, Nguyễn Viết Doanh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận đơn giản tại bệnh viên Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 3/1017 đến tháng 11/2017 Khoa Ngoại-Tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện 27 trường hợp lấy sỏi thận qua da qua đường hầm nhỏ dùng laser Holmium cho sỏi thận đơn giản. Kết quả: Tỉ lệ sạch sỏi là: 85,18%. Sót sỏi cần phải tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung: 3,70%, không có biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn nặng. Ngày nằm viện trung bình sau mổ là: 7,26 ± 3,61 ngày. Kết luận: Lọat phẫu thuật lấy sỏi thận đơn giản qua da qua đường hầm nhỏ của chúng tôi có kết quả ban ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả ban đầu lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 78 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU LẤY SỎI QUA DA QUA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH Nguyễn Mạnh Hùng*, Nguyễn Thanh Tùng*, Nguyễn Văn Nam*, Nguyễn Thế Cuộc*, Nguyễn Viết Doanh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu của phẫu thuật lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận đơn giản tại bệnh viên Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 3/1017 đến tháng 11/2017 Khoa Ngoại-Tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện 27 trường hợp lấy sỏi thận qua da qua đường hầm nhỏ dùng laser Holmium cho sỏi thận đơn giản. Kết quả: Tỉ lệ sạch sỏi là: 85,18%. Sót sỏi cần phải tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung: 3,70%, không có biến chứng chảy máu, nhiễm khuẩn nặng. Ngày nằm viện trung bình sau mổ là: 7,26 ± 3,61 ngày. Kết luận: Lọat phẫu thuật lấy sỏi thận đơn giản qua da qua đường hầm nhỏ của chúng tôi có kết quả ban đầu an toàn và hiệu quả, cho thấy triển vọng có thể áp dụng cho sỏi thận lớn hơn trong tương lai. Từ khoá: Lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ, Amplatz. ABSTRACT EARLY RESULTS OF MINI PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTRIPSY FOR TREATMENT OF KIDNEY STONE AT BAC NINH GENERAL HOSPITAL Nguyen Manh Hung, Nguyen Thanh Tung, Nguyen Van Nam, Nguyen The Cuoc, Nguyen Viet Doanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 78 – 83 Objectives: Evaluating early outcomes of mini-percutaneous nephrolithotomy for treatment of simple kidney stones performed at Bac Ninh Provincial Hospital. Patients and method: From march 2017 to November 2017 at the Department of Urology, we have initially performed mini-percutaneous nephrolithotomy with laser Holmium lithotripsy for simple kidney stones in 27 cases. Results: Stones-free rate after discharge was 85.18%, residual fragments requiring extracorporeal shock- wave lithotripsy in 3.70%. No severe complication such as urosepsis, bleeding was encountered. Post-operative hospital stay was 7.26 ± 3.61 days. Conclusion: In our center, percutaneous nephrolithotomy through a small tunnel is an effective and safe treatment for simple kidney stones. Larger stones could be amenable to this technique in near future. Keywords: Mini-Percutaneous Nephrolithotomy, Amplatz. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới phẫu thuật Lấy sỏi thận qua da lần đầu tiên được thực hiện thành công năm 1976 bởi FernstrÖm và Johanson,với những ưu điểm của kỹ thuật ít xâm hại(1). Tại Việt Nam lấy sỏi thận qua da được thực hiện đầu tiên tại bệnh viện Bình Dân từ năm 2000. Năm 2005, Nguyễn Đạo Thuấn, Vũ Văn Ty và cs. đã báo cáo kết quả * Khoa Ngoại-Tiết niệu bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Mạnh Hùng ĐT: 0913026778 Email: hungtkntn@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 79 lấy sỏi qua da cho 622 bệnh nhân(3). Năm 2010, tại bệnh viện Việt Đức, Vũ Nguyễn Khải Ca báo cáo kết quả Lấy sỏi thận qua da chuẩn thức cho kết quả tốt(6). Cùng với các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu đường tiết niệu trên ít xâm hại khác như phẫu thuật nội soi ngược chiều, phẫu thuật nôi soi sau phúc mạc, tán sỏi ngoài cơ thể nhưng với ưu điểm vượt trội, lấy sỏi qua da đến nay vẫn được ưa chuộng nhất là trong điều trị sỏi thận san hô, sỏi thận phức tạp, sỏi tái phát,. ở các nước phát triển. Qua hơn 30 năm phát triển của kỹ thuật, trên cơ sở lấy sỏi qua da chuẩn thức, nhằm làm giảm các biến chứng của phẫu thuật cũng như tăng tỷ lệ làm sạch sỏi đã có các cải tiến dụng cụ mổ làm thu nhỏ đường hầm vào thận cũng như phương tiện tán sỏi và phương thức lấy sỏi. Lấy sỏi thận qua da hiện nay đang được coi là phương pháp “tiêu chuẩn vàng”để điều trị sỏi thận(1). Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, ngoài phẫu thuật mở truyền thống điều trị sỏi thận, tùy theo vị trí, kích thước sỏi, còn có các phương pháp ít xâm hại khác như phẫu thuật nội soi sau phúc mạc, tán sỏi nội soi ngược chiều dùng ống soi bán cứng và tán sỏi ngoài cơ thể. Việc tiếp cận và thực hiện lấy sỏi qua da vẫn còn là một thách thức về điều kiện trang thiết bị, độ khó của kỹ thuật và nhất là tỷ lệ tai biến biến chứng không nhỏ của phương pháp. Từ khi có những cải tiến về kỹ thuật của phương pháp như chọc dò đường hầm vào thận dưới hướng dẫn siêu âm, tán sỏi và lấy sỏi qua đường hầm nhỏ, đã làm cho cách thực hiện an toàn, đơn giản hơn cũng như giảm các tai biến, biến chứng so với lấy sỏi qua da chuẩn thức. Chúng tôi mới bắt đầu thực hiện kỹ thuật lấy sỏi qua da đối với sỏi thận đơn giản trong thời gian gần đây. Bài báo này nhằm đánh giá kết quả ban đầu lấy sỏi thận qua da qua đường hầm nhỏ (mini-PCNL) tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 27 bệnh nhân sỏi thận đơn thuần có kích thước trên 20 mm nhỏ hơn 35mm, sỏi vị trí ở bể thận hoặc nằm ở đài thận không phân nhánh phức tạp được chỉ định lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ từ tháng 3/2017 đến tháng 11/2017 tại khoa Ngoại-Tiết niệu bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Phương pháp nghiên cứu Thiết kế mô tả Loạt ca tiến cứu, quy trình gồm: Chẩn đoán sỏi Kích thước, vị trí sỏi thận dựa vào chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị và chụp cắt lớp vi tính. Dụng cụ tán sỏi Máy siêu âm màu đầu dò cong 3,5-5 MHz, máy tán sỏi Laser Holmium Sphinx® công suất 30W hãng Lisa Laser®. Ống thông niệu quản và các dây dẫn chuyên dụng, kềm gắp sỏi.. Bộ chọc dò mini-PCNL gồm kim chọc dò và que nong với Amplatz số 18F Ống kính nội soi thận 2 kênh 9,5F, ống kinh soi niệu quản 9,5F Máy bơm nước. Kỹ thuật mổ Bệnh nhân được vô cảm bằng gây mê nội khí quản. Bệnh nhân nằm qua 2 tư thế: Tư thế phụ khoa Bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa dùng ống kính soi niệu quản đặt ống thông niệu quản lên thận có sỏi, cố định ống thông Tư thế nằm sấp Bệnh nhân nằm sấp có gối độn bụng. Chọc dò đài thận dưới hướng dẫn của siêu âm, luôn dây dẫn vào đài bể thận, dùng bộ nong nong đến số 16F, đặt Amplatz 18F. Dùng ống soi thận tìm sỏi, tán sỏi, gắp mảnh sỏi và bơm rửa hút Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 80 mảnh sỏi qua Amplatz. Đặt thông JJ xuôi chiều và dẫn lưu thận ra da. Điều trị và theo dõi sau mổ Kẹp ống dẫn lưu thận và rút thông sau 2-3 ngày nếu không có triệu chứng gì, chụp KUB và siêu âm hệ tiết niệu sau mổ. Bốn tuần sau mổ sẽ rút thông JJ. Tiêu chuẩn sạch sỏi là không còn mảnh sỏi trên 4mm. KẾT QUẢ Từ tháng 3/2017 đến tháng 11/2017 có 27 bệnh nhân. Đặc điểm chung Bảng 1. Nhóm tuổi Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % X SD Min – Max Dưới 30 tuổi 1 3,7 48,58 ± 10,93 25 – 73 30 – 60 tuổi 25 92,60 Trên 60 tuổi 1 3,7 Tổng 27 100,0 Tuổi trung bình: 48,58±10,93, tuổi nhỏ nhất: 25, tuổi lớn nhất: 73. Bảng 2. Giới tính Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Nam 13 48,15 Nữ 14 51,85 Tổng 27 100 Giới: Nam: 13 (48,15%), Nữ 14 (51,85%). Tiền sử mổ mở lấy sỏi cũ cùng bên: 1 TH (3,70%), tán sỏi ngoài cơ thể cùng bên: 1 TH (3,70%). Đặc điểm sỏi Bảng 3. Kích thước sỏi Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % X SD Min – Max ≤ 20 mm 1 3,7 24,88 ± 3,19 22-33 21-30 mm 25 92,60 > 30 mm 1 3,7 Tổng 27 100 Kích thước sỏi trung bình: 24,88±3,19 mm, sỏi nhỏ nhất 22mm, sỏi lớn nhất 33mm. Vị trí sỏi: sỏi bể thận đơn thuần: 11 (40,74%), sỏi khúc nối bể thận niệu quản: 2 (7,40%), sỏi bể thận phân nhánh đài giữa: 4 (14,81%), sỏi bể thận phân nhánh đài trên: 2 (7,40%), sỏi bể thận phân nhánh đài dưới: 5 (18,51%), sỏi đài dưới: 3 (11,11%). Bảng 4. Vị trí sỏi Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Bể thận 11 40,74 Sỏi khúc nối bể thận niệu quản 2 7,40 Bể thận – đài giữa 4 14,81 Bể thận – đài trên 2 7,40 Bể thận – đài dưới 5 18,51 Sỏi đài dưới 3 11,11 Tổng 27 100 Bảng 5. Độ giãn thận Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Độ 1, 2 25 92,59 Độ 3 2 7,40 Tổng 27 100 Độ ứ nước thận: thận giãn độ 1,2: 25 bệnh nhân (92,59%), thận giãn độ 3: 2 bệnh nhân (7,40%). Phẫu thuật tán sỏi Bảng 6. Thời gian tạo đường hầm Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % X SD Min – Max Dưới 10 phút 23 85,19 8,92 ± 3,2 6 – 20 10 – 15 phút 3 11,11 Trên 15 phút 1 3,7 Tổng 27 100 Vị trí chọc dò đài giữa: 17 (62,96%), đài dưới: 10 (37,04%). Thời gian tạo đường hầm trung bình là 8,92 ± 3,20 phút, ngắn nhất: 6 phút và dài nhất: 20 phút. Bảng 7. Thời gian phẫu thuật Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % X SD Min – Max Dưới 60 phút 3 11,11 68,13 ± 13,34 50 – 120 60-90 phút 23 85,19 Trên 90 phút 1 3,7 Tổng 27 100 Thời gian phẫu thuật: 68,13±13,34 phút, ngắn nhất: 50 phút, dài nhất: 120 phút. Không có tai biến chảy máu và tổn thương tạng trong khi phẫu thuật. Tụt Amplatz: 1 (3,70%). Có 1 bệnh nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 81 khi chọc dò thấy nước tiểu đục nên ngừng tán sỏi. 24 bệnh nhân được đặt thông JJ xuôi chiều (88,88%). Có 1 trường hợp (3,70%) không đặt được xuôi chiều, 2 trường hợp (7,40%) không đặt, tất cả 27 bệnh nhân đều được dẫn lưu thận ra da. Kết quả tán sỏi Có 23 bệnh nhân hết sỏi (85,18%), 1 TH sót sỏi 11mm, 3 TH sót sỏi 4-6 mm. Sốt sau mổ: 4 TH (14,81%), Đái máu sau mổ: 5 TH (18,51%). Can thiệp lại đặt thông JJ ngược chiều do rò nước tiểu sau mổ: 1 TH (3,70%). Tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung: 1 TH (3,70%). Thời gian nằm viện: 7,26 ± 3,61 ngày, ngắn nhất: 5 ngày, dài nhất: 13 ngày. BÀN LUẬN Lựa chọn bệnh nhân lấy sỏi qua da Lấy sỏi qua da đã là kỹ thuật phổ biến điều trị sỏi thận trên 20mm trên thế giới từ những năm 1980 và bắt đầu thực hiện ở nước ta từ năm 2000, nhưng kỹ thuật này vẫn chỉ được tiến hành tại các bệnh viện trung ương, chưa phổ biến được rộng rãi cho các bệnh viện tuyến dưới vì kỹ thuật đòi hỏi trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ, kỹ thuật khó, chi phí tương đối cao và tỷ lệ biến chứng ban đầu thực hiện kỹ thuật còn cao, nhất là biến chứng chảy máu. Tại các bệnh viện tuyến dưới, số bệnh nhân có chỉ định thực hiện kỹ thuật này là khá nhiều. Mặt khác, trước đây lấy sỏi qua da nhờ Xquang hướng dẫn tạo đường hầm làm bệnh nhân và nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm tia X cũng là một trở ngại. Từ khi những cải tiến về trang thiết bị làm thu nhỏ kích thước đường hầm vào thận, dẫn đường bằng siêu âm và công nghệ tán sỏi mới làm giảm các tai biến biến chứng cũng như nguy cơ phơi nhiễm tia X cho thầy thuốc và bệnh nhân kỹ thuật lấy sỏi qua da ngày càng được phổ biến rộng rãi. Khi bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh bắt đầu thực hiện kỹ thuật này, chúng tôi lựa chọn các bệnh nhân có thể trạng tốt (ASA I,ASA II). Tuổi bệnh nhân trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 48,58±10,93. Vì là kỹ thuật khó mới được triển khai nên chúng tôi chưa dám chọn nhiều bệnh nhân có tiền sử can thiệp sỏi tiết niệu cũ. Trong loạt này chỉ có 1 bệnh nhân có sỏi thận tái phát (3,70%) và 1 bệnh nhân đã tán sỏi ngoài cơ thể thất bại (3,70%). Các bệnh nhân được chọn lọc kỹ lưỡng trước mổ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu qua xét nghiệm nước tiểu và cấy khuẩn nước tiểu cũng như công thức máu số lượng bạch cầu đa nhân trong giới hạn bình thường. Sỏi thận được chỉ định lấy sỏi qua da là những sỏi đơn giản về vị trí và kích thước là sỏi bể thận, đài thuận đơn thuần hoặc sỏi đài bể thận phân 1 nhánh (S2,S3). Sỏi bể thận đơn thuần (S2) trong nghiên cứu của chúng tôi là 40,74%, sỏi bể thận phân nhánh 1 đài thận trên,giữa hoặc dưới cũng là 40,74% (S3), sỏi khu trú nhóm đài dưới là 11,11%. Nghiên cứu của Hoàng Long vị trí hình thái sỏi S2 là 33,3% và S3 là 36,3%(2). Kích thước sỏi trung bình trong loạt mổ của chúng tôi là: 24,88 ± 3,19 mm, tương đương trong nghiên cứu của Hoàng Long và cs. là: 2,41 ± 0,86 cm(2), Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cs. là: 22,6 ± 4,6 mm(4). Để thuận lợi cho việc chọc dò tạo đường hầm và tìm sỏi chúng tôi lựa chọn phần lớn bệnh nhân có giãn thận độ 1: 25/27 TH (92.59%) và chỉ có 2/27 bệnh nhân thận giãn độ 3 (7,40%). Độ 2 là thuận lợi nhất cho chọc dò. Hoàng Long và cs. có thận giãn độ 1 là 51,8%, giãn độ 2 là 25,2%(2). Phẫu thuật tán sỏi Trong lấy sỏi thận qua da thời gian chọc dò, tạo đường hầm và đặt Amplatz vào đài bể thận là quan trọng nhất, mang tính quyết định. Thời gian chọc dò tạo đường hầm và đặt Amplatz trung bình của chúng tôi là 8,92±3,20 phút. Thời gian chọc dò phụ thuộc vào kinh nghiệm phẫu thuật viên, vị trí, hình thái, kích thước sỏi và độ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 82 giãn của đài bể thận. Chúng tôi phân tích kỹ hình ảnh các nhóm đài thận trên phim cắt lớp vi tính và quan sát hình ảnh động trên siêu âm khi tiết hành đặt vị trí và hướng chọc dò. Thận giãn độ 2 là thuận lợi nhất khi chọc dò. Thời gian chọc dò lâu nhất của chúng tôi là 20 phút, ở bệnh nhân mổ cũ có giãn cục bộ nhóm đài giữa, phải thay đổi 2 vị trí. Trong loạt mổ của chúng tôi vị trí chọc đài giữa và bể thận là 62,96%, đài dưới là 37,04%. Trong loạt mổ của Hoàng Long và cs. tỉ lệ chọc dò đài giữa và bể thận là 71,5%(2). Thời gian tán sỏi phụ thuộc vào kinh nghiệm phẫu thuật viên, hình thái vị trí, kích thước, độ cứng của sỏi cũng như công suất của máy tán sỏi. Mảnh sỏi nhỏ có thể theo máy bơm nước chảy tự nhiên ra ngoài. Mảnh sỏi vỡ lớn được gắp bằng kìm gắp sỏi. Thời gian phẫu thuật trung bình của chúng tôi là 68,13 ± 13,34 phút. Trong lọat mổ của Hoàng Long và cs. thời gian phẫu thuật trung bình là 69,53 ± 27,18 phút(2), của Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cs. là 77,8 ± 19,9 phút(4), tuy nhiên sỏi của chúng tôi hầu hết có hình thái S2,S3. Trong lọat này không có tai biến chảy máu nặng trong mổ. Chúng tôi gặp vài tình huống chảy máu trong khi tán sỏi, chỉ cần xoay Amplatz để tì đè vào vị trí chảy máu có thể cầm máu được. Có 1 trường hợp (3,70%) bị tụt Amplatz ra khỏi đường hầm trong khi đang tán sỏi, chúng tôi xoay Amplatz tìm vị trí thuận lợi hơn để tiếp tục tán sỏi, cố gắng đặt lại nhưng không được và kết quả trường hợp này bị sót sỏi. Trong loạt mổ của Hoàng Long và cs. cũng có 1 trường hợp tụt Amplatz và không đặt được lại dẫn lưu thận(2). Chúng tôi gặp 1 trường hợp (3,70%) sau chọc dò vào thận thấy nước tiểu đục chảy ra đã quyết định ngừng tán sỏi vì e ngại nhiếm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn huyết sau tán sỏi có thể xảy ra. Ở trường hợp này, sau khi thảo luận cùng gia đình, chúng tôi chuyển mổ mở để lấy sỏi 1 thì vì gia đình không đồng ý dẫn lưu thận và tán sỏi kỳ sau vì lý do tài chánh và thời gian điều trị. Sau tán sỏi, đặt thông JJ xuôi dòng cho 24 bệnh nhân (88,88%), 1 trường hợp sỏi mổ cũ không thực hiện được đặt JJ xuôi dòng. Có 2 trường hợp (7,40%) quyết định không đặt thông JJ do đánh giá đã tán và lấy hết sỏi trong mổ. Chúng tôi chủ trương đặt dẫn lưu thận ra da thường quy vì thấy rằng ngoài tác dụng cầm máu, theo dõi chảy máu, ống dẫn lưu thận còn giúp thoát nước tiểu khi niệu quản chưa có nhu động, niệu quản lưu thông chưa hoàn toàn sau tán. Loạt mổ của Hoàng Long và cs. có 7,8% trường hợp đặt thông JJ xuôi dòng không thuận lợi(2), Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cs. đặt thông JJ xuôi dòng cho 95,5% các trường hợp(4). Kết quả tán sỏi và theo dõi sau mổ Trong loạt này, bệnh nhân sau mổ ổn định được chụp Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị và siêu âm trước khi ra viện, sau 4 tuần kiểm tra lại và rút thông JJ, kết quả bệnh nhân hết sỏi là 85,18%. Sót sỏi trong 4 trường hợp (14,81%), trong đó 1 trường hợp sót sỏi mảnh lớn còn lại 11mm vì khi tán bị tụt Amplatz, bệnh nhân sau đó được điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể bổ sung, 3 trường hợp còn lại điều trị nội khoa theo dõi. Tỉ lệ sạch sỏi của Vũ Nguyễn Khải Ca và cs. là: 86,2%(5), Hoàng Long và cs. là: 87,4%(2) và Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng là: 86,4%(4). Đối chiếu với kết quả của các tác giả chúng tôi có tỷ lệ sạch sỏi gần tương đương. Biến chứng tiểu máu kéo dài vài ngày hậu phẫu trong nghiên cứu của chúng tôi là 18,51%, được điều trị nội khoa rồi tự hết, không có trường hợp nào phải truyền máu trong và sau phẫu thuật. Tỉ lệ biến chứng sốt sau mổ của lọat này là 14,81%. Xét nghiệm nước tiểu và cấy khuẩn nước tiểu trước mổ sẽ làm giảm biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu sau mổ. Theo các tác giả, tỷ lệ sốt sau mổ sau Lấy sỏi thận qua da là: 2,8- 32,1%. Hoàng Long và cs. có tỷ lệ sốt sau mổ là 2,6%(2). Một trường hợp (3,70%) bệnh nhân có mổ sỏi thận cũ bị rò nước tiểu sau rút thông thận do không đặt được thông JJ niệu quản xuôi dòng trong mổ, phải đặt lại thông JJ niệu quản ngược chiều. Thời gian nằm viện trung bình của loạt này là 7,26±3,61 ngày, của Hoàng Long và cs. là 4,57±2,64 ngày(2), của Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng và cs. là 2,9±0,42 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 83 ngày(4). Do điều kiện giường bệnh của một bệnh viện tuyến Tỉnh, chúng tôi có khả năng lưu bệnh nhân nằm viện dài ngày hơn so với bệnh viện tuyến Trung ương. KẾT LUẬN Qua kết quả ban đầu lấy sỏi thận qua da qua đường hẩm nhỏ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho thấy đây là phương pháp điều trị an toàn với tỷ lệ sạch sỏi khá cao, tai biến và biến chứng thấp và có thể phát triển tán sỏi cho sỏi thận phức tạp hơn khi kinh nghiệm của phẫu thuật viên được nâng lên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Trường Thành (2017), Tổng quan Lấy sỏi thận qua da, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các kỹ thuật nội soi ít xâm lấn trong phẫu thuật tiêt niệu, bệnh viện Việt Đức tháng 12, tr.1- 25. 2. Hoàng Long, Trần Quốc Hòa, Nguyễn Đình Liên,Ngô Đậu Quyền, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Đình Cương, Vũ Nguyễn Khải Ca, Phan Đức Huấn (2017), Lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn bằng siêu âm, lựa chọn tối ưu trong điều trị sỏi đài bể thận, Tạp chí Y Dược TP.HCM, số 8, tr.304- 314. 3. Nguyễn Đạo Thuấn, Vũ Văn Ty, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Lê Chuyên, Đào Quang Oánh, Nguyễn Tuấn Vinh, Vĩnh Tuấn, Lê sỹ Hùng, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Đỗ Anh Toàn (2005), Kết quả lấy sỏi thận, niệu quản nội soi qua da trên 622 bệnh nhân, Y học Việt Nam, số 8, tr.85-91. 4. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Lê Trọng Khôi, Nguyễn Tuấn Vinh, Trần Vĩnh Hưng (2016), Đánh giá kết quả và độ an toàn của phẫu thuật lấy sỏi qua da qua đường hầm nhỏ trong điều trị sỏi thận đơn giản, Y học Việt Nam, số 8, tr.209-215. 5. Nguyễn Vũ Khải Ca, Hoàng Long, Chu Văn Lâm, Trần Chí Thanh, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Ngọc Thái, Vũ Văn Hà, Nguyễn Đức Minh, Hồ Văn Thắng (2015), Lấy sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 19, số 4, tr.277-281. 6. Vũ Nguyễn Khải Ca (2010), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp lấy sỏi qua da trong điều trị sỏi thận tại bệnh viện Việt Đức, Luận án tiến sĩ Y học. 7. Ferakis N, Stavroploulos M (2015). Minipercutaneous nephrolithotomy intreatment of renal and upper uerteral stones: Lesson learned from a review of the literature. Urol Ann. 7(2):141-148. Ngày nhận bài báo: 10/05/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_ban_dau_lay_soi_qua_da_qua_duong_ham_nho_tr.pdf
Tài liệu liên quan