Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5G ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết dengue, zika và chikungunya

Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5G ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết dengue, zika và chikungunya: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 51 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SUMILARV 0,5G Ở THỰC ĐỊA TRONG PHÒNG CHỐNG VÉC TƠ LÂY TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, ZIKA VÀ CHIKUNGUNYA Bùi Thanh Phú*, Nguyễn Thành Đông*, Trịnh Công Thức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc phòng chống chủ yếu diệt véc tơ truyền bệnh là chính. Phương pháp sử dụng Sumilarv 0,5g, gây ức chế các giai đoạn phát triển của bọ gậy/quăng Aedes trong các loại dụng cụ chứa nước nhằm làm giảm sự phát triển của quần thể muỗi trưởng thành và hạn chế sự lây lan tại cộng đồng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5g ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết dengue, Zika và Chikungunya. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực địa có đối chứng trước sau, đối tượng nghiên cứu là (muỗi, bọ gậy Aedes, hộ gia đình và sản phẩm Sumilarv 0,5...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5G ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết dengue, zika và chikungunya, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 51 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SUMILARV 0,5G Ở THỰC ĐỊA TRONG PHÒNG CHỐNG VÉC TƠ LÂY TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE, ZIKA VÀ CHIKUNGUNYA Bùi Thanh Phú*, Nguyễn Thành Đông*, Trịnh Công Thức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc phòng chống chủ yếu diệt véc tơ truyền bệnh là chính. Phương pháp sử dụng Sumilarv 0,5g, gây ức chế các giai đoạn phát triển của bọ gậy/quăng Aedes trong các loại dụng cụ chứa nước nhằm làm giảm sự phát triển của quần thể muỗi trưởng thành và hạn chế sự lây lan tại cộng đồng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5g ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết dengue, Zika và Chikungunya. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp thực địa có đối chứng trước sau, đối tượng nghiên cứu là (muỗi, bọ gậy Aedes, hộ gia đình và sản phẩm Sumilarv 0,5g). Cỡ mẫu thực hiện: 300 hộ gia đình/điểm. Kết quả: Tỉ lệ bọ gậy và quăng chết 95% - 100% sau 15 ngày tiếp xúc với Sumilarv, hiệu quả này duy trì được 4 đến 5 tháng ở những dụng cụ chứa nước có bọ gậy trong nhà (lọ hoa) và 2 đến 3 tháng ở những dụng cụ chứa nước ngoài nhà (lốp xe, chậu cảnh, phế thải khó súc rửa). Các chỉ số sau can thiệp: DI = 0,11 so với trước can thiệp 0,48; HI = 9% so với trước can thiệp32%; HIL = 5% so với trước can thiệp 45% và BI = 6 so với trước can thiệp 110. Kết luận: Với chế phẩm Sumilarv 0,5g, sử dụng nồng độ từ 0,01- 0,05mg/l cho thấy tỉ lệ tiêu diệt bọ gậy 95- 100% sau hai tuần tiếp xúc là rất hiệu quả. Kết quả này cần được áp dụng rộng rãi với những địa phương có sử dụng các dụng cụ như: Lọ hoa, chậu cây cảnh, lốp xe, phế thải khó súc rửa. Từ khóa: đánh giá hiệu quả Sumilarv 0,5g tại thực địa ABSTRACT APPRAISING THE EFFICIENCY OF USING CHEMICAL SUMILARV 0,5g IN THE FIELD FOR PREVENTING VECTOR TRANSMISSION OF DENGUE FEVER, ZIKA AND CHIKUNGUNYA Bui Thanh Phu, Nguyen Thanh Dong, Trinh Cong Thuc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 51 – 57 Background: Dengue fever has not yet had specific vaccines and treatment drugs, so the prevention of the disease mainly is to kill the vector of disease. Using Sumilarv 0,5g, which inhibits the development stages of Aedes larvae/pupe in water containers, reduces the growth of adult mosquito population and limiting community spread. Objecctives: To appraise the effectiveness of using Sumilarv 0,5g in the field in the prevention of vectors of dengue, Zika and Chikungunya. Methods: Researching on previous controlled field intervention, research subjects included mosquitoes, Aedes larvae, households and Sumilarv 0,5g. Sample size: 300 households/point. Results: There were 95% - 100% mortality of larvae and tosses after 15 days of their contact with Sumilarv. This effect was maintained for 4 to 5 months in indoor water beetles (flower vases) and 2 to 3 months in outdoor *Viện Pasteur Nha Trang Tác giả liên lạc: CN. Bùi Thanh Phú ĐT: 0989446255 Email: phu79pasteur@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 52 water containers (tires, ornamental pots, hard-to-wash wastes). After intervention: DI=0.11, HI=9%, HIL=5% and BI=6 compared with before-intervention results (DI=0.48; HI = 32%; HIL=45%, and BI = 110, respectively). Conclusion: Sumilarv 0,5g, using a concentration of 0.01-0.05 mg/l, showed that the 95-100% rate of killing larvae after two weeks of exposure was very effective. This result should be widely applied to localities that use tools such as flower vases, bonsai pots, tires and wastes. Keywords: the effectiveness of Sumilarv 0,5g in the field ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết hiện nay gặp nhiều khó khăn và thách thức, đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống véc tơ nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng. Một trong những biện pháp làm giảm véc tơ thường sử dụng là hóa chất phun không gian (ULV), nó mang lại hiệu quả tức thì trong trường hợp dịch đang tăng cao và khả năng lan truyền ra nhiều địa bàn, tuy nhiên biện pháp này cũng tốn kém và ảnh hưởng tới một số sinh vật cảnh tự nhiên trong môi trường. Để làm giảm vòng đời phát triển của muỗi trưởng thành và cắt đứt chu kỳ sinh sản của chúng bằng phương pháp sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5g, được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá và chứng nhận Sumilarv 0,5g chứa pyriproxyfen 0,5% có tác dụng diệt ấu trùng muỗi và an toàn cho con người. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cấp phép lưu hành từ năm 2010, với mục đích diệt lăng quăng/bọ gậy và không được phép sử dụng trong nước sinh hoạt, nhưng đến nay chưa vẫn có một nghiên cứu nào thực hiện tại cộng đồng để đánh giá hiệu quả của chế phẩm này. Năm 2016, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã tiến hành thử nghiệm ở một số điểm tại Bình Định cho thấy kết quả có hiệu lực ức chế của pyriproxyfen trên bọ gậy Aedes aegypti ở cả hai chủng labo và thực địa. Tại nồng độ 0,01 mg/l và 0,02 mg/l thì hiệu lực ức chế ban đầu xảy ra chậm và tỉ lệ >90% vào ngày thứ 14 đến 16, với nồng độ 0,03 mg/l và 0,04mg/l, hiệu lực ức chế ban đầu đạt 100% vào ngày tứ 8–10(1). Năm 2014 tại phòng thí nghiệm Khoa Kiểm soát véc tơ truyền bệnh và Kiểm dịch, Viện Pasteur Nha Trang đã tiến hành thí nghiệm để đánh giá hiệu quả diệt ấu trùng muỗi Aedes aegypti với sản phẩm Sumilarv 0,5g ở nồng độ (0,01-0,05 ppm ai=2 g-10 g/m3 Sumilarv 0,5g). Tỉ lệ trung bình ức chế của ấu trùng muỗi Aedes aegypti là 100% sau tiếp xúc 4 tuần, tỉ lệ này kéo dài liên tục trong 3-4 tháng được theo dõi tại phòng thí nghiệm. Những con bọ gậy sau khi tiếp xúc với Sumilarv 0,5g ở nồng độ 0,01 ppm đều chỉ có thể phát triển đến giai đoạn bọ gậy và quăng rồi chết luôn, không có khả năng phát triển thành muỗi tiếp trưởng thành(4). Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Sumilarv 0,5g ở thực địa trong phòng chống véc tơ lây truyền sốt xuất huyết Dengue, Zika và Chikungunya. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu Dụng cụ chứa nước có bọ gậy Aedes tại các hộ gia đình và sản phẩm Sumilarv 0,5g. Phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu Tháng 8/2017 đến 8/2018. Địa điểm nghiên cứu Điểm can thiệp (thả hóa chất Sumilavr 0,5g): Thôn Phú Ân Nam 1, Phú Ân Nam 2 và thôn Phú Ân Nam 3 thuộc xã Diên An huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Điểm chứng (Không thả hóa chất Sumilavr 0,5g): Phú Ân Nam 4, Phú Ân Nam 5 và thôn Võ kiện. Tiêu chí chọn điểm can thiệp và điểm chứng Có các đặc điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Dụng cụ chứa nước tương đồng, phù hợp theo yêu cầu để thả hóa chất Sumilarv 0,5g. Có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao so với các xã khác trong huyện. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 53 Có sự lưu hành của muỗi Aedes tại địa bàn, đội ngũ cán bộ y tế nhiệt tình, có đủ năng lực đáp ứng các hoạt động của nghiên cứu. Cỡ mẫu Đây là nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng để kiểm định hiệu hai tỉ lệ của hai mẫu nên ta dùng công thức: n: cỡ mẫu cho mỗi nhóm can thiệp và nhóm chứng Zx: giá trị phân phối chuẩn tại phân vị x. : ngưỡng xác suất sai lầm loại 1. cho = 0,05 nên Z(1-α/ 2) = 1,96. : ngưỡng xác suất sai lầm loại 2. cho β= 0,10, Z(1-β) = 1,28). P1, P2: tỉ lệ tương ứng ở hai dân số. P1: tỉ lệ hộ gia đình có bọ gậy trước can thiệp tại điểm can thiệp (P1=0,45). P2: tỉ lệ hộ gia đình có bọ gậy sau can thiệp tại điểm can thiệp (P2 = P1/2=0,225). Cỡ mẫu theo tính toán là 91 hộ gia đình được điều tra cho mỗi nhóm, vì chọn mẫu cụm nên số hộ gia đình điều tra véc tơ là: 91*3 (hệ số thiết kế) = 273 hộ (với đơn vị cụm là thôn). Làm tròn sẽ điều tra 300 hộ gia đình. Như vậy, mỗi thôn sẽ tiến hành điều tra thu thu thập muỗi và bọ gậy tại 100 hộ gia đình. Kỹ thuật chọn mẫu Bước 1 Chọn có chủ đích 3 thôn (Phú Ân Nam 1, Phú Ân Nam 2 và Phú Ân Nam 3), tại điểm đối chứng cũng chọn 3 thôn (Phú Ân Nam 4, Phú Ân Nam 5 và thôn Võ Kiện) có điều kiện và các dụng cụ chứa nước tương đồng như nhau, thuộc xã Diên An huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa. Bước 2 Lập danh sách toàn bộ hộ gia đình tại các thôn được chọn. Bước 3 Chọn ngẫu nhiên 100 hộ gia đình/thôn, tương đương (300 hộ/điểm) để thu thập toàn bộ muỗi và bọ gậy (số hộ được chọn dùng để điều tra đánh giá định kỳ về hiệu quả can thiệp). Phân tích số liệu và viết báo cáo Số liệu được làm sạch, nhập liệu bằng phần mềm Epidta. Kết quả được trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ thích hợp và phân tích bằng phần mềm thống kê R, sử dụng các kiểm định Chi bình phương Pearson, T-test và Kiểm định phi tham số Mann-Whytney để đánh giá hiệu quả trước sau can thiệp. KẾT QUẢ Đánh giá hiệu quả Sumilarv 0,5g trong quá trình can thiệp Tại điểm can thiệp Tại điểm can thiệp, các chỉ số trước khi thả hóa chất nhìn chung cao hơn so với các chỉ số sau khi được thả hóa chất vào các CCCN. Đợt điều tra thứ 4, đầu tháng 11/2017 do thời tiết (bảo số 12-Damrey) đã làm thay đổi hoàn toàn những DCCN tự nhiên và nhân tạo. Các dụng cụ khác như mái tôn lợp nhà, máng nước bị hư, bạt phủ các vật dụng, tỉ lệ nhiễm bọ gậy lên tới (66,7%) và ảnh hưởng theo đó là các DCCN được can thiệp ở ngoài nhà đã tăng trở lại như chậu cây bon sai tăng hơn ban đầu (50%), phế thải xuất hiện rải rác khắp nơi cũng chiếp tỉ lệ (33%) và lốp xe (12,5%). Đối với lọ hoa tăng (7%) thường gặp phải những nhà bị ảnh hưởng nặng của bão, lý do thay nước hoặc thay lọ hoa mới và bọ gậy xuất hiện trở lại. Đợt kiểm tra này bắt buộc phải can thiệp Sumilarv 0,5g lại từ đầu và bổ sung Sumilarv vào những DCCN có bọ gậy khác, nhằm khống chế các chỉ số mật độ muỗi (DI) và chỉ số (BI) xuống mức thấp nhất (Bảng 1). So sánh với điểm thử nghiệm, tại điểm chứng các chỉ số điều tra lúc ban đầu nhìn chung cao hơn và các chỉ số này được duy trì tương đối cao qua các đợt điều tra từ đợt 1 cho đến đợt 9 (tháng 8/2018). Riêng tháng 11/2017, cũng do ảnh hưởng về thời tiết đã làm gia tăng các DCCN có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 54 bọ gậy dẫn đến các chỉ số muỗi và bọ gậy tăng cao đến mức báo động. Tỉ lệ nhà có muỗi ở đợt điều tra sau khi đã thả Sumilarv là 9,3% thấp hơn so với thời điểm chưa thả hóa chất 33,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Tỉ lệ hộ gia đình có muỗi sau khi được thả hóa chất vào các dụng cụ chứa nước (không phải nước sinh hoạt) đã giảm được 26%. Như vậy cứ 4 nhà được thả chế phẩm Sumilarv thì sẽ có 1 nhà không có muỗi. Tỉ lệ nhà có bọ gậy ở đợt điều tra trước khi thả Sumilarv (50,7%), cao hơn so với đợt điều tra sau khi thả hóa chất (3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p <0,001). Tỉ lệ hộ gia đình có bọ gậy sau khi được thả Sumilrv vào các dụng cụ chứa nước đã giảm được 49%. Cứ 2 nhà thả Sumilarv sẽ có 1 nhà không có bọ gậy (Bảng 2). Bảng 1: So sánh các chỉ số điều tra tại điểm chứng và điểm can thiệp Sumilarv 0,5g Chỉ số Trước can thiệp Quá trình can thiệp chế phẩm Sumilarv 0,5g tại điểm can thiệp T.8/2017 T.9/2017 T.10/2017 T.11/2017 T.1/2018 T.3/2018 T.5/2018 T.7/2018 T.8/2018 DI 0,48 0,21 0,08 0,40 0,14 0,12 0,10 0,11 0,11 HI% 32 13 8,7 27 10 10 9,7 10 9 HIL% 45 12 7 39 11 6 7 4 5 BI 110 12 7 81 12 6 7 6 6 Chỉ số Quá trình điều tra các chỉ số tại điểm chứng DI 0,53 0,54 0,60 0,76 0,57 0,54 0,56 0,57 0,58 HI% 45 43 45 49 46 42 45 44 43 HIL% 62 57 54 56 48 43 46 46 55 BI 103 96 90 115 94 90 90 96 91 Bảng 2: Nhà có muỗi và bọ gậy trước và sau khi thả chế phẩm Sumilarv (tháng 8/2017 so với tháng 8/2018) Nội dung Sau khi thả Sumilarv (n=300) Trước khi thả Sumilarv (n=300) P RR (KTC95%) AR% (KTC95%) NNT Tần số % Tần số % Nhà có muỗi <0,001 4,2 Có 28 9,3 99 33,0 0,28 0,26 Không 272 90,7 201 67,0 (0,19-0,42) (0,25-0,28) Nhà có bọ gậy <0,001 2,1 Có 9 3,0 152 50,7 0,06 0,49 Không 291 97,0 148 49,3 (0,03-0,11) (0,47-0,51) Tỉ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy ở đợt điều tra trước khi thả Sumilarv là (31,2%) trong đó (n=970 và n=970 là tổng số DCCN điều tra tai hai điểm), cao hơn so với đợt điều tra sau khi kết thúc thả Sumilarv (1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p <0,001). Tỉ lệ DCCN có bọ gậy sau khi được thả Sumilarv giảm 31%. Cứ 3 DCCN được thả sẽ có 1 dụng cụ không có bọ gậy (Bảng 3). Số lượng muỗi ở đợt điều tra sau khi kết thúc thả hóa chất (0,11 con/nhà) ít hơn so với đợt điều tra chưa được thả hóa chất (0,48 con/nhà). Số lượng dụng cụ chứa nước có bọ gậy cũng giảm đáng kể sau khi thả Sumilarv và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 4). Bảng 3: Dụng cụ chứa nước có bọ gậy ở điểm can thiệp (trước và sau khi thả Sumilarv) Nội dung Sau khi thả Sumilarv (n=907) Trước khi thả Sumilarv (n=970) P RR (KTC95%) AR% (KTC95%) NNT Tần số % Tần số % Dụng cụ chứa nước có bọ gậy Có 9 1,0 303 31,2 <0,001 0,03 0,31 3,3 Không 898 99,0 667 68,8 (0,02–0,06) (0,29-0,32) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 55 Bảng 4: Mối liên quan giữa số lượng muỗi và số lượng dụng cụ chứa nước có bọ gậy trước và sau khi thả hóa chất Nội dung Sau khi thả Sumilarv Trước khi thả Sumilarv P Trung bình Độ lệch chuẩn N Trung bình Độ lệch chuẩn N Số lượng muỗi 0,11 0,38 300 0,48 0,86 300 0,00* Số lượng dụng cụ chứa nước có bọ gậy 0,03 0,17 300 1,01 1,75 300 0,00* (*Kiểm định Mann-Whitney) Bảng 5: So sánh nhà có muỗi, nhà có bọ gậy và dụng cụ chứa nước có bọ gậy tại điểm chứng trước và sau khi triển khai Nội dung Sau khi kết thúc (tháng 8/2018) Trước triển khai (tháng 8/2017) P PR (KTC 95%) Tần số % Tần số % Nhà có muỗi Có 112 80,0 108 77,1 0,56 1,03 (0,92 – 1,17) Không 8 5,7 10 7,1 Nhà có bọ gậy Có 61 43,6 62 44,3 0,90 0,98 (0,8 – 1,3) Không 17 12,1 27 19,3 Dụng cụ chứa nước có bọ gậy Có 73 52,1 70 50,0 0,72 1,04 (0,8 – 1,3) Không 56 40,0 51 36,4 Tỉ lệ nhà có muỗi trước triển khai (77,1%) so với sau khi kết thúc (80%), nhà có bọ gậy trước triển khai (44,3%) so với sau triển khai (43,6%) và dụng cụ chứa nước có bọ gậy trước triển khai (50%) so với sau khi kết thúc triển khai (52,1%). Như vậy, tỉ lệ cho thấy các điểm điều tra ở hộ gia đình của điểm chứng hầu như không thay đổi (Bảng 5). BÀN LUẬN Thực địa nghiên cứu đã chứng minh Sumilarv 0,5g có hiệu quả cao trong phòng chống bọ gậy/quăng ở các DCCN không phải là nước sinh hoạt, thời gian tồn tại chế phẩm lâu trong mỗi dụng cụ nên rất dễ dàng kiểm soát được quần thể muỗi hoạt động. Biện pháp can thiệp sau 9 đợt đã làm giảm quần thể véc tơ tại điểm nghiên cứu rất rõ ràng, mật độ muỗi đã hạ thấp với DI (0,08–0,21) so với trước can thiệp là 0,48 con/nhà và tỉ lệ nhà có muỗi cũng giảm và đạt 88%. Tỉ lệ nhà có bọ gậy trước can thiệp 45% nhưng sau can thiệp thì tỉ lệ cũng giảm xuống 5% đến 6% trong các đợt điều tra. Chỉ số BI tại các thời điểm điều tra cho thấy các DCCN có bọ gậy đã giảm đáng kể, trung bình BI <10 đã duy trì liên tục trong quá trình can thiệp, tuy nhiên trong tháng 11/2017 đã có sự cố về thời tiết làm gia tăng các dụng cụ can thiệp Sumilarv và nhiều dụng cụ khác nên BI rất cao >80. Như vậy qua 9 đợt điều tra và can thiệp các chỉ số dùng để đánh giá ngưỡng gây dịch sốt xuất huyết đã giảm, thực tế trong tháng 8/2018 là đợt điều tra cuối cùng để đánh giá hiệu quả can thiệp của Sumilarv và các chỉ số lần lượt là DI=0,11; HI=9%; HIL=5% và BI=6 điều này chứng tỏ rằng Sumilarv đáp ứng tốt trong môi trương tự nhiên và nhân tạo đối với các loại dụng cụ có bọ gậy. Hiệu quả làm ức chế sự phát triển và tiêu diệt bọ gậy/quăng đối với Sumilarv 0,5g trong các DCCN có bọ gậy là cao đối với hàm lượng pyriproyfen 0,5%, với nồng độ từ 0,01-0,05 mg/l ppm. Kết quả cho thấy 5 loại DC được chọn để thả chế phẩm Sumilarv 0,5g (lọ hoa, lốp xe, chậu bon sai, phế thải và dụng cụ khác) sau một tháng tiếp xúc, số lượng bọ gậy đã bị tiêu diệt hoàn toàn đối với những dụng cụ đã thả. Đối với những DC trong nhà như lọ hoa qua theo dõi từng đợt điều tra cho thấy sự tồn tại của Sumilarv rất cao, thời gian xuất hiện bọ gậy trở lại từ 3-4 tháng, nhưng cũng có những lọ hoa có bọ gậy chỉ sau 2 tháng hoặc sớm hơn. Nguyên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 56 nhân là do người dân thay nước để thờ cúng làm cho chế phẩm Sumilarv loãng dần nên việc xuất hiện bọ gậy sớm hơn là hoàn toàn hợp lý. Cũng một lý do khác là trong quá trình thả thì số lượng Sumilarv vô tình dính vào cây hoa nên hàm lượng hoạt chất giảm, từ đó có thể dẫn tới việc muỗi thích nghi với nồng độ nước và đẻ trứng để tiếp tục một chu kỳ mới. Các dụng cụ có bọ gậy ngoài nhà như lốp xe, chậu bon sai, các dụng cụ khác và những phế thải khó súc rửa thì việc áp dụng thả Sumilarv được xem là rất hiệu quả, kết quả theo dõi sau thời gian 1 tháng 2 tháng thậm chí có những dụng cụ còn kéo dài trên 3 tháng vẫn đáp ứng tốt khả năng không thấy bọ gậy phát triển. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được hiệu lực ức chế và tồn lưu của pyriproxyfen diệt bọ gậy/quăng của muỗi Aedes khi tiếp xúc với nồng độ từ 0,01-0,05 ppm = 2g-10g/m3. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với một số kết quả trong nước và ngoài nước khi thử nghiệm Sumilarv trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa nghiên cứu, cho thấy hiệu quả ức chế và tiêu diệt hoàn toàn các giai đoạn phát triển của muỗi. Tại Viện Pasteur Nha Trang, sau khi thử nghiệm chế phẩm pyriproxifen 0,5g với 4 chum đất có thể tích 80–100 lít đặt ở ngoài nhà và theo dõi trong 4 tuần, sau 1 tháng thì số lượng bọ gậy đã chết hoàn toàn và kết quả này kéo dài được 4- 5 tháng(3). So sánh với kết quả của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn khi thực hiện nghiên cứu lần lượt pyriproxyfen từ 0,01 mg/l, đến 0,05 mg/l cho thấy ở nồng độ từ 0,01 mg/l–0,02 mg/l kết quả ức chế chậm, tỉ lệ bọ gậy chết ở mức 88% sau 11-13 ngày. Nhưng ở nồng độ 0,04–0,05 mg/l thì kết quả đã cho thấy tỉ lệ bọ gậy chết 100% ở ngày thứ 8 và ngày thứ 10(1). Tại Mỹ, năm 2005 tác giả Okazawa T thuộc Hiệp hội Kiểm soát côn trùng Mỹ đã có một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Sumilarv 0,5g tại một thực địa ở Sri LanKa nhằm làm giảm quần thể véc tơ muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét, thực địa ở đây chính là những hồ bơi trên lòng sông và mương tưới nước. Kết quả cho thấy ở điểm can thiệp bằng pyriproxyfen với nồng độ 0,01 ppm trong suốt 190 ngày đã giảm 70% bệnh nhân mắc bệnh sốt rét so với điểm thử nghiệm(2). Một nghiên cứu mới nhất của Indonesia vừa đăng trên tạp chí y học tháng 4 năm 2018, cũng chứng minh pyriproxifen 0,5g đã làm ức chế sự sinh trưởng và phát triển của bọ gậy Aedes aegypti và Aedes albopictus, với nồng độ pyriproxyfen 0,05-0,4 ppm kết quả cho thấy 8-84% ức chế sự phát triển của ấu trùng Aedes aegypti và 16-92% ức chế sự phát triển của ấu trùng của Aedes albopictus. Nghiên cứu cũng đưa ra với liều khuyến cáo được sử dụng trong thử nghiệm thực tế ở nồng độ 0,03 ppm; 0,05 ppm; 0,08 ppm; 0,14 ppm; 0,23 ppm; 0,39 ppm; và 0,67 ppm và thời gian thử nghiệm 9 ngày ở nhiệt độ từ 20-28˚C và độ ẩm từ 51-60%, kết quả cho thấy ngày đầu tiên Aedes aegypti đã có dấu hiệu giảm hoạt động, ngày thứ 2 ấu trùng không hoạt động đã giảm 20-29% và không phát triển thành nhộng, vào ngày thứ 3 quan sát số lượng đã thay đổi 48-64%, vào ngày thứ 9 số lượng đã giảm đến 100% không còn cơ hội để phát triển các giai đoạn tiếp theo của bọ gậy(4). Sumilarv 0,5g đã chứng minh được hiệu quả của hàm lượng hoạt chất pyriproyfen 0,5%, không những làm ức chế quá trình phát triển của bọ gậy/lăng quăng trong điều kiện ở phòng thí nghiệm mà ngay cả áp dụng phương pháp này trên thực địa, khi đưa ra lựa chọn phù hợp và duy trì được hàm lượng hoạt chất của chế phẩm trong các DCCN không phải là nước ăn và nước sinh hoạt. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu cũng như một số kết quả trong và ngoài nước phản ánh hàm lượng sử dụng pyriproxyfen từ 0,01–0,05 mg/l hoàn toàn đáp ứng tốt với tất cả các loại ấu trùng nói chung và trong đó có cả bọ gậy Aedes. Một trong những hạn chế lớn của đề tài này là chưa xác định được mối tương quan giữa tình hình ca bệnh và véc tơ tại hai điểm nghiên cứu (điểm can thiệp và điểm đối chứng). Một số hộ gia đình bận việc kinh doanh buôn bán nên chưa cộng tác tốt hay quan tâm đến công tác phòng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 57 chống diệt bọ gậy tại gia đình mình, bên cạnh đó có những hộ gia đình đi làm đóng cửa suốt ngày nên việc bỏ sót các dụng cụ có bọ gậy vẫn chưa can thiệp. Thời gian thực hiện nghiên cứu chỉ kéo dài 1 năm và mục tiêu của đề tài là can thiệp các DCCN có bọ gậy để đánh giá hiệu quả của hóa chất Sumilarv 0,5g tồn lưu trên thực địa. KẾT LUẬN Những DCCN có tỉ lệ dương tính với bọ gậy chiếm đa số hầu hết các hộ gia đình cả hai điểm can thiệp và điểm đối chứng, cao nhất là lọ hoa (63%), lốp xe (11%), phế thải (10%), chậu cây cảnh (5%) còn lại những dụng cụ khác không thả Sumilarv chỉ chiếm 1% đến <2%. Quá trình thả Sumilarv 0,5g ở điểm thử nghiệm với nồng độ từ 0,01-0,05 mg/l cho thấy tỉ lệ bọ gậy và quăng chết 98-100% sau hai tuần tiếp xúc, khả năng duy trì hiệu quả này ở các dụng cụ chứa nước trong nhà trên 4 tháng và dụng cụ ngoài nhà 2-3 tháng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Ly Na, Nguyễn Xuân Quang, Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Hoàng Sang và cs (2017). Hiệu lực của chế phẩm diệt bọ gậy Pyriproxyfen (Sumilarv 0,5G) trong phòng chống bọ gậy Aedes aegypti tại tỉnh Bình Định năm 2016. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt Rét - Ký Sinh Trùng - Côn Trùng - Trung Ương, (96): Tr. 288 - 293. 2. Okazawa T, Bakote'e B, Suzuki H, Kawada H, Kere N (2005). Field evaluation of an insect growth regulator, pyriproxyfen, against Anopheles punctulatus on north Guadalcanal, Solomon Islands. J Am Mosq Control Assoc, volume 7 (4): pp. 604 - 607. 3. Phạm Quốc Hải (2014). Kết quả khảo nghiệm đánh giá hiệu lực ức chế nở của ấu trùng muỗi và độ an toàn của chế phẩm Sumilarv 0,5G. Khoa Kiểm soát véc tơ truyền bệnh và Kiểm dịch, Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm, Viện Pasteur Nha Trang. 4. Sucipto CD, Wahyudin D, et al (2018). The Effectiveness of Insect Growth Regulator (IGR) on the Growth and the Development of Aedes aegypti and Aedes albopictus in Tangerang City, Indonesia. JMSCR, 06(4):892 - 895. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_su_dung_che_pham_sumilarv_05g_o_thuc_dia_t.pdf