Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động đứng lên sau đột quỵ của điện châm các cặp huyệt phục thố - độc tỵ, yên môn - Uỷ trung đại trường du - Thừa phù kết hợp tái học hỏi vận động

Tài liệu Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động đứng lên sau đột quỵ của điện châm các cặp huyệt phục thố - độc tỵ, yên môn - Uỷ trung đại trường du - Thừa phù kết hợp tái học hỏi vận động: Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 183 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG ĐỨNG LÊN SAU ĐỘT QUỴ CỦA ĐIỆN CHÂM CÁC CẶP HUYỆT PHỤC THỐ - ĐỘC TỴ, YÊN MÔN - UỶ TRUNG ĐẠI TRƯỜNG DU - THỪA PHÙ KẾT HỢP TÁI HỌC HỎI VẬN ĐỘNG Bùi Phạm Minh Mẫn*, Chu Hạnh Nguyên*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Đột quỵ đã tạo áp lực lớn, nặng nề lên sự phát triển của quốc gia và gia đình. Do đó, phòng ngừa, điều trị phục hồi và giúp người bệnh tái hòa nhập cuộc sống là thách thức cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Trong đó, đứng lên là điều kiện tiền đề quan trọng nhất để di chuyển và đi bộ. Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn tại tỉnh Sóc Trăng đã đem lại một phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả trong phục hồi vận động sau đột quỵ. Nhiều nghiên cứu về quá trình đứng lên nhằm tìm ra các phương pháp, ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động đứng lên sau đột quỵ của điện châm các cặp huyệt phục thố - độc tỵ, yên môn - Uỷ trung đại trường du - Thừa phù kết hợp tái học hỏi vận động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 183 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG ĐỨNG LÊN SAU ĐỘT QUỴ CỦA ĐIỆN CHÂM CÁC CẶP HUYỆT PHỤC THỐ - ĐỘC TỴ, YÊN MÔN - UỶ TRUNG ĐẠI TRƯỜNG DU - THỪA PHÙ KẾT HỢP TÁI HỌC HỎI VẬN ĐỘNG Bùi Phạm Minh Mẫn*, Chu Hạnh Nguyên*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Đột quỵ đã tạo áp lực lớn, nặng nề lên sự phát triển của quốc gia và gia đình. Do đó, phòng ngừa, điều trị phục hồi và giúp người bệnh tái hòa nhập cuộc sống là thách thức cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Trong đó, đứng lên là điều kiện tiền đề quan trọng nhất để di chuyển và đi bộ. Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn tại tỉnh Sóc Trăng đã đem lại một phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả trong phục hồi vận động sau đột quỵ. Nhiều nghiên cứu về quá trình đứng lên nhằm tìm ra các phương pháp, dụng cụ hỗ trợ giúp cho bệnh nhân đứng lên dễ dàng và an toàn đã được thực hiện; và phương pháp thường được dùng hiện nay là kết hợp tập phục hồi chức năng và kích thích thần kinh cơ lên các cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ mông lớn. Vấn đề đặt ra là việc thể châm cải tiến 3 nhóm cơ chi dưới: cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ mông lớn kết hợp với tái học hỏi vận động có cải thiện khả năng đứng lên trên những bệnh nhân chưa tự đứng lên được sau đột quỵ hay không? Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, thực hiện khoa Nội thần kinh, bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh từ tháng 12/2015 đến tháng 06/2016. Đối tượng nghiên cứu: 24 bệnh nhân (BN) chưa tự đứng lên được sau đột quỵ được điều trị điện châm cải tiến 3 cặp cơ mông lớn, cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và tập tái học hỏi vận động trong 3 liệu trình (10 ngày/ 1 liệu trình). BN được đánh giá sau mỗi liệu trình qua phục hồi vận động chung: theo điểm và xếp loại Barthel, sự phục hồi sức cơ: theo thang điểm MRC, số lần bệnh nhân đứng lên ngồi xuống trong 30 giây và khả năng đứng lên độc lập của bệnh nhân theo điểm và xếp loại MAS. Kết quả: Sau nghiên cứu, sức cơ gốc chi và ngọn chi theo thang điểm MRC phục hồi tốt; số lần đứng lên - ngồi xuống trong 30 giây tăng có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả phục hồi vận động đứng lên độc lập theo thang MAS: điểm MAS tăng; và tỉ lệ xếp loại MAS đứng lên được tăng có ý nghĩa thống kê sau thời gian nghiên cứu. 83,33% đứng lên được theo MAS sau 3 liệu trình điều trị. Hiệu quả phục hồi vận động chung theo thang Barthel: điểm Barthel và tỉ lệ BN ở nhóm khá – tốt tăng có ý nghĩa thống kê. Sau 3 liệu trình điều trị tỉ lệ BN ở nhóm khá – tốt là 66,67%. Kết luận: Thể châm cải tiến vào 3 nhóm cơ chi dưới là cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ mông lớn kết hợp với tái học hỏi vận động cho kết quả cải thiện khả năng đứng lên của BN chưa tự đứng lên được sau đột quỵ Từ khóa: thể châm cải tiến, tái học hỏi vận động, cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring, cơ mông lớn * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Bùi Phạm Minh Mẫn ĐT: 0916080803 Email: bsminhman@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 184 ABSTRACT EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF COMBINATION OF ELECTRO – ACUPUNCTURE ON ST32 – ST35, BL37 – BL40, BL25 – BL36 AND MOTOR RELEARNING PROGRAM IN IMPROVING THE ABILITIES TO STAND UP FOR POST STROKE PATIENTS Bui Pham Minh Man, Chu Hanh Nguyen, Trinh Thi Dieu Thuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 3 - 2017: 183 - 189 Background and Research purposes: Disabilities after stroke not only bring pressure but also burdens on countries and patient’s families. Therefore, prevention, treatment, rehabilitation, and reintegration remain great worldwide challenges. In addition, standing up is the most important foundation for movement and walking. In 2015, the research demonstrated by Trinh Thi Dieu Thuong and Bui Pham Minh Man in Soc Trang province revealed the effectiveness of the combination of modified acupuncture and motor relearning program in rehabilitation after stroke. Many studies were done to find out methods to help patients stand up easily and safely; and one of the popular ones is the combination of rehabilitation therapy and neuromuscular stimulation on the gluteus maximus, quadriceps femoris, and hamstring muscles. Hence, this study aims to evaluate the effectiveness of combination of modified acupuncture on gluteus maximus, quadriceps femoris, and hamstring muscles and motor relearning program in helping patients who failed to stand up after a stroke to stand up by themselves. Method: Case series reported, conducted at the department of internal neurology, Traditional Medicine Hospital of Ho Chi Minh city, from December 2015 to June 2016. Subjects: 24 patients who could not stand up after a stroke were treated by electro - acupuncture on three pairs of muscle, the gluteus maximus, quadriceps femoris, and hamstring muscles and re-learn motor in 30 days. Patients were evaluated after each course of recovery the Barthel score and rank, MRC scale, 30 seconds test and the MAS score and grade. Results: After the study, muscle strength evaluated by MRC scale is recoverred well; the result of the 30 seconds test improves statistically. The MAS point rises, and the percent of good MAS classified reaches to 83.33% after three courses. The Barthel scores and the percentage of patients in the good group grew of 66.67% for the later at the end. Conclusion: The combination of applying modified acupuncture on three pairs of lower limb muscles: gluteus maximus, quadriceps femoris, and hamstring muscles and motor relearning program helped improving the abilities to stand up for post stroke patients who can not stand. Keywords: modified acupuncture, motor relearning program, gluteus maximus muscle, quadriceps femoris muscle, hamstring muscle. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ đã tạo áp lực lớn, nặng nề lên sự phát triển của quốc gia và gia đình(10). Do đó, phòng ngừa, điều trị phục hồi và giúp người bệnh tái hòa nhập cuộc sống là thách thức cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Khả năng thay đổi tư thế, đi lại là mối quan tâm đầu tiên và là mục tiêu cần đạt được để giúp bệnh nhân sống độc lập(5). Trong đó, đứng lên là điều kiện tiền đề quan trọng nhất để di chuyển và đi bộ. Năm 2015, nghiên cứu của Trịnh Thị Diệu Thường và Bùi Phạm Minh Mẫn tại tỉnh Sóc Trăng đã đem lại một phác đồ kết hợp thể châm cải tiến và tái học hỏi vận động có hiệu quả trong phục hồi vận động sau đột quỵ(11). Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận những hạn chế của đề tài như thời gian thực hiện ngắn, mẫu nghiên cứu còn nhỏ và đặc Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 185 biệt chưa tiến hành nghiên cứu trên từng đối tượng bệnh nhân. Hiện nay, nhiều nghiên cứu về quá trình đứng lên nhằm tìm ra các phương pháp, dụng cụ hỗ trợ giúp cho bệnh nhân đứng lên dễ dàng và an toàn đã được thực hiện(3,5); và phương pháp thường được dùng hiện nay là kết hợp tập phục hồi chức năng và kích thích thần kinh cơ lên các cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ mông lớn(9,4). Vấn đề đặt ra là việc thể châm cải tiến 3 nhóm cơ chi dưới: cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ mông lớn kết hợp với tái học hỏi vận động có cải thiện khả năng đứng lên trên những bệnh nhân chưa tự đứng lên được sau đột quỵ hay không? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng thể châm cải tiến cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ chày trước kết hợp với tái học hỏi vận động. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định hiệu quả phục hồi vận động chung theo thang Barthel trên những bệnh nhân được điều trị. 2. Xác định hiệu quả phục hồi vận động đứng lên theo số lần đứng lên - ngồi xuống trong 30 giây trên những bệnh nhân được điều trị. 3. Xác định hiệu quả phục hồi vận động đứng lên độc lập theo thang MAS trên những bệnh nhân được điều trị. 4. Xác định hiệu quả phục hồi sức cơ chi dưới theo thang điểm MRC trên những bệnh nhân được điều trị. 5. Xác định tính an toàn của phác đồ thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động. PHƯƠNG PHÁP–ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca. Mẫu nghiên cứu Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn, điều trị nội trú tại khoa Nội thần kinh, bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh, từ tháng 12/2015 đến tháng 06/2016. Tiêu chuẩn chọn bệnh Chọn tất cả bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ có các đặc điểm sau: - Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác với thầy thuốc điều trị. - Chỉ số Barthel < 60. - Bệnh nhân chưa tự đứng lên được. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân liệt nửa người nhưng quá suy kiệt hoặc bị lở loét, viêm nhiễm nhiều. - Bệnh trong quá trình nghiên cứu có diễn biến phức tạp được chuyển sang phương pháp điều trị khác. Liệt kê và định nghĩa biến số Biến số kết cuộc - Phục hồi vận động chung (Điểm - Xếp loại phục hồi vận động theo Barthel) - Phục hồi sức cơ chi dưới (sức cơ gốc chi và sức cơ ngọn chi bên liệt theo MRC). - Phục hồi vận động chân (Số lần bệnh nhân đứng lên ngồi xuống trong 30 giây) - Phục hồi vận động đứng lên độc lập (Điểm - Xếp loại phục hồi vận động theo MAS). - Tính an toàn Biến số nền (các yếu tố nguy cơ của đột quỵ): tuổi, giới tinh, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, thời gian từ khi đột quỵ đến lúc điều trị, số lần bị đột quỵ, hôn mê lúc bị đột quỵ. Phương pháp can thiệp Bệnh nhân được phục hồi vận động bằng thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động 30 lần (6 tuần). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 186 Thể châm cải tiến(8) - Thông số điện châm: tần số 20 Hz, cường độ 2 – 10 mA, thời gian 20 phút: 10 phút đầu: tần số thấp + cường độ cao gây co cơ, 10 phút sau: tần số cao + cường độ thấp xoa bóp cơ - Công thức huyệt Chi trên: 3 cặp huyệt dựa theo bảng khám sức cơ chọn lọc. Chi dưới: Điện châm 3 cặp huyệt ở nguyên ủy và bám tận của 3 cơ: cơ tứ đầu đùi (Phục thố - Độc tỵ), cơ hamstring (Yên môn - Ủy trung), cơ mông lớn (Đại trường du - Thừa phù). Tái học hỏi vận động(2) - Tác vụ 1: thăng bằng: thăng bằng ngồi và đứng - Tác vụ 2: đứng lên - ngồi xuống - Tác vụ 3: đi bộ - Tác vụ 4: vươn tay và thao tác bằng tay Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá Theo dõi và đánh giá được ghi nhận sau 1 liệu trình, 2 liệu trình, 3 liệu trình. - Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp. - Sự phục hồi vận động chung: theo điểm và xếp loại Barthel. - Sự phục hồi sức cơ: theo thang điểm MRC. - Số lần bệnh nhân đứng lên ngồi xuống trong 30 giây. - Khả năng đứng lên độc lập của bệnh nhân: theo điểm và xếp loại MAS. Phương pháp thống kê Nhập và quản lý dữ liệu bằng chương trình Microsoft Excel 2007. Phân tích các số liệu qua phần mềm STATA 10.0 - So sánh điểm Barthel, sức cơ, số lần đứng lên ngồi xuống trong 30 giây và điểm MAS ở từng thời điểm nghiên cứu bằng phép kiểm t bắt cặp. - So sánh xếp loại Barthel, khả năng đứng lên, xếp loại MAS ở từng thời điểm nghiên cứu bằng phép kiểm chi bình phương. KẾT QUẢ Số liệu thống kê Tổng số 24 BN. Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu Thông tin nền Nhóm nghiên cứu (n = 24) Tần số Tỉ lệ (%) Tuổi < 50 tuổi 02 8,33 ≥ 50 tuổi 22 91,67 Giới Nữ 13 54,17 Nam 11 45,83 Nhận xét: Đa số bệnh nhân lớn hơn hoặc bằng 50 tuổi. Tỉ lệ nam và nữ phân bố đồng đều. Bảng 2: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo) Thông tin về tiền sử bệnh Đột quỵ Nhóm nghiên cứu (n = 24) Tần số Tỉ lệ (%) Thời gian đột quỵ đến điều trị ≤ 1 tháng 16 66,67 > 1 tháng 08 33,33 Hôn mê lúc khởi bệnh Không 21 87,5 Có 03 12,5 Số lần bị đột quỵ 1 lần 23 95,83 ≥ 2 lần 01 4,17 Nhận xét: Đa số bệnh nhân tham gia bị đột quỵ trong vòng 1 tháng, không hôn mê khi khởi bệnh.và bị đột quỵ lần đầu. Bảng 3: Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo) Các bệnh lý kèm theo Nhóm nghiên cứu (n = 24) Tần số Tỉ lệ (%) Tăng huyết áp Không 08 33,33 Có 16 66,67 Bệnh lý tại tim Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 187 Các bệnh lý kèm theo Nhóm nghiên cứu (n = 24) Tần số Tỉ lệ (%) Không 08 33,33 Có 16 66,67 Đái tháo đường Không 22 91,67 Có 02 08,33 Béo phì Không 22 91,67 Có 02 8,33 Rối loạn lipid máu Không 04 16,67 Có 20 83,33 Nhận xét: Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, Rối loạn lipid máu – là bệnh kèm theo gặp nhiều nhất, tiếp theo là Tăng huyết áp và Bệnh tim, thấp nhất là Đái tháo đường và Béo phì. Kết quả điều trị Hiệu quả phục hồi khả năng đứng lên Bảng 4: Số lần đứng lên ngồi xuống trong 30s Số lần đứng lên ngồi xuống trong 30s Nhóm nghiên cứu (n = 24) Trung bình (Lần) Độ lệch chuẩn T0 0,83 1,24 T1 2,5 1,79 Khác biệt T0-T1 P < 0,0001 T2 4,42 2,70 Khác biệt T1-T2 P < 0,0001 T3 6,83 3,46 Khác biệt T2-T3 P < 0,0001 Nhận xét: Số lần đứng lên ngồi xuống trong 30 giây thay đổi có ý nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau điều trị ở nhóm nghiên cứu ngay sau mỗi liệu trình điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,05. Hiệu quả phục hồi khả năng đứng lên độc lập Bảng 5: Khả năng đứng lên độc lập Xếp loại MAS Nhóm nghiên cứu (n = 24) Không đứng được Đứng được Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) T0 24 100 0 0 T1 18 75 6 25 Khác biệt T0 – T1 P = 0,011 T2 11 45,83 13 54,17 Khác biệt T1 – T2 P = 0,039 T3 4 16,67 20 83,33 Khác biệt T2 – T3 P = 0,03 Nhận xét: Số người tự đứng lên được tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 6: Điểm MAS Số điểm MAS Nhóm nghiên cứu (n = 24) Trung bình (điểm) Độ lệch chuẩn T0 0,79 0,78 T1 1,5 1,14 Khác biệt T0-T1 P < 0,0001 T2 2.875 1.48 Khác biệt T1-T2 P < 0,0001 T3 3,92 1,47 Khác biệt T2-T3 P < 0,0001 Nhận xét: Điểm MAS tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Hiệu quả phục hồi sức cơ chi dưới Bảng 7: Sức cơ gốc chi Sức cơ gốc chi Nhóm nghiên cứu (n = 24) Trung bình Độ lệch chuẩn T0 1,46 1,14 T1 2,04 0,81 Khác biệt T0-T1 P < 0,0001 T2 2.875 0.797 Khác biệt T1-T2 P < 0,0001 T3 3,375 0,77 Khác biệt T2-T3 P = 0,0001 Nhận xét: Sức cơ gốc chi theo MRC tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 8: Sức cơ ngọn chi Sức cơ ngọn chi Nhóm nghiên cứu (n = 24) Trung bình Độ lệch chuẩn T0 0,75 0,79 T1 1,125 0,85 Khác biệt T0-T1 P = 0,0041 T2 1,96 0,86 Khác biệt T1-T2 P < 0,0001 T3 2,33 1,01 Khác biệt T2-T3 P = 0,0011 Nhận xét: Sức cơ ngọn chi theo tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chung Bảng 9: Điểm Barthel Điểm Barthel Nhóm nghiên cứu (n = 24) Trung bình Độ lệch chuẩn T0 28,33 11,76 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 188 T1 39,375 16,51 Khác biệt T0-T1 P < 0,0001 T2 57,08 16,87 Khác biệt T1-T2 P < 0,0001 T3 68,54 18,15 Khác biệt T2-T3 P < 0,0001 Nhận xét: Điểm Barthel tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 10: Xếp loại Barthel Xếp loại Barthel Nhóm nghiên cứu (n = 24) Kém – yếu – trung bình Khá – tốt Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) T0 24 100 0 0 T1 22 91,67 2 8,33 Khác biệt T0 – T1 P = 0,245 T2 16 66,67 8 33,33 Khác biệt T0 – T2 P <0,0001 T3 8 33,33 16 66,67 Khác biệt T2 – T3 P = 0,021 Nhận xét: Số bệnh nhân xếp loại Barthel khá – tốt tăng lên sau 1 liệu trình điều trị 1, tăng lên không có ý nghĩa thống kê và chỉ có ý nghĩa thống kê sau liệu trình thứ 2 với P < 0,0001, và tiếp tục tăng lên có ý nghĩa thống kê sau liệu trình thứ 3 với P < 0,05. Tính an toàn Bảng 11: Tính an toàn của phác đồ Tính an toàn Nhóm nghiên cứu (n = 24) Tần số Tỉ lệ (%) Nguy hiểm đến tính mạng Tri giác: Glasgow < 13 điểm 0 0 HA tâm thu < 90mmHg 0 0 Tác dụng phụ Bỏng da tại vùng châm cứu 0 0 Nhức mỏi tay chân 0 0 Đau đầu 0 0 Chóng mặt 0 0 Buồn nôn 0 0 Nôn 0 0 Di chứng 0 Yếu liệt tay chân nặng hơn 0 0 Co rút gân cơ 0 0 Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân gặp nguy hiểm tính mạng, tác dụng phụ, và di chứng khi điều trị của phác đồ là 0%. BÀN LUẬN Nhận xét về đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Đa số bệnh nhân lớn hơn hoặc bằng 50 tuổi. Tỉ lệ nam và nữ phân bố đồng đều Đa số bệnh nhân tham gia bị đột quỵ trong vòng 1 tháng, không hôn mê khi khởi bệnh.và bị đột quỵ lần đầu. Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, Rối loạn lipid máu là bệnh kèm theo gặp nhiều nhất, tiếp theo là Tăng huyết áp và Bệnh tim, thấp nhất là Đái tháo đường và Béo phì Bàn luận về hiệu quả phục hồi vận động của phác đồ Hiệu quả phục hồi khả năng đứng lên Số lần đứng – lên ngồi xuống trong 30 giây sau mỗi liệu trình điều trị tăng lên có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001.đồng nghĩa với việc sức mạnh và sức bền của các cơ chi(6,7) cải thiện có ý nghĩa sau mỗi liệu trình điều trị ngay từ liệu trình đầu tiên và tiếp tục phục hồi sau đó. Hiệu quả phục hồi khả năng đứng lên độc lập Hiệu quả phục hồi khả năng đứng lên – ngồi xuống độc lập được đánh giá bằng xếp loại và điểm theo thang điểm. Xếp loại và điểm MAS sau mỗi liệu trình điều trị sự tăng lên có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001, chứng tỏ tư thế đứng lên và sức cơ chi dưới được cải thiện. Và kết quả được giải thích nhờ vào tác dụng của thể châm cải tiến trong kích thích co cơ và vai trò của tái học hỏi vận động trong tái thiết lập các tư thế, hoạt động bình thường kết hợp luyện sức cơ cho BN. Hiệu quả phục hồi sức cơ Sức cơ gốc chi tăng và ngọn chi tăng lên sau mỗi liệu trình điều trị được ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Điều này chứng tỏ tác dụng của châm cứu và tập tái học hỏi vận động và các bài tập mạnh cơ đã góp phần phục hồi sức cơ của BN. Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương năm 2016 189 Theo Y học cổ truyền, cặp huyệt Phục thố - Độc tỵ giúp cho khí huyết vùng được lưu thông và tới nuôi dưỡng vùng chi dưới nhiều hơn. Bên cạnh đó, Yên môn, Thừa phù, Đại trường du được ghi nhận điều trị yếu liệt chi dưới(1). Do đó, khi sử dụng điện châm cải tiến cải tiến vào các huyệt trên đã góp phần kích thích khí huyết lưu thông, giúp quá trình phục hồi của BN diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chung Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chung được đánh giá bằng điểm và xếp loại Barthel. Điểm Barthel sau mỗi liệu trình điều trị đều ghi nhận được sự tăng lên có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001. Tỉ lệ xếp loại Barthel khá – tốt tăng lên không có ý nghĩa thống kê sau liệu trình điều trị thứ nhất; nhưng tiếp tục tăng lên và sự tăng lên này có ý nghĩa sau liệu trình điều trị thứ 2 và thứ 3 với P < 0,05. Thể châm cải tiến với tác dụng tương đồng với phương pháp kích thích điện thần kinh cơ đã thông qua các xung thần kinh cảm giác hướng tâm được truyền liên tục về vỏ não cảm giác để tái kích hoạt vỏ não vận động và tiền vận động(11) và tái học hỏi vận động đã góp phần thiết lập lại, hồi phục, tái kích hoạt một số đường dẫn truyền thần kinh cũ và thiết lập thêm các đường liên kết mới, giúp BN mau chóng phục hồi(2). KẾT LUẬN Thể châm cải tiến vào 3 nhóm cơ chi dưới là cơ tứ đầu đùi, cơ hamstring và cơ mông lớn kết hợp với tái học hỏi vận động cho kết quả cải thiện khả năng đứng lên trên BN chưa tự đứng lên được sau đột quỵ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ môn Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Y học cổ truyền, NXB Y học, Hà Nội, tr. 865, 866, 884 – 886. 2 Carr JH and Shepherd RB (1987), A motor relearning programme for stroke, 2nd ed ed, Heinemann Physiotherapy, London, pp. 188. 3 Feigin V. L., et al. (2014), "Global and regional burden of stroke during 1990-2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010", Lancet. 383(9913), pp. 245-54. 4 Ferrante, S, et al. (2006), FES cycling treatment on hemiplegic patients: preliminary results, Proceedings of the 11th Annual International FES Society Conference, pp. 12-15. 5 Héliot, Rodolphe, Azevedo, Christine, and Espiau, Bernard (2007), Functional rehabilitation: coordination of artificial and natural controllers, INTECH Open Access Publisher, pp.163. 6 Jones, C Jessie, Rikli, Roberta E, and Beam, William C (1999), "A 30-s chair-stand test as a measure of lower body strength in community-residing older adults", Research quarterly for exercise and sport. 70(2), pp. 113-119. 7 Masuda, Y, Nisida, Y, and Kurosawa, K. (2004), "Relationship of a 30-second chair-stand test to gait performance in stroke patients", Rigakuryoho Kagaku. 19(2), pp. 69-73. 8 Phan Quan Chí Hiếu (2013), Phục hồi vận động sau đột quỵ - Phương pháp châm cứu cải tiến, Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM. 9 Seyedi A. and Erfanian A. (2010), Decentralized Robust Control of Standing Up in Paraplegics Using Functional Electrical Stimulation: A Simulation Study, First Annual Conference of the United Kingdom and Republic of Ireland Chapter of the International Functional Electrical Stimulation Society, Editor^Editors, University of Salford, UK. 10 The Stroke Association (2012), Accommodation after stroke: Stroke Association Factsheet 20, www.stroke.org.uk. 11 Trịnh Thị Diệu Thường, Bùi Phạm Minh Mẫn (2015), “Hiệu quả thể châm cải tiến kết hợp tái học hỏi vận động trong phục hồi vận động trên bệnh nhân sau đột quỵ tại tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí Y học TP.HCM tập 19, số 5, Chuyên đề: Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Trưng Vương năm 2015, tr. 129. Ngày nhận bài báo: 06/03/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/03/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_phuc_hoi_van_dong_dung_len_sau_dot_quy_cua.pdf
Tài liệu liên quan