Đặc điểm siêu âm ở trẻ viêm phổi từ 3 tháng đến 15 tuổi nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1

Tài liệu Đặc điểm siêu âm ở trẻ viêm phổi từ 3 tháng đến 15 tuổi nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 48 ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM Ở TRẺ VIÊM PHỔI TỪ 3 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI NHẬP KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Lê Cẩm Thạch*, Tăng Chí Thượng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh nhập viện đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi, chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh sử và dữ kiện xét nghiệm sinh học.Những năm gần đây, siêu âm ngày càng có hiệu quả trong việc hỗ trợ nhà lâm sàng trong chẩn đoán viêm phổi nhanh, nhạy và đặc biệt hữu dụng ở khoa cấp cứu, hồi sức. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp tiền cứu trên 149 bệnh nhi từ 3 tháng đến 15 tuổi được chuyên gia hô hấp chẩn đoán viêm phổi dựa vào các triệu chứng lâm sàng, x- quang nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2014 đến tháng 5/201...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 89 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm siêu âm ở trẻ viêm phổi từ 3 tháng đến 15 tuổi nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 48 ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM Ở TRẺ VIÊM PHỔI TỪ 3 THÁNG ĐẾN 15 TUỔI NHẬP KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Lê Cẩm Thạch*, Tăng Chí Thượng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh nhập viện đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi, chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh sử và dữ kiện xét nghiệm sinh học.Những năm gần đây, siêu âm ngày càng có hiệu quả trong việc hỗ trợ nhà lâm sàng trong chẩn đoán viêm phổi nhanh, nhạy và đặc biệt hữu dụng ở khoa cấp cứu, hồi sức. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp tiền cứu trên 149 bệnh nhi từ 3 tháng đến 15 tuổi được chuyên gia hô hấp chẩn đoán viêm phổi dựa vào các triệu chứng lâm sàng, x- quang nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2014 đến tháng 5/2015 Kết quả: Siêu âm phát hiện được 96% trường hợp viêm phổi và có giá trị cao trong phát hiện tràn dịch màng phổi (100%), áp-xe phổi (66,7%). Dấu hiệu đông đặc phổi xuất hiện với tỉ lệ cao đạt 96% và dấu đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động chiếm 96% các trường hợp. Đa số lượng dịch màng phổi chỉ ở mức ít và vừa (93,3%). Kết luận: Siêu âm là phương pháp không xâm lấn, có tỉ lệ phát hiện bệnh cao trong chẩn đoán viêm phổi, đặc biệt trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi và áp-xe phổi. Từ khóa: siêu âm, viêm phổi ABSTRACT THE CHARACTERISTICS OF ULTRASOUND IN CHILDREN FROM 3 MONTHS TO 15 YEARS OLD WITH PNEUMONIA IN RESPIRATORY DEPARTMENT OF PEDIATRIC HOSPITAL NO 1 Le Cam Thach, Tang Chi Thuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 48 - 55 Background: Pneumonia is one of the highly proportion diseases of hospitalized patients especially in children under 5 years old, the diagnosis is mainly based on clinical symptoms, medical history and bioassay data. In recent years, the application of ultrasound is increasingly effective in supporting the clinical diagnosis of pneumonia and is especially useful in ICU. Objective: Research the characteristics of ultrasound in pediatric patients with pneumonia. Methods: cross sectional descriptive study combined prospectively on 149 patients from 3 months to 15 years old were diagnosed by respiratory specialists as pneumonia based on clinical symptoms, x- rays admission at Nhi dong 1 Hospital from 7/2014 to 5/2015. Results: Ultrasound detected 96% of the number of cases of pneumonia and had high value in detecting pleural effusion (100%), lung abscesses (66.7%). Freezes pulmonary signs appear at a high *Bệnh viện Nhi đồng 1 **Bộ môn Nhi trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Lê Cẩm Thạch ĐT: 0918333969 Email: lecamthach1972@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 49 rate of 96% of the cases. The ammount of pleural fluid was only at little and medium level (93.3%). Conclusions: Ultrasound is a non-invasive method which has high detection rate in diagnosis of pneumonia, especially in diagnosing pleural effusion and lung abscess. Key words: ultrasound, pneumonia, pleural effusion, lung consolidation, air bronchogram. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng hô hấp cấp thường gặp nhất và có khả năng đe dọa tử vong cao, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển(1,11). Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh sử và dữ kiện xét nghiệm sinh học, chỉ định chụp x-quang phổi tương đối đối với các trường hợp viêm phổi nhập viện. Những năm gần đây, ứng dụng siêu âm ngày càng có hiệu quả trong việc hỗ trợ nhà lâm sàng chẩn đoán các bệnh lý phổi như viêm phổi, phù phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, các dị tật phổi bẩm sinh,.. và đặc biệt hữu dụng ở khoa cấp cứu, hồi sức. Các dấu hiệu siêu âm viêm phổi thực hiện ở trẻ em đặc trưng và rõ nét hơn so với người lớn, bởi đặc điểm thể tích phổi nhỏ và thành ngực mỏng hơn nên dễ khảo sát và đặc biệt khảo sát tốt dấu hiệu khí phế quản đồ di động trong vùng phổi đông đặc cũng như dấu trượt màng phổi và cử động vòm hoành ở trẻ nhỏ khi khóc(12). Khảo sát các đặc điểm siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em sẽ là tiền đề để thực hiện những nghiên cứu tiếp theo về giá trị của siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi nhằm giúp các nhà lâm sàng có thêm công cụ hỗ trợ chẩn đoán nhanh nhạy và đơn giản. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Mô tả tiền cứu. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhi từ 3 tháng đến 15 tuổi được chuyên gia hô hấp chẩn đoán viêm phổi dựa vào các triệu chứng lâm sàng, x-quang nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2014 đến tháng 5/2015. Cỡ mẫu 149 bệnh nhi từ 3 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán viêm phổi. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Các biến số nghiên cứu Đường A, đường B, đông đặc phổi, đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động, tràn dịch màng phổi, ổ tụ dịch (áp-xe). Tiêu chuẩn chẩn đoán VP và biến chứng trên siêu âm Viêm phổi thùy: hình ảnh đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động Xẹp phổi: mô phổi đông đặc phổi không có hoặc có rất ít khí trong phế quản TDMP: lớp echo trống không cản âm trong khoang màng phổi, mô phổi bị ép xẹp chuyển động lơ lững trong lớp dịch. Abscess phổi: tổn thương dạng mô không đồng nhất, dạng dịch bên trong có hồi âm, thành dày không đều, tăng phản âm phía sau, có thể có phản âm khí bên trong tạo hình ảnh mức khí-dịch, không có dấu tưới máu khi dùng siêu âm Doppler màu. Người thực hiện siêu âm: bác sĩ siêu âm có kinh nghiệm trên 2 năm siêu âm phổi. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 149 bệnh nhi từ 3 tháng đến 15 tuổi được chuyên gia hô hấp chẩn đoán viêm phổi dựa vào các triệu chứng lâm sàng, x-quang nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7/2014 đến tháng 5/2015. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 50 Tỉ lệ các dấu hiệu siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi Bảng 1. Các dấu hiệu siêu âm trong viêm phổi (n=149) Các dấu hiệu Tần suất Tỉ lệ (%) Đường A 40 26,8 Đường B Đường B bên (P) Đường B bên (T) Cả hai bên Số lượng đường B - < 3 đường B - ≥ 3 đường B 143 109 55 21 146 3 96 98 2 Đông đặc phổi Đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động - Bên phải - Bên trái - Cả hai bên Đông đặc phổi không có khí phế quản đồ di động Ổ đông đặc nhỏ dưới màng phổi có khí phế quản đồ di động 143 141 106 52 17 7 4 96 94,6 4,7 2,7 Đường màng phổi dày 3 2 Các dấu hiệu siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi thường gặp nhất là: - Dấu hiệu đông đặc phổi chiếm tỉ lệ 96%. - Dấu hiệu đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động chiếm tỉ lệ 96% (141/149 và 02/149 đông đặc nhỏ dưới màng phổi có khí phế quản đồ di động). - Dấu hiệu đường B chiếm 96 %, trong đó chủ yếu số lượng đường B < 3 chiếm 98%. - Một số rất ít trường hợp có đường màng phổi dày, chiếm 2%. Tỉ lệ dấu hiệu siêu âm trong viêm phổi có biến chứng Bảng 2. Các dấu hiệu siêu âm trong viêm phổi có biến chứng (n=143) Siêu âm Tần suất Tỉ lệ (%) Tràn dịch màng phổi - Bên phải - Bên trái - Cả hai bên 45 32 20 7 31,4 Ổ tụ dịch (áp-xe phổi) -Bên phải - Bên trái 6 3 3 4,2 Xẹp phổi 7 4,9 - Siêu âm phát hiện dấu hiệu tràn dịch màng phổi chiếm 31,4%. - Dấu hiệu ổ tụ dịch (áp-xe phổi) là 4,2%. - Xẹp phổi chiếm 4,9%. Đánh giá tính chất và lượng dịch màng phổi Bảng 3. Đánh giá tính chất dịch màng phổi (n=45) Dịch màng phổi Tần suất Tỉ lệ (%) Thuần nhất Không thuần nhất 32 13 71 29 Tổng cộng 45 100 Siêu âm đánh giá có 31 trường hợp dịch màng phổi thuần nhất chiếm 71% và 14 trường hợp không thuần nhất có khả năng là mủ hoặc máu chiếm 29%. Bảng 4. Đánh giá lượng dịch màng phổi (n=45) Dịch màng phổi Tần suất Tỉ lệ (%) Ít Vừa Nhiều 28 14 3 62,2 31,1 6,7 Tổng cộng 45 100 Trong 45 trường hợp siêu âm chẩn đoán TDMP, lượng dịch ít và vừa chiếm 93,3%. Tỉ lệ phát hiện của siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi Bảng 5. Tỉ lệ siêu âm phát hiện viêm phổi trong nghiên cứu (n=149) Siêu âm Tần suất Tỉ lệ (%) Viêm phổi Không viêm phổi 143 6 96 4 Tổng cộng 149 100 Siêu âm phát hiện 143/149 trường hợp viêm phổi chiếm tỉ lệ 96%. Tỉ lệ siêu âm phát hiện viêm phổi biến chứng so với kết luận của chuyên gia. Bảng 6. Tỉ lệ siêu âm phát hiện viêm phổi biến chứng so với kết luận của chuyên gia Các biến chứng Chẩn đoán chuyên gia Siêu âm Tỉ lệ (%) Tràn dịch màng phổi Áp-xe phổi Xẹp phổi 30 6 19 30 4 7 100 66,7 36,8 Theo kết luận của các chuyên gia, siêu âm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 51 100%, áp-xe phổi 66,7% và xẹp phổi là 36,8%. Bảng 7: Tương đồng giữa siêu âm với x-quang trong chẩn đoán TDMP X-quang Tần số TDMP Không TDMP Siêu âm: TDMP Không TDMP 29 1 16 103 45 104 Tần số 30 119 149 Nhận xét: có mối tương đồng giữa siêu âm với x-quang trong chẩn đoán TDMP, với Z2 = 0,000 (P < 0,0001) kết quả này có ý nghĩa thống kê. Giá trị phép kiểm Kappa = 0,70. Bảng 8: Tương đồng giữa siêu âm với chuyên gia trong chẩn đoán TDMP Chuyên gia Tần số TDMP Không TDMP Siêu âm: TDMP Không TDMP 30 0 15 104 45 104 Tần số 30 119 149 Nhận xét: siêu âm có mối tương đồng với chuyên gia trong chẩn đoán TDMP, với Z2 = 0,000 (P < 0,0001) kết quả này có ý nghĩa thống kê. Giá trị phép kiểm Kappa = 0,74. BÀN LUẬN Các dấu hiệu siêu âm phổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả Iuri D năm 2009(6), Esposito S năm 2014(3), cũng như “LUCI protocol” của tác giả Lichtenstein(11). Nghiên cứu siêu âm trong chẩn đoán viêm phổi và các biến chứng bao gồm dấu đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động, dấu đông đặc phổi, đường B, đường A, tràn dịch màng phổi (hình 4 cạnh “quad sign”, hình sóng dạng sin “sinusoid sign”), và ổ tụ dịch trong chủ mô phổi (áp-xe), điểm phân cách “lung point”. Trong nghiên cứu, ghi nhận dấu hiệu đường A có 40/149 trường hợp, điều này phù hợp với hình ảnh phản âm của mô phổi bình thường, hay mô phổi xung quanh những vùng đông đặc phổi có kích thước nhỏ nhưng không sát màng phổi. Khi không thấy đường dấu trượt màng phổi và xuất hiện nhiều đường A là dấu hiệu cơ bản của tràn khí màng phổi với độ nhạy 95% và giá trị tiên đoán âm 100% (9), cũng như dấu hiệu điểm phân cách có giá trị trong tràn khí màng phổi khu trú, lượng ít. Tuy nhiên trong nghiên cứu không có trường hợp nào tràn khí màng phổi. Đường B trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ 96% (143/149), với chủ yếu các trường hợp có số lượng đường B ít hơn 03 trên một mặt cắt siêu âm, đây là đường B sinh lýxuất hiện ở người bình thường và thường ở vùng đáy phổi, chỉ có 03 trường hợp số lượng đường B ≥ 3 trên một mặt cắt siêu âm.Theo Lichtenstein. D và một số nghiên cứu khác, dấu hiệu đường B được xem là dấu hiệu của hội chứng phế nang mô kẽ, có độ nhạy 94,5%(10,14). Số lượng đường B càng nhiều càng có ý nghĩa trong một số bệnh lý như phù phổi cấp, xẹp phổi không do tắc nghẽn, bệnh lý mô kẽ, ung thư phổi hay các tổn thương di căn, nhồi máu phổi, dập phổi. Theo kết quả Bảng 1 cho thấy dấu đông đặc phổi chiếm tỉ lệ cao 96% trong các trường hợp VP. Trong đó siêu âm còn ghi nhận 04 trường hợp (2,7%) có vài ổ đông đặc nhỏ rải rác dưới màng phổi (dưới 10mm),với những tổn thương đông đặc nhỏ sát màng phổi siêu âmdễ dàng phát hiện với đầu dò thẳng và có ưu điểm hơn x-quang.Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả Guerra và cs là 207/222 (93,2%)(4) và tác giả Ho M.C và cs là 149/163 (93,7%)(5). Bảng 3.5 theo chuyên gia, siêu âm phát hiện tỉ lệ viêm phổi là 96%, dựa vào dấu hiệu đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động, đây là dấu hiệu quan trọng trong chẩn đoán viêm phổi đông đặc(chứng cớ mạnh loại A), tham khảo kết quả nhiều nghiên cứu dấu hiệu này có độ nhạy từ 90-100% và độ đặc hiệu 90- 98% trong chẩn đoán viêm phổi (3,8,11,12) Kết quả nghiên cứu có 03 trường hợp x- quang phát hiện viêm phổi nhưng siêu âm phổi bình thường, cả 03 trường hợp này tổn thương phổi trên x-quang là những tổn thương thâm nhiễm nằm quanh rốn phổi. Thông thường siêu âm phổi bị hạn chế trong những trường hợp tổn thương phổi nằm trong vùng được xem là “mù” Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 52 đối với siêu âm, do có thể bị che khuất bởi tổ chức cản âm mạnh (xương bả vai, xương đòn, xương sườn); hoặc khoảng cách từ vị trí tổn thương đến màng phổi quá lớn, đó là vùng cạnh trung thất (thùy giữa, quanh rốn phổi), vùng đỉnh phổi sau xương bả vai, cạnh màng tim, thùy dưới phổi trái (gần dạ dày); hoặc kích thước vùng tổn thương nhỏ và khoảng cách xa. Theo Reisig A, siêu âm khảo sát được khoảng trên 70% bề mặt màng phổi và vùng dưới màng phổi tương ứng và khó khảo sát những vùng quanh rốn phổi, vùng sau tim. Hình 4.1 Đường A và dấu mã vạch “stratosphere” Nguồn Lichtenstein D. (2000) Hình 4.2 Đường B (hay comet tail) Nguồn: ID315534/14 Dấu đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động là biểu hiện tình trạng viêm phổi đông đặc hay viêm phổi thùy (chứng cớ mạnh loại A)(13). Khi viêm phổi, đường hô hấp dưới chứa đầy dịch và tế bào viêm, phổi từ trạng thái chứa đầy khí trở thành một khối đặc và chắc có độ phản âm giảm, tình trạng này giúp sóng siêu âm dẫn truyền tốt. Khí trong các nhánh phế quản được nhu mô phổi đông đặc bao quanh tạo những đường thẳng có hồi âm sáng phân nhánh gọi là khí phế quản đồ (air-bronchogram). Hình ảnh khí phế quản đồ di động giúp phân biệt được tình trạng viêm phổi với xẹp phổi, u phổi hay màng phổi. Các dấu hiệu siêu âm nhận biết tình trạng đông đặc phổi, bao gồm vùng phổi tổn thương có độ echo đồng nhất, giảm phản âm, có dạng hình chêm, trung tâm có vùng đông đặc xen lẫn phổi chứa khí, ngoại vi rõ nét. Vùng phổi đông đặc được gọi là gan hóa phổi, nếu phối hợp Doppler màu vẫn ghi nhận sự tưới máu bên trong. Trong nghiên cứu siêu âm phát hiện 45/143 trường hợp tràn dịch màng phổi (31,4%), trong đó có 28 trường hợp tràn dịch màng phổi lượng ít, 14 trường hợp tràn dịch màng phổi lượng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 53 vừa và 03 trường hợp tràn dịch màng phổi lượng nhiều, trong khi X-quang phát hiện 30/143 (21%). Hình 4.3 Dấu đông đặc phổi (Nguồn: ID 411902/14) Hình 4.4 Ổ đông đặc nhỏ dưới màng phổi (Nguồn: ID 414389/14) Theo Litenstein và cs năm 2004, TDMP được phát hiện bằng siêu âm có độ chính xác 93% so với x-quang phổi có độ chính xác là 47%. Hình ảnh tràn dịch màng phổi được xác định trên siêu âm khi khảo sát thấy được khoảng echo trống giữa lá thành và lá tạng màng phổi, và phổi di chuyển theo nhịp hô hấp bên dưới lớp dịch, hình ảnh này khảo sát rõ bằng siêu âm mode TM cho hình ảnh sóng dạng hình sin” sinusoid” (chứng cớ mạnh loại A). Siêu âm cũng gợi ý được tính chất dịch màng phổi tùy vào việc có hay không có hồi âm bên trong lớp dịch, nếu dịch thuần nhất hay hồi âm trống hoàn toàn gợi ý dịch thấm, nếu dịch có hồi âm lợn cợn gợi ý dịch tiết hoặc là máu hoặc là mủ (chứng cớ mạnh loại A). Kết quả nghiên cứu trong 45 trường hợp siêu âm phát hiện tràn dịch màng phổi có 31 trường hợp dịch màng phổi thuần nhất và 14 trường hợp dịch màng phổi không thuần nhất. Hình4.5 Đông đặc phổi và TDMP vách hóa (Nguồn: ID 328044/14) Dấu đông đặc phổi không có khí phế quản đồ di độngcó thể là biểu hiện tình trạng xẹp phổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như chèn ép hay tắc nghẽn (TDMP lượng nhiều chèn ép phổi, nút nhầy trong viêm tiểu phế quản hay u bên ngoài chèn ép)(2,13). Trong nghiên cứu, siêu âm phát hiện 07 trường hợp đông đặc phổi không có khí phế quản đồ di động và được siêu âm kết luận xẹp phổi(trong đó 06 trường hợp kèm tràn dịch màng phổi lượng nhiều trên siêu âm) và x-quang chẩn đoán xẹp phổi 04/7 trường hợp và các trường hợp đều được chuyên gia kết luận viêm phổi biến chứng xẹp phổi. Ngoài ra dấu hiệu xẹp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 54 phổi cần phân biệt với phổi biệt trí thể intralobar, tình trạng dị tật phổi bẩm sinh, dựa vào sự hiện diện mạch máu nuôi xuất phát từ động mạch hệ thống, chẩn đoán xác định bằng CTscan. Hình 4.6 TDMP lượng nhiều vách hóa (Nguồn: ID 431507/14) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phát hiện 06/143 (4,2%) trường hợp có ổ tụ dịch (áp-xe phổi), trong đó bên phổi phải có 03 trường hợp và bên phổi trái có 03 trường hợp. Hình ảnh áp- xe phổi trên siêu âm thay đổi tùy theo giai đoạn diễn tiến của áp-xe, giai đoạn đầu là vùng đông đặc với đậm độ echo rất kém, giai đoạn sau rõ rệt hơn với ổ tụ dịch không thuần nhất trong vùng phế nang đông đặc, có giới hạn rõ, xung quanh có thể có đường B. Trong những trường hợp đặc biệt cần phối hợp CTscan để xác định khối u phổi hoại tử, CCAM bội nhiễm và áp-xe phổi (7). Hạn chế nghiên cứu, với chọn mẫu ban đầu là bệnh nhân nhập khoa Hô hấp bv Nhi Đồng 1, do đó chẩn đoán viêm phổi của các nhà lâm sàng ban đầu so với chuyên gia sai lệch rất thấp với tỉ lệ 4,5% (7/156), do số ca không viêm phổi quá ít. Vì vậy mặc dù tỉ lệ siêu âm phát hiện viêm phổi rất cao (96%) nhưng chúng tôi không xác định được độ đặc hiệu của siêu âm. KẾT LUẬN Siêu âm phát hiện viêm phổi với tỉ lệ cao 96% với dấu đông đặc phổi chiếm tỉ lệ 97,1%, trong đó đông đặc phổi có khí phế quản đồ di động chiếm tỉ lệ 96%. Tuy nhiên có 4% trường hợp siêu âm không phát hiện được viêm phổi do siêu âm bị hạn chế trong những trường hợp tổn thương phổi nằm trong vùng được xem là “mù” đối với siêu âm. Trong vai trò phát hiện biến chứng, siêu âm phát hiện tràn dịch màng phổi 100%, áp-xe phổi 66,7% và xẹp phổi 33,4%. Với những đặc tính thuận lợi của siêu âm (ứng dụng nhanh trong những trường hợp bệnh nặng tại phòng hồi sức cấp cứu, do độ nhạy cao, tính an toàn, dễ thực hiện, dễ huấn luyện), và tỉ lệ phát hiện viêm phổi cao (96%) cũng như siêu âm có mối tương quan với x- quang trong chẩn đoán viêm phổi, siêu âm nên được xem là phương tiện hữu dụng cho nhà lâm sàng trong việc tầm soát và theo dõi diễn tiến viêm phổi, nhằm phát hiện kịp thời các biến chứng TDMP, áp-xe phổi. Hơn nữa, các nhà lâm sàng có thể ứng dụng siêu âm hướng dẫn sinh thiết, chọc dò dịch màng phổi, hạn chế tai biến thủ thuật. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm phổi, siêu âm không thể thay thế được X- quang do vị trí tổn thương nằm trong điểm “mù” đối với siêu âm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Black RE, Cousens S, Johnson HL, Lawn JE, Rudan I, Bassani DG, Jha P, Campbell H, Walker CF, Cibulskis R, Eisele T, Liu L, Mathers C. (2010), Global, regional, and national causes of child mortality in 2008: a systematic analysis. Lancet, 375 (9730), 1969-87. 2. Eibenberger KL, Dock WI, Ammann ME, Dorffner R, Hormann MF, Grabenwoger F. (1994), Quantification of pleural effusions: sonography versus radiography. Radiology, 191 (3), 681-4. 3. Esposito S, Papa SS, Borzani I, Pinzani R, Giannitto C, Consonni D, Principi N. (2014), Performance of lung ultrasonography in children with community-acquired pneumonia. Ital J Pediatr, 40 (37), 1824-7288. 4. Guerra M, Crichiutti G, Pecile P, Romanello C, Busolini E, Valent F, Rosolen A. (2015), Ultrasound detection of pneumonia in febrile children with respiratory distress: a prospective study. Eur J Pediatr, 19, 19. 5. Ho MC, Ker CR, Hsu JH, Wu JR, Dai ZK, Chen IC. (2015), Usefulness of lung ultrasound in the diagnosis of Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 55 community-acquired pneumonia in children. Pediatr Neonatol, 56 (1), 40-5. 6. Iuri D, De Candia A, Bazzocchi M. (2009), Evaluation of the lung in children with suspected pneumonia: usefulness of ultrasonography. Radiol Med, 114 (2), 321-30. 7. Lichtenstein DA (2014), Lung ultrasound in the critically ill. Ann Intensive Care, 4 (1), 2110-5820. 8. Lichtenstein D, Meziere G, Seitz J. (2009), The dynamic air bronchogram. A lung ultrasound sign of alveolar consolidation ruling out atelectasis. Chest, 135 (6), 1421-5. 9. Lichtenstein D, Meziere G, Biderman P, Gepner A. (2000), The "lung point": an ultrasound sign specific to pneumothorax. Intensive Care Med, 26 (10), 1434-40. 10. Lichtenstein D, Meziere G, Biderman P, Gepner A, Barre O. (1997), The comet-tail artifact. An ultrasound sign of alveolar- interstitial syndrome. Am J Respir Crit Care Med, 156 (5), 1640-6. 11. Lichtenstein D, van Hooland S, Elbers P, Malbrain ML. (2014), Ten good reasons to practice ultrasound in critical care. Anaesthesiol Intensive Ther, 46 (5), 323-35. 12. Riccabona M. (2008), Ultrasound of the chest in children (mediastinum excluded). Eur Radiol, 18 (2), 390-9. 13. Volpicelli G, Elbarbary M, Blaivas M, Lichtenstein DA, Mathis G, Kirkpatrick AW, Melniker L, Gargani L, Noble VE, Via G, Dean A, Tsung JW, Soldati G, Copetti R, Bouhemad B, Reissig A, Agricola E, Rouby JJ, Arbelot C, Liteplo A, Sargsyan A, Silva F, Hoppmann R, Breitkreutz R, Seibel A, Neri L, Storti E, Petrovic T. (2012), International evidence- based recommendations for point-of-care lung ultrasound. Intensive Care Med, 38 (4), 577-91. 14. Ziskin MC, Thickman DI, Goldenberg NJ, Lapayowker MS, Becker JM. (1982), The comet tail artifact. J Ultrasound Med, 1 (1), 1-7. Ngày nhận bài báo: 05/03/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/03/2016 Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_sieu_am_o_tre_viem_phoi_tu_3_thang_den_15_tuoi_nhap.pdf
Tài liệu liên quan