Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2017

Tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 63 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2017 Nguyễn Thành Nam*, Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng SXHD tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Qua nghiên cứu 530 bệnh nhân sốt xuất huyết tại bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017, chúng tôi thu được kết quả như sau: Đặc điểm dịch tễ học: Tuổi mắc bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 5 - 10 tuổi (36,8%). Tỷ lệ nam/nữ: 1,08/1. Thời gian mắc bệnh nhiều nhất vào mùa thu (tháng 7 - 10). Đặc điểm lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt, nhiệt độ sốt trung bình là 39,14 ± 0,520C, thời gian sốt kéo dài từ 2 - 7 ngày chiếm 99%. Các triệu chứng nôn ói, đau bụng, gan to, bụng chướ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh sốt xuất huyết dengue tại khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 63 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2017 Nguyễn Thành Nam*, Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng SXHD tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: Qua nghiên cứu 530 bệnh nhân sốt xuất huyết tại bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017, chúng tôi thu được kết quả như sau: Đặc điểm dịch tễ học: Tuổi mắc bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 5 - 10 tuổi (36,8%). Tỷ lệ nam/nữ: 1,08/1. Thời gian mắc bệnh nhiều nhất vào mùa thu (tháng 7 - 10). Đặc điểm lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt, nhiệt độ sốt trung bình là 39,14 ± 0,520C, thời gian sốt kéo dài từ 2 - 7 ngày chiếm 99%. Các triệu chứng nôn ói, đau bụng, gan to, bụng chướng, xuất huyết tiêu hóa thường gặp hơn trên trẻ SXHD cảnh báo và SXHD nặng. Đặc điểm cận lâm sàng: tiểu cầu, bạch cầu giảm, hematocrit cao; AST, ALT cao; tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng bụng hay gặp hơn ở nhóm bệnh nhi SXHD nặng. Kết luận: SXHD có biểu hiện lâm sàng đa dạng, phúc tạp, dễ bỏ soát chẩn đoán, diễn tiến nhanh đến các biến chứng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp mà bác sĩ lâm sàng cần lưu ý đễ sẵn sàng điều trị kịp thời cứu sống bệnh nhân. Từ khóa: Sốt, xuất huyết, virus Dengue, dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng. ABSTRACT EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS, CLINICAL AND SUBCLINICAL DENGUE HEMORRHAGIC FEVER AT PEDIATRICS DEPARTMENT, TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2017 Nguyen Thanh Nam, Ta Van Tram * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 63 – 69 Objectives: To describe the epidemiological characteristics, clinical and subclinical dengue hemorrhagic fever (DHF) at Pediatrics department, Tiengiang General Hospital. Methods: case – series study. Results: Through the study of 530 dengue patients in the Central Hospital of Tien Giang from 1/1/2017 to 31/12/2017, We obtained the following results: epidemiological characteristics; The age of patients at about age from 5 - 10 (36.8%). The proportion of men and women: 1.08/1. Clinical characteristics: The most common clinical symptoms were fever, average fever temperature was 39.14 ± 0.520C, fever time lasts from 2 - 7 days on 99% occupied. The symptoms of vomiting, abdominal pain, abdominal distention, enlarged livers, gastrointestinal hemorrhage more common on those who had dengue hemorrhagic fever warnings and severe dengue hemorrhagic fever. Subclinical characteristics: Platelets, leukocytes reduction; high hematocrit; high AST, ALT; lungs and peritoneal effusion were common in groups of children whose dengue hemorrhagic fever was really severe. Conclusions: The clinical manifestations of dengue hemorrhagic fever are complex, easily missed diagnose *Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thành Nam, ĐT: 0962479972; Email: thanhnam@pediatrician.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 64 and progress rapidly. These complications include coagulation disorders, bleeding, digestion, and respiratory failure that clinicians should note in order to save the lives of patients in time. Key words: Ferver, hemorrhage, Dengue virus, epidemiology clinical, subclinical. ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue, gồm 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, gây nên, truyền từ người sang người chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Bệnh lây lan nhanh, có thể gây dịch lớn và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng(1,5). Bệnh SXHD lưu hành ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở châu Á, bệnh lưu hành ở hầu hết các quốc gia, bệnh gặp ở cả vùng thành thị, nông thôn, tuy nhiên tập trung cao ở các khu vực có mật độ dân cư đông, tình trạng đô thị hóa cao. Theo ước tính của TCYTTG, hàng năm có khoảng 50 đến 100 triệu người nhiễm virus Dengue, trong đó có hơn 500.000 người phải nhập viện. Ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, SXHD là một vấn đề quan trọng, ưu tiên trong công tác phòng chống bệnh, một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Năm 2017, cả nước ghi nhận 183.287 trường hợp mắc (154.552 nhập viện), 30 trường hợp tử vong. Các tỉnh có số mắc cao nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, trong đó, thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có số mắc tuyệt đối cao nhất. Tại Tiền Giang, tính đến cuối tháng 12 năm 2017 toàn tỉnh có 3.071 ca mắc bệnh SXHD, nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái 35%, trong đó có 64 ca nặng, 3 ca tử vong. Số lượng bệnh nhân SXHD điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Trung tâm tăng lên một cách đáng kể so với những năm trước đây, với những diễn biến lâm sàng đa dạng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng SXHD tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Trung Tâm Tiền Giang. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhi < 16 tuổi được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Tiêu chuẩn lựa chọn Những bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết Dengue dựa theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXHD” của Bộ Y tế Việt Nam năm 2011(1). Tiêu chuẩn loại trừ Sốt phát ban không do virus Dengue. Những bệnh nhân có bệnh mạn tính tại phổi, gan, suy tim, cao huyết áp, suy thận, bệnh về máu, HIV/AIDS, tiểu đường. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu mô tả loạt ca; Lấy mẫu thuận tiện. Các chỉ số nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ: tuổi, giới, tháng mắc bệnh, địa phương. Đặc điểm lâm sàng: sốt, phát ban, đau đầu, nôn, tiêu chảy, đau bụng, co giật, gan to, xuất huyết, tràn dịch các màng, phân độ lâm sàng. Đặc điểm cận lâm sàng: Hct, bạch cầu, tiểu cầu, AST, ALT, PT, APTT, Fibrinogen, siêu âm. Các xét nghiệm này đựợc làm tại khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang theo các kỹ thuật quy chuẩn hiện nay. Thu thập số liệu Các thông tin được ghi vào phiếu điều tra (tham khảo bệnh án). Xử trí số liệu Số liệu thu thập được xử lý và phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê Y học sử dụng phần mềm SPSS, Stata và Microsof Office 2016. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 65 KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm dịch tể học Đặc điểm dịch tễ học N = 530 Tỷ lệ (%) Giới Nam 274 52 Nữ 257 48 Nhóm tuổi < 6 tháng 3 0,6 6 - < 12 tháng 42 7,9 12 tháng - < 5 tuổi 106 20,0 5 tuổi - < 10 tuổi 195 36,8 10 tuổi – 15 tuổi 184 34,7 Thời điểm Tháng 1 46 8,7 Tháng 2 28 5,3 Tháng 3 36 6,8 Tháng 4 23 4,3 Tháng 5 35 6,6 Đặc điểm dịch tễ học N = 530 Tỷ lệ (%) Tháng 6 38 7,2 Tháng 7 89 16,8 Tháng 8 74 14,0 Tháng 9 64 12,1 Tháng 10 30 5,7 Tháng 11 30 5,7 Tháng 12 37 7,0 Phân độ SXH SXHD 306 57,7 SXHD CB 124 23,4 SXHD nặng 100 18,9 Phân bố bệnh nhân theo tháng trong năm Nam chiếm 52%, nữ chiếm 48%. Hình 1: Phân bố bệnh nhân theo tháng trong năm Một số kết quả nghiên cứu về lâm sàng và cận lâm sàng Đặc điểm sốt Bảng 2: Đặc điểm sốt Đặc điểm sốt N = 530 Tỉ lệ % Nhiệt độ sốt ( 0 C) Nhẹ 2 0,4 Vừa 150 28,3 Cao 378 71,3 Thời gian sốt (ngày) < 2 0 0 2 - 4 167 31,5 5 - 7 358 67,5 > 7 5 1,0 Các triệu chứng lâm sàng của SXH Bảng 3: Lâm sàng SXH Triệu chứng N =530 (%) SXHD N=306 SXHD CB N=124 SXHD nặng N=100 p Nôn ói 220 (41,5) 90 (29,4) 75 (60,5) 55 (55,0) <0,001 Đau bụng 217 (40,9) 62 (20,3) 87 (70,2) 68 (68,0) <0,001 Gan to 257 (48,5) 58 (18,9) 104 (83,9) 95 (95,0) <0,001 Bụng chướng 81 (15,3) 19 (6,2) 23 (18,5) 39 (39,0) <0,001 Tiêu chảy 99 (18,7) 55 (18,0) 25 (20,2) 19 (19,0) 0,86 Đau đầu 15 (2,8) 8 (2,6) 5 (4,0) 2 (2,0) 0,62 Đau cơ xương 3 (0,6) 0 1 (0,8) 2 (2,0) Bứt rứt 4 (0,8) 0 1 (0,8) 3 (3,0) Co giật 5 (0,9) 5 (1,6) 0 0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 66 Bảng 4: Triệu chứng xuất huyết theo mức độ SXH Triệu chứng N=530 (%) SXHD N=306 SXHD CB N=124 SXHD nặng N=100 p XH dưới da 247 (46,6) 127 (41,5) 67 (54,0) 53 (53,0) 0,022 Chảy máu răng 5 (0,9) 1 (0,3) 2 (1,6) 2 (2,0) 0,219 Chảy máu 25 (4,7) 12 (3,9) 8 (6,5) 5 (5,0) 0,543 Triệu chứng N=530 (%) SXHD N=306 SXHD CB N=124 SXHD nặng N=100 p mũi Hành kinh BT 25 (4,7) 5 (1,6) 10 (8,1) 10 (10,0) 0,001 Nôn máu 15 (2,8) 4 (1,3) 2 (1,6) 9 (9,0) 0,001 Tiêu phân đen 9 (1,7) 2 (0,7) 3 (2,4) 4 (4,0) 0,072 Các thay đổi về cận lâm sàng của SXH Bảng 5: Thay đổi chung về công thức máu Công thức máu N =530 (%) SXH Mean ± SD SXHD N=306 SXHD CB N=124 SXHD nặng N=100 p Bạch cầu (x10 3 /mm 3 ) < 4 4-9 >9 349 (65,8) 176 (33,2) 5 (0,9) 3,71±1,82 3,73 ± 1,77 3,72±2,09 3,63±1,62 0,882 Tiểu cầu (x10 3 /mm 3 ) 100-150 50 -<100 <50 131 (24,7) 253 (47,7) 146 (27,5) 73,59±32,55 87,28 ±27,21 61,75±30,07 46,38±27,46 < 0,001 Hct (%) <38 38-<42 42-<48 >48 65 (12,3) 133 (25,1) 258 (48,7) 74 (14,0) 42,81±4,56 40,7±3,79 45,9±3,89 45,4±3,95 < 0,001 Bảng 6: Thay đổi về sinh hóa máu Sinh hóa N=530 SXHD (n=306) SXHD CB (n=124) SXHD nặng (n=100) p AST (U/L) Bình thường Tăng < 5 lần Tăng ≥ 5 lần 15 118 62 2 18 2 3 42 30 10 58 30 0,003 Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 128 (80-254) ALT (U/L) Bình thường Tăng < 5 lần Tăng ≥ 5 lần 73 88 34 11 10 1 22 38 15 40 40 18 0,011 Trung vị (Khoảng tứ phân vị) 51 (28-115) Bảng 7: Thay đổi về kết quả xét nghiệm đông máu Đông máu N=530 SXHD N=306 SXHD CB N=124 SXHD nặng N=100 p PT (%) Bình thường 60- <80 < 60 114 70 13 21 2 1 45 24 5 58 44 7 0,003 Mean ± SD 81,17±12,57 88,04±10,08 82,12 ± 12,61 78,8 ± 12,49 APTT (s) Bình thường Tăng 21 176 9 15 6 68 6 93 0,001 Mean ± SD 56,72±19,03 43,78 ± 6,59 53,57 ± 14,13 62,21 ± 22,06 Fibrinogen (mg/dl) Bình thường Giảm 120 77 22 2 48 26 50 49 0,001 Mean ± SD 217,58±69,44 273 ± 61,68 222 ± 71,31 200 ± 62,46 Bảng 8: Dấu hiệu trên siêu âm Dấu hiệu N=530 (%) SXHD N=306 SXHD CB N=124 SXHD nặng N=100 p Tràn dịch màng phổi 95 (32,31) 2 (2,11) 28 (29,47) 65 (68,42) < 0,001 Tràn dịch màng bụng 118 (40,14) 6 (5,08) 43 (36,44) 69 (58,47) < 0,001 Túi mật dầy 157 (53,40) 18 (11,46) 62 (39,49) 77 (49,04) < 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 67 BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 530 bệnh nhân SXH tại khoa nhi bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 có 306 bệnh nhân SXHD chiếm 57,7%, 124 bệnh nhân SXHD có dấu hiệu cảnh báo chiếm 23,4% và 100 bệnh nhân SXHD nặng chiếm 18,9%. Về đặc điểm dịch tễ học chúng tôi ghi nhận tuổi mắc bệnh trung bình là 8,18 ± 4,43 tuổi, tuổi mắc nhỏ nhất là 3 tháng và lớn nhất là 15 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất là nhóm tuổi từ 5 - 10 tuổi chiếm 36,8%. Kết quả này phù hợp với Kim Seng Long và Tạ Văn Trầm(6,8). Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy trẻ < 6 tháng cũng có thể mắc bệnh chiếm 0,6%, theo Nguyễn Thanh Thiện trẻ < 6 tháng bị nhiễm virus Dengue chỉ có 1%(4). Phân bố theo giới tính của bệnh nhân nam là 274 chiếm 52%, nữ là 256 chiếm 48%, tỷ lệ nam/nữ: 1,08/1. Trong đó SXHD: 161 bệnh nhân nam, 145 bệnh nhân nữ; SXHD cảnh báo: 57 bệnh nhân nam, 67 bệnh nhân nữ; SXHD nặng: 56 bệnh nhân nam, 44 bệnh nhân nữ. Có sự khác biệt về giới, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (2 = 2,48; p = 0,29). Theo Nguyễn Thanh Hùng nghiên cứu 214 bệnh nhân tuổi từ 1-15 tuổi cho thấy tỉ lệ nam nữ mắc bệnh nói chung là 1,32/1(3). Trong các nghiên cứu khác ở Thái Lan và Ấn Độ tỉ lệ này dao động từ 1,2/1 đến 1,3/1(7). Bệnh xuất hiện quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa thu, nhiều vào tháng 7 chiếm 16,8% (89 bệnh nhân) và tháng 8 chiếm 14% (74 bệnh nhân), ít nhất vào tháng 4 (23 bệnh nhân). Kết quả này phù hợp với sinh lý của muỗi A. aegypti sinh sản. Về đặc điểm lâm sàng, chúng tôi thấy sốt là triệu chứng thường gặp nhất trong tất cả các nghiên cứu. Nhiệt độ sốt trung bình là 39,14 ± 0,520C. Nhiệt độ thấp nhất là 380C, cao nhất là 420C, thời gian sốt trung bình là 4,88 ± 0,92 ngày, thời gian sốt thấp nhất là 3 ngày, cao nhất là 8 ngày, sốt cao trên 390C gặp 71,3%, sốt thường kéo dài từ 2 - 7 ngày chiếm 99%. Nhiệt độ sốt trung bình và thời gian sốt trung bình có sự khác biệt giữa nhóm SXHD và nhóm SXHD cảnh báo, SXH D nặng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Lân sốt trung bình 5,2 ngày, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng ở trẻ nhũ nhi bị SXHD thời gian sốt trung bình là 5,2 ngày, tác giả ghi nhận có 90,2% sốt từ 2-7 ngày và 9,2% sốt > 7 ngày, cũng không có trường hợp nào sốt < 2 ngày(4,6). Triệu chứng nôn ói có 220 trường hợp chiếm 41,5% trong đó SXHD chiếm 29,4%, SXHD cảnh báo chiếm 60,5% và SXHD nặng chiếm 55%. Đau bụng có 217 trường hợp chiếm 40,9% trong đó SXHD chiếm 20,3%, SXHD cảnh báo chiếm 70,2% và SXHD nặng chiếm 68%. Gan to có 257 trường hợp chiếm 48,5% trong đó SXHD chiếm 18,9%, SXHD cảnh báo chiếm 83,9% và SXHD nặng chiếm 95%. Tiêu chảy có 99 trường hợp chiếm 18,7% trong đó SXHD chiếm 18,0%, SXHD cảnh báo chiếm 20,2% và SXHD nặng chiếm 19%. Như vậy các triệu chứng nôn ói, đau bụng, bụng chướng, gan to có sự khác biệt giữa nhóm SXHD và nhóm SXHD cảnh báo, SXHD nặng có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Xuất huyết dưới da là triệu chứng xuất huyết thường gặp nhất chiếm 46,6%, ngoài ra các triệu chứng như chảy máu răng, tiêu phân đen, nôn máu, chảy máu mũi, hành kinh bất thường chiếm tỉ lệ từ 0,9% đến 4,7%. Trong đó hành kinh bất thường và nôn máu có sự khác biệt giữa nhóm SXHD và nhóm SXHD cảnh báo, SXHD nặng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo Kim Seng Long xuất huyết dưới da chiếm 41,6%, chảy máu răng, tiêu phân đen, nôn máu, chảy máu mũi, hành kinh bất thường chiếm tỉ lệ từ 0,8% đến 5,3% tương tự nghiên cứu của chúng tôi(6). Trong 135 bệnh nhi ở Bangkok cho thấy xuất huyết dưới da ghi nhận 56,6%, chảy máu mũi chiếm 18,9%, chảy máu răng chiếm 1,5%, xuất huyết tiêu hóa chiếm 11,8%(7). Về đặc điểm cận lâm sàng, trong 530 bệnh nhân SXH thấy rằng bạch cầu trung bình là 3,71 ± 1,82 (x 103/mm3). Trong đó số lượng bạch cầu < Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 68 4000/mm3 chiếm 65,8%. Số lượng tiểu cầu trung bình là 73,59 ± 32,55 (x 103/mm3), thấp nhất là 6000/mm3, cao nhất là 139000/mm3. Số lượng tiểu cầu giảm ở mức 50000 đến 100000/mm3 chiếm tỉ lệ cao nhất là 47,7%. Trung bình Hct là 42,81 ± 4,56 (%), cao nhất là 56%, thấp nhất là 26%. Tỉ lệ bệnh nhân có hematocrit tăng ở mức 42 - 48% chiếm đa số là 48,7%. Số lượng tiểu cầu giảm và phần trăm hematocrit tăng có sự khác biệt giữa nhóm SXHD và nhóm SXHD cảnh báo, SXHD nặng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo Lê Thị Lựu trong 106 bệnh nhân thấy rằng bạch cầu giảm < 4000/mm3 chiếm 74,5%, số lượng tiểu cầu giảm ở mức 50000 đến 100000/mm3 chiếm 69,75%, hematocrit tăng ở mức 42 - 48% chiếm 60,35 % tương tự nghiên cứu chúng tôi(2). Kết quả nghiên cứu phù hợp với miễn dịch bệnh sinh của SXH(6). Qua 195 bệnh nhân được làm xét nghiệm men gan thấy: men AST có trung vị là 128, khoảng tứ phân vị là 80 - 254, thấp nhất là 21 U/L, cao nhất là 2116 U/L; men ALT có trung vị là 51, khoảng tứ phân vị là 28-115, thấp nhất là 6U/L, cao nhất là 1065U/L. Giá trị p so sánh giá trị trung bình của nhóm SXHD và nhóm SXHD cảnh báo, SXHD nặng, men AST, ALT có sự khác biệt giữa nhóm SXHD và nhóm SXHD cảnh báo, SXHD nặng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chúng tôi nhận thấy kết quả AST có cao hơn ALT, theo Nguyễn Trọng Lân và Kuo nhận thấy rằng AST luôn tăng cao ALT ở những bệnh nhân SXH trong suốt tuần đầu của bệnh và trở lại bình thường trong vòng 3 tuần(5). Theo Nguyễn Thanh Hùng cho thấy 69 trẻ nhũ nhi bị SHXD, AST trung bình là 833U/L và ALT trung bình là 342 U/L(3). Qua 197 bệnh nhân được làm xét nghiệm đông máu, có 176 trường hợp APTT kéo dài chiếm 89,3%; có 83 trường hợp PT giảm < 80% trong đó 13 trường hợp giảm < 60% chiếm 6,6%; trung bình fibrinogen là 217,58 ± 69,44, thấp nhất là 78 mg/dl. Như vậy với p < 0,05 kết quả xét nghiệm đông máu có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm trong phân độ SXH. Theo Lê Thị Lựu trong 57 ca làm xét nghiệm đông máu, có 12 trường hợp APTT kéo dài chiếm 21%; có 24 ca giảm PT < 80%, trong đó PT < 60% chiếm 5,3%(2). Qua 294 bệnh nhân được làm siêu âm bụng chúng tôi nhận thấy 157 bệnh nhân biểu hiện có thành túi mật dầy chiếm 53,40%, số bệnh nhân có tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng chủ yếu xảy ra ở nhóm SHX Dengue nặng chiếm lần lượt 68,42% và 58,47%. Như vậy, các dấu hiệu tràn dịch trên siêu âm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 giữa các nhóm trong phân độ SXH. Theo Kim Seng Long quan sát 70 bệnh nhân, tràn dịch màng phổi chiếm 20,3% màng bụng chiếm 29,4% và thành túi mật dầy chiếm 24,5%(6). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 530 bệnh nhân SXH tại khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Tiền Giang từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2017, chúng tôi kết luận như sau: Đặc điểm dịch tễ học: Tuổi mắc bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 5-10 tuổi (36,8%). Tỷ lệ nam/nữ: 1,08/1. Thời gian mắc bệnh nhiều nhất vào mùa thu (tháng 7 - 10). Đặc điểm lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt, nhiệt độ sốt trung bình là 39,14 ± 0,520C, thời gian sốt kéo dài từ 2 - 7 ngày chiếm 99%. Các triệu chứng nôn ói, đau bụng, gan to, bụng chướng, xuất huyết tiêu hóa thường gặp hơn trên trẻ SXHD cảnh báo và SXHD nặng. Đặc điểm cận lâm sàng: tiểu cầu, bạch cầu giảm, hematocrit cao; AST, ALT cao; tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng bụng hay gặp hơn ở nhóm bệnh nhi SXHD nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2011) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.29. 2. Kim Seng Long (2010). Nghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, tr.36-37. 3. Lê Thị Lựu (2010). "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2009-2010". Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, 85 (9), tr.83-89. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 69 4. Nguyễn Thanh Hùng (2004). Đặc điểm lâm sàng, điều trị và miễn dịch sốt xuất huyết Dengue ở trẻ nhũ nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM, tr.23. 5. Nguyễn Thanh Thiện (2008). Khảo sát tình hình nhiễm siêu vi trùng Dengue ở trẻ nhũ nhi tại phòng Khám bệnh bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM, tr.26-28. 6. Nguyễn Trọng Lân (2004). Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue, Nhà xuất bản Y học, TP. HCM, tr. 12. 7. Witayathawornwong P (2006). "Dengue Haemorrhagic Fever among Infant in Petchabun Province, Thailand 2003-2005". Dengue Bulletin – Volume 30. pp. 35-41. 8. Tạ Văn Trầm (2004). Các yếu tố liên quan đến sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài ở trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM, tr.37-39. 9. WHO (2010). "Epideniologycal and virological trends and the impact of vector control". National Dengue Surveillance in Cambodia 1980-2008. Bull WHO; 88(9): pp.650–657. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_dich_te_lam_sang_va_can_lam_sang_benh_sot_xuat_huye.pdf
Tài liệu liên quan