Đặc điểm chuẩn mô mềm mặt của người việt trong phân tích sơ đồ lưới

Tài liệu Đặc điểm chuẩn mô mềm mặt của người việt trong phân tích sơ đồ lưới: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 30 ĐẶC ĐIỂM CHUẨN MÔ MỀM MẶT CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ LƯỚI Lữ Minh Lộc*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ lưới nhằm khảo sát đặc điểm của mô mềm mặt và qua đó bước đầu thiết lập sơ đồ lưới chuẩn cho mẫu người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Phim sọ nghiêng của 144 đối tượng (61 nam và 83 nữ, từ 16 đến 25 tuổi) được chọn lựa. Sơ đồ lưới được xây dựng dựa trên phim sọ nghiêng định vị theo tư thế đầu tự nhiên, và tùy thuộc vào chiều cao tầng mặt trên và chiều dài nền sọ trước của mỗi đối tượng. Xác định và đo đạc giá trị tọa độ và vị trí tỉ lệ của mỗi điểm chuẩn trong hệ trục tọa độ bằng phần mềm AutoCAD 2010. Qua đó thiết lập sơ đồ lưới chuẩn theo từng giới. Kiểm định T cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh dữ liệu theo giới. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy các điểm chuẩn trên mô mềm đều khác biệt có ý ng...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chuẩn mô mềm mặt của người việt trong phân tích sơ đồ lưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 30 ĐẶC ĐIỂM CHUẨN MÔ MỀM MẶT CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ LƯỚI Lữ Minh Lộc*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích sơ đồ lưới nhằm khảo sát đặc điểm của mô mềm mặt và qua đó bước đầu thiết lập sơ đồ lưới chuẩn cho mẫu người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Phim sọ nghiêng của 144 đối tượng (61 nam và 83 nữ, từ 16 đến 25 tuổi) được chọn lựa. Sơ đồ lưới được xây dựng dựa trên phim sọ nghiêng định vị theo tư thế đầu tự nhiên, và tùy thuộc vào chiều cao tầng mặt trên và chiều dài nền sọ trước của mỗi đối tượng. Xác định và đo đạc giá trị tọa độ và vị trí tỉ lệ của mỗi điểm chuẩn trong hệ trục tọa độ bằng phần mềm AutoCAD 2010. Qua đó thiết lập sơ đồ lưới chuẩn theo từng giới. Kiểm định T cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh dữ liệu theo giới. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy các điểm chuẩn trên mô mềm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, ngoại trừ 2 điểm Nasion và Supramentale. Độ nhô mũi, độ nhô hai môi và độ dày cằm của nam đều lớn hơn nữ. Kết luận: Do đặc điểm mô mềm mặt khác nhau giữa nam và nữ, cho nên việc xây dựng sơ đồ lưới cho riêng từng giới có thể cung cấp một hướng dẫn có giá trị trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch chỉnh hình. Từ khóa: Phim sọ nghiêng, sơ đồ lưới, vị trí đầu tự nhiên ABSTRACT MESH DIAGRAM ANALYSIS OF SOFT TISSUE FACIAL NORMS FOR VIETNAMESES Lu Minh Loc, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 30 - 37 Objectives: The purposes of this study were to investigate the characteristics of soft-tissue facial profile and to establish a standard mesh diagram representing Vietnamese population using mesh analysis. Materials and methods: Lateral cephalometric radiographs of 144 subjects (61 males and 83 females, aged between 16 to 25 years-old) were selected. The mesh diagram is constructed on the cephalometric radiograph oriented in the natural head position due to the individual upper facial height and anterior cranial base. The mean and proportionate location of each landmark in coordinate system were plotted and measured with AutoCAD 2010 software. Normal diagrams were then constructed for both genders. To compare data between males and females, a Student’s independent t-test was used. Results: All of the soft tissue landmarks displayed statistically significant gender differences, except for Nasion and Supramentale position. The nose prominence, bilabial protrusion, and chin thickness were greater in males than females. Conclusion: Our findings show the significant gender differences in soft tissue profile. Therefore, the construction of Vietnamese mesh diagram for each gender can possibly provide a valuable guide for the orthodontic diagnosis and treatment planning. Keywords: Cephalometric radiograph, Mesh diagram, natural head position *Bộ môn CHRM, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn NKCS, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Lữ Minh Lộc ĐT: 0913614126 Email: loclu75@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 31 MỞ ĐẦU Quan niệm về nét mặt đẹp hay hài hòa phụ thuộc vào nhận định riêng của từng cá nhân, mang tính chủ quan và thay đổi theo không gian và thời gian. Aristote đã đưa ra triết lý về bản chất vẻ đẹp. Ông cho rằng khuôn mặt đẹp phải tuân theo những qui luật về hình học và tỉ lệ nhất định(8). Người Ai cập cổ đại đã dùng những đường kẽ ô tạo thành lưới gồm những ô vuông bằng nhau bao quanh hình ảnh của một người để đảm bảo các bộ phận vẽ đúng theo một tỉ lệ, Moorrees đã sử dụng phép biến đổi của sơ đồ lưới để chuyển đổi những thông tin thiết yếu của hệ thống sọ-mặt-răng dưới dạng sơ đồ(6). Đây là một phân tích tỉ lệ trên một hệ trục tọa độ, giúp trình bày sự sai lệch của hình thái khuôn mặt dưới dạng sơ đồ. Leonardo da Vinci khuyên nên chọn lựa và đo đạc các khuôn mặt đẹp để tìm ra những tỉ lệ lý tưởng(9). Ông cũng nhấn mạnh rằng vẽ đẹp này nên được xác nhận bởi công chúng hơn là phán xét riêng của người làm nghệ thuật. Để có thể áp dụng phân tích sơ đồ lưới vào chẩn đoán chỉnh hình răng mặt tại Việt Nam, chúng ta phải thiết lập được một lưới chuẩn trên nhóm người Việt có nét mặt bình thường, hay nói cách khác là vẽ được một lưới chuẩn nét mặt bình thường của một cá thể thông qua mối liên hệ tỉ lệ giữa các thành phần của khuôn mặt. Bằng phương pháp chồng hình ảnh được thiết lập bình thường từ một cá nhân lên hình ảnh hiện tại của cá nhân đó, phân tích sơ đồ lưới giúp đưa ra đánh giá thẩm mỹ trên phim phù hợp với những phán xét trên lâm sàng. Vì vậy để hỗ trợ cho việc đánh giá sự hài hòa của nét mặt nhìn nghiêng, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân tích sơ đồ lưới với mục tiêu: (1) khảo sát và so sánh đặc điểm mô mềm mặt nhìn nghiêng của người Việt theo giới; (2) bước đầu thiết lập sơ đồ lưới cho mẫu người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm phim sọ nghiêng của 144 đối tượng (61 nam và 83 nữ) từ 16-25 tuổi. Bao gồm các đối tượng có gương mặt hài hòa trong nghiên cứu của Hồ Thị Thùy Trang (1999), phim của các đối tượng là các học sinh thuộc nguồn hồ sơ lưu trữ của nhóm nghiên cứu tham gia chương trình “Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong 15 năm (1996-2010)” do Bộ Y tế quản lý, được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP.HCM và các phim sọ nghiêng chẩn đoán thường quy của bệnh nhân đến khám và điều trị chỉnh hình tại khu điều trị thuộc Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược TP.HCM. Tiêu chuẩn chọn mẫu Ông bà, cha mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh. Tuổi từ 16 đến 25 (giai đoạn tuổi xương xác định theo đốt sống cổ từ giai đoạn CS6 trở lên)(3). Không có tiền sử điều trị chỉnh hình răng mặt. Không có dị dạng hàm mặt. Tương quan xương hàm và răng hạng I. Mức độ chen chúc, thiếu chỗ: ≤4mm Nét mặt nhìn nghiêng chấp nhận được (môi trên: -0,9 ± 1,63 mm và môi dưới: 0,83 ± 1,56 mm so với đường thẩm mỹ E khi đánh giá qua phim sọ nghiêng)(2). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả và phân tích Phương pháp đo đạc trên phim Kỹ thuật chụp phim Các đối tượng nghiên cứu được chụp phim theo mặt phẳng tham chiếu Frankfort. Tất cả các phim và hình được chụp bởi một kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm tại bộ môn tia X, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYDược TP.HCM. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 32 Các phim đạt yêu cầu nghiên cứu được vẽ nét và scan vào máy vi tính Chuẩn hóa hình ảnh đã được scan theo tỉ lệ 1/1 so với bản vẽ nét. Để chuyển đổi từ mặt phẳng Frankfort thành mặt phẳng đầu tự nhiên, áp dụng công thức(5): Na’Sn-mp đầu tự nhiên=0,665×Na’Sn-mp Frankfort – 0,347×Pog’Pn-mp Frankfort+55,488 Xác định các điểm mốc trên mô mềm Điểm Gla’ (Glabella mô mềm): điểm nhô ra nhất của mô mềm trán Điểm Na’ (Nasion mô mềm): điểm sau nhất của mô mềm vùng khớp trán-mũi theo mặt phẳng dọc giữa. Điểm Pr (Pronasale): điểm trước nhất trên đỉnh mũi. Điểm Sn (Subnasale): điểm giao nhau ngay dưới chân mũi và môi trên trên mặt phẳng dọc giữa. Điểm Ls (Labrale superius): điểm nhô trước nhất của đường viền môi trên trên mặt phẳng dọc giữa. Điểm Sto (Stomion): rãnh giữa môi trên và môi dưới. Điểm Li (Labrale inferius): điểm nhô trước nhất của đường viền môi dưới trên mặt phẳng dọc giữa. Điểm Supm (supramentale): rãnh môi cằm. Điểm Pog’ (Pogonion mô mềm): điểm trước nhất của mô mềm vùng cằm trên mặt phẳng dọc giữa. Thiết lập sơ đồ lưới(1,6) Chiều cao tầng mặt trên (Na-ANS) và chiều dài nền sọ trước (Na-S) được dùng để xác định tứ giác “lõi” trong sơ đồ lưới. Na được xem là điểm chuẩn chính trong sơ đồ này: Tứ giác “lõi” gồm: Đường thẳng đứng thứ nhất đi qua Na (đường thẳng này vuông góc với mặt phẳng Frankfort hoặc mặt phẳng ngang thật sự). Đường ngang thứ nhất đi qua Na (đường này vuông góc với đường (1)). Đường ngang thứ hai đi qua ANS và song song với đường (2). Đường thẳng đứng thứ hai song song với đường (1) đi qua S’ (S’ được xác định với khoảng cách NS’=NS). Tứ giác “lõi” có 4 cạnh: cạnh ngang và cạnh đứng được chia thành hai phần bằng nhau. Kích thước của ½ cạnh ngang là a và ½ cạnh đứng là b. Từ tứ giác “lõi”, vẽ một đường thẳng đứng phía trước và một đường thẳng đứng phía sau tứ giác với khoảng cách là a; vẽ một đường ngang phía trên và ba đường ngang phía dưới tứ giác với khoảng cách là b. Như vậy sơ đồ lưới gồm có 5 đường thẳng đứng đánh số từ 1-5 và 7 đường ngang đánh theo thứ tự A, B, C, D, E, F, G, và khối sọ-mặt sẽ được nằm trong một sơ đồ lưới gồm 24 ô hình chữ nhật bằng nhau (hình 1) một hệ thống lưới được phát triển để bao quanh các thành phần của hệ thống sọ mặt và từ đó thiết lập một hệ trục tọa độ theo hai chiều trong không gian . Chọn góc tọa độ là góc trên bên phải của từng ô chữ nhật nhỏ trong sơ đồ lưới (để thuận tiện cho việc đo đạc). Xác định tọa độ các điểm mốc trong hệ trục tọa độ nhỏ này (gồm hai giá trị hoành độ và tung độ) bằng cách chiếu vuông góc lên hai cạnh góc vuông của hình chữ nhật nhỏ. Giá trị điểm mốc được tính theo tỉ lệ các cạnh của hình chữ nhật nhỏ Sử dụng kiểm định Student T-test trong SPSS 16.0 để so sánh giá trị tọa độ và vị trí tỉ lệ của các điểm mốc trên mô mềm giữa nam và nữ. Khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 33 Hình 1. Sơ đồ lưới gồm 24 ô chữ nhật bằng nhau. Điểm Pn có giá trị (X%, Y%) trong hệ trục tọa độ là hai cạnh góc vuông của hình chữ nhật có chứa điểm Pn(4) KẾT QUẢ Kích thước sơ đồ lưới theo trục tọa độ xy Bảng 1. Tọa độ và tỉ lệ trục hoành và trục tung của sơ đồ lưới theo giới Trục Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Chiều ngang lưới (mm) x 33,83 2,08 34,64 2,12 33,24 1,85 0,00 *** Chiều cao lưới (mm) y 27,62 1,72 28,68 1,62 26,84 1,33 0,00 *** Tỉ lệ y/x 0,82 0,05 0,83 0,06 0,81 0,05 0,03 * Trong hình chữ nhật lõi để xây dựng sơ đồ lưới, độ dài trung bình trục hoành (33,88 ± 2,08), trục tung (27,62 ± 1,72), , tuy nhiên có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ người Việt (p<0,001). Tọa độ và tỉ lệ các điểm chuẩn thuộc mô mềm theo trục tọa độ xy của sơ đồ lưới Vị trí từng điểm chuẩn thuộc mô mềm được xác định bằng giá trị tọa độ trung bình (tính theo mm với gốc tọa độ chung) và giá trị tỉ lệ (tính theo tỉ lệ với gốc tọa độ là góc trên phải). Tọa độ các điểm tham chiếu mô mềm thuộc tầng mặt trên không có sự khác biệt có ý nghĩa theo trục hoành giữa nam và nữ người Việt. Tuy nhiên có sự khác biệt rất cóp ý nghĩa thống kê giữa hai giới khi xét trên trục tung của các hình chữ nhật chứa vị trí các điểm này. Bảng 3. Tọa độ và tỉ lệ điểm thuộc tầng mặt giữa theo giới Pronasale Trục Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Tọa độ x 9,12 3,96 8,30 4,71 9,72 3,20 0,03 * y 20,84 2,35 21,54 2,49 20,32 2,10 0,002 ** Tỉ lệ x 0,27 0,11 0,24 0,13 0,29 0,09 0,003 ** y 0,76 0,08 0,75 0,09 0,76 0,07 0,66 - Vị trí đỉnh mũi của mô mềm mặt nhìn nghiêng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ theo trục hoành. Tuy nhiên khi xét trên trục tung, vị trí điểm Pronasale chỉ khác biệt có ý nghĩa về mặt tọa độ giữa hai giới (p<0,01), không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt tỷ lệ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 34 Bảng 4. Tọa độ và tỉ lệ điểm thuộc tầng mặt dưới theo giới Điểm chuẩn Trục Chung Nam Nữ Giá trị p Mức khác biệt TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC Subnasale Tọa độ (mm) x 23,01 4,02 22,81 4,86 23,16 3,29 0,62 - y 3,88 1,66 3,81 1,91 3,93 1,46 0,68 - Tỉ lệ x 0,68 0,1 0,66 0,12 0,7 0,08 0,017 * y 0,14 0,06 0,13 0,07 0,15 0,06 0,23 - Labrale superior Tọa độ (mm) x 19,24 4,11 18,93 4,64 19,47 3,68 0,43 - y 19,05 2,77 19,80 2,93 18,50 2,53 0,005 ** Tỉ lệ x 0,57 0,11 0,54 0,12 0,58 0,10 0,03 * y 0,69 0,10 0,69 0,11 0,69 0,10 0,94 - Stomion Tọa độ (mm) x 26,57 4,23 26,50 4,75 26,63 3,82 0,87 - y 26,95 2,79 27,98 2,81 26,18 2,52 0,000 *** Tỉ lệ x 0,78 0,11 0,76 0,11 0,80 0,10 0,04 * y 0,98 0,11 0,98 0,11 0,98 0,10 0,97 - Labrale inferior Tọa độ (mm) x 23,48 4,28 23,10 4,55 23,76 4,07 0,36 - y 9,24 4,20 9,32 3,85 9,18 4,47 0.84 - Tỉ lệ x 0,69 0,11 0,67 0,11 0,71 0,11 0,01 * y 0,34 0,16 0,33 0,14 0,34 0,17 0,52 - Supramentale Tọa độ (mm) x 30,12 4,42 30,12 4,85 30,12 4,11 1,00 - y 14,63 3,81 14,95 3,82 14,40 3,81 0,39 - Tỉ lệ x 0,89 0,11 0,87 0,12 0,91 0,11 0,05 - y 0,53 0,15 0,53 0,15 0,54 0,15 0,57 - Pogion Tọa độ (mm) x 31,0 4,46 30,85 4,72 31,1 4,29 0,74 - y 0,82 5,03 0,63 5,57 0,95 4,62 0,71 - Tỉ lệ x 0,92 0,12 0,89 0,11 0,94 0,12 0,02 * y 0,03 0,18 0,03 0,20 0,04 0,17 0,70 - Vị trí điểm Subnasale không có sự khác biệt về mặt tọa độ trên trục tung và trục hoành theo giới. Tuy nhiên, khi đánh giá theo tỉ lệ, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,5) theo hoành độ của điểm tham chiếu này. Vị trí điểm tham chiếu Labrale superior và Stomion thuộc môi trên theo giới: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo tọa độ trên trục hoành, nhưng có sư khác biệt có ý nghĩa theo tọa độ trên trục tung (p<0,01). Ngược lại, khi xét về mặt tỉ lệ, cả hai điểm tham chiếu trên đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,5) khi đánh giá theo hoành độ và không có sự khác biệt có ý nghĩa khi đánh giá theo tung độ. Vị trí các điểm tham chiếu trên mô mềm môi dưới gồm Labrale inferior, Supramentale, Pogion. Chỉ duy nhất điểm tham chiếu Supramentale không có sự khác biệt theo giới khi đánh giá theo tọa độ hay tỉ lệ. Hoành độ của điểm Labrale inferior và Pogion không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt tọa độ nhưng khi đánh giá theo tỉ lệ thì hoàn toàn ngược lại. Tung độ của hai điểm tham chiếu này, không có sự khác biệt có ý nghĩa theo tung độ và hoành độ. BÀN LUẬN Kích thước hình chữ nhật nhỏ trong sơ đồ lưới của nam có chiều ngang (trục x) và chiều cao (trục y) đều lớn hơn nữ (p<0,001), hay nói cách khác khối sọ mặt của nam có kích thước lớn hơn nữ cả về chiều cao lẫn chiều trước sau. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trên người Việt cũng như với sự khác biệt về tổng thể khuôn mặt giữa hai giới. Khi xét về tỉ lệ giữa chiều cao (y) và chiều ngang (x) của sơ đồ lưới, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới (p<0,05). Kết quả này đại diện cho mối tương quan giữa chiều cao tầng mặt trên và chiều dài nền sọ trước, hay Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 35 chúng ta có thể lý giải nam có khuôn mặt tuy là dài hơn nhưng nhìn chung lại ít sâu hơn nữ. Kết quả từ bảng 2 cho thấy không có sự khác biệt về hoành độ điểm Glabella (trục x) giữa hai giới cả về giá trị tọa độ lẫn tỉ lệ (p>0,05), nghĩa là độ nhô trán của nam và nữ như nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa lại tìm thấy ở tung độ (trục y) điểm Glabella, trong đó nam cao hơn nữ hay điểm nhô nhất của trán nữ có vị trí cao hơn trán nam (p<0,001). Vị trí điểm Nasion trên trục x, y không khác biệt giữa nam và nữ cả về giá trị tọa độ và tỉ lệ (p>0,05). Do đó, khi xét trên nét mặt nhìn nghiêng thì điểm Nasion được xem là vị trí vững ổn của mô mềm trong sơ đồ lưới. Một điểm khác biệt đáng kể trên mô mềm giữa hai giới là vi trí điểm Pronasale. Giá trị hoành độ của điểm Pronasale ở nữ lớn hơn nam có ý nghĩa thống kê cả về tọa độ và tỉ lệ, hay nói cách khác mũi của nam có khuynh hướng nhô ra trước nhiều hơn nữ (p<0,05). Ngược lại, giá trị tung độ của điểm Pronasale ở nữ lại nhỏ hơn của nam về tọa độ nghĩa là mũi nam dài hơn mũi nữ (p<0,01). Tuy nhiên, khi so sánh giá trị tỉ lệ của tung độ ta thấy khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05), hay nói cách khác mũi chiếm tỉ lệ bằng nhau trên tổng thể khuôn mặt giữa nam và nữ. Như vậy khi đánh giá dựa trên giá tri tọa độ, mũi nam lớn hơn mũi nữ theo chiều cao và chiều trước sau. Điều này không hoàn toàn đúng khi đánh giá dựa trên giá trị tỉ lệ, khác biệt chỉ xảy ra ở chiều trước sau, nghĩa là vị trí đỉnh mũi của nam nhô ra trước nhiều hơn nữ. Nếu đánh giá dựa vào giá trị tọa độ, vị trí điểm Subnasale trên mô mềm không khác biệt giữa hai giới (p>0,05). Tuy nhiên khi xem xét về tỉ lệ, giá trị hoành độ của điểm Subnasale ở nam thấp hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này cho thấy rằng chân mũi của nữ lùi vào sâu hơn nam. Kết hợp với các giá trị điểm Pronasale ở bảng 3, chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng kích thước mũi của nữ nhỏ hơn nam. Khi xét về giá trị tọa độ, hoành độ điểm Labrale superior (Ls) không khác biệt giữa hai giới, nhưng giá trị tung độ của nam lại lớn hơn nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,01), kết quả này cho thấy môi trên của nam dài hơn nữ. Tuy nhiên, khi xét theo giá trị tỉ lệ thì kết quả hoàn toàn ngược lại. Hoành độ điểm Ls của nam thấp hơn nữ có ý nghĩa (p<0,05) phản ánh môi trên của nam nhô ra trước hơn so với nữ, thế nhưng chiều dài môi trên như nhau giữa hai giới khi so sánh với 1/2 chiều cao tầng mặt trên. Tỉ lệ tung độ Ls bằng 0,69 trong lưới chữ nhật, giống nhau ở cả 2 giới, có thể ứng dụng trong việc đánh giá hay thiết lập lại vị trí môi trên cho hài hòa với tổng thể chiều dài khuôn mặt. Giá trị tọa độ của điểm Stomion (Sto) không khác biệt trên trục hoành, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa trên trục tung giữa 2 giới (p<0,001). Điều này chứng tỏ môi trên của nam dài hơn nữ. Tuy nhiên, khi xét theo giá trị tỉ lệ thì kết quả hoàn toàn ngược lại. Môi trên của nam nhô ra trước hơn so với nữ (p<0,05), nhưng chiều dài môi trên có tỉ lệ tương đương nhau ở cả nam và nữ khi so sánh với chiều cao tầng mặt trên. Tỉ lệ 0,98 giống ở cả nam và nữ, kết hợp với tỉ lệ 0,69 của điểm Ls giúp ta có thể kết luận tỉ lệ độ dầy môi trên giữa nam và nữ là như nhau và bằng 0,29 (do điểm Ls và Sto cùng một hệ trục tọa độ). Giá trị tọa độ điểm Labrale inferior (Li) trên hệ trục tọa độ là như nhau giữa nam và nữ (p>0,05). Tuy nhiên xét về mặt giá trị tỉ lệ, chúng tôi tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hoành độ giữa nam và nữ (p<0,05), nghĩa là vị trí môi dưới của nam nhô ra trước nhiều hơn nữ. Kết hợp kết quả tọa độ hai điểm Sto và Li, chúng ta thấy tỉ lệ độ dầy môi dưới của nữ lớn hơn nam nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giá trị tọa độ và tỉ lệ của điểm Supramentale gần như tương đương nhau giữa nam và nữ trong phân tích sơ đồ lưới. Điều này chứng tỏ rằng rãnh môi cằm là vị trí tương đối ổn định trong phân tích tỉ lệ mô mềm nét mặt nhìn nghiêng. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 36 Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị tọa độ giữa nam và nữ tại vị trí Pog’ (p>0,05). Tuy nhiên khi xét về mặt tỉ lệ giá trị hoành độ điểm Pog’ khác biệt ở cả hai giới (p<0,05), hay nói cách khác vị trí nhô ra nhất của cằm ở nam nhô ra trước so với nữ khi xét tổng thể khuôn mặt. Dựa vào kết quả các giá trị tỉ lệ của từng điểm chuẩn thuộc mô mềm, sơ đồ của nam và nữ được thiết lập trên cùng một lưới phân tích. Khi so sánh theo chiều ngang hay chiều trước- sau, nét mặt nhìn nghiêng của nam nhô ra trước hơn so với nữ ở tầng mặt giữa và tầng mặt dưới. Tuy nhiên khi so sánh theo chiều đứng, vị trí các điểm tham chiếu gần như tương đương nhau giữa nam và nữ (ngoại trừ điểm Gla). Như vậy, nét mặt của nam không phải là hình ảnh tịnh tiến tới trước của nét mặt nữ người Việt. Thiết lập sơ đồ lưới chuẩn cho mẫu người Việt (nam và nữ). Hình 2. Sơ đồ lưới chuẩn của người Việt theo giới Mặc dù có sự khác biệt trong việc chọn gốc tọa độ khi đo vị trí các điểm mốc trong sơ đồ lưới (gốc tọa độ là gốc dưới phải của hình chữ nhật lớn), nhưng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc(7) vẫn cho hình ảnh nét mặt nhìn nghiêng của nam và nữ người Việt giống nghiên cứu của chúng tôi. Đây là ưu điểm của nghiên cứu tỉ lệ. Tuy nhiên, với hệ trục tọa độ nhỏ, chúng ta có thể khảo sát chi tiết sự biến thiên của các điểm mốc dễ dàng hơn. KẾT LUẬN Đánh giá mức độ hài hòa của khuôn mặt là đánh giá tổng thể, và luôn cần phải xét mối tương quan giữa các thành phần cấu thành nên khối so-mặt. Qua kết quả phân tích trên sơ đồ lưới, chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa phân tích các số đo và tỉ lệ để đánh giá mức độ hài hòa giữa các thành phần của mô mềm trên khuôn mặt. Vị trí điểm Pr để đánh giá độ nhô và chiều dài của mũi có sự khác biệt khi sử dụng phân tích tỉ lệ và số đo. Tương tự tại các vị trí trên trục X, các điểm Sn, Ls, M, Li, Pog’ các số đo kích thước không có sự khác biệt giữa nam và nữ, tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa ở các số đo tỉ lệ. Ngược lại trên trục Y, vị trí các điểm Ls, M các số đo kích thước có sự khác biệt nhưng các số đo tỉ lệ thì không. Do đó, sử dụng các số đo để đánh giá mức độ hài hòa giữa các thành phần khuôn mặt đôi khi không chính xác. Bằng sơ đồ lưới, chúng ta có thiết lập được mối tương quan tỉ lệ giữa các điểm tham chiếu trên mô mềm. Từ đó giúp cho việc đánh giá mức độ hài hòa của các thành phần khuôn mặt dễ dàng hơn. Qua phân tích sơ đồ lưới trên mô mềm của nhóm người Việt Nam có nét mặt bình thường, ta nhận thấy có sự khác biệt về hình ảnh mô mềm giữa nam và nữ người Việt trên phân tích sơ đồ lưới, hay nói cách khác chúng ta phải sử dụng các lưới chuẩn riêng cho nam và nữ khi đánh giá mức độ hài hòa của khuôn mặt cá thể người Việt qua phim sọ nghiêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ghafari J (1987). “Modified use of the Moorrees mesh diagram analysis”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 91, pp.475-482. 2. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (2000). “Những đặc trưng của khuôn mặt hài hòa qua ảnh chụp và phim sọ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 37 nghiêng: nghiên cứu trên sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM”,Tạp chí Y học TP.HCM, tập 4. 3. Hồ Thị Thùy Trang, Hoàng Tử Hùng (2013). “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18 tuổi”,Tạp chí Y học TP.HCM, tập 17 (2), tr.223-229. 4. Jacobson A (1995). “Radiographic Cephalometry from basics to videoimaging”. By Quintessence Publising Co, Inc, pp.175-215. 5. Lữ Minh Lộc, Ngô Thị Quỳnh Lan (2015). “Khảo sát mối tương quan giữa hai mặt phẳng đầu tự nhiên và Frankfort trong phân tích sơ đồ lưới”. Tạp chí Y học TP.HCM, tập 19 (2), tr.316-324. 6. Moorees CFA, Lebret L (1962). “The mesh diagram and cephalometrics”. The Angle Orthodontics, 32, pp.214-231. 7. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đống Khắc Thẩm (2014). “Phân tích sơ đồ lưới trên người việt nam trưởng thành” Tạp chí Y học TP.HCM, tập 18 (2), tr.14-22. 8. Naini FB, Moss JP, Gill DS (2006). “The enigma of facial beauty: Esthetics, proportions, deformity, and controversy”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 130, pp. 227-82. 9. Peck S, Peck L (1970). “A concept of facial esthetics”, The Angle Orthodontics, 40, pp.284-318. Ngày nhận bài báo: 27/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_chuan_mo_mem_mat_cua_nguoi_viet_trong_phan_tich_so.pdf
Tài liệu liên quan