Đa dạng hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - Đặng Văn Sơn

Tài liệu Đa dạng hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - Đặng Văn Sơn: TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56 51 ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐẠI NINH HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Đặng Văn Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dvsonitb@yahoo.com.vn TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh đã ghi nhận được 98 loài, 74 chi và 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Có 56 loài (chiếm 57,1% tổng số loài) có giá trị sử dụng để làm thuốc, làm thực phẩm, cây cảnh và gia dụng. Dạng sống của thực vật được chia làm 6 nhóm chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Có 6 kiểu thảm thực vật được ghi nhận bao gồm: quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp.), quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đa dạng hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - Đặng Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56 51 ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT VÙNG HẠ LƯU SÔNG ĐẠI NINH HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Đặng Văn Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dvsonitb@yahoo.com.vn TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh đã ghi nhận được 98 loài, 74 chi và 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Có 56 loài (chiếm 57,1% tổng số loài) có giá trị sử dụng để làm thuốc, làm thực phẩm, cây cảnh và gia dụng. Dạng sống của thực vật được chia làm 6 nhóm chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Có 6 kiểu thảm thực vật được ghi nhận bao gồm: quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp.), quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.), quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm, mai dương và quần hợp thực vật trên đất canh tác. Từ khóa: Đa dạng, tài nguyên thực vật, thảm thực vật, Lâm Đồng, Việt Nam. MỞ ĐẦU Vùng hạ lưu sông Đại Ninh thuộc xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là vùng có nền khí hậu đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình năm từ 22-27oC, địa hình dốc và vị trí địa lý tương đối phức tạp, hướng Đông Bắc giáp với huyện Đơn Dương và thành phố Đà Lạt, hướng Tây Nam giáp với huyện Lâm Hà, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng và huyện Bắc Bình, Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận. Hệ thực vật trong vùng chủ yếu là cây bụi ven bờ, cây thân thảo, cây thủy sinh, cây ăn quả và các loại cây hoa màu khác. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát hiện trạng thảm thực vật của các hệ sinh thái trên cạn, thủy vực và nông nghiệp, nhằm góp phần đánh giá nguồn tài nguyên thực vật, giúp địa phương thuận lợi hơn trong việc quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ngoài thực địa Thu mẫu thực địa: Tiến hành điều tra và thu mẫu thực vật tại khu vực nghiên cứu. Mẫu vật thu thập được chụp ảnh và xử lý sơ bộ ngoài thực địa bằng dung dịch alcohol 70-80%, kèm theo lý lịch mẫu. Tất cả các thông tin thu thập ngoài thực địa được ghi chép vào sổ công tác thực địa hằng ngày. Đo ô mẫu: Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu mối tương quan giữa thực vật và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, phương pháp Braun - Blanquet được dùng phổ biến và dễ sử dụng nhất. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và không phức tạp khi thu thập và xử lý số liệu. Phương pháp được sử dụng nhằm xác định một cách có hệ thống các thảm thực vật với đơn vị căn bản các quần hợp thực vật (association) trong khu vực khảo sát. Phương pháp Braun - Blanquet dựa trên thành phần loài có mặt để xác định các quần hợp thực vật. Việc lấy mẫu đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Ô mẫu thực hiện trên nhiều diện tích khảo sát và phân bố một cách ngẫu nhiên; 2. Số lượng ô mẫu có thể thay đổi tùy theo điều kiện khảo sát; 3. Các ô mẫu khảo sát phải tương đối đồng nhất về quần hợp thực vật, các điều kiện môi trường và diện tích. Tuy nhiên, để đơn giản trong việc khảo sát thực địa, chúng tôi chọn ô mẫu với kích thước tương đối cho các kiểu thảm thực vật khác nhau: 1. Đối với thảm cỏ: 1 m  1 m (1 m2); 2. Đối với rừng hỗn giao: 50 m  50 m (2.500 m2); 3. Đối với rừng thuần loại: 100 m  100 m (10.000 m2). Ghi nhận thành phần loài thực vật trong ô khảo sát, đồng thời đánh giá mức độ có mặt của chúng thông qua độ che phủ (coverage) và xã hội tính (sociability). Hai đại lượng này mới chỉ được ước lượng, chưa được tính toán. Độ che phủ: là diện tích che phủ của một loài nào đó trên diện tích ô mẫu và để mô tả Dang Van Son 52 Braun - Blanquet đã phân biệt các cấp độ như bảng 1. Xã hội tính: cho biết sự có mặt của các cá thể trong cùng một ô mẫu và được đánh giá theo 5 cấp độ như bảng 2. Trong phòng thí nghiệm Tất cả các mẫu thu được xử lý, phân tích xác định tên khoa học dựa theo các tài liệu chuyên ngành như: Lecomte (1922) [7], Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [6], Simpson et al. (1995) [9], Chen et al. (2006) [5]... và so mẫu tiêu bản tại Bảo tàng thực vật (VNM), Viện Sinh học nhiệt đới; Phòng tiêu bản thực vật (HN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp (MNHN). Bảng 1. Cấp độ che phủ Cấp độ Độ che phủ 5 76-100 % diện tích che phủ 4 51-75 % diện tích che phủ 3 26-50 % diện tích che phủ 2 6-25 % diện tích che phủ 1 1-5% diện tích che phủ r < 1 % diện tích che phủ + Chiếm diện tích nhỏ, thường chỉ có một đại diện Bảng 2. Cấp độ phân phối của thực vật Cấp độ Dạng phân phối 1 Mọc lẻ tẻ 2 Mọc thành bụi 3 Mọc thành nhóm nhỏ 4 Mọc thành nhóm lớn 5 Mọc thành đám rậm KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đa dạng về thành phần loài Qua kết quả phân tích đã ghi nhận được vùng hạ lưu sông Đại Ninh có 98 loài, 74 chi, 42 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) (bảng 3). Bảng 3. Sự phân bố các taxon trong ngành Ngành thực vật Họ Tỷ lệ Chi Tỷ lệ Loài Tỷ lệ Lycopodiophyta 1 2,4 1 1,4 1 1,0 Equisetophyta 1 2,4 1 1,4 1 1,0 Polypodiophyta 2 4,8 2 2,7 2 2,1 Magnoliophyta 38 90,5 70 94,5 94 95,9 Tổng cộng 42 100 74 100 98 100 Từ kết quả trên, có thể đưa ra một số nhận xét về hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh như sau: hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh có số lượng loài, họ tương đối phong phú, đặc biệt là có 4 ngành trong tổng số 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, chiếm 50% tổng số ngành của hệ thực vật Việt Nam. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có thành phần taxon đa dạng nhất, với 94 loài (chiếm 95,9% tổng số loài), 70 chi (chiếm 94,5 tổng số chi) và 38 họ (chiếm 90,5% tổng số họ) được phân bổ trong 2 lớp. Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 58 loài thuộc TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56 53 46 chi của 30 họ thực vật; lớp Hành (Liliopsida) có 36 loài thuộc 24 chi của 8 họ thực vật. Hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh có 4 loài thực vật khuyết, chiếm 4,1% tổng số loài của hệ thực vật này. Nếu so với một số hệ thực vật khác ở Việt Nam thì thực vật khuyết ở đây có tỷ lệ thấp. Các họ có số lượng loài lớn phải kể đến là họ Hoà thảo (Poaceae) có 15 loài (chiếm 15,3% tổng số loài), họ Cúc (Asteraceae) có 11 loài (chiếm 11,2%), họ Lác (Cyperaceae) có 10 loài (chiếm 10,2%), họ Dâu tằm (Moraceae) có 5 loài (chiếm 5,1%) và Rau răm (Polygonaceae) có 4 loài (chiếm 4,1%). Đa dạng về dạng sống và giá trị sử dụng Theo cách phân chia dạng sống thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2008) [10, 11], tài nguyên thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh được chia làm 6 nhóm dạng sống chính bao gồm: nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Trong đó, cây thân thảo có 55 loài (chiếm 56,1% tổng số loài), cây bụi (bụi/tiểu mộc) có 17 loài (chiếm 17,4%), gỗ lớn có 12 loài (chiếm 12,2%), gỗ nhỏ có 3 loài (chiếm 3,1%), thủy sinh có 4 loài (chiếm 4,1%), dây leo có 7 loài (chiếm 7,1%). Như vậy, thành phần thực vật chiếm ưu thế nhất của hệ thực vật khu vực nghiên cứu là các loài cây thân thảo, chúng tạo thành thảm thực vật có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn, tạo nên sự đa dạng của khu vực nghiên cứu. Trong số 98 loài thực vật được ghi nhận, có 56 loài có công dụng như làm thuốc, thực phẩm, cây cảnh... chiếm 57,1% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu. Trong đó, số loài có công dụng làm thuốc là 37 loài (chiếm 66,1% trong tổng số 56 loài), kế đến là loài làm thực phẩm có 14 loài (chiếm 25,0%), làm cảnh có 3 loài (chiếm 5,3%) và gia dụng có 2 loài (chiếm 3,6%). Các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu Quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp.) Đây là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho vùng ngập nước thường xuyên và vùng chuyển tiếp từ lưu vực lên thèm cao, các loài trong chi Nghễ (Polygonum) chiếm ưu thế trong quần hợp này. Phần lớn là nghể bun (Polygonum persicaria), nghể không lông (Polygonum glabrum), nghể lông (Polygonum pubescens) và nghể láng (Polygonum lanigerum); chúng mọc thành đám, tạo thành từng quần hợp nghể dọc theo dòng nước từ chân đập đến thác Pongour. Bên cạnh còn có nhiều loài cây thân thảo khác mọc xen như: rau mương đứng (Ludwidgia hyssopifolia), rau dừa nước (Ludwidgia adcendens), cỏ ống (Panicum repens), dền gai (Amaranthus spinosus), môn nước (Colocasia esculenta). Quần hợp này có mặt chủ yếu trên những vùng đất ngập và ẩm quanh năm, với tầng bùn khá dày và thành phần dinh dưỡng cao. Đặc biệt phong phú về thành phần loài, gồm những loài có khả năng thích ứng với điều kiện sống ngập và bán ngập theo định kỳ. Mức độ đa dạng loài trong quần hợp rất nhạy cảm với chế độ ẩm của đất. Sự thay đổi độ ẩm sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến các loài thực vật, mà trước tiên là các loài cây thân thảo có kích thước nhỏ sống ở tầng đất mặt. Quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia crassipes) Kiểu thảm này có mặt ở vùng ngập nước quanh năm, phần lớn là những nơi nước đứng, mật độ cá thể dày đặc, có đến 36-40 cá thể trong một ô mẫu (1 m x 1 m). Một số loài thường gặp trong kiểu này là mai dương (Mimosa pigra), cỏ ống (Panicum repens), rau muống nước (Ipomoea hederifolia), môn nước (Colocasia esculenta), nghể láng (Polygonum lanigerum), nghể không lông (Polygonum glabrum), rau mương đứng (Ludwidgia octovalvis). Do đời sống trôi nổi nên lục bình luôn chịu tác động bởi yếu tố môi trường. Mưa, gió cũng có thể làm cho mật độ cá thể trong quần hợp thay đổi. Đặc biệt là vào mùa nước lớn, dòng chảy mạnh cuốn theo những đám lục bình từ nơi này sang nơi khác. Vì vậy, mà quần hợp này hầu như không ổn định về môi trường sống theo thời gian khảo sát. Quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos) Tre gai phân bố ở những nơi thảm thực vật bị tác động mạnh, rừng thường xanh trước đây bị vỡ tán do tác động của con người, tạo điều Dang Van Son 54 kiện cho sự xâm lấn của tre gai. Đây là kiểu thực vật thứ sinh mọc gần như thuần loại ven bờ, đôi khi chúng có mặt ở những vùng đất cao. Các loài thường gặp ở tầng tán trong kiểu này là: tâm nhầy (Centratherum intermedium), núc áo rau (Spilanthes oleracea), quì (Helianthus tuberasus), bìm cạnh (Ipomoea hederifolia), chuối (Musa nana), lục lạc (Crotalaria anagyroides), lạc tiên (Passiflora foetida). Vào mùa khô thảm thực vật này hầu như rụng lá, chỉ còn lại thân cành trơ trụi, tạo điều kiện cho đại diện các loài cây thân thảo phát triển như: họ Hoà thảo (Poaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiacae)... và chúng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trở lại khi bước sang mùa ẩm mưa nhiều. Bên cạnh loài Bambusa bambos tự nhiên, ở đây còn có một số loài trồng phổ biến khác như: tre kiển (Bambusa sp.), tre nước (Bambusa tulda), tre đuôi chồn (Bambusa agrestis). Các loài này được trồng chủ yếu dọc theo hạ lưu cách lưu vực từ 2-6 m về phía bờ, và phổ biến ở những vùng có dân cư sinh sống. Một số loài cây ưa bóng sinh sống ở tầng dưới là: muôi (Melastoma septemnervium), tai tượng (Limnocharis flava), đầu riều (Commelina bengalensis). Quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.) Đây là kiểu thảm gặp hầu hết ở những vùng bán ngập nước và ngập nước, phân bố chủ yếu dọc theo hai ven bờ. Thành phần loài tương đối đơn giản với các loài mọc xen như lục bình (Eichhornia crassipes), dâu tằm (Morus alba), chuối (Musa nana), rau dừa nước (Ludwidgia hyssopifolia), đế (Saccharum spontaneum), me đất (Oxalis corniculata) và mai dương (Mimosa pigra). Quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm và mai dương Kiểu này thường gặp ven bờ, trên nền đất thịt và đất bồi tụ hàng năm. Dâu tằm (Morus alba) và mai dương (Mimosa pigra) chiếm ưu thế trong kiểu thảm này, ngoài ra còn có nhiều loài cây thân thảo, thân gỗ và dây leo khác sinh sống như: phèn đen (Phyllanthus reticulata), lạc tiên (Passiflora foetida), tre đuôi chồn (Bambusa agrestis), tre gai (Bambusa sp.), trâm sẻ (Syzygium cinereum), ngủ sắc (Lantana camera), cà pháo (Solanum incanum), củ rối (Leea manillensis) và côm nước (Elaeocarpus harmandii). Quần xã thực vật trên đất canh tác Bên cạnh các thảm thực vật tự nhiên là các rừng trồng và cây hoa màu, phần lớn là cây lâu năm như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả và các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu đỗ và nhiều loại hoa màu khác. Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số loài thực vật mọc xen như: kim đầu răng nhọn (Blumea oxyodonta), mãnh hoà như chỉ (Leptochloa filiformis), cam thảo nam (Scoparia dulcis), lữ đầu (Hedyotis heynii), rau sam (Portulaca oleracea), lạc tiên (Passiflora foetida), me đất (Oxalis corniculata), lục lạc (Crotalaria anagyroides), chuối (Musa nana), mít (Artocarpus heterophyllus), sung (Ficus racemosa), đầu riều (Commelina bengalensis), bìm cạnh (Ipomoea hederifolia), gòn ta (Bombax albidum), điều nhuộm (Bixa orellana), cỏ cức lợn (Ageratum conyzoides), xoài (Mangifera indica), rau đắng (Glinus oppositifolia), dền gai (Amaranthus spinosus), lục bình (Eichhornia crassipes), bạc đầu (Kyllinga nemoralis) và quì (Helianthus tuberosus). Thảo luận Hệ thực vật vùng hạ lưu sông Đại Ninh đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường, góp phần chống sạt lỡ, duy trì mạch nước ngầm, xử lý ô nhiễm và điều hòa khí hậu. Tuy nhiên, việc ngăn dòng phục vụ dự án thủy điện Đại Ninh ở thượng nguồn làm cho mực nước ở hạ nguồn giảm, cộng thêm nạn khai thác cát dưới lòng sông, đã dẫn đến nhiều sinh cảnh thực vật tự nhiên mất đi, tạo điều kiện cho các loài cây xâm lấn phát triển, đồng thời thiếu nước tưới trong sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là làm mất đi cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch ở thác Pongour. Trong số các loài thực vật ghi nhận ở khu vực nghiên cứu, thì mai dương (Mimosa pigra) là một trong những loài đáng quan tâm nhất. Đây là loài ngoại lai mà hiện nay được xem là loài nguy hiểm cho các hệ sinh thái đất ngập nước. Mai dương (Mimosa pigra) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh ở cả hai mùa khô và ẩm của vùng TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 51-56 55 khí hậu nhiệt đới, phát tán nhanh do hạt có kích thước nhỏ, nhẹ và được bao phủ bởi một lớp vỏ nhiều lông tơ, nên dễ dàng trôi nổi trên mặt nước và phát tán nhờ gió. Loài này hiện nay được xem là loài xâm lấn nguy hiểm nhất ở vùng có nền khí hậu nhiệt đới. Sau khi xâm nhập vào môi trường mới, loài mai dương nhanh chóng mở rộng phạm vi phân bố và dần dần thay thế môi trường sống của tất cả các loài thực vật lân cận khác. KẾT LUẬN Đã ghi nhận được ở vùng hạ lưu sông Đại Ninh có 98 loài, 74 chi, 42 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, có 56 loài có giá trị sử dụng như làm thuốc, thực phẩm, làm rau, làm cảnh và gia dụng, chiếm 57,1% tổng số loài trong toàn hệ. Có 6 nhóm dạng sống chính bao gồm nhóm cây thân thảo, nhóm cây bụi (bụi/tiểu mộc), nhóm cây gỗ lớn, nhóm cây gỗ nhỏ, nhóm thủy sinh và nhóm dây leo. Thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu gồm có: quần hợp thực vật ưu thế nghể (Polygonum spp), quần hợp thực vật ưu thế lục bình (Eichhornia crassipes), quần hợp thực vật ưu thế tre gai (Bambusa bambos), quần hợp thực vật ưu thế cỏ ống (Panicum spp.), quần hợp thực vật ưu thế dâu tằm và mai dương và quần xã thực vật trên đất canh tác. Sự xâm lấn của mai dương (Mimosa pigra) đang có chiều hướng gia tăng, gây tác hại đến môi trường sống của khu hệ động thực vật, làm thay đổi các kiểu thảm và cản trở việc đi lại của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allan J. David, 1995. Stream Ecology structure and function of running waters. 2. Braun-Blanquet J., 1932. Plant sociology: the study of plant communities. New York McGraw-Hill. 3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II: Thực vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 4. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Chen Shou-liang et al., 2006. Flora of China. Vol.22. 6. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3. Nxb. Trẻ, tp Hồ Chí Minh. 7. Lecomte H., 1922. Flore Generale De L’Indo Chine. Paris Masson et Cie’Editeus. 8. Richardson J. L., Vepraslas M. J., 2001. Wetland soils. Genesis, Hydrology, Landscapes and Classification. 9. Simpson David A., Koyama Tetsuo, 1995. Flora of Thailand. Vol.6. Bangkok. 10. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Đa dạng sinh học vườn quốc gia Hoàng Liên. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Dang Van Son 56 FLORAL DIVERSITY OF LOWER SECTION OF THE DAI NINH RIVER IN DUC TRONG DISTRICT, LAM DONG PROVINCE Dang Van Son Institute of Tropical Biology, VAST SUMMARY The survey conducted in the lower section of the Dai Ninh river (Duc Trong district, Lam Dong province) recorded 98 species, 74 genera, and 42 families of vascular plants, for example, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta and Magnoliophyta. Of those, there are 56 species (57.1% of the total) considered as medicinal plants, food, ornamentals, etc. Life forms of the plants are divided into six groups including herbs, shrubs, big trees, small trees, water plants and lianas. These are six habitats in the survey area, each characterized by a dominant type of vegetation: Polygonum spp., Eichhornia crassipes, Bambusa bambos, Panicum spp., Morus alba - Mimosa pigra and farm crops. Key words: Diversity, plant resources, vegetation, Lam Dong, Vietnam. Ngày nhận bài: 21-6-2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1768_5645_1_pb_6588_2180534.pdf
Tài liệu liên quan