Chuyên đề Vấn đề đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO

Tài liệu Chuyên đề Vấn đề đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO: Nội Dung Trang Mục lục Lời nói đầu 1 Chương 1 :Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải 4 1.Các khái niện cơ bản 4 1.1 Khái niệm về vận tải 4 1.2 Đặc điểm về vận tải 5 1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân 6 1.4 Vận chuyển 7 1.5 Đầu tư đổi mới 7 1.6 Một số đơn vị đặc thù của ngành 7 1.7 Phương tiện vận tải ô tô 8 1.8 Lý do cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải 9 1.9 Các chỉ tiêu đánh giá 10 1.10 Các hình thức đổi mới 12 Chương II: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 13 1. Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 13 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 14 2. Những đặc điểm kinh tế dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 16 2.1. Đặc điểm về dịch vụ Logistics 16 2.1.1 . Dịch vụ kho bãi 18 2.1.2 . Dịch vụ phân phối hàng hoá 19 2.1.3 . Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá. 19 2.1.5 Dịch vụ sửa chữa phươ...

docx74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Vấn đề đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội Dung Trang Mục lục Lời nói đầu 1 Chương 1 :Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải 4 1.Các khái niện cơ bản 4 1.1 Khái niệm về vận tải 4 1.2 Đặc điểm về vận tải 5 1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân 6 1.4 Vận chuyển 7 1.5 Đầu tư đổi mới 7 1.6 Một số đơn vị đặc thù của ngành 7 1.7 Phương tiện vận tải ô tô 8 1.8 Lý do cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải 9 1.9 Các chỉ tiêu đánh giá 10 1.10 Các hình thức đổi mới 12 Chương II: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 13 1. Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 13 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 14 2. Những đặc điểm kinh tế dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 16 2.1. Đặc điểm về dịch vụ Logistics 16 2.1.1 . Dịch vụ kho bãi 18 2.1.2 . Dịch vụ phân phối hàng hoá 19 2.1.3 . Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá. 19 2.1.5 Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải, cho thuê vỏ container. 20 2.1.6 Vận tải đa phương thức nội địa 20 2.1.7 Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung quốc, Campuchia. 21 2.1.8 Vận tải hàng công trình hàng siêu trường siêu trọng, hàng nguy hiểm. 21 2.2 Đặc điểm quy trình kí nhận hợp đồng và giao nhận của VINAFCO. 21 2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty VINAFCO. 23 2.4- Đặc điểm về máy móc thiết bị vận tải. 26 2.5- Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh. 30 2.6- Thị trường của công ty. 33 2.7- Đặc điểm cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty VINAFCO. 34 2.8- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty VINAFCO. 36 3. Thực trạng của vấn đề trước và sau khi đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 37 3.1. Thực trạng của vấn đề trước đổi mới của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 37 3.2 Thực trạng của vấn đề sau đổi mới của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 38 3.2.1 Những kết quả đạt được khi thực hiện đổi mới ở công ty. 39 3.2.1.1 Những thành tích đạt được. 39 3.2.1.1.1 Thị trường 39 3.2.1.1.2- Uy tín của công ty được nâng cao 41 3.2.1.1.3- Chỉ tiêu SXKD 42 3.2.1.2 Những tồn tại trong quá trình thực hiện đổi mới. 46 3.2.1.2.1. Tiến độ đổi mới chậm. 46 3.2.1.2.2. Vốn để thực hiện quá trình đổi mới 47 3.2.1.2.3. Chưa tận dụng hết công suất của phương tiên mới. 48 3.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 48 3.3- Các Nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện đổi mới phương tiện vận tải. 50 3.3.1. Nhân tố bên trong 50 3.3.2. Nhân tố bên ngoài 53 4. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong 5- 10 năm tới. 57 4.1. Đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải 57 4.2. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty. 57 4.3. Đẩy nhanh quá trình đổi mới 58 4.4. Duy trì và mở rộng thêm các khách hàng 58 Ch ương III: Giải pháp nâng cao đổi mới phương tiện vận tải 60 1.Tạo nguồn vốn 60 2.Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong công ty 61 3. Đào tạo đội ngũ lái xe. 62 4.Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ 63 5.Cơ sở vật chất hạ tầng tốt 65 Lời kết 67 Tài liệu tham khảo 69 Ý kiến giáo viên hướng dẫn 70 Ý kiến công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 71 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc cải cách và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, năm 2006 chúng ta đã chính thức trở là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO một tổ chức với 150 nền kinh tế thành viên và hiệp định tự do thương mại Việt - Mỹ sắp được thông qua. Trong xu thế hội nhập chung với nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng. Khi đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới chúng ta phải mở cửa nền kinh tế khi đó các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các tập đoàn và các công ty của nước ngoài với những kinh nghiệm quản lý, tiềm lực tài chính sẵn có. Đứng trước những khó khăn trong thời gian tới khi các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường trong nước, doanh nghiệp cần phải chủ động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để làm được điều này bên cạnh việc nâng cao khả năng quản lý, khai thác các nguồn lực sẵn có chúng ta cần đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ phương tiện. Đây là yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi nước ta bước vào nền kinh tế hội nhập chưa được bao lâu các doanh nghiệp trong nước vẫn còn non trẻ công nghệ sản xuất thì cũ kỹ lạc hậu đây là một trong những yếu tố kìm hãm hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng canh tranh của doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung và của công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO nói riêng, được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và cán bộ phòng kinh doanh em đã quyết định chọn đề tài “ Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO” để làm luận cho khoá tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu -Tìm hiểu các phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá, quá trình vận chuyển hàng hoá từ đó thấy được ưu nhược điểm của các loại xe tham gia vận chuyển và rút ra bài học kinh nghiệm. - Đề xuất với lãnh đạo công ty TNHH tiếp vận VINAFCO một số ý kiến về đổi mới phương tiện vận tải để nâng cao khả năng vận chuyển các loại hàng hoá. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi đẩy mạnh quá trình đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO tù năm 2001 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đã vận dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên lý luận kinh tế học Mác- LêNin và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 5. Kết quả nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề gồm có các phần sau - Phần 1: Cơ sở lý luận về đổi mới vận tải - Phần 2: Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty - Phần 3: Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty. 6. Ý nghĩa Về mặt lý luận: Về mặt thực tiễn: Giúp công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, giúp công ty vượt qua những khó khăn trước mắt. Do trình độ bản thân còn hạn chế và do thời gian có hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô và các cấp lãnh đạo của công ty. Em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và các cán bộ phòng kinh doanh của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I Cơ sở lý luận về đổi mới phương tiện vận tải Các khái niệm cơ bản 1.1 - Khái niệm về vận tải Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu dịch chuyển của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển gồm con người và vật phẩm (hàng hoá). Tuy sự di chuyển của con người và hàng hoá trong không gian rất đa dạng và phong phú nhưng không phải mọi dịch chuyển đều là vận tải. Vận tải chỉ bao gồm những dịch chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợi nhuận). Phân loại: có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào tiêu chuẩn lựa chọn. a. Nếu căn cứ vào tính chất của vận tải có thể chia ra thành vận tải nội bộ doanh nghiệp và vận tải công cộng: - Vận tải nội bộ doanh nghiệp là việc vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nhằm di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, con người phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp bằng chính phương tiện của doanh nghiệp đó mà không thu cước hay tính chi phí vận tải. - Vận tải công cộng là việc vận chuyển hành khách, hàng hoá nhằm thu tiền cước. b.Căn cứ vào môi trường sản xuất có thể chia thành: - Vận tải đường biển - Vận tải thuỷ nội địa - Vận tải đuờng sắt - Vận tải hàng không Vận tải ô tô Vận tải đường ống c.Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: - Vận tải hành khách - Vận tải hàng hoá d.Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải: vận tải đơn phương thức, vận tải đa phương thức, vận tải đứt đoạn: - Vận tải đơn phương thức: là việc vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá bằng một phương thức vận tải. - Vận tải đa phương thức: là vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng ít nhất hai phương thức sử dụng một chứng từ và một người chịu trách nhiệm về hàng hoá. - Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển sử dụng từ hai phương thức vận tải trở lên, dùng hai hay nhiều chứng từ và có từ hai người chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận chuyển. 1.2 - Đặc điểm về vận tải - Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất có sự kết hợp của 3 yếu tố : công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển của con người và vật phẩm (hàng hoá) trong không gian. Giá trị của sản phẩm vận tải là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải có một số đặc điểm khác biệt về qúa trình sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ: Môi truờng sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động không cố định như các ngành khác. Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động. Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thái vật chất và khi sản xuất ra được tiêu dùng ngay. Do đó, không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải mà thôi. 1.3 Vai trò, tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân: 1.3.1 - Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. - Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của con người, nó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất, ngành vận tải vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao động phục vụ cho quá trình sản xuất. “Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. sản phẩm chỉ sẵn sàng để tiêu dùng khi nó kết thúc quá trình di chuyển” (C.Mác). Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hoá đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa. 1.3.2 - Tác dụng của ngành vận tải đối với nền kinh tế quốc dân. - Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. - Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hành khách và hàng hoá trong xã hội. - Khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong nước và quốc tế. Mở rộng quan hệ quốc tế. - Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. - Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước. 1.4 - Vận chuyển: Vận chuyển trong vận tải là việc đưa nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và lao động từ nơi này tới nơi khác để sản xuất hoặc cung tiêu. 1.5 - Đầu tư đổi mới Đầu tư đổi mới phương tiện trong công ty bằng mua sắm phương tiện vận tải mới (xe chuyên dùng) : hiệu quả kinh tế cao, thùng xe lớn hơn, lớn động cơ diesel; thanh lý các xe cũ, lạc hậu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế thấp và nâng cấp các đầu xe hiện có. 1.6 Một số đơn vị tính đặc thù ngành: 1.6.1- Khối lượng vận chuyển được tính bằng tấn ( T ) Đơn vị tính các loại hàng hoá như than đá, quặng, hàng đóng thùng, bao cuộn … 1T = 1000kg 1.6.2 - Khối lượng hàng hoá luân chuyển được tính bằng tấn.km ( T/Km ) Đơn vị tính sản lượng vận tải hàng hoá thực tế, bằng tổng Kg hàng hoá nhân với số Km vận chuyển có hàng. 1.6.3 - Tkm L1: Khối lượng hàng hoá thực tế quy về đường loại 1 bằng tổng khối lượng hàng hoá ( T ) vận chuyển nhân với Km quy đổi về đường loại 1 có hàng. 1.7 - Phương tiện vận tải (ô tô) 1.7.1 - Khái niệm. Phương tiện vận tải ô tô là tất cả các xe ô tô dùng để vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách, trừ một số loại xe có công dụng đặc biệt như xe cứu hoả, xe cứu thương... - Do địa hình và địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu ở các tỉnh phía bắc nhiều đồi núi, không thể sử dụng phương thức vận tải nào khác ngoài ôtô. Ôtô của công ty là các loại xe chuyên dùng: xe tải nhẹ, xe tải nặng, xe vận tải chuyển chở các hàng như xe máy, nước giải khát, xe container và xe siêu trường siêu trong dùng để vận tải các máy móc thiết bị cho các nhà máy xí nghiệp 1.7.2 - Ưu nhược điểm vận tải ô tô: - Tính cơ động cao, vận chuyển nhanh. - Trong phạm vi hẹp thì giá thành vận tải thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác. - Vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. - Vốn đầu tư cao, năng suất thấp, chi phí nhiên liệu cho 1 đơn vị vận tải cao, giá thành vận tải trên 1 đơn vị sản phẩm cao. 1.7.3 - Phân loại chất lượng xe: a-Xe loại A: (Chất lượng xe tốt, mới): các tổng thành chưa thay thế, chưa sửa chữa, không hỏng hóc, hoạt động trên mọi tuyến đường, đặc biệt đường đèo dốc, Xe hoạt động dưới 4 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh dưới 15 vạn, chất lượng xe còn trên 70%. b-Xe loại B: (Chất lượng xe trung bình): Các tổng thành đã qua sửa chữa hoặc thay thế, tình trạng kỹ thuật xe đảm bảo, xe đủ điều kiện an toàn để hoạt động bình thường. Xe hoạt động từ 4-8 năm, tổng KmL1 xe lăn bánh từ 15 - 25 vạn Km L1 chất lượng xe còn từ 40 – 70%. c-Xe loại C: (Xe cũ, nát) sử dụng lâu (trên 8 năm), tổng thành hoạt đã thay thế, sửa chữa nhiều lần, xe vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo an toàn nhưg không có khả năng hoạt động ở đường đèo dốc cao. Xe lăn bánh trên 25 vạn KmL1, chất lượng còn từ 20 – 40%. d-Xe xin thanh lý: Xe cũ nát, tổng thành hư hỏng nhưng không phục hồi, sửa chữa được. Xe đã hoạt động trên 10 năm hoặc lăn bánh trên 30 vạn Km L1. Các tổng thành: Cầu, máy, sát si, ca bin hư hỏng không phục hồi được. Xe bị tai nạn, đâm đổ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại trên và căn cứ vào chất lượng xe mà các xe đứng đầu hoặc đứng cuối nhóm chất lượng A, B được xếp vào các loại A1, A2 và B1, B2. 1.8. Lý do và cần đầu tư đổi mới phương tiện vận tải Vào cơ chế thị trường, không còn được nhà nước bao cấp, câu hỏi thường trực đối với các công ty là: Tồn tại hay không tồn tại? và làm thế nào để tồn tại?. Đó cũng là 2 câu hỏi lớn mà Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã và đang tìm câu trả lời. Ban lãnh đạo công ty cho rằng để có chỗ đứng trong thương trường không có gì hơn là phải đổi mới, hiện tại phần lớn số đầu xe đang hoạt động của công ty là cũ, công nghệ lạc hậu mà lợi nhuận của công ty chủ yếu được mang lại từ vận tải nên đầu tư - đổi mới phương tiện là điều cần thiết và bức xúc nhất. Nhờ đổi mới, năng lực vận chuyển của đoàn xe sẽ tăng lên, khối lượng hàng hoá một lần luân chuyển sẽ nhiều hơn, phương tiện hoạt động tốt hơn và xe an toàn hơn. Từ đó, sẽ giảm được chi phí vận tải, hạ giá thành vận tải nâng cao vị thế của công ty trên thương trường và trong ngành. 1.9. Các chỉ tiêu đánh giá: 1.9.1. Hệ số ngày xe vận doanh: Trong các doanh nghiệp vận tải ô tô, do trình độ tổ chức hoặc một số nguyên nhân khách quan mà một số xe tốt vẫn không hoạt động được nên để đánh giá mức độ sử dụng xe trong trường hợp này người ta sử dụng hệ số ngày xe vận doanh αvd. ∑ADvd αvd = ∑ADc ADvd : là ngày xe làm việc ADc : là ngày xe có trong kỳ - Ở mức độ cao hơn còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc αv ∑AD × Tv αv = ∑AD× TH Tv: giờ xe thực tế làm việc trên đ ường trong ngày. TH : giờ xe làm việc trong ngày theo kế hoạch. 1.9.2. Hệ số ngày xe tốt: Phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kĩ thuật vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kĩ thuật của phương tiện. ∑ADT ∑ADC - ∑ADBDSC α¯ = = ∑ADC ∑ADC Trong đó ∑ADc: Tổng số ngày xe có của doanh nghiệp. ∑ADT : Tổng số ngày xe tốt của doanh nghiệp. ∑ADBDSC: Tổng số ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa các cấp. 1.9.3. Năng suất phương tiện: là số lượng sản phẩm vận tải được tạo ra trong một đơn vị thời gian: đơn vị thời gian đó là giờ, ngày, tháng, quý, năm. - Năng suất giờ: sau mỗi chuyến đi phương tiện hoàn thành một quá trình sản xuất vận tải, sản phẩm mà nó làm ra trong chuyến. Qc = q ×γT ( Tấn ); Pc = q× γT× Lch( TKm ) Trong đó: q : trọng tải của xe γT : Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh Lch : Quãng đường xe chạy có hàng - Năng suất ngày: Một phương tiện hoạt động trong thời gian TH giờ thì năng xuất được tính như sau: WQng = WQg×TH ( T/ ngày) WQng = WQg×TH ( TKm/ ngày) - Năng suất tháng: Năng suất tháng của xe được xác định: WQth = WQng ×30×αvd ( T/ tháng ) WQth = WQng ×30×αvd ( TKm/ tháng ) - Năng suất năm: Năng suất năm của xe được xác định: WQn = WQth ×12 ( T / Năm ) WQn = WQth ×12 ( TKm/ Năm ) 1.10. Các hình tức đổi mới 1.10.1. Đổi mới từ từ Đổi mới từ từ là hình thức đổi mới vừa mua sắm phương tiện mới vừa sửa chữa các phương tiện vận chuyển đã cũ để đưa và sử dụng. Khi đổi mới từ từ các nhà quản lý cần xem xét đến hiệu quả kinh tế của việc đổi mới - Đổi mới từ từ thì số tiền công ty bỏ ra đẻ mua sắm ít hơn đặc biệt nếu là nguồn vốn vay để mua sắm vay từ ngân hang ít hơn và lãi suất cũng ít hơn nhưng khả năng chuyên chở của các phương tiện đã cũ không thể bằng các phương tiện mới và lượng nhiên liệu tiêu hao trên cùng một quãng đường cũng nhiều hơn. 1.10. 2. Đổi mới toàn bộ Đổi mới toàn bộ là hình thức đổi mới loại bỏ tất cả các phương tiện đã cũ thời gian sử dụng dài không còn đem lại hiệu quả về kinh tế để thay thế bằng các phương tiện mới có hiệu quả kinh tế hơn. - Nếu công ty loại bỏ tất cả các phương tiện đã cũ và thay bằng phương tiện mới thì số tiền công ty bỏ ra để mua phương tiện sẽ lớn hơn nhiều. Khả năng vận chuyển của các phương tiện mới là tốt hơn các phương tiện cũ và lượng nhiên liệu cũng ít hơn nhưng nếu là số tiền vay nhiều từ các ngân hang thì lãi suất sẽ rẩt lớn. Do vậy các nhà quản lý trong công ty cần phải tính toán hết sức hợp lý để đưa ra quyết định xem đổi mới theo hình thức nào là hợp lý nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Chương I được tóm tắt từ : Giáo trình tổ chức và quản lý vận tải ô tô của THS Trần Thị Lan Hương và THS Nguyễn Thị Hồng Mai, ĐHGTVT, nhà xuất bản giao thông vận tải Hà Nội - 2006 CHƯƠNG II Thực trạng của vấn đề đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 1 - Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận vinafco “ Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO. Tên tiếng Anh: VINAFCO Logistics Co ., Ltd. Tên viết tắt: VINAFCO. Địa chỉ công ty VINAFCO: Số 33C - Đường Cát Linh - Quận Đống Đa - Hà Nội. Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Nghành nghề kinh doanh: Chuyên vận tải các loại hàng hoá bằng đường bộ cho các nhà máy,xí nghiệp từ nơi sản xuất đến các trung tâm phân phối, các đại lý, người tiêu dùng . . .và kinh doanh kho bãi. Điện thoại: ( 84- 4 ) 7365422. Fax: ( 84 - 4 ) 7365975. Website: www.vlc.com.vn. Email: vinafco.logistics@.com.vn Tài khoản ngân hàng: 1401201001520 tại ngân hàng NN&PTNT Láng Hạ- chi nhánh Bách Khoa Mã số thuế: 0100108504-007 Số đăng kí kinh doanh: 0104000098 do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 22/ 7/2004. Diện tích tổng thể của công ty :29.500m2 1-Tổng quan về công ty được tóm tắt trong phần giới thiệu về công ty TNHH tiếp vận VINAFCO trên trang Website WWW.vlc.com.vn Diện tích nhà kho:16.500m2 Diện tích văn phòng:1.500m2”1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty VINAFCO “ Ngày 16/12/1987 bộ trưởng bộ giao thông vận tải kí quyết định số 2339AQĐ/TCCB thành lập công ty dịch vụ vận tải trung ương trực thuộc bộ giao thông vận tải. Năm 2001 thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của đảng công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương đã có tờ trình báo cáo với bộ giao thông vận tải xin được tiến hành cổ phần hoá và được bộ giao thông vận tải chấp nhận. Sau khi cổ phần hoá công ty đã chuyển sang hình thức là công ty mẹ công ty con. Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương có 5 thành viên bao gồm: công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, nhà máy thép VINAFCO, xí nghiệp vận tải biển VINAFCO, trung tâm thương mại và vận tải quốc tế và công ty TNHH DRACO liên doanh giữa công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương và tập đoàn SUMITOMO của Nhật Bản. Từ khi chuyển thành công ty cổ phần với hình thức công ty mẹ, công ty con công ty TNHH tiếp vận VINAFCO được giữ nguyên trạng. Với cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều thiếu thốn như: Diện tích ban đầu của công ty chỉ vào khoảng 6000 m2 tại khu 4 cảng Hà Nội mới chỉ có một nhà kho với diện tích là 3000m2, xe vận tải chỉ vào khoảng 10 chiếc đa phần là cũ và có trọng tải nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên chỉ vào khoảng 40 người .Những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả hoạt đông kinh doanh của công ty. Để đáp ứng yêu cầu mở rộng phát triển công ty và khả năng kinh doanh của công ty đến đầu năm 2001 được biết uỷ ban nhân tỉnh Bắc Ninh xây dựng khu công nghiệp Tiên Sơn và thu hút nhiều doanh nghiệp vào đầu tư tại đây. Công ty đã nhanh chóng tham gia xây dựng Trung tâm tiếp vận tại đây.Công ty đã thuê được 20.000 m2 đất trong vòng 50 năm, lần lượt tháng 2 và tháng 7 công ty đã khánh thành 2 kho mỗi kho có diện tích là 6000m2 và xây dựng một văn phòng làm việc tại Tiên Sơn .Với sự năng động và nỗ lực của ban lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của bạn bè trong và ngoài nước.Đặc biệt là sự giúp đỡ của chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành vận tải công ty đã tạo dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm. Công ty cũng đã mua những chiếc xe có trọng tải lớn và mua thêm xe nâng, cẩu nhằm nâng cao khả năng vận tải. Nhờ đó mà kết quả kinh doanh năm 2002 của công ty đã đạt được kết quả khá tốt,doanh thu của công ty năm 2002 cao hơn 2 lần so với năm 2000 đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,4 tỷ đồng,thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 1.632.000 nghìn đồng / tháng, giải quyết thêm 50 việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong giai đoạn này công ty cũng gặp không ít khó khăn phương tiện vận tải mặc dù đã được mua thêm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, trụ sở của công ty đặt tại Cảng Hà Nội không tiện cho việc giao dịch với các đối tác. Do vậy đến năm 2002 công ty đã chuyển văn phòng làm việc về 33 C - Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội để tiện giao dịch với các đối tác, công ty cũng đã kí được hợp đồng thuê thêm 1500m2 tại 36 đường Phạm Hùng và 7000m2 ở cửa khẩu Tân Thanh để làm kho chứa hàng Công ty cũng đã đầu tư mua thêm các phương tiện vận tải như: - Đầu tư mua thêm xe vận tải mới - Cần cẩu xếp dỡ - Xe nâng hạ - Một số xe tải nhỏ làm nhiệm vụ tiếp vận Với Mức tổng đầu tư gần 14 tỷ đồng ngoài ra công ty cũng đã mở văn phòng làm dịch vụ khai quan ngay tại kho chứa nằm trên đường Bạch Đằng và mở thêm các đại diện tại Sài Gòn và Hải Phòng. Nhờ có sự đầu tư trên mà Kết quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng: Doanh thu năm 2004 là trên 57 tỷ đồng và năm 2005 đạt trên 62 tỷ đồng, tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng không ngừng được cải thiện năm 2004 đạt 1.715.000đ/ tháng, năm 2005 đạt 2.150.000đ/tháng và nộp ngân sách nhà nước năm 2004 khoảng 10 tỷ năm 2005 là hơn12 tỷ. Năm 2005 trở thành một năm đáng nhớ của công ty bên cạnh những thành tích xuất sắc đã đạt được,một niềm vui lớn và đầy bất ngờ đã đến với công ty.Công ty VINAFCO đã được thứ trưởng bộ giao thông vận tải về thăm trao cờ và bằng khen nhờ những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian qua. Đây là điều khích lệ rất lớn để công ty VINAFCO phấn đấu đạt được những thành tích tốt hơn nữa trong thời gian tới. Và đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của công ty cả mặt quy mô và chứ năng. Quy mô thuộc loại quy mô vừa và chức năng chính là dịch vụ, vận tải, kho bãi.”2 2- Những đặc điểm kinh tế dịch vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO(VINAFCO) 2.1- Đặc điểm về dịch vụ Logistics 2- Quá trình hình thành và phát triển được tóm tắt từ phần 2.2 trang 65,66 quá trình phát triển của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ khi công ty được hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con trong cuốn lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung ương ( 1987- 2005). Bảng 1: Danh mục dịch vụ Logistics của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO STT Dịch vụ Logistics 1 Kho bãi 2 Phân phối hàng hoá 3 Thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá 4 Cung ứng nguyên nhiên vật liệu 5 Sửa chữa phương tiện vận tải, cho thuê vỏ container 6 Vận tải đa phương thức nội địa 7 Vận tải quốc tế,vận tải quá cảnh Lào,Trung quốc,Campuchia 8 Vận tải hàng công trình,hàng siêu trường, siêu trong hàng nguy hiểm ( Danh mục các dịch vụ được lấy trang 1 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO) “ “ Dịch vụ Logistics” của VINAFCO là một chuỗi các hoạt động liên tục, được thực hiện một cách chuyên nghiệp, khoa học và có hệ thống nhằm chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và những thông tin có liên quan trong quá trình sản xuất,lưu thông và phân phối hàng hoá. Với hệ thống các trung tâm tiếp vận tại Hà Nội,Bắc Ninh có hàng chục ngàn m2 kho bãi hiện đại cùng các dịch vụ lưu trữ ,bảo quản, bốc xếp, vận tải, phân phối, kết hợp với các , mạng lưới đại diện, chi nhánh trong và ngoài nước luôn đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí tối thiểu trong dây chuyền cung ứng dịch vụ theo chiều thuận và chiều ngược” 1 1 “Dịch vụ Logistics” Được trích phần 1 trang 2 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 2.1.1 Dịch vụ kho bãi “ Công ty VINAFCO sở hữu một hệ thống kho rộng trên 25.000 m2 và 15.000 m2 bãi tập trung ở trung tâm tiếp vận chính là trung tâm tiếp vận Bạch Đằng và trung tâm tiếp vận Tiên Sơn. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kho hàng, công ty hiện đang cung cấp dịch vụ kho bãi cho khách hàng bao gồm: Cho thuê kho bãi: bao gồm các loại kho hàng thông thường, kho hàng điện máy, kho hàng thực phẩm, kho hoá chất, kho bảo ôn…phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Tư vấn thiết kế, lắp đặt, bố trí kho hàng. Quản lý kho hàng: quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá bằng phần mềm quản lý kho chuyên nghiệp, định vị hàng hoá trong kho, lập các báo cáo xuất nhập tồn về hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng,vệ sinh, khử trùng kho hàng. Đào tạo và chuyển giao nghiệp vụ về tổ chức quản lý và vận hành kho hàng theo phong cách chuyên nghiệp. Xếp dỡ hàng hoá: Xếp dỡ bằng thủ công,xe nâng, cẩu bánh lốp. Hoàn thiện sản phẩm: phân loại đóng gói và dán tem hàng hoá theo yêu cầu khách hàng. Bảo hiểm:bao gồm bảo hiểm kho hàng và bảo hiểm lưu trữ kho hàng. An ninh kho hàng:với lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp phục vụ 24/24 giờ và hệ thống phòng cháy chữa cháy đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Trong thời gian qua công ty đã có những đầu tư xây dựng mới thêm các kho chứa hàng nhưng mới chỉ xây dựng được thêm các kho chứa hàng tại khu công nghiệp Tiên Sơn và ở Lạng Sơn đa phần là để phục vụ cho việc tiếp nhận hàng hoá tại Tiên Sơn và hàng hoá từ Trung Quốc nhập khẩu vào nước ta qua cửa khẩu Tân Thanh, tại một số khu công nghiệp không có hệ thống kho bãi công ty đã phải thuê kho để chứa hàng hoá với giá tương đối cao, nếu hệ thống kho bãi của công ty không được mở rộng thì việc vận chuyển hàng hoá sẽ khó khăn tốn kém dẫn tới một số bạn hàng của công ty đã phải tìm các đối tác khác .Do vậy trong thời gian tới lãnh đạo công ty nên chú trong đầu tư xây dựng thêm các kho chứa hàng mới tại các chi nhánh đại diện của công ty, các khu công nghiệp, khu chế xuất để làm tăng khả năng tiếp nhận và vận chuyển hàng hoá tạo uy tín với các bạn hàng đặc biệt là bạn hàng mới”2. 2.1.2 Dịch vụ phân phối hàng hoá “Là một hoạt động trong chuỗi dịch vụ Logistics đội xe của VINAFCO Logistic với hàng trăm xe tải từ 0,5 tấn đến 2,5 tấn hàng ngày đang vận chuyển hàng trăm tấn hàng hoá từ trung tâm tiếp vận, các nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước và thu gom hàng hoá theo chiều ngược lại đảm bảo tiến độ, chất lượng thông tin trong suốt quá trình phân phối”.3 2.1.3 Dịch vụ thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá “Với các điểm thông quan nội địa nằm tại Bạch Đằng- Hà Nội và Tiên Sơn- Bắc Ninh, VINAFCO Logistics đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khai thuê hải quan, giap nhận quốc tế, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không qua các cửa khẩu nội địa và biên giới trên cả nước”.4 2 Được trích phần 2 trang 4 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 3 Được trích phần 3 trang 5 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 4 Được trích phần 4 trang 5 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO. 2.1.4 Dịch vụ cung ứng nguyên nhiên vật liệu “VINAFCO Logistics hiện đang cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho các nhà máy,các cơ sở sản xuất trong cả nước đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá cả, vị trí và tiến độ giao hàng, đảm bảo dự trữ tối thiểu, hiệu quả tối đa trong sử dụng”.5 2.1.5 Dịch vụ sửa chữa phương tiện vận tải, cho thuê vỏ container “Với đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, trang thiết bị hiện đại VINAFCO Logistics hiện đang cung cấp cho khách hàng - Dịch vụ sơn, sửa chữa, đại tu container 20’ và 40’ hoán cải container mở trên và mở cạnh. - Sửa chữa, đại tu, tân trang ôtô,xe cẩu, xe nâng. - Cho thuê các loại vỏ container 20’và 40’. - Cung cấp nhà văn phòng di động bằng vỏ container với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ thích hợp với các đơn vị thường xuyên di động theo công trường.”6 2.1.6 Vận tải đa phương thức nội địa “Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, hệ thống phương tiện phong phú,công nghệ điều hành hiện đại cùng mạng lưới văn phòng đại diện tại Hải Phòng,TPHCM,Vinh.VINAFCO logistics đang cung ứng dịch vụ vận tải đa phương thức các loại hàng thông thường và hàng đặc biệt từ kho đến kho trong nước bằng việc liên hiệp các phương thức vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và bốc xếp hàng hoá đảm bảo tiến độ”.7 5 Được trích phần 5 trang 6 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 6 Được trích phần 6 trang 6 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếpvận VINAFCO. 2.1.7 Vận tải quốc tế, vận tải quá cảnh Lào, Trung quốc, Campuchia “Là đơn vị có chức năng vận tải quá cảnh sang Lào, Trung quốc, Campuchia, là đại lý của nhiều hãng tàu hãng hàng không ,VINAFCO Logistics có đội xe vận chuyển quá cảnh đa dạng cả về xe thường và xe chở container,đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm thông thuộc mọi tuyến đường, mạng lưới các nhà thầu phụ đặt ở các nước .Công ty hiện đang cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế từ kho đến kho”.8. 2.1.8 Vận tải hàng công trình hàng siêu trường siêu trọng, hàng nguy hiểm “Được trang bị các phương tiện vận tải đặc chủng, phương tiện xếp dỡ chuyên dùng,đội ngũ lái xe giàu kinh nghiệm công ty đã và đang vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng cho nhiều công trình tại Việt Nam, vận chuyển hàng nguy hiểm độc hại được kiểm soát ngặt nghèo theo quy trình chuẩn xác”.9 2.2 Đặc điểm quy trình kí nhận hợp đồng và giao nhận của VINAFCO 2.2.1 Quy trình kí nhận hợp đồng Hai bên gặp nhau và thoả thuận các điều khoản có trong hợp đồng, các điều khoản vận chuyển hàng hoá bao gồm: 2.2.1.1. Loại hàng hoá cần vận chuyển: hàng đóng thùng, bao, gói,cuộn, hàng dễ vỡ hay hàng hoá là chất lỏng,chất nguy hiển độc hại Số lượng, khối lượng, kích cỡ. Hàng được niêm phong, hay kẹp trì. 7 Được trích phần 7 trang 7 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 8 Được trích phần 8 trang 9 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 9 Được trích phần 9 trang 10 trong bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO - Trong quá trình xếp dỡ chủ hàng hay công ty vận tải phải có trách nhiệm gia cố, hàng hoá được bốc xếp bằng thủ công hay cẩu xe nâng. 2.2.1.2. Phương thức vận chuyển - Bằng xe vận tải đường bộ, đường sông, đường biển hay đường hàng không. - Ngày, giờ nhận hàng,ngày giờ trả hàng. - Hàng có nhập trong kho để bảo quản chờ ngày trả hàng không. 2.2.1.3. Giá cước vận chuyển Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá cần vận chuyển,quãng đường vận chuyển, phương thức vận chuyển mà định mức tiêu hao nhiên liệu,chi phí nhân công…mà người ký hợp đồng sẽ đưa ra giá cước vận chuyển. 2.2.1.4. Trong quá trình vận chuyển Nếu khi nhận hàng hay trong quá trình vận chuyển để xảy ra mất mát thiếu hụt so với trong hợp đồng,để xảy ra đổ vỡ thì căn cứ vào hợp đồng các bên đã ký mà bồi thường thiệt hại. 2.2.1.5. Các điều khoản khác 2.2.2 Quy trình giao nhận - Nhân viên giao nhận sẽ được thông báo về địa điểm giao nhận ngày giờ giao nhận, loại hàng hoá, số lượng, quy cách kiểm hàng bằng biên bản giao nhận hàng hoá. - Tại địa điểm nhận hàng nhân viên phải lấy hoá đơn,chứng từ, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận và các giấy tờ liên quan. Nhân viên giao nhận sẽ có nhiệm vụ: + Kiểm đếm: bao, kiện… + Nguyên xe, nguyên trì: con’t… + Qua cân: hàng dời… + Khối lít: hàng dời… + Đo ướm: tầu… - Khi đã làm xong mọi thủ tục để nhập hàng lên xe nhân viên giao nhận sẽ lấy chữ ký của lái xe,về đến địa điểm trả hàng nhân viên giao nhận sẽ phải trả hàng theo đúng những quy định. - Nếu trong quá trình giao nhận có thương vụ thì nhân viên giao nhận phải lập biên bản, chụp ảnh và báo với các bên liên quan để giải quyết. 2.3 Đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty VINAFCO 2.3.1- Đặc điểm về lao động Bảng 2: cơ cấu lao động của công ty VINAFCO (Tính đến ngày 31/12/2005) Lao động Tổng Tăng Giảm So với Năm Trước Trước Nam Nữ Trực Tiếp Tăng Giảm So với Năm Trước Gián Tiếp Tăng Giảm So với Năm Trước Năm 2001 104 85 81,7% 19 18,3% 75 72,1% 29 27,9% Năm 2002 118 14 13,46% 95 80,5% 23 19,5% 81 68,6% 6 8% 37 31,4% 8 27,5% Năm 2003 156 38 32,2% 125 80,12% 31 19.88% 115 73,7% 34 41,97% 41 26,3% 4 10,8% Năm 2004 205 49 31,4% 158 77% 47 33% 159 77,5% 44 38,26% 46 22,5% 5 12,1% Năm 2005 220 15 7,32% 164 74,5% 56 25,5% 165 75% 6 3,77% 55 25% 9 19,6% ( Bảng 2 cơ cấu về lao động (2001- 2005) được lấy từ phòng nhân chính của công ty tiếp vận VINAFCO) Dựa vào số liệu trong bảng cơ cấu lao động từ năm 2001- 2005 tình hình lao động của công ty có đặc điểm: - Số lượng lao động của công ty hàng năm đều tăng,tăng nhiều nhất là năm 2004 tăng 49 người( 31,4%) so với năm 2003, năm 2003 tăng 38 người(32,2%) so với năm 2002. Việc tăng này xuất phát từ: + Nhu cầu lao động của công ty năm 2003 công ty khánh thành các kho chứa hàng và chính thức đi vào hoạt động ở tiên sơn, kho chứa hàng ở đường Phạm Hùng, năm 2004 công ty mở thêm văn phòng đại diện tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. + Mở rộng dịch vụ kinh doanh: Công ty mở thêm các tuyến vận tải mới như: Việt- Trung,Việt- Lào, Việt Nam- Campuchia. - Lao động gián tiếp của công ty tăng về mặt số lượng từ năm 2003, tăng nhiều nhất là năm 2003 và 2004 đây là thời kỳ công ty mở rộng quy mô vận tải nhưng lại theo xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng trong kết cấu lao động của công ty. Nguyên nhân là do lượng lao động trực tiếp tăng lớn hơn mức tăng của lao động gián tiếp và chiếm tỷ trong lớn làm giảm tỷ trọng của lao động gián tiếp. Đây là điều kiện giúp cho công ty giảm được chi phí quản lý. -Trong cơ cấu lao động của công ty, lao động nam chiếm nhiều hơn lao động nữ. Nguyên nhân xảy ra cơ cấu như vậy là do tính đặc trưng về lao động của ngành vận tải và đặc điểm của công việc tạo ra. Ví dụ: công việc bốc xếp đòi người lao động phải có sức khoẻ bởi vì hàng vận tải đa phần là hàng nặng công việc phải làm liên tục. - Do đặc thù về công việc.Từ năm 2003 hàng năm công ty phải thuê thêm khoảng từ 35- 40 lao động vì cuối năm công ty thường phải vận chuyển rất nhiều hàng hoá do vậy công ty phải thuê các xe ngoài và lao động bốc để kịp cho thời gian trả hàng. Độ tuổi bình quân của lao động công ty là 34 tuổi Hiện nay trong đội ngũ lao động có 1 tiến sĩ ,12 người sau đại học,35 người có trình độ đại học và 18 người có trình độ trung cấp, cao đẳng. - Tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty được trả theo hệ số sản phẩm. Những đặc điểm trên đang có những tác động trực tiếp tới tình hình kinh doanh của công ty: chẳng hạn như số lượng lao động tăng, làm tăng khả năng khả năng khai thác các mặt hàng vận tải mới,tăng khả năng vận tải làm cho quy mô doanh thu tăng, lợi nhuận tăng, đây chính là nhân tố quan trọng đóng góp vào kết quả kinh doanh rất tốt của công ty trong năm 2003, 2004. 2.3.2- Đặc điểm về tiền lương Bảng số 3: Tiền lương bình quân người lao động công ty VINAFCO. ( Đơn vị tính: đồng / tháng) Năm Tiền lương Bình quân Mức tăng (giảm) Giữa các năm % 2001 1.420.000 2002 1.632.000 212.000 14,9% 2003 1.950.000 318.000 19,48% 2004 2.216.000 266.000 13,64% 2005 2.503.000 287.000 12,95% ( Bảng tiền lương bình quân người lao động được lấy phòng tài chính kế toán từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào bảng số liệu về tình hình tiền lương ta thấy: Tình hình tiền lương của công ty cũng ngày càng được cải thiện từ chỗ năm 2001 bình quân năm chỉ là 1.420.000đồng/ tháng thì đến năm 2005 đã là 2.503.000đồng / tháng, nguyên nhân tiền lương tăng là do khả năng nắm bắt công việc của cán bộ công nhân viên ngày càng tốt hơn, khả năng khai thác các nguồn hàng mới nhiều hơn. 2.4- Đặc điểm về máy móc thiết bị vận tải Bảng số 4: Danh mục máy móc thiết bị vận tải (Tính đến ngày 30 tháng 7 năm 2005) TT Tên TB vân tải kí hiệu Nước SX Năm SX Số lượng ( chiếc) Định mức Lit/ 100km Đặc tính chuyên dụng của xe 1 Xe tải 0,5 tấn đến 1 tấn Huyldai Hàn Quốc 2002 20 6,5- 7 Chở các loại hàng hoá từ kho để phân Phối cho các khách hàng. Đặc điểm khối lượng hàng hoá phù hợp với xe, vận tải gần đa phần là phân phối đi các đại lý, các kho của nhà máy… 2 Xe tải 1,25 tấn đến 2tấn KIA MOTO Hàn Quốc 2003 15 8- 10 chở các loại hàng hoá tuỳ theo yêu cầu của khách hàng về khối lượng hàng hoá Chở đi các trung tâm phân phối, các kho ở các tỉnh lân cận. 3 Xe tải 2tân đến 5 tấn Huyldai Thùng ATSO Hàn Quốc 2003 10 11- 13 Đây là các loại xe dùng để trở hàng nặng đi các trung tâm phân phối ở các tỉnh xa 4 Xe tải 11 tấn Huyldai Thùng trần Hàn Quốc 2002 5 15 Đây là các loại xe dùng để trở các loại hàng dời VD như hàng than đá, nguyên liệu để làm thạch cao, sữa, sơn 5 Xe tải 11tấn Huyldai thùng trở xe máy Hàn Quốc 2002 4 15 Đây là loại xe chuyên dùng để trở xe Máy của các hãng như YAMAHA, HON DA, cũng có thể trở các mặt hàng khác như nước giả khát… 6 Xe trở container KAMAZ Hàn Quốc 2004 7 18 Đây là các loại xe dung để chuyên trở các mặt hàng như Lân Văn Điển,Đạm Phú Mỹ, và trở các mặt hàng quá cảng sang các nước lân cận và trở hàng tiếp vận bằng đường biển … 7 Xe mooc KAMAZ Hàn Quốc 2004 4 18 Đây là loại xe dùng để trở thùng TES trơer các loại chất lỏng như NH3,các chất độc hại… 8 Cẩu ADK Cẩu KC,Cẩu KoMat SU Nhật Bản 2003 5 không rõ Chuyên dùng để cẩu các mặt hàng nặng lên các xe tải,lên tàu… 9 Xe nâng KoMatSu Nhật Bản 2003 8 Không rõ Dùng để nâng hàng, đưa trên banet vào trong kho và từ trong kho lên xe… 10 Xe siêu trường siêu trọng KaMaz Hàn Quốc 2000 3 23 Vận tải các loại hàng hoá nặng như máy móc thiết bị cho các khu công nghiệp , nhà máy… ( Bảng danh mục thiết bị vận tải được lấy từ phòng Điều hành vận tải của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO) Nhận xét: Dựa vào danh mục thiết bị vận tải của công ty ta thấy: Hầu hết thiết bị vận tải của công ty đều được nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản, toàn bộ máy móc đều được sản xuất vào những năm 2000- 2004 cho nên thuộc thế hệ mới có chất lượng tốt, tốn ít nhiên liệu, đây là điều rất quan trọng bởi hiện nay giá nhiên liệu tăng nếu xe vận tải tiết kiệm được nhiên liệu sẽ tiết kiệm được chi phí làm cho giá cước vận tải giảm, nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận thực hiện được mục tiêu đặt ra. 2.4.1. Xe tải 0,5 đến 1 tấn Đây là loại xe tải hạng nhẹ, tốn ít nhiên liệu chỉ dùng để chuyên chở các mặt hàng là các loại sản phẩm dùng cho tiêu dùng, dùng để phân phối các loại hàng hoá từ trung tâm phân phối của công ty đi các đại lý và các cửa hàng. Cùng với sự phát triển của đất nước nhu cầu về vận tải các loại hang hoá như thực phẩm, đồ uống…ngày càng nhiều cũng như điều kiện về đường xá của Việt Nam trong thời gian tới công ty cần mua thêm các loại xe tải nhẹ để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. 2.4.2. Xe tải 1,25 tấn đến 2 tấn Đây là các loại xe tải để chuyên chở hàng hoá từ trung tâm phân phối đi các tỉnh lân cận. Nhìn vào bảng danh mục các loại xe ta thấy công ty mới chỉ có 15 chiếc xe loại này so với các công ty vận tải trong nước và các công ty vận tải có sự liên doanh của các công ty trong nước và nước ngoài như công ty VINALIKE, công ty vận tải ô tô số 8 … thì số lương xe của công ty là rất ít, khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới công ty phải cạnh tranh với các công ty của nước ngoài và các công ty trong nước nếu không có sự đầu tư mua thêm phương tiện mới thì công ty sẽ không khai thác được hết tiềm năng của thị trường nên kế hoạch và mục tiêu đặt ra sẽ khó hoàn thành. 2.4.3. Xe tải 2 tấn đến 5 tấn thùng ATSO Đây là các loại xe dung để chuyên chở các mặt hàng như Rượu bia nước giải khát từ trung tâm phân phối đi các tỉnh thành phía bắc.Trên bảng danh mục các loại xe ta thấy công ty chỉ có 10 chiếc xe loại này trong thời gian qua do nhu cầu về vân tải các loại mặt hang này ngày càng nhiều mà số lượng xe của công ty không đáp ứng được nhu cầu nên công ty đã phải thuê thêm xe vận tải của các công ty tư nhân như công ty vận tải Hải Yến, Phú Phương … để vận chuyển do vậy lợi nhuận của công ty đã giảm đi đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu về vận chuyển trong của thị trường trong thời gian tới công ty cần đầu tư mua thêm từ 5 đến 10 chiếc xe loại này. 2.4.4. Xe tải 11 tấn thùng trần Đây là các loại xe chuyên trở các mặt hàng như than đá, quặng từ các ga của công ty đường sắt đến các công ty như phân lân văn điển và nhà máy nhiệt điện Phả Lại.Với số lượng 5 chiếc trong thời gian qua công ty chỉ chuyên chở được một số lương hang hoá rất ít cho hai công ty trên. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của hai công ty trên cũng như khai thác thêm các khách hang mới trong thời gian tới công ty cần trú trọng đầu tư thêm khoảng 7 chiếc xe nữa. 2.4.5. Xe tải 11 tấn thùng trở xe máy Cùng với sự phát triển của đất nước nhu cầu đi lại bằng các loại phương tiện như xe máy, ô tô của người dân ngày càng nhiều hơn nên trong thời gian qua các công ty của các nước Đông Á đã đầu tư vào các nhà máy sản xuất xe máy rât nhiều, công ty cũng đã tạo được các hợp đồng vận chuyển với các công ty như YAMAHA, SUZUKI, HON DA nhưng do số lượng xe của công ty có hạn không thể chuyên chở được nhiều nên công ty SUZUKI đã phải tìm đối tác khác để vận chuyển.Trong thời gian tới công ty cần đầu tư mua thêm 10 chiếc xe loại này nhằm phục vụ nhu cầu của các khách hang. 2.4.6. Xe container Đây là các loại xe dung để chuyên chở các loại hang hoá theo hướng Bắc Nam nhưng với số lượng 7 chiếc nhưng nhu của các khách hàng ngày càng nhiều do vậy hàng năm công ty vẫn phải thuê của các công ty tư nhân để vận chuyển chính điều đó làm giảm lợi nhuận hang năm của công ty nên trong thời gian tới công ty cần mua thêm xe container để khai thác tuyến vận tải Bắc Nam. 2.4.7 Xe Mooc và Xe siêu trường siêu trọng Nước ta đang trong đà hội nhập và phát triển trong thời gian tới các khu công nghiệp mới sẽ hình thành chính vì vậy công ty cần mua thêm một số xe để phục vụ nhu cầu vận chuyển máy móc thiết bị cho các khu công nghiệp. 2.4.8.Các loại xe nâng và cẩu Trong thời gian tới cùng với sự đầu tư đổi mới các loại phương tiện công ty cần mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc nâng đỡ hàng hoá để vận chuyển tránh tình trạng thiếu các trang thiết bị nâng đỡ hàng hoá phải đi thuê ngoài làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận. 2.5- Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh 2.5.1- Theo nguồn hình thành vốn 2.5.1.1- Vốn chủ sở hữu Bảng số 5: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty VINAFCO ( Đơn vị tính: Đồng) VCSH Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Đầu kì 5,560,453,323 6,268,483,521 7,158,942,463 8,324,154,548 9,987,947,595 Cuối kì 6,268,483,521 7,158,942,463 8,324,154,548 9,987,947,595 12,305,732,098 Mức tăng 708,030,198 890,458,942 1,165,212,085 1,663,793,047 2,317,784,503 Mức giảm % 12,73% 14,2% 16,27% 19,98% 23,2% (Vốn chủ sở hữu được lấy từ trang 2, 3 trong bảng cân đối kế toán của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào số liệu trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng tăng, chính tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và tăng nhiều nhất là vào năm 2004 và 2005. Nguyên nhân tăng là do khi chuyển sang cổ phần hoá công ty đã huy động được vốn từ các cổ đông đóng góp và do nguồn vốn kinh doanh tăng và lợi nhuận để lại cũng tăng theo.Điều nay cho thấy công ty ngày càng có mức tự chủ về vốn trong kinh doanh. 2.5.1.2- Vốn vay Bảng số 6: cơ cấu vốn vay của công ty VINAFCO (Đơn vị tính: đồng) Vốn vay Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Đầu kì 12,784,963,794 12,387,133,423 16,684,532,591 19,428,862,838 21,315,284,716 Cuối kì 12,387,133,423 16,684,532,591 19,428,862,838 21,315,284,716 22,131,638,224 Mức tăng 4,297,399,168 2,744,330,247 1,886,421,878 816,353,508 Mức giảm 397,830,371 % 3,11% 34,69% 16,45% 9,7% 3,8% ( Vốn vay được lấy từ trang 2 bảng cân đôi kế toán của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy vốn vay của công ty đều tăng, tăng nhiều nhất vào các năm 2002, 2003 và 2004 nguyên nhân tăng là do năm 2002 công ty xây thêm các kho mới và mở thêm các trung tâm phân phối ở các tỉnh như Nghệ An, Lạng Sơn, mở thêm các đại diện ở các tỉnh và đầu tư thêm nhiều phương tiện vận tải mới. Còn năm 2001 do mới thành lập nên hoạt động của công ty vẫn ở mức vẫn ở mức quy mô nhỏ cho nên lượng vốn vay cũng đòi hỏi ít hơn. Riêng năm 2005 do công ty đang trú trọng nghiên cứu một số tuyến vận tải bằng đường biển nên lương vốn vay cung ít đi. 2.5.2- Theo công dụng kinh tế của vốn 2.5.2.1- Vốn lưu động Bảng số 7: Cơ cấu vốn lưu động của công ty VINAFCO ( Đơn vị tính: đồng) VLĐ 2001 2002 2003 2004 2005 Đầu kì 7,151,297,554 8,224,153,548 10,058,165,552 12,604,498,642 14,580,216,116 Cuối kì 8,224,153,548 10,058,165,552 12,604,498,642 14,580,216,116 20,075,648,233 Mức tăng 1,072,855,994 1,834,012,004 2,546,333,090 1,975,717,474 5,495,432,117 Mức giảm % 15,0% 22,3% 25,3% 15,67% 37,69% (Vốn lưu động được lấy từ trang 2 bảng cân đối kế toán trong TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động của công ty cũng tăng theo năm sau cao hơn năm trước ,tăng nhiều nhất là vào năm 2005 với mức tăng hơn 5 tỷ chiếm 37,69% so với năm 2004 nguyên nhân tập trung chủ yếu là khách hàng nợ nhiều năm 2005 số tiền phải thu của khách hàng là gần 10 tỷ, hàng hóa tồn kho là hơn 500 triệu, nguyên vật liệu tồn kho là hơn 200 triệu.Điều này chứng tỏ năm 2005 dịch vụ vận tải của công ty nhiều nhưng khách hàng nợ cũng nhiều hơn các năm trước đó. 2.5.2.2- Vốn cố định Bảng số 8: Cơ cấu vốn cố định của công ty VINAFCO ( Đơn vị tính: đồng) Vốn cố định Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Đầu kì 7,114,216,521 14,518,723,488 20,058,342,127 17,542,586,229 20,875,661,458 Cuối kì 14,518,723,488 20,058,342,127 17,542,586,229 20,875,661,458 18,846,025,524 Tăng 7,404,506,967 5,539,618,639 3,333,075,229 Giảm 2,515,755,898 2,029,635,934 % 104% 38,15% 12,54% 19% 9,7% ( Vốn cố định được lấy từ trang 2, 3 bảng cân đối kế toán của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào số liệu trên ta thấy vốn cố định của doanh nghiệp lại giảm trong các năm 2003 và 2005 chủ yếu giảm là do giá trị khấu hao tài sản cố định, trong khi nguyên giá lại không tăng mặt khác các khoản đầu tư tài chính lại không có và chi phí xây dựng cơ bản không có. Nhưng năm 2001,2002 và 2004 lại khác hoàn toàn tổng vốn cố định của công ty lại tăng nguyên nhân tăng là do công ty xây dựng thêm các kho mới mua thêm xe vận tải đã làm cho nguyên giá tài sản cố định tăng, chi phí xây dựng cơ bản tăng từ đó làm cho tổng tài sản cố định tăng dẫn đến nguồn vốn cố định trong năm 2001,2002 và 2004 tăng cao hơn so với năm trước. Điều này rất có lợi cho việc công ty mở rộng thêm quy mô dịch vụ vận tải do đã có đực thêm cá kho chưa hàng mới rông hơn hiện đại hơn phương tiện vận tải nhiều hơn. 2.6- Thị trường của công ty 2.6.1- Thị trường đầu vào Bảng số 9: Bảng thị trường đầu vào của công ty VINAFCO STT Thị trường đầu vào 1 Hàn Quốc( Huyldai,Kia moto…) 2 Nhật Bản( KaMaz, Komatsu…) 3 Công ty Xăng Dầu petrolimex ( Bảng thị trường đầu vào được lấy từ phòng điều hành vận tải của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO) Thị trường đầu vào của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, thị trường trong nước cung cấp xăng, dầu để chạy xe vận tải hàng, thị trường nước ngoài cung cấp xe và phụ tùng thay thế. 2.6.2- Thị trường đầu ra ( Khách hàng chính hiện nay) Bảng số 10: Bảng khách hàng chính hiện nay của công ty VINAFCO STT Khách hàng chính hiện nay 1 Công ty sữa Việt Nam( Vinamill) 2 Công ty phân lân Văn Điển 3 Công ty YAMAHA 4 Công ty HONDA 5 Công ty phân bón Miền Nam 6 Công ty liên doanh kinh nổi VFG 7 Công ty muối Khánh Hoà 8 Công ty hoá chất Vịêt Trì ( Bảng thị trường đầu ra “khách hàng chính hiện nay” được lấy từ phòng kinh doanh của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO) - Nhìn vào bảng khách hàng chính của công ty hiện nay ta thấy khách hàng chủ yếu của công ty là những khách hàng cũ nơi có đặt văn phòng đại diện .Tuy trong những năm gần đây công ty đã khai thác được một số khách hàng mới nhưng phần lớn đều là những khách hàng nhỏ lẻ.Nhìn chung quy mô dịch vụ của công ty vẫn ở mức vừa phải chính điều đó đã chi phối và gây ảnh hưởng tới quá trình và quy mô dịch vụ của công ty trong thời gian vừa qua. 2.7- Đặc điểm cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty VINAFCO Sơ đồ 11: Cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty VINAFCO Bộ phận trực tiếp Bộ phận Phù trợ Công ty TNHH VINAFCO Tổ bốc Xếp Tổ giao nhận Đội xe Lái xe vận tải Lái xe nâng Lái cẩu Bộ phận phục vụ Tổ sửa xe vận tải Tổ kho Tổ sửa containerr ( Sơ đồ cơ cấu dịch vụ đươc lấy từ Bảng danh mục các dịch vụ của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO) Bộ phận trực tiếp. Gồm 2 tổ và đội xe - Tổ bốc xếp có nhiệmvụ xếp dỡ các loại hàng hoá lên xe vận tải hoặc xe nâng, ở nơi nhận hàng hoặc nơi trả hàng, xếp dỡ hàng hoá từ trên xe để nhập vào kho chờ ngày trả hàng hoặc từ kho trung tâm đến lên xe để phân phối đi các nơi khác. - Tổ giao nhận: có nhiệm vụ nhận hàng và trả hàng theo hoá đơn chứng từ kèm theo khi giao nhận nếu xảy ra sự cố mất mát hỏng vỡ…tổ giao nhận sẽ phải báo với các bên liên quan để xem xét quy trách nhiệm và đền bù thiệt hại theo đúng hợp đồng ký kết. - Đội xe bao gồm: 3 đội + Lái xe vận tải: có nhiệm vụ trở hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi trả hàng, đến các trung tâm phân phối và ngược lại từ các trung tâm phân phối đi các điểm trả hàng… + Lái xe nâng có nhiệm vụ nâng và hạ hàng từ các xe vận tải xuống và từ dưới lên các xe tải… + Lái cẩu có nhiệm vụ cẩu các mặt hàng nặng từ xe vận tải, xuống hoặc từ các dưới lên các xe vận tải, tàu hoả để trở đến nơi trả hàng… * Bộ phận phù trợ: Gồm 2 tổ có nhiệm vụ sửa chữa những chiếc xe vận tải bị hỏng trong quá trình vận chuyển và sửa chữa những chiếc container bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. * Bộ phận phục vụ: bao gồm tổ kho, tổ kho có nhiệm vụ kiểm đếm số lượng hàng hoá, loại hàng hoá xuất nhập hàng ngày vào trong kho dựa trên những giấy tờ có liên quan. Dựa trên sơ đồ ta thấy với cơ cấu của công ty là cơ cấu các bộ phận chính , các bộ phận phù trợ, bộ phận phục vụ sản xuất là hợp lý. Những bộ phận này có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc một cách tích cực. 2.8- Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty VINAFCO Sơ đồ 12: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty VINAFCO Phó GĐ phụ trách kinh doanh Phó GĐ phụ trách kho bãi Phòng thông quan XNK Phòng tổng hợp Phòng tài chính kế toán Trung tâm tiếp vận Bạch Đằng Trung tâm tiếp vận Tiên Sơn Phòng vận tải Văn phòng đại diện TP Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện TP Vinh- Nghệ An Văn phòng đại diện TP Hải Phòng Phòng kinh doanh Giám đốc ( Sơ đồ cơ cấu tổ chức được trích từ cuốn sách quá trình hình thành và phát triển của công ty VINAFCO) 3. Thực trạng của vấn đề trước và sau khi đổi mới tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO 3.1. Thực trạng của vấn đề trước đổi mới của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO Trước khi tiến hành cổ phần hoá năm 2001 tiền thân của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO ngày nay chỉ là một Xí nghiệp trực thuộc công ty dịch vụ vận tải trung ương với phần lớn trang thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển đã cũ thời gian sử dụng khá dài, cơ vật chất còn nhiều thiếu thốn, chính điều này đã làm cho khả năng tiếp nhận hàng hoá và vận chuyển hàng hoá của công ty còn có nhiều hạn chế. Với những trang thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển đã cũ khi đưa vào khai thác làm cho chi phí đầu vào tăng cao bởi phương tiện cũ khả năng vận chuyển được ít hàng hoá hơn tốn nhiều nhiên liệu, việc đầu tư cho sửa chữa bảo dưỡng cung tăng từ đó làm cho tổng doanh thu giảm cụ thể tổng doanh thu năm 1999 là trên 18 tỷ năm 2000 là 20 tỷ do tổng doanh thu giảm dẫn tới lợi nhuận giảm, nộp ngân sách giảm và tiền lương của cán bộ công nhân viên cũng giảm. Đây là một trong những khó khăn của công ty vì khi tiền lương của anh chị em cán bộ công nhân viên không được đảm bảo dẫn tới tâm lý không thoải mái, làm việc không hiệu quả và một số anh chị em đã tìm đến chỗ làm mới. Vấn đề cấp bách của công ty dịch vụ vận tải trung ương nói chung và của xí nghiệp nói riêng là phải gấp rút đổi mới trang thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển để tăng khả năng vận chuyển hàng hoá sốc lại tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên. 3.2 Thực trạng của vấn đề sau đổi mới của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO Sau khi tiến hành cổ phần hoá xí nghiệp đã được giữ nguyên trạng và chuyển đổi thành công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, khi tiến hành cổ phần hoá công ty đã có vốn để mua sắm thêm trang thiết bị máy móc và phương tiện vận tải mới. Với những phương tiện vận chuyển mới tốn ít nhiên liệu, vận chuyển được nhiều hơn, bạn hàng cũng tin tưởng vào công ty hơn không những vậy công ty cũng đã khai thác được thêm nhiều bạn hàng mới. Do vậy tổng khối lượng hàng hoá dịch vụ của công ty năm 2002 tăng lên đáng kể. Tổng doanh thu năm 2002 là: 42,815,625,773 Lợi nhuận năm 2002 là: 3,581,147,603 Nộp ngân sách năm 2002 là: 1,392,668,511 Lương bình quân năm 2002 là: 1.632.000 Đơn vị tính: (đồng) Nhìn vào kết quả từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2002 ta thấy vấn đề đổi mới của công ty đã mang lại những kêt quả khả quan. Trong nền kinh tế hội nhập vấn đề đổi mới là một trong những yếu tố then chốt để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, khi gia nhập WTO rât nhiều công ty vận tải lớn của nước ngoài với tiềm lực kinh tế mạnh, có kinh nghiệm và khả năng quản lý hơn chúng ta rất nhiều sẽ nhảy vào khai thác thị trường trong nước, với một tiềm lực kinh tế mạnh họ có thể chịu thua lỗ một thời gian để đẩy các doanh nghiệp trong nước đi đến bờ vực phá sản rồi độc chiếm thị trường. Để có thể tăng sức cạnh tranh không những với các doanh nghiệp nước ngoài mà ngay đối cả doanh nghiệp trong nước thì vấn đề đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải là vô cùng quan trọng bởi nếu đổi mới phương tiện vận tải công ty sẽ giảm được giá cước vận tải, giá cước vận tải có giảm thì mới giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng hàng cũ và khai thác thêm được các khách hàng mới. 3.2.1 Những kết quả đạt được khi thực hiện đổi mới ở công ty 3.2.1.1 Những thành tích đạt được 3.2.1.1.1 Thị trường Bảng số 9: Bảng thị trường đầu vào của công ty VINAFCO STT Thị trường đầu vào 1 Hàn Quốc( Huyldai,Kia moto…) 2 Nhật Bản( KaMaz, Komatsu…) 3 Công ty Xăng Dầu petrolimex - Thị trường đầu vào của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, thị trường trong nước cung cấp xăng, dầu để chạy xe vận tải hàng, thị trường nước ngoài cung cấp xe và phụ tùng thay thế. Trong những năm trước khi công ty chưa cổ phần hoá do nguồn vốn còn hạn hẹp công ty chỉ có thể nhập các phương tiện vận tải từ Trung Quốc và Liên Xô cũ trước đây, khi cổ phần hoá có nguồn vốn công ty đã nhập phương tiện vận chuyển của các hãng nổi tiếng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Các hãng của Nhật Bản và Hàn Quốc chuyên sản xuất các loại xe dành riêng để vận tải với đặc điểm là tốn ít nhiên liệu rễ sử dụng, thời gian khấu hao dài nên tiết kiệm đáng kể được chi phí để bảo dưỡng và sửa chữa. Khi nước ta gia nhập WTO thị trường xe vận tải sẽ sôi động hơn khi đó không chỉ có các hãng nổi tiếng của Nhật Bản và Hàn Quốc mà còn có nhiều hãng xe khác của các nước sẽ thâm nhập thị trường trong nước, đây là cơ hội cho công ty có thể lựa chọn các loại xe tốt nhất để phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty. Thị trường đầu ra ( Khách hàng chính hiện nay) Bảng số 10: Bảng khách hàng chính hiện nay của công ty VINAFCO. STT Khách hàng chính hiện nay 1 Công ty sữa Việt Nam( Vinamill) 2 Công ty phân lân Văn Điển 3 Công ty YAMAHA 4 Công ty HONDA 5 Công ty phân bón Miền Nam 6 Công ty liên doanh kinh nổi VFG 7 Công ty muối Khánh Hoà 8 Công ty hoá chất Vịêt Trì Nhìn vào bảng khách hàng chính của công ty hiện nay ta thấy: Kể từ khi có sự đầu tư đổi mới phương tiện vận tải ngoài các khách hàng cũ thì trong thời gian qua công ty cũng đã hợp tác vận chuyển với một số khách hàng mới như công ty YAMAHA, công ty HONDA và một số công ty khác.Nhưng do số lượng phương tiện vận chuyển của công ty không nhiều đa phần là để phục vụ vận chuyển cho các khách hàng cũ nên khi công ty khai thác được thêm các khách hàng mới do không đủ phương tiện vận tải nên công ty đã phải thuê xe của các công ty tư nhân để vận chuyển nên một số khách hàng lớn đã liên hệ với đối tác khác để vận chuyển hàng, đây là một yêu cầu rất cấp thiết đòi hỏi công ty cầp thiết đòi hỏi công ty phải nhanh chóng đầu tư mua sắm thêm phương tiện mới. 3.2.1.1.2- Uy tín của công ty được nâng cao - Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã tạo được niềm tin với khách hàng cả ở trong nước và các công ty của nước ngoài làm ăn ở trong nước. - Vấn đề đặt ra đối với ban lãnh đạo công ty hiện nay là vừa phải duy trì hợp tác làm ăn với các bạn hàng cũ vừa phải tạo uy tín với các bạn hàng mới, khi số lượng khách hàng tăng lên không những uy tín của công ty được nâng cao mà lượng hàng hoá vận chuyển cũng được nhiều hơn từ đó làm tăng tổng doanh thu, doanh thhu tăng lợi nhuận cũng được nhiều hơn và tiền lương của cán bộ công nhân viên cũng được cải thiện đây là một nhân tố rất quan trọng, nếu tiền lương được nâng cao hơn đời sống của họ được nâng cao sẽ kích thích họ làm việc nhiệt tình hơn có trách nhiệm hơn. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có nhiều phương tiện để vận chuyển do vậy công ty cần đầu tư mua thêm nhiều phương tiện vận tải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các khách hàng và tăng sức canh tranh trên thị trường vận chuyển hàng hoá. 3.2.1.1.3- Chỉ tiêu SXKD 3.2.1.1.3.1- Về doanh thu Bảng số 13: Doanh thu hàng năm của công ty VINAFCO (Đơn vị tính: đồng) Doanh thu Kế hoạch Thực tế Tăng(giảm) TT với KH % TT với KH Tăng( giảm) TT với TT % TT với TT Năm 2001 38,000,000,000 37,252,063,882 -747,936,118 1,97% Năm 2002 40,500,000,000 42,815,625,773 2,315,625,773 5,717% 5,563,561,891 14,9% Năm 2003 45,000,000,000 48,843,502,769 3,843,502,769 8,54% 6,027,877,023 14,07% Năm 2004 51,000,000,000 57,689,298,473 6,689,298,473 13,12% 8,845,795,704 18,1% Năm 2005 59,000,000,000 62,221,693,248, 3,221,693,248 5,46% 4,532,394,775 7,8% ( Bảng doanh thu được lấy từ trang 1 bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào bảng số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong 5 năm từ năm 2001- 2005 như sau: Tình hình thực hiện kế hoạch như sau chỉ có năm 2001 công ty không hoàn thành mức kế hoạch đặt ra nguyên nhân là do công ty đang trong quá trình hoà thành xây dựng các kho chứa hàng ở khu công nghiệp Tiên Sơn và Mỹ Đình. Vì vậy còn có nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh của công ty vì kho bãi chưa hoàn thành công ty phải đi thuê các kho bãi khác để chứa hàng.Mặt khác lúc đó công ty mới bắt đầu cổ phần hoá do đó chưa có nguồn vốn để mua sắm thêm phương tiện vận tải. Những năm sau doanh thu thực tế của công ty đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, doanh thu thực tế của công ty hàng năm không ngừng tăng với tốc độ cao. Đây thực sự là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của công ty thông qua nhiều yếu tố như quy mô dịch vụ ngày càng mở rộng , lao động tăng , đầu tư mua thêm trang thiết bị phương tiện vận tải. Nhờ vậy mà hoạt động của công ty đã rất khả quan doanh số đạt được trong năm 2003 gấp 1,14 lần năm 2002 và 1,3 lần năm 2001 đặc biệt năm 2004 doanh thu đạt được mức rất cao. Đạt được như vậy là do các yếu tố tác động như diện tích kho bãi được mở rộng,đội ngũ lao động và trình độ quản lý điều hành của ban lãnh đạo công ty và một yếu tố vô cùng quan trọng là với những phương tiện vận tải mới thay thế cho các phương tiện vận chuyển đã cũ khối lượng hàng hoá vận chuyển được hàng năm của công ty tăng lên đáng kể, do khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng, với nhưng phương tiện mới chi phí sửa chữa bảo dưỡng cũng ít và tốn ít nhiên liệu hơn so với các phương tiện vận chuyển đã cũ. Như vậy đổi mới phương tiện vận chuyển đã mang lại nhũng kết quả rất khả quan cho công ty và mang lại niềm tin cho cán bộ công nhân viên trong công ty nó là động lực để họ phấn đấu, làm việc chăm chỉ hơn. Với những kết quả đạt được trong những năm qua có thể thấy rằng hoạt động dịch vụ và vận tải của công ty ngày càng đi vào ổn định. 3.2.1.1.3.2- Về lợi nhuận Bảng số 14: Lợi nhuận hàng năm của công ty VINAFCO ( Đơn vị tính: đồng) Năm Lợi nhuận Mức tăng( giảm) giữa các năm % 2001 2,290,198,773 2002 3,581,147,603 1,290,948,830 36,04% 2003 5,262,906,726 1,681,759,123 31,95% 2004 10,021,186,609 4,758,279,883 47,48% 2005 12,549,154,468 2,527,967,859 20,14% ( Bảng lợi nhuận được lấy từ trang 1 bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty như sau: Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm tăng lợi nhuận của công ty là do: doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm…Với kết quả đạt được về doanh số doanh thu và lợi nhuận có thể khẳng định tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua là có hiệu quả. Bởi chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất phả ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của công ty. Khi chưa tiến hành đổi mới lợi nhuận năm 2001 chỉ là 2,290,198,773 nhưng khi công ty tiến hành đổi mới phương tiện vận chuyển lợi nhuận hàng năm của công ty đã tăng lên nhanh chóng năm 2004 cao gấp gần 5 lần năm 2001 và năm 2005 cao gấp gần 6 lần năm 2001. Như vậy đổi mới phương tiện vận chuyển là một trong những yếu tố quyết định mạng lại thành công cho công ty. Trong thời đại ngày nay khi mà máy móc đang dần thay thế con người thì những tiến bộ khoa học đã giúp ích cho con ngừời rất nhiều do vậy việc công ty tìm những máy móc thiết bị hiện đại để thay thế các máy móc thiết bị đã cũ là rất đúng đắn. 3.2.1.1.3.3 - Nộp ngân sách nhà nước Bảng số 15: Nộp ngân sách hàng năm của công ty VINAFCO (Đơn vị tính: đồng) Năm Nộp ngân sách hàng năm Mức tăng( giảm) Giữa các năm % 2001 890,632,855 2002 1,392,668,511 502,035,656 56,36% 2003 2,046,685,949 654,017,438 46,96% 2004 3,897,128,125 1,850,442,176 90,4% 2005 4,880,226,738 983,098,613 25,23% ( Bảng nộp ngân sách nhà nước được lấy từ bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH tiếp vận VINAFCO từ năm 2001 đến năm 2005) - Dựa vào bảng số liệu thấy tình hình nộp ngân sách cho nhà nước của công ty hàng năm tăng việc nộp ngân sách tăng là do: Tình hình kinh doanh của công ty ngày càng tốt hơn: khối lượng hàng hoá chuyên chở ngày càng được nhiều hơn mặt khác các kho tiếp vận của công ty ngày càng được nhiều khách hàng liên hệ để lưu trữ bảo quản hàng hoá chờ ngày xuất hàng, bên cạnh đó các dịch vụ khác của công ty ngày càng được củng cố.Kinh doanh tốt làm tăng lợi nhuận. Nếu lợi nhuận tăng thì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng theo. Vì vậy tình hình đóng góp nghĩa vụ của công ty cao hay thấp là tuỳ thuộc hoàn toàn vào lượng doanh thu cao hay thấp. Kết quả nộp ngân sách nhà nước 2004 và 2005 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra rất tốt. Khi công ty bắt đầu cổ phần hoá năm 2001 do chưa tiến hành đổi mới phương tiện vận chuyển ngay được nên số tiền nộp ngân sách năm 2001 chỉ là 890,632,855 triệu nhưng khi công ty tiến hành đổi mới phương tiện vận chuyển vào đầu năm 2002 ta thấy số tiền nộp ngân sách bắt đầu tăng nên hàng năm và đến năm 2005 số tiền nộp ngân sách cao gấp hơn 5 lần năm 2001. Điều đó chứng tỏ đổi mới phương tiện vận chuyển là một phương châm đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. 3.2.1.1.3.4 - Lương bình quân Bảng số 3: Tiền lương bình quân người lao động công ty VINAFCO ( Đơn vị tính: đồng / tháng) Năm Tiền lương Bình quân Mức tăng (giảm) Giữa các năm % 2001 1.420.000 2002 1.632.000 212.000 14,9% 2003 1.950.000 318.000 19,48% 2004 2.216.000 266.000 13,64% 2005 2.503.000 287.000 12,95% - Khi đổi mới phương tiện vận chuyển do lợi nhuận hàng năm của công ty tăng nên lương bình quân của cán bộ công nhân viên cũng tăng cao hơn cụ thể năm 2001 lương bình quân là 1.420.000 đ đến năm 2002 là 1.632.000 tăng 14.9% năm 2003 tăng cao nhất với mức tăng 19,48% lên 1.950.000 đ và các năm 2004 và 2005 cũng tiếp tục tăng , khi chưa tiến hành đổi mới phương tiện vận chuyển tiền lương của cán bộ công nhân viên thấp, hàng năm không tăng được bao nhiêu các chế độ thưởng cuối năm gần như không có nên đã có một số anh chị em xin sang công ty khác làm một số anh chị em cũng không nhiệt tình làm việc. Khi ban lãnh đạo tiến hành đổi mới phương tiện vận chuyển thì thu nhập của anh chị em cán bộ công nhân viên tăng đã lấy được lòng tin từ họ giúp họ có động lực để phấn đấu làm việc hăng say hơn. 3.2.1.2 Những tồn tại trong quá trình thực hiện đổi mới 3.2.1.2.1. Tiến độ đổi mới chậm - Công ty chuyển sang cổ phần hoá năm 2001 với rất nhiều khó khăn, nhưng với sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, sự giúp đỡ của bộ giao thông vận tải công ty cũng đã tiến hành đổi mới trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển. Nhưng nhìn chung sự đổi mới của công ty là chậm cụ thể công ty chỉ trú trong đầu tư mua thêm các phương tiện tải nhẹ còn những chiếc xe tải nặng nhập và xe container nhập về năm 2000 và năm 2004 với tổng số là 10 chiếc nhưng cho đến nay số lượng xe vận tải nặng và xe container vân không tăng, nhưng chiếc xe tải nặng và xe container là những chiếc xe chuyên trở hang nặng theo tuyến Bắc – Nam nhưng do công ty chưa có đủ lượng xe để vận chuyển nên công ty vẫn phải thuê các công ty tư nhân như: Công ty Hải Yến, Công ty Nam phương … để vận chuyển, điều đó chứng tó sự đổi mới của công ty là chưa đồng bộ, tiến độ đổi mới chậm. - Khi tiến độ đổi mới chậm với số lượng phương tiện vận chuyển ít , cũ kĩ tiêu hao nhiều nhiên liệu nó là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của công ty chính điều đó làm cho các đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng cơ hội để khai thác hết các lợi thế của họ để chiếm lĩnh thị trường của công ty. - Trong nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới và nước ta cũng đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, khi gia nhập WTO các công ty trong nước nói chung và các công ty vận tải nói riêng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty vận tải lớn của nước ngoài. - Ngay từ bây giờ công ty cần phải đẩy mạnh quá trình đổi mới, chỉ có đổi mới phương tiện vận chuyển mới tăng được sức cạnh tranh, tăng doanh thu và giảm được chi phí nếu công ty đổi mới nhưng với tiến độ chậm như hiện nay chắc chắn công ty sẽ bị các công ty ở trong nước và các công ty của nước ngoài bỏ xa. 3.2.1.2.2. Vốn để thực hiện quá trình đổi mới - Vốn của công ty chủ yếu dựa vào sự đóng góp của các cổ đông trong công ty và vốn vay ngân hàng. Khi công ty tiến hành đẩy mạnh quá trình đổi mới do phải mua thêm những chiếc xe vận tải mới và xây dựng thêm các kho chứa hang mới nên công ty cần một số vốn lớn nhưng số vốn huy động được từ các cổ đông không được nhiều do vậy công ty phải vay ngân hàng do phải vay nhiều với lãi suất cao nên hàng năm công ty phải trả tiền lãi nhiều. Do phải trả tiền lãi nhiều nên số tiền lãi hàng năm công ty bỏ ra để mua sắm xây dựng là không nhiều. 3.2.1.2.3. Chưa tận dụng hết công suất của phương tiên mới - Khi phương tiện mới được nhập về đặc biệt là những chiếc xe vận tải nặng và xe container do trình độ đội ngũ lái xe trong công ty vẫn còn hạn chế nên một số chiếc xe mới nhập về không có người lái do vậy công ty lại phải mất một thời gian đưa các lái xe đi đào tạo nâng cao tay nghề. - Do phương tiện mới nhập về công ty không tận dụng được hết công suất nên gây ảnh hưởng rất lớn tình hình kinh doanh sản xuất của công ty, phương tiện mới nhập về không đưa vào khai thác được ngay trong khi đó tiền lãi ngân hang công ty vẫn phải chi trả. Đây là điều mà ban lãnh đạo của công rât quan tâm trong thời gian qua. 3.2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 3.2.1.3.1. Năng lực quản lý của lãnh đạo 3.2.1.3.1.1. Tầm nhìn - Khi gia nhập WTO đây là một sân chơi lớn bao gồm rất nhiều công ty vận tải lớn của nước ngoài sẽ tham gia vào hoạt động vận tải của nước ta đây là một khó khăn rất lớn đòi hỏi những người lãnh đạo của công ty phải có một tầm nhìn bao quát tất cả những thuận lợi và khó khăn trước mắt để có thể đưa ra các quyết sách thật sáng suốt. - Các nhà lãnh đạo của công ty trước đây chỉ chú trọng mở rộng phạm vi kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau do không chú trọng để đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận chuyển nên khi chúng ta phải cạnh tranh với các công ty vận tải lớn của các nước trong WTO với tiềm lực tài chính, khả năng quản lý và các phương tiện vẩn chuyển hiện đại sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 3.2.1.3.1.2 Độ linh hoạt - Do những quyết định chiến lược của công ty bị chi phối bởi nhiều người, nhiều cổ đông nên độ linh hoạt của các nhà lãnh đạo trong công ty cũng bị hạn chế điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đẩy mạnh đổi mới phương tiện vận tải và đây là một trong những nguyên nhân làm cho tiến độ đổi mới chậm. - Công ty chưa chú trọng tới khâu đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho những người lãnh đạo và cán bộ công nhân viên nên đứng trước sự thay đổi to lớn của nền kinh tế độ linh hoạt của các nhà lãnh đạo cũng giảm đi. 3.2.1.3.1.3. Cơ sở hạ tầng - Do nguồn vốn hạn chế công ty mới chỉ xây dựng được các kho bãi ở Hà Nội, Lạng Sơn và Nghệ An còn ở các chi nhánh như Hải Phòng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh công ty vẫn phải thuê kho bãi với một chi phí không nhỏ, với chi phi hàng năm công ty phải bỏ ra để chi trả tiền thuê kho bãi nên nguồn vốn dành để mua sắm phương tiện vận chuyển mới cũng ít đi. Để đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải công ty cần phải tạo được nguồn vốn dành để mua sắm phương tiện mới muốn làm được điều này các nhà lãnh đạo công ty giảm bớt được số tiền chi phí để thuê kho bãi. 3.2.1.3.1.4. Khả năng của công ty Do quy mô của công ty chưa lớn, chưa tạo được niềm tin với các cổ đông nên khi huy động vốn từ các cổ đông bên ngoài rất khó khăn, khi việc huy đông vốn từ các cổ đông gặp khó khăn, số tiền vay ngân hàng cũng hạn chế bới số tiền vay nhiều với lãi suất khá cao, chính điều này làm cho tiềm lực tài chính của công ty bị hạn chế nên cũng ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải. 3.2.1.3.1.5. Đối tác khách hàng - Với số tiền nợ đọng của khách hang nhiều nên số vốn công ty đầu tư vào để đẩy mạnh quá trình đổi mới cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế. - Do không đủ phương tiện vận chuyển công ty phải thuê các công ty tư nhân để vận chuyển nên làm cho giá cước vận chuyển cao hơn nên một số khách hang đã tìm đối tác khác để vận chuyển. 3.3- Các Nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện đổi mới phương tiện vận tải 3.3.1. Nhân tố bên trong 3.3.1.1. Vốn - Với số vốn phụ thuộc chủ yếu vào sự đóng góp của cổ đông trong công ty, nhưng số vốn huy đông từ các cổ đông chưa nhiều lại phải chi phí vào việc sửa chữa máy móc, phương tiện vận chuyển và mở thêm lĩnh vực kinh doanh khai thác thạch cao tại Nghệ An, nên số vốn của công ty dung để mua sắm phương tiện mới là không nhiều điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đẩy mạnh đổi mới phương tiện vận tải. - Vốn vay ngân hàng nhiều với lãi suất cao, hàng năm công ty phải chi trá số tiền lãi nhiều làm cho chi phí cũng tăng theo dẫn tới số tiền lãi cũng giảm theo nên số tiền dành cho đầu tư mua sắm phương tiện mới cũng giảm. 3.3.1.2. Trình độ đội ngũ lao động - Phần lớn đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đều con non trẻ ít kinh nghiệm và một phần năng lực còn hạn chế về chuyên môn nên khả năng nắm bắt công việc, độ linh hoạt chưa cao. - Đội ngũ lái xe phần lớn còn trẻ trình độ chuyên môn chưa cao, một số lái xe mới tuyển dụng chỉ lái được xe có trọng tải nhẹ nên khi công ty mua phương tiện có trọng tải lớn hơn công ty lại phải mất thời gian đưa các lái xe đi đào tạo về chuyên môn. Do không đưa được phương tiện mới mua vào khai thác vận chuyển được ngay điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ tiêu và kế hoạch của công ty đặt ra. - Công nhân sửa chữa cơ khí Chất lượng xe sau sửa chữa, bảo dưỡng phần lớn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm và ý thức của người thợ sửa chữa. Tuy nhiên có một số xe mới, phụ tùng và thiết bị thiếu nên sửa chữa không kịp thời. - Văn phòng của công ty đặt tại 33C- Cát Linh trong khi các kho bãi ở xa nên việc quản lý của các nhà lãnh đạo công ty rất khó khăn trong việc đôn đốc giám sát đội ngũ lao đông làm việc. 3.3.1.3. Trình độ quản lý Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề “ Tính khoa học của quản lý xuất phát từ tính quy luật của các quan hệ quản lý trong quá trình hoạt động của tổ chức bao gồm những quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội…Những quy luật này nếu được các nhà quản lý nhận thức và vận dụng trong quá trình quản lý tổ chức sẽ giúp họ đạt được kết quả mong muốn, ngược lại sẽ gánh chịu hậu quả khôn lường. Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng phong phú, tính muôn hình muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong kinh tế - xã hội và trong quản lý. Không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và cũng không phải mọi quy luật có liên quan đến hoạt động của các tổ chức đều đã được nhận thức thành lý luận. Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản lý tổ chức, suy cho cùng là tác động đến con người với những nhu cầu hết sức đa dạng phong phú, với những toan tính tâm tư tình cảm khó có thể cân, đo, đong đếm được. Những mối quan hệ con người luôn luôn đòi hỏi nhà quản lý phải sử lý khéo léo, linh hoạt, nhu hay cương, cứng hay mềm và khó có thể trả lới một cách chung nhất thế nào là tốt hơn. Tính nghệ thuật của quản lý còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng nhà quản lý, vào cơ may vận rủi v.v… Quản lý là một nghề đặc điểm này được hiểu theo nghĩa có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động quản lý nhưng có thành công hay không, có giỏi nghề hay không lại tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của nghề( học ở đâu, ai dạy cho cách học nghề ra sao chương trình thế nào, người dạy có thực tâm truyền hết nghề hay không, năng khiếu nghề nghiệp, ý trí lam giàu …). Như vậy muốn quản lý có kết quả thì trước tiên nhà quản lý tương lai phải được phát hiện năng lực được đào tạo nghề nghiệp, kiến thức tay nghề, kinh nghiệm một cách chu đáo…” 1 Do vậy trình độ quản lý của các nhà lãnh đạo công ty phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. - Trước đây công ty trực thuộc quản lý của bộ giao thông vận tải khi được tách riêng thành công ty cổ phần thì một số lãnh đạo của công ty được điều từ các phòng ban của bộ giao thông sang do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên khả năng làm việc và trình độ quản lý vẫn còn hạn chế. - Một số lãnh đạo trong công ty chỉ trú trọng tới khâu mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác như khai thác Thạch Cao tại Nghệ An, với số vốn ít công ty lại phải phân bổ sang các khâu khác nên số tiền dành cho việc mua sắm phương tiện vận chuyển là không nhiều. - Mặt khác một số lãnh đạo của công ty vẫn năng về tình cảm khi tiến hành tuyển dụng thường đưa người nhà vào làm việc mặc dù chuyên môn và nghiệp vụ không cao, trong khi đó rất nhiều người với chuyên môn cao và có nghiệp vụ lại không được tuyển dụng. Chính điều đo làm cho công ty không khai thác hết được tiềm năng sẵn có trong mỗi con người. 1 Được trích 6.1,6.2 và 6.3 thuộc phần 6 trang 36,37,38. Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề trong sách giáo trình khoa học quản lý tập 1 của tiến sĩ Đoàn Thị Thu Hà và tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nhà Xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội- 2005. Do vậy trong thời gian tới công ty cần trú trong tới khâu tuyển dụng người sao cho tuyển được những người có chuyên môn cao và có khả năng nắm bắt công việc cũng như khả năng thích nghi với từng thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. - Trong thời gian tới công ty cần trú trọng tới khâu đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý có như vậy mới giúp công ty phát triển nhanh chóng được bởi nếu cán bộ quản lý được đào tạo nâng cao nghiệp vụ sẽ giúp họ đưa ra được các quyết sách các đường lối đúng đắn nhất. Khi nước ta gia nhập WTO sẽ có nhiều thay đổi, công ty không những phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty ở trong nước mà còn phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty rất mạnh từ nước ngoài nên khâu đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên là vô cùng quan trọng bởi có được đào tạo nâng cao nghiệp vụ mới giúp họ nâng cao được khả năng thích nghi cao với từng thay đổi khi chúng ta gia nhập WTO. 3.3.2. Nhân tố bên ngoài 3.3.2.1. Nhu cầu của thị trường về dịch vụ vận tải - Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó thì nhu cầu mua bán trao đổi hang hoá cũng tăng nên nhu cầu về vận tải cũng tăng theo. - Khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới nhu cầu về vận tải sẽ tăng cao, đặc biệt là buôn bán với các nước như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ tăng lên do vậy nhu cầu về vận tải nhiều hơn. Do vậy ngay từ bây giờ công ty cần xác định và nắm rõ mục tiêu trong thời gian tới khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới và đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải là một trong những khâu vô cùng quan trọng. - Khi nhu cầu của thị trường về vận tải ngày một tăng thì công ty cũng cần có thêm những phương tiện mới để chuyên trở hàng hoá. Nếu công ty thực hiện đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận chuyển sẽ có thêm nhiều phương tiện mới được mua về, khi có thêm phương tiện để chuyên trở thì khối lượng hàng hoá vận chuyển hàng năm cũng nhiều hơn, khối lương hang hoá vận chuyển được nhiều làm cho tổng doanh thu tăng và lợi nhuận cũng tăng theo. - Cần đặc biệt quan tâm đến việc để thời điểm, giá cả, chất lượng hàng hoá (Thiết bị kỹ thuật, vật tư, phụ tùng và phương tiện), từ đó chọn thời điểm giá cả thích hợp quyết định, đầu tư và đổi mới, vừa hạ giá thành, hạ chi phí vừa đạt chất lượng như mong muốn 3.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh + Công ty vận tải Biển Đông + Công ty vận tải ôtô số 8 + Công ty vận tải VINALIKE + Tổng công ty vận tải đường sắt Việt Nam Mác viết “ Ngay từ buổi đầu của nền văn minh, sản xuất đã bắt đầu dựa vào sự đối kháng của các tầng lớp, giai tầng giai cấp cuối cùng là dựa trên sự đối kháng của lao động tích luỹ và lao động trực tiếp không có đối kháng thì không có tiến bộ. Quy luật mà nền văn minh phải phục tùng từ trước cho đến nay. Cho đến thời đại ngày nay lực lượng sản xuất phát triển được là nhờ chế độ đối kháng giai cấp ấy.”2 2 Được trích phần 4 trang 158 triết học Mác- Lênin tập 1 của nhà xuất bản chính trị quốc gia. Đối thủ cạnh tranh tạo ra cho các công ty trên cả nước nói chung cà công ty TNHH tiếp vận VINAFCO nói riêng động lực để phát triển nhưng nếu không biết tạo động lực cho mình thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển. - Đối thủ cạnh tranh của công ty hiện nay đều là những công ty vận tải liên hợp lớn, với nhiều phương tiện vận tải hiện đại. Đứng trước những đối thủ cạnh tranh lớn có tiềm lực về tài chính nếu công ty không trú trọng đổi mới phương tiện vận chuyển thì chắc chắn sẽ bị họ thu hút hết lượng khách hang. - Nếu không đẩy mạnh quá trình đổi mới, chỉ một đến hai năm nữa với những phương tiện vận tải cũ tiêu hao nhiều nhiên liệu, khi lượng nhiên liệu tiêu hao nhiều, giá cước vận tải của công ty cao hơn so với các đối thủ như vậy khách hàng sẽ tìm đến các công ty khác để vận chuyển. Đây là vấn đề mà ban lãnh đạo công ty rất quan tâm và đưa ra thảo luận tại đại hội cổ đông vào ngay 12-10-2006 vừa qua. - Khi chúng ta gia nhập WTO không những công ty phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty vận tải ở trong nước mà phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty vận tải của nước ngoài, do vậy ngay từ lúc nay ban lãnh đạo công ty cần xác định rõ muc tiêu và phương hướng cho công ty trong thời gian tới. - Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải nhằm mục tiêu: + Tăng khả năng vận chuyển hàng hoá của công ty + Thay thế các phương tiện cũ nhằm giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và giảm chi phí đầu vào ( xăng dầu) + Tăng sức cạnh tranh với các công ty vận tải khác. + Tạo uy tín với các khách hàng cũ và các khách hàng mới. 3.3.2.3. Môi trường pháp lý “Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu và quan trọng mà nhà nước sử dụng để thể hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của mình. Trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế quốc dân chính sách là bộ phận năng động nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước”3 “ Chính sách thuế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đồi sang nền kinh tế thị trường và trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước hiện nay”.4 - Trong những năm gần đây do chính phủ đánh thuế mặt hàng xe ô tô nói chung và xe vận tải nói riêng nhập về khá cao nên công ty phải nhập xe vận tải với giá thành rất cao. Do giá xe vận tải nhập về cao làm cho số tiền công ty bỏ ra để mua phương tiện vận chuyển là rất lớn. - Với số tiền lớn dùng để mua phương tiện mới công ty phải vay ngân hàng do vậy hàng năm công ty vẫn phải trả lãi suất cho ngân hang với số tiền nhiều do vậy ảnh hưởng rât nhiều đến tổng lợi nhuận hang năm của công ty. - Khi công ty phải tập trung số vốn để mua phương tiện mới thì số tiền dành để xây dựng các kho bãi là không có do vậy hàng năm công ty vẫn phải bỏ một số tiền lớn để thuê các kho lưu trữ hàng hoá. - Do nước ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài nên nguồn cung cấp xăng dầu của nước ta phụ thuộc rất nhiều vào các nước cung cấp xăng dầu trên thế giới nên khi giá xăng dầu thế giới tăng, chính phủ phải điều chỉnh giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Giá xăng dầu tăng làm cho chi phí đầu vào tăng làm cho giá cước vận tải tăng. 3 Được trích ghép trong phần (c) công cụ chính sách trang 168,169 trong giáo trình Quản Lý Học Kinh tế Quốc Dân tập 1 của GS- TS Đỗ Hoàng Toàn và TS Mai Văn Bưu nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội – 2001 4 Được trích trong phần 3 chính sách thuế trang 427 trong giáo trình Quản Lý Học Kinh Tế Quốc Dân tập 2 của GS- TS Đỗ Hoàng Toàn và TS Mai Văn Bưu nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Hà Nội – 2002. 4. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong 5- 10 năm tới. 4.1. Đào tạo nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải - Khi gia nhâp tổ chức thương mại thế giới WTO công ty phải cạnh tranh với các công ty vận tải nước ngoài nên ngay từ bây giờ công ty đào tạo và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bởi về tài chính và khả năng quản lý cũng như kinh nghiệm của họ là rất cao công ty không thể cạnh tranh với họ được. - Trong thời gian tới công ty tiến hành làm thêm dịch vụ đóng gói các loại bao bì sản phẩm tại kho lưu trữ hàng hoá của công ty nhằm hoàn thiện và mở rộng thêm dịch vụ. - Củng cố thêm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải nội địa và vận tải quá cảnh Lào, Campuchia, Trung Quốc. - Thành lập trung tâm phân phối tại huyện Thanh Trì – Hà Nội nhằm tạo ra hệ thống kho bãi hỗ trợ cùng cụm kho tại Tiên Sơn- Bắc Ninh và cảng Hà Nội. - Hoàn thiện thêm hệ thống kho bãi tại khu công nghiệp Tiên Sơn và xây thêm kho chứa hang mới tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty. “Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý kinh tế là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ công chức trong việc đóng góp vào hoạt động của cơ quan Nhà nước. Mục đích của công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý kinh tế nhằm chủ yếu cung cấp cho họ kiến thức và kĩ năng cụ thể hoặc giúp họ bù đắp những thiếu hụt trong qúa trình thực hiện công vụ”1. 1 Được trích phần 1 trong mục V đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý kinh tế, trang 160 giáo trình Quản Lý Học Kinh Tế Quốc Dân tập 2 của GS- TS Đỗ Hoàng Toàn và TS Mai Văn Bưu nhà xuất bản khoa học kĩ thuật- 2002. - Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên là một trong những khâu vô cùng quan trọng, với một đội ngũ lãnh đạo năng động một đội ngũ công nhân viên lành nghề sẽ giúp cho công ty có những bước tiến vững chắc. - Trong thời gian tới công ty sẽ tạo điều kiện để cán bộ và nhân viên đi học lớp nâng cao nghiệp vụ trong lĩnh vực vận tải và đưa các lái xe đi đào tạo nâng cao tay nghề. - Về nhân sự: Tăng cường nhân sự cho các bộ phận chủ chốt như marketing, nhân viên làm thủ tục hải quan, nhân viên điều hành… - Về tổ chức: Thành lập phòng thông tin- Kế hoạch - Thị trường nhằm khai thác triệt để trang WEB, quản lý tập trung kế hoạch, khai thác chiến lược đầu tư… 4.3. Đẩy nhanh quá trình đổi mới - Để tăng sức cạnh tranh và giữ uy tín với các khách hàng cũng như để khai thác thêm các khách hàng mới trong thời gian tới công ty sẽ mua thêm: + 20 xe có tải trọng từ 0,5 tấn đến 10 tấn nhằm tăng năng lực phân phối hàng hoá. + 15 Xe container để khai thác tuyến vận chuyển Bắc- Nam. + 4 cần cẩu có trọng tải 40 tấn nhằm tăng khả năng bốc xếp hàng hoá. + 10 xe nâng nhằm tăng khả năng chuyên chở hàng hoá từ các xe vận chuyển vào trong kho và ngược lại từ các kho ra xe vận chuyển. + 5 xe siêu trường siêu trọng để chuyên chở máy móc cho các công trình xây dựng, cho các khu công nghiệp. + Công ty đầu tư mua mới 3 xe chở hàng đông lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của một số công ty xuất nhập khẩu hàng hoá nông sản. 4.4. Duy trì và mở rộng thêm các khách hàng - Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận chuyển khi đó công ty sẽ có thêm nhiều phương tiện vận chuyển mới, với những phương tiện mới chi phí sửa chữa bảo dưỡng ít hơn, tốn ít nhiên liệu hơn tức là công ty giảm được chi phí đầu vào từ đó làm cho giá cước vận chuyển giảm. Nếu giá cước vận chuyển giảm công ty sẽ vẫn duy trì được mối quan hệ làm ăn với các khách hàng cũ. Bên cạnh đó công ty cần phải trú trọng khai thác thêm các khách hàng mới đặc biệt là các khách hang tại các khu công nghiệp mới mở tại các tỉnh như: Hải Dương, Hà Tây, Đồng Nai, Bình Dương. CHƯƠNG III Giải pháp nâng cao đổi mới phương tiện Vận Tải 1.Tạo nguồn vốn Nguồn vốn của công ty được hình thành từ: Sự đóng góp của các cổ đông trong công ty. Nguồn vốn được huy động từ việc phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán . Vốn vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Công ty muốn đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải thì phải có nguồn vốn để mua phương tiện mới, do nguồn vốn vay từ các ngân hàng nhiều với lãi suất cao nên hàng năm công ty phải trả số tiền lãi rất nhiều. Nguồn vốn huy động từ việc phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán chưa được là bao nhiêu do quy mô của công ty chưa lớn, chưa nhận được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư. Do vậy nguồn vốn được hình thành từ sự đóng góp của các cổ đông trong công ty là rất quan trọng bởi nguồn vốn được được các cổ đông đóng góp dựa trên sự nhất trí đồng thuận với các nhà lãnh đạo trong công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, nếu công ty làm ăn có lãi thì cuối năm công ty sẽ chia tiền cổ tức cho từng cổ đông dựa trên số tiền mà họ đóng góp, nếu công ty làm ăn không có lãi hoặc thua lỗ thì tất cả các cổ đông trong công ty cùng nhau chịu. - Nếu nguồn vốn được huy động từ sự đóng góp của các cổ đông trong công ty để đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải sẽ thúc đẩy từng cán bộ công nhân viên trong công ty làm việc hăng say hơn có trách nhiệm hơn do những phương tiện mới được đầu tư mua sắm chính là số tiền của họ đóng góp. - Đối với công ty TNHH tiếp vận VINAFCO thì nên trú trọng tới vấn đề huy động vốn từ sự đóng góp của các cổ đông trong công ty để đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận chuyển. 2. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ trong công ty Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đặc biệt khi nước ta đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì nước ta buộc phải mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn với tiềm lực kinh tế rất mạnh, kinh nghiệm trong quản lý vận chuyển hàng hoá và một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ cao nếu ngay từ bây giờ công ty không định hướng được thì sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với họ. Do vậy để tạo được những chỗ đứng vững chắc trên thị trường các doanh nghiệp không chỉ cần trang thiết bị hiện đại mà còn phải có một đội ngũ cán bộ nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Năm bắt được tầm quan trọng đó công ty trách nhiệm hữu hạn tiếp vận VINAFCO trong những năm qua đã không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty. Nhưng do kinh phí có hạn và đặc điểm về công việc của đội ngũ lái xe trong công ty làm việc không giới hạn về thời gian cố định nên mới chỉ cử được một số cán bộ chủ chốt trong công ty đi học nâng cao nghiệp vụ. Vì vậy công ty cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý đông thời giảm thiểu được số lượng thương vụ gây mất, gây hỏng của các lái xe trong công ty gây ra cũng như giảm được số lượng xe của công ty phải thuê các công ty tư nhân để vận chuyển. Qua thời gian thực tập tại công ty theo em việc đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong công ty nên thực hiện hiện theo các bước sau: Tiến hành rà soát lại số lượng lao động quản lý để thông qua đó đánh giá lại năng lực, trình độ của từng người để tiến hành phân loại cán bộ mà công ty đã đề ra. Trong quá trình cử cán bộ đi học các phòng ban vẫn phải đảm bảo hiệu quả quản lý, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải có kế hoạch hợp lý đông thời phải xác định thời điểm phù hợp nhất để đưa cán bộ đi đào tạo. Lập kế hoạch lâu dài về đào tạo cán bộ và nhân viên đưa vấn đề này vào mục tiêu chién lược, chương trình thực hiện của công ty, đa dạng hoá phương thức đào tạo. 3. Đào tạo đội ngũ lái xe. Trong thời gian vừa qua do đặc điẻm là công ty vận tải nên các lái xe trong công ty phải làm việc với thời gian không cố định nên việc sắp xếp thời gian đưa đội ngũ lái xe trong công ty đưa đi đào tạo gặp rất nhiều khó khăn vì vậy công ty đã không trú trọng tới việc đưa họ đi đào tạo. Do một số lái xe trước đây công ty tuyển và chỉ lái được xe vận tải nhẹ nên khi các xe tải nhẹ đã cũ công ty muốn bán đi để nhập các xe mới có trọng tải lớn hơn đặc biệt là các xe vận tải container thì các lái xe cũ không thể lái, chính điều này đã gây cho công ty rất nhièu thiệt hại bởi xe mới nhập về không đưa vào khai thác được ngay sẽ làm cho công ty không đạt được kế hoạch đặt ra. Do vậy theo em trong thời gian tới công ty cần Rà soát lại toàn bộ lái xe trong công ty, liệt kê xem trình độ các lái xe để có hướng đưa đi đào tạo. Với đội ngũ lái xe cần sắp xếp họ làm việc cho họ để có thời gian đưa đi đào tạo mà không ảnh hưởng tới kế hoạch đã định. Công ty nên đào tạo đội ngũ lái xe có thể lái tất cả các loại xe cho dù đó là xe vận tải nhẹ hay nặng, xe container, đối với khâu tuyển dụng cũng vậy công ty nên tuyển các lái xe có thế lái được tất cả các loại xe vận tải để khi công ty nhập các loại xe mới về có thể đưa vào khai thác được ngay. Bên cạnh việc đào tạo công ty cần thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của họ. 4.Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ Đối với bất kỳ một tổ chức, một công ty hay doanh nghiệp nào, cán bộ quản lý cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi cán bộ quản lý không những có chuyên môn năng lực mà còn phải có tư cách đạo đức tốt. Xuất phát từ tầm quan trọng của cán bộ quản lý đối với doanh nghiệp nên việc xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các cấp lãnh đạo của Công ty phải dựa trên tiêu chuẩn nghiệp vụ của Nhà nước, đồng thời kết hợp với chủ trương, phương hướng phát triển ngành trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty. Từ cơ sở đó, Công ty có tiêu chuẩn để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng thông qua khâu đào tạo hay tuyển dụng nhân viên . Đánh giá tổng quát, ban lãnh đạo cần có những phẩm chất sau: - Thứ nhất, phải có phẩm chất chính trị, đó là phải trung thành với Đảng, với Nhà nước, thực hiện theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có khả năng và ý chí làm giàu trong khuôn khổ pháp luật và thông lệ của thị trường. Tôn trọng pháp luật và nhất thiết phải qua một trường lãnh đạo từ thấp đến cao. - Thứ hai: Phải có năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý. Đó là phải có cách tổ chức và điều hành bộ máy, phải biết lãnh đạo có trọng tâm, nhạy cảm với cái mới, có óc sáng tạo, có khả năng quan sát, biết tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, biết thưởng phạt nghiêm minh, biết phân công đúng người, đúng việc. - Thứ ba: Về tư cách đạo đức, phải là những người có uy tín, sống công bằng, có thiện chí với mọi người, phải trung thực và không có biểu hiện tham nhũng. - Thứ tư: Phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đó là phải có trình độ học vấn nhất định về chuyên môn, chuyên ngành, có nghiệp vụ quản lý, có trình độ giao tiếp xã hội. Dựa vào các tiêu chuẩn kể trên, chúng ta có thể xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các cấp trong Công ty như sau: - Đối với Ban giám đốc : + Trình độ học vấn: Phải là người tốt nghiệp đại học, trên đại học một chuyên ngành cơ bản, đặc biệt ở đây là ngành cơ khí và phải có bằng cấp về ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị. Ngoài ra cần phải có trình độ giao tiếp xã hội. + Trình độ năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý: Phải là người am hiểu sâu rộng về lĩnh vực mình quản lý và trình độ nghiệp vụ, có năng lực làm việc, lãnh đạo, chỉ huy và có vai trò tổ chức tốt, có khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng, biết tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, biết thưởng phạt nghiêm minh, biết dùng người, giao việc đúng người đúng việc đúng chuyên môn. + Phẩm chất chính trị: Phải là người có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, hết lòng tận tuỵ đưa Công ty ngày thêm phát triển, ngoài ra cần phải có trình độ lý luận chính trị cao. + Về tư chất đạo đức: Ban giám đốc là những người có uy tín nhất trong Công ty, vì thế yêu cầu phải là tấm gương cho các cán bộ công nhân viên chức, sống công bằng có thiện chí với mọi người và phải trung thực đặc biệt không có biểu hiện tham nhũng. + Về thâm niên công tác: Phải có ít nhất mười năm trong ngành cơ khí, chế tạo máy, có sức khoẻ và tuổi đời không quá 60. - Đối với các bộ phận, phòng ban chức năng: + Về trình độ học vấn: Phải là người có trình độ đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, nên biết ngoại ngữ, tin học. + Về trình độ quản lý : Có năng lực tổ chức quản lý, điều hành công việc, có khả năng đoàn kết tập hợp quần chúng, dám quyết đoán và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. + Phẩm chất chính trị : trung thành với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, nắm rõ phương hướng phát triển của Công ty , có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên. + Tư cách đạo đức: là những người có uy tín, yêu nghề, có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện tốt công tác này, đảm bảo các cán bộ nhân viên quản lý có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ, Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO đã phần nào thực hiện tốt việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty . 5.Cơ sở vật chất hạ tầng tốt Nói đến cơ sở vật chất hạ tầng của các công ty vận tải là người ta nói đến các kho chứa hàng hoá, các bãi tiếp nhận hàng hoá, hệ thống đường giao thông … Cơ sở hạ tầng của công ty có ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh của công ty, bởi khi cơ sở vật chất hạ tầng không tốt công ty sẽ phải thêm chi phí để bảo quản hàng hoá, hệ thống kho bãi ít công ty phải đi thuê các kho chứa hàng của các công khác do vậy làm tăng chi phí đầu vào. Với sự phát triển của nền kinh tế lượng hàng hoá của các công ty sản xuất ngày càng nhiều nên nhu cầu về thuê kho bãi và vận tải hàng hoá ngày càng tăng mà hệ thống kho bãi của công ty có giới hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch và mục tiêu của công ty. Ngược lại nếu hệ thống kho bãi tốt của công ty sẽ có tác động tích cực tới tình hình kinh doanh của công ty, với hệ thống kho bãi hoàn chỉnh không những giúp công ty giảm được chi phí đầu vào mà còn tác động tới tâm lý của khách hàng, làm cho các đối tác tin cậy vào công ty bởi hệ thống kho bãi cũng là bộ mặt của công ty.Với hệ thống kho bãi nhiều lượng hàng hoá được vận chuyển và nhập về kho sẽ tăng lên nhiều trong khi chi phí đầu vào giảm, lợi nhuận tăng lên công ty sẽ có nguồn vốn để mua sắm các phương tiện vận chuyển mới. Hệ thống kho bãi của công ty có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đẩy mạnh đổi mới phương tiện vận nên trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp như: Công ty cần dành một nguồn vốn nhất định để xây thêm các kho bãi và hệ thống đường xá trong các khu tiếp vận. Đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống kho bãi ở Lạng Sơn. Trong 5- 10 năm tới cần xây thêm kho tiếp vận hàng hoá ở tỉnh Hải Dương bởi nơi đây chính là trung Tâm của trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên lượng hàng hoá vận chuyển qua đây sẽ rẩt lớn. Lời kết Ngay từ những ngày đầu kể từ khi xuất hiện trên trái đất con người đã luôn tìm tòi những sáng tạo mới, phát minh ra những công cụ mới và đã vận dụng những phát minh, những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới đó vào trong cuộc sống để phục vụ cho cuộc sống. Chính vì điều đó mà người ta coi sự đổi mới và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào trong sản xuất cũng như kinh doanh là rất quan trọng, đổi mới để tăng khả năng vận chuyển và tăng sức cạnh tranh giúp công ty không bị thụt lại phía sau so với các công ty khác. Đối với Công ty TNHH tiếp vận VINAFCO, trong thời gian qua đã có rất nhiều cố gắng trong việc đổi mới phuong tiện vận tải, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đã giúp Công ty đạt được những thành tựu to lớn, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, về vấn đề đổi mới phương tiện vận tải vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Trong thời gian thực tập tại Công ty, dưới sự dẫn dắt của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thuỷ cùng các cô chú phòng Kinh Doanh em đã hoàn thành khoá luận này. Song do thời gian có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, trình độ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT1128.docx
Tài liệu liên quan