Chuyên đề Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang

Tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ- QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG& ĐÔ THỊ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế- Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị Đề tài: Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Kinh tế& Quản lý Môi trường Khoá: 47 Hệ: Chính quy Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường & Đô thị Cán bộ hướng dẫn: KS Nguyễn Công Minh Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam Hà Nội, tháng 5 năm 2009 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ I. Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm Bảng 3.4: Bảng liệt kê các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng củ...

doc92 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ- QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG& ĐÔ THỊ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế- Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị Đề tài: Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung Lớp: Kinh tế& Quản lý Môi trường Khoá: 47 Hệ: Chính quy Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa Khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường & Đô thị Cán bộ hướng dẫn: KS Nguyễn Công Minh Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam Hà Nội, tháng 5 năm 2009 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ I. Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm Bảng 3.4: Bảng liệt kê các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án Bảng 3.6: Bảng chi phí xây dựng các hạng mục công trình Bảng 3.7: Chi phí vận hành vào bảo dưỡng hàng năm Bảng 3.8: Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động. Bảng 3.10: Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải Bảng 3.11: Bảng tính toán các chi tiêu kinh tế. II. Danh mục các hình vẽ Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006 Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006 Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006 Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang năm 2008 Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008 Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang Hình 2.7: Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở thị xã Hà Giang Hình 2.8: Biểu đồ tình trạng nhà vệ sinh tại thị xã Hà Giang năm 2008 Hình 3.1: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của r Hình 3.2: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, trên thế giới, hàng ngày có tới 6.000 trẻ em bị tử vong do các bệnh tiêu chảy; khoảng 1 tỷ dân mà chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh do giun hay suy dinh dưỡng và nghèo đói. Tình trạng thiếu nước hay hạn hán ở nhiều nơi, nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và tử vong ở người. Dự báo đến năm 2030, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống trong cảnh thiếu nước. Có thể nói, vệ sinh môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện tại, một số lượng lớn người dân trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, vẫn chưa được đảm bảo những điều kiện cấp nước, vệ sinh, thoát nước và xử lý chất thải một cách đầy đủ. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, nhất là khi mà do sự phát triển không đồng đều của hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật đang không chỉ gây ra rất nhiều những vấn đề bất cập trong quy hoạch mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong việc giữ gìn và làm sạch cảnh quan môi trường đô thị, là một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế, cản trở quá trình hội nhập của đất nước. Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai nhưng cho đến nay, thị xã Hà Giang chưa từng được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường nhằm cải thiện hay nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải cũng đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và cảnh quan của thị xã, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tầng mạch nông.... Đặc biệt hơn nữa, khi sông Lô lại chính là một trong những con sông cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước sạch thị xã Hà Giang ; là nơi đầu nguồn nên sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể không chỉ cho khu vực này mà còn tới các vùng miền xuôi và hạ lưu. Tình trạng này đã đặt ra những nguy cơ lớn cùng những vấn đề bất cập trong việc bảo vệ sức khỏe người dân địa phương, hạn chế sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội, du lịch trong đô thị. Điều này cho thấy, việc xây dựng một hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang là đòi hỏi cũng như một yêu cầu cấp thiết, nó sẽ đáp ứng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế của khu đô thị trong tương lai. Vì thế tôi đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang” với mong muốn có thể mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho quan điểm vừa phát triển kinh tế đồng thời cũng tiến hành công tác bảo vệ môi trường. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu dự án được thực hiện trên một khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ thị xã Hà Giang (cả khu trung tâm và vùng lân cận) với diện tích gần 134.04 Km2. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí lợi ích. Kết cấu của đề tài: Chương I: Những vấn đề cơ bản về việc xử lý nước thải và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang. Trong quá trình thực hiện chuyên đề em đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Môi trường& Đô thị- trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự giúp đỡ của PGS.TS Lê Thu Hoa: cô đã hướng dẫn cũng như chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đồng thời trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam, em cũng đã được tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều, được sự hướng dẫn tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là KS. Nguyễn Công Minh đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN "Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2009 Ký tên Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung Chương I: Những vấn đề cơ bản về Đánh giá hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 1.1.1.1 Các khái niệm liên quan Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Đầu tư có thể được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp: Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạch đầu tư. Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạch đầu tư. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. 1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động với các chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. 1.1.2.Phân loại dự án đầu tư 1.1.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất: - Dự án đầu tư theo chiều rộng: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện và hoàn vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao. - Dự án đầu tư theo chiều sâu: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư và hoàn vốn không lâu, độ mạo hiểm thấp. 1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: - Dự án phát triển sản xuất kinh doanh. - Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật. - Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 1.1.2.3 Theo các giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất: - Dự án đầu tư thương mại: là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao. - Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài, vốn đầu tư lớn, việc thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất động trong tương lai không thể dự đoán hết được và dự đoán không chính xác. 1.1.3. Sự khác nhau giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường Dự án đầu tư kinh tế: là dự án được tiến hành nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Các dự án đầu tư kinh tế thường phải có các giá trị về phân tích tài chính lớn, nếu trong trường hợp lợi nhuận ròng của dự án mà nhỏ thì sẽ không được thực hiện. Dự án đầu tư bảo vệ môi trường: là dự án đầu tư phát triển, thể hiện kế hoạch chi tiết công cuộc đầu tư bảo vệ môi trường, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Khác với các dự án đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu mang tính chất tư nhân, việc tiến hành đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty hay doanh nghiệp; các dự án đầu tư bảo vệ môi trường lại là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; vì thế người ta vẫn tiến hành đầu tư phát triển nhưng đồng thời cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có thể xác định được những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế. 1.2 Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 1.2.1 Khái niệm đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường Đánh giá hiệu quả dự án của một dự án đầu tư môi trường là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án đem lại cho nền kinh tế, sự phát triển của xã hội và công cuộc bảo vệ môi trường trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội. Đánh giá hiệu quả dự án hay phân tích kinh tế- xã hội- môi trường dự án đầu tư nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường mà dự án mang lại, cần phải tiến hành so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được với những chi phí xã hội đã bỏ ra hay là sự đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế và toàn xã hội. Những sự đáp ứng này có thể mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước…. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai. 1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội- môi trường của dự án đầu tư là một trong những nội dung trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư. Việc phân tích này có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và các định chế tài chính. Đối với các nhà đầu tư: Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội- môi trường là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục tài trợ vốn từ các định chế tài chính. Đối với nhà nước: Đây là căn cứ quan trọng để quyết định có cho phép đầu tư hay không. Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là đạt được lợi nhuận cao nhất, khả năng sinh lợi do một dự án nào đó mang lại chính là thước đo chủ yếu và là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn. Song, đối với nhà nước, trên phương diện của một quốc gia thì lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường mà dự án mang lại chính là căn cứ để xem xét và cho phép đầu tư. Một dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực sự có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội cũng như đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Đối với các định chế tài chính: đây là căn cứ quan trọng để họ quyết định có tài trợ vốn hay không. Một dự án khi chứng minh được một cách chắc chắn rằng sẽ mang lại các lợi ích cho nền kinh tế- xã hội- môi trường thì sẽ nhận được sự tài trợ của các định chế tài chính quốc gia cũng như các định chế tài chính quốc tế. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thì việc đánh giá, xem xét các khía cạnh về hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án lại càng cần thiết và có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; vì thế người ta cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế. 1.2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội phải đảm bảo rằng khi một dự án đầu tư chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế đã dành cho nó. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư được thể hiện qua: 1.2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế - Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển. - Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính ra được tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được, sau đó trừ đi tổng phí tổn về ngoại tệ trong quá trình triển khai dự án. - Tăng thu cho ngân sách: Nguồn ngân sách được sử dụng chủ yếu với mục đích đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp các ngành vì lợi ích chung của toàn xã hội và cần thiết phải phát triển, do đó mà dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế và các hình thức thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn khi xét về lợi ích kinh tế- xã hội mà nó thu được. Để xem xét chỉ tiêu này, ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư. 1.2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội - Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét xem phần giá trị tăng thêm của dự án và các dự án liên quan sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau (bao gồm: người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi trong những giai đoạn nhất định hay không. - Ảnh hưởng lan tỏa: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội mà mối liên hệ giữa các ngành nghề, các vùng miền trong nền kinh tế ngày càng được liên kết và gắn bó một cách chặt chẽ. Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội của một dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn tạo ra ảnh hưởng lan truyền thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Tuy nhiên ảnh hưởng dây chuyền này không chỉ đem lại những tác động tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng gây ra những tác động tiêu cực. Vì vậy khi phân tích hiệu quả của một dự án cần tính đến cả hai yếu tố này. - Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và kết cấu hạ tầng: Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn có ảnh hưởng đến các dự án khác, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương. - Tác động đến lao động và việc làm: Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đều trong tình trạng yếu kém về kĩ thuật sản xuất và công nghệ nhưng lại dư thừa nhân công. Chính vì vậy chỉ tiêu này cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tác động của dự án đầu tư. Ta xem xét chỉ tiêu này dưới cả 2 góc độ là tuyệt đối và tương đối: chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư. Số lao động có việc làm: bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc là ở các dự án liên đới (nếu có). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét. Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư: được tính bằng số lao động có việc làm trực tiếp của dự án trên số vốn đầu tư trực tiếp của dự án. à Cả 2 chỉ tiêu trên có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội. - Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động. 1.2.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường - Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện. - Bảo vệ và làm đẹp cảnh quan môi trường. - Cải thiện và nâng cao điều kiện cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. 1.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 1.2.4.1 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh kinh tế- xã hội Đối với các nhà đầu tư: Phương pháp được áp dụng là dựa trực tiếp vào số liệu báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các quyết định mang tính chất định tính. Dưới góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, của địa phương và của các ban ngành: Phương pháp được sử dụng ở đây là sử dụng các báo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn, giá tham khảo); Ở đây ta không lấy giá thị trường để tính toán cho các chi phí và lợi ích kinh tế- xã hội vì nó không phản ánh đúng chi phí thực tế mà xã hội bỏ ra do phải chịu ảnh hưởng từ các chính sách tài chính, kinh tế của nhà nước. Các tiêu chuẩn đánh giá: - Nâng cao mức sống của dân cư. - Phân phối thu nhập và công bằng xã hội. - Gia tăng số lao động có việc làm. 1.2.4.2 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh môi trường Các phương pháp được áp dụng bao gồm: - Phương pháp liệt kê số liệu - Phương pháp danh mục đơn giản. - Phương pháp ma trận đơn giản - Phương pháp phân tích chi phí lợi ích. Phương pháp liệt kê số liệu: Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng thông tin không đầy đủ và không liên quan trực tiếp nhiều đến quá trình đánh giá tác động môi trường. Theo phương pháp này các nhà phân tích đánh giá tác động môi trường sẽ phân tích hoạt động phát triển, chọn ra một thông số liên quan đến môi trường, liệt kê và cho ra các số liệu liên quan đến các thông số đó và chuyển tới người ra quyết định xem xét. Phương pháp ma trận đơn giản: Phương pháp này liệt kê đồng thời các hoạt động của dự án với danh mục các điều kiện hoặc các đặc trưng môi trường có thể bị tác động. Trong phương pháp này người ta thường trục hoành là trục liệt kê các hoạt động của dự án còn trục tung liệt kê các nhân tố môi trường. Hoạt động nào gây tác động đến nhân tố nào sẽ được đánh dấu nằm giữa hàng nhân tố và cột hoạt động. Phương pháp danh mục đơn giản: trình bày bảng liệt kê các nhân tố môi trường cần phải đề cập, tuy nhiên chưa cung cấp được thông tin về nhu cầu số liệu riêng, phương pháp đo hoặc dự báo đánh giá tác động. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Phân tích chi phí lợi ích (CBA) là một phương pháp dùng để đánh giá một dự án hay một chính sách bằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. 1.3 Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 1.3.1 Cơ sở để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường dự án là phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analys- CBA) Mỗi sự lựa chọn đều có một phạm vi kinh tế – các lợi ích có vượt quá chi phí hay không? Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp, là công cụ để đánh giá trị kinh tế này và giúp cho việc lựa chọn ra quyết định. Phân tích chi phí- lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánh đổi thực sự giữa các phương án và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Nói rộng hơn, phân tích chi phí lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương pháp, xác định các giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương án này dựa vào các tiêu chí kinh tế. Vì thế phân tích chi phí lợi ích là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích. Vì thế, khi tiến hành đầu tư, thực hiện các công trình lớn của quốc gia hay mang tính chất quốc tế người ta đều phải tiến hành phân tích chi phí lợi ích để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế- xã hội mà dự án mang lại, từ đó đưa ra những quyết định chính xác, nhằm hướng tới đảm bảo phát triển bền vững cho nền kinh tế. Trong thực thi phân tích chi phí -lợi ích, hỗ trợ cho việc ra quyết định giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, người ta có thể tiếp cận theo các cách sau: Kiểu phân tích Exante : Đây là kiểu phân tích chi phí lợi ích tiêu chuẩn mà trong đó nó thường được sử dụng cho việc hỗ trợ ra quyết định trong điều kiện nguồn lực xã hội khan hiếm nhưng được phân bổ vào đâu cho hiệu quả và nó diễn ra trước khi thực hiện dự án. Phân tích kiểu này sẽ hỗ trợ trực tiếp tức thời cho việc ra quyết định đặc biệt là các chính sách công cộng. Kiểu phân tích Inmediares : Đây là kiểu phân tích được thực hiện trong quá trình tiến hành dự án. Khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đó người ta vẫn phải thực hiện CBA. Quá trình phân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ sở để điều chỉnh những phương án ban đầu; những quyết định của các phân tích trước khi thực hiện dự án sát với thực tiễn đang vận hành. Kiểu phân tích Expost : Kiểu phân tích này thường được tổ chức vào giai đoạn cuối của dự án khi mà các chi phí - lợi ích đã được thể hiện rõ ràng trừ trường hợp có những lỗi mắc phải trong tính toán. Do đã có hai kết quả của hai phân tích trước làm tiền đề, mọi chi phí và lợi ích đã được bộc lộ rõ, thậm chí có những vấn đề trước đây trong phân tích kiểu Exante và kiểu Inmediares chưa xuất hiện thì đến giai đoạn này đã bộc lộ, nên kết quả ở kiểu phân tích này cho phép ta có những can thiệp cụ thể hơn, đảm bảo tính chính xác cao hơn. Từ những kết quả phân tích này mà ta có thể đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các dự án khác. Đối với Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang, vì dự án đang được triển khai thực hiện nên bước đầu em áp dụng kiểu phân tích Inmediares để tính toán chi phí và lợi ích cho dự án. 1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) 1.3.2.1 Khái niệm Phân tích chi phí lợi ích (CBA) là một phương pháp dùng để đánh giá một dự án hay một chính sách bằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. 1.3.2.2 Quy trình tiến hành phân tích chi phí lợi ích. Bước 1: Nhận dạng xem lợi ích là của ai & chi phí thuộc về ai? Trong bước này cần có nhìn nhận ban đầu về lợi ích, chi phí xã hội thực của mỗi phương án mà quyền được hưởng lợi cũng như phải bỏ chi phí ra thuộc cá nhân hay tổ chức nào? Tất cả các lợi ích và chi phí phải được tính, dó đó ta phải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũng như doanh thu và chi phí bằng tiền đối với khu vực tư nhân. Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế Trong thực tế bất cứ một dự án nào khi đưa vào tiến hành phân tích CBA thì đều có rất nhiều những phương án khác nhau; và đương nhiên các giải pháp được đưa ra này có thể thay thế lẫn nhau để làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách lựa chọn giải pháp nào là tối ưu. Tất cả các phương án thay thế đó có liên quan chặt chẽ đến dòng tiền trong CBA và điều đó cũng có nghĩa là người làm phân tích phải có những lựa chọn phù hợp để đưa vào tính toán. Về mối quan hệ giữa quy mô và lựa chọn giải pháp thay thế người ta đã rút ra kết luận rằng: nếu có n quy mô tương ứng với k giá trị có thể tính được thì sẽ có kn các giải pháp khác nhau. Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường Trong bước này dựa trên các phương án thay thế đã được liệt kê tại bước 2, người ta tiến hành xem xét, đánh giá các ảnh hưởng có thể xảy ra cho từng phương án đó; đồng thời xem xét, xác định những chỉ số nào cần được đưa vào tính toán. Đặc biệt là đối với các dự án đa chiều thì những ảnh hưởng tiềm năng thường rất lớn và rất đa chiều. Chính vì thế mà bước này có một ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến các kết quả sau này. Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quá trình thực hiện dự án Trong bước này, về mặt lý thuyết người ta thường xây dựng các mô hình, đường biến thiến của chi phí và lợi ích theo thứ tự và trình tự thời gian qua các năm. Thực tiễn: Đối với việc dự đoán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quá trình thực hiện dự án, các nhà phân tích phải thường xuyên cập nhật các thông tin qua các năm để bổ sung cho những nguyên lý lí thuyết đã đề ra. Kết quả: So sánh giữa lí thuyết và thực tiễn để biết được độ sai lệch , từ đó điều chỉnh những chính sách tiếp theo cho phù hợp. Bước 5: Lượng hóa bằng tiền Trong bước này, tất cả các yếu tố, các tác động hay các chỉ tiêu về lượng thực tiễn hay tiềm năng đã được xác định ở các bước trên phải được lượng hóa và quy đổi thành tiền. Vấn đề quan trọng nhất trong việc tiến hành quy đổi thành tiền là việc xác định được giá của một đơn vị được lượng hóa ở trên, trong đó có hai loại giá cần phải tính đến là: giá thị trường và không có giá thị trường (hay còn gọi là giá bóng, giá mờ, giá tham khảo). Bước 6: Quy đổi về giá trị hiện tại Trong quá trình tiến hành phân tích, tất cả các giá trị tiền tệ phải được quy về cùng một thời điểm để kết quả tính toán chính xác hơn. Mặt khác do việc phân tích chi phí lợi ích thường được tiến hành trên quan điểm động nên sự biến thiên thời theo thời gian là tất yếu, trong khi đó phân tích thực hiện lại là phân tích tĩnh nên một cách khách quan mà ta phải quy đổi tất cả các giá trị về thời điểm phân tích. Căn cứ để thực hiện: Phải dựa vào tỷ lệ chiết khấu xã hội là 1/ (1+r)t Bước 7: Tính toán các chỉ tiêu Điều quan trọng nhất khi thực hiện bước này là việc tiến hành tính tổng lợi ích và tổng chi phí. Tổng chi phí là: PVC = Tổng lợi ích là: PVB = Thực hiện tính toán các chỉ tiêu: NPV = = PVB – PVC B/C = Hệ số hoàn vốn nội tại IRR được tính theo công thức sau: Trong đó: Bt: Lợi ích thu được vào năm thứ t của dự án Ct: Chi phí phải bỏ ra vào năm thứ t của dự án C0: Chi phí đầu tư ban đầu r: Hệ số chiết khấu xã hội t: Thời gian (năm) n: Tuổi thọ của dự án NPV: Giá trị hiện tại ròng B/C: Tỷ suất lợi ích chi phí IRR: Hệ số hoàn vốn nội tại Bước 8: Phân tích độ nhạy Thực chất phân tích độ nhạy là một phép thử, mà sau khi thực hiện những phép thử các nhà thực hiện phân tích chi phí lợi ích sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, kết quả của phép thử là cơ sở tư vấn cho những nhà hoạch định chính sách ra quyết định. Trong phân tích độ nhạy yếu tố quan trọng nhất để phân tích là r và NPV, nhất là trong bối cảnh có biến động về giá và điều chỉnh thường xuyên của lãi suất ngân hàng. Nếu chúng ta không tiến hành phân tích độ nhạy thì không ứng phó kịp với biến động của tương lai khi có sự thay đổi về giá và lạm phát à khả năng thực thi của dự án là không được. Bước 9: Đề xuất các phương án Trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích tính toán ở bước 7, kết hợp với phân tích độ nhạy ở bước 8, các nhà làm phân tích lựa chọn, sắp xếp các phương án. Các nguyên tắc sắp xếp: Những phương án nào có tính khả thi cao nhất, mang lại NPVmax sẽ được ưu tiên, đưa ra gợi ý sắp xếp đầu và sau đó thứ tự tính hấp dẫn giảm dần. Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. 2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Thị xã Hà Giang cách Hà Nội về phía Bắc 320 km, cách cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy về phía Đông Nam 22 km, là trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa, động lực phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang. Nằm ở vị trí thuận lợi được bao quanh bởi 2 dãy núi đá Mỏ Neo và núi Cấm, sông Lô xen giữa trung tâm chia thị xã thành 2 bờ Đông- Tây. Thị xã nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 220 49’ Kinh độ Đông: 1040 59’ Phía Bắc giáp: Huyện Vị Xuyên Phía Nam giáp: Huyện Vị Xuyên Phía Đông giáp: Huyện Bắc Mê Phía Tây giáp: Huyện Vị Xuyên 2.1.1.2 Đặc điểm đia hình và diện tích Thị xã Hà Giang được quy hoạch xây dựng trên vùng địa hình tương đối bằng phẳng dưới chân các triền đồi cao, chạy dọc hai bờ sông Lô, địa hình bị chia cắt bởi các khe suối tụ thủy với diện tích đất tự nhiên là 134.04 km2. Hướng dốc chính của địa hình từ Bắc xuống Nam, về phía sông và các khe suối tụ thủy. Độ dốc của địa hình từ 0.5% đến 15% cao độ địa hình; với cao độ lớn nhất: +140.00m, cao độ trung bình: +92.00m và cao độ nhỏ nhất: +87.00m. Bao bọc xung quanh thị xã là địa hình đồi núi với cao độ lớn nhất là +323.00m và cao độ thấp nhất là +178.00m. 2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi phía Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng: mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21.60C- 23.90C; biên độ dao động nhiệt độ trong năm là trên 100C và trong ngày là 6- 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2.20C (tháng 1). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2300- 2400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4000 mm- là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm là khá lớn. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87- 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%: đặc biệt ở đây ranh giới mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7.5/10, cuối mùa đông lên tới 8- 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1427 giờ nắng, tháng nhiều nhất là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông Nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1- 1.5 m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/ năm; có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh. 2.1.1.4 Điều kiện thủy văn Thị xã Hà Giang có sông Lô, sông Miện; trong đó sông Miện có lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước đảm bảo đủ khả năng cung cấp nước cho thị xã. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua thị xã Hà Giang, Đoan Hùng, đổ về sông Hồng tại ngã ba Việt Trì theo hướng Bắc Nam. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1 Điều kiện kinh tế Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình trong 3 năm 2001-2003 đạt 13.25%. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác và phát huy được lợi thế của cả vùng nội thị và ngoại thị. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và sâu rộng. Trên cơ sở những chính sách thông thoáng, cởi mở của thị xã, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thị xã Hà Giang đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trên địa bàn. Qua đó làm thay đổi căn bản kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn, tác động tích cực đến nếp sống văn minh đô thị của người dân. Hệ thống đường giao thông được kiên cố hóa đến trung tâm các xã; các công trình công cộng, công sở, trường học, trạm xá được xây dựng kiên cố, khang trang hơn. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng có nhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân. Về công nghiệp : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định với giá sản trị sản xuất năm 2001 là 8.16 tỷ đồng, đến năm 2003 tăng lên đạt 12.78 tỷ đồng. Thị xã đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Hà Giang được thể hiện trong biểu đồ sau: Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007 Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã phát triển khá nhanh và ổn định qua các năm. Những năm gần đây nhờ sự quan tâm và đầu tư phát triển của nhà nước mà ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế ở trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh rất lớn. Năm 2004, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này tăng 4.3 lần so với năm 2002, năm 2006 tăng 10.6 lần so với năm 2002 và năm 2006 thì tăng 2.4 lần so với năm 2004. Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đã những bước tăng trưởng đáng kể. Theo như hình 2.2, ta có thể thấy là sản lượng nông nghiệp đang được gia tăng với tốc độ tương đối ổn định. Mà trong đó, nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng này chính là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh các loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngoài việc tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân. Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007 Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007 Các loại cây trồng chính trên địa bàn bao gồm cây lương thực có hạt như lúa, ngô, các loại cây rau màu, cây công nghiệp như: mía, bông, lạc, đậu tương. Trong cơ cấu ngành thì trồng trọt là ngành chủ yếu đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã. Ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0.4%) trong tổng giá trị đóng góp của ngành, tuy nhiên đây lại là yếu tố để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các ngành khác, vì thế mà thị xã cần phải có các biện pháp để khuyến khích và làm gia tăng sự đóng góp của ngành này trong tổng cơ cấu đóng góp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp. Du lịch Được thiên nhiên ưu đãi, Hà Giang có nhiều cảnh quan tự nhiên và núi non hùng vĩ. Không những thế Hà Giang còn là nơi lưu giữ nhiều sản phẩm văn hoá đặc sắc truyền thống từ rất lâu đời của hơn 20 dân tộc anh em, có chợ tình Khau Vai, có nhiều di tích lịch sử: động tiên, cổng trời Quản Bạ, đặc biệt có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã . Nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hoá sớm nhất của Việt Nam. Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thấy những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của đồng bào miền núi, được tham dự những phiên chợ vùng cao, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nhưng đầy thơ mộng. Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tiếp giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc hàng năm cũng thu hút vài chục nghìn khách tới tham quan, du lịch. Cũng nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh nhà, những năm gần đây Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch bằng việc đa dạng hoá các loại hình du lịch như du lịch sinh thái: leo núi, tham quan hang động, du lịch văn hoá, đa dạng hoá hình thức đầu tư, nhà nước và các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng. Thị xã Hà Giang sẽ là nơi dừng chân của du khách khi đến với tất cả các điểm du lịch của Hà Giang. Vì vậy, trong thời gian qua Hà Giang đã tập trung đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang có nhiệm vụ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường- một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ đối với cuộc sống của người dân đô thị mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch của Hà Giang. 2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội Dân số Thị xã Hà Giang bao gồm 8 đơn vị hành chính: 3 xã ngoại thị và 5 phường nội thị; với diện tích đất tự nhiên là 134.04 km2 . Dân số tính đến tháng 12/ 2007 là 45653 người, gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 61.08%; dân tộc Tày chiếm 27.53%; dân tộc Dao chiếm 5.52%; dân tộc Hoa chiếm 2.31%; còn lại các dân tộc khác như: Nùng, HMông, Sán Chay, Pố Y. Mật độ dân số trung bình là 335người/ km2. Các vấn đề về lao động, việc làm Giống với nhiều địa phương khác, nhân dân thị xã Hà Giang cũng có nhiều phương thức làm ăn, sinh sống khác nhau, nghề nghiệp rất đa dạng. Mặt khác khu vực điều tra khảo sát là khu vực trung tâm của thị xã nên đây là khu vực tập trung nhiều lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Số cán bộ công chức, bộ đội, giáo viên, công an chiếm ở đây chiếm đến 46%. Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang năm 2008 Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008 Một lực lượng lao động khác cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (28%) ở khu vực nghiên cứu đó là những lao động không đòi hỏi trình độ cao, hoặc không qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo ở mức đơn giản. Nằm trong nhóm này bao gồm công nhân, lái xe, thợ thủ công.Đặc biệt, những người làm nghề tự do lại chiếm ưu thế trong nhóm này. Nhóm những người làm nghề tự do là những người hay thay đổi công việc, làm nhiều nghề khác nhau từ cắt tóc, gội đầu, xe ôm đến buôn bán. Những người này thường không muốn nói chính xác công việc họ đang làm và thường khai là làm nghề tự do. Nếu tách riêng số lượng lao động là công nhân, thợ thủ công thì số lượng này không lớn. Điều này phản ánh hiện trạng công nghiệp trên địa bàn thị xã chưa thực sự phát triển, có rất ít các nhà máy, xí nghiệp vì vậy cơ cấu lao động trong lĩnh vực này còn thấp. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khoảng 14%. Đây là khu vực kinh doanh tương đối ổn định, thường là các đơn vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoặc các chủ cửa hàng lớn. Nhóm những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức chiếm khoảng 7%. Những người này thường có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội tại phường xã, và tổ dân phố khu vực mình sinh sống. Các vấn đề về nghèo đói. Tiêu chuẩn nghèo của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2005 (Molissa) được áp dụng và kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn dân cư trong khu vực khảo sát có mức sống khá (50%). Mức trung bình có 32% và số hộ giàu là 16%. Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ (2%) không đáng kể. Từ những quan sát thực tế dưới hiện trường, các cán bộ trong đoàn khảo sát đánh giá kết quả khảo sát khá chính xác, phản ánh tương đối trung thực tình hình kinh tế của người dân trong khu vực dự án. Và khu vực dự án là khu vực trung tâm của thị xã Hà Giang, nơi tập trung đông nhất các khối cơ quan của tỉnh, thị xã, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng sôi động nhất vì vậy dân cư ở khu vực này thường là cán bộ công chức, có trình độ cao, có công việc ổn định, thu nhập tốt hoặc nếu là những người dân bình thường thì họ cũng có nhiều cơ hội trong việc làm ăn, buôn bán vì vậy hầu hết các gia đình trong khu vực này đều có đời sống ổn định và kinh tế khá giả. Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008 Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008 Hiện trạng hạ tầng xã hội Hiện trạng hạ tầng xã hội tại thị xã Hà Giang nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở, dịch vụ công cộng, văn hoá thể thao đặc biệt là các khu cây xanh, vườn hoa, vui chơi giải trí. Quy mô các công trình còn nhỏ hẹp và chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Công trình y tế: Tại thị xã Hà Giang đã hình thành mạng lưới y tế bao gồm bệnh viện tỉnh Hà Giang với quy mô 200 giường, phòng khám đa khoa, trạm sốt rét, trạm vệ sinh dịch tễ và mạng lưới trạm xá ở các xã, phường (Bao gồm 7 trạm xá với 20 giường). Các cơ sở đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nhân dân. Công trình giáo dục: Trường cao đẳng sư phạm, trường Đảng (Trường hành chính tỉnh) đã xây dựng mới từ 3 đến 4 tầng. Hệ thống giáo dục phổ thông tại thị xã Hà Giang có trường phổ thông trung học nội trú cho học sinh vùng cao có 263 học sinh, trường phổ thông trung học Lê Hồng Phong có 1,272 học sinh, xây dựng 3 tầng, 4 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học cơ sở kết hợp với tiểu học, 9 trường tiểu học với 5,215 học sinh tiểu học và 2,798 học sinh trung học cơ sở. Các trường được xây dựng kiên cố và phân bố theo phường xã. Ngoài ra còn có 5 nhà trẻ mẫu giáo các cơ sở đã được xây dựng khang trang. Công trình văn hóa: Có nhà văn hóa thiếu nhi, bảo tàng tỉnh, rạp 19-5, thư viện tỉnh, cửa hàng sách và các dịch vụ văn hóa khác. Các cơ sở hầu hết được xây dựng mới kiên cố. Di tích cảnh quan có đền Mẫu di tích lịch sử, khu thành cũ xây ngầm dưới đồi thông, khu Chum vàng Chum bạc di tích thắng cảnh. Giếng Tiên, khu du lịch Hồ Noong, công viên nước Hà Phương, khu du lịch núi Mỏ Neo. Công trình thể dục thể thao: Có sân vận động thị xã, ngoài ra còn có sân nhỏ ở các trường học, hệ thống kỹ thuật của sân chưa đảm bảo yêu cầu sân vận động trung tâm của tỉnh. Công trình thương mại dịch vụ: Các công trình gồm có chợ Hà Giang diện tích đất hơn 1ha xây 03 tầng, nhà khách UBNN tỉnh (Khách sạn Yên Biên) quy mô xây 4 tầng, cửa hàng bách hóa trên 500m2 sàn xây mái bằng. Bưu điện tỉnh đã xây dựng mới cao tầng, cửa hàng dịch vụ tổng hợp đang cải tạo thành khách sạn. Ngoài ra còn có nhiều khách sạn tư nhân. Các công trình dịch vụ khác như nhà hàng, nơi vui chơi giải trí đang hình thành do các doanh nghiệp và tư nhân đầu tư, tập trung ở các đường phố chính và khu vực bến xe (Bến xe khách diện tích 15,000 m2 ). Công trình cơ quan hành chính: Các cơ quan hành chính cơ bản đã hình thành và xây dựng khang trang, chủ yếu tập trung ở phố trung tâm (Bờ Tây sông Lô). Các công trình cơ quan khác nằm ở phía Đông sông Lô và 1 số cơ quan nằm rải rác trong thị xã. 2.2 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án 2.2.1 Hiện trạng thoát nước 2.2.1.1 Tổ chức thoát nước Cho đến nay mặc dù hệ thống thoát nước ở thị xã Hà Giang còn rất nhiều yếu kém và bất cập, đặc biệt là chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải; nhưng công tác tổ chức thoát nước được thực hiện khá tốt dưới sự quản lý, vận hành hiệu quả của Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảm nhiệm. Việc tổ chức thoát nước ở thị xã Hà Giang chỉ dừng lại ở việc đảm bảo năng lực thoát nước cho các tuyến cống hiện có, đảm bảo khơi thông dòng chảy, nạo vét định kỳ hệ thống thoát nước hiện trạng. Vì hệ thống thoát nước hiện trạng của thị xã là hệ thống thoát nước chung và còn thiếu nhiều cho nên công tác quản lý và vận hành là khá đơn giản. 2.2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa a) Tổng quan Về cơ bản hệ thống thoát nước mưa ỏ Hà Giang chưa đầy đủ và chưa được quy hoạch một cách có bài bản và chưa đáp ứng được năng lực thoát nước của hệ thống. Nhìn chung hệ thống thoát nước chủ yếu chỉ tập trung ở các phường, một số lưu vực chưa có cống hoặc cống nhỏ, không đủ khả năng thoát, do đó khi mưa lớn vẫn xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ. Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang. Sông Lô Nước mưa Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà Suối, kênh thoát nước Suối, mương cấp 1 Nước mưa Tự thấm Các khu đất trống, vườn hoa, công viên,… Ao, ruộng, vườn xung quanh Nước mưa Hố ga thu nước mặt đường Sông Lô Cống, mương thoát nước chung đường phố Như vậy, phần lớn nước mưa được thu gom qua cống thoát nước đường phố hoặc tự thấm ra các vùng đất trống. Về cơ bản hiện trạng thoát nước mưa ở thị xã Hà Giang không đảm bảo do tuyến cống thoát nước cấp 1 (suối, mương thoát nước) có tiết diện nhỏ, bị bồi lắp và lấn chiếm, cản trở dòng chảy, giảm năng lực thoát nước. b) Hiện trạng hệ thống mương, cống thoát nước Dọc theo các tuyến đường chính trong thị xã, hệ thống thoát nước được xây dựng là các tuyến mương xây gạch đậy tấm đan, có kích thước B = 400-800, H = 600-1000. Các tuyến mương này thực chất là các tuyến mương được xây dựng cùng với quá trình xây dựng của các tuyến đường, do đó không được tính toán, quy hoạch chi tiết và đầy đủ. - Tại một số đường trong thị xã đã có hệ thống thoát nước chung tương đối hoàn chỉnh, tập trung chủ yếu ở phường Nguyễn Trãi , Trần Phú và phường Minh Khai với tổng chiều dài cống mương đã xây dựng được là 8,460 m. Trong đó cống ngầm xây dựng trước năm 1945 với kích thước D = 600-800 ; L = 1,180m. Mương nắp đan xây mới B x H = 400 x 600 ; 600 x 800 có tổng chiều dài là 8,460m. Ngoài ra thị xã có nhiều cống qua đường hoàn chỉnh tiết diện từ D = 800-1200mm. - Tuy nhiên tại thị xã Hà Giang vẫn còn nhiều tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước. Nước mặt, nước thải chảy tràn trên đường phố hoặc xả ra các mương rãnh xung quanh nhà gây ô nhiễm môi trường. Các tuyến đường chưa có hệ thống thoát nước như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trung Trực, Võ Thị Sáu, Tô Vĩnh Diện, Yết Kiên, Trần Quốc Toản, Bạch Đằng, Bà Triệu, Quang Trung, Nguyễn Huệ, An Cư, Đội Cấn, Nguyễn Du,… - Hệ thống thoát nước chính (tuyến cống cấp 1) gồm các mương, suối nằm rải rác trên địa bàn nội Thị xã Hà Giang để thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt là các mương suối có chiều rộng từ 2m -10m nhưng đến nay một phần mương suối này đã bị lấn chiếm do nhân dân xây dựng các công trình và đất đá, phế thải xây dựng đổ trực tiếp xuống dòng chảy dẫn đến hệ thống thoát nước thường xuyên bị tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Về mùa mưa nước ở trên các núi dồn xuống gây úng lụt dài ngày ở nhiều khu vực trong thị xã làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và gây ô nhiễm môi trường. c) Hố ga thu nước mặt đường Một số hố ga thu nước mặt đường đã được xây dựng dọc theo tuyến mương thoát nước hai bên đường tại một số tuyến mương thoát nước chính với kiểu thu hàm ếch đơn giản. 2.2.1.3 Hiện trạng ngập lụt Theo nhận xét chung, vấn đề ngập lụt xảy ra trên địa bàn thị xã đã đến mức độ báo động, ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của cộng đồng dân cư. Hiện tượng ngập úng tại thị xã Hà Giang ra tại một số nơi khá trầm trọng như khu vực Trần Hưng Đạo (trước cửa Sở KH&ĐT Hà Giang), khu vực đường Lê Quý Đôn (cổng sở KHCN & MT), khu vực dọc đường Lý Tự Trọng, Chiều cao ngập lụt có thể lên đến gần 100cm, thời gian ngập lụt lâu nhất là 24h. Khu vực xảy ra ngập úng nhiều nhất là tổ 7, tổ 8 phường Nguyễn Trãi. Còn lại ngập úng vẫn lác đác xảy ra ở các tổ, khu phố khác trong toàn thị xã Hà Giang như ở tổ 3,4, 5, 12, 14 phường Trần Phú, tổ 5, 6 phường Nguyễn Trãi. Ở một số khu vực khác do địa hình thấp, nước không thoát kịp; do chưa có hệ thống cống để thu và thoát nước hoặc có nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn nên khi mưa lớn thường xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ (ví dụ như : đền Mẫu, khu vực sân bóng (gần Sở xây dựng), ở phường Minh Khai, khu vực gần trường phổ thông cơ sở Minh Khai...) Cao độ trung bình tại thị xã Hà Giang là 105.00 m trong khi đó cao độ mực nước lớn nhất trên sông Lô vào mùa lũ là 105.57 m (vào năm 1969). Do vậy sự ảnh hưởng của lũ sông Lô đến tình trạng ngập lụt tại thị xã Hà Giang có xảy ra nhưng không đáng kể và với tần xuất 40 năm 1 lần. Bên cạnh đó khu vực đoạn sông Lô chảy qua thị xã về cơ bản đã được kè đá chống sói lở, do đó hiện tượng sụt lở bờ sông khi có mưa lũ xảy ra không đáng ngại. 2.2.1.4 Hiện trạng thoát nước bẩn a) Tổng quan: Có thể nói, chưa có một công trình về thu gom và xử lý nước thải đã được xây dựng trên địa bàn của thị xã Hà Giang. Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công cộng Hình 2.7: Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở thị xã Hà Giang. Sông thoát nước Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công cộng Tự thấm Các khu đất trống xung quanh nhà Ao, ruộng, vườn quanh nhà Nước thải sinh hoạt, dịch vụ, công cộng Sông thoát nước Cống, mương thoát nước chung ngoài nhà Qua sơ đồ thoát nước trên có thể thấy, nước thải ở thị xã Hà Giang được xả tự nhiên ra bên ngoài, không được quy hoạch, không được thu gom đầy đủ. b) Hiện trạng thoát nước bẩn Hệ thống thoát nước của thị xã là hệ thống thoát nước chung, cả nước mưa và nước thải đều xả chung vào một hệ thống cống rồi đổ ra các tuyến mương cấp 1 và đổ ra sông Lô Các hộ gia đình tự động xả nước thải sinh hoạt ra bên ngoài nhà mình vào những nơi thuận lợi nhất cho họ như ao hồ, mương, suối, sông hoặc cống thoát nước. Nguồn nước thải được thải ra từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, cơ quan do không được kiểm soát, thu gom và xử lý đã gây ra tình trạng ô nhiễm không chỉ cho môi trường xung quanh, ô nhiễm cho các nguồn tiếp nhận, đặc biệt ô nhiễm đối với sông Lô_ con sông cấp nguồn nước thô cho hệ thống cấp nước của tỉnh Hà Giang, gây tắc nghẽn dòng chảy tại các mương rãnh thoát nước; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực đó. Có thể nói, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải không được thu gom và xử lý tại đây đã trở nên rất bức xúc và cấp bách. c) Hiện trạng trạm bơm, trạm xử lý nước thải Chưa có bất cứ một trạm bơm nước thải và trạm xử lý nước thải nào được xây dựng tại Hà Giang. 2.2.1.5 Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước a) Hiện trạng hệ thống sông thoát nước Có thể nói tại Hà Giang, sông Lô và sông Miện là hai con sông lớn nhất chảy trong địa bàn của thị xã, vừa là nơi cung cấp nguồn nước cho thị xã nhưng cũng đồng thời là nơi tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải của thị xã xả xuống sông. b) Hiện trạng lưu vực thoát nước Với địa hình mang tính đặc trưng của khu vực miền núi, ở giữa là khu vực bằng phẳng, xung quanh là núi cao tạo ra một khu lòng chảo rộng lớn, việc thoát nước tại Hà Giang phần lớn là theo đặc điểm địa hình và theo độ dốc tự nhiên. Qua nghiên cứu thực địa tại Hà Giang có thể tạm chia toàn bộ thị xã thành các lưu vực thoát nước sau : Lưu vực 1: Toàn bộ khu lòng chảo (khu vực UBND tỉnh) phía Tây của sông Lô, dưới chân núi Cấm thuộc phường Nguyễn Trãi. Lưu vực này thoát nước ra sông Lô. Lưu vực 2: Khu vực phía Bắc của phường Trần Phú, tính tới đường Hoàn Văn Thụ thuộc phía Đông của sông Lô. Hiện lưu vực này cũng thoát nước ra sông Lô. Lưu vực 3: Khu vực phía Nam của phường Trần Phú tính từ đường Hoàng Văn Thụ. Lưu vực này hiện thoát ra các con suối, mương đất cấp 1 rồi chảy ra sông Lô. Lưu vực 4: Khu vực phía Bắc sông Miện (thuộc phường Quang Trung). Đây là khu vực mở rộng của thị xã và cơ bản hệ thống thoát nước khá tốt. Toàn bộ lưu vực này thoát ra sông Miện theo hướng Bắc-Nam Lưu vực 5: Khu vực phía Nam sông Miện (thuộc phường Quang Trung và một phần xã Ngọc Đường). Đây là khu vực mở rộng của thị xã và cơ bản hệ thống thoát nước khá tốt. Toàn bộ lưu vực này thoát ra sông Miện theo hướng Nam- Bắc. 2.2.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường 2.2.2.1 Nhà vệ sinh Hình 2.8: Biểu đồ tình trạng nhà vệ sinh tại thị xã Hà Giang năm 2008 Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008 Theo số liệu khảo sát, 96% dân cư thị xã Hà Giang đang sử dụng hố xí hợp vệ sinh là hố xí tự hoại. Các loại hố xí khác như hố xí 2 ngăn, hố xí 1 ngăn và hố xí tạm đều xấp xỉ bằng nhau, khoảng 2%. Mặc dù số hộ gia đình có hố xí không hợp vệ sinh không nhiều nhưng để trở thành một đô thị văn minh, hiện đại thì thị xã cần tiến tới xoá bỏ toàn bộ các loại hố xí không hợp vệ sinh như đã thống kê ở trên. Xung quanh vấn đề tình trạng nhà vệ sinh ở khu vực thị xã Hà Giang, cần phải lưu ý thêm là có một số hộ gia đình bên bờ sông Lô, khi xây dựng nhà vệ sinh thì xây theo kiểu hố xí tự hoại, có bệ xí và dội nước nhưng lại không xây bể tự hoại ở bên dưới mà dội nước thải thẳng xuống dòng sông Lô. Hố xí tự hoại của các gia đình còn lại thì cũng được xây dựng các bể tự hoại từ 2- 3 ngăn. Nước sau bể tự hoại được thải vào hệ thống thoát nước bên ngoài ra, hoặc tự thấm ra vườn. 2.2.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn Dự báo đến năm 2010- 2015, dân số thị xã (cả nội và ngoại thị) là 55000- 60000 người. Hiện tại mỗi ngày, thị xã thải ra môi trường 4500- 7500 m3 nước thải từ các khu vực dân cư, bệnh viện, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; 65.7 tấn rác thải/ ngày, tương đương với 90 m3, trên thực tế số rác thải chưa xử lý còn lớn hơn. Trung bình mỗi người dân thị xã thải ra môi trường 0.8 kg rác thải/ ngày, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 20750 tấn rác thải. Trong khi đó hiện số bãi rác của thị xã được quy hoạch xây dựng từ năm 2001 đến nay chỉ có diện tích hơn 2 ha với lượng chứa là 70000 tấn; như vậy có thể thấy là các bãi rác của thị xã đang trong tình trạng quá tải, thêm vào đó nước rò rỉ từ các bãi rác không được thu gom và xử lý triệt để mà đổ thẳng ra hệ thống cống rãnh hoặc ra sông Lô gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước. Hiện tại công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn của thị xã chủ yếu do Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảm nhiệm, với các nhiệm vụ là: Thu gom và vận chuyển rác thải. Quản lý hệ thống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng. Rác thải được tập trung tại các chân điểm rác đã được quy định hoặc dùng các xe thùng có dung tích 0.3 m3 đi thu gom tại các khu dân cư, nơi công cộng, bệnh viện. Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đã triển khai việc thu gom rác thải đến tất cả các khu vực trên địa bàn thị xã. Rác thải được công nhân thu gom 2 lần/ ngày vào các buổi sáng và buổi chiều sau đó đưa đến bãi chôn lấp rác chung của thị xã. Kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ gia đình đã tham gia sử dụng dịch vụ thu gom rác thải trên địa bàn. Điều này có tác động tích cực đến việc cung cấp dịch vụ thu gom của công ty đồng thời giúp công ty thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý và thu gom rác thải trên địa bàn thị xã. Chất thải bệnh viện đa khoa tỉnh: có 2 loại cơ bản là rác thải sinh hoạt bình thường và chất thải y tế. Loại bình thường được công ty môi trường đô thị thu gom còn rác thải y tế độc hại được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Hệ thống nước thải của bệnh viện là hệ thống chung. Nước thải sinh hoạt thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa. Các loại chất thải khác như chất thải xây dựng chủ yếu được dùng để san lấp nhưng gây ô nhiễm bụi khi vận chuyển. 2.3 Giới thiệu chung về dự án 2.3.1 Thông tin khái quát về dự án - Tên dự án : Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang-tỉnh Hà Giang. - Cơ quan chủ quản : Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Hà Giang. - Chủ đầu tư: Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Hà Giang - Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang - Cơ quan đề xuất dự án : Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã Hà Giang. - Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án Thời gian bắt đầu dự án: Năm 2009 Thời gian kết thúc xây dựng dự án: Năm 2011 - Địa điểm thực hiện dự án: Thị xã Hà Giang - Tỉnh Hà Giang 2.3.2. Mục tiêu của dự án Mục tiêu lâu dài của dự án nhằm đóng góp cho các quá trình: Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân tại thị xã; Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Giang Thúc đẩy sự phát triển đồng đều, là bước nhấn cho cả khu vực miền Núi Hà Giang Mục tiêu tổng quan của dự án: Cải thiện điều kiện môi trường đô thị tại Thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang thông qua việc xây dựng các công trình thoát nước, nước thải và xử lý nước thải. Tăng cường tính lâu bền của cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ đô thị tại Hà Giang. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực đô thị. Giảm thiểu các bệnh dịch có nguyên nhân từ việc nước thải bị ứ đọng và không được xử lý. Tạo điều kiện để thu hút các nhà đầu tư và nhân dân về sinh sống tại các khu đô thị mới. Thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh vào các khu công nghiệp và du lịch. Mục tiêu cụ thể của dự án: Mục tiêu ngắn hạn (giai đoạn I) Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang tập trung tại các khu vực trung tâm đến giai đoạn I đáp ứng đến năm 2015 bao gồm: Giải quyết thoát nước cơ bản cho khu vực trung tâm thị xã Cải tạo môi trường, cảnh quan đô thị Thu gom và giải quyết tình trạng ngập lụt thông qua các công việc cho hệ thống nước mưa. Giải quyết và xử lý mang tính cơ bản hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường cho thị xã. Nạo vét và kè mới một số kênh mương thoát nước chính của thị xã (các tuyến cống cấp 1) Hỗ trợ vệ sinh môi trường thông qua các thiết bị được mua sắm cho công tác quản lý vận hành hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. Mục tiêu dài hạn (Giai đoạn II) Xây dựng mới hệ thống thoát nước cho toàn bộ thị xã Hà Giang bao gồm cả khu vực nội thị, khu vực mở rộng và ngoại thị : Hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thu gom nước thải Trạm xử lý nước thải. Xây dựng các trạm bơm chuyển tiếp nước thải. Kè kênh, mương thoát nước còn lại trong đô thị. Nâng công suất thu gom và xử lý nước thải đáp ứng theo nhu cầu thực tế. 2.3.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án Một khu vực rộng lớn với dân số hơn 45,000 người trải rộng trên diện tích 168.7km2 ha của toàn bộ thị xã Hà Giang sẽ được nghiên cứu trong khuôn khổ của dự án và chia làm hai giai đoạn (nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hà Giang đến 2020). Giai đoạn I đến năm 2015: Dự án sẽ nghiên cứu trên phạm vi khu vực trung tâm thị xã Hà Giang bao gồm khu phía Tây, và phía Đông sông Lô, trải dài trên 03 phường trung tâm là Minh Khai, Trần Phú và Nguyễn Trãi. Diện tích khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 1 là gần 2100 ha với tổng dân số được hưởng lợi trong giai đoạn 1 hơn 45,000 người (nguồn : Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang tới 2020). Giai đoạn II đến năm 2025: Trên cơ sở Điểu chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang đến năm 2020 với việc mở rộng không gian về phía đông đường đi Bắc Mê thuộc xã Ngọc Đường, phía Tây giáp Phường Nguyễn Trãi thuộc xã Phương Độ và phía Bắc sông Miện, Phường Quang Trung …. Như vậy khu vực nghiên cứu của dự án trong giai đoạn 2 sẽ có tổng dân số lên đến hơn 85,000 người sẽ được nghiên cứu. Các công việc của giai đoạn 2 bao gồm mở rộng và nâng công suất thu gom xử lý nước thải tại khu vực dự án của giai đoạn 1, và đầu tư xây dựng tại các khu vực mở rộng của thị xã. Trong khuôn khổ của đề tài, ranh giới phạm vi khu vực dự án - giai đoạn 1 được xác định như sau: Phía Bắc: Giới hạn bởi núi Hàm Hổ Phía Nam: Giới hạn bởi đường xã Phú Linh - Huyện Vị Xuyên. Phía Đông: Giới hạn bởi núi Mỏ Neo Phía Tây: Giới hạn bởi Núi Cấm Tổng lưu vực thoát nước giai đoạn I là 2100 ha Tổng số dân dự báo được hưởng lợi trong khu vực dự án hơn 33,000 người (tính tại thời điểm năm 2015-năm hết giai đoạn 1 của dự án) (nguồn: Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang đến 2020). 2.3.4 Nguồn vốn của dự án Nguồn vốn của dự án được tính toán và xác định cho giai đoạn 1 của dự án đến năm 2015. Theo đó, dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi (ODA) Đan Mạch và vốn đối ứng của UBND Tỉnh Hà Giang Nguốn vốn tín dụng ưu đãi của Đan Mạch sẽ được thực hiện cho công tác xây lắp, mua sắm thiết bị. Nguồn vốn chuẩn bị dự án (công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng, thuế các loại ..) sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách đối ứng của UBND Tỉnh Hà Giang. Nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch cho Việt Nam vay trong lĩnh vực hạ tầng cấp thoát nước đã được ký kết giữa 2 Chính phủ có nhiều điều kiện thuận lợi như: Lãi suất vay bằng không, có thể sử dụng toàn bộ vốn ODA cho mua sắm và xây dựng. Hơn nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm: thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải là loại công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh có tổng vốn đầu tư rất lớn, do đó khả năng đầu tư từ nguồn ngân sách là không thể. Đặc biệt Hà Giang hiện nay vẫn là một tỉnh miền núi còn nghèo. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn vốn ODA ưu đãi như trên là phù hợp. Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang 3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 3.1.1 Một số giả thiết - Thời gian xây dựng từ năm 2009- 2011, dự kiến từ năm 2012 dự án bắt đầu đưa vào hoạt động có hiệu quả. - Các con số tính toán đều đưa về thời điểm dự án bắt đầu được tiến hành xây dựng, tức là năm 2009, với tỷ lệ chiết khấu xã hội là 10%/ năm. 3.1.2 Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án 3.1.2.1 Xác định các dòng chi phí (C) của dự án bao gồm: a) Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (C0) Chi phí di dân, giải phóng mặt bằng (C1): Tất cả các dự án đầu tư xây dựng khi tiến hành thi công, xây dựng đều phải tiến hành quá trình di dân, giải phóng mặt bằng cho quá trình thực hiện. Quá trình di dân giải phóng mặt bằng của dự án, ước tính như sau: Đối với khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải - Đất ở của dân : 500m2 (01 hộ) - Đất nông nghiệp : 5000 m2 ( 11 hộ) - Đất của trường Phổ thông dân tộc nội trú : 24,500 m2 Hộ dân đang cư trú tại địa điểm thực hiện dự án thuộc diện nghèo, nhà cấp 4 ; đất nông nghiệp của dân hiện đang trồng cây ăn quả nhưng năng suất không cao, không phải là nguồn thu nhập chính nên chi phí phải đền bù nhà cửa và cây trồng không lớn. Đối với khu vực xây dựng trạm bơm nước thải Diện tích đất dự kiến thu hồi vĩnh viễn để xây dựng trạm bơm nước thải: 64 m2 Đối với khu vực này, đất cần thu hồi thường gần mương thoát nước hoặc gần đường giao thông, thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nên công tác đền bù và giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra thuận lợi, chỉ cần sự thoả thuận của đơn vị quản lý trực tiếp khi thu hồi đất. Đối với khu vực xây dựng đường ống thu gom nước thải Diện tích đất dự kiến thu hồi tạm thời để tuyến cống thu gom nước thải: 46,399 m2. Các khu vực thu hồi tạm thời thường chạy dọc theo các tuyến đường hoặc các khoảng sân, tường rào của các hộ dân. Việc thu hồi đất không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của dân cư nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày - cản trở giao thông, bụi đất đá, an toàn, vệ sinh... Đây là vấn đề chủ dự án cần chú ý khi thi công xây dựng. - Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng bao gồm : Chi phí trực tiếp (Ca) bao gồm các chi phí sau: Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn. Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi tạm thời. Chi phí cho đền bù thiệt hại mùa màng. Chi phí phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại. Chi phí để khuyến khích di dời đúng thời gian. Chi phí cho họp cộng đồng và phổ biến thông tin. Chi phí đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù. Chi phí giám sát (Cb) Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (Cc) Dự phòng phí (Cd) Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng TT Hạng mục 1 Chi phí trực tiếp Đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn (m2) Đất nông nghiệp thu hồi tạm thời (m2) Đền bù thiệt hại mùa màng (lúa...) Phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại Khuyến khích di dời đúng thời gian Họp cộng đồng và phổ biến thông tin Đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù 2 Chi phí giám sát (3% Tổng 1) 3 Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (5% tổng 1) 4 Dự phòng phí = 5% (1+2+3) à C1 = Ca+ Cb + Cc+ Cd Chi phí xây dựng các hạng mục công trình (C2) Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình STT Hạng mục công việc 1 Cống và kênh thoát nước mưa 2 Mạng lưới thoát nước thải 3 Trạm bơm nước thải 4 Trạm xử lý nước thải, CS: 3,000m3/ngđ 5 Đấu nối hộ gia đình 6 Hỗ trợ vệ sinh môi trường 7 Thiết bị xe máy, hỗ trợ quản lý vận hành hệ thống thoát nước 8 Chi phí đầu tư gián tiếp 9 Thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu (10%) 10 Dự phòng phí (10%) à C0 = C1+ C2 b) Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3 Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3 Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm STT Hạng mục 1 Chi phí nguyên vật liệu 2 Điện 3 Hoá chất 4 Sửa chữa nhỏ 6 Lương công nhân 7 Chi phí quản lý chung 8 Khấu hao à C3 Tổng chi phí: à C = C0 + C3 3.1.2.2 Xác định các dòng lợi ích của dự án (B) bao gồm: a) Các lợi ích có thể lượng hóa được (Bv) - Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng (Giảm chi phí chữa bệnh cho người dân và tránh mất thu nhập) B0: Trước khi có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hiện trạng thoát nước tự nhiên cũng như tình trạng yếu kém của hệ thống thoát nước hiện tại đã dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ, nước thải không được xử lý, rác thải không được thu gom gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Vi khuẩn có trong nước thải thô là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ người dân, các vũng nước bị tù đọng lại do nước mưa không thoát đi được ngay cả khi có các trận mưa bình thường cũng là môi trường sinh sản cho muỗi và các loài côn trùng gây bệnh- đây là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp và tiêu hoá cho những người dân sống trong khu vực này và các khu vực lân cận. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đi vào vận hành sẽ đi đến hạn chế và giải quyết được hoàn toàn tình trạng ngập úng và ô nhiễm này, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng, giảm chi phí chữa bệnh và hạn chế việc mất thu nhập của cộng đồng dân cư vào việc chữa trị các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước. Bao gồm: + Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh (Ba) + Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập (Bb) à B0 = Ba + Bb - Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải (B1) + Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc) + Doanh thu từ việc hút bùn bể tự hoại trong 1 năm (Bd) à B1 = Bc + Bd Tổng lợi ích có thể lượng hóa được: à Bv = B0 + B1 b) Các lợi ích không thể lượng hóa được (Buv) Thúc đẩy phát triển kinh tế: Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai, nhưng cho đến nay thị xã Hà Giang vẫn chưa được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường hợp tiêu chuẩn, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…, mà còn tạo ra không ít những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của thị xã khi mà cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng được với sự phát triển của đô thị. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải này được hoàn thành: việc nước mưa ngập úng, chảy tràn trên lòng đường, các con phố hay các khu vực buôn bán sẽ không còn nữa, rác thải sẽ được thu gom và xử lý một cách hợp lý, sẽ không còn mùi hôi thối bốc ra từ các cống rãnh hay mương hồ nữa, điều đó không những sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện cảnh quan, bộ mặt của đô thị; mà còn đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế trong thị xã: thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch; từ đó hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong khu vực thị xã và các khu vực lân cận. Tác động đến môi trường: Trước đây, hệ thống thoát nước của thị xã là hoàn toàn tự nhiên, không đúng quy cách, không được quy hoạch hay định hướng cụ thể nhất định, nước mưa tự chảy tràn trên đường phố, các ngõ, hẻm xuống ao, hồ, kênh mương và sông Lô. Điều này đã gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ, nước mưa chảy tràn tự nhiên trên mặt đất gây ngập úng trên diện rộng, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không được thu gom; bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải đúng quy cách cũng đã và đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cộng đồng dân cư. Nhưng khi dự án kết thúc, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đưa vào vận hành thì những tình trạng này sẽ được hạn chế đi một cách đáng kể, môi trường sẽ trong lành hơn, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư cũng được nâng cao hơn và đặc biệt là sẽ giúp cải thiện cảnh quan và bộ mặt khu của đô thị. Tác động mang tính xã hội: Dự án có thể cải thiện đáng kể điều kiện sống của các tầng lớp dân cư thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiện chưa có hoặc có nhưng đã yếu kém hay xuống cấp và cải thiện sức khỏe. Vấn đề sức khỏe cũng sẽ được cải thiện do điều kiện vệ sinh môi trường sẽ được nâng cao với việc xây dựng hệ thống thoát nước chung, nạo vét và kè mới sông thoát nước, hệ thống thu gom riêng biệt và xử lý nước thải điều này làm giảm các tác động của các bệnh có liên quan đến nước và gia tăng năng suất lao động của nhân dân. Nghỉ việc và ốm đau do lũ lụt và hệ thống thoát nước không tương xứng có tác động xấu đến những người nghèo và càng làm tăng thêm sự nghèo đói. Môi trường tự nhiên trong sạch sẽ thu hút và duy trì số lượng du khách đến khu vực, tạo một cái nhìn mới đối với các nhà đầu tư. Các cải thiện về hạ tầng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phát sinh từ việc gia tăng nhu cầu vật liệu và nhân công xây dựng. Lợi ích mang lại cho người nghèo đô thị (cả nam và nữ) là tạo thêm việc làm cho những người lao động phổ thông. Các chương trình nâng cao nhận thức sẽ khuyến khích phát triển mối quan hệ giữa những người rất nghèo với các tổ chức quần chúng, các công trình công cộng và các cơ quan của thành phố cũng như xây dựng một tinh thần cộng đồng tại nhiều khu vực nghèo. Chương trình cộng đồng sẽ xây dựng và tăng cường kỹ năng cho các cán bộ quần chúng, các cơ quan của địa phương, UBND,... Khi dự án được xây dựng, ước tính số người được hưởng lợi từ dự án là hơn 45,000 người trên một diện tích hơn 168km2 Tác động đến xóa đói giảm nghèo: Người dân nghèo ở Đô thị phải chịu cảnh thiếu các dịch vụ vệ sinh môi trường do phải sống trong những căn nhà tạm bợ trong hẻm sâu, lối đi chật hẹp và dọc theo những dòng kênh ô nhiễm, không có nguồn nước an toàn để sinh hoạt, nên người dân phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng của các chứng bệnh, vốn đồng hành với điều kiện môi trường thiếu vệ sinh. Người nghèo dễ có nguy cơ suy nhược hơn, đôi khi mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, sốt xuất huyết, giun sán, các bệnh ngoài da và bệnh đau mắt. Các chứng bệnh này liên quan rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt, điều kiện tiêu thoát nước, những hộ nghèo thường phải sử dụng các công trình vệ sinh chắp vá, hệ thống thoát nước trong nhà không đảm bảo, thường xuyên bị tắc, hỏng hóc, rò rỉ, phải tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc để sửa chữa nhưng vẫn không đảm bảo để sử dụng. Bên cạnh đó hầu hết các hộ nghèo kiếm sống bằng nghề làm thuê, công việc thất thường, nên những ngày không thể đi làm vì bị bệnh, hoặc phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào sửa chữa hệ thống thoát nước, vệ sinh trong gia đình khiến cho họ phải chi phí, thu nhập giảm và tình trạng nghèo đói càng thêm trầm trọng hơn. Các công trình hạ tầng và dịch vụ sẽ được xây dựng và triển khai nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là số hộ nghèo. Khoảng hơn 45,000 người sẽ được hưởng lợi từ dự án nhờ nguy cơ ngập lụt giảm bớt, các thói quen vệ sinh môi trường được cải thiện, các hộ nghèo, cũng như các hộ trong vùng dự án có điều kiện đấu nối hệ thống thoát nước trong nhà vào hệ thống thoát nước của Đô thị, điều kiện vệ sinh sẽ được cải thiện, giảm chi phí cho thoát nước và dành được nhiều thời gian cho lao động, nâng cao thu nhập. Các cơ quan đơn vị được tăng cường năng lực nhằm quản lý các hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường một cách bền vững. Các tác động đến vấn đề giới: Dự án được tiến hành xây dựng và đưa vào vận hành sẽ giúp tăng cường giá trị đóng góp của cả nam và nữ trong các vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường vốn trước đây luôn được coi là công việc của nữ giới. Cả nam giới và nữ giới đều được tạo cơ hội để tham gia vào công tác quản lý và hoạt động của dự án cũng như các ban ngành liên quan; các hoạt động nâng cao nhận thức về giới và các hoạt động tập huấn cũng được lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực trong quá trình thực thi dự án; từ đó tạo điều kiện để nữ giới có thể được tham gia vào các công tác xã hội, giúp nâng cao nhận thức cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Từ trước đến nay, các công tác liên quan đến nguồn nước và công tác vệ sinh môi trường luôn là trách nhiệm của người phụ nữ ; nhưng từ khi dự án được đi vào vận hành và hoạt động: sẽ không còn hiện tượng ngập úng, không còn việc các thành viên trong gia đình bị ốm do những bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước nữa..., người phụ nữ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm kinh tế, nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe của bản thân cũng như gia đình họ. Ngoài ra, hội phụ nữ sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc vận động ý thức của người dân tham gia vào dự án. Hầu hết phụ nữ trong xã đều tham gia vào hội phụ nữ, ở các thôn xóm đều có các chi hội: hội viên tham gia hội phụ nữ phải đóng góp một phần lệ phí cho hội, ngược lại họ được sinh hoạt đoàn thể, được hưởng các lợi ích do hội đem lại. Hội phụ nữ cũng tham gia tích cực trong việc tuyên truyền vệ sinh môi trường, quản lý và cho vay vốn giúp chị em thoát nghèo. Các chi hội phụ nữ cũng rất mong muốn được tham gia vào quản lý các dịch vụ nước và vệ sinh và tuyên truyền giữ gìn vệ sinh. Và kinh nghiệm cho thấy là ở nhiều địa phương, hội phụ nữ đã tham gia vào việc quản lý dịch vụ nước và vệ sinh; thực hiện quỹ quay vòng vốn vệ sinh rất có hiệu quả. 3.1.3 Đánh giá các chi phí và lợi ích của dự án 3.1.3.1 Các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích Như đã xác định ở mục 2, ta có các chi phí và lợi ích mà dự án đem lại được xác định thông qua các phương pháp đánh giá và nguồn số liệu sau: Bảng 3.4: Bảng liệt kê các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích Chi phí- Lợi ích Phương pháp đánh giá Nguồn số liệu I. Chi phí 1. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng Giá thị trường Hồ sơ dự án Chi phí xây dựng các hạng mục công trình Giá thị trường Hồ sơ dự án 2. Chi phí phải trả hàng năm Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm Giá thị trường Hồ sơ dự án II. Lợi ích 1. Lợi ích có thể lượng hóa được Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng Điều tra kinh tế xã hội học Báo cáo điều tra kinh tế xã hội học Lợi ích do thu phí thoát nước Giá thị trường Hồ sơ dự án 2. Lợi ích không thể lượng hóa được Thúc đẩy phát triển kinh tế Tác động đến môi trường Đánh giá tác động môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án. Tác động mang tính xã hội Điều tra xã hội học. Báo cáo điều tra xã hội học dự án. Các tác động đến vấn đề giới Điều tra xã hội học. Báo cáo điều tra xã hội học dự án. Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp 3.1.3.2 Đánh giá các chi phí của dự án a) Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (C0) Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng (Ca) - Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng bao gồm : Chi phí trực tiếp (Ca) bao gồm các chi phí sau: Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn.(Cvv) Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi tạm thời.(Ctt) Chi phí cho đền bù thiệt hại mùa màng.(Cmm) Chi phí phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại.(Cth) Chi phí để khuyến khích di dời đúng thời gian.(Ctg) Chi phí cho họp cộng đồng và phổ biến thông tin.(Ccd) Chi phí đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù.(Cdb) Chi phí giám sát (Cb) Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (Cc) Dự phòng phí (Cd) Ta có: C1 = Ca+ Cb + Cc+ Cd Trong đó: Ca = Cvv + Ctt + Cmm + Cth + Ctg + Ccd + Cdb Với: Cvv = Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi vĩnh viễn * Đơn giá của một m2 đất nông nghiệp Ctt = Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tạm thời * Đơn giá thuê một m2 đất nông nghiệp Cmm = Diện tích đất nông nghiệp có thể sản xuất nhưng bị thu hồi vĩnh viễn * Giá trị nông nghiệp có thể tạo ra trên một m2 đất nông nghiệp. Cth = Số hộ cần hỗ trợ phục hồi sản xuất * Số tiền hỗ trợ trên một hộ. Ctg = Số hộ cần khuyến khích di dân đúng thời gian * Số tiền hỗ trợ trên một hộ. Ccd = Chi phí cho một lần tổ chức họp cộng đồng và phổ biến thông tin * Số lần tổ chức. Cdb = Chi phí cho một lần tổ chức đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù * Số lần tổ chức. Cb = 3%* Ca Cc = 5%* Ca Cd = 5%* (Ca+ Cb + Cc) Ta có bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án như sau: Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án TT Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Giá thành 1 Chi phí trực tiếp Đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn (m2) m2 30,064 55 1,653,520 Đất nông nghiệp thu hồi tạm thời (m2) m2 46,399 22 1,020,778 Đền bù thiệt hại mùa màng (lúa...) m2 26,712 10 267,124 Phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại Hộ 200 300 60,000 Khuyến khích di dời đúng thời gian Hộ 200 350 70,000 Họp cộng đồng và phổ biến thông tin H.mục 1 6,000 6,000 Đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù H.mục 1 9,000 9,000 Cộng I: 3,086,422 2 Chi phí giám sát (3% Tổng I) 92,593 3 Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (5% tổng I) 154,321 4 Dự phòng phí = 5% (1+2+3) 166,667 Tổng cộng 3,500,000 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam (VICEN) Chi phí xây dựng các hạng mục công trình (C2) Bảng 3.6: Bảng chi phí xây dựng các hạng mục công trình STT Hạng mục công việc Giá trị (1000 VNĐ) 1 Cống và kênh thoát nước mưa 91,316,212 2 Mạng lưới thoát nước thải 42,250,655 3 Trạm bơm nước thải 5,736,800 4 Trạm xử lý nước thải, CS: 3,000m3/ngđ 26,399,000 5 Đấu nối hộ gia đình 2,883,760 6 Hỗ trợ vệ sinh môi trường 620,000 7 Thiết bị xe máy, hỗ trợ quản lý vận hành hệ thống thoát nước 4,210,800 8 Chi phí đầu tư gián tiếp 13,209,520 10 Dự phòng phí (10%) 20,449,734 11 Tổng cộng (1000VNĐ) 207,076,500 Nguồn: Công ty Cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam (VICEN) Tổng chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của dự án là: C0 = C1 + C2 C0 = 3,500,000 + 207,076,500 = 210,576,500 (1000 VNĐ) Ta có: quá trình đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được tiến hành trong 3 năm, chi phí đầu tư xây dựng được giả định là bằng nhau giữa các năm. Vậy chi phí đầu tư xây dựng trong mỗi năm sẽ là: C = C0 / 3 = 210,576,500/3 = 70,192,167 (1000 VNĐ) b) Chi phí phải trả hàng năm (C3) Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3 Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm của dự án bao gồm: Chi phí về nguyên nhiên vật liệu: chi phí điện, hóa chất, sửa chữa nhỏ; chi phí nhân công: lương công nhân, chi phí quản lý chung (Ce) Khấu hao tài sản cố định (Cf) Với: Ce = Chi phí điện + Chi phí hóa chất + Chi phí sửa chữa nhỏ + Chi phí lương cho công nhân + Chi phí quản lý chung. Cf = Giá trị tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao. (Ở đây lấy tỷ lệ khấu hao đều và tỷ lệ khấu hao = 20%) Bảng 3.7: Chi phí vận hành vào bảo dưỡng hàng năm STT Hạng mục Năm 2012 2013 2014 2015 …………… ……………. 2035 2036 1 Điện 464,280.0 468,922.8 473,612.0 478,348.1 …………… ……………. 650,486.6 663,496.3 2 Hoá chất 121,545.0 122,760.5 123,988.1 125,227.9 …………… ……………. 170,292.5 173,698.3 3 Sửa chữa nhỏ 486,696.0 486,696.0 486,696.0 486,696.0 …………… ……………. 325,822.2 325,822.2 4 Lương công nhân 316,333.3 319,496.7 322,691.6 325,918.5 …………… ……………. 443,203.7 452,067.7 5 Chi phí quản lý chung 208,780.0 210,867.8 212,976.5 215,106.2 …………… ……………. 292,514.4 298,364.7 Khấu hao 1,623,313.8 1,623,313.8 1,623,313.8 1,623,313.8 …………… ……………. 1,077,098.0 1,077,098.0 6 Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm 3,220,948.1 3,232,057.6 3,243,278.0 3,254,610.5 …………… ……………. 2,959,417.4 2,990,547.2 Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp 3.1.3.3 Đánh giá các lợi ích của dự án Các lợi ích có thể lượng hóa được (Bv) Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng (Giảm chi phí chữa bệnh cho người dân và tránh mất thu nhập) B0 bao gồm: + Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động (Ba) + Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập (Bb) à B0 = Ba + Bb Trong đó: - Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động: Ba = (N0 – N1)* Ctc Trong đó: N0 : Tổng số người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước trước khi có dự án/năm N1 : Tổng số người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước sau khi có dự án/ năm Ctc : Chi phí y tế bình quân cho việc khám chữa bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước người/ năm à Ta có Bảng 3.8: Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động. Stt Yếu tố Đơn vị Năm 2012 2013 ………. 2035 2036 1 Số dân trong khu vực thực hiện dự án Người 55,000 55,605 ………. 69,966 70,736 2 Tỷ lệ % số người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước trước khi có dự án % 20% 20% ………. 20% 20% 3 Tỷ lệ % số người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước sau khi có dự án % 2% 2% ………. 2% 2% 4 Chi phí y tế bình quân cho việc khám chữa bệnh nằm viện từ sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước (nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của thị xã Hà Giang) 1000 VND/ người/ năm 1056 1066.56 ………. 1314.42 1327.564 5 Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh 1000 VND/ người/ năm 10,454,400.00 10,675,092.38 ………. 16,553,647.75 16,903,182.08 Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp - Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động: Bb Ta có: Bb = M*k*L*(m-n) Trong đó: M: Số dân trong khu vực thực hiện dự án (Người) k: Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động có thể tạo ra thu nhập (%) L: Mức thu nhập trung bình một người có thể tạo ra (1000 VND/ người/ năm) m: Tỷ lệ số người tạo ra thu nhập phải đi khám chữa bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước trước khi có dự án (%) n: Tỷ lệ số người tạo ra thu nhập phải đi khám chữa bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước sau khi có dự án (%) Bảng 3.9: Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động STT Yếu tố Đơn vị Năm 2012 2013 ………….. 2034 2035 2036 1 Số dân trong khu vực thực hiện dự án Người 55,000 55,605 ………….. 69,205 69,966 70,736 2 Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động có thể tạo ra thu nhập % 70% 65% ………….. 65% 65% 65% 3 Tỷ lệ số người tạo ra thu nhập phải đi khám chữa bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước trước khi có dự án % 22% 22% ………….. 22% 22% 22% 4 Tỷ lệ số người tạo ra thu nhập phải đi khám chữa bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước sau khi có dự án % 2% 2% ………….. 2% 2% 2% 5 Mức thu nhập trung bình một người có thể tạo ra 1000 VND/ người/ năm 1056 1066.56 ………….. 1301.406 1314.42 1327.564 6 Lợi ích có được nhờ hạn chế việc mất thu nhập 1000 VND/ người/ năm 8,131,200 7,709,789 ………….. 11,708,294 11,955,412 12,207,854 Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp - Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải (B1) + Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc) + Doanh thu từ việc hút bùn bể tự hoại trong 1 năm (Bd) à B1 = Bc + Bd Có: Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc) Bc = N * Pn Trong đó: N: Lượng nước ghi hóa đơn hàng năm (m3) Pn : Phí thoát nước trung bình/ năm (1000VND) Có: Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bd) Bc = M * Px Trong đó: M: Số hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án (Hộ) Px : Chi phí trung bình một hộ gia đình phải trả cho việc hút bùn bể tự hoại/ năm (1000VND) Bảng 3.10: Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải Yếu tố Năm 2012 2013 ……… ………. 2035 2036 Lượng nước ghi hóa đơn hàng năm (m3) 985,500 985,500 ……… ………. 985,500 985,500 Số hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án (hộ) 13,750 13,901 ……… ………. 17,492 17,684 Phí thoát nước trung bình (1000 VND) 3.4 3.6 ……… ………. 8 8.2 Chi phí trung bình một hộ gia đình phải trả cho việc hút bùn bể tự hoại/ năm (1000VND) 200 210 ……… ………. 585.0521 614.3048 Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải/ năm (1000VND) 3350700 3547800 ……… ………. 7884000 8081100 Doanh thu từ việc hút bùn bể tự hoại/ năm (1000VND) 2750000 2919210 ……… ………. 10233731.33 10863366.08 Tổng lợi ích do thu phí và xử lý nước thải 6,100,700.00 6,467,010.00 ……… ………. 18,117,731.33 18,944,466.08 Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp 3.1.4 Tính toán các chỉ tiêu Bảng 3.11: Bảng tính toán các chi tiêu kinh tế Stt Lợi ích- Chi phí Năm 2009 2010 2011 2012 Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 I Lợi ích 1 Doanh thu từ việc thu phí và Xử lý nước thải 0 0 0 6,100,700.00 2 Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh và do hạn chế việc mất thu nhập 0 0 0 18,585,600.00 3 Tổng lợi ích hàng năm 0 0 0 24,686,300 II Chi phí 1 Vốn đầu tư ban đầu 70,192,167 70,192,167 70,192,167 0 2 Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm 0 0 0 3,220,948.1 3 Tổng chi phí hàng năm 70,192,167 70,192,166.67 70,192,166.67 3,220,948.10 III Lợi ích kinh tế ròng -70,192,167 (70,192,166.67) (70,192,166.67) 21,465,351.90 IV Các chỉ số phân tích kinh tế 1 Hệ số chiết khấu ( r ) 10% 1 0.909090909 0.826446281 0.751314801 2 Lợi ích hiện tại hàng năm (Bt) 238827030.4 0 0 0 18547182.57 3 Chi phí hiện tại hàng năm (Ct) 215,854,092 70,192,167 63811060.61 58010055.1 2419945.98 4 Lợi ích kinh tế ròng đã chiết khấu -70,192,167 -63811060.61 -58010055.1 16127236.59 5 NPV 22,972,938 6 B/C 1.106428086 7 IRR 11.2% Stt Lợi ích- Chi phí Năm ………………… 2033 2034 2035 2036 ………………… Năm 24 Năm 25 Năm 26 Năm 27 I Lợi ích ………………… 1 Doanh thu từ việc thu phí và xử lý nước thải ………………… 16,570,976.02 17,326,887.44 18,117,731.33 18,944,466.08 2 Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh và do hạn chế việc mất thu nhập ………………… 27,342,566.00 27,919,778.69 28,509,060.01 29,111,035.80 3 Tổng lợi ích hàng năm ………………… 43,913,542 45,246,666 46,626,791 48,055,502 II Chi phí ………………… 1 Vốn đầu tư ban đầu ………………… 0 0 0 0 2 Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm ………………… 2,898,976.6 2,928,897.8 2,959,417.4 2,990,547.2 3 Tổng chi phí hàng năm ………………… 2,898,976.60 2,928,897.80 2,959,417.40 2,990,547.20 III Lợi ích kinh tế ròng ………………… 41,014,565.42 42,317,768.33 43,667,373.95 45,064,954.69 IV Các chỉ số phân tích kinh tế ………………… 1 Hệ số chiết khấu ( r ) ………………… 0.101525598 0.092295998 0.083905453 0.076277684 2 Lợi ích hiện tại hàng năm (Bt) ………………… 4458348.614 4176086.215 3912242.045 3665562.409 3 Chi phí hiện tại hàng năm (Ct) ………………… 294320.3329 270325.546 248311.2572 228112.0156 4 Lợi ích kinh tế ròng đã chiết khấu ………………… 4164028.281 3905760.669 3663930.787 3437450.393 Nguồn: Sinh viên tự tính toán và tổng hợp 3.1.5 Phân tích độ nhạy Để tính toán chúng ta đã ngầm giả định rằng mỗi lợi ích và chi phí có thể được ước lượng với sự chắc chắn và do đó chúng ta có một giá trị đơn nhất về lợi ích xã hội ròng cho mỗi phương án. Nhưng các lợi ích và chi phí thực tế có thể trở nên khác với những kết quả ước lượng này, có thể thấy là lợi ích xã hội ròng của một phương án sẽ luôn thay đổi khi dữ liệu của nó thay đổi. Sau đây ta sẽ tiến hành phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r và sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu khi tỷ lệ chiết khấu r không đổi, để xem liệu dự án có thể được chấp nhận hay không chấp nhận về mặt kinh tế hay không? a) Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r - Trường hợp 1: Khi r = 8% Ta có: NPV = 61,549,341 (1000 VND) B/C = 1.274347421 IRR = 10.7% - Trường hợp 2: Khi r = 10% Ta có: NPV = 13,212,453 (1000 VND) B/C = 1.061210113 IRR = 10.7% - Trường hợp 3: Khi r = 12% NPV = -21,726,622 (1000 VND) B/C = 0.895921442 IRR = 10.7% Hình 3.1: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của r à Nhận xét: Qua biểu đồ ta có thể thấy được sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là đối với chỉ số NPV: đối với r = 8% thì giá trị hiện tại ròng mà dự án mang lại cho xã hội là lớn nhất; khi tăng tỷ lệ chiết khấu r = 12% thì dự án thực sự không đạt hiệu quả, với giá trị hiện tại ròng của dự án đạt giá trị âm. Với hệ số IRR = 10.7% > r = 10% : tuy không cao nhưng dự án vẫn được coi là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là dự án bên cạnh những lợi ích về kinh tế còn đem lại rất nhiều những lợi ích không thể lượng hóa được cho cộng đồng và cho xã hội. b) Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu - Trường hợp 1: Khi chi phí đầu tư ban đầu giảm 10% NPV = 32,413,782 (1000 VND) B/C = 1.164827491 IRR = 11.8% - Trường hợp 2: Khi chi phí đầu tư ban đầu không đổi NPV = 13,212,453 (1000 VND) B/C = 1.061210113 IRR = 10.7% - Trường hợp 3: Khi chi phí đầu tư ban đầu tăng 10% NPV = -5,988,875 (1000 VND) B/C = 0.974521435 IRR = 9.7% Hình 3.2: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu àNhận xét: Qua biểu đồ trên ta có thể thấy là sự thay đổi mức chi phí đầu tư ban đầu của dự án có tác động đến kết quả của các chỉ tiêu kinh tế nhưng không lớn so với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu r. Các chỉ tiêu kinh tế có sự biến động nhưng không nhiều, độ nhạy đều giảm thấp. Trong trường hợp chi phí đầu tư ban đầu tăng 10% thì dự án thực sự không đạt hiệu quả, còn khi chi phí đầu tư ban đầu giảm 10% thì dự án không những đạt hiệu quả mà còn tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. 3.1.6 Kết luận Như vậy, có thể thấy “Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang” có mang tính khả thi, bên cạnh việc đảm bảo sự phát triển đồng đều của hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Hà Giang nói chung và thị xã Hà Giang nói riêng, nó còn góp phần nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân nơi đây, bảo vệ môi trường 3.2 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp 3.2.1 Các kiến nghị Dự án được thực hiện trong khuôn khổ của kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, vì vậy khi nghiên cứu và triển khai các dự án khác về cơ sở hạ tầng như cấp nước, cấp điện, thông tin, bưu chính, giao thông vận tải, vệ sinh môi trường và dịch vụ công cộng … nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ. Nguyên tắc chung là các công trình cơ sở hạ tầng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi cho tiêu thoát nước, xử lý nước thải và kết hợp các nguồn vốn đầu tư để tiết kiệm đất đai, kinh phí xây dựng. Phải coi tiến độ thực hiện dự án thoát nước là một trong những cơ sở chính yếu để lập tiến độ cho các dự án khác về cơ sở hạ tầng đô thị. Việc xác định những nội dung phối hợp đầu tư giữa dự án thoát nước với các công trình cơ sở hạ tầng khác cần phải được nghiên cứu cụ thể trong giai đoạn thực hiện dự án. Kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng cơ chế đền bù đất và tái định cư của dự án phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thị xã, tuân thủ luật pháp, chính sách nhà nước, đồng thời có xét đến hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng nhân dân đang sinh sống ở khu vực có công trình thoát nước. Cần phối hợp lợi ích thoát nước với các lợi ích thu được từ gia tăng giá trị đất đai, từ các hoạt động dịch vụ, giải trí, kinh doanh thương mại để huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, tạo nên cơ sở hạ tầng đồng bộ về giao thông - đô thị trong khu vực thực hiện dự án. Do nhu cầu về vốn thực hiện dự án lớn, kính đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện cho chủ đầu tư dự án tiến hành thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi. Đối với phần vốn đối ứng phía Việt Nam, kính đề nghị UBND tỉnh cân đối và bố trí vốn ngân sách hàng năm cho việc thực dự án. Để đảm bảo đúng tiến độ của Dự án, kiến nghị UBND Tỉnh Hà Giang chỉ đạo các sở ban ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. 3.2.2 Đề xuất các giải pháp - Phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa các ban ngành, các cấp chính quyền cũng như các ban ngành chức năng đối với việc quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, nhằm tránh các hoạt động chồng chéo giữa các ban ngành. - Xây dựng và ban hành các quy chế về việc thu phí thoát nước và xử lý nước thải; các tiêu chuẩn về kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng cho quá trình hoạt động và vận hành của hệ thống để tránh các sai phạm trong khi hệ thống đi vào vận hành. - Cải cách và nâng cao công tác quản lý của Công ty Dịch vụ công cộng và Môi trường Hà Giang đảm bảo cho hệ thống hoạt động một cách có hiệu quả. - Thực hiện từng bước việc xã hội hóa ngành nước nhằm mục đích thu hút mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội cùng tham gia, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như công tác quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thị xã. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động và quản lý hệ thống thoát nước và xử lý nước thải nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quá trình vận hành hệ thống. - Tăng cường công tác quản lý, vận động tuyên truyền để thu hút sự tham gia cũng như ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp dân cư trong khu vực: dựa vào các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ... để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và vận động cộng đồng dân cư; lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường trong trường học; tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng... KẾT LUẬN Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang, Tỉnh Hà Giang được xây dựng sẽ đáp ứng được nguyện vọng của người dân về một môi trường sống trong sạch: giải quyết cơ bản và triệt để vấn đề ngập úng, lụt lội khi mưa to gây ra, góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị, thu hút các khách du lịch, các nhà đầu tư đến với Thị xã Hà Giang; đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu của người dân về cung cấp một dịch vụ thoát nước, vệ sinh môi trường. Đây là một dự án đầu tư môi trường vì thế nó không những góp phần mang đến môi trường trong lành cho không chỉ vùng thị xã Hà Giang, cho các vùng phụ cận mà còn đảm bảo sự phát triển đồng đều của hệ thống cơ sở hạ tầng, giúp thúc đẩy và phát triển bền vững nền kinh tế của thị xã Hà Giang nói riêng và cho cả toàn tỉnh Hà Giang nói chung. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam, Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam, Báo cáo Điều tra xã hội học Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên), Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực quản lý môi trường ở Hà Nội- Hà Nội 2000. Nguyễn Thế Chinh, Bài giảng Phân tích chi phí- lợi ích. Phạm Ngọc Hồ- Hoàng Xuân Cơ, Đánh giá tác động môi trường (in lần thứ 3), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2004. Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Niên giám thống kê năm 2007- Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Bạch Nguyệt (chủ biên), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2000. Trần Võ Hùng Sơn (chủ biên), Nhập môn phân tích chi phí - lợi ích, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2001. Các trang web: www.baocongthuong.com.vn www.baohagiang.vn www.hagiang.gov.vn www.hiendaihoa.com.vn www.iucn.org.vn www.monre.gov.vn www.laodong.com.vn www.tinmoi.vn www.tuoitreonline.com.vn www.vnxanh.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111277.doc
Tài liệu liên quan