Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang lọc máu định kỳ

Tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang lọc máu định kỳ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 125 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG LỌC MÁU ĐỊNH KỲ Nguyễn Thị Ngọc*, Nguyễn Thị Ngọc Phương**, Trần Thị Xuân Giao* TÓM TẮT Mở đầu: Chất lượng cuộc sống là yếu tố tiên đoán cho sức khỏe của người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo và là yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng chăm sóc. Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức và các yếu tố tương quan. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả có phân tích, khảo sát chất lượng cuộc sống của 161 người bệnh đang lọc máu định kỳ qua bộ câu hỏi SF-36. Tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả đặc điểm dân số học, bệnh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.Phép kiểm t-độc lập, ANOVA và phép kiểm Pearson’s Correlation được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang lọc máu định kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 125 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG LỌC MÁU ĐỊNH KỲ Nguyễn Thị Ngọc*, Nguyễn Thị Ngọc Phương**, Trần Thị Xuân Giao* TÓM TẮT Mở đầu: Chất lượng cuộc sống là yếu tố tiên đoán cho sức khỏe của người bệnh suy thận mạn chạy thận nhân tạo và là yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng chăm sóc. Mục tiêu: Nghiên cứu này khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức và các yếu tố tương quan. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả có phân tích, khảo sát chất lượng cuộc sống của 161 người bệnh đang lọc máu định kỳ qua bộ câu hỏi SF-36. Tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn được sử dụng để mô tả đặc điểm dân số học, bệnh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.Phép kiểm t-độc lập, ANOVA và phép kiểm Pearson’s Correlation được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa đặc điểm người bệnh, bệnh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Kết quả: Chất lượng cuộc sống của 161 người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ chỉ ở mức trung bình 43,9 ± 19,0 điểm với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cũng ở mức trung bình lần lượt là 41,7 ± 20,1 điểm và 46,1 ± 20,0 điểm. Có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống với việc sử dụng Erythropoietin (p < 0,0001), bệnh lý đái tháo đường (p = 0,046), tình trạng kinh tế và lượng nước tiểu 24 giờ (p = 0,016) của người bệnh. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Thủ Đức chỉ ở mức trung bình và có mối tương quan với việc sử dụng Erythropoietin, bệnh lý đái tháo đường đi kèm, tình trạng kinh tế và lượng nước tiểu 24 giờ của người bệnh. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, chạy thận nhân tạo, SF-36. ABSTRACT QUALITY OF LIFE ON HEMODIALYSIS PATIENTS AT THU DUC HOSPITAL AND RELATED FACTORS Nguyen Thi Ngoc, Nguyen Thi Ngoc Phuong, Tran Thi Xuan Giao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 125 - 131 Objectives: Quality of life is the predictor of clinical outcomes and as a key indicator of the quality of health care. This study examines the quality of life on hemodialysis patients at Thu Duc hospital and related factors. Methods: Using the cross-sectional correlation descriptive study design, this study examined 161 haemodialysis patients by the questionnaire SF-36. The independent-t test, ANOVA and Pearson’s Correlation were used to identify the relationships between demographic data, disease characteristics and quality of life among haemodialysis patient. Results: The quality of life on 161 hemodialysis patients at Thu Duc hospital were at medium level(43.9 ± 19.0), and also have the medium scores on the physical health (41.7 ± 20.1) and mental health (46.1 ± 20.0). There were the relationship between the quality of life and using Erythropoietin (p < 0.0001), diabetes co-disease (p = 0.046), income and the amount of urine during 24 hours (p = 0.016). *Khoa Lọc máu – Thận nhân tạo, Bệnh viện Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. **Bộ môn Điều dưỡng - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: BS CKII. Nguyễn Thị Ngọc, ĐT: 0982423542, Email: ngocbs73@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 126 Conclusions: The quality of life on 161 hemodialysis patients at Thu Duc hospital were at medium levelThere were the relationship between the quality of life and using Erythropoietin, diabetes co-disease, income and the amount of urine during 24 hours. Keywords: Quality of life, hemodialysis, SF-36. ĐẶT VẤN ĐỀ Lọc máu định kỳ bằng thận nhân tạo là một phương pháp điều trị thay thế thận được áp dụng rộng rãi, do đã cải thiện đáng kể tỉ lệ sống sót của người bệnh suy thận mạn, bên cạnh các phương pháp như thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Tuy nhiên, những bệnh nhân lọc máu có thể xuất hiện những suy giảm tiến triển về mặt nhận thức, trí tuệ, thay đổi về chế độ dinh dưỡng, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm chất lượng cuộc sống(19). Tác giả Fukuhara Shunichi ở Đại Học Kyoto (Nhật Bản) cũng lưu ý các nhà lâm sàng bên cạnh việc điều trị các hậu quả của bệnh còn phải chú ý đến chất lượng sống cho những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối(7). Hơn thế nữa, chất lượng cuộc sống còn là yếu tố tiên đoán cho sức khỏe của người bệnh(15) và là yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng chăm sóc(21). Chất lượng cuộc sống là một hiện tượng đa chiều được sử dụng để miêu tả nhận thức, sự hài lòng cá nhân và phản ánh các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như khả năng hoạt động, tâm lý, cảm xúc cũng như các mối quan hệ xã hội(2,16). Để đánh giá khái niệm này, nhiều bảng câu hỏi đã ra đời, trong đó có bảng câu hỏi Short form -36 (SF-36). Bảng câu hỏi SF-36 đã được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng để nghiên cứu trên nhiều nhóm người bệnh nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của họ, trong đó bao gồm cả người bệnh suy thận mạn chưa điều trị và đã điều trị thay thế thận(3,4). Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc đánh giá chất lượng cuộc sống trong điều trị và theo dõi người bệnh lọc máu định kỳ còn hạn chế và tại bệnh viện Thủ Đức người bệnh lọc máu định kỳ chưa được khảo sát về khái niệm này. Vì vậy, nghiên cứu “Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh đang lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức” là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát chất lượng cuộc sống theo thang điểm SF-36 ở người bệnh đang lọc máu định kỳ ở Bệnh viện Quận Thủ Đức. Xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh đang lọc máu định kỳ ở Bệnh viện Quận Thủ Đức. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối theo tiêu chuẩn Hội Thận Quốc Gia Hoa Kỳ(8,22), đang điều trị lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả có phân tích. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu 161 người bệnh. Thời gian thu thập số liệu Tháng 5/2018. Công cụ nghiên cứu Bộ câu hỏi gồm 3 phần. Phần 1: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu (8 câu). Phần 2: Đặc điểm về bệnh lý (8 câu). Phần 3: Bảng câu hỏi về chất lượng cuộc sống SF-36 (36 câu) gồm 8 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực được quy về thang điểm từ 0 - 100. Sau đó 8 lĩnh vực được chia thành 2 mảng là sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, từ đó chất lượng cuộc sống được xác định dựa vào điểm trung bình của 2 mảng này. Điểm số càng cao cho thấy chất lượng cuộc sống càng tốt. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 127 Quy trình thu thập số liệu Nghiên cứu viên xin phép lãnh đạo bệnh viện Thủ Đức và khoa Lọc máu – Thận nhân tạo để tiến hành nghiên cứu. Người bệnh trong danh sách chạy thận định kỳ tại khoa được giải thích ý nghĩa của nghiên cứu, nếu người bệnh đồng ý, nghiên cứu viên thu thập số liệu và phỏng vấn người bệnh dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn. Sau đó, mã hóa các phiếu trả lời và nhập dữ liệu vào phần mềm. Phiếu trả lời được cất giữ cẩn thận trong tủ có khóa, file dữ liệu được cài đặt mật khẩu. Xử lý và phân tích số liệu Tất cả dữ liệu sẽ được nhập, làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Tần số, tỉ lệ phần trăm, trung bình và độ lệch chuẩn đượcdùng để mô tả đặc điểm người bệnh, đặc điểm về bệnh lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phép kiểm t-test độc lập, ANOVA và Pearson được sử dụng để phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát 161 người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức trong năm 2018 có độ tuổi trung bình là 51,6 ± 14,8 tuổi, trong đó người bệnh là nam giới chiếm tỉ lệ 52,2%. Nhìn chung độ tuổi này gần tương đương so với một số nghiên cứu của các tác giả trong nước(8,12,13), nhưng thấp hơn so với các tác giả Âu, Mỹ(5,9,16,17,18). Vì nơi thu thập số liệu là bệnh viện quận Thủ Đức và người bệnh phải chạy thận nhân tạo định kỳ, cần sự thuận lợi trong di chuyển đến bệnh viện uy tín nên đa số người bệnh sinh sống tại quận này đã chọn bệnh viện quận Thủ Đức là nơi chạy thận cho mình (105/132 người), tuy nhiên có một tỉ lệ không nhỏ 16,1% người bệnh đến từ tỉnh Bình Dương một tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh sát với quận Thủ Đức và 75,8% người bệnh sống tại nhà riêng của mình. Trình độ học vấn của người bệnh chủ yếu là trung học cơ sở 36,6%, tiếp theo là trung học phổ thông 27,3%, tiểu học và trung học chuyên nghiệp trở lên chiếm tỉ lệ ngang nhau là 16,8%, tuy nhiên vẫn còn 2,5% là không biết chữ. Người làm lâm sàng cần lưu ý cách dùng từ phù hợp trong việc hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc. Người bệnh hầu như ở nhà (36%) và làm nội trợ (24,2%) là chính, các ngành nghề khác như là buôn bán, công nhân, hay cán bộ viên chức ở khoảng 10%. Điều này cũng phù hợp với tình trạng bệnh, người bệnh có thể chủ động sắp xếp thời gian để đến chạy thận định kỳ. Tất cả đều có bảo hiểm y tế và có tình trạng kinh tế khá giả chiếm tỉ lệ cao (50,9%), tuy nhiên vẫn có 45 người đang trong diện nghèo (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (N=161) Biến số Tần số (%) hoặc TB (ĐLC) Tuổi 51,6 (14,8) Giới tính Nam 84 (52,2) Địa chỉ Bình Dương 26 (16,1) Đồng Nai 3 (1,9) HCM 132 (82) Nhà ở Ở trọ 39 (24,2) Nhà riêng 122 (75,8) Học vấn Không biết chữ 4 (2,5) Tiểu học 27 (16,8) THCS 59 (36,6) THPT 44 (27,3) Trung cấp trở lên 27 (16,8) Nghề nghiệp CBVC 8 (5) Buôn bán 11 (6,8) Công nhân 14 (8,7) Nội trợ 39 (24,2) Ở nhà 58 (36) Tình trạng kinh tế Nghèo 45 (28) Cận nghèo 34 (21,1) Khá giả 82 (50,9) BHYT Có 161 (100) TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn CBVC: Cán bộ viên chức, BHYT: bảo hiểm y tế Đặc điểm về bệnh lý Về đặc điểm bệnh lý, tất cả người bệnh đang chạy thận nhân tạo định kỳ đều bị thiếu máu mạn và hầu như đều có chỉ định sử dụng Erythropoietin (98,8%). Do tình trạng suy thận Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 128 mạn, việc sản sinh các hormone ở tuyến thượng thận bị hạn chế, trong đó có hormone Erythropoietin, một loại hormone kích thích tạo hồng cầu. Việc sử dụng thuốc này ít có tác dụng phụ, chi phí được bảo hiểm y tế chi trả, do đó người bệnh thường được chỉ định sử dụng để cải thiện tình trạng thiếu máu(1). Về bệnh lý đi kèm, có 96,9% người bệnh bị cao huyết áp, 34,2% bị đái tháo đường và một số bệnh lý như giãn tĩnh mạch, khớp, và viêm gan B, C chiếm khoảng 4 - 5%. Hầu hết người bệnh có BMI trong mức bình thường là 22, 3 ± 4,5 kg/m2, với huyết áp trung bình khá cao, thì tâm thu 142,7 ± 21 mmHg và thì tâm trương 80,2 ± 12,4 mmHg. Thời gian lọc máu trung bình 2 - 3 năm với số giờ trung bình cho mỗi lần lọc 3,6 giờ, trong khi số giờ lọc thận tiêu chuẩn khoảng 4 giờ, kết quả trong nghiên cứu này gần đạt được tiêu chuẩn. Về lượng nước tiểu người bệnh có dao động lớn từ không có nước tiểu đến khoảng 1,5 lít trong ngày, với trung bình khoảng 400 ml/ngày. Điều này tùy thuộc vào khoảng thời gian chạy thận của người bệnh. Bảng 2. Đặc điểm về bệnh lý (N=161) Biến số Tần số (%) Trung bình (Độ lệch chuẩn) Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Bệnh lý đi kèm Đái tháo đường 55 (34,2) Cao huyết áp 156 (96,9) Thiếu máu mạn 161 (100) Giãn tĩnh mạch 4 (2,4) Khớp 5(3) Viêm gan B,C 4 (2,4) Sử dụng Erythropoietine 159 (98,8) BMI (kg/m 2 ) 22,3 (4,5) 15,6 57 Huyết áp tâm thu (mmHg) 142,7(21,0) 100 200 Huyết áp tâm trương (mmHg) 80,2 (12,4) 60 110 Thời gian lọc máu (tháng) 33,5 (33,6) 1 168 Số giờ lọc máu/chu kỳ 3,6 (0,3) 2 4 Số lượng nước tiểu (ml) 425,8(410,8) 0 1500 Chất lượng cuộc sống Bảng 3 cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo cũng chỉ ở mức trung bình 43,9 ± 19,0 điểm. Trong khi, theo Silveria (2010) mục tiêu điều trị cho người bệnh suy thận mạn tính có chạy thận nhân tạo chu kỳ sao cho điểm SF36 đạt trên 75 điểm(18). Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này cao hơn trong nghiên cứu của Lê Việt Thắng (2011) có kết quả điểm số chất lượng cuộc sống theo thang đo SF36 là 40,78 ± 19,37 điểm và cao hơn cả các nghiên cứu tại Brazil và Iran với điểm chất lượng cuộc sống lần lượt là 36 ± 36 điểm(18) và 38,9 ± 23,2 điểm(16). Mặc dù vậy, nếu so với chất lượng cuộc sống của những người bệnh trong các nghiên cứu được tiến hành ở các nước phát triển và khảo sát trên người bệnh suy thận mạn nói chung như tại Ý (2010) với điểm số 45,95 ± 21,56 điểm(5) và tại Mỹ (2010) với điểm số 42,4 ± 6,7 điểm(17) thì kết quả trong nghiên cứu này chưa bằng. Điều này là hợp lý. Xét về 8 yếu tố đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đang chạy thận nhân tạo định kỳ, yếu tố sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội đạt mức điểm cao nhất 68,4 ± 24,0 điểm nhưng chỉ đạt được mức khá, yếu tố giới hạn hoạt động do khiếm khuyết chức năng có điểm thấp nhất 28,4 ± 39,4 điểm và ở mức trung bình. Bên cạnh đó yếu tố tự đánh giá sức khỏe tổng quát điểm cao nhất chỉ đat 87 so với các yếu tố khác đạt được 100. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần chỉ ở mức trung bình lần lượt là 41,7 ± 20,1 điểm và 46,1 ± 20,0 điểm. Hai mảng sức khỏe này đều thấp hơn chỉ số điểm trong nghiên cứu của Kamyar Kalantar-Zadeh khảo sát trên người bệnh chạy thận nhân tạo với điểm số sức khỏe thể chất là 48 ± 18,8 và sức khỏe tinh thần là 55,7 ± 18,4(10). Tuy nhiên, hai chỉ số trong nghiên cứu này lại cao hơn nghiên cứu của Heba Sayed Assal với 34 ± 15,5 điểm sức khỏe thể chất và 38,8 ± 15,17 điểm sức khỏe tinh thần. Điểm sức khỏe thể chất và tinh thần trong nghiên cứu này khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 129 của Amir H Pakpour(16) mặc dù nghiên cứu này khảo sát trên nhóm người bệnh suy thận mạn nói chung với điểm số lần lượt là 41,2 ± 19,3 điểm và 47,5 ± 20,1 điểm. Bảng 3. Chất lượng cuộc sống (N=161) Biến số Trung bình (ĐLC) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Sức khỏe liên quan đến hoạt động chức năng 51,9 (30,2) 0 100 Giới hạn hoạt động do khiếm khuyết chức năng 28,4 (39,4) 0 100 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn 51,8 (25,3) 0 90 Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 29,9 (20,2) 0 87 Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống 46,6 (23,2) 0 100 Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội 68,4 (24,0) 0 100 Giới hạn hoạt động do khiếm khuyết tâm lý 33,7 (43,0) 0 100 Sức khỏe tâm thần tổng quát 52,0 (24,3) 0 100 Sức khỏe thể chất 41,7 (20,1) 2 89 Sức khỏe tinh thần 46,1 (20,0) 3 93 Chất lượng cuộc sống 43,9 (19,0) 2 90 Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống Qua phân tích các mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và đặc điểm bệnh lý, kết quả cho thấy có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống với việc sử dụng Erythropoietin, bệnh lý đái tháo đường, lượng nước tiểu 24 giờ và tình trạng kinh tế của người bệnh. Người bệnh có sử dụng Erythropoietine có chất lượng cuộc sống tốt hơn những người không sử dụng (p < 0,0001). Vì đây là một hormon kích thích sản sinh hồng cầu, nên nhóm không sử dụng có thể có tình trạng thiếu máu và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống(1,14). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả trong nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng điều trị thiếu máu đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối làm cải thiện rõ rệt thang điểm SF-36(9,14). Tuy nhiên trong nghiên cứu của Hoàng Bùi Bảo lại cho thấy việc sử dụng Erythropoietin có tương quan nghịch với kết quả SF-36 trên nhóm điều trị bảo tồn. Điều này cho thấy việc điều trị Erythropoietin là cần thiết với người bệnh chạy thận nhân tạo nhưng trên nhóm điều trị bảo tồn chỉ chỉ định khi cần thiết nhằm làm tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh(8). Kết quả còn chỉ ra chất lượng cuộc sống ở người bị đái tháo đường đang chạy thận nhân tạo sẽ kém hơn những người không bị đái tháo đường (p = 0,046). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Sohaib (2018) khi khảo sát trên 141 người bệnh đái tháo đường đang chạy thận nhân tạo cho thấy có nhiều biến chứng và suy giảm chất lượng cuộc sống(11). Kết quả này một lần nữa khuyến cáo người làm lâm sàng nên lưu ý đến người bệnh đái tháo đường có biến chứng thận khi chạy thận nhân tạo cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người bệnh trong quá trình điều trị. Bảng 4 cũng cho thấy bệnh nhân thuộc diện nghèo có chất lượng cuộc sống thấp hơn những người bệnh thuộc nhóm cận nghèo (p = 0,007) và khá giả (p = 0,014). Mặc dù, chạy thận nhân tạo được bảo hiểm chi trả tuy nhiên tùy theo dạng bảo hiểm mà có khoản đồng chi trả khác nhau, bên cạnh đó người bệnh vẫn tốn thêm các khoản chi phí di chuyển đến bệnh viện định kỳ nên đây cũng là một áp lực trong cuộc sống người bệnh làm chất lượng cuộc sống suy giảm. Điều này tương đồng với nghiên cứu của Vincent (2018)(6). Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống (N=161) Đặc điểm Chất lượng cuộc sống/ Trung bình (ĐLC) t/F Sử dụng Erythropoietine Có 44,05 (19,1) <0,0001 Không 34,63 (1,1) Bệnh đái tháo đường Có 39,63 (20,1) 0,046 Không 46,17 (18,1) Tình trạng kinh tế Nghèo a 36,22 (18,3) 0,007 ab 0,014 ac Cận nghèo b 49,15 (18,9) Khá giả c 45,99 (18,4) Bên cạnh đó, khi phân tích dữ liệu với phép kiểm Pearson, kết quả cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ càng cao khi lượng nước tiểu của người bệnh trong 24h còn nhiều (p = Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 130 0,016). Điều này cho thấy khi người bệnh được điều trị tốt, bảo tồn chức năng thận trong quá trình chạy thận nhân tạo sẽ giúp cho cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Bách, cho thấy người bệnh có lượng nước tiểu ít sẽ bị ứ dịch trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập viện cấp cứu, đây là trường hợp có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh(20). KẾT LUẬN Chất lượng cuộc sống của 161 người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện quận Thủ Đức chỉ ở mức trung bình 43,9 ± 19,0 điểm với sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cũng ở mức trung bình lần lượt là 41,7 ± 20,1 điểm và 46,1 ± 20,0 điểm. Có mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống với việc sử dụng Erythropoietin (p < 0,0001), bệnh lý đái tháo đường (p = 0,046), tình trạng kinh tế và lượng nước tiểu 24 giờ (p = 0,016) của người bệnh. KIẾN NGHỊ Người làm lâm sàng nên lưu ý đến chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo đặc biệt có bệnh lý đái tháo đường đi kèm và tình trạng kinh tế khó khăn. Trong điều trị, điều chỉnh tốc độ siêu lọc phù hợp nhằm bảo tồn chức năng thận còn lại của người bệnhvà việc sử dụng Erythropoietin cho người bệnh suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, tìm hiểu thêm các mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống của người bệnh chạy thận nhân tạo định kỳ và các chỉ số cận lâm sàng và hướng tới các nghiên cứu can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thận mạn có chạy thận nhân tạo và đánh giá hiệu quả điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận - tiết niệu: Hà Nội. 2. Carr AJ, Higginson IJ (2001), "Are quality of life measures patient centred?", BMJ, 322 (7298), 1357-60. 3. Feroze U, Noori N, Kovesdy CP et al (2011), "Quality-of-life and mortality in hemodialysis patients: roles of race and nutritional status", Clinical journal of the American Society of Nephrology, CJN. 07690910. 4. Fong E, Bargman JM, Chan CT (2007), "Cross-sectional comparison of quality of life and illness intrusiveness in patients who are treated with nocturnal home hemodialysis versus peritoneal dialysis", Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 2 (6), 1195-1200. 5. Fructuoso M, Castro R, Oliveira L et al (2011), "Quality of life in chronic kidney disease", Nefrologia, 31 (1), 91-96. 6. Ganu JV, Boima V, Adjei ND et al (2018), "Depression and quality of life in patients on long term hemodialysis at a national hospital in Ghana: a cross-sectional study", Ghana Medical Journal, 52 (6), 22-28. 7. Heba SA, Hanaa ME, Nagwa AEG (2006 ), "Health Related Quality of Life among Egyptian Patients on Hemodialysis", Journal of Medical Sciences, 6 ( 3 ), 314-320. 8. Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi (2012), "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối", Tạp Chí Y Dược học, (11), 22-30. 9. Kabahizi J (2005). Impact of Dialysis Adequacy on Patient Outcomes, in A Research Report Submitted to Falcuty of Health Sciences University of the Witwatersrand. 64-76. 10. Kalantar-Zadeh K, Kopple JD, Block G et al (2001), "Association among SF36 quality of life measures and nutrition, hospitalization, and mortality in hemodialysis", Journal of the American Society of Nephrology, 12 (12), 2797-2806. 11. Khatib ST, Hemadneh MK, Hasan SA et al (2018), "Quality of life in hemodialysis diabetic patients: a multicenter cross-sectional study from Palestine", 19 (1), 49. 12. Lê Hữu Lợi, Hoàng Bùi Bảo (2011), "Nghiên cứu chất lượng sống ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bảo tồn và thận nhân tạo", Y học Việt Nam, ĐB: Hội nghị Khoa học Kỹ thuật mở rộng lần thứ XII, 125-130. 13. Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng (2012), "Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mãn tính chạy thận nhân tạo chu kỳ bằng thang điểm SF36", Tạp chí Y học Thực hành, 802 (1), 45-47. 14. Leaf DE, Goldfarb DS (2008), "Interpretation and review of health-related quality of life data in CKD patients receiving treatment for anemia", Kidney International, 75 (1), 3-5. 15. Osthus TB, Preljevic VT, Sandvik L et al (2012), "Mortality and health-related quality of life in prevalent dialysis patients: Comparison between 12-items and 36-items short-form health survey", Health Qual Life Outcomes, 10, 46. 16. Pakpour AH, Saffari M, Yekaninejad MS et al (2010), "Health- related quality of life in a sample of Iranian patients on hemodialysis", Iran J Kidney Dis, 4 (1), 50-9. 17. Roumelioti ME, Argyropoulos C, Buysse DJ et al (2010), "Sleep quality, mood, alertness and their variability in CKD and ESRD", Nephron Clin Pract, 114 (4), 277-87. 18. Silveira CB, Pantoja IKOR, Silva ARM et al (2010), "Quality of life of hemodialysis patients in a Brazilian Public Hospital in Belém – Pará", J Bras Nefrol, 32 (1), 37-42. 19. Sousa-Martins PD, Moura A, Madureira J et al (2016), "Risk factors for mortality in end-stage kidney disease patients under online-hemodiafiltration: three-year follow-up study", Biomarkers, 21 (6), 544-550. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 131 20. Trần Văn Tiến, Nguyễn Minh Quân, Nguyễn Bách (2015), "Chỉ định, biến chứng của lọc máu ngắt quãng cấp cứu ở người cao tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất - Tp. Hồ Chí Minh", Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19 (5), 118. 21. Velarde-Jurado E, Avila-Figueroa C (2002), "[Evaluation of the quality of life]", Salud Publica Mex, 44 (4), 349-61. 22. Võ Tam (2009), "Suy thận mạn ",Giáo trình nội khoa sau đại học bệnh thận – tiết niệu, Đại học Y khoa Huế, 221-235. Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_dang_loc_mau_dinh_ky.pdf
Tài liệu liên quan