Biến động phúc lợi ở nông thôn Việt Nam, 2006 đến 2010

Tài liệu Biến động phúc lợi ở nông thôn Việt Nam, 2006 đến 2010: Báo cáo đầy đủ và các bài nghiên cứu và tóm tắt chính sách khác của chúng tôi có sẵn trên trang web của CIEM: www.ciem.org.vn/ Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính từ Dự án Danida. Trang 1 Tóm tắt chính sách 03 của 2012  Tóm tắt chính sách này tóm lược ngắn gọn nghiên cứu sâu sử dụng số liệu của các cuộc Điều tra Tiếp cận Nguồn lực của Hộ gia đình Việt Nam (VARHS) trong giai đoạn 2006-2010 để xem xét các thay đổi trong phúc lợi của hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh của Việt Nam.  Các kết quả thể hiện sự cải thiện ấn tượng của ba tiêu chí về phúc lợi: tiêu dùng thực phẩm, thu nhập và tài sản của hộ.  Số liệu kinh tế vĩ mô cho thấy rằng kinh tế chung của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Số liệu VARHS cho phép các tác giả tìm hiểu liệu tăng trưởng này có tác động đem lại lợi ích cho các vùng nông thôn hay không.  Số liệu cho thấy sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế: có những bước tiến khác nhau đáng kể giữa các tỉnh, ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến động phúc lợi ở nông thôn Việt Nam, 2006 đến 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo đầy đủ và các bài nghiên cứu và tóm tắt chính sách khác của chúng tôi có sẵn trên trang web của CIEM: www.ciem.org.vn/ Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tài chính từ Dự án Danida. Trang 1 Tóm tắt chính sách 03 của 2012  Tóm tắt chính sách này tóm lược ngắn gọn nghiên cứu sâu sử dụng số liệu của các cuộc Điều tra Tiếp cận Nguồn lực của Hộ gia đình Việt Nam (VARHS) trong giai đoạn 2006-2010 để xem xét các thay đổi trong phúc lợi của hộ gia đình nông thôn ở 12 tỉnh của Việt Nam.  Các kết quả thể hiện sự cải thiện ấn tượng của ba tiêu chí về phúc lợi: tiêu dùng thực phẩm, thu nhập và tài sản của hộ.  Số liệu kinh tế vĩ mô cho thấy rằng kinh tế chung của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Số liệu VARHS cho phép các tác giả tìm hiểu liệu tăng trưởng này có tác động đem lại lợi ích cho các vùng nông thôn hay không.  Số liệu cho thấy sự thay đổi lớn trong phát triển kinh tế: có những bước tiến khác nhau đáng kể giữa các tỉnh, và ở tất cả các tỉnh phần lớn các hộ dân tộc thiểu số không tăng phúc lợi của họ.  Các hộ có nhiều tài sản sản xuất hơn và có trình độ giáo dục cao hơn dường như thường có phúc lợi cao hơn.  Tuy nhiên, các nhóm dân tộc thiểu số thường có mức chi tiêu thực phẩm, thu nhập hoặc tài sản thấp hơn nhiều so với mức trung bình.  Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế đã đem lại lợi ích cho nhiều hộ gia đình nông thôn, nhưng các nhà hoạch định chính sách cần phải tiếp tục tập trung vào số lượng lớn các hộ nông thôn mà vẫn chưa được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô mạnh mẽ này. Biến động phúc lợi ở nông thôn Việt Nam, 2006 đến 2010 Andy McKay, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tổng hợp Sussex Finn Tarp, Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG) Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC), và UNU-WIDER, Helsinki 1. Giới thiệu Việt Nam đã đạt được sự phát triển kinh tế đáng kể kể từ khi bắt đầu quá trình Đổi mới vào năm 1986 với các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao bằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nhà nước và khu vực hợp tác xã sang một nền kinh tế mà trong đó khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài tạo ra tỷ lệ giá trị sản lượng quốc gia cao. Ở cấp độ hộ gia đình, cuộc cách mạng trong chính sách kinh tế vĩ mô này đã làm tăng thu nhập của cả vùng nông thôn và thành thị và tạo ra tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của các vùng này cao hơn, qua đó thể hiện thành tựu ấn tượng từ khía cạnh phát triển con người. Cũng như các nước khác có các lợi ích từ việc tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với các thách thức rõ rệt trong việc hoàn thành quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để cung cấp nguồn lực cho các nhà hoạch định chính sách, Điều tra Tiếp cận Nguồn lực của Hộ gia đình Việt Nam (VARHS) được thực hiện tại 12 tỉnh của Việt Nam. Tóm tắt chính sách này tóm lược nghiên cứu sâu sử dụng số liệu của cuộc điều tra được thực hiện vào các năm 2006, 2008, và 2010. Đặc điểm chính của cuộc điều tra này là cấu trúc số liệu dạng bảng qua các năm 2006, 2008 và 2010, với khoảng 2.100 hộ được điều tra lặp ở cả ba năm, qua đó có thể theo dõi mỗi hộ qua các năm. Chúng tôi đánh giá các thay đổi trong phúc lợi của hộ bằng việc đo các thay đổi theo thời gian về:  Việc chi tiêu cho thực phẩm  Thu nhập  Sở hữu các tài sản TÓM TẮT CHÍNH SÁCH: 03của năm 2012 Trang 2 Tóm tắt chính sách 03 của 2012 Phúc lợi có thể có một vài định nghĩa khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi mong đợi rằng chi tiêu cho thực phẩm, thu nhập và sở hữu tài sản có mối tương quan lớn với nhiều cách tính khác của phúc lợi. 2. Tóm tắt các phát hiện 2.1 Chi tiêu cho thực phẩm Chi tiêu cho thực phẩm là một cách tính phúc lợi của hộ mang tính trực giác, khi chúng ta đánh giá tiêu dùng thực phẩm cho nhu cầu của bản thân hộ (tiêu dùng thực phẩm nhiều hơn và tốt hơn), và cũng là một cách tính phúc lợi khi hộ trở nên giàu hơn thì họ sẽ tiêu dùng nhiều thực phẩm hơn với chất lượng cao hơn, qua đó đưa ra cho các nhà nghiên cứu một cách tính hữu ích về việc các hộ gia đình nông thôn nhận được bao nhiêu lợi ích từ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Đầu tiên là việc so sánh theo tỉnh, cụ thể các giá trị trung vị cho thấy rằng hai tỉnh phía Tây Bắc là Lai Châu và Điện Biên có các mức chi tiêu cho thực phẩm rất thấp, và tương tự như vậy là trường hợp rõ ràng của Lào Cai ở Đông Bắc, một tỉnh được xếp hạng thấp nhất vào năm 2010 về mặt chi tiêu trung bình, và cũng là tỉnh có sự giảm lớn trong mức tiêu trung bình so với năm 2006. Năm 2010, mức chi tiêu trung bình cho thực phẩm cao nhất được báo cáo ở Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Nông, Long An và Hà Tây, nhưng có sự thay đổi rất lớn vè vị trí của các tỉnh qua từng năm. 2.2 Thu nhập Các cuộc điều tra năm 2006, 2008, và 2010 cũng đã hỏi các hộ về thu nhập của hộ theo nguồn thu nhập, như thu nhập từ nông nghiệp, tiền lương, các hoạt động khác được trả công, hoặc các khoản tiền hỗ trợ của hộ từ họ hàng, con cái hoặc những người khác. Có hai kết quả chính từ phân tích về thu nhập. Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là không giống nhau giữa các tỉnh ở Việt Nam: Ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, hơn một nửa thu nhập trung bình của hộ đến từ nông nghiệp. Ngược lại, thu nhập từ tiền công, tiền lương và các hoạt động phi nông nghiệp khác lại là nguồn thu nhập chính ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Long An, Phú Thọ, Hà Tây và Khánh Hòa. Số liệu VARHS cho thấy sự khác nhau đáng kể trong tốc độ chuyển dịch cơ cấu của các vùng kinh tế nông thôn: ở một số tỉnh các hộ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ nông nghiệp, và ở một số tỉnh khác các mức thu nhập từ tiền công và các hoạt động phi nông nghiệp khác đang ngày càng tăng cao hơn. Nhìn vào các thông tin tương đương liên quan đến thu nhập cho thấy một sự tăng mạnh, trung bình khoảng 64% trong giai đoạn 2006-10, với các mức tăng lên ở tất cả các tỉnh (ngoại trừ Lào Cai cho giai đoạn 2006 đến 2008). Mức tăng trung bình lớn nhất là ở Khánh Hòa và mức tăng đối với thu nhập ở giá trị trung vị lớn nhất là ở Nghệ An. Chi tiêu thực phẩm theo tỉnh 2006 2008 2010 Thay đổi: 2006 tới 2010 Khánh Hòa 162.9 123.6 254.3 91.4 Hà Tây 118 154.4 191.9 73.9 Phú Thọ 108 142.5 156 48 Long An 148.4 167.7 189 40.6 Quảng Nam 129.8 167.5 169.2 39.4 Điện Biên 78.4 75.5 115.1 36.7 Nghệ An 93.6 138.2 122.1 28.5 Đắk Nông 141.9 170 162.6 20.7 Lai Châu 75.2 100.9 90 14.8 Lâm Đồng 141.1 96.4 146.1 5 Đắk Lắk 125 157.6 126.2 1.2 Lào Cai 92 72.9 58.7 -33.3 Thu nhập trung bình theo tỉnh 2006 2008 2010 Thay đổi: 2006 tới 2010 Khánh Hòa 5453 7012 12813 7360 Hà Tây 7377 8894 13058 5681 Phú Thọ 7064 9482 12711 5647 Long An 5496 5985 10948 5452 Quảng Nam 4352 5193 7860 3508 Điện Biên 6889 8162 9102 2213 Nghệ An 3199 3762 5201 2002 Đắk Nông 3311 3418 5280 1969 Lai Châu 9202 10440 11064 1862 Lâm Đồng 4941 3790 6623 1682 Đắk Lắk 5244 6118 6473 1229 Lào Cai 6666 8514 7491 825 Trang 3 Tóm tắt chính sách 03 của 2012 So sánh mức thu nhập giữa các tỉnh, Lai Châu và Điện Biên có các mức thu nhập thấp nhất năm 2010, và tỉnh có mức cao nhất về thu nhập trung bình năm 2010 là Long An. Nhưng lại một lần nữa có sự thay đổi giữa các năm về vị trí tương đối của các tỉnh, cũng như sự thay đổi phụ thuộc vào liệu các giá trị trung bình hay trung vị của thu nhập được xem xét. Về mặt thu nhập, chưa đến một nửa hộ gia đình nằm trong nhóm 25% hộ nghèo nhất năm 2006 vẫn nằm trong số 25% hộ nghèo nhất năm 2010. Sự thay đổi thậm chí cao hơn nếu xét theo tiêu chí về chi tiêu cho thực phẩm. 2.3 Các tài sản Một cách tính phúc lợi hữu ích khác là sở hữu các tài sản của hộ, khi các hộ giàu hơn sở hữu nhiều tài sản hơn. Do tài sản được tích lũy qua thời gian, cách tính phúc lợi này ít thay đổi hơn, ví dụ so với cách tính phúc lợi dựa vào mức chi tiêu cho thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã xuất phát từ một chỉ số đơn lẻ là chỉ số về tài sản để đo mức phúc lợi của hộ gia đình dựa trên lượng tài sản mà hộ sở hữu như điện thoại, ti vi, và các phương tiện vận tải. Các kết quả là nhất quán với các cách tính phúc lợi từ thu nhập và chi tiêu cho thực phẩm. Các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, và Điện Biên có các chỉ số về tài sản thấp nhất; các chỉ số cao nhất được tìm thấy ở Phú Thọ, Đắk Nông, Nghệ An và Hà Tây. Phát hiện chính đó là trong khi phúc lợi tăng ở 12 tỉnh điều tra, mức độ tăng lại không giống nhau giữa các tỉnh. Giải quyết vấn đề không đồng đều về các lợi ích đạt được từ tăng trưởng kinh tế vĩ mô này vẫn là thách thức chính cho các nhà hoạch định chính sách. 2.4 Các mô hình phúc lợi và sự thay đổi phúc lợi: chúng ta có thể kết luận điều gì? Tất cả các cách tính phúc lợi là nhất quán trong việc xác định Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai là các tỉnh nghèo nhất, và một số cách tính lại cho thấy rằng Đắk Nông, Long An và Hà Tây thường là các tỉnh có sự thể hiện tốt nhất về phúc lợi trung bình của hộ. Nhưng đối với các tỉnh còn lại, có sự khác nhau đáng kể giữa các cách tính phúc lợi khác nhau và đôi khi giữa các năm khác nhau đối với cùng một cách tính. Long An trên thực tế là tỉnh được xếp hạng thấp theo cách tính về tài sản nhưng không phải theo cách tính về thu nhập hoặc chi tiêu cho thực phẩm; dường như ở đây thu nhập cao không đi cùng với việc chi tiêu nhiều cho tích lũy tài sản của hộ. Quảng Nam là một tỉnh được xếp hạng tương đối cao và đang cải thiện vị trí nếu tính theo mức chi tiêu cho thực phẩm, chỉ đứng ở vị trí ở giữa (và đang giảm) nếu tính theo chỉ số tài sản, nhưng lại ở vị trí tương đối thấp nếu tính theo thu nhập (đặc biệt ở năm 2010). Trong một vài trường hợp khác, thực sự có nhiều sự thay đổi giữa các năm khi sử dụng cùng một cách tính phúc lợi; ví dụ theo cách tính mức chi tiêu cho thực phẩm, năm 2006 Khánh Hòa và Lâm Đồng là các tỉnh đứng ở vị trí đầu nhưng năm 2008 các tỉnh này lại đứng ở vị trí nửa cuối. Như đã được chú ý ở trên, các xếp hạng theo chỉ số tài sản là nhất quán nhất trong cả giai đoạn từ 2006 đến 2010. 2.5 Cái gì dẫn đến các thay đổi về phúc lợi của hộ? Phân tích hồi quy cho phép các tác giả tìm ra các đặc điểm nào của hộ được thể hiện trong bộ số liệu VARHS là có liên quan tới sự thay đổi phúc lợi. Cụ thể, kết quả này có giá trị về mặt chính sách khi một số đặc điểm của hộ, một cách đáng tin cậy, làm tăng lên trong chi tiêu cho thực phẩm, trong thu nhập được báo cáo, hoặc trong chỉ số tài sản. Giá trị tài sản trung bình theo tỉnh 2006 2008 2010 Thay đổi: 2006 tới 2010 Khánh Hòa 0.548 1.563 2.525 1.977 Hà Tây -3.094 -2.934 -1.268 1.826 Phú Thọ -0.096 1.049 1.666 1.762 Long An 0.827 1.452 2.457 1.63 Quảng Nam -0.781 0.035 0.61 1.391 Điện Biên -1.837 -2.135 -0.474 1.363 Nghệ An -0.443 0.754 0.893 1.336 Đắk Nông 0.587 1.126 1.772 1.185 Lai Châu 1.221 1.383 2.202 0.981 Lâm Đồng -0.264 1.208 0.523 0.787 Đắk Lắk -0.049 0.62 0.465 0.514 Lào Cai -0.843 -0.645 -0.78 0.063 Trang 4 Tóm tắt chính sách 03 của 2012 Như với bất kỳ nghiên cứu thống kê nào, nhiều công việc cần được thực hiện để trả lời các câu hỏi chi tiết về các mô hình qua thời gian. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu này cung cấp một số các kết quả bước đầu rất thú vị cho các nhà hoạch định chính sách. Có hai kết quả chính, đó là:  Việc có nhiều thành viên của hộ đang làm việc cho phép các hộ chi tiêu nhiều hơn vào thực phẩm  Việc thành viên của hộ thuộc dân tộc thiểu số làm thấp đi đáng kể sự thay đổi trong mức chi tiêu cho thực phẩm. 2.5.1 Các tài sản sản xuất và phúc lợi Trong mỗi biện pháp kiểm tra thống kê, các hộ lớn hơn tăng ít hơn trong chi tiêu cho thực phẩm. Điều này cho thấy rằng trong khi chi tiêu cho thực phẩm đang tăng, về mặt trung bình, đối với tất cả các hộ trong điều tra, các hộ lớn hơn có mức chi tiêu cho thực phẩm theo đầu người thấp hơn. Như chúng tôi kỳ vọng, các hộ có nhiều tài sản hơn, như xe máy hoặc điện thoại, có mức tăng lớn hơn trong chi tiêu cho thực phẩm. Số liệu VARHS khẳng định rằng các hộ có nhiều đầu vào sản xuất hơn có thể tăng chi tiêu của họ cho tiêu dùng thực phẩm: số thành viên của hộ đang lao động là một chỉ số quan trọng, cũng như chỉ số về quy mô đất đai, và phương tiện vận tải như xe máy. Các hộ thể hiện không bị tác động quá nhiều bởi các cú sốc tiêu cực như thời tiết xấu, và các hộ có chủ hộ là nữ không thể hiện khác so với các hộ có chủ hộ là nam. Giáo dục có mối quan hệ dương mạnh với tăng trưởng chi tiêu cho thực phẩm. Các hộ mà chủ hộ là người dân tộc thiểu số có tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu cho thực phẩm thấp hơn đáng kể. Một điều thú vị đó là các hộ là thành viên của nhiều tổ chức chính trị có tăng trưởng lớn hơn trong chi tiêu cho thực phẩm, qua đó gợi ý rằng vốn xã hội (giá trị của các mối tương tác và liên kết xã hội) có thể làm tăng phúc lợi của hộ. Cuối cùng, ở một số vòng điều tra, việc có kinh doanh, có sổ đỏ đối với đất đai của hộ, và việc sở hữu vật nuôi là các yếu tố làm cho tăng trưởng trong chi tiêu vào thực phẩm tăng lên. 2.5.2 Phúc lợi của các nhóm dân tộc thiểu số Phát hiện đáng chú ý nhất đó là có sự khác nhau đáng kể về phúc lợi giữa các nhóm dân tộc. Chi tiêu cho thực phẩm trung bình của các hộ người Kinh nhiều hơn gấp hai lần so với con số này của các hộ không phải người Kinh, và mức tăng trưởng về chi tiêu cho thực phẩm giai đoạn này là 4,0% đối với các hộ người Kinh nhưng chỉ 2,6% đối với các hộ không phải người Kinh (và thậm chí còn thấp hơn đối với các hộ này ở các tỉnh phía Bắc). Trong khi một số sáng kiến chính sách được thực hiện để cải thiện thực trạng của các nhóm dân tộc thiểu số, bằng chứng này cho thấy rằng những sự khác nhau đáng kể tiếp tục tồn tại ở các vùng nông thôn Việt Nam. Phúc lợi giảm đi của các hộ nông thôn thường được giải thích bởi sự cách biệt: các vùng này nhìn chung thường rất xa các thành phố lớn, xa các mạng lưới giao thông, các trung tâm hành chính, hay các thị trấn/thành phố. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng số liệu VARHS để kiểm tra tác động đồng thời của khoảng cách đến các cách tính phúc lợi giống như các đặc điểm khác của hộ. Bằng việc bao gồm một biến về sự xa cách được định nghĩa như là khoảng cách đến đường giao thông, các tác giả thấy rằng biến khoảng cách không giải thích cho các mức phúc lợi thấp hơn của các hộ dân tộc thiểu số. Đặc điểm về dân tộc chứ không phải là sự xa cách tiếp tục là biến quyết định đến phúc lợi của hộ, điều đó chỉ ra rằng có các cộng đồng rõ ràng vẫn đang bị ’tụt hậu’ trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế vĩ mô nói chung. Các hộ dân tộc thiểu số có trình độ giáo dục tốt hơn có phúc lợi cao hơn, qua đó thấy rằng giáo dục có thể bù đắp cho tác động “âm” của đặc điểm dân tộc đến phúc lợi. Tuy nhiên, các tác động dương của giáo dục không vượt qua được các tác động âm của đặc điểm dân tộc, và, trong mọi trường hợp, số liệu VARHS cho thấy rằng các hộ không phải người Kinh có mức giáo dục trung bình thấp hơn, bởi vậy điều này dường như không thể bù đắp được tác động âm của đặc điểm dân tộc. 3. Kết luận Có nhiều kết quả tích cực từ nghiên cứu: nhiều hộ được hưởng lợi ích từ việc tăng trưởng kinh tế quốc gia thông qua việc tăng lên trong chi tiêu về thực phẩm, các mức thu nhập cao hơn hoặc có nhiều tài sản hơn. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động tạo thu nhập được đa dạng hóa và hiện đại Trang 5 Tóm tắt chính sách 03 của 2012 vẫn chưa hoàn thành, và có một số nhóm ở khu vực nông thôn không được hưởng lợi tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Nhiều tỉnh đã phát triển ổn định, nhất quán nếu xét về các giá trị trung bình của các cách tính phúc lợi, nhưng một số tỉnh như Điện Biên chỉ có sự tiến bộ ở một vài năm. Đối với hầu hết các tỉnh và theo hầu hết các cách tính, ít nhất một trong năm hộ đã thực sự trở nên tồi tệ đi trong thời kỳ này. Ví dụ nổi bật nhất là trường hợp của Lào Cai, trong đó năm 2010 các hộ bị tồi tệ hơn so với năm 2008. Ở cả cấp độ hộ và tỉnh, sự tăng trưởng ấn tượng không được thể hiện ở tất cả các hộ và tất cả các tỉnh. Ngoài các lợi ích không đồng đều từ sự tăng trưởng, chúng tôi thấy ba kết quả quan trọng:  Các hộ có các mức tài sản sản xuất cao hơn, như nhiều thành viên đang lao động hơn, thể hiện tăng nhiều hơn trong mức chi tiêu của hộ cho thực phẩm theo thời gian.  Các nhóm dân tộc thiểu số tiếp tục “tụt hậu” và không tăng lên trong các mức chi tiêu cho thực phẩm, thu nhập, hay việc nắm giữ tài sản của hộ. Số liệu VARHS cho thấy rằng nhiều sự tiến bộ vẫn có thể được thực hiện để cải thiện phúc lợi.  Tăng trưởng kinh tế quốc gia là cao, nhưng tác động đến phúc lợi của hộ vẫn chưa được chia sẻ công bằng giữa các tỉnh hay giữa các hộ ở các vùng nông thôn; một số hộ vẫn đang bị “bỏ lại đằng sau”./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13518421023120_2488_2208356.pdf
Tài liệu liên quan