Bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Tài liệu Bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 166 BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN KHÔNG TRIỆU CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT Lê Tự Phương Thuý*, Lê Thượng Vũ**, Phạm Nguyễn Vinh*** TÓM TẮT Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) có bệnh suất và tử suất cao qua việc gây ra các tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ). Phát hiện sớm TTCQĐ không triệu chứng là cần thiết. ABI (chỉ số cổ chân cánh tay) giúp tầm soát và phát hiện bệnh động mạch ngoại biên dưới lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát tần suất bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng –Phương pháp nghiên cứu: 165 bn THA nguyên phát không có các TTCQĐ lâm sàng được nghiên cứu cắt ngang ở ở phòng khám/khoa nội tim mạch BV Nguyễn Tri Phương và Viện Tim Tâm Đức. ABI được thực hiện bằng máy tự động đo huyết áp đồng thời tứ chi. Các mối tương quan đơn biến và đa biến bằng logistic regression được phân tích nhằm khẳng định sự tương qu...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 166 BỆNH ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN KHÔNG TRIỆU CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT Lê Tự Phương Thuý*, Lê Thượng Vũ**, Phạm Nguyễn Vinh*** TÓM TẮT Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) có bệnh suất và tử suất cao qua việc gây ra các tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ). Phát hiện sớm TTCQĐ không triệu chứng là cần thiết. ABI (chỉ số cổ chân cánh tay) giúp tầm soát và phát hiện bệnh động mạch ngoại biên dưới lâm sàng. Mục tiêu: Khảo sát tần suất bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng –Phương pháp nghiên cứu: 165 bn THA nguyên phát không có các TTCQĐ lâm sàng được nghiên cứu cắt ngang ở ở phòng khám/khoa nội tim mạch BV Nguyễn Tri Phương và Viện Tim Tâm Đức. ABI được thực hiện bằng máy tự động đo huyết áp đồng thời tứ chi. Các mối tương quan đơn biến và đa biến bằng logistic regression được phân tích nhằm khẳng định sự tương quan độc lập. Kết quả: Tần suất TTCQĐ không triệu chứng ở động mạch ngoại biên trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát: 9,7%. Bệnh động mạch ngoại biên có xu hướng thường gặp bên phải hơn bên trái; hai bên hơn là một bên và ít gặp hơn ở nhóm tăng huyết áp mới phát hiện chưa điều trị. Bệnh động mạch ngoại biên tương quan với nồng độ acid uric và tuổi. Kết luận: Bệnh động mạch ngoại biên có tần suất không nhỏ trên bn THA. Đo ABI là xét nghiệm nhanh, rẻ tiền, không xâm lấn và khả thi giúp lượng giá tổn thương cơ quan đích không xâm lấn ở Việt Nam. Từ khóa: tăng huyết áp, ABI, bệnh động mạch ngoại biên, acid uric, tuổi ABSTRACT ASYMTOMATIC PERIPHERAL ARTERY DISEASE IN PRIMARY HYPERTENSIVE PATIENTS Le Tu Phuong Thuy, Le Thuong Vu, Pham Nguyen Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 167 - 172 Background: Hypertension has got high morbidity and mortality due to the induction of target organ damage (TOD). Early detection of subclinical TOD is necessary. ABI (ankle arm index) could help to screen and detect subclinical peripheral arterial disease. Objective: Prevalence of subclinical peripheral artery disease in primary hypertension is to be determined in Vietnam. Methods: 165 primary hypertensive patients without clinical TOD were assessed cross- sectionally at Outpatient clinics and cardiovascular department of Nguyen Tri Phuong Hospital and Tam Duc Heart Institute. ABI was performed by an automated four limb blood pressure measurement at the same time. Univariate and multivariate logistic regression were used to look for independent correlated factors. Results: Frequency of asymptomatic peripheral arterial disease in primary hypertensive patients: * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ****Đại học Y dược tp Hồ Chí Minh ***BV Tim Tâm Đức Tác giả liên hệ: BS. CKII. Lê Tự Phương Thuý ĐT:84 903368014 Email:thuyletu@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 167 9.7%. Peripheral artery disease tends to be more common on the right than on the left; bilateral were more common than unilateral and less common in newly diagnosed untreated hypertension. Peripheral artery disease was correlated with uric acid level and age. Conclusion: Peripheral artery disease had a noticeable prevalence in primary hypertension. ABI by automatic four limb blood pressure measurement was a fast, inexpensive, non-invasive and feasible test in evaluating subclinical TOD in Viet Nam. Keywords: hypertension, ABI, peripheral arterial disease, uric acid, age ĐẶT VẤN ĐỀ Tử vong do tim mạch vẫn là nguyên nhân gây chết hàng đầu thế giới(24). Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra ít nhất 45% tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ và 51% tử vong do đột quỵ(24). Người ta biết rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng huyết áp với tăng nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên cũng như bệnh động mạch ngoại biên và bệnh mạch vành hoặc bệnh mạch máu não: 40% bệnh nhân bị bệnh mạch vành hay mạch máu não bị bệnh ĐM ngoại biên nhưng ngược lại 60% bệnh nhân bị bệnh bệnh động mạch ngoại biên bị bệnh mạch vành hay mạch máu não(13). ABI thấp (<0.9) là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên và tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển, và có giá trị dự báo biến cố tim mạch: ABI thấp làm tăng gấp hai lần tỷ lệ tử vong trong 10 năm do tim mạch và các biến cố mạch vành quan trọng trong các nhóm nguy cơ Framingham(13). ABI có thể đo bằng các máy tự động hay dùng máy Doppler kết hợp với máy đo huyết áp(27). ABI được đo đồng thời bằng huyết áp tứ chi dễ thực hiện và hiệu quả tương tự Doppler(4). Yang 2007(25) ghi nhận trên người Trung hoa (4716 người tăng huyết áp và 833 người không tăng huyết áp bắt cặp theo tuổi và giới) tần suất bệnh mạch máu ngoại biên với ABI< 0,9 là 8,7% ở người tăng huyết áp và 5% ở người không tăng huyết áp. Bệnh mạch máu ngoại biên trên người tăng huyết áp có tương quan độc lập với tuổi, giới, tình trạng đang hút thuốc lá, tiền sử đột quỵ, nồng độ acid uric và nồng độ cholesterol(25). Ở Việt Nam, ABI được khảo sát trên một số dân số nguy cơ cao như bệnh mạch vành(2), đái tháo đường(6,20,21), nhưng chưa được mô tả trên bn THA. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm (1) mô tả tần suất bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng và (2) tìm hiểu mối tương quan của bệnh này với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác trên bn Việt Nam có THA nguyên phát. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chọn toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn Hội Tim mạch Việt Nam đến khám hay nhập viện tại BV Nguyễn Tri Phương và Viện Tim Tâm Đức trong thời gian từ 1/6/2015 đến 30/5/2016, tuổi từ 35-80 tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. Các tiêu chuẩn loại trừ gồm (1) Có bằng chứng lâm sàng của tăng huyết áp thứ phát, (2) Mắc các bệnh kèm theo như đái tháo đường, suy thận nặng (độ lọc cầu thận < 30ml/phút), tiểu đạm đại thể, suy tim sung huyết, bệnh van tim, hội chứng vành cấp, bệnh mạch vành đã được chẩn đoán, bệnh động mạch ngoại biên có triệu chứng, có âm thổi động mạch cảnh, các bệnh cấp tính nặng bao gồm cơn gút cấp, suy thập cấp Bệnh kèm theo không thuốc nhóm bệnh lý tim mạch gồm các bệnh lý bệnh tăng sinh và ung thư, vảy nến, tiền sử ngưng thở khi ngủ đã chẩn đoán, cường giáp hoặc suy giáp. (3) Đang điều trị với lợi tiểu thiazide và/hoặc lợi tiểu quai; thuốc huyết áp có losartan, thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu fenobibrate, thuốc chống kết tập tiểu cầu aspirin; thuốc kháng lao pyrazinamid, ethambutol, thuốc kháng siêu vi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 168 ritonavir, đang điều trị các thuốc hạ acid uric bao gồm allopurinol, febuxostat, probenecid, benzbromazone và các chế phẩm y học cổ truyền hạ acid uric hoặc chữa các chứng đau khớp (kim tiền thảo, diệp hạ châu, lá đại bi, hy thiêm, thống phong hoàn, thạch kim thang, râu mèo). Hóa trị ung thư hoặc độc tế bào (bao gồm cả cyclosporine và tacrolimus). (4) Uống bia/rượu mạnh thường xuyên và/hoặc vừa uống trước khi nhập viện (không kể rượu vang). Chế độ ăn gây tăng acid uric (nhiều thịt, hải sản, phủ tạng trên 3 lần/tuần). (5) Tiển sử chẩn đoán ngộ độc chì, nghề nghiệp hoặc tiền sử tiếp xúc chì (làm bình ắc quy) (6) Có chống chỉ định đo ABI: đau vùng cẳng, bàn chân dữ dội; triệu chứng lâm sàng huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc khám lâm sàng ghi nhận mạch vôi hoá, cứng, không thể ép được. Cỡ mẫu Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên trên bệnh nhân tăng huyết áp trong các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới là 5-8,7%(25). Để đạt cỡ mẫu lớn nhất với sai lầm loại 1 alpha 5%, độ mạnh 80%, d= 0,05, chúng tôi tính cỡ mẫu với tỷ lệ dự đoán 50%. Cỡ mẫu tối thiểu là 164 bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân tích Quy trình thực hiện nghiên cứu Huyết áp được sau khi bệnh nhân ngồi hay nằm nghỉ ít nhất 5 phút và không hút thuốc lá, uống cà phê trước đó. Băng quấn để ở mức ngang tim. Trị số được tính trung bình của 2 lần đo. Phân độ THA dựa theo phân độ của Hội Tim mạch Việt nam. Trị số phân độ dựa vào huyết áp cao nhất khi mới phát hiện và chưa dùng thuốc. Ở BV Nguyễn tri Phương, ABI được khảo sát bằng máy chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên BOSO ABI 100. Ở Tâm Đức, máy đo ABI là Omron Colin VP-1000 plus. Hai máy này giúp đo huyết áp tứ chi tự động đồng thời nhanh chóng. Bệnh nhân được nằm nghỉ ít nhất 5 phút trước khi đo. Băng quấn ở cánh tay phải cách khuỷu 2-3cm, băng quấn ở cổ chân phải cách mắt cá chân 1-2cm. Thời gian nghỉ giữa 2 lần đo là tối thiểu 2 phút. Chỉ số ABI: bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng khi ABI<0,9. Các tổn thương cơ quan đích khác được đánh giá theo các quy trình thường quy. Phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 15. Khảo sát mối tương quan đơn biến bằng chỉ số tương quan Pearson r hoặc Spearmean’s rho cho các biến không phân bố chuẩn và đa biến bằng logistic regression. Các kiểm định có ý nghĩa thống kê khi trị số p < 0,05. KẾT QUẢ Có 180 bệnh nhân được sàng lọc. Có 15 bệnh nhân bị loại do có ít nhất một tiêu chuẩn loại trừ. Tổng cộng có 165 bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu. Các đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Trong 165 bệnh nhân có 55 nam chiếm tỷ lệ 33,3%. Tỷ lệ nam: nữ = 55:110 = 1:2. Tuổi trung bình ± độ lệch chuẩn 58,20 ± 9,60 (năm). BMI 23,70 ± 3,20 (kg/m2). BMI trung bình nằm trong khoảng quá cân theo chỉ số BMI cho bệnh nhân châu Á. Mức độ nặng tăng huyết áp theo Hội Tim mạch VN: độ 1: 9 bệnh nhân (5,5%); độ 2: 55 bệnh nhân (33,3%); độ 3: 101 bệnh nhân (61,2%). Khoảng ¼ bệnh nhân mới biết tăng huyết áp lần đầu. Trung vị thời gian THA là 3 năm. Giảm chức năng thận không triệu chứng (độ lọc cầu thận ước tính, hiệu chỉnh 30- 60ml/phút) hiện diện trên 52 trường hợp có tần suất 31,5%. Trung vị cholesterol toàn phần trên 5,2mmol/L; trung vị HDL cholesterol dưới 1,3mmol/L khẳng định trên 50% bệnh nhân có rối loạn lipid máu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 169 Bệnh động mạch ngoại biên qua chỉ số cổ chân-cánh tay Chỉ số cổ chân -cánh tay (Trung bình ± Độ lệch chuẩn) là phải: 1,056 ± 0,107; trái: 1,066 ± 0,099. Bảng 1: Bệnh động mạch ngoại biên Biến Tần số Tần suất (%) Bệnh động mạch ngoại biên phải 14 8,5 Bệnh động mạch ngoại biên trái 9 5,5 Bệnh động mạch ngoại biên một bên 7 4,2 Bệnh động mạch ngoại biên hai bên 9 5,5 Có bệnh động mạch ngoại biên 16 9,7 Nhận xét: 1/10 bệnh nhân nghiên cứu có bệnh động mạch ngoại biên Các yếu tố tiên lượng Bệnh động mạch ngoại biên Một mô hình hồi quy logictic đã được hình thành nhằm đánh giá ảnh hưởng của tuổi, giới, cân nặng, BMI, có hút thuốc lá, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, thời gian tăng huyết áp, cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglycerid, độ lọc cầu thận ước tính, nồng độ AUHT trên nguy cơ có bệnh động mạch ngoại biên của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với chi bình phương bằng 27,9; P =0,009. Mô hình giải thích 33,1% (Negelkerke R2) sự thay đổi của bệnh động mạch ngoại biên và phân loại đúng 90,9% các trường hợp. Bảng 2: Các yếu tố giúp tiên lượng sự hiện diện có bệnh động mạch ngoại biên sau hiệu chỉnh B* Exp (B)* Khoảng tin cậy 95%* P* Tuổi .125 1,133 1,039 – 1,236 .005 AUHT .010 1,010 1,001 – 1,019 .038 *: kết quả sau hiệu chỉnh với giới, cân nặng, BMI, có hút thuốc lá, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, thời gian tăng huyết áp > 3 năm, cholesterol, LDL cholesterol, triglycerid, độ lọc cầu thận ước tính. Bệnh nhân có nồng độ acid uric tăng 1 µmol/L thì sẽ 1,010 lần nhiều khả năng hơn có bệnh động mạch ngoại biên (10 µmol/L tăng 1,1 lần khả năng có bệnh động mạch ngoại biên). Bệnh nhân có tuổi tăng 1 năm thì sẽ 1,133 lần nhiều khả năng hơn có bệnh động mạch ngoại biên. Kết quả phân tích dưới nhóm các bệnh nhân tăng huyết áp mới chẩn đoán, chưa sử dụng thuốc (để loại hiệu quả của việc điều trị) Có 40 bệnh nhân không có tiền sử tăng huyết áp và không dùng thuốc tim mạch: huyết áp/rối loạn lipid máu/kháng kết tập tiểu cầu trước nhập viện (tăng huyết áp mới chẩn đoán, chưa sử dụng thuốc) được phân tích dưới nhóm. Trong 40 bệnh nhân có 11 nam chiếm tỷ lệ 27,5%. Tỷ lệ nam: nữ = 11:29 ~ 3:7. Tuổi trung bình 57± 11,2. Giảm chức năng thận không triệu chứng (độ lọc cầu thận ước tính, hiệu chỉnh 30-60ml/phút) hiện diện trên 13/40 trường hợp có tần suất 32,5%. Mức độ nặng tăng huyết áp theo ESC: độ 1: 2 bệnh nhân (5%); độ 2: 11 bệnh nhân (27.5%); độ 3: 27 bệnh nhân (67.5%). Trung vị cholesterol toàn phần trên 5,9 mmol/L khẳng định trên 50% bệnh nhân có rối loạn lipid máu. Huyết áp tâm thu trung bình 180,8 ± 18,4; huyết áp tâm trương trung bình 89,7±17,1 mmHg. Chỉ số cổ chân -cánh tay (Trung bình±Độ lệch chuẩn) là phải: 1,060±0,084; trái: 1,073±0,092. Có bệnh động mạch ngoại biên ở nhóm tăng huyết áp mới chẫn đoán là 7,5% (khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nhóm bn nghiên cứu). BÀN LUẬN Các đặc điểm chung của 165 bệnh nhân nghiên cứu Tuổi bệnh nhân trung bình là 58,2 ± 9,6 cao hơn tuổi trung bình trong các nghiên cứu tăng huyết áp dao động từ 44,9 ± 1,3(5) đến 55,0 ± 12,4(1) trên thế giới; nhưng tương tự Châu Ngọc Hoa(3) là 59,1 ± 2,8; và thấp hơn Phạm Ngọc Kiếu(18) là 61,4 ± 15,1. Nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ nam: nữ tương tự Lý Lan Chi(12) 1:2 và Ofori(17). BMI trung bình chúng tôi là 23,7 ± 3,2, Phạm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 170 Ngọc Kiếu(18) 23,47; và một nghiên cứu cộng đồng ở Nhật trong đó BMI ở nam là 23,7 và nữ là 23,1(26). Tuy nhiên BMI chúng tôi thấp hơn các tác giả Nigeria, Ý, Hy Lạp: Tsioufis(22) là 28,6kg/m2; Ofori (17) 29,0±5,0; Viazzi 26,4±3,6 kg/m2(23). Trong nhóm nghiên cứu THA độ I là 5,5%; độ II là 33,3%, và độ III chiếm 61,2% (phân loại của Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam(9)) gần tương tự Lý Lan Chi(12). Độ I của chúng tôi thấp hơn của Phạm Ngọc Kiếu(18) (P <0,001). Ofori(17) chỉ khảo sát THA nhẹ và trung bình. Như vậy nhóm nghiên cứu chọn những bệnh nhân THA nhập viện có độ nặng tăng huyết áp hoặc cao hơn hoặc bằng các nghiên cứu khác. Tần suất tăng huyết áp chưa điều trị nhóm nghiên cứu 24,2%. Hoàng Quốc Hòa(8) báo cáo tỷ lệ không điều trị là 8,3%. Nguyễn Văn Hoàng(15,16) có 35,1% phát hiện tăng huyết áp lần đầu. Tần suất bệnh nhân không biết tăng huyết áp vì vậy không điều trị hoặc biết huyết áp mà không điều trị ở cộng đồng là 70,4%(14). Tần suất tăng huyết áp không điều trị chúng tôi 24,2% thấp hơn tần suất THA chưa điều trị trong cộng đồng nhưng tương tự các nghiên cứu khác. Tần suất hút thuốc lá trong nghiên cứu là 26,1% tương tự Tsioufis(22) là 31,8% Gomez-Marcos 22,6%(7) (P=0,14-0,38). Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện các tổn thương cơ quan đíchvà vì vậy được coi như là biến gây nhiễu. Bệnh động mạch ngoại biên Tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên qua chỉ số ABI trong nghiên cứu chúng tôi là 9,7%. Việc tầm soát bệnh động mạch ngoại biên không triệu chứng có vẻ chưa được áp dụng rộng rãi. Trong y văn, chỉ mới có Yang(25) khảo sát trên 4716 bệnh nhân THA và ghi nhận tỷ lệ bệnh động mạch ngoại biên qua chỉ số ABI là 8,7%. Như vậy, có vẻ kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả của tác giả này. Bệnh động mạch ngoại biên thường gặp bên phải hơn bên trái và hai bên hơn là một bên. Sự khác biệt này chưa có ý nghia thống kê. Bệnh động mạch ngoại biên ít gặp hơn ở nhóm tăng huyết áp mới phát hiện chưa điều trị nhưng khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê. Bệnh động mạch ngoại biên và các yếu tố tương quan Trong nghiên cứu này chúng tôi chứng minh được AUHT là yếu tố tiên lượng độc lập có hoặc không có bệnh động mạch ngoại biên song song với tuổi, và không phụ thuộc vào hiệu quả của giới, cân nặng, BMI, có hút thuốc lá, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, thời gian tăng huyết áp, cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglycerid, độ lọc cầu thận ước tính. Bệnh nhân có nồng độ acid uric tăng 10 µmol/L tăng 1,1 lần khả năng có bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh nhân có tuổi tăng 1 năm thì sẽ 1,133 lần nhiều khả năng hơn có bệnh động mạch ngoại biên. Kết quả này phù hợp với y văn. Bệnh động mạch ngoại biên có mối liên hệ chặt chẽ với tăng acid uric trên các nghiên cứu trong cộng đồng người Trung hoa(11,27) và Hoa kỳ(19). Langlois (2003) khảo sát bệnh động mạch ngoại biên ở 145 bệnh nhân tăng huyết áp không có bệnh động mạch ngoại biên và 166 bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh động mạch ngoại biên(10). AUHT tương quan với có bệnh động mạch ngoại biên (khoảng cách đi cách hồi tuyệt đối absolute claudication distance: ACD đánh giá với nghiệp pháp thảm lăn), tuổi, triglycerid và insulin; không phụ thuộc vào các thành tố của hội chứng chuyển hóa, tuổi, giới, đái tháo đường, hiệu áp, cholesterol, C-reactive protein, điều trị và chức năng thận. Yang 2007 ghi nhận trên người Trung hoa (4716 người tăng huyết áp và 833 người không tăng huyết áp bắt cặp theo tuổi và giới) tần suất bệnh mạch máu ngoại biên là 8,7% ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 171 người tăng huyết áp và 5% ở người không tăng huyết áp(25). Bệnh mạch máu ngoại biên có tương quan độc lập với nồng độ acid uric sau khi đã hiệu chỉnh với tuổi, giới, đang hút thuốc lá, tiền sử đột quỵ và nồng độ cholesterol(25). Trong phân tích dưới nhóm ở các bệnh nhân chưa điều trị, cả tuổi, huyết áp tâm thu, triglycerid lẫn nồng độ AUHT đều không giúp tiên lượng sự có mặt của bệnh động mạch ngoại biên. Kết quả này có lẽ do cỡ mẫu nhỏ với chỉ có 40 bệnh nhân chưa điều trị. Các bệnh nhân mới chẩn đoán chưa điều trị có lẽ do thời gian tăng huyết áp ngắn nên chưa có biểu hiện bệnh động mạch ngoại biên dưới lâm sàng. Điểm mạnh của nghiên cứu Lần đầu tiên khảo sát tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng chỉ số ABI. Phân tích đơn và đa biến. Thiết kế nghiên cứu có phân tích dưới nhóm bệnh nhân chưa điều trị giúp loại trừ các yếu tố gây nhiễu khác nhau giúp khẳng định chắc chắn mối tương quan giữa AUHT là có thật và giúp chắc chắn về mối quan hệ tương quan có tính độc lập Hạn chế Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ có thể tiến hành nghiên cứu cắt ngang không thể giúp kết luận về mối quan hệ nhân quả. Mặc dầu không tính chỉ số ABI bằng Doppler, chúng tôi sử dụng máy đo ABI chuyên dụng được chấp thuận bởi các Hội chuyên môn. KẾT LUẬN Tần suất bệnh động mạch ngoại biên trên bệnh nhân tăng huyết áp đo bằng ABI là 9,7%. Bệnh động mạch ngoại biên có xu hướng thường gặp bên phải hơn bên trái; hai bên hơn là một bên và ít gặp hơn ở nhóm tăng huyết áp mới phát hiện chưa điều trị. Đo ABI là xét nghiệm nhanh, rẻ tiền, không xâm lấn và khả thi giúp lượng giá tổn thương cơ quan đích không xâm lấn ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asbeutah AM, AlMajran AA, Asfar SK. (2016), "Diastolic versus systolic ankle-brachial pressure index using ultrasound imaging & automated oscillometric measurement in diabetic patients with calcified and non-calcified lower limb arteries",BMC Cardiovasc Disord, 16(1), 202. 2. Bùi Cao Mỹ Ái, Võ Thành Nhân (2010), "KHẢO SÁT CHỈ SỐ MẮT CÁ CHÂN - CÁNH TAY Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH",Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), 379. 3. Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2009), "Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp và ở người bình thường",Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 13(Phụ bản của số 1), 87-91. 4. Dmitriev VA, Oshchepkova EV, Titov BN, Rogoza AN et al. (2013), "[Is there an association of uric acid level with preclinical target organ damage in moderate- and high-risk hypertensive patients?] [english abstract]",Ter Arkh, 85(9), 52-57. 5. Đoàn thị Anh Đào (2016), "ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN-CÁNH TAY TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG",Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Hội nghị Tim mạch Việt Nam 2016. 6. El Azeem HA (2011), "ASSOCIATION OF HYPERURICEMIA AND CAROTID INTIMA-MEDIA THICKNESS WITH TARGET ORGAN DAMAGE IN HYPERTENSION",Al-Azhar Assiut Medical Journal, 9(1), 127-145. 7. Gomez-Marcos MA, Recio-Rodriguez JI, Patino-Alonso MC, Agudo-Conde C et al. (2013), "Relationship between uric acid and vascular structure and function in hypertensive patients and sex-related differences",Am J Hypertens, 26(5), 599-607. 8. Hoàng Quốc Hòa (2007), "Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bn tăng huyết áp",Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 11(Phụ bản 4 Chuyên đề Khoa học Kỹ thuật BV NDGD), 39-43. 9. Huỳnh Văn Minh (2015), "Khuyến cáo về Chẩn đoán, Điều trị và Dự phòng Tăng huyết áp của Hội Tim mạch học Quốc Gia Việt Nam 2015",Khuyến cáo về Chẩn đoán và Điều trị Tăng huyết áp 2015, 1-34. 10. Langlois M, De Bacquer D, Duprez D, De Buyzere M et al (2003), "Serum uric acid in hypertensive patients with and without peripheral arterial disease",Atherosclerosis, 168(1), 163-168. 11. Li Y, Lu J, Wu X, Yang C. (2013), "Serum uric acid concentration and asymptomatic hyperuricemia with subclinical organ damage in general population",Angiology, 65(7), 634-640. 12. Lý Lan Chi, Ngô Văn Truyền (2009), "Nồng độ acid uric huyết thanh với Lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát",Tạp chí y học thực hành, 682, 683, 391-394. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 172 13. Mancia G, Fagard R, Narkiewicz K, Redon J et al. (2013), 2013 ESH/ESC Guidelines for the management of arterial hypertension. 14. Nguyễn Lân Việt (2015), "Kết quả mới nhất điều tra tăng huyết áp toàn quốc 2015-2016",Hội nghị Tăng huyết áp Việt Nam lần 2 năm 2016, 1-35. 15. Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Anh Vũ (2014), "Mối tương quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh với các thành tố của hội chứng chuyển hóa, chỉ số Sokolow- lyon, chức năng thận",Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 66, 132. 16. Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Anh Vũ (2014), "Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng chuyển hóa có và không có tăng huyết áp",Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 66, 167. 17. Ofori SN, OdiaOJ. (2014), "Serum uric acid and target organ damage in essential hypertension". Vasc Health Risk Manag, 10, 253-261. 18. Phạm Ngọc Kiếu, Phạm Ngọc Trung, Ngô Văn Truyền (2012), "Nghiên cứu nồng độ Acid Uric huyết thanh ở người tăng huyết áp nguyên phát",Tạp chí Nội tiết đái tháo đường(6), 695. 19. Shankar A, Klein BE, Nieto FJ, Klein R. (2008), "Association between serum uric acid level and peripheral arterial disease",Atherosclerosis, 196(2), 749- 755. 20. Trần Bảo Nghi, Hồ Thượng Dũng (2011), "Giá trị chẩn đoán của chỉ số abi và các yếu tố nguy cơ trong bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường",Y học Tp Hồ Chí Minh, 15(1), 255-262. 21. Trần Hồng Chuyên (2013), "Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên",Luận Văn Nội trú Đại học Y Dược Thái nguyên. 22. Tsioufis C, Chatzis D, Vezali E, Dimitriadis K et al. (2005), "The controversial role of serum uric acid in essential hypertension: relationships with indices of target organ damage",J Hum Hypertens, 19(3), 211-217. 23. Viazzi F, Parodi D, Leoncini G, Parodi A et al. (2005), "Serum uric acid and target organ damage in primary hypertension",Hypertension, 45(5), 991-996. 24. World Health Organization-Department of Health Statistics and Informatics. (2011). Causes of Death 2008 (2011 ed., pp. 1-28) World Health Organization. 25. Yang X, Sun K, Zhang W, Wu H et al. (2007), "Prevalence of and risk factors for peripheral arterial disease in the patients with hypertension among Han Chinese",J Vasc Surg, 46(2), 296-302. 26. Yoshimura A, Adachi H, Hirai Y, Enomoto M et al. (2014), "Serum uric acid is associated with the left ventricular mass index in males of a general population",Int Heart J, 55(1), 65-70. 27. Zhan Y, Dong Y, Tang Z, Zhang F et al (2015), "Serum Uric Acid, Gender, and Low Ankle Brachial Index in Adults With High Cardiovascular Risk",Angiology, 66(7), 687-691. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_dong_mach_ngoai_bien_khong_trieu_chung_tren_benh_nhan_t.pdf
Tài liệu liên quan