Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Tài liệu Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người thực trạng và một số vấn đề đặt ra: Bảo tồn văn hóa các dân tộc 11 BẢO TỒN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Nguyễn Ngọc Thanh* Tóm tắt: Bài viết chỉ ra một số thách thức trong bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người trên các phương diện kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và phát triển dân số. Đặc biệt, hiện tượng mai một và mất dần bản sắc văn hóa ở các dân tộc thiểu số rất ít người đang ngày càng diễn ra ở nhiều phương diện của đời sống tộc người. Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến bảo vệ di sản văn hóa tộc người với những điều ghi trong Hiến pháp 1946 và gần đây, qua một số chính sách dân tộc cụ thể. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách còn bất cập, thiếu kế hoạch lâu dài nên hiệu quả còn thấp. Vì vậy, xây dựng chính sách bảo tồn văn hóa và phát triển các tộc người cần tiếp cận trên ba phương diện: dân số, văn hóa và phát triển kinh tế sẽ góp phần đảm bảo cho sự thành công của các chính sách...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người thực trạng và một số vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo tồn văn hóa các dân tộc 11 BẢO TỒN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Nguyễn Ngọc Thanh* Tóm tắt: Bài viết chỉ ra một số thách thức trong bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người trên các phương diện kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và phát triển dân số. Đặc biệt, hiện tượng mai một và mất dần bản sắc văn hóa ở các dân tộc thiểu số rất ít người đang ngày càng diễn ra ở nhiều phương diện của đời sống tộc người. Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến bảo vệ di sản văn hóa tộc người với những điều ghi trong Hiến pháp 1946 và gần đây, qua một số chính sách dân tộc cụ thể. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách còn bất cập, thiếu kế hoạch lâu dài nên hiệu quả còn thấp. Vì vậy, xây dựng chính sách bảo tồn văn hóa và phát triển các tộc người cần tiếp cận trên ba phương diện: dân số, văn hóa và phát triển kinh tế sẽ góp phần đảm bảo cho sự thành công của các chính sách, chương trình nói riêng; sự nghiệp phát triển các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. Từ khóa: Dân tộc thiểu số rất ít người, thực trạng, bảo tồn văn hóa, phát triển. 1. Mở đầu* Việt Nam là một quốc gia - dân tộc đa tộc người, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS). Sự đa dạng về thành phần dân tộc và văn hóa là một đặc trưng của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, đa dạng dân tộc và các đặc điểm văn hóa cũng đặt ra những thách thức nhất định cho công cuộc phát triển cộng đồng các dân tộc ở nước ta, nhất là sự chênh lệch về nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, các vùng miền. Bên cạnh các dân tộc cư trú ở những khu vực địa lý tự nhiên thuận lợi về canh tác nông nghiệp và giao thương, trình độ sản xuất cao, kinh tế ổn định; lại có những dân tộc cư trú trên những địa bàn có điều kiện hết sức khắc nghiệt, đời sống bấp bênh, đói nghèo, bệnh tật. Hơn nữa, những điều tra quy mô lớn ở vùng dân tộc, miền núi cho thấy, tiến bộ đạt được trong xóa đói giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và giữa các nhóm dân tộc (1). * PGS.TS. Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 2. Một số thách thức trong bảo tồn văn hóa các DTTS rất ít người Trong 53 DTTS ở Việt Nam, có 16 dân tộc được xếp vào nhóm dân số rất ít người (dưới 10.000 người). Đó là các dân tộc: Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu, Pu Péo, Si La, Ngái, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Lự, Chứt, Pà Thẻn, La Ha, La Hủ, với dân số là 55.081 người, địa bàn cư trú chủ yếu ở miền núi 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Bình, Nghệ An, Kon Tum (2). Các dân tộc này có số phận lịch sử khác nhau, một số dân tộc được hình thành tại chỗ hoặc di cư đến Việt Nam từ rất lâu đời; một số dân tộc mới định cư ở Việt Nam trong những thế kỷ gần đây, cũng có dân tộc chỉ xuất hiện duy nhất ở Việt Nam; trong khi số còn lại có không ít những đồng tộc ở các nước láng giềng... Quá trình tộc người gắn với các yếu tố lịch sử và địa lý tự nhiên khiến cho các dân tộc rất ít người có trình độ phát triển chênh lệch nhau, nhưng nhìn chung là thấp hơn hẳn so với các tộc người dân số đông, định cư lâu 3 (43) - 2019: CHUYÊN ĐỀ: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY... 12 đời ở những khu vực thuận lợi cho phát triển và giao lưu (Thái, Tày, Mường, Chăm, Khơ Me...). Sự chênh lệch này không đơn thuần chỉ là khoảng cách về đời sống mà còn lệ thuộc về kinh tế, chính trị lẫn văn hoá, xã hội vào những dân tộc đông dân hơn (chẳng hạn, người La Ha, La Hủ, Cống, Si La... xưa kia bị lệ thuộc, làm nô lệ cho những chúa đất và các chức dịch người Thái; người Bố Y lệ thuộc hệ thống quản lý do người Tày, hay người Hmông, người Dao chi phối)... Điều này đã góp phần kìm hãm sự vươn lên và khẳng định mình của các dân tộc rất ít người một thời gian dài trong lịch sử, đồng thời để lại những hệ quả (về văn hóa, ngôn ngữ) tác động không nhỏ đến sự vận động, phát triển của các dân tộc này trong hiện tại và tương lai. Trên con đường hội nhập vào mặt bằng phát triển chung của các địa phương, vùng miền và quốc gia, các DTTS rất ít người đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết để từng bước hòa nhập và giảm khoảng cách phát triển với mặt bằng chung của quốc gia. Có thể thấy rằng, phần lớn các DTTS rất ít người đã và đang phân bố ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh, địa hình hiểm trở, cách xa đô thị, cách xa đồng bằng... Trước thập niên 50 của thế kỷ XX, có những dân tộc trong số này còn ở tình trạng biệt lập, khép kín, ít cơ hội tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Cá biệt có nhóm người Rục, Arem, Mã Liềng (nhóm địa phương của dân tộc Chứt) ở miền núi phía tây Quảng Bình sống hoàn toàn cô lập, chỉ biết săn bắt hái lượm, lấy hang đá làm nhà và bị “nguyên thủy” hóa (3). Ngày nay, khoảng cách địa lý và khó khăn về giao thông đi lại vẫn là một trở lực rất lớn đối với các dân tộc này trong việc giao lưu học hỏi cũng như việc thụ hưởng lợi ích từ những chính sách, chương trình phát triển quốc gia (không kể đến người Ngái vốn có trình độ phát triển tương đối cao, lại cư trú ở những vùng thuận lợi cho giao lưu hơn), đa số cư dân các DTTS rất ít người phải đối mặt với tình trạng đói nghèo, thất học, chăm sóc sức khỏe hạn chế và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, dễ bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên tai (lũ quét, lũ ống, cháy rừng). Báo cáo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015 của Ủy ban Dân tộc cho biết: - Nhóm DTTS rất ít người có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Có những dân tộc tỷ lệ hộ nghèo lên đến trên 70%, như La Hủ, Mảng và Chứt. - Khoảng 55,3% dân số nhóm DTTS rất ít người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết; tức là gần non nửa dân số thuộc diện mù chữ. - Lực lượng lao động có trình độ ở các DTTS rất ít người vẫn còn ít ỏi, đặc biệt là 4 dân tộc La Hủ, Rơ Măm, Mảng và Brâu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ dưới 2,0%. - Khoảng cách đặc biệt xa từ nhà đến các cơ sở y tế là một thực trạng ở nhiều DTTS rất ít người. Ở người La Ha, La Hủ, Chứt, Mảng, Cống bệnh viện cách nhà từ 32,6 đến 48km, người Rơ Măm và Ơ Đu bệnh viện cách nhà từ 60,1 đến 72km. - Về điều kiện sinh hoạt, 13/16 DTTS rất ít người tỷ lệ hộ có nhà kiên cố dưới mức trung bình của 53 DTTS là 14,5%; 10/16 DTTS rất ít người, tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh dưới mức trung bình, chiếm 73,3%. Hiện tại, một số dân tộc như Ơ Đu, Rơ Măm, Si La, Lự và Brâu, lưới điện quốc gia đã bao phủ gần như toàn bộ thôn bản (tỷ lệ hộ dùng điện lưới từ 99% đến 100%), thì vẫn còn những dân tộc có tỷ lệ dùng điện lưới dưới 80%; trong đó, đặc biệt là dân tộc Mảng, La Hủ và Lô Lô, dưới 50,0% hộ có điện sinh hoạt (4). Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng DTTS rất ít người cũng còn nhiều bất cập, chậm được kiện toàn và củng cố, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Cán bộ cơ sở vừa thiếu vừa yếu, nhất Bảo tồn văn hóa các dân tộc 13 là cán bộ người dân tộc; các điều kiện cơ sở vật chất, các chế độ đãi ngộ cần thiết để hoạt động chưa đảm bảo. Một số cán bộ cơ sở không biết chữ hoặc chỉ đạt trình độ tiểu học, đa phần chưa qua đào tạo chuyên môn và quản lý Nhà nước. Về quản lý xã hội, các DTTS rất ít người là những thành phần chịu ảnh hưởng mạnh của chính sách đất đai liên quan đến bảo vệ rừng và hoạt động tái định cư phục vụ cho các dự án thủy điện. Việc bố trí lại lực lượng lao động và di dịch dân cư làm tăng quá trình xen cư mạnh mẽ giữa họ và các dân tộc khác, dẫn đến những quan hệ mới nảy sinh cần được nhận thức và xử lý đúng đắn. Trong bối cảnh quá trình phát triển và tăng cường giao lưu, hội nhập đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống vùng DTTS miền núi, những điều kiện kể trên nhìn chung khiến cho khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của nhóm DTTS rất ít người bị hạn chế. Hiện tượng mai một và mất dần bản sắc văn hóa (pha tạp, biến đổi, biến thái văn hóa) ở các DTTS rất ít người đang ngày càng diễn ra theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Việc chú ý bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp còn lơi lỏng nên xu hướng của thanh niên hiện nay là hướng vào cái mới, cái hiện đại mà quên đi những gì tổ tiên để lại. Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS đã cung cấp dữ liệu so sánh hữu ích cho việc làm rõ sự mai một và mất dần bản sắc văn hóa truyền thống của 16 tộc người có dân số ít. Theo đó, điển hình đáng lo ngại nhất của việc không biết tiếng mẹ đẻ, người Ơ Đu chỉ còn 27,7% số người nói được ngôn ngữ của dân tộc mình, người Cơ Lao (45,5%), Ngái (50,8%), La Chí (64,4%) và La Ha (67,3%). Đặc biệt có 5 dân tộc tỷ lệ người biết đến bài hát truyền thống, điệu múa và sử dụng nhạc cụ truyền thống dưới 30%, thấp nhất là người Ngái (8,49%) và Ơ Đu (10,55%) (5). Sự thay đổi dễ nhận thấy trong văn hóa vật chất của các DTTS rất ít người là qua trang phục và nhà ở. Hiện nay, phần lớn trẻ và nam giới đều mặc âu phục. Phụ nữ vẫn mặc theo truyền thống, nhưng không phải là những chiếc váy do chính bàn tay họ tự dệt, mà thay bằng các loại vải bán ở thị trường hoặc những chiếc váy may sẵn du nhập từ Trung Quốc. Nhà ở trình tường, mái lợp ngói âm dương, tường rào bằng đá một đặc trưng của các tộc người vùng biên giới phía Bắc cũng đang dần thay thế bằng nhà xây theo kiến trúc của các tộc người bên kia biên giới Có thể nói, từ ngôn ngữ, các vật dụng của cuộc sống hàng ngày, đến kiến trúc nhà ở, các lễ nghi trong đời sống xã hội (hôn nhân, tang ma, thờ cúng...) mang đậm nét bản sắc truyền thống và khác biệt của từng tộc người ít còn được duy trì, thay vào đó là nét văn hóa của nhóm đa số. Hệ luỵ từ xu hướng này sẽ để lại những hậu quả khó lường, nó không đơn thuần chỉ là mai một bản sắc văn hoá truyền thống tộc người, mà kết hợp với các tác động kinh tế - xã hội khác có thể dẫn đến không còn sự hiện diện của một số tộc người thiểu số trong tương lai (6). Dân số và phát triển ở các DTTS rất ít người cũng là một vấn đề đáng phải suy nghĩ, 5 dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu có dân số dưới 1.000 người, chủ yếu sống ở một làng và thuộc diện cần phải bảo tồn đặc biệt. Trong đó, hai dân tộc Pu Péo và Si La dân số giảm đi đáng kể giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây nhất, năm dân tộc từ 1.000 đến dưới 5.000 người là Lô Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống tuy có nguy cơ thấp hơn nhưng tốc độ tăng dân số cũng rất chậm (7). Nhiều ý kiến cho rằng, các DTTS rất ít người đang đứng trước nguy cơ suy thoái giống nòi; nguyên nhân là vì nạn 3 (43) - 2019: CHUYÊN ĐỀ: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY... 14 tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ở 16 DTTS rất ít người, tỷ lệ tảo hôn là 8,8%o (trung bình 53 dân tộc là 6,5%o), tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống là 41,3% (trung bình 53 dân tộc là 21,0%), tập quán sinh đẻ lạc hậu, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao... làm tuổi thọ của họ thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của cả nước (8). Các DTTS rất ít người chủ yếu sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, cũng là vùng nhạy cảm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đời sống thiếu đầy đủ và các nguy cơ đe dọa đối với sự tồn tại lâu dài của tộc người tạo cơ hội cho các lực lượng thù địch lợi dụng để xuyên tạc, phủ nhận những thành quả trong chính sách dân tộc của Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa rằng sự quan tâm giải quyết thỏa đáng những vấn đề thực tiễn đang xảy đến đối với các DTTS rất ít người sẽ đem lại hiệu quả chính trị là nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chống lại những âm mưu phá hoại, chia rẽ, gây mất ổn định và đoàn kết dân tộc. 3. Chính sách bảo tồn văn hóa và phát triển các tộc người có dân số rất ít người Từ giữa thế kỷ XX đến nay, chính sách dân tộc của Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện. Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng khung chính sách dân tộc được đánh giá là tiến bộ cả về quan điểm lẫn hành động, đồng thời cũng phù hợp với đa số các diễn ngôn quốc tế liên quan đến vấn đề dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Với việc đặt ra và tuân thủ 3 nguyên tắc “bình đẳng”, “đoàn kết”, “tương trợ”, chính sách dân tộc luôn được quan tâm, chú trọng nhằm thiết lập sự bình đẳng và hòa nhập phát triển, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất của cộng đồng các dân tộc. Nhiều chính sách, giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ nâng cao đời sống các DTTS trên cả nước đã được triển khai và gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Chương trình 135, 134, 30A, Chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, Chương trình 5 triệu hécta rừng... đã có tác dụng đưa các DTTS - bao gồm cả các dân tộc rất ít người - từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt và những nguy cơ đối với các DTTS rất ít người, thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những động thái cụ thể đối với các tộc người này. Bên cạnh một số điều được quy định trong Hiến pháp, Nghị quyết, Nghị định liên quan đến chính sách dân tộc và công tác dân tộc, vấn đề DTTS rất ít người đã được giải quyết qua một số Đề án, Dự án cụ thể được ban hành theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cụ thể, 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người là Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu được đưa vào danh sách cần quan tâm đặc biệt. Từ năm 2005, các chương trình hỗ trợ phát triển 5 dân tộc này đã được thực hiện bên cạnh các chương trình hỗ trợ giảm nghèo toàn quốc khác. Trong những năm tiếp theo, Chính phủ phê duyệt nhiều đề án, dự án quan trọng khác như Đề án “Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015” (2010); Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” (2011) và Dự án “Bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào DTTS” (2013); Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” (2011); gần đây nhất là Đề án “Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” (2016). Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, chính sách nhất định phải được các tộc người thụ hưởng, hướng tới phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, nhưng phải gìn giữ được bản sắc văn hóa của họ. Điều này xuất Bảo tồn văn hóa các dân tộc 15 phát từ nhận thức bảo tồn để phát triển và phát triển giúp cho việc bảo tồn tốt hơn, là sự cân bằng giữa bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc và sự hội nhập quốc tế. Theo đó, chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người ở Việt Nam nên được nghiên cứu xây dựng dựa trên 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau: Thứ nhất,bảo tồn và phát triển dân số tộc người: lịch sử thường cho thấy, các cộng đồng tộc người có dân số rất ít người dù có giàu bản sắc như thế nào thì cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng về văn hóa cao khi cư trú gần hoặc xen lẫn các cộng đồng có dân số đông hơn, đặc biệt là các nhóm bị xé lẻ, cư trú phân tán ra nhiều khu vực, có lịch sử di cư lâu dài. Trên thực tế, việc kiểm soát dân số là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất trong quản lý quốc gia. Phát triển dân số tộc người, vì vậy, gắn với các biện pháp khuyến khích sinh sản đối với các tộc người có dân số rất ít người. Trong một vài trường hợp, chính sách bảo tồn và phát triển dân số tộc người có thể chuyển trọng tâm từ khuyến khích sinh đẻ sang nâng cao chất lượng dân số. Chất lượng dân số ở đây thể hiện qua các yếu tố đầu vào như tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong, tuổi thọ trung bình, tần suất mắc các bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các khía cạnh xã hội như nhu cầu và nhận thức của người dân, khả năng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vệ sinh - môi trường và đẩy lùi dịch bệnh, củng cố hệ thống y tế hiệu quả sử dụng tri thức địa phương trong đối phó với bệnh tật, các thực hành văn hóa ảnh hưởng đến chất lượng dân số (phong tục sinh đẻ và nuôi con, tảo hôn và hôn nhân cận huyết) cần được xem xét, phân tích thấu đáo. Thứ hai, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người: văn hóa là lĩnh vực rất rộng nên việc bảo tồn và phát huy cần tập trung vào những giá trị độc đáo của tộc người để tránh sự đầu tư dàn trải, không đúng trọng tâm. Hiệu quả của chính sách văn hóa được xem xét trước hết ở chỗ người thực thi chính sách làm cách nào để nhận diện được trọng tâm của sự bảo tồn, sau đó là việc đưa phát hiện đó gắn với chuỗi các hành động tiếp theo, bao gồm cả việc lôi kéo, thuyết phục cộng đồng cùng hành động. Ở đây, để nâng cao chất lượng đánh giá, có thể xem xét thêm về yếu tố chuyên môn và đạo đức, tâm huyết, trách nhiệm nghề nghiệp của người được giao nhiệm vụ đánh giá các giá trị văn hóa. Cách đây hơn 30 năm, đã có lời cảnh báo về tình trạng nhiễu loạn văn hóa đương diễn ra ở nước ta với những mức độ khác nhau, ở những địa phương, tộc người khác nhau, được thể hiện ở tình hình chưa ổn định trong đời sống nói chung và văn hóa nói riêng, ở những ý kiến dường như khác nhau giữa các nhà nghiên cứu, và quần chúng nhân dân về những biểu hiện hành vi văn hóa trong xã hội, mặc dầu không ai không tán thành đường lối, phương châm xây dựng văn hóa của Đảng (8). Đến nay lời cảnh báo đó vẫn còn nguyên giá trị. Nhìn chung, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người tại Việt Nam thường tiếp cận trên hai phương diện văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể bao gồm: nhà cửa, trang phục, ẩm thực, nhạc cụ, phương tiện sản xuất, đi lại... Văn hóa phi vật thể gồm: phong tục, tập quán, tri thức địa phương, tổ chức xã hội, lễ hội, văn học, nghệ thuật dân gian. Ngôn ngữ thường được nhắc đến như một lĩnh vực đặc thù đã có chính sách riêng (mặc dù có thể xếp vào văn hóa phi vật thể). Vấn đề quan trọng hơn là phải xác định được các lĩnh vực, yếu tố cần ưu tiên bảo tồn khẩn cấp, đồng thời đánh giá được việc đáp ứng các nhu cầu và sự tham gia của người dân về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của chính họ theo quan điểm phát triển bền vững về văn hóa. Vì vậy, đề xuất giải pháp cần chỉ 3 (43) - 2019: CHUYÊN ĐỀ: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY... 16 rõ làm thế nào để người dân có thể tiếp cận các nguồn lực từ những chương trình văn hóa đã được thực thi, cũng như quyền của họ đối với các phương tiện hay môi trường nền tảng cho sự đảm bảo duy trì các yếu tố truyền thống (ví dụ như rừng, thiết chế nhà cộng đồng, luật tục). Thứ ba, phát triển đời sống kinh tế - xã hội: là một trọng tâm quan trọng của mục tiêu phát triển tộc người. Đây là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng học vấn phổ thông. Trên thực tế, chính sách cho phát triển kinh tế - xã hội thường được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống các chính sách dân tộc ở Việt Nam. Tính bền vững của phát triển tộc người chủ yếu được xem xét qua mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội đối với bảo tồn, phát huy văn hóa để phát triển bền vững. Bản chất của việc này là tìm kiếm các giải pháp giải quyết các mục tiêu của chính sách và hiệu quả mang lại, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. 4. Kết luận và khuyến nghị Có thể nói, ở một tương lai không xa, nếu không có những biện pháp cụ thể đối với vấn đề nâng cao số lượng, chất lượng dân số và bảo tồn văn hóa của các DTTS rất ít người, nguy cơ suy thoái đến mức tiêu vong là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây không chỉ là một tổn thất cho tính đa dạng tộc người, đa dạng văn hóa của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mà hơn hết, là một thiệt hại không thể bù đắp cho chính người dân của các tộc người này. Vấn đề càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn bởi Việt Nam đã tham gia Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (năm 2007), trong đó cam kết về trách nhiệm bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ đất nước. Các DTTS rất ít người chủ yếu sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, cũng là vùng nhạy cảm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đời sống thiếu thốn và các nguy cơ đe dọa đối với sự tồn tại lâu dài của các tộc người tạo cơ hội cho các lực lượng thù địch lợi dụng để xuyên tạc, phủ nhận những thành quả trong chính sách dân tộc của Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa rằng sự quan tâm giải quyết thỏa đáng những vấn đề thực tiễn đang xảy đến đối với các DTTS rất ít người sẽ đem lại hiệu quả chính trị là nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chống lại những âm mưu phá hoại, chia rẽ, gây mất ổn định và đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh mà việc bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người ở Việt Nam đang được Nhà nước và xã hội rất quan tâm, sự ra đời của một số chính sách riêng cho các DTTS rất ít người đã bước đầu đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Nhưng, có lẽ do mới triển khai, hoặc triển khai theo từng giai đoạn, thiếu tính đồng bộ nên các chính sách này chưa để lại ấn tượng sâu sắc trong cộng đồng và dư luận xã hội. Những thảo luận từ các cuộc hội thảo khoa học, trên phương tiện thông tin đại chúng, cho thấy, quá trình xây dựng chính sách còn thiếu những giải pháp toàn diện, thiếu lộ trình có tính chiến lược theo hướng phát triển bền vững và việc áp dụng thiếu linh hoạt với từng tộc người. Cho nên, trong thời điểm hiện tại, việc đánh giá một cách khoa học và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người là hết sức cần thiết và cấp bách; góp phần đảm bảo cho sự nghiệp phát triển các DTTS ở Việt Nam nói chung./. N.N.T _______________________ 1. Ngân hàng Thế giới (2012), Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn Bảo tồn văn hóa các dân tộc 17 tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, Hà Nội, tr. 5, 20-23. 2. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. 3. Nguyễn Ngọc Thanh (1991), “Ghi chép dân tộc học về người Rục ở Quảng Bình”, Tạp chí Dân tộc học, số 4, tr. 67. - Nguyễn Ngọc Thanh (2002), “Một lời kêu cứu từ thực trạng người Rục”, trong: Tính đa đạng của Văn hóa Việt Nam những tiếp cận về sự bảo tồn, UNESCO - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Hà Nội, tr. 143. - Bế Viết Đẳng (chủ biên - 1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 180-181. - Lê Duy Đại (2001), “Đặc điểm dân số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, in trong, Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 419. - Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 364. 4. Ủy ban Dân tộc (2015), Tờ trình số 12/TTr- UBND về “Phê duyệt đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025”, Hà Nội. 5, 6. Ủy ban Dân tộc (2017), Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, Hà Nội, tr. 58-59. 7. Ủy ban Dân tộc - UNDP (2010), “Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi”, Dự án: Tăng cường năng lực cho Ủy ban Dân tộc xây dựng thực hiện và giám sát chính sách dân tộc, VIE02/001- SEDEMA & EMPCD. 8. Ủy ban Dân tộc (2015), bđd. 9. Đặng Nghiêm Vạn (1986), “Bảo vệ và phát triển đặc điểm dân tộc trong văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4 (52), tr.37. Tài liệu tham khảo khác Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam: Các tỉnh phía Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thanh: Preserving the culture of smaller ethnic minorities: situation and arising problems The paper identifies some challenges in preservation of culture of smaller ethnic minorities in terms of economic, social, language, culture and population development aspects. The risk of degradation and gradual losing of cultural identity of ethnic minorities in many aspects of life is increasingly. Since the establishment of the Democratic Republic of Vietnam, the Communist Party of Vietnam and State have paid attention to protection of ethnic cultural heritage which was stated in the 1946 Constitution and recently, has been reflected in a number of specific ethnic policies. However, policy impacts are limited due to inadequacies and a lack of long-term perspective in policy formulation. Therefore, policies of ethnic cultural preservation and development should be formulated based on three approaches of population, culture and economic development, which will contribute to the success of policies and programs in particular and development of ethnic minorities in Vietnam in general. Keywords: Smaller ethnic minorities, reality, cultural preservation, development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_ton_van_hoa_cac_dan_toc_thieu_so_rat_it_nguoi_thuc_trang_va_mot_so_van_de_dat_ra_9918_2161306.pdf
Tài liệu liên quan